PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Nhạc sĩ Hoàng Trọng - Tác phẩm và Tác giả



thylan
13-05-2015, 03:56 PM
Nhạc sĩ Hoàng Trọng - Tác phẩm và Tác giả

Hoàng Trọng (1922 - 1998) là một nhạc sĩ nổi tiếng, được mệnh danh là Vua Tango của âm nhạc Việt Nam.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/15/HT1973.jpg

Hoàng Trọng và ban Tiếng Tơ Đồng trong buổi phát hình trên THVN năm 1968
Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Năm 1927 gia đình ông chuyển về sống tại Nam Định.

Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.

Năm 15 tuổi, Hoàng Trọng cùng các anh em trong gia đình Hoàng Trung An, Hoàng Trung Vinh và một số bạn bè như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ... lập một ban nhạc. Ban đầu ban nhạc không có tên và gần như chỉ để giải trí. Năm 1945 Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Thái Bình, và bạn nhạc từ ấy mang tên Thiên Thai. Thiên Thai trình diễn ở đó mỗi tối và hoạt động tới năm 1946, khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ.

Cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, Hoàng Trọng cũng có sáng tác đầu tay Đêm trăng được viết năm 1938, khi ông mới 16 tuổi. Một số bản nhạc tiếp theo của ông đã được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Đức Huy, trong đó có Tiếng đàn tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam. Một bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác của Hoàng Trọng thời gian đó là Một thuở yêu đàn.

Vì chiến tranh, ông di chuyển khỏi Nam Định, qua phủ Nho Quan, Phát Diệm và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947. Thời gian đó ông đã viết bản Phút chia ly, một nhạc phẩm tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời. Cũng trong khoảng thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng liên hệ với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến. Hoàng Trọng cũng viết cuốn Tự học Hạ Uy cầm, tích lũy từ những kinh nghiệm dạy đàn trước đó, và được nhà xuất bản Thế Giới phát hành.

Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu Điện Hà Nội (vườn hoa Indra Gandi?) và trong chương trình Tiếng nói Bảo Chính Đoãn của đài phát thanh Hà Nội. Khoảng thời gian này, ông viết nhiều bài hát, trong đó có Gió mùa xuân tới. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với Nhạc sầu tương tư, ca khúc đó được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy. Năm đó ông còn viết một bản tango khác là Dừng bước giang hồ.

Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào miền Nam, sống trong hoàn cảnh gà trống nuôi 3 con: Hoàng Nhạc Đô[1], Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La. Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền hình Việt Nam. Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận 1975, từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu... đặc biệt từ năm 1967 với tên Tiếng Tơ Đồng. Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn khi đó, đã trình bày nhiều ca khúc tiền chiến giá trị.

Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng như Ngàn thu áo tím, Lạnh lùng, Bạn lòng, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang, Ngỡ ngàng... Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc... Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.

Ông cũng tham gia viết nhạc phim, một vài phim có tiếng như Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối, Người tình không chân dung, Sau giờ giới nghiêm, Bão tình. Với nhạc trong bộ phim Triệu phú bất đắc dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa trong năm 1972 - 1973.

Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến. Bản cuối cùng của ông là Chiều rơi đó em. Năm 1992 Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ và qua đời ngày 16 tháng 7 năm 1998.

Tác phẩm
(Lời Hồ Đình Phương)
Bạn lòng
Bắc một nhịp cầu
Bên bờ đại dương
Chiều nhớ mẹ
Đầy bình minh
Gió mùa xuân tới
Gửi hương cho gió
Hai mối tình yêu
Hương yêu
Hương mùa thanh bình
Khúc hát mùa chiêm
Mộng ban đầu (thơ Hồ Đình Phương)
Mộng lành
Mộng đẹp ngày xanh
Mộng ngày hồi hương
Mùa lúa mới
Ngỡ ngàng
Nguồn mến yêu
Nhớ thương
Nhớ về Đà Lạt
Thuyền chờ
Tiễn bước sang ngang
Trăng lên
Trăng về
Tình đầu
Tình trăng
Khác
Bão tình (lời Duy Viêm)
Cánh hoa yêu (thơ Vĩnh Phúc)
Chiều tha hương (thơ Quách Đàm)
Ngàn thu áo tím (thơ Vĩnh Phúc)
Nhạc sầu tương tư (lời Hoàng Dương)
Nhịp võng ngày xanh (lời Thanh Nam)
Phút chia ly (lời Nguyễn Túc)
Thương về quê cha (thơ Vĩnh Tâm)
Vui cảnh mùa hè (lời Hoàng Dương)
Tự viết
Bẽ bàng
Bến mơ
Bên sông đưa người
Bơ vơ
Bóng trăng xưa
Buồn nhớ quê hương
Cánh hoa xưa
Châu Đốc miền quê yêu
Chiều mưa
Chiều mưa nhớ Bắc
Chiều rơi đó em
Chiều về thôn xưa
Chiều vũng tàu
Đêm trăng
Đêm về
Đẹp giấc mơ hoa
Dừng bước giang hồ
Đường về
Đường về dĩ vãng
Em còn nhớ không em
Gió lạnh chiều đông
Hai phương trời cách biệt
Hẹn gió xuân về
Hình ảnh quê xưa
Hoa xuân
Hồn thanh niên
Hương đời đẹp tươi
Hương mộc lan
Khóc biệt kinh kỳ
Khúc ca màu xanh
Khúc đàn tâm
Khúc nhạc xuân
Khúc tình ca ngày cưới
Lá rụng
Lạnh lùng
Mộng cô đơn
Mộng đẹp tình xuân
Một người lên xe hoa
Một nụ Cười
Một thuở yêu đàn
Mùa hoa thắm
Người đi chưa về
Người tình không chân dung (Anh là ai)
Nhặt lá vàng
Nhớ hoài
Nhớ thương
Say say say
Thôi đừng lưu luyến em ơi
Thu qua
Tiếng đàn tôi
Tiếng lòng
Tìm lại hương yêu
Tìm một ánh sao
Tình thơ mộng
Tôi vẫn yêu hoa màu tím
Trang nhật ký
Trăng sầu viễn xứ
Vào mộng
Vui cảnh xây đời

