PDA

Xem phiên bản đầy đủ : TÌM HIỂU CÔN TRÙNG



buixuanphuong09
05-05-2016, 08:58 PM
TÌM HIỂU CÔN TRÙNG


Lời đầu

Bộ sưu tập chim của tôi rất lớn, khoảng 9300 loài, đã đăng ở blog 4700 loài mà ở TH mới được 1800 loài, chênh lệch gần 3000 loài. Bản lưu của tôi chỉ có đường link không có ảnh nên tôi không thể chọn lựa, mà mang cả về TH mỗi ngày 60 bài như vừa qua, tôi thì quá mệt, bạn đọc thì quá chán vì nó quá nhiều, buộc lòng tôi phải dừng.
Tôi luôn nhiệt tình tâm huyết đóng góp cho TH nhưng nhiều sự nhiêu khê như trên nên đành dừng. Xin thay thế một sưu tập mới về các loài côn trùng.

Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp sinh vật thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Số loài còn sinh tồn được cho là từ sáu đến mười triệu loài và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.

Số lượng côn trùng rất lớn, từ 6-10 triệu loài, chỉ tính riêng số mô tả được đã hơn một triệu loài, sức nào sưu tập được, vì vậy tôi lấy tên topic này là “Tìm hiểu côn trùng”, nghĩa là tôi sưu tập không theo HTPL. Mở đầu xin giới thiệu về BƯỚM
BXP 05.05.2016

buixuanphuong09
05-05-2016, 09:03 PM
Bộ Cánh vẩy Lepidoptera
Họ Bướm phấn Pieridae 18 loài

B.1- BƯỚM CÁNH GỐC ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/352.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/352_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/352_2s.jpg

http://cache3.asset-cache.net/gc/121776587-redspot-sawtooth-butterfly-malaysia-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=kw5eP3VYNDju3BjhchuD2A0Ns7l6TSz1K5GPvkpp6q0zQ7%2 BaJop6XN9E6lsQ0oJAUF7644PDlxIXpkQ3FLLcSA%3D%3D

Sưu tập

Bướm gốc cánh đỏ - Prioneris philonome

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái và bướm đực giống nhau. Mặt trên cánh trước có màu trắng với những gân cánh màu đen lớn dần ra ngoài rìa cánh và chóp cánh, Mặt dưới cánh trước có màu đen và những mảng màu trắng rộng. Mặt dưới cánh sau có những mảng lớn màu vàng cam và gốc cành sau có một mảng màu đỏ rất đặc trưng. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai loài thuộc giống này là P.philonome và P.thestylis, cả hai đều rất dễ nhận diện khi đậu. Loài này khác với Prioneris thestylis: mặt dưới ở gốc cánh sau có một chấm đỏ nằm ở vùng 8 và khoảng hơn 2/3 diện tích cánh màu vàng, viền mép ngoài hầu như màu trắng. Kích thước tương đương loài Prioneris thestylis. Sải cánh:65-90mm.
Sinh học, sinh thái:
Loài này chỉ gặp chúng trong các khu rừng thường xanh có nhiều cây to và thường gặp những cá thể đơn lẻ, đôi khi chúng cũng tụ tập nhiều cá thể cùng với một số loài thuộc giống Papilio sp., Graphium sp. hút khoáng chất ở các vũng nước nhỏ trên các lối mòn trong rừng. Khi bị động chúng bay lên rất cao và đậu rất lâu ở trên đó và bay lượn nhiều vòng trước khi đậu xuống đất hút chất khoáng. Thức ăn của sâu non là một số cây thuộc giống Capparis họ Màn màn Capparaceae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1188&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V).
Phân bố: Vùng phân bố từ Mianma, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

buixuanphuong09
05-05-2016, 09:06 PM
B.2- BƯỚM CÁNH HÌNH LƯỠI CƯA
http://farm6.static.flickr.com/5116/5868580606_a7fc7668ac.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fd/Prioneris_thestylis_formosana_female_20140427.jpg/320px-Prioneris_thestylis_formosana_female_20140427.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/PrionerisThestylis/thumb/th_PrionerisThestylis_pareshKale_ak665.jpg
Sưu tập :

Bướm cánh hình lưỡi cưa - Prioneris thestylis

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống Prioneris: mặt trên có đỉnh cánh trên kéo dài ra và gân 9 dài và nổi bật. Cánh của đa số con đực trắng nhưng gân được phủ màu đen đặc biệt là về phía góc trên và viền cánh trước. Mặt dưới của cánh trước có toàn bộ hoặc ít nhất là phần gốc màu trắng. Mặt dưới cánh sau toàn bộ màu vàng với các dải tối màu ở trên và dưới vùng trung tâm. Mặt trên của con cái có màu sẫm tro với những vệt trắng ở cánh trước, cánh sau cùng có nhiều vạch đốm trắng trên nền sẫm tro ngoại trừ một mảnh trắng vàng chạy dọc theo mép trong cánh về cuối càng loang sâu vào đĩa cánh. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai loài thuộc giống này là P.philonome và P.thestylis, cả hai đều rất dễ nhận diện khi đậu. Bướm cái sẫm màu hơn còn mặt trên giống như một số loài thuộc giống Delias. Sải cánh:65-90mm.
Sinh học sinh thái: Có thể dễ dàng gặp chúng vào mùa xuân khi có nhiều con bướm thường đậu từng đàn ở những bờ cát. Loài này có mặt hầu hết ở các độ cao lớn và trung bình. Bướm có kiểu bay nhanh và linh hoạt, thường là bay trên ngọn cây. Sâu non ăn lá một số cây thuộc họ Màn màn như cây thuộc Chi Bún - Họ Màn màn Capparaceae.
Phân bố: Phân bố từ Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hải Nam và Đài Loan, Nam Đông Dương đến Bán đảo Mã - lai. Phổ biến toàn Việt Nam nhưng gặp nhiều hơn ở miền Bắc và miền Trung.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm lớn thứ hai thuộc họ Pieridae, sau loài Hebomoea glaucippe và cũng là đối tượng hay bị thu bắt. Tuy không quý hiếm nhưng rất có giá trong các bộ sưu tập bướm ở các bảo tàng hay của cá nhân. Có thể nhân nuôi chúng cho nhiều mục đích khác nhau.

buixuanphuong09
06-05-2016, 07:27 AM
B.3- BƯỚM CÁNH VÀNG BA VỆT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/261.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/261_2s.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/26/Eurema_blanda_arsakia_20121020.jpg/320px-Eurema_blanda_arsakia_20121020.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Eurema%20blanda%20snelleni/earlystages/caterpillar/TSGY_L5_23p5mm.jpg

Sưu tập :

Bướm cánh vàng ba vệt - Eurema blanda
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống: là loài bướm nhỏ với cánh màu vàng chanh viền bằng màu đen, đặc biệt là ở mặt trên, có các đốm hoặc nét trang trí màu nâu đỏ ở mặt dưới. Con cái nhạt hơn với đường viền rườm rà rộng hơn ở cánh sau. Dạng mùa khô, các điểm trang trí lớn hơn và có nhiều màu nâu đỏ nhạt hơn ở mặt dưới. Ở mặt trên, viền đen thường hẹp đi. Eurema là giống bướm nhỏ, có vài loài phổ biến và giống nhau, khó phân biệt khi quan sát. Mặt trên cánh màu vàng, viền cánh đen. Viền đen ở cánh trước rộng tại chót và góc ngoài cánh. Viền đen ở cánh sau mảnh hơn, đôi khi mất hẳn. Mặt dưới màu vàng có các vệt, đốm nhỏ màu nâu. Con cái thường có viền đen rộng hơn và màu xỉn hơn. Màu sắc của nhóm bướm này cũng thay đổi theo mùa. E.hecabe là loài phổ biến nhất trong giống này, được nhận diện bởi mặt dưới, trong ô cánh trước, có hai vệt màu nâu. (E.andersonii chỉ có một vệt và E.blanda có ba vệt). Ba loài này có thể gặp chung với nhau. Bướm đực và bướm cái đều giống loài E.hecabe, nhưng nhìn chung lớn hơn và có 3 khoang đốm rõ rệt ở mặt dưới cánh trước. Sải cánh: 40-50mm.
Sinh học sinh thái: Giống Eurema bay chậm và thấp, sát các bụi cỏ, rất thường gặp, đôi khi với số lượng lớn. Phổ biến khắp nơi. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Đậu Fabaceae. E.blanda cũng được quan sát thấy đẻ trứng trên cả cây mắc cỡ (Mimosa spp.). Loài này gặp ở độ cao khác nhau đến 2000m. Đây là loài phổ biến ở những bìa rừng, những nơi trống trải, nhưng chủ yếu ở chỗ gần nơi có rừng. Những loài cây làm thức ăn cho loài E.blanda cũng là cây thức ăn cho loài khác thuộc giống Eurema.
Phân bố: Phân bố hầu như khắp vùng Đông Phương và Australlia, có mặt khắp nơi ở Việt Nam. Khá phổ biến. Ở các vùng nông nghiệp, vùng có các trảng cây bụi và thảm cỏ, và ít hơn ở các khu rừng thứ sinh. Tên bướm được dịch từ nghĩa tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong các loài rất phổ biến thuộc giống Eurema, chúng có màu vàng rất tươi mát nên mặc dù có kích thước nhỏ nhưng rất nổi bật và tô đẹp cho thiên nhiên. Trong bất kỳ một bộ sưu tập bướm nào nếu không có những mẫu của loài thì có thể nói đó là một bộ sưu tập chưa đầy đủ và thiếu một màu cơ bản. Màu sắc cánh của loài này rất cần trong việc ghép (phủ) tranh Đông Hồ bằng cánh bướm. Quần thể loài tuy còn phong phú nhưng nếu thảm thực vật mất đi nhất là thảm thực vật rừng không còn thì cũng đồng thời kéo theo sự mất đi của loài này.
Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
06-05-2016, 12:54 PM
B.4- BƯỚM CÁNH VÀNG VIỀN ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/234.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/234_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/234_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/234_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/234_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm cánh vàng viền đen - Eurema hecabe

Đặc điểm nhận dạng: Eurema là giống bướm nhỏ, có vài loài phổ biến và giống nhau, khó phân biệt khi quan sát. Mặt trên cánh màu vàng, viền cánh đen. Viền đen ở cánh trước rộng tại chót và góc ngoài cánh. Viền đen ở cánh sau mảnh hơn, đôi khi mất hẳn. Mặt dưới màu vàng có các vệt, đốm nhỏ màu nâu. Con cái thường có viền đen rộng hơn và màu xỉn hơn. Màu sắc của nhóm bướm này cũng thay đổi theo mùa. E.hecabe là loài phổ biến nhất trong giống này, được nhận diện bởi mặt dưới, trong ô cánh trước, có hai vệt màu nâu. (E.andersonii chỉ có một vệt và E.blanda có ba vệt). Ba loài này có thể gặp cùng một chỗ với nhau.
Sinh học sinh thái: Giống Eurema bay chậm và thấp, sát các bụi cỏ, rất thường gặp, đôi khi với số lượng lớn. Phổ biến khắp nơi. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). E.hecabe cũng được quan sát thấy đẻ trứng trên cả cây mắc cỡ (Mimosa spp.). Bướm này xuất hiện quanh năm ở khu vực trống trải và vùng cao. Bướm cái gặp nhiều hơn còn bướm đực thường tập trung với số lượng lớn ở những nơi ẩm thấp rỉ nước. Cây thức ăn cho sâu non là Keo dậu đầu, Sóng đắng và Bồ kết tây; Bồ cu vẽ (họ Thầu dầu Euphorbiaceae) và cả một số cây họ Bứa Clusiaceae, Táo ta và Đậu Fabaceae.
Phân bố: Phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Đông, Xrilanca, Ấn Độ; phía Đông ngang qua Trung Quốc đến Nhật Bản, phía Nam, Philippin, Đông Phương và bán đảo Malaysia đến New Ghine và Australlia. Đây là loài phổ biến nhất ở Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m trong các khu nông nghiệp, trảng cây bụi và còn sống trong các khu rừng thứ sinh ở độ cao dưới 700m.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
09-05-2016, 07:25 AM
B.5- BƯỚM CÁNH VIỀN ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/273.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4f/Delias_hyparete_luzonensis_20140203.jpg/320px-Delias_hyparete_luzonensis_20140203.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQRdzAoxK-QsBqUDS049H-mTIek31eKXMsUW4UM2XXuu14T0nbd

http://image.shutterstock.com/display_pic_with_logo/839089/118761178/stock-photo-close-up-of-painted-jezebel-delias-hyparete-lava-caterpillar-on-green-leaf-square-cropped-118761178.jpg

Sưu tập :

Bướm cánh viền đỏ - Delias hyparete

Đặc điểm nhận dạng: Mặt dưới ở bướm cái giống như ở bướm đực nhưng mặt trên tối màu hơn với các gân cánh hơi đen. Delias là giống bướm cỡ trung bình, đặc trưng bởi mặt dưới cánh sau ở nhiều loài có hai hoặc ba màu chính rất rõ rệt là vàng và đỏ, hoặc vàng và đen. Mặt trên cánh có thể trắng hoàn toàn có ánh hồng ở cánh sau cho đến trắng với các gân đen hoặc gần như đen hoàn toàn với các đốm vệt trắng hay vàng. Giống này rất dễ nhận diện với mặt dưới cánh sau không thể nhầm lẫn. Thường gặp trong thành phố. Vài cá thể khác có kiểu màu sắc mặt dưới cánh tương tự như D.pasithoe nhưng hiếm gặp hơn và chủ yếu chỉ phân bố ở vùng cao . Mặt dưới bướm cái giống như bướm đực nhưng mặt trên tối màu hơn với các cánh hơi đen . Sải cánh: 60 - 75mm.
Sinh học, sinh thái: Hầu hết các loài ở giống này bay không nhanh nhưng cao; khi bay đi do hoảng sợ thì thường rất lâu sau mới chịu đậu. Các loài trong giống Delias đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae. Loài bướm này phổ biến nhất ở thảm thực vật thứ sinh đất thấp ở gần những cây là thức ăn cho sâu non, những cây như Đại cán nam thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae. Vào mùa xuân một số bướm trưởng thành hút mật trên ngọn những cây có hoa.
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ và Nam Trung Quốc đến Suntheland, Malaixia và Philippin. Ở Việt Nam phổ biến khắp nơi. Tên bướm được đặt theo hình thái có viền đỏ của cánh sau.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
09-05-2016, 07:28 AM
B.6- BƯỚM CAM DI CƯ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/303.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/303_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/303_2s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Catopsilia%20scylla%20cornelia/earlystages/caterpillar/Orange_Emigrant_L5_38mm_01_t.jpg

Sưu tập :

Bướm cam di cư - Catopsilia scylla

Đặc điểm nhận dạng:Bướm trưởng thành có sải cánh rộng khoảng 45-50mm. Mặt trên của cánh (con đực) có màu trắng và chót cánh có viền màu đen, cánh sau màu vàng cam. Mặt trên cánh của con cái giống con đực nhưng có một vài đốm đen khá rõ. Mặt dưới cánh màu vàng cam với những đốm vàng đậm. Sâu non có màu xanh với 1 dải màu trắng nằm dọc theo hai bên thân với những đốm màu đen nằm phía trên theo dải màu trắng. Vùng đầu và chân phiá trước có màu xám nhạt hơn các vùng khác trên thân.
Sinh học, sinh thái:
Loài này thường thấy sống ở độ cao thấp, trong thành phố làng mạc và di cư với số lượng lớn theo mùa. Chúng tụ tập thành đàn dài bay dọc theo các con đường cùng với các loài bướm di cư khác. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc họ Đậu Fabaceae như Cassia fistula, Casssia splendida, Cassia retusa…
Phân bố:
Loài này có vùng phân bố khắp Đông nam châu Á đến đải Fiji và một phần phiá bắc và nam Australia. Ở Việt Nam chúng phân bố cả nước. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
11-05-2016, 07:49 PM
B.7- BƯỚM CHANH DI CƯ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/230.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/230_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/230_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/230_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm chanh di cư - Catopsilia pomona

Đặc điểm nhận dạng: Mặt dưới màu trắng, vàng nhạt và phần rìa ngoài, trên cánh trước được viền bằng màu đen. Con đực đặc trưng bởi vệt giới tính hình oval ở gốc khoảng 7 ở mặt trên cánh sau, và lông màu chì gần gốc, lưng ở mặt dưới của cánh trước. Một trong những loài phổ biến nhất thuộc họ này. Đây là loài có nhiều dạng khác nhau. Dạng phổ biến và thường gặp nhất ở con đực là màu nền của cánh xanh đọt chuối. Con cái có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là dạng màu vàng nhạt ở mặt trên với viền đen ở mép cánh, mặt dưới cánh sau. Sải cánh: 55-80mm.
Sinh học sinh thái:Vào mùa khô có thể gặp hàng đàn bay trong thành phố hoặc tập trung rất nhiều ở những vũng nước tại các khoảng trống trong rừng lẫn thành phố, phần lớn là con đực. Sự phổ biến của loài này, ngoài đặc tính di cư, còn liên quan đến sự phổ biến của loài cây chủ (các loài cây thuộc giống muồng Cassia , họ Đậu - Fabaceae). Loài này bay nhanh nhưng dễ nhận biết bởi màu sắc đặc trưng. Thường gặp nhiều ở vùng thấp có rừng thứ sinh hoặc khu vực gần nhà ở. Thông thường loài bướm này ở những vùng rừng có độ cao tới 1.500m. Bướm hay tụ tập ở những chỗ đất ẩm ướt dọc lề đường. Chúng có cánh khoẻ ,có thể gặp cả đàn lớn bay thẳng đứng lên.
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ qua Mianma, Thái Lan, Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản; phía Nam qua Đông Dương, Philippine và bán đảo Malaysia đến quần đảo Sanda; phía Đông đến Tân Ghi-nê và Australlia. Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có giá trị cho việc làm bộ sưu tập, ghép tranh vì có màu sắc sáng sủa. Tuy sống trên cây họ Đậu nhưng chưa gây thành dịch hại.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
11-05-2016, 07:52 PM
B.8- BƯỚM HẢI ÂU CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/408.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/408_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/408_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/408_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm hải âu cam - Appias nero

Mô tả: Hình dáng kích thước như A.lyncida nhưng khác xa về màu sắc. Không thể nhầm lẫn với màu cam đỏ đặc trưng ở mặt trên cánh. Con cái rất ít gặp, sậm màu hơn con đực và có viền đen rộng ở mép hai cánh và có những vằn đen loang lổ trên đỉnh cánh trước. Ở những con bướm đã bay lâu ngày, lớp vảy trắng ở mặt dưới cánh rụng mất, khiến cho con bướm có màu mặt dưới cánh trông sậm hơn so với những cá thể còn "mới". Sải cánh: 65-70mm.
Chủ yếu chỉ gặp trong rừng. Tập tính tương tự các loài khác trong giống Appias. Xuất hiện với số lượng lớn theo đợt vào các mùa mưa, mùa hè…Khá phổ biến, sống chủ yếu ở các rừng thứ sinh, trảng cỏ và khu nông nghiệp gần rừng.
Phân bố: Sikkim, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Xingapo, Malaixia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
Giống như với các loài cùng giống Appias, nhưng loài này có màu sắc khác thường và đặc biệt nhất do đó nên dùng vào việc làm các bộ sưu tập, làm tranh… sẽ rất đẹp và nổi bật.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
11-05-2016, 07:55 PM
B.9- BƯỚM LÔNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/238.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/238_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/238_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/238_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/238_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm lông - Leptosia nina

Mô tả: Kích thước của chúng khá nhỏ do vậy khó có thể nhận biết các gân cánh bằng mắt thường. Mặt dưới cánh có những viền màu xám nhạt. Mặt trên cánh trước có một chấm tròn màu đen rất rõ. Viền ngoài cánh trên có vân như mặt cánh dưới. Phía trong gốc cánh màu trắng.
Nơi sống sinh thái: Bướm có thể dễ dàng gặp ở những vùng đất thấp và đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống và đồi trọc. Bướm thường bay liên tục và rất ít khi thấy chúng đậu. Thỉnh thoảng chúng đậu và hút mật trên các bông hoa Màn màn tím Cleome chelidonii. Con đực và cái rất giống nhau. Sâu non phát triển trên cây Màn màn tím. Thức ăn của sâu non ký chủ trên cây Capparis heyneana, Crateva religiosa - thuộc họ màn màn Capparaceae
Phân bố: Vùng phân bố của loài này ở Ấn Độ đến phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương và bán đảo Malaysiai và xa hơn qua quần đảo Sanđa. Loài này xuất hiện vào mùa mưa ở miền Nam Việt Nam. Tên bướm được đặt theo tập tính của chúng.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
11-05-2016, 07:58 PM
B.10- BƯỚM LOANG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/260.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/260_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/260_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/260_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/260_3s.jpg
Sưu tập :

Bướm loang - Delias pasithoe

Mô tả: Bướm cái có cánh lượn tròn hơn và màu nâu hơn với các vết nhạt loang lổ, Đây là loài di cư chủ động, ở Việt Nam vào tháng 2 đến tháng 4 có thể gặp những con Bướm đơn độc bay thường xuyên qua cánh đồng lúa hoặc các làng bản lên phía Bắc. và đôi khi còn gặp chúng vào cuối tháng 10 hàng năm. Loài này khá bị hấp dẫn bởi những cây hoa khác nhau. Những vết vàng và đỏ ở mặt dưới của cánh sau giúp bảo vệ bướm trưởng thành tránh khỏi các loài chim.
Sinh học sinh thái: Hầu hết các loài ở giống này bay không nhanh nhưng cao; khi bay đi do hoảng sợ thì thường rất lâu sau mới chịu đậu. Các loài trong giống Delias đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae . Đây là loài di cư chủ động, ở Việt Nam vào tháng 2 đến tháng 4, có thể gặp những con bướm đơn độc bay thường xuyên qua cánh đồng lúa hoặc các làng bản lên phía Bắc. Loài này khá bị hấp dẫn bởi những cây hoa khác nhau. Những vết vàng lúa và đỏ ở mặt dưới của cánh sau giúp bảo vệ bướm trưởng thành tránh khỏi các loài chim. Sâu non sống tập trung trên một số cây như Đại cán nam và Mộc vệ họ Tầm gửi Loranthaceae. Ở Việt Nam, loài này có thể nhầm với bướm trắng D.acalis, loài này lớn hơn và hiếm hơn. Còn thấy loài này với số lượng lớn ở những cây sấu vào cuối xuân, đầu hè và đôi khi còn gặp chúng vào cuối tháng 10 hàng năm. Phân bố ở mọi độ cao và mọi môi trường, nhưng không có ở các khu rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m
Phân bố: Từ Nê pan và Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hải Nam và Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến Sunderland và Phillipine. Đây là loài phổ biến hơn cả ở Bắc và Trung bộ Việt Nam. Tên loài được đặt theo đặc điểm hình thái.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài thường gặp với số lượng cá thể nhiều nhưng chưa thấy gây nên dịch hại đối với cây trồng.
Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:15 PM
B.11- BƯỚM MÒNG CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/333.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/333_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/333_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/333_4s.jpg

Sưu tập :

Bướm mòng cánh vàng - Cepora iudith

Mô tả: Mặt trên cánh trước có màu trắng với mép cánh có viền đen khá dày. Cánh sau có màu trắng và một nửa phiá sau là mảng màu vàng nhạt dần vào phần gốc cánh. Mặt dưới cánh trước có màu đen, trắng với 3 đốm màu vàng nằm giữa nền đen vùng chóp cánh. Mặt sau cánh có màu vàng cam với viền cánh đen đậm rất dễ nhận. Loài này khá giống với màu cánh mặt dưới của loài Bướm nâu lớn Appias lyncida nhưng mặt trên cánh sau của Appias lyncida không có màu vàng đặc trưng như loài này.
Nơi sống, sinh thái: Loài này sống ở độ cao thấp và chúng thường tụ tập với các loài Appias, Cepora hút nước ở các vũng nước, dọc đường mòn trong rừng. Thức ăn của sâu non là các loài Capparis sp. thuộc họ Màn màn Capparaceae
Phân bố: Vùng phân bố ở lục địa Đông nam châu Á, phía Nam đến Sumatra, Borneo, Java, và Philippin. Gặp khắp các vùng có rừng ở Việt Nam nhưng ít gặp nhất trong các loài thuộc giống Cepora. Tên loài đặt dịch theo tên tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:17 PM
B.12- BƯỚM MÒNG NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/253.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/253_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/253_2s.jpg
Sưu tập :

Bướm mòng nhỏ - Cepora nadina

Đặc điểm nhận dạng:Tương tự Cepora nerissa nhưng ranh giới mép trong của viền đen ở mặt trên cánh trước rõ ràng hơn. Mặt dưới cánh trước có màu trắng bao gồm từ vùng trung tâm đến mép cánh trong trừ mép trên, vùng chót cánh và mép ngoài cánh; mặt dưới cánh sau có màu vàng, vàng xám loang lổ, riêng vùng ô cánh màu sáng trắng. Có hai dạng bướm xuất hiện theo mùa có sự khác nhau về màu sắc mặt dưới. Những cá thể của dạng mùa khô nhạt màu hơn.Giống Cepora (http://vncreatures.net/hinhanh.php?nhom=0&loai=3&keyword=Cepora&lang=L&s2=Tra+c%E1%BB%A9u+%E1%BA%A3nh) ở Việt Nam có 3 loài. Loài Cepora iudith, thường chỉ gặp với số lượng ít, dễ phân biệt với mặt dưới cánh sau màu vàng và mép cánh viền đen dày. Đối với con đực, giống Cepora và Appias có thể được phân biệt nhờ hình dạng cánh trước, trong khi con cái giống Appias (http://vncreatures.net/hinhanh.php?nhom=0&loai=3&keyword=Appias&lang=L&s2=Tra+c%E1%BB%A9u+%E1%BA%A3nh) đôi khi có cánh trước tròn và màu sắc hơi giống con đực giống Cepora. Mặt trên cánh con cái rất giống với loài Appias lyncida, Cepora nadina. Sải cánh: 55-65mm.
Sinh học sinh thái: Gặp chung với loài Cepora nerissa và giống Appias. Tập tính tương tự các loài này. Bướm đực bay ở gần bìa rừng và trong thảm thực vật thứ sinh, ưa thích hơn ở nơi trống trải có độ cao vừa và thấp (300-700m). Bướm cái thường cư trú trong rừng. Tất cả các loài thuộc giống này khác thường ở chỗ những con bướm cái có bộ phận gần như các cơ quan tiết ra pheromon. Sâu non ăn lá cây thuộc họ Màn màn Capparaceae (http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1188&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V)
Phân bố:Phân bố từ Sikkim đến Hải Nam và Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương đến Malaysia và Sumatra. Gặp ở toàn lãnh thổ Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp ở cả Việt nam và trên thế giới.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:20 PM
B.13-BƯỚM NỮ HOÀNG ĐỐM ĐỎ
http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/DeliasDescombesi/DeliasDescombesi_KrushnameghKunte_ai450.jpg

http://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/pieridae/Delias-descombesi.jpg

http://m0.i.pbase.com/g4/25/686825/2/145417990.QOiaTPWD.jpg

http://fc04.deviantart.net/fs71/i/2010/218/7/e/Red_Spot_Jezebel_2_by_inckurei.jpg

http://pikul.lib.ku.ac.th/insect/007-013%20insects%20of%20thailand/012%20thai%20insect%20families/Pieridae/Delias%20descombesi%20descombesi%202F.jpg
Sưu tập :

Bướm nữ hoàng đốm đỏ - Delias descombesi

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái và bướm đực khác nhau, bướm cái lớn hơn bướm đực. Mặt trên cánh trước con cái có màu đen thẫm, có 2 đốm trắng ở phần giữa cánh và các đốm nhỏ không đều ở phần mép cánh. Cánh sau có 2/3 là màu trắng, phần mép cánh màu đen. Mặt trên cánh trước và sau của con đực có màu trắng nhạt và chót cánh trước có một mảng màu đen. Mặt dưới cánh trước của con cái có màu xám đậm hơn ở con đực. Phần màu vàng chanh ở mắt dưới cánh sau con cái rộng hơn con cái, con cái có những mảng màu đen nhiều hơn con đực. Phần gốc cánh dưới cả đực và cái đều có một mảng màu đỏ rất rõ. Sải cánh:65-90mm.
Sinh học sinh thái:Loài này thường gặp chúng trong các khu rừng thường xanh, rừng phục hồi và các khu dân cư ở thành phố vào mùa mưa. Thường gặp nhiều cá thể tạo thành bầy hút mật ở các loài thực vật nở hoa. Chúng bay lang thang khắp nơi trong vùng phân bố để tìm kiếm thức ăn và bạn tình. Thức ăn của sâu non là vẫn chưa được xác định.
Phân bố:Vùng phân bố từ khắp vùng Ấn độ, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng ở độ cao trên 600m trờ lên. Loài này gặp ở các tỉnh Cao nguyên Việt Nam như Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kontum và Gia Lai.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:22 PM
B.14- BƯỚM NỮ HOÀNG CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/377.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/377_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/377_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/377_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm nữ hoàng cánh vàng - Delias agostina

Mô tả:Mặt trên màu trắng với các gân được rắc màu đen đặc biệt là ở vùng sát mép trên cánh trước và gốc cánh. Mặt dưới cánh trước được rắc màu đen dọc theo các gân, cánh sau màu vàng và các gân không được rắc màu đen, viền ngoài cánh màu đen rắc các đốm trắng. Sải cánh:64-78mm.
Sinh học sinh thái: Vào mùa mưa hàng năm chúng thường tụ tập hút mật hoa trên các loài cây thuộc họ Cúc mọc hai bên đường. Là một loài bay nhanh, thường sống ở những thung lũng thấp với độ cao dưới 700m. Sâu non sống trên cây Loranthus longiflours. Ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh. Tương tự như loài D.acalis nhưng loài này có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp hơn.
Phân bố:Từ Nê pan và Bắc Ấn Độ đến Thái Lan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến Sunderland và Phillipine. Đây là loài không phổ biến chỉ phân bố ở Trung bộ Việt Nam.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:25 PM
B.15- BƯỚM NÂU GÂN CÁNH ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/278.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/278_2s.jpg

http://orig07.deviantart.net/746b/f/2009/024/5/1/appias_libythea_olferna_by_log1t3ch.jpg

http://insecta.pro/images/320/11828.jpg

http://www3.ru.ac.th/research/butterfly/newupdate/butt-museum/Pie%20Appias%20libythea%20olferna%20F.jpg
Sưu tập :

Bướm nâu gân cánh đen - Appias libythea

Đặc điểm nhận dạng: Mặt cánh trên cánh trước ở con cái có màu trắng chóp cánh có một mảng màu đen khá lớn. Nằm giữa mảng màu đen này là ba đốm trắng đốm giữa rất rõ, hai đốm còn lại mờ. mặt trên cánh sau đồng nhất một màu trắng. Con đực mặt trên cánh cũng có màu trắng nhưng phần chót cánh là những mảng màu đen trắng rất rõ, rộng. Mặt dưới cánh là màu trắng với những vảy màu đen chạy dọc theo gân cánh. Con cái có màu sậm hơn con đực. Gốc mặt dưới cánh trước (cả đực và cái) đều có một mảng màu vàng nhỏ chạy từ gốc cánh.
Nơi sống, sinh thái: Loài này thường bay nhanh và dọc theo các con đường trong rừng. Chúng thường tụ tập cùng với các loài bướm khác thành từng đàn hút khoáng chất ở các khu vực có nước hay ẩm ướt trong rừng và từng cá thể hút mật hoa trên các loài thực vật có hoa như Thơm ổi Lantana camara, Bụp dấm, Cỏ lào ...Thức ăn của sâu non được ghi nhận là cây Màn màn tím Cleome chelidonii thuộc họ Màn màn Capparaceae mọc hoang ở rất nhiều nơi.
Phân bố: Loài này khá phổ biến phân bố ở Trung quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam loài này phân bố ở khắp các tỉnh trên toàn quốc ở thành phố, thôn quê và các công viên, vườn hoa. Tên bướm được đặt theo mảng vảy màu đen chên các gân cánh chính.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:27 PM
B.16- BƯỚM NÂU LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/271.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/271_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/271_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/271_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/271_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm nâu lớn - Appias lyncida

Đặc điểm nhận dạng:Con đực có màu trắng ở mặt trên với viền đen hoặc nâu sô cô la, và những nét trang trí màu vàng chanh sáng và màu nâu sô cô la. Con cái màu trắng xem kẽ với nhiều đám màu nâu tối. Loài thể hiện tính lưỡng hình theo mùa. Dạng mùa mưa: con đực: trắng ở phía trên với viền và gờ ngoài màu xanh nhạt hình răng cưa trang trí ở cánh trước. Cánh sau có viền răng cưa ở mép ngoài cánh, màu xanh nhạt viền phía trong. Mặt dưới có màu vàng sáng và mép viền ngoài màu sô cô la tối. Rất dễ nhận biết nhờ màu sắc đặc trưng của mặt dưới cánh sau và hình dạng cánh trước. Mặt trên màu trắng với viền cánh trước màu đen dạng răng cưa lớn, viền cánh sau màu đen. Con cái hiếm gặp, phần lớn cánh có màu đen và tối màu hơn nhiều. Sải cánh:55 - 70mm.
Sinh học sinh thái: Là loài bướm ưa rừng, thích những vùng đất mưa cao đến 3000 fít. Bay nhanh và nhanh chóng đỗ xuống mặt đất. Chúng thường chọn những khu rừng nhiệt đới, dọc theo bờ suối. Con đực thường thấy bay xung quanh các bụi rậm hoặc các cây. Chúng thường "tụ họp" với những loài khác, đôi khi bay thành từng đàn lớn. Thường ghé thăm những bông hoa như hoa cỏ roi ngựa....Thường xuất hiện chung với các loài khác thuộc họ bướm Phấn. Phổ biến, cả khu vực thành thị. Đẻ trứng trên cây bún Crataeva religiosa và Cáp gai nhỏ Capparis micrantha, Capparis roxburghii, họ Màn màn Capparaceae. Sâu non có màu xanh hơi nâu, sâu tuổi cuối chuyển sang màu xanh và có hình dạng đặc trưng cho sâu của họ Pieridae. Loài này có nhiều ở rừng phục hồi thứ sinh và một số lượng lớn bướm đực có thể gặp đậu thành đàn ở những đám đất ẩm bên lề đường và dọc theo bờ suối. Bướm cái hiếm gặp hơn và thường phân bố hạn chế trong rừng. Loài này hầu như phổ biến ở những vùng đất thấp mặc dù có thể gặp chúng ở mọi độ cao.
Phân bố:Nam và Đông Nam Á: Ấn Độ, Xri Lanka, Mianma, Đài Loan, Hải Nam và Nam Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Philippin, Thái Lan, Đông Dương. Phân bố rộng ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:30 PM
B.17- BƯỚM PHẤN VÀNG CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/437.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/437_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/437_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/437_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/437_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm phấn vàng cam - Ixias pyrene

Đặc điểm nhận dạng: Loài duy nhất trong giống Ixias có ở Việt Nam với các loài phụ khác nhau. Rất dễ nhận diện với màu sắc và kích thước không thể nhầm lẫn. Mặt trên cánh màu vàng, viền đen rộng, có một vùng lớn màu cam ở gần giữa cánh trước. Con cái có màu xỉn hơn và băng màu cam nhỏ hơn nhiều so với con đực. Loài này có hai dạng rõ rệt theo mùa. Dạng bướm mùa khô nhỏ hơn và mặt trên cánh sau không có đường viền đen, trong khi đó ở mặt dưới của cánh sau có những đốm nâu, ở giữa trắng. Bướm cái có một dải hẹp màu vàng hoặc hơi trắng. Sải cánh: 50 - 60mm.
Sinh học sinh thái: Khi đậu xếp cánh, nhìn thoáng có thể nhầm với giống Eurema, tuy nhiên dễ phân biệt bởi kích thước lớn hơn nhiều, mặt dưới cánh khác hoàn toàn nếu quan sát kỹ, ngoài ra khi bay sẽ lộ mặt trên cánh rất dễ nhận diện. Thành viên thường thấy ở các vũng nước trong rừng, có thể gặp nhiều vào mùa mưa chung với các giống Appias và Cepora. Sâu ăn lá các loài cây thuộc giống cây Cáp Capparis sp., họ Màn màn Capparaceae. Bướm này hầu như phổ biến ở rừng thấp thứ sinh và ít gặp hơn ở trong rừng sâu (rừng nguyên sinh). Bướm cái đẻ trứng trên cây thuộc họ Màn màn Capparaceae.
Phân bố: Phân bố từ Ấn độ qua Trung quốc đến Thái lan và Ma-lai-xi-a. Phân bố khắp Việt Nam. Khá phổ biến. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, ở rừng thứ sinh và trảng cỏ, cây bụi, nhiều hơn ở độ cao trên 700m. Sống cả ở các rừng nguyên sinh ở độ cao dưới 700m nhưng hiếm.
Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Các cá thể của loài này ít gặp hơn các loài giống Appias nhưng chưa đến mức hiếm. Ở bất cứ nơi nào có đường mòn đi trong rừng, gần rừng, nơi nhiều ánh sáng vào mùa hè, ấm áp điều có thể bắt gặp. Tuy nhiên, đây lại là loài bướm đẹp, có màu sắc đặc biệt và có kích cỡ trung bình trong họ Bướm phấn Pieridae, nhất là cả giống chỉ có 1 loài (với nhiều phân loài) nên rất có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học. Trong bộ sưu tập, tiêu bản của chúng dễ dàng nổi bật giữa những loài khác vì có màu sắc mang tính đặc thù cao. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
18-05-2016, 04:35 PM
B.18- BƯỚM TRẮNG LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/274.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/274_1s.jpg

http://i.pbase.com/o6/39/557739/1/75188317.KviT5oVq.20070304_0342hebomoiaglaucippe.j pg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Hebomoia_glaucippe_qtl2.jpg/320px-Hebomoia_glaucippe_qtl2.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c2/Hebomoia_glaucippe_formosana_larva_20130824.jpg/1280px-Hebomoia_glaucippe_formosana_larva_20130824.jpg
Sưu tập :

Bướm trắng lớn - Hebomoia glaucippe

Đặc điểm nhận dạng:Loài Hebomoia glaucippe là loài bướm lớn nhất trong họ bướm Phấn ở Việt Nam. Dễ nhận diện khi đậu với hai cánh trước hạ xuống rất thấp, cùng với kiểu màu sắc loang lổ ở mặt dưới cánh khiến con bướm cùng màu với nền đất có lá rụng. Cũng dễ nhận diện khi bay (dù nhanh) nhờ kích thước lớn và phần chót cánh trước có màu đỏ trên nền trắng. Ở con cái mép cánh sau có các đốm đen rõ rệt. Bướm cái có mặt trên màu trắng sữa và những đốm viền tối màu ở rìa cánh sau. Sải cánh: 80-100mm.
Sinh học sinh thái: Rất phổ biến. Sống trong trong rừng, thường gặp trường hợp cả đàn bất ngờ bay lên, màu trắng và cam đỏ nổi bật, từ một chỗ mà ban đầu ta tưởng chỉ có lá khô. Cũng có thể gặp bay sát ngọn cây cao dọc hai bên đường nhựa lớn trong rừng với tốc độ rất nhanh, phần màu đỏ ở mặt trên cánh trước thấp thoáng. Sâu ăn lá giống cây Cáp Capparis sp., họ Cáp Capparidaceae. Bướm này có kiểu bay nhanh theo đường zic zắc và thường bay khá cao. Tuy nhiên có thể dễ dàng gặp chúng tập trung cả đàn gần bờ sông và suối. Đây là loài phổ biến ở khu vực trống trải, bãi trống trong rừng và con đường làng, trên đỉnh đồi và thậm chí cả ở khu vực thành phố. Cây thức ăn thuộc họ Màn màn.
Phân bố:Phân bố từ Srilanca, Ấn Độ đến Trung Quốc và suốt đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Molucas và Philippin. Phân bổ rộng rãi trên toàn Việt Nam nhưng chỉ gặp với số lượng lớn trong rừng theo mùa. Tên bướm được đặt theo kích thước và màu sắc của bướm.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy không phải là loài quý hiếm nhưng to và đẹp, có lẽ nổi bật nhất trong họ Pieridae, lại đã biết rõ cây chủ của nó nên có thể nhân nuuôi loài này trong trang trại để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Là loài bướm đẹp tô điểm cho rừng và cũng là hàng hoá dễ trao đổi, thương mại nên cần được bảo vệ tốt, đặc biệt là bảo vệ nơi cư trú chính của nó là rừng tự nhiên.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

Hết Họ Bướm phấn

Ít người đọc cũng buồn nhưng nhớ Huê Viên Các quá! Thôi thì cứ gửi vào đây, một hai người đọc cũng được.

buixuanphuong09
19-05-2016, 08:00 AM
2- Họ Bướm ngọc Acraeidae
Đây là một họ bướm nhỏ (chỉ có hai loài ở Việt Nam được công bố).
B.19- BƯỚM KIM VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/422.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/422_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/422_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/422_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/422_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm kim vàng Acraea issoria

Đặc điểm nhận dạng:Họ Acraeidae chỉ có một giống Aeraea và 2 loài ở Việt Nam. Loài Aeraea issoria có cánh hẹp và thon dài, bườm đực và bướm cái giống nhau. Mặt trên màu vàng với viền đen và đường đen chạy zic zắc theo mép ngoài cánh và các gân chạy dọc rất nổi ở mặt trên cánh, các vạch màu đen ở cuối vùng trung tâm. Trang trí ở con cái tối hơn và rộng hơn, toàn bộ cánh trước có thể được phủ bằng các vẩy đen. Sải cánh: 70 – 80 mm.
Sinh học sinh thái: Ưa sống ở nơi bìa rừng, dọc lối đi, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, quang đãng, bay chậm trong các khu rừng thứ sinh. Loài hiếm. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh, trảng cây bụi cỏ và khu nông nghiệp.Thức ăn của sâu non là loài Bọ chó Buddleja thuộc họ Bọ chó Buddlejaceae và Boehmeria salicifolia.
Phân bố: Ấn Độ tới Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Inđônêxia, Việt Nam thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho đến Lâm Đồng.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Châu phi là sứ sở của giống Acraea với hàng trăm loài, còn Đông Nam Á chỉ có vài loài. Là loài không thường gặp.

Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet

buixuanphuong09
19-05-2016, 08:03 AM
B.20- BƯỚM NHÃN LỒNG ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/244.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/244_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/244_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/244_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm nhãn lồng đỏ Acraea violae

Mô tả: Họ bướm ngọc Acraeidae chỉ có một giống Acraea và 2 loài ở Việt Nam. Loài Acraea violae có mặt trên màu cam hung đỏ với các chấm đen, nhiều chấm dính vào nhau, viền cánh sau màu đen tuyền với các chấm màu cam ở giữa trông rất đẹp. Các chấm đen nhỏ phân bố đều ở phần trung tâm và ô cánh sau. Con cái màu xỉn và to hơn con đực. Mẫu hoa văn trên cánh của bướm đực và cái giống nhau, bướm cái lớn hơn một chút. Loài thứ hai là Acraea issoria, dễ dàng phân biệt nhờ kích thước lớn hơn, trên cánh không có các chấm đen, cánh trước chỉ có các đốm màu xám, màu nền nhạt hơn. Sải cánh ngắn hơn loài Acraea issoria.
Nơi sống, sinh thái : Là loài ưa sáng, thường gặp ở trảng trống, nơi có cây bụi thấp, bãi cỏ. Bay chậm, xuất hiện nhiều thành từng đợt, tuỳ thời điểm nở của nhộng. Đẻ trứng thành từng đám trên dây nhãn lồng Passilora foetida, họ Lạc tiên Passifloraceae. Sâu non sống thành đàn, gần hoá nhộng tách ra sống riêng. Chúng bay rất gần mặt đất. Loài này có thể gặp theo mùa ở rừng thứ sinh với độ cao thấp.
Phân bố: Loài Acraea violae phân bố trên toàn Việt Nam và trên thế giới chúng phân bố từ từ Srilanca và Ấn Độ đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương. Đây là loài phổ biến ở Việt Nam. Tên loài được đặt theo tên loài thực vật mà sâu non ký chủ - cây nhãn lồng (lạc tiên Passilora foetida).

