PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Dịch bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ



huyba
11-11-2015, 08:41 PM
(PLO)- Việc sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 7, tập 1 dịch bài thơ tứ tuyệt Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) khác với bản dịch trước đây khiến nhiều người không đồng tình. Thực tế, có rất nhiều bản dịch khác nhau trước đây của những vị học giả, nhà Nho, nhà Hán học... và cũng đã gây nhiều tranh cãi trong giới học giả.
,.


Chiều 9-11, GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng Chủ biên SGK ngữ văn lớp 7, đã trao đổi với Pháp Luật TP.HCM sau những ý kiến trái chiều xung quanh việc đưa bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà (của Lê Thước và Nam Trân) thay vì một bản dịch vốn lâu nay đã quá quen thuộc với người dân.

Ở trang 62, sách ngữ văn lớp 7 dịch như sau:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

GS Nguyễn Khắc Phi, cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau, hiện có khoảng 30 dị bản.

...

TẠI SAO MỘT BÀI THƠ CÓ TẦM CAO [NHƯ QUỐC CA] LẠI KHÔNG MỞ CUỘC THI DỊCH ĐỂ CHỌN BÀI HAY NHẤT ĐƯA VÀO SGK?

Vì thế tôi mạo muội dịch bài thơ và mong các nhà thơ, bạn thơ trong thi đàn cùng cố gắng tham gia, hi vọng sẽ có bài dịch tốt nhất .


SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi nước Nam đế đứng đầu
Có sách trời ghi đã tỏ làu
Hà cớ giặc kia xâm phạm đến
Chuốc liền thất bại khéo như nhau

HUY BA
11.11.2015

nguyenxuan
12-11-2015, 10:28 AM
Bản phiên âm Hán - Việt

NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

BÀI THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
Dịch thế nào cũng phải giữ đúng thể thơ mới chuẩn.

BẢNG LUẬT:

BẢNG LUẬT:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

huyba
12-11-2015, 03:49 PM
Bản phiên âm Hán - Việt

NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

BÀI THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
Dịch thế nào cũng phải giữ đúng thể thơ mới chuẩn.

BẢNG LUẬT:

t - T - b - B - b - T - T
b - B - t - T - t - B - B (vần)
b - B - t - T - b - B - T
t - T - b - B - t - T - B (vần)

Yêu cầu đúng nhưng cao quá. Đành phải nặng ý nhẹ vần. Cũng giống như dịch ngoại văn, sao hoàn hảo được. Mà cũng vì thách thức đó nên chăng cò một cuộc thi { ai đứng ra tổ chức thì ...bí}. Dù sao vì yêu thơ , mọi người cũng phải cố liều một phen vậy

huyba
14-11-2015, 07:31 PM
Xin cập nhật tư liệu về cách dịch NQSH trong sách GK Ngữ Văn 7 đang gây tranh cải.

Bản dịch dùng cho SGK lớp 7 hiện nay do Lê Thước - Nam Trân dịch thực ra là một bản dịch không nổi tiếng, dù đã được dịch bởi hai bậc túc nho tài hoa trong việc dịch thơ và đã được hành thế khá lâu (công bố từ năm 1977, đưa vào SGK lớp 7 từ năm 2003).

- Câu 1: Các cụ dịch là “Núi sông Nam Việt vua Nam ở” (đúng niêm luật) được các tác giả SGK lớp 7 chỉnh lại thành: Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Thuận tai hơn, nhưng thất niêm luật (chữ Nam thứ sáu đáng lý phải trắc).

- Câu 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Các cụ dịch là: Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Như vậy là khác cách hiểu thông thường (rõ ràng, dứt khoát phân định trong sách trời - sách mà trời giáng xuống như một mặc khải). Trong khi đó Lê Thước - Nam Trân hiểu từ “thiên thư” không phải là sách trời ban xuống, mà là vị trí các chòm sao trên trời chia các nước, mỗi nước ở một vị trí các chòm sao khác nhau như chúng ta thường đọc thấy trong “Phân dã” của các sách địa lý cổ.