(Nguồn Wikipedia)

thylan
13-05-2015, 04:07 PM
Nhớ “vua tango” Hoàng Trọng

Nhạc sĩ Hoàng Trọng là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc miền Nam trước năm 1975. Ông đã ra đi cách đây 15 năm, nhưng cái danh hiệu “vua tango” và những ca khúc để đời của ông vẫn còn mãi với thời gian.

Dừng Bước Giang Hồ - Hoàng Trọng - Tiếng hát Trần Thái Hòa

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dung-buoc-giang-ho-tran-thai-hoa.7WkznG0dH5.html

Thuở niên thiếu, hằng đêm chúng tôi vẫn ngồi quanh các anh lớn tuổi hơn, nghe họ “song tấu” bằng 2 cây đàn guitar: một cây chạy ngón (lead), một cây đệm hợp âm (accord). Bản nhạc mà các anh thường chơi nhất (và chơi hay nhất) là Dừng bước giang hồ. Dạo ấy chúng tôi cứ nghĩ đây là một bản nhạc nước ngoài, sau này mới biết là do nhạc sĩ Hoàng Trọng sáng tác. Một niềm tự hào tràn ngập.

Nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922 - 1998) tên thật là Hoàng Trung Trọng, là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc cùng thời với các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát... Ông viết nhạc phẩm đầu tay Đêm trăng năm 1938. Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại rằng thời ông đi hát lưu diễn trong Đoàn xiếc Đức Huy - Charler Miều, ngoài bản nhạc Buồn tàn thu của Văn Cao, ông còn rất thích hát bản Tiếng đàn ai của Hoàng Trọng - đó là một trong những bản được viết theo điệu tango đầu tiên của tân nhạc Việt Nam, chính ca khúc này đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ Phạm Duy viết bản Tiếng đàn tôi sau này. Những thập niên 40, 50 của thế kỷ trước, điệu tango còn khá xa lạ với giới thưởng ngoạn, chính Hoàng Trọng đã nâng điệu nhạc này lên đỉnh cao nghệ thuật với hàng loạt ca khúc: Phút chia ly, Gió mùa xuân tới, Nhạc sầu tương tư, Mộng đẹp ngày xanh, Một thuở yêu đàn, Lạnh lùng, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang…


Nhân ngày giỗ lần thứ 15 của nhạc sĩ Hoàng Trọng, đêm nhạc hai thế hệ với chủ đề Đường về dĩ vãng - Dù tình yêu đã mất do nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô tổ chức lúc 20 giờ tối nay (18.7) tại Nhà hát Tây Đô (TP.Cần Thơ) với sự góp mặt của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, các ca sĩ: Ánh Tuyết, Diệu Hiền, Khang Duy, Quý Bình, Nguyễn Đan...

Một vinh dự mà không phải nhạc sĩ đương thời nào cũng có được là ông được anh em trong giới đồng lòng tôn vinh là “vua tango”. Người viết đã từng gặp gỡ nữ danh ca một thời vang bóng Mộc Lan, bà cho biết tất cả những bản tango của Hoàng Trọng đều do bà hát đầu tiên... Tìm hiểu cuộc sống của nhạc sĩ Hoàng Trọng, chúng tôi biết rằng vì một lý do nào đó mà ông dắt 3 người con (Hoàng Nhạc Đô, Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La) cùng một người em gái ruột từ miền Bắc vào Nam. Từ đó ông sống cảnh “gà trống nuôi con” cho đến lúc các con đã trưởng thành.