Hết Họ Bướm ngọc
Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
19-05-2016, 01:41 PM
3- Họ Bướm phượng Papilionidae
Họ này bao gồm nhiều bướm lớn, ưa hoạt động và màu sắc sặc sỡ, phần lớn có màu sậm với các đốm màu sáng hơn trên cánh. Chúng có 6 chân dài và đầy đủ, chót râu cong.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 60 loài. Sưu tập 35 loài
B.21- BƯỚM CÁNH PHƯỢNG KIẾM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/128.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/128_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/128_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/128_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm cánh phượng kiếm - Graphium antiphates

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, sải cánh dài 85 - 90 mm. Cánh con đực và con cái có kích thước giống nhau, màu trắng vàng có nhiều vạch đen, mặt trên của cánh trước có 7 vạch đen, vạch thứ hai kéo dài tới giữa cánh còn lại kéo dài khoảng 1/5 cánh. Cánh sau có đuôi dài dạng kiếm. Mép cánh và kiếm có màu đen. Mặt trên của cánh sau màu trắng vàng với nhiều vệt và chấm đen.
Sinh học, sinh thái: Thường gặp ở vùng rừng núi nước ta. Thường thấy ở bìa rừng, ven suối và nơi ẩm ướt, khi trời nắng đẹp bướm thường bay rập rờn trên các đỉnh cây bụi có hoa. Vào buổi trưa bướm thường tìm nơi đất ẩm ướt ven suối, vũng nước để đậu, lúc này dễ dàng bắt được chúng. Sâu non ký chủ trên cây Desmos cochinchinensis, Uvaria grandiflora, Goniothalamus sp., Michelia sp.
Phân bố: Việt Nam: ở nước ta trước kia thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam. Ngày nay ít gặp, Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước này cũng có nhiều vùng hiếm thấy.
Giá trị sử dụng: Bướm đẹp, làm cảnh, được nhiều nhà sưu tầm bướm ưa thích, Đời sống gắn với rừng ẩm nên chúng còn là chỉ thị của môi trường. Một khi bướm không xuất hiện, nghĩa là rừng nơi đó bị phát quang.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
19-05-2016, 01:43 PM
B.22- BƯỚM CỐI XAY GIÓ THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/444.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/444_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/444_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/444_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm cối xay gió thường - Atrophaneura polyeuctes

Đặc điểm nhận dạng: Con cái và con đực giống nhau. Màu đen, trắng với đuôi nhạn nổi bật. Thân màu đỏ, đầu bụng màu đỏ. Cánh trước hoàn toàn đen. Cánh sau: được khía tai bèo ở phần đuôi nhạn; có mảng trắng hình chữ nhật hoặc hình bình hành nằm ở vị trí gần rìa mép ngoài cánh, đôi khi là ở cả phần giữa cánh ở cả mặt trên và dưới. Thường có 5 đốm đỏ nằm rải rác ở vùng gần đĩa cánh về phía đuôi, trong đó có 1 đốm nằm ở đúng chót đuôi. Sải cánh : 110 - 140mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này thích những khu rừng và thường phân bố ở độ cao từ 1000 - 5000 fít. Có dáng bay cao, chậm nhưng cũng dễ nhận ra dáng mảnh của cánh trước và sau. Nó bị hấp dẫn bởi các loài hoa, đặc biệt của các cây thơm ổi (Lantana camara), họ Đỗ quyên Ericaceae, cây thuộc chi Bọ chó Buddleia sp. Nó được một loài bướm ngày khác bắt chước, mà loài này có thói quen, mùa sống, và sinh thái tương tự giống nó là loài Epicopa (hoặc Epicopia polydorus). Nhộng của chúng có mùi hôi thối. Gặp ở rừng nguyên sinh và thứ sinh ở mọi độ cao. Không gặp cá thể ở độ cao 1.200 m hay ở các sinh cảnh trảng cây bụi hoặc sinh thái nông nghiệp.
Phân bố: Trong nước: Loài này sống trong các khu rừng nguyên sinh ở Bắc và Trung bộ như VQG Bidoup Núi Bà, VQG Konkakinh.
Thế giới: Nepal, Myanma, phía Bắc Thái Lan, Lào, Pakistan, Bắc Ấn Độ,
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài hiếm thấy, đẹp, có hình thù cánh sau rất đặc biệt, nó còn mỹ miều hơn khi được làm thành tiêu bản để trong tủ kính, do đó rất hấp dẫn những nhà sưu tầm. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng là rừng rậm tự nhiên trên núi cao như VQG Bidoup Núi Bà, Konkakinh, Tam Đảo và cấm thu bắt bừa bãi để quần thể của chúng được bảo tồn và phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-05-2016, 03:29 PM
B.23- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM RỜI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm phượng cánh chim chấm rời

Đặc điểm nhận dạng: Là loài bướm vàng, đen với đầu đen, cổ đỏ, có những chấm đỏ trên cổ và ngực. Bụng có màu vàng ở phía dưới và màu vàng xen kẽ với màu đen ở phía trên. Con đực nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước màu nhung đen với đường viền hơi trắng vàng. Hai cánh sau màu vàng kim loại với viền màu đen cùng những hình tam giác thuộc mép cánh hướng đỉnh về phía gốc cánh; gần phía lưng những chấm đen hợp lại với nhau tạo thành đường viền biên bên trên nếp gấp phía bụng. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước giống như ở con đực. Hai cánh sau cũng giống như con đực với sự cộng thêm một loạt các chấm đen bên trong và không dính liền với các chấm tam giác thuộc mép cánh. Con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 150 - 170mm. Loài này trong lúc bay nhìn rất giống loài Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides helena
Sinh học, sinh thái: Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
Phân bố: Trong nước: Các vùng rừng ở Bắc Bộ và Trung Bộ: Bắc Kạn (Ba Bể), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương). Đồng Nai (Cát Tiên, Mã Đà), Vũng Tàu (Núi Dinh), Chư Yang Sin, Konkakinh...
Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia.
Giá trị: Thẩm mỹ, là loài bướm được mua với giá đắt và được coi là thuộc các loài bướm đẹp nhất thế giới.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-05-2016, 03:32 PM
B.24- BƯỚM ĐUÔI CHIM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/212.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/212_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/212_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/212_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/212_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm đuôi chim - Graphium agamemnon

Đặc điểm nhận dạng: Là loài bướm màu nền đen với các dải và đốm xanh lục. Mặt trên: cánh trước con đực có một dãy các chấm chạy dọc theo mép trên lưng của cánh; một dãy chấm khác ở vùng trung tâm, dãy thứ 3 được tạo thành bởi 5 chấm chấm kép; một dãy chấm khác ở vùng đĩa cánh và một dãy chấm nữa chạy dọc theo mép cánh; ở vùng gốc cánh có những chấm đơn nằm ngang. Trên cánh sau có một chấm dài chạy từ gốc cánh xuống đến đoạn giữa mép bụng cánh, ngắt quãng tại đó rồi lại tiếp tục kéo dài đến gần cuối mép bụng cánh; còn có một dãy các chấm ở đĩa cánh và dãy các chấm chạy theo mép cánh. Bụng có màu đen.
Mặt dưới: màu nâu chiếm ưu thế hơn màu đen làm màu nền. Đặc biệt một vài chỗ ở phía đuôi cánh trước và những chấm ở vùng gốc cánh sau nhập lại với nhau có màu hồng. Các chấm ở cánh trước tương tự như ở mặt trên nhưng mờ nhạt hơn - cánh sau có một chấm ở gốc cánh màu hồng, ở vùng 6 và 7 và cả ở nơi bắt đầu của đuôi cánh có các đốm màu đen viền bằng màu đỏ. Ngực và bụng có màu đỏ. Rất dễ nhận diện vì loài này có màu sắc và hình thái bên ngoài khác hẳn với các loài khác thuộc giống Graphium. Bướm cái và bướm đực giống nhau nhưng bướm cái hơi lớn hơn và có các dải đuôi kéo dài hơn. Sải cánh: 90-120mm.
Sinh học, sinh thái: Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Bướm thường gặp ở vùng làng quê, trong vườn, công viên và những khu vực trống trong thành phố gần thảm thực vật thứ sinh. Bướm cái đẻ trứng trên các cây thuộc chi Hoa giẻ, và chi Nhọc Polyalthia sp. thuộc họ Na Annonaceae và một số cây thuộc chi Giổi họ Ngọc lan Magnoliaceae.
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc qua quần đảo San-đa đến Australia và quần đảo Salomon. Một trong những loài bướm phổ biến nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phân bố ở mọi độ cao, chủ yếu ở các trảng cỏ và ít hơn ở các vùng nông nghiệp.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm có màu sắc đẹp và không lẫn với các loài bướm khác. Có thể nhân nuôi loài này để lấy cánh bướm ghép lên các bức tranh như tranh đông hồ… tuy loài phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể thấp nên vẫn cần bảo vệ và hạn chế thu bắt chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-05-2016, 03:34 PM
B.25- BƯỚM ĐUÔI KIẾM BỐN VẠCH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/410.JPG

http://thumbs.dreamstime.com/x/pathysa-agetes-butterfly-twig-28631265.jpg


http://images.vector-images.com/clipart/xl/210/pathysa_agetes.jpg


http://www.pbase.com/lcgoh/image/132887177/original.jpg

Sưu tập :

5- Bướm đuôi kiếm bốn vạch - Pathysa agetes

Đặc điểm nhận dạng: Con đực và con cái tương tự nhau về kích thước và màu sắc nhưng nhìn chung con đực vẫn nhỏ hơn con cái một chút. Mặt trên con đực: có ba dải đen chạy qua vùng trung tâm cánh trước, dải thứ nhất từ gốc kéo dài tới 1 và 1a, dải tiếp theo kéo dài đến gân 1, và dải cuối cùng thì kéo dài đến gân ở giữa; có một chấm hình tam giác ở phía trên đỉnh của vùng trung tâm, có một dải của vùng giữa gần mép cánh kéo dài từ góc trên xuống góc dưới cánh; mép ngoài và mép trong cánh được viền bởi một viền đen, khu vực đỉnh tam giác nằm bên cạnh mép ngoài ( chót cánh) và dải giữa gần mép trong suốt và có màu vàng nhạt. Cánh sau: viền cánh ngoài rộng bao lấy điểm mép dưới cánh bằng dải màu vàng ở một bên của nó và có hình lưỡi gươm giống như đuôi của chúng. Mặt dưới: tương tự như mặt trên, thêm vào đó, cánh sau có hai dải đen xuất phát từ mép trên cánh, một đi qua vùng gốc cánh, một còn lại đi qua vùng giữa cánh hội tụ nhau ở mép dưới cánh, có một chấm đỏ của đường zíc zắc dọc theo dải giữa cánh gần mép. Sải cánh: 75-90 mm.
Sinh học sinh thái: Là loài sống trong môi trường rừng tự nhiên nơi có bãi cát, sỏi, nơi ẩm, gần suối.
Phân bố: Sikkim, Mianma, Trung Quốc,Thái Lan , Lào và Việt Nam loài hiếm. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, ở các khu rừng thứ sinh và ở độ cao trên 700 còn bắt gặp ở các trảng cây bụi, thảm cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm đẹp phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể rất khiêm tốn và có thể nói là rất hiếm gặp do đó cần giữ gìn môi trường sống của chúng để loài có điều kiện được bảo tồn và phát triển. Đây cũng là một trong những loài thu hút sự chú ý của con người bởi chúng mảnh dẻ mềm mại và có màu sắc đẹp. Có thể sử dụng chúng làm hàng hoá, trao đổi, buôn bán.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-05-2016, 02:27 PM
B.26- BƯỚM CAM ĐUÔI DÀI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/211.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/211_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/211_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/211_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/211_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm cam đuôi dài - Papilio polytes

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Một trong những dạng không phổ biến (cyrus) giống như con đực. Bướm cái trong ảnh là một dạng bắt chước loài bướm độc Papilio anstolochiae. Loài này dễ dàng nhận biết được vì thân có màu hồng. Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi, rừng thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài Papilio demoleus.
Sinh học, sinh thái: Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Cũng đẻ trứng trên một số cây hoang dại khác như Cơm rượu (Glycosmiss sp.). Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae.
Phân bố: Loài này có vùng phân bố rộng từ Srilanca và Đông Ấn Độ đến Đài Loan và phía Nam đến quần đảo Sanđa, Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Tên được đặt do thường gặp trên các loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae và sau cánh có đuôi.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Được coi là sâu hại trong nông nghiệp nhưng chúng chưa thành dịch hại bao giờ. Tuy vậy, là loài có thể nhân nuôi để phục vụ nhiều mục đích khác nhau vì chúng cũng là loài bướm to và đẹp. Là loài bướm có thể nuôi dễ dàng trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-05-2016, 02:30 PM
B.27- BƯỚM CHAI XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/381.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/381_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/381_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/381_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/381_4s.jpg
Sưu tập :

7- Bướm chai xanh - Graphium sarpedon

Đặc điểm nhận dạng:Mặt trên có một dải hẹp màu xanh lá cây nhạt rất đẹp ở cả hai cánh tạo thành hình tam giác ( không chạm vào ô cánh). Gân 4,5,7,8 ở mặt trên của con cái màu đen, rộng. Mặt trên của con đực có 4 đốm màu xanh hình trăng khuyết ở mép ngoài cánh sau. Mặt dưới của con đực có 5 đốm to đỏ ở đĩa cánh sau: 4 đốm rải từ phía trước, qua trung tâm đến cuối cánh, đốm cuối cùng nằm ở gốc cánh. Rất dễ nhận diện. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái thường to hơn, với các cánh rộng hơn. Sải cánh: 80-90mm.
Sinh học sinh thái: Ở mọi độ cao trong rừng. Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vũng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng nguỵ trang dạng lá cây. Đây là loài thường có trong vườn và công viên, ở đây chúng dinh dưỡng nhờ hoa và có thể gặp lẫn với các loài bướm khác dọc bờ sông và suối. Có nhiều loài cây vật chủ làm thức ăn cho sâu non thuộc họ Long não Lauraceae, các chi Long não, Màng Tang, Bơ.
Phân bố: Đây là loài có vùng phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản. Nam qua Đông Nam châu Á đến Australia và quần đảo Salomon. Là loài phổ biến khắp nơi và ở Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm thường gặp nhưng chúng đẹp nên thường bị bắt để làm bộ sưu tập. Cần bảo vệ chúng vì đây cũng là loài sinh vật hiền lành làm đẹp cho thiên nhiên và chúng không gây ra dịch hại cho cây trồng. Nên nhân nuôi loài này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-05-2016, 01:29 PM
B.28- BƯỚM HOA XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/255.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/255_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/255_3s.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/98/Common_Jay_(Graphium_doson)_Life_Cycle.jpg

http://www.shandinglu.org/gallery2/main.php?g2_view=core.DownloadItem&g2_itemId=2088&g2_serialNumber=2
Sưu tập :

8- Bướm hoa xanh - Graphium doson

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên con đực: rất dễ nhầm với các loài Graphium eurypylus, Graphium arycles. Nếu nhìn từ đuôi cánh trước thì thấy 3 dãy dọc các đốm màu xanh lục - da trời,trong đó từ mép ngoài cánh vào có một dãy đốm dạng vuông - tròn nhỏ chạy dọc theo mép ngoài cánh gồm 9 đốm, dãy thứ hai gồm 8 đốm to nhỏ khác nhau xếp dọc từ mép lưng cánh đến mép bụng cánh. Với các đốm to dần về phía bụng cánh, dãy thứ 3 là dãy chạy dọc theo lưng cánh đến gốc cánh gồm 1 đốm dạng dấu chấm ở ngay đầu hàng tiếp theo là 4 đốm dạng dấu phẩy và cuối cùng là 1 dấu chấm phẩy nằm ở vùng gốc cánh nhưng gần với chấm to cuối cùng của dãy thứ hai. Mặt trên cánh sau cũng có những đốm sáng xanh lá cây nhạt như chạy tiếp tục từ cánh trước qua lưng cánh đến vùng trung tâm và tới tận sát mép trong của cuối cánh. Cánh sau còn có một dãy gồm 6 đốm sáng xanh nhạt chạy dọc gần mép ngoài của cánh. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh : 70-80mm.
Sinh học sinh thái: Rất phổ biến, cả trong rừng lẫn thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na Annonaceae, họ Ngọc lan Magnoliaceae. Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Loài này gặp ở thảm thực vật thứ sinh, chủ yếu ở khu vực gần rừng. Chúng có mặt quanh năm, nhưng có số lượng lớn nhiều hơn vào mùa xuân hè khi có nhiều cá thể tập trung ở mặt đất ẩm ướt cạnh các dòng suối và bờ sông. Sâu non ăn lá những loài cây thuộc họ Na, họ Mộc lan.Có một số loài bướm tương tự nhưng hiếm hơn Graphium eurypylus, Graphium evemon và Graphium chironides, những loài này có thể phân biệt được từ đặc điểm của mặt dưới cánh sau.
Phân bố: Tương tự như Graphium sarpedon.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Cũng như loài Graphium sarpedon, loài này tuy phổ biến nhưng có màu sắc đẹp, mượt mà và rất thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, yêu thiên nhiên nên đã thu bắt chúng quá mức, dễ dẫn tới giảm thiểu số lượng cá thể của chúng một cách nhanh chóng. Có thể nhân nuôi chúng ở các trang trại hoặc công viên, nơi vui chơi giải trí, chúng không phải là đối tượng dịch hại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-05-2016, 01:33 PM
B.29- BƯỚM MẠO DANH VẠCH NGANG XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/419.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/419_1s.jpg

http://thumbs.dreamstime.com/z/butterfly-common-mime-chilasa-clytia-garden-58344805.jpg

http://m8.i.pbase.com/o4/28/438728/1/63096368.qhPN6ze9.Chilasaslateri.jpg

https://c5.staticflickr.com/5/4030/4394542772_d57dabb79f_b.jpg
Sưu tập :

Bướm mạo danh vạch ngang xanh - Chilasa slateri

Đặc điểm nhận dạng:Mặt trên cánh trước có màu đen quạ, nhạt dần ra phía đỉnh và rìa ngoài cánh, đôi khi có hai hoặc ba đốm hoặc các vệt ngắn ở đỉnh vùng trung tâm cánh, theo sau là một loạt các đốm màu xanh sáng hình chuỳ, phần cụt hướng ra ngoài, đôi khi dưới ánh sáng có sắc tím; cánh sau: màu chocolate tối, loạt các đốm trắng ngắn sát mép ngoài cánh ở mặt dưới nhìn rất mờ, còn đốm lớn ở góc dưới màu đất son được viền bằng màu đen. Mặt dưới có màu nâu socola đỏ đun. Cánh trước: có những vệt ở vùng trung tâm vùng đĩa cánh, màu xanh của mặt trên được thay thế bằng những vệt trắng phức tạp; cánh sau: có những đốm nhỏ ở gốc cánh. Bụng, lưng, râu, đầu màu đen, phía dưới bụng có những mảng trắng, và có hai hàng các đốm nhỏ. Sải cánh : 80-100mm.
Sinh học sinh thái: Là loài sống ở những vùng cao, tuy nhiên, có thể tìm thấy ở những sinh cảnh thấp hơn. Xuất hiện nhiều vào gần và giữa giai đoạn gió mùa và sau đó hiếm dần. Nó được ghi nhận là xuất hiện ở Sikkim vào tháng 4. Thức ăn của sâu non là các loài thực vật thuộc giống Cimamomum sp.
Phân bố:Nam và Đông Nam Á: Sikkim, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài này đẹp tuy không phải là loài phân bố hẹp nhưng hiếm gặp so với loài C.clytia và loài dễ nhầm với các loài bướm thuộc giống Euploea (họ Danaideae). Cần bảo vệ tốt nơi cư trú cho chúng là các vùng rừng cao, rừng tự nhiên, tạo điều kiện tốt cho loài này được phục hồi và phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-05-2016, 01:36 PM
B.30- BƯỚM NGỰA VẰN LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/366.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/366_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/366_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/366_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/366_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm ngựa vằn lớn - Graphium xenocles

Đặc điểm nhận dạng:Nhìn thoáng qua giống với loài G.macareus nhưng có kích thước lớn hơn. Con đực và con cái giống nhau, con cái vạch trắng loang rộng hơn một chút. Mặt trên: mảng trung tâm cánh trước có 4 sọc, sọc thứ ba hoặc cuối cùng nhìn giống như một dấu hỏi xiên; có hai chấm ở góc trên. Các vạch trên vùng đĩa cánh chĩa thẳng ra mép ngoài cánh và nằm ngang, vạch thứ 2 trong số đó tách làm đôi nhưng vẫn dính liền với nhau, ở con cái có thể hơi tách ra. Ở cánh sau, những sọc trắng túa ra từ gốc và một trong những sọc đó bao phủ vùng trung tâm; bốn sọc nhỏ khác ở vùng giữa và các đốm ở vùng gần mép cánh có màu trắng; có một mảng màu vàng ở vùng góc dưới cánh nhìn giống như màu vàng ở vùng giữa gần mép cánh ở khoảng 2. Mép trong cánh sau với các vạch trắng xanh lớn, có một đốm cam ở cuối cùng. Sải cánh: 85-120 mm.
Sinh học sinh thái:Gặp vào thời gian và địa điểm giống như các loài khác trong giống Graphium trong rừng tự nhiên.Phân bố ở mọi độ cao, chủ yếu ở các khu rừng thứ sinh và trảng cỏ. loài này bay chậm và thường hút nhụy hoa trên các loài thực vật có hoa như Cỏ hôi, Thơm ổi ... Thỉnh thoảng cũng gặp chúng tụ tập cùng các loài bướm khác hút chất khoáng trong các vũng nước đọng trên các lối đi trong rừng.
Phân bố: Phân bố ở Mianma, Thái Lan,Lào, Việt Nam. Gặp vào thời gian và địa điểm giống như các loài khác trong giống Graphium trong rừng tự nhiên.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-05-2016, 01:51 PM
B.31-BƯỚM NGỰA VẰN NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/364.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/364_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/364_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/364_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm ngựa vằn nhỏ - Graphium megarus


Đặc điểm nhận dạng: Loài bướm có kích thước nhỏ và rất giống với Bướm ngựa vằn lớn Graphium xenocles. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loài này bởi phía ngoài ở ô cánh sau là các đốm trắng thay vì vạch trắng, vùng dưới cánh sau không có đốm vàng. Con đực và con cái giống nhau, con cái có vạch trắng phớt xanh loang rộng hơn một chút. Mặt trên ở vùng giữa cánh trước có 4 sọc dài.
Sinh học sinh thái: Gặp vào thời gian và địa điểm giống như các loài khác trong giống Graphium trong rừng tự nhiên. Phân bố ở mọi độ cao, chủ yếu ở các khu rừng thứ sinh và trảng cỏ. Loài này bay chậm và thường hút nhụy hoa trên các loài thực vật có hoa như Cỏ hôi Ageratum conyzoides, Ngũ sắc Lantana camara ... Thỉnh thoảng cũng gặp chúng tụ tập cùng các loài bướm khác hút chất khoáng trong các vũng nước đọng trên các lối đi trong rừng.
Phân bố: Phân bố ở Mianma, Thái Lan,Lào, Việt Nam. Gặp vào thời gian và địa điểm giống như các loài khác trong giống Graphium trong rừng tự nhiên.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-05-2016, 01:54 PM
B.32- BƯỚM NGỰA VẰN TRUNG BÌNH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/365.JPG

http://www.samuibutterflies.com/blog/wp-content/uploads/2013/10/Graphium-macareus.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2015/100_5005-482-5517b32708f48-1.jpg

http://www.glennmorris.org.uk/vietnambirds/HCM-1.jpg

Sưu tập :

Bướm ngựa vằn trung bình Graphium macareus

Đặc điểm nhận dạng: Dễ nhầm với loài nào đó của họ bướm đốm Danaidae nếu nhìn thoáng qua. Mặt trên con đực: Cánh trước: sọc ở phần gốc và phần giữa có màu trắng nằm ngang song song, rộng, nếu không thì vẫn rộng hơn sọc gân; ở trung tâm cánh trước có ba đường ngang, có thể hơn hoặc kém, là những đường song song, có điểm gốc cũng như hai điểm chót cánh, bao quanh đỉnh của trung tâm cánh là bốn chấm nhỏ. Ở cánh sau, sọc của trung tâm cánh dài và trắng, gần như điền kín vùng trung tâm, và vùng rìa trên cánh rất nhạt. Mặt dưới cánh: Giống như mặt trên, nhưng được điểm bằng các mảng hình mũi tên màu trắng giữa vùng sọc giữa và vùng sọc giữa gần mép cánh. Sải cánh: 80-100mm.
Sinh học sinh thái:
Giống như các loài khác trong giống Graphium trong rừng tự nhiên. Chúng chỉ sống ở nơi rừng tự nhiên còn tốt. Loài này bay chậm và thường hút nhụy hoa trên các loài thực vật có hoa như Cỏ hôi Ageratum conyzoides, Ngũ sắc Lantana camara ... Thỉnh thoảng cũng gặp chúng tụ tập cùng các loài bướm khác hút chất khoáng trong các vũng nước đọng trên các lối đi trong rừng.
Phân bố: Sikkim, Bắc Thái Lan, Lào, Malaixia và Việt Nam. Là loài phân bố hẹp và số lượng cá thể ít. Phân bố ở độ cao dưới 700m, ở các khu rừng thứ sinh và các trảng cỏ. Đôi khi gặp ở độ cao dưới 700m, ở các khu rừng thứ sinh và các trảng cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Giống như các loài thuộc giống Graphium, loài này gặp không thường xuyên và có thể nói là hiếm gặp do đó chúng rất có giá trị về phân loại học và đa dạng sinh học. Cần bảo vệ nơi cư trú cho chúng là rừng tự nhiên và hạn chế thu bắt.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-05-2016, 01:57 PM
B.33- BƯỚM NGỤY TRANG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/315.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/315_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/315_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/315_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/315_4s.jpg
Sưu tập :

Bướm ngụy trang Chilasa clytia

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước lớn. Bướm đực và bướm cái hoàn toàn khác nhau. Bướm đực có màu nâu chủ đạo, bướm cái với các sọc màu xanh xám đen. Mặt trên bướm đực: phần cánh trên có ba vệt sáng lớn xuất phát từ gốc hướng ra ngoài cánh. Một vệt lớn, dài và bị phân tách làm đôi ở rìa cánh trong, một vệt tiếp theo ở phần liền kề rìa cánh trong và vệt cuối cùng lớn, bị phân tách thành bốn ở phần trung tâm cánh. Có các đốm ở gần rìa ngoài cánh và rìa ngoài cánh. Phần trung tâm cánh sau được phủ màu trắng hoàn toàn bởi một trong ba vệt đi từ gốc cánh. Các vệt khác được túa ra từ trung tâm của cánh, với các đốm màu đỏ cam từ giữa cho đến cuối mép ngoài cánh. Mặt dưới giống như mặt trên, nhưng có các vết cắt rõ ràng hơn và các đốm rìa ngoài cánh màu vàng.
Ngoài ra, các loạt vệt trắng chĩa ra mép ngoài cánh đều có phần chót dạng chữ V và ở cánh sau còn có thêm một hàng các đốm dạng chữ V chạy lượn theo mép cánh. Loài này có hai dạng bắt chước: dạng bắt chước loài Ideopisis simillis (nền đen, đốm và vạch trắng) và dạng bắt chước loài Euploea core (nền nâu, đốm và vạch trắng). Nếu quan sát thật kỹ có thể nhận thấy những đặc điểm rất đặc trưng của họ bướm Phượng như chân dài, chót râu cong, khi vừa đậu cánh thường vẫn đập một lúc. Bướm có một số dạng khác nhau, trong đó có 2 dạng phân loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Bướm Chilasa clytia là một kiểu bắt chước loài bướm độc Ideopsis simili. Trong khi đó dạng clytia là bắt chước của Euploea core.
Sinh học sinh thái: Phổ biến, gặp ở những chỗ trống, có cây bụi, hoa dại… Sâu non màu vàng ở lưng và đầu, sâu lớn có các đốm đỏ. Nhộng ngụy trang như một mẩu cành khô, thường ở dưới mặt lá hoặc phía dưới một cành cây nhỏ. Sâu non ăn lá cây Long não Cinnamomum camphora và Màng tang Litsea cubeba (cả hai thuộc họ Long não Lauraceae).
Phân bố: Loài này phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, phía Nam qua Đông Dương đến Philippin và bán đảo Malaisia. Tên bướm được đặt do tập tính bắt chước loài bướm khác.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Đây là một loài bướm Phượng to, đẹp có giá trị trong phân loại học và đặc biệt là trong đa dạng sinh học bởi tính chất mạo danh - giống các loài bướm thuộc họ khác của chúng. Chúng phổ biến nhưng không gây hại đến ngưỡng kinh tế cho cây trồng và cây rừng.
Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-05-2016, 01:24 PM
B.34- BƯỚM PHƯỢNG ĐEN TUYỀN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/471.JPG

http://biologyforhighschool.net/wp-content/uploads/2014/01/Papilio-bianor-1024x926.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5b/Papilio_bianor_male_on_flower.JPG/480px-Papilio_bianor_male_on_flower.JPG

http://andyslens.zenfolio.com/img/s/v-3/p335070447-3.jpg

Sưu tập :

Bướm phượng đen tuyền Papilio bianor

Đặc điểm nhận dạng:Loài bướm có kích thước lớn, cơ bản giống với loài Papilio dialis và loài Papilio protenor (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=335). nhưng có khác ở chỗ là có đuôi dài và ở mặt trên cánh sau có ánh xanh nước biển, xanh dương hoặc xanh màu ngọc bích rất đẹp, thậm chí tạo thành mảng lớn óng ánh ở gần mép ngoài của cánh. Cánh sau rộng hơn cánh sau của Papilio dialis. Có kích thước trung bình, dạng mùa hè thường lớn hơn dạng mùa xuân. Có khung màu đen. Con đực có lông đen ở cánh trước nhưng con cái thì không có. Con cái có đốm đỏ ở cánh sau. Sải cánh : 80-130mm.
Sinh học sinh thái:Thường thấy ở những khu rừng, ít khi thấy ở các thành phố hoặc các khu đô thị đông đúc vì không có cây thức ăn, và nơi trú ngụ của chúng. Nếu có những cây này ở các đô thị thì ta sẽ có thể quan sát thấy chúng. Cây thức ăn của nó thường là cây hoa tiêu lá xư (Zanthoxylum ailanthoides), citrus spp., Evodia meliaefolia. Ở độ cao trên 700m, ở sinh cảnh nông nghiệp và hiếm gặp ở các sinh cảnh khác cũng như hiếm gặp ở độ cao trên 1.200m.
Phân bố: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Việt Nam - Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo (http://www.vncreatures.net/maptd.php))..
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tương tự như loài Papilio dialis. Chúng rất hiếm gặp và lại rất đẹp. Số lượng của chúng ngày càng bị suy giảm mạnh do nơi cư trú là rừng tự nhiên bị phá huỷ ngày càng nghiêm trọng. Là loài đẹp và hiếm, đã đưa vào sách đỏ Việt nam vì loài này đang báo động. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng và hạn chế thu bắt. Có thể nhân nuôi chúng ở trang trại vì đã có tài liệu về cây chủ của chúng. Cấm khai thác gỗ, chặt phá rừng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-05-2016, 01:27 PM
B.35- BƯỚM PHƯỢNG ĐỐM KEM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/486.JPG

http://yutaka.it-n.jp/npict/10290001_n001.jpg

http://en.butterflycorner.net/fileadmin/_processed_/csm_Papilio_noblei_03_o_NHM_03_801da8784b.jpg

http://haiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/SKHCN/12/tin%20hoat%20dong/18-2-2012/buom.jpg

http://yutaka.it-n.jp/npict/10290001_n004.jpg
Sưu tập :

Bướm phượng đốm kem Papilio noblei

Đặc điểm nhận dạng:Loài gần giống với Papilio helenus, nhưng trên cánh trước con đực không có vẩy thơm (androconia). Ngoài ra không có đốm đen vòng đỏ ở khoang cánh 2, mặt trên cánh trước với đốm trắng hình tam giác dưới ngay giữa mạch cánh 2. Hơn nữa góc cánh sau tròn hơn loài Papilio helenus. Loài giống với Papilio nephelus ở chỗ đều không có vẩy thơm, mặc dù Papilio nephelus có mảng trắng ở cánh trước kéo dài đến khoang cánh 4.
Sinh học, sinh thái:Bay từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng thường gặp vào tháng 6 và 7. Loài ghi nhận được ở các độ cao khác nhau trong rừng nguyên sinh và thứ sinh. ấu trùng 2 tuổi phát hiện ăn trên cây Zanthoxylum sp. và sau 23 ngày thì hoá nhộng, 10 - 12 ngày bướm vũ hoá.
Phân bố: Trong nước: Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), đảo Cát Bà, Nghệ An (Khu bảo tồn Pù Hoạt, Vườn quốc gia Pù Mát), Thừa Thiên-Huế (Khu bảo tồn Ba Na), Quảng Trị (Khu bảo tồn Phong Điền).
Thế giới: Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Giá trị:Loài hiếm và ít được biết đến. Có thể có một số chủng địa lý ở Việt Nam. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-05-2016, 01:09 PM
B.36- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM ĐỐM VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/228.JPG

http://www.vast.ac.vn/en/images/tieng_anh/tin_trong_nuoc/2011/buom1.jpg

http://m3.i.pbase.com/g4/28/438728/2/59609803.Teinopalpusaureus.female.jpg

http://cms.kienthuc.net.vn/static/images/contents/quocquan/20130623/kienthuc-buom-dat-nhat-01.jpg

http://thumbs.dreamstime.com/z/larva-butterfly-yellow-teinopalpus-aureus-28656767.jpg
Sưu tập :

Bướm phượng đuôi kiếm đốm vàng - Teinopalpus aureus

Đặc điểm nhận dạng:Loài lưỡng hình ở hình dạng và kích cỡ cánh sau. Con đực có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, trong khi đó con cái có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, ngắn hơn ở mạch cánh thứ 6, ngắn hơn nữa ở mạch cánh thứ 2, 3 và 5. Con đực nhỏ hơn cái. Kiểu cánh giống loài Teinopalpus imperialis (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=229). Tuy nhiên loài này có đốm màu vàng chanh ở cánh sau con đực chiếm gần 1/3 buồng giữa; đường giữa cánh sau con cái gần thẳng.
Sinh học, sinh thái:Thường thấy trên độ cao trên 1,500m. Con đực ưa thích đỉnh núi, trong khi đó con cái giới hạn ở nơi có nhiều loài cây họ Ngọc lan Magnoliaceae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1058&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V). Theo quan sát được ở Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà, con đực xuất hiện vào tháng 4 trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 1,900m và từ 8.30 - 9.00 giờ sáng đến 11 - 12 giờ trưa. Vòng đời của loài bướm này hiện vẫn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Cao Bằng (Khu bảo tồn Pioac), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), Hà Tĩnh (Vườn quốc gia Vũ Quang (http://www.vncreatures.net/mapvq.php)), Lâm Đồng (Bi Đúp).
Thế giới: Đông Nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam).
Giá trị: Loài hiếm và là hợp phần của quần xã bướm núi; Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-05-2016, 01:15 PM
Bướm giá vài trăm USD làm điên đảo dân chơi Việt

Với giá lên đến vài trăm USD cho một cặp, loài bướm này là đối tượng săn lùng của những nhà sưu tầm bướm hàng đầu thế giới (Theo Kienthuc)

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_01.jpg.0.500.cache
1- Bướm đuôi kiếm đốm vàng (Teinpalpus aureus) được giới khoa học coi là loài bướm quý hiếm vào bậc nhất của Việt Nam.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_02_1.jpg.0.500.cache
2- Chúng đã trở thành đối tượng bị săn bắt ráo riết, có giá trị thương mại rất cao, lên đến hàng trăm USD một cặp
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_03.jpg.0.500.cache
3- Chúng là đối tượng mà nhiều nhà sưu tầm bướm trên thế giới mơ ước được sở hữu
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_04.jpg.0.500.cache
4- Vì đâu mà loài bướm này 'hot' như vậy?
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_05.jpg.0.500.cache
5- Câu trả lời là vẻ đẹp được xếp vào hàng 'top' trong thế giới loài bướm, cùng sự quý hiếm của chúng
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_06.jpg.0.500.cache
6- Trên thế giới loài bướm đuôi kiếm đốm vàng phân bố hẹp, chỉ xuất hiện ở các khu rừng tự nhiên trên núi cao, rải rác ở Nam Trung Quốc, Bắc - Trung Việt Nam và Trung Lào
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_07.jpg.0.500.cache
7- Loài bướm này đã được xếp vào danh lục loài nguy cấp, có nguy cơ bị đe dọa do quần thể nhỏ, nơi ở bị chia cắt, sự săn bắt quá mức và nạn phá rừng.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/24/buom_08.jpg.0.500.cache
8- Hiện tại, việc nghiên cứu để nhân nuôi thương mại loài bướm quý này đã được đề xuất. Nếu được thực hiện, điều này sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho đất nước.
Theo Kienthuc

Bài lấy ở nguồn báo Kiến Thức nhưng ảnh không hiện, đành chịu

Bận sưu tập Chim nên Bướm chưa sưu tập tiếp được, xin tạm dừng.

buixuanphuong09
04-07-2016, 02:52 PM
B.37- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM RĂNG TÙ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/229.JPG

http://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/pap2/Teinopalpus%20imperialis.jpg

http://2.bp.blogspot.com/-FmlS4clcp7k/Txn5MnRU0rI/AAAAAAAABGY/dWT56RqpeHs/s1600/T.imperialis%2BFemelle%2B2.JPG

http://www.blueanimalbio.com/bugs/kunchong/linchi/fengdieke/Teinopalpus%20imperialis.jpg

Sưu tập :

17- Bướm phượng đuôi kiếm răng tù Teinopalpus imperalis

Đặc điểm nhận dạng:
Loài lưỡng hình ở hình dạng và kích cỡ cánh sau. Con đực có một đuôi dài ở mạch cánh thứ 4. Con cái có hai đuôi dài ở mạch cánh thứ 4 và 6, ba đuôi ngắn ở mạch cánh thứ 2, 3 và 5. Con cái màu xám hơn với đốm màu vàng ở nửa phần dưới cánh sau. Con đực nhỏ hơn con cái. Loài này giống với loài Teinopalpus aureus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=228), chỉ khác là có đốm màu vàng chanh chiếm khoảng 1/2 buồng giữa của cánh sau con đực. Đường ở giữa cánh sau con cái hướng vào nách cánh.
Sinh học, sinh thái:
Con đực thường bay trên đỉnh hoặc giông núi ở độ cao trên 2000m. Thời gian hoạt động từ 7h30 tới trưa. Con đực thường bay đến nơi ẩm ướt và hút ẩm ở lá cây. Khi trời đầy mây, chúng ngừng tất cả các hoạt động. Con cái cũng thấy bay trên đỉnh núi, có lẽ để tìm kiếm con đực. Con cái bay cả trong những ngày trời nắng, mưa và cũng thích ánh nắng mặt trời. Kiểu bay nhanh và nhẹ, chúng rất ít khi viếng thăm hoa và nơi ẩm ướt (Haribal, 1992). Ở Ngọc Linh, các cá thể cái thu được tại thượng nguồn suối trong rừng ở độ cao 1700m. Theo Igarashi (1987) con cái đẻ trứng ở mặt trên lá loài Magnolia campbelli (Magnoleaceae). Ấu trùng thường ăn lá non. Mặc dù trứng được đẻ trên lá trưởng thành, ấu trùng vẫn di chuyển đến lá non để ăn. ấu trùng ở mặt trên của lá và khi không ăn chúng nghỉ trên lá, phần được quận lại bằng tơ để tránh ánh nắng trực xạ của mặt trời. Thời gian của giai đoạn ấu trùng khoảng 50 ngày.
Phân bố:Trong nước: Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên (http://www.vncreatures.net/maphls.php)), Cao Bằng (Khu bảo tồn Pioac), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), Kontum (Khu bảo tồn Ngọc Linh).
Thế giới: Nêpan, Đông Bắc Ấn Độ (Sikkim, Assam), Mianma, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào.
Giá trị:Loài hiếm và là hợp phần của quần xã bướm núi. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2016, 03:15 PM
B.38- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM XÍCH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/309.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/309_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/309_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/309_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/309_4s.jpg
Sưu tập :
18- Bướm phượng đuôi kiếm xích Graphium aristeus
Mô tả: Bướm đực và cái giống nhau. Đây là loài có số lượng nhiều vào mùa xuân (cuối mùa khô và đầu mùa mưa). Có thể gặp hàng trăm con bướm gần những vũng nước bẩn trên đường. Sâu non ăn lá cây Nhọc Polyalthia sp. thuộc họ Na Annonaceae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1013&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V) và cây Phá cố chỉ Psoralea corylifolia họ Đậu Fabaceae.
Phân bố: Loài này phân bố rộng từ Ấn Độ qua Đông Dương và quần đảo Sanđa đến Tân Ghinê và Nam Australia, tuy nhiên chúng không có ở đảo Giava và là loài phổ biến ở miền Nam Việt Nam và có phân bố cục bộ ở một số tỉnh miền Trung. Tên loài này được dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2016, 03:19 PM
B.39- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI LÁ CẢI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/470.JPG

http://yutaka.it-n.jp/npict/10140001_n001.jpg

Sưu tập :

19- Bướm phượng đuôi lá cải - Byasa crassipes

Đặc điểm nhận dạng: Có đuôi, con đực và cái giống nhau, cánh sau hẹp với đuôi ngắn và rộng. Mặt trên cánh của cả đực và cái hoàn toàn đen, tuy nhiên con cái hơi nhạt. Có một mảng trắng ở phần gấp lưng cánh sau. Mặt dưới cánh sau có các chấm màu hồng mép trong cánh từ khoang cánh 1a đến 6.
Sinh học, sinh thái: Loài cư trú chủ yếu ở rừng nguyên sinh thường xanh, khu vực núi đá vừa và cao. Ấu trùng có thể ăn trên cây họ Aristolochiaceae. Loài này được ghi nhận bay vào mùa xuân và thu.
Phân bố: Trong nước: Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo).
Thế giới: Ấn Độ (Manipur), Bắc Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Lào.
Giá trị: Loài hiếm và phân bố hẹp. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2016, 03:22 PM
B.40- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI NHEO
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/126.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/126_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/126_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/126_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/126_4s.jpg
Sưu tập :

20- Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius

Mô tả: Bướm có sải cánh dài 40 - 50 mm, con đực và con cái kích thước như nhau. Cánh trước hình tam giác nhọn, gốc cánh màu đen, cánh sau gốc cánh màu đen, hình hẹp kéo dài thành một cái đuôi dài (25 - 40 mm).
Nơi sống và sinh thái: Phổ biến vào mùa mưa, thường tập trung thành từng đàn lớn vào thời kỳ nở hàng loạt trong rừng tự nhiên và nhất là nơi có rừng rậm. Khi trời nắng bướm thường bay dọc theo các đường mòn và đậu ở nơi đất ẩm ven vũng nước hay bờ suối. Bướm hút mật hoa cây dại hay hút dịch từ các súc vật để sống. Khi bướm hút mật hoa, hút dịch là dễ bị bắt nhất mặc dù là loài bướm bay rất nhanh như chim én bay. Sâu non được ghi nhận ăn lá giống cây Liên đằng Iigera sp., họ Liên đằng Hernandiaceae. Sâu non của loài Lamproptera curius có thể ăn lá cây Khâu tai.
Phân bố: Việt Nam: đã sưu tầm được ở các tỉnh có núi, rừng: Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai...vv.
Thế giới: Từ Asam và Trung Quốc đến Suntheland, Philippin
Giá trị sử dụng: Bướm có hình dạng lạ đẹp, thường được làm ví dụ trong các sách về côn trùng học về tính đa dạng sinh học của côn trùng, là đối tượng săn lùng của các nhà s¬ưu tầm bướm. Loài này đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1992, nay thấy đã gặp nhiều hơn nên đã thoát hiểm nhưng vẫn là loài bướm có dáng dấp đặc biệt nên vẫn thu hút sự chú ý của người sưu tầm và có giá trị trong phân loại học, đa dạng sinh học. Do đó, cần bảo vệ nơi cư trú của chúng là rừng tự nhiên và hạn chế thu bắt.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-04-2017, 08:53 PM
Nhớ thơ, nhớ bạn, nhớ những ngày sôi nổi ...nhưng sức khỏe kém quá đành tạm xa. Hôm nay cố trở lại, còn một ít bướm sưu tập chưa đăng nay tạm đăng cho có bài. Dần dần sẽ trở lại với thơ.

B.41-BƯỚM PHƯỢNG BỐN MẢNG TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/363.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/363_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/363_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/363_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm phượng bốn mảng trắng Papilio nephelus

Đặc điểm nhận dạng : Là loài bướm phượng có kích thước lớn, có đuôi. Màu đen, cánh sau có bốm đốm trắng lớn. Khi bay trông rất giống với loài Bướm phượng đen ba mảnh trắng Papilio helenus, có ba đốm trắng ở cánh sau,nhưng ở góc ngoài mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có các đốm vàng hoặc hơi trắng hình trăng khuyết. Vài loài khác có kiểu màu sắc tương tự như Papilio noblei, Papilio prexaspes nhưng hiếm hơn nhiều. Sải cánh : 105 - 130 mm.
Sinh học sinh thái: Thường tập trung thành từng đàn chung với loài Papilio helenus tại những khoảng trống có nước trong rừng. Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng. Ở một số vùng loài này phân bố ở mọi độ cao và mọi nơi, nhưng phổ biến hơn ở các sinh thái cây bụi trảng cỏ và sinh thái nông nghiệp có độ cao dưới 700m.
Phân bố: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài bướm to, đẹp, tuy phân bố rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng số lượng cá thể thấp và cũng là loài hay bị thu bắt để làm bộ sưu tập, trao đổi buôn bán. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng là rừng tự nhiên và hạn chế săn bắt. Đây cũng là một trong những loài bướm nên nhân nuôi trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-04-2017, 08:56 PM
B.42- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM LIỀN
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRLaNcKvIwHyWraAZwmFbBIJ4vvv0Yg4 rZ6CdxRI0h72fhR28lp3w

http://3.bp.blogspot.com/-u_zqohCS3lQ/TkNeGJZF8bI/AAAAAAAALaQ/vLl9K0tr5rM/s1600/CBW_adult_02.jpg

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQfjLOKA9f_VIEM-dQcY8KXAUac7t6kFKhKG76e-dsaEpyjxWqW
http://pulpbits.net/wp-content/uploads/2013/11/Troides-Helena-Cerberus.jpg
Sưu tập :

Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides Helena

Đặc điểm nhận dạng: Ở con đực nhìn từ trên xuống thấy: Đôi cánh trước màu nhung đen, với mép viền có màu hơi sáng. Đôi cánh sau phần lớn màu vàng rực rỡ với những chấm đen ở mép cánh; một hoặc vài chấm đen ở gần gốc cánh phía trước có thể bị cắt bớt. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Đôi cánh trước gần giống như ở con đực. Trên một phần của cánh sau, các chấm đen ở mép cánh có một hoặc một loạt chấm thuộc mép cánh trong không liền; Ngoài ra, một số chấm đen thuộc mép cánh ở vùng 2 và 3 không liên tục, những chấm còn lại dính liền với nhau, nhìn chung con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 140 - 170m. Loài này trong lúc bay nhìn rất giống loài Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus
Sinh học, sinh thái: Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
Phân bố: Trong nước: Gặp ở các vùng rừng ẩm nhưng không thường xuyên như: Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Trị (Tân Lâm), Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà).
Thế giới: Ấn Độ (Sikkim), Mianma, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Indonesia (Borneo).
Giá trị: Là loài bướm đẹp được các nhà sưu tầm ưa chuộng, các nhà buôn mua với giá đắt và được đánh giá là một trong các loài bướm đẹp nhất thế giới.
Tình trạng: Tuy là loài phân bố rộng toàn quốc nhưng rất hiếm gặp và chúng đã và đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Số lượng cá thể của chúng ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-04-2017, 08:59 PM
B.43- BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM RỜI
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a2/Troides_aeacus_formosanus_female_back.jpg/1200px-Troides_aeacus_formosanus_female_back.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/390_3s.jpg

Sưu tập :

Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus

Đặc điểm nhận dạng:
Là loài bướm vàng, đen với đầu đen, cổ đỏ, có những chấm đỏ trên cổ và ngực. Bụng có màu vàng ở phía dưới và màu vàng xen kẽ với màu đen ở phía trên. Con đực nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước màu nhung đen với đường viền hơi trắng vàng. Hai cánh sau màu vàng kim loại với viền màu đen cùng những hình tam giác thuộc mép cánh hướng đỉnh về phía gốc cánh; gần phía lưng những chấm đen hợp lại với nhau tạo thành đường viền biên bên trên nếp gấp phía bụng. Con cái nhìn từ trên xuống thấy: Hai cánh trước giống như ở con đực. Hai cánh sau cũng giống như con đực với sự cộng thêm một loạt các chấm đen bên trong và không dính liền với các chấm tam giác thuộc mép cánh. Con cái lớn hơn con đực. Sải cánh: 150 - 170mm. Loài này trong lúc bay nhìn rất giốngloài Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides helena
Sinh học, sinh thái:
Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi giống Troides thành công.
Phân bố:
Trong nước: Các vùng rừng ở Bắc Bộ và Trung Bộ: Bắc Kạn (Ba Bể), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Ninh Bình (Cúc Phương). Đồng Nai (Cát Tiên, Mã Đà), Vũng Tàu (Núi Dinh), Chư Yang Sin, Konkakinh...
Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia.
Giá trị:
Thẩm mỹ, là loài bướm được mua với giá đắt và được coi là thuộc các loài bướm đẹp nhất thế giới.
Tình trạng:
Có phân bố rộng toàn quốc nhưng rất hiếm gặp, hiện đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Dự đoán số lượng cá thể bướm này ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng ẩm để xây dựng các công trình kinh tế .

