hoanggiao
04-07-2014, 05:52 PM
ĐỌC BÀI THƠ "THƯƠNG VAY KHÓC MƯỚN"
CỦA TRIỆU XUÂN
Đọc đi đọc lại mãi để hiểu xem tác giả ngụ ý cái cụm từ “thương vay khóc mướn”là gì? Một ngày tác giả đã làm gì? Đã thấy gì? Đã suy nghĩ gì? Đã biện bạch ra sao về giá trị cuộc sống?
Bình thường thôi như bao người khác. Cũng dậy sớm, khởi động vài mươi phút, rồi ăn sáng, gạo, cá, cải dưa. Nhưng tại sao đang ăn chợt “đắng nghẹn”? Ta chợt nghĩ về những người không giống ta? Họ không có thời gian luyện thể hình buổi sáng? Không ngồi ăn một bữa sáng như ta. Không có gạo “nàng hương” hay “chợ đào” nóng hổi? Không có “cá rô mề kho tộ/dĩa dưa cải vàng rộm chua dòn”. Vì sao? Họ còn dậy sớm hơn ta “tối mịt mới trở về”. Mà sao lương tháng vai trăm ngàn đồng/mặt xanh như đít nhái”? Những suy nghĩ này của ta, ta muốn hỏi người, người lại cho ta là “thương vay khóc mướn”, phải không?
“ Sáng sáng,
Tôi luyện hình sáu mươi phút
Tắm rửa,
Ngồi vô bàn ăn
với chén cơm nấu từ gạo nàng Hương chợ Đào nóng hổi
Cá rô mề kho tộ
Đĩa dưa cải vàng rộm, chua, giòn
Chợt đắng nghẹn…
Nghĩ về những người
Rời khỏi chỗ nằm từ năm giờ sáng,
Tối mịt mới trở về
Lương tháng vài trăm ngàn đồng
Mặt tái xanh như đít nhái
Như cây chuối cớm nắng…”
Các bạn ạ, những câu thơ trên lắng đọng suy tư của tác giả về những kiếp người, lênh đênh, mòn mỏi, nặng gánh ân tình. Có ai muốn lam lũ, đói khát, ngược xuôi? Làm sao sống mà không ngó trước nhìn sau với muôn vàn đồng cảm? Nhà thơ Triệu Xuân muốn nói với ta điều đó ư? Đúng! Tôi trộm nghĩ…
Chưa hết đâu, Trong khi ta ung dung ly cà phê, nghe nhạc, sau đó mới thong dong quần nọ áo kia tới sở làm, một công việc ổn định. Ta nhìn thấy người đàn bà bán ve chai đang bới rác, lượm từng miếng ni lông mà “lòng nhói đau”. Người lại nhíu mày bảo ta là đang “thương vay khóc mướn”? Không biết phải làm gì trong lúc này, ta lại làm thơ cho ta đọc và người có đọc không?
“Tôi pha ly cà phê chồn thơm lựng
Tại nhà mình
Nghe bản nhạc, bài ca mình yêu thích
Rồi mặc quần áo, đi giày
Tới sở làm
Lòng nhói đau
Gặp những người đàn bà đạp xe chở bao xác rắn
Thức dậy từ hừng Đông
Mong tới nhanh pô rác
Tranh nhau lượm về từng mảnh nilon
Bán cho nậu ve chai
Có tiền mua nước tương và gạo cho sắp nhỏ qua ngày…”
Trong cuộc sống muôn màu. Còn bao nhiêu con người với bao nhiêu số phận, có ai hay? Hay ta vốn quen rồi với bước đi lướt tới, chỉ quen nhình “ông nọ bà kia”mà quên đi những đời người trôi nổi, chuân chuyên, ghềnh thác, dập vùi, phận bạc? Hay ta chỉ quen với “ăn trắng mặc trơn”, hạnh phúc đủ đầy, không đến nỗi mà tự tại với riêng ta? Những mảnh đời kia phảichăng chỉ là chuyện ngòai lề, không cần thiết phải dòm ngó tới? Vì dù sao ta cũng không cònquỹ thời gian, hãy thông cảm cho ta (nếu chuyện đó ta không thể nói là “thương thay khóc mướn”).