Được xưng tụng “vua tango” là một vinh dự lớn. Nhưng đừng tưởng Hoàng Trọng chỉ thành công với thể điệu này. Nếu thế lại là một bất công khác đối với tài năng, và những cống hiến giá trị khác của nhạc sĩ Hoàng Trọng, bởi bên cạnh những ca khúc được coi là tuyệt vời với điệu tango, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng có những ca khúc bất hủ lưu truyền tới hôm nay được viết bằng những thể điệu khác như Ngàn thu áo tím (điệu valse - nhạc Hoàng Trọng, lời Vĩnh Phúc), hoặc như bài Dừng bước giang hồ (điệu pasoble - nhạc Hoàng Trọng, lời Quang Khải).

Sẽ là thiếu sót, nếu nhắc đến Hoàng Trọng mà không nói đến ban Tiếng Tơ Đồng - một ban hợp xướng do nhạc sĩ Hoàng Trọng thành lập năm 1967 và đích thân chỉ huy. Ban nhạc quy tụ khoảng 40 ca nhạc sĩ rất “cứng cựa” chuyên biểu diễn trên đài phát thanh và băng tần 9 đài truyền hình miền Nam. Tiếng Tơ Đồng cũng đã góp phần tạo dựng nhiều giọng ca tên tuổi, đồng thời đưa nhiều sáng tác của các nhạc sĩ đương thời lên đỉnh cao nghệ thuật. Chính nhạc sĩ Thanh Sơn (tác giả Nỗi buồn hoa phượng), trước khi thành nhạc sĩ cũng đã đầu quân về hát trong ban Tiếng Tơ Đồng.

Thanh Niên online - Hà Đình Nguyên

thylan
13-05-2015, 06:21 PM
Tuyển tập những bài hát hay nhất của nhạc sĩ Hoàng Trọng

Tuyển tập những bài hát hay nhất của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Hoàng Trọng không chỉ nổi danh với những bài nhạc tango mà ông còn sáng tác Valse, Bolero và đều rất tuyệt

http://nhacso.net/nghe-playlist/vua-tango-hoang-trong.WVtUU0FW.html

thylan
13-05-2015, 06:26 PM
ĐÊM TƯỞNG NHỚ Cố Nhạc Sĩ HOÀNG TRỌNG (năm thứ 12) do con trai Hòang Nhạc Đô và ATB tổ chức tại Phòng trà ATB TP HCM.(nghệ sĩ Ánh Tuyết)

https://www.youtube.com/watch?v=xljaiVjzBGY

thylan
13-05-2015, 06:28 PM
Nhớ Về Hoàng Trọng với tiếng hát Thu Tâm

https://www.youtube.com/watch?v=ggwITVE9hDY

thylan
13-05-2015, 06:30 PM
Nhớ Về Hoàng Trọng Năm Thứ 16

https://www.youtube.com/watch?v=uECnNeDJW10

thylan
13-05-2015, 06:44 PM
Nhớ về NS Hoàng Trọng năm thứ 14

http://www.dailymotion.com/video/xsiip5_t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BB%9B-c%E1%BB%91-nh%E1%BA%A1c-si-hoang-tr%E1%BB%8Dng-nam-th%E1%BB%A9-14_music

thylan
13-05-2015, 07:05 PM
SỰ RA ĐỜI CỦA BÀI HÁT "Nhớ Về Đà Lạt" "Ngỡ Ngàng" "Tiễn bước sang ngang" CỦA NS HOÀNG TRỌNG

Tiễn Bước Sang Ngang - Hoàng Trọng - Tiếng hát Khánh ly
http://www.alonhac.net/bai-hat/tien-buoc-sang-ngang-khanh-ly/F6gc.html

Ngỡ Ngàng - Hoàng Trọng - Tiếng hát Anh Khoa
celEaXPOSOc
Nhớ Về Đà Lạt - Hoàng Trọng - Tiếng hát Tâm Hảo
I9266ThfFaU

Phần lời gốc của Tiễn bước sang ngang:

Biết đến bao giờ
Gặp lại người em thời ấu thơ
Để đón tin mừng
Từ ngày thuyền xuân về bến mơ
Thì phút giờ đây
Gặp mùa áo cưới nở hoa
Quà nghèo chỉ có bài ca
Tặng nàng trước khi lìa xa

Hết ấu thơ rồi
Cửa đời mừng em đẹp lứa đôi
Gắng sức theo chồng
Vợ hiền là trăng rằm sáng soi
Hạnh phúc tròn tươi
Nào cần nếp sống nhàn vui
Mà làmái ấm tình đôi
Một lòng mến thương nhau hoài

ĐK: Mái ấm che tình đôi
Ấm như nắng quê hương
Đang soi mùa gặt mới
Góp sức xây ngày mai
Gắng vui bằng hôm nay
Vui như rượu hồng môi


