PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tìm Chân dung nhà văn



buixuanphuong09
19-04-2016, 03:08 PM
Năm 1992, nhà xuất bản Văn Học có giới thiệu tác phẩm: Chân dung nhà văn của Xuân Sách. Tác phẩm là 99 bài thơ dù đặc tả chân dung 99 văn nghệ sỹ đương đại nhưng đa phần lại không nêu tên những người được tả.


Mời các bạn giải vui, chỉ rõ tên từng nhân vật bằng cách tìm tên tác phẩm, in chữ đậm.

Thí dụ :

GIẢI

1. Hồ Phương
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem


&&&


1.
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

2.
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

3.
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

4.
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên Thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say.

5.
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh sáng bác nhầm thôi
Bới tung đống đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã cười.

6.
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.

7.
Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị già quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu

8.
Hai đợt sóng dâng một khối hồng
Không làm trôi được chút phấn thông
Chao ơi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có, có gì chung.

9.
Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu

10.
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ
Ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn hội nhà văn

11.
Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nối đời.

12.
Nên danh nên giá ở làng
Chết vì ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó xá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.

13.
Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua vui
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

14.
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.

15.
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan.

16.
Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Quay về núp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào
Văn Ngan?

17.
Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên.

18.
Đám cháy ở sau lưng
Đám cháy ở trước mặt
Than ôi mày chạy đâu
Dưới vòm trời quen thuộc
Đốt bao nhiêu cỏ mật
Không bay mùi thơm tho
Càng hun càng đỏ mắt
Quay về thung lũng cò.

19.
Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn

20.
Trường Sơn đông em đi hái măng
Trường Sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống chiếc xe không kính
Thế đấy! Giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh!

21.
Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lửng lơ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên cái gốc già.

22.
Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc lâu ngày mất cả tên.

23.
Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cánh rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.

24.
Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U Minh.

25.
Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi Đất Quảng lẫn rừng Xà Nu.

26.
Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thân ông lão vịt trời phải chăn.

27.
“Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...”
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người.

“Áo sờn thay chiếu anh về đất”
Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

28.
Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sằng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ.

29.
Cha và con... và họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng ba ở Tây Nguyên đỏ lửa
Tháng tư lại đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát!

30.
Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm.

31.
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

32.
Bao năm ngậm ngải tìm trầm
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay

33.
Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mặn kéo cày cho xong.

34.
Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia tiền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn.

35.
Em còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!

36.
Xoắn mãi dây tình thơ bật ra
Paris thì thích hơn ở nhà
Đông y ắt hẳn hơn tây dược
Xe tải không bằng xe Volga
Trên đời kim cương là quí nhất
Thứ đến tình thương dân nghèo ta
Em chớ cho anh già lẩm cẩm
Còn hơn thằng trẻ lượn Honda.

37.
Em không nghe mùa thu
Mùa thu chỉ có lá
Em không nghe rừng thu
Rừng mưa to gió cả
Em thích nghe mùa xuân
Con nai vàng ngơ ngác
Nó ca bài cải lương.

38.
Một mặt đường khát vọng
Cuộc chiến tranh đi qua
Rồi trở lại ngôi nhà
Đốt lên ngọn lửa ấm
Ngủ ngon a kai ơi
Ngủ ngon a kai à...

39.
Anh Keng cưới vợ tháng mười
Những đứa con lại ra đời tháng năm
Trong làng kháo chuyện rì rầm
Vụ mùa chưa gặt thóc đã nằm đầy kho.

40.
Ấy bức tranh quê đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùa tu hú
Khắc khoải kêu chi suốt một đời.

41.
Đôi vai thì gánh lập trường
Đôi tay sờ soạng ven đường cuối thôn
Nghe anh kể chuyện đầu nguồn
Về nhà thấy mất cái hồn của em.

42.
Nhá nhem khoảng sáng trong rừng
Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua
Xác xơ màu tím hoa mua
Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày.

43.
Chị Tư Hậu đẻ ra anh
Ví như hòn đất nặn thành đứa con
Biển xa gió dập sóng dồn
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ.

44.
Đi bước nữa rồi đi bước nữa
Phấn son mưa nắng đã tàn phai
Cái kiếp đào chèo là vậy đó
Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai.

45.
Đã đi qua một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

46.
Thơ ông tang tính tang tình
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu
Thân ông mấy lượt lấm đầu
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm.

47.
Bắt đầu từ lão nghị hụt
Cầm dao giết một mạng người
Chị Nhàn phải đi bước nữa
Lấy đại đội trưởng của tôi
Cuộc đời mấy phen nổi gió
Phải đem tổ quốc thề bồi
Lần này ông ra ứng cử
Chắc là trúng nghị viên thôi.

48.
Ông năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường Sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.

49.
Có những lớp người đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảnh đất này hoa héo khô.

50.
Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.

51.
Đất làng vừa một tấc
Bao nhiêu người đến cày
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay.

52.
Sớm nay nhấp một chén trà
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi
Những người cùng làng với tôi
Muốn sang đèo trúc muộn rồi, đừng sang.

53.
Biên kia biên giới anh sang
Trước giờ nổ súng về làng làm chi
Mẫn và tôi tính chi li
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh.

54.
Anh chẳng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người còn lại
Bốn năm sau khóc oà.

55.
Chim chơ rao cất cánh ngang trời
Tình như chớp trắng nháy liên hồi
Đám mây cánh vạc tan thành nước
Mà đất ba dan vẫn khát hoài.

56.
Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ An khô cằn
Bao nhiêu năm nằm vạ
Trước cửa hội nhà văn.

57.
Đem than từ vùng mỏ
Về bán tận thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hoá ra thằng ngẩn ngơ.

58.
Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió, ngày là Hồ Tây.

59.
Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.

60.
Cửa sông cất tiếng chào đời
Rồi ra đi những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?

61.
Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô
Liệu Hạng Võ có lên ngôi hoàng đế?
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời còn gì, và thơ cũng thế.

62.
“Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi”
Nay tôi yêu quê hương vì có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.

63.
Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi dậy
Mây che một khung trời

Đất sau mưa hỡi đất
Màu mỡ trôi về đâu
Còn trơ chiếc guốc võng
Trăng mài mòn canh thâu.

64.
Một chút hương thơm trải bốn mùa
Mười năm lăn lóc chốn rừng già
Quay về khứng chịu cơn mưa móc
Đất trắng mưa rồi đất lại khô.

65.
Xưa thơ anh viết không người hiểu
“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà.

66.
Người đi, ừ nhỉ người đi thật
Đi thật nhưng người lại trở về
Nhẹ như hạt bụi, như hơi rượu
Mà đắm hồn người trong tái tê.

67.
Không có vua thì làm sao có tướng
Nên về hưu vẫn phải chết ở chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.

68.
Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác còn trong lao
Bởi nghe lời mẹ dăn
Nên suốt đời lao đao.

69.
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việc Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.

70.
Tay em cầm bông bần li
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.

71.
Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố
Bị lạc đường về hội nhà văn
Ừ nhỉ bao giờ quay trở lại
Với năm anh em trong một chiếc xe tăng.

72.
Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lí gập gềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ.

73.
Mẹ và em đang ở đâu
Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa
Ổ rơm teo tóp ngày mùa
Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi
Bờ tre kẽo kẹt liên hồi
Bầu trời vuông với một ngôi sao dời
Đánh thức tiềm lực mấy hồi
Ai?
Chẳng ai đáp lại lời của tôi.

74.
Anh đã đứng trước biển
Cù Lao Chàm kia rồi
Nhưng khoảng cách còn lại
Xa vời lắm anh ơi.

75.
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Lão chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo

Còn cái lão Bá Kiến
Đục bản in thơ mày
Bao giờ mày say rượu
Bao giờ thì ra tay.

76.
Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác
Đông Hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Còn đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.

77.
Người về đồng cói người ơi
Phía ấy mặt trời mọc lại
Một thời xa vắng, xa rồi
Phủ Khoái xin tương oai oái

Ở đời gặp may hơn khôn
Nào ai dám ghen dám cãi
Người đã đi Mĩ hai lần
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

78.
Anh đứng thành tro em có biết
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi với vầng trăng cũ
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

79.
Ôi màu tím hoa sim
Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tím mấy ngàn chiều hoang biền biệt.

80.
Kòn trô dấn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh
Tráng sĩ có về với bến xuân.

81.
Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn

82.
Cũng muốn tin vào hoa hồng
Tin vào điều không thể mất
Cả tôi và cả chúng ta
Đứng trong đầm lầy mà hát

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!

83.
Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?

84.
Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi.

85.
Thiên thai từ giã về dương thế
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ
Uống rượu say rồi hát quốc ca.

86.
Khi về xuôi anh mang theo
đồng bạc trắng hoa xoè
Với một mối tình sơn cước
Mùa lá rụng trong vườn
năm này qua năm khác
Đám cưới vẫn không thành
vì giấy giá thú chửa làm xong.

87.
Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đầu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim

88.
Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vạn dặm khuất trùng mây
Lui về kí ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.

89.
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi!

90.
Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

91.
Giặc giã yên rồi
về xoay khối vuông Ru bích
Đoán hậu vận rủi may
thưa quí vị, xin mời
Xanh tím trắng đỏ vàng đều đủ hết
Ta cùng vào cuộc chơi
Không gian bốn năm chiều
thời gian xin tuỳ thích
Đảo lộn tùng phèo thật giả trắng đen
Tôi như cục xà bông thứ thiệt
Cứ đổ rượu vào
hình quí vị sẽ hiện lên.

92.
Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đột phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.

93.
Ba lô trên vai từ đêm mười chín
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến
Sao còn ngồi đó cụ già Khương?

94.
Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc
Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ
Lại xung phong vào Nam đánh giặc
Với bà mẹ đào hầm đầu bạc phơ phơ

Hoà bình rồi tiến lên đổi mới
Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao
Dẫu nhiều lần bị lừa như thế
Thì cuộc đời vẫn đẹp sao
Tình yêu vẫn đẹp sao!

95.
Trái tim với nỗi nhớ ai
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
Như người đàn bà ngồi đan
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.

96.
Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông
Trăng kia đã lặn phải chong đèn dầu.

97.
Giấu một chùm thơ trong chiếc khăn tay
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu, những tên du đãng
Mấy ai biết được hương thầm của cô gái xóm đê.

98.
Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
Biển một bên và em một bên.

99.
Người đàn bà mà tôi ao ước
Trên vành đai chống Mĩ những năm xưa
Tình yêu đã lụi tàn cùng kí ức
Nhưng còn đây tội lỗi đến bao giờ

100. (Bổ sung)
Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.

(Sưu tầm)

Dạ Cổ Hoài Lang
19-04-2016, 07:22 PM
Tôi xin giải câu thứ 2 góp vui cùng bác Phượng như sau :

2./ Nguyễn Đình Thi

Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

hoanggiao
19-04-2016, 08:13 PM
3. Tô Hoài

Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

*Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
*O chuột
*Miền tây
*Đảo hoang



4. Nguyên Hồng

Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên Thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say.

*Bỉ vỏ
*Sóng gầm
*Cơn bão đã đến
*Núi rừng Yên Thế
*Con hổ


5. Nguyễn Công Hoan

Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh sáng bác nhầm thôi
Bới tung đống đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã cười.

*Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
*Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
*Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
*Trời phạt

hoanggiao
19-04-2016, 09:00 PM
6. Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.

hoanggiao
19-04-2016, 10:09 PM
7. Huy Cận

Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị già quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu

hoanggiao
19-04-2016, 10:38 PM
8. Xuân Diệu

Hai đợt sóng dâng một khối hồng
Không làm trôi được chút phấn thông
Chao ơi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có có gì chung.

*Hai đợt sóng
*Riêng chung

9. Tế Hanh

Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu

*Hoa niên
*Bài thơ tình ở Hàng Châu
*Khúc ca mới
*Hai nửa yêu thương

buixuanphuong09
20-04-2016, 11:18 AM
Cảm ơn Hoài Cổ và Hoàng Giao đã hưởng ứng góp vui. Muội HG thật đa tài. Mời các bạn tiếp tục giải vui, không cần thứ tự.

hoanggiao
20-04-2016, 07:53 PM
Cảm ơn Hoài Cổ và Hoàng Giao đã hưởng ứng góp vui. Muội HG thật đa tài. Mời các bạn tiếp tục giải vui, không cần thứ tự.

Nếu có thời gian cuối tuần em sẽ lần lượt giải đáp, cũng là để tìm hiểu học hỏi để biết thêm về các vị tiền bối mà bấy lâu em bỏ quên không nghĩ tới đó huynh. Cũng chỉ là chịu khó tìm tòi tra cứu trên mạng thôi ạ. Có đa tài gì đâu huynh! Chúng ta cùng tra cứu đưa lên đây để lưu trữ cùng nhau học hỏi ạ!

nguyenxuan
20-04-2016, 10:50 PM
100. Xuân Sách (Tự họa)

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người du kích
Đau đớn Bạch Đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.

nguyenxuan
20-04-2016, 10:58 PM
10. Chế Lan Viên

Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn
Hội nhà văn

nguyenxuan
20-04-2016, 11:12 PM
11. Nguyễn Thi

Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bến cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời.

- Quê ở xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà văn liệt sĩ, hy sinh ngày 9/5/1968 tại đường Minh Phụng, thành phố Sài Gòn

http://tonvinhvanhoadoc.vn/images/stories/2011/nguyenthi_imlang.jpg

nguyenxuan
20-04-2016, 11:17 PM
12. Kim Lân

Nên danh nên giá ở làng
Chết vi ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó xá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.

nguyenxuan
20-04-2016, 11:25 PM
13. Tú Mỡ

Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

* Bút chiến đấu
* Đòn bút

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/d/d6/T%C3%BA_M%E1%BB%A1.jpg/800px-T%C3%BA_M%E1%BB%A1.jpg

nguyenxuan
20-04-2016, 11:43 PM
19. Xuân Quỳnh

Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/8/80/Xuan_Quynh.jpg

nguyenxuan
20-04-2016, 11:50 PM
20. Phạm Tiến Duật

Trường sơn đông em đi hái măng
Trường sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống chiếc xe không kính
Thế đấy! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh!

Ghi chú
* Vầng trăng quầng lửa
* Tiếng bom và tiếng chuông chùa


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/b/b2/Phamtienduat.jpg

nguyenxuan
20-04-2016, 11:58 PM
23. Nguyễn Bính

Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cành rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/2/28/Nguyen_Binh.jpg

nguyenxuan
21-04-2016, 12:17 AM
81. Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một thời bơ vơ
Tiếc chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.

buixuanphuong09
21-04-2016, 10:46 AM
10. Chế Lan Viên

Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn
Hội nhà văn

Cảm ơn Ng.X đã tham gia giải vui

10. Chế Lan Viên
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ,
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn Hội nhà văn

Đoạn sau lấy từ bài "Tiếng Hát Con Tàu" của Chế Lan Viên:
...
Lấy cả những cơn mơ!
Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng,
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

* Bài tôi đăng lúc đầu là vàng sao, truy cứu nhiều nguồn tôi tìm được bài có chữ vàng son, là tên một tác phẩm của CLV, nay đính chính lại.

buixuanphuong09
21-04-2016, 03:26 PM
GIẢI
Các bạn thơ tham gia giải không cần theo thứ tự, khi thấy các lời giải đã liền khớp tôi sẽ tập hợp và đăng lại, gồm hai phần :
+ Phần các bạn thơ TH giải
+ Phần tôi đã sưu tầm trước khi lập topic này để các bạn tham khảo.

1. Hồ Phương
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem
(BXP st)
***
2./ Nguyễn Đình ThiXung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.
(Dạ Cổ)

2. Nguyễn Đình Thi
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn (giấc) mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú (con) nai đen vẫn đứng chờ.
(BXP st)
***
3. Tô Hoài

Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

*Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
*O chuột
*Miền tây
*Đảo hoang
(Hoàng Giao)

3. Tô Hoài
Dế mèn(phiêu lưu ký) lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng (Giăng)thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.
(BXP st)
***
4. Nguyên Hồng

Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên Thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say.
*Bỉ vỏ
*Sóng gầm
*Cơn bão đã đến
*Núi rừng Yên Thế
*Con hổ
(Hoàng Giao)

4. Nguyên Hồng
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão(đã)đến động (núi)rừng Yên Thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say.
(BXP st)
***
5. Nguyễn Công Hoan

Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh sáng bác nhầm thôi
Bới tung đống đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã cười.

*Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
*Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
*Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
*Trời phạt
(Hoàng Giao)

5. Nguyễn Công Hoan
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn (tranh tối) tranh sáng bác nhầm thôi
Bới tung đống đống rác (cũ) nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã (ngậm) cười.
(BXP st)

buixuanphuong09
21-04-2016, 03:59 PM
6. Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.
(Hoàng Giao)

6. Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu (bệnh) tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.
(BXP st)
***
7. Huy Cận

Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị già quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu
(Hoàng Giao)

7. Huy Cận
Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị già quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu
(BXP st)
***
8. Xuân Diệu

Hai đợt sóng dâng một khối hồng
Không làm trôi được chút phấn thông
Chao ơi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có có gì chung.

*Hai đợt sóng
*Riêng chung
(Hoàng Giao)

8. Xuân Diệu
Hai đợt sóngdâng một khối hồng
Không làm trôi được chút phấn thông (vàng)
Chao ơi ngói mới / nhà (không) mới
Riêng còn chẳng có, có gì chung.
(BXP st)
***
9. Tế Hanh

Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu

*Hoa niên
*Bài thơ tình ở Hàng Châu
*Khúc ca mới
*Hai nửa yêu thương
(Hoàng Giao)

9. Tế Hanh
Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu (Bài thơ tình ở Hàng châu)
Khúc ca mớihát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu
(BXP st)
***
10. Chế Lan Viên

Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn
Hội nhà văn
(Nguyên Xuân).


10. Chế Lan Viên
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ,
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn Hội nhà văn

Đoạn sau lấy từ bài "Tiếng Hát Con Tàu" của Chế Lan Viên:
...
Lấy cả những cơn mơ!
Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng,
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
(BXP st)

buixuanphuong09
21-04-2016, 04:04 PM
11. Nguyễn Thi

Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bến cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời.

- Quê ở xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà văn liệt sĩ, hy sinh ngày 9/5/1968 tại đường Minh Phụng, thành phố Sài Gòn
(Nguyên Xuân).

11. Nguyễn Thi
Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nối đời.
(BXP st)
***
12. Kim Lân

Nên danh nên giá ở làng
Chết về ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó xá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.

12. Kim Lân
Nên danh nên giá ở làng
Chết vì ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó sá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.

(Tác phẩm: Làng, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí)
(BXP st)
***
13. Tú Mỡ

Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

* Bút chiến đấu
* Đòn bút
(Nguyên Xuân).

13. Tú Mỡ
Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

Dòng nước ngược, 2 tập thơ của Tú Mỡ xuất bản năm 1934 và 1941
(BXP st)

nguyenxuan
21-04-2016, 08:09 PM
14. Nhà văn Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn)

Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng

nguyenxuan
21-04-2016, 08:15 PM
29. Nhà văn Nguyễn Khải

Cha và con và... họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng Ba ở Tây Nguyên đỏ lửa
Tháng tư lại đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát

nguyenxuan
21-04-2016, 08:21 PM
21. Nhà văn Nguyễn Thành Long

Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên cái gôc già.

nguyenxuan
21-04-2016, 08:23 PM
22. Nhà văn Đào Vũ

Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên

nguyenxuan
21-04-2016, 08:26 PM
25. nhà văn Nguyên Ngọc

Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu…

nguyenxuan
21-04-2016, 08:30 PM
83. Hà Minh Tuân

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?

nguyenxuan
21-04-2016, 08:33 PM
84. Nhà thơ Minh Huệ

Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi

nguyenxuan
21-04-2016, 08:36 PM
79. Nhà thơ Hữu Loan

Ôi màu tím hoa sim
Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tìm mãi nghìn
chiều hoang
biền biệt

nguyenxuan
21-04-2016, 09:06 PM
69. Tố Hữu

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.

Ghi chú:

"Trong bài Xuân 61 Tố Hữu viết:

Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn tám hướng
Trông lại nghìn xưa
Trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu"

Trong bài Một nhành xuân có đoan:

“Lạ lùng chưa
Ta sống thật đây, gian khổ đêm ngày
Mà cứ tưởng bay trong mơ ước.
Bữa cơm khoai, ít cá nhiều rau
Mà ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu
Chân dép lốp
Mà lên tàu vũ trụ”


Bài Xưa... nay

Xưa là rừng núi, là đêm
Giờ thêm sông biển, lại thêm ban ngày
Ta đi trên trái đất này
Dang tay bè bạn, vui vầy bốn phương

Trên bãi Thái Bình dương sóng gió
Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng
Chúng ta đứng thẳng hiên ngang
Sáng ngời một ngọn hải đăng hòa bình.

Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại
Bốn nghìn năm, ta lại là ta.
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Hôm nay mười tuổi cầm hoa tặng Người.

(Mừng ngày lịch sử Hồ Chủ tịch và Chính phủ về Thủ đô)

Tố Hữu có 7 tập thơ:

- Từ ấy (1946)
- Việt Bắc (1954)
- Gió lộng (1961)
- Ra trận (1962-1971)
- Máu và Hoa (1977)
- Một tiếng đờn (1992)
- Ta với ta (1999)



Xin trân trọng giới thiệu bài viết sưu tầm:
Bài viết của cố nhà văn Xuân Sách do con trai ông, anh Ngô Nhật Đăng gửi tới Phongdiep.net.

Xuân Sách

Tố Hữu

Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,với Văn nghệ thì ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi. Về thơ ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện thực XHCN như những nhà phê bình có tên tuổi khẳng định.Về nghệ thuật thơ cũng vậy “Thì treo giải nhất chịu nhường cho ai” như một nhà thơ lão làng đã viết. Câu thơ : “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng” theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại. Ai dám cãi hoa mơ không trắng vườn cam không vàng. Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu để tăng phần hấp dẫn của bài nói.

