TRẦN THỊ THANH LIÊM
01-10-2011, 11:30 AM
Luyện dịch (Song ngữ)
A. Bản tiếng Việt:
HOA HỒNG* NỞ RỘ
Ngô Song**
Máy bay chúng tôi cất cánh từ Bắc Kinh bay đến bầu trời Hà Nội rồi từ từ hạ cánh, càng bay xuống thấp, quang cảnh mặt đất càng hiện rõ! Trên vùng đất bát ngát, xanh tươi này, tôi nhìn thấy trải dài trước mắt tôi là những cụm hoa đỏ rực. Những cụm hoa ấy chẳng khác nào những đóa hoa Tử kinh, hình thành bởi muôn ngàn cánh hoa nhỏ bé.
Nơi đây các dòng sông ngoằn ngoèo uốn lượn, chúng chẳng khác nào các cành cây xen kẽ giữa những cụm hoa đỏ rực, khiến cho những cụm hoa đó nổi bật hẳn lên. Cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy ấy sao mà tráng lệ, khiến người ta phải mê mẩn tâm thần!
Đến Việt Nam, thật ra tôi còn muốn thực hiện một mong muốn mà tôi hằng ấp ủ - đó là đi tìm em Nguyễn Thị Vân Bình - một nữ sinh Việt Nam. Các bức thư và bưu thiếp mà em đã gửi cho tôi cách đây 10 năm, hiện vẫn nằm trong túi xách mà tôi luôn mang theo bên mình.
10 năm trước, vào thời điểm một học kỳ mới bắt đầu chưa lâu. Khi ấy tôi lên dạy cho năm thứ hai của một lớp học viết văn. Hôm đó, một nữ sinh Việt Nam người dong dỏng cao, khuôn mặt tròn, đen, xoa phấn đậm, hay nói, hay cười chạy đến bàn tôi; em đĩnh đạc nói:
- Thưa cô, vừa nãy lúc cô chưa đến, thầy đã đến đây tìm cô ạ!
- Thật không? --------Tôi không tin hỏi laị!
Cô gái cười khanh khách, nói:
- Thưa cô, hôm nay là “Ngày nói dối”!
Tôi bị “hớ” rồi! Lúc đó tôi vừa tức lại vừa buồn cười, thật ra tôi muốn tát cho cô bé một cái!
Em nữ sinh đó chính là Nguyễn Thị Vân Bình.
Ít lâu sau, trong một lần nghỉ giữa giờ, em Nguyễn Thị Vân Bình lên bục giảng nói với tôi:
- Thưa cô, xin cô sờ vào người em! Em không biết trên người em như thế này là thế nào ạ?
Thấy em nói vậy tôi đang rất ngạc nhiên thì em đã nắm tay tôi rồi đưa lên ngực em; sờ thấy một cái u ở đó, tôi vội bảo:
- Em phải đến gặp Bác sĩ khám bệnh ngay để họ chẩn đoán cho! Có thể là có vấn đề đấy, em không coi thường được đâu!
Từ đó, cứ mỗi lần lên lớp, tôi đều thúc giục em mau mau xin đi khám bệnh. Tuy vậy em vẫn hay cười, hay nói; trong học tập em càng cần cù, chịu khó hơn. Tôi thấy so với trước, em càng tha thiết , nhiệt tình với cuộc sống hơn; càng thiết tha, quý trọng tình hữu nghị với thầy cô, với bạn bè hơn bao giờ hết.
Có thể là do vừa bận học, vừa phải tranh thủ đi khám bệnh, nên việc khám bệnh của em không triệt để, rút cuộc không đem lại kết quả gì! Sau khi được nghỉ phép, em về Việt Nam khám bệnh. Thật đáng buồn, mà cũng rất bất hạnh cho em là, một thiếu nữ chưa kết hôn, mới 21 tuổi đời, vậy mà em lại bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú! Trước khi lên bàn mổ, em đã viết thư cho tôi.
Cô kính mến!
Cô có khỏe không ạ? Tuy đã trở về Việt Nam, nhưng em rất nhớ Bắc Kinh; nghĩ tới những ngày tươi đẹp lúc còn ở đó, em thấy thời gian khi ấy trôi rất nhanh! Em thấy khi em còn học ở trường ta, cô đối với em rất tốt; cô cũng đã giúp em có được dũng khí vượt qua khó khăn; em thật không biết nên cảm ơn cô như thế nào cho phải! Mấy hôm nay em phải nằm viện, tuần sau mới được mổ.
Học xong rồi, tuy nhiên em vẫn chưa đi làm nên em rất buồn, nhưng biết làm sao được!
Nếu có thời gian, em sẽ lại viết thư cho cô.
Xin cô cho em gửi lời hỏi thăm sức khỏe thầy ạ!
Sinh viên cũ của cô: Vân Bình
Một người bạn đồng hương của em tới Bắc Kinh, đó là một cô gái cũng chân chất, hiền dịu như em; em đã nhờ cô gái này chuyển cho tôi hai tấm bưu thiếp.
Hai tấm bưu thiếp này đều là những bức ảnh chụp thực cảnh. Một bức bưu thiếp có ảnh một thanh niên đang điều khiển một chiếc môtô, phía sau xe chằng buộc chồng chất những nải chuối xanh, cao như núi; xe còn chở một cô gái, cô này hai tay nắm chặt lấy tay lái. Đầu và mặt hai người đều bị trùm kín bởi mũ và khẩu trang, chỉ duy có đôi mắt của họ là lộ ra và đều chăm chăm nhìn vào phía trước của con đường xe chạy. Trên chiếc môtô này quả là mọi chỗ đều được tận dụng! Còn bức bưu thiếp kia có ảnh một người phụ nữ Việt Nam sắc mặt hồng hào nhưng người lại đen thui, chân không giầy dép, đầu đội nón. Chị gánh một đôi thúng - một bên thúng chứa thóc, một bên thúng kia là những nhánh thông nhỏ, trên đó ngồi một cháu bé; cháu bé nghiêng nghé, phấn khởi như vừa phát hiện được một “miền đất mới”! - Chẳng trách mặc dầu mẹ cháu đang gánh nặng mà vẫn mỉm cười vui vẻ, một niềm vui toát ra từ đáy lòng! Đôi vai người mẹ mới vĩ đại làm sao! Người phụ nữ này tôi thấy sao mà giống Nguyễn Thị Vân Bình thế, cho đến nay tôi vẫn cứ nghĩ rằng ảnh chị chính là ảnh em Bình!
Mặt sau bức bưu ảnh này em viết:
Thưa cô, em xin kính chào cô!
Em gửi hai bức bưu ảnh này biếu cô, để cô nhìn thấy được chút ít cuộc sống bình thường ở Việt Nam; hàng ngày em thấy không ít người vất vả như vậy, em cảm thấy đau lòng! Nông thôn Trung Quốc và Việt Nam có cùng một cuộc sống như nhau. Em cũng là một người con gái từ nông thôn ra thành thị học tập, sinh sống, nhưng em nhất định gắng sức học tập để người thân và bạn bè của em vui lòng và tự hào vì em!
Thưa cô, em rất nhớ cô.
Qua những lời trong thư em Bình tôi thấy em không những là một cô gái cởi mở, nhiệt tình mà em còn có một sự thông cảm sâu sắc, chân thành đối với những người nông dân khổ cực, em đã không vì được sinh sống ở thành phố mà quên đi những người thân và bè bạn ở chốn quê hương quê mùa của mình, hơn nữa em còn muốn có những thành tích nổi bật để đền đáp lại những thiện ý và kỳ vọng của họ đối với bản thân em. Qua đó, tôi bất giác cảm thấy càng thêm quý mến người con gái chân chất mà đầy lòng trắc ẩn, đầy sự cảm thông này, nhưng đồng thời tôi lại càng buồn vì bệnh tình của em! Có lẽ, do một lần lên lớp, tôi từng thổ lộ với các sinh viên về tình cảm của tôi đối với nông thôn Trung Quốc, có thể vì vậy mà tôi đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc! Khi còn nhỏ, vì có liên quan về chính trị mà tôi đã phải từ thành thị về nông thôn sinh sống; cùng ăn, cùng ở, cùng học hành và chơi đùa với các trẻ em ở nông thôn Trung Quốc; sau đó tôi đã được trở lại sống ở thành phố, nhưng nông thôn mãi mãi khắc họa trong lòng tôi một trang đẹp đẽ và vui sướng vô cùng ; từ đó, tự đáy lòng mình, tôi luôn tràn đầy một mối thông cảm sâu sắc và sự tôn trọng chân thành đối với những người nông dân thuần phác và vất vả. Sự tin tưởng của em Bình đối với tôi, có lẽ bắt nguồn từ đó.