Vì vậy mới dịch chữ Tiệt nhiên thành Vằng vặc (Vằng vặc phân định bởi các chòm sao trên trời).Cách hiểu ấy là có cơ sở, nhưng cũng không tuyệt đối đúng hơn cách hiểu truyền thống.

- Câu 3: “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” thì dịch bình thường.

- Câu 4: “Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Dùng từ “tan vỡ” thì non quá, không hay bằng chữ “tơi bời” của bản dịch cũ, dù chữ “tơi bời” cũng không thật hay.

4) Kết luận: Các tác giả SGK thay cho bản dịch cũ bằng một bản dịch khác có cách hiểu lạ hơn, mà chưa hẳn đúng, đồng thời lại non hơn, dở hơn, thế thì thay làm gì?! “Vẽ rắn thêm chân”, bài học xưa đến nay chưa bao giờ cũ!

Theo tôi, tốt nhất là dùng lại bản dịch cũ và đề tên tác giả là “tương truyền của Lý Thường Kiệt”. Bài thơ này rất linh thiêng, bản dịch truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức nhiều thế hệ nên cũng không nên thay đổi làm gì, nhất là không chứng minh được tính cần thiết của sự thay đổi.

Lưu ý thêm: theo khảo sát của GS Trần Nghĩa thì câu 2 (âm Hán Việt) cần sửa lại chính xác thế này: “Tiệt nhiên phân định tại thiên thư”. Hơn nữa những ai ca ngợi bản dịch quen thuộc này cũng để ý một chút là nó bị thất niêm luật ở câu 1, 2, dù ngày nay thì niêm luật cũng không phải là vấn đề quan trọng nữa.

Vài ý kiến như vậy, mong các tác giả SGK thật sự cầu thị để kịp thời dùng lại bản dịch quen thuộc trong dịp tái bản tới đây.
...
TS ĐOÀN LÊ GIANG

huyba
16-11-2015, 06:22 PM
Xin tiếp vài ý về vấn đề đang mở ở đấy. Vấn đề đang nóng ngay trong ngày khi Bộ trưởng GDĐT được chất vấn tại QH 2 vấn đề gai góc: bỏ môn riêng lịch sử và bản dịch bài thơ NQSH.
*
Đất nước mình sao nó buồn thế: Có bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên thì lại phải viết bằng tiếng Hán, giờ để con cháu cãi nhau ỏm tỏi về bản dịch tiếng Việt. Rồi có cái Truyện Kiều được coi là đỉnh cao văn học nc nhà, thì cũng được phỏng từ truyện của nước Tàu mà cứ khen hết chỗ nọ đến chỗ kia, cuối cùng ngoảnh lại thì hoá ra có nhiều cái mình đang khen Thanh Tâm Tài Nhân của nước Tàu !![Nguyen Van Dan - fb]
Suy ngẫm lời PGS Nguyễn văn Dân, mình mong các nhà thơ , sử gia hãy dùng thể loại thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát để dịch bài thơ NQSH
Dịch bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ
[song thất lục bát]

Sông núi nước Nam có Đế ở
Sổ trời ghi rành rẽ định phân
Giặc loàn hà cớ xâm lăng
Chúng bây sẽ phải chuốc phần bại vong

HB dịch
12-11-2015

Nắng Xuân
17-11-2015, 03:37 PM
Tham gia với anh Huy Ba:

CHỦ QUYỀN SÔNG NÚI

Hoàng Đế Nam triều ngự nước Nam
Sách trời định sẵn chớ gian tham
Láng giềng đểu cáng từng trăm bận
Bị đuổi cuồng chân đánh vỡ hàm.

LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nắng Xuân dịch)

Nắng Xuân
17-11-2015, 07:56 PM
Dịch sang lục bát:


SÔNG NÚI VIỆT NAM

Nước Nam tôn Đế người Nam
Sách trời định sẵn gian tham chớ hòng
Láng giềng xâm phạm cuồng ngông
Bao lần nhục nhã bại vong đáng đời.

LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nắng Xuân dịch)

nguyenxuan
18-11-2015, 10:56 AM
1. SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Sông núi Việt Nam Nam Đế trông
Sách trời phân định rõ ràng xong
Vì sao giặc dữ sang xâm lược
Quyết đánh chúng mày sẽ diệt vong!

Nguyên Xuân

2. NON SÔNG VIỆT NAM

Non sông Đại Việt người Nam sống
Phân định rõ ràng tại sách trời
Giặc dữ vì sao sang chiếm lấn
Lũ bay ắt bị đánh tan đời!

Nguyên Xuân

huyba
18-11-2015, 04:42 PM
Cũng bởi sự cố/ sự kiện bài dịch NQSH trong SGK Văn 7 mà người dân VN lần nữa quay về đọc NQSH, càng hiểu thêm, thấm sâu hơn. Lòng yêu nước trỗi dậy, Hào khí non sông chói lọi.
Đây cũng là dịp người yêu thơ, làm thơ thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc bằng việc làm thiết thực tuy nhỏ nhưng giàu ý nghĩa, đó là suy nghĩ và xúc cảm để dịch bài thơ thật hay. Chưa hay thì tiếp tục dịch cho hay. Theo các nhà nghiên cứu , trước đây đã có khoảng 35 bản dịch được biết tới, nhưng mới đây trên mạng có thêm nhiều bản dịch mới. Ngay trên Thi đàn này cũng đang tham gia vài bản dịch. Nếu có thể tận sức sao cho có hàng trăm bản dịch, không phải để nổi danh, thành danh mà vì tấm lòng hướng về Núi Sông như đã nói trên. Rất mong được nhiều chia sẻ.

Xin cám ơn chung các bạn thơ đã có bài dịc tham gia và lời góp ở đây. Chúc sức khỏe và thành công.

*** huyba

VỀ MIỀN TRUNG
18-11-2015, 08:17 PM
Gần đây, rộ lên chuyện bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà trong cuộc chiến Việt – Tống được dịch hơi tùy tiện, không đúng thể thơ tứ tuyệt, nhiều người đã thử dịch lại thành thơ.
Với thế hệ chúng tôi thì đã thuộc nằm lòng bản phỏng dịch của nhà sử học Trần Trọng Kim
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành phân định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bản thân cũng là người thích chơi thể thơ này, tôi mạo muội cảm tác dăm bài. Tuyệt nhiên không có ý viết thành bài dịch. Mời bạn bè đọc và chia sẻ.

1. Tứ tuyệt luật trắc tam vận bất đối
Một cõi sơn hà của Việt Nam
Trời cao định rõ tựa công hàm
Sao phường láo xược vào xâm chiếm
Nhất định tan tành bởi máu tham.

2. Tứ tuyệt luật trắc nhị vận bất đối
Non nước trời Nam người Việt ở
Trời xanh định sẵn tự muôn đời
Nay loài bá đạo vào gây hấn
Hạng ấy coi chừng sẽ nát tơi.

3. Tứ tuyệt luật bằng tam vận bất đối
Sơn hà nước Việt giống Rồng Tiên
Một cõi trời chia đã định tiền
Động cớ gì bây mà chiếm đoạt
Coi chừng lãnh nhục chẳng hề yên.

4. Tứ tuyệt luật bằng nhị vận bất đối
Rành rành tạo hóa đà phân xử
Nước Việt người Nam sống thịnh cường
Hỡi lũ côn đồ mơ chiếm đoạt
Bây rồi sẽ bị đánh mềm xương.