Tiếng hát thay quà
Tặng mừng thuyền em gặp bến qua
Nếu có khi nào
Chạnh lòng còn trông về chốn xưa
Thì nhớ đừng quên
Ngày này với những lời ca
Cùng chồng gắn bó đời hoa
Rồi ngàn ý xuân chan hòa

Để hiểu vì sao ca khúc này ra đời, chúng ta cùng nghe chính tác giả Hoàng Trọng kể về lịch sử một số bài hát trên đài phát thanh: "Tiếp theo đây tôi xin giới thiệu cùng quý vị một ca khúc của tôi, viết từ năm 1957 tại Đà Lạt, với tựa đề Nhớ Về Đà Lạt. Hồi đó, tôi vẫn ở trong cảnh "gà trống nuôi 3 con". Cứ mỗi khi Tết đến, tôi không muốn ở nhà vì phải "đóng bộ" đi chúc Tết họ hàng của đại gia đình tôi, nên cứ phải đi du lịch đây đó cho biết cảnh đẹp của đất nước. Khi thì tôi đi một mình, khi thì đi với mấy đứa con, khi thì đi với bạn bè. Kỳ này, tôi đi một mình và chọn Đà Lạt là nơi có nhiều phong cảnh hữu tình nhất của miền Nam.
Một hôm đang ngồi ăn ở một nơi gần chợ Đà Lạt thì gặp một cô bé xinh xinh ngồi ăn với gia đình ở một bàn gần chỗ tôi ngồi. Cô ngó tôi hoài và sau đó không biết đã bàn gì với ông bố và cô đã từ từ sang bàn tôi và lễ phép hỏi có phải tôi là nhạc sĩ Hoàng Trọng ở Đài Phát Thanh không? Tôi gật đầu: "Vâng". Nàng bèn nói:" Ba em mời nhạc sĩ sang cùng bàn để nói chuyện cho vui, vì thấy nhạc sĩ đi có một mình và sao buồn thế!". Tôi đã sang bàn gia đình nàng và sau đó đuợc biết Ông thân sinh ra nàng là một nhà trí thức lớn và cũng là một chính trị gia nổi tiếng của Sài Gòn! Ông có ý muốn mời tôi khi nào về Sài Gòn thỉnh thoảng ghé thăm Ông và nếu có thể được, dạy con Ông hát và đàn guitar. Tôi cũng nhận lời ông trước mặt người đẹp nhưng sau khi về Sài Gòn tôi bận liên miên.
Vài ba tháng sau tôi mới đến thăm ông và mong gặp lại nàng sau nhiều giấc mơ về nàng. Lúc đó, tôi biết nàng sắp thành hôn với một người bạn đồng nghiệp của tôi... Thật là vỡ mộng! Và chuyện này tôi cũng chỉ nói lại với bạn Hồ Đình Phương, người viết lời cho bản nhạc Nhớ Về Đà Lạt của tôi. Và sau đó, bản nhạc Ngỡ Ngàng và Tiễn Bước Sang Ngang cũng được thành hình và kỷ niệm cho đến bây giờ ..."

Thy Lan ST và giới thiệu

thylan
25-05-2015, 03:55 PM
Hai bài Tango của Hoàng Trọng
MỘNG LÀNH và HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT - Phạm Ngọc Lân đàn và hát

TI1HDMLAPbg

thylan
27-12-2016, 07:59 PM
Chúng ta cùng nghe một chàng trai thuộc thế hệ 7x được sinh ra và lớn lên tại thành phố Hải Phòng viết về những cảm nhận âm nhạc của một số thanh niên miền Bắc và những điều anh biết và viết về Nhạc sĩ Hoàng Trọng - Ông hoàng tango như thế nào?

"Thế hệ thanh niên 7x của Hải Phòng, Hà Nội những năm 1985-1990 đều có thú vui chép sổ bài hát. Họ chép những bài hát gì trong đó? Tôi xem mót được rất nhiều cuốn sổ chépnhạc của anh trai tôi và bạn bè của anh, tôi thấy nó thường như thế này: Thu quyến rũ, Tình nghệ sỹ, Chiều mưa biên giới, Đời tôi cô đơn, Hai phương trời cách biệt... Bạn nào ảo hơn thì hì hụi tô màu, kẻ chữ Thiên Thai, Buồn tàn thu, Tiếng xưa... Gần như không có bạn thanh niên nào có nhu cầu nắn nót chép sổ thơ – nhạc những ca khúc Cao cao bên cửa sổ, Bài ca hy vọng... Vì sao thì tự hiểu ha, bọn học trò ngày ấy còn hồn nhiên, lãng mạn, có hơi hướm giang hồ tí xíu nên rất ướt át và còn trọng thơ – nhạc. Bây giờ thì hơi buồn, người trẻ không còn mấy ai có nhu cầu nắn nót chép dòng thơ, bản nhạc vào cuốnsổ đầu đời nữa.

