Nắng Xuân
25-08-2015, 03:09 PM
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/11035933_1119920274704841_986027514545088389_n.jpg ?oh=7f3c4d18bf01aa99b4b1c2f119e0d603&oe=5637CBD2&__gda__=1450955192_513ead3aca19d10320c8ba4635ae6c9 4
“NỢ NGU” HAY ‘TẤN TRÒ ĐỜI” Ở THỜI BAO CẤP
Bài “NỢ NGU” là một bài thơ tự sự viết theo hình thức Tứ cú đa khúc. Câu chuyện trong thơ là chuyện có thực xảy ra ở một cơ quan đương thời. Tác giả Trương Thị Von (Hương Lúa) có vẻ như chính là người trong cuộc nên chị thấu hiểu và mô tả nó cụ thể, tỉ mỉ hoàn cảnh, nguyên nhân nảy sinh vấn đề với ngòi bút châm biếm sắc sảo nhưng có chút chua cay. E rằng chị không chỉ là người quan sát mà còn là vai chính trong đoạn phim “tấn trò đời” mà chị khéo ghi hình.
Những người cán bộ công chức thời bao cấp quen sống giản dị chân thành bằng mồ hôi công sức của mình bỗng dưng bị ép phải tuân theo bọn sâu dân mọt nước, chuyên chèn ép cấp dưới đồng thời xu nịnh, bợ đỡ quan trên để mua cơ hội thăng quan tiến chức. Chúng “vẽ bóng, bán trâu” để lừa phỉnh hoặc dụ dỗ nhân viên nhằm thúc đẩy nạn nhân nhằm thực hiện âm mưu: “Suốt đời ta dám nợ ai đâu/ Mắc hợm quan trên thật khổ sầu/ Sếp bảo vay tiền đưa lãnh đạo/ Sau này quả trứng nở ra trâu”. Tác giả khéo léo chọn hình tượng so sánh kết hợp liên tưởng “Quả trứng >< con trâu” thật sáng tạo, sống động mà cũng pha chút hài hước. Quả thật ở đời có sự vô lý đến thế mà vẫn có người tưởng bở!
Có những nạn nhân khác thì bị sức ép do nhút nhát, cam chịu, nể nang mà “biểu quyết” theo đa số. Những nhân viên công chức quèn này có chút phân vân, nhưng rồi họ tự an ủi rằng có nhiều người cũng như họ, không nghe “sếp” thì biết có bị trù dập gì hay không? Theo số đông có thể an toàn hơn hoặc chí ít thì cũng có cảm giác như vậy: “Chủ trương kế hoạch cấp trên giao/ Phận dưới phải nghe, dám hỗn hào/ Thôi cứ người ta sao tớ vậy/ Lỡ chìm cả lũ. Chắc không sao”. Tư tưởng “người ta sao mình vậy” đã ăn rễ sâu trong số đông những người an phận, không muốn tranh đấu. Nực cười nhất là một chuyện làm sai pháp luật, trái với đạo làm người ấy lại được chỉ đạo từ trên xuống, là “Chủ trương” của một bộ máy và được “Kế hoạch” hóa một cách bài bản? Hãy lưu ý cách dùng từ ngữ của tác giả rất sâu sắc, tinh và khá thú vị.
Đã “đồng tâm” ký nợ thay cho quan thì “đồng tâm” chịu lãnh nợ thay là điều dễ hiểu bởi quan chính là người đại diện duy nhất? Quan là Chúa hay chính là người “thừa ủy nhiệm” hợp pháp của Chúa, xuống trần gian để quản lý tài sản của Chúa: “Tất cả đồng tâm ký giấy rồi/ Tiền thì Chúa nhận nợ đeo tôi/ Mỗi lăm lãi vốn chồng cao ngất/ Đến hạn, người vay dở khóc cười”. Chúa và quan đồng lõa với nhau để ăn cướp công khai mồ hôi, công sức của người lao động? Chữ “đồng tâm” chị dùng mang tính bi hài, bởi “dở khóc dở cười” tiếp nối phía sau như một tất yếu.
