PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Nhà thơ Kiên Giang qua đời



thylan
01-11-2014, 01:43 AM
Nhà thơ Kiên Giang qua đời

6h30 sáng 31/10, tác giả "Hoa trắng thôi cài trên áo tím" mất tại TP HCM sau thời gian nằm viện do đột quỵ. Ông hưởng thọ 87 tuổi.
Nghệ sĩ vượt giới hạn tuổi tác, hết mình với 'Bên cầu dệt lụa' / Quỹ Tình Thơ đi tìm tác giả khó khăn để giúp đỡ
Chị Thùy, con gái thứ ba của nhà thơ, soạn giả Kiên Giang nghẹn ngào cho biết, trước khi ba mất, chị và ông còn trao đổi với nhau được vài câu. Nhà thơ sinh 1926 nhập bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM, từ ngày 28/10 sau một cơn đột quỵ. Từ khi ông nhập viện, dù các bác sĩ tận tình cứu chữa, do tuổi cao sức yếu, khả năng cầm cự của ông ngày càng có chiều hướng xấu đi. Chiều 30/10, gia đình và các bác sĩ bệnh viện Nguyễn Tri Phương thống nhất đến 18h ngày 31/10 rút ống thở oxy để ông ra đi được nhẹ nhàng hơn. "Khi chưa rút ống thở thì 6h30 sáng nay ba tôi qua đời", chị Thùy ngậm ngùi nói.

http://m.f9.img.vnexpress.net/2014/10/31/kien-giang-7502-1414729918.jpg
Nhà thơ Kiên Giang bên Út Bạch Lan.

Nhà thơ Kiên Giang bên nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan. Lão nhà thơ qua đời đột ngột khi còn dang dở một bản thảo thơ với tâm niệm in ra dành tặng cho độc giả. Ảnh: Cá Con.
Chị Thùy kể, trước ngày 28/10 - thời gian ông bị đột quỵ - nhà thơ Kiên Giang hoàn toàn khỏe khoắn. Khi đọc tin về một sản phụ ở An Giang bị xe tải cán lọt thai nhi ra ngoài, ông xúc động mạnh. Lão nhà thơ quyết định lấy số tiền lương hưu gần 3 triệu đồng của ông để mang đi tặng gia đình người bị nạn. Chị Thùy thấy tấm lòng của ba nên góp cùng ông thêm cho số tiền đủ 5 triệu đồng. Do cha con người bị nạn được chuyển về Sài Gòn điều trị, ông quyết định khăn gói lên Sài Gòn để tận tay trao tiền. Ban đầu gia đình can ngăn vì tuổi ông đã cao, lại di chuyển đường xa nhưng ông quyết định phải đi để trao tiền cho kịp thời.

Nhà thơ một mình bắt xe lên TP HCM và ghé nhà người quen ở quận 8 ở, ông còn dành thời gian viết một bài báo trải lòng về tai nạn giao thông thương tâm làm chết đi người mẹ, người vợ trẻ. Ông định khi viết xong bài sẽ gửi đăng báo và vào bệnh viện để trao tiền. Nhưng khi vừa hoàn thành bài viết, ông kêu mệt, tay chân tím. Nhà thơ nhanh chóng được đưa vào bệnh viện Điều dưỡng quận 8 và sau đó chuyển qua bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ông được chẩn đoán xuất huyến não nặng.

http://m.f9.img.vnexpress.net/2014/10/31/kien-giang-2-6872-1414729918.jpg
Nghệ sĩ Bảo Quốc nói lời tri ân Kiên Giang khi ông dù tuổi cao sức yếu vẫn lặn lội từ quê lên TP HCM xem vở "Bên cầu dệt lụa" trong chương trình kỷ niệm 64 năm đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga vào tháng 3 năm nay.