Năm ấy, khi sắp kết thúc kỳ nghỉ đông; ở lớp tôi phụ trách có một lưu học sinh Nhật Bản là Mã-Đảo-Dương-Tử và một lưu học sinh Hàn Quốc là Kim-Huyền-Kinh báo cáo với tôi là họ xin phép vào thăm bạn Nguyễn Thị Vân Bình, vì Bình mới từ Việt Nam sang Quảng Châu Trung Quốc chữa bệnh. Sau khi thăm bạn trở về Bắc Kinh, họ mang theo rất nhiều ảnh. Đó là những bức ảnh mà ba cô gái đến từ ba nước Nhật Bản, Việt Nam,Hàn Quốc đã chụp ở miền Nam Trung Quốc với rất nhiều “tư thế” tuyệt diệu – Tôi thấy không một bức ảnh nào mà không tràn trề vẻ tươi trẻ của tuổi thanh xuân và dường như còn có cả tiếng nói, tiếng cười vui vẻ ở đó nữa…Chắc hẳn rằng đó là những thời khắc hết sức sung sướng của em Bình!
Sau đó ít lâu, em còn gửi cho tôi một bức thư nữa:
Thưa cô, em xin kính chào cô!
Mấy hôm nay chuẩn bị khai giảng, chắc cô bận lắm? Hiện nay em đã khỏe nhiều rồi, em cũng ăn được nhiều và đang chuẩn bị sức để điều trị hóa xạ. Xin cô cứ yên tâm! Bệnh em nhất định sẽ chữa khỏi; vượt qua “sự cố” này , khi xuất viện em sẽ được đi làm…
Em hi vọng rất nhiều, rất nhiều….nhưng điều em hết sức mong trở thành sự thật là em sẽ được xuất hiện trước mặt cô với một thân hình khỏe mạnh, sau này em sẽ đến Bắc Kinh thăm cô và các bạn!
Hàng ngày cô lên lớp, sau đó về nhà lại còn rất nhiều việc phải làm, nhưng xin cô đừng quên một điều rất quan trọng là giữ gìn sức khỏe!
Bố em bảo em thay mặt bố chúc sức khỏe cả nhà ta.
Cuối thư, em xin chúc cô mạnh khỏe ạ!
Sinh viên cũ của cô: Nguyễn Thị Vân Bình
Tái bút: Em rất mong lại được đến Bắc Kinh để nghe cô kể chuyện.
Ngày mà bức thư cuối cùng này em gửi đến Bắc Kinh cho tôi là ngày 20 tháng 8 năm 1999. Tôi muốn viết thư cho em để căn dặn em kiên trì chữa bệnh, nhưng ở chỗ địa chỉ người gửi thư trên phong bì bức thư em gửi cho tôi chỉ viết “Sinh viên Việt Nam Nguyễn Thị Vân Bình”. Từ đó tôi không được tin gì về em nữa, tôi cũng không có cách nào tìm được địa chỉ của em!
Mười năm qua, tôi cứ luôn đoán định thế này thế khác về em…Mặc dầu tôi tìm gặp một số sinh viên Việt Nam khi họ đến Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh để dò hỏi tin tức về em, nhưng không một ai biết rõ , mà ngày lại càng ít người biết về em. Nhưng tôi vô cùng mong muốn em vẫn còn sống mà đã lấy chồng và có một cuộc sống hạnh phúc, sung sướng!
Khi máy bay lượn trên không phận Hà nội, khi tôi nhìn thấy những cụm hoa mầu hồng nở trên mặt đất, tôi cảm thấy ngay rằng tôi đã đến quê hương mà em Nguyễn Thị Vân Bình hằng yêu quý! Mùa hạ năm nay, tôi may mắn được Văn phòng tiếng Hán Quốc gia Trung Quốc giao nhiệm vụ làm một thành viên của Đoàn chuyên gia đến Hà Nội Việt Nam để bồi dưỡng cho các giảng viên tiếng Hán của các trường Đại học Việt Nam. Chuyến đi này, may sao đã cho tôi một dịp để tìm em, tuy nhiên tôi lại không có địa chỉ của em Bình, như vậy đến Việt Nam tôi vẫn không biết đến đâu để tìm em.
Lớp Bồi dưỡng đã bắt đầu, trong một lần nghỉ giữa giờ, tôi hoàn toàn chẳng có chút hy vọng gì khi hỏi các anh chị học viên:
- Xin hỏi, có ai nghe thấy cái tên: Nguyễn Thị Vân Bình không?
Tôi còn viết tên em lên trên bảng nữa. Nào ngờ có một giảng viên khoảng ngoài 30 tuổi nói:
- Thưa cô, em có quen Nguyễn Thị Vân Bình nhưng bạn ấy đã mất rồi!
Người nữ giảng viên ấy sửng sốt nhìn tôi và trả lời như vậy. Sau đó chị cầm lấy bức thư mà em Bình đã gửi cho tôi, đưa mắt nhìn con dấu Bưu điện đóng trên phong bì chị nói:
- Bạn ấy đã mất 10 năm nay rồi! Sau khi phẫu thuật, về nhà được ít lâu thì bạn ấy ra đi. Hồi đó, em và bạn ấy cùng lưu học ở Bắc Kinh….
Nước mắt tức thì tràn đầy khóe mắt tôi! Thực ra đó là điều mà tôi vốn đã dự đoán, và…cuối cùng tôi đã biết được kết quả của nó!
Thời kỳ đó, những lưu học sinh lưu học ở Trung Quốc ngày nay phần lớn đều đã trở thành cốt cán trong công việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam. Hôm đó, tại lớp bồi dưỡng ấy họ đã ngồi lại bên bàn học, chúng tôi đã cùng ôn lại tình hình giảng dạy và học tập trước kia.
Nếu em Bình còn sống, chắc em cũng ngồi ở đây! Chắc chắn là như vậy, rồi nhất định em sẽ chăm chú nhìn tôi, mỉm cười nghe tôi giảng bài. Em có thể giống như rất nhiều giảng viên tiếng Hán Việt Nam cùng độ tuổi, có một tâm hồn tràn đầy lý tưởng, nhiệt tâm và biết đào sâu tìm hiểu để học tập, nhưng phải chăng em cũng sẽ lo lắng, vì đối với công việc giảng dạy, phải làm sao để có được hiệu quả cao, trong khi đó thì thu nhập ít, lại không có đủ thời gian để bồi dưỡng kiến thức? Cũng có thể là như vậy chăng?