Còn có thể làm gì hơn được nữa! Người xưa đã dạy “Bút sa gà chết”, “Giấy trắng mực đen”, có trời giúp. Bút đã sa nhưng gà chưa chết thì những công chức kia đã khốn đốn: “Bây giờ quả thực rất lao đao/ Món nợ ngu kia trả thế nào/ Căn cứ giấy tờ vay đã ký/ Quan trên chiếu lệnh cắt hầu bao”. Họ bị cơ quan trừ nợ vào lương theo giấy vay nợ đã ký. Đồng lương đã ít, còn bị khấu trừ cả vốn lẫn lời, họ làm gì còn tiền lo cho gia đình, phụng dưỡng mẹ cha, nuôi dạy con… đây? “Chiếu tướng” còn có nước đỡ, còn “chiếu chỉ” thì quả hết đường “binh”. Tôi thích chữ “Chiếu” nhưng muốn thay “Cắt” bằng “Xiết” vì nghĩ sẽ chuẩn hơn trong tình huống này.
Thói đời là thế! Lũ ăn bẩn luôn “trắng da dài áo” bởi chúng làm ít, ăn nhiều. Chúng sông phè phỡn bởi chúng quen hớt mồ hôi người khác. “Ở đời có bốn cái ngu” thì những người dân đen thấp cổ, bé họng phải lãnh cái “NGU” số zdách: “Có ai học được chữ ngờ đâu/ Lãnh nợ - Cái ngu đứng top đầu/ “Ăn ốc”quan trên cười hỉ hả/ Đàn em “Đổ vỏ” mắt quầng sâu”. Chỉ một khổ thơ 28 chữ nhưng đã xuất hiện 3 thành ngữ “Ở đời ai học chữ ngờ”, “Bốn cái ngu” và “Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Khâm phục!
Thật oái oăm thay cái bánh mà quan tham vẽ ra khó tin thế nhưng vẫn nhiều người mù quáng! Khi sự việc đổ bể ra mới thấy đa số cán bộ trong cơ quan đều có dính nạn. Cái nạn “NỢ NGU” như cái “ách giữa đàng” tự dưng “quàng vào cổ”: “Hàng chục ngàn người chịu nợ ngu/ Than ôi! Tiền đẹp bỗng thành mù/ Sơ sơ mỗi vị dăm ba chục/ Ai nghĩ dùm xem có thể xù?” Họ phải gánh món nợ “Trời ơi” thật xót xa.
Những ông quan cậy quyền cậy thế làm liều thu lợi bất chấp tất cả rồi sẽ nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng những người cán bộ ở đây thì sao? Nếu có thể XÙ? Làm gì có chuyện ấy khi hàng tháng họ vẫn phải làm công ăn lương và lương được cắt trừ nợ dần trước khi họ nhận được. Nghỉ việc nên không khi đã mấy chục năm lăn lộn với nghề? Kiện tụng ư? “Con kiến mà kiện củ khoai” => “NỢ NGU” lỡ dại mòn vai kéo cày… Có thể “THẮNG” nhưng thời gian bao lâu? Khi “Chờ được vạ thì má đã sưng” bởi dính “Đòn thù”? Phải “Đến cửa quan” bao nhiêu bận? Thời gian “hầu tòa” kia lấy gì sinh sống? Hơn nữa đã có ông quan tham bên dưới chắc gì chẳng có “cây cao bóng cả” phía trên che chắn?... Rất nhiều câu hỏi chưa có đáp án.
