PDA

Xem phiên bản đầy đủ : CHƠI THƠ NHƯ THẾ MỚI TÀI



huyba
22-12-2015, 03:34 PM
Mảng thơ Đường trên vnth có lẽ thu hút mạnh văn nhân thi sĩ tham gia, mặt tiền lúc nào cũng đầy ắp thơ Đường. Thế nên nhân đọc bài này ở trang phanthi thấy có vẻ bổ ích cho mọi người nên rinh về để mời cùng nhâm nhi giải trí./ huyba

Trên đời có lắm thú chơi và thú chơi nào cũng công phu cả. Ấy thế nhưng thú chơi trí tuệ mà tao nhã nhất từng thấy trong giới văn nhân Việt từ trước tới nay có lẽ là thú chơi… thơ.

Muốn chơi phải biết cách chơi

Muốn chơi thơ, người chơi phải rành luật thơ, lại phải rất thâm thúy, lại phải có một tâm hồn nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, v.v. Chơi thơ thời xưa là chơi chữ với lối hồi văn liên hoàn, họa vần, họa chữ, nói lái, độc vận, điệp từ hay chơi cấu trúc thơ (hụ hụ, nghe như vịt nghe sấm ấy nhỉ?).
Có rất nhiều cách chơi cấu trúc thơ thời xưa, như dạng “thuận nghịch đọc”, hay “thuận Hán, nghịch Nôm”, cấu trúc vòng tròn, xoắn ốc, hình Hà Đồ, Lạc Thư, hình núi, hình Bát Quái… (nghĩa là một bài thơ khi viết ra phải được sắp đặt câu chữ như thế nào để thành các hình thù như vừa nêu, mà khi đọc vẫn hợp vần rõ nghĩa đấy bạn ạ! ).
Bạn nghĩ thế nào nếu một bài thơ thất ngôn bát cú mà có thể đọc xuôi, đọc ngược, đọc tới, đọc lui vẫn không thay đổi ý nghĩa, câu vần? Òa, phải là một người sành thơ lắm thì mới có thể “cao tay” thảo thơ như thế được!

Submit

Lạc vào “trận đồ bát quái” thơ

Trong lịch sử văn thơ Việt Nam, có một người sở hữu hai bài thơ chữ Hán cực kỳ đặc biệt và đặc sắc như thế. Đó chính là vua Thiệu Trị (vị vua thứ ba của đời nhà Nguyễn) đấy. Ông có một bút hiệu khác là thi sĩ Miên Tông, thành viên của Tùng Vân thi xã.
Nếu có dịp đến xứ Thần Kinh, thăm Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế, bạn sẽ gặp hai bài thơ “Vũ trung sơn thủy” (Non nước trong mưa) và “Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm” (Đêm thơ ở Phước Viên) được khảm xà cừ treo tại điện Long An. Hai bài thơ này được làm theo thể “hồi văn liên hoàn” độc đáo nhìn vào như một “trận đồ bát quái” quả thực là đánh đố người đời! Biết là phá được “trận đồ” rất khó, thế nhưng từ bấy đến nay biết bao nhiêu người yêu thơ vẫn say mê giải thơ một cách thích thú. Ấy thế mới hay!

Chỉ riêng với bài thơ “Vũ trung sơn thủy”, các nhà ngôn ngữ, học giả đã tìm được tổng cộng 128 cách đọc. (Nói một cách dễ hiểu là từ một bài thơ Mẹ mà “đẻ” ra được 128 bài thơ Con đó. Huhu, kinh hoàng chưa? Mà hứa hẹn là vẫn còn nhiều cách khác chưa thể tìm ra nữa cơ!). Trong 128 bài thơ con đó thì có 64 bài thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu) và 64 bài bao gồm các thể thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ bốn câu), ngũ ngôn tứ tuyệt (năm chữ bốn câu), ngũ ngôn bát cú (năm chữ tám câu)…
Ví dụ tí xíu cho dễ hình dung nè. Nguyên bản phiên âm của bài thơ đây:
1. Loan hoàn vũ hạ giang triều tấn
2. Trướng dật phong tiền ngạn biện thanh
3. Sơn tỏa ám vân thôi trận trận
4. Lãng sinh khiêu ngọc địch thanh thanh
5. Sàn sàn thủy giản đài tư nhuận
6. Dạng dạng ba châu liễu mậu vinh
7. Nhàn điếu nhất chu ngư dật tấn
8. Hướng lâm song tiễn yến phi khinh.

Bạn có thể đọc từ dưới lên, từ phải qua trái theo thể thất ngôn bát cú, như thế này:
8. Khinh phi yến tiễn song lâm hướng
7. Tấn dật ngư chu nhất điếu nhàn
6. Vinh mậu liễu châu ba dạng dạng
5. Nhuận tư đài giản thủy sàn sàn
4. Thanh thanh địch ngọc khiêu sinh lãng
3. Trận trận thôi vân ám tỏa sơn
2. Thanh biện ngạn tiền phong dật trướng
1. Tấn triều giang hạ vũ hoàn loan.