Nói thẳng ra là nhạc vàng và nhạc tiền chiến nhào nặn lên tâm hồn của rất nhiều thanh niên Việt Nam ngày ấy. Sẽ có người nói là hồi đó chưa có Internet... nên các bạn chỉ biết nghe mấy thứ quê mùa đó... Xin lỗi các bạn ý, là để hiểu cho thấu đáo cái hay, cái đẹp của tinh hoa, vănhóa nước mình - có nghe cả đời cũng không hết. Khôngcó nền tảng và lòng tự tôn tối thiểu về bản ngã, dòng máu của mình, thì có vọng ngoại cũng chỉ là vọngngu, tạo nên một thế hệ nô dịch hàng hóa cho nước ngoài. Tiến sỹ Alan Phan viết trên Esquire số 6 (ra ngày28-8) cũng chia sẻ rằng ông thấy buồn vì bọn trẻ con không còn thả diều trên đồng cỏ, thay vào đó chúng giam mình trong nhà tù công nghệ.

Có một nghịch lý là khi mọi thứ quá dễ để tiếp cận vì có internet thì nền tảng văn hóa của thanh niên có xu hướng xuống dốc thấy rõ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở toàn thế giới. Nói chuyện với chị Hà Trần, chị nói một câu thế này: “Thần tượng do công chúng tạo nên. Thần tượng trông “thường thường” thì phản ánh dân chí thấp, vậy thôi!”.

Bàn chuyện thời nay dễ mất cảm hứng nên quay lại tán chuyện xưa tiếp. Bất cứ ai có bố mẹ, ông bà mê văn nghệ ngoài Bắc, đều từng nghe các bậc lão thành nhà mình “ngâm nga” một ca khúc có tên là Giã từ:

Biết đến bao giờ gặp lại cô em thời ấu thơ
Để báo tin rằng cuộc đời từ nay đã khác xưa
Một phút gần nhau rồi tình mãi mãi lìa xa
Quà nghèo chỉ có lờ ica
Tặng nàng trước khi từ giã
Hết ấu thơ rồi lại gặp em trong tiệc cưới đây
Thoáng nét môi cười rượu nồng và bao cặp mắt say
Đàn hãy nồng say mừng nàng hát khúc tình ca
Quà nghèo chỉ có lời ca
Tặng nàng trước khi giã từ

Bài này sau 1975 rất được lòng giới học sinh nên sổ bài hát của ai cũng có chép. Câu chuyện về ca khúc này rất vui, vì những năm đầu 1960, thanh niên miền Bắc chắc mẩm bài hát này là tình ca Liên Xô. Bài hát được truyền miệng rộng rãi, (giống như Tuổi hồng thơ ngâyvậy), sau này được ký âm trên văn bản giấy, để cho dễ lưu thông nên nó phải được xuất xưởng từ CCCP. Ca khúc này trở thành bài hát chia tay người yêu để ra chiến trường nên càng nổi tiếng tợn. Rất may là đến thời bình, một nhà phê bình âm nhạc hiếm hoi của Việt Nam là ông Thụy Kha (tôi nói là hiếm hoi vì ông không chỉ phê bình suông mà còn có tâm, có tài và biết trọng nghệ thuật) đã ghi lại một chuyện như sau: “Những chuyên gia quân sự Liên Xô còn ở Việt Nam, có những người đã tập hát “Giã từ” bằng tiếng Việt một cách thích thú và nghĩ rằng bài hát nước mình được dịch ra tiếng bạn hay quá. Mãi đến thời mở cửa, khi tôi mở “chiến dịch” nghiên cứu các “đại ca tiềnchiến” thì mới té ngửa ra rằng, bài hát trên chính làmột đoạn đầu một bản tango mang tên “Tiễn bướcsang ngang” của tác giả Hoàng Trọng viết tại Sài Gòn năm 1959. Chỉ có điều ca từ đã được thay bằng ca từ có vẻ thời đại hơn ca từ của chính tác giả tuy các câu mở đầu đều được giữ nguyên. Bài này phần lời của Hồ Đình Chương. Bởi thế, Hoàng Trọng trở thành một ẩn số ấn tượng trong dự định tìm hiểu của tôi. Đến bây giờ, khi tôi gặp chính con trai tác giả –nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô tại thành phố Cần Thơ thì ẩn số đã được giải. Hoàng Trọng hiện ra giữa lịch sử Tân nhạc Việt Nam như một “ông vua” của tiết điệu Tango – một điệu nhảy của người Mỹ Latinh, đã dunhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX”.