Hương Lúa đã nêu lên một mâu thuẫn chua xót trong thực tiễn cuộc sống của những người công chức thiếu may mắn phải làm việc dưới quyền lũ quan tham. Câu chuyện chị kể bằng thơ rất logic theo diễn tiến từ TRIỆU CHỨNG đến NGUYÊN NHÂN rồi THẮT GÚT mà không GỠ. Chị không đưa ra hướng giải quyết mà dùng câu hỏi tu từ để kết thúc bài thơ gợi cho người đọc nhiều suy tư. Phong cách viết đơn giản nhưng chỉnh chu và tuân thủ luật thơ nghiêm khắc. Trong lịch sử văn học nước ta ở thời thơ mới, nữ sỹ T.T.Kh. đã từng rất thành công với thể thơ “Tứ cú đa khúc” giàu nhạc điệu, tiết tấu này.
Từ ngữ chị sử dụng trong thơ không cầu kỳ nhưng có chọn lọc những gam từ gần gũi trong cuộc sống cố tình pha trộn chút “HÀI” để giảm tính “BI” cho câu chuyện kể nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt tôi đánh giá cao việc tác giả đảo vần trong hầu hết các khổ thơ. Những thành ngữ xuất hiện liên tục có giá trị biểu cảm cao cũng là một trong những nét nghệ thuật đáng ghi nhận ở bài thơ này.
Tác giả Hương Lúa là cây bút hiện thực phê phán khá sắc trong CLB. Chị như con ong cần mẫn hút mật mang về tổ. Đôi khi tổ ong của chị ngẫu nhiên bị thiên tai hoặc có kẻ cố tình đang tâm hun khói… nhưng rồi sự siêng năng của chị đã chiến thắng mọi trở lực để tổ ong lại dâng đầy mật ngọt. Đây là một bài thơ rất hay! Nó chứa đựng cả tâm huyết, mồ hôi, nước mắt, nỗi đau… của chị. Dù không được chứng kiến hay nghe chị kể cặn kẽ về chuyện đời, nhưng qua bài thơ tôi đã đồng cảm và thấu hiểu phần nào những góc khuất cuộc đời của chị nói riêng và của nhiều phụ nữ công chức thời nay. Cám ơn chị về vốn sống và những bài thơ hay, giàu tính thực tiễn.
Cần Thơ, ngày 22-8-2015
NGUYỄN THANH TOÀN
“NỢ NGU” HAY ‘TẤN TRÒ ĐỜI” Ở THỜI BAO CẤP
Bài “NỢ NGU” là một bài thơ tự sự viết theo hình thức Tứ cú đa khúc. Câu chuyện trong thơ là chuyện có thực xảy ra ở một cơ quan đương thời. Tác giả Trương Thị Von (Hương Lúa) có vẻ như chính là người trong cuộc nên chị thấu hiểu và mô tả nó cụ thể, tỉ mỉ hoàn cảnh, nguyên nhân nảy sinh vấn đề với ngòi bút châm biếm sắc sảo nhưng có chút chua cay. E rằng chị không chỉ là người quan sát mà còn là vai chính trong đoạn phim “tấn trò đời” mà chị khéo ghi hình.
Những người cán bộ công chức thời bao cấp quen sống giản dị chân thành bằng mồ hôi công sức của mình bỗng dưng bị ép phải tuân theo bọn sâu dân mọt nước, chuyên chèn ép cấp dưới đồng thời xu nịnh, bợ đỡ quan trên để mua cơ hội thăng quan tiến chức. Chúng “vẽ bóng, bán trâu” để lừa phỉnh hoặc dụ dỗ nhân viên nhằm thúc đẩy nạn nhân nhằm thực hiện âm mưu: “Suốt đời ta dám nợ ai đâu/ Mắc hợm quan trên thật khổ sầu/ Sếp bảo vay tiền đưa lãnh đạo/ Sau này quả trứng nở ra trâu”. Tác giả khéo léo chọn hình tượng so sánh kết hợp liên tưởng “Quả trứng >< con trâu” thật sáng tạo, sống động mà cũng pha chút hài hước. Quả thật ở đời có sự vô lý đến thế mà vẫn có người tưởng bở!