Con gái của nhà thơ đang cùng Ban chấp hành Hội Sân khấu TP HCM lên kế hoạch hậu sự cho Kiên Giang. Dự kiến, ông được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ ngày 1/1. Lễ truy điệu lúc 7 giờ ngày 3/11. Đoàn xe tang di quan đến trụ sở Ban ái hữu Nghệ sĩ thành phố ở Cô Bắc, quận 1. Đây là nơi ông từng gắn bó với công việc của ban ái hữu, giúp đỡ nghệ sĩ, công nhân hậu đài nghèo khó nhiều năm liền. Sau đó, ông được an táng tại Nghĩa trang Bình Dương, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Nhà thơ, soạn giả Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, ông sinh năm 1927 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (nhưng trên giấy tờ ghi ông sinh năm 1929). Quê ngoại ông ở An Giang. Hơn một năm trước, vì tuổi già, ông về lại An Giang sống cùng người con gái.

Nhà thơ Kiên Giang được xem là thầy của hai soạn giả nổi tiếng Hà Triều - Hoa Phượng. Ông là tác giả của ba tập thơ: Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962), Lúa sạ miền Nam (1970), Quê hương thơ ấu và là soạn giả của nhiều tác phẩm cải lương, vọng cổ nổi tiếng như: Người đẹp bán tơ (1956), Con đò Thủ Thiêm (1957), Người vợ không bao giờ cưới (1958 - với Phúc - Nguyên), Ngưu Lang Chức Nữ, Áo cưới trước cổng chùa, Phấn lá men rừng, Trương Chi Mỵ Nương, Lưu Bình - Dương Lễ...

Bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím là sáng tác được rất nhiều độc giả yêu thích của Kiên Giang. Bài thơ này được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc và đi vào lòng nhiều thế hệ khán giả.

Theo VN Ẽpress

thylan
01-11-2014, 01:59 PM
Tiểu sử nhà thơ Kiên Giang

http://images.citinews.net/Images/content/2014/10/30/tac-gia--hoa-trang-thoi-cai-tren-ao-tim--dang-nguy-kich_240x180.jpg

Kiên Giang (1929-2014) là một trong các nghệ danh của nhà thơ, soạn giả cải lương Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím". Ông còn được xem là thầy của 2 soạn giả nổi tiếng khác là Hà Triều - Hoa Phượng.

Nhà thơ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông là đồng hương của nhà văn Sơn Nam. Năm 1943 ông theo học trường tư Lê Bá Cang ở Sài Gòn.

Ngoài làm thơ, Kiên Giang, với nghệ danh là Hà Huy Hà, còn là một soạn giả cải lương rất nổi tiếng thời đó, cùng với Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều - Hoa Phượng, Quy Sắc,... Các tác phẩm cải lương của ông có thể kể đến Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, trong đó Người vợ không bao giờ cưới đã giúp cho nghệ sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương.

Trước 1975, Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng,... Ông từng tham gia phong trào ký giả ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe của chính quyền cũ áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này, Kiên Giang đã bị đi tù.

Sau 1975, Kiên Giang làm Phó đoàn cải lương Thanh Nga, kiêm cán bộ phòng nghệ thuật sân khấu.

Ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh qua 3 nhiệm kì


Tác phẩm

Thơ

Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962)
Lúa sạ miền Nam (1970)
Quê hương thơ ấu
Cải lương
Người đẹp bán tơ (1956)
Con đò Thủ Thiêm (1957)
Người vợ không bao giờ cưới (1958 – với Phúc - Nguyên)
Ngưu Lang Chức Nữ
Áo cưới trước cổng chùa
Phấn lá men rừng
Từ trường học đến trường làng
Dòng nước ngược
Chia đều hạnh phúc
Trương Chi Mỵ Nương
Mây chiều xuyên nguyệt thôn
Sương phủ nửa chừng xuân
Chén cơm sông núi
Hồi trống trường làng
Lưu Bình - Dương Lễ

Rất nhiều bài tân cổ giao duyên:

Trái gùi Bến Cát, Đội gạo đường xa, Tim đá mạ vàng, Ngồi trâu thổi sáo, Ánh đèn soi ếch, Người đẹp bán tơ, Hương cao quê ngoại, Trái tim cò trắng, Vắt sữa nai nuôi mẹ, Hương sắc gái Cà Mau, Lập quán kén chồng, Ni cô và lão ăn mày, Khói lò gạch, Cô gái miền Tây...