Các nữ giảng viên ở đây đa số đều đã có hai con nhỏ. Nguyễn Thị Vân Bình cũng có thể như họ không? Đương nhiên là có chứ! Em tất sẽ còn có người chồng hết lòng yêu mến em, em nhất định sẽ mời tôi đến nhà để thăm người chồng yêu dấu và những đứa con ngoan của em, họ chẳng những là nguồn vui vô cùng, vô tận trong cuộc sống của em mà họ còn là động lực khiến em không ngừng nỗ lực công tác, có phải như vậy không em? Theo như tôi biết, hiện nay trên 95% giảng viên tiếng Hán tại các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu của Việt Nam đều là các giảng viên ở lứa tuổi thanh niên, sau khi họ lấy được học vị thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh , hơn nữa trình độ chung của các giảng viên tiếng Hán ở các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam trong phạm vi thế giới đã được xếp vào loại đầu bảng. Thành tích của các thí sinh Việt Nam trong các cuộc thi Quốc tế “Nhịp cầu Hán ngữ” tổ chức cho các sinh viên Cao đẳng, Đại học trên toàn thế giới đã chứng minh điều đó! Thực ra, điều này không phải là không có liên quan với việc họ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và ngọn nguồn lịch sử Trung Quốc. Việc dạy tiếng Hán ở Việt Nam đã có lịch sử lâu đời “Tam quốc chí, Ngô chí, Triết tổng truyện” viết: “Hán vũ đế Tru Lã Gia, lập 9 quận, đặt thư sử đất giao chỉ để trấn áp, giám sát đất này”. Từ đó đến nay nhà vua đã cho di dời các phạm nhân Trung Quốc đến ở lẫn với họ, dạy họ chữ nghĩa và biết cách ăn nói, các sứ giả đi lại luôn, qua đó khiến họ thấy được sự giáo hóa và lễ nghi…Ngoài ra nhà vua còn cho dựng trường dạy dỗ về kinh nghĩa (“Tam quốc chí, Ngô thư, Trương Nghiêm Trình Khám Tiết truyện đệ bát” trang 1251, Trung Hoa thư cục, xuất bản năm 1959). Thật vậy, chữ Hán đã truyền nhập vào Việt Nam từ thời Tần Hán, cho đến nhà Đường thì ảnh hưởng của Hán ngữ lại càng rộng. Đến thế kỷ 11, Việt Nam đã thực thi chế độ khoa cử, việc học Hán ngữ đã trở thành “quốc học”. Qua sử sách ta được biết các thế hệ trước đây đã bồi dưỡng được 2906 Tiến sĩ Hán học, trong đó có 56 Trạng nguyên, họ đều là những người giỏi có tiếng. Trong một thời gian tương đối dài, Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán, Hán ngữ có ảnh hưởng rất sâu đối với văn hóa truyền thống của Việt Nam, đó cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cho các giáo viên tiếng Hán Việt Nam có ảnh hưởng hết sức sâu sắc, từ đó giúp họ nổi bật hẳn lên tại vũ đài giảng dạy tiếng Hán trên trường quốc tế.
Vẻ mặt tươi cười còn rạng rỡ trên khuôn mặt đen giòn, đậm màu phấn hồng của Vân Bình luôn luôn như hiển hiện, lại biến đổi huyền ảo trên các hàng ghế dưới bục giảng của tôi. Dường như nó đã biến thành sức mạnh, thành một dòng suối yêu thương khiến lời giảng của tôi thấm đẫm tình cảm, từ đó khiến tôi hoàn thành tốt hơn công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Hán lần này. Tôi thấy tựa như là khi ấy tôi đang giảng bài cho em Nguyễn Thị Vân Bình vậy!
Đúng vậy, vẻ tươi cười của em rạng rỡ chẳng khác nào đóa hoa rung rinh trước làn gió nhẹ, chẳng khác nào hoa Tử kinh dưới ánh mặt trời, sao mà chân chất kiều diễm đến vậy.
Vẻ tươi cười của em khiến tôi nhớ lại khi ở trên máy bay nhìn xuống tôi thấy những cụm hoa màu đỏ nở rộ trên vùng đất bao la bát ngát này. Mãi cho đến một hôm, khi tôi ngồi trên ô tô vượt qua chiếc cầu rất lớn rất dài bắc trên sông Hồng, nhìn dòng sông này ngoằn ngoèo, cuồn cuộn, cuốn cả Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam vào trong lòng bao la, bát ngát của nó. Con sông này quả xứng với cái tên “Hồng Hà”. Nước sông của nó lấp lánh ánh hào quang của những làn sóng màu đỏ hoàng kim, khi ấy tôi mới chợt hiểu khi tôi từ máy bay nhìn xuống những cụm hoa rực rỡ. Thật ra những “cụm hoa” đó chính là các ngôi nhà của Hà Nội - bởi vì gạch đỏ dùng để xây tường của những ngôi nhà này đều bắt nguồn từ đất đỏ được lấy từ bờ sông Hồng để sản xuất nên.
Những con người của dòng sông Hồng - những “Nguyễn Thị Vân Bình”, những giảng viên tiếng Hán Việt Nam và các học viên của họ, cũng giống như biết bao những cánh hoa Tử kinh - những cánh hoa Hồng, từng đóa, từng đóa một đã nở rộ, họ dạt dào một tình yêu thắm thiết với tiếng Hán, với việc học tiếng Hán, dạy tiếng Hán. Trên dải đất nóng bỏng cổ kính mà tươi trẻ này, họ đã truyền bá hạt giống của bông hoa Hán ngữ, họ phổ cập và mở rộng việc dạy tiếng Hán ở Việt Nam và đã có những cống hiến thiết thực cho tình hữu nghị và cùng nhau phát triển của nhân dân hai nước Trung - Việt.
Họ chính là những đóa hoa đẹp đẽ nhất trên dải đất này.
Ngày 28 tháng 8 năm 2009
Tác giả Ngô Song
Người dịch: Trần Thị Thanh Liêm
B. Bản tiếng Trung:
红花盛开
北京语言大学汉语学院副教授 吴双
ffweids@yahoo.com.cn
当我们从北京出发去越南,飞机飞到 内上空的时候,随着飞机的下降,地 的景色也越来越清晰。我看到一簇簇 红色的花铺在绿色的大地上,这红花 仿佛紫荆花一般由许许多多细小的花 儿组成,而蜿蜒纵多的河流仿佛是那 一簇簇红花儿之间掩映着的树枝,这 壮观的大自然图景在阳光下是那么艳 、迷人……当时,我心里想,这红色 的“花儿”到底是什么呢?
到越南,其实我有一个长久以来执着 愿望——就是去寻找我的越南学生阮 云屏。她十年前寄给我的信和明信片 就在我随身携带的背包里。
十一年前,又一个新学期开始不久, 去给二年级一个写作班上课。一个个 高挑,黧黑的圆脸上透着粉色,爱笑 爱说的越南女孩子跑到讲台上来认真 对我说:“老师,刚才您还没到的时 ,您爱人来这里找您!”我马上吃惊 地问:“真的?不会吧!”她哈哈大 起来说:“老师,今天是愚人节!” 上当了!我又好气又好笑,真恨不得 拍她一巴掌。这个学生就是阮氏云屏
不久,阮氏云屏一次课间到讲台上来 我:“老师,您摸摸我。我不知道我 么了?”我疑惑地被她握着手摸到她 的胸上,触感到硬硬的包块,我马上 她说:“你要马上去医院看病,让医 诊断。可能有问题,你一定要重视。 ”此后每次去上课,我都急切地督促 去看病。她还是那么爱笑,爱说,学 更加刻苦和努力,我发现她比过去更 加珍惜生活,也更加珍惜和老师、同 的情谊了。
可能毕竟一边忙碌地学习,一边抽空 病,看得不够彻底,也没有什么结果 放假后她回越南去看病了,令人吃惊 而且最不幸的是,这个尚未结婚,年 21岁的小姑娘最终被确诊患了乳腺癌 在做手术前,她给我写了信:
“老师,您好!
您好吗?虽然我回到了越南,但是很 念北京,想到那些美好的日子,时间 得真快。想到在北语学习时,您对我 很好,给我过了困难的勇气(给我战 困难的勇气),我真的不知道该怎么 谢您。我这几天住院了,下个星期还 要动手术。
学完了,但是还没开始工作,我真的 得难过。但没办法!
有时间我再给您写信。
请替我向您的先生问好!
您的学生 云屏”
她的同胞来北京,她托那位同她一样 诚善良的小伙子带给我两张明信片—
明信片的画面都是实景照片。在一张 信片上,一个男子骑着一辆摩托车, 后面扎满了堆积如小山般的青香蕉, 紧握着的车把上还搭坐着一位女子, 们的头和脸都被帽子、头罩遮了起来 只露出眼睛专注于前方的道路。在这 辆车上,真可谓物尽其用了!
