Bạch Hồng Ngọc
03-11-2014, 06:34 PM
Cảm nhận về bài thơ: ”MẢNH TRỜI RIÊNG” Của nhà thơ Trần Xuân Sinh
MẢNH TRỜI RIÊNG
(Tặng các bà vợ
đã đợi chờ trong chiến tranh)
Một mảnh trời riêng cứ giữ dành
Mưa dầm nắng trải vẫn chờ anh
Nghiêng đời hứng chịu nhiều giông bão
Thả gió vần xoay những ngọn ngành
Vững đẩy đưa thuyền qua sóng bạc
Căng chèo tỏa mộng đến bờ xanh
Gia đình tổ ấm em tình trọn
Thỏa nỗi niềm mong nguyện ước thành.
TXS
30/07/2013
Đọc thơ Trần Xuân Sinh trên nhiều diễn đàn thơ ca, tôi rất có ấn thượng với nhiều bài thơ của anh, nói chung rất gần gũi với đời thường, một bút pháp sắc sảo, ý tứ hay, không cần phải gọt giũa nhiều, đọc bài thơ nào cũng thanh thoát, có thiện cảm, không chỉ thơ đường luật mà còn cả thơ Lục bát của anh cũng rất hay, gieo vần chuẩn, kết thúc bao giờ cũng đạt được mức tầm cao của thơ ca.
Chiến tranh kết thúc đã ngót bốn mươi năm rồi, vết thương chiến tranh chưa thể nào và cũng không bao giờ lành sẹo. Những người mẹ, người vợ có chồng con hy sinh là những người chịu nhiều mất mát nhất, đau đớn nhất… không thể lấy gì so sánh hay bù đắp được.
Đọc bài “Mảnh trời riêng” nhà nhà thơ Trần Xuân Sinh viết Tặng các bà vợ đã đợi chờ trong chiến tranh. Thoạt nhiên khơi dậy trong tôi một niềm đau, một niềm thương xót, một cái gì đó khó tả. Mọt sự cảm thông chia sẻ hay một sự kính trọng yêu thương cứ xen lẫn trong từng con chữ mà nhà thơ Trần xuân Sinh đã lột tả.
Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài vô tận, nhà thơ đã biết cách khai thác triệt để một nỗi niềm, một sự mất mát và chịu đựng thật đáng trân trọng của người mẹ nói chung và người vợ nói riêng. Nỗi đau to lớn đó bây giờ đã dần thu hẹp lại thành một mảnh trời riêng của người mẹ, người vợ dẫu muốn cũng không bao giờ nhạt phai. Vẫn phải giữ, vẫn phải dành
Thể hiện rõ nhất ở cặp đề của bài thơ.
“ Một mảnh trời riêng xứ giữ dành”
Trong cuộc sống hàng ngày những lúc vui, khi buồn vẫn cần người chia sẻ, đối với người vợ Liệt nỗi niềm chia sẻ đó thiểu hẳn đi một nửa. Nó trở thành một miền riêng sâu thẳm: Như
“Một mảnh trời riêng” một cách vào đề khéo léo của nhà thơ, nhè nhàng sâu kín không gợi một chút đâu thương bi thảm nào, nhưng nó chứa đựng trong đó bao điều muốn nói “ cứ giữ danh” trong tim.
Thật cảm động, thật đáng trân trọng phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nói chung, của người mẹ, người vợ Liệt sỹ nói riêng họ âm thầm chịu đựng sự mất mát, đau thương… họ biết vươn lên trong cuộc sống của thời hiện đại, vẫn can đảm dầm mưa, giãi nắng mưu sinh với một niềm chờ đợi khát khao cháy bỏng. Đã được nhà thơ Trần Xuân Sinh thể hện rõ nét trong câu:
“ Mưa đầm nắng trải vẫn chờ anh”
Sự hy sinh mất quá lớn đè nặng lên cuộc đời người vợ Liệt sỹ, nó dày vò, dằn vặt đến cùng cực, chẳng khác nào những cơn giông ào ào trút nước, những cơn bão tố điên cuồng giáng xuống tới tấp lên đầu người vợ, làm cho những bước đi của họ mất cần bằng, mất phương hướng, không còn đứng vững trên đôi chân của chính mình.
“Nghiêng đời hứng chịu nhiều giông bão”
Trong sự hỗn loạn mông lung đó, họ không thể thấu hiểu được tất cả đau thương bi đát đó, do đâu? vì đâu?. Sự sâu thẳm không có lời giải thích, họ phải làm sao đây? Cuối cùng người vợ chân mềm tay yếu đó họ phải buông xuông theo thế vận, thả cuộc đời vào mây vào gió mặc kệ nó xoay vần theo thời gian năm tháng.