Tôi đã một lần bị một đồng chí chính trị viên dưới đơn vị gửi thư lên Tổng cục chính trị phê phán là đi nói chuyện thơ cho bộ đội mà chỉ trích thơ Chế Lan Viên chứ không trích thơ Tố Hữu. Bài thi Văn Trung học và Đại học năm nào mà chẳng có đề về thơ Tố Hữu, nó đã trở thành quen thuộc như sổ gạo của từng nhà. Tôi cũng biết vào những năm “Nhân văn Giai phẩm” có một nhà thơ bộ đội viết bài phê bình thơ Tố Hữu có câu “thơ Tố Hữu như cốc siro pha loãng…”. Như thế thì nhiều phen “lên bờ xuống ruộng” là phải. Cũng chẳng biết kêu ai,chẳng ai nói cho biết mình phạm tội gì. Anh có viết một vở kịch tên là “Mưa bóng mây”.Tôi đùa :

-Ông cứ coi mọi tai nạn là mưa bóng mây đi, dù nó là mưa đá.

Tôi cũng nghe kể hồi còn trên chiến khu Việt Bắc một lần Tố Hữu định đọc thơ cho Văn Cao nghe, nhưng ông nhạc sỹ gạt đi “Thơ cậu như ca dao hò vè có gì mà đọc”, tôi nhớ lại lời ông bác mỗi khi mắng con cháu tội lười biếng hoặc mắc lỗi “Chết là phải”.

Vì thế khi làm thơ chân dung nhà văn tôi phải nghĩ tới Tố Hữu làm thế nào bài thơ phải xứng tầm với ông. Có thể nói đó là bài thơ tôi viết đi viết lại nhiều lần mà chưa ưng ý. Hơn nữa viết về ai ngoài đọc kỹ tác phẩm tôi đều tìm cách tiếp xúc để biết kỹ hơn tính cách của họ. Tôi từng hầu chuyện nhiều bậc đàn anh, bằng cách này cách khác và học hỏi được nhiều điều. Nhưng Tố Hữu thì không. Tôi biết ông, thấy ông thì nhiều lần trong những buổi họp hành về văn nghệ. Tôi nhớ một lần ông tới Tạp chí nói chuyện về tập “Cửa mở”của Việt Phương. Ông lim dim mắt cao giọng “Đó là tập thơ ba lăng nhăng, tư tưởng ba lăng nhăng”. Tôi cũng không thể như nhà văn nọ nổi tiếng “đãng trí”nhưng lại nhớ rất kỹ ngày sinh Tố Hữu hàng năm tới ngày đó đều đến nhà tặng nhà thơ lớn một bông hoa hồng. Tôi cũng không thể lấy cớ có tác phẩm mới in mang đến tặng đại thủ lĩnh.

Tôi nhớ đời một chuyện, một hôm cùng ông bạn vàng đạp xe dọc đường Phan Đình Phùng có ngôi biệt thự có “Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt”. Ông bạn bỗng hỏi tôi :

-Này! Có bao giờ cậu nghĩ sẽ đến lúc ở trong ngôi nhà như thế này không?

-Cậu tưởng mình nằm mê chắc. Ba mươi tuổi mới là thằng Trung úy quèn, bao giờ mới lên Tướng, họa có mà đảo chính.

Không ngờ trong buổi họp chi bộ sau đó, ông bạn vàng của tôi mang câu chuyện đó ra trình làng và nói thêm :

-Tôi biết đồng chí Sách nói đùa,nhưng đùa như thế là xuất phát từ tư tưởng thiếu lành mạnh.

May mà tôi chưa bị ghép vào tội có tư tưởng phản động.

Vậy thì làm sao tôi dám vào ngôi nhà đó. Nhưng rồi tôi cũng hoàn thành được bài thơ vào năm 1973, khi Tố Hữu có bài thơ “Máu và hoa” lấy cảm xúc từ sự kiện Hiệp định Paris. Tôi nhớ sau khi đọc bài thơ đó tôi cứ lẩm bẩm máu và hoa…máu và hoa, rồi bật ra cảm hứng viết “Máu ở chiến trường hoa ở đây”.

Hàng năm mỗi khi Tết đến tất cả các báo đều đăng thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch và thơ Tố Hữu, các báo đều đăng một bài ấy. Theo quy ước thì các tác giả không được gửi một bài đăng ở nhiều báo vào cùng thời gian. Ai làm thế sẽ bị cắt nhuận bút và bị phê bình. Nhưng Tố Hữu là ngoại lệ ai cũng thấy thế là phải, thơ hay đăng càng nhiều càng tốt. Thơ hay trả nhuận bút cao bao nhiêu cũng không xứng. Một bài thơ lúc đó nhuận bút từ 8 đến 10 đồng ở báo Trung ương. Cỡ Huy Cận,Xuân Diệu,Chế Lan Viên…có thể từ 12 đến 15 đồng. Như thế cũng là tươm, vì theo Nguyễn Tuân lấy giá bát phở chín làm bản vị, ba hào một bát thì một bài thơ cũng cỡ vài ba chục bát, đủ ấm bụng điểm tâm sáng cả tháng trời. Tôi được biết tờ báo nọ phải đưa ra ban biên tập bàn bạc khi trả nhuận bút cho Tố Hữu, cuối cùng thống nhất: tiền là 500 đồng, cộng một cành đào và một cặp gà trống thiến. Câu này là tôi nghe lại không biết có đúng không, khi nhận nhuận bút nhà thơ nói :

-Nhuận bút trả như ri, các nhà thơ ta sống khỏe hí.

Các bài thơ chân dung tôi viết xong đều được anh em đem truyền khẩu hoặc tôi đọc trước mặt người được viết, riêng bài Tố Hữu mãi đến năm Chân dung nhà văn ra đời mới xuất hiện công khai. Khi viết xong bài thơ tôi hiểu không thể truyền bá ra ngoài được, cũng phải biết trời biết đất chứ còn làm sao bây giờ. Có một nhà văn gửi một bản tường trình lên đại thủ lĩnh tố cáo tôi làm thơ bôi xấu nhà văn, rồi trích một số bài, nhưng nếu không có bài về Tố Hữu thì không đủ sức nặng, ông ấy liền mấy câu ở vỉa hè nhại bài Bầm ơi “Bầm ơi có rét không bầm/Vonga con cưỡi gà hầm con ăn.”

Nhưng khi đọc xong Tố Hữu nói :

- Xuân Sách viết về các nhà văn như thế này thì không thể viết về tôi như vầy. Tôi chờ.

Và tôi cũng phải chờ. Một lần nhà văn Đặng Thai Mai gọi tôi đến nhà riêng. Cụ bảo tôi đọc bài thơ về Tố Hữu cho cụ nghe.

Thấy tôi chần chừ cụ bảo “Cậu sợ tôi phản cậu hay sao?”

- Thưa bác,cháu đâu dám nghĩ về bác như thế có điều cháu nghe lời ông Hàn Phi rằng vua là con rồng có thể gần thậm chí có thể cưỡi lên mình nhưng tuyệt đối không được sờ vào cái vuốt dưới cằm. Cháu muốn giữ cái đầu để hoàn thành tập thơ đã.

- Thế là phải, nhưng đọc riêng cho tôi nghe thôi.

Tôi lại múa mép ;

- Đạo trí giả của những người như bác có cái hay trong bụng không thể không truyền cho người khác, cho phép cháu khoe một chút, bài này hay.

Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bằng gỗ. Cụ gác cằm lên đầu gối nghe xong cười khùng khục mắng yêu tôi :

- Thằng tiểu quỷ.

Mùa hè năm 1982 tôi lên Tam Đảo nghỉ vài hôm, hồi đó khách vắng lắm. Một buổi chiều tôi đang đi dạo dưới rặng thông thì nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu đang đi về phía tôi,tôi nghĩ ông không biết tôi nên cứ lẳng lặng đi qua. Không ngờ ông gọi :

-Xuân Sách đó à?

-Thưa vâng chào anh.

- Sách lên đây để viết hay sao?

-Dạ không, tôi được cơ quan cho đi nghỉ mát mấy hôm.

-Ra rứa. Còn mình lên đây có việc.

Tất nhiên là tôi không hỏi ông việc gì. Ông quàng tay lên vai tôi nói nhẹ nhàng :

- Bên Công An họ thu thập được những bài ca dao, đồng dao, chuyện tiếu lâm thời bây giờ, có đến gần 200 trang đánh máy. Mình lên đây để đọc cho yên tĩnh.

- Thưa anh, anh thấy thế nào?

Và tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn bất ngờ :

“Cực kỳ phản động, cực kỳ hay”

Có hai ông Tố Hữu trong câu nói này. Tôi nghĩ vậy và chợt nghĩ giá như lúc này tôi đọc bài thơ viết về ông mà ông cũng phán một câu như vậy thì tôi yên lòng. Xưa nay nhiều nho sỹ nhờ có câu thơ, vế đối hay mà thoát chết đó sao.

Thời gian sau khi tập Chân dung ra đời, có lần ông vào Vũng Tầu. Anh em văn nghệ đến chào, trong lúc vui chuyện có người hỏi :

- Thưa bác, bác nghĩ gì về bài thơ chân dung Xuân Sách viết về bác?

-Có chi mô, nhà thơ cười nhỏ nhẹ, lão ấy đùa dai thôi mà.

Một lần ra Nha Trang gặp gỡ các bạn văn, có người kể rằng hôm gặp Tố Hữu cũng hỏi ông một câu như vậy. Ông suy tư một lát rồi trả lời :

- Anh Xuân Sách viết đúng về tôi.

Tôi nhớ lần tôi cùng Nguyễn Minh Châu đi chiến trường,một lần ở miền tây Thừa Thiên, trời mưa không dứt suốt ngày. Tôi đọc thơ :

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa trắng đất trắng trời Thừa Thiên

Châu hỏi :

- Thơ ai mà hay vậy ?

- Thơ Tố Hữu

-Ông ấy làm thơ giỏi hơn làm quan, ngược lại thì tốt.

Phongdiep.net

buixuanphuong09
21-04-2016, 09:23 PM
14. Nhà văn Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn)

Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng

14. Đồ Phồn

Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.

* Nhà văn Bùi Huy Phồn tức Đồ Phồn thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất” hưởng ứng phong trào cải tạo tư doanh ở Hànội . Ông thuộc hàng quan chức văn hóa văn nghệ , từng làm Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa 4, 5 và 6, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm ông viết bài “đánh” Trương Tửu rất nặng . Xuân Sách viết chân dung ông không lấy gì làm ưu ái khi gọi trệch “đồ phồn” thành “đồ phấn”, “đồ vôi” ...
(BXP st)

buixuanphuong09
21-04-2016, 09:35 PM
Còn các bài 15; 16; 17; 18 nữa mới tiếp được liền mạch với các bài của Nguyên Xuân. Mời các bạn tiếp tục góp vui.
BXP

nguyenxuan
21-04-2016, 10:42 PM
15. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Lê Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

nguyenxuan
21-04-2016, 10:48 PM
16. Vũ Tú Nam

Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Con về nấp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào:
Văn Ngan.

Tác phẩm nổi bật:

- Bên dường 12 (truyện vừa, 1950, Giải nhất văn xuôi Văn nghệ liên khu 4)
- Quê hương (truyện ngắn 1960)
- Sống vời thời gian hai chiều (tập truyện, 1983)
- Mùa xuân tiếng chim (truyện ngắn, 1985)
- 20 truyện ngắn (1994)
- Mây hồng (1998)
- Có và không có (Tuyển thơ dịch, 2003)
- Về đề tài thiếu nhi, năm 1963, ông phát hành truyện Văn Ngan tướng công được nhiều người đón nhận và được nhà văn Liên Xô Marian Tkachov dịch sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô. Cũng từ tác phẩm này mà ông được mọi người đặt biệt danh Văn Ngan tướng công.

Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2001.
Giải nhất văn xuôi trại văn nghệ Lam Sơn liên khu IV năm 1950 cho tác phẩm Bên đường 12.

nguyenxuan
21-04-2016, 10:53 PM
17. Hữu Mai

Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên.


Đóng góp văn học:

Trong các sáng tác văn học, ông thường sử dụng hai bút danh là Hữu Mai và Trần Mai Nam. Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, ông đã cho xuất bản hơn 60 đầu sách các loại.

Những ngày bão táp (tiểu thuyết, 1956)
Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết, 1960)
Ðồng đội (tập truyện ngắn, 1962)
Phía trước là mặt trận (tập truyện ngắn, 1966)
Dải đất hẹp (ký sự, 1967)
Vùng trời (tiểu thuyết, 3 tập, 1971, 1975, 1980)
Trận đánh cuối cùng (ký sự, 1977)
Đất nước (tiểu thuyết, 1985)
Ông cố vấn (tiểu thuyết, 3 tập, 1988, 1989)
Đêm yên tĩnh (truyện, 2000)
Người lữ hành lặng lẽ (tiểu thuyết tư liệu, 2005)
Không phải huyền thoại
Hà Nội 12 ngày đêm

Ông còn là một những nhà văn tham gia viết nhiều hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ (hồi ký, 1964)
Từ nhân dân mà ra (hồi ký, 1966)
Những năm tháng không thể nào quên (hồi ký, 1970)
Chiến đấu trong vòng vây (hồi ký, 1995)
Đường tới Điện Biên Phủ (hồi ký, 1999)
Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (hồi ký, 2000)
Ông còn là tác giả kịch bản của nhiều bộ phim như Hoa ban đỏ, Ông cố vấn (kịch bản phim truyền hình), Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản phim), Cao điểm cuối cùng...

nguyenxuan
21-04-2016, 11:04 PM
18. Đỗ Chu

Đám cháy ở sau lưng
Đám cháy ở trước mặt
Than ôi mày chạy đâu
Dưới vòm trời quen thuộc
Đốt bao nhiêu cỏ mật
Không bay mùi thơm tho
Càng hun càng đỏ mắt
Quay về thung lũng cò

Tác phẩm chính

Hương cỏ mật (tập truyện ngắn, 1963)
Phù sa (tập truyện ngắn, 1966)
Tháng Hai (tập truyện ngắn, 1969)
Trung du (truyện ngắn, 1967)
Gió qua thung lũng (truyện ngắn, 1971)
Vòm trời quen thuộc (truyện ngắn, 1969)
Đám cháy trước mặt (truyện ngắn, 1970)
Những chân trời của các anh (tùy bút, 1990)
Mảnh vườn xưa hoang vắng (truyện ngắn, 1989)
Một loài chim trên sóng (truyện ngắn, 2001)
Đỗ Chu truyện ngắn tuyển tập (2003)
Tản mạn trước đèn (2004)...
Lão mai(truyện ngắn)

Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (2002)
Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2004 cho tập truyện ngắn Một loài chim trên sóng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Một loài chim trên sóng, Tản mạn trước đèn.

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:32 AM
15. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Lê Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

15. Hoài Thanh
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan.

* Vào khoảng 1935-1939 có cuộc đối đầu sôi nổi giữa phái mệnh danh là “nghệ thuật vị nhân sinh” do Hải Triều làm chủ soái và phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” do Hoài Thanh cầm đầu. Sau này Hoài Thanh đã tự phê bình gay gắt và liên tục chối bỏ quan điểm mình.

"Cuộc đời của con người đa cảm và nhiều ẩn ức ấy gắn với những thăng trầm từ thuở thiếu thời. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho sa sút nơi làng quê xứ Nghệ nghèo nàn nhưng giàu truyền thống yêu nước. Ông đến với văn chương từ những tháng ngày dạy học ở trường Thuận Hóa. Những ngày ấy, Hoài Thanh cắm cúi viết Thi nhân Việt Nam trong tiếng bễ thụt phù phù và tiếng búa đập chát chúa của những người hàng xóm làm nghề lò rèn. Những trang viết tài hoa. Mỗi bài phê bình thơ cũng có giá trị không kém bài thơ. Vì quá nghệ thuật như vậy, con đường phê bình ấy có lúc đã đẩy Hoài Thanh vào phía đối cực với những người theo phái “vị nhân sinh”. Ông bị kết tội đã quá trau chuốt mà quên đi nghệ thuật phải phục vụ đời sống. Để rồi, nghiệp phê bình của ông phải trải qua không ít thăng trầm.

Đứa con tinh thần tài hoa nhất của Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam cũng mang một số phận như thế. Công trình xuất sắc về phong trào Thơ Mới ấy được in lần đầu năm 1942 nhưng mãi đến năm 1960 mới được Trường đại học Tổng hợp Hà Nội xin phép in lại dưới dạng lưu hành nội bộ. Bởi lẽ, sau Cách mạng Tháng Tám, tinh thần lãng mạn của Thơ Mới không còn phù hợp với không khí chung của thời đại. Cuốn sách bị xã hội cũng như chính “cha đẻ” của nó phủ nhận và phê phán. Tới nay, giá trị thực sự của Thơ Mới có thể vẫn còn gây tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận Thi nhân Việt Nam. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn cho rằng chính Hoài Thanh là thi nhân thứ 46 của một thời đại rực rỡ trong thi ca. Lối phê bình quyến rũ trong từng câu từ, tinh tế trong từng cảm nhận và độc đáo trong từng liên tưởng đã khiến cho Thi nhân Việt Nam sinh động và uyển chuyển như một bài thơ giàu tính thẩm mỹ.

Mặc dù vậy, sau này, câu chuyện về Thi nhân Việt Nam hay vụ án “nghệ thuật vị nghệ thuật” luôn bị Hoài Thanh từ chối nhắc đến. Cả một đời sống và cống hiến nhưng chưa khi nào Hoài Thanh nguôi ngoai nỗi mặc cảm về Thi nhân Việt Nam - đứa con tinh thần khiến ông xấu hổ nhiều hơn tự hào. Cho đến những phút cuối đời, khi Nhà xuất bản Văn học khởi thảo in Tuyển tập Hoài Thanh, Từ Sơn (con trai cả của ông) có gợi ý đưa cuốn sách này vào, ông vẫn kiên quyết từ chối. Con người nhân hậu và khắc khổ ấy đã quyết tâm “lột xác” và chối bỏ đến tận cùng một phần con người cũ trong mình." (Quỳnh An)
(BXP st)

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:41 AM
16. Vũ Tú Nam

Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Con về nấp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào:
Văn Ngan.

Tác phẩm nổi bật:

- Bên dường 12 (truyện vừa, 1950, Giải nhất văn xuôi Văn nghệ liên khu 4)
- Quê hương (truyện ngắn 1960)
- Sống vời thời gian hai chiều (tập truyện, 1983)
- Mùa xuân tiếng chim (truyện ngắn, 1985)
- 20 truyện ngắn (1994)
- Mây hồng (1998)
- Có và không có (Tuyển thơ dịch, 2003)
- Về đề tài thiếu nhi, năm 1963, ông phát hành truyện Văn Ngan tướng công được nhiều người đón nhận và được nhà văn Liên Xô Marian Tkachov dịch sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô. Cũng từ tác phẩm này mà ông được mọi người đặt biệt danh Văn Ngan tướng công.

Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2001.
Giải nhất văn xuôi trại văn nghệ Lam Sơn liên khu IV năm 1950 cho tác phẩm Bên đường 12.

16. Vũ Tú Nam
Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Quay về núp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào
Văn Ngan?

* Nhà văn Vũ Tú Nam nổi tiếng một thời với truyện viết cho thiếu nhi "Văn Ngan tướng công" được nhiều người đón nhận và được nhà văn Liên Xô Marian Tkachov dịch sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô. Cũng từ tác phẩm này mà ông được mọi người đặt biệt danh Văn Ngan tướng công.

"Xưa nay Vũ Tú Nam được tiếng là viết điềm đạm, giản dị, thế mà vào năm 1963, cái truyện Văn Ngan tướng công của ông ra mắt đã trở thành một vụ “xì-căng-dan” khá là ầm ĩ. Văn Ngan tướng công vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng cho xuất xưởng thì đã lọt vào cặp mắt xanh của nhà văn Marian Tkachov, ông này đã dịch truyện đó sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô.

Thời điểm ấy bên Liên Xô đang có vấn đề “xét lại” nên tất cả những gì liên quan đều bị xem xét. Văn Ngan tướng công đã không tránh được sự soi xét và suy diễn. Đã có những câu hỏi nghi vấn đến “chết người”.

Đã có bài báo lên tiếng phê phán gay gắt, thậm chí cuối bài tác giả kết luận: Vũ Tú Nam viết Văn Ngan tướng công rất có hại, tác giả mang món nợ với thiếu nhi Việt Nam...

Viện Văn học tổ chức một cuộc hội thảo về Văn Ngan tướng công. Nhà văn Vũ Tú Nam biết có cuộc hội thảo, ông đề nghị Ban tổ chức cho ông tham dự. Sau khi tranh luận và tranh biện, đến phần Vũ Tú Nam phải nói thì ông trả lời rất giản dị:

Tôi quan sát cuộc sống của bầy ngan thấy có những điểm hay thì tôi viết chứ không có ý ám chỉ ai. Mọi người có vẻ chịu lý, nhưng sau hội nghị không khí căng thẳng vẫn chưa hề thuyên giảm.

Phải tới một cuộc họp về đề tài nông nghiệp ở Thái Bình, đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với những người có trách nhiệm định đoạt cho số phận những tác phẩm văn học rằng Văn Ngan tướng công viết tốt, người lớn hay trẻ con đều đọc được. Dư luận từ đó lắng đi..." (Lê Hoài Nam)
(BXP st)


17. Hữu Mai

18. Đỗ Chu
Hai gương mặt này Nguyên Xuân đã st đầy đủ tôi không post lại e nhàm

19. Xuân Quỳnh
Hai câu cuối có lẽ chỉ về đời riêng của nhà thơ, không dính dáng gì đến tác phẩm!
(BXP st)

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:44 AM
20. Phạm Tiến Duật

Trường sơn đông em đi hái măng
Trường sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống chiếc xe không kính
Thế đấy! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh!

Ghi chú
* Vầng trăng quầng lửa
* Tiếng bom và tiếng chuông chùa
(Nguyên Xuân).

