VỀ MIỀN TRUNG
14-11-2014, 10:17 PM
KHẮC KHOẢI & Nỗi buồn người viễn xứ
Nhớ về quê mẹ yêu thương
Nắng xuân theo gió trùng dương bay về…
Ai không một lần đi xa, để rồi lòng không khỏi bùi ngùi nhớ nhung về nơi chôn nhau cắt rốn ngày xưa. Thiết nghĩ tình cảm ấy như một đặc tính thiên bẩm chảy trong huyết quản mỗi người. Để chiều nay tôi cũng đang bâng khuâng nhớ về quê thì nhận được bài thơ từ một người bạn miền viễn xứ.
KHẮC KHOẢI -
Quê người cách trở một mình ta
Gửi vọng niềm đau nỗi vắng nhà
Đếm buổi vun tròn câu nghĩa Mẹ
Đong ngày gói trọn chữ tình Cha
Hằng mơ bước lại miền sông cũ
Vẫn mộng quay về chốn biển xa
Để được ru hồn nghe cánh võng
Tàn đêm kể chuyện với trăng già
CTC : 03/11/2014.
Cũng có đến 5 năm rồi tôi ít chuyện trò với chị. Phần vì những bước chuyển trong cuộc đời tôi; phần vì chị cũng lăn vòng theo dòng đời mưu sinh. Gia cảnh khó khăn, công việc và thu nhập bấp bênh trong thời mở cửa đã đẩy chị đến một quyết định táo bạo mà không biết rằng đó là một chặng đường duyên nợ với cả đời mình. Với số vốn ít ỏi tích lũy được, với những đồng bạc cắc củm vay mượn từ bạn bè, dòng họ và cả ngân hàng, chị quyết định đi xuất khẩu lao động.
Cuộc sống của những ngày tháng đầu tiên nơi đất khách quê người là cả những tháng ngày tăm tối, vất vả và thậm chí tuyệt vọng. Chị chỉ biết còng lưng làm việc, dè xẻn tích lũy để gởi những đồng bạc xương máu về quê nhà trả nợ. Ngôn ngữ bất đồng, thức ăn dị biệt, không có một người thân quen bên cạnh làm cho chị nhiều khi muốn gục ngã. Những lúc được nghỉ ngơi dăm phút là lúc ruột gan nhói đau khi nghĩ về cha già, mẹ yếu, con thơ và người chồng ốm yếu.
Quê người cách trở một mình ta
Gửi vọng niềm đau nỗi vắng nhà
Từ ngàn dặm xa, nhớ về người thân, chỉ dám gạt thầm những giọt lệ hiếm hoi và gởi vọng về quê hương nỗi lòng người xa xứ. Thời ấy cũng không phải dễ để điện thoại hay lên mạng nhắn tin về cho gia đình như bây giờ. Chỉ mỗi dịp lễ tết hoặc kỳ lương là ra bưu điện để gọi về thăm chồng con, cha mẹ, họ hàng trong khuôn khổ thời gian nhất định. Nỗi nhớ, niềm đau tha hương chỉ được “gởi vọng” theo ánh mắt nhìn về mảnh đất phương Nam.
Tấm lịch trên tường trong căn phòng trọ nhỏ chi chít ghi lại những ngày tháng đáng nhớ. Ngày sinh nhật mấy nhỏ, ngày kết hôn, ngày mẹ bệnh đau hay ngày cha vắng nhà để ngược xuôi kiềm tiền độ nhật.
Đếm buổi vun tròn câu nghĩa Mẹ
Đong ngày gói trọn chữ tình Cha
Mỗi lần đi làm về, chị lại đánh dấu vào tờ lịch ấy mình đã xa mẹ cha, con cái bấy nhiêu ngày rồi. Bao nhiêu đêm trằn trọc thao thức nghĩ tới song thân. Giờ này, thầy u đang làm gì…? Không biết cái áo dạ cũ của thầy có còn dùng được không? Trời rét thế này, u có phải dậy đun cám heo không? Nhớ lời thầy u dặn dò trước lúc ra đi, chị lại lao vào với công việc. Tần tảo, chịu khó và hy sinh là cái đức của người phụ nữ Việt Nam. Người ta “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”, riêng chị xuất ngoại vẫn trọn vẹn chữ tam tòng tứ đức. Chị làm việc bằng hai, bằng ba người khác để có tiền gởi về cho thầy u, chồng con và thậm chí cho những bà con, bạn bè thân hữu.
Chị vẫn nhớ như in lời Mẹ dạy qua câu ca dao:
“Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn, học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói điêu ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười”.