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-04-2017, 08:00 PM
B.44-BƯỚM PHƯỢNG CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/209.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/209_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/209_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/209_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/209_4s.jpg
Sưu tập :

B.44- Bướm phượng cam Papilio demoleus

Đặc điểm nhận dạng:
Là loài bướm Phượng dễ phân biệt nhất trong tất cả các loài bướm. Cánh có nền đen và các đốm trắng xanh. Cuối mép cánh sau có một đốm đỏ lớn. Bướm cái hơi lớn hơn và các đốm ngả sang màu vàng hơn so với bướm đực. Đây là loài bướm khó có thể bị nhầm lẫn. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 80-100mm.
Sinh học sinh thái:
Phổ biến khắp nơi, gặp quanh năm nhưng số lượng ít. Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam, chanh, quất và một số loài cây hoang dại khác. Sâu non tuổi nhỏ có màu sắc trông giống như phân chim, sâu lớn chuyển sang màu xanh với các đốm và vạch đen trên thân. Thường có màu xanh khi mới hoá nhộng, có màu như một đoạn cành cây khô khi sắp vũ hoá thành bướm. Chúng xuất hiện chủ yếu ở ven làng, vườn và công viên trong thành phố. Chúng bị hấp dẫn bởi một số cây hoa và cam chanh. Sâu non ăn một số cây thuộc họ Cam Rutasceae (các chi Cam, Chanh rượu, Quýt gai) và cả trên cây Táo - họ Táo Rhamnaceae và chi Phá cố chỉ - họ Đậu Fabaceae.
Phân bố:
Phân bố rộng rãi khắp nơi, cả trong các thành phố lớn. Phân bố phổ biến ở Srilanca, Ấn Độ đến Đông Dương và ở một số đảo thuộc quần đảo Sanda, New Ghine và Australlia. Đây là loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Tên bướm được đặt do thường phổ biến trong các vườn cam, chanh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Được coi là sâu hại trong ngành trồng trọt. Tuy nhiên chưa bao giờ thành dịch hại. Là loài có màu sắc đẹp sắc sỡ nên có thể nuôi với mục đích thu mẫu làm tiêu bản, làm tranh Đông hồ ghép cánh bướm để trao đổi, thương mại. Nhân nuôi chúng rất dễ dàng bởi cây chủ của chúng là cây trồng thuộc họ cam, chanh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-04-2017, 08:02 PM
B.45- BƯỚM PHƯỢNG DẢI XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/276.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/276_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/276_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/276_3s.jpg

Sưu tập :

B.45- Bướm phượng dải xanh Papilio demolion
Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên cánh có màu đen nhung vùng giữa cách trước có 9 đốm màu xanh nhạt không đồng nhất nhỏ dần về phía chóp cánh. Giữa cánh sau là một mảng màu xanh nhạt kéo dài đến tận phần gốc cánh. Đuôi phượng kéo dài ở cánh sau có màu đen, vùng mép ngoài của cánh sau là nhửng đốm màu xanh nhạt. Mặt dưới cánh có màu đen bạc và 9 đốm màu xanh nhạt không đồng nhất nhỏ dần về phía chóp cánh. Vùng costal cánh trước có một dãy những gân cánh màu bạc kéo dài bắt đấu từ gốc cánh kéo dài đến vùng chót cánh và mờ dần, những gân cánh phí bên trong ngắn hơn. Cánh sau với 7 mảng màu trắng đen viền cam rất rõ. Đầu, râu, ngực, xúc biện và lưng màu đen nhung, bụng dưới màu trắng nhạt.
Nơi sống, sinh thái:
Bướm bay rất nhanh và thường bị thu hút bởi chất thải của các loài thú rừng và thường tụ tập thành bầy để hút chất thải cùng với các loài khác ở các vũng nước đọng trong rừng. Loài này chỉ thấy xuất hiện ở các khu rừng còn tốt ở các tỉnh miền Đông nam bộ. Cây ký chủ của sâu non là các loài thuộc họ Cam Rutaceae - thuộc các giống Citrus sp.
Phân bố:
Loài này phân bố ở Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam loài này phân bố ở một số tỉnh phía Nam ở các khu rừng thường xanh thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Bình Phước, Tây Ninh…Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-04-2017, 08:05 PM
B.46-BƯỚM PHƯỢNG HÊ LEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/311.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/311_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/311_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/311_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/311_4s.jpg
Sưu tập :

B.46- Bướm phượng hê len Papilio helenus

Đặc điểm nhận dạng:
Rất giống với Papilio nephelus nếu nhìn thoáng qua. Màu đen, cánh sau có ba đốm trắng lớn. Gần góc ngoài cánh sau có một hoặc hai đốm màu đỏ hình trăng khuyết. Khi bay trông rất giống với loài Bướm Phượng đen bốn mảnh trắng Papilio nephelus, có bốn đốm trắng ở cánh sau, mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có 8 đốm đỏ tròn với 1 chấm đen ở giữa xếp liên tục theo mép cánh, trong đó có 2 đốm nằm ngang nhau ở gần mép trong của cánh. Vài loài khác có kiểu màu sắc tương tự như Papilio noblei, Papilio prexaspes nhưng hiếm hơn nhiều. Sải cánh: 110 - 120mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này thường tụ tập hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio protenor. Đôi khi gặp những cá thể đơn lẻ bay dọc theo các con đường mòn trong rừng. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. Sâu non được ghi nhận là ăn một số thực vật thuộc họ Cam Rutaceae Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng. Gặp khá phổ biến ở mọi độ cao trong rừng, quanh năm ở miền bắc (trừ đông giá) và mùa mưa ở miền Nam.
Phân bố:
Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phổ biến và gặp nhiều hơn so với loài P.nephelus nhưng về sự hấp dẫn của chúng không kém vì chúng cũng to, đẹp. Đặc biệt chúng có giá trị nhiều cho bộ sưu tập bướm nên cũng dễ bị thu bắt với nhiều mục đích khác nhau như trao đổi, buôn bán… Do đó, nên bảo vệ nơi cư trú của chúng và hạn chế thu bắt.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-06-2018, 06:57 AM
B.47-BƯỚM PHƯỢNG XANH HÊ LEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/307.JPG

https://c2.staticflickr.com/8/7536/16069993359_d38466d787_b.jpg

http://www.samuibutterflies.com/blog/wp-content/uploads/2013/03/IMG_6909.jpg
Sưu tập :

B.47- Bướm phượng hê len xanh - Papilio prexaspes

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và bướm cái giống nhau, phần mặt dưới cánh sau có 7 mảng màu trắng với 4 mảng phiá trên to và rõ 3 mảng trắng phía dưới mờ. Góc ngoài mặt dưới cánh sau có vài đốm màu trắng và vàng nhạt. Mặt dưới cánh trước có màu đen bạc. Vùng costal ở mặt dưới cánh trước có một dãy những gân cánh màu bạc kéo dài bắt đấu từ gốc cánh kéo dài đến vùng chót cánh và mờ dần. Mặt trên cánh có màu đen nhung và 4 mảng màu trắng ở cánh sau rất rõ. Sải cánh 108 - 118mm
Nơi sống, sinh thái:
Loài này rất giống với Papilio nephelus và thường tụ tập hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio protenor. Đôi khi gặp những cá thể đơn lẻ bay dọc theo các con đường mòn trong rừng. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. Sâu non được ghi nhận là ăn một số thực vật thuộc họ Cam Rutaceae
Phân bố:
Vùng phân bố từ Ấn Độ đến Thái Lan Cambodia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt dịch theo nghĩa tiếng Anh

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-06-2018, 07:00 AM
B.48- BƯỚM PHƯỢNG LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/213.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/213_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/213_2s.jpg
Sưu tập :

B.48- Bướm phượng lớn Papilio memnon

Đặc điểm nhận dạng:
Một trong những loài bướm Phượng phổ biến và có kích thước rất lớn và là loài lưỡng hình. Mặt trên con đực có màu đen xanh dương sậm, mặt dưới ở phần gốc cánh trước và cánh sau có màu đỏ. Con cái có vài dạng khác nhau, một số con có đuôi, kiểu màu sắc bắt chước loài Pachliopta aristolochiae, tương tự con cái loài Papilio polytes nhưng lớn hơn rất nhiều. Mặt trên của con cái ở phần gốc cánh trước có màu đỏ, cánh sau có những mảng lớn màu trắng, không có đuôi ở cuối mép trong có màu đỏ da cam; ở con có đuôi có màu da cam chạy từ cuối mép trong đến hết mép ngoài cánh. Tên bướm được đặt theo kích thước lớn của cơ thể. Sải cánh 120-150 mm. Con đực có kích thước và màu sắc gần giống loài Bướm phượng xanh lớn Papilio protenor.
Sinh học sinh thái:
Có thể gặp ở những khu vực ngoại vi của các thành phố, nơi có vườn bưởi, một trong những loài cây chủ chính của loài này. Ở thành phố, thường chỉ gặp từng con đực đơn lẻ, thường bay khá nhanh, với mức độ dao động của đường bay lên xuống rất rộng, hoặc con cái bay chậm gần nơi có cây chủ. Ở trong rừng, thường gặp với nhiều con đực chung với loài Papilio protenor, tập trung ở những chỗ có chất khoáng. Điểm khác biệt để dễ nhận thấy nhất ở con đực là mặt dưới, phần gốc cánh của Papilio protenor không có các đốm đỏ. Có thể gặp ở những nơi trống trải bên ngoài các khu vườn trang trại trồng cam, ở đây có những loài cây làm thức ăn chính cho sâu non. Sâu non còn ăn lá các loài thuộc chi Hồng bì và Quất ... (tất cả thuộc họ Cam Rutaceae)
Phân bố:
Phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản; phía Nam qua vùng Đông Dương đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến khắp nơi ở Việt Nam, riêng bướm cái có số lượng ít hơn.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm Phượng lớn, to, đẹp và có ý nghĩa trong phân loại học và đa dạng sinh học vì có đặc tính lưỡng hình giữa con đực và con cái, thậm chí giữa những con cái với nhau. Một bộ sưu tập bướm sẽ hoành tráng và rực rỡ hơn nếu tiêu bản của loài này được đặt trong bộ sưu tập đó. Mặc dù sự phân bố của loài rộng nhưng hiện nay để gặp được loài này ở một nơi nào đó cũng không phải là dễ dàng. Do đó, biện pháp bảo tồn chúng tốt nhất là hạn chế thu bắt và nên nhân nuôi loài này ở trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-06-2018, 07:04 AM
B.49-BƯỚM PHƯỢNG PARI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/343.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/343_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/343_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/343_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/343_4s.jpg
Sưu tập :

B.49- Bướm phượng pari Papilio paris

Đặc điểm nhận dạng:
Loài này về hình dáng rất giống với các loài Papilio bianor, Papilio arcturus. Nhìn thoáng qua thì loài này có màu đen với đốm xanh lục lớn ở mặt trên cánh sau, lấp lánh khi bay. Nếu quan sát thật gần, có thể thấy xen giữa các vảy màu đen là những vảy nhỏ li ti màu xanh lục khiến cho cánh con vật có màu đen nhung ánh xanh rất đẹ Papilio Mặt dưới cánh sau có một dãy các đốm đỏ tía hình trăng khuyết chạy dọc mép ngoài, hai đốm cuối cùng phía sát bụng biến thành hai vòng tròn đỏ với nhân đen to ở bên trong. Một trong những loài bướm Phượng có đuôi đẹp nhất ở Việt Nam. Bướm đực và bướm cái giống nhau và đều có một mảng lớn màu xanh lục ở cánh sau. Đặc điểm nhận diện loài Papilio paris dễ nhất là đốm màu xanh ngọc tương đối to, hơi tròn, rõ rệt không chạy tới sát mép ngoài của cánh sau. Sải cánh: 120-140mm (Thái Lan), và 100-130mm (ở Vân Nam).
Sinh học sinh thái:
Phổ biến trong rừng hoặc gần rừng. Được ghi nhận đẻ trứng trên cây Ba gạc Euodia sp, họ Cam Rutaceae. Bướm bay rất nhanh tuy nhiên có thể gặp dễ dàng ở những bờ cát gần các con suối và sông. Bướm đực cũng thường gặp ở các thảm thực vật thứ sinh, trong khi đó nhìn chung bướm cái lại gặp ở trong rừng. Bướm bị hấp dẫn bởi phân thải của chim và thú. Vào mùa xuân, cả bướm đực và bướm cái cùng tụ tập với các loài bướm khác ở những cây thuộc họ chi Bướm bạc, Long não và những cây hoa khác.
Phân bố:
Từ Đông Bắc Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản; Phía Nam qua vùng Đông Dương đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến khắp nơi ở Việt Nam, riêng bướm cái có số lượng ít hơn. Ở Miền Nam cho đến nay chỉ ghi nhận được tại VQG Cát Tiên nhưng rất hiếm.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Papilio paris là khá loài phổ biến trong nhóm bướm Phượng, có đốm màu xanh ở cánh sau. Một số loài khác cũng rất giống loài này như Papilio arcturus, Papilio polytor, loài Papilio memnon, Papilio dialis, Papilio bianor. Nên có nghiên cứu sâu về loài này để nhân nuôi.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-06-2018, 07:06 AM
B.50-BƯỚM PHƯỢNG THÂN HỒNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/313.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/313_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/313_3s.jpg
Sưu tập :

B.50- Bướm phượng thân hồng Pachliopta aristolochiae


Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đen với đầu đỏ, thân đỏ sẫm và đuôi hình thìa. Con đực và con cái tương đối giống nhau. Tuy nhiên, con cái có cánh rộng hơn và màu đỏ ở đầu, lưng, bụng sẫm hơn,những phần ở con đực là màu đen thì ở nó là mầu nâu xanh. Con đực: phần gốc cánh là màu đen, phần giữa cánh là các đường gân trắng sáng. Có đường viền ngoài và trong màu đen. Ở phần giữa cánh sau là các vệt trắng, phần gần mép ngoài có các đốm đỏ sẫm. Mặt dưới tương tự như mặt trên với màu đen và đỏ nổi bật hơn. Ở sát mép cánh sau có một vệt đỏ với màu giống như các đốm ở gần mép ngoài cánh. Và các đốm đỏ gần mép ngoài cánh cũng rất nổi bật. Dễ nhận diện bởi thân, đầu có mầu hồng sậm, cánh trước hẹp. Một loài khác gần giống và cách bay cũng tương tự là Parides coon, phân biệt nhờ thân và các đốm ở cánh sau rất nhạt màu, gần như trắng, đuôi thắt lại thành cuống rất mảnh,cánh rất hẹp. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái lớn hơn. Sải cánh : 80-100 mm.
Sinh học sinh thái:
Loài thích nghi với nhiều dạng môi trường, được tìm thấy ở những độ cao rất khác nhau từ 3000 feets đến trên 8000 feets, thậm chí ở cả những khu đô thị đông người. Đây là một loài rất phổ biến và dễ quan sát. Loài phổ biến ở khắp nơi, dễ quan sát và được những nhà tự nhiên nghiệp dư rất yêu thích để khám phá. Với những màu sắc đỏ nổi bật, nó cũng cảnh báo với những con ăn thịt chúng là chúng rất nguy hiểm và chúng có thể tiết ra chất độc để bảo vệ mình rất tốt. Chất độc này từ các cây thức ăn của chúng được tích tụ và ở cơ thể khi chúng ở giai đoạn sâu non. Nó tiết ra các chất với mùi hôi khó chịu khi muốn cảnh báo hơn nữa về tính thiếu hấp dẫn của chúng. Chính vì vậy mà chúng rất ít khi bị các loài khác tấn công, và vì thế nhiều loài đã chọn hình thái của chúng để bắt chước. Chúng thường thích hút mật hoa ở một số loài thuộc họ Cúc Asteraceae, Thầu dầu, cây ngọc nữ. Thỉnh thoảng chúng tới những mảng đất ẩm ướt, bay rất chậm, đường bay tương đối đơn giản và thẳng. Sâu ăn lá họ cây Phòng kỷ (Aristolochiaceae), họ dây leo có nhựa độc. Sâu và bướm có chất độc tích tụ trong cơ thể, khiến các động vật ăn côn trùng tránh chúng. Màu sắc cảnh báo (đỏ hồng phối hợp với đen) thể hiện tính chất này. Phổ biển trong rừng. Cũng có thể gặp ở các thành phố. Loài này gặp ở những nơi có thảm thực vật thứ sinh và bị hấp dẫn bởi các loài hoa của các cây bụi và cỏ dại. Chúng thường bay thấp và chậm, định hướng bởi các cây hoa và sử dụng cánh sau để giữ thăng bằng. Sâu non ăn lá cây thuộc chi Mộc hương, có độc tính đối với các loài chim cũng như đối với bướm trưởng thành. Chúng hơi giống loài bướm phượng Papilio polytes.
Phân bố:
Sikkim, phía Bắc Miama, Trung Quốc và Thái Lan, Lào, Philipin, Việt Nam. Tên bướm được đặt theo mầu hồng của cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài thường gặp nhưng vì chúng đẹp như "hoa hồng" nên rất có ích cho các bộ sưu tập. Chỉ cần có thảm thực vật phong phú là chúng có thể cư trú và sinh tồn. Môi trường sống của chúng đa dạng hơn so với nhiều loài bướm khác ngoài sống ở rừng tự nhiên, chúng còn có thể sống ở vùng rừng trồng, vùng đồi ... chỉ cần ở đó có thảm phủ thực vật với đa dạng các loài cây.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-06-2018, 05:03 AM
B.51- BƯỚM PHƯỢNG XANH ĐUÔI NHEO
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/289.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/289_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/289_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/289_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/289_4.jpg
Sưu tập :

B.51- Bướm phượng xanh đuôi nheo Lamproptera meges

Mô tả:
Cả bướm đực và bướm cái rất giống với loài Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius, nhưng chúng có một số đặc điểm khác như sau: Vạch ngang ở cánh trước kéo dài đến cuối cánh, vạch này màu xanh lục nhạt, không có màu trắng và không có viền cánh trước màu sáng như ở loài Lamproptera curius. Góc cuối cánh trước có viền đen hẹp hơn hoặc thậm chí khắp chiều rộng cánh. Con đực không có điểm giới tính. Sải cánh từ 43-48cm, gốc cánh sau màu đen với một dải trắng kéo dài thành đuôi. Chót đuôi có màu trắng.
Thức ăn của sâu non là loài Illigera sp thuộc họ Lưỡi chó Hernandiaceae
Sinh học, sinh thái:
Loài này thường bay chậm và tập trung thành nhóm nhỏ hút nước bên bờ suối hay các vũng nước đọng trong rừng cùng nhiều loài bướm khác. Đôi khi chúng tập trung đậu trên các lán lá cây bụi thấp ven suối. Thường xuất hiện vào mùa mưa ở phía Nam và ở độ cao dưới 1.200m. Chủ yếu là ở rừng thứ sinh và trảng cỏ, và khu rừng nguyên sinh ở phía Bắc. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.
Phân bố:
Loài bướm này tìm thấy ở Ấn Độ. Burma, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc, Malaysia và ở Việt Nam chúng có hầu khắp các tỉnh trên toàn quốc.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-06-2018, 05:07 AM
B.52- BƯỚM PHƯỢNG XANH LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/335.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/335_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/335_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/335_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/335_4s.jpg
Sưu tập :

B.52- Bướm phượng xanh lớn Papilio protenor

Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên cánh trước có màu xanh đen với những viền màu bạc chạy dọc theo gân cánh, cánh sau những viền bạc chạy theo gân cánh rõ hơn cánh trước. Bướm đực và bướm cái giống nhau, phần mặt dưới cánh sau có những mảng màu đỏ sát mép cánh hình bán nguyệt. Một mảng màu đỏ khá lớn nằm ở mặt ngoài, gốc cánh không có màu đỏ như Papilio menmon và nhỏ hơn Papilio menmon. Vùng mặt dưới cánh trước có màu xanh đen và một dãy những gân cánh màu bạc kéo dài bắt đấu từ gốc cánh kéo dài đến vùng chót cánh và mờ dần. Các con đực và con cái không có đuôi dài. Sải cánh: 100 -130mm.
Nơi sống, sinh thái:
Có thể gặp ở những khu vực ngoại vi của các thành phố, nơi có vườn bưởi, một trong những loài cây chủ chính của loài này. Ở thành phố, thường chỉ gặp từng con đực đơn lẻ, thường bay khá nhanh, với mức độ dao động của đường bay lên xuống rất rộng, hoặc con cái bay chậm gần nơi có cây chủ. Ở trong rừng, loài này thường tụ tập hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio menmon. Đôi khi gặp những cá thể đơn lẻ bay dọc theo các con đường mòn trong rừng. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. Sâu non được ghi nhận là ăn một số thực vật thuộc họ cam Rutaceae.
Phân bố:
Vùng phân bố từ Ấn Độ đến Thái Lan Cambodia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu sắc của cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm lớn, đẹp có thể là đối tượng để nhân nuôi vì nhiều mục đích khác nhau. Dễ gặp chúng ở ngoài thiên nhiên hơn loài Papilio memnon nhưng Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ chúng cũng tương tự như loài này.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-06-2018, 05:41 AM
B.53- BƯỚM QUẠ MIẾN ĐIỆN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/351.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/351_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/351_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/351_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/351_4s.jpg
Sưu tập :

B.53- Bướm quạ miến điện - Papilio mahadeva

Mô tả: Là loài nhỏ nhất trong giống Papilio ở Việt Nam. Mặt trên cánh trước có một đốm trắng nhỏ nằm ở chính giữa cánh với lớp phấn màu nâu cam phủ dọc theo gân cánh rất đặc trưng. Rìa cánh sau có 6 đốm màu trắng rất rõ, các đốm trắng này nhỏ dần vào phía trong, song song với các đốm trắng lớn là các đốm trắng nhỏ hình bán nguyệt. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Mặt dưới cánh trước cũng có một đốm nhỏ nằm giữa cánh, mặt sau cánh là 7 đốm màu trắng khá rõ.
Nơi sống, sinh thái:
Loài này thường tụ tập tập thành từng bầy hút chất khoáng ở ven suối cạn hay những vũng nước nhỏ trong rừng cùng với Papilio nephelus, Papilio protenor. Là loài khá phổ biến trong các khu rừng thường xanh còn tốt. chúng bay chậm và thường có tập tính khi đậu vẫn còn đập cánh một lúc như các loài bướm phượng khác.
Phân bố:
Vùng phân bố từ Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Bắc Peninsular Malaya. Xuất hiện mọi nơi ở miền Đông nam bộ, Việt Nam. Bướm được đặt tên theo tên tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-06-2018, 05:45 AM
B.54- BƯỚMHOA XANH ĐỐM VUÔNG
http://us.123rf.com/450wm/teptong/teptong1605/teptong160500140/57968520-close-up-of-spotted-zebra-graphium-megarus-butterfly-perching-on-human-finger-side-view-nature-backg.jpg?ver=6

https://thumb1.shutterstock.com/display_pic_with_logo/839089/425157904/stock-photo-close-up-of-spotted-zebra-graphium-megarus-butterfly-perching-on-marigold-flower-side-view-425157904.jpg

https://t3.ftcdn.net/jpg/01/14/76/44/240_F_114764431_DTKzvC13BXyxVpJSonJEnOFaD9GDN2AQ.j pg

http://yutaka.it-n.jp/npict/10710010_n001.jpg

Sưu tập :

B.54- Bướm hoa xanh đốm vuông Graphium megarus

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-06-2018, 05:48 AM
B.55-BƯỚM HOA XANH THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/349.JPG

http://previews.123rf.com/images/nemorest/nemorest1506/nemorest150600008/40816230-Common-Jay-butterfly-Graphium-arycles-on-Lantana-flower--Stock-Photo.jpg

http://us.123rf.com/450wm/nemorest/nemorest1506/nemorest150600032/40819165-common-jay-butterfly-graphium-arycles-on-lantana-flower.jpg?ver=6

http://us.123rf.com/450wm/nemorest/nemorest1506/nemorest150600013/40816242-common-jay-butterfly-graphium-arycles-on-lantana-flower.jpg?ver=6

Sưu tập :

B.55- Bướm hoa xanh thường - Graphium arycles

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 06:54 AM
B.56- BƯỚM PHƯỢNG DÀI ĐUÔI THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/411.JPG

https://c1.staticflickr.com/4/3487/3314337371_b7a6192bbe.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTse45nCPlEU74R1oiMLB1r2taBXr92Q FiyfT5twNwiA3CrWyGVrA
Sưu tập :

B.56- Bướm phượng dài đuôi thường Papilio coon

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và bướm cái giống nhau, cánh hẹp. Cánh sau có các đốm trắng ở giữa cánh và rìa cánh. Góc ngoài cánh sau có các đốm có màu vàng cam hơi đỏ ở mép ngoài, đuôi ở cánh sau thắt eo tạo thành một cuống rất mảnh và có màu đen. Bụng màu vàng chanh, phần gần gốc cánh có các đốm màu đen không đồng nhất. Ngực màu đỏ cam, phần đầu gần mắt kép có màu vàng chanh. Sải cánh: 80-100 mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá thấp và chậm. Thường gặp ở các khu rừng còn tốt và bay lượn ở khoảng trống trong rừng vào mùa khô. Có thể đây là loài bướm duy nhất trong họ Bướm phượng Papilionidae tìm thấy vào mùa khô ở các khu rừng miền Đông nam bộ. Bướm cái đẻ trứng và thức ăn của sâu non trên các loài thực vật thuộc họ Mộc hương Aristolochiaceae phân bố trong vùng loài này phân bố.
Phân bố:
Loài phân bố rộng từ Ấn Độ, Java đến Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam thường gặp từ Bắc vào Nam. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh thường gặp một vài cá thể vào mùa khô và loài này còn gặp Phú Quốc.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 06:58 AM
B.57-BƯỚM PHƯỢNG HÌNH GIÀY
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/418.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/418_1s.jpg

http://i.ebayimg.com/00/s/NTY3WDU2Nw==/z/jTgAAOSw5L9XDc7A/$_1.JPG

http://www.learnaboutbutterflies.com/Papilio%20bianor%20AMVH0700-001a.jpg

Sưu tập :

B.57- Bướm phượng hình giày Papilio bootes

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 07:05 AM
4- Họ Bướm mỏ dài Lybytheidae
Đây là một họ có ít loài, trên toàn thế giới chỉ có 13 loài, Việt Nam có bốn loài nhưng mới có 01 loài được mô tả.
Là một họ bướm nhỏ khác có vài loài ở Việt Nam. Tất cả các loài cánh có hình dạng đặc biệt, cánh trước dạng liền với đỉnh cụt. Cánh sau có một điểm trang trí kiểu vỏ sò. Họ Libytheidae được biết đến như những con bướm có vòi, bởi chúng có một mấu sờ dài ra ở phía trước đầu tạo thành một cái “vòi” vì thế chúng có tên tiếng Anh chung là Snout Butterfly (bướm mỏ dài). Giống đực có những chân trước vô chức năng không hoàn hảo, trong khi giống cái lại có chân trước hoàn hảo. Các loài trong giống này xuất hiện theo mùa. Ở phía nam chỉ xuất hiện với số lượng lớn vào cuối mùa khô đầu mùa mưa, khoảng từ tháng ba đến tháng năm, thời gian còn lại trong năm hầu như không thấy. Các loài trong họ này bay rất nhanh, thấp, đường bay đổi liên tục, khó quan sát. Mặt dưới cánh phần lớn có màu sậm, loang lổ, phù hợp với tập tính hay đậu trên mặt đất và xếp cánh, giúp chúng ngụy trang tốt. Sâu của bướm mỏ dài ăn lá cây họ Du (Ulmaceae), đặc biệt là giống cây Celtis.

B.58-BƯỚM MŨ QUAN TÒA
http://www.learnaboutbutterflies.com/Libythea%20myrrha%200006-001a.jpg

http://www.learnaboutbutterflies.com/Mal001_filtered.jpg

https://image.shutterstock.com/image-photo/club-beak-libythea-myrrha-sanguinalis-260nw-436408705.jpg
Sưu tập :

Bướm mũ quan tòa - Libythea myrrha

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm có kích thước nhỏ, đặc điểm cơ bản là góc chót cánh trước bị cắt cụt thẳng và mịn. Màu sắc thay đổi, từ các điểm trang trí có thể thay đổi từ cam đến vàng, ở các đuờng viền hay màu nền mặt dưới. Đặc trưng của loài là màu nền ở mặt trên nâu tối, theo sau là các điểm trang trí vàng, da cam. Mặt trên cánh trước có 4 đốm vàng dạng hạt gạo trong đó hai đốm dính vào nhau làm thành hai cụm xếp so le ở vùng gần chót cánh trước, và có một dải dài màu vàng sẫm chạy từ gốc cánh ra vùng ô cánh có dạng nụ hoa quỳnh sắp nở trông rất ấn tượng. Cánh sau: có một băng vàng rộng chạy ngang giữa cánh từ mép trong thẳng tới góc trên cánh. Sải cánh: 45-55mm.
Sinh học sinh thái:Phân bố ở mọi độ cao, trong các trảng cỏ, bụi cây. Tuy nhiên là loài khá hiếm gặp. Thức ăn của sâu non là cây Cơm nguội rừng Celtis tetrundra thuộc họ DuUlmaceae
Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Xrilanka, Malaixia, Việt Nam, Brunei, Inđônêxia, Philippin.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 07:09 AM
5- Họ Bướm ngao Riodinidae
Họ Riodinidae là những con bướm trông thanh mảnh, chúng có thể bị nhầm với họ Lycaenidae. Tuy nhiên, hầu hết họ Riodinids chủ yếu là mầu nâu và trắng. Giống như những con bướm mỏ dài, chân trước không hoàn hảo ở những con bướm đực nhưng hoàn hảo ở con cái. Loài Riodinid thông thường nhất Zemeros flegyas, được tìm thấy ở bìa rừng và những môi trường sống thoáng đãng trong suốt cả năm. Nó có thể được nhận ra bởi cánh của chúng có hình móc với các góc kiểu trang trí kiểu vỏ sò và bởi sở thích của chúng là đậu trên mặt lá cây với những cánh giương lên khoảng 45 độ so với mặt phẳng ngang

B.59- BƯỚM HỀ ĐỎ THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/476s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/476_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/476_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/476_3s.jpg

Sưu tập :
B.59- Bướm hề đỏ thông thường Paralaxita telesia

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, bướm đực và bướm cái giống nhau. Mặt cánh trên có màu đỏ mận và các đường gân màu đen. Ở chót cách trước có một mảng màu trắng khá rộng, ở gần vùng gốc cánh trước là một mảng màu đen. Cánh sau cũng là sự kết hợp gữa hai màu đỏ mận và gân cánh đen. Ở phần chót đuôi cánh sau là một mảng màu đen kéo dài. Lưng màu đen tuyền, mắt màu đỏ, giữa mắt có một chấm đen. Mặt cánh dưới là những mảng chấm màu xanh, đen, không đều trên nên màu cánh đỏ đậm. Vùng chót đuôi của cánh sau là những vạch màu xanh lam, trắng đen và đỏ mận phân chia rất rõ và không đều. Sải cánh: 36-40mm.
Sinh học sinh thái: Loài này thường sống trong các khu rừng còn tốt ở độ cao thấp. Chúng thường xuất hiện vào những ngày trời có nắng và thường đậu ở những cây cỏ ven suối nước trong rừng. Bướm xuất hiện vào khoảng giữa và cuối mùa mưa hàng năm. Thức ăn của sâu non vẫn chưa được phát hiện.
Phân bố: Phân bố từ Borneo, Sumatra, Malaysia đến miền bắc Thái Lan. Loài này phân bố ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Lâm Đồng đến Đồng Nai và là loài hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 07:12 AM
B.60-BƯỚM NÂU NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/269s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/thumb/th_334_10200-645-5666fd96cfb67-1.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQJhpCPhXUF29-8wbFWsjf4eOVD3y21xaQsI9jXfZp1r5VnAJGhDg

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/b8/d8/98/b8d898ec0e4307e2a3fbd61bde077182.jpg

Sưu tập :

B.60- Bướm nâu nhỏ Zemeros flegyas

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này có hai dạng theo mùa và tương đối khác nhau về kích thước và mầu sắc. Mặt trên có màu nền nâu tối với những chấm trắng nhỏ, mỗi chấm này được bao bọc bởi một chấm màu đen. Con cái có màu nhạt hơn. Sải cánh: 35-40mm.
Sinh học sinh thái:Chúng thích vùng đồi gò ở miền Nam Việt Nam nhưng lại gặp tại những độ cao khác nhau ở miền Bắc. Bướm gặp ở thảm thực vật thứ sinh vùng đất có cây bụi gần bìa rừng. Bướm xuất hiện quanh năm. Sâu non sống trên cây Đơn nem ( họ Đơn nem).
Phân bố: Phân bố từ Assam và Mianma đến Nam Trung Quốc và qua Đông Dương đến bán đảo Malaysia và xa hơn đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến hơn ở miền Bắc và Trung của Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 05:32 PM
5- Họ Bướm nhảy Hesperiidae
Đây là một họ khác của bướm nhỏ. Họ Hesperiidae được phân biệt với tất cả các bướm khác bởi thân chúng ngắn và rộng và tương ứng là những cánh ngắn. Nó trông giống những con ngài hơn là những con bướm, và nay thực ra bao gồm cả một họ phụ riêng biệt ( Hesperiodea), khác biệt với những con bướm khác ( Papilionoidea). Không giống những họ bướm khác, tất cả các gân cánh trên cánh trước bắt đầu từ gốc cánh hoặc từ ô cánh, tất cả đều không chẻ chạc. Râu chùy hoặc râu móc ở trên đầu cách xa nhau. Một số loài có thế cánh đặc biệt khi bị bắt, các cánh giữ ở vị trí khoảng 45 độ so với thân, trong khi hầu hết các bướm khác đều đóng cánh của chúng lại. Sâu của họ bướm này ăn lá các loại cây khác nhau thuộc nhóm một lá mầm như cỏ ( poaceae), trong đó có cả lúa ( Oryxa sativa), chuối ( giống Múa), họ gừng ( Zingiberaceae…) Sâu thường có đầu sậm màu hơn so với thân, nhiều loài tạo thành một cái ống bằng lá cây chủ cuốn lại và chủ yếu ăn lá vào ban đêm. Nhiều giống trong họ này rất phức tạp về mặt phân loại, hầu như không thể nhận diện được bằng quan sát. Đây có lẽ cũng là họ bướm ít được người không chuyên gia quan tâm do kích thước nhỏ, màu sắc không hấp dẫn. Mặc dù vậy, một số loài khá phổ biến và thường gặp. Họ này rất phong phú, có khoảng 250 loài ở Việt Nam.
B.61- BƯỚM CÁNH ĐỐM LOANG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/354.JPG

http://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/hesperiidae/Tagiades%20gana.jpg

http://4.bp.blogspot.com/-HLqzKjPFyAU/UjkSDluLpiI/AAAAAAAAZ7g/sl1bGbwJ2kU/s1600/LSF_adult_Nelson_01.jpg
Sưu tập :

B.61- Bướm cánh đốm loang Tagiades gana

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và bướm cái như nhau. Bướm khác nhau về kích thước và các vệt loang màu xanh trên mặt dưới cánh sau. Loài này có thể gặp quanh năm trong các rừng rậm và rừng thứ sinh ở độ cao vừa và thấp. ở Việt Nam cây làm thức ăn cho sâu non tìm thấy thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae - Nần trơn Dioscorea glabra Trên bán đảo Malaysia, sâu non sống trên cây Khoai rạng.
Phân bố:
Khu vực phân bố rộng ở vùng Đông Dương từ Ấn Độ đến Malaysia, quần đảo Sanđa và Philippin. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Tên bướm được đặt do có các đốm loang trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 05:37 PM
B.62- BƯỚM CÁNH TUYẾT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/359.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cb/Tagiades_litigiosa_-_Water_Snow_Flat_caterpillar_14.jpg/320px-Tagiades_litigiosa_-_Water_Snow_Flat_caterpillar_14.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2b/Tagiades_litigiosa_02386.jpg/640px-Tagiades_litigiosa_02386.jpg
http://zipcodezoo.com/images/thumb/7/7d/Tagiades_litigiosa_2.jpg/361px-Tagiades_litigiosa_2.jpg
Sưu tập :

B.62- Bướm cánh tuyết Tagiades litigiosa

Đặc điểm nhận dạng: Giống Tagiades có khoảng gần chục loài ở Việt Nam. Kích thước thuộc loại lớn trong họ Bướm nhảy Hesperiidae. Xoè cánh khi đậu. Giống Tagiades tương tự giống Darpa, phân biệt dựa trên vài đặc điểm hình thái. Loài Tagiades litigiosa có bướm đực và cái giống nhau. Chúng khác nhau về kích thước và độ dài của các vết loang đen ở rìa ngoài cánh sau. Cả con đực và cái có các dạng theo mùa dạng mùa khô và mùa mưa, dạng mùa mưa nhìn chung nhỏ và sẫm màu hơn. Sải cánh: 46 - 58mm
Sinh học sinh thái: Là giống bướm bay rất nhanh, khi cảm thấy bị đe doạ nó thường bay một khoảng cách ngắn và đậu vào mặt dưới lá cây. Tuy nhiên, có thể dễ dàng quan sát chúng vào sáng sớm ở các bãi cỏ, cây bụi thấp có hoa, đậu sưởi nắng trên lá hoặc hút mật hoa vào buổi sáng. Loài Tagiades litigiosa thường xuất hiện trong rừng từ tháng 3 đến tháng 11 ở độ cao vừa và thấp, chúng thích chỗ bóng cây và thường đậu dưới mặt lá với đôi cánh trải rộng. Sâu non sống trên cây thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae - Dioscorea oppositifolia. Ở Hongkong là cây Củ nâu phócđi, chúng sống trong tổ được cuộn từ các lá với nhau.
Phân bố: Vùng phân bố Srilanca, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và bán đảo Malaysia và khắp nơi ở Việt Nam. Tên bướm dịch nghĩa theo tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 05:41 PM
B.63- BƯỚM CHIỀU ĐỐM TUYẾT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/395.JPG

http://yutaka.it-n.jp/npict15/90910001_n001.jpg

https://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/hesperiidae/Tagiades%20menaka.jpg
Sưu tập :

B.63- Bướm chiều đốm tuyết Tagiades menaka

Đặc điểm nhận dạng: Giống Tagiades có khoảng gần chục loài ở Việt Nam. Kích thước thuộc loại lớn trong họ. Xoè cánh khi đậu. Giống Tagiades tương tự giống Darpa, phân biệt dựa trên vài đặc điểm hình thái. T.menaka có cánh trước màu đen với tám chấm trắng ở gần chót và bờ trước cánh. Loài này có một đốm đen rõ rệt thường là đốm kép trong khoảng 1b ở giữa vùng trắng cuối chót cánh sau. Bụng có phía trên màu nâu, chót cuối bụng ít nhiều có màu trắng nhưng không có sọc. Cánh sau màu đen, phần giữa cánh vào đáy cánh có màu trắng, cùng với màu trắng trên bụng hợp thành một vệt trắng chạy ngang. Sải cánh: 43-55mm.
Sinh học sinh thái: Là giống bướm bay rất nhanh, khi cảm thấy bị đe doạ nó thường bay một khoảng cách ngắn và đậu vào mặt dưới lá cây. Tuy nhiên, có thể dễ dàng quan sát chúng vào sáng sớm ở các bãi cỏ, cây bụi thấp có hoa, đậu sưởi nắng trên lá hoặc hút mật hoa vào buổi sáng
Phân bố: Loài hiếm. Ở Việt Nam là loài phân bố ở độ cao từ 700m - 1.200m trong các khu rừng thường xanh còn tốt và ghi nhận từ Bắc đến Nam. và từ Bắc Ấn Độ, Mianma, Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài không phổ biến nhưng có phổ phân bố rộng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 05:45 PM
B.64- BƯỚM CHIỀU NÂU MẮT ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/393.JPG

http://rsmg.pbsrc.com/albums/v627/federickho/2015%20%20Sept%2026-%20%20Oct%203%20tChiang%20Mai/HFH_3443-Matapa%20sasivarna%20Green-based%20Redeyd_zpsklifmjpv.jpg~c200

http://www.tataiwildlife.info/butterflies/pics/thumbs/small/matapa%20sasivarna%20(black-veined%20redeye)%202.jpg
Sưu tập :

B.64- Bướm chiều mắt đỏ Matapa sasivarna

Đặc điểm nhận dạng: Có đặc điểm chung của giống Matapa. Loài Matapa sasivarna có màu nâu sậm, ở mặt trên gốc cánh có các vảy dạng lông màu xanh lục. Rìa ngoài cánh sau có viền lông rung màu cam. Vệt giữa mặt dưới cánh trước ở con đực hẹp và vàng nhạt. Loài Matapa cresta rất giống với loài này nhưng phần chót cánh ở mặt trên màu nhạt hơn so với phần còn lại của cánh. Mắt có màu đỏ. Có kích thước gần bằng Matapa aria. Sải cánh: 40-45mm.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Thường gặp trong bóng râm, dưới tán rừng. Hoạt động mạnh lúc gần tối
Phân bố: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Hải Nam, Thái Lan, Lào, Tây Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng thường gặp các cá thể đơn lẻ

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
29-06-2018, 05:48 PM
B.65- BƯỚM CUỐN LÁ LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/240.JPG

http://knowledge.taibif.tw/sites/default/files/imagecache/node-gallery-display/00015200.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/66/Pelopidas_agna_20140621.jpg/640px-Pelopidas_agna_20140621.jpg
Sưu tập :

B.65- Bướm cuốn lá lớn Pelopidas agna

Đặc điểm nhận dạng: Loài Pelopidas.agna có kích thước nhỏ hơn Pelopidas sinensis, có nền màu nâu đôi chỗ hơi sẫm và con đực có mặt trên cánh trước với một vệt tối màu ở giữa ô cánh và kết thúc ở gân 1b, cũng có 8 đốm xếp gần giống loài P.sinensis nhưng ba đốm nhỏ nằm gần mép trên cánh không nằm trên một đường thẳng và không có gạch chéo màu trắng, tất cả các đốm đều rất nhỏ và nhỏ hơn ở loài Pelopidas sinensis nhiều. Cánh sau hầu như không có hoa văn, nhưng vẫn còn có thể xuất hiện một số dấu vết của các đốm. Con cái có tất cả các đốm rõ hơn ở con đực, bao gồm cả một đốm không trong suốt ở khoảng 1b của cánh trước. Mặt dưới: cánh sau con đực có các vảy màu đất son - xanh lục bao phủ, với các đốm nhỏ ở vùng sau giữa ô cánh và một đốm ở vùng trung tâm.
Sinh học sinh thái: Có thể gặp chúng từ tháng 3 đến tháng 11 ở thung lũng sông, rừng phục hồi thứ sinh, đất trồng trọt, vườn và những bãi trống. Sống ở các vùng nông nghiệp và trảng cây bụi, đến độ cao 1.200m thì hiếm gặp. Chúng hoạt động tích cực vào ban ngày, bay đến cây hoa, đặc biệt là cây Bông ổi. Thức ăn của sâu non cũng là những cây thuộc họ Lúa. Sâu non sống trong tổ bằng những chiếc lá cuốn lại. Bướm, đặc biệt là bướm cái dễ nhầm với các giống khác thuộc giống Pelopidas, Baoris, Caltoris và Bordo.
Phân bố: Phân bố rộng từ Srilanca tới toàn bộ Ấn Độ qua Đông Dương, quần đảo Suntheland và Salomon, Đông Bắc Australlia. Đây là loài phổ biến ở khắp Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài côn trùng hại, cần phòng diệt chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-06-2018, 07:12 AM
B.66- BƯỚM MA CỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/423.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/423_1s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Udaspes%20folus/earlystages/caterpillar/Udaspes%20folus%20(Grass%20Demon)%20-%20LC%20Goh.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/Udaspes_folus_N04886.jpg/1200px-Udaspes_folus_N04886.jpg

Sưu tập :

B.66- Bướm ma cỏ Udaspes folus

Đặc điểm nhận dạng: Giống Udaspes là một giống có rất ít loài. Về cơ bản gần giống với giống Notocrypta, nhưng khác ở chỗ: có một vùng trắng hoặc một đốm mảng trắng to trên cánh sau. Đặc điểm giới tính cũng giống với Notocrypta. Loài U.folus có mặt trên với cánh trước có những đốm trắng to rải ở vùng trung tâm và các khoảng 1b và 2, các đốm nhỏ hơn ở các khoảng 3-8. Cánh sau với vùng chính giữa rộng lớn và màu trắng. Mặt dưới: có nhiều màu lẫn lộn: trắng - xám và nâu- đỏ. Mặc dù khác nhau về kích thước, loài này dường như khá ổn định về hoa văn trên cánh. Hoa văn này giúp không nhầm lẫn chúng với các loài bướm khác ở Việt Nam. Bướm đực và bướm cái giống nhau
Sinh học sinh thái: Có thể gặp chúng quanh năm với số lượng tương đối ở trong rừng thưa, rừng phục hồi thứ sinh, đất trồng trọt, chúng bị hấp dẫn bởi cây có hoa. Sâu non sống trên cây Ngải tiên, Gừng, Nghệ (họ Gừng) và họ Mã tiền. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống dưới, ở các khu rừng thứ sinh và các trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố: Việt Nam: Tại VQG Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Vì, Ba Bể …
Thế giới: từ Srilanca, Ấn Độ, Nê-pan đến Đông Nam Trung Quốc, phía Nam qua Đông Dương đến các đảo nhỏ hơn thuộc quần đảo San-đa. Loài xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài không hiếm và chúng có vùng phân bố rộng và thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-06-2018, 07:31 AM
B.67- BƯỚM NÂU VẠCH CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/361.JPG

https://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/hesperiidae/Celaenorrhinus%20aurivittatus.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v627/federickho/Kampar%20Butts%2030%20Apr-%202%20May/DSC0417Celaenorrhinus-aurivittatus-.jpg
Sưu tập :