20.Phạm Tiến Duật
Trường sơn đôngem đi hái măng
Trường sơn tây anh làm thơ cho lính (Trường sơn đông Trường sơn tây)
Đời có lúc bay lên vầng trăng (Vầng trăng và những quầng lửa)
Lại rơi xuống chiếcxe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Thế đấy! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh! (Tiếng bom và tiếng chuông chùa)

"Vào đầu năm 1974, tại một đỉnh dốc Trường Sơn ngang đoạn bốt Đỏ Mỹ , gần sông A Vương, tôi cùng nhóm trinh sát công binh đang ngồi nghỉ, bất chợt một chiếc xe quân dụng bịt bạt từ Bắc vào, qua chỗ chúng tôi ngồi, xe dừng lại, anh lái nhảy từ trên xe xuống chửi toáng :
- Mẹ kiếp…thằng miền Bắc làm thằng miền Bắc ăn, thằng miền Nam làm thằng miền Nam ăn, đánh nhau làm đ….gì cho khổ chúng ông…
Tôi trợn tròn cả mắt. Í chết chết…câu nói này mà đến tai chính trị viên thì thằng cha này ra Tòa án binh là cái chắc. Vậy mà cả đám ngồi đó chẳng ai nói gì, còn cười hô hố .
Tâm lý 'mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài' đó không thể không ảnh hưởng tới văn học. Hồi còn Hà nội, nhà thơ Định Nguyễn tức Bá, biên tập Tạp chí Thanh Niên vẫn hay tới nhà tôi nhậu nhẹt, đưa tôi coi bài thơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật :
Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.
Í chết, thơ sặc mùi 'phản chiến', bi quan, 'hòa bình chủ nghĩa' thế này sao mà đăng. Không ngờ sang tháng 1-1974, Định Nguyễn uống thuốc liều sao đó, cả gan cho đăng trên Tạp chí Thanh niên và lập tức ăn đòn hội chợ. Cũng may anh là học sinh miền Nam nên cũng đỡ không thì đi đập đá là cái chắc.
Sau Vòng trắng của Phạm Tiến Duật đến lượt Sẹo đất của Ngô văn Phú bị lên đĩa:
Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
Ai ngờ đất cũng sẹo như người

Trong chiến tranh đạn cắm tay tôi
Trong chiến tranh hố bom dầy đất
Hết chiến tranh, tôi về hợp tác
Đất chuyển vần, vụ lúa vụ khoai

Ái chà, cả nước đang nêu cao khí thế anh hùng cách mạng, 'đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào', thơ thẩn gì bi quan, than vãn như thế ? Lập tức ông trùm văn nghệ Tố Hữu kéo còi báo động :
'Tà khí đang bốc lên ...',
Nhà thơ chính thống Chế Lan Viên phải đẻ ra một từ mới :'bọn bàng thống' , để chỉ những cây bút 'chân đất' đang khởi màu phản kháng, và nhà thơ Dương Tường khi được hỏi về 'đặc điểm của thời đại chúng ta', đã buông một tiếng thở dài:
'L'angoisse' - sự lo âu.
Vâng, những năm đó bầu trời Hà Nội lúc nào cũng ong ong một màu tai ương, mỗi sáng anh em cầm bút thường hỏi nhau, hôm nay, báo Văn Nghệ làm thịt thằng nào đây, danh sách 'cấm bút' có thêm thằng nào.
Tâm trạng bất an thường trực trong những cây bút 'bàng thống' khiến chẳng còn lòng dạ đâu nghe một bản giao hưởng, coi một tranh tĩnh vật. Tháng Tư năm 1975, nếu không có sự kiện ngày 30, cái tâm trạng bất an đó còn trĩu nặng biết chừng nào, bởi lẽ, mừng rỡ về 'đại thắng mùa Xuân', Đảng đã 'tha' hết, bỏ qua những bắt bẻ, những suy diễn, giảm thiểu đi rất nhiều cái tâm lý bất an thường trực kia. May mắn thay, trong suốt thời gian đó, Phạm Tiến Duật lại đang chiến đấu trong Trường Sơn, sáng tác những bài rung động cả nước Tiểu đội xe không kính, Vầng trăng quầng lửa, Gửi em cô thanh niên xung phong, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây… Nhiều bài đã trở thành 'tiếng đàn muôn thủa' mà không phải ai cũng 'tri âm'. Có trải qua những năm tháng Trường Sơn mới thấm hết thế nào là 'Muỗi bay rừng già cho dài tay áo', 'Nước khe cạn bướm bay lèn đá','Hết rau rồi em có lấy măng không?'… " (Nhật Tuấn)
(BXP st)

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:48 AM
21. Nhà văn Nguyễn Thành Long

Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên cái gôc già.
(Nguyên Xuân)

21.Nguyễn Thành Long

Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy(Lặng lẽ Sapa, Giữa trong xanh)
Để mối đùn lên cái gốc già

Khi vừa tập kết ra miền Bắc năm 1954, công tác ở Hà Nội, Nguyễn Thành Long có viết một truyện ngắn gây lao xao trong dư luận lúc bấy giờ có tên "Một trò chơi nguy hiểm" đề cập tới một thực tế khá phổ biến ở Hà nội lúc đó là nhiều cô gái con nhà tư sản có ý "đem nhan sắc quyến rũ và lung lạc cán bộ" và đáng nói là không ít cán bộ đã thật sự bị gục ngã. Thế là ông bị phê bình là lệch lạc tư tường. Sau đó là tác phẩm "cái gốc" viết về số phận của nhiều người phụ nữ làm việc vất vả ở các nông trường nhưng mãi không có điều kiện xây dựng gia đình để có thể được hưởng hạnh phúc bình dị như bao người phụ nữ khác trên đời. Người ta liệt tác phẩm vào khuynh hướng bôi nhọ hiện thực, không có cái nhìn sáng sủa, tích cực đối với cuộc sống mới.
(BXP st)

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:50 AM
22. Nhà văn Đào Vũ

Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên
(Nguyên Xuân)

22.Đào Vũ

Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên

Nhà văn Đào Vũ cũng thuộc thế hệ chống Pháp. Vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc, ông hưởng ứng phong trào bằng cả loạt tác phẩm “ Vụ lúa chiêm”, “Cái sân gạch” rất được báo chí hồi đó tung hô. Bằng 4 câu này Xuân Sách đã chỉ ra cái cốt cách văn chương của Đào Vũ.
(BXP st)

buixuanphuong09
22-04-2016, 10:54 AM
23. Nguyễn Bính

Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cành rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.
(Nguyên Xuân)
23. Nguyễn Bính
Hai lầnlỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi (Bóng bướm, Hái mồng tơi)
Trăm hoa thân rã cánh rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ (Nước giếng thơi)

Trăm hoa là tên tạp chí mà Nguyễn Bính làm chủ bút.
(BXP st)

Nguyên Xuân tuyệt lắm, cảm ơn muội đã nhiệt tình tham gia. Còn gương mặt thứ 24 nữa, muội tiếp đi cho liền mạch.

nguyenxuan
22-04-2016, 11:50 AM
Những năm kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp bao nhiêu gian khổ, đạn bom, máu lửa, hy sinh... trùm lên non sông hàng mấy chục năm. Nếu văn chương không phục vụ chính trị, không thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tin, ước mơ, khát vọng thì lấy gì để động viên con người hy sinh tất cả cho Tổ Quốc non sông, hy sinh hạnh phúc, tình yêu, gia đình, mạng sống... vì cuộc cách mạng?
CHÂN DUNG NHÀ VĂN cũng là một góc nhìn, một cách đánh giá chủ quan của một người làm văn chương. Từ nhận định, đánh giá sự nghiệp và nhân cách của 99 nhà thơ nhà văn của CHÂN DUNG VĂN HỌC, nhiều người đã tìm hiểu và giải thích vì sao Xuân Sách đánh giá như thế. Hôm qua tôi đã đọc và tìm thấy bài của tác giả Nhattuan (Nguồn: Blog nhattuan) trong trang thơ BICHKHE.ORG. Mọi người có thể tìm đọc để tìm hiểu thêm.
Thế hệ chúng tôi lớn lên được bồi dưỡng tâm hồn bằng những tác phẩm của 99 nhà văn tiêu biểu mà tác giả Xuân Sách đã vẽ chân dung. Được nghe nhiều về cuốn sách nhưng giờ mới có dịp đọc và tìm hiểu. Xin cảm ơn Bác Xuân Phượng đã khơi gợi chủ đề này.

nguyenxuan
22-04-2016, 11:56 AM
Tôi cũng tìm thấy trang này và nhiều trang khác đã điền tên 99 nhà văn được vẽ chân dung: (http://thocon.vnweblogs.com/). Mọi người nếu quan tâm thì vào đây đọc.

hoanggiao
23-04-2016, 03:30 PM
24. Nguyễn Văn Bổng

Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.

*Con trâu (tiểu thuyết, 1952)
*Áo trắng (tiểu thuyết, 1972)
*Rừng U Minh (tiểu thuyết, 1970)


26. Vũ Thị Thường

Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

* Cái hom giỏ (truyện ngắn, 1959);
* Gánh vác (truyện ngắn, 1963);
* Vợ chồng ông lão chăn vịt (truyện ngắn, 1973);


27. Quang Dũng

"Sông Mã xa rồi tây tiến ơi"
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người
Áo sờn thay chiếu anh về đất
Mây đầu ô trắng Ba vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

*Tây Tiến
*Làng Đồi đánh giặc (1976)
*Mây đầu ô (1986)
*Ba Vì

28. Mai Ngữ

Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ

*Chuyện như đùa (Truyện,1988)

buixuanphuong09
23-04-2016, 04:02 PM
24. Nguyễn Văn Bổng

Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.

*Con trâu (tiểu thuyết, 1952)
*Áo trắng (tiểu thuyết, 1972)
*Rừng U Minh (tiểu thuyết, 1970)
(Hoàng Giao)
24. Nguyễn Văn Bổng
Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U Minh.
(BXP st)
***
25. nhà văn Nguyên Ngọc

Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu…
(Nguyên Xuân)
25. Nguyên Ngọc
Mấy lầnđất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi Đất Quảng lẫn rừng Xà Nu.
(BXP st)
***
26. Vũ Thị Thường

Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

* Cái hom giỏ (truyện ngắn, 1959);
* Gánh vác (truyện ngắn, 1963);
* Vợ chồng ông lão chăn vịt (truyện ngắn, 1973);
(Hoàng Giao)
26. Vũ Thị Thường
Từ trong hom giỏ chui ra(Cái hom giỏ)
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thân ông lão vịt trời phải chăn. (Vợ chồng ông lão chăn vịt)

Nhà văn Vũ Thị Thường tên thật là Lê Kim Nga, vợ của nhà thơ Chế Lan Viên và là mẹ của nhà văn Phan Thị Vàng Anh.
(BXP st)

buixuanphuong09
23-04-2016, 04:04 PM
27. Quang Dũng

"Sông Mã xa rồi tây tiến ơi"
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người
Áo sờn thay chiếu anh về đất
Mây đầu ô trắng Ba vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

*Tây Tiến
*Làng Đồi đánh giặc (1976)
*Mây đầu ô (1986)
*Ba Vì
(Hoàng Giao)
27. Quang Dũng
“Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...” (câu đầu bài thơ "Tây tiến")
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người.

“Áo sờn thay chiếu anh về đất” (Tây tiến)
Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh (Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - câu thơ trong "Đôi mắt người Sơn Tây")
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(BXP st)
***
28. Mai Ngữ

Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ
(Hoàng Giao)
28. Mai Ngữ
Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt (Quay thò lò)
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ.
(BXP st)
***
29. Nhà văn Nguyễn Khải

Cha và con và... họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng Ba ở Tây Nguyên đỏ lửa
Tháng tư lại đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát
(Nguyên Xuân)
29. Nguyễn Khải
Cha và con... và họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫnmùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn (Họ sống và chiến đấu)
Tháng ba ở Tây Nguyên đỏ lửa(Tháng ba Tây nguyên)
Tháng tư lại đi xa hơn nữa (Hãy đi xa hơn nữa)
Đường đi ra đảo đường trong mây (Ra đảo, Đường trong mây)
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát!
(BXP st)

Hoan hô Hoàng Giao! Mời các bạn tiếp tục.

hoanggiao
23-04-2016, 04:53 PM
30. Hoàng Trung Thông

Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất (Bài Ca Vỡ Đất)
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm

*Đường chúng ta đi (1960)
*Những cánh buồm (1964)
*Trong gió lửa (1971)
*Như đi trong mơ (1977)
*Bài ca vỡ đất (1948)

hoanggiao
23-04-2016, 05:04 PM
31. Chính Hữu

Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

*Đầu súng trăng treo (1966)
*Đồng chí (1948) (Đã phổ nhạc: Bài hát "Tình đồng chí")

buixuanphuong09
23-04-2016, 05:08 PM
30. Hoàng Trung Thông

Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất (Bài Ca Vỡ Đất)
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm

*Đường chúng ta đi (1960)
*Những cánh buồm (1964)
*Trong gió lửa (1971)
*Như đi trong mơ (1977)
*Bài ca vỡ đất (1948)
(Hoàng Giao)

30.Hoàng Trung Thông
Đường chúng ta đitrong gió lửa (Đường chúng ta đi, Trong gió lửa)
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất(Bài ca vỡ đất)
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm.(nhái theo câu thơ trong Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông:
_ "Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
(BXP st)
***
31. Chính Hữu

Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

*Đầu súng trăng treo (1966)
*Đồng chí (1948) (Bài hát "Tình đồng chí")
(Hoàng Giao)

31. Chính Hữu
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
(bài Ngày Về - Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa)
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
(Câu cuối của bài thơ Đồng Chí: Đầu súng trăng treo)
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

Đầu súng trăng treo, lấy từ câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí, là đề tựa tập thơ của Chính Hữu được xuất bản năm 1966, gồm các bài thơ được sáng tác trong giai đoạn từ 1947 đến 1966. Chính Hữu gia nhập quân đội năm 1946, lên đến chức chính trị viên đại đội, rồi chính trị viên tiểu đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947, hầu hết chỉ viết về đề tài đánh giặc, nhân vật trung tâm là anh bộ đội. Sau 1954 về làm Phó chủ nhiệm Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị. Sau khi chuyển ngành làm Phó Tổng Thư ký và uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam.

Những bài thơ hay như Ngày về (1947), Đồng chí (1948) được sáng tác vào thời kỳ đầu chống Pháp.
(BXP st)

hoanggiao
23-04-2016, 05:15 PM
32. Thanh Tịnh

Bao năm ngậm ngải tìm trầm
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay.

*Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
*Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
*Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
*Tơ trời với tơ lòng (Trước 1945)

hoanggiao
23-04-2016, 05:35 PM
33. Chu Văn

Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mới kéo cày cho xong.

*Bão biển
*Đất mặn
*Mây thành
*Con trâu bạc (truyện ngắn Con trâu bạc (giải Nhì cuộc thi truyện ngắn 1959-1960 của tuần báo Văn học)

hoanggiao
23-04-2016, 05:51 PM
34. Ngô Tất Tố

Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia quyền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn.

*Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941)
*Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)

hoanggiao
23-04-2016, 05:57 PM
35. Nam Cao

Anh còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn sao vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho Thị Nở ngày nay (Thị Nở nhân vật trong tp Chí Phèo)
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo.

*Đôi mắt (1948)
*Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)
*Chí Phèo (1941)

hoanggiao
23-04-2016, 06:37 PM
38. Nguyễn Khoa Điềm

Một mặt đường khát vọng
Cuộc chiến tranh đi qua
Rồi trở lại ngôi nhà
Cất lên ngọn lửa ấm
Ngủ ngon a Kai ơi
Ngủ ngon a Kai à...

*Mặt đường khát vọng (1974)
*Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)

hoanggiao
23-04-2016, 06:45 PM
43. Bùi Đức Ái (Anh Đức)

Chị Tư Hậu đẻ ra anh
Ví như hòn đất nặn thành đứa con
Biển xa gió dập sóng dồn
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ.


*Phim Chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện (1958), được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Tư Hậu (1962).
*Hòn Đất (1966), được lấy làm kịch bản cho phim truyện Hòn Đất (1983).
*Biển xa (1960)

buixuanphuong09
23-04-2016, 08:00 PM
32. Thanh Tịnh

Bao năm ngậm ngải tìm trầm
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay.

*Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
*Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
*Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
*Tơ trời với tơ lòng (Trước 1945)
(Hoàng Giao)

32.Thanh Tịnh

Bao năm ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm)
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang (truyện ngắn Quê mẹ)
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông (truyện ngắn Những giọt nước biển)
Ôm sông chẳng được, tơ lònggió bay(Thơ Tơ trời với tơ lòng)

Thanh Tịnh là người Huế, ông tham gia kháng chiến từ rất sớm rồi tập kết ra Bắc. Sau năm 1975 ông về lại Huế thì vợ ông đã sống với một sĩ quan của quân đội Việt Nam cộng hòa. Ông trở ra Hà Nội sống một mình cho đến cuối đời.
(BXP st)
***
33. Chu Văn

Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mới kéo cày cho xong.

*Bão biển
*Đất mặn
*Mây thành
*Con trâu bạc (truyện ngắn Con trâu bạc (giải Nhì cuộc thi truyện ngắn 1959-1960 của tuần báo Văn học)
(Hoàng Giao)

33.Chu Văn

Một con trâu bạc già nua (truyện ngắn)
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây (Tiểu thuyết)
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mặn kéo cày cho xong.(Tiểu thuyết)
(BXP st)
***
34. Ngô Tất Tố

Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia quyền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn.

*Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941)
*Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)
(Hoàng Giao)

34.Ngô Tất Tố

Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia tiền (truyện ngắn Nghệ thuật băm thịt gà)
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phảitắt đèn.
(BXP st)
***
35. Nam Cao

Anh còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn sao vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho Thị Nở ngày nay (Thị Nở nhân vật trong tp Chí Phèo)
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo.

*Đôi mắt (1948)
*Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)
*Chí Phèo (1941)
(Hoàng Giao)

35.Nam Cao

Em còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!
(BXP st)

hoanggiao
23-04-2016, 08:04 PM
44. Nguyễn Thế Phương


Đi bước nữa rồi đi bước nữa
Phấn son mưa nắng đã tàn phai
Cái kiếp đào chèo là vậy đó
Đêm tàn bến cũ chẳng còn ai.

*Đi bước nữa (1960)
*Nắng
*Đào chèo
*Bến cũ
(Bộ tuyển tập đồ sộ Nguyễn Thế Phương gồm những tập truyện Đào chèo, Bạn cũ, Cuộc chiến sáng mai lại bắt đầu, Ký ức về mụ dì túp vv. Đáng trân trọng hơn là các tiểu thuyết “Đi bước nữa”, “Ngày trở về”, “Nắng”, “Chân trời mưa gió”...)

hoanggiao
23-04-2016, 08:22 PM
45. Vũ Trọng Phụng

Đã qua đi một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

*Giông tố (1936 - Tiểu thuyết), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
*Cơm thầy cơm cô (1936) (Phóng sự)
*Số đỏ (1936) - Hà Nội báo (Tiểu thuyết)


Kho tàng tác phẩm của ông:

Kịch

Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)

Dịch thuật

Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo

Phóng sự

Đời cạo giấy (1932)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1936)
Lục sì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)

Tiểu thuyết

Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)

Truyện ngắn

Chống nạng lên đường (1930)
Một cái chết (1931)
Bà lão lòa (1931)
Con người điêu trá (1932)
Quyền làm bố (1933)
Cuộc vui ít có (1933)
Hai hộp xì gà (1933)
Cái hàng rào (1934)
Tình là dây oan (1934)
Duyên không đi lại (1934)
Thầy lang bất hủ (1934)
Ông đừng lầm (1934)
Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
Sư cụ triết lý (1935)
Rửa hờn (1935)
Bộ răng vàng (1936)
Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
Mơ ngày Tết (1936)
Tết ăn mày (1936)
Lỡ lời (1936)
Người có quyền (1937)
Cái ghen đàn ông (1937)
Lòng tự ái (1937)
Đi săn khỉ (1937)
Máu mê (1937)
Tự do (1937)
Lấy vợ xấu (1937)
Một con chó hay chim chuột (1937)
Một đồng bạc (1939)
Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
Bắt vích (1939)
Ăn mừng (1939)
Gương tống tiền (không rõ năm viết)
Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Cái ghen đàn ông

buixuanphuong09
23-04-2016, 08:29 PM
Cảm ơn Hoàng Giao đã rất nhiệt tình. Còn 36; 37 nữa cho nó liền mạch với 38; muội gắng tiếp đi.
BXP

hoanggiao
23-04-2016, 08:44 PM
46. Xuân Thiêm

Thơ ông tang tính tang tình
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu
Thân ông mấy lượt lấm đầu
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm.

Tiêu biểu của anh Thiêm ngoài Đò chiều, Người con Vệ quốc, Vóc dáng sông Hồng, Người đan võng, Đồng đội tìm nhau… thì phải kể đến Cô gái Bạch Long Vĩ.

Xuân Thiêm đã in các tập: Người trai Bình Định (truyện thơ, 1959); Cô gái bãi bồi (truyện thơ); Xuôi dòng Nậm Na (trường ca); Nghĩa vụ quang vinh (diễn ca); Đại đoàn Đồng Bằng (ký sự lịch sử, soạn chung); Bok Vừu (ca kịch, viết chung với nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn)…

hoanggiao
23-04-2016, 09:17 PM
47. Đào Hồng Cẩm

Bắt đầu từ lão nghị hụt
Cầm dao giết mạng người
Chị Nhàn phải đi bước nữa
Lấy đại đội trưởng của tôi
Cuộc đời mấy phen nổi gió
Phải đem tổ quốc thề bồi
Lần này ông ra ứng cử
Chắc hẳn là trúng nghị viên thôi.