Chị làm sao quên hình ảnh người cha gia nghiêm khắc vẫn nhắc nhở con cái:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
Thân gái dặm trường, “gái một con trông mòn con mắt” mà, nên chi bao nhiêu chàng trai, đàn ông trung niên tìm cách làm quen, tán tỉnh. Chị đã tìm cách thoát ra khỏi những sợi đây vô hình nhưng đầy ma lực đó. Nhiều đêm lạnh lẽo trên đất khách quê người, chị thèm lắm một vòng tay yêu thương. Phải cố gắng lắm chị mới không bật ra tiếng khóc. Lời cha mẹ dạy vẫn như in trong trái tim của người con hiếu thuận.
Nhớ người thân, nhớ bạn bè với bao kỷ niệm vui buồn, nhớ những ngày cùng đám thanh niên thanh nữ trong làng tham gia hội hè, nhớ con sông bến nước, nhớ gốc đa tình tự đêm trăng nào… Nhớ đến nỗi bật ra thành niềm thôi thúc
Hằng mơ bước lại miền sông cũ
Vẫn mộng quay về chốn biển xa
Con sông tuổi thơ đang chảy trong chị, nơi đó ngày nào theo cha ra giăng lưới, buông câu. Nơi đó, chiều chiều theo mẹ giặt đồ, lấy nước. Nơi đó, những ngày trốn học cùng chúng bạn ra tắm truồng rất hồn nhiên vô tư. Để giờ đây mỗi lúc có dịp gặp nhau qua điện thoại, qua mạng vẫn nghịch đùa hỏi thăm nhau về cái nốt ruồi, cái sẹo ở những nơi ít ngờ nhất.
Ước mơ trở về nguồn cội, nơi mình đã ra đi của chị thật bé bỏng, thật giản dị
Để được ru hồn nghe cánh võng
Tàn đêm kể chuyện với trăng già
Cuộc sống hiện đại, xô bồ nơi xứ người không cho chị được một phút ngã lưng êm ả như cánh võng xứ quê. Ánh đèn điện của những khu casino đã cướp đi vầng trăng ngoài đời thực cũng như vầng trăng trong tâm thức của chị.
Ôi ước mơ rất dung dị, giản đơn mà rất nữ tính, rất Việt Nam.
Tôi là một người cũng viết khá nhiều thơ dưới thể đường luật. Tôi cũng đã thử sức mình ở những thể khó với những kỹ thuật phức tạp. Nhưng hôm nay, tôi thích bài đường luật đơn sơ này. Cái đẹp, cái hay thoát ra từ đáy tâm hồn của người viết. Chị không cần phải đầu tư nhiều vào kỹ thuật, chút vụng về trong phối thanh, sự lặp ý trong phần đối luận… Nhưng chị đã nói được tấm lòng của một người con xa xứ.
Nhớ về quê mẹ yêu thương
Nắng xuân theo gió trùng dương bay về…
Ai không một lần đi xa, để rồi lòng không khỏi bùi ngùi nhớ nhung về nơi chôn nhau cắt rốn ngày xưa. Thiết nghĩ tình cảm ấy như một đặc tính thiên bẩm chảy trong huyết quản mỗi người. Để chiều nay tôi cũng đang bâng khuâng nhớ về quê thì nhận được bài thơ từ một người bạn miền viễn xứ.
KHẮC KHOẢI -
Quê người cách trở một mình ta
Gửi vọng niềm đau nỗi vắng nhà
Đếm buổi vun tròn câu nghĩa Mẹ
Đong ngày gói trọn chữ tình Cha
Hằng mơ bước lại miền sông cũ
Vẫn mộng quay về chốn biển xa
Để được ru hồn nghe cánh võng
Tàn đêm kể chuyện với trăng già
CTC : 03/11/2014.
Cũng có đến 5 năm rồi tôi ít chuyện trò với chị. Phần vì những bước chuyển trong cuộc đời tôi; phần vì chị cũng lăn vòng theo dòng đời mưu sinh. Gia cảnh khó khăn, công việc và thu nhập bấp bênh trong thời mở cửa đã đẩy chị đến một quyết định táo bạo mà không biết rằng đó là một chặng đường duyên nợ với cả đời mình. Với số vốn ít ỏi tích lũy được, với những đồng bạc cắc củm vay mượn từ bạn bè, dòng họ và cả ngân hàng, chị quyết định đi xuất khẩu lao động.
Cuộc sống của những ngày tháng đầu tiên nơi đất khách quê người là cả những tháng ngày tăm tối, vất vả và thậm chí tuyệt vọng. Chị chỉ biết còng lưng làm việc, dè xẻn tích lũy để gởi những đồng bạc xương máu về quê nhà trả nợ. Ngôn ngữ bất đồng, thức ăn dị biệt, không có một người thân quen bên cạnh làm cho chị nhiều khi muốn gục ngã. Những lúc được nghỉ ngơi dăm phút là lúc ruột gan nhói đau khi nghĩ về cha già, mẹ yếu, con thơ và người chồng ốm yếu.