“Thả gió vần xoay những ngọn ngành”
Nhưng không phải thế, không phải họ buông xuôi thả mình tất cả, chẳng qua nhà thơ Trần Xuân Sinh muốn cho chúng ta biết rõ hơn về phẩm chất cao quí người vợ với sự nỗ lực vươn lên để vượt qua chính mình, muốn nâng cao phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người vợ liệt sỹ nói riêng, thể hiện qua câu sau:
“Vững đẩy đưa thuyền qua sóng bạc”
Thật là tuyệt vời, trước tất cả mọi gian nan thử thách của cuộc đời bất hạnh , người phụ nữ không thể bị đánh gục một cách dễ dàng được, mà họ vẫn kiên cường, vẫn đảm đang, chấp nhận sự thật và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Cuối cùng dưới sự yêu thương đùm bọc của xã hội mà họ đã đã được đến đáp một cách xứng đáng:
“Căng chèo thỏa mộng đến ngày xanh”
Trong 4 cây thơ, tác giả đã tóm lược gần giống cách viết của một bài văn, có mở có kết, đưa ra vấn đề và giải quyết nột cách gọn gẽ, nếu chưa đọc hết 2 câu sau thì chúng ta có khi sẽ bị lầm tưởng theo cái lối viết độc đáo của nhà thơ.
Và cuối cùng tác giả một lần nữa cho ta thấy rõ về điều đó, tính nhân quả rõ ràng. Một kết thúc có hậu, một sự đến đáp thỏa đáng, một sự quan tâm sâu sắc của xà hội nói chung và người thân nói riêng nó đã làm vợi đi nhiều những đau thương mất mát đó, đến nay đã ngót 40 năm chiến tranh kết thúc, họ không còn trẻ nữa, hầu hết đã ở bên kia dốc cuộc đời, khi đọc được những vần thơ này của nhà thơ Trần Xuân Sinh chắc chắn họ sẽ rất cảm động, rất tự hào và trẻ thêm vài ba tuổi nữa.
“Gia đình tổ ấm em tình trọn
Thỏa nỗi niềm mong mộng ước thành”
Một gia đình trọn vẹn mọi bề, một mộng ước thành công, điều đó ai cũng muốn đạt được, nhưng đối với những người vợ Liệt sỹ thì đây là cả một sự phấn đấu hết sức cố gắng và kiên trì của họ, cảm ơn cuộc đời đã giúp cho họ thành công trong cuộc sống đầy khó khăn gian khổ tưởng chừng như khó vượt qua. Và họ thực sự xứng đáng là người phụ nữ ”ANH HÙNG BẤT KHẤT TRUNG HẬU ĐẢM ĐANG”
Trân trọng cảm ơn nhà thơ Trần Xuân Sinh.
Kính chúc đại gia đình nhà thơ mạnh khỏe- Hạnh phúc và vạn sự như ý
Vĩnh Phúc ngày 02/11/2014
Bạch Hồng Ngọc
MẢNH TRỜI RIÊNG
(Tặng các bà vợ
đã đợi chờ trong chiến tranh)
Một mảnh trời riêng cứ giữ dành
Mưa dầm nắng trải vẫn chờ anh
Nghiêng đời hứng chịu nhiều giông bão
Thả gió vần xoay những ngọn ngành
Vững đẩy đưa thuyền qua sóng bạc
Căng chèo tỏa mộng đến bờ xanh
Gia đình tổ ấm em tình trọn
Thỏa nỗi niềm mong nguyện ước thành.
TXS
30/07/2013
Đọc thơ Trần Xuân Sinh trên nhiều diễn đàn thơ ca, tôi rất có ấn thượng với nhiều bài thơ của anh, nói chung rất gần gũi với đời thường, một bút pháp sắc sảo, ý tứ hay, không cần phải gọt giũa nhiều, đọc bài thơ nào cũng thanh thoát, có thiện cảm, không chỉ thơ đường luật mà còn cả thơ Lục bát của anh cũng rất hay, gieo vần chuẩn, kết thúc bao giờ cũng đạt được mức tầm cao của thơ ca.
Chiến tranh kết thúc đã ngót bốn mươi năm rồi, vết thương chiến tranh chưa thể nào và cũng không bao giờ lành sẹo. Những người mẹ, người vợ có chồng con hy sinh là những người chịu nhiều mất mát nhất, đau đớn nhất… không thể lấy gì so sánh hay bù đắp được.
Đọc bài “Mảnh trời riêng” nhà nhà thơ Trần Xuân Sinh viết Tặng các bà vợ đã đợi chờ trong chiến tranh. Thoạt nhiên khơi dậy trong tôi một niềm đau, một niềm thương xót, một cái gì đó khó tả. Mọt sự cảm thông chia sẻ hay một sự kính trọng yêu thương cứ xen lẫn trong từng con chữ mà nhà thơ Trần xuân Sinh đã lột tả.
Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài vô tận, nhà thơ đã biết cách khai thác triệt để một nỗi niềm, một sự mất mát và chịu đựng thật đáng trân trọng của người mẹ nói chung và người vợ nói riêng. Nỗi đau to lớn đó bây giờ đã dần thu hẹp lại thành một mảnh trời riêng của người mẹ, người vợ dẫu muốn cũng không bao giờ nhạt phai. Vẫn phải giữ, vẫn phải dành
Thể hiện rõ nhất ở cặp đề của bài thơ.