Tác phẩm:

Nghị Hụt (1956)
Trước giờ chiến thắng (1960)
Chị Nhàn (1961)
Nổi gió (1964)
Bước theo anh
Một người mẹ (1974)
Trang sổ tay chiến sĩ (1973)
Đại đội trưởng của tôi (1974)
Tổ quốc (1976) viết chung với Xuân Đức
Tiếng hát - Huy chương vàng Hội diễn sân khấu 1985

hoanggiao
23-04-2016, 09:37 PM
48. Nguyễn Quang Sáng

Ông Năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.


Tác phẩm

Văn xuôi
Con chim vàng-(1956)
Người quê hương-(truyện ngắn, 1968)
Nhật ký người ở lại-(tiểu thuyết, 1961)
Đất lửa-(tiểu thuyết, 1963)
Câu chuyện bên trận địa pháo-(truyện vừa, 1966)
Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966)
Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969)
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
Người con đi xa (truyện ngắn, 1977)
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985)
Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988)
25 truyện ngắn (1990)
Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991)
Nhà văn về làng (truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
Người đàn bà Tháp Mười (1971)
Chị Nhung (1970)
Kịch bản phim[sửa | sửa mã nguồn]
Cánh đồng hoang (1978)
Pho tượng (1981)
Cho đến bao giờ (1982)
Mùa nước nổi (1986)
Dòng sông hát (1988)
Câu nói dối đầu tiên (1988)
Thời thơ ấu (1995)
Giữa dòng (1995)
Như một huyền thoại (1995)

]Giải thưởng[/U]

Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959)
Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)
Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
Con mèo của fujita - tập truyện ngắn,Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980, Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981)
Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II năm 2001.

hoanggiao
23-04-2016, 09:44 PM
49. Hoàng Văn Bổn

Có những lớp người đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảng đất này hoa héo khô.

Tác phẩm

Vỡ đất (giải thưởng Cửu Long 1952)
Bông hường bông cúc (tiểu thuyết, 1957)
Có những lớp người (tiểu thuyết, 1958)
Mùa mưa (tiểu thuyết, 1960)
Trên mảnh đất này (tiểu thuyết, 1962)
Tướng Lâm Kỳ Đạt (truyện thiếu nhi, 1962)
Hàm Rồng (ký sự,1968)
Sóng Hòn Mê (ký sự, 1971)
Nhớ rừng xưa (tiểu thuyết, 1977)
Lũ chúng tôi (tiểu thuyết, 1981)
Bầu trời mặt đất (tiểu thuyết, 1981)
Nhớ phố phường (tiểu thuyết, 1981)
Sóng bạc đầu (tiểu thuyết, 1982)
Đội quân Hoa và Cỏ (truyện, 1982)
Bên kia sông (truyện, 1982)
Miền đất ven sông (tiểu thuyết, 3 tập, 1984)
Tuổi thơ trong làng (truyện, 1985)
Theo dấu người xưa (truyện dài, 1986)
Tình đời đen bạc (tiểu thuyết, 1988)
Trước vành móng ngựa (tiểu thuyết, 1990)
Khắc nghiệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1990)
Người điên kể chuyện người điên (truyện ngắn, 1992)
Vũ trụ (ký sự, 1992);
Gặp lại một dòng sông (truyện, 1993)
Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994)
Về quê nội (truyện dài, 1994)
Ó ma lai (tiểu thuyết, 1995)
Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994)
Một thoáng cô đơn (truyện dài, 1994)
Tuyển tập Hoàng Văn Bổn (3 tập, 1996)
Con nai vàng (truyện ngắn, 1996)
Quê nội xa xôi (truyện dài, 1996)
Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994)
Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994)

hoanggiao
23-04-2016, 09:50 PM
50. Phù Thăng

Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.

Phù Thăng là tác giả của các tiểu thuyết Phá vây, Tấn công; các tập truyện Con những người du kích, Con nuôi Trung đoàn, Đáy suối, Trận địa mới; các kịch bản phim Biển lửa, Tiếng gọi phía trước, Nguyễn Văn Trỗi, Quê nhà..

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:02 AM
Để khỏi gián đoạn, tôi đăng bài giải 36; 37 nối tiếp với Hoàng Giao

36. Xuân Thủy
Xoắn mãi dây tình thơ bật ra
Paris thì thích hơn ở nhà(Trưởng đoàn hoà đàm ở Hội nghị Paris)
Đông y ắt hẳn hơn tây dược
Xe tải không bằng xe Vonga
Trên đời kim cương là quý nhất
Thứ đến tình thương dân nghèo ta
Em chớ chê anh già lẩm cẩm
Còn hơn thằng trẻ lượn Honđa.

(Bài thơ có lẽ dính dáng nhiều với đời thường hơn là tác phẩm của Xuân Thuỷ)
(BXP st)
***

37. Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu (Câu đầu trong bài "Tiếng thu")
Mùa thu chỉ có lá
Em không nghe rừng thu
Rừng mưa to gió cả
Em thích nghe mùa xuân
Con nai vờ ngơ ngác(nhại theo câu "con nai vàng ngơ ngác" trong bài "Tiếng thu")
Nó ca bài cải lương.(Lưu Trọng Lư có soạn mấy vở cải lương)
(BXP st)
***
38. Nguyễn Khoa Điềm

Một mặt đường khát vọng
Cuộc chiến tranh đi qua
Rồi trở lại ngôi nhà
Cất lên ngọn lửa ấm
Ngủ ngon a Kai ơi
Ngủ ngon a Kai à...

*Mặt đường khát vọng (1974)
*Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
(Hoàng Giao)

38. Nguyễn Khoa Điềm
Một mặt đường khát vọng
Cuộc chiến tranh đi qua
Rồi trở lại ngôi nhà
Cất lên ngọn lửa ấm ("Ngôi nhà có ngọn lửa ấm")
Ngủ ngon a Kai ơi
Ngủ ngon a Kai à... (nhại câu thơ "Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi" trong bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ")
(BXP st)

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:07 AM
Tôi đăng tiếp bài giải 39; 40; 41; 42 nối với bài 43 của Hoàng Giao

39. Nguyễn Kiên
Anh Keng cưới vợ tháng mười
Những đứa con lại ra đời tháng năm ("Đồng tháng năm")
Trong làng kháo chuyện rì rầm
Vụ mùa chưa gặt thóc đã nằm đầy kho.
(BXP st)
***

40. Anh Thơ
Ấy bức tranh quê đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùatu hú ("Bên dòng sông chia cắt", "Tiếng chim tu hú")
Khắc khoải kêu chi suốt một đời.
(BXP st)
***

41.Xuân Thiều

Đôi vaithì gánh lập trường
Đôi tay sờ soạng ven đường cuối thôn (Thôn ven đường)
Nghe anh kể chuyện đầu nguồn
Về nhà thấy mất cái hồn của em.
(BXP st)
***

42.Nguyễn Thị Như Trang

Nhá nhem khoảng sáng trong rừng
Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua
Xác xơ màu tím hoa mua
Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày.
(BXP st)
***
43. Bùi Đức Ái (Anh Đức)

Chị Tư Hậu đẻ ra anh
Ví như hòn đất nặn thành đứa con
Biển xa gió dập sóng dồn
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ.

*Phim Chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện (1958), được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Tư Hậu (1962).
*Hòn Đất (1966), được lấy làm kịch bản cho phim truyện Hòn Đất (1983).
*Biển xa (1960)
(Hoàng Giao)

43.Bùi Đức Ái (Anh Đức)

Chị Tư Hậuđẻ ra anh (Phim truyện được chuyển thể từ tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện )
Ví như hòn đất nặn thành đứa con (tác phẩm Hòn Đất)
Biển xa gió dập sóng dồn
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ.(Giấc mơ ông lão vườn chim)
(BXP st)

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:09 AM
44. Nguyễn Thế Phương

Đi bước nữa rồi đi bước nữa
Phấn son mưa nắng đã tàn phai
Cái kiếp đào chèo là vậy đó
Đêm tàn bến cũ chẳng còn ai.

*Đi bước nữa (1960)
*Nắng
*Đào chèo
*Bến cũ
(Bộ tuyển tập đồ sộ Nguyễn Thế Phương gồm những tập truyện Đào chèo, Bạn cũ, Cuộc chiến sáng mai lại bắt đầu, Ký ức về mụ dì túp vv. Đáng trân trọng hơn là các tiểu thuyết “Đi bước nữa”, “Ngày trở về”, “Nắng”, “Chân trời mưa gió”...)
(Hoàng Giao)
44.Nguyễn Thế Phương

Đi bước nữarồi đi bước nữa
Phấn son mưa nắng đã tàn phai
Cái kiếp đào chèo là vậy đó
Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai.
(BXP st)
***

45.Vũ Trọng Phụng

Đã đi qua một thời giông tố
Qua một thời cơm thầy cơm cô
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ (tác phẩm Số đỏ)
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.
(BXP st)
***
46. Xuân Thiêm

Thơ ông tang tính tang tình
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu
Thân ông mấy lượt lấm đầu
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm.

Tiêu biểu của anh Thiêm ngoài Đò chiều, Người con Vệ quốc, Vóc dáng sông Hồng, Người đan võng, Đồng đội tìm nhau… thì phải kể đến Cô gái Bạch Long Vĩ.

Xuân Thiêm đã in các tập: Người trai Bình Định (truyện thơ, 1959); Cô gái bãi bồi (truyện thơ); Xuôi dòng Nậm Na (trường ca); Nghĩa vụ quang vinh (diễn ca); Đại đoàn Đồng Bằng (ký sự lịch sử, soạn chung); Bok Vừu (ca kịch, viết chung với nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn)…
(Hoàng Giao)

46. Xuân Thiêm
Thơ ông tang tính tang tình
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu
Thân ông mấy lượt lấm đầu
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm.

Trong bài không có chữ nào là đề tựa tác phẩm của Xuân Thiêm, có lẽ Xuân Sách không có ấn tượng gì với thơ ông ta, chỉ là mấy câu tang tính tang tình thôi!
(BXP st)

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:16 AM
Bài 47; 48 Hoàng Giao sưu tầm đã rất đầy đủ nhưng tôi vẫn phải đăng phần bài giải của tôi. Cảm ơn HG đã rất nhiệt tình.
47. Đào Hồng Cẩm

Bắt đầu từ lão nghị hụt
Cầm dao giết mạng người
Chị Nhàn phải đi bước nữa
Lấy đại đội trưởng của tôi
Cuộc đời mấy phen nổi gió
Phải đem tổ quốc thề bồi
Lần này ông ra ứng cử
Chắc hẳn là trúng nghị viên thôi.

Tác phẩm:

Nghị Hụt (1956)
Trước giờ chiến thắng (1960)
Chị Nhàn (1961)
Nổi gió (1964)
Bước theo anh
Một người mẹ (1974)
Trang sổ tay chiến sĩ (1973)
Đại đội trưởng của tôi (1974)
Tổ quốc (1976) viết chung với Xuân Đức
Tiếng hát - Huy chương vàng Hội diễn sân khấu 1985
(Hoàng Giao)

47. Đào Hồng Cẩm
Bắt đầu từ lão nghị hụt
Cầm dao giết một mạng người
Chị Nhàn phải đi bước nữa
Lấy đại đội trưởng của tôi
Cuộc đời mấy phen nổi gió
Phải đem tổ quốc thề bồi
Lần này ông ra ứng cử
Chắc là trúng nghị viên thôi. (tên các vở kịch)
(BXP st)
***
48. Nguyễn Quang Sáng

Ông Năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.

Tác phẩm

Văn xuôi
Con chim vàng-(1956)
Người quê hương-(truyện ngắn, 1968)
Nhật ký người ở lại-(tiểu thuyết, 1961)
Đất lửa-(tiểu thuyết, 1963)
Câu chuyện bên trận địa pháo-(truyện vừa, 1966)
Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966)
Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969)
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
Người con đi xa (truyện ngắn, 1977)
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985)
Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988)
25 truyện ngắn (1990)
Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991)
Nhà văn về làng (truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
Người đàn bà Tháp Mười (1971)
Chị Nhung (1970)
Kịch bản phim[sửa | sửa mã nguồn]
Cánh đồng hoang (1978)
Pho tượng (1981)
Cho đến bao giờ (1982)
Mùa nước nổi (1986)
Dòng sông hát (1988)
Câu nói dối đầu tiên (1988)
Thời thơ ấu (1995)
Giữa dòng (1995)
Như một huyền thoại (1995)

]Giải thưởng[/U]

Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959)
Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)
Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
Con mèo của fujita - tập truyện ngắn,Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980, Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981)
Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II năm 2001
(Hoàng Giao)

48. Nguyễn Quang Sáng
Ông năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường Sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.(cái áo thằng hình rơm)
(BXP st)

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:19 AM
49. Hoàng Văn Bổn

Có những lớp người đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảng đất này hoa héo khô.

Tác phẩm

Vỡ đất (giải thưởng Cửu Long 1952)
Bông hường bông cúc (tiểu thuyết, 1957)
Có những lớp người (tiểu thuyết, 1958)
Mùa mưa (tiểu thuyết, 1960)
Trên mảnh đất này (tiểu thuyết, 1962)
Tướng Lâm Kỳ Đạt (truyện thiếu nhi, 1962)
Hàm Rồng (ký sự,1968)
Sóng Hòn Mê (ký sự, 1971)
Nhớ rừng xưa (tiểu thuyết, 1977)
Lũ chúng tôi (tiểu thuyết, 1981)
Bầu trời mặt đất (tiểu thuyết, 1981)
Nhớ phố phường (tiểu thuyết, 1981)
Sóng bạc đầu (tiểu thuyết, 1982)
Đội quân Hoa và Cỏ (truyện, 1982)
Bên kia sông (truyện, 1982)
Miền đất ven sông (tiểu thuyết, 3 tập, 1984)
Tuổi thơ trong làng (truyện, 1985)
Theo dấu người xưa (truyện dài, 1986)
Tình đời đen bạc (tiểu thuyết, 1988)
Trước vành móng ngựa (tiểu thuyết, 1990)
Khắc nghiệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1990)
Người điên kể chuyện người điên (truyện ngắn, 1992)
Vũ trụ (ký sự, 1992);
Gặp lại một dòng sông (truyện, 1993)
Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994)
Về quê nội (truyện dài, 1994)
Ó ma lai (tiểu thuyết, 1995)
Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994)
Một thoáng cô đơn (truyện dài, 1994)
Tuyển tập Hoàng Văn Bổn (3 tập, 1996)
Con nai vàng (truyện ngắn, 1996)
Quê nội xa xôi (truyện dài, 1996)
Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994)
Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994)
(Hoàng Giao)

49. Hoàng Văn Bổn
Có những lớp người đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảnh đất này hoa héo khô.
(BXP st)
***
50. Phù Thăng

Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.

Phù Thăng là tác giả của các tiểu thuyết Phá vây, Tấn công; các tập truyện Con những người du kích, Con nuôi Trung đoàn, Đáy suối, Trận địa mới; các kịch bản phim Biển lửa, Tiếng gọi phía trước, Nguyễn Văn Trỗi, Quê nhà..
(Hoàng Giao)

50. Phù Thăng
Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.
(BXP st)

Từ bài 51 trở đi xin chờ moị người
BXP

hoanggiao
24-04-2016, 09:24 AM
Huynh Xuân Phượng tuyệt quá. Mấy bài mà Hoàng Giao bỏ lại được huynh bổ khuyết thật chí lý. Thực ra HG tìm mãi không được nên đành cho qua đó huynh.

hoanggiao
24-04-2016, 09:29 AM
51. Nguyễn Thị Ngọc Tú

Đất làng vừa một tấc
Bao nhiêu người đến cày
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay

Huệ (Tiểu thuyết, 1964)
Người hậu phương (truyện ngắn, 1966)
Đất làng (Tiểu thuyết, 1974)
Buổi sáng (Tiểu thuyết, 1976)
Ngõ cây bàng (Tiểu thuyết, 1980)
Câu chuyện dưới tán lá rợp (truyện ngắn, 1982)
Những dấu chân phía chân trời (truyện ngắn, 1983)
Hạt mùa sau (Tiểu thuyết, 1984)
Giã từ mùa đông (Tiểu thuyết, 1989)
Khoảng trời phía sau nhà (truyện ngắn, 1989)
Chỉ còn anh và em (Tiểu thuyết, 1990)
Hai người và những con sóng (Tiểu thuyết, 1992)
Cỏ ấm (truyện ngắn, 1998)

hoanggiao
24-04-2016, 09:32 AM
52. Vũ Cao

Sớm nay nhấp một chén trà
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi
Những người cùng làng với tôi
Muốn sang đèo trúc muộn rồi đừng sang

Tác phẩm chính:

Sớm nay (Thơ năm 1962)
Đèo trúc (Thơ năm 1973)
Núi Đôi (Thơ năm 1990)
Truyện một người bị bắt (Tập truyện ngắn năm 1958)
Những người cùng làng (Tập truyện năm 1959)
Em bé bên bờ sông Lai vu (Truyện năm 1960)
Anh em anh chàng Lược (Truyện 1965)
Từ một trận địa (Năm 1973)

hoanggiao
24-04-2016, 09:36 AM
53. Phan Tứ

Bên kia biên giới anh sang
Trước giờ nổ súng về làng làm chi
Mẫn và tôi tính chi li
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh.

Các tác phẩm tiêu biểu:

Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978)
Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960)
Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960)
Trên đất Lào (bút ký, 1961)
Nhật ký chiến trường (di cảo, viết bằng 4 thứ tiếng Việt, Lào, Pháp, Nga)
Về làng (1964)
Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968)
Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975)
Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977)
Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995)
Trại ST 18 (tiểu thuyết, 1974)
Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985)
Sông Hằng mẹ tôi (dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết Ấn Độ, 1984, 1985)
Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997, chưa hoàn thành)

hoanggiao
24-04-2016, 09:41 AM
54. Nguyễn Huy Tưởng

Anh chẳng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà.

Tác phẩm:

Tiểu thuyết:

Đêm hội Long Trì (1942)
An Tư công chúa (1944)
Truyện Anh Lục (1955)
Bốn năm sau (1959)
Sống mãi với Thủ Đô (1961)
Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

Kịch:

Vũ Như Tô (1943)
Cột đồng Mã Viện (1944)
Bắc Sơn (công diễn 6 tháng 4 1946)
Những người ở lại (1948)
Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)
Lũy hoa (1960)
Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...

Ngoài ra, năm 2006 Nhà xuất bản Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

hoanggiao
24-04-2016, 09:46 AM
55. Thu Bồn

Chim Chơ rao cất cánh ngang trời
Tình như chớp trắng cháy liên hồi
Đám mây cánh vạc tan thành nước
Mà đất ba dan vẫn khát hoài.

Các tác phẩm chính:

Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962),
Chớp trắng - 1969, Hòn đảo chân ren - 1972…
Ba dan khát (1976): http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1642
Tre xanh (thơ, 1965),
Mặt đất không quên (thơ, 1970),
Những đám mây màu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975);
Oran 76 ngọn (trường ca, 1979),
Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)
Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)
Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999)
Trường ca tuyển tập (1999)
Gỡi lời con đến cùng cha
Quê hương mặt trời vàng
Vùng pháo sáng (tiểu thuyết)

buixuanphuong09
24-04-2016, 09:54 AM
51. Nguyễn Thị Ngọc Tú

Đất làng vừa một tấc
Bao nhiêu người đến cày
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay

Huệ (Tiểu thuyết, 1964)
Người hậu phương (truyện ngắn, 1966)
Đất làng (Tiểu thuyết, 1974)
Buổi sáng (Tiểu thuyết, 1976)
Ngõ cây bàng (Tiểu thuyết, 1980)
Câu chuyện dưới tán lá rợp (truyện ngắn, 1982)
Những dấu chân phía chân trời (truyện ngắn, 1983)
Hạt mùa sau (Tiểu thuyết, 1984)
Giã từ mùa đông (Tiểu thuyết, 1989)
Khoảng trời phía sau nhà (truyện ngắn, 1989)
Chỉ còn anh và em (Tiểu thuyết, 1990)
Hai người và những con sóng (Tiểu thuyết, 1992)
Cỏ ấm (truyện ngắn, 1998)
(Hoàng Giao)

51. Nguyễn Thị Ngọc Tú
Đất làngvừa một tấc
Bao nhiêu người đến cày
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay. (tác phẩm Hạt mùa sau)
(BXP st)
***
52. Vũ Cao

Sớm nay nhấp một chén trà
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi
Những người cùng làng với tôi
Muốn sang đèo trúc muộn rồi đừng sang

Tác phẩm chính:

Sớm nay (Thơ năm 1962)
Đèo trúc (Thơ năm 1973)
Núi Đôi (Thơ năm 1990)
Truyện một người bị bắt (Tập truyện ngắn năm 1958)
Những người cùng làng (Tập truyện năm 1959)
Em bé bên bờ sông Lai vu (Truyện năm 1960)
Anh em anh chàng Lược (Truyện 1965)
Từ một trận địa (Năm 1973)
(Hoàng Giao)

52. Vũ Cao
Sớm naynhấp một chén trà
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi
Những người cùng làng với tôi
Muốn sang đèo trúc muộn rồi, đừng sang
(BXP st)

Hôm nay được nửa “Chân dung rồi
Xuân muội sao giờ chẳng tiếp chơi?
Chớ để cho huynh buồn đấy nhé!
Vào nhanh kẻo hết đến nơi rồi!

BXP 24.4.2016

hoanggiao
24-04-2016, 10:05 AM
56. Bùi Hiển

Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ an khô cằn
Bao nhiêu năm "nằm vạ"
Trước cửa hội nhà văn.