Và đây, em, nàng trinh nữ tuổi 18, xinh tươi, nhưng tiếc thay, chẳng được hồn nhiên trong trẻo, chẳng được ngời sáng như cái sức đang xuân! Ta thương cho nàng bị người ta “sàm sỡ””dập vùi”, phảilặng im chẳng dám hé một lời. Người lại nói đời là thế, có gì đâu mà thắc mắc? Thay đổi được không cái “sự đời”? Thôi đi, đó chỉ là chuyện “thương thay khóc mướn”. Chẳng biết tâm sự cùng ai, ta lại làmthơ:
“ Chiều chiều,
Bạn hữu rủ vô nhà hàng
Rượu, bia ngập tràn
Cao đàm khoát luận
Con tôm càng xanh nướng thơm tê mũi
Còn bị chê là dư hóa chất!
Chợt thấy đầu óc nhức buốt
Khi nhìn em, tuổi mưới tám, đôi mươi
Xinh đẹp như nụ hoa xuân mới hé
Đang bị người ta chớt nhả
Sờ mó
Bằng mắt, bằng tay…
Để rồi sau đó
Dập vùi…”
Mâu thuẫn lắm. Đau thương lắm. Ta cũng biết ước mơ ta là được sống trong ân tình, hạnh phúc, “người yêu người sống để yêu nhau”. Nhưng ta không có lòng can đảm phản kháng những điều ngang tai trái mắt. Có lẽ ta quen với bàng quan, ta sợ dính vào, sợ thiệt tấm thân. Ta đành phải cất lên tiếng nói của mình bằng thơ, bằng những trang viết từ đáy sâu khắc khoải, yêu thương, giận hờn, buồn tủi. Người lại khuyên ta “ích gì”, phí thời giờ “thương vay khóc mướn”, nghỉ ngơi cho khỏe, chân yếu tay mềm làm sao chuyển đổi đất trời muôn thủa, không khéolại bể đầu, sứt trán. Biết làm sao được, ta lại làm thơ..
“Đêm đêm
Tôi viết những gì.Những câu thơ có cánh
Ca ngợi tình yêu
Ca ngợi lòng nhân từ…
Lòng bỗng rợn lên cảm giác buồn nôn
Trước những kẻ sâu dân mọt nước
Bao con chữ ngọ nguậy
Muốn quậy,
Muốn phá,
Con chữ nổi loạn với tôi
Không cam chịu là giá áo túi cơm
Người bảo tôi:
- Phí thì giờ thương vay khóc muớn!
Nếu thế là thương vay khóc mướn
Thì làm sao có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
Làm sao có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng
- Có họ mà làm chi?”
Đến lúc này, ta không chịu đựng được nữa rồi. Tại sao cái điều ta mong đợi, muốn xẻ chia,người lại bảo ta là “thương vay khóc mướn”? Ta không tin người nữa! Ta phản đối lập luận ích kỷ của người. Lập luận của một kẻ chây lười, chỉ biết sống cho lợíich cá nhân. Một kẻ luôn tiếc sức, vô cảm, luôn sợ đau, ta không tin người có ý nghĩ đúng. Ta tin ta hơn tin ta có nhiều đồng minh trên trái đất. Ta tin một ngày kia, người bị cô lập giữa dòng đời đông đảo. Dẫu có sung sướng một mình người chả có mấy ai hoan nghênh. Ta tin ta, tin những tiếng nói chân thành chia sẻ sẽ chuyển lay được tâm hồn vốn lạnh lẽo, vô cảm của người. Tất nhiên ta lại làm thơ làm thơ không mệt mỏi:
“ Tôi không tin nhân loại này tồn tại
Chỉ rặt những kẻ vô cảm
Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi!
Tôi không tin
Đất nước tôi hôm nay thanh bình
Chỉ rặt những phường giá áo túi cơm
Giữa giòng đời xuôi ngược,
Tôi không tự mình dọn được đống rác
quá lớn
Cũng không thể ngậm miệng bưng mặt nhảy qua!
Đành trút tâm can vào tiểu thuyết!
Chỉ giận sách của mình
Không được người ta biến thành hiện thực
Ôi những người của trăm năm trước
Đồng bệnh tương lân
Có thấu chăng
Có thầu chăng lẽ đời
Lực bất tòng tâm!
Người bảo tôi
- Phí thì giờ khóc mướn thương vay
Vẫn biết vậy,
Nhưng
Tôi chẳng hề yếm thế
Nguyện làm kẻ thương vay khóc mướn
Trọn đời
Để nụ cười
Ngự trị đất nước này,
Ngự trị trái đất này!”
