PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Để trả lời cho trẻ mỗi ngày một câu hỏi " vì sao?"....



thylan
19-09-2011, 07:59 AM
http://www.elsaelsa.com/wp-content/uploads/2008/12/question-mark.jpg

Thưa các bạn, trong cuộc sống quanh ta có biết bao điều mà ta cần phải khám phá, nhất là đối với trẻ, lúc nào cũng có những "câu hỏi vì sao?". Để củng cố lại kiến thức và cũng để trả lời cho bé những "câu hỏi vì sao?" chúng tôi gửi đến quý phụ huynh và các bé những tài liệu sưu tầm được gồm kiến thức đơn giản, rất dễ nhớ và dễ thuộc liên quan đến cuộc sống để mọi điều xung quanh ta trở nên đơn giản hơn và thú vị hơn....

Mời quý vị cùng theo dõi hàng ngày trên trang NHẬT KÝ ONLINE
Xin thành thật cảm ơn
Thy Lan



NHỮNG CÂU HỎI VỀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CƠ THỂ

1/ VÌ SAO MẮT NHÌN ĐƯỢC ĐỒ VẬT?

Mắt được coi như chiếc máy quay phim kỳ diệu, thu nhận hình ảnh về thế giới xung quanh. Mắt có vai trò vô cùng quan trọng, mang lại biết bao hình ảnh tuyệt mỹ về thế giới , cuộc sống xung quanh ta. Ở giữa mắt có một lỗ nhỏ được coi là con ngươi( đồng tử). Ánh sáng lọt vào đồng tử, xuyên qua thủy tinh thể đi tới võng mạc. Võng mạc chuyển đổi chúng thành các tín hiệu thần kinh theo các dây thần kinh đưa đến bộ não, hờ đó con người có thể nhìn thấy các sự vật

http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/09/mat.jpg




2/NƯỚC MẮT CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Nước mắt có chức năng giữ ẩm cho bề mặt nhãn cầu, đồng thời rửa sạch đi những chất bẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên mắt. Nước mắt dàn ra bề mặt của nhãn cầu nhờ chuyển động của mi mắt.

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQFsn8txOsyc8GvmFHUCR6jPxgS6GaMp IfDAO64wnS2vGqz7PFQWA




3/ VÌ SAO NƯỚC MẮT LẠI CÓ VỊ MẶN?

Các phân tích khoa học cho thấy, trong nước mắt, ngoài thành phần nước chiếm tới chín mươi chín phần trăm, còn có một chút muối. Muối còn có nhiều ở trong cơ thể: trong nước mắt, trong mạchh máu và trong cả mồ hôi..., chỉ có điều ở chỗ này thì nhiều muối hơn, ở chỗ khác thì ít hơn mà thôi....Muối trong máu còn nhiều hơn cả trong nước mắt nữa đấy!

http://webphunu.net/sites/default/files/2011-34/khoc2.jpg

( còn tiếp)

Thy Lan

thylan
20-09-2011, 10:29 PM
Những câu hỏi liên quan đến mắt

VÌ SAO NGƯỜI TA THƯỜNG CHỚP MẮT?

Đôi mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm của cơ thể. Đương nhiên các bộ phận khác của cơ thể cũng đều có khả năng tự bảo vệ trước các tác động từ bên ngoài, chớp mắt cũng là loại cử động như vậy. Khi chớp mắt, mắt rửa sạch những bụi bẩn li ti bám trên bề mặt, giữ cho mắt luôn sạch sẽ. Ngoài ra chớp mắt còn là một hình thức cho mắt nghỉ ngơi

http://www.motgiadinh.com/data/news/fullsize/2009/11/10/679566705_626113272.jpg


VÌ SAO NƯỚC MẮT KHÔNG BAO GIỜ CẠN?

Phía trên nhãn cầu có bộ phận gọi là tuyến lệ, ở đó không ngừng tiết ra nước mắt, trừ khi ta ngủ. Tuy nhiên chúng ta dường như lại không cảm thấy điều này, vì nước mắt dàn ra bề mặt nhãn cầu, tiếp đó chúng chảy vào xoang mũi qua ống lệ ở góc mắtV

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQFsn8txOsyc8GvmFHUCR6jPxgS6GaMp IfDAO64wnS2vGqz7PFQWA


VÌ SAO MẮT KHÔNG SỢ LẠNH?

Trên mắt có tế bào thần kinh cảm nhận xúc giác và cảm giácd9au nhưng lại không có tế bào thần kinh cảm giác về lạnh. Do vậy, dù thời tiết có giá rét đến đâu thì mắt cũng không cảm thấy lạnh. Hơn nữa, khi có mi mắt che chắn gió lạnh bên ngoài, thì mắt lại càng không sợ lạnh nữa...

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRZlQb-nsBNKcJevGQ_4O3iaYQW_hpdeeeFgs_cX4xob5fFdUwK

Cảm ơn các phụ huynh và các em đã theo dõi chuyên mục này
(còn tiếp) Thy Lan

thylan
21-09-2011, 09:31 PM
Nhũng câu hỏi liên quan đến MẮT (Tiếp theo)

VÌ SAO KÍCH THƯỚC CỦA CON NGƯƠI LẠI THAY ĐỔI?