B.67- Bướm nâu vạch cánh vàng Celaenorrhinus aurivittatus

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và bướm cái giống nhau, loài này rất giống với loài Celaenorrhinus vietnamicus mới được phát hiện ở Việt Nam. Rất khó để phân biệt bằng cánh quan sát vì chúng khác nhau nhiều về kích thước và hình dạng các dải màu vàng ở cánh trước. Tuy nhiên phần chóp cánh trước có một đốm màu trắng và cánh sau phần có những dải màu trắng đứt đoạn khác với Celaenorrhinus vietnamicus. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này khác nhau nhiều về kích thước và hình dạng dải màu vàng ở cánh trước
Nơi sống, sinh thái:
Bướm xuất hiện trong rừng cả ở vùng thấp và vùng núi cao, chủ yếu trên độ cao vừa và có thể phổ biến theo từng vùng. Bướm đực thường bay dọc theo lối đi nhỏ trong rừng và đậu dưới mặt lá với đôi cánh trải rộng. Thời gian vũ hóa từ tháng 3 đến tháng 12. Thức ăn của sâu non là cái loài Jasminum sp. thuộc họ Nhà Oleaceae
Phân bố: Loài này có vùng phân bố ở Thái Lan, Lào đến Nam Việt Nam. Tên bướm được đặt theo hình thái.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-06-2018, 07:35 AM
B.68- BƯỚM NHẢY CHẤM TRẮNG NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/402.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Hasora%20vitta%20vitta/plain%20banded%20awl%20-%20fedrick%20ho.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Hasora%20vitta%20vitta/earlystages/caterpillar/PBA_L5_38mmX.jpg
http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2015/118_7681-954-55c603dbdcbad-1.jpg
Sưu tập :

B.68- Bướm nhảy chấm trắng nhỏ Hasora vitta

Đặc điểm nhận dạng: Có chung những đặc điểm cơ bản của giống Hasora. Mặt trên: con đực màu nâu, cánh trước thường có một chấm trắng nhỏ ở khoảng 6 và đôi khi còn ở khoảng 2 và 3. Con cái: có những đốm ở những khoảng 2 và to hơn ở khoảng 3. Mặt dưới: ít nhiều có màu xanh dương - xanh lục ánh láng bóng. Cánh sau có một dải rộng xấp xỉ 2mm màu đỏ tía nhạt hơi nhòe nhoẹt chạy ngang từ mép trên xuống sát thùy cuối cánh. Loài bướm này khác nhau về kích thước và chiều rộng của dải màu trắng ở mặt dưới. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học sinh thái: Bướm xuất hiện quanh năm ở những bãi trống và chỗ cây bị chặt vùng đất thấp, rừng ở độ cao, rừng kín và rừng phục hồi thứ sinh; hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và lúc mặt trời lặn, chúng thường đậu trên mặt lá. Sâu non ăn lá cây thuộc họ Đậu Fabaceae (Thàn mát Millettia nigrescens) và sống trong tổ.
Phân bố: Gặp loài này phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong mọi sinh cảnh, đặc biệt phổ biến ở các rừng thứ sinh. Vùng phân bố rộng, từ Ấn Độ và Trung Quốc đến Phi-lip-pin và Tân Ghi-nê, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Loài này phổ biến mọi nơi ở Việt Nam. Tên bướm được đặt theo tập tính hình thái.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-06-2018, 07:39 AM
B.69- BƯỚM NHẢY CUỐI CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/391.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/391_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/391_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/391_3s.jpg

Sưu tập :

B.69- Bướm nhảy cuối cánh vàng Mooreana trichoneura

Đặc điểm nhận dạng: Giống Mooreana có con đực không thường xuyên phồng lên và có túm lông ở đoạn giữa đốt chày thêm vào đó thường xuyên có lông màu chì ở đốt chày chân sau. Trên cánh trước có nhiều chấm sáng trong, có chấm tròn, có chấm kéo dài; trên cánh sau có vùng cuối rộng với màu cam đến màu vàng. Mặt trên màu nâu với các đốm trong suốt thậm chí có đến trên dưới 14 chấm ở cánh trước. Chúng được bài trí ở cuối vùng trung tâm ở các khoảng 2 và 3 và tạo dải đốm vòng cung giữa cánh màu trắng. Ở cánh sau có một loạt đốm màu nâu tối lan rộng từ mép trên tới mép trong và viền bên ngoài vùng chót và cuối cánh sau là cả một mảng màu vàng rộng. Sải cánh: 40-45mm.
Sinh học sinh thái: Thích sống ở những nơi bằng phẳng trong rừng. Cây thức ăn của loài này thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae và họ Củ nâu Dioscoreaceae.
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, NeoMalaixia, Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, ở các rừng nguyên sinh và rất phổ biến ở các rừng thứ sinh thuộc VQG Tam Đảo, Ba Bể …
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố không rộng và không thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-06-2018, 07:42 AM
B.70- BƯỚM NHẢY MẦU NÂU
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/383.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/Chestnut_Bob_(Lambrix_salsala)_(8161964866).jpg/1006px-Chestnut_Bob_(Lambrix_salsala)_(8161964866).jpg

http://2.bp.blogspot.com/-9ra-aLsMqew/UCcjXNgCEJI/AAAAAAAAGaY/sZQ6wpLabfU/s1600/DSC2340-Yellow+Veined+Lancer.jpg
Sưu tập :

B.70- Bướm nhảy màu nâu Lambrix salsala

Mô tả: Bướm đực khác nhau theo từng cá thể với những dải màu son đất ở mặt trên cánh trước và các đốm trắng ở mặt dưới cánh sau màu hơi đỏ. Bướm cái giống nhau nhưng có một số đốm trắng nhỏ ở cánh trước thay vào những sọc màu son đất. Có thể gặp bướm bay ở sát bìa rừng, chỗ rừng bị chặt. những đám cỏ, rừng phục hồi thứ sinh, chủ yếu ở nơi thấp. Bướm xuất hiện quanh năm phụ thuộc vào từng vùng. Sâu non sống trên cây Tre và một số cỏ lá Tre.
Phân bố: Loài này gặp khắp nơi ở Việt Nam và còn phân bố từ Nepal và Đông bắc Ấn Độ đến Srilanca, Đông nam Trung Quốc, phía Nam đến Sumatra và Java. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 07:31 AM
B.71- BƯỚM NHẢY MẮT ĐỎ THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/403.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/403_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/403_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/403_3s.jpg

Sưu tập :

B.71- Bướm nhảy mắt đỏ thường Matapa aria

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Matapa có vùng trung tâm cánh trước kéo dài tới phía chót cánh, vùng trung tâm cánh sau rất xiên ở phía dưới đoạn cuối. Cánh sau có lông rung ở rìa chót cánh sau màu xám - vàng nhạt đến màu cam. Mắt màu đỏ, mặt dưới các con đực có vệt ở giữa ô cánh trước và một số con cái có túm lông ở cuối bụng. Rất dễ nhận diện với cánh khi đậu có màu nâu gạch; mặt trên cánh màu nâu sậm. Có mắt đỏ. Loài M.aria có mặt trên con đực màu nâu với chót cánh sau có lông rung xám - vàng nhạt. Vệt giữa cánh trước hẹp và màu xám - đen nhạt. Mặt dưới con đực màu nâu đất son; con cái giống con đực nhưng màu nhạt hơn. Túm lông ở cuối bụng màu nâu - xám nhạt. Sải cánh: 40-45mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở nơi thấp trong rừng nguyên sinh và thứ sinh. Thường gặp trong bóng râm. Sâu non ăn lá tre, họ Cỏ Poaceae.
Phân bố: Xây lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hải Nam, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phổ biến khắp nơi nhưng chỉ gặp từng cá thể. Phân bố ở các khu rừng dưới 700m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng không thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 07:34 AM
B.72- BƯỚM NHẢY NÂU CHẤM TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/362.JPG

http://4.bp.blogspot.com/-MXwJjTYriK8/UoTswBmal-I/AAAAAAAAMgg/jwaYRJdJdTY/s1600/HFH8679+Sovia+albipecta+(Silver-+breast+Ace).jpg

https://3.bp.blogspot.com/-QOelYAR9JlE/VGIbIWvj4HI/AAAAAAAAQjs/Jjljt1_FGUs/s1600/HFH_5529%2BSilver-breast%2BAce%2B(Sovia%2Balbipecta)%2B.jpg
Sưu tập :
B.72- Bướm nhảy nâu chấm trắng Sovia albipecta

Đặc điểm nhận dạng: Giống Sovia có hoa văn cánh trước giống với Sebastonyma: mặt trên màu nâu, với các đốm vùng trung tâm, các đốm sau phần giữa ô cánh ở các khoảng 2 và 3 và các đốm ở phía đỉnh chót cánh màu trắng dính liền với nhau, còn cánh sau có màu nâu bằng phẳng. Ở con đực có một vệt nổi cộm của các vẩy xếp rời rạc từ gốc của gân 2 đến giữa lưng trên cánh trước (kiểu đặc trưng của giống Halpe), nhưng khác với các loài của Halpe bởi cơ quan sinh dục đực có uncus hẹp hơn, và không phát triển về hai bên. Mặt dưới cánh sau có nhiều loại hoa văn và rất nổi trội, rõ nét.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Chỉ sống trong rừng tự nhiên.
Phân bố: Hiếm.Chỉ có ở rừng nguyên sinh trong khoảng 700m đến 1.200m. Loài này mới chỉ tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam và mới ghi nhận ở phía Nam Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rất hẹp và hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 07:41 AM
B.73- BƯỚM NHẢY NÂU HUNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/360.JPG

http://ftp.funet.fi/index/Tree_of_life/insecta/lepidoptera/ditrysia/hesperioidea/hesperiidae/pyrginae/pseudocoladenia/dan-1.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSXxnzUIwifA17aYTsMef6rrScTSxOPW G2errr2m_Da3TGywdf4NA

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/77/Pseudocoladenia_dan_around_Nayikayam_Thattu.jpg/640px-Pseudocoladenia_dan_around_Nayikayam_Thattu.jpg

Sưu tập :

B.73- Bướm nhảy nâu hung Pseudocoladenia dan

Mô tả: Bướm cái màu tối hơn với các chấm đốm mờ trên cánh và ở mỗi nơi, bướm khác nhau về kích thước và độ đậm nhạt của cánh. Loài này gặp quanh năm ở bìa rừng và trong thảm thực vật thứ sinh, chủ yếu ở những vùng thấp, hoạt động tích cực vào ban ngày, thường bay đậu trên nhưng cây có hoa. Đặc điểm sinh học chưa được nghiên cứu.
Phân bố: Phân bố rộng từ Nepal, Đông bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc đến Indonesia và Philippin. Bướm gặp khắp nơi ở Việt Nam. Tên bướm được đặt theo tập tính và hình thái.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 07:44 AM
B.74- BƯỚM NHẢY RỪNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/372.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/372_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/372_2s.jpg
Sưu tập :

B.74- Bướm nhảy rừng Astictopterus jama

Mô tả: Bướm đực và bướm cái giống nhau, bướm cái thường có những đốm ở cánh trước. Bướm có 2 dạng theo mùa. ở dạng mùa mưa, cánh trước có các đốm bị tiêu giảm nhiều. còn mặt dưói cánh sau hầu như không giống nhau. Bướm dạng mùa khô có 2 hoặc 3 đốm trắng thường phát triển gần điểm cuối của cánh trước, còn mặt dưới cánh sau thay đổi với màu hơi đỏ. Chúng xuất hiện gần như quanh năm ở sát bìa rừng, những chỗ trống trải, ở rừng phục hồi thứ sinh hầu như ở nơi thấp. Sâu non sống trên cây Cỏ chỉ, Chè vè, Sậy khô thuộc họ Cỏ Poaceae.
Phân bố: Phân bố từ Nepal, Đông bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc đến Sumatra và Java. Rất phổ biến ở khắp Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 07:47 AM
B.75- BƯỚM NHẢY VẠCH TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/241.JPG

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/NotocryptaParalysos/NotocryptaParalysos_RohitGirotra_ap669.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Notocrypta%20paralysos%20varians/earlystages/caterpillar/BD_L5_35mm_01.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Notocrypta%20paralysos%20varians/banded%20demon.jpg

Sưu tập :

B.75- Bướm nhảy vạch trắng Notocrypta paralysos

Đặc điểm nhận dạng: Notocrypta là giống bướm phổ biến trong họ Hesperiidae. Các loài thuộc giống này khá giống nhau, chỉ khác nhau bởi vài đặc điểm nhỏ, khó phân biệt đến cấp loài bằng cách quan sát. Notocrypta paralysos có mặt trên cánh màu nâu đen với một băng trắng rộng chạy xiên ở giữa cánh trước. Mặt dưới tương tự, vạch trắng chạy đến gần chạm bờ cánh trước còn Notocrypta curvifascia có vạch trắng không chạm bờ cánh và có các chấm trắng trên cánh. Đây là loài rất khác nhau về sải cánh và chiều rộng những dải đốm ở cánh trước. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái có vệt trắng thường hẹp và cong. Có thể có một đốm trắng nhỏ nữa ở cánh trước (thường có ở bướm cái) hoặc không có. Sải cánh: 33-40mm.
Sinh học sinh thái: Gặp trong rừng dọc đường mòn, thường đậu ở các ngọn cỏ, lá cây bụi. Bướm xuất hiện hầu như quanh năm phụ thuộc vào từng vùng, ở rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh (phần lớn ở vùng thấp), ở chỗ trống hoặc những lối hẹp trong rừng. Có thể sâu non sống trên cây Chuối và cây họ Gừng.
Phân bố: Phân bố rộng. Phân bố ở trảng cỏ, cây bụi dưới 700m ở vùng Đông Phương, có cả ở Thái Lan, Lào, Malaixia, phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 04:09 PM
B.76- BƯỚM NHẢY ĐỐM TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/386.JPG

http://wingscales.com/content/record/482-1-ac007.jpg

http://www.samuibutterflies.com/02_images/linkbuttons/butterflies/hesperidae/parnaraapostata/underside.jpg
Sưu tập :

B.76- Bướm nhảy đốm trắng Parnara apostata

SVRVN đang mô tả loài này

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 04:13 PM
7- Họ Bướm ma Saturniidae
Đây là một họ khác của bướm nhỏ. Họ này được phân biệt với tất cả các bướm khác bởi thân chúng ngắn và rộng và tương ứng là những cánh ngắn. Nó trông giống những con ngài hơn là những con bướm, và nay thực ra bao gồm cả một họ phụ riêng biệt (Hesperiodea), khác biệt với những con bướm khác (Papilionoidea). Không giống những họ bướm khác, tất cả các gân cánh trên cánh trước bắt đầu từ gốc cánh hoặc từ ô cánh, tất cả đều không chẻ chạc. Râu chùy hoặc râu móc ở trên đầu cách xa nhau. Một số loài có thế cánh đặc biệt khi bị bắt, các cánh giữ ở vị trí khoảng 45 độ so với thân, trong khi hầu hết các bướm khác đều đóng cánh của chúng lại. Giống họ Lycaenidae, các loài Hesperiid rất khó phân biệt. Hầu hết là màu nâu và màu xám với những vệt sáng hơn. Những loài thuộc nhóm Koruthaialos có những chấm hoặc vạch màu cam ở mặt trên của cánh trước và nhóm Bibasis gồm những loài có những vết màu xanh da trời – xanh lá cây ánh kim.Hesperiids được tìm thấy ở mọi môi trường sống và tốt nhất là sưu tập vào sáng sớm hoặc vào buổi tối bởi vì rất nhiều loài có sở thích hoạt động lúc hoàng hôn.
Nhiều loài dường như cùng một lãnh thổ.Sâu của họ bướm này ăn lá các loại cây khác nhau thuộc nhóm một lá mầm như cỏ (poaceae), trong đó có cả lúa (Oryxa sativa), chuối (giống Múa), họ gừng (Zingiberaceae…) Sâu thường có đầu sậm màu hơn so với thân, nhiều loài tạo thành một cái ống bằng lá cây chủ cuốn lại và chủ yếu ăn lá vào ban đêm. Nhiều giống trong họ này rất phức tạp về mặt phân loại, hầu như không thể nhận diện được bằng quan sát. Đây có lẽ cũng là họ bướm ít được người không chuyên gia quan tâm do kích thước nhỏ, màu sắc không hấp dẫn. Mặc dù vậy, một số loài khá phổ biến và thường gặp. Họ này rất phong phú, có khoảng 250 loài ở Việt Nam. (Chỉ sưu tập 02 loài)

B.77- BƯỚM MA ĐUÔI DÀI XANH LÁ CHUỐI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/125.JPG

http://insecta.pro/images/320/5816.jpg

https://t4.ftcdn.net/jpg/00/99/37/05/240_F_99370565_NUXM9S4bAtMo88YhllfOp8JnYqww1fEE.jp g

https://c1.staticflickr.com/9/8303/7977267735_61f068a6c7_b.jpg

https://thumb1.shutterstock.com/display_pic_with_logo/643621/125820353/stock-photo-actias-maenas-or-moon-moth-in-mating-at-inthanon-national-park-thailand-125820353.jpg
Sưu tập :

B.77- Bướm ma đuôi dài xanh lá chuối - Argema maenas

Đặc điểm nhận dạng: Bướm lớn, thuộc loài bướm đêm, màu xanh lá chuối non, có đuôi dài. Kích thước sải cánh từ 180 - 190 mm. Con đực có anten dạng lược kép ngắn. Có đôi súc miệng ngắn có cùng màu với bàn chân trước. Con đực có anten ngắn hơn con cái có cùng hình dạng. Con đực nhỏ và thon, có sải cánh hẹp hơn con cái, đuôi con đực dài đuôi hơn con cái, ở cả con đực và con cái có bụng và gốc đều có lông dài, chân giữa nhiều lông nhưng ở con đực bàn chân giữa và bàn chân sau có 2 cựa.
Sinh học, sinh thái: Lúc đầu ấu trùng màu hồng, sau màu xanh phình to, trên phủ lông to, dài và có một số nốt sần lớn. Chúng ăn một loài cây Khế tàu Averrhoa bilimbi. Khi thành nhộng có màu nâu, nằm cuộn trong lá được cuốn làm tổ.
Phân bố: Việt Nam: Trung bộ và Nam bộ.
Thế giới: miền Bắc Ấn Độ đến Malaixia, Java và Sulawesi.
Giá trị sử dụng:
Đẹp về màu sắc lạ, về hình dáng, thường được ưa chuộng trong sưu tập.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 04:16 PM
B.78- BƯỚM KHẾ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/124.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/124_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/124_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/124_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/124_4s.jpg
Sưu tập :

B.78- Bướm khế - Attacus atlas

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm khế là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới. Bướm đực rất dễ phân biệt với bướm cái bởi anten dạng lược kép, ấu trùng to đạt tới 80 mm, màu nâu tối, với nhiều điểm nâu đen trên thân ấu trùng. Mặt lưng của ấu trùng với nhiều hàng lông ứng dạng gai màu xanh thẫm ở gần hậu môn của ấu trùng có một vệt, màu xanh tím.
Sinh học, sinh thái:
Bướm sống cả ở rừng và vườn cây ăn quả của miền núi cũng như vùng đồng bằng, ở ngoại thành Hà Nội (Văn Điển) có người đã gặp bướm vào nhà. Một số người mê tín khi gặp bướm vào nhà, sợ, cho là điềm gở. Bướm rất thích ánh sáng, nếu ban đêm một số nhà có đèn sáng bướm có thể bay vào. Tuy vậy chỉ vào nhà rất hãn hữu vì số lượng bướm ở vườn còn rất ít, ấu trùng ăn nhiều loại cây, cả cây rừng và cây ăn quả, vì dụ như cây: Ailanthus glandulosa và Berberis sp...vv. Có con cái của loài bướm này chứa trong bụng tới 290 quả trứng (Mẫu thu được tại Hát Lót - Sơn La), đôi khi giai đoạn nhộng có thể kéo dài tới 1,5 năm.
Phân bố:
Việt Nam: ở khắp vùng rừng núi và đồng bằng, Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây), từ Ấn Độ đến Đông nam Á.
Giá trị sử dụng:
Tuy bướm có xuất hiện trong vườn nhưng chưa có trường hợp nào báo cáo là chúng gây hại. Theo Barlow (1982) có thấy ấu trùng ăn cây Hoàng liên Berberis sp., một cây thuốc qúy nên cần theo dõi tiếp và trong quá trình nuôi sâu non ký chú trên Cây ổi - Psidium guajava. Bướm khế là loài bướm đêm lớn nhất trong các loại bướm của vùng Đông nam Á, đẹp và rất được ưa thích trong các bộ sưu tập.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 04:21 PM
8- Họ Bướm giáp Nymphalidae (73 loài)
Nymphalidae là một họ bướm rất lớn, rất đa dạng về màu sắc, hình dạng. Phần lớn các loài có màu sậm (nâu, cam, đen) với các đốm, vệt, hoa văn trên cánh tinh xảo, phức tạp hơn hầu hết các họ bướm chủ, vùng phân bố.. cũng rất đa dạng. Tuy vậy ở tất cả các loài chân trước của chúng đều vô chức năng và ô cánh trên cánh sau luôn mở. Họ này bao gồm nhiều con lớn và bay khỏe (Vargans egista, Parthernos sylivia). Nhiều loài bị thu hút bởi các vùng thoáng đãng và nắng ấm (như loài Neptis, thường thấy ở các khu vực đồng cỏ). Một số có thể tìm thấy quanh các vũng nước nhỏ hoặc bên bờ suối. Tuy vậy, có một số loài chỉ tìm có ở trong rừng như loài Kallima và Rhinopalpa. Những loài khác như Euthalia ngoài rừng ra thường tìm thấy ở những môi trường sống có rừng bao phủ. Nhộng của bướm Giáp dạng treo, không có dây tơ. Sâu ăn lá nhiều loại cây khác nhau. Điểm đặc trưng nhất về hình thái của sâu của họ này là chúng thường có gai phân nhánh, được gọi là scolus.Trứng thường có dạng quả táo, với các vân, gờ chạy từ trên đỉnh xuống. Một số loài khác có trứng đơn giản, dạng cầu, không có vân.Nhiều loài trong họ này rất phổ biến và dễ nhận diện. Một số loài rất hiếm, chỉ gặp trong rừng. Với khoảng 200 loài đã biết ở Việt Nam.và còn rất nhiều loài hiện vẫn chưa được định danh

B.79-BƯỚM BÁO HOA VÀNG
http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Cethosia%20cyane/Cethosia%20cyane%20(Leopard%20Lacewing).JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Cethosia%20cyane/Leopard%20Lacewing%20-%20Chng.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/231_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/231s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/231_3s.jpg
Sưu tập :

B.79- Bướm báo hoa vàng Cethosia cyane

Đặc điểm nhận dạng:Bướm đực loài Cethosia cyane có mặt trên cánh màu cam hơi đỏ hoặc cam vàng, rất dễ nhầm với loài Cethosia bilis nhưng gần chót cánh trước có một mảng xiên rộng có màu trắng nằm gọn trong nửa ngoài màu đen của cánh trước, ngoài ra ở phần nửa phía mép ngoài cánh trước còn có các vạch trắng hình móng ngựa xếp theo mép ngoài và các chấm trắng xếp thành một hàng, chạy song song ở sát hàng móng ngựa về phía trong cánh, viền cánh đen và có các đường trắng chạy theo mép răng cưa của cánh. Mặt dưới có kiểu màu sắc phức tạp với các màu trắng, cam, vàng, đen. Bướm cái tương tự bướm đực nhưng màu nền trắng xám hoặc trắng ngà và cánh trước vẫn có dải trắng nằm trong phần đen chiếm gần hết cánh. Mặt trên cánh sau hoa văn màu đen được bài trí tương tự như ở loài Cethosia biblis nhưng có màu nền trắng ngà ở giữa cánh và có viền mép trên và mép ngoài màu đen. Sải cánh: 75-85mm.
Sinh học, sinh thái:Loài này thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá thấp và chậm. Chúng gặp ở rừng phục hồi, rừng thứ sinh, ở đó bướm cái đẻ trứng trên lá những cây Lạc tiên Passiflora foetida thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Đôi khi chúng ta còn gặp chúng ở các bụi tre, trúc thuộc họ Cỏ Poaceae để hút nhựa của cây tiết ra. Thường gặp ở khoảng trống trong rừng. Cũng phổ biến ở khu dân cư, gần nơi có cây chủ của chúng. Đẻ trứng trên Dây nhãn lồng Passiflora foetida (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3538), họ Nhãn lồng (Passifloraceae). Sâu sống thành đàn. Loài này thích độ cao trung bình và thấp ở Vân Nam, Trung Quốc có thể thấy chúng ở độ cao 600-1200m. Chúng bay khá thấp và chậm. Chúng ở rừng phục hồi thứ sinh, ở đó bướm cái còn đẻ trứng trên lá những cây thuộc họ Nhãn lồng (Passifloraceae). Cây chủ của chúng còn có thể là cây chủ của loài bướm Argynnis niphe.
Phân bố:Phân bố từ Bắc Ấn Độ đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương. Bướm thường phổ biến khắp Việt Nam nhưng ở miền Bắc gặp nhiều hơn. Hiếm. Gặp ở mọi độ cao, nhưng không sống trong các khu rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m và các khu nông nghiệp ở độ cao dưới 700m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm đẹp khá giống với Cethosia biblis. Tuy nhiên, mặc dù ít gặp nhưng thường gặp hơn loài Cethosia biblis.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
01-07-2018, 04:25 PM
B.80- BƯỚM CHỈ HUY
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/270_4s.jpg

Sưu tập :

B.80- Bướm chỉ huy Moduza procris

Đặc điểm nhận dạng: Giống Moduza chỉ có một loài với vài loài phụ khác nhau. Dễ nhận biết mặc dù kiểu màu sắc tương tự loài Lebadea martha. Mặt trên màu nâu đỏ với các đốm trắng to, nhỏ, dày, mỏng khác nhau xếp thành băng như chuỗi hạt bưởi chạy từ phần giữa cánh trước xuốngcánh sau. Gần chót cánh trước có vài đốm trắng. Mặt dưới có các đốm trắng tương tự mặt trên, gốc cánh trắng hơi xanh. Ngoài màu nền nâu đỏ và các đốm, băng màu trắng, trên bề mặt cánh còn có nhiều hàng chấm đen ở giữa và sát mép cánh đồng thời có nhiều hoa văn màu đen mảnh mai ở phần gốc cánh. Tất cả các màu trên cánh đều nổi trội. Bướm đực và bướm cái giống nhau về kích thước và tập tính. Sải cánh: 55-75mm.
Sinh học, sinh thái: Sống gần những vùng có cây bụi, cây gỗ nhỏ, cả khu dân cư lẫn trong rừng. Bay nhanh, thuộc dạng khó lại gần. Có tập tính bảo vệ lãnh địa. Không bao giờ gặp với số lượng lớn. Có thể thấy hút mật hoa trên cây cũng như hút chất khoáng dọc đường mòn. Sâu ăn lá nhiều loài cây khác nhau thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Bướm trưởng thành phổ biến ở bìa rừng và các lối đi nhỏ trong rừng, chủ yếu ở những nơi có độ cao thấp. Cũng thường gặp gần suối cạnh những khu đất trồng trọt. Sâu non ăn lá một số cây thuộc các chi như Câu đằng, Bướm bạc, Trà hiêu và Gáo (tất cả thuộc họ Cà phê Rubiaceae). Bướm thường bị hấp dẫn bởi hoa quả thối và phân động vật.
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ và Trung Quốc đến toàn lục địa Đông Nam Á, phía Nam đến quần đảo San-đa. Phân bố trên toàn Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh. Khi xuống dưới 700m còn bắt gặp ở các bụi cây, trảng cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp. Cũng là một loài bướm Giáp độc đáo bởi có màu sắc đẹp, khỏe và chắc. Có thể nuôi chúng trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
02-07-2018, 06:11 AM
B.81-BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/258s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/258_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/258_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/258_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/258_4s.jpg
Sưu tập :

B.81- Bướm giáp ngọc chót râu đỏ Lexias pardalis

Đặc điểm nhận dạng: Đây là loài bướm có kích thước lớn trong họ Nymphalidae có hầu hết các đặc điểm chung và tương tự như loài Lexias dirtea ngoại trừ màu sắc của chót râu. Con đực và cái khác nhau, con cái lớn hơn con đực. Cả con đực và cái thuộc loài này rất giống với một loài khác là Bướm Giáp ngọc lớn chót râu đen Lexias dirtea. Hai loài này cũng phân bố chung ở một số khu vực nên khó phân biệt bằng cách quan sát. Đặc điểm đáng tin cậy nhất để phân biệt hai loài chót râu phía ngoài của loài Lexias dirtea màu sậm gần như đen, trong khi ở L.pardalis là màu cam đỏ. Có một số loài bướm khá giống nhau ở Việt Nam, tuy nhiên Bướm Giáp ngọc lớn chót râu cam đỏ hay còn gọi là Bướm ăn quả thối được phân biệt bởi màu vàng cam đỏ của chót râu. Sải cánh: 80 -105mm.
Sinh học, sinh thái: Các loài trong giống Lexias phần lớn sống dưới tán rừng, hầu như không thấy bay ra các trảng trống. Cả con đực lẫn con cái đều thích hút dịch của các loại trái cây chín rữa. Chúng thuộc nhóm bướm cảnh giác, khó lại gần để quan sát. Con cái khi phát hiện người ở gần thường bay vào mép rừng dưới gốc cây lớn. Nếu người quan sát tiếp tục đi theo, nó không bay mất hẳn mà thường bay ra xa từng đoạn ngắn, len lỏi giữa các gốc cây. Con đực khi thấy người cũng bay vào dưới tán cây rừng, nhưng cũng có lúc nó bay ra xa dọc theo đường mòn. Cả bướm đực và cái đều bị hấp dẫn bởi mùi của lá và quả thối. Chúng bay nhanh gần mặt đất, đôi khi khó phát hiện ra chúng do mặt dưới của chúng giống như thảm lá. Sâu non sống trên cây Dọc (họ Bứa Clusiaceae).
Phân bố: Vùng phân bố khá rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Hải Nam, còn phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến quần đảo San đa tới Philippin. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo tập tính ăn quả thối rữa.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng không dễ gặp. Chúng có thể dùng làm sinh vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh còn tốt có nhiều lá, quả cây rụng trên nền đất ẩm ướt dưới tán rừng; đó là nơi sống và điều kiện thích hợp nhất với chúng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại vì đã có cây thức ăn và lại là loài bướm Giáp to, đẹp và hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
02-07-2018, 06:15 AM
B.82-BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/483.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/483_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/483_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/483_3s.jpg

Sưu tập :

B.82- Bướm giáp ngọc chót râu đen Lexias dirtea

Đặc điểm nhận dạng: Giống Lexias trước kia được xếp vào giống Euthalia. Lexias dirtea là một trong những loài có kích thước lớn trong họ Bướm giápNymphalidae. Con đực và cái khác nhau, là loài dị hình. Con đực có mặt trên cánh đẹp một cách khỏe khoắn và khiêm tốn: gần mép và mép ngoài cánh trước màu đen xanh lục; nửa ngoài và mép ngoài cánh sau xanh dương với một hàng chấm gần mép và mép màu đen ánh xanh lục nhạt. Phần còn lại về phía gốc cánh trước và sau có màu đen với các chấm nhỏ cam đỏ, trắng rải thưa thớt dọc theo mép trên cánh. Con cái lớn hơn con đực có màu nền đen với các dải chấm nhiều màu sắc rải đều theo nhiều hàng lối trên cả 4 cánh, khi nhìn vào có cảm giác như các chuỗi hạt ngọc lung linh. Cả con đực và cái thuộc loài này rất giống với một loài khác là Bướm Giáp ngọc lớn chót râu cam đỏ đen Lexias pardalis. Hai loài này cũng phân bố chung ở một số khu vực nên khó phân biệt bằng cách quan sát. Đặc điểm đáng tin cậy nhất để phân biệt hai loài là chót râu phía ngoài của loài Lexias dirtea màu sậm gần như đen, trong khi đó ở Lexias pardalis là màu cam đỏ. Nửa ngoài cánh trước con cái L.dirtea có những đốm trắng to được bài trí gần với mép trên của cánh. Ở con đực Lexias dirtea và con đực cũng như con cái của loài Lexias pardalis không có các đốm trắng lớn như vậy ở cánh trước mà chỉ có những chấm nhỏ đều nhau màu trắng ngà hoặc vàng sáng. Sải cánh: 80 -105mm.
Sinh học, sinh thái: Các loài trong giống Lexias phần lớn sống dưới tán rừng, hầu như không thấy bay ra các trảng trống. Cả con đực lẫn con cái đều thích hút dịch của các loại trái cây chín rữa. Chúng thuộc nhóm bướm cảnh giác, khó lại gần để quan sát. Con cái khi phát hiện người ở gần thường bay vào mép rừng dưới gốc cây lớn. Nếu người quan sát tiếp tục đi theo, nó không bay mất hẳn mà thường bay ra xa từng đoạn ngắn, len lỏi giữa các gốc cây. Con đực khi thấy người cũng bay vào dưới tán cây rừng, nhưng cũng có lúc nó bay ra xa dọc theo đường mòn. Chúng thích sống ở rừng nguyên sinh nơi có những trảng trống trên độ cao tới 4000 fit. Một loài khác cũng có thể gặp chung với L.dirtea ở miền Nam là Bướm Giáp đen lớn chấm trắng Lexias albo-punctata. Con đực màu đen với hai chấm trắng rất rõ ở gần chót cánh. Con cái kích thước rất lớn, trông tương tự như con cái của hai loài trên, nhưng các vệt sáng màu ở cánh sau ngả sang xanh tím, cánh trước có các đốm màu trắng chứ không hơi vàng như hai loài kia. Sải cánh: 80-105mm.
Phân bố: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng không dễ gặp. Chúng có thể dùng làm sinh vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh còn tốt ở đó có nhiều lá, quả cây rụng trên nền đất ẩm ướt dưới tán rừng là nơi sống và điều kiện thích hợp nhất với chúng

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
02-07-2018, 06:19 AM
B.83-BƯỚM ĐEN ĐỐM VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/300s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/300_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/300_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/300_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/300_4s.jpg
Sưu tập :

B.83- Bướm đen đốm vàng Polyura athamas

Đặc điểm nhận dạng: Giống Polyura có 10 loài ở Việt Nam, P.athamas là loài phổ biến nhất. Giống này có nhiều đặc điểm tương tự giống Charaxes, nhưng cánh sau có hai đuôi ngắn và kiểu màu sắc khác hẳn giống Charaxes. Mặt trên P.athamas màu đen với một vạch rộng màu vàng xanh lục hơi nhạt chạy ngang qua hai cánh. Mặt dưới tương tự mặt trên nhưng ở phía ngoài vạch xanh có các hoa văn phức tạp hơn mặt trên và màu nền nhạt hơn. Còn hình chiếu của mặt trên xanh lục thì ở mặt dưới xanh da trời nhạt và dải viền mép ngoài cánh sau màu nâu đỏ nhạt. Sải cánh: 60-70mm.
Sinh học sinh thái: Bay rất nhanh. Tập tính và nơi gặp tương tự giống Charaxes. Đẻ trứng trên giống cây Sống rận ( Albizzia), họ Đậu ( Fabaceae). Cả bướm đực và bướm cái có thể dễ dàng gặp ở rừng thứ sinh gần suối, bướm cái lớn hơn chút ít. Bướm có cánh khỏe và bay nhanh. Chúng bị hấp dẫn bởi mùi quả thối, phân chim và động vật. Bướm tụ tập theo đàn lẫn với các loài bướm khác. Bướm cái đẻ trứngtrên một số cây thuộc họ Đậu Fabaceae như Bồ kết Gleditsia fera, Keo dậu Leucaena leucocephala và Lim vàng.
Phân bố ở nhiều độ cao khác nhau trong các khu rừng tái sinh và đặc biệt phong phú ở các trảng cỏ, bụi cây có độ cao dưới 700m.
Phân bố: Từ Sikkim tới Mianma, Trung Quốc, Thái lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài thường gặp và có phổ phân bố khá rộng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
02-07-2018, 06:22 AM
B.84-BƯỚM ĐEN HAI CHẤM TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/317s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/317_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/317_2s.jpg
Sưu tập :

B.84- Bướm đen hai chấm trắng Lexias albopunctata

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước lớn, mặt trên cánh của con đực có màu nâu đen thẫm với những đốm màu vàng, trắng, xanh ngọc ngằm rải rác không đồng nhất trên mặt cánh. ở phía chót cánh có 2 đốm màu trắng khá to, rất rõ. Mặt dưới cánh có màu nâu nhạt với nhửng đốm màu trắng nhỏ trên cánh (cánh trước nhiều hơn cánh sau) và phần chót cánh củng có hai đốm màu trắng. Vòi hút màu đỏ đậm. Con cái lớn hơn con đực và cái đốm màu trên cánh là màu trắng.
Sinh học, sinh thái: Loài này có thân hình chắc, khoẻ, bay rất nhanh khi bị kích động, xuất hiện vào mùa mưa hàng năm và chúng thường hút dịch các loài quả chín rụng trong rừng. Màu của chúng rất giống với màu thảm mục thực vật trong khu vực tìm kiếm thức ăn nên rất khó quan sát. Khi bị phát hiện chúng bay nhanh, tiếng đập cánh nghe rõ.
Phân bố: Vùng phân bố từ Cambodia và Thái Lan và lục địa Đông nam châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng miền Đông nam Bộ ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu đen và đốm trắng trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
02-07-2018, 06:25 AM
B.85-BƯỚM ĐUÔI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/297s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/297_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/297_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/297_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/297_4s.jpg
Sưu tập :

B.85- Bướm đuôi Vagrans egista

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này có thể dễ dàng phân biệt được bởi cánh sau có đuôi. Bướm có đặc điểm bay nhanh và xa. Đây là loài khá phổ biến dọc đường, sông và suối ở thung lũng và đỉnh đồi, chúng bị hấp dẫn bởi một số cây có hoa.
Nơi sống, sinh thái: Loài này thường xuất hiện vào cuối mùa mưa ở khu vực miền Đông nam bộ. Ở ven đường hay các khu vực trống trải trong rừng và thường di chuyển các bước nhảy liên tục trên mặt đất hoặc thảm thực vật rừng khô. Ít khi thấy đậu trên lá cây. Sâu non ăn lá một số loài cây Tạc và Chà ran Homalium cochinchinense thuộc họ Mùng quân Flacourtiaceae.
Phân bố: Vùng phân bố từ Nepal và Đông Bắc Ấn Độ về phía Đông đến Nam Trung Quốc và Hải Nam, phía Nam qua Philippin và Đông Dương đến Sunderland, Tân Ghi-nê và đến tận Australia. Gặp mọi nơi ở Việt Nam. Tên được đặt vì có đuôi ở cánh sau.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 07:49 AM
B.86-BƯỚM ĐUÔI BECNA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/252.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/252s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/252_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/252_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/252_4s.jpg
Sưu tập :

B.86- Bướm đuôi berna Charaxes bernardus

Đặc điểm nhận dạng: Các đại diện thuộc giống Charaxes có màu cơ bản là nâu đỏ đến nâu tối hoặc màu đất son và bọn chúng được tạo hóa ban tặng một màu rực lửa, có nhiều loài to thứ nhất thứ hai trong họ Bướm Giáp. Chúng thường có hai gai đuôi hoặc nhú đuôi một dài một ngắn, đôi khi đuôi ngắn như bị biến mất. C.bernardus là loài phổ biến nhất trong giống Charaxes. Mặt trên cánh màu cam với viền đen rộng ở chót và mép cánh trước. Cánh sau có một đuôi ngắn dạng răng. Con cái lớn hơn con đực, một đuôi dài hơn rõ rệt; một nhú đuôi ngắn và vùng giữa cánh trước với vùng giữa về mép trên cánh sau màu trắng. Mặt dưới con đực màu nâu với các đường mảnh màu đen chạy ngoằn ngoèo từ gốc cánh ra. Một số loài như C.marmax và C.aristogiton có kiểu mặt dưới cánh rất giống, không thể phân biệt được bằng quan sát. Bướm đực có một vài dạng khác nhau cả về kích thước và màu sắc; sự phong phú của chúng phụ thuộc vào vùng địa lý. Sải cánh: 80 - 110mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này có thể dễ dàng gặp ở những nơi trống trải với độ cao vừa và thấp. Gặp ven đường mòn trong rừng, hút chất khoáng từ các bãi phân thú. Bay rất nhanh, cánh đập mạnh, đôi khi có thể nghe thấy khi nó bay lại gần, khi bay, ánh màu cam và viền đen ở mặt trên thấp thoáng. Sâu ăn lá cây Bí bai Acronychia pedunculata, họ Cam quýt Rutaceae. C.bernardus dạng màu nâu thường phổ biến hơn. Loài này có thể dễ dàng gặp ở những nơi trống trải với độ cao vừa và thấp. Tập tính của loài này giống như những loài bướm nói trên nhưng sâu non sống trên cây họ Cam và Long não.
Phân bố: Từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Đông Dương và bán đảo Mã-lai, phía Nam đến những đảo lớn của quần đảo San-đa. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam, có cả ở thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Giống Charaxes rất phong phú ở châu Phi với hàng trăm loài. Việt Nam chỉ có năm loài. Là giống bướm gồm các loài đẹp, to, khỏe, có thể nuôi chúng trong các trang trại nuôi côn trùng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 07:53 AM
B.87-BƯỚM ĐUÔI MARMAX
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/334.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/334s.jpg

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/4b/18/9a/4b189adb33d476ad62498b684515ae48.jpg

http://image.shutterstock.com/display_pic_with_logo/3713207/423302974/stock-photo-the-yellow-rajah-charaxes-marmax-423302974.jpg

Sưu tập :

B.87- Bướm đuôi mamax Charaxes marmax

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên tương tự như phân loài Charaxes.bernadus, nhưng không có dải trắng và có viền mép ngoài cánh màu đen rất đẹp ở cánh trước. Cũng trên cánh trước còn có một chấm đen ở nơi đóng của vùng trung tâm và một chấm hình trăng lưỡi liềm ở xa hơn về phía đuôi cánh - Ở cánh sau có một chuỗi các đốm đen hình cái nêm có kích cỡ to, nhỏ khác nhau rải theo gần sát mép ngoài cánh. Mặt dưới màu vàng đất son ánh xanh đỏ, vùng trung tâm có những đường màu tối đứt quãng. Sải cánh: 90-120mm.
Nơi sống, sinh thái: Loài này chỉ gặp ở những nơi rừng còn tốt, chúng thường tập trung với một số loài bướm khác hút các chất thải của động vật rừng với độ cao vừa và thấp dưới 1000m. Tập tính của loài này giống như nhưng loài bướm Charaxes bemardus sâu non sống trên những cây họ Cam Rutaceae và họ Long não Lauraceae. Loài hiếm gặp hơn so với Charaxes bemardus
Phân bố: Vùng phân bố từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Đông Dương và bán đảo Malaysia, phía Nam đến những đảo lớn của quần đảo San đa. Xuất hiện nhiều nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo phiên âm Latin marmax.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 07:56 AM
B.88-BƯỚM Ê KE XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/380_1s.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7171/6810565211_cdf5808a0f_b.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/380_2s.jpg
Sưu tập :

B.88- Bướm ê ke xanh Graphium eurypylus

Đặc điểm nhận dạng: Loài này dễ nhầm với Graphium doson và G.chironides, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được bởi những chi tiết khác nhau về cấu trúc và cách sắp xếp của các đốm xanh và đặc biệt là mặt dưới cánh sau. Con đực và con cái giống nhau. Ở mặt trên, cánh trước có 3 vạch mỏng, ngắn, nhỏ ở gốc của phần trung tâm màu xanh nhạt, phía bên trên đỉnh của vùng trung tâm có thêm 2 đốm cùng màu. Phần giữa của cánh là một dải các vạch màu xanh liên tục kéo dài từ 2 đến 5 với độ lớn nhỏ dần, theo đó dải số 5 là nhỏ nhất, trên đó là hai chấm nhỏ của gốc dải số 7 và kết thúc bằng một chấm của dải số 8, tất cả đều màu xanh nhạt. Viền cánh được trang trí bằng một dải vòng cung các chấm màu xanh nhạt. Ở cánh sau, vùng giữa là một dải như là nối tiếp phần giữa của cánh trước, có phần trên màu trắng, và xanh dần ở phần dưới. Các chấm xanh ở cánh trên như được kéo dài, nối tiếp bằng hệ thống các chấm ở mép cánh sau. Ở mặt sau, có một dải trắng kéo dài từ gốc cánh đến mép trong cánh, với màu nền là màu đen tuyền, có một chấm đỏ ở vị trí 8,1,2,3, một chấm hình chữ nhật màu đen ở đỉnh vùng trung tâm, một dải màu trắng ở phần giữa sát gốc. Và cuối cùng là mép ngoài được viền bởi các đốm xanh nhạt thành hình vòng cung. Sải cánh: 75-90mm.
Sinh học sinh thái: Là loài khá phổ biến, đặc biệt ở trong rừng tự nhiên, nơi có các lối mòn đi trong rừng và dọc sống, suối, nhất là nơi có chất thải động vật. Khi trứng bắt đầu nở, ấu trùng có màu đen, khi lớn dần lên có màu nâu và chuyển thành màu xanh lá cây và màu sắc này vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên hơi xỉn hơn khi chúng chuyển sang dạng nhộng. Con trưởng thành có màu nền đen, với các màu xanh và trắng được bố trí nhìn như một chiếc eke, và phía sau thì được điểm thêm một số màu đỏ nữa.
Phân bố: Đông bắc và Nam Á(Sikkim, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam không phổ biến. Phân bố ở độ cao dưới 700m ở các khu rừng thứ sinh và trảng cây bụi, thảm cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Giống như loài Graphium sarpedon và Graphium doson