在另一张明信片的照片上,一位脸色 而黝黑,赤脚,戴着斗笠的越南妇女 挑着担子——一边是干柴禾,另一边 是松枝,翠郁的松枝上坐着她的小宝 儿,正探头在地上发现着什么“新大 ”——难怪这位妈妈尽管辛苦,却还 是那么发自内心地开心笑着呢!母亲 肩膀何其伟大啊!这张照片上的妇女 似阮氏云屏,以至于我长时间以来一 直把这当作了阮氏云屏的照片。
在明信片的后面她写道:
“老师,您好!
我给您看看越南平时的生活,每天还 到不少人还是那么辛苦,我也觉得心 。中国和越南的农村有着同样的生活 。我也是一个从农村到城市学习、生 (的女孩儿),但我一定努力学习, 我老家的亲戚、朋友自豪、高兴。
吴老师,我很想您。”
她不仅有着开朗、泼辣的性格,还有 一颗对苦难深重的农民的真挚深沉的 情心,她不因为从农村走向城市就忘 却了农村老家的亲戚和朋友,而是想 要用优异的成绩去回报他们的善意和 望。我不由得更加喜欢这个质朴而且 充满同情心的姑娘了,同时也更加为 的病感到难过。也许,是某一次讲课 时候,我曾经和学生们交流过我对农 村的感情,而这给阮氏云屏留下了深 的印象。我小时候曾经因为政治牵连 城市到农村,和农村孩子一同吃、一 同住、一同上学、一同游戏,后来虽 又回到了城市,但是农村在我心中永 绘下了最快乐美好的一页,而我永远 从心底对农民的淳朴和辛苦充满了诚 的尊重和深切的同情。阮氏云屏这么 任我也许还基于这一点。
那年寒假快结束的时候,我班上的日 留学生马岛洋子和韩国留学生金玄京 知我她们决定专程去看望从越南到广 州治病的阮氏云屏。她们回来时,带 来了许多照片,三个分别来自日、韩 越的女孩子在中国的南方,一起摆了 不少精彩的“POSE”——没有一张照片 在闪耀流溢着她们的青春亮丽和开心 欢笑……那一定是阮氏云屏最快乐的 刻。
后来,阮氏云屏给我寄来了一封信:
“老师,您好!这几天准备开学,老 一定很忙,是吗?我现在身体好多了 我每天吃了很多,好好准备体力作全 身化疗,老师放心啊!我一定治好, 这个障碍,回家可以工作……
我想象很多,很多……但有一件事我 希望成真的是我健康的样子出现在老 的面前,以后我一定到北京看老师和 朋友们。
老师每天上课,回来还有很多事要作 做),但您可别忘保重身体!
我父亲让我替他向老师全家问好。
祝您
身体健康。
您的越南学生 阮氏云屏
p.s:我还想去北京听您的好好讲故事 ”
她给我这最后一封信寄到北京的日子 “1999年8月20日”。我想给她写信,嘱 咐她好好养病,然而发信人地址上只 了“阮氏云屏 越南学生”。从此她杳无音信,我也 法找到她的下落。
十年来,我一直在猜想……尽管我向 干来北语的越南留学生打听过她的消 ,但是没人知道,也越来越没人认识 她。但我多么希望她活着,而且结了 ,过着快乐幸福的生活。
当飞机盘旋在河内上空的时候,当我 到那一簇簇红色的“花儿”开在大地 的时候,我立刻感到,我已经到了阮 氏云屏所热爱和心痛着的家乡。今年 天,我有幸承蒙中国国家汉办的委托 为专家组成员赴越南河内培训越南各 大学汉语教师,此行,正好给我提供 寻找她的机会——然而她没留下地址 到了越南我仍然不知去哪里找她。
培训班课程开始了,一次课间休息时 我几乎完全不抱希望地问越南各大学 的汉语教师们:“有谁听说过阮氏云 屏这个名字吗?”我把她的名字写在 板上。想不到,有一位三十多岁的精 沉稳的女老师说:“喔,我认识!不 过她已经不在了呀!”她惊异地看着 问,痛惜也已经随时光的远逝而淡去 她拿过阮氏云屏给我的信,仔细往信 封上的邮戳一瞧,说:“她去世已经 年了!她做完手术回来不久就去世了 当时我是和她同时到北京留学的…… ”
泪水立时奔涌到我眼眶里打转。其实 这既是我预想到的,也是终于令我明 了的结果。
那个时代到中国留学的越南留学生大 数都已成为今天越南汉语教学的骨干 在我们今天的这个培训班上,他们又 坐回到了课桌旁,我们仿佛在重温以 的教学情景。要是阮氏云屏还在,她 会坐在这里吗?当然,会的!她一定 会专注地看着我、微笑着听我讲课。 么,她会不会如同许多同龄的越南汉 教师一样对汉语教学充满了理想、热 诚和探索精神,但也正为工作频率高 报酬少、没有足够的时间来充实知识 发愁呢?可能也会的……这里的女教 师们多半已经有了两个孩子,阮氏云 也会有吗?当然,会有的!还会有一 疼爱她的丈夫,她一定会请我去她家 看望他们——他们正是她生活中无穷 尽的乐源,还是她不断努力工作的动 呢……
据我了解,目前越南主流高校95%以上 汉语教师都是在华取得本科、硕士或 士学位后上岗任教的中青年教师,而 越南高校汉语教师整体水平在世界范 内是名列前茅的,历届世界大、中学 “汉语桥”比赛中越南选手的成绩就 印证了这一点。其实这与他们深受中 传统文化及历史渊源的影响不无关系 汉语教学在越南有着悠久的历史,《 三国志•吴志、薛综传》中说:“汉 帝诛吕嘉,开九郡,设交阯刺史以镇 之。”“自斯以来,颇徙中国罪人杂 居其间,稍使学书,粗知言语,使驿 来,观见礼化。……建之学校,导之 义。”(《三国志•吴书•张严程阚 薛传第八》1251页,中华书局,1959年出 版)所以汉字在秦汉时便传入了越南 到了唐朝时,汉语的影响更加扩大。 了11世纪,越南建立了科举制度,汉语 学就成了国学,历代培养了2906位汉学 士,其中有56位状元是很有名的。在相 长的时间里,越南一直使用汉字,汉 语对越南传统文化影响深远,这也正 对越南的汉语教师产生深刻影响并帮 他们在世界汉语教学的舞台上脱颖而 出、独占鳌头的根本原因。
阮氏云屏那黧黑中透着粉红的脸上灿 阳光的笑容时常幻化着、叠现在讲台 的课桌间,仿佛变成了一股力量,一 眼爱泉,使我更加投入爱心地去讲课 去完成这次培训工作——因为,我现 就是在给“阮氏云屏”们讲课。
没错,她的笑脸就像微风中摇曳着的 儿一样灿烂——阳光下的紫荆花,那 朴实而娇艳。
她的笑容又令我想起我在飞机上看到 那辽阔的大地上绽开着的红色的“花 ”。直到有一天,我坐汽车跨越长长 的红河大桥,看见滚滚红河蜿蜒流淌 把越南的首都河内圈在浩荡宽阔的怀 之中,这红河真不愧称作“红河”— —它的河水闪耀着金红色的波光—— 这才恍然大悟——我在飞机上俯瞰时 一簇簇鲜丽的红“花儿”,原来就是 河内的房子——它们所用的墙和砖都 用红河边上的红土做成的呀。
而红河的儿女们——“阮氏云屏”们 —越南的汉语教师和学习者们,也如 那众多的紫荆花瓣儿,一簇簇地盛开 着,他们满怀着对汉语的挚爱,学汉 ,教汉语,在这块古老而新鲜的热土 传播着汉语之花的种子,为汉语教学 在越南的推广,为中越两国人民的友 和共同发展做出了切实的贡献。
他们真是这块土地上最美丽的花儿!