Kích thước của con ngươi thay đổi cho phép ánh sáng đi vào trong mắt nhiều hay ít. Khi trời sáng, các cơ bám quanh con ngươi co lại khiến con ngươi thu nhỏ, giúp phòng ngừa ánh sáng quá gay gắt làm hại mắt. Khi trời tối, các cơ dãn ra, làm cho con ngươi mở rộng, giúp nhiều ánh sáng hơn đi vào mắt. Chính vì vậy chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trong bóng tối

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ948UjDCGI9MxwPJJpuwPnuRjO8fACB-HxRdp3QpKkNI_6D83h


VÌ SAO MI MẮT GIẬT GIẬT?

Mi mắt giật giật là do các cơ xung quanh mi mắt bị kích thích. Chẳng hạn đọc sách trong thời gian dài, tối ngủ ít, viêm kết mạc mắt, tác động của ánh sáng mạnh...Khi đó nếu bạn làm động tác thư giãn, hoặc dùng khăn ấm chườm lên trên, mắt sẽ trở lại bình thường

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR1pWBtbKvcoiY96gvlWIxPGJRphilun-aBjHwIcsgHyXBzjUIu


VÌ SAO TA LẠI RƠM RỚM NƯỚC MẮT KHI NGÁP?

Mỗi bên mắt đều có một tuyến lệ. Trừ thời gian ngủ, cồn lại tuyến lệ đều tiết ra nước mắt. Lúc bình thường ta không cảm nhận được vì nước mắt luôn đi vào xoang mũi, rồi chảy đi cùng nước mũi. Khi chúng ta ngáp, miệng mở rộng, một luồng không khí mạnh từ trong miệng được đẩy ra ngoài. Lúc này áp suất trong khoang miệng và khoang mũi tăng cao, nước mắt bị ngăn lại trong lối thoát, do đó sẽ bị trào ra ngoài.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTqolgnA2K8hC8kzJSNxRcbdW-0FBkC2RsJvnLPwCG7S2rysvjUrg

thugiangvu
21-09-2011, 10:31 PM
VÌ SAO MI MẮT GIẬT GIẬT?

Mi mắt giật giật là do các cơ xung quanh mi mắt bị kích thích. Chẳng hạn đọc sách trong thời gian dài, tối ngủ ít, viêm kết mạc mắt, tác động của ánh sáng mạnh...Khi đó nếu bạn làm động tác thư giãn, hoặc dùng khăn ấm chườm lên trên, mắt sẽ trở lại bình thường

Thy Lan post.

Hì hì .chị Thylan ơi ......bây giờ em mới biết tại sao mí mặt giật ..........
truóc đến giờ em cứ nhgĩ là tại có người nhắc em......nhất là lúc mới biết yêu ......hi```````````lúc còn ngây thơ cụ ý mà.....
em cứ tuởng là nguòi yêu em nhắc em ........
té ra không phải thiệt là tẽn tò .........
Bây giờ em già rùi mắt còn giật giật nhiều hơn ......em đang sợ toét mắt chị ơi ....
hu hu ..hic hic.
thương chị .
chúc chị luôn an vui. cám ơn chị post bài viết thật là hữu ích .
Thugiangvũ

thylan
22-09-2011, 10:35 PM
NHỮNG CÂU HỎI VỀ MẮT (tiếp theo)

VÌ SAO MẮT CÓ MÀU SẮC KHÁC NHAU?

Màu sắc của mắt chính là màu của tế bào Melanin. Trong tế bào melanin có chứa các sắc tố. Sắc tố nhiều sẽ tạo nên màu mắt đen, sắc tố ít hơn sẽ tạo màu mắt nâu, sắc tố ít nữa sẽ tạo nên màu mắt xanh.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRuFFNGZ47_-agPDInUJgOgo7J8WKEezjZ3BiF9cWP9T7b9Fhej

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ4Cla2-HEq4HZVyUVN6Gn6Y7eNrVXc1NMa2lceHS7n4hOYjYc8

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQPXAgnwg0liG_bDte63DUzM_Gcblv1-rLmw3G56iPrRf4TQWRU-A



VÌ SAO CÓ NGƯỜI KHÔNG NHÌN THẤY GÌ KHI TRỜI TỐI?

Có người cứ trời tối là không thấy gì, nguyên nhân là do cơ thể họ thiếu vitamin A. Tế bào thị giác của chúng ta gồm 2 loại, trong đó tế bào hình que chuyên cảm nhận ánh sáng ở cường độ yếu, khi thiếu vit A nó sẽ không thể làm việc như bình thường. Chính vì vậy những người mắc chứng quáng gà cần tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu vit A như cà rốt, dầu, gan, cá...để cơ thể hồi phục

http://eva.vn/upload/1-2011/images/2011-02-26/1298695848_1.jpg


VÌ SAO CÓ NGƯỜI KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC MÀU SẮC?