5. Tứ tuyệt luật trắc tam vận, hậu đối
Nước Việt sông ngòi thắm bể dâu
Rồng thiêng bốn cõi sách ghi đầu
Nay nòi cẩu khuyển còn ngang ngược
Ắt lũ sài lang chuốc nhục sầu

6. Tứ tuyệt luật trắc nhị vận, tiên đối
Một dải hình cong người Việt sống
Hai vùng đảo nhỏ sách trời ghi
Từ đâu đất nẻ loài xâm lược
Liệu đấy rồi bây nát tựa chì.

7. Tứ tuyệt luật bằng tam vận, hậu đối
Trời Nam một cõi vững sơn hà
Tạo hóa an bài rõ địch – ta
Đuổi lũ tham tàn ôm mộng bá
Khua bầy ác độc xéo đầu ma.

8. Tứ tuyệt luật bằng nhị vận, tiên đối
Người Nam kẻ Bắc phân rành mạch
Biển rộng trời cao định rõ ràng
Lũ giặc ngông cuồng vào xâm chiếm
Nhưng rồi sẽ bị đánh tan hoang.

TruongVu
18-11-2015, 08:55 PM
Kính thưa quý cô bác , thầy cô .
Kính thưa quý thi hữu

TruongVu vốn rất thích bài NAM QUỐC SƠN HÀ của cụ Lý Thường Kiệt ạ .TruongVu rất nhớ và hay đọc bài này khi đó Truongvu thấy rất giầu cảm xúc ạ .
TruongVu kiến thức nhiều hạn hẹp tuyệt đối không dám bình luận càng không dám dịch thơ .
Nay TruongVu xin mạn phép mạo muội nói nên cách hiểu của mình ạ .



NON NƯỚC VIỆT NAM


Vua Nam đất nước người Nam
Sách trời định sẵn rõ ràng nghìn xưa
Bao phen giặc dữ khôn chừa
Hung tàn bạo ngược ắt thua tan tành .


Lý Thường Kiệt
( Cách hiểu của TruongVu)

huyba
19-11-2015, 06:37 PM
Dịch sang lục bát:


SÔNG NÚI VIỆT NAM

Nước Nam tôn Đế người Nam
Sách trời định sẵn gian tham chớ hòng
Láng giềng xâm phạm cuồng ngông
Bao lần nhục nhã bại vong đáng đời.

LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nắng Xuân dịch)

Bài thơ NQSH viết bằng Luật thi vì thời kì lịch sử chỉ có Hán văn. Luât thi tứ tuyệt nghiêm chỉnh, trang trọng, để đọc lúc hội lễ, giao lưu chứ không thể phổ biến nhẹ nhàng, ru đưa như ca dao, lục bát. Nếu bài thơ NQSH dịch “nội dung” sang lục bát để các bà mẹ ru con thì thấm vào tâm hồn trẻ thơ ý chí núi sông thì đó là cách giáo dục tuyệt hay, nên làm . Vì thế không thể không dịch bài thơ NQSH sang các thể thơ LB và STLB.
Xin giới thiệu một vài bản dịch theo LB và STLB
Theo tôi nghĩ, dựa vào nội dung bài thơ để viết thành thơ cũng là một dạng thơ dịch
*
Dịch sang lục bát:

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nước Nam có Đế trị vì
Núi sông bờ cõi đã ghi sổ Trời
Giặc loàn xâm phạm đất người
Coi chừng manh giáp tơi bời bại vong.

18-15-2015

HUY BA

Nắng Xuân
20-11-2015, 06:37 PM
Hoàn toàn đồng ý với anh Huy Ba. Theo NX thì DỊCH ý thơ. Cảm Tác là cảm nghĩ của tác giả khi đọc bài này rồi SÁNG TÁC theo ý riêng. Không thể mượn toàn bộ ý của bài như vậy mà gọi là CẢM TÁC.