Một số tác phẩm tiêu biểu::

Nằm vạ (truyện ngắn, 1940)
Mạ đậu (truyện ngắn, 1940)
Chiều sương (truyện ngắn, 1941)
Thuốc độc (truyện ngắn,1941)
Nằm vạ (tập truyện ngắn, 1941)
Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956)
Ánh mắt (truyện, 1961)
Trong gió cát (truyện ký, 1965)
Đường lớn (truyện, 1966)
Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970)
Hoa và thép (truyện, 1972)
Một cuộc đời (truyện, 1976)
Ý nghĩ ban mai (truyện, 1980)
Tâm tưởng (truyện, 1985)
Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, nhà xuất bản Đồng Nai, 1995)
Hai mươi lăm truyện ngắn 1940 - 1995 (1996)
Tuyển tập Bùi Hiển (tập I, 1987; Tập II, 1997)
Hướng về đâu văn học (tiểu luận, 1996)
Những người yêu nữ thần biển, nhiều tác giả (dịch, 1993)
Những truyện ngắn phương Đông, Marguerite Yourcenar (dịch, 1996)
Bản di chúc Pháp, Andrei Makine (dịch, 1998)
Bạn bè một thuở (chân dung văn học, 1999)

hoanggiao
24-04-2016, 10:10 AM
57. Võ Huy Tâm
Đem than từ vùng mỏ
Về bán tại thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hoá ra thằng ngẩn ngơ.

Tác phẩm đã xuất bản:

Vùng mỏ (tiểu thuyết, 1953); (Vùng mỏ - giải nhất Giải thưởng Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1952)
Kể chuyện mỏ thời Tây (trường ca, 1956);
Chiếc cán búa (truyện ngắn, 1958); (“Chiếc cán búa” (Giải nhất truyện ngắn hay Báo Văn Nghệ)
Ngõ ngang xóm thợ (truyện vừa, 1960);
Những người thợ mỏ (tiểu thuyết, 1961);
Đi lên đi (tiểu thuyết, 1971);
Gánh chèo mảnh (truyện ngắn, 1974);
Măng bão (truyện cho thiếu nhi, 1980);
Trăng bão (truyện, 1980);
Rượu chát (tiểu thuyết, 1981);
Vỉa than lớn (tiểu thuyết, 1983);
Hòn gạch chịu lửa (truyện ngắn, 1984);
Hạt trai (truyện, 1987).

buixuanphuong09
24-04-2016, 03:23 PM
53. Phan Tứ

Bên kia biên giới anh sang
Trước giờ nổ súng về làng làm chi
Mẫn và tôi tính chi li
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh.

Các tác phẩm tiêu biểu:

Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978)
Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960)
Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960)
Trên đất Lào (bút ký, 1961)
Nhật ký chiến trường (di cảo, viết bằng 4 thứ tiếng Việt, Lào, Pháp, Nga)
Về làng (1964)
Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968)
Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975)
Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977)
Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995)
Trại ST 18 (tiểu thuyết, 1974)
Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985)
Sông Hằng mẹ tôi (dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết Ấn Độ, 1984, 1985)
Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997, chưa hoàn thành)
(Hoàng Giao)

53. Phan Tứ
Bên kia biên giớianh sang
Trước giờ nổ súng về làng làm chi
Mẫn và tôi tính chi li
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh.
(BXP st)
***

54. Nguyễn Huy Tưởng

Anh chẳng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà.

Tác phẩm:

Tiểu thuyết:

Đêm hội Long Trì (1942)
An Tư công chúa (1944)
Truyện Anh Lục (1955)
Bốn năm sau (1959)
Sống mãi với Thủ Đô (1961)
Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

Kịch:

Vũ Như Tô (1943)
Cột đồng Mã Viện (1944)
Bắc Sơn (công diễn 6 tháng 4 1946)
Những người ở lại (1948)
Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)
Lũy hoa (1960)
Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...

Ngoài ra, năm 2006 Nhà xuất bản Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.
(Hoàng Giao)


54. Nguyễn Huy Tưởng
Anh chẳng còn sống mãi (tác phẩm Sống mãi với thủ đô)
Với thủ đô luỹ hoa (tác phẩm Lũy hoa)
Để những người còn lại (tác phẩm Những người ở lại)
Bốn năm sau khóc oà.
(BXP st)


55. Thu Bồn

Chim Chơ rao cất cánh ngang trời
Tình như chớp trắng cháy liên hồi
Đám mây cánh vạc tan thành nước
Mà đất ba dan vẫn khát hoài.

Các tác phẩm chính:

Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962),
Chớp trắng - 1969, Hòn đảo chân ren - 1972…
Ba dan khát (1976):

http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1642
Tre xanh (thơ, 1965),
Mặt đất không quên (thơ, 1970),
Những đám mây màu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975);
Oran 76 ngọn (trường ca, 1979),
Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)
Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)
Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999)
Trường ca tuyển tập (1999)
Gỡi lời con đến cùng cha
Quê hương mặt trời vàng
Vùng pháo sáng (tiểu thuyết)
(Hoàng Giao)


55. Thu Bồn
Chim chơ raocất cánh ngang trời (tác phẩm Bài ca chim Chơ rao)
Tình như chớp trắng nháy liên hồi
Đám mây cánh vạc tan thành nước (tác phẩm Dưới đám mây màu cánh vạc)
Mà đất ba dan vẫn khát hoài. (Ba dan khát)
(BXP st)
***
56. Bùi Hiển

Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ an khô cằn
Bao nhiêu năm "nằm vạ"
Trước cửa hội nhà văn.

Một số tác phẩm tiêu biểu::

Nằm vạ (truyện ngắn, 1940)
Mạ đậu (truyện ngắn, 1940)
Chiều sương (truyện ngắn, 1941)
Thuốc độc (truyện ngắn,1941)
Nằm vạ (tập truyện ngắn, 1941)
Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956)
Ánh mắt (truyện, 1961)
Trong gió cát (truyện ký, 1965)
Đường lớn (truyện, 1966)
Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970)
Hoa và thép (truyện, 1972)
Một cuộc đời (truyện, 1976)
Ý nghĩ ban mai (truyện, 1980)
Tâm tưởng (truyện, 1985)
Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, nhà xuất bản Đồng Nai, 1995)
Hai mươi lăm truyện ngắn 1940 - 1995 (1996)
Tuyển tập Bùi Hiển (tập I, 1987; Tập II, 1997)
Hướng về đâu văn học (tiểu luận, 1996)
Những người yêu nữ thần biển, nhiều tác giả (dịch, 1993)
Những truyện ngắn phương Đông, Marguerite Yourcenar (dịch, 1996)
Bản di chúc Pháp, Andrei Makine (dịch, 1998)
Bạn bè một thuở (chân dung văn học, 1999)
(Hoàng Giao)

56. Bùi Hiển
Sinh ra trong gió cát
Đất Nghệ An khô cằn
Bao nhiêu năm nằm vạ
Trước cửa hội nhà văn.
(BXP st)
***
57. Võ Huy Tâm
Đem than từ vùng mỏ
Về bán tại thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hoá ra thằng ngẩn ngơ.

Tác phẩm đã xuất bản:

Vùng mỏ (tiểu thuyết, 1953);
Kể chuyện mỏ thời Tây (trường ca, 1956);
Chiếc cán búa (truyện ngắn, 1958); (“Chiếc cán búa” (Giải nhất truyện ngắn hay Báo Văn Nghệ)
Ngõ ngang xóm thợ (truyện vừa, 1960);
Những người thợ mỏ (tiểu thuyết, 1961);
Đi lên đi (tiểu thuyết, 1971);
Gánh chèo mảnh (truyện ngắn, 1974);
Măng bão (truyện cho thiếu nhi, 1980);
Trăng bão (truyện, 1980);
Rượu chát (tiểu thuyết, 1981);
Vỉa than lớn (tiểu thuyết, 1983);
Hòn gạch chịu lửa (truyện ngắn, 1984);
Hạt trai (truyện, 1987).

- Nhà văn đã được nhận giải nhất Giải thưởng Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1952 (tiểu thuyết Vùng mỏ). Năm 2001, nhà văn đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT (đợt 1).
(Hoàng Giao)

57. Võ Huy Tâm
Đem than từ vùng mỏ
Về bán tận thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hoá ra thằng ngẩn ngơ.
(BXP st)

buixuanphuong09
24-04-2016, 03:31 PM
Tìm hiểu thêm về Võ Huy Tâm
(Tiêu đề do tôi đặt, trích trong "Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn" của Đỗ Ngọc Thạch (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831) (BXP st)

Chân dung nhà văn Vùng mỏ Võ Huy Tâm cũng hình thành như một “Tia chớp”. Hãy nghe lời kể lại sự ra đời bài thơ chân dung Võ Huy Tâm và phản ứng của nhà văn vùng mỏ bằng lối văn “phong cách Võ Huy Tâm” của Xuân Sách trong Hồi ký Giải mã Chân dung:
“Năm 1998, nhà văn vùng mỏ Võ Huy Tâm qua đời, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết bài báo: “ Nhà văn của những người thợ mỏ đã ra đi” đăng trên tờ Tiền Phong chủ nhật số 44 ra ngày 3/11/96 trong đó có một đoạn liên quan đến tôi và bài thơ chân dung viết về nhà văn họ Võ. Tôi xin trích:
“ Tôi có một kỷ niệm nho nhỏ với nhà văn Võ Huy Tâm. Năm 1993 nhân ra Bãi Cháy dự Đại hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh, tôi đã chứng kiến cuộc hội ngộ lý thú giữa Võ Huy Tâm và Xuân Sách, tác giả tập thơ Chân dung nhà văn đầy tai tiếng xuất bản một năm trước đó. Nhưng tôi thấy hai nhà văn chuyện trò với nhau khá vui vẻ, có thể nói là tâm đắc nữa. Võ Huy Tâm là vậy, luôn luôn hồn hậu và độ lượng, khác xa những ai kia được khen cả trăm lần vẫn chưa “đã” mà mới bị chê dù chỉ một lần là lập tức nhảy xếch lên , khiếu kiện đủ cửa” .
Mãi đến năm 1960 tôi về công tác ở Hà Nội mới gặp anh Võ Huy Tâm, tác giả Vùng mỏ nổi tiếng từ lâu. Anh Tâm là một người không ưa la cà nên chúng tôi ít lần gặp nhau, nhưng chúng tôi lại có thể chơi với nhau được. Tôi rất thích cách nói chuyện của anh, ít lời nhưng lại cung cấp cho người nghe nhiều thú vị. Chúng tôi hợp nhau trong cách gây cười và nói thật, không e dè xã giao. Sau khi cuốn Vùng mỏ được in, được giải thưởng, được dư luận khen ngợi, anh được điều về Hà Nội, rồi làm biên tập ở tờ Văn Nghệ. Trò chuyện với tôi, anh thường thân mật xưng mày tao, còn tôi gọi anh là đại ca:
-Xem chừng đại ca về đây đeo cái đèn ló trên trán đi vào hầm lò văn chương, hành trình rất vất vả phải không?
-Vất vả lắm nhưng phải cố, cuốc văn còn khó hơn cuốc than. Mà từ cách ăn ở đi lại, giao tiếp tao vẫn chưa quen. Giống như mấy anh ở miền núi về thành phố xem phố xá cũng vui mắt nhưng chóng chán, đi đường nhựa không quen, ăn không quen, nói cũng không quen, lớ ngớ lắm. Tao cũng học được nhiều điều hay, nhưng khó tiêu hóa nên vẫn viết như cũ thôi.
Sau đó Võ Huy Tâm viết Những người thợ mỏ, rồi một số truyện vừa, trong đó có tập Chiếc cán búa. Rồi các nhà phê bình chính thống không thích lối viết quá trần trụi của anh, cách biểu hiện suy nghĩ của người thợ mỏ không đi đúng vào quỹ đạo “tuyên truyền”, thật quá, gay cấn quá. Có lần anh nói với tôi, có lẽ tao phải trở về than đá thôi, mày đi với tao ra chợ Đồng Xuân ăn lòng lợn chấm mắm tôm đi. Và quả thật tôi thấy anh có vẻ hoang mang bất định.
Vào một ngày mùa đông, tôi đang đứng ở cổng tòa soạn chợt thấy một người mặc bộ com lê màu gạch non, tay khoác chiếc áo khoác cùng màu. Thời đó ít người ăn mặc như vậy. Ông khách rảo bước vào cổng , tôi nhận ra đó là Võ Huy Tâm. Có việc gì mà ông đến đây với bộ dạng trịnh trọng như vậy? Tôi cầm tay anh kéo vào phòng khách, anh khum tay che miệng ghé vào tai tôi: “Sách ơi, cho mình đi ỉa nhờ một cái”. Tôi nhận ra tình trạng khẩn cấp của ông anh, liền vội đưa anh ra khu vườn cỏ dại phía sau tòa soạn.
Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế là một trong hai ngôi nhà sang trọng của Hà Nội có kiến trúc Á Đông, mái cong, lợp ngói ống, sàn nhà, cửa bằng gỗ tốt, nhưng quân ta ăn ở thế nào mà qua mấy năm hệ thống ống nước hỏng hết, toilet không đi được. Chúng tôi cải tiến thành phòng văn mini. Mùa hè đánh trần trên nền nhà gạch non mát lạnh. Phía sau là khu đất trống, trước đây quân đội Pháp xây dựng một số phòng giam nhỏ để nhốt binh lính bị kỷ luật. Chúng tôi cải tạo những phòng giam ấy thành nhà xí, đặt một tấm bê tông có lỗ tròn, bên dưới đặt thùng “ đặc dụng” bằng sắt tây quét hắc ín, do một công ty vệ sinh thành phố quản lý, gọi nó là hố xí thùng, tiền thân của hố xí hai ngăn. Cứ khoảng 4giờ sáng chị nhân viên vệ sinh đi ủng cao su, quần áo bảo hộ màu xanh đậm, một tay xách chiếc thùng rỗng, một tay cầm đèn bão đến đập vào cánh cổng rầm rầm rồi gọi to: “Số 4 , thùng”. Đó là cách rút gọn một câu văn dài: “Nhà số 4 mở cửa để đổi thùng”
Nhà văn Võ Huy Tâm đã trở ra, mặt mày phởn phơ, cười hơ hơ:
-Sách ơi, các cụ tổng kết con người có “tứ khoái” cấm sai. Cám ơn, mình đi!
Tôi nhìn theo ông “Tây gỗ” bước thẳng đơ trên đường phố, vừa buồn cười vừa thương cảm. Tôi lên phòng, viết ngay bài thơ về ông:
Đem than từ vùng mỏ
Về bán tại thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hóa ra thằng ngẩn ngơ!
Tôi cười một mình nghĩ sẽ tới gặp Võ Huy Tâm đọc cho anh nghe và bổ sung vào bộ tứ khoái thêm cái nữa là ngũ khoái, tức là viết được cái gì vừa ý cũng là cái khoái đáng kể của giống người.
Hôm sau, anh bạn thơ trẻ Định Nguyễn đến: - Anh ơi, có bài nào mới cho em xin. Tôi đưa bài vừa viết. Định Nguyễn đọc hai ba lần rồi cười phá lên bình : - Hay, đúng là thơ ông Võ, cái chữ “thằng” rất ngon, đích thị ngôn ngữ thợ mỏ. Ngày mai chủ nhật em lại được một chầu bia hơi-bánh tôm ở Hồ Tây rồi. Chủ nhật trước có mấy ông cỡ bự bên Viện Sử, Viện Triết cũng tới nghe em đọc, hay ngày mai anh đi cùng em xem sao?
-Tuyệt đối không được, có mặt mình ở đó trở nên vô duyên. Không có mình cậu mới nghe được những lời bình phẩm thật, nghe các bố ấy bình tán rồi về kể lại cho mình nghe mới có lợi!
-Ai ngại quá, em chỉ mang cái mồm đi hưởng nhuận khẩu, còn anh nát óc ra mà chẳng được gì, có khi lại bị tai họa.
-Sao lại không được gì? Hãy đợi đấy!
Trở lại sự việc trong bài báo của anh Nguyễn Hoàng Sơn. Năm 1993 tôi là đại biểu duy nhất phía Nam, kể từ Huế trở vào được mời đi dự Đại hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Khi tôi di chuyển xe ôm từ Hòn Gai sang Bãi Cháy dừng trước cửa khách sạn Anh Đào, nơi diễn ra Đại hội, người đầu tiên chạy ra đón tôi là nhà văn lão thành Võ Huy Tâm. Ông ôm chầm lấy tôi, cười nói oang oang trước đông đảo quan khách văn nhân:
“ Hoan hô mày, mày chửi tao làm tao nổi tiếng. Tao sướng! Rồi ông hạ giọng: Mà từ ngày tao trở về vùng mỏ thì hết ngẩn ngơ”.
Đỗ Ngọc Thạch (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831)

hoanggiao
24-04-2016, 05:42 PM
Lại phải bổ xung 53; 54; 55 cho liền mạch với Hoàng Giao. Vì ít người tham gia nên huynh sẽ nhanh chóng kết thúc topic này, để lâu càng thêm nhạt.

Huynh ơi, em có giải đáp câu 53, 54, 55 ở trên rồi đó huynh. Huynh xem lại nha

buixuanphuong09
24-04-2016, 07:20 PM
Huynh ơi, em có giải đáp câu 53, 54, 55 ở trên rồi đó huynh. Huynh xem lại nha

Xin lỗi muội, mải chim quá nên hoa mắt, huynh sửa lại rồi. Muội tiếp tục đi.

buixuanphuong09
24-04-2016, 07:25 PM
Tìm hiểu thêm về Chính Hữu

trích trong "Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn" của Đỗ Ngọc Thạch (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831) (BXP st)

Đoạn nói về viết chân dung nhà thơ Chính Hữu thật sâu sắc và cảm động. Tuy là viết về Chính Hữu nhưng ta thấy được cả một thế hệ những nhà thơ, nhà văn mặc áo lính như Thanh Tịnh, Nhị Ca, Nguyễn Minh Châu…đã phải “lao tâm khổ tứ” như thế nào để cho ra đời những câu thơ “gan ruột” của mình:
… “Cho nên thời kỳ ấy, năm 1951 ấy tôi rất khâm phục Chính Hữu khi đọc hai bài thơ của anh “ Hà Nội đêm 51” và “Đồng chí”. Hai bài thơ hay, hai câu tuyệt tác “Mái buồn nghe sấu rụng” và “Đầu súng trăng treo”.


Nhưng rồi Chính Hữu cũng không vượt qua được bế tắc, không thấy anh công bố bài thơ nào nữa. Sau hàng chục năm, sau năm 54 anh về làm biên tập cho Nhà xuất bản Quân đội và anh cho in quyển tiểu thuyết “Tấc đất” dịch của Liên Xô. Chính Hữu cũng không tránh khỏi hệ lụy nhưng anh vốn là người chỉn chu, mẫn cán, anh chuyển về làm cán bộ phòng văn nghệ trong đó có bọn chúng tôi. Trong chống Mỹ anh bắt đầu sáng tác trở lại. Thơ anh vẫn thế, ngắn, súc tích nhưng thiếu cái bay bổng của thời trước. Anh được đề bạt làm cục phó Cục Tuyên huấn quân đội đặc trách giới văn nghệ mặc áo lính về văn học, âm nhạc, hội họa, các đoàn văn công quân đội. Lũ chúng tôi rất vui, thời buổi đó có được vị thủ trưởng như Chính Hữu thì còn mong gì nữa. Một người có bản lĩnh, trình độ vừa nguyên tắc tỉ mỉ nhưng cũng rất tế nhị, chỉ trộm lo cái con người “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” kia lại chưa có vợ. Liệu có thoát khỏi cái vòng vây của hàng trăm chị em văn công dưới trướng. Anh Nhị Ca là nhà phê bình của tạp chí chúng tôi, người bạn của Chính Hữu từ thời trên chiến khu nói :
Ông này ngoài thì tươi nhưng trong lại khô, mình đang mong có em nào vật ngã được gã quân tử lạc thời này mới khoái.
Nhị Ca nói đúng. Chính Hữu không làm việc tại công đường trong thành mà chuyển ra ở cùng chúng tôi. Ông ở một căn phòng trong dãy nhà cấp 4 phía sau tạp chí, như một nhân viên cấp thấp vậy, mà tự nhiên thoải mái.
Nhưng rồi một sự kiện xảy ra với ông , có nhiều người cho là nhỏ nhưng với tôi lại là lớn: Chính Hữu cho in một tập thơ của mình. Ông viết ít và thơ thường ngắn. Một tập thơ mỏng, in bình thường. Ông tặng tôi một quyển. Tôi vốn thích thơ ông nên đọc kỹ. Cả tập thơ chỉ có một chỗ sửa chữa câu : “mái buồn nghe sấu rụng” thành “phố dài nghe sấu rụng”. Hai chữ phố dài làm hỏng câu thơ, tôi đinh ninh rằng Chính Hữu phải biết điều đó hơn tôi. Vậy tại sao ông lại chữa? Tại sao vậy? Tôi muốn hỏi ông nhưng lại ngại. Buổi tối nhà số 4 thường vắng , phần đông anh em đều có gia đình ở Hà Nội, tối về nhà , còn lại một bác quản gia vợ con vẫn ở Nghệ An, một cậu thường trực , còn cả tầng gác mênh mông chỉ có tôi và nhà thơ Thanh Tịnh, người ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân. Tôi nằm trong phòng đọc sách nghe tiếng chân đi ngoài hành lang, hé cửa nhìn ra thấy hai người, Nhị Ca đang đưa Chính Hữu về phòng mình. Lát sau tôi nhẹ nhàng đi tới, nếu hai người chỉ tán chuyện thì ghé vào, tôi rất thích hóng chuyện các bậc đàn anh, học được rất nhiều điều. Đến cửa tôi dừng lại vì nghe Nhị Ca hơi to tiếng: - Tại sao ông phải chữa câu thơ ấy? Húy kị thì không , đầu đề ông đã ghi rõĐêm Hà Nội năm 1951 tức là khi thủ đô Hà Nội còn bị tạm chiếm chứ có phải hôm nay đâu ! Và kể cả ngay hôm nay ông cứ hơn hớn suốt ngày đêm không bao giờ buồn chứ? Mà mái buồn thành phố dài thì hỏng mẹ nó câu thơ rồi, điều đó ông biết rõ hơn tôi. Vậy vì cái gì? Tôi hiểu rồi, vì cái chức vụ mới của ông, cái chức cục là cái….gì, ông là nhà thơ kia mà. Tôi biết có người còn tự tuyên bố, còn viết ra giấy từ bỏ những tác phẩm nổi tiếng của mình thì bỏ 2 chữ của ông chẳng là gì, nhưng vì tôi là bạn của ông, tôi quý ông, quý thơ ông, làm thế tôi không chịu nổi…
Nhị Ca nổi tràng ho, anh vốn bị lao phổi đã phải sang Trung Quốc chữa cắt đi một lá rồi. Chính Hữu nói gì đó tôi nghe không rõ.
Tôi trở về phòng buồn thấm thía. Một lần Nguyễn Minh Châu đã nói : “Mình buồn thật, mà cũng không được viết, được nói ra cái buồn ấy, quỷ quái thật”. Có niềm an ủi là Nhị Ca đã nói ra điều đó, lại là nói với người đang lãnh đạo trực tiếp, lại nói tới vấn đề lớn là mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, giữa bản lĩnh người viết và nỗi sợ hãi đớn hèn…
Lúc sau 2 người ra về, trả lại sự vắng lặng. Có tiếng gõ cửa, anh Thanh Tịnh ở cạnh phòng tôi, anh nói nhỏ: - Sách có diêm cho mình xin một que, một que thôi!
Không phải anh muốn xin que diêm mà muốn được nghe tiếng người. Anh Thanh Tịnh trở về phòng mình. Tôi chợt nhận ra tôi đang có một khoảnh khắc tự do sáng tạo một mình, không có gì ràng buộc. Tôi viết bài thơ chân dung Chính Hữu.
Cơ quan chúng tôi có tục lệ sau các cuộc họp sơ kết tổng kết thường có mục vui cười. Lần này cũng vậy, Nguyễn Khải khởi xướng: Tôi đề nghị anh Sách đọc những bài thơ chân dung mới ra lò. Thời phong kiến vua uy quyền đến thế mà vẫn để một khe hở, tha chết cho quan ngự sử khi có lời trái ý hoàng thượng, anh Sách cũng được hưởng cái quyền miễn trảm ấy nên cứ đọc thoải mái. Xin đọc về tôi trước. Thực ra lúc đó tôi chưa chính thức viết chân dung Nguyễn Khải, chỉ có mấy câu đùa tếu, Nguyễn Khải vẫn cứ đọc làm mồi. Rằng trước khi tôi đi ra đảo Cồn Cỏ, vợ tôi lo lắng , tôi có an ủi: “Em đừng tính quẩn lo quanh, họ chiến đấu chứ có phải anh đâu”, rồi khi tôi gặp đồng chí bí thư huyện ủy Hòa Vang được triệu tập ra Bắc để báo cáo thành tích chiến đấu, vợ tôi lại tưởng tôi đi B nên tôi phải nói: “Anh đi một lát về ngay. Hòa Vang chính ở ngoài này đó em”.Chờ mọi người cười xong, Nguyễn Khải tiếp : “Tôi chỉ nhớ có vậy, vả lại tôi vốn nhạt nên ông Sách khó viết hay, bây giờ đề nghị anh đọc bài mới, những bài về anh em ngồi đây càng tốt.
Và tôi đọc bài về Chính Hữu:
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

Mọi người đổ dồn mắt nhìn thủ trưởng. Tôi cũng nhìn và thấy anh hơi nhếch mép, mắt nháy nhanh sau cặp kính cận như thường thấy ở anh. Không khí chùng xuống một lát. Nguyên Ngọc bảo tôi đọc lại rồi anh vỗ bàn khen hay.