Hoặc có thể bỏ chữ làm thành một bài thơ ngũ ngôn bát cú:
1. Loan hoàn vũ hạ giang
2. Trướng dật phong tiền ngạn
3. Sơn tỏa ám vân thôi
4. Lãng sinh khiêu ngọc địch
5. Sàn sàn thủy giản đài
6. Dạng dạng ba châu liễu
7. Nhàn điếu nhất chu ngư
8. Hướng lâm song tiễn yến”

Rồi từ bài ngũ ngôn bát cú này, cũng có thể đọc ngược từ chữ thứ 5 từ trái sang phải, thế này:
1. Giang hạ vũ loan hoàn
2. Ngạn tiền phong dật trướng
3. Thôi vân ám tỏa sơn
4. Địch ngọc khiêu sinh lãng
5. Đài giản thủy sàn sàn
6. Liễu châu ba dạng dạng
7. Ngư chu nhất điếu nhàn
8. Yến tiễn song lâm hướng

Òa òa, mới ví dụ có nhiêu đó mà tụi mình đã hoa mắt rối trí rồi, đọc đủ 128 kiểu chắc bấn loạn tâm thần luôn quá. Bạn có thể nhận thấy cách chơi thơ của vua Thiệu Trị, đấy là thể “hồi văn”, đọc quanh co, đi lại, tới lui gì đều thành câu, thành bài. Đã hồi văn thì phải “liên hoàn”, nghĩa là lấy câu, hay chữ ở một vị trí nào đó làm đầu câu, đầu chữ đều có thể tiếp nối liên tục thành một bài thơ theo cách thức mới, mà ngữ nghĩa vẫn không thay đổi.

Submit

Kỳ công người dịch thơ chữ Hán

Những người chơi thơ xưa, thường dùng chữ Hán, sau tới chữ Nôm. Bởi vậy dịch thơ cho người đời nay hiểu và yêu thích là một công việc vô cùng kỳ công. Người dịch thơ vừa phải có kiến thức, kỹ năng của người dịch thuật, vừa mang tâm hồn của một thi sĩ.
Với những bài thơ kiểu “đánh đố” như loại thơ “hồi văn liên hoàn” đặc biệt này thì dịch lại càng khó hơn. Dịch sao cho đảm bảo vần, nhịp, đúng câu, đúng từ, để khi áp đặt “luật chơi” theo cách đã dùng cho nguyên tác vẫn khớp bản dịch, nhất là những từ láy (huhu).
Ví như với bài “Vũ trung sơn thủy”, có bản dịch và các cách đọc khác nhau như sau:

Bản 1. Dịch từ nguyên bản:

1. Dồn mưa nước cuộn triều dâng ngập
2. Lộng gió sông đào bến biếc xanh
3. Non phủ kín mây tuôn tới tấp
4. Sóng khêu thưa giọt gõ lanh canh
5. Lan man suối trải rêu tươi mập
6. Sóng sánh cồn vươn cỏ tốt xanh
7. Nhàn thoáng một câu thuyền nhẹ tắp
8. Dóng rừng dăng kéo én bay nhanh.

Bản 2. Từ bản 1, đọc ngược bài từ cuối lên, từ bên phải sang:

8. Nhanh bay én kéo dăng rừng dóng
7. Tắp nhẹ thuyền câu một thoáng nhàn
6. Xanh tốt cỏ vươn cồn sánh sóng
5. Mập tươi rêu trải suối man lan
4. Canh lanh gõ giọt thưa khêu sóng
3. Tấp tới tuôn mây kín phủ non
2. Xanh biếc bến đào sông gió lộng
1. Ngập dâng triều cuộn nước mưa dồn.

Bản 3. Từ bản 1, cũng có thể đọc ngược từ chữ thứ 5 từ phải sang trái

8. Én kéo dăng rừng dóng
7. Thuyền câu một thoáng nhàn
6. Cỏ vươn cồn sóng sánh
5. Rêu trải suối lan man
4. Gõ giọt thưa khêu sóng
3. Tuôn mây kín phủ non
2. Bến đào sông gió lộng
1. Triều cuộn nước mưa dồn.

Submit

Phù! Chỉ vừa tham khảo một ít cách đọc và cách dịch của một bài thơ “Vũ trung sơn thủy” thôi mà đúng thiệt là như đang đi giữa “trận đồ bát quái” thơ của thi sĩ Miên Tông, bạn hén! Giờ mà mổ xẻ bài “Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm” là ngất xỉu luôn á!

Chúc bạn không bị ngất xỉu trước khi đọc xong bài này nha!