PDA

Xem phiên bản đầy đủ : VĂN XUÔI - Truyen



Truyen
27-06-2015, 10:03 PM
http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/uploads/news/nguyen-thanh-truyen_1.jpg

Tác giả Nguyễn Thanh Truyền

- Sinh ngày 12 tháng 11 năm 1981, tại Đức Tùng – Đức Thọ - Hà Tĩnh.
- Nơi công tác hiện nay: THCS Hoàng Xuân Hãn – Đức Thọ - Hà Tĩnh.
- Trình độ chuyên môn: Đại học.
- Năm vào Hội địa phương: 2013; Chuyên ngành Lý luận phê bình.
- Ngày vào Đảng: 19 – 04 – 2005.
- Điện thoại: 0983834861. Email: nthanhtruyen@gmail.com
- Tác phẩm: Nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương.
- Giải thưởng: Giải Nhì cuộc thi Bình ca dao của tạp chí Thế giới trong ta năm 2005 (tác phẩm “Rất sâu và rất sắc”); Giải Ba cuộc thi Bình ca dao của tạp chí Thế giới trong ta năm 2006 (tác phẩm “Cuộc tương ngộ của hai tấm lòng biết yêu thương”).

Nguồn http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/...nh-Truyen-554/ (http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/vi/news/Chan-dung-Van-nghe-si/Tac-gia-Nguyen-Thanh-Truyen-554/)

Truyen
27-06-2015, 10:16 PM
Âm hưởng của một thiên tráng ca


(Đọc lại Đất nước của Nguyễn Đình Thi)


1. Đối với lĩnh vực nghệ thuật nào cũng để lại những dấu ấn, nhưng nhắc đến nghệ sĩ đa tài Nguyễn Đình Thi, nhiều người thừa nhận ông là cây bút sinh ra để làm thơ và soạn nhạc. Chỉ hai bài hát để lại, Nguyễn Đình Thi thử thách tài năng thanh nhạc của biết bao nghệ sĩ đời sau. Với sự nghiệp thơ ca, Nguyễn Đình Thi tạo nên một phong cách thơ không thể lẫn. Nhạc của ông giàu chất thơ, thơ của ông lại dựa vào chất nhạc của tâm hồn – một tâm hồn sớm hòa nhịp, gắn bó với đất nước, nhân dân. Đọc “Đất nước” – một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông – chúng ta gặp lại trong âm hưởng trầm hùng của một thiên tráng ca nhiều cung bậc cảm xúc làm sống lại những thời khắc lịch sử không thể nào quên.

http://www.baohatinh.vn/img/35/t35651.jpg
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi

2. Không phải không có lý khi có người gọi “Đất nước” là một thiên tráng ca được nén lại. Tác giả của những “Người Hà Nội”(âm nhạc), “Bài thơ Hắc Hải”(trường ca) hoàn toàn có thể bằng tài năng của mình tải những trải nghiệm, nghiền ngẫm như đã đúc kết trong bài thơ thành một bản trường ca tầm vóc với cấu trúc các chương: đất nước trong thu xưa man mác, đất nước trong thu nay sáng tươi, đất nước những năm đau thương chiến đấu chưa xa và đất nước của những ngày quật khởi chói lòa. Dồn nén thiên tráng ca trong hình thức một bài thơ trữ tình, Nguyễn Đình Thi kết những mảng tâm trạng nhiều bè tưởng như rời rạc kia bằng mạch tư tưởng, cảm xúc nội tại: quá trình say mê nhận thức, thấu hiểu và tự hào về đất nước.
Thiên tráng ca bắt đầu bằng bè trầm hoài niệm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới…”. Ký ức đồng hiện trực tiếp khi bắt gặp trong cái “mát trong” hiện tại những nét tương đồng. Thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Và con người ngập tràn cảm giác bồi hồi, xao xuyến. Cũng là một buổi sáng như hôm nay, “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” mà cảm nhận thật rõ “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Đó là cảm giác rất thật, rất riêng trong tâm hồn của một người gắn bó và rất yêu Hà Nội nhưng phải rời xa. Hà Nội với những khoảnh khắc vắng lạnh, trầm u kia phải chăng là những ngày thu lặng yên trước cơn bão kháng chiến trường kỳ từ 19/12/1946? Và có phải vì thế chăng mà trong rất nhiều quyết tâm, người ra đi cũng có chút gì xa xót bâng khuâng?! Cái bâng khuâng xa xót nhuốm màu tình riêng, đặt trong mạch vận động toàn bài, đã phác lên cái khí sắc buồn thương, ngậm ngùi của “nét mặt quê hương” một thuở.
Trở về hiện tại, chủ thể trữ tình trở về với tâm thế tự tin, khẳng định vững vàng một thực tế: “Mùa thu nay khác rồi”. Thu xưa đã thành quá vãng, “đã xa” bởi sự đổi thay hiện hữu ở “thu nay”. Đất trời mở ra khoáng đạt, mới mẻ, tinh khôi, mê say, phấp phới. Với vị thế mới và tư thế hiên ngang, giọng thơ thoát khỏi bè trầm, cất lên hào sảng, với nhịp dồn dập và lan tỏa: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm mát/ Những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Cái riêng đã hòa nhập vào cái chung tự bao giờ. Cảm giác mơ hồ bâng khuâng trong những sáng thu xưa đã không còn, thay vào đó là những cảm nhận rất rạch ròi, chắn chắn và sâu sắc: “Nước chúng ta/ Nước của những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về.” Không chỉ khẳng định quyền làm chủ, những câu thơ lắng trầm niềm xúc động thiêng liêng còn chứng minh mạch sống của giang sơn được trao truyền từ bao thế hệ.