Tôi biết mình đã chọc vào nỗi đau của Chính Hữu, nhưng tôi biết anh đã chấp nhận. Tôi chắc rằng anh đã hối hận kể từ bữa gặp Nhị Ca.

Sau buổi đó, anh Nhị Ca gặp riêng tôi: - Cậu chọc đúng vào vết thương của Chính Hữu. Đau lắm, nhưng không sao. Cậu đừng lo, ông ấy là bậc quân tử. Nhưng thánh còn sai, tôi cũng khen cậu bạo miệng đấy, coi chừng sinh ư nghệ tử ư nghệ. Này còn bài nào độc hơn, đọc mình nghe!

Đỗ Ngọc Thạch (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831)

hoanggiao
24-04-2016, 10:38 PM
58. Nông Quốc Chấn

Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió ngày là hồ Tây.

hoanggiao
24-04-2016, 10:43 PM
59. Thế Lữ

Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.

*Tiếng sáo thiên thai
*Lời con hổ buồn ở vườn bách thú

hoanggiao
24-04-2016, 10:48 PM
60. Nguyễn Minh Châu

Cửa sông cất tiếng chào đời
Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?

Các tác phẩm chính:

Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)
Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
Bến quê (truyện ngắn, 1985)
Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987)
Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nhà xuất bản Văn Học, 2001)

Sự nghiệp văn học
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...

hoanggiao
24-04-2016, 10:56 PM
61. Phạm Huy Thông

Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời chẳng còn gì và thơ cũng thế.

Tác phẩm
Thơ:

Tiếng địch sông Ô (1936)
Con voi già
Anh-Nga (1936)
Tiếng sóng (1934)
Yêu-đương (1934)

hoanggiao
25-04-2016, 07:18 PM
62. Giang Nam

"Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm" -> Câu thơ trong bài Quê Hương
"Có những ngày trốn học bị đòn roi" -> Câu thơ trong bài Quê Hương
Nay tôi yêu quê hương về có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.

63. Bằng Việt

Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.

64. Nguyễn Trọng Oánh

Một chút hương thơm trải bốn mùa -> Bài Thơm Hương Bốn Mùa
Mười năm lăn lội chốn rừng già
Quay về không chịu ơn mưa móc
Đất nắng mưa rồi đất lại khô.

65. Nguyễn Xuân Sanh

Xưa thơ anh viết không người hiểu
"Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà" -> câu thơ trong bài BUỒN XƯA
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà.

66. Thâm Tâm

"Người đi ờ nhỉ người đi thật" -> Câu thơ trong bài TỐNG BIỆT HÀNH của Thâm Tâm
Đi thật nhưng rồi lại trở về
Nhẹ như hạt bụi như hơi rượu
Mà đắm hồn người trong tái tê.

67. Nguyễn Huy Thiệp

Không có vua thì làm sao có tướng
Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.

Tác phẩm:

Tướng về hưu, 1987 [2]
Những ngọn gió Hua Tát, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1989.
Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương - Nhà xuất bản Trẻ, Huế, 1989.
Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến, Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Đỗ Văn Khang, Nhà xuất bản Trẻ, 1990.
Tác phẩm và dư luận tái bản, Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.
Con gái thủy thần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1993.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Xuân Hồng, Nhà xuất bản Tân Thư, California, 1994.
Như những ngọn gió, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1995.
Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995.
Thương cả cho đời bạc, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
Mưa Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001.
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2001.
Suối nhỏ êm dịu (kịch), Báo Văn nghệ, California, 2001.
Mổ nhà văn (kịch), Trang mạng Talawas, Thích Thiện Ngân (bút danh).
Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản E’ditions de l’Aube, 2002.
Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Như những ngọn gió (tuyển tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995.
Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996.
Giăng lưới bắt chim, Đông A - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Đa Nguyên.


68. Phùng Quán

Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác ở trong lao
Bởi nghe lời mẹ dặn
Nên suốt đời lao đao.

69. Tố Hữu

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt -> Tập thơ Gió Lộng
Máu ở chiến trường hoa ở đây.

70. Dương Thu Hương

Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.

Tiểu thuyết

Hành trình ngày thơ ấu (bản tiếng Pháp được in với tựa Itinéraire d'enfance), 1985
Bên kia bờ ảo vọng (bản tiếng Pháp: Au-delà des illusions), 1987
Những thiên đường mù (bản tiếng Pháp: Paradis aveugles), 1988
Quãng đời đánh mất, 1989
Tiểu thuyết vô đề (còn có tên là Khải hoàn môn; bản tiếng Anh: Novel Without a Name)
Lưu ly (bản tiếng Anh: Memories of a Pure Spring, 1996; bản tiếng Pháp: Myosotis, 1998)
Chốn vắng (bản tiếng Anh: No Man's Land; bản tiếng Pháp: Terre des oublis), 2002
Đỉnh cao chói lọi (được dịch sang tiếng Pháp với tựa Au Zénith), 2009[6]
Hậu cung của con tim (tên tiếng Pháp Sanctuaire du cœur) (2011)[7]
Đồi bạch đàn (tên tiếng Pháp Les Collines d'Eucalyptus) (2013)[7]

Tập truyện
Những bông bần ly, 1980
Một bờ cây đỏ thắm, 1980
Ban mai yên ả, 1985
Đối thoại sau bức tường, 1985
Chân dung người hàng xóm, 1985
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, 1986
Các vĩ nhân tỉnh lẻ, 1988
Truyện dài, truyện ngắn khác
Truyện dài Hoa tầm xuân của mùa thu
Truyện ngắn Loài hoa biến sắc
Truyện ngắn Miền cỏ tơ

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:15 PM
58. Nông Quốc Chấn

Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió ngày là hồ Tây.
(Hoàng Giao)

58. Nông Quốc Chấn
Tưởng anh dọn về làng xưa
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà
Sướng cái bụng lắm lắm à
Đêm là đèo gió, ngày là Hồ Tây.
(BXP st)
***
59. Thế Lữ

Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.

*Tiếng sáo thiên thai
*Lời con hổ buồn ở vườn bách thú
(Hoàng Giao)

59. Thế Lữ
Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi. (tác phẩm thơ Nhớ Rừng)
(BXP st)
***
60. Nguyễn Minh Châu

Cửa sông cất tiếng chào đời
Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?

Các tác phẩm chính:

Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)
Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
Bến quê (truyện ngắn, 1985)
Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987)
Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nhà xuất bản Văn Học, 2001)

Sự nghiệp văn học
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...
(Hoàng Giao)

60. Nguyễn Minh Châu
Cửa sôngcất tiếng chào đời
Rồi ra đi những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
(BXP st)
Quê huynh cắt điện từ 04 giờ sáng, 19h mới có nhưng vừa vào điện lại nhẩy tắt ngấm, giờ mới vào lại được.
Hoàng Giao tuyệt lắm, đã chịu khó sưu tầm có nhiều chi tiết quý.

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:17 PM
61. Phạm Huy Thông

Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời chẳng còn gì và thơ cũng thế.

Tác phẩm
Thơ:

Tiếng địch sông Ô (1936)
Con voi già
Anh-Nga (1936)
Tiếng sóng (1934)
Yêu-đương (1934)
(Hoàng Giao)

61. Huy Thông
Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô (Tiếng địch sông Ô)
Liệu Hạng Võ có lên ngôi hoàng đế?
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ
Đời còn gì, và thơ cũng thế.
(BXP st)
***
62. Giang Nam

"Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm" -> Câu thơ trong bài Quê Hương
"Có những ngày trốn học bị đòn roi" -> Câu thơ trong bài Quê Hương
Nay tôi yêu quê hương về có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.
(Hoàng Giao)

62. Giang Nam
“Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi” (hai câu trong bài thơ "Quê hương")
Nay tôi yêu quê hương vì có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.
(BXP st)
***
63. Bằng Việt

Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.
(Hoàng Giao)

63. Bằng Việt
Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặtngười (tác phẩm Bếp lửa, Những gương mặt-Những khoảng trời)
Bỗng cơn giông nổi dậy
Mây che một khung trời (Khoảng trời)

Đất sau mưa hỡi đất (tác phẩm Đất sau mưa)
Màu mỡ trôi về đâu
Còn trơ chiếc guốc võng
Trăng mài mòn canh thâu. (câu thơ "Trăng mài mòn guốc võng" trong bài thơ "Về Nghệ An thăm con"
(BXP st)

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:21 PM
64. Nguyễn Trọng Oánh

Một chút hương thơm trải bốn mùa -> Bài Thơm Hương Bốn Mùa
Mười năm lăn lội chốn rừng già
Quay về không chịu ơn mưa móc
Đất nắng mưa rồi đất lại khô.
(Hoàng Giao)

64. Nguyễn Trọng Oánh
Một chút hương thơmtrải bốn mùa (tác phẩm "Thơm hương bốn mùa")
Mười năm lăn lóc chốn rừng già
Quay về khứng chịu cơn mưa móc
Đất trắng mưa rồi đất lại khô. (tác phẩm "Đất trắng")
(BXP st)
***
65. Nguyễn Xuân Sanh

Xưa thơ anh viết không người hiểu
"Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà" -> câu thơ trong bài BUỒN XƯA
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà.
(Hoàng Giao)

65. Nguyễn Xuân Sanh
Xưa thơ anh viết không người hiểu
“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” (câu thơ khó hiểu nổi tiếng trong bài "Buồn xưa" của Nguyễn Xuân Sanh)
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà.
(BXP st)
***
66. Thâm Tâm

"Người đi ờ nhỉ người đi thật" -> Câu thơ trong bài TỐNG BIỆT HÀNH của Thâm Tâm
Đi thật nhưng rồi lại trở về
Nhẹ như hạt bụi như hơi rượu
Mà đắm hồn người trong tái tê.
(Hoàng Giao)

66. Thâm Tâm
Người đi, ừ nhỉ người đi thật
Đi thật nhưng người lại trở về
Nhẹ như hạt bụi, như hơi rượu
Mà đắm hồn người trong tái tê.

(những câu thơ trong bài Tống biệt hành)
(BXP st)
***
67. Nguyễn Huy Thiệp

Không có vua thì làm sao có tướng
Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.

Tác phẩm:

Tướng về hưu, 1987 [2]
Những ngọn gió Hua Tát, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1989.
Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương - Nhà xuất bản Trẻ, Huế, 1989.
Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến, Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Đỗ Văn Khang, Nhà xuất bản Trẻ, 1990.
Tác phẩm và dư luận tái bản, Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.
Con gái thủy thần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1993.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Xuân Hồng, Nhà xuất bản Tân Thư, California, 1994.
Như những ngọn gió, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1995.
Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995.
Thương cả cho đời bạc, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
Mưa Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001.
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2001.
Suối nhỏ êm dịu (kịch), Báo Văn nghệ, California, 2001.
Mổ nhà văn (kịch), Trang mạng Talawas, Thích Thiện Ngân (bút danh).
Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản E’ditions de l’Aube, 2002.
Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Như những ngọn gió (tuyển tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995.
Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996.
Giăng lưới bắt chim, Đông A - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Đa Nguyên.
(Hoàng Giao)

67. Nguyễn Huy Thiệp
Không có vua thì làm sao có tướng
Nênvề hưu vẫn phải chết ở chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.

(tác phẩm: Tướng về hưu, Kiếm sắc, Vàng lửa)
(BXP st)
***
68. Phùng Quán

Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác ở trong lao
Bởi nghe lời mẹ dặn
Nên suốt đời lao đao.
(Hoàng Giao)

68. Phùng Quán
Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác còn trong lao
Bởi nghe lời mẹ dăn
Nên suốt đời lao đao.

(tác phẩm: Vượt Côn đảo, Lời mẹ dặn)
(BXP st)

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:27 PM
69. Tố Hữu

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt -> Tập thơ Gió Lộng
Máu ở chiến trường hoa ở đây.
(Hoàng Giao)

69. Tố Hữu

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.
(Nguyên Xuân)
69.Tố Hữu
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông vềViệt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.

(tác phẩm: Ta đi tới, Việt Bắc, Máu và hoa)

Chân dung Tố Hữu là một trong những “độc chiêu” của Xuân Sách. Được viết từ năm 1973 khi Tố Hữu có bài thơ “Máu và Hoa” nhưng không được “phát hành miệng” như những chân dung khác mà phải nằm đợi 19 năm sau, tức năm 1992 khi sách thơ Chân dung Nhà văn được in ra mới được mọi người biết đến. Đó cũng là một “Kỷ lục”. Trong câu chuyện về bức chân dung đặc biệt này, có nhiều chi tiết thú vị:
(Nguyên Xuân đã đăng tôi không đăng lại)
(BXP st)

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:31 PM
70. Dương Thu Hương

Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.

Tiểu thuyết

Hành trình ngày thơ ấu (bản tiếng Pháp được in với tựa Itinéraire d'enfance), 1985
Bên kia bờ ảo vọng (bản tiếng Pháp: Au-delà des illusions), 1987
Những thiên đường mù (bản tiếng Pháp: Paradis aveugles), 1988
Quãng đời đánh mất, 1989
Tiểu thuyết vô đề (còn có tên là Khải hoàn môn; bản tiếng Anh: Novel Without a Name)
Lưu ly (bản tiếng Anh: Memories of a Pure Spring, 1996; bản tiếng Pháp: Myosotis, 1998)
Chốn vắng (bản tiếng Anh: No Man's Land; bản tiếng Pháp: Terre des oublis), 2002
Đỉnh cao chói lọi (được dịch sang tiếng Pháp với tựa Au Zénith), 2009[6]
Hậu cung của con tim (tên tiếng Pháp Sanctuaire du cœur) (2011)[7]
Đồi bạch đàn (tên tiếng Pháp Les Collines d'Eucalyptus) (2013)[7]

Tập truyện
Những bông bần ly, 1980
Một bờ cây đỏ thắm, 1980
Ban mai yên ả, 1985
Đối thoại sau bức tường, 1985
Chân dung người hàng xóm, 1985
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, 1986
Các vĩ nhân tỉnh lẻ, 1988
Truyện dài, truyện ngắn khác
Truyện dài Hoa tầm xuân của mùa thu
Truyện ngắn Loài hoa biến sắc
Truyện ngắn Miền cỏ tơ
(Hoàng Giao)
70. Dương Thu Hương
Tay em cầm bông bần li
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.

(tác phẩm: Những bông bần ly, Một bờ cây đỏ thắm, Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, Bên kia bờ ảo vọing, Những thiên đường mù, Các vĩ nhân tỉnh lẻ, Hành trình ngày thơ ấu, Chân dung người hàng xóm)
(BXP st)

buixuanphuong09
25-04-2016, 08:34 PM
Tìm hiểu thêm về Dương Thu Hương

Trong các nhà văn nữ, có hai người đặc biệt nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước và không phải chỉ do văn chương. Đó là Dương Thu Hương và Phạm thị Hoài. Sang thời đổi mới, nước ta “âm thịnh dương suy” sao đó thấy nổi lên toàn các bậc quần thoa?

Sau khi viết được một số truyện ngắn và một vài tiểu thuyết, Dương Thu Hương có xu hướng thiên về chính trị. Cô thường tuyên bố: ”tôi dùng văn chương để làm chính trị“. Tôi và Dương Thu Hương là chỗ quen biết “mày tao”. Khoảng năm 1990, Hương bay vào Sài gon ở tại Chi nhánh nhà NXB Phụ Nữ gần dinh Thống Nhất và gọi tôi tới gấp.

Tôi kéo Hương ra ngồi vườn hoa trước cửa dinh nghe cô nói về đổi mới, về dân chủ tập trung, về vai trò nhà văn… Tôi cười hề hề:

”Chịu thôi, tao ghét “chính chị”, tao chỉ thích “chính em” thôi.“

Hương đấm tôi, chửi toáng:

”Tổ sư thằng béo, nhát như thỏ đế…”.

Nói vậy nhưng những ngày sau tôi vẫn chở Hương đi khắp Sài gon gặp gỡ “chiến hữu”, diễn thuyết tại CLB trí thức ở 43 Nguyễn Thông…

Có lần, vào buổi tối, tôi chở Hương chạy qua phố Lê Quý Đôn, hồi đó “chị em ta” đứng đầy vỉa hè dưới ánh đèn đường. Lúc chạy ngang, có em gái nhận ra tôi, gọi ơi ới:

”Anh Tuấn ơi… chở vợ đi đâu đấy?”.

Đám chị em cười ầm ầm làm Hương chửi tôi té tát, đấm vào lưng thùm thụp. Ra Hà Nội, có lần tôi chở Hương tới tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Nguyễn Khải mới Sài gòn ra. Ba anh em chuyện trò rôm rả lắm. Tôi khoe với Nguyễn Khải:

”Con Hương nó mới ra tiểu thuyết hay lắm”.

Ông Khải trố mắt:

”Thế à ? Cuốn gì thế?”

Tôi liếc Hương:

”Chuyện tình kể trước lúc… dạng chân”.

Nói xong tôi ré chân chạy. Ông Khải phá ra cười hô hố làm Hương vừa chửi vừa vác guốc đuổi đánh tôi. Mấy hôm sau, vào gần trưa Hương hẹn tôi, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tới sân Hội liên hiệp VHNT, 51 Trần Hưng Đạo. Hương bảo mỗi người hãy nói ngắn gọn “văn xuôi là gì“. Tôi nhớ Lê Đạt và Hoàng Ngọc Hiến nói rất hay, Dương Thu Hương ghi lia lịa. Đến lượt tôi chẳng biết nói gì, đành bài bây:

”Văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó. Giờ lên hàng Lược đánh một trận mới thật là văn xuôi.”

Dường Thu Hương chửi:

”Tổ sư thằng béo, chưa chi đã vòi ăn. Mà thằng này nói có lý… lúc này văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó…”

Thế là cả bốn anh em thả bộ lên chợ Châu Long đánh một bữa tuý luý. Dương Thu Hương là như thế. Hết lòng với bạn bè. Miệng lưỡi chua ngoa nhưng lòng dạ tử tế, thương người, trọng nghĩa khinh tài. Hồi năm 1979 đánh Tàu, DTH viết truyện ngắn “Chân dung người hàng xóm” vạch mặt Trung Quốc, được giải nhất báo Văn Nghệ. Hương viết khoẻ và nhiều. Trong các tác phẩm của Hương, tiểu thuyết “Thiên đường mù” theo tôi là hay nhất. Về sau cô thiên về hoạt động chính trị nên các tác phẩm gây tiếng vang phần nhiều là do chính trị.
Xuân Sách viết về Dương Thu Hương với cảm tình rõ rệt:

“Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.”

(BXP st)

hoanggiao
25-04-2016, 08:38 PM
71. Hữu Thỉnh

Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố
Bị lạc đường về hội nhà văn
Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại
Với năm anh em trên một chiếc xe tăng.

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

Âm vang chiến hào (in chung);
Năm anh em trên mọt chiếc xe tăng
Đường tới thành phố (trường ca);
Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn);
Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
Thư mùa đông.
Trường ca biển.
Thương lượng với thời gian.