Mắt người cảm nhận được màu sắc nhờ tế bào hình nón. Tế bào này có ba lọai, cảm nhận ba loại sắc tố cơ bản đó là đỏ, xanh, lục.Với những tia sáng khác nhau thì tế bào hình nón khác nhau phát ra những tín hiệu khác nhau, thông báo tín hiệu tới bộ não, nhờ đó chúng phân biệt được màu sắc. Sở dĩ có người không phân biệt được màu sắc là do trong mắt thiếu tế bào hình nón chưa loại sắc tố nào đó

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR1pO1H_oxhncVy2hTODvL1mZa27gt17 OOLZ3DarvHc512IjARFVVBBRQPi

Thy Lan mời các bạn và các em cùng theo dõi

thylan
23-09-2011, 10:40 PM
NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN " MŨI "

1/ VÌ SAO MŨI PHÂN BIỆT ĐƯỢC MÙI VỊ?

Mũi là cơ quan khứu giác của cơ thể, giúp con người cảm nhận được các mùi khác nhau, đồng thời cũng là cơ quan hô hấp, giúp con người hít thở. Trong mũi có nhiều tế bào khứu giác, khi bị kích thích bởi mùi vị, kích thích đó sẽ được truyền qua dây thần kinh giống như tín hiệu điện thoại đến với bộ não. Bộ não phân tích và sẽ phân biệt được đó là mùi vị gì.

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSmdYJXDBcHLkjN-CEeEz5bidqd5-p4twX3_XSO_mSjmCElBlRKEg


VÌ SAO NGƯỜI TA LẠI CHẢY NƯỚC MŨI?

Chúng ta thường thấy một số em nhỏ bị chảy nước mũi. Vậy nước mũi được sinh ra từ đâu? Đó là do trong mũi có một lớp màng nhầy, nước mũi là do lớp màng nhầy này tiết ra. Ngoài ra giữa mũi và mắt còn có một ống nối thông nhau, một phần nước mắt do tuyến lệ tiết ra đi theo đường ống này chảy vào mũi, do đó mà có nước mũi.

http://www.mevabe.net/Images/2009/81/10/chamcon/mui.jpg


VÌ SAO CÓ LÚC MŨI BỊ TẮC?

Khi bị cảm cúm, vi khuẩn và virus sẽ hoành hành trong mũi khiến lớp màng nhầy của mũi bị viêm, xung huyết và sưng tấy. Khi đó khoang mũi không chỉ nhỏ lại mà còn chảy rất nhiều nước mũi. Vậy là khoang mũi bị tắc và chúng ta khó có thể hít thở lại như bình thường.

http://anh.24h.com.vn/upload/4-2010/images/2010-11-22/1290394497_cam-cum.jpg

CON NGƯỜI CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC BAO NHIÊU MÙI?

Với người bình thường, nhiều nhất cũng chỉ phân biệt được 4000 loại mùi. Nhưng có một số người, chẳng hạn như các thợ giám định nước hoa, giám định rượu, họ có thể phân biệt được trên 10 ngàn loại mùi.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSowSTntof3cT6E-f9n3ecBLG4Ozcvhp0FkAkQCdE-ZkrDwQ2k53Q

Mời quý phụ huynh và các em đón xem phần tiếp theo vào ngày mai.

Thy Lan

thylan
11-12-2011, 01:54 PM
Mời các em tìm hiểu tiếp

Một số điều có thể các em chưa biết về loài chuột

1/ Chuột là họ động vật có vú đông đảo nhất trái đất.

2/Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con!

3/ mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng rất mạnh. Nếu một răng cửa bị hư thì răng đối diện không gặp vật cản sẽ mọc dài ra thành vòng răng, chuột sẽ chết vì không ăn được

4/ Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thiện, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết 9000 tấn.

http://www.dietchuot.info/images/plg_imagesized/915-c08.jpg

5/ Loài chuột Ondatra zibethicus sống dưới nước, đến mùa sinh sản, các tuyến thơm của chuột được bắt đầu tiết ra chất xạ thơm màu vàng, có mùi thơm mạnh. Người ta dùng loại chất dịch này để sản xuất nhiều loại nước hoa.

6/ Chuột không biết đi lùi, nên con người chế ra bẫy đơn giản là bỏ mồi vào ống tre (đường kính bằng thân chuột), bít đầu bên kia. Chuột vào ăn là nằm chịu trận, chờ bị tóm!

7/ Nếu thiếu thức ăn, chuột đồng chỉ rời hang tối đa 800 m để tìm mồi, nhưng nếu điều kiện sống thay đổi lớn, chúng có thể bỏ xứ ra đi

8/ Mắt của chuột không tinh lắm, nhưng chúng rất nhạy với mùi. Ban ngày chuột cũng rất lanh lợi, mặc dù chúng thường hoạt động về đêm. Người ta cho rằng chuột không phân biệt được màu sắc mà chỉ có 2 màu đen và trắng.

9/ Cơ chế phân tán để tồn tại: hàng ngàn con chuột chia thành từng bầy, khi bị tấn công, chúng tản ra nhiều hướng, và con này sẽ là nạn nhân mà con kia sẽ thoát.

10/ 2 loại nhiều nhất dùng thí nghiệm là chuột nhắt (mice) và chuột cống (rat).

Thy Lan (st)