Sức mạnh bền bỉ của truyền thống là nguồn cội làm nên vẻ đẹp hiền hòa, mới mẻ, đổi khác của đất nước trong “mùa thu nay”. Nhìn lại những năm đau thương chiến đấu chưa xa, càng thấy rõ, thấm thía và tự hào hơn về mạch sống mạnh mẽ ấy. Hai cung bậc hiền hòa và bất khuất ở các đoạn thơ trên bỗng hòa âm trong một khổ thơ cực kỳ ấn tượng: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều/ Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Đều là trải nghiệm thực tế của nhà thơ – chiến sĩ, hai câu trên thể hiện tình cảm công dân và hai câu dưới là tình yêu đôi lứa, nhưng trong một khổ thơ cái chung và cái riêng đã không còn tách bạch được nữa (Sự hòa quyện từng được Nguyễn Đình Thi diễn tả trong bài “Nhớ”: Anh yêu em như yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần). Cũng từ đây, những cái riêng đã thực sự hòa nhập vào cái chung, những hình ảnh cụ thể nhường chỗ cho những biểu tượng, những tình cảm cảm xúc vừa biểu hiện rất trầm tĩnh vừa có sự phấn khích cao độ. Nhịp thơ từ khổ thứ 7 ngày càng nhanh, dồn dập, sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng theo kiểu trùng điệp và tương phản, cùng với hệ thống ngôn từ mạnh mẽ như “ngời lên”, “bật lên”, “giằng”, “đè”, “lột”, “cháy rực”,… Tất cả làm hiện rõ hình ảnh một đất nước bất khuất, vùng lên giữa đau thương, máu lửa. Một đất nước mới mẻ và đầy sức sống: “Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng”. Hình ảnh những người áo vải chính là những anh hùng của thời đại.
Thiên tráng ca cuồn cuộn đi về đoạn cuối để rồi kết lại bằng những giai điệu vừa chắc khỏe, dữ dội vừa vang xa:“Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.Thể lục ngôn như dồn nén, hơi thơ như cuồn cuộn chuyển rung. Thực tế chiến trường Điện Biên Phủ đã ùa vào Nguyễn Đình Thi, cô kết lại thành một tượng đài sống động. Khí thế của đợt tổng công kích cuối cùng còn nguyên đó, trong những ngôn ngữ tươi ròng: rung trời, người lên như nước vỡ bờ, rũ bùn đứng dậy,… Những đau thương dồn nén đã bùng lên thành sức mạnh quật khởi: “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Cảm hứng, suy tưởng về đất nước hiền hòa mà mạnh mẽ, gian lao mà anh dũng, lam lũ mà quật cường,… đã được nhà thơ bộc lộ trọn vẹn. Đúng như ông từng phát biểu: “Cảm hứng chung của bài “Đất nước” vận động và phát triển theo hướng đi lên của cuộc kháng chiến rất gian khổ và ngày càng giành được thắng lợi”.
3. “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo, hoài thai từ hai bài thơ đã công bố trước đó gần chục năm trời (1948 - 1955), thể hiện tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và một tâm hồn sâu sắc, nhiều suy tư, trăn trở về đất nước, nhân dân. Kết hợp nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều bè mảng tâm trạng, bằng tài thơ và nhạc của mình, tác giả đã đem đến cho người đọc một thiên tráng ca bất hủ về nước Việt Nam thân yêu với âm hưởng trầm hùng, bung tỏa vẻ đẹp “hoành tráng và lộng lẫy” (chữ của Trịnh Thanh Sơn)!