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:00 AM
B.89-BƯỚM BÁO HOA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/256.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/256_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/256_2s.jpg
Sưu tập :

B.89- Bướm báo hoa Phalanta phalantha

Đặc điểm nhận dạng: Các loài thuộc giống này thường có màu sắc như trên da báo. Bướm màu vàng cam tươi với những chấm và vệt đen khắp mặt trên của cánh trước và cánh sau trông như hoa văn của Bướm báo hoa mai. Loài này rất dễ nhầm với loài Enispe intermedia thuộc họ Bướm rừng Amathusiidae. Mặt dưới bóng hơn mặt trên, con đực và con cái nhìn giống nhau, có các cá thể màu tía bóng nổi bật ở dạng mùa khô. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học sinh thái: Xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò. Chúng ưa thích nơi sống vùng làng quê nằm gần những nơi có những bụi hoa Lantana camara . Bướm bay khá thấp gần mặt đất và bị hấp dẫn bởi các bụi hoa trồng ở công viên hay trong vườn nhà. Bướm cái đẻ trứng trên cây Kim quýt Triphasia trifolia thuộc họ Cam Rutaceae. Phân bố rộng với số cá thể đông ở độ cao dưới 700m trong khu vực bụi cây, trảng cỏ. Trên đỉnh của Hymalaya ở độ cao 3000 m cũng đã phát hiện được loài này.
Phân bố: Nam Á bao gồm cả Xrilanca và Mianma, từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đông Dương và bán đảo Malaixia, phía Nam đến những đảo lớn của Inđônêxia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài thường gặp và phân bố rộng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:03 AM
B.90-BƯỚM BÁO HOA VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/327_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/327s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/327_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/327_3s.jpg

Sưu tập :

B.90- Bướm báo hoa đỏ Cethosia biblis

Đặc điểm nhận dạng: Giống Cethosia gồm những loài bướm màu sắc rất đẹp, màu cam đỏ với diềm cánh dạng răng cưa rất sâu, nhọn, viền đen. Gân 10 trên cánh trước bắt đầu từ gân 7, vùng trung tâm cánh sau có phần nhỏ đóng. Con đực và con cái có màu sắc khác nhau. Con đực loài Cethosia biblis có mặt trên cánh màu cam đỏ, nửa ngoài cánh trước màu đen với các vạch trắng hình móng ngựa và các chấm trắng xếp thành hai hàng, viền cánh đen và có các đường trắng chạy theo mép răng cưa của cánh. Mặt dưới có kiểu màu sắc phức tạp với các màu trắng, cam, đỏ, đen. Con cái tương tự con đực nhưng màu nền vàng xám đôi khi tối xậm như màu đất xỉn hơn và cánh trước có phần đen chiếm gần hết cánh. Ở loài Cethosia cyane, gần chót cánh trước có một dải xiên rộng màu trắng. Mặt trên cánh sau màu đất son, nhưng mép ngoài cánh và những hàng hoa văn, chấm chạy theo gần mép cánh có màu đen. Sải cánh: 70-80mm.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở khoảng trống trong rừng. Cũng phổ biến ở khu dân cư, gần nơi có cây chủ của chúng. Đẻ trứng trên dây nhãn lồng (Passiflora sp.), họ Nhãn lồng (Passifloraceae). Sâu sống thành đàn. Ở độ cao từ 700m trở lên loài này phân bố ở mọi sinh cảnh và phổ biến ở độ cao trên 1.200m, các khu rừng thứ sinh và chúng còn phổ biến ở các khu nông nghiệp ở độ cao dưới 700m.
Phân bố: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Hải Nam, Hồng Kông, Philippin, Malaixia, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam, phổ biến nhưng ít gặp con trưởng thành với số lượng nhiều.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Phổ phân bố tuy rộng nhưng không thường gặp. Là loài bướm có kích thước tuy không lớn nhưng rất đẹp và hấp dẫn. Nên nhân nuôi loài bướm này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:05 AM
B.91-BƯỚM BÁO HOA NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/475s.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2789/4156900108_d3ba317a05.jpg

https://abutterflyart.files.wordpress.com/2008/07/lexias-damalis-back.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/PhalantaAlcippe/PhalantaAlcippe_KrushnameghKunte_ai428.jpg

Sưu tập :

B.91- Bướm báo hoa nhỏ Phalanta alcippe

Đặc điểm nhận dạng: Các loài thuộc giống này thường có màu sắc như trên da báo. Bướm màu vàng cam tươi với những chấm và vệt đen khắp mặt trên của cánh trước và cánh sau trông như hoa văn của báo Hoa Mai. Loài này rất dễ nhầm với loài Enispe intermedia thuộc họ Amathusiidae. Mặt dưới bóng hơn mặt trên, con đực và con cái nhìn giống nhau, có các cá thể màu tía bóng nổi bật ở dạng mùa khô. Sải cánh: 40-45mm.
Sinh học, sinh thái: Phalanta alcippe có kích thước nhỏ hơn Phalanta phalantha, màu nhạt hơn và hoa văn cũng không dày đặc. Loài này chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò. Chúng ưa thích nơi sống vùng làng quê nằm gần những nơi có những bụi hoa Thơm ổi Lantana camara. Bướm bay khá thấp gần mặt đất và bị hấp dẫn bởi các bụi hoa trồng ở công viên hay trong vườn nhà. Bướm cái đẻ trứng trên câyKim quýt Triphasia trifolia thuộc họ Cam Rutaceae.
Phân bố: Nam Á bao gồm cả Xrilanca và Mianma, từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đông Dương và bán đảo Malaixia, phía Nam đến những đảo lớn của Indonesia. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam. Phân bố rộng với số cá thể đông. Cũng đã phát hiện được loài này ở độ cao đến 1000m ở VQG Tam Đảo.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài thường gặp và phân bố rộng khắp Việt Nam nên được xếp vào các loài thông thường.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:08 AM
B.92-BƯỚM BỤNG SỌC TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/324.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/324s.jpg

http://orig11.deviantart.net/cc5b/f/2009/143/7/b/athyma_perius_perius_230509_2_by_inckurei.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7461/16017601995_c45a34a782_b.jpg

Sưu tập :

B.92- Bướm bụng sọc trắng Athyma perius

Đặc điểm nhận dạng: Loài có kích thước trung bình, cơ thể lớn hơn và mập hơn. Bụng bướm đực thường có vạch màu trắng. Bướm cái giống như bướm đực. Loài này có thể dễ dàng phân biệt với các loài khác thuộc giống Athyma như Athyma selenophora hay Athyma nefte do ở các đốt có những vệt trắng trên bụng. Loài A.perius có dải trung tâm xuất phát từ gốc cánh và chia làm 4: đoạn gốc dài, nhỏ, nhọn, tiếp theo về phía chót cánh là 3 chấm to đần đều. Tất cả các dải chấm đều có màu trắng toát nổi bật trên nền đen, ngoại trừ những hình trăng khuyết rất mờ chạy theo gần mép cánh có màu vàng cam. Đây là một nét đặc biệt của loài này và khác hẳn với các loài thuộc giống Neptis. Sải cánh: 60-65mm.
Sinh học, sinh thái: Là loài khá phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, ở bìa rừng và gần các sông suối ở độ cao vừa phải và thấp. Bướm bị hấp dẫn bởi một số cây có hoa. Chúng xuất hiện quanh năm và bướm cái đẻ trứng trên một số cây thuộc chi Bọt ếch Glochidion sp. Cây thức ăn còn là: Glochidion wrightii, Glochidion macrophyllum, Phylllanthus sp. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Đông Dương và Đài Loan, phía Nam đến Sumatra và đảo Sumbawa. Phân bố khắp Việt Nam ở độ cao dưới 1.200m trên các trảng cỏ, bụi cây.. Bướm đặt tên theo đặc điểm phân loại là các sọc trắng ở bụng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:12 AM
B.93-BƯỚM BĂNG VÀNG DẢI CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/316s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/1a_7/a-28740.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3002/3249188240_e4917550a4.jpg
Sưu tập :

B.93- Bướm băng vàng dải cam Pantoporia hordonia

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên cánh có màu nâu đen thẫm với những giải băng đốm màu vàng cam, dọc theo mép cánh trước có một dải màu đỏ cam chia làm hai khúc. Đỉnh chót cánh có màu trắng. Trên cánh trước có một băng hình con ốc vặn chạy từ gốc qua vùng trung tâm của cánh; hai dải băng còn lại ở vùng ô cánh, còn có một đường rất mảnh chạy theo gần mép ngoài cánh ôm lấy các dải vàng bên trong ô cánh. Trên cánh sau có hai dải rộng ở giữa cánh và một đường rất mảnh ở sát mép ngoài cánh. Mặt dưới cánh cũng gồm hai màu đen và vàng nhưng dọc theo mép cánh là dải băng màu đen sậm đứt khúc và có màu vàng nhạt và nâu nhạt. Khi đậu chúng thường xoè cánh và có kiểu bay rất giống với nhóm Bướm lính thủy Neptis. Sải cánh: 50mm.
Nơi sống, sinh thái:
Loài này sống ở độ cao trên 700m, khi bị kích động chúng thường bay một quãng ngắn rồi dừng lại. Thức ăn của sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Đậu Fabaceae như Albizzia chinensis, Acacia concinna, Acacia pennata
Phân bố: Vùng phân bố từ Cambodia và Thái Lan và lục địa Đông nam châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu đen và băng màu cam trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:16 AM
B.94-BƯỚM BẢN ĐỒ NHỎ NÂU CAM ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/282.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/282s.jpg


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/13/Open_wing_position_of_Chersonesia_risa_Doubleday%2 C_1848_%E2%80%93_Common_Maplet_WLB_DSC_4357.jpg/320px-Open_wing_position_of_Chersonesia_risa_Doubleday%2 C_1848_%E2%80%93_Common_Maplet_WLB_DSC_4357.jpg

B.94- Bướm bản đồ nhỏ nâu cam đỏ Chersonesia risa

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống Chersonesia gồm những loài bướm có kích thước nhỏ bé với màu nền nâu cam đỏ và những sọc, dải chạy ngang cánh. Loài Chersonesia.risa có mặt trên con đực màu vàng nâu nhạt, có các dải nâu tối kéo dài từ đỉnh trên cánh trước cho tới đỉnh dưới và mép trong cánh sau, có một chiếc nhú đuôi rất kín và nhỏ ở cuối gân 4; con cái lớn hơn, có màu đất nhạt. Mặt dưới: giống như mặt trên nhưng được trang trí nhạt hơn. Sải cánh: 40-45mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở vùng đồi núi và trong các khu rừng thường xanh ở các tỉnh phía Nam. Ở miền Đông Nam bộ chúng thường xuất hiện ở các khu rừng còn tốt vào giữa và cuối mùa mưa hàng năm, bay chậm và thường có tập tính quay lại nơi thường đậu khi bi xua đuổi.
Phân bố:
Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Hải Nam, Thái Lan, Lào, Camphuchia, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam. Khá hiếm ở miền Bắc và nhiều ở miền Đông nam bộ. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng trên Thế giới nhưng ít gặp. ở Việt Nam cũng ít gặp chúng. Cần bảo vệ tốt rừng, đồi, núi là nơi cư trú của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
04-07-2018, 08:20 AM
B.95-BƯỚM BẢN ĐỒ THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/283.JPG
Sưu tập :

B.95- Bướm bản đồ thường Cyrestis themires

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: Cyrestis là giống bướm có màu nền sáng (trắng, trắng vàng) với các đường vân mảnh sậm màu trên cánh, phối hợp với gân cánh chạy gần như vuông góc tạo thành ô, khiến cho chúng có tên là Cánh bản đồ (Map wing). Con đực và cái giống nhau. Việt Nam có bốn loài giống Cyrestis, tất cả đều chủ yếu phân bố trong rừng. C.nivea gần giống Cyrestis thyodamas, được phân biệt bởi các đường mảnh ở vùng giữa cánh của C.nivea chạy tương đối thẳng chứ không ngoằn ngoèo như ở Cyrestis thyodamas, ngoài ra đường viền màu đen chạy gần mép cánh trông rõ rệt hơn loài C.thyodamas. Hai loài còn lại là C.themire và C.cocles. C.cocles có hai dạng khác hẳn nhau, dạng earli và dạng cocles. Hai loài này đều dễ nhận diện. Bướm cái của loài này rất khác nhau. Có hai dạng màu sắc: bướm đực thường trắng và bướm cái có màu nâu non. Những mẫu tiêu bản của dạng bướm mùa mưa có những vết tối màu hơn. Sải cánh: 45-55mm.
Sinh học sinh thái: Tất cả các loài trong giống Cyrestis đều phổ biến trong rừng và xuất hiện nhiều theo mùa. Thường gặp vào đầu mùa mưa. Bay thấp, cánh đập gắt, khó quan sát khi bay. Chúng hay sà xuống mặt đất để hút chất khoáng, khi đậu thường xoè cánh. Khi cảm thấy bị đe doạ chúng thường bay vào một cây bụi, đậu ngược ở mặt dưới lá cây. Nếu người quan sát tiếp tục đến gần, nó lại bay nhanh ra xa và đậu ở tư thế tương tự. Sâu của giống Cyrestis được nghi nhận ăn lá một số loài cây trong họ Dâu tằm (Moraceae). Loài Cyrestis thyodamas thích những nơi trống trải (bờ suối và sông) và những con đường làng ở độ cao vừa và thấp. Chúng bay gần mặt đất, đôi khi bướm đậu ở dưới mặt lá. Sâu non ăn lá cây Sung (họ Dâu tằm Moraceae) như các cây: Ficus bengalensis, Ficus religiosa, Ficus nemoralis.
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Đông Apganistan đến Nam Trung Quốc và Nhật Bản, phía Nam qua Mianma và Thái Lan đến Đông Dương, San-đơ-lan và Tân Ghi-nê. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Nhưng khá hiếm. Phân bố ở mọi môi trường ở độ cao dưới 1.200m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là một trong 4 loài bướm của giống Cyrestis có cấu trúc cánh rất đặc biệt vì chúng có cánh rất mỏng và mềm mại so với các loài trong họ bướm Giáp (Nymphalidae). Hoa văn trên cánh cũng độc đáo. Do đó, tuy chúng không hiếm gặp nhưng rất có giá trị cho các bộ sưu tập bướm cũng như trong đa dạng sinh học nói chung. Cũng có thể nhân nuôi loài này vì đã biết thực vật làm thức ăn cho nó.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
05-07-2018, 06:44 AM
B.96-BƯỚM CÁNH BẢN ĐỒ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/298.JPG

https://c1.staticflickr.com/4/3237/3119783899_069be7b49f.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8382/8488190656_7a25699e21_b.jpg

http://www.museum.osakafu-u.ac.jp/html/jp/material/real_file/img2383.jpg

Sưu tập :

B.96- Bướm cánh bản đồ Cyrestis thyodamas

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống: Cyrestis là giống bướm có màu nền sáng (trắng, trắng vàng) với các đường vân mảnh sậm màu trên cánh, phối hợp với gân cánh chạy gần như vuông góc tạo thành ô, khiến cho chúng có tên là Cánh bản đồ (Map wing). Con đực và cái giống nhau. Việt Nam có bốn loài giống Cyrestis, tất cả đều chủ yếu phân bố trong rừng. C.nivea gần giống Cyrestis thyodamas, được phân biệt bởi các đường mảnh ở vùng giữa cánh của C.nivea chạy tương đối thẳng chứ không ngoằn ngoèo như ở Cyrestis thyodamas, ngoài ra đường viền màu đen chạy gần mép cánh trông rõ rệt hơn loài C.thyodamas. Hai loài còn lại là C.themire và C.cocles. C.cocles có hai dạng khác hẳn nhau, dạng earli và dạng cocles. Hai loài này đều dễ nhận diện. Bướm cái của loài này rất khác nhau. Có hai dạng màu sắc: bướm đực thường trắng và bướm cái có màu nâu non. Những mẫu tiêu bản của dạng bướm mùa mưa có những vết tối màu hơn. Loài C.thyodamas: tương tự như loài C.nivea nhưng các đường ngang không chạy thẳng và dải sau đĩa cánh ở mặt trên cánh sau mờ hơn và vùng có màu đất son ở vùng gốc cánh gần như màu đen, có đường rất mảnh xanh thép chạy dọc theo phía trong của các mép cánh. Thùy và đuôi cánh sau nhô ra dài và rất mềm mại. Sải cánh: 50-60mm.
Sinh học sinh thái: Tất cả các loài trong giống Cyrestis đều phổ biến trong rừng và xuất hiện nhiều theo mùa. Thường gặp vào đầu mùa mưa. Bay thấp, cánh đập gắt, khó quan sát khi bay. Chúng hay sà xuống mặt đất để hút chất khoáng, khi đậu thường xoè cánh. Khi cảm thấy bị đe doạ chúng thường bay vào một cây bụi, đậu ngược ở mặt dưới lá cây. Nếu người quan sát tiếp tục đến gần, nó lại bay nhanh ra xa và đậu ở tư thế tương tự. Sâu của giống Cyrestis được nghi nhận ăn lá một số loài cây trong họ Dâu tằm (Moraceae). Loài Cyrestis thyodamas thích những nơi trống trải (bờ suối và sông) và những con đường làng ở độ cao vừa và thấp. Chúng bay gần mặt đất, đôi khi bướm đậu ở dưới mặt lá. Sâu non ăn lá cây Sung (họ Dâu tằm Moraceae) như các cây: Ficus bengalensis, Ficus religiosa, Ficus nemoralis.
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Đông Apganistan đến Nam Trung Quốc và Nhật Bản, phía Nam qua Mianma và Thái Lan đến Đông Dương, San-đơ-lan và Tân Ghi-nê. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Nhưng khá hiếm. Phân bố ở mọi môi trường ở độ cao dưới 1.200m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong 4 loài bướm của giống Cyrestis có cấu trúc cánh rất đặc biệt vì chúng có cánh rất mỏng và mềm mại so với các loài trong họ bướm Giáp (Nymphalidae). Hoa văn trên cánh cũng độc đáo. Do đó, tuy chúng không hiếm gặp nhưng rất có giá trị cho các bộ sưu tập bướm cũng như trong đa dạng sinh học nói chung. Cũng có thể nhân nuôi loài này vì đã biết thực vật làm thức ăn cho nó.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
05-07-2018, 06:51 AM
B.97-BƯỚM BẢN ĐỒ CẨM THẠCH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/375.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/375_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/375_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/375_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/375_4s.jpg
Sưu tập :

B.97- Bướm cánh bản đồ cẩm thạch Cyrestis cocles

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: Cyrestis là giống bướm có màu nền sáng (trắng, trắng vàng) với các đường vân mảnh sậm màu trên cánh, phối hợp với gân cánh chạy gần như vuông góc tạo thành ô, khiến cho chúng có tên là Cánh bản đồ (Map wing). Con đực và cái giống nhau. Việt Nam có bốn loài giống Cyrestis, tất cả đều chủ yếu phân bố trong rừng. C.nivea gần giống Cyrestis thyodamas, được phân biệt bởi các đường mảnh ở vùng giữa cánh của C.nivea chạy tương đối thẳng chứ không ngoằn ngoèo như ở Cyrestis thyodamas, ngoài ra đường viền màu đen chạy gần mép cánh trông rõ rệt hơn loài C.thyodamas. Hai loài còn lại là C.themire và Cyrestis cocles.Cyrestis cocles có nền cánh màu trắng kem với nhiều vệt song song màu nâu nhạt kéo dài từ bờ trước cánh trước đến bờ sau cánh sau; cánh sau có một đuôi nhọn ở gân 4. Cánh trước có các đốm mắt phân bố trong khoảng 1b, 2, 4 đến 6; mặt trên cánh sau, các đốm mắt phân bố dài thành hàng dọc theo bờ bên cánh. Mùa mưa loài có màu sắc sậm hơn và các đốm mắt cũng rõ hơn dạng mùa khô. Con đực có bờ bên cánh hơi gợn sóng hơn so với con cái.
Sinh học sinh thái: Loài thường gặp ở những vùng rừng thưa, đất ẩm, hút khoáng từ đất. Loài ít bay, đậu ở cả mặt trên và mặt dưới lá. Khi đậu, thường mở rộng cánh và ép xuống bề mặt lá. Hình thái loài và tập tính đậu giúp loài ngụy trang như một tấm mạng nhện trên lá hoặc đốm bệnh của lá. âu của giống Cyrestis được nghi nhận ăn lá một số loài cây trong họ Dâu tằm (Moraceae). Loài Cyrestis thyodamas thích những nơi trống trải (bờ suối và sông) và những con đường làng ở độ cao vừa và thấp. Chúng bay gần mặt đất, đôi khi bướm đậu ở dưới mặt lá. Sâu non ăn lá cây Sung (họ Dâu tằm Moraceae) như các cây: Ficus bengalensis, Ficus religiosa, Ficus nemoralis.
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Đông Apganistan đến Nam Trung Quốc và Nhật Bản, phía Nam qua Mianma và Thái Lan đến Đông Dương, San-đơ-lan và Tân Ghi-nê. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Nhưng khá hiếm. Phân bố ở mọi môi trường ở độ cao dưới 1.200m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong 4 loài bướm của giống Cyrestis có cấu trúc cánh rất đặc biệt vì chúng có cánh rất mỏng và mềm mại so với các loài trong họ bướm Giáp (Nymphalidae). Hoa văn trên cánh cũng độc đáo. Do đó, tuy chúng không hiếm gặp nhưng rất có giá trị cho các bộ sưu tập bướm cũng như trong đa dạng sinh học nói chung. Cũng có thể nhân nuôi loài này vì đã biết thực vật làm thức ăn cho nó.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
05-07-2018, 06:54 AM
B.98-BƯỚM CÁNH RỘNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/235.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/235_2s.jpg

http://i854.photobucket.com/albums/ab109/duy-my5/Buomnau4.jpg

http://www.belizehank.com/IMAGES/Butterflies/Sumatra/sb135.jpg

Sưu tập :

B.98- Bướm cánh rộng Hypolimnas bolima

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước tương đối lớn và dễ nhận diện.Mặt trên con đực có màu nền đen với mảng ở giữa cánh dạng "quả trứng" trên cả 4 cánh, ở chót cánh trước có một đốm trắng to và có một loạt các chấm trắng rất nhỏ chạy dọc theo gần mép ngoài của cả cánh trước lẫn cánh sau, con cái lớn hơn con đực. Bướm cái và bướm đực rất khác nhau về màu sắc và hoa văn trên cánh. Một số dạng có đốm hoa nhuốm màu xanh sẫm nhưng một số khác lại không có những đốm hoa này. Bướm cái bắt chước (mạo danh) loài Euploea corethuộc họ Bướm đốm Danaidae nhưng cánh to hơn với mép ngoài cánh trước hình lỏng chảo và mép ngoài cánh sau có hình vỏ sò. Sải cánh: 70-110mm.
Sinh học sinh thái: Gặp khắp nơi, thường thấy ở khu vực có cây bụi, những khoảng trống trong rừng, ven đường mòn; trong thành phố hay gặp ở những bãi trống có cây chủ. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa, thường đậu trên một cành cây chìa ra ở một khoảng trống và đánh đuổi các con bướm khác bay vào khu vực của nó. Sâu ăn lá rất nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae và họ Ô rô Acanthaceace, Portulaca, Alternanthera sessilis. Trứng có khi được đẻ thành từng đám, chồng lên nhau. Sâu màu đen với các gai phân nhánh, đầu màu cam. Nhộng màu nâu đen loang lổ, nguỵ trang dạng một mẩu lá héo hay cành khô. Loài này thường di cư. Cả bướm đực và cái bay gần rừng phục hồi thứ sinh và khu đất canh tác, chúng thường hút mật hoa. Những cây thức ăn khác thuộc các họ Rau rền và họ Khoai lang.
Phân bố: Phân bố từ Đông châu Phi và Madagasca, qua các đảo trên Ấn Độ Dương và Ấn Độ đến Đông nam châu Á, Tân Ghi-nê và Australlia, phía Bắc đến Trung Quốc và các đảo phía Nam Nhật Bản. Phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
H.bolina có rất nhiều loài phụ, phân bố rất rộng, từ Châu Phi đến Trung Quốc, châu Úc và khu vực Thái Bình Dương. Các loài phụ này rất khác nhau về màu sắc. Theo màu sắc thì loài phụ ở Việt Nam là H.bolina jacintha. Là loài thường gặp ở rừng núi. Loài thứ hai trong giống này có ở Việt Nam là H.misippus, hiếm gặp hơn. Con đực có thể phân biệt với H.bolina bởi mặt dưới cánh sau có một chấm đen ở sát bờ cánh. Con cái loài này bắt chước loài Danaus chrysippus.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
05-07-2018, 06:57 AM
B.99-BƯỚM CÁNH SỌC TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/331.JPG

http://www.learnaboutbutterflies.com/Neptis%20dejeani%20AN6082-001v.jpg

http://www.learnaboutbutterflies.com/Neptis%20hylas%208644-001a.jpg
Sưu tập :

B.99- Bướm cánh sọc trắng Neptis clina

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên: màu đen với những điểm trang trí màu trắng. Cánh trước có vệt hình ngọn đuốc xuất phát từ gốc đến vùng giữa sát mép ngoài cánh, có một loạt các điểm trắng ở vùng giữa gần mép cánh nhưng không có ở khoảng 4, các đốm còn lại hướng ra viền trên cánh. Ở cánh sau, từ vùng giữa cánh trở ra hình thành một dải các đốm, kết thúc ở gân 7. Loài này giống như loài trên nhưng nhỏ hơn và mặt dưới màu đất nâu, không có đường viền tối màu trên các đốm. Ở khía cạnh khác nó giống như N.hylas, nhưng vùng lông mao ở khoảng 6,7 không có khoảng sáng. Mặt dưới: màu nâu đỏ tối, có các đường trang trí mờ với những màu tối hơn. Bướm đực và bướm cái như nhau. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học, sinh thái: Đây là loài tương đối phổ biến ở bìa rừng và đám bụi cây, chủ yếu ở độ cao vừa và thấp trong các trảng cỏ, bụi cây và khi xuống thấp dưới 700m còn bắt gặp chúng sống trong các khu rừng. Cây thức ăn của sâu non là Trắc thuộc họ Đậu Fabaceae.
Phân bố: Vùng phân bố từ Tây Trung Quốc, Đông Nam Ấn Độ, lục địa Đông nam châu Á, phía Nam đến Sumatra, Borneo, Java, và Philippin. Gặp mọi nơi ở Việt Nam. Tên loài đặt theo những sọc trắng trên cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm trong họ bướm giáp thường gặp và phổ biến nhất.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
05-07-2018, 07:01 AM
B.100- BƯỚM CÁNH VÂN HOA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/206.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/206s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/206_2s.jpg
Sưu tập :

B.100- Bướm cánh vân hoa Junonia atlites

Đặc điểm nhận dạng: Không thể nhầm lẫn vì có màu nền xám trắng trong vùng đĩa cánh và các đốm mắt chạy dọc mép tất cả các cánh, một số đốm lớn nửa cam nửa đen, có các đường vạch xám đen chạy ở viền cánh và ô cánh trước. Con đực và cái giống nhau. Giống như các loài bướm hoa khác, loài bướm này có hai dạng tuỳ theo hình dạng của cánh và mẫu hoa văn mặt dưới cánh. Sải cánh: 55-65mm.
Sinh học sinh thái: Rất phổ biến ở các khu đô thị. Tập tính và nơi gặp tương tự J.almana. Được ghi nhận đẻ trứng trên giống cây Đinh lịch (Hygrophilalancea), họ Ô rô (Acanthaceae). Đôi khi bướm cái không đẻ trứng trên cây chủ mà trên một cành khô, một cái lá héo hoặc một giá thể nào khác ở gần cây chủ. Sâu non sau khi nở ra hoặc mới nở bò sang cây chủ để ăn lá. Chúng xuất hiện ở những sinh cảnh tương tự loài J.almana.
Phân bố: Từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, và Việt Nam. Phân bố Toàn Việt Nam. Là loài có thể nói là phổ biến nhất trong số các loài thuộc giống Junonia - rất thường gặp và dễ thu bắt.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
07-07-2018, 01:03 PM
B.101-BƯỚM CHÚA HẠI CỌ DẦU
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/277.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/277_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/277_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/277_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/277_4s.jpg
Sưu tập :

B.101- Bướm chúa hại cọ dầu Amathusia phidippus

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm có kích thước lớn, sải cánh từ 100 – 125mm, Mặt cánh trên có màu nâu chocolate đậm và có các dải nâu nhạt ở cả hai mép cánh. Mặt cánh dưới có màu nâu nhạt với các sọc màu nâu đậm, nhạt không đồng nhất. Cánh sau có hai đốm mắt khá lớn rất đặc trưng cho giống Bướm chúa Amathusia sp. Phần gốc cánh sau có một phần kéo dài thành đuôi ngắn. Phần chót đuôi có màu nâu đậm và có 2 đốm mắt hình bán nguyệt ở cả mặt trên lẫn mặt dưới.
Sinh học, sinh thái:
Là loài bướm ngày nhưng chúng thường xuất hiện và kiếm ăn vào chập tối và ban đêm. Bay chậm và ngắn, ban ngày thường đậu dọc theo thân cây. Do có tập tính bị thu hút bởi ánh sáng nhà nên có thể gặp ở trong nhà̀. Thức ăn của chúng là những loài quả thối trong khu vực phân bố. Sâu non ký chủ trên các loài thực vật thuộc họ Cau Arecaceae
Phân bố:
Gặp ở hầu khắp các khu vực có cây ký chủ của sâu non như Dừa Cocos nucifera, Cau Areca catechu, kể cả ở những thành phố lớn như Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loài bướm hiếm gặp nên các nghiên cứu sâu về tập tính sinh thái của chúng vẫn còn nhiều bí ẩn đối với con người chúng ta.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
07-07-2018, 01:08 PM
B.102-BƯỚM DẢI TRẮNG CHÓP CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/279.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/279_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/279_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/279_3s.jpg

Sưu tập :

B.102- Bướm dải trắng chóp cam Athyma nefte

Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên: con đực: vệt trung tâm cánh trước chia thành hai khúc rõ hoặc không rõ ràng,có hoặc không có những đốm ở phần giữa gần mép ngoài cánh, ở phía đỉnh màu đất son, nhưng dạng mùa mưa thì không có đốm này; con cái: có thể lưỡng hình hoặc không, với màu nâu cam, hoặc nâu socola, hoặc giống như con cái của Athyma cama, nhưng tất cả những khoảng trang trí như mặt trên và có những đốm đen ở khu vực giữa gần mép ngoài cánh ở khoảng 4 và 5 là như nhau. Gần giống với Athyma cama về cách bài trí hoa văn và kích thước, có một điểm giống nữa là ở vùng đỉnh chót mặt trên cánh trước có một mảng màu đất son hay có thể gọi là cam đỏ, và các đường mảnh chạy theo đường mép ngoài cánh màu nâu vàng mờ. Tất cả các dải và đốm to, nhỏ khác ở mặt trên các cánh đều là màu trắng toát được bài trí nổi bật trên màu nền đen. Hoa văn và cách bài trí ở mặt trên con cái giống hệt như ở loài A.cama nhưng khác vì tất cả màu cam đỏ trên nền đen rất nổi trội, rực rỡ.
Mặt dưới có màu nền vàng đất son, hoa văn tương tự mặt trên, thêm vào đó là một loạt các đốm đen ở phần giữa cánh sau và ngoài ra ở góc chót cánh trước có màu đỏ lửa; các dải, chấm to nhỏ còn lại đều màu trắng. Sải cánh: 60 -70mm.
Sinh học sinh thái:
Thức ăn của sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như Glochidion zeylancicum hoặc Mussaenda frondosa thuộc họ Cà phê Rubiaceae
Phân bố:
Vùng phân bố từ Cambodia và Thái Lan và lục địa Đông nam châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu đen và đốm vàng cam trên chóp cánh trước.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp. Là một trong những loài bướm đẹp. Loài này có thể nhân nuôi trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
07-07-2018, 01:12 PM
B.103- BƯỚM GIA ĐÌNH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/400s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/400_1s.jpg

http://c8.alamy.com/comp/D8WHC8/the-common-yeoman-cirrochroa-tyche-rotundata-D8WHC8.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Cirrochroa%20tyche%20rotundata/earlystages/caterpillar/CommonYeoman_L5,_26mm_01.jpg

Sưu tập :

B.103- Bướm gia đình Cirrochroa tyche

Đặc điểm nhận dạng:
Giống này gồm các loài tương đối giống các loài thuộc giống Vindula sp. nhưng râu của Cirrochroa mảnh mai hơn rất nhiều và chỉ to ra rõ rệt ở đoạn đầu mút. Vùng trung tâm cánh sau mở. C.tyche là loài phổ biến nhất trong số năm loài thuộc giống Cirrochroa đã biến mất ở Việt Nam. Mặt trên màu cam nâu, cánh trước viền đen mảnh, có các đường màu đen gợn sóng chạy ngang ở vùng ô cánh và sát mép ngoài cánh sau. Con cái màu nhạt hơn con đực và các đốm đường viền màu đen loang rộng hơn. Con đực loài C.surya trông tương tự, nhưng kích thước hơi nhỏ hơn, mép ngoài cánh trước có viền đen rõ và rộng hơn, đặc biệt là vùng chót cánh trước. Sải cánh : 65-75mm.
Sinh học sinh thái:
Thường ra đường mòn hút chất khoáng. Tập tính tương tự loài Cupha erymanthis và Vagrans egista tuy nhiên bay không nhanh như hai loài đó. Sâu của giống Cirrochroa được ghi nhận ăn lá giống cây Nhọ nồi Hydnocarpus sp., họ Mùng quân Flacourtiaceae. Loài này sống ở mọi độ cao, đặc biệt phổ biến ở độ cao 1.200m và các rừng thứ sinh, trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố:
Sikkim, Mianma, Thái Lan, Lào, Inđônêxia, Philippin, và toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài này rất phổ biến và còn rừng là còn loài này nên chúng ta phải giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng..

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
07-07-2018, 01:16 PM
B.104- BƯỚM GIÁP ĐA HÌNH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/426s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/426_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/426_3s.jpg
Sưu tập :

B.104- Bướm giáp đa hình Euripus nyctelius

Đặc điểm nhận dạng:
Tất cả các loài thuộc giống này đều mạo danh giống Euploea (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=0&tenloai=Euploea&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=nhom&ch=&loai=3&radio=L), nhất là các con cái có đặc tính dị hình ở mức độ cao. Mặt trên con đực màu đen xanh với các điểm và các sọc trang trí màu kem ở tất cả các cánh. Mặt dưới: Màu nâu tối đen xanh với các hoa văn tương tự như mặt trên; tuy vậy vẫn có đặc điểm riêng để có thể khẳng định chúng là loài bướm thuộc họ bướm Giáp Nymphalidae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=30&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=3&radio=V): đó là sự uốn lượn không đều của các mép ngoài cánh sau mà ở Euploea không có đặc điểm này. Nửa mép trong mặt dưới cánh trước và viền ngoài mặt dưới cánh sau được vẽ màu xanh da trời. Mắt có màu vàng rất đặc trưng. Con cái xuất hiện dưới nhiều hình ảnh màu sắc (có đến gần chục kiểu), hầu hết bắt chước các loài trong giống Euploea. Sải cánh: 65 - 85mm.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Sống ở trong rừng tự nhiên và những nơi gần rừng.Khá hiếm. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh và trảng cây bụi cỏ, hiếm dần khi lên cao.
Phân bố:
Việt Nam: Vườn quốc gia Tam Đảo cho đến Vườn quốc gia Cát Tiên (http://www.vncreatures.net/mapct.php) – Đồng Nai
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm đẹp với đặc điểm dị hình ở mức độ cao ở con cái nên chúng rất có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học. Tuy phổ phân bố của chúng không hẹp nhưng không thường gặp

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
07-07-2018, 01:19 PM
B.105- BƯỚM GIÁP VẠCH XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/310s.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ee/Kaniska_canace_drilon_dorsal_view_20150403.jpg/320px-Kaniska_canace_drilon_dorsal_view_20150403.jpg

http://www.natural-japan.net/photos/lepidoptera/Kaniska_canace_cat_01.jpg

http://www.farelli.info/images/books/bali_impressions/butterfies/Nymphalidae/Kaniska-canace-00.jpg

Sưu tập :

B.105- Bướm giáp ba vạch Kaniska canace

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và cái giống nhau. Chúng thích những nơi bìa rừng có nắng và trống trải gần các con suối và sông. Bướm đực có một lãnh thổ riêng, ở đó chúng bay tuần tra và hay tấn công đuổi loài bướm khác. Bướm thích hút dịch cây và quả thối rữa. Với đôi cánh úp lại nhìn chúng giống như chiếc lá khô đen. Sâu non ăn lá cây Kim cang (họ Kim cang). Smilax elegantissima, Heterosmilax japonica thuộc họ Khúc khắc Smilacaceae và ở Trung quốc sâu non ký chủ trên cây Lilium lancifolium
Phân bố:
Phân bố rất rộng từ Viễn Đông Nga qua Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Dương đến Sunderland, phía Tây đến Ấn Độ và Srilanca. Đây là loài khá phổ biến ở miền Bắc và Trung của Việt Nam. Tên bướm được đặt vì có vạch xanh trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-07-2018, 07:52 AM
B.106-BƯỚM GIÁP LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/204s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/204_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/204_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/204_4s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/204_2s.jpg
Sưu tập :

B.106- Bướm giáp lớn Vindula erota

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Vindula có kích thước lớn. Sải cánh : 90-110mm. Mặt trên cánh con đực có màu vàng cam với hai đường đen lượn sóng ở gần mép ngoài cánh. Trên cánh cũng có các đốm, vệt màu đen ở vùng giữa. Cánh sau có hai đốm mắt và một đuôi ngắn. Mặt dưới nhạt màu hơn. Việt Nam có hai loài thuộc giống này, nhận diện rất dễ, nhưng khó phân biệt đến cấp loài bằng cách quan sát nhanh do sự khác biệt ở những chi tiết nhỏ. Con cái có màu xỉn hơn ánh xanh lục, ít gặp hơn con đực. Bướm cái lớn hơn và có màu đất nâu hơi xám ánh xanh lục với dải trắng và hoa văn lượn sóng ở hai cánh.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Rất phổ biến trong rừng vào mùa mưa. Thường gặp ven đường mòn. Tương tự các loài khác trong cùng nhóm (tộc phụ Vagrantini), khi đậu xuống mặt đất để hút khoáng, ban đầu nó thường bò đi bò lại, đến khi tìm được chỗ thích hợp mới ngưng, trong lúc bò cánh thường khép vào mở ra. Sâu ăn lá họ cây Nhãn lồng Passifloraceae là ký chủ của các loài sâu Bướm nhãn lồng đỏ Acraea violae, Bướm báo hoa vàng Cethosia cyane. Bướm cái ít gặp hơn bướm đực, chủ yếu ở trong rừng. Bướm đực gặp khá phổ biến gần nguồn nước. Vì sâu non còn ăn lá cây chùm bao Passiflora foetida và nên chúng thường cạnh tranh thức ăn với một số loài bướm như Cethosia cyane, Acraea violae …
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Nam đến Sunderland. Đây là một trong những loài phổ biến nhất, có khắp nơi ở Việt Nam. Ở mọi độ cao, đặc biệt phổ biến ở độ cao 1.200m và các rừng thứ sinh, trảng cỏ, bụi cây ở độ cao dưới 700m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài bướm to có màu vàng cam sặc sỡ và đẹp, đặc biệt nổi bật trong hộp màu tiêu bản. Chúng tô điểm cho nơi chúng bay và đậu ở ngoài thiên nhiên. Phân bố rộng và thường gặp. Bảo vệ rừng tốt chính là bảo vệ nơi cư trú và cuộc sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-07-2018, 08:06 AM
B.107-BƯỚM GIÁP MỘC
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fc/Cupha_erymanthis.JPG/320px-Cupha_erymanthis.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/250s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/250_1s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Cupha%20erymanthis%20lotis/earlystages/caterpillar/Cupha%20erymanthis%20lotis%20(Rustic)%20-%20LC%20Goh.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/250_3s.jpg
Sưu tập :

B.107- Bướm giáp mộc Cupha erymanthis

Đặc điểm nhận dạng:
Giống này cũng chỉ có một loài. Loài Cuphia erymanthis có mặt trên cánh màu cam nâu, chót cánh trước có vùng màu đen rộng với hai đốm trắng, phần giữa cánh trước có một vùng màu vàng chanh lớn, cánh sau viền nâu tối cùng với hai dải nâu đen lượn sóng cùng nhịp với mép ngoài và có một hàng gồm 5 chấm đen nhỏ ở phía trong. Mặt dưới sáng màu hơn mặt trên với vùng chót cánh trước màu đất son. Con đực và con cái có kiểu màu sắc giống nhau. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học sinh thái:
Phố biến nhưng ít gặp với số lượng lớn. Bay nhanh, ít khi đậu một thời gian lâu, khó lại gần. Thường ra đường mòn hút chất khoáng. Hay đậu ở ven khoảng trống trong rừng gỗ thứ sinh. Khi vừa đậu thường bò đi bò lại trên mặt đất. Ở độ cao dưới 700m, chúng còn sinh sống ở các trảng cỏ, bụi cây và vùng nông nghiệp.Ấu trùng được ghi nhận ăn trên các loài cây thuộc giống Hồng quân Flacourtia, họ Mùng quân Flacourtiaceae.
Phân bố:
Từ Bắc Ấn Độ đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, toàn Việt Nam, có cả ở thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm phổ biến và phân bố rộng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-07-2018, 08:10 AM
B.108- BƯỚM GIÁP XANH NHẠT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/308s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/308_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/308_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/308_3s.jpg

Sưu tập :

B.108- Bướm giáp nâu xanh nhạt Polyura arja

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm có kích thước 45 - 55mm. Mặt trên cánh có màu nền nâu đen với một băng rộng màu xanh lơ chạy dài từ giữa cánh trước đến cánh sau. Gần chót cánh trước có 1 đốm màu xanh lơ lớn. Cánh sau có hai đuôi ngắn, nhọn, riềm cánh có một hàng chấm màu nâu viền trắng. bướm đực và bướm cái có thể dễ dàng gặp ở các khu rừng thứ sinh gần suối, bướm cái lớn hơn chút ít. Thân bướm rất mập, khoẻ, râu lớn, dài và có màu đen tuyền Bướm có cánh khỏe và bay nhanh. Chúng bị hấp dẫn bởi mùi quả thối, phân chim và động vật. Bướm tụ tập theo đàn lẫn với các loài bướm khác. Loài này rất giống với Polyura athamas.
Phân bố:
Vùng phân bố từ Ấn Độ và Srilanca qua Nam Trung Quốc và lục địa Đông nam châu Á đến Đài Loan và một số đảo thuộc quần đảo Sanđa. Loài này phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu xanh và đốm nâu trên cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm có hình thù kỳ dị và màu sắc khá đặc biệt bởi các hoa văn được bài trí độc đáo. Chúng có phổ phân bố rộng gần như khắp châu Á.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-07-2018, 08:13 AM
B.109-BƯỚM HỀ DẢI CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/267s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/267_3s.jpg

http://farm9.staticflickr.com/8226/8426187540_83530084ab.jpg

http://image.shutterstock.com/display_pic_with_logo/839089/377973346/stock-photo-close-up-of-common-jester-symbrenthia-lilaea-caterpillar-on-its-host-plant-leaf-in-nature-377973346.jpg

Sưu tập :

B.109- Bướm hề dải cam Symbrenthia lilaea

Đặc điểm nhận dạng:
Đây là một giống gồm các loài bướm rất nhỏ. Mặt trên màu nền đen với các dải màu vàng cam đỏ chạy ngang qua cánh. Kiểu màu sắc mặt trên cánh tương tự giống Pantoporia với màu nền đen và các băng ngang màu cam đỏ, tuy nhiên có thể phân biệt nhờ cánh sau có một đuôi ngắn. Cấu trúc cơ thể khác hẳn giống Pantoporia, với râu dài và thẳng, khối cơ vận động cánh phát triển, bay rất nhanh, khác hẳn cách bay chậm của giống Neptis, Pantoporia và Lasippa. Mặt dưới vàng cam loang lổ sáng màu, góc ngoài cánh sau có các vẩy hơi trắng. Bướm đực và bướm cái giống nhau, tuy nhiên bướm cái lớn hơn. Sải cánh: 40-55mm.
Sinh học sinh thái:
Thường ra dọc đường mòn trong rừng để tìm chỗ hút chất khoáng. Bay rất nhanh, hầu như không quan sát được khi bay. Sâu của giống Symbrenthia ăn lá họ Gai Urticaceae. Chúng bay khá thấp và thích thảm rừng thứ sinh, cây bụi và nơi có ánh sáng mặt trời dọc theo những con đường và lối mòn hẹp trong rừng ở độ cao vừa và thấp, chúng xuất hiện theo mùa. Bướm bị hấp dẫn bởi nhiều loài cây có hoa. Bướm cái đẻ trứng trên cây Gai. Loài khá phổ biến. Sống ở mọi độ cao, phổ biến ở vùng thấp trong các khu rừng thứ sinh, trảng cỏ bụi cây và vùng nông nghiệp. Ở độ cao dưới 700m, chúng còn sống ở các rừng nguyên sinh.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Thái Lan, bán đảo Mã - lai và San-đơ-lan. Đây là loài phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài này nhỏ nhưng có màu sắc khá rực rỡ với hai màu rất nổi đen - cam đỏ. Loài có phổ phân bố rộng trên Thế giới nhưng không phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
08-07-2018, 08:19 AM
B.110- BƯỚM HÌNH KHIÊN
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1c/Parthenos_sylvia_qtl2.jpg/320px-Parthenos_sylvia_qtl2.jpg

http://3.bp.blogspot.com/_yzw2AzY2du4/TNY2rC6WD1I/AAAAAAAAFUQ/fdWikWJdTE8/s400/ClipperCat.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/243_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/243_2s.jpg

http://www.magicoflife.org/butterfly_photos/Brown_clipper_Parthenos_sylvia.500.jpg
Sưu tập :