Bài thơ dài của tác giả Triệu Xuân, nói cho cùng là nhà thơ muốn tâm sự với những người con của trái đất rằng: Cái nghề viết lách, thơ văn, báo chí, phê bình ấy mà, có thể nói nôm na là nghề “thương vay khóc mướn”, “lực bất tòng tâm” để trong ngoặc kép. Bởi vì những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình là những con người tự thân, tự nguyện lao vào công việc này như con “thiêu thân”, nhiều khi phải chấp nhận không được gì, vì cái nghiệp viết họ vẫn thiết tha theo nghề đến… “tuyệt đích”. Cho dù thiệt thòi, khổ đau, cùng quẫn. Điều duy nhất họ ước ao là chia sẻ nỗi đau của con người. Họ rơi nước mắt cho những số phận, kể cả những con người xa lạ, đối lập hoặc bên kia chiến tuyến mà rơi vào cảnh nghiệt ngã.
“Thương vay khóc mướn” kiểu ấy đối với kẻ vô tâm là một sự dỗi hơi, dở người, làm chuyện bao đồng. Nhưng với một con người thì…đó là cuộc sống…là việc nghiêm túc…phải làm. Cái từ “thương vay khóc mướn”, “lực bất tòng tâm” chỉ là một ghĩa đen hài hước. Thực ra, ta khóc cho ta đấy thôi, ta thương thân ta đấy thôi, ta thương “người như thể thương thân” đấy thôi. Thực chất điều ấy, cái nghề viết lách ấy cũng không hề “lực bất tòng tâm”, mà bao đời nay nó đã có sức công phá lớn. Cụ thể: thơ Tố Hữu đã thực tế góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ để giành thắng lợi. Đọc thơ ông con người ta trở nên có sức mạnh ghê gớm lao vào cuộc chiến đấu với niềm tin tất thắng. Thơ ông đầy sức thuyết phục, là cuốn sách gối đầu giường của hàng triệu trái tim và thanh niênViệt nam…Từ bao thế hệ nay, bao nhiêu tác phẩm văn học ra đời là bấy nhiêu ngọn lửa sáng tạo, hy sinh và quên mình. Mỗi tác phẩm đều có giá trị nhân đạo và lòng từ bi soi sáng mang tính nhân bản sâu sắc.
19/5/2007
Hoàng Giao
CỦA TRIỆU XUÂN
Đọc đi đọc lại mãi để hiểu xem tác giả ngụ ý cái cụm từ “thương vay khóc mướn”là gì? Một ngày tác giả đã làm gì? Đã thấy gì? Đã suy nghĩ gì? Đã biện bạch ra sao về giá trị cuộc sống?
Bình thường thôi như bao người khác. Cũng dậy sớm, khởi động vài mươi phút, rồi ăn sáng, gạo, cá, cải dưa. Nhưng tại sao đang ăn chợt “đắng nghẹn”? Ta chợt nghĩ về những người không giống ta? Họ không có thời gian luyện thể hình buổi sáng? Không ngồi ăn một bữa sáng như ta. Không có gạo “nàng hương” hay “chợ đào” nóng hổi? Không có “cá rô mề kho tộ/dĩa dưa cải vàng rộm chua dòn”. Vì sao? Họ còn dậy sớm hơn ta “tối mịt mới trở về”. Mà sao lương tháng vai trăm ngàn đồng/mặt xanh như đít nhái”? Những suy nghĩ này của ta, ta muốn hỏi người, người lại cho ta là “thương vay khóc mướn”, phải không?
“ Sáng sáng,
Tôi luyện hình sáu mươi phút
Tắm rửa,
Ngồi vô bàn ăn
với chén cơm nấu từ gạo nàng Hương chợ Đào nóng hổi
Cá rô mề kho tộ
Đĩa dưa cải vàng rộm, chua, giòn
Chợt đắng nghẹn…
Nghĩ về những người
Rời khỏi chỗ nằm từ năm giờ sáng,
Tối mịt mới trở về
Lương tháng vài trăm ngàn đồng
Mặt tái xanh như đít nhái
Như cây chuối cớm nắng…”
Các bạn ạ, những câu thơ trên lắng đọng suy tư của tác giả về những kiếp người, lênh đênh, mòn mỏi, nặng gánh ân tình. Có ai muốn lam lũ, đói khát, ngược xuôi? Làm sao sống mà không ngó trước nhìn sau với muôn vàn đồng cảm? Nhà thơ Triệu Xuân muốn nói với ta điều đó ư? Đúng! Tôi trộm nghĩ…
Chưa hết đâu, Trong khi ta ung dung ly cà phê, nghe nhạc, sau đó mới thong dong quần nọ áo kia tới sở làm, một công việc ổn định. Ta nhìn thấy người đàn bà bán ve chai đang bới rác, lượm từng miếng ni lông mà “lòng nhói đau”. Người lại nhíu mày bảo ta là đang “thương vay khóc mướn”? Không biết phải làm gì trong lúc này, ta lại làm thơ cho ta đọc và người có đọc không?