72. Trần Bạch Đằng

Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ

*Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)


73. Nguyễn Duy

Mẹ và em đang ở đâu
Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa
Ổ rơm teo tóp ngày mùa -> Hơi ấm ổ rơm
Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi
Bờ tre kẽo kẹt liên hồi
Bầu trời vuông với một ngôi sao dời
Đánh thức tiềm lực suốt đời
Ai?
Chẳng ai đáp lại lời của tôi.

*Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng


74. Nguyễn Mạnh Tuấn

Anh đã đứng trước biển
Cù lao Chàm kia rồi
Nhưng khoảng cách còn lại
Xa vời lắm anh ơi.

*Cù lao tràm in 160 ngàn bản, Đứng trước biển in 140 ngàn bản



76. Hoàng Cầm

Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác -> Tiếng hát quan họ
Đông hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Tìm đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.


77. Lê Lựu

Người về đồng cói người ơi
Phía ấy mặt trời mọc lại
Một thời xa vắng xa rồi
Phủ Khoái xin tương oai oái
Ở đời gặp may hơn khôn
Nào ai dám ghen dám cãi
Người đã đi Mỹ hai lần
Biết rồi khổ lắm nói mãi

78. Vũ Quần Phương

Anh đứng thành tro... em có biết -> Câu thơ trong bài ÁO ĐỎ
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

*Vầng trăng trong xe bò (1988)


79. Hữu Loan

Ôi màu tím hoa sim
Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tìm mãi nghìn
chiều hoang
biền biệt



[B]

hoanggiao
25-04-2016, 08:54 PM
81. Tản Đà


Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giộc mộng con suốt một thời bơ vơ
Tiếc chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.

*Giấc mộng con I (1917)
*Giấc mộng con II (1932)
*Giấc mộng lớn (1932)

82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng
Tin vào điều không thể mất
Cả tôi và cả chúng ta
Đứng trong đầm lầy mà hát
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết1

buixuanphuong09
26-04-2016, 11:59 AM
71. Hữu Thỉnh

Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố
Bị lạc đường về hội nhà văn
Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại
Với năm anh em trên một chiếc xe tăng.

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

Âm vang chiến hào (in chung);
Năm anh em trên mọt chiếc xe tăng
Đường tới thành phố (trường ca);
Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn);
Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
Thư mùa đông.
Trường ca biển.
Thương lượng với thời gian.
(Hoàng Giao)

71. Hữu Thỉnh
Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố (Đường tới thành phố)
Bị lạc đường về hội nhà văn
Ừ nhỉ bao giờ quay trở lại
Với năm anh em trên một chiếc xe tăng. (câu thơ trong bài Trên một chiếc xe tăng)
(BXP st)
***
72. Trần Bạch Đằng

Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ

*Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)
(Hoàng Giao)

72. Trần Bạch Đằng
Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lí gập gềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ.

(kịch bản phim dưới bút hiệu Nguyễn Trương Thiên Lý, dựa theo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của Trần Bạch Đằng)
(BXP st)
***
73. Nguyễn Duy

Mẹ và em đang ở đâu
Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa
Ổ rơm teo tóp ngày mùa -> Hơi ấm ổ rơm
Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi
Bờ tre kẽo kẹt liên hồi
Bầu trời vuông với một ngôi sao dời
Đánh thức tiềm lực suốt đời
Ai?
Chẳng ai đáp lại lời của tôi.

*Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng
(Hoàng Giao)

73. Nguyễn Duy
Mẹ và em đang ở đâu
Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa
Ổ rơm teo tóp ngày mùa (tác phẩm Hơi ấm ổ rơm)
Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi
Bờ tre kẽo kẹt liên hồi
Bầu trời vuông với một ngôi sao dời
Đánh thức tiềm lực mấy hồi
Ai?
Chẳng ai đáp lại lời của tôi.
(BXP st)
***
74. Nguyễn Mạnh Tuấn

Anh đã đứng trước biển
Cù lao Tràm kia rồi
Nhưng khoảng cách còn lại
Xa vời lắm anh ơi.

*Cù lao tràm in 160 ngàn bản, Đứng trước biển in 140 ngàn bản
(Hoàng Giao)

74. Nguyễn Mạnh Tuấn
Anh đã đứng trước biển
Cù Lao Tràm kia rồi
Nhưng khoảng cách còn lại
Xa vời lắm anh ơi.

(BXP st)

75.Trần Mạnh Hảo
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Lão chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo

Còn cái lão Bá Kiến
Đục bản in thơ mày
Bao giờ mày say rượu
Bao giờ thì ra tay.

(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 12:02 PM
76. Hoàng Cầm

Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác -> Tiếng hát quan họ
Đông hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Tìm đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.
(Hoàng Giao)

76. Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác
Đông Hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Còn đâu thấylá diêu bông hỡi chàng.

(Câu thơ: "Em ơi buồn làm chi", ... "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" trong bài "Bên kia sông Đuống"; tác phẩm "Lá diêu bông")
(BXP st)
***
77. Lê Lựu

Người về đồng cói người ơi
Phía ấy mặt trời mọc lại
Một thời xa vắng xa rồi
Phủ Khoái xin tương oai oái
Ở đời gặp may hơn khôn
Nào ai dám ghen dám cãi
Người đã đi Mỹ hai lần
Biết rồi khổ lắm nói mãi
(Hoàng Giao)

77. Lê Lựu
Người về đồng cói người ơi
Phía ấy mặt trời mọc lại
Một thời xa vắng, xa rồi
Phủ Khoái xin tương oai oái (*)

Ở đời gặp may hơn khôn
Nào ai dám ghen dám cãi
Người đã đi Mĩ hai lần
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

(tác phẩm Người về đồng cói, Phía mặt trời, Thời xa vắng)

(*) câu tục ngữ “Oai oái như Phủ Khoái xin tương” liên quan tới một cái tích chuyện cổ. Phủ Khoái xưa, nay là xã Đại Hưng của huyện Khoái Châu có nghề đóng gạch thuê. Họ thường mang theo cơm nắm ăn trưa, nhà giàu thuê họ hay mang cho ít tương ăn cùng tẩm bổ. Dần thành nghiện, nên mỗi lần ăn cơm mà chủ nhà không mang cho ít tương là họ oai oái sai người đi xin cho kỳ được mới thôi.

Phủ Khoái là quê của nhà thơ.
(BXP st)
***
78. Vũ Quần Phương

Anh đứng thành tro... em có biết -> Câu thơ trong bài ÁO ĐỎ
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

*Vầng trăng trong xe bò (1988)
(Hoàng Giao)

78. Vũ Quần Phương
Anh đứng thành tro em có biết
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi với vầng trăng cũ (tác phẩm "Vầng trăng trong xe bò")
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

(Bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương:

Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?)
(BXP st)

hoanggiao
26-04-2016, 06:38 PM
83. Hà Minh Tuân

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?

84. Minh Huệ

Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi

85. Văn Cao

Thiên thai - từ giã về dương thế
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta -> Ca khúc Buồn tàn thu
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ
Uống rượu say rồi hát quốc ca

86. Ma Văn Kháng

Khi xuôi anh mang theo
Đồng bạc trắng hoa xòe
Với một mối tình sơn cước
Mùa lá rụng trong vườn
Năm này qua năm khác
Đám cưới vẫn không thành
Vì giấy gía thú chửa làm xong

*Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979
*Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)
*Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)

87. Vũ Bão
Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đàu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim.

*Sắp cưới (tiểu thuyết, 1957)
*Phá đám (tập truyện, 1958)

88. Hồ Dzếnh

Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây
Lui về ký ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.

*Chân trời cũ (tập truyện ngắn, 1943)[2]

89. Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!

*Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)

hoanggiao
26-04-2016, 07:06 PM
90. Phạm Thị Hoài

Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên số đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

91. Thanh Thảo
Giặc dã yên rồi về
xoay khối vuông Ru bích
Đoán vận rủi may
Thưa quý vị xin mời1
Xanh tím trắng đỏ vàng đều rõ hết
Ta cùng vào cuộc chơi.
Không gian bốn năm chiều
thời gian xin tuỳ thích
Đảo lộn tùng phèo thật gỉa trắng đen
"Tôi như cục xà bông thứ thiệt"
Cứ đổ rượu vào
hình quý vị sẽ hiện lên.

92. Trần Dần

Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đợt phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.

*Người người lớp lớp (Truyện dài - 1954);
*Nhất định thắng (Thơ - 1956);

93. Khương Hữu Dựng

Ba lô trên vai từ đêm mười chín
"Một tiếng chim kêu sáng cả rừng"
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến
Sao còn ngồi đấy cụ già Khương?

94. Bùi Minh Quốc

Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc
Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ
Lại xung phong vào Nam đánh giặc
Với bà cụ đào hầm đầu bạc phơ phơ -> Bài hát Mẹ vẫn đào hầm - Phổ nhạc bài Đất quê ta mênh mông
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới
Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao
Dẫu thân thể mang đày thương tích
Thì cuộc đời vẫn đẹp sao -> Bài hát Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao Nhạc Phan Huỳnh Điểu thơ Bùi Minh Quốc
Tình yêu vẫn đẹp sao

hoanggiao
26-04-2016, 07:34 PM
95. Ý Nhi

Trái tim với nỗi nhớ ai -> Nỗi nhớ con đường Nhà xuất bản Văn học 1984.
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng -> Cây trong phố chờ trăng Nhà xuất bản Hà Nội 1981.
Như người đàn bà ngồi đan -> Người đàn bà ngồi đan (thơ), Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985 -
Sợi dọc thì rối sợi ngang thì chùng.

96. Yến Lan

Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông
Trăng xưa đã lớn phải chong đèn dầu -> Những ngọn đèn (thơ, 1957)

97. Phan Thị Thanh Nhàn

Dấu một chòm thơ trong chiếc khăn tay -> Câu thơ trong bài Hương Thầm (Đã phổ nhạc)
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu những tên du đãng
Mấy ai biết hương thầm của cô gái xóm đê.

98. Trần Đăng Khoa

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
"Biển một bên và em một bên". -> Một câu trong bài thơ "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc (bài hát biển và em).[6]

*Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968,

99. Hoàng Lại Giang

Người đàn bà một thời tôi ao ước
Trên vành đai Mỹ những năm xưa
Tình yêu đã lụi tàn cùng ký ức ->tiểu thuyết: Ký ức tình yêu (1988)
Nhưng còn đây tàn lụi đến bao giờ?

100. Xuân Sách (Tự hoạ)

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích -> Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.

*Tác phẩm

Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962)
Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971)
Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974)
Con suối mặt gương (thơ, 1974)
Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977)
Nơi đi và đến (thơ, 1979)
Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984)
Đường xa (thơ, 1986)
Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991)
Chân dung nhà văn (thơ, 1992)
Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995)
Cõi người (thơ, 1996)

buixuanphuong09
26-04-2016, 08:52 PM
79. Nhà thơ Hữu Loan

Ôi màu tím hoa sim
Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tìm mãi nghìn
chiều hoang
biền biệt
(Nguyên Xuân)
79. Hữu Loan
Ôi màu tím hoa sim
Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tím mấy ngàn chiều hoang biền biệt.

(Câu thơ: "tím chiều hoang biền biệt" trong bài "Màu tím hoa sim")
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 08:57 PM
Hoành Giao còn để sót 80. Lý Văn Sâm

80. Lý Văn Sâm
Kòn trô dấn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh
Tráng sĩ có về với bến xuân.
(BXP st)
***
81. Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giộc mộng con suốt một thời bơ vơ
Tiếc chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.

*Giấc mộng con I (1917)
*Giấc mộng con II (1932)
*Giấc mộng lớn (1932)
(Hoàng Giao)
81. Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một thời bơ vơ
Tiếc chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.
(Nguyên Xuân).
81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn

(Lời bài thơ "Hầu Trời":"Văn chương hạ giới rẻ như bèo"
và:
"Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- Anh gánh lên đây bán chợ Trời!")
(BXP st)
***
82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng
Tin vào điều không thể mất
Cả tôi và cả chúng ta
Đứng trong đầm lầy mà hát
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết1
(Hoàng Giao)


82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!

Tác phẩm cuối cùng của LQV: kịch bản "Chim sâm cầm không chết" đang viết dở dang.
-Theo hồi ký của đạo diễn Phạm Thị Thành: "Một lần tôi sang nhà Vũ chơi, thấy trên bàn có mấy tờ giấy ghi tên vở “Chim sâm cầm đã chết". Tôi thấy từ "chết" liền bảo: "Này Vũ ơi, đặt cái tên này hay ám lắm hay Vũ đổi là "Chim sâm cầm không chết” đi". Nghe thấy vậy, anh đồng ý, liền cầm bút đổi lại tên. Vậy mà, mới viết được mấy trang thì Vũ đã ra đi."
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:02 PM
83. Hà Minh Tuân

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?
(Nguyên Xuân)

83.Hà Minh Tuân(không phải Tuấn)

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?

Hà Minh Tuân tham gia hoạt động bí mật ở Hà nội từ năm 1943, chính ủy trung đoàn năm 1950. Năm 1954, ông trở về Hà Nội với quân hàm trung tá Trưởng phòng cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và được bổ nhiệm làm Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp, ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm. Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học.
(BXP st)
***
84. Nhà thơ Minh Huệ

Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi
(Nguyên Xuân)

84. Minh Huệ

Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi.
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:13 PM
85. Văn Cao

Thiên thai - từ giã về dương thế
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta -> Ca khúc Buồn tàn thu
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ
Uống rượu say rồi hát quốc ca
(Hoàng Giao)


85. Văn Cao

Thiên thai từ giã về dương thế
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ
Uống rượu say rồi hát quốc ca.(tác phẩm Tiến quân ca)
(BXP st)
***
86. Ma Văn Kháng

Khi xuôi anh mang theo
Đồng bạc trắng hoa xòe
Với một mối tình sơn cước
Mùa lá rụng trong vườn
Năm này qua năm khác
Đám cưới vẫn không thành
Vì giấy gía thú chửa làm xong

*Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979
*Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)
*Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
(Hoàng Giao)


86.Ma Văn Kháng

Khi về xuôi anh mang theo
đồng bạc trắng hoa xoè
Với một mối tình sơn cước
Mùa lá rụng trong vườn
năm này qua năm khác
Đám cưới vẫn không thành
vì giấy giá thú chửa làm xong. (đám cưới không có giấy giá thú)
(BXP st)
***
87. Vũ Bão
Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đàu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim.

*Sắp cưới (tiểu thuyết, 1957)
*Phá đám (tập truyện, 1958)
(Hoàng Giao)


87. Vũ Bão

Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đầu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim

(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:16 PM
Tìm hiểu thêm về nhà văn Vũ Bão:
Những trang sách chân thực và trào lộng

NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

Nhà văn Vũ Bảo (1931-2006) từng là chiến sĩ quân báo từ năm 1947, nổi tiếng với tiểu thuyết Sắp cưới (1957), nhưng thực ra cuốn sách 200 trang này chỉ là phần nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông với gần ba chục tác phẩm (kể cả kịch bản phim), trong đó nhiều cuốn sách và truyện ngắn đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội… Tiểu thuyết Sắp cưới bị phê phán gay gắt một thời chẳng qua do quan niệm văn nghệ ấu trĩ và thích chứng tỏ “lập trường” hồi đó; chứ sách viết về đề tài “Cải cách ruộng đất” sau này, nhiều cuốn còn “ác liệt gấp nhiều lần mà vẫn… bình yên”. Sắp cưới là chuyện đôi trai gái yêu nhau, sắp làm lễ cưới thì đội CCRĐ về xã; mặc dù gia đình cô gái bị quy oan thành phần địa chủ, nhưng chàng trai sợ mang tiếng bao che, cố tình làm ngơ trước nỗi đau của người yêu. Sau sửa sai, chàng trai hối hận xin nối lại cuộc tình, nhưng cô gái từ chối… Chỉ có vậy thôi. Có lẽ vì thế mà tác giả không dành nhiều trang cho câu chuyện không vui này. Chỉ biết sau khi bị “đánh đấm”, tác giả lâm cảnh “lên bờ xuống ruộng”, bị đẩy đi hết cơ quan này đến cơ quan khác. Cũng nhờ thế mà ông lại có dịp khoác ba lô vào chiến trường miền Nam để rồi viết thêm nhiều tác phẩm có chất lượng cao hơn.

Nhà văn Hồ Anh Thái, trong mấy dòng giới thiệu cuốn hồi ký ở bìa 4 đã viết: “…Trong cuốn hồi ký này, bạn đọc lại thấy Vũ Bão hội đủ tính hài hước của mình trong một văn phong trào phúng, cười đấy mà cũng xót thương đấy, khi ông viết về đời mình, về bạn bè…”

Quả là tính trào lộng của cuốn sách đã thể hiện ngay từ những trang đầu, khi ông viết về quê Thái Bình với mấy cái “danh hiệu hão” và bút danh của ông (tên thật của ông là Phạm Thế Hệ). Tuy vậy, trong gần 500 trang chữ nhỏ, có đến khoảng 300 trang, tác giả dành kể lại thời thơ ấu cho đến thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt nhất. Có thể một số bạn đọc sẽ kêu “mệt” khi đọc những trang này, nhưng không ít người – nhất là lớp “người cũ” U60-80 – hẳn là thích thú vì tác giả đã dựng lại cuộc sống hơn nửa thế kỷ trước với vô vàn chi tiết hết sức tỉ mỉ, từ bài học thuộc lòng trong sách Quốc văn giáo khoa thư đến những bài hát “Tây”, phim “Tây” thời đó… Với một trí nhớ “siêu đẳng” và với cách nhìn cuộc sống của một cây bút từng trải nhiều cảnh ngang trái ở đời, tác giả đã để lại những trang viết chân thật và công bằng. Ví như với bọn lính Nhật vào Hải Phòng năm 1945, ông tả cảnh chúng dùng dây thép xâu tai mấy đứa trẻ “bâu xấu” hôi của ở khu Sáu Kho khi bị Mỹ ném bom, nhưng đã dành đến mấy trang kể chuyện lính Nhật chơi với lũ trẻ khu phố ông ở rất thân ái!…

Đã đành, với cái “tạng” của một nhà văn có khiếu trào phúng, trong những trang viết “hiện thực nghiêm ngặt” vừa nêu, thỉnh thoảng tác giả lại “chêm” một hai câu liên hệ chuyện “đời nay” để “chọc” thiên hạ. Ví như sau khi kể chuyện bọn “bâu xấu” chôm chỉa ở đường phố thời xưa, ông liên hệ đến “cái hội “bàn tay chìa” bây giờ đã phát triển đến các ông béo nung núc, có đủ học hàm học vị, mặc complê, cravát, đi giày da, xách ca-táp bóng lộn”… tranh giành nhau “hộc” đến” những chỗ béo bở dù “đã từng chửi thậm tệ bọn đang chi tiền là kẻ thù không đội trời chung…” Một chỗ khác, ông viết: “Hồi ấy chưa có Ban Tư tưởng – Văn hóa, không có ai định hướng tư tưởng cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ tin vào Sấm Trạng…”.

Dù sao, đó cũng chỉ là chút trào lộng điểm xuyết cho những trang sách kể chuyện “đời xưa” đỡ… nặng; còn dư âm sâu đậm để lại trong lòng bạn đọc chính là đôi nét chân dung mấy bạn đồng nghiệp – lại toàn là những nhân vật nổi tiếng – mà ông có dịp gặp gỡ – những trang sách cười ra nước mắt! Đó là lúc Vũ Bão được làm phóng viên đi viết về “Cải cách ruộng đất” gặp Xuân Diệu đang “bắt rễ xâu chuỗi” ở làng Còng; vốn hâm mộ nhà thơ trữ tình nổi tiếng, thấy Xuân Diệu “ba cùng” hàng ngày chỉ ăn sắn, khoai… nên có lần Vũ Bão rủ Xuân Diệu “mò đến quán một bà già ở làng bên” để tránh những cặp mắt dò xét; dù vậy, nhà thơ lớn vẫn… sợ phạm kỷ luật “ba cùng” vì tìm quà ăn thêm, dù Vũ Bão đã bóc sẵn bánh và sẵn sàng nhận “tội” chủ mưu: “Trông anh thật tội, cứ ngần ngừ không dám vượt khoảng cách tội lỗi từ cái bánh chưng đã bóc trần trên tay đến cái miệng chuyên ngâm thơ tình”… Đáng cười mà chảy nước mắt hơn nữa là khi nhà thơ lớn nhờ Vũ Bão đưa bài thơ mới sáng tác về đăng báo: “Đấu thằng đầu sỏ vừa xong/ Gặp kỳ giáp hạt, làng Còng gieo neo/ Trong thôn đa số dân nghèo/ Sắn ăn thay bữa, ngô nhiều hơn cơm…”. Vũ Bão hỏi nhà thơ Tổng Biên tập Bùi Hạnh Cẩn: “Sao dạo này nhà thơ Xuân Diệu làm thơ không hay như hồi “Yêu là chết ở trong lòng một ít” anh nhỉ?” Trả lời: “…Anh ấy đang lột xác để trở thành nhà thơ của công nông binh”. Chưa hết, về sau, Xuân Diệu còn viết bài phê phán Văn Cao “…Sự giả dối đã trở thành bản chất của Văn Cao… Những thứ tư tưởng văn nghệ của Văn Cao bóc trần ra, chỉ là một mớ bùng nhùng bèo nhèo quan điểm nghệ thuật tư sản…”.