VỀ MIỀN TRUNG muốn nói KHIÊM TỐN là theo ý VMT, nhưng tôi nghĩ KHIÊM TỐN kiểu này rõ ràng NHẦM vì CẢM TÁC là có một phần SÁNG TÁC hẳn là khó hơn DỊCH từ Ý thành THƠ. DỊCH THƠ khác DỊCH Ý là viết lại ý đã có sẵn bằng THƠ hoàn toàn là việc làm khó khăn. Dịch Ý thì dễ. Không biết tiếng, tra từ cũng có thể hiểu ý.

Bằng chứng hùng hồn là ai cũng hiểu ý bài NQSH nhưng vẫn chưa có một bài dịch nào được toàn vẹn như ý nguyên tác.

Các bạn nghĩ sao???

huyba
23-11-2015, 09:02 PM
Qua trao đổi trên topic này, xuất hiện một số ý kiến đáng lưu ý. Hôm nay xin nhắc ý kiến này của bạn nguyenxuan:
“BÀI THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
Dịch thế nào cũng phải giữ đúng thể thơ mới chuẩn”
Vậy xin theo dõi một thông tin sau:
[Trích thông tin]
Báo Thể thao & Văn hóa có cuộc trao đổi với GS Trần Đình Sử, thành viên nhóm chủ biên cuốn Ngữ văn 7.
* Ông đánh giá như thế nào về chất lượng hai bản dịch vần bằng (“Rành rành định phận tại sách trời”) và bản dịch vần trắc (“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”) khi so với nhau?
– Tôi cho rằng nguyên tác là những câu thơ bằng chữ Hán và hai bản dịch đều hay. Bản vần bằng nghe êm ái còn bản vần trắc rắn rỏi và gân guốc. Mặc dù nguyên tác là vần bằng nhưng xưa nay không ai quy định là bản dịch thơ phải giữ nguyên cách gieo vần của nguyên tác.
Chẳng hạn, bài thơ đầu tiên trong Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), không có nhan đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nguyên tác chữ Hán là vần trắc:
“Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại”.
Nhưng bản dịch lại là vần bằng:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao”.
Tùy điều kiện, tùy cách dịch, đây không phải là vấn đề lớn.
[hết trích thông tin]
Phải chăng, bản dịch bài thơ của Bác Hồ trên đây đã tạo TIỀN LỆ cho việc dịch thơ Luật Đường không nhất thiết phải theo y thể nguyên tác? Hay cũng là chuyện đã thường xảy ra từ lâu hơn nữa? Rất mong quí anh chị và bạn thơ thi đàn góp lời làm sáng rõ thêm hẵn là rất có ích cho tất cả mọi người.

23-11-2015

nguyenxuan
23-11-2015, 10:21 PM
Theo ý riêng của Nguyên Xuân, một bài thơ Đường luật, nếu đã dịch theo thể thơ Đường luật thì nên dịch đúng luật, luật trắc hay luật bằng thì tùy người dịch lựa chọn.
Trước một bài thơ, người ta có thể dịch ra thơ tự do, thơ lục bát hay thể loại gì cũng được nhưng nên giữ đúng luật của thể thơ đó. Một bản dịch vừa hay vừa đúng nguyên tác thật là quá khó.

Le Hoai Phuong
24-11-2015, 09:10 AM
Phương cũng đồng tình với Tỷ Nguyên Xuân là THỂ THƠ nào là do người dịch lựa chọn, nhưng đã là thể thơ CÓ LUẬT (Đường Luật, LB hay STLB) thì nên tuân thủ đúng LUẬT. THỂ TỰ DO thì cứ TỰ DO.

Không ai bắt buộc LUẬT BẰNG phải dịch BẰNG và LUẬT TRẮC thì phải dịch TRẮC đâu ạ.

Chắc Tác giả Huy Ba đã hiểu lầm ĐHV Nguyên Xuân ở ý kiến này.

Nắng Xuân
24-11-2015, 10:55 AM
Bản dịch lục bát 2:
SÔNG NÚI VIỆT NAM

Đế Nam trọng trách cõi Nam
Sách trời đã định, máu tham tanh rình
Chúng mày vô cớ động binh
Bao lần thất bại, nhục vinh đã tường.

LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nắng Xuân dịch)

huyba
25-11-2015, 09:28 AM
Phương cũng đồng tình với Tỷ Nguyên Xuân là THỂ THƠ nào là do người dịch lựa chọn, nhưng đã là thể thơ CÓ LUẬT (Đường Luật, LB hay STLB) thì nên tuân thủ đúng LUẬT. THỂ TỰ DO thì cứ TỰ DO.

Không ai bắt buộc LUẬT BẰNG phải dịch BẰNG và LUẬT TRẮC thì phải dịch TRẮC đâu ạ.

Chắc Tác giả Huy Ba đã hiểu lầm ĐHV Nguyên Xuân ở ý kiến này.

Thì ra có vẻ ĐHV nguỹenuan nghĩ huyba như vậy phải không? Không phải đâu, cứ đọc lại ý kiến của GS TĐS thì sẽ hiểu có người đã nghĩ thơ Đường luật khi dịch ra phải y như nguyên tác về thể loại kể cả luật bằng hay luật trắc. Vì vậy huyba muốn nhân đây xin ý kiến trao đổi để xác định cho rõ ràng ý kiến đó mà thôi. Nay thì rõ rồi. Có gì sơ suất mong các anh chị bỏ qua cho. Cũng chỉ là học hỏi bồi bổ hiểu biết về thơ Đường và dịch thơ.
Xin nói thêm, bản dịch của mỗi người dù thể loại nào cũng không thể hoàn hảo ngay, cho nên xem các bài dịch như một gợi ý để đi sâu hơn tìm ra bản dịch sau này tốt nhất. Ngay cả các bài dịch đã công bố hay đưa vào SGK, giáo trình cũng không thể lột tả hết thần thái đặc sắc của bài thơ NQSH. Tôi rất đồng ý với GS TĐS về ý kiến này:
"Văn bản được coi là Tuyên ngôn độc lập là nguyên tác chữ Hán của bài Nam quốc sơn hà, chứ không phải bản dịch chữ quốc ngữ Sông núi nước Nam. Không có bản Tuyên ngôn độc lập Sông núi nước Nam nào bằng chữ quốc ngữ cả. Chỉ nguyên tác thì mới không thay đổi.
Để hiểu được nguyên tác thì phải dịch ra chữ quốc ngữ. Nhưng không ai quy định bản dịch nào là duy nhất đúng. Việc lẫn lộn, cho một bản dịch nào đó quyền ưu tiên, quyền “duy nhất đúng” tôi thấy không nên."

Nắng Xuân
25-11-2015, 02:41 PM
... Nhưng không ai quy định bản dịch nào là duy nhất đúng. Việc lẫn lộn, cho một bản dịch nào đó quyền ưu tiên, quyền “duy nhất đúng” tôi thấy không nên.[/I]"

Ai QUY ĐỊNH hay LẪN LỘN quyền ƯU TIÊN hay DUY NHẤT ĐÚNG vậy anh Huy Ba?

huyba
25-11-2015, 08:52 PM
Hai lần trả lời Nắng Xuân , không hiểu sao không cho phép. Máy hay mạng có vấn đề gì đây nhỉ?

Nắng Xuân
25-11-2015, 08:56 PM
Hai lần trả lời Nắng Xuân , không hiểu sao không cho phép. Máy hay mạng có vấn đề gì đây nhỉ?