B.110- Bướm hình khiên Parthenos Sylvia

Đặc điểm nhận dạng:
Một loài có kích thước lớn và không thể nhầm lẫn. Mặt trên cánh có màu xanh lam, viền cánh đen, các đốm vệt đen chạy khắp cánh và ngang thân tạo ra dạng vằn vện rất đặc thù. Cánh trước có một dãy đốm trắng lớn chạy dọc mép, từ gần gốc đáy cánh đến gần chót cánh. Mặt dưới sáng màu, trắng bạc phớt xanh. Con đực và cái giống nhau, con cái có kích thước lớn hơn. Bướm có kiểu bay lướt nhanh lạ thường. Giống Parthenos chỉ có một loài, phân bố rộng trên Thế giới từ Sri Lanka, Ấn Độ cho đến Tân Guinea và quần đảo Solomon; có nhiều loài phụ khác nhau với các kiểu màu sắc rất khác nhau. Loài phụ ở Việt Nam là P.sylvia gambrisius. Sải cánh: 85-100mm.
Sinh học sinh thái:
Phổ biến nhưng không bao giờ gặp với số lượng lớn, cả trong rừng ở các độ cao khác nhau (thường thấy ven đường mòn) lẫn khu vực thành thị. Có cách bay rất đặc biệt: đập cánh nhanh vài lần rồi xoè cánh ra ở tư thế cụp xuống và lượn khá nhanh. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Nó thường chiếm lĩnh một khu vực cạnh đường mòn, bay xuống đất hút chất khoáng ở gần đó, đánh đuổi mọi con bướm xâm nhập lãnh địa. Sâu ăn lá các loài dây leo như giống cây Thư diệp Adenia sp. thuộc họ Nhãn lồng Passifloraceae và dây Rễ gió Tinospora cordifolia thuộc họ Dây mối Menispermaceae. Có một vài thế hệ trong một năm, thế hệ mùa thu có số lượng nhiều hơn. Bướm trưởng thành hay gặp ở những vùng đất thấp, làng quê, trong vườn và công viên ở thành phố. Chúng bị hấp dẫn bởi một số loài thực vật có hoa như Bông ổi và Cỏ hôi. Sâu non sống ở trên cây Thư diệp Adenia sp. và dây Ký ninh - Tinospora crispa. Loài không phổ biến. Sống ở mọi độ cao, trong các rừng thứ sinh, trảng cây, bụi cỏ, phổ biến ở các trảng cây bụi cỏ vùng thấp.
Phân bố: Đông Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, và Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng ít gặp. Loài này to, đẹp có giá trị, có thể nhân nuôi dễ dàng bởi phổ sinh thái của nó rất rộng và đã biết các loài thực vật là thức ăn cho chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-07-2018, 08:09 AM
B.111-BƯỚM GIÁP NGỌC BÍCH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/387.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/387s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/387_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/387_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/387_3s.jpg
Sưu tập :

B.111- Bướm giáp ngọc bích Polyura delphis

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, Con đực và con cái có màu sắc, hoa văn khác nhau. Sải cánh: 90 -110mm. Con đực có bờ cánh trước phẳng, ỡ ngọn mặt trên cánh trước có màu đen và ở giữa mảng đen có một đốm màu trắng. Bờ cánh sau nhô ra thành đuôi nhọn ở gần 2,3,4 và có các hàng đốm màu đen hình liềm. Mặt sau dưới cánh sau có hoa văn sặc sỡ màu cam nhạt hình liềm và màu nâu đỏ, đen nằm ở phần bờ cánh. Gần gốc ac1nh co một đốm đen to nằm sát gờ cánh. Mặt trên của con cái có nhiều hàng đốm màu trắng chạy dọc phần mép cánh máu đen và mặt cánh dưới cũng có một mảng đen nằm sát mép ngoài cánh sau. Mặt dưới có nhiều dải màu nhạt chạy dọc theo cánh sau và phần nép cánh màu nhạt hơn phân trên cánh.
Sinh học, sinh thái: Bay rất nhanh. Tập tính và nơi gặp tương tự giống Charaxes. Bướm cái đẻ trứng trên giống cây Sống rắn (Albizzia sp.), họ Đậu (Fabaceae). Cả bướm đực và bướm cái rất ít gặp ở rừng thứ sinh. Chỉ gặp ở rừng nguyên sinh còn tốt nơi gần suối. Bướm có cánh khỏe và bay nhanh. Chúng bị hấp dẫn bởi mùi quả thối, phân chim và động vật. Bướm tụ tập theo đàn lẫn với các loài bướm khác. Phân bố ở nhiều độ cao khác nhau trong các khu rừng còn tốt ở độ cao dưới 700m.
Phân bố: Từ Sikkim tới Mianma, Trung Quốc, Thái lan, Lào, Malaixia, Indonesia, Philippin, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài thường gặp và có phổ phân bố khá rộng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-07-2018, 08:13 AM
B.112-BƯỚM HẠI MAI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/338s.jpg

http://static.inaturalist.org/photos/2505682/original.jpg?1444504241

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/45/Shortbandedsailor.jpg
Sưu tập :

B.112- Bướm hại mai Neptis columella

Mô tả: Bướm đực và cái giống nhau mặt trên có màu đen với các dải màu trắng và những đốm trắng không đều ở mặt trên cánh trước. Mặt dưới cánh có màu nâu nhạt với các dải trắng giống như mặt trên cánh. Chúng thường bay thấp, đập cánh vài lần rồi xoè cánh ra và lượng một đoạn ngắn. Thoạt nhìn loài này rất giống với Bướm lính thủy Neptis hylas nhưng lớn hơn và cách bố trí các đốm trắng ở vùng chóp mặt trên cánh trước khác hơn. Đây là loài tương đối phổ biến ở bìa rừng và đám bụi cây, chủ yếu ở độ cao vừa và thấp. Cây thức ăn của sâu non là cây Mai vàng Ochna integerrima thuộc họ Lão mai Ochnaceae hay các loài Cratoxylum ligustrinum, Pteroloma triqnetrum, Sageretia theezans, Sterculia lanceolata
Phân bố: Vùng phân bố từ Đông Nam Ấn Độ, lục địa Đông nam châu Á, phía Nam đến Sumatra, Borneo, Java, và Philippin. Gặp chủ yếu ở miền Nam Việt Nam nơi có cây Mai vàng Ochna integerrima phân bố. Tên loài đặt theo ấu trùng của chúng sống trên cây mai kí chủ.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-07-2018, 08:17 AM
B.113-BƯỚM HIỆP SỸ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/249s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/249_2s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Lebadea%20martha%20malayana/earlystages/caterpillar/Knight_malayana_LC_L5.jpg

http://res.cloudinary.com/ppc1/image/upload/v1467087942/hn2slx2s6w2tlvcs8qcn.jpg

Sưu tập :

B.113- Bướm hiệp sỹ Lebadea martha

Đặc điểm nhận dạng:Giống Lebadea cũng có một loài với các loài phụ khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Kiểu màu sắc trên cánh rất khác nhau với các loài khác tương tự Moduza procris, nhưng nền màu sáng hơn và khác biệt rõ rệt bởi dãy đốm trắng tạo thành băng ở hai cánh khá hẹp, đồng thời phần chót cánh trước thuôn dài, hơi uốn ra ngoài và phớt trắng. Màu nền mặt trên cánh đỏ nâu đằm thắm, ngoài các dải đốm màu trắng ra còn có các hàng chấm và đường màu đen, chạy song song với mép ngoài các cánh và gốc các cánh, các mép cánh ánh màu xanh lục. Ở con cái, chót cánh trước ít uốn cong ra hơn và không trắng rõ như ở con đực, đồng thời dải băng trắng trên cánh hẹp hơn so với con đực, kích thước to hơn con đực. Sải cánh: 60-65mm.
Sinh học sinh thái: Khá phổ biến nhưng chỉ xuất hiện từng cá thể, thường gặp dưới tán rừng thứ sinh, dọc đường mòn, gặp ở cả khu vực gần thành phố, nơi có các trảng cây bụi. Thuộc dạng khó lại gần. Có tập tính bảo vệ lãnh địa. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh và ở độ cao dưới 700m còn gặp ở các khu rừng nguyên sinh.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Philippin, phía Nam đến quần đảo Sunda new Ghine và quần đảo Salomon. Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy phân bố rộng nhưng không thường gặp. Cũng là một trong các loài bướm Giáp có màu sắc đẹp, chắc và khỏe.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-07-2018, 08:21 AM
B.114-BƯỚM HOA ĐUÔI CÔNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/205s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/205_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/205_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/205_3s.jpg

Sưu tập :

B.114- Bướm hoa đuôi công Junonia almana

Đặc điểm nhận dạng:
Một trong những loài phổ biến nhất thuộc họ này. Mặt trên màu cam đỏ rất đặc thù với hai đốm mắt lớn, một ở cánh trước và một ở cánh sau, bờ cánh trước có những vạch đen. Viền cánh sậm màu và có các đường ren. Mặt dưới thay đổi theo mùa. Dạng mùa mưa có các đốm mắt rõ ràng; ở dạng mùa khô các đốm mắt tiêu giảm, chót cánh trước và góc ngoài cánh sau kéo dài ra trông giống lá khô, giúp con bướm nguỵ trang rất tốt. Con đực và con cái giống nhau. Sải cánh: 60-65mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp khắp nơi, rừng núi, nơi quang đãng, trong các thành phố lớn, công viên, vườn hoa... khá phổ biến. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, phổ biến hơn khi xuống thấp chủ yếu xuất hiện ở các trảng cây, bụi cỏ, khu nông nghiệp và khu rừng thứ sinh. Sâu ăn lá nhiều loài cây bụi khác nhau thuộc họ Ô rô Acanthaceae, một trong những loài cây chủ phổ biến ở phía Nam là cây Trái nổ - Ruellia buberosa. Các cây chủ khác còn là : Acanthus sp., Gloxinia sp., Osbeckia sp., Hygrophila lancea. Sâu màu đen với các gai ngắn phân nhánh đặc trưng cho họ buớm Giáp.
Phân bố: Xây lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Hải Nam, Tiểu vùng Malaixia, Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong những loài thường gặp nhất của họ Bướm Giáp nhưng không dễ thu bắt và ít gặp hơn loài J.atlites. Là loài có mặt dưới ngụy trang như chiếc lá khô khi bướm đậu khiến kẻ thù rất khó phát hiện ra chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
09-07-2018, 08:24 AM
B.115-BƯỚM HOA NÂU
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/237_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/237s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/237_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/237_3s.jpg

Sưu tập :

B.115- Bướm hoa nâu Junonia lemonias

Đặc điểm nhận dạng:
Rất dễ nhận biết với mặt trên màu nâu, có hai đốm mắt lớn viền cam trên cánh trước ở khoảng 2 và ở khoảng 5 và 6 của cánh sau. Nửa ngoài cánh trước sậm màu hơn với các đốm trắng vàng. Viền sát mép ngoài có màu đỏ cam phân đốt trên cả 2 cánh. Mặt dưới sáng màu hơn, dạng mùa mưa có màu nâu vàng nhạt. Dạng mùa khô có mặt dưới cánh sáng màu hơn và hơi đỏ, mép góc cạnh hơn. Con đực và cái giống nhau nhưng con cái to hơn và màu nâu nhạt hơn một chút. Sải cánh: 45-60mm.
Sinh học sinh thái:
Thường gặp ở rừng thứ sinh, bãi trống có cây bụi, cỏ, vườn hoa. Tương đối phổ biến ở các thành phố. Phổ biến nhưng không hay gặp như Junonia almana và Junonia atlies. Sâu được ghi nhận ăn lá các loại cây thuộc họ Ô rô Acanthaceae và trên cây Lepidogatis incurva.
Phân bố: Phân bố rộng trên toàn vùng từ Ấn Độ đến châu Úc (Sikkim, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam). Phân bố rộng trên toàn Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
10-07-2018, 07:38 AM
B.116- BƯỚM HOÀNG TỬ ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/294s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/294_2s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/RohanaParisatis/02RohanaParisatis_RohanLovalekar_ab181.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/RohanaParisatis/19RohanaParisatis_KSaji_ac015.jpg

Sưu tập :

B.116- Bướm hoàng tử đen Rohana parisatis

Đặc điểm nhận dạng:
Con đực: mặt trên có màu đen vẹt. Được rắc một đốm trắng nhìn như tuyết dính ở mép trên cánh trước, lông mao ở cả hai cánh màu trắng và đen. Mặt dưới màu nâu hơi đỏ tía, gốc cánh và dọc theo viền trên cánh trước là màu gỉ sắt. Cả hai cánh: có những đốm đen ở vùng giữa cánh, đi theo là những điểm trang trí hình tai và những dải không đều có kích thước trung bình xuyên suốt cả hai cánh; màu tối và được trang trí bên ngoài bằng các viền đục và đứt quãng màu lilacine, vượt xa vùng giữa cánh là những đường ngang màu tối kéo theo là đường viền tối ở sát mép ngoài cánh màu đỏ tía. Cánh trước có các đốm sáng trắng sát mép trên lớn hơn. Cánh sau được điểm bằng các đốm đen nhân trắng ở sát mép trên cánh. Râu, đầu, ngực, lưng, bụng màu đen, ở dưới có màu nâu tối. Con cái : có mặt trên màu nâu vàng nhạt. Nửa vùng giữa của hai cánh có màu nền, các nét trang trí màu nâu tối hơn các nơi còn lại, các dải lớn trung bình nằm ngang khá góc cạnh, và một bóng màu nâu ở giữa phía sát mép ngoài cánh. Cánh sau được trang trí bằng một loạt các đốm tối xỉn nằm ngang, cánh trước được điểm bằng ba, bốn hoặc hơn các đốm nhìn giống tuyết trắng ở góc trên cánh, một loạt các đốm hình bán nguyệt tối trang trí cho cả hai cánh, theo sau là các đường viền sát mép ngoài cánh. Mặt dưới màu nâu vàng nhạt, trang trí đôi khi giống như mặt dưới của con đực, nhưng sáng hơn. Râu, đầu, bụng, ngực có màu nâu sáng, nâu nhạt khi xuống thấp. Sải cánh : 45-50mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này sống ở độ cao dưới 700m, phổ biến trong các khu rừng thứ sinh, hiếm hơn một chút ở các khu vực trảng cỏ bụi cây, và khá hiếm khi ở sinh thái nông nghiệp. Thức ăn của sâu non là loài thực vật: Celtis lycodoxylon.
Phân bố:
Trung Quốc, Lào, Việt Nam
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
10-07-2018, 07:42 AM
B.117-BƯỚM HOA VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/288.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/288s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/288_1s.jpg

http://wingscales.com/content/record/1916-1-7462b.jpg

Sưu tập :

B.117- Bướm hoa vàng Junonia hierta

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm này khá phổ biến. Mặt trên cánh trước ở vùng chóp cánh và vùng rìa cánh màu đen với hai mảng màu trắng ở đỉnh. Vùng giữa cánh là một mảng lớn màu vàng chanh, rìa cánh sau và phần gốc cánh màu đen, bên trong có một mảng màu xanh ngọc lấp lánh, phần đĩa cánh còn lại có một mảng màu vàng to trải rộng đến sát mép ngoài cánh. Vùng giữa cánh là một mảng màu vàng nhạt có hình cầu thủ đang đá bóng. Rìa cánh sau và phần gốc cánh màu đen nhưng ở giữa mảng đen này có một mảng nhỏ tròn như quả bóng màu xanh ngọc lấp lánh. Một mảng màu vàng nằm ở phần đĩa cánh hình con sâu non. Ở con cái ở vùng màu vàng cánh trước có một đốm tròn to màu xanh dương viền đen. Cánh sau có 2 đốm đen tròn nhỏ nằm trong vùng màu vàng của cánh. Mặt dưới cánh có màu vàng nâu nhạt với các hoa văn nhạt màu và có một đôi mắt ở cánh trước. Khi bị động loài này bay nhanh và thường bay đi một khoảng khá xa rồi mới đậu. Sải cánh: 50-70mm.
Sinh học sinh thái:
Thường thấy ở các đồng cỏ và bụi rậm. Loài này khá phổ biến ở các vùng trảng cỏ, bãi trống bìa rừng trong các khu rừng thứ sinh và lên đến độ cao 1200m. Cây ký chủ của sâu non là các loài thuộc họ Ô rô Acanthaceae Barleria crista, Asteracantha longifolia
Phân bố:
Sikkim, Mianma, Trung Quốc, Hải Nam, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tương tự như loài J.orithya, đây cũng là một loài có màu sắc có thể gọi là đẹp nhất nhì trong giống Junonia với các hoa văn bài trí rất ấn tượng, nổi trội.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
10-07-2018, 07:47 AM
B.118-BƯỚM HOA XANH NGỌC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/299.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/299s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/299_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/299_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/299_4s.jpg
Sưu tập :

B.118- Bướm hoa xanh ngọc Junonia orithya

Mô tả: Mặt trên: màu nền cánh trước là màu đen có ánh tím và hai đốm mắt gần tròn nằm gần viền ngoài cánh vùng M1, một đốm có màu viền đỏ không rõ. vùng mép cánh. Cánh sau có màu tím sẫm và cũng có hai đốm mắt một đồm nằm ở vùng Cu1 khá tròn có viền đỏ rất rõ đốm còn lại gần như là một màu tím đen đồng nhất. Mặt dưới cánh màu vàng nhạt với nhiều đốm kéo dài thành vệt. Bướm đực khác bướm cái có kích thước lớn hơn màu sắc không có màu xanh ngọc như con đực mà chủ yếu là màu nâu xỉn với các đốm mắt rất rõ. Đây là loài bướm nhỏ nhất trong giống Junonia sp.
Sinh học, sinh thái:
Loài này sống khá phổ biến ở các khu rừng khộp và các khu rừng thường xanh ở độ cao thấp. Thức ăn của sâu non là một số loài cây Hygrophila phlomoides, Ipomoea batatas, Thunbergia alata và một số loài thuộc họ Ô rô Acanthaceae là cây ký chủ của loài này. Sâu non trưởng thành có kích thước 35-40mm và sống thành bầy
Phân bố:
Việt Nam chúng phần bố ở hầu khắp các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu …và còn phân bố ở Cambodia và Thái Lan.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
10-07-2018, 07:51 AM
B.119-BƯỚM LÔNG MƯỢT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/302s.jpg

http://www.farelli.info/images/books/bali_impressions/butterfies/Nymphalidae/Ariadne-ariadne-00.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/AriadneAriadne/19AriadneAriadne_KSaji_ab887.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/AriadneAriadne/34AriadneAriadne_KSaji_ab891.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5a/Ariadne_ariadne_UP.jpg/440px-Ariadne_ariadne_UP.jpg
Sưu tập :

B.119- Bướm lông mượt Ariadne ariadne

Mô tả:
Vẻ bề ngoài thì bướm đực và cái giống nhau nhưng bướm đực có các mảng vảy phấn tối màu ở mặt dưới cánh trước và mặt trên cánh sau. Bướm thường bay ở khu vực gần chỗ có người ở và khu vực đất trống, ở nơi có mọc cây thức ăn cho sâu non như Thầu dầu Ricinus communis thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Phân bố:
Khu vực phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nam đến đảo San đa; có mọi nơi ở Việt Nam. Tên loài được đặt vì có lớp phấn lông mượt.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
10-07-2018, 07:55 AM
B.120-BƯỚM LÔNG MƯỢT KHÔNG CHẤM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/320_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/320s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/320_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/320_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/320_4s.jpg
Sưu tập :

B.120- Bướm lông mượt không chấm Ariadne merione

Đặc điểm nhận dạng:
Các thành viên giống này có cánh trước bị cắt cụt tạo thành góc ở gân 6. Đồng thời gân cận mép trên cánh trước hoặc gân 12 bị phồng lên ở gốc. Giống Ariadne có màu cam,cam sậm với các đường mảnh màu nâu chạy ngoằn ngoèo trên cánh, mép cánh gợn sóng, chót cánh trước hơi nhô ra thành góc. Mép cánh sau lượn sóng theo đúng nhịp bước sóng của các đường mảnh nâu tối chạy ngoằn ngoèo trên cánh. Mặt dưới cánh sậm màu hơn mặt trên và thường có màu kiểu sắt gỉ. Việt nam có ba loài, A.specularia không có chấm trắng ở trên chót cánh trước, mép cánh ít gợn sóng hơn so với loài Ariadne ariadne. Loài Aniadne merione có chấm trắng ở chót cánh trước nhưng các đường ngoằn ngoèo ở mặt trên cánh chạy gắt hơn, mép cánh không gợn sóng như Ariadne aridane. Con cái thuộc giống Ariadne có màu nhạt hơn con đực. Vẻ bề ngoài thì bướm đực và cái giống nhau nhưng bướm đực có các mảng vảy phấn tối màu ở mặt dưới cánh trước và mặt trên cánh sau. Ở mặt trên loài Ariadne ariadne có màu nền nâu đất son với 5 hoặc 6 đường ngang hẹp lượn sóng, kéo dài từ mép trên đến mép dưới ở cả 2 cánh. Có một chấm trắng ở gần chót cánh trước. Mặt dưới có màu nâu tối phớt hồng. Sải cánh: 45-55mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp ở những chỗ có nắng, ven rừng thứ sinh thấp, đặc biệt khu vực gần cây chủ là Thầu dầu Ricinus communis - họ Thầu dầu Euphorbiaceae, một loại cây dại phổ biến khắp nơi. Khi đậu thường xoè cánh. Các loài trong giống này bay không nhanh. Cách bay khá dễ nhận diện là đập cánh vài lần liên tục sau đó xoè cánh ra để lượn. Cách bay này tương tự giống Neptis. Giống Ariadne thuộc dạng khó tiếp cận. Thông thường, khi phát hiện ra người tới gần nó lập tức bay ra xa, đậu cách vài mét. Bướm thường bay ở khu vực gần chỗ có người ở và khu vực đất trống, ở nơi có mọc cây thức ăn cho sâu non như Thầu dầu.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nam đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam ( ở Việt Nam có mọi nơi) . Tên loài được đặt vì có lớp phấn lông mượt và sống trên cây họ thầu dầu.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài gặp phổ biến và phân bố rộng trên Thế giới và ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
11-07-2018, 07:37 AM
B.121-BƯỚM LÍNH THỦY
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/210.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/210s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/210_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/210_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/210_3s.jpg
Sưu tập :

B.121- Bướm lính thủy Neptis hylas

Đặc điểm nhận dạng:
Neptis là giống khó phân biệt đến cấp loài bằng quan sát, đặc biệt trong rừng vì có nhiều loài tương tự nhau. Neptis hylas là loài phổ biến nhất. Cánh hẹp. Mặt trên đặc trưng cho giống Neptis với màu nền đen và các đốm, vệt trắng tạo thành các băng. Mặt dưới tương tự mặt trên, nhưng màu nền nâu gạch (đặc điểm nhận diện của loài này). Bướm cái lớn hơn một chút. Cả bướm đực và cái có kiểu bay lướt chậm khá gần mặt đất. Sải cánh 50-60mm.
Sinh học sinh thái:
Sống ở tất cả các kiểu sinh thái và trong mọi môi trường. Nhiều loài thuộc giống Neptis chủ yếu gặp ở trong rừng, hay gặp ở rừng gỗ thứ sinh, dọc đường mòn, bay thấp. Neptis hylas có cách bay đặc trưng cho giống bướm này: đập cánh vài lần liên tục rồi xoè cánh ra và lượn một đoạn ngắn. Neptis hylas rất phổ biến, ngay cả trong thành phố. Sâu ăn lá nhiều họ cây khác nhau như cây họ Đậu Fabaceae, họ Bông Malvaceae, họ Đay Titiaceae. Có thể dễ dàng gặp loài này ở gần thảm thực vật thứ sinh, dọc đường và suối ở những độ cao khác nhau. Sâu non ăn lá cây Đậu dao, Sắn dây họ Đậu Fabaceae, Dướng Broussonetia papyrifera họ Dâu tằm Moraceae.Còn có các cây thức ăn khác như: Oobus vernus, Desmodium heterocarpon, Pteroloma triguetrum.
Phân bố:
Phân bố từ Srilanca và bán đảo Ấn Độ qua lục địa Đông Nam Á đến Trung Quốc và Nhật Bản, phía Nam đến Suntheland. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam. Tên loài được dịch nghĩa từ tiếng Anh, sọc trên cánh như áo lính thủy
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm Giáp thường gặp nhất.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
11-07-2018, 07:41 AM
B.122-BƯỚM LÍNH THỦY SỌC TRẮNG NGẮN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/404.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/404s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Phaedyma%20columella%20singa/98%20Phaedyma%20columella%20singa%20(Short%20Bande d%20Sailor)%20Bobby%20Mun.jpg

https://1.bp.blogspot.com/_rzo8wjfyCsM/S-rQrIZMtOI/AAAAAAAAGMA/iF1GxvkLKNc/s400/SBS_newly_hatched_01.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/117_14324-938-57f5d474d997d-1.jpg
Sưu tập :

B.122- Bướm lính thủy sọc trắng ngắn Phaedyma columella

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Phaedyma trước kia đã từng được xếp trong giống Neptis. Hiện nay giống này mới chỉ có một loài Phaedyma columella. Loài Phaedyma columella nhìn thoáng loài này gần giống với loài Neptis magadha nhưng khi quan sát kỹ thì loài này có mép trên cánh sau ở mặt trên cánh và mép dưới cánh trước ở mặt dưới cánh có màu xám trắng lan rộng cả vào ô cánh, còn ở loài Neptis magadha thì tất cả những nơi đó đều có chung màu với màu nền. Mặt trên: đen và trắng. Cánh trước có các đốm phần giữa gần với rìa ngoài cánh ở khoảng 2,3,5 và 6, và các đốm ở sát với mép ngoài cánh ở khoảng 2,4,5,6. Cánh sau có một dải giữa cánh, và một loạt các đốm ở giữa gần mép cánh. Mặt dưới: màu nâu đỏ nhạt ở dạng mùa mưa và màu nâu đất son ở dạng mùa khô. Sải cánh: 60-65mm.
Sinh học sinh thái:
Sống ở vùng rừng núi. Không phổ biến.Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, trong các khu rừng thứ sinh, các trảng cây, bụi cỏ. Mức độ phổ biến giảm dần khi lên cao. Cây thức ăn của sâu non là Glochidion eriocarpum, Mussaenda frondosa. Cratoxylum ligustrinum, Pteroloma triqnetrum, Sageretia theezans, Sterculia lanceolata
Phân bố:
Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam (rất phổ biến)
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có phân bố tuy không rộng nhưng không hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
11-07-2018, 07:45 AM
B.123-BƯỚM LÍNH THỦY VÀNG NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/332.JPG

http://www.samuibutterflies.com/02_images/linkbuttons/butterflies/nymphalinae/neptismiah/male.r.jpg

https://thumbs.dreamstime.com/z/butterfly-neptis-miah-nymphalidae-white-stripes-32303084.jpg

http://www.samuibutterflies.com/02_images/linkbuttons/butterflies/nymphalinae/neptismiah/male.v.jpg

Sưu tập :

B.123- Bướm lính thủy vàng Neptis miah

Mô tả: Bướm cái và bướm đực giống nhau. Mặt trên: màu đất son với các sọc vàng cam rất nổi trội trên cả 4 cánh. Loài này rất giống với Pantoporia hordonia và Pantoporia sandaka nhưng chúng không có viền màu đỏ cam nằm ở viền mép cánh trước, nhưng xuất hiện thêm gân số 10 từ vùng trung tâm cánh. Vệt vùng trung tâm cánh trước được nối với một đốm ở phía xa. Lưu ý rằng, các đốm ở vùng gần rìa cánh trước ở khoảng 1a, 2 kết lại với nhau và ở khoảng 3, 4 gần dính vào nhau. Mặt dưới: có màu nâu xỉn và vệt màu nâu đỏ nhẹ, ở một vài vị trí có màu xanh. Sải cánh: 45-50mm.
Nơi sống, sinh thái:
Loài này gặp chúng trong các khu rừng thường xanh và ngay cả những khu rừng phục hồi, thảm thực vật thứ sinh hay những con đường mòn ven rừng và phân bố ở độ cao từ 1.200m đến 3000m. Chúng thường bay chậm, thấp và đậu trên lá cây và xoè cánh ra.
Phân bố: Vùng phân bố từ Mianma đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
11-07-2018, 07:52 AM
B.124- BƯỚM LÁ KHÔ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/328.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/75/Kallima_inachis_formosana.jpg/1024px-Kallima_inachis_formosana.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/328s.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fb/Orange_oak_leaf_in_Pakke_Tiger_Reserve.JPG/800px-Orange_oak_leaf_in_Pakke_Tiger_Reserve.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/328_3s.jpg
http://zipcodezoo.com/images/thumb/e/e4/Kallima_inachus_5.jpg/360px-Kallima_inachus_5.jpg
Sưu tập :

B.124- Bướm lá khô Kallima inachus(Kallima alicia)

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm rất đặc trưng cho việc bắt trước để ngụy trang lẩn tránh kẻ thù, khi chúng đậu khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá. Mặt trên cánh trước có một mảng màu cam ở giữa cánh, chóp cánh có màu đen với một chấm trắng nhỏ, phần còn lại cuả cánh trước và cánh sau có màu xanh lam rất rõ. Tuy nhiên ở sát mép và mép trên cánh sau có nền nâu vàng với những vẩy xanh lam li ti rải rác. Ở mặt trên cánh trước có một chấm trắng nhỏ nữa nằm ở vùng xanh lam, giữa cánh gần rơi mép mảnh màu cam. Ở sau phần giữa cánh về phía mép ngoài của cả cánh trước và cánh sau có một đường mảnh màu đen, lượn sóng. Con cái: phía trên đỉnh của cánh trước kéo dài và nhô ra. Mặt trên: con đực: màu xanh tím hoặc màu xanh nhạt phụ thuộc vào từng mùa. Sải cánh: 85 - 110 mm.
Sinh học, sinh thái:
Loài này chỉ sống trong các khu rừng thường xanh có nhiều cây to và thường gặp những cá thể đơn lẻ trong các bụi cây Calamus rậm rạp thuộc họ Cau (Arecaceae), đôi khi thấy chúng hấp dẫn bởi một số loài quả thối thuộc giống Ficus sp. Khi bị động chúng bay lên rất cao và sâu vào các bụi rậm, do cánh của chúng rất giống với một chiếc lá khô nên rất khó quan sát. Thức ăn của sâu non được ghi nhận là trên một số cây Song, mây Calamus thuộc họ Cau Arecaceae và cây Strobilanthes sp..
Phân bố:
Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam: gặp nhiều vào tháng 6,7 ở rừng nguyên sinh và thứ sinh liền kề với rừng nguyên sinh ở những khu rừng đất thấp, ở VQG Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì gặp rất nhiều loài này vào dịp cuối tháng 6 đầu tháng 7 (dương lịch). Loài này còn gặp ở Đồng Nai, Lâm Đồng
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong những loài bướm đặc biệt nổi tiếng Thế giới về đặc tính ngụy trang trốn kẻ thù của chúng. Do đó, nó là một ví dụ rất tốt cho cho học sinh, sinh viên khi học về tính chất này trong bộ môn sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học và đa dạng sinh học. Cần có biện pháp tốt để bảo vệ nơi cư trú của chúng, giúp chúng có điều kiện sinh tồn và phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
11-07-2018, 07:55 AM
B.125- BƯỚM LÁ KHÔ VẠCH TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/473s.jpg

http://www.philippeblanchot.com/photos/fauneflore/4%20Insectes/40%20Papillons%20de%20collection/slides/kallima%20albofasciata.JPG

https://openi.nlm.nih.gov/imgs/512/381/3481462/PMC3481462_f01_01.png
Sưu tập :

B.125- Bướm lá khô vạch trắng Kallima albofasciata

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên có dạng chung của cả hai cánh giống loài Kallima inachus, tuy nhiên cả đực và cái có màu nền xanh sáng nhạt với dải trắng ở giữa cánh trước. Mặt dưới có màu thay đổi từ vàng sang nâu sẫm và đốm nâu.
Sinh học, sinh thái: Năm 2000, gặp thường xuyên ở Vườn quốc gia Cát Tiên (khu vực Cát Tiên). Thấy ở rừng nguyên sinh và thứ sinh, bìa rừng và đôi khi trên đường và đường mòn trong rừng. Bay rất gần mặt đất, thích phân và nước giải của thú và chim. Đậu trên cành cây và gập cánh lại là hình thức ngụy trang rất lý tưởng. Sinh học, vòng đời và cây thức ăn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên).
Thế giới: Lào, bán đảo Andaman.
Giá trị: Có giá trị khoa học, điển hình về hiện tượng ngụy trang ở bướm trong thiên nhiên.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
12-07-2018, 07:21 AM
B.126- BƯỚM LÁ VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/275s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/275_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/275_2s.jpg
Sưu tập :

B.126- Bướm lá vàng Doleschallia bisaltide

Đặc điểm nhận dạng:
Có dáng dấp kiểu bướm lá - Kallima inachus nhưng có kích thước nhỏ hơn. Mặt dưới cánh có kiểu màu sắc nguỵ trang hoàn hảo, bắt chước cái lá héo, thậm chí có cả những đốm vệt bắt chước dấu sâu ăn. Gần như không bao giờ thấy hai cá thể có mặt dưới cánh giống nhau. Chót cánh trước bị cắt cụt chứ không nhọn như ở loài Kallima inachus và ở vùng màu đen của chót cánh có 1 chấm trắng nhỏ ở con đực và 2 chấm nhỏ ở con cái. Mặt trên con đực và cái tương tự nhau, nhưng vạch màu cam ở vùng chót cánh trước của con cái lớn hơn. Mảng cam ở phía chót cánh trước được ngăn cách với vùng cam còn lại từ giữa cánh đến mép trong cánh trước bằng một dải màu đen chạy dài từ mép ngoài thẳng qua giữa cánh cho đến gần mép trên cánh. Mép ngoài các cánh nâu đen hoặc đen. Phần còn lại của các cánh có màu nâu đỏ và nâu tối. Rất dễ nhận biết nếu thấy mặt trên cánh, nhưng loài này thường xếp cánh khi đậu. Bướm cái nhạt màu hơn, nhìn chung màu sắc của chúng thường rất khác nhau. Sải cánh: 75-85mm.
Sinh học sinh thái:
Bay rất nhanh, đường bay gắt, khó quan sát. Thường ra khoảng trống, dọc đường mòn trong rừng để tìm hút chất khoáng, cũng gặp hút mật ở những bãi trống, cây bụi có hoa. Ở trong rừng loài này cũng hay sà vào người để hút chất khoáng có trong mồ hôi. Khi cảm thấy bị đe doạ, nó thường bay ngược trở lại vào rìa đường mòn và đậu lên một cây cao, đầu hướng về phía nó cảm thấy bị de doạ. Sâu được ghi nhận ăn lá một số loài như cây Ngọc diệp Graphtophyllum pictum, cây Xuân hoa Pseuderanthemum malabaricum, họ Ô rô Acathaceae, Mít Artocarpus heterophyllus, họ Dâu tằm Moraceae. Chúng thích trên đường và những lối nhỏ trong rừng, những nơi rừng bị chặt ở độ cao vừa và thấp. Phụ thuộc vào từng nơi, sâu non bám thành từng đám ăn cây ký chủ
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Ssilanca và Ấn Độ qua Sunthelan đến Australlia, Thái Lan, Lào, có mọi nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy có phổ phân bố Thế giới rộng nhưng không dễ gặp vì chúng cũng gần như các loài bướm lá khác chỉ xuất hiện ồ ạt vào mùa sinh sản khi có điều kiện sống thuận lợi. Cũng là loài bướm cần bảo tồn tốt vì chúng cũng có giá trị như Bướm lá Kallima inachus. Loài này đã biết cây thức ăn của chúng nên có thể nhân nuôi trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
12-07-2018, 07:25 AM
B.127- BƯỚM LANG THANG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/248s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/248_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/248_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/248_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/248_4s.jpg
Sưu tập :

B.127- Bướm lang thang Pareronia hippia

Mô tả: Bướm cái và bướm đực rất khác nhau, mặt trên bướm cái có màu sáng và xanh nhạt tư gốc cánh đến viền ngòai cánh, trong khi bướm đực lớn hơn và có những sọc trắng xanh và đen không đều kéo dài từ gốc cánh đến viền ngoài. Giữa lưng của bướm đực và bướm cái đều có một sọc đen kéo dài. Loài này có thể dễ dàng gặp bướm cái ở những nơi trống trải với độ cao vừa và thấp và rất ít khi gặp bướm đực. Mặt dưới: màu trắng xanh nhạt. Kích thước loài này tương đương với các loài thuộc giống Prioneris có kích thước (sải cánh) lớn thứ hai trong họ Bướm phấn Pieridae sau giống Hebomonia. Sải cánh: 60-90mm.
Sinh học, sinh thái:
Phân bố ở độ cao dưới 700m, chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Thường gặp chúng vào buổi sáng sớm hút mật trên một số cây dây leo có hoa thuộc họ Đậu Fabaceae. Đôi khi gặp chúng bay rất cao và hút mật trên cây Caesalpinia sappan, Entada phaseoloides, Pithecolobium dulce…
Phân bố: Vùng phân bố từ Ấn Độ đến Thái Lan, Đông Dương và bán đảo Malaysia, phía Nam đến những đảo lớn của quần đảo San đa. Ở Việt Nam chúng được tìm thấy ở hầu khắp các Khu bảo tồn thiên nhiên như Bình Châu - Phước Bửu, Núi Dinh và các Vườn quốc gia nhưng chỉ gặp bướm đực nhiều hơn bướm cái. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
12-07-2018, 07:28 AM
B.128- BƯỚM MÀU SÔCÔLA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/245s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/245_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/245_2s.jpg
Sưu tập :

B.128- Bướm màu socola Junonia iphita

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Junonia còn có tên gọi là Precis, gồm những loài bướm nhỏ hoặc kích thước trung bình. Các cánh thường có góc nhọn. Mặt trên có nhiều dạng màu sắc nhưng thường có mắt rõ nét. Có sự thay đổi màu sắc theo mùa. Loài J.iphita là loài lớn nhất trong giống Junonia. Mặt trên cánh có màu nâu với các vùng sậm màu hơn chạy dọc mép cánh. Mặt trên cánh sau có một hàng mắt nhỏ chạy dọc bên trong một dải màu đen sát mép ngoài cánh. Con đực màu sậm hơn con cái. Mặt dưới sậm màu hơn, thường có một hoặc hai đốm trắng ở bờ trước cánh sau. Vùng mép cánh trước nâu nhạt hơn - có những đường sáng chạy qua từ giữa mép trên đến góc dưới.
Giống như các loài bướm hoa khác, bướm có hai dạng. Sải cánh: 55-80mm.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Hay gặp ở rừng già và rừng thứ sinh nơi có độ cao thấp, cây bụi ven đường, cả trong rừng lẫn thành phố. Khó lại gần. Chúng thích thảm thực vật thứ sinh gần cửa rừng và những khoảng trống trong rừng ở chỗ thấp. Bướm cái đẻ trứng trên cây Chàm mèo Strobilanthes cusia, Thanh táo Justicia gendarussa và những cây khác thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Phân bố: Sikkim, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân bố giống như các loài J.almana và J.atlites ở độ cao dưới 700m, ngọại trừ các rừng nguyên sinh. Xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam. Tên bướm được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Giống Junonia còn hai loài nữa phân bố trên toàn Việt Nam là Junonia.orithya và Junonia hierta, cũng phổ biến, nhưng không gặp nhiều như bốn loài kia. Hai loài này đều có ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác. Loài này có phổ phân bố Thế giới rộng nhưng không thường gặp như các loài khác thuộc giống Junonia sp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
12-07-2018, 07:31 AM
B.129- BƯỚM MẠO DANH NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/251.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/251_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/251_2s.jpg
Sưu tập :

B.129- Bướm mạo danh nhỏ Hypolimnas misippus

Đặc điểm nhận dạng:
Có các đặc điểm của giống Hypolimnas: con đực màu đen với mảng đặc biệt dạng quả trứng ở giữa cánh. Con cái rất khác con đực và thường mạo danh các loài thuộc họ bướm Đốm Danaidae. Loài: con đực có màu nền đen hoặc nâu nhạt, có vệt hình oval màu trắng dạng quả trứng viền ngoài bởi màu xanh ở vùng giữa của mỗi cánh. Con cái bắt chước Danaus chrysippus, nhưng mặt trên cánh trước chỉ có một đốm đen sát mép trên cánh ở giữa khoảng 7. Có kích thước nhỏ hơn loài H.bolina. Mặt trên con cái có màu vàng nâu nhạt với 2 hàng mảng trắng gần mép và 1 hàng chấm trắng nhỏ ở mép cánh, nhưng có một chấm đen ở mép trên cánh sau không rõ nét mà chấm này thì không có ở Danaus chrysippus. Mặt dưới có màu vàng nâu nhạt với một chấm đen ở khoảng 7 của cánh sau. Sải cánh: 70-85mm.
Sinh học sinh thái:
Ở những khu rừng thứ sinh bằng phẳng. Cây chủ Abutilon sp. Loài phổ biến và sống ở độ cao dưới 1.000m, ở các vùng bụi cây trảng cỏ, và các rừng thứ sinh.
Phân bố: Xuyên suốt Indo - Australian: Sikkim, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Ở khắp mọi nơi có rừng nhiệt đới trên Thế giới. Loài thường gặp ở vùng rừng núi.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
12-07-2018, 07:34 AM
B.130- BƯỚM NÂU ĐUÔI BẠC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/257s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/257_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/257_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/257_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/257_4s.jpg
Sưu tập :

B.130- Bướm nâu đuôi bạc Tanaecia lepidea

Đặc điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống Tanaecia được xếp vào giống Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh trước. Tanaecia julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và có một vệt rộng màu xanh dương ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên cánh và các đốm trắng không rõ mép ở gần chót cánh. Đây là kiểu màu sắc tương tự như con cái của nhiều loài trong giống Euthalia.
Một loài khác rất hay gặp chung với Tanaecia julii và cũng phổ biến là Bướm Giáp cánh liềm đuôi xám Tanaecia lepidea, có chót cánh trước uốn cong ra ngoài dạng lưỡi liềm, mép ngoài cánh trước và góc ngoài cánh sau viền xám nhạt. Loài Tanaecia cocytus tương tự Tanaecia lepidea, nhưng hiếm gặp hơn, kích thước nhỏ hơn, viền xám nhạt ở cánh sau rộng hơn, phần viền bạc ở cánh trước chỉ hiện diện ở góc ngoài cánh. Bướm cái lớn hơn và mặt dưới cánh sau có viền rộng và nhạt màu hơn. Sải cánh: 45-70mm.
Sinh học sinh thái:
Thường gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn bởi trái cây mục rữa và những chất hữu cơ phân huỷ khác. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Đôi khi có thể quan sát thấy "chủ nhân" đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài hàng giờ nếu xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Về tập tính chúng giống như các loài bướm khác nói trên như bướm đuôi xanh, bướm ăn quả thối. Tuy nhiên loài này thích nơi rừng bị chặt, nơi trống trải, cây bụi,ở độ cao vừa và thấp. Sâu non sống trên một số loài cây Mua bà Melastoma malabathricum thuộc họ Mua Melastomataceae và cây Vừng Careya arborea họ Lộc vừng Lecythidaceae.
Phân bố: Phân bố từ Ấn độ đến Mian-ma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Đông Dương; có mọi nơi ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
13-07-2018, 08:29 AM
B.131- BƯỚM NÂU ĐUÔI XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/336s.jpg

2615

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/336_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/336_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/336_3s.jpg
Sưu tập :

B.131- Bướm nâu đuôi xanh Tanaecia julii

Đặc điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống Tanaecia được xếp vào giống Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh trước. T.julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và có một vệt rộng màu xanh lục ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên cánh và các đốm trắng không rõ mép ở gần chót cánh. Đây là kiểu màu sắc tương tự như con cái của nhiều loài trong giống Euthalia. Sải cánh: 65-80mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở rừng nguyên sinh nơi đất thấp. Thường gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn bởi trái cây mục rữa và những chất hữu cơ phân huỷ khác. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Đôi khi có thể quan sát thấy "chủ nhân" đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài thàng giờ nếu xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Loài này thường gặp nhiều ở thảm thực vật thứ sinh, dọc theo lối khai thác gỗ trong rừng và các con suối ở những độ cao khác nhau.
Thức ăn của sâu non có số liệu cho rằng sâu non sống trên một số loài cây thuộc họ Mua Melastomataceae và Lộc vừng Baringstonia sp thuộc họ Lộc vừng Lecythidaceae.
Phân bố: Phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Mian-ma qua Thái Lan và Đông Dương đến Hải Nam và bán đảo Malaysia. Phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng ít gặp. Nó có thể đóng vai trò sinh vật chỉ thị hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn tốt nên có nhiều lớp lá mục và bóng râm - là nơi cư trú mà chúng ưa thích nhất

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
13-07-2018, 08:32 AM
B.132- BƯỚM NÂU BA ĐỐM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/246.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/246s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/246_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/246_4s.jpg

Sưu tập :

B.132- Bướm nâu ba đốm Euthalia aconthea

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái lớn hơn bướm đực, cánh sau lượn tròn hơn. Con đực màu nâu, có 4 đến 6 đốm trắng chạy từ giữa bờ cánh trước vào trong. Con cái màu sáng hơn, do kích thước lớn hơn và các đốm trắng lớn hơn và phần vòi hút có màu xanh ngọc. Mặt dưới cánh có màu nâu sáng ở con cái và nâu đậm ở con đực, hoặc giống như mặt trên, có thể có những đường viền zigzắc ở phía ngoài cánh . Sải cánh: 55 -75mm.
Sinh học, sinh thái:
Loài này xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò. Chúng ưa thích nơi sống vùng làng quê, ngoại ô thành phố nằm gần những trang trại cây ăn quả. Bướm bay khá thấp gần mặt đất và bị hấp dẫn bởi mùi quả thối. Sâu non sống trên cây Điều Anacardium occidentale và Xoài Mangifera indica thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae.
Phân bố: Vùng phân bố từ Srilanca đến Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, và qua lục địa Đông nam châu Á. Ở Việt Nam, loài này phân bố hầu khắp nhưng chỉ phổ biến ở một số vùng phía Nam. Bướm được đặt tên do có 3 đốm sáng trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
13-07-2018, 08:34 AM
B.133- BƯỚM NÂU CÁNH BẠC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/367.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/367s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/367_2s.jpg
Sưu tập :