Phần lời gốc của Tiễn bước sangngang:

Biết đếnbao giờ
Gặp lại người em thời ấu thơ
Để đóntin mừng
Từ ngày thuyền xuân về bến mơ
Thì phútgiờ đây
Gặp mùa áo cưới nở hoa
Quà nghèo chỉcó bài ca
Tặng nàng trước khi lìa xa

Hết ấuthơ rồi
Cửa đời mừng em đẹp lứa đôi
Gắngsức theo chồng
Vợ hiền là trăng rằm sáng soi
Hạnh phúc tròn tươi
Nào cần nếp sống nhàn vui
Mà làmái ấm tình đôi
Một lòng mến thương nhau hoài

ĐK:Mái ấm che tình đôi
Ấm như nắng quê hương
Đangsoi mùa gặt mới
Góp sức xây ngày mai
Gắng vuibằng hôm nay
Vui như rượu hồng môi


Tiếnghát thay quà
Tặng mừng thuyền em gặp bến qua
Nếucó khi nào
Chạnh lòng còn trông về chốn xưa
Thìnhớ đừng quên
Ngày này với những lời ca
Cùngchồng gắn bó đời hoa
Rồi ngàn ý xuân chan hòa

Để hiểu vì sao ca khúc này ra đời, chúng ta cùng nghe chínhtác giả Hoàng Trọng kể về lịch sử một số bài hát trên đài phát thanh: "Tiếp theo đây tôi xin giới thiệu cùng quý vị một ca khúc củatôi, viết từ năm 1957 tại Đà Lạt, với tựa đề Nhớ Về Đà Lạt. Hồi đó, tôi vẫn ở trong cảnh "gà trống nuôi 3 con". Cứ mỗi khi Tết đến, tôi không muốn ở nhà vì phải "đóng bộ" đi chúc Tết họ hàng của đại gia đình tôi, nên cứ phải đi du lịch đây đó cho biết cảnh đẹp của đất nước. Khi thì tôi đi một mình, khi thì đi với mấy đứa con, khi thì đi với bạn bè. Kỳ này, tôi đi một mình và chọn Đà Lạt là nơi có nhiều phong cảnh hữu tình nhất của miền Nam.
Một hôm đang ngồi ăn ở một nơi gần chợ Đà Lạt thì gặp một cô bé xinh xinh ngồi ăn với gia đình ở một bàn gần chỗ tôi ngồi. Cô ngó tôi hoài và sau đó không biết đã bàn gì với ông bố và cô đã từ từ sang bàn tôi và lễ phép hỏi có phải tôi là nhạc sĩ Hoàng Trọng ở Đài Phát Thanh không? Tôi gật đầu: "Vâng". Nàng bèn nói:" Ba em mời nhạc sĩ sang cùng bàn để nói chuyện cho vui, vì thấy nhạc sĩ đi có một mình và sao buồn thế!". Tôi đã sang bàn gia đình nàng và sau đó đuợc biết Ông thân sinh ra nàng là một nhà trí thức lớn và cũng là một chính trị gia nổi tiếng của Sài Gòn! Ông có ý muốn mời tôi khi nào về Sài Gòn thỉnh thoảng ghé thăm Ông và nếu có thể được, dạy con Ông hát và đàn guitar. Tôi cũng nhận lời ông trước mặt người đẹp nhưng sau khi về Sài Gòn tôi bận liên miên.
Vài ba tháng sau tôi mới đến thăm ông và mong gặp lại nàng sau nhiều giấc mơ về nàng. Lúc đó, tôi biết nàng sắp thành hôn với một người bạn đồng nghiệp của tôi... Thật là vỡ mộng! Và chuyện này tôi cũng chỉ nói lại với bạn Hồ Đình Phương, người viết lời cho bảnnhạc Nhớ Về Đà Lạt của tôi. Và sau đó, bản nhạc Ngỡ Ngàng và Tiễn Bước Sang Ngang cũng được thành hình và kỷ niệm cho đến bây giờ ..."

Nhạc sĩ Hoàng Trọng là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ươmmầm cho nền nhạc Việt cũng các đại tác giả Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, La Hối... Những năm đầu 1930 đến 1940, khi giới sành nhạc nhất tại Việt Nam cũng chỉ biết về nhạc cổ điển hay âm thanh của những bản chanson Pháp quốc, chính nhạc sỹ HoàngTrọng đã nâng Tango (lúc ấy còn xa lạ với công chúng) đến đỉnh cao của giai điệu này tại Việt Nam.

Ngày tôi còn bé, có lần ông anh tôi mang về một tập nhạc, trong đó có bản Dừng bước giang hồ của nhạc sỹ Hoàng Trọng. Tôi rất khoái mỗi khi ông anh cầm guitar hát nghêu ngao bài này mà nói thật là không hay cho lắm. Tôi thích vì cái tiết tấu dập dồn Paso nó đưa đẩy và như cuốn người ta ra khỏi thực tại. Tuy nhiên, tôi thích nhạc tango của ông Hoàng Trọng hơn, không biết từ lúc nào, có lẽ vì nó buồn. Hồi bố mẹ tôi học khiêu vũ, mẹ mua một cuốn băng cát-sét toàn những ca khúc nhạc tango nổi tiếng của Việt Nam, mỗi khi ở nhà một mình tôi hay lén mở nghe trên cái radio National của ông ngoại. Bốmẹ tôi thích nhảy tango, Valse vì âm nhạc dập dìu, saysưa, nhảy rất thích. Bản thân tôi lại thấy tango, valse thật buồn, nó như ánh đèn màu vũ trường ngày xưa, huy hoàng, rực rỡ thoáng qua rất nhanh và những khoảng lặng như ngõ tối không đèn lại phủ lấp...