Có những nạn nhân khác thì bị sức ép do nhút nhát, cam chịu, nể nang mà “biểu quyết” theo đa số. Những nhân viên công chức quèn này có chút phân vân, nhưng rồi họ tự an ủi rằng có nhiều người cũng như họ, không nghe “sếp” thì biết có bị trù dập gì hay không? Theo số đông có thể an toàn hơn hoặc chí ít thì cũng có cảm giác như vậy: “Chủ trương kế hoạch cấp trên giao/ Phận dưới phải nghe, dám hỗn hào/ Thôi cứ người ta sao tớ vậy/ Lỡ chìm cả lũ. Chắc không sao”. Tư tưởng “người ta sao mình vậy” đã ăn rễ sâu trong số đông những người an phận, không muốn tranh đấu. Nực cười nhất là một chuyện làm sai pháp luật, trái với đạo làm người ấy lại được chỉ đạo từ trên xuống, là “Chủ trương” của một bộ máy và được “Kế hoạch” hóa một cách bài bản? Hãy lưu ý cách dùng từ ngữ của tác giả rất sâu sắc, tinh và khá thú vị.
Đã “đồng tâm” ký nợ thay cho quan thì “đồng tâm” chịu lãnh nợ thay là điều dễ hiểu bởi quan chính là người đại diện duy nhất? Quan là Chúa hay chính là người “thừa ủy nhiệm” hợp pháp của Chúa, xuống trần gian để quản lý tài sản của Chúa: “Tất cả đồng tâm ký giấy rồi/ Tiền thì Chúa nhận nợ đeo tôi/ Mỗi lăm lãi vốn chồng cao ngất/ Đến hạn, người vay dở khóc cười”. Chúa và quan đồng lõa với nhau để ăn cướp công khai mồ hôi, công sức của người lao động? Chữ “đồng tâm” chị dùng mang tính bi hài, bởi “dở khóc dở cười” tiếp nối phía sau như một tất yếu.
Còn có thể làm gì hơn được nữa! Người xưa đã dạy “Bút sa gà chết”, “Giấy trắng mực đen”, có trời giúp. Bút đã sa nhưng gà chưa chết thì những công chức kia đã khốn đốn: “Bây giờ quả thực rất lao đao/ Món nợ ngu kia trả thế nào/ Căn cứ giấy tờ vay đã ký/ Quan trên chiếu lệnh cắt hầu bao”. Họ bị cơ quan trừ nợ vào lương theo giấy vay nợ đã ký. Đồng lương đã ít, còn bị khấu trừ cả vốn lẫn lời, họ làm gì còn tiền lo cho gia đình, phụng dưỡng mẹ cha, nuôi dạy con… đây? “Chiếu tướng” còn có nước đỡ, còn “chiếu chỉ” thì quả hết đường “binh”. Tôi thích chữ “Chiếu” nhưng muốn thay “Cắt” bằng “Xiết” vì nghĩ sẽ chuẩn hơn trong tình huống này.
Thói đời là thế! Lũ ăn bẩn luôn “trắng da dài áo” bởi chúng làm ít, ăn nhiều. Chúng sông phè phỡn bởi chúng quen hớt mồ hôi người khác. “Ở đời có bốn cái ngu” thì những người dân đen thấp cổ, bé họng phải lãnh cái “NGU” số zdách: “Có ai học được chữ ngờ đâu/ Lãnh nợ - Cái ngu đứng top đầu/ “Ăn ốc”quan trên cười hỉ hả/ Đàn em “Đổ vỏ” mắt quầng sâu”. Chỉ một khổ thơ 28 chữ nhưng đã xuất hiện 3 thành ngữ “Ở đời ai học chữ ngờ”, “Bốn cái ngu” và “Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Khâm phục!