2009-8-28
A. Bản tiếng Việt:
HOA HỒNG* NỞ RỘ
Ngô Song**
Máy bay chúng tôi cất cánh từ Bắc Kinh bay đến bầu trời Hà Nội rồi từ từ hạ cánh, càng bay xuống thấp, quang cảnh mặt đất càng hiện rõ! Trên vùng đất bát ngát, xanh tươi này, tôi nhìn thấy trải dài trước mắt tôi là những cụm hoa đỏ rực. Những cụm hoa ấy chẳng khác nào những đóa hoa Tử kinh, hình thành bởi muôn ngàn cánh hoa nhỏ bé.
Nơi đây các dòng sông ngoằn ngoèo uốn lượn, chúng chẳng khác nào các cành cây xen kẽ giữa những cụm hoa đỏ rực, khiến cho những cụm hoa đó nổi bật hẳn lên. Cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy ấy sao mà tráng lệ, khiến người ta phải mê mẩn tâm thần!
Đến Việt Nam, thật ra tôi còn muốn thực hiện một mong muốn mà tôi hằng ấp ủ - đó là đi tìm em Nguyễn Thị Vân Bình - một nữ sinh Việt Nam. Các bức thư và bưu thiếp mà em đã gửi cho tôi cách đây 10 năm, hiện vẫn nằm trong túi xách mà tôi luôn mang theo bên mình.
10 năm trước, vào thời điểm một học kỳ mới bắt đầu chưa lâu. Khi ấy tôi lên dạy cho năm thứ hai của một lớp học viết văn. Hôm đó, một nữ sinh Việt Nam người dong dỏng cao, khuôn mặt tròn, đen, xoa phấn đậm, hay nói, hay cười chạy đến bàn tôi; em đĩnh đạc nói:
- Thưa cô, vừa nãy lúc cô chưa đến, thầy đã đến đây tìm cô ạ!
- Thật không? --------Tôi không tin hỏi laị!
Cô gái cười khanh khách, nói:
- Thưa cô, hôm nay là “Ngày nói dối”!
Tôi bị “hớ” rồi! Lúc đó tôi vừa tức lại vừa buồn cười, thật ra tôi muốn tát cho cô bé một cái!
Em nữ sinh đó chính là Nguyễn Thị Vân Bình.
Ít lâu sau, trong một lần nghỉ giữa giờ, em Nguyễn Thị Vân Bình lên bục giảng nói với tôi:
- Thưa cô, xin cô sờ vào người em! Em không biết trên người em như thế này là thế nào ạ?
Thấy em nói vậy tôi đang rất ngạc nhiên thì em đã nắm tay tôi rồi đưa lên ngực em; sờ thấy một cái u ở đó, tôi vội bảo:
- Em phải đến gặp Bác sĩ khám bệnh ngay để họ chẩn đoán cho! Có thể là có vấn đề đấy, em không coi thường được đâu!
Từ đó, cứ mỗi lần lên lớp, tôi đều thúc giục em mau mau xin đi khám bệnh. Tuy vậy em vẫn hay cười, hay nói; trong học tập em càng cần cù, chịu khó hơn. Tôi thấy so với trước, em càng tha thiết , nhiệt tình với cuộc sống hơn; càng thiết tha, quý trọng tình hữu nghị với thầy cô, với bạn bè hơn bao giờ hết.
Có thể là do vừa bận học, vừa phải tranh thủ đi khám bệnh, nên việc khám bệnh của em không triệt để, rút cuộc không đem lại kết quả gì! Sau khi được nghỉ phép, em về Việt Nam khám bệnh. Thật đáng buồn, mà cũng rất bất hạnh cho em là, một thiếu nữ chưa kết hôn, mới 21 tuổi đời, vậy mà em lại bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú! Trước khi lên bàn mổ, em đã viết thư cho tôi.
Cô kính mến!
Cô có khỏe không ạ? Tuy đã trở về Việt Nam, nhưng em rất nhớ Bắc Kinh; nghĩ tới những ngày tươi đẹp lúc còn ở đó, em thấy thời gian khi ấy trôi rất nhanh! Em thấy khi em còn học ở trường ta, cô đối với em rất tốt; cô cũng đã giúp em có được dũng khí vượt qua khó khăn; em thật không biết nên cảm ơn cô như thế nào cho phải! Mấy hôm nay em phải nằm viện, tuần sau mới được mổ.
Học xong rồi, tuy nhiên em vẫn chưa đi làm nên em rất buồn, nhưng biết làm sao được!
Nếu có thời gian, em sẽ lại viết thư cho cô.
Xin cô cho em gửi lời hỏi thăm sức khỏe thầy ạ!
Sinh viên cũ của cô: Vân Bình
Một người bạn đồng hương của em tới Bắc Kinh, đó là một cô gái cũng chân chất, hiền dịu như em; em đã nhờ cô gái này chuyển cho tôi hai tấm bưu thiếp.
Hai tấm bưu thiếp này đều là những bức ảnh chụp thực cảnh. Một bức bưu thiếp có ảnh một thanh niên đang điều khiển một chiếc môtô, phía sau xe chằng buộc chồng chất những nải chuối xanh, cao như núi; xe còn chở một cô gái, cô này hai tay nắm chặt lấy tay lái. Đầu và mặt hai người đều bị trùm kín bởi mũ và khẩu trang, chỉ duy có đôi mắt của họ là lộ ra và đều chăm chăm nhìn vào phía trước của con đường xe chạy. Trên chiếc môtô này quả là mọi chỗ đều được tận dụng! Còn bức bưu thiếp kia có ảnh một người phụ nữ Việt Nam sắc mặt hồng hào nhưng người lại đen thui, chân không giầy dép, đầu đội nón. Chị gánh một đôi thúng - một bên thúng chứa thóc, một bên thúng kia là những nhánh thông nhỏ, trên đó ngồi một cháu bé; cháu bé nghiêng nghé, phấn khởi như vừa phát hiện được một “miền đất mới”! - Chẳng trách mặc dầu mẹ cháu đang gánh nặng mà vẫn mỉm cười vui vẻ, một niềm vui toát ra từ đáy lòng! Đôi vai người mẹ mới vĩ đại làm sao! Người phụ nữ này tôi thấy sao mà giống Nguyễn Thị Vân Bình thế, cho đến nay tôi vẫn cứ nghĩ rằng ảnh chị chính là ảnh em Bình!
Mặt sau bức bưu ảnh này em viết:
Thưa cô, em xin kính chào cô!
Em gửi hai bức bưu ảnh này biếu cô, để cô nhìn thấy được chút ít cuộc sống bình thường ở Việt Nam; hàng ngày em thấy không ít người vất vả như vậy, em cảm thấy đau lòng! Nông thôn Trung Quốc và Việt Nam có cùng một cuộc sống như nhau. Em cũng là một người con gái từ nông thôn ra thành thị học tập, sinh sống, nhưng em nhất định gắng sức học tập để người thân và bạn bè của em vui lòng và tự hào vì em!
Thưa cô, em rất nhớ cô.
Qua những lời trong thư em Bình tôi thấy em không những là một cô gái cởi mở, nhiệt tình mà em còn có một sự thông cảm sâu sắc, chân thành đối với những người nông dân khổ cực, em đã không vì được sinh sống ở thành phố mà quên đi những người thân và bè bạn ở chốn quê hương quê mùa của mình, hơn nữa em còn muốn có những thành tích nổi bật để đền đáp lại những thiện ý và kỳ vọng của họ đối với bản thân em. Qua đó, tôi bất giác cảm thấy càng thêm quý mến người con gái chân chất mà đầy lòng trắc ẩn, đầy sự cảm thông này, nhưng đồng thời tôi lại càng buồn vì bệnh tình của em! Có lẽ, do một lần lên lớp, tôi từng thổ lộ với các sinh viên về tình cảm của tôi đối với nông thôn Trung Quốc, có thể vì vậy mà tôi đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc! Khi còn nhỏ, vì có liên quan về chính trị mà tôi đã phải từ thành thị về nông thôn sinh sống; cùng ăn, cùng ở, cùng học hành và chơi đùa với các trẻ em ở nông thôn Trung Quốc; sau đó tôi đã được trở lại sống ở thành phố, nhưng nông thôn mãi mãi khắc họa trong lòng tôi một trang đẹp đẽ và vui sướng vô cùng ; từ đó, tự đáy lòng mình, tôi luôn tràn đầy một mối thông cảm sâu sắc và sự tôn trọng chân thành đối với những người nông dân thuần phác và vất vả. Sự tin tưởng của em Bình đối với tôi, có lẽ bắt nguồn từ đó.