Trước khi gặp Thúy Miêu, tôi thích nhất ca khúc Hai Phương Trời Cách Biệt của Hoàng Trọng. Từ ca từ đến giai điệu là sự kết nối hoàn mỹ, người ta chỉ còn thấy lâng lâng, dẫu bạn đang buồn hay vui thì khoảnh khắc nghe ca khúc này, bạn chỉ thấy sự diệu vợi của âm nhạc. Cónhững nét nhạc đi vào cõi bất tử: “Ánh nắng chiều thoáng phai rồi / Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi / Nhớ mãi nhớ muôn đời / Một chiều em khóctrong hồn tôi / Góp hết lại những câu thề / Trả lại cho nhau lúc chia ly / Cố nuốt bao nhiêu lệ / Nhìn theo duyên kiếp đi không về…”.

Sau này, khi tôi tặng Miêu băng nhạc Tơ vàng với tiếng hát của cô Thái Thanh, người yêu tôi đã khóc trên vai tôi khi nghe bản Ngàn thu áo tím. Ngày đó, tôi còn làm Miêu buồn nhiều lắm và cho đến tận bây giờ đôi khi tôi vẫn làm nàng rất buồn. Mỗi khi nghe lại bản Ngàn Thu áo tím, tôi lại nhớ đến những giọt nước mắt của vợ ngày nào, chẳng có gì khiến tôi buồn hơn điều đó.“Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím / Ngày xưa vô tư em sốngtrong trìu mến / Chiều xuống áo tím thường thướt tha /Bước trên đường gấm hoa / Ngắm mây chiều lướt xa /Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím / Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến / Trời đã rét mướt cùng gió mưa/ Khóc anh chiều tiễn đưa / Thế thôi tàn giấc mơ (…)Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ / Mà sao anh đi đi mãi không về nữa / Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ / Khóc trong chiều gió mưa / Khóc thương hình bóng xưa / Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím / Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím / Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau / Tháng năm càng lướt mau / Biết bao giờ thấy nhau…”

Một bản valse mà tôi sẽ không bao giờ quên vì nó nhuốm những giọt lệ của người tôi yêu, cho cuộc tình của nàng vàtôi.

Khi nhạc sỹ mất, giáo sư dương cầm, nữ ca sĩ Quỳnh Giao có một bài viết miêu tả Ông Hoàng Tango rất hay: Hoàng Trọng: Người Nhạc Sĩ Chân Thành (7-1998). Bài viết kể lại những kỷ niệm của tác giả khi nhỏ, được tham gia trong chương trình “Tiếng Tơ Đồng” của nhạc sỹ Hoàng Trọng trên đài phát thanh Saigon, trước 1975:

“Người nhạc trưởng đang điều khiển dàn nhạc. Hai hàng lệ làm nhoè mắt ông khiến ông không nhìn rõ được dòng nhạc. Nhưng ông có cần nhìn rõ đâu, bởi nó-dòng nhạc- có trong ông đã lâu lắm rồi, nó là xương là máu của ông mà!... Những người nhạc sĩ đang cắmcúi đàn, đều là những người đã làm việc với ôngtừ hơn hai thập niên trước, có người là bạn của ông từ nửa thế kỷ qua. Người ngồi dương cầm là nhạc sư Nghiêm Phú Phi, cộng tác với Hoàng Trọng từ bao lâu rồi nhỉ, có lẽ là từ khi mới du học bên Pháp về, vào đầu thập niên 50. Nơi hàng ghế đầu của dàn violons có Đan Thọ, bạn của ông từ ngày ở ngoài Bắc,trong ban nhạc Bảo An, người đã trình tấu những đoạnad-lib có phong điệu tzigane bất hủ cho nhưng bài tangotrác tuyệt của Hoàng Trọng. Tiếng đàn Đan Thọ vẫnnhư xưa: lả lướt mềm mại, nhưng khuôn mặt ông, cũngnhư của nhạc sĩ Hoàng Trọng, đã đầy nếp nhăn...
Hai người ca sĩ nhìn về phía khán giả, tức là quay lưng về phía dàn nhạc đang trình bầy song ca bản Lạnh Lùng, bài hát ông viết từ mùa Đông 1946. Đó là bài song ca ông soạn cho một nam và một nữ. Người nữ ca sĩ đang hát, nhìn về phía khán giả, nhưng không nhìn thấy gì trước mắt cả, mà chỉ thấy lại khung cảnh cũ, đã mấy chục năm qua. Nàng thấy lại phòng thu thanh nóng bức, đầy khói thuốc lá. Nàng nghe lại tiếng cười nói vui nhộn và thân mật của những người ca sĩ xung quanh, mà nàng gọi họ bằng cô, bằng chú. Ngày ấy nàng mới 16,17 thôi. Cô bé vừa chạy thục mạng gọi xích lô đến đài cho kịp giờ thu, trên áo dài trắng còn mang huy hiệu trường Gia Long. Cuốn sách nhạc nàng viết tay những bài hát mình yêu thích còn nằm trong cặp, để trên bàn...
…Ngay trang đầu tiên của tập nhạc là bài hát do người trưởng ban đề tặng: ‘tặng cháu bài chú viết từ mùa đông năm cháu vừa chào đời’. Nàng thíchlàm sao lời đề tặng! Vì nó cho thấy rõ sự ý nhị kín đáo mà lại đầy tình cảm của ông. Ông mà đề năm1946, thì cũng thường thôi, có phải không? Bài hát đó mang tên Lạnh Lùng... Không cần phải kể thêm, chắc độc giả đã đoán cô học trò đó chính là kẻ viết bài này...”.