Cùng “căn bệnh” ấy, cùng thời ấy, nhà văn lừng danh Nguyễn Khải đã “quay ngoắt 180 độ, đóng vai người bảo vệ Đảng, kịch liệt phê phán một số nhà văn viết về sai lầm trong Cải cách ruộng đất để đến hơn 40 năm sau, Nguyễn Khải phải có lời xin lỗi với những người đã từng bị ông ta đánh đập”. Chuyện “vui” này là có thật 100% vì nhà báo Xuân Ba đã viết bài, chụp ảnh “vụ” Nguyễn Khải tươi cười đón Vũ Bão ngồi cạnh mình tại Đại hội Nhà văn lần thứ 6 – tức là 42 năm sau khi Nguyễn Khải viết bài dài 4 trang phê phán cuốn tiểu thuyết Sắp cưới của Vũ Bão…

Ôi! Cái “thời ấy”, cái thời mà không ít văn nghệ sĩ tên tuổi, hầu hết là những người tốt, rất tốt, nhưng do nhận lầm những giá trị hoặc vì sự thúc ép nào đó đã nói ra, viết ra những điều về sau phải ân hận. Bài học xưa rồi, nhưng tưởng cũng nên nhắc lại vì ngay sau “Đổi mới”, cũng một nhà văn tên tuổi, đã lên án tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để rồi phải công khai xin lỗi Bảo Ninh tại một Đại hội Nhà văn…

Cuộc đời tác giả cũng như các nhà thơ tên tuổi Quang Dũng, Trần Lê Văn, Phùng Quán… còn vô số chuyện “cười ra nước mắt” đã được Vũ Bão kể lại một cách… khá vui vẻ trong cuốn sách. Như với nhà thơ tài hoa Quang Dũng, hồi 1951, khi Vũ Bão đi chiến dịch lên miền Tây gặp ông, trong ba lô có cuốn sổ tay chép bài thơ “Tây Tiến”, Vũ Bão chỉ “thầm ao ước làm sao được nhà thơ Quang Dũng giơ tay vẫy lại rồi cho đi cùng…”; không ngờ, ít lâu sau thì chính bài thơ “Tây Tiến” bị cấm lưu hành “vì nhiều câu phản ánh tâm hồn tiểu tư sản, sợ khó khăn gian khổ”, lúc về lại Hà Nội, nhà thơ bị xếp loại cán bộ hạng bét hưởng phiếu E (cũng như Vũ Bão và Trần Lê Văn), không có dầu đun, phải ra công viên Lê Nin nhặt lá khô nhen lửa!… Hôm nay thì “Tây Tiến” đã được đưa vào Văn tuyển lớp 12 và những câu thơ bị phê phán “làm nhụt ý chí chiến đấu” đã được chính cán bộ chiến sĩ Tây Tiến – đồng đội của nhà thơ Quang Dũng – khắc bia tưởng niệm đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ Tây Tiến ở Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)…

Chỉ tiếc là hình như Vũ Bão viết chưa xong hồi ký của đời mình. Cũng do cái “máu” xông pha thời làm báo trong kháng chiến, dù tuổi trên 75, ông vẫn tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc, nên đã bỏ dở những trang viết sau khi xuống Quảng Ninh dự lễ hợp long cầu Bãi Cháy vào tháng 4 năm 2006! Thật tiếc!…
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:20 PM
88. Hồ Dzếnh

Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây
Lui về ký ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.

*Chân trời cũ (tập truyện ngắn, 1943)[2]
(Hoàng Giao)


88. Hồ Dzếnh

Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vạn dặm khuất trùng mây
Lui về kí ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.
(BXP st)
***
89. Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!

*Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
(Hoàng Giao)
89.Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi!
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:25 PM
90. Phạm Thị Hoài

Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên số đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.
(Hoàng Giao)

90.Phạm Thị Hoài

Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

“ Nữ tướng” văn xuôi thứ hai phải kể đến nhà văn Phạm thị Hoài. Hoài xuất hiện cùng với Nguyễn Huy Thiệp ở báo Văn Nghệ vào thời Tổng biên tập Nguyên Ngọc đổi mới báo. Hồi đó tôi ở Sài gon ra, nhà thơ Dương Tường đưa tôi mấy truyện ngắn của Phạm Hoài Nam (tên mới ra lò của Hoài) dặn: ”cậu đọc kỹ và nhận xét coi!”.

Đọc xong tôi mang trả Dương Tường và chẳng hiểu sao tôi lại phán như ông thày đời:

”Con bé này cứ đi theo đường này nhất định là tắc tị…”.

Mấy năm sau Phạm thị Hoài nổi như cồn với Thiên Sứ, Mê Lộ, Marie Sến… tôi thấy ân hận vì đã nhận xét bộp chộp. Hai chục năm sau nhớ lại thấy bớt áy náy, vì suy cho cùng văn tài nào chẳng tới lúc… tắc tị?

Sau này Phạm thị Hoài sang Đức làm Talawas, diễn đàn văn học nghệ thuật bậc nhất, rất có ích cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tuy bận rộn Hoài vẫn viết tiểu luận, và vẫn viết hai truyện ngắn xuất sắc: “Cam Tâm” và “Ám thị”. Có lần về VN, Hoài tìm tới cơ quan tặng tôi cuốn Marie Sến. Tôi treo cuốn này ở ghi đông xe đạp vừa đạp thể dục vừa ngẫm nghĩ về nó, tới lúc quẹo trái, mải nghĩ bị xe máy phía sau tông hắt bắn lên trời cả người lẫn sách, nằm liệt cả tháng, sau cứ nhìn thấy Marie Sến của Hoài lại giật mình thon thót nghĩ tới lúc hút chết.

Xuân Sách hiểu khá rõ Phạm thị Hoài:

“Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:31 PM
91. Thanh Thảo
Giặc dã yên rồi về
xoay khối vuông Ru bích
Đoán vận rủi may
Thưa quý vị xin mời1
Xanh tím trắng đỏ vàng đều rõ hết
Ta cùng vào cuộc chơi.
Không gian bốn năm chiều
thời gian xin tuỳ thích
Đảo lộn tùng phèo thật gỉa trắng đen
"Tôi như cục xà bông thứ thiệt"
Cứ đổ rượu vào
hình quý vị sẽ hiện lên.
(Hoàng Giao)


91.Thanh Thảo

Giặc giã yên rồi
về xoay khối vuông Ru bích
Đoán hậu vận rủi may
thưa quí vị, xin mời
Xanh tím trắng đỏ vàng đều đủ hết
Ta cùng vào cuộc chơi
Không gian bốn năm chiều
thời gian xin tuỳ thích
Đảo lộn tùng phèo thật giả trắng đen
Tôi như cục xà bông thứ thiệt
Cứ đổ rượu vào
hình quí vị sẽ hiện lên.
(BXP st)
***
92. Trần Dần

Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đợt phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.

*Người người lớp lớp (Truyện dài - 1954);
*Nhất định thắng (Thơ - 1956);
(Hoàng Giao)


92. Trần Dần

Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đột phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.
(BXP st)

buixuanphuong09
26-04-2016, 09:37 PM
93. Khương Hữu Dụng

Ba lô trên vai từ đêm mười chín
"Một tiếng chim kêu sáng cả rừng"
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến
Sao còn ngồi đấy cụ già Khương?
(Hoàng Giao)

93. Khương Hữu Dụng

Ba lô trên vai từ đêm mười chín
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (câu thơ trong trường ca Từ đêm mười chín)
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến
Sao còn ngồi đó cụ già Khương? (Già Khương là cách gọi yêu thương kính trọng của lớp văn sĩ trẻ cùng thời gọi nhà thơ)

Về KHD tôi có được nghe bài thơ " Côn Sơn"

Lên đỉnh Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi
Trên đầu xanh ngắt một từng không
Bàn cờ thế sự quân không động
Chỉ thấy quanh mình nổi bão dông.

Theo Khương Băng Kính, con nhà thơ Khương Hữu Dụng, thì nguyên văn 4 câu thơ như sau:

Côn Sơn

Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi
Trên đầu xanh ngắt một bầu không
Bàn cờ thế sự quân không động
Mà thấy quanh mình nỗi bão dông

Đầu đề bài thơ là "Côn Sơn" (chứ không phải "Lên Côn Sơn" như nhiều người nhớ). Chữ "nỗi" dấu ngã, không phải là "nổi". Sau này tác giả đã thay chữ "thấy" trong câu 4 thành chữ "dấy": "Bàn cờ thế sự quân không động/ Mà dấy quanh mình nỗi bão dông". Có lẽ chữ "dấy" của ông đã bao hàm sự "nổi lên" của dông bão rồi. Khương Hữu Dụng nói rằng: "thấy" mới là sự cảm nhận của tác giả. Tức là tác giả muốn nói: "Tại Côn Sơn này, nơi xảy ra vụ án oan trái Nguyễn Trãi, mọi người và cả cảnh vật: mỗi bậc đá, hòn sỏi, cành cây ngọn cỏ… đều mang một "nỗi niềm dông bão", không chỉ là dông bão nổi lên quanh ta mà dông bão trong tâm trạng con người và cảnh vật được nhân cách hóa".

Khương Băng Kính viết:


Tất nhiên là mỗi người đọc đều có thể có những cảm nhận và sự đánh giá của riêng mình về một chữ, một câu thơ, một bài thơ nào đó. Và tất nhiên là tác giả cũng vậy. Tôi biết ba tôi có một chút buồn lòng và tôi từng nghe ba tôi phàn nàn về sự nhầm lẫn của nhà thơ Trinh Đường: "Là một người đã hiểu mình (tức Khương Hữu Dụng) để viết được những câu thơ: Dồn hết đời vào thơ/ Dồn hết mây lên tóc/ Bạc đầu vì một từ/ Còn e chưa hết sức/ Học thuật và tâm thuật/ Nỗi đời và nỗi lòng/ Lạc vào bao mê cung/ Tự thắp mình làm đuốc/ Đi qua trăm bão dông/ Vòm trời không để mất/ Nhìn bàn cờ Côn Sơn/ Nghĩ bàn cờ thế cuộc…"(trích bài "Khương Hữu Dụng" của Trinh Đường in dịp mừng nhà thơ Khương Hữu Dụng 85 tuổi - KBK), vậy mà lại không hiểu được mình viết là "nỗi bão dông" chứ không phải là "nổi bão dông"!

(BXP st)

buixuanphuong09
27-04-2016, 09:16 AM
94. Bùi Minh Quốc

Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc
Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ
Lại xung phong vào Nam đánh giặc
Với bà cụ đào hầm đầu bạc phơ phơ -> Bài hát Mẹ vẫn đào hầm - Phổ nhạc bài Đất quê ta mênh mông
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới
Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao
Dẫu thân thể mang đày thương tích
Thì cuộc đời vẫn đẹp sao -> Bài hátCuộc Đời Vẫn Đẹp Sao Nhạc Phan Huỳnh Điểu thơ Bùi Minh Quốc
Tình yêu vẫn đẹp sao
(Hoàng Giao)

94.Dương Hương Ly

Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc (bài thơ Lên miền Tây)
Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ
Lại xung phong vào Nam đánh giặc
Với bà mẹ đào hầm đầu bạc phơ phơ (Lời trong bài thơ Đất quê ta mênh mông)
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới
Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao
Dẫu nhiều lần bị lừa như thế
Thì cuộc đời vẫn đẹp sao
Tình yêu vẫn đẹp sao! (Lời bài thơ Cuộc đời vẫn đẹp sao)

Dương Hương Ly tức nhà thơ Bùi Minh Quốc
(BXP st)
***
95. Ý Nhi

Trái tim với nỗi nhớ ai -> Nỗi nhớ con đường Nhà xuất bản Văn học 1984.
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng -> Cây trong phố chờ trăng Nhà xuất bản Hà Nội 1981.
Như người đàn bà ngồi đan -> Người đàn bà ngồi đan (thơ), Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985 -
Sợi dọc thì rối sợi ngang thì chùng.
(Hoàng Giao)


95.Ý Nhi

Trái tim với nỗi nhớ ai
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
Như người đàn bà ngồi đan
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.

Cùng lứa với Dương Thu Hương là nhà thơ Ý Nhi. Bà là ái nữ của nhà văn - nhà nghiên cứu - GS Hoàng Châu Ký, quê Quảng Nam, là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Lộc, nghiên cứu văn học. Ý Nhi nhiều năm làm biên tập NXB Hội nhà văn, sau đó chuyển vào TP Hồ Chi nhánh là Trưởng Chi nhánh của NXB này.

Ý Nhi làm nhiều thơ: Nỗi nhớ con đường, Cây trong phố chờ trăng, Người đàn bà ngồi đan, Ngày thường, Mưa tuyết… phần nhiều mang tâm trạng ngổn ngang như chị đã từng viết trong “tiểu dẫn”: “tôi ngại các tiệc vui - nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng - và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”.

Trong thơ chân dung về Ý Nhi, Xuân Sách cũng thắc mắc: ”Trái tim với nỗi nhớ ai…” khiến “người đàn bà ngồi đan“ phải “sợi dọc thì rối, sợ ngang thì chùng”.

Ở Hội nhà văn có một bậc cao nhân, thi văn nhạc toàn tài, là người trong mộng của nhiều nữ hội viên. Không biết Xuân Sách có ám chỉ ông này không?

“Trái tim với nỗi nhớ ai
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
Như người đàn bà ngồi đan
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.


(BXP st)

buixuanphuong09
27-04-2016, 09:19 AM
96. Yến Lan

Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông
Trăng xưa đã lớn phải chong đèn dầu -> Những ngọn đèn (thơ, 1957)
(Hoàng Giao)

96. Yến Lan

Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông
Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu (những ngọn đèn)
(BXP st)
***
97. Phan Thị Thanh Nhàn

Dấu một chòm thơ trong chiếc khăn tay -> Câu thơ trong bài Hương Thầm (Đã phổ nhạc)
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu những tên du đãng
Mấy ai biết hương thầm của cô gái xóm đê.
(Hoàng Giao)

97. Phan Thị Thanh Nhàn

Giấu một chùm thơ trong chiếc khăn tay(Câu thơ Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay - Bài thơ Hương Thầm)
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu, những tên du đãng
Mấy ai biết được hương thầm của cô gái xóm đê. (tác phẩm Xóm đê ngày ấy)
(BXP st)
***
98. Trần Đăng Khoa

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
"Biển một bên và em một bên". -> Một câu trong bài thơ "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc (bài hát biển và em).[6]

*Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968,
(Hoàng Giao)

98. Trần Đăng Khoa

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát (góc sân và khoảng trời)
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
Biển một bên và em một bên. (câu thơ trong bài thơ Chút thư tình của người lính biển)
(BXP st)

buixuanphuong09
27-04-2016, 09:22 AM
99. Hoàng Lại Giang

Người đàn bà một thời tôi ao ước
Trên vành đai Mỹ những năm xưa
Tình yêu đã lụi tàn cùng ký ức ->tiểu thuyết: Ký ức tình yêu (1988)
Nhưng còn đây tàn lụi đến bao giờ?
(Hoàng Giao)

99.Hoàng Lại Giang

Người đàn bà mà tôi ao ước(người đàn bà tôi ao ước)
Trên vành đai chống Mĩ những năm xưa (tác phẩm Trong vành đai diệt Mỹ)
Tình yêu đã lụi tàn cùng kí ức (ký ức tình yêu)
Nhưng còn đây tội lỗi đến bao giờ (Tình yêu tội lỗi)
(BXP st)
***

100. Xuân Sách (Tự họa)

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người du kích
Đau đớn Bạch Đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.
(Nguyên Xuân).

100. Xuân Sách (Tự hoạ)

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích -> Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.

*Tác phẩm

Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962)
Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971)
Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974)
Con suối mặt gương (thơ, 1974)
Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977)
Nơi đi và đến (thơ, 1979)
Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984)
Đường xa (thơ, 1986)
Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991)
Chân dung nhà văn (thơ, 1992)
Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995)
Cõi người (thơ, 1996)
(Hoàng Giao)

100. Xuân Sách

Cô giáo làngtôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích (đội du kích thiếu niên Đình Bảng)
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (Mặt trời quê hương)
Ở một cụm đường rách tả tơi.
(BXP st)

buixuanphuong09
27-04-2016, 09:25 AM
Lời cuối sách

Tiếp theo cuốn Thương nhớ tài hoa của Nguyễn Vũ Tiềm, phác thảo chân dung của năm mươi nhà thơ, nhà văn đã quá cố, những cây bút có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học của đất nước, hôm nay Nhà xuất bản Văn học gửi tới bạn đọc một tập hợp khác về chân dung các nhà văn.
Đây là những kí hoạ có tính đặc tả của Xuân Sách, những chân dung vốn đã khá phổ biến trong và ngoài giới văn học suốt vài chục năm qua.
Tác giả không nêu đích danh ai, nhưng dưới nét bút phác thảo, những độc giả quan tâm tới văn học và người làm văn học, vẫn có thể nhận ra từng đối tượng. Dĩ nhiên thể loại này thường cố ý phóng to các đặc điểm và khi nhìn vào nét đặc tả ấy - tuy mất cân đối và đôi khi phiến diện - vẫn dễ dàng nhận ra diện mạo, cốt cách từng nhân vật.
Chất vui, hóm và nhất là khả năng chơi chữ có thể khiến người ta ngạc nhiên một cách thú vị, nhưng cũng có thể gây nên những sự không hài lòng đây đó...
Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút, cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được trên những chặng đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân gian vốn là vũ khí, ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.
Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những gì bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung.
Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc bằng chính những tác phẩm có giá trị của mình.
Rất mong bạn đọc và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và lượng thứ cho những khiếm khuyết.
Nhà xuất bản Văn học
Nguồn: Theo bản in của Nhà xuất bản Văn học, in tại nhà in Bộ Nội Vụ tháng 3 năm 1992, bản đăng trên talawas có sự đồng ý của tác giả.

buixuanphuong09
27-04-2016, 09:27 AM
Tâm sự của Xuân Sách

Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy bước vào thập kỷ 60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời gian của chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”.
Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.
Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch:
Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân
Mao đầu tận lạc tự mao luân
Lưỡng kiên mai hếu phong trần lý
Chuyển địa hà thời chuyển đắc ngân
Dịch nghĩa:
Con dùng văn nghiệp khá thương cho ông
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi
Đôi vai lầm lủi trên con đường gió bụi
Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được?
Dịch thơ:
Con đường văn nghiệp thương ông
Lông đầu rụng hết thư lông cái gầu
Đôi vai gánh mãi càng đau
Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?
Dịch song tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nôi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.
Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát, tiếp tục trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẫu giấy:
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xemTôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải.
Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh:
-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!
Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường bài thơ còn chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn thì có gì quan trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa văn không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: buồn tênh lại giở thư nhà ra xem...”
Trước đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tập tễnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời dại họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài khi những bài thơ chân dunglần lượt được ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt cả sự mong muốn của tôi. Cũng chính các nhà văn giúp tôi nhiều trong sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận định về tính cách con người, tính cách các nhà văn thì không ai sắc sảo bằng các nhà văn. Người giúp tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng rãi trong giới, có lối nhận xét người rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh không mấy thích thơ, nhưng anh lại thích những nhà văn chân dung. Anh có nói đại ý là các nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xã hội thì cũng cần tự đánh giá mình, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau thêm anh Vương Trí Nhàn về Văn nghệ quân đội. Nhà phê bình văn học trẻ tuổi này hết sức cổ suý tôi, đôi khi anh còn thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái phòng “toilet” khoảng ba mét vuông, do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng nên cái phòng vệ sinh đó biến thành phòng văn. Nó được ốp gạch men trắng bóng, lau sạch ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài ba điếu thuốc lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon rồi thách thức tôi viết ngay tại chỗ. Và đã có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”. Bởi Nhàn đánh giá tôi có một giọng điệu khác hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất thuộc thơ, và khi bài thơ tôi vừa làm xong thường anh là người phổ biến rộng rãi. Một số anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem những bài thơ đi phổ biến để được chiêu đãi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút” đầu tiên, nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành.
Tất nhiên những bài thơ đó được phổ biến rộng trong giới. Lúc dầu còn kín đáo, nhưng dần dần thành công khai và nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những liên hoan của anh em văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi vào tiệc rượu, mọi người yêu cầu tôi đọc thơ về các nhà văn có mặt, trong không khí như vậy thì dù các anh các chị ấy có giận cũng cười xoà làm vui. Riêng tôi thấy mình làm được trò vui cho mọi người cũng hay chứ sao. Tôi nhớ sau buổi vui, anh Nguyễn Đình Thi có nói đại ý nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm chọc nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “châm chọc cũng cần có tài và có ích lắm chứ “
Những bài thơ cũng được lan truyền sang các giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, cấp trên của giới văn nghệ trong quân đội, ông rất thích những bài thơ chân dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề nghị đọc cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho tôi. Tôi cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi bực tức. Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử những lính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm thư thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng ngườí đọc như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi”. Một lần trên báo đăng một bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo thời tiết chính trị, quay ngược lại với những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài thơ nói với tôi: “Rất tiếc một tài năng lỡ tàu!”
Tôi không nghĩ mình đứng ra ngoài cuộc để phán xét, muốn làm cặp mắl thứ hai trong một bài thơ để tự bạch, tự cảm thông với mình và cũng tự giận mình. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài thơ Chế Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần gặp lại tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải chăng ông đã hiểu điều gì đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào bệnh viện, tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, còn cho tôi là người có tình và ông thấy những gì tôi viết về ông có phần đúng. Ông đề nghị chữa một chữ trong bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nhìn khuôn mặt ông qua lấm kính, và các con ông oà khóc, tôi bỗng cảm thấy mình như người có tội.
Một lần gặp Xuân Diệu trong quán bia hơi, tôi nâng cốc bia chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc:
- Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài thơ của cậu đi vào cõi bất tử.
Điều tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?” Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ý đến cái trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự khiến tôi vừa cảm động vùa thích thú. Nhưng biết sao được, viết về cụ thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.
Còn cụ Nguyễn Tuân, con người vốn thích đùa một cách... cao sang và thâm trầm thích ăn nem rán nóng bỏng thì gắp lên đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm”. Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã dành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có thì cũng là ảnh hưởng của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗ đau.
Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến đã ba mươi năm. Đã có nhiều bài “khảo dị” nhiều bài ngoài luồng cũng được gán cho tác giả. Bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái gì đó” như có người đã nói nên mới tại được nếu nó có ích thì tác giả cũng lấy làm mãn nguyện.
Ngày Xuân năm Nhâm Thân