NGUYỄN THANH TRUYỀN

Đăng trên Báo Hà Tĩnh Online: http://baohatinh.vn/news/van-hoc/am-huong-cua-mot-thien-trang-ca/70824

Truyen
27-06-2015, 10:22 PM
Một bài viết về Bác Giáp - đăng trên Hà Tĩnh Online

Về quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngay trong những giây phút bàng hoàng nhận tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam từ trần, chúng tôi hành hương về Lệ Thủy, Quảng Bình để dâng lên bàn thờ gia đình Cụ nén hương tưởng niệm con người được nhân dân Việt Nam và cả thế giới ngưỡng mộ, muôn vàn yêu kính.

http://www.baohatinh.vn/img/38/t38610.jpg
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1986) - Ảnh: TTXVNTrong màn sương thu buổi sớm từ Thành phố Vinh ngày kỉ niệm 50 năm thành lập, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng huyền thoại cứ thế tiếp nối. Giữa những câu chuyện là những khoảnh khắc mọi người lắng lại, nghĩ suy trong niềm tiếc thương vô hạn…
Đại tướng để lại cho dân tộc nhiều điều quý giá có giá trị vĩnh hằng. Một trong những bài học sâu sắc đó là đạo đức cách mạng trong sáng của một vị tướng lĩnh - trí thức thời đại Hồ Chí Minh. Tướng Giáp là con người sống có lí tưởng theo nghĩa đích thực của từ này. “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”, câu thơ Tố Hữu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thể dùng cho những trái tim người Việt bao ngày nay hướng về Tướng Giáp.
Đến đất Quảng Bình, dọc hai bên đường đi, những dấu vết của cơn bão số 10 vừa qua vẫn còn hiển hiện. Cây cối liêu xiêu, gãy cành trụi lá. Càng đi về phía Lệ Thủy, thấy càng nhiều hơn những thân cây to lớn gãy đổ. Ngấn lụt vẫn còn trên những rặng tre. Nhiều mái ngói, mái tôn, nhiều ngôi nhà còn xiêu theo hướng gió. Những ngày mưa bão, rồi lũ lụt, cả nước gọi “Quảng Bình ơi!”. Những ngày này, ba tiếng “Quảng Bình ơi!” nghe nghẹn ngào, nức nở. Cơn bão số 10 có phải là điềm báo cho quê hương Quảng Bình về nỗi mất mát này? Hay từ trong sâu thẳm, trái tim Đại tướng xót xa với quê hương bão lũ, niềm thương quê đã gọi Người về? Cũng mùa lụt, hơn trăm năm trước, Người cất tiếng khóc chào đời. Mùa lụt này 2013 “đời tuôn nước mắt” tiễn Người về đất mẹ…
http://www.baohatinh.vn/img/7/t7951.jpg
Một góc nhà Đại tướng ở quê. Ảnh: NSNA Trần HồngVề làng An Xá, chúng tôi đi bộ theo con đường nhỏ vào nhà lưu niệm Đại tướng. Dãy hàng rào xanh như làm dịu nắng trưa. Cánh cổng gỗ lợp tranh giản dị. Ngôi nhà xưa của Đại tướng, cây cối, mảnh vườn,… hiện rõ nét quê thuần Việt. Trước sân và vườn 2 nhà rạp đã được dựng lên đón tiếp đồng bào đến tưởng niệm. Bà con làng xóm, đồng bào gần xa, đại diện các cơ quan báo chí túc trực đưa tin ngồi kín cả mảnh sân. Chúng tôi dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, đứng trước bức ảnh Đại tướng mà rưng rưng xúc động. Bên cạnh, một bác cựu chiến binh nghẹn ngào khóc thương… Giữa nắng trưa, những đoàn người từ khắp nơi không ngừng về với ngôi nhà đơn sơ nơi làng An Xá. Ai cũng lặng lẽ, ngậm ngùi.
Chúng tôi ra vườn. Cơn bão số 10 vừa rồi làm gãy mấy thân cau và cây cối trong vườn. Mọi người đứng ngắm hình ảnh ngôi nhà nhỏ để lưu thật sâu vào kí ức. Từ mảnh đất giản dị và nghèo khó này đây đã sinh ra một con người kiệt xuất, làm chấn động địa cầu… Cũng qua trò chuyện về làng quê Đại tướng, chúng tôi được người dân Quảng Bình cho biết cụ Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa, xã Quảng Đông, Quảng Trạch.
http://www.baohatinh.vn/img/-201007/t-230700237.jpg (http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/gallery/1958/Le%20Thuy%20%28QB%29%20020.jpg)
Dòng sông Kiến Giang bình dị ở quê Đại tướng vẫn chảy muôn đời. Ảnh: Phạm Xuân NguyênĐã biết về nơi Người được sinh ra và lớn lên, ngưỡng mộ sự nghiệp và nhân cách của Người, chúng tôi muốn biết thêm về nơi Người an nghỉ. Trên đường về, xe chúng tôi ghé qua Vũng Chùa. Đi theo con đường đất đỏ, người quản lí khu vực này cho biết, đường phía trước chưa vào được, tuần sau tỉnh Quảng Bình sẽ làm đường đẹp để đón Cụ về. Trong cái mỉm cười của người con Quảng Bình chúng tôi vừa gặp như có lời mời, lời hẹn một dịp nào vào Vũng Chùa dâng hương lên mộ Cụ.
Giây phút xe dừng, chúng tôi nhìn lên dáng núi, lòng thầm nghĩ: Thật khó có nơi nào hợp với Người hơn! Anh bạn của chúng tôi nhắc đến câu sấm nổi tiếng của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với Nguyễn Hoàng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”… Chọn Vũng Chùa, là lựa chọn của một tầm nhìn kiệt xuất!
Nhìn lên dãy Hoành Sơn, chúng tôi nghĩ đến nỗi niềm nhớ nước thương nhà trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Trời đã ngả về chiều, chúng tôi quyết định không đi đường hầm mà đi đường đèo. Đứng ở Hoành Sơn Quan rêu phủ, nhớ câu ca xưa “Trèo đèo hai mái chân vân/ Người về Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình”… Lòng ngậm ngùi, nhìn về hai phía mờ sương, trong tâm tưởng chúng tôi vẫn in rõ hình ảnh bức chân dung cương nghị và nhân từ trên ban thờ và hình ảnh ngôi nhà thân thương của Đại tướng…

NGUYỄN THANH TRUYỀN


http://baohatinh.vn/news/chinh-tri/ve-que-dai-tuong-vo-nguyen-giap/72708