Nếu bạn hay nghe những bản thu của trước 1975 của ban HoàngTrọng, bạn sẽ nhận ra tiếng vĩ cầm tuyệt đỉnh của nhạc sỹ Đan Thọ. Ban của ông còn có các nghệ sỹ tên tuổi như Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Xuân Tiên... Đi ngượcvề quá khứ xa hơn thì hồi còn ở ngoài Hà Nội nhữngnăm 1945, Hoàng Trọng lập nhóm nhạc Thiên Thai gồm cáctài danh như Đặng Thế Phong, Đan Thọ... và mở phòng trà ca nhạc cũng lấy tên là Thiên Thai.

Thời xưa, các cô chú nghệ sỹ đều có ngoại hiệu. Ông Đoàn Chuẩn được mệnh danh là Vua lục huyền cầm / Vua slow còn Hoàng Trọng là Vua nhạc Tango. Hàng loạt tình khúc trên điệu Tango như: “Bóng trăngxưa” (1940), “Phút chia ly” (1948), “Đường về”(1950), “Bên sông đưa người” (1951).

Theo ông Thụy Kha: “Chính cái tham vọng tiếp tục dòng nhạc Tango này mà Hoàng Trọng phải di cư vào Nam. Tất nhiên, nhạc sỹ Hoàng Trọng không chỉ thành công với Tango mà còn trên nhiều giai điệu khác như bolero, valse...Sau 1975, Hoàng Trọng lui về ẩn dật, dạy nhạc tại gia ở chợ Cầu Muối, quận 1, Sài Gòn. Với hoàn cảnh khó khăn thời bấy giờ cộng với nỗi buồn nhớ hai con Fa,La bên nước ngoài. Ông chiều ý cho các con bảo lãnh điMỹ năm 1990. Ông từ trần vào chính Ngọ ngày 17/7/1998 sau khi chỉ huy giàn nhạc giao hưởng Tiếng Tơ Đồng kỷ niệm 60 năm âm nhạc Hoàng Trọng tại San Jose California vì bệnh tim. Ông để lại đời trên 200 ca khúc đã xuất bản thịnh hành trong và ngoài nước cùng những bài hợp xướng đã từng trình diễn trong ban nhạc Tây Hồ và Tiếng Tơ Đồng của ông. Ông thọ 77 tuổi. Tập nhạc tuyển “Một đời còn lại” của ông do con trai ông là nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô tuyển chọn xuất bản trên 100 ca khúc như tổng kết lại một vận hội say mê sáng tạo âm nhạc của Hoàng Trọng (1938 – 1998) với rất nhiều đóng góp trong ngôn ngữ và cấu trúc, đặc biệt là với tiết điệu Tango. Có thể nhận ra ở đó những cung bậc tình cảm mà ông đã gửi gắm suốt cuộc đời không ít sóng gió. Cuộc đời đã đưa ông trở thành một tên tuổi trong lịch sử Tân nhạc Việt. Một tên tuổi đángđược ghi nhận và đáng nhớ mãi mãi”.

Khôngthể liệt kê hết những chặng đường mà nhạc sỹ Hoàng Trọng đã đi qua vì quá nhiều, tôi chỉ viết về những ca khúc của ông có dấu ấn đặc biệt với mình và một số trích dẫn từ những tác gia mà tôi kính phục.

Nếu một lúc nào đó bạn vô tình nghe khúc tango Ánh nắng chiều thoáng phai rồi / Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi xin dành một khoảnh khắc nhớ về người nhạc sỹ tài hoa đã mang đến cho chúng ta quá nhiều những giai điệu đẹp - Hoàng Trọng."

Nguyễn Hậu