Chắc tại mạng nó chơi anh em mình!

huyba
29-11-2015, 07:14 AM
Những ngày qua bài thơ thần NQSH ám ảnh trong đầu. Không phải vì sự cố/sự kiện sách Ngữ văn 7 in một bản dịch gây tranh cải mà chính vì đây là lần thực sự đọc sâu bài thơ thần. Bài thơ đã được tôn vinh là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Tổ quốc Việt Nam, và thể hiện ngắn gọn trong một bài tuyệt cú nên ai cũng có thể thuộc nguyên văn [chữ Hán]. Ngoài ra có thể thuộc một hay nhiều bản dịch ( Tôi gọi là bản dịch chứ không gọi là bài thơ dịch). Có nhiều vấn đề lớn nhỏ chung quanh bài thơ này, vì vậy nhà trường phải sắp xếp dạy kĩ, từng cấp học có các nội dung khác nhau, nâng cao và sâu hơn. Rồi cần có nhiều hình thức để thể hiện, khắc sâu bài thơ trong tâm trí học sinh và mọi công dân sau này. Đây là việc có ý nghĩa và tác dụng lớn giáo dục lòng yêu đất nước (đất nước phải viết bên nhau, đi đôi với nhau), lòng tự hào và ý chí sẵn sàng xả thân bảo vệ đất nước bất kể gian khó như thế nào.
Nhưng tôi cũng nghĩ, không chỉ dạy hiểu về nội dung, tư tưởng của bài thơ mà cần chú trọng đầy đủ dạy văn, dạy nghệ thuật của bài thơ. Điều này tôi thấy chưa đầy đủ nhưng tôi tin là có một nghệ thuật đặc biệt để bài thơ chuyển tải toàn vẹn nội dung và tư tưởng của nó. Ví dụ, theo tôi, vấn đề cốt tử là vần thơ trong bài NQSH. Mọi bản dịch dùng các vần khác đều chông chênh, sa sút nội dung, tư tưởng của bài thơ thần. Và do tôi chưa tìm hiểu trọn điểm này nên mong các anh chị, các bạn yêu thơ Đường [thế mạnh của vnth] tham gia .
Tôi cứ loanh hoanh muốn nói về bài thơ, nhưng không thể viết dài, viết hết một lần. Xin hẹn lại vậy.


27-11-2015

huyba
30-11-2015, 06:30 PM
Mời đọc bản dịch lục bát mới toanh nhé


Nước Nam có Đế trị vì
Sách trời bờ cõi đã ghi rành rành
Giặc cướp xâm phạm, tranh giành
Đòn đau hứng chịu tan tành chúng bây

huyba
01-12-2015, 04:13 PM
CHUYỆN CÀNG LÚC CÀNG CĂNG...VÀ HAY

GS Nguyễn Khắc Phi vừa viết một bài dài để đăng lên báo VN nói rõ vụ thay bài dịch NQSH. Báo chưa đăng nhưng đã có trên FB-Thiếu Khanh
https://www.facebook.com/thieukhanh/posts/10203754620666088?fref=nf
[trích]... bản dịch ở trang 181 của cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1, được NXB Khoa học xã hội in năm 1971. Ở chỗ này thì thấy chẳng ghi theo ai nữa cả, vì đây là nơi xuất hiện đầu tiên của bản dịch NQSH được coi là bản dịch “cũ” được có người quá yêu mà gọi nhầm là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta! Tôi biết rõ lai lịch cuốn Lịch sử này nên khi thấy dư luận đi quá đà bèn gọi điện thoại cho GS. Phan Huy Lê, ông bạn học cùng lớp thời phổ thông, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đồng tác giả cuốn sách nói trên. Tôi hỏi: vì sao các tác giả ghi là “Tạm dịch” và ở dưới không ghi tên người “tạm dịch”?[hết trích]...Xin hỏi cuốn sách trên là ở miền Bắc. Cùng thời gian đó ở miền nam cũng có học bài thơ này, không biết có bản dịch không. và có phải (nếu có) của Tran Trong Kim ? Cần làm rõ ràng ai là tg bản dịch"cũ" quen thuộc. Tôi cũng xin hoan nghênh nhà nước mở cuộc thi dịch NQSH, có thể bằng nhiều thể thơ Luật thi, lục bát, song thất lục bát. Việc làm này bổ ích to lớn mà chẳng mấy tốn kém kể cả trao giải cao cũng đáng làm.