“ Một mảnh trời riêng xứ giữ dành”
Trong cuộc sống hàng ngày những lúc vui, khi buồn vẫn cần người chia sẻ, đối với người vợ Liệt nỗi niềm chia sẻ đó thiểu hẳn đi một nửa. Nó trở thành một miền riêng sâu thẳm: Như
“Một mảnh trời riêng” một cách vào đề khéo léo của nhà thơ, nhè nhàng sâu kín không gợi một chút đâu thương bi thảm nào, nhưng nó chứa đựng trong đó bao điều muốn nói “ cứ giữ danh” trong tim.
Thật cảm động, thật đáng trân trọng phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nói chung, của người mẹ, người vợ Liệt sỹ nói riêng họ âm thầm chịu đựng sự mất mát, đau thương… họ biết vươn lên trong cuộc sống của thời hiện đại, vẫn can đảm dầm mưa, giãi nắng mưu sinh với một niềm chờ đợi khát khao cháy bỏng. Đã được nhà thơ Trần Xuân Sinh thể hện rõ nét trong câu:
“ Mưa đầm nắng trải vẫn chờ anh”
Sự hy sinh mất quá lớn đè nặng lên cuộc đời người vợ Liệt sỹ, nó dày vò, dằn vặt đến cùng cực, chẳng khác nào những cơn giông ào ào trút nước, những cơn bão tố điên cuồng giáng xuống tới tấp lên đầu người vợ, làm cho những bước đi của họ mất cần bằng, mất phương hướng, không còn đứng vững trên đôi chân của chính mình.
“Nghiêng đời hứng chịu nhiều giông bão”
Trong sự hỗn loạn mông lung đó, họ không thể thấu hiểu được tất cả đau thương bi đát đó, do đâu? vì đâu?. Sự sâu thẳm không có lời giải thích, họ phải làm sao đây? Cuối cùng người vợ chân mềm tay yếu đó họ phải buông xuông theo thế vận, thả cuộc đời vào mây vào gió mặc kệ nó xoay vần theo thời gian năm tháng.
“Thả gió vần xoay những ngọn ngành”
Nhưng không phải thế, không phải họ buông xuôi thả mình tất cả, chẳng qua nhà thơ Trần Xuân Sinh muốn cho chúng ta biết rõ hơn về phẩm chất cao quí người vợ với sự nỗ lực vươn lên để vượt qua chính mình, muốn nâng cao phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người vợ liệt sỹ nói riêng, thể hiện qua câu sau:
“Vững đẩy đưa thuyền qua sóng bạc”
Thật là tuyệt vời, trước tất cả mọi gian nan thử thách của cuộc đời bất hạnh , người phụ nữ không thể bị đánh gục một cách dễ dàng được, mà họ vẫn kiên cường, vẫn đảm đang, chấp nhận sự thật và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Cuối cùng dưới sự yêu thương đùm bọc của xã hội mà họ đã đã được đến đáp một cách xứng đáng:
“Căng chèo thỏa mộng đến ngày xanh”
Trong 4 cây thơ, tác giả đã tóm lược gần giống cách viết của một bài văn, có mở có kết, đưa ra vấn đề và giải quyết nột cách gọn gẽ, nếu chưa đọc hết 2 câu sau thì chúng ta có khi sẽ bị lầm tưởng theo cái lối viết độc đáo của nhà thơ.
Và cuối cùng tác giả một lần nữa cho ta thấy rõ về điều đó, tính nhân quả rõ ràng. Một kết thúc có hậu, một sự đến đáp thỏa đáng, một sự quan tâm sâu sắc của xà hội nói chung và người thân nói riêng nó đã làm vợi đi nhiều những đau thương mất mát đó, đến nay đã ngót 40 năm chiến tranh kết thúc, họ không còn trẻ nữa, hầu hết đã ở bên kia dốc cuộc đời, khi đọc được những vần thơ này của nhà thơ Trần Xuân Sinh chắc chắn họ sẽ rất cảm động, rất tự hào và trẻ thêm vài ba tuổi nữa.
“Gia đình tổ ấm em tình trọn
Thỏa nỗi niềm mong mộng ước thành”
Một gia đình trọn vẹn mọi bề, một mộng ước thành công, điều đó ai cũng muốn đạt được, nhưng đối với những người vợ Liệt sỹ thì đây là cả một sự phấn đấu hết sức cố gắng và kiên trì của họ, cảm ơn cuộc đời đã giúp cho họ thành công trong cuộc sống đầy khó khăn gian khổ tưởng chừng như khó vượt qua. Và họ thực sự xứng đáng là người phụ nữ ”ANH HÙNG BẤT KHẤT TRUNG HẬU ĐẢM ĐANG”
Trân trọng cảm ơn nhà thơ Trần Xuân Sinh.
Kính chúc đại gia đình nhà thơ mạnh khỏe- Hạnh phúc và vạn sự như ý
Vĩnh Phúc ngày 02/11/2014
Bạch Hồng Ngọc