“Tôi pha ly cà phê chồn thơm lựng
Tại nhà mình
Nghe bản nhạc, bài ca mình yêu thích
Rồi mặc quần áo, đi giày
Tới sở làm
Lòng nhói đau
Gặp những người đàn bà đạp xe chở bao xác rắn
Thức dậy từ hừng Đông
Mong tới nhanh pô rác
Tranh nhau lượm về từng mảnh nilon
Bán cho nậu ve chai
Có tiền mua nước tương và gạo cho sắp nhỏ qua ngày…”
Trong cuộc sống muôn màu. Còn bao nhiêu con người với bao nhiêu số phận, có ai hay? Hay ta vốn quen rồi với bước đi lướt tới, chỉ quen nhình “ông nọ bà kia”mà quên đi những đời người trôi nổi, chuân chuyên, ghềnh thác, dập vùi, phận bạc? Hay ta chỉ quen với “ăn trắng mặc trơn”, hạnh phúc đủ đầy, không đến nỗi mà tự tại với riêng ta? Những mảnh đời kia phảichăng chỉ là chuyện ngòai lề, không cần thiết phải dòm ngó tới? Vì dù sao ta cũng không cònquỹ thời gian, hãy thông cảm cho ta (nếu chuyện đó ta không thể nói là “thương thay khóc mướn”).
Và đây, em, nàng trinh nữ tuổi 18, xinh tươi, nhưng tiếc thay, chẳng được hồn nhiên trong trẻo, chẳng được ngời sáng như cái sức đang xuân! Ta thương cho nàng bị người ta “sàm sỡ””dập vùi”, phảilặng im chẳng dám hé một lời. Người lại nói đời là thế, có gì đâu mà thắc mắc? Thay đổi được không cái “sự đời”? Thôi đi, đó chỉ là chuyện “thương thay khóc mướn”. Chẳng biết tâm sự cùng ai, ta lại làmthơ:
“ Chiều chiều,
Bạn hữu rủ vô nhà hàng
Rượu, bia ngập tràn
Cao đàm khoát luận
Con tôm càng xanh nướng thơm tê mũi
Còn bị chê là dư hóa chất!
Chợt thấy đầu óc nhức buốt
Khi nhìn em, tuổi mưới tám, đôi mươi
Xinh đẹp như nụ hoa xuân mới hé
Đang bị người ta chớt nhả
Sờ mó
Bằng mắt, bằng tay…
Để rồi sau đó
Dập vùi…”
Mâu thuẫn lắm. Đau thương lắm. Ta cũng biết ước mơ ta là được sống trong ân tình, hạnh phúc, “người yêu người sống để yêu nhau”. Nhưng ta không có lòng can đảm phản kháng những điều ngang tai trái mắt. Có lẽ ta quen với bàng quan, ta sợ dính vào, sợ thiệt tấm thân. Ta đành phải cất lên tiếng nói của mình bằng thơ, bằng những trang viết từ đáy sâu khắc khoải, yêu thương, giận hờn, buồn tủi. Người lại khuyên ta “ích gì”, phí thời giờ “thương vay khóc mướn”, nghỉ ngơi cho khỏe, chân yếu tay mềm làm sao chuyển đổi đất trời muôn thủa, không khéolại bể đầu, sứt trán. Biết làm sao được, ta lại làm thơ..
“Đêm đêm
Tôi viết những gì.Những câu thơ có cánh
Ca ngợi tình yêu
Ca ngợi lòng nhân từ…
Lòng bỗng rợn lên cảm giác buồn nôn
Trước những kẻ sâu dân mọt nước
Bao con chữ ngọ nguậy
Muốn quậy,
Muốn phá,
Con chữ nổi loạn với tôi
Không cam chịu là giá áo túi cơm
Người bảo tôi:
- Phí thì giờ thương vay khóc muớn!