Năm ấy, khi sắp kết thúc kỳ nghỉ đông; ở lớp tôi phụ trách có một lưu học sinh Nhật Bản là Mã-Đảo-Dương-Tử và một lưu học sinh Hàn Quốc là Kim-Huyền-Kinh báo cáo với tôi là họ xin phép vào thăm bạn Nguyễn Thị Vân Bình, vì Bình mới từ Việt Nam sang Quảng Châu Trung Quốc chữa bệnh. Sau khi thăm bạn trở về Bắc Kinh, họ mang theo rất nhiều ảnh. Đó là những bức ảnh mà ba cô gái đến từ ba nước Nhật Bản, Việt Nam,Hàn Quốc đã chụp ở miền Nam Trung Quốc với rất nhiều “tư thế” tuyệt diệu – Tôi thấy không một bức ảnh nào mà không tràn trề vẻ tươi trẻ của tuổi thanh xuân và dường như còn có cả tiếng nói, tiếng cười vui vẻ ở đó nữa…Chắc hẳn rằng đó là những thời khắc hết sức sung sướng của em Bình!
Sau đó ít lâu, em còn gửi cho tôi một bức thư nữa:
Thưa cô, em xin kính chào cô!
Mấy hôm nay chuẩn bị khai giảng, chắc cô bận lắm? Hiện nay em đã khỏe nhiều rồi, em cũng ăn được nhiều và đang chuẩn bị sức để điều trị hóa xạ. Xin cô cứ yên tâm! Bệnh em nhất định sẽ chữa khỏi; vượt qua “sự cố” này , khi xuất viện em sẽ được đi làm…
Em hi vọng rất nhiều, rất nhiều….nhưng điều em hết sức mong trở thành sự thật là em sẽ được xuất hiện trước mặt cô với một thân hình khỏe mạnh, sau này em sẽ đến Bắc Kinh thăm cô và các bạn!
Hàng ngày cô lên lớp, sau đó về nhà lại còn rất nhiều việc phải làm, nhưng xin cô đừng quên một điều rất quan trọng là giữ gìn sức khỏe!
Bố em bảo em thay mặt bố chúc sức khỏe cả nhà ta.
Cuối thư, em xin chúc cô mạnh khỏe ạ!
Sinh viên cũ của cô: Nguyễn Thị Vân Bình
Tái bút: Em rất mong lại được đến Bắc Kinh để nghe cô kể chuyện.
Ngày mà bức thư cuối cùng này em gửi đến Bắc Kinh cho tôi là ngày 20 tháng 8 năm 1999. Tôi muốn viết thư cho em để căn dặn em kiên trì chữa bệnh, nhưng ở chỗ địa chỉ người gửi thư trên phong bì bức thư em gửi cho tôi chỉ viết “Sinh viên Việt Nam Nguyễn Thị Vân Bình”. Từ đó tôi không được tin gì về em nữa, tôi cũng không có cách nào tìm được địa chỉ của em!
Mười năm qua, tôi cứ luôn đoán định thế này thế khác về em…Mặc dầu tôi tìm gặp một số sinh viên Việt Nam khi họ đến Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh để dò hỏi tin tức về em, nhưng không một ai biết rõ , mà ngày lại càng ít người biết về em. Nhưng tôi vô cùng mong muốn em vẫn còn sống mà đã lấy chồng và có một cuộc sống hạnh phúc, sung sướng!
Khi máy bay lượn trên không phận Hà nội, khi tôi nhìn thấy những cụm hoa mầu hồng nở trên mặt đất, tôi cảm thấy ngay rằng tôi đã đến quê hương mà em Nguyễn Thị Vân Bình hằng yêu quý! Mùa hạ năm nay, tôi may mắn được Văn phòng tiếng Hán Quốc gia Trung Quốc giao nhiệm vụ làm một thành viên của Đoàn chuyên gia đến Hà Nội Việt Nam để bồi dưỡng cho các giảng viên tiếng Hán của các trường Đại học Việt Nam. Chuyến đi này, may sao đã cho tôi một dịp để tìm em, tuy nhiên tôi lại không có địa chỉ của em Bình, như vậy đến Việt Nam tôi vẫn không biết đến đâu để tìm em.
Lớp Bồi dưỡng đã bắt đầu, trong một lần nghỉ giữa giờ, tôi hoàn toàn chẳng có chút hy vọng gì khi hỏi các anh chị học viên:
- Xin hỏi, có ai nghe thấy cái tên: Nguyễn Thị Vân Bình không?
Tôi còn viết tên em lên trên bảng nữa. Nào ngờ có một giảng viên khoảng ngoài 30 tuổi nói:
- Thưa cô, em có quen Nguyễn Thị Vân Bình nhưng bạn ấy đã mất rồi!
Người nữ giảng viên ấy sửng sốt nhìn tôi và trả lời như vậy. Sau đó chị cầm lấy bức thư mà em Bình đã gửi cho tôi, đưa mắt nhìn con dấu Bưu điện đóng trên phong bì chị nói:
- Bạn ấy đã mất 10 năm nay rồi! Sau khi phẫu thuật, về nhà được ít lâu thì bạn ấy ra đi. Hồi đó, em và bạn ấy cùng lưu học ở Bắc Kinh….
Nước mắt tức thì tràn đầy khóe mắt tôi! Thực ra đó là điều mà tôi vốn đã dự đoán, và…cuối cùng tôi đã biết được kết quả của nó!
Thời kỳ đó, những lưu học sinh lưu học ở Trung Quốc ngày nay phần lớn đều đã trở thành cốt cán trong công việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam. Hôm đó, tại lớp bồi dưỡng ấy họ đã ngồi lại bên bàn học, chúng tôi đã cùng ôn lại tình hình giảng dạy và học tập trước kia.
Nếu em Bình còn sống, chắc em cũng ngồi ở đây! Chắc chắn là như vậy, rồi nhất định em sẽ chăm chú nhìn tôi, mỉm cười nghe tôi giảng bài. Em có thể giống như rất nhiều giảng viên tiếng Hán Việt Nam cùng độ tuổi, có một tâm hồn tràn đầy lý tưởng, nhiệt tâm và biết đào sâu tìm hiểu để học tập, nhưng phải chăng em cũng sẽ lo lắng, vì đối với công việc giảng dạy, phải làm sao để có được hiệu quả cao, trong khi đó thì thu nhập ít, lại không có đủ thời gian để bồi dưỡng kiến thức? Cũng có thể là như vậy chăng?