Thật oái oăm thay cái bánh mà quan tham vẽ ra khó tin thế nhưng vẫn nhiều người mù quáng! Khi sự việc đổ bể ra mới thấy đa số cán bộ trong cơ quan đều có dính nạn. Cái nạn “NỢ NGU” như cái “ách giữa đàng” tự dưng “quàng vào cổ”: “Hàng chục ngàn người chịu nợ ngu/ Than ôi! Tiền đẹp bỗng thành mù/ Sơ sơ mỗi vị dăm ba chục/ Ai nghĩ dùm xem có thể xù?” Họ phải gánh món nợ “Trời ơi” thật xót xa.
Những ông quan cậy quyền cậy thế làm liều thu lợi bất chấp tất cả rồi sẽ nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng những người cán bộ ở đây thì sao? Nếu có thể XÙ? Làm gì có chuyện ấy khi hàng tháng họ vẫn phải làm công ăn lương và lương được cắt trừ nợ dần trước khi họ nhận được. Nghỉ việc nên không khi đã mấy chục năm lăn lộn với nghề? Kiện tụng ư? “Con kiến mà kiện củ khoai” => “NỢ NGU” lỡ dại mòn vai kéo cày… Có thể “THẮNG” nhưng thời gian bao lâu? Khi “Chờ được vạ thì má đã sưng” bởi dính “Đòn thù”? Phải “Đến cửa quan” bao nhiêu bận? Thời gian “hầu tòa” kia lấy gì sinh sống? Hơn nữa đã có ông quan tham bên dưới chắc gì chẳng có “cây cao bóng cả” phía trên che chắn?... Rất nhiều câu hỏi chưa có đáp án.
Hương Lúa đã nêu lên một mâu thuẫn chua xót trong thực tiễn cuộc sống của những người công chức thiếu may mắn phải làm việc dưới quyền lũ quan tham. Câu chuyện chị kể bằng thơ rất logic theo diễn tiến từ TRIỆU CHỨNG đến NGUYÊN NHÂN rồi THẮT GÚT mà không GỠ. Chị không đưa ra hướng giải quyết mà dùng câu hỏi tu từ để kết thúc bài thơ gợi cho người đọc nhiều suy tư. Phong cách viết đơn giản nhưng chỉnh chu và tuân thủ luật thơ nghiêm khắc. Trong lịch sử văn học nước ta ở thời thơ mới, nữ sỹ T.T.Kh. đã từng rất thành công với thể thơ “Tứ cú đa khúc” giàu nhạc điệu, tiết tấu này.
Từ ngữ chị sử dụng trong thơ không cầu kỳ nhưng có chọn lọc những gam từ gần gũi trong cuộc sống cố tình pha trộn chút “HÀI” để giảm tính “BI” cho câu chuyện kể nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt tôi đánh giá cao việc tác giả đảo vần trong hầu hết các khổ thơ. Những thành ngữ xuất hiện liên tục có giá trị biểu cảm cao cũng là một trong những nét nghệ thuật đáng ghi nhận ở bài thơ này.
Tác giả Hương Lúa là cây bút hiện thực phê phán khá sắc trong CLB. Chị như con ong cần mẫn hút mật mang về tổ. Đôi khi tổ ong của chị ngẫu nhiên bị thiên tai hoặc có kẻ cố tình đang tâm hun khói… nhưng rồi sự siêng năng của chị đã chiến thắng mọi trở lực để tổ ong lại dâng đầy mật ngọt. Đây là một bài thơ rất hay! Nó chứa đựng cả tâm huyết, mồ hôi, nước mắt, nỗi đau… của chị. Dù không được chứng kiến hay nghe chị kể cặn kẽ về chuyện đời, nhưng qua bài thơ tôi đã đồng cảm và thấu hiểu phần nào những góc khuất cuộc đời của chị nói riêng và của nhiều phụ nữ công chức thời nay. Cám ơn chị về vốn sống và những bài thơ hay, giàu tính thực tiễn.
Cần Thơ, ngày 22-8-2015
NGUYỄN THANH TOÀN