Nếu thế là thương vay khóc mướn
Thì làm sao có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
Làm sao có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng
- Có họ mà làm chi?”
Đến lúc này, ta không chịu đựng được nữa rồi. Tại sao cái điều ta mong đợi, muốn xẻ chia,người lại bảo ta là “thương vay khóc mướn”? Ta không tin người nữa! Ta phản đối lập luận ích kỷ của người. Lập luận của một kẻ chây lười, chỉ biết sống cho lợíich cá nhân. Một kẻ luôn tiếc sức, vô cảm, luôn sợ đau, ta không tin người có ý nghĩ đúng. Ta tin ta hơn tin ta có nhiều đồng minh trên trái đất. Ta tin một ngày kia, người bị cô lập giữa dòng đời đông đảo. Dẫu có sung sướng một mình người chả có mấy ai hoan nghênh. Ta tin ta, tin những tiếng nói chân thành chia sẻ sẽ chuyển lay được tâm hồn vốn lạnh lẽo, vô cảm của người. Tất nhiên ta lại làm thơ làm thơ không mệt mỏi:
“ Tôi không tin nhân loại này tồn tại
Chỉ rặt những kẻ vô cảm
Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi!
Tôi không tin
Đất nước tôi hôm nay thanh bình
Chỉ rặt những phường giá áo túi cơm
Giữa giòng đời xuôi ngược,
Tôi không tự mình dọn được đống rác
quá lớn
Cũng không thể ngậm miệng bưng mặt nhảy qua!
Đành trút tâm can vào tiểu thuyết!
Chỉ giận sách của mình
Không được người ta biến thành hiện thực
Ôi những người của trăm năm trước
Đồng bệnh tương lân
Có thấu chăng
Có thầu chăng lẽ đời
Lực bất tòng tâm!
Người bảo tôi
- Phí thì giờ khóc mướn thương vay
Vẫn biết vậy,
Nhưng
Tôi chẳng hề yếm thế
Nguyện làm kẻ thương vay khóc mướn
Trọn đời
Để nụ cười
Ngự trị đất nước này,
Ngự trị trái đất này!”
Bài thơ dài của tác giả Triệu Xuân, nói cho cùng là nhà thơ muốn tâm sự với những người con của trái đất rằng: Cái nghề viết lách, thơ văn, báo chí, phê bình ấy mà, có thể nói nôm na là nghề “thương vay khóc mướn”, “lực bất tòng tâm” để trong ngoặc kép. Bởi vì những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình là những con người tự thân, tự nguyện lao vào công việc này như con “thiêu thân”, nhiều khi phải chấp nhận không được gì, vì cái nghiệp viết họ vẫn thiết tha theo nghề đến… “tuyệt đích”. Cho dù thiệt thòi, khổ đau, cùng quẫn. Điều duy nhất họ ước ao là chia sẻ nỗi đau của con người. Họ rơi nước mắt cho những số phận, kể cả những con người xa lạ, đối lập hoặc bên kia chiến tuyến mà rơi vào cảnh nghiệt ngã.
“Thương vay khóc mướn” kiểu ấy đối với kẻ vô tâm là một sự dỗi hơi, dở người, làm chuyện bao đồng. Nhưng với một con người thì…đó là cuộc sống…là việc nghiêm túc…phải làm. Cái từ “thương vay khóc mướn”, “lực bất tòng tâm” chỉ là một ghĩa đen hài hước. Thực ra, ta khóc cho ta đấy thôi, ta thương thân ta đấy thôi, ta thương “người như thể thương thân” đấy thôi. Thực chất điều ấy, cái nghề viết lách ấy cũng không hề “lực bất tòng tâm”, mà bao đời nay nó đã có sức công phá lớn. Cụ thể: thơ Tố Hữu đã thực tế góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ để giành thắng lợi. Đọc thơ ông con người ta trở nên có sức mạnh ghê gớm lao vào cuộc chiến đấu với niềm tin tất thắng. Thơ ông đầy sức thuyết phục, là cuốn sách gối đầu giường của hàng triệu trái tim và thanh niênViệt nam…Từ bao thế hệ nay, bao nhiêu tác phẩm văn học ra đời là bấy nhiêu ngọn lửa sáng tạo, hy sinh và quên mình. Mỗi tác phẩm đều có giá trị nhân đạo và lòng từ bi soi sáng mang tính nhân bản sâu sắc.
19/5/2007
Hoàng Giao