Các nữ giảng viên ở đây đa số đều đã có hai con nhỏ. Nguyễn Thị Vân Bình cũng có thể như họ không? Đương nhiên là có chứ! Em tất sẽ còn có người chồng hết lòng yêu mến em, em nhất định sẽ mời tôi đến nhà để thăm người chồng yêu dấu và những đứa con ngoan của em, họ chẳng những là nguồn vui vô cùng, vô tận trong cuộc sống của em mà họ còn là động lực khiến em không ngừng nỗ lực công tác, có phải như vậy không em? Theo như tôi biết, hiện nay trên 95% giảng viên tiếng Hán tại các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu của Việt Nam đều là các giảng viên ở lứa tuổi thanh niên, sau khi họ lấy được học vị thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh , hơn nữa trình độ chung của các giảng viên tiếng Hán ở các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam trong phạm vi thế giới đã được xếp vào loại đầu bảng. Thành tích của các thí sinh Việt Nam trong các cuộc thi Quốc tế “Nhịp cầu Hán ngữ” tổ chức cho các sinh viên Cao đẳng, Đại học trên toàn thế giới đã chứng minh điều đó! Thực ra, điều này không phải là không có liên quan với việc họ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và ngọn nguồn lịch sử Trung Quốc. Việc dạy tiếng Hán ở Việt Nam đã có lịch sử lâu đời “Tam quốc chí, Ngô chí, Triết tổng truyện” viết: “Hán vũ đế Tru Lã Gia, lập 9 quận, đặt thư sử đất giao chỉ để trấn áp, giám sát đất này”. Từ đó đến nay nhà vua đã cho di dời các phạm nhân Trung Quốc đến ở lẫn với họ, dạy họ chữ nghĩa và biết cách ăn nói, các sứ giả đi lại luôn, qua đó khiến họ thấy được sự giáo hóa và lễ nghi…Ngoài ra nhà vua còn cho dựng trường dạy dỗ về kinh nghĩa (“Tam quốc chí, Ngô thư, Trương Nghiêm Trình Khám Tiết truyện đệ bát” trang 1251, Trung Hoa thư cục, xuất bản năm 1959). Thật vậy, chữ Hán đã truyền nhập vào Việt Nam từ thời Tần Hán, cho đến nhà Đường thì ảnh hưởng của Hán ngữ lại càng rộng. Đến thế kỷ 11, Việt Nam đã thực thi chế độ khoa cử, việc học Hán ngữ đã trở thành “quốc học”. Qua sử sách ta được biết các thế hệ trước đây đã bồi dưỡng được 2906 Tiến sĩ Hán học, trong đó có 56 Trạng nguyên, họ đều là những người giỏi có tiếng. Trong một thời gian tương đối dài, Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán, Hán ngữ có ảnh hưởng rất sâu đối với văn hóa truyền thống của Việt Nam, đó cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cho các giáo viên tiếng Hán Việt Nam có ảnh hưởng hết sức sâu sắc, từ đó giúp họ nổi bật hẳn lên tại vũ đài giảng dạy tiếng Hán trên trường quốc tế.
Vẻ mặt tươi cười còn rạng rỡ trên khuôn mặt đen giòn, đậm màu phấn hồng của Vân Bình luôn luôn như hiển hiện, lại biến đổi huyền ảo trên các hàng ghế dưới bục giảng của tôi. Dường như nó đã biến thành sức mạnh, thành một dòng suối yêu thương khiến lời giảng của tôi thấm đẫm tình cảm, từ đó khiến tôi hoàn thành tốt hơn công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Hán lần này. Tôi thấy tựa như là khi ấy tôi đang giảng bài cho em Nguyễn Thị Vân Bình vậy!
Đúng vậy, vẻ tươi cười của em rạng rỡ chẳng khác nào đóa hoa rung rinh trước làn gió nhẹ, chẳng khác nào hoa Tử kinh dưới ánh mặt trời, sao mà chân chất kiều diễm đến vậy.
Vẻ tươi cười của em khiến tôi nhớ lại khi ở trên máy bay nhìn xuống tôi thấy những cụm hoa màu đỏ nở rộ trên vùng đất bao la bát ngát này. Mãi cho đến một hôm, khi tôi ngồi trên ô tô vượt qua chiếc cầu rất lớn rất dài bắc trên sông Hồng, nhìn dòng sông này ngoằn ngoèo, cuồn cuộn, cuốn cả Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam vào trong lòng bao la, bát ngát của nó. Con sông này quả xứng với cái tên “Hồng Hà”. Nước sông của nó lấp lánh ánh hào quang của những làn sóng màu đỏ hoàng kim, khi ấy tôi mới chợt hiểu khi tôi từ máy bay nhìn xuống những cụm hoa rực rỡ. Thật ra những “cụm hoa” đó chính là các ngôi nhà của Hà Nội - bởi vì gạch đỏ dùng để xây tường của những ngôi nhà này đều bắt nguồn từ đất đỏ được lấy từ bờ sông Hồng để sản xuất nên.
Những con người của dòng sông Hồng - những “Nguyễn Thị Vân Bình”, những giảng viên tiếng Hán Việt Nam và các học viên của họ, cũng giống như biết bao những cánh hoa Tử kinh - những cánh hoa Hồng, từng đóa, từng đóa một đã nở rộ, họ dạt dào một tình yêu thắm thiết với tiếng Hán, với việc học tiếng Hán, dạy tiếng Hán. Trên dải đất nóng bỏng cổ kính mà tươi trẻ này, họ đã truyền bá hạt giống của bông hoa Hán ngữ, họ phổ cập và mở rộng việc dạy tiếng Hán ở Việt Nam và đã có những cống hiến thiết thực cho tình hữu nghị và cùng nhau phát triển của nhân dân hai nước Trung - Việt.
Họ chính là những đóa hoa đẹp đẽ nhất trên dải đất này.
Ngày 28 tháng 8 năm 2009
Tác giả Ngô Song
Người dịch: Trần Thị Thanh Liêm
B. Bản tiếng Trung:
红花盛开
北京语言大学汉语学院副教授 吴双
ffweids@yahoo.com.cn
当我们从北京出发去越南,飞机飞到 内上空的时候,随着飞机的下降,地 的景色也越来越清晰。我看到一簇簇 红色的花铺在绿色的大地上,这红花 仿佛紫荆花一般由许许多多细小的花 儿组成,而蜿蜒纵多的河流仿佛是那 一簇簇红花儿之间掩映着的树枝,这 壮观的大自然图景在阳光下是那么艳 、迷人……当时,我心里想,这红色 的“花儿”到底是什么呢?
到越南,其实我有一个长久以来执着 愿望——就是去寻找我的越南学生阮 云屏。她十年前寄给我的信和明信片 就在我随身携带的背包里。
十一年前,又一个新学期开始不久, 去给二年级一个写作班上课。一个个 高挑,黧黑的圆脸上透着粉色,爱笑 爱说的越南女孩子跑到讲台上来认真 对我说:“老师,刚才您还没到的时 ,您爱人来这里找您!”我马上吃惊 地问:“真的?不会吧!”她哈哈大 起来说:“老师,今天是愚人节!” 上当了!我又好气又好笑,真恨不得 拍她一巴掌。这个学生就是阮氏云屏
不久,阮氏云屏一次课间到讲台上来 我:“老师,您摸摸我。我不知道我 么了?”我疑惑地被她握着手摸到她 的胸上,触感到硬硬的包块,我马上 她说:“你要马上去医院看病,让医 诊断。可能有问题,你一定要重视。 ”此后每次去上课,我都急切地督促 去看病。她还是那么爱笑,爱说,学 更加刻苦和努力,我发现她比过去更 加珍惜生活,也更加珍惜和老师、同 的情谊了。
可能毕竟一边忙碌地学习,一边抽空 病,看得不够彻底,也没有什么结果 放假后她回越南去看病了,令人吃惊 而且最不幸的是,这个尚未结婚,年 21岁的小姑娘最终被确诊患了乳腺癌 在做手术前,她给我写了信:
“老师,您好!
您好吗?虽然我回到了越南,但是很 念北京,想到那些美好的日子,时间 得真快。想到在北语学习时,您对我 很好,给我过了困难的勇气(给我战 困难的勇气),我真的不知道该怎么 谢您。我这几天住院了,下个星期还 要动手术。
学完了,但是还没开始工作,我真的 得难过。但没办法!
有时间我再给您写信。
请替我向您的先生问好!
您的学生 云屏”
她的同胞来北京,她托那位同她一样 诚善良的小伙子带给我两张明信片—
明信片的画面都是实景照片。在一张 信片上,一个男子骑着一辆摩托车, 后面扎满了堆积如小山般的青香蕉, 紧握着的车把上还搭坐着一位女子, 们的头和脸都被帽子、头罩遮了起来 只露出眼睛专注于前方的道路。在这 辆车上,真可谓物尽其用了!