B.133- Bướm nâu cánh bạc Euthalia monina

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái và bướm đực khác nhau. Mặt trên cánh bướm đực có màu nâu xỉn và một dốm màu trắng khá rõ nằm giữa cánh trước, chóp và phần rìa cánh trước và một vùng nằm ở gốc cánh sau có màu nâu sẫm. Phần mặt trên và mặt dưới cánh của bướm cái giống nhau một mảng màu trắng đục nằm giữa hai cánh chia hai phần còn lại có màu nâu sậm. Con cái lớn hơn con đực, màu nâu nhạt với dải vùng giữa gần mép ngoài cánh được tô điểm bằng những mảng có màu hơi trắng. Mặt dưới: màu nâu sáng, hoặc giống như mặt trên, có thể có những đường viền zigzắc ở phía ngoài cánh . Sải cánh: 50 -70mm.
Nơi sống, sinh thái:
Loài này thường sống trong các khu rừng thường xanh ít bị tác động bởi con người. chúng thường đậu trên mặt đất để hút các chất dịch quả thối trong rừng hay chất thải của động vật. Khi bị động chúng rất nhanh và bay xa. Thức ăn của sâu non là một số cây Garcinia sp. thuộc họ Bứa Clusiaceae.
Phân bố: Vùng phân bố từ Mianma, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
13-07-2018, 08:38 AM
B.134- BƯỚM NAM TƯỚC CHẤM ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/427s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/427_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/427_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/427_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/427_4s.jpg
Sưu tập :

B.134- Bướm nam tước chấm đỏ Euthalia evelina

Đặc điểm nhận dạng:Mặt trên: con đực màu nâu tối với một đốm đỏ cong hình trăng khuyết ở vùng trung tâm cánh trước, màu nâu sậm hơn ở vùng gốc và vùng ô cánh ở mép trên gần chót cánh trước có một vệt sáng trắng hẹp, con cái lớn hơn con đực có màu xám nhạt với đuôi cánh trước cong hơn và cũng có một hoặc nhiều đốm đỏ trang trí cho vùng trung tâm cánh trước. Có một dải rộng ngang và hơi trắng dễ thấy ở vùng giữa chạy từ mép trên tới mép dưới cánh trước. Ở cánh sau cũng có dải sáng mờ nhưng hẹp hơn và không chạy tới mép trong cánh. Mặt dưới màu xanh lục xám với một hoặc nhiều hơn số chấm đỏ ở vùng hoa văn thuộc gốc cánh sau, đồng thời vẫn có một chấm đỏ ở trung tâm của cánh trước. Sải cánh: 90 -110 mm.
Sinh học, sinh thái:
Loài thường gặp đơn lẻ từng cá thể trong các rừng thưa, bay thấp, đậu nơi có nhiều lá khô vì đây là môi trường thuận lợi để ngụy trang. Ở vùng rừng tương đối râm mát, đất ẩm (đặc biệt khi nắng lớn), có thể gặp nhiều cá thể tập trung hút khoáng hoặc dịch trái cây chín cùng với các loài khác trong nhóm Euthalia, Tanaecia.
Phân bố:Phú Thọ (Tam Đảo, Xuân Sơn) Ba Vì, Hòa Bình và Cambodia, Thailand

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
13-07-2018, 08:42 AM
B.135- BƯỚM NAM TƯỚC LÒE LOẸT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/368.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/368s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/368_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/368_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/368_3s.jpg
Sưu tập :

B.135- Bướm nam tước lòe loẹt Euthalia lubentina

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên: ở những cá thể đực có màu nền nâu xanh lục nhạt với các đốm đỏ ở cả hai cánh. Những đốm này ở cánh trước nằm bên cạnh vùng trung tâm, các đốm trắng ở gần góc trên cánh trong khoảng 3,4,5,6 không tạo thành một đường thẳng; con cái có một hàng những mảng màu trắng ở vùng giữa sát mép ngoài cánh, và cũng có một mảng màu trắng ở đỉnh trên của vùng trung tâm. Con cái lớn hơn con đực. Mặt dưới: màu xanh da trời nhạt bóng với những đốm đỏ sáng - bướm đực và bướm cái đều có những chân trước màu đỏ nhạt. Sải cánh: 55 - 70mm.
Sinh học, sinh thái: Sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp. Khá hiếm. Phân bố ở độ cao thấp hơn 1300m, phổ biến hơn khi xuống thấp ở các khu rừng và trảng cỏ, bụi cây, chỉ sống ở các trảng cỏ bụi cây hay những khu vực ẩm thấp.
Phân bố: Loài phân bố rộng khắp từ Bắc Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào,Malaixia. Ở Việt Nam được tìm thấy từ Bắc đến Nam trong các khu rừng thường xanh đến 1200m. Đôi khi còn gặp chúng ở vùng làng quâ và ngoại ô thành phố.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
14-07-2018, 09:35 AM
B.136- BƯỚM PHÙ THỦY RỪNG XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/382.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/382s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/382_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/382_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/382_3s.jpg
Sưu tập :

B.136- Bướm phù thuỷ rừng xanh Hestina nama

Đặc điểm nhận dạng: Giống này gồm các loài bướm mạo danh loài Dananus melaneus của họ Bướm đốm. Chúng có màu xám xanh với các gân màu tối. Mặt trên: Màu đen với các hoa văn màu trắng xanh nhạt tương tự như loài Danaus melaneus; đỉnh chót cánh trước và cả cánh sau như được nhuộm màu đỏ. Mặt dưới: Trang trí giống như mặt trên, nhưng đỉnh chót cánh trước và cánh sau màu vàng nâu. Sải cánh: 95-100mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở độ cao 600-1000m, Sâu non ký chủ trên cây Cơm nguội Celtis sinensis. Tam Đảo, Chư Yang Sing, Cúc Phương ở mọi độ cao, trong các khu rừng thứ sinh và trảng cỏ, bụi cây. Loài có phổ phân bố hẹp và ít gặp
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Mianma, Bắc Thái Lan, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài có phổ phân bố hẹp và ít gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
14-07-2018, 09:41 AM
B.137- BƯỚM QUẠ CÁNH TRƯỚC XANH ĐẬM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/488s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/488_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/488_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/488_3s.jpg

Sưu tập :

B.137- Bướm quạ cánh trước xanh đậm Euploea algea

Đặc điểm nhận dạng: Con đực và cái khác nhau, loài này rất giống với Eupooes mulciber. Nhưng có sự khác biệt với Eupooes mulciber là vùng màu xanh thẫm ở mặt trên cánh trước của con đực chiếm gần như toàn bộ cánh. Trong khi đó loài Eupooes mulciber có đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng xếp không theo hàng lối, mặt dưới cánh sau có một hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Con cái có mặt trên cánh trước tương tự con đực, nhưng ô màu xanh thẫm nhỏ hơn và có một vài chấm trắng không đều. Sải cánh: 90-100mm.
Sinh học sinh thái: Phổ biến, kể cả thành phố, vùng ngoại ô. Rất phổ biến ở ven đường mòn, những chỗ trống trong rừng nhưng số lượng không nhiều như vài loài khác trong cùng giống. Loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh với độ cao khác nhau. Bướm cái ít gặp hơn bởi vì chúng thường tập trung trong rừng. Nơi ở của loài này cũng giống như nhiều loài bướm đốm khác. Chúng thường hút mật từ những cây thuộc chi Xẻn, Thanh quan và Bông ổi. Có thể gặp loài này vào tất cả thời gian trong năm. Sâu non ăn lá cây Duối Streblus asper, Si Ficus retusa và một số loài thuộc chi Ficus sp. thuộc họ Dâu tằm Moraceae
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ, phía Đông đến Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Mã-lai đến San-đơ-lan. Đây là một trong những loài phổ biến ở Việt Nam. Tên được đặt dựa vào đặc điểm hình thái.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
14-07-2018, 09:44 AM
B.138- BƯỚM QUẠ CHÓT CÁNH BẠC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/480.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/480_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/480_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/480_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/480_4s.jpg
Sưu tập :

B.138- Bướm quạ chót cánh bạc Euploea core

Đặc điểm nhận dạng:
Cánh màu nâu với các đốm trắng. Điểm dễ dàng nhận diện loài này là mặt trên chót cánh trước màu bạc, dễ thấy khi bay. Chúng có một số dạng. Dạng gặp ở Việt Nam: Mặt trên con đực ở cánh trước có dãy chấm sau đĩa cánh và mép cánh, các chấm này có màu trắng xanh ở vùng chót cánh; ở cánh sau cũng có dãy chấm nhỏ chạy theo mép cánh và một dãy chấm dạng oval sau đĩa cánh. Mặt dưới cánh trước con đực có màu nâu nhạt hơn nhưng ở chót cánh không có ánh xanh, có 2 hoặc 3 chấm ở vùng đĩa cánh, còn có 1 chấm ở vùng chót thuộc trung tâm. Mặt dưới cánh sau có 5 chấm ở vùng đĩa cánh. các đặc điểm khác còn lại giống như ở mặt trên. Bướm cái và bướm đực giống nhau. Sải cánh: 85-95mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp khắp nơi. Sâu ăn lá nhiều loài cây khác nhau, trong đó có Trúc đào Neurium oleander, họ Trúc đào Apocynaceae, một loại cây cảnh phổ biến và cả vài loại cây cảnh nhập nội cùng họ. Sâu có bốn cặp "lông" dài, màu sắc khá khác nhau tuỳ cá thể và khu vực. Do sự phân bố rộng của nơi sinh sống trong đó có những cây thức ăn, loài này xuất hiện hầu như khắp nơi ở vùng thấp bao gồm công viên và vườn trong thành phố. Thường gặp những con bướm bay ở phía Bắc vào mùa xuân, hầu như nhìn thấy rõ khi chúng bay qua những cánh đồng lúa và bãi trống khu vực trồng trọt ở Việt Nam. Bướm cái thường đẻ trứng trên cây Si, Sung thuộc họ Dâu tằm Moraceae; Ngô thi thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae
Phân bố: Phân bố rất rộng từ Ấn Độ đến Thái Lan, từ Đài Loan đến Nam Mianma qua Suntheland đến new Ghine và Úc. Phân bố khắp Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm rất phổ biến ở Việt Nam, phổ thức ăn của chúng rất rộng với màu sắc khiêm tốn nên chúng ít bị con người săn đuổi hơn những loài bướm đẹp khác.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
14-07-2018, 09:48 AM
B.139- BƯỚM QỤA LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/301.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/301s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Euploea%20radamanthus%20radamanthus/MagpieCrow_female_01.jpg
Sưu tập :

B.139- Bướm quạ lớn Euploea radamanthus

Mô tả: Bướm đực và bướm cái giống nhau. Chúng có thể gặp ở gần thảm rừng thứ sinh, bìa rừng, dọc theo các con đường trong rừng hoặc bên ngoài. Có một số loài thuộc họ bướm Phượng Papilipnidae Chilasa paradoxa và họ bướm giáp Nymphalidae Euripus nyctelius gần giống như loài Euploea radamanthus. Bướm cái đẻ trứng trên một số cây thuộc các họ Thiên lý Asclepiadaceae. Trúc đào Apocynaceae và Dâu tằm Moraceae.
Phân bố: Vùng phân bố của loài Euploea radamanthus từ Asam đến Mianma, Thái Lan, San đa và quần đảo Na tu na. Loài này phổ biến ở khu vực miền Trung và Nam Việt nam. Tên bướm được đặt theo kích thước lớn và màu đen của cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
14-07-2018, 09:51 AM
B.140- BƯỚM SỌC TRẮNG VẠCH ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/322.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/322s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/322_1s.jpg
Sưu tập :

B.140- Bướm sọc trắng vạch đỏ Athyma selenophora

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Athyma có kiểu màu sắc tương tự giống Neptis, nền đen với các đốm trắng xếp thành băng ở mặt trên cánh, mặt dưới thường có màu nâu, nâu đỏ với các đốm, băng trắng tương ứng với mặt trên. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm cấu tạo cơ thể khác biệt rõ rệt so với giống Neptis: cánh rộng hơn; râu khá dài so với thân, chắc và thẳng; thân mập chắc. Khối cơ vận động cánh rất phát triển khiến cho phần ngực của loài này lớn. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, các loài trong giống này có thể bay rất nhanh, cách bay khác hẳn giống Neptis, cánh đập nhanh và gắt.
Athyma selenophora, một loài cũng rất phổ biến trong rừng, khá dễ nhận diện với một băng trắng rộng chạy từ giữa cánh trước đến cánh sau con đực và con cái có số hoa văn và cách bài trí ở mặt trên cánh rất khác nhau. Gần chót cánh trước có vài đốm trắng. Trong vùng trung tâm và ô cánh trước có một vạch đỏ, đôi khi đứt đoạn. Mặt dưới con đực có màu nâu đất son hoặc nâu ánh tím lục cùng với các hoa văn nổi bật, màu trắng là chính với một ít chấm đen mờ chạy dọc theo các dải trắng. Con cái của loài Athyma selenophora không hề có màu cam, có các hàng đốm màu trắng ngà rõ nét và có vạch trong ô cánh trước tạo thành các đốm hơi dứt đoạn cũng màu trắng, các đốm hơi tách ra, kích thước lớn hơn. Con cái của các loài trong giống Athyma rất hiếm gặp và thường có các hoa văn và cách bài trí ở mặt trên khác hẳn so với con đực. Sải cánh: 60 - 70mm.
Sinh học sinh thái:
Giống Athyma thuộc nhóm bướm khá cảnh giác. Khi người quan sát tiến gần khoảng 3-4 mét, nó thường bay ra xa rồi lại đậu xuống. Người quan sát đến gần lần nữa, nó lại bay ra xa. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại rất lâu trước khi tiếp cận được gần con bướm. Khi thực sự hốt hoảng, nó bay rất nhanh và thường mất hút. Các loài trong giống Athyma sống đơn lẻ, thường chỉ gặp một vài cá thể bay từng chặng ngắn sát mặt đất, dọc đường mòn trong rừng để tìm hút chất khoáng. Athyma perius là loài duy nhất thường gặp ở dạng sinh cảnh cây bụi, rừng thứ sinh, khu vực đô thị. Phần lớn các loài khác chỉ gặp trong rừng tốt. Sâu giống Athyma được ghi nhận đẻ trứng trên một số loài cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như giống cây Sóc Glochidion sp., Chùm ruột - Phyllanthus acidus., hoặc họ Cà phê Rubiaceae như giống cây Bướm bạc Mussaenda pubescens. Cây thức ăn của loài Athyma selenophora còn là Adina pilulifera, Adina cordifolia, Mussaend pubescens.
Phân bố: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có phổ phân bố rộng nhưng không thường gặp. Đây là một trong những loài bướm Giáp có thân hình khỏe và đẹp. Cần bảo vệ tốt rừng nguyên sinh nơi chúng ưa thích sống nhất. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
15-07-2018, 08:08 AM
B.141- BƯỚM TÍM LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/318.JPG

http://www.igoterra.com/photo/1269/036193.JPG

http://www.samuibutterflies.com/02_images/travels/nymphalinae/terinosclarissamalayana.mr.jpg
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/8f/2c/7d/8f2c7d9c297df33d7c0509948337294e.jpg
Sưu tập :

B.141- Bướm tím lớn Terinos clarissa

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: là giống gồm các loài có kích cỡ từ trung bình tới lớn với chót cánh trước như bị cắt bằng, cánh sau có đuôi. Mặt trên có màu nền đỏ sẫm và còn có màu đen, ánh xanh dương, ánh xanh lục và màu đỏ cam. Con đực có mảng đen lớn được hình thành do các vẩy đặc biệt ở góc dưới, chót cánh trước và tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn ở áp mép, góc trên cánh sau. Loài này rất giống với loài Terinos terpander Mặt trên cánh trước là một màu tím than với mép bờ cánh và chót cánh là màu nâu đậm. chop1 cánh uốn cong ra ngoài tạo thành một vòng cung. Cánh sau có màu tím nhạt từ gốc cánh đến khoảng giữa cánh, rìa cánh có màu nâu bạc với đường viên màu tím là loài lớn nhất trong giống Terinos ở Việt Nam gồm Terinos terpander, Terinos clarissa, Terinos atlita và phân biệt với loài Terinos clarissa ở đuôi cánh sau có một điểm nhọn ra tạo thành dạng một chiếc đuôi ngắn nhưng dài hơn Terinos terpander và ngắn hơn Terinos atlita. Mặt dưới cánh với các đường viền màu và khoang màu nâu đậm từ gốc cánh chay ra phiá ngoài chóp cánh.. Chóp cánh trước có một đốm màu trắng rất đặc trưng.
Nơi sống, sinh thái: Các loài bướm thuộc giống Terinos thích ở trong những vùng rừng rậm và ít ánh sáng. Ở độ cao nhật đã gặp dưới 1.200m, trong các khu rừng nguyên sinh. Ở độ cao dưới 700m chúng còn sinh sống trong các khu rừng thứ sinh. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae như Antidesma bunius, Antidesma gracile …
Phân bố: Loài này có ở Thái Lan, Cambodia Trung Quốc và ở Việt Nam chúng phân bố từ các tỉnh miền bắc, miền Trung vào đến các tỉnh miền Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
15-07-2018, 08:11 AM
B.142- BƯỚM TÍM NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/295.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/295s.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Terinos%20terpander%20robertsia/Royal%20Assyrian%20-%20Benjin.jpg
Sưu tập :

B.142- Bướm tím nhỏ Terinos terpander

Mô tả: Đặc điểm giống: là giống gồm các loài có kích cỡ từ trung bình tới lớn với chót cánh trước như bị cắt bằng, cánh sau có đuôi. Mặt trên có màu nền đỏ sẫm và còn có màu đen, ánh xanh dương, ánh xanh lục và màu đỏ cam. Con đực có mảng đen lớn được hình thành do các vẩy đặc biệt ở góc dưới, chót cánh trước và tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn ở áp mép, góc trên cánh sau.. Mặt trên cánh trước là một màu tím than với mép bờ cánh và chót cánh là màu nâu đậm. chóp cánh uốn cong ra ngoài tạo thành một vòng cung. Cánh sau có màu tím nhạt từ gốc cánh đến khoảng giữa cánh, rìa cánh có màu nâu bạc với đường viên màu tím là loài nhỏ nhất trong giống Terinos ở Việt Nam và phân biệt với loài Terinos clarissa ở đuôi cánh sau có một điểm nhọn ra tạo thành dạng một chiếc đuôi ngắn nhưng ngắn hơn Terinos clarissa. Mặt dưới cánh với các đường viền màu và khoang màu nâu đậm từ gốc cánh chay ra phiá ngoài chóp cánh.. Chóp cánh trước có một đốm màu trắng rất đặc trưng.
Nơi sống sinh thái: Thức ăn là của bướm là các chất thải của các loài thú và chúng thường có tập tính bò qua bò lại trên mặt đất. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như Antidesma bunius, Antidesma gracile … và loài Rinorea anguifera thuộc họ Hoa tím Violaceae
Phân bố: Loài này có ở Thái Lan, Cambodia và ở Việt Nam chúng phân bố từ các tỉnh miền Trung vào đến các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
15-07-2018, 08:14 AM
B.143- BƯỚM THẦU DẦU LÔNG MƯỢT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/416s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/416_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/416_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/416_3s.jpg

Sưu tập :

B.143- Bướm thầu dầu lông mượt Argyreus hyperbius

Đặc điểm nhận dạng:
Các thành viên giống này có cánh trước bị cắt cụt tạo thành góc ở gân 6. Đồng thời gân cận mép trên cánh trước hoặc gân 12 bị phồng lên ở gốc. Giống Argyreus có màu cam,cam sậm với các đường mảnh màu nâu chạy ngoằn ngoèo trên cánh, mép cánh gợn sóng, chót cánh trước hơi nhô ra thành góc. Mép cánh sau lượn sóng theo đúng nhịp bước sóng của các đường mảnh nâu tối chạy ngoằn ngoèo trên cánh. Mặt dưới cánh sậm màu hơn mặt trên và thường có màu kiểu sắt gỉ. Việt nam có ba loài, Argyreus specularia không có chấm trắng ở trên chót cánh trước, mép cánh ít gợn sóng hơn so với loài Argyreus ariadne. Loài Argyreus merioe có chấm trắng ở chót cánh trước nhưng các đường ngoằn ngoèo ở mặt trên cánh chạy gắt hơn, mép cánh không gợn sóng như Argyreus aridane. Con cái thuộc giống Argyreus có màu nhạt hơn con đực. Vẻ bề ngoài thì bướm đực và cái giống nhau nhưng bướm đực có các mảng vảy phấn tối màu ở mặt dưới cánh trước và mặt trên cánh sau. Ở mặt trên loài Argyreus ariadne có màu nền nâu đất son với 5 hoặc 6 đường ngang hẹp lượn sóng, kéo dài từ mép trên đến mép dưới ở cả 2 cánh. Có một chấm trắng ở gần chót cánh trước. Mặt dưới có màu nâu tối phớt hồng. Sải cánh: 45-55mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp ở những chỗ có nắng, ven rừng thứ sinh thấp, đặc biệt khu vực gần cây chủ là Thầu dầu Ricinus communis - họ Thầu dầu Euphorbiaceae, một loại cây dại phổ biến khắp nơi. Khi đậu thường xoè cánh. Các loài trong giống này bay không nhanh. Cách bay khá dễ nhận diện là đập cánh vài lần liên tục sau đó xoè cánh ra để lượn. Cách bay này tương tự giống Neptis. Giống Argyreus thuộc dạng khó tiếp cận. Thông thường, khi phát hiện ra người tới gần nó lập tức bay ra xa, đậu cách vài mét. Bướm thường bay ở khu vực gần chỗ có người ở và khu vực đất trống, ở nơi có mọc cây thức ăn cho sâu non như Thầu dầu Euphorbiaceae.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nam đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam (ở Việt Nam có mọi nơi) . Tên loài được đặt vì có lớp phấn lông mượt và sống trên cây họ thầu dầu Euphorbiaceae.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
15-07-2018, 08:18 AM
B.144- BƯỚM THƯỢNG SỸ CAM VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/396.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/08/Athyma_cama_zoroastes_female_ventral_view_20120916 .jpg/320px-Athyma_cama_zoroastes_female_ventral_view_20120916 .jpg

https://farm6.staticflickr.com/5111/5896285051_59c78f54e1_b.jpg

http://eoldata.taibif.tw/files/eoldata/imagecache/data_object_image/images/39/20091002_347076_athyma_cama_zoroastres_l.jpg

Sưu tập :

B.144- Bướm thượng sỹ cam vàng - Athyma cama

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Athyma trước kia còn có tên khác là Parathyma. Athyma có kiểu màu sắc tương tự giống Neptis, nền đen với các đốm trắng xếp thành băng ở mặt trên cánh, mặt dưới thường có màu nâu, nâu đỏ với các đốm, băng trắng tương ứng với mặt trên. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm cấu tạo cơ thể khác biệt rõ rệt so với giống Neptis: cánh rộng hơn; râu khá dài so với thân, chắc và thẳng; thân mập chắc. Khối cơ vận động cánh rất phát triển khiến cho phần ngực của loài này lớn. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, các loài trong giống này có thể bay rất nhanh, cách bay khác hẳn giống Neptis, cánh đập nhanh và gắt. Con cái của các loài trong giống Athyma rất hiếm gặp. Mặt trên loài A.asura màu nâu tối. Dải trung tâm cánh trước hẹp với những đốm trắng tách biệt ở phía xa vùng trung tâm cánh, có một đốm ở vùng giữa gần mép ngoài ở khoảng 3. Cánh sau có các đốm trắng ở vùng giữa gần mép ngoài, mỗi đốm này có hoặc không có một đốm nhỏ màu đen trong nó trông giống cái xích chó.
Loài này có dáng dấp màu sắc và hoa văn khác hẳn các loài thuộc giống Neptis. Mặt trên: con đực có màu nền đen với vệt trung tâm cánh trước màu cam, nhưng mờ, có đốm màu cam ở góc trên cánh; dải giữa gần mép ngoài cánh sau rất mờ nhạt. Các dải đốm còn lại ở mặt trên các cánh đều to và có màu trắng sáng. Con cái: màu nâu tối đen với những điểm trang trí màu cam sáng rực, vệt vùng trung tâm cánh trước màu cam sáng,phần trang trí ở giữa gần mép ngoài cánh ở khoảng 4 nhỏ hơn ở khoảng 5. Tất cả các dải, chấm trên con cái đều màu cam vàng sáng to, rộng và rực rỡ; con cái lớn hơn con đực. Mặt dưới: màu vàng đất son với những điểm trang trí nổi bật màu trắng và xanh tím.Sải cánh: 55 -70 mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Athyma thuộc nhóm bướm khá cảnh giác. Khi người quan sát tiến gần khoảng 3-4 mét, nó thường bay ra xa rồi lại đậu xuống. Người quan sát đến gần lần nữa, nó lại bay ra xa. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại rất lâu trước khi tiếp cận gần được con bướm. Khi thực sự hốt hoảng, nó bay rất nhanh và thường mất hút. Các loài trong giống Athyma sống đơn lẻ, thường chỉ gặp một vài cá thể bay từng chặng ngắn sát mặt đất, dọc đường mòn trong rừng để tìm hút chất khoáng. A.perius là loài duy nhất thường gặp ở dạng sinh cảnh cây bụi, rừng thứ sinh, khu vực đô thị. Phần lớn các loài khác chỉ gặp trong rừng tối. Sâu giống Athyma được ghi nhận đẻ trứng trên một số loài cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như giống cây Sóc Glochidion acuminatum, G. lanceolatum, G. philippicum, G. zeylanicum, G. rubrum, Chùm ruột Phyllanthus acidus, hoặc họ Cà phê Rubiaceae như giống cây Bướm bạc Mussaenda.
Phân bố: Loài này khá phổ biến ở Việt Nam gần như tìm thấy khắp vùng từ Tam Đảo cho đến Đồng Nai ở các khu rừng còn tốt và Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong những loài bướm Giáp đẹp và không thường gặp. Cần bảo vệ rừng tốt để chúng có nơi cư trú, được bảo tồn và phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
15-07-2018, 08:22 AM
B.145- BƯỚM THƯỢNG SỸ NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/399.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/399_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/399_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/399_3s.jpg

Sưu tập :

B.145- Bướm thượng sỹ nhỏ Athyma zeroca

Đặc điểm nhận dạng: Rất giống với Athyma selenophora vì có kích thước và màu sắc tương tự như nhau nhưng hoa văn màu cam nhạt. Màu sắc và các hoa văn trên con cái và con đực rất khác nhau. Mặt trên: con đực nền màu đen, có vệt gần mép trên cánh trước, có hai hoặc ba đốm và một dải giữa cánh nổi bật kéo dài qua cả hai cánh, không có những điểm trang trí ở vùng trung tâm cánh trước; con cái: màu nâu đen xanh lục nhạt với những điểm trang trí màu trắng ngà, vệt trung tâm cánh trước gần với một đốm ở góc xa. Con cái thường to hơn con đực. Các hoa văn của con cái loài này có số lượng và cách bài trí rất giống với con cái của loài A.selenophora nhưng có màu trắng mờ, nhạt nhòa như bị phủ lên trên một màng mỏng màu xanh lục tối, chúng còn nhỏ và hẹp hơn các đốm và hoa văn của loài trên. Mặt dưới: màu nâu đỏ nhạt tím tối, có những hàng đốm đen ánh xanh lục chạy dọc theo các dải trắng ở giữa cánh và gần mép ngoài của hai cánh. . Dạng mùa mưa được tô thêm màu tím nổi bật. Sải cánh: 50 -60mm.
Sinh học sinh thái:
Tương tự như loài Athyma selenophora và loài này cũng hiếm gặp. Sống ở nơi có độ cao thấp trong các khu rừng và phổ biến hơn ở các trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Mianma,Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
16-07-2018, 07:57 AM
B.146-BƯỚM THƯỢNG SỸ NHIỀU RĂNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/398s.jpg

http://www.learnaboutbutterflies.com/Athyma%20ranga%209815-001a.jpg

http://www.flutters.org/home/photogallery/plog-content/thumbs/butterfliesbrnbspnbspnbspnymphalidae-the-brush-footed-br/subfamily-limenitidinae-brnbspnbspnbsp-genus-athyma--the-sergeants-/small/772-athyma_ranga_male_pakke_3_petersmetacek.jpg

http://www.boldsystems.org/pics/_w300/BOPM/DSC04508%2B1335351806.jpg

Sưu tập :

B.146- Bướm thượng sỹ nhiều răng Athyma ranga

Đặc điểm nhận dạng: Loài này đặc biệt có số lượng đốm các kiểu cực kỳ dày đặc nên không còn có thể nhầm lẫn với các loài của giống Neptis và đây cũng là đặc điểm khác xa so với các loài khác cùng giống Athyma. Đặc biệt là ở con đực dạng mùa ẩm và con cái trông rất giống nhau: các đốm như những chiếc răng xếp thành hàng dày và các hàng lại chạy liền kề nhau theo bề ngang của cánh làm cho màu nền đen nâu còn lại rất ít và chiếm diện tích không đáng kể trên bề mặt các cánh. Mặt trên: con đực: thiếu dải trung tâm ở cánh trước, thay vào đó là các đốm mờ màu xanh nhạt, và các đốm ở vùng giữa gần mép ngoài cánh ở khoảng 4 biến mất, hoặc chỉ còn là một chấm nhỏ. Dải giữa cánh sau cong và đốm ở khoảng 7 tách biệt so với những đốm còn lại; các đốm ở vùng giữa gần mép ngoài cánh bị bôi bẩn bằng màu đen; con cái: các đốm ở vùng giữa gần mép ngoài cánh trắng hơn ở con đực. Mặt dưới: Vệt cánh trước đứt gãy thành các khúc và những điểm trang trí khác màu trắng ở cả hai cánh nổi bật và khá lớn, vùng gốc cánh có màu xanh lục nhạt. Sải cánh : 50 -55mm.
Sinh học sinh thái: Đây là loài ít phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, ở bìa rừng và gần các sông suối ở độ cao vừa phải và thấp. Bướm bị hấp dẫn bởi một số cây có hoa. Chúng xuất hiện quanh năm và bướm cái đẻ trứng trên một số cây thuộc chi Bọt ếch họ Thầu dầu Euphobiaceae. Glochidion wrightii, G.macrophyllum, Phylllanthus sp.
Phân bố: Ấn độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Phân bố tương tự như A.nefte, nhưng hiếm hơn
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố hẹp và hiếm gặp. Đây là loài có màu sắc, hoa văn khá đặc biệt trong giống Athyma, vừa chắc khỏe vừa đẹp và rực rỡ. Bảo vệ rừng là biện pháp tốt nhất để bảo tồn và tạo điều kiện cho chúng phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
16-07-2018, 08:01 AM
B.147- BƯỚM VÀNG BĂNG CAM NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/321.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/321s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2015/87_2968-435-54b286c01d3eb-1.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3848/33245474221_c1706a313b_b.jpg

Sưu tập :

B.147- Bướm vàng băng cam nhỏ Pantoporia sandaka

Đặc điểm nhận dạng:Đây là một giống gồm các loài bướm rất nhỏ. Mặt trên màu nền đen với các dải màu vàng cam đỏ chạy ngang qua cánh. Kiểu màu sắc mặt trên cánh tương tự giống Pantoporia với màu nền đen và các băng ngang màu cam đỏ, tuy nhiên có thể phân biệt nhờ cánh sau có một đuôi ngắn. Cấu trúc cơ thể khác hẳn giống Pantoporia, với râu dài và thẳng, khối cơ vận động cánh phát triển, bay rất nhanh, khác hẳn cách bay chậm của giống Neptis, Pantoporia và Lasippa
Loài này rất giống với Pantoporia hordonia (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=316)nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều.Mặt trên cánh có màu nâu đen thẫm với những giải băng đốm màu vàng cam, dọc theo mép cánh trước có một dải màu đỏ cam nhưng không kéo dài hết đến chóp cánh như Pantoporia hordonia mà ở đỉnh chóp cánh là màu đen. Đỉnh chót cánh không có có màu trắng rõ như Pantoporia hordonia. Cánh sau cũng gồm hai màu đen và vàng nhưng dọc theo mép cánh là dải băng màu đen sậm đứt khúc. Mặt dưới cánh có màu vàng nhạt và nâu nhạt. Khi đậu chúng thường xoè cánh và có kiểu bay rất giống với nhóm Bướm lính thủy Neptis. Khi bị kích động chúng thường bay một quãng ngắn rồi dừng lại.
Sinh học sinh thái:
Thường ra dọc đường mòn trong rừng để tìm chỗ hút chất khoáng. Bay rất nhanh, hầu như không quan sát được khi bay. Sâu của giống Symbrenthia ăn lá họ Cây ngứa (Urticaceae). Chúng bay khá thấp và thích thảm rừng thứ sinh, cây bụi và nơi có ánh sáng mặt trời dọc theo những con đường và lối mòn hẹp trong rừng ở độ cao vừa và thấp, chúng xuất hiện theo mùa. Thức ăn của sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Đậu Fabaceae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1007&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V) như Albizzia chinensis.
Phân bố:Vùng phân bố từ Cambodia và Thái Lan và lục địa Đông nam châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu đen và băng màu cam trên cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Loài này nhỏ nhưng có màu sắc khá rực rỡ với hai màu rất nổi đen - cam đỏ. Loài có phổ phân bố rộng trên Thế giới nhưng không phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
16-07-2018, 08:05 AM
B.148- BƯỚM XÍCH TRẮNG NHÂN ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/397s.jpg

http://www.lchr.org/a/26/jt/nymphalidae/nymphalinae/asura3.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Athyma%20asura%20idita/earlystages/caterpillar/SS_L5_33mm_01.jpg

http://wingscales.com/content/record/2443-1-ea0ec.jpg

Sưu tập :

B.148- Bướm xích trắng nhân đen Athyma asura

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Athyma trước kia còn có tên khác là Parathyma. Athyma có kiểu màu sắc tương tự giống Neptis, nền đen với các đốm trắng xếp thành băng ở mặt trên cánh, mặt dưới thường có màu nâu, nâu đỏ với các đốm, băng trắng tương ứng với mặt trên. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm cấu tạo cơ thể khác biệt rõ rệt so với giống Neptis: cánh rộng hơn; râu khá dài so với thân, chắc và thẳng; thân mập chắc. Khối cơ vận động cánh rất phát triển khiến cho phần ngực của loài này lớn. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, các loài trong giống này có thể bay rất nhanh, cách bay khác hẳn giống Neptis, cánh đập nhanh và gắt. Con cái của các loài trong giống Athyma rất hiếm gặp. Mặt trên loài A.asura màu nâu tối. Dải trung tâm cánh trước hẹp với những đốm trắng tách biệt ở phía xa vùng trung tâm cánh, có một đốm ở vùng giữa gần mép ngoài ở khoảng 3. Cánh sau có các đốm trắng ở vùng giữa gần mép ngoài, mỗi đốm này có hoặc không có một đốm nhỏ màu đen trong nó trông giống cái xích chó. Loài Athyma asura rất dễ phân biệt với các loài khác trong giống Athyma và các loài khác cùng họ Nymphalidae nhờ có đặc điểm này. Mặt dưới: màu nâu đỏ nhạt; mặt dưới cánh trước cũng có những chấm trắng nhân đen như ở cánh sau và trang trí giống như mặt trên. Sải cánh: 60 - 70mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Athyma thuộc nhóm bướm khá cảnh giác. Khi người quan sát tiến gần khoảng 3-4 mét, nó thường bay ra xa rồi lại đậu xuống. Người quan sát đến gần lần nữa, nó lại bay ra xa. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại rất lâu trước khi tiếp cận gần được con bướm. Khi thực sự hốt hoảng, nó bay rất nhanh và thường mất hút. Các loài trong giống Athyma sống đơn lẻ, thường chỉ gặp một vài cá thể bay từng chặng ngắn sát mặt đất, dọc đường mòn trong rừng để tìm hút chất khoáng. A.perius là loài duy nhất thường gặp ở dạng sinh cảnh cây bụi, rừng thứ sinh, khu vực đô thị. Phần lớn các loài khác chỉ gặp trong rừng tối. Sâu giống Athyma được ghi nhận đẻ trứng trên một số loài cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae như giống cây Sóc Glochidion sp., Chùm ruột Phyllanthus acidus, hoặc họ Cà phê Rubiaceae như giống cây Bướm bạc Mussaenda sp..
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Phân bố rộng rãi trên toàn Việt Nam. Sống ở mọi độ cao, trong mọi sinh cảnh ngoại trừ các khu nông nghiệp, mặc dầu vậy chúng khá hiếm
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài phân bố không rộng trên thế giới. Ở Việt Nam có số lượng cá thể không nhiều, tuy phân bố rộng nhưng ít gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
16-07-2018, 08:09 AM
B.149-BƯỚM BẢN ĐỒ CÁNH THẲNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/376.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/376_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/376_2s.jpg

https://static.inaturalist.org/photos/2004968/medium.jpg?1444781507

Sưu tập :

B.149- zezo - Bướm bản đồ cánh thẳng Cyrestis nivea

Mô tả:SVRVNĐang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
16-07-2018, 08:13 AM
B.150- BƯỚM BÁ TƯỚC MIỆT VƯỜN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/405.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/405s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/TanaeciaJahnu/04TanaeciaJahnu_AnimishMandrekar_af913.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cf/Chenille_de_Grand_porte_queue_%28macaon%29_Fausses _pattes.jpg/440px-Chenille_de_Grand_porte_queue_%28macaon%29_Fausses _pattes.jpg

B.150- zezo - Bướm nâu miệt vườn Tanaecia jahnu

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
17-07-2018, 08:24 AM
B.151-BƯỚM ĐẾ CHẾ TRUNG HOA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/424s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/424.JPG

http://www.learnaboutbutterflies.com/Polyura%20narcaea%20AMVH9992-002b.jpg
Sưu tập :

B.151- Bướm đế chế Trung Hoa Polyura narcaeus

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
17-07-2018, 08:27 AM
B.152- BƯỚM GIÁP XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/479.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/479_1s.jpg

http://www.natureloveyou.sg/Minibeast-Butterfly/Butterfly_Polyura%20schreiber%20tisamenus/DSC01932%20(13).jpg

http://www.natureloveyou.sg/Minibeast-Butterfly/Butterfly_Polyura%20schreiber%20tisamenus/DSC03592%20(11).jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/479_4s.jpg
Sưu tập :

B.152- Bướm giápxanh -Polyura schreiber (đ/d Nymphalis schreiber, Eulepis schreiber)

SVRVN Đang mô tả loài này ...

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
17-07-2018, 08:30 AM
B.153- BƯỚM NÂU SỌC CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/487s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/487_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/487_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/487_4s.jpg

Sưu tập :

B.153- Bướm nâu sọc cánh vàng Yoma sabina

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, kích thước sải cánh 70 - 80mm. Con đực và con cái có màu sắc gần giống nhau. Con đực có màu sắc đậm hơn và hoa văn mờ. Con cái màu nhạt và hoa văn rất rõ. Con đực có riểm cánh lượn sóng, mép cánh trước cắt thành hình chéo tạo thành đỉnh ngọn. Vùng màu đen gần chót cánh trước có một chấm màu vàng nhỏ. Ngọn cách sau kéo dài ra thành hai thùy ở mỗi bên cánh và một chiếc đuôi ngắn ở ngọn gân số 3. Nền cánh có màu nâu chocolate và có 2 dải băng màu vàng tươi kéo dài ở giữa hai cánh trước và sau. Mép cánh sau có đường lượn sóng màu nâu đen. Mặt dưới cánh cả ở con đực lẫn con cái có màu nâu bạc.
Sinh học, sinh thái: Sống ở rừng nguyên sinh nơi đất thấp, thỉnh thoảng gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục dưới tán rừng hoặc ven các con suối ở những độ cao thấp.Thức ăn của sâu non là cây Quả nổ bò Ruellia repens thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Phân bố: Phân bố từ Indonesia qua Malaysia và Đông Dương đến Australia. Phổ biến ở các khu rừng thường xanh còn tốt ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phươc, Lâm Đồng - Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng ít gặp. Nó có thể đóng vai trò sinh vật chỉ thị hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn tốt nên có nhiều lớp lá mục, ven suối và bóng râm - là nơi cư trú mà chúng ưa thích nhất.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
17-07-2018, 08:34 AM
B.154-BƯỚM NAM TƯỚC ĐUÔI ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/379s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/379_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/379_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/379_3s.jpg

Sưu tập :

B.154-Bướm nam tước đuôi đỏ Euthalia recta

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm có kích thước trung bình, sải cánh 75 - 90mm. Bướm cái và bướm đực khác nhau. Mặt trên cánh bướm đực có mép cánh trước hơi lõm, ngọn cánh trước cắt thành hình chéo tạo thành đỉnh ngọn, mép cánh sau có hình gợn sóng. Bụng và thân ngắn, chắc, bay rất nhanh, khỏe. Nền cánh có màu đen vùng gốc cánh có màu đem đậm. Một hàng đốm màu vàng không đồng, dứt khúc nhất xếp dọc theo cánh trước, phần cánh sau các hàng đốm này dính liền vối nhau. Ngọn cánh trước có một đốm nhỏ màu vàng nằm gần chót cánh. Mỗi bên gốc cánh sau có một đốm đỏ màu cam. Mặt dưới ở phần cánh trước có một chấm tròn và một hình bán nguyệt màu đó viền đen rất đặc trưng trên nền cánh màu nâu nhạt. Bướm cái có kích thước lớn hơn bướm đực, toàn thân có màu nâu nhạt, các hoa văn rất rõ và sâc sỡ hơn con đực, các đốm màu nâu đen hiện rất rõ.
Sinh học, sinh thái:
Loài này thường sống trong các khu rừng thường xanh ít bị tác động bởi con người. Chúng thường đậu trên mặt đất để hút các chất dịch quả thối trong rừng hay chất thải của động vật. Khi bị động chúng rất nhanh và bay xa. Thức ăn của sâu non là một số cây Garcinia sp. thuộc họ Bứa Clusiaceae.
Phân bố:
Vùng phân bố từ Mianma, Trung Quốc đến Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam có mặt hầu khắp các vùng có rừng. Tên bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
17-07-2018, 08:40 AM
B.155- BƯỚM NAM TƯỚC CHÓT ĐUÔI XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/369s.jpg

http://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/nymph1/Euthalia%20phemius.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/EuthaliaPhemius/20EuthaliaPhemius_KrushnameghKunte_ag650.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/EuthaliaPhemius/EuthaliaPhemius_RohanLovalekar_aj808.jpg

Sưu tập :



B.155-Bướm nam tước chóp đuôi xanh Euthalia phemius

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm có kích thước trug bình, mặt trên ở con đực: màu nâu tối, vệt cánh trước vượt xa hơn vùng trung tâm, cánh sau màu xanh ở mép ngoài và góc chót, góc dưới hình tam giác. Con cái lớn hơn con đực và cánh trước có dải vắt chéo từ giữa mép trên xuống góc dưới mép ngoài cánh tạo thành một dải màu trắng rộng trang trí cho cánh. Mặt dưới: màu xanh nhạt, mép ngoài có màu hoa oải hương (xanh nhạt hơi pha đỏ). Sải cánh: từ 60 - 80mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này thường sống trong các khu rừng thường xanh còn tốt, thường gặp cá thể đơn lẻ và hút các chất từ chất thải của động vật trong các lối mòn ven rừng. Phân bố ở độ cao thấp đến 700m. Sâu non ký chủ trên cây vải Litchi chinensis, và một số loài thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.
Phân bố:
Phân bố ở độ cao dưới 700m trong các khu rừng, và gặp nhiều hơn ở các bụi cây, trảng cỏ. Bắc Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Malaixia, Lào, Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
18-07-2018, 08:58 AM
9- Họ Bướm mắt rắn Satyridae

Họ Satyridae chủ yếu là những loài bướm nhỏ màu nâu và xám. Hầu hết cánh đằng sau có kiểu trang trí hình vỏ sò hoặc răng cưa, và các cánh thường được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới bằng những đốm hình con mắt (eyespots). Một số nhóm rất đa dạng và phổ biến như giống Ypthima, Mycalesis… nhưng lại rất phức tạp về mặt phân loại. Cả hai giới tính đều có các chân trước yếu. Chúng không bay khỏe và thường rất gần mặt đất. Trứng hơi tròn, không có “trang trí” như trứng của họ Nymphalinae hay Danainae. Sâu chủ yếu ăn lá các cây thuộc nhóm một lá mầm như họ Cỏ (Poaceae), hoặc lá các loại tre (giống Bambusa). Sâu thường có hai sừng trên đầu, giống với họ bướm chúa Amathusiinae. Ở họ này nhiều loài có dạng mùa khô và mùa ẩm với sự tiêu giảm hoặc biến mất hoàn toàn các đốm mắt ở dưới cánh vào mùa khô. Việc nhận diện đến cấp loài bằng cách quan sát ở một số nhóm rất khó khăn và hầu như không thể chắc chắn. Phần lớn các loài thuộc họ này bay thấp, có thể tìm thấy chúng ở mọi môi trường sống, bao gồm cả đổng cỏ và rừng, nhiều loài chỉ gặp dưới tán rừng. Vài nhóm phổ biến như giống Mycaleis, Ypthima… có thể gặp ở chỗ trống, ven đường, kể cả khu dân cư
Một vài giống có số loài rất lớn trong rừng, nhưng lại ít gặp ở khu dân cư, ví dụ như giống Lethe. Nhiều loài trong họ này thuộc dạng khó lại gần, khó quan sát. Màu sắc cũng không hấp dẫn đối với người không chuyên. Hơn nữa nhiều loài phổ biến lại khó định danh. Việt Nam có hơn 100 loài thuộc họ này

B.156- BƯỚM BỤI NÂU ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/239.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/239s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/239_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/239_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/239_3s.jpg
Sưu tập :

B.156- Bướm bụi nâu đen (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=239) - Mycalesis mineus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=239)