Quê người cách trở một mình ta
Gửi vọng niềm đau nỗi vắng nhà
Từ ngàn dặm xa, nhớ về người thân, chỉ dám gạt thầm những giọt lệ hiếm hoi và gởi vọng về quê hương nỗi lòng người xa xứ. Thời ấy cũng không phải dễ để điện thoại hay lên mạng nhắn tin về cho gia đình như bây giờ. Chỉ mỗi dịp lễ tết hoặc kỳ lương là ra bưu điện để gọi về thăm chồng con, cha mẹ, họ hàng trong khuôn khổ thời gian nhất định. Nỗi nhớ, niềm đau tha hương chỉ được “gởi vọng” theo ánh mắt nhìn về mảnh đất phương Nam.
Tấm lịch trên tường trong căn phòng trọ nhỏ chi chít ghi lại những ngày tháng đáng nhớ. Ngày sinh nhật mấy nhỏ, ngày kết hôn, ngày mẹ bệnh đau hay ngày cha vắng nhà để ngược xuôi kiềm tiền độ nhật.
Đếm buổi vun tròn câu nghĩa Mẹ
Đong ngày gói trọn chữ tình Cha
Mỗi lần đi làm về, chị lại đánh dấu vào tờ lịch ấy mình đã xa mẹ cha, con cái bấy nhiêu ngày rồi. Bao nhiêu đêm trằn trọc thao thức nghĩ tới song thân. Giờ này, thầy u đang làm gì…? Không biết cái áo dạ cũ của thầy có còn dùng được không? Trời rét thế này, u có phải dậy đun cám heo không? Nhớ lời thầy u dặn dò trước lúc ra đi, chị lại lao vào với công việc. Tần tảo, chịu khó và hy sinh là cái đức của người phụ nữ Việt Nam. Người ta “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”, riêng chị xuất ngoại vẫn trọn vẹn chữ tam tòng tứ đức. Chị làm việc bằng hai, bằng ba người khác để có tiền gởi về cho thầy u, chồng con và thậm chí cho những bà con, bạn bè thân hữu.
Chị vẫn nhớ như in lời Mẹ dạy qua câu ca dao:
“Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn, học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói điêu ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười”.
Chị làm sao quên hình ảnh người cha gia nghiêm khắc vẫn nhắc nhở con cái:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
Thân gái dặm trường, “gái một con trông mòn con mắt” mà, nên chi bao nhiêu chàng trai, đàn ông trung niên tìm cách làm quen, tán tỉnh. Chị đã tìm cách thoát ra khỏi những sợi đây vô hình nhưng đầy ma lực đó. Nhiều đêm lạnh lẽo trên đất khách quê người, chị thèm lắm một vòng tay yêu thương. Phải cố gắng lắm chị mới không bật ra tiếng khóc. Lời cha mẹ dạy vẫn như in trong trái tim của người con hiếu thuận.
Nhớ người thân, nhớ bạn bè với bao kỷ niệm vui buồn, nhớ những ngày cùng đám thanh niên thanh nữ trong làng tham gia hội hè, nhớ con sông bến nước, nhớ gốc đa tình tự đêm trăng nào… Nhớ đến nỗi bật ra thành niềm thôi thúc
Hằng mơ bước lại miền sông cũ
Vẫn mộng quay về chốn biển xa
Con sông tuổi thơ đang chảy trong chị, nơi đó ngày nào theo cha ra giăng lưới, buông câu. Nơi đó, chiều chiều theo mẹ giặt đồ, lấy nước. Nơi đó, những ngày trốn học cùng chúng bạn ra tắm truồng rất hồn nhiên vô tư. Để giờ đây mỗi lúc có dịp gặp nhau qua điện thoại, qua mạng vẫn nghịch đùa hỏi thăm nhau về cái nốt ruồi, cái sẹo ở những nơi ít ngờ nhất.
Ước mơ trở về nguồn cội, nơi mình đã ra đi của chị thật bé bỏng, thật giản dị
Để được ru hồn nghe cánh võng
Tàn đêm kể chuyện với trăng già
Cuộc sống hiện đại, xô bồ nơi xứ người không cho chị được một phút ngã lưng êm ả như cánh võng xứ quê. Ánh đèn điện của những khu casino đã cướp đi vầng trăng ngoài đời thực cũng như vầng trăng trong tâm thức của chị.
Ôi ước mơ rất dung dị, giản đơn mà rất nữ tính, rất Việt Nam.
Tôi là một người cũng viết khá nhiều thơ dưới thể đường luật. Tôi cũng đã thử sức mình ở những thể khó với những kỹ thuật phức tạp. Nhưng hôm nay, tôi thích bài đường luật đơn sơ này. Cái đẹp, cái hay thoát ra từ đáy tâm hồn của người viết. Chị không cần phải đầu tư nhiều vào kỹ thuật, chút vụng về trong phối thanh, sự lặp ý trong phần đối luận… Nhưng chị đã nói được tấm lòng của một người con xa xứ.