在另一张明信片的照片上,一位脸色 而黝黑,赤脚,戴着斗笠的越南妇女 挑着担子——一边是干柴禾,另一边 是松枝,翠郁的松枝上坐着她的小宝 儿,正探头在地上发现着什么“新大 ”——难怪这位妈妈尽管辛苦,却还 是那么发自内心地开心笑着呢!母亲 肩膀何其伟大啊!这张照片上的妇女 似阮氏云屏,以至于我长时间以来一 直把这当作了阮氏云屏的照片。
在明信片的后面她写道:
“老师,您好!
我给您看看越南平时的生活,每天还 到不少人还是那么辛苦,我也觉得心 。中国和越南的农村有着同样的生活 。我也是一个从农村到城市学习、生 (的女孩儿),但我一定努力学习, 我老家的亲戚、朋友自豪、高兴。
吴老师,我很想您。”
她不仅有着开朗、泼辣的性格,还有 一颗对苦难深重的农民的真挚深沉的 情心,她不因为从农村走向城市就忘 却了农村老家的亲戚和朋友,而是想 要用优异的成绩去回报他们的善意和 望。我不由得更加喜欢这个质朴而且 充满同情心的姑娘了,同时也更加为 的病感到难过。也许,是某一次讲课 时候,我曾经和学生们交流过我对农 村的感情,而这给阮氏云屏留下了深 的印象。我小时候曾经因为政治牵连 城市到农村,和农村孩子一同吃、一 同住、一同上学、一同游戏,后来虽 又回到了城市,但是农村在我心中永 绘下了最快乐美好的一页,而我永远 从心底对农民的淳朴和辛苦充满了诚 的尊重和深切的同情。阮氏云屏这么 任我也许还基于这一点。
那年寒假快结束的时候,我班上的日 留学生马岛洋子和韩国留学生金玄京 知我她们决定专程去看望从越南到广 州治病的阮氏云屏。她们回来时,带 来了许多照片,三个分别来自日、韩 越的女孩子在中国的南方,一起摆了 不少精彩的“POSE”——没有一张照片 在闪耀流溢着她们的青春亮丽和开心 欢笑……那一定是阮氏云屏最快乐的 刻。
后来,阮氏云屏给我寄来了一封信:
“老师,您好!这几天准备开学,老 一定很忙,是吗?我现在身体好多了 我每天吃了很多,好好准备体力作全 身化疗,老师放心啊!我一定治好, 这个障碍,回家可以工作……
我想象很多,很多……但有一件事我 希望成真的是我健康的样子出现在老 的面前,以后我一定到北京看老师和 朋友们。
老师每天上课,回来还有很多事要作 做),但您可别忘保重身体!
我父亲让我替他向老师全家问好。
祝您
身体健康。
您的越南学生 阮氏云屏
p.s:我还想去北京听您的好好讲故事 ”
她给我这最后一封信寄到北京的日子 “1999年8月20日”。我想给她写信,嘱 咐她好好养病,然而发信人地址上只 了“阮氏云屏 越南学生”。从此她杳无音信,我也 法找到她的下落。
十年来,我一直在猜想……尽管我向 干来北语的越南留学生打听过她的消 ,但是没人知道,也越来越没人认识 她。但我多么希望她活着,而且结了 ,过着快乐幸福的生活。
当飞机盘旋在河内上空的时候,当我 到那一簇簇红色的“花儿”开在大地 的时候,我立刻感到,我已经到了阮 氏云屏所热爱和心痛着的家乡。今年 天,我有幸承蒙中国国家汉办的委托 为专家组成员赴越南河内培训越南各 大学汉语教师,此行,正好给我提供 寻找她的机会——然而她没留下地址 到了越南我仍然不知去哪里找她。
培训班课程开始了,一次课间休息时 我几乎完全不抱希望地问越南各大学 的汉语教师们:“有谁听说过阮氏云 屏这个名字吗?”我把她的名字写在 板上。想不到,有一位三十多岁的精 沉稳的女老师说:“喔,我认识!不 过她已经不在了呀!”她惊异地看着 问,痛惜也已经随时光的远逝而淡去 她拿过阮氏云屏给我的信,仔细往信 封上的邮戳一瞧,说:“她去世已经 年了!她做完手术回来不久就去世了 当时我是和她同时到北京留学的…… ”
泪水立时奔涌到我眼眶里打转。其实 这既是我预想到的,也是终于令我明 了的结果。
那个时代到中国留学的越南留学生大 数都已成为今天越南汉语教学的骨干 在我们今天的这个培训班上,他们又 坐回到了课桌旁,我们仿佛在重温以 的教学情景。要是阮氏云屏还在,她 会坐在这里吗?当然,会的!她一定 会专注地看着我、微笑着听我讲课。 么,她会不会如同许多同龄的越南汉 教师一样对汉语教学充满了理想、热 诚和探索精神,但也正为工作频率高 报酬少、没有足够的时间来充实知识 发愁呢?可能也会的……这里的女教 师们多半已经有了两个孩子,阮氏云 也会有吗?当然,会有的!还会有一 疼爱她的丈夫,她一定会请我去她家 看望他们——他们正是她生活中无穷 尽的乐源,还是她不断努力工作的动 呢……
据我了解,目前越南主流高校95%以上 汉语教师都是在华取得本科、硕士或 士学位后上岗任教的中青年教师,而 越南高校汉语教师整体水平在世界范 内是名列前茅的,历届世界大、中学 “汉语桥”比赛中越南选手的成绩就 印证了这一点。其实这与他们深受中 传统文化及历史渊源的影响不无关系 汉语教学在越南有着悠久的历史,《 三国志•吴志、薛综传》中说:“汉 帝诛吕嘉,开九郡,设交阯刺史以镇 之。”“自斯以来,颇徙中国罪人杂 居其间,稍使学书,粗知言语,使驿 来,观见礼化。……建之学校,导之 义。”(《三国志•吴书•张严程阚 薛传第八》1251页,中华书局,1959年出 版)所以汉字在秦汉时便传入了越南 到了唐朝时,汉语的影响更加扩大。 了11世纪,越南建立了科举制度,汉语 学就成了国学,历代培养了2906位汉学 士,其中有56位状元是很有名的。在相 长的时间里,越南一直使用汉字,汉 语对越南传统文化影响深远,这也正 对越南的汉语教师产生深刻影响并帮 他们在世界汉语教学的舞台上脱颖而 出、独占鳌头的根本原因。
阮氏云屏那黧黑中透着粉红的脸上灿 阳光的笑容时常幻化着、叠现在讲台 的课桌间,仿佛变成了一股力量,一 眼爱泉,使我更加投入爱心地去讲课 去完成这次培训工作——因为,我现 就是在给“阮氏云屏”们讲课。
没错,她的笑脸就像微风中摇曳着的 儿一样灿烂——阳光下的紫荆花,那 朴实而娇艳。
她的笑容又令我想起我在飞机上看到 那辽阔的大地上绽开着的红色的“花 ”。直到有一天,我坐汽车跨越长长 的红河大桥,看见滚滚红河蜿蜒流淌 把越南的首都河内圈在浩荡宽阔的怀 之中,这红河真不愧称作“红河”— —它的河水闪耀着金红色的波光—— 这才恍然大悟——我在飞机上俯瞰时 一簇簇鲜丽的红“花儿”,原来就是 河内的房子——它们所用的墙和砖都 用红河边上的红土做成的呀。
而红河的儿女们——“阮氏云屏”们 —越南的汉语教师和学习者们,也如 那众多的紫荆花瓣儿,一簇簇地盛开 着,他们满怀着对汉语的挚爱,学汉 ,教汉语,在这块古老而新鲜的热土 传播着汉语之花的种子,为汉语教学 在越南的推广,为中越两国人民的友 和共同发展做出了切实的贡献。
他们真是这块土地上最美丽的花儿!
2009-8-28