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm cái hơi lớn hơn, nhạt màu hơn và có thể phân biệt bởi không có dải (chùm vảy đặc biệt) ở mặt trên của cánh sau. Đây là loài gặp theo từng nơi ở vùng đất thấp đặc trưng. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây bụi và hoạt động tích cực suốt ngày và rất thích sống gần các bụi cây tre, trúc khi phát măng. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bởi phân động vật, nước ở các ngọn măng tre, trúc tiết ra. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là Mycalesis perseoides, Mycalesis perseus, Mycalesis intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực.
Sinh học, sinh thái:
Giống Mycalesis bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Ba loài khá giống nhau là M.mineus, M.perseus và M.perseoides, có thể phân biệt dựa vào các đốm ở mặt dưới cánh nhưng không dễ. Việc định danh chính xác phải dựa vào cấu trúc cơ quan sinh dục của con đực. M.mineus và M.perseoides là những loài phổ biến. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây và hoạt động tích cực suốt ngày. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bời phân động vật. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là M.perseoides, M.zonata, M.intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực. Loài này khá phổ biến ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng thứ sinh và phổ biến ở các vùng nông nghiệp, các trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Sunderland, có khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
18-07-2018, 09:02 AM
B.157-BƯỚM BỤI NÂU DẢI TRẮNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/484.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/484_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/484_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/484_3s.jpg

Sưu tập :

B.157- Bướm bụi nâu dải trắng Mycalesis anaxias

Đặc điểm nhận dạng:
Ở mặt trên của cánh trước có dải ở gần chót cánh sáng trắng rõ rệt và xiên mạnh nhưng chỉ nằm trong lòng ô cánh chứ không kéo dài đến các mép cánh, không có mắt ở khoảng 2. Mặt trên cánh sau con đực màu đen và không có mắt nào ở mặt trên nói chung. Mycalesis là giống bướm phức tạp về mặt phân loại. Nhóm bướm này có kích thước tương đối nhỏ, mặt trên màu nâu hoặc xám, nhiều loài có một đốm mắt lớn ở mặt trên cánh trước, mặt dưới cánh có một chuỗi các đốm mắt chạy gần rìa cánh. Có hai dạng theo mùa rõ rệt, dạng mùa khô đốm mắt tiêu giảm, nhiều khi biến mất hoàn toàn. Mức độ tiêu giảm đốm mắt rất khác nhau, tạo ra nhiều dạng trung gian, khiến cho việc nhận diện càng khó khăn khi chỉ quan sát hình thái ngoài. Con đực và con cái giống nhau nhưng con cái to hơn. Sải cánh 48-55mm.
Sinh học, sinh thái: Loài bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Trong các khu rừng thường xanh ở độ cao trên 600m chúng thường sống gần các bụi cây nhỏ hoặc những đám thảm mục thực vật dày. Bai chậm và đậu lại ở một khoảng cách gần khi bị tác động.
Phân bố: Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn ở vùng thấp, trong các khu rừng thứ sinh và trảng cỏ, bụi cây.Ấn độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, loài này phân bố khắp các khu vực có rừng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
18-07-2018, 09:08 AM
B.158- BƯỚM BỤI THÔNG THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/345.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Mycalesis%20perseus%20cepheus/Dingy%20Bush%20Brown%20-%20Khew.jpg


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/Mycalesis_3_by_Kadavoor-2.jpg/480px-Mycalesis_3_by_Kadavoor-2.jpg


http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Mycalesis%20perseus%20cepheus/earlystages/caterpillar/MP_L5_26mm.jpg

Sưu tập :

B.158- Bướm bụi thông thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=345) - Mycalesis perseus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=345)

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm cái hơi lớn hơn, nhạt màu hơn và có thể phân biệt bởi không có dải (chùm vảy đặc biệt) ở mặt trên của cánh sau. Đây là loài gặp theo từng nơi ở vùng đất thấp đặc trưng. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây bụi và hoạt động tích cực suốt ngày và rất thích sống gần các bụi cây tre, trúc khi phát măng. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bởi phân động vật, nước ở các ngọn măng tre, trúc tiết ra. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là Mycalesis perseoides, Mycalesis mineus, Mycalesis intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực.
Sinh học, sinh thái:
Giống Mycalesis bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Ba loài khá giống nhau là M.mineus, M.perseus và M.perseoides, có thể phân biệt dựa vào các đốm ở mặt dưới cánh nhưng không dễ. Việc định danh chính xác phải dựa vào cấu trúc cơ quan sinh dục của con đực. M.mineus và M.perseoides là những loài phổ biến. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây và hoạt động tích cực suốt ngày. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bời phân động vật. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là M.perseoides, M.zonata, M.intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực. Loài này khá phổ biến ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng thứ sinh và phổ biến ở các vùng nông nghiệp, các trảng cỏ, bụi cây.
Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Sunderland, có khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
18-07-2018, 09:11 AM
B.159- BƯỚM CÁNH SỌC CHÉO
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/265.JPG

https://www.thaibugs.com/wp-content/gallery/satyrinae/Lethe-confusa.jpg

https://ajh57.files.wordpress.com/2013/05/larva5.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/LetheConfusa/LetheConfusa_TarunKarmakar_ap104.jpg

Sưu tập :

B.159- Bướm cánh sọc chéo (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=265) - Lethe confusa (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=265)

Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và cái như nhau. Loài này có thể dễ dàng gặp ở gần những hàng rào cây và bìa rừng, những nơi bị phát quang và những lối đi, chủ yếu ở những nơi thấp. Khi bay, chúng giống bướm nhỏ Melanitis leda. Khi bị náo động, loài bướm này rời đi nhưng không lâu lại quay trở về chính chỗ cũ. Đôi khi một hoặc vài con bướm có thể gặp đậu trên những thân cây có nhựa hấp dẫn. Bướm cái đẻ trứng trên những cây thuộc họ Cỏ Poaceae như chi cỏ Chân lông, Cỏ lác và Chè vè.
Sinh học sinh thái:
Loài khá phổ biến, có thể gặp ở thành phố, những khu vực có cây bụi, bóng râm. Loài này bay thấp và nhanh, đường bay gắt, thay đổi hướng, khó quan sát. Thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ. Loài này có thể dễ dàng gặp ở gần những hàng rào cây và bìa rừng, những nơi đã bị phát quang và những lối đi, chủ yếu ở những nơi thấp. Giống Lethe có rất nhiều loài, hầu hết chỉ gặp dưới tán rừng. Khi bay, chúng giống bướm nhỏ Melanitis leda. Khi bị náo động, loài bướm này rời đi nhưng không lâu lại quay trở về chính chỗ cũ. Đôi khi một hoặc vài con bướm có thể gặp đậu trên những thân cây có nhựa hấp dẫn. Bướm cái đẻ trứng trên những cây thuộc họ Lúa như chi cỏ Chân lông, Cỏ rác và Chè vè.
Phân bố: Vùng phân bố từ Sikkim và Nam Asam qua Mianma và Đông Dương đến bán đảo Malaysia và Sumatra. Đây là loài phổ biến hơn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tên được đặt do có hai vạch chéo màu vàng trên mặt cánh.
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài hiếm gặp ở các nước có tên trên, ở Việt Nam cũng dễ bắt gặp ở môi trường nơi có rừng và gần rừng tự nhiên.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
18-07-2018, 09:15 AM
B.160- BƯỚM CÂY NÂU SỌC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/264.JPG

https://c1.staticflickr.com/6/5575/14343727458_ca73d5be48_b.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/81/Straight-banded_Treebrown_Lethe_verma_I_IMG_6376.jpg

http://farm8.static.flickr.com/7738/26927566272_851a62412d.jpg

Sưu tập :

B.160- Bướm cây nâu sọc (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=264) - Lethe verma (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=264)

Đặc điểm nhận dạng: Bướm đực và cái khá giống nhau. Loài này gần giống với loài Lethe confusa tuy nhiên vân cánh và các đốm mắt không đều, sọc cánh hẹp hơn so với Lethe confusa. Loài này có thể dễ dàng gặp ở gần bìa rừng, những khu rừng phục hồi hay những đường mòn nhỏ trong rừng, chủ yếu ở những nơi thấp. Đã gặp ở độ cao 1500m ở Mẫu Sơn. Khi bay, chúng giống bướm Lethe confusa. Khi bị náo động, loài bướm này rời đi nhưng không lâu lại quay trở về chính chỗ cũ. Đôi khi một hoặc vài cá thể gặp đậu trên những thân cây có nhựa hấp dẫn. Bướm cái đẻ trứng trên những cây thuộc họ Cỏ Poaceae như chi cỏ Chân lông, Cỏ lác và Chè vè.
Sinh học, sinh thái:
Thường gặp ở vùng rừng núi ở độ cao 600m trở lên, đặc biệt ưa thích các khu rừng thứ sinh, không có ở các khu nông nghiệp ở độ cao dưới 700m.
Phân bố: Vùng phân bố từ Trung Quốc, Sikkim và Nam Asam qua Mianma và Đông Dương đến bán đảo Malaysia và Su-ma-tra. Đây là loài phổ biến hơn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tên được theo nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-07-2018, 07:43 PM
B.161- BƯỚM CAU
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/233.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/233_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/233_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/233_3s.jpg

Sưu tập :

B.161- Bướm cau (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=233) - Elymnias hypermnestra (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=233)

Đặc điểm nhận dạng:
Con đực và cái khác nhau. Người ta cho rằng con đực của loài này bắt chước kiểu màu sắc của giống Euploea (Họ Danainae), với mặt trên màu nâu đen có các đốm tím ở cánh trước, mép cánh sau hơi ngả sang màu nâu. Con cái lại bắt chước kiểu màu sắc của giống Danaus (Họ Danainae), với mặt trên cánh có các màu cam, đen và trắng. Mặt dưới cánh có màu nâu sậm, loang lổ kiểu sắt gỉ. Mặc dù khi bay có thể nhầm lẫn, nhưng đi đậu, giống Elymias có thể dễ dàng nhận diện nhờ mép cánh răng cưa rõ rệt, trong khi các loài thuộc Họ Danainae thì không. Cách bay của loài Elymnias hypermnestra mặc dù khá giống với Họ Danainae nhưng cánh đập gắt hơn. Loài này có màu sắc rất khác nhau. Cả bướm đực và bướm cái của quần thể phía Bắc Việt Nam khá giống nhau. Bướm cái của quần thể phía Nam khác bướm đực nhưng giống với con cái quần đảo phía Bắc. Sải cánh 60-80mm.
Sinh học sinh thái:
Rất phổ biến, ngay cả trong thành phố, do sâu ăn lá những loài cây thuộc họ Cau Arecaceae, trong đó có nhiều loài cây cảnh, rất thường thấy đẻ trứng trên Cau cảnh vàng (Chrysalidocarpus lutescens). Cũng được coi là sâu hại thứ yếu của các loại cây trồng vì lý do trên. Thường gặp chúng ở rừng tái sinh, làng quê hoặc trong vườn và công viên thành phố. Bướm đực cư trú theo lãnh thổ rõ rệt và tuần tra một vòng để ghép đôi. Sâu non ăn lá một số loài thuộc họ Cau bao gồm cả những cây trồng.
Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ, phía Đông qua Nam Trung Quốc đến Đài Loan; phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến Suntheland. Đây là loài phổ biến khắp nơi ở các nước trên và Việt Nam. Bướm được đặt tên do phổ biến ở cây Cau.
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Vì sâu non loài này rất thích ăn cây họ cau - dừa, đặc biệt là cau cảnh, đôi khi gặm trụi hết phần thịt của lá chỉ còn để trơ lại gân lá. Tuy nhiên mức độ hại chưa đến mức thành dịch lớn vì mỗi lần sinh sản loài này đẻ rất ít trứng, số sâu non nở ra không nhiều, nếu chú ý có thể giết nó bằng biện pháp cơ học, nhưng cần chú ý khi sâu non tuổi nhỏ rất giống với bọ nẹt, chúng có thể để lại trên da vết ngứa, đau nếu chạm vào chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-07-2018, 07:48 PM
B.162- BƯỚM CHIỀU NÂU TỐI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/290.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/290s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/290_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/290_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/290_3s.jpg
Sưu tập :

B.162- Bướm chiều nâu tối (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=290) - Melanitis phedima (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=290)

Đặc điểm nhận dạng: Nhìn thoáng loài này rất giống với Melanitis leda. Ở loài này và ở Melanitis zitenius, vùng đen ở khoảng 3 ở cánh trước nếu có, thì sẽ là hình chữ nhật với một đốm trắng to gần phía rìa ngoài và một đốm trắng nhỏ nằm phía trong. Ở mặt dưới của cánh sau có 6 mắt rắn rất nhỏ ở cả hai dạng mùa. Ở mùa mưa, dạng của con đực có màu hơi nâu, cánh trước hơi cong và đuôi ở cánh sau, và vùng đen ở khoảng 3 không có hoặc rất nhỏ, con cái có màu nâu nhạt hơn, với những khu vực màu đen và màu trắng ở khoảng 3 rộng hơn. Vào mùa khô, dạng của cánh nhìn rất góc cạnh, vùng cam ở phía trên cánh trước cũng như vùng trắng ở khoảng 3,4 rất nổi bật, và vùng rìa ngoài dọc cánh của cả hai cánh có màu xám tro, đặc biệt ở con cái. Ở mặt dưới, mắt không còn nữa. Sải cánh: 65-75mm.
Sinh học sinh thái:
Thường ở độ cao dưới 1.000m. Không phổ biến, sống trong các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh, các trảng cây, bụi cỏ hay ở vùng đồng bằng, đồng lúa, đồng cỏ. Loài bướm này thường bay vào buổi tối, đường bay của nó không ổn định.
Phân bố:
Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Malaixia, Xumatra, Nias, Philipin, Việt Nam. Phổ biến ở các nước trên và Việt Nam có khắp mọi vùng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-07-2018, 07:51 PM
B.163- BƯỚM MẮT RẮN ĐA HÌNH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/291.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/291s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/291_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/291_3s.jpg

Sưu tập :

B.163- Bướm mắt rắn đa hình (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=291) - Neope armandii (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=291)

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: Phân biệt với giống Lethe vì ở cánh sau có một đốm mắt ở khoảng 7 nhưng không nằm trong đường vòng cung của các đốm từ 1b đến 6. Con đực có một dải thường là mờ kéo dài từ giữa mép trong tới gân 4. Có lông mao sặc sỡ ở cả hai cánh. Có lông mắt. Là loài có kích thước lớn hơn loài N.pulaha rất nhiều với khá nhiều dạng vào các mùa khác nhau. Dạng mùa ẩm, ở cánh trước, gân không được phủ những vệt vàng nhạt và có hình dáng rất giống với loài N.pulaha. Dạng mùa khô với cánh sau có màu vàng đậm.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Chỉ sống trong rừng rậm.
Phân bố:
Loài hiếm. Phân bố ở độ cao từ 700 -1.200m trong các khu rừng nguyên sinh. Từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Việt Nam loài này gặp ở VQG Tam Đảo, Mẫu Sơn – Lạng Sơn …
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Rất có giá trị trong phân loại và đa dạng sinh học.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-07-2018, 07:54 PM
B.164- BƯỚM MẮT RẮN BAY ĐÊM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/259.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/259s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/259_3s.jpg
Sưu tập :

B.164- Bướm mắt rắn bay đêm (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=259) - Melanitis leda (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=259)

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Melanitis là giống bướm lớn với cánh trước cong hình lưỡi liềm nhiều hoặc ít ở gân 5 và cánh sau có đuôi ở gân 4. Ở cánh trước không có gân nào phồng lên ở gốc. Dạng mùa khô có con trưởng thành lớn hơn, cánh góc cạnh hơn ở cả hai giới, vùng sát mép trên màu cam phát triển ở cánh trước và mặt sau có màu khó miêu tả. Các loài của nó hoạt động vào sáng sớm hoặc gần tối, thường bị thu hút vào các ngôi nhà vì ánh sáng. Ấu trùng của nó ăn cây của họ Gramineae, bao gồm cả tre. Xuất hiện ở Châu phi cho tới phương Đông. Loài Melanitis leda: Mặt trên cánh màu nâu, có một đốm mắt kép lớn ở phần gần chót cánh, mặt dưới có màu sậm,kiểu màu phức tạp và thay đổi. Dạng mùa mưa có các đốm mắt ở mặt dưới cánh rõ ràng và khá ổn định ở từng cá thể. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm hoặc biến mất, mặt dưới cánh rất thay đổi, thường nhìn thấy 5 mắt tròn với kích cỡ khác nhau được bài trí theo sát mép ngoài cánh sau, gần như không có hai cá thể có mặt dưới cánh giống nhau. Bướm đực và bướm cái ở cả hai mùa giống nhau. Mặt dưới cánh thay đổi rất giống mảnh lá. Melanitis leda được coi là phổ biến nhất trong giống này.Sải cánh: 60-80mm.
Sinh học sinh thái:
Được coi là sâu hại thứ yếu của cây nông nghiệp, vì sâu ăn lá cây họ Cỏ Poaceae, trong đó có lúa Ozya sativa. Con cái thường đẻ trứng lúc gần tối, có thể thấy nó bay gần các bụi cỏ để tìm chỗ đẻ trứng. Ban đêm thường hay bay vào đèn [12]. Chúng xuất hiện quanh năm ở tất cả những nơi thích hợp nhưng chủ yếu ở vùng thấp. Bướm thường hoạt động tích cực vào trước và sau khi mặt trời lặn, chúng bay nhanh và thất thường, bay vào ánh sáng đèn trong nhà. Vào thời gian mùa khô bướm trưởng thành có thể khá phổ biến ở những khoảng rừng trống. Sâu non ăn lá câu thuộc họ Cỏ Poaceae bao gồm cả Lúa.
Phân bố:
Phân bố của loài này có phạm vi địa lý rất rộng, từ châu Phi đến Australlia, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Bocneo, Xumatra. Phổ biến ở các nước trên và Việt Nam.
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy loài này là loài bướm gây hại cho mùa màng nhưng chưa gây thành dịch hại tới ngưỡng kinh tế và chưa cần có các biện pháp phòng diệt vì cơ bản chúng ăn cây cỏ thuộc họ Cỏ Poaceae là chính.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
20-07-2018, 07:57 PM
B.165- BƯỚM MẮT RẮN CÁNH XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/485.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/485_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/485_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/485_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/485_4s.jpg
Sưu tập :

B.165- Bướm mắt rắn cánh xanh Coelites nothis

Đặc điểm nhận dạng:
SVRVN Đang mô tả

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-07-2018, 08:10 PM
B.166- BƯỚM MẮT RẮN RỪNG THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/394.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/394_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/394_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/394_3s.jpg

Sưu tập :

B.166- Bướm mắt rắn rừng thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=394) - Lethe insana (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=394)

Đặc điểm nhận dạng: Có các đặc điểm của giống Lethe đã đề cập. Là một loài có kích thước nhỏ như L.confusa nhưng màu sắc mặt trên con đực gần giống với L.europa. Mặt dưới con đực: thẫm màu với các mắt tròn: 4 mắt ở khoảng giữa ô cánh và chót cánh trước xếp dọc gần như song song với mép ngoài cánh, 4 chấm này cùng với một đường sáng bắt đầu từ mép trên cắt ngang chạy về phía góc mép trong và ngoài cánh tạo thành một hình chữ V, ở cánh sau cũng có 6 mắt tròn rõ rệt với các kích cỡ khác nhau xếp theo nhau từ giữa mép trên cho đến hết mép ngoài cánh. Sải cánh : 45-50mm.
Sinh học sinh thái:
Loài này thường xuất hiện vào ban sáng sớm hay buổi chiều tối, thức ăn của sâu non là loài Arumdianaria falcuta thuộc họ Cỏ Poaceae. Phân bố ở độ dưới 1.200m, trong các khu rừng và các bụi cây, trảng cỏ, hang động...
Phân bố: Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam loài này ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc từ Lạng sơn cho đến Cúc Phương.
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Phân bố hẹp hơn và ít gặp hơn so với các loài khác thuộc giống Lethe.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-07-2018, 08:14 PM
B.167-BƯỚM MẮT RẮN VẰN BẢY ĐỐM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/344.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/344_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/344_2s.jpg
Sưu tập :

B.167- Bướm mắt rắn vằn bảy đốm (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=344) - Ragadia critias (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=344)

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Ragadia là một giống khác biệt bởi một số đặc điểm. Sâu non của chúng ăn trên cây dương xỉ. Trên cánh trước gân 12 phồng lên ở gốc của nó. Trên cánh sau sự bài trí các gân rất khác thường. Không có gân ở vùng ô cánh và vùng trung tâm va gân 5 bắt nguồn từ gân 7 trước gân 6. Con đực: vùng trung tâm có một dải trước bao phủ bằng những lông màu chì chạy chéo qua và ở con cái dải đó được phản ánh như một đường có nhiều vết nổi (đường phân giới).
Sinh học sinh thái: Sống ở trên cây họ dương xỉ trong rừng tự nhiên và là loài phổ biến, sống ở độ cao dưới 1.200m trong các khu rừng.
Phân bố:
Giống này phân bố từ Đông bắc Ấn Độ đến Trung Quốc, Đảo Sanda và Philippin. Loài Ragadia crisilada ở Thái Lan có ở vài dạng phân loại. Phân bố của loài này: Bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Hải Nam, Thái Lan, quần đảo Mã Lai, Việt Nam.
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài có phổ phân bố thế giới rộng nhưng ở Việt Nam hiếm gặp

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-07-2018, 08:18 PM
B.168- BƯỚM NĂM ĐỐM MẮT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/236.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/236s.jpg

http://www.belizehank.com/IMAGES/Butterflies/Sumatra/sb153.jpg

http://4.bp.blogspot.com/-pGbWG_SUEvM/Tn0kWICIi3I/AAAAAAAAExw/SP3Azj0Mj8I/s400/DSC2402-Common-Five-Ring.jpg

Sưu tập :

B.168- Bướm năm đốm mắt (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=236) - Ypthima baldus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=236)

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Yphima bao gồm các loài có kích thước nhỏ nhất so với các giống khác cùng họ bướm Mắt rắn Satyridae được phân biệt bởi màu trắng bao phủ mặt dưới, có các sọc nằm ngang màu nâu, nhỏ và mang theo các vạch ở mép ngoài cánh, vùng giữa sát mép ngoài và giữa cánh. Con đực của các loài ngoại trừ Y.akbar có các vẩy. Gốc gân 11 và 12 cánh trước hội tụ thành một đường phồng ra và gốc của gân trụ cánh phồng ở một vùng nhỏ hơn.
Thấy ở mọi độ cao và ở mọi nơi từ rừng tới đô thị. Là loài phổ biến nhất trong giống Ypthima. Mặt trên màu nâu, có một đốm mắt lớn ở cánh trước, hai đốm mắt lớn ở cánh sau, có thể có một đốm mắt nhỏ ở góc ngoài cánh sau. Mặt dưới có dạng vằn vện với một đốm mắt rất lớn ở cánh trước và sáu đốm mắt nhỏ ở cánh sau, xếp thành ba nhóm. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm, khó nhận diện cấp loài. Yphima singorensis khá giống Yphim baldus, nhưng nhỏ hơn và mặt dưới cánh sáng màu hơn. Sải cánh 32-48mm.
Sinh học sinh thái: Gặp khắp nơi. Bay thấp, sát các bụi cỏ ven đường. Thường gặp chung với giống Mycalesis. Tuy nhiên chúng thường thích sống ở các vạt cỏ, cây bụi ven đường đi trong rừng, nơi quang đãng có nhiều ánh sáng mặt trời. Thức ăn của sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae
Phân bố: Từ Ấn Độ đến Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, đảo Sanda, Việt Nam. Loài này phân bố khắp Việt Nam
Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài rất phổ biến, có phổ phân bố rộng cả trên thế giới và Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-07-2018, 08:22 PM
B.169- BƯỚM NĂM MẮT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/460.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/460_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/460_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/460_3s.jpg

Sưu tập :

B.169- Bướm năm mắt (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=460) - Lethe syrcis (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=460)

Đặc điểm nhận dạng: Là loài khác hẳn với đa số loài thuộc giống Lethe về dáng dấp, màu sắc ở cả mặt trên lẫn mặt dưới con vật, còn về kích thước thì cũng tương tự như loài Lethe philemon, Lethe gulnihal, Lethe verma. Màu nền mặt trên con đực có màu nâu sáng với các nét trang trí: ở cánh trước có hai dải màu nâu tối chạy ngang gần như song song với mép ngoài có xuất phát điểm từ mép trên và kết thúc ở mép dưới cánh: dải thứ nhất nằm sát mép ngoài và dải thứ 2 song song với dải 1 nằm ở vị trí khoảng 1/3 độ dài cánh gần phía mép ngoài cánh. Do đó, màu sắc mặt trên cánh vô hình chung bị chia làm 3 khoảng theo bề ngang của cánh. Mặt trên cánh sau cũng có màu nền nâu sáng và có mức độ sáng tối khác nhau: nửa gần gốc cánh có màu tối hơn, nửa gần mép ngoài cánh nhìn rõ đường viền sát mép ngoài có màu nâu tối và nằm phía trong được nó bao bọc là 4 mắt đen to, tròn rõ rệt với kích thước tương đương nhau, cánh sau có đuôi hơi nhú như đuôi loài Lethe verma. Mặt dưới con đực: ở cánh trước tương tự mặt trên nhưng xuất hiện một dải nâu tối mảnh chạy ngang cánh nằm giữa dải 2 và gốc cánh và chia mặt dưới cánh ra làm 4 khoảng. Điều quan trọng là dải thứ 3 mảnh ở cánh trước này như thể tiếp tục chạy ngang sang mặt dưới cánh sau nên đã làm cho hoa văn của cánh sau thêm độc đáo, dải mảnh đó chạy từ mép trên sang mép phía trong rồi quay ngược trở lại mép trên với dải ríc rắc và bao bọc 5 mắt, trong đó có 2 mắt có viền đen nhìn rõ. Đặt biệt loài này khác nhiều loài thuộc giống Lethe ở chỗ mặt dưới của cánh sau chỉ nhìn thấy có 5 mắt trong khi đó đa số các loài có 6 mắt rõ rệt.
Sinh học sinh thái: Loài này cư trú chính là các khu rừng tự nhiên còn tốt ở phía bắc và thường thấy ở các kiểu rừng tre nứa ven suối.
Phân bố: Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố ở Cúc Phương, Tam Đảo. Phân bố ở mọi độ cao, trong các khu rừng, trảng cây bụi và thảm cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Phân bố thế giới hẹp và ở Việt Nam hẹp nên loài này không chỉ hiếm đối với nước ta mà còn hiếm với thế giới nữa.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
21-07-2018, 08:32 PM
B.170- BƯỚM NHỎ BỐN MẮT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/337.JPG

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/YpthimaHuebneri/thumb/th_04YpthimaHuebneri_SubramanyamKalluri_ah799.jpg

http://3.bp.blogspot.com/-9AsVH4dt1JM/VMdJZS0Eg0I/AAAAAAAAgGI/PpGvdEO2mN8/s1600/C4R_newly_hatched_01.jpg

http://1.bp.blogspot.com/-SqzvpH6795I/VMkDA_bhejI/AAAAAAAAgJ0/4LkEIqfrGeA/s1600/C4R_adult_upperside_02.jpg

Sưu tập :

B.170- Bướm nhỏ bốn mắt (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=337) - Ypthima huebneri (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=337)

Mô tả: Bướm có kích thước nhỏ, con đực và cái giống nhau, nhưng con đực thường nhỏ hơn con cái. Đây là loài địa phương hơn là loài phân bố rộng và chúng bay gần khu vực đất trông trọt ở dọc lề đường hoặc các khu rừng phục hồi thứ sinh đất thấp. Sâu non ăn những cây thuộc họ Cỏ Poaceae.
Phân bố: Loài này phân bố suốt bán đảo Ấn Độ đến A-sam, Mianma, Malaysia, Singapor, Thái Lan, Lào và toàn lãnh thổ Việt Nam. Tên bướm đặt vì có 4 đốm mắt trên cánh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-07-2018, 09:47 AM
B.171- BƯỚM SỌC BẠC THÔNG THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/340.JPG

http://i1.treknature.com/photos/3749/dsc_113120710153_filtered.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/1_14260-832-57f114c2dbf8a-3.jpg

http://l450v.alamy.com/450v/aec8ye/common-silverline-butterfly-adult-spindasis-vulcanus-lycaenidae-on-aec8ye.jpg

Sưu tập :

B.171- Bướm sọc bạc thông thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=340) - Spindasis vulcanus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=340)

Đặc điểm nhận dạng: Loài bướm có kích thước nhỏ và rất khác với Spindasis syama và Spindasis lohita bởi khoảng cách giữa các vạch màu nâu sậm và màu trắng xếp sát nhau hơn. Dải băng gồm các đốm rời rạc ở mặt dưới cánh sau tiếp tục dọc theo gân 1b. Mặt trên màu tím xanh dương sậm ở con đực, nâu ở con cái, với các vệt đen mờ loang lổ. Góc ngoài cánh sau có một đốm màu cam lớn. Có hai đuôi mảnh dài cỡ trung bình.
Nơi sống, sinh thái:
Thường gặp ở những khu vực cây bụi thấp, có hoa, ngoài nắng, ít khi đậu xuống mặt đất. Chúng thích vùng có thảm thực vật thứ sinh, trong vườn ở vùng thấp, ở đó bướm hút mật từ một số cỏ và cây bụi có hoa khác nhau. Sâu non ăn các loài thực vật thuộc gống Cadaba, Ziziphus, Canthium, Allophylus, Clerodendrum.
Phân bố: Phân bố Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam loài này được ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu - Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-07-2018, 09:56 AM
B.172- BƯỚM TRE NÂU ĐỐM XÍCH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/347.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/347_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/347_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/347_3s.jpg

Sưu tập :

B.172- Bướm tre nâu đốm (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=347) - Lethe europa (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=347)

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm của Lethe: là một giống có số loài phong phú thuộc nhiều phân giống do sự khác nhau của gân và đặc điểm phụ của giới. Có lông mắt rậm. Gân 12 cánh trước không được mượt mà ở phần gốc ở một số loài. Hầu hết các loài có cánh sau có đuôi ở gân 4. Ở phía trên của các loài từ màu nâu tới màu nâu đỏ nhạt, và ở cả hai giới của một số loài và con cái của một số loài khác có một dải trắng, xiên, hoàn thiện hoặc bị phá thành các đốm ở cánh trước. Ở mặt dưới của cánh sau, mắt xuất hiện từ khoảng 1 đến 6, và một số loài nó bị tan ra. Có mặt trên màu nâu, có hai chấm trắng ở gần chót cánh trước. Mặt dưới có kiểu màu sắc phức tạp với các đốm mắt xếp thành một chuỗi ở gần mép ngoài hai cánh, một số đốm mắt không rõ ràng và thay đổi theo mùa. Cánh trước có một sọc trắng rộng và thẳng, chạy từ giữa bờ trước cánh nhập vào dãy đốm; ở con cái sọc này thấy ở cả mặt trên. Cánh sau có một đuôi ngắn. Sải cánh: 65-75mm.
Sinh học, sinh thái:
Ấu trùng ăn trên cây tre và con trưởng thành chủ yếu cặp đôi vào lúc sáng sớm hoặc khi đã tối. Loài E.europa thường được tìm thấy ở những chỗ đất rộng, bằng phẳng trong vườn những nơi gần người, nhưng hầu hết các loài khác đều được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới, một số chỉ tìm được ở những đỉnh núi cao. Phổ biến, có thể gặp ở thành phố, những khu vực có cây bụi, bóng râm. Loài này bay thấp và nhanh, đường bay gắt, thay đổi hướng, khó quan sát. Thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ. Giống Lethe có rất nhiều loài, hầu hết chỉ gặp dưới tán rừng. Cây thức ăn của chúng là tre, đặc điểm này đã được lấy để đặt tên cho nó.
Phân bố:
Từ Sikkim đến Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-07-2018, 10:43 AM
B.173- BƯỚM XÁM BỐN MẮT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/346.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Orsotriaena%20medus%20cinerea/Nigger%20-%20Tan%20CP.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Orsotriaena%20medus%20cinerea/IMG_7117Nigger%20-%20Loke.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Orsotriaena%20medus%20cinerea/earlystages/egg/Nigger%20Egg%20-%20Tan%20Ben%20Jin.jpg

Sưu tập :

B.173- Bướm xám bốn mắt (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=346) - Orsotriaena medus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=346)

Đặc điểm nhận dạng: Phần lớn các loài thuộc họ Bướm mắt rắn Satyridae bay thấp, có thể tìm thấy chúng ở mọi môi trường sống, bao gồm cả đổng cỏ và rừng, nhiều loài chỉ gặp dưới tán rừng. Vài nhóm phổ biến như giống Mycaleis, Ypthima… có thể gặp ở chỗ trống, ven đường, kể cả khu dân cư. Một vài giống có số loài rất lớn trong rừng, nhưng lại ít gặp ở khu dân cư, ví dụ như giống Lethe. Nhiều loài trong họ này thuộc dạng khó lại gần, khó quan sát. Màu sắc cũng không hấp dẫn đối với người không chuyên.
Ở họ này nhiều loài có dạng mùa khô và mùa ẩm với sự tiêu giảm hoặc biến mất hoàn toàn các đốm mắt ở dưới cánh vào mùa khô. Việc nhận diện đến cấp loài bằng cách quan sát ở một số nhóm rất khó khăn và hầu như không thể chắc chắn. Loài bướm Orsotriaena medus có bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này ưa thích vùng đồng bằng thấp và chúng bay gần cánh đồng cỏ hoặc cánh đồng nước ở đó chúng tìm được thức ăn. Thức ăn của sâu non là loài Oryza sativa, Saccharum officinarum
Phân bố: Loài này có vùng phân bố từ Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Tân Ghi-nê và Australia. phổ biến khắp Việt Nam. Tên bướm được đặt theo màu sắc và đốm mắt dưới cánh.

Hết Họ Bướm mắt rắn
Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-07-2018, 10:46 AM
10- Họ Bướm đốm (12 loài)
Họ Danaidae là tất cả những bướm từ trung bình đến lớn thường được đánh dấu nổi bật bởi màu đen, da cam hoặc trắng. Thân thon dài và thường màu đen cùng với những đốm trắng. Các chân trước yếu và không có tác dụng ở cả hai giới tính. Hầu hết các loài được tìm thấy ở những môi trường sống thoáng đãng, có ánh nắng nơi chúng tìm thức ăn từ những bông hoa. Khi còn là ấu trùng, nhiều loài lấy thức ăn từ những cây độc hoặc xấu và tích lũy các chất độc trong cơ thể để bảo vệ lúc trưởng thành. Các màu sáng có tác dụng ngăn chặn nhiều động vật ăn thịt như chim. Một số bướm không có hại từ nhiều họ khác giống hệt họ Danaidae (Như Hestima nama (Nymphalidae), Elymnias hypermnestra (Satyridae)

B.174- BƯỚM ĐỐM XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/268_4s.jpg

Sưu tập :

B.174- Bướm đốm xanh - Tirumala septentrionis

Đặc điểm nhận dạng:
Một trong những loài có kích thước lớn trong họ Bướm đốm Danaidae. Khá dễ nhận diện nhờ các đốm màu xanh rõ rệt và nhỏ khiến cho nền đen sậm ở mặt trên cánh nổi bật. Tuy nhiên loài này rất dễ nhầm với Bướm hổ xanh Tirumala limniace. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 90 -150mm.
Sinh học sinh thái:
Gặp chung với các loài Ideopsis vulgaris và ideopsis similis, nhưng số lượng thường ít hơn. Loài bướm khá lớn này xuất hiện ở một số nơi từ các dải rừng tốt đến rừng phục hồi thứ sinh và những vùng đất canh tác ở mọi độ cao. Xuất hiện ở một số nơi từ các dải rừng tốt đến rừng phục hồi, rừng thứ sinh và những vùng đất canh tác ở mọi độ cao. Bướm trưởng thành đậu ở những cụm hoa cỏ và cây bụi thuộc chi Thơm ổi Lantana camara và Thanh quan Duranta erecta họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae; Cỏ hôi và Đại bi Blumea balsamifera họ Cúc Asteraceae. Bướm cái đẻ trứng trên cây Ngô thi Asclepias curassavica, Đầu dài, Di hùng và một số cây thuộc họThiên lý Asclepiadaceae
Phân bố:
Từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Đài Loan và bán đảo Mã lai, xa hơn đến Sunderland và Philippin. Gặp ở khắp Việt Nam. Khá phổ biến ở mọi nơi, gặp ít hơn ở các khu rừng nguyên sinh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tùy thuộc vào điều kiện sống và hệ sinh thái từng nơi mà gặp được đại diện của loài này nhiều, ít hay không gặp. Dù hiện chưa là loài quý hiếm nhưng đây cũng là một loài có kích thước lớn với sải cánh dài tối đa có thể đến trên dưới 150mm và có màu sắc vừa sặc sỡ vừa đằm thắm. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại để thu mẫu làm tiêu bản, làm tranh và trao đổi, thương mại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
22-07-2018, 10:50 AM
B.175- BƯỚM ĐỐM XANH LỚN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/208.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/208s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/208_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/208_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/208_3s.jpg
Sưu tập :

B.175- Bướm đốm xanh lớn - Euploea mulciber

Đặc điểm nhận dạng:
Con đực và cái khác nhau. Con đực có mặt trên màu đen, từ đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng xếp không theo hàng lối, mặt dưới cánh sau có một hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Con cái có mặt trên cánh trước tương tự con đực, nhưng cánh đốm trắng lớn hơn, cánh sau nền đen có các sọc, vạch trắng hướng vào gốc cánh, viền cánh có một hàng chấm. Dạng sao chép của loài Chilasa paradoxa (họ Bướm phượng Papilionidae) bắt chước con đực của loài này, nhưng kích thướcC.paradoxa lớn hơn, cánh trước rất lớn so với cánh sau, chót cánh không tròn bầu như E.mulciber, chót râu cong đặc trưng của họ bướm Phượng, 6 chân dài, khi đậu dễ nhận diện. Sải cánh: 90-100mm.
Sinh học sinh thái:
Loài phổ biến, kể cả thành phố, vùng ngoại ô. Rất phổ biến ở ven đường mòn, những chỗ trống trong rừng nhưng số lượng không nhiều như vài loài khác trong cùng giống. Đẻ trứng trên các loài cây có nhựa độc như họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh với độ cao khác nhau. Bướm cái ít gặp hơn bởi vì chúng thường tập trung trong rừng. Nơi ở của loài E.mulcibercũng giống như nhiều loài bướm đốm khác. Chúng thường hút mật từ những cây thuộc chi Xẻn, Thanh quan và Bông ổi. Có thể gặp loài này vào tất cả thời gian trong năm. Sâu non ăn lá cây Tiền quả (họ Thiên lý) và đôi khi gặp trên cây Trúc đào (họ Trúc đào)
Phân bố:
Phổ biến ở khắp nơi, ít hơn ở các khu rừng nguyên sinh. Phân bố từ Ấn Độ, phía Đông đến Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysiai đến Sunderland. Đây là một trong những loài phổ biến ở Việt Nam. Tên được đặt dựa vào đặc điểm hình thái.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tương tự như loài E.core nhưng loài này có màu sắc sặc sỡ và hấp dẫn hơn, nhất là khi chúng bay có màu xanh tím lấp loáng dưới ánh nắng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-07-2018, 10:17 AM
B.176- BƯỚM ĐỐM XANH NHỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/401.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Euploea%20tulliolus%20ledereri/IMG_7199pDwarf%20Crow%20-%20Loke.jpg

https://farm2.staticflickr.com/1581/24317067716_c2ba9b5301_b.jpg
Sưu tập :

B.176- Bướm đốm xanh nhỏ - Euploea tulliolus

Đặc điểm nhận dạng:
Con đực và con cái giống nhau về kích thước nhưng cũng thuộc loại lưỡng giới và nhỏ hơn các loài bướm khác thuộc giống này. Có màu nâu làm nền. Mặt trên con đực có mép trong cánh trước võng xuống phủ lên 1/3 cánh sau ( khi chúng bay) với những chấm màu loang xanh rộng, một chấm màu xanh ở trung tâm, 3 chấm sau vùng chót của trung tâm ở khoảng 4, 6 và 10 và có một dãy các chấm màu xanh chạy theo sát mép ngoài cánh từ các khoảng 2-7; sát mép trong cánh vùng đĩa cánh có 1 chấm ngang màu xanh; ở con cái mặt trên cánh trước có các đốm xanh xếp đặt giống như ở con đực, nhưng mép trong cánh trước gần như thẳng chứ không võng xuống. Cánh sau con đực và con cái giống nhau và có màu nâu sáng, trên vùng trước từ vùng trung tâm ra mép cánh có vệt rộng màu nâu xám sáng. Mặt dưới: tương tự như ở mặt trên nhưng các chấm màu trắng, dãy các chấm chạy sát mép ngoài cánh không hoàn thiện ở cánh trước. Ở cánh sau: dãy các chấm chạy thep mép cánh ở vùng 1-3 và dãy các chấm sau ô cánh (sát mép cánh) ở vùng 3-7. Sải cánh: 70 - 80mm.
Sinh học sinh thái:
Một trong những cây thức ăn của chúng là cây sung thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Loài này phân bố ở độ cao dưới 1.200 m. Sống ở các khu rừng thứ sinh, trảng cỏ, bụi cây và các vùng nông nghiệp.
Phân bố:
Phân bố rộng từ Đài Loan và Nam Mianma qua Sunderland đến New Ghine và Australlia, Việt Nam. Phân bố khắp Việt Nam. Bướm được đặt tên theo những đốm màu xanh trên cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy có phổ phân bố rộng cả trên thế giới và trong nước nhưng tần số gặp loài này thấp. Khi bay chúng cũng có màu sắc đẹp, lấp loáng ánh xanh như E.mulciber và cũng giống với loài này ở chỗ về hình thái con cái và con đực khác nhau. Do đó, chúng rất có ý nghĩa trong phân loại học và đa dạng sinh học.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-07-2018, 10:35 AM
B.177- BƯỚM CỎ ĐỐM XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/305.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/305s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/305_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/305_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/305_3s.jpg
Sưu tập :

B.177- Bướm cỏ đốm xanh - Ideopsis similis

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có màu nền nâu đen. Mặt trên cánh trước đen, cánh sau nâu - đen dẫn ra mép, có các đốm và vạch màu xanh lơ, mặt dưới tương tự nhưng màu nhạt hơn. Đặc điểm phân biệt hai Ideopsis similis và Ideopsis vulgaris là các đốm ở cánh trước.Mặt trên cánh trước của loài Ideopsis similis có màu sẫm hơn. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 75-85mm.
Sinh học sinh thái:
Thường gặp ở chỗ trống đôi khi tập trung thành đàn cùng với các loài khác trong họ. Sâu ăn lá những cây có nhựa độc như họ Thiên lý Asclepiadaceae. Có ở những sinh cảnh khác nhau từ nơi có rừng thưa đến thảm thực vật thứ sinh và các vùng đất canh tác, nhìn chung ở độ cao thấp. Tuy nhiên, bướm cái phân bố giới hạn ở nơi có rừng. Giống như nhiều loài bướm Đốm khác ở Việt Nam, loài này hút mật hoa từ những cây thuộc chi Bông ổi Lantana camara, Hồng bì Clausena lansium, Xẻn, Cỏ hôi Ageratum conyzoides và Đại bi.
Phân bố: Ấn độ, Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Phi-lip-pin, Việt Nam. Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài loài có phổ phân bố rộng trên thế giới và ở Việt Nam và số lượng cá thể của loài trong rừng tự nhiên cũng còn khá phong phú. Tuy nhiên, chúng có bộ cánh cũng khá sặc sỡ mang màu sắc đặc trưng của một số loài trong họ bướm Đốm nên cũng rất hấp dẫn người sưu tầm.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-07-2018, 10:39 AM
B.178- BƯỚM HỔ ĐỐM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/207.JPG

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c4/Parantica_aglea_at_Nayikayam_Thattu.jpg/800px-Parantica_aglea_at_Nayikayam_Thattu.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/Parantica_aglea_of_Nayikayam_Thattu.jpg/800px-Parantica_aglea_of_Nayikayam_Thattu.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/63/Glassy_Tiger.jpg/1280px-Glassy_Tiger.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/Glassy_Tiger_%28Parantica_aglea%29_on_Indian_Turns ole_%28Heliotropium_indicum%29_at_Jayanti%2C_Duars %2C_West_Bengal_W2_Picture_440.jpg

Sưu tập :

B.178- Bướm hổ đốm - Parantica aglea

Đặc điểm nhận dạng:
Dễ nhận diện. Cánh có màu đen làm nền với các đốm và vạch như trắng làm cho con vật có màu sáng trắng. Mép đỉnh cánh trước đột ngột lượn ngoặt vào phía đĩa cánh ở đoạn 2/5 đường mép ngoài cánh. Đây có lẽ cũng là đặc điểm của hầu hết các loài thuộc họ bướm Đốm nhưng các loài thuộc giống Parantica được nhìn thấy rõ ràng nhất, nét nhất. Đặc biệt các vạch rất rộng ở phần gốc cánh, khiến chỉ còn các đường đen mảnh. Mặt trên và dưới giống nhau. Bướm cái và bướm đực giống nhau. Loài Parantica aspasia có kiểu đốm tương tự Parantica aglea nhưng dễ dàng nhận diện bởi các đốm ở cánh sau và vạch dưới ô cánh trước có màu vàng, đồng thời kích thước nhỏ hơn nhiều. Sải cánh: 75-90mm.
Sinh học sinh thái: Thường gặp cùng sinh cảnh với các loài khác trong họ Danaidae. Chúng sống ở những thảm rừng thứ sinh có bóng râm, trong rừng hoặc chỗ trống ở những độ cao khác nhau. Bướm bay yếu và chậm, thường gặp chúng bay riêng lẻ. Những cây thức ăn là Đầu dài xoan (họ Thiên lý Asclepiadaceae). Cây chủ còn là Tylophora ovata.
Phân bố: Đông Nam Châu Á, Đài Loan, các đảo Andaman và Nicobar. Loài này rất phổ biến, gặp mọi nơi ở Việt Nam. Khá phổ biến ở mọi nơi, gặp ít hơn ở các khu rừng nguyên sinh và trên đỉnh núi cao.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm phổ biến với màu sắc rất nền nã, giản dị và bay chậm nên dễ quan sát và dễ thu bắt. Tuy nhiên, chúng ít hấp dẫn con người hơn các loài bướm đẹp khác và số lượng cá thể của chúng cũng còn phong phú nên loài này chưa cần bảo vệ và hạn chế thu bắt nhưng cũng không nên phá vỡ nơi cư trú của chúng vì đó là những nơi cư trú của cả cộng đồng bướm.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-07-2018, 10:43 AM
B.179- BƯỚM HỔ BỤNG VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/292.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/292_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/292_2s.jpg

https://thumbs.dreamstime.com/z/butterfly-parantica-swinhoei-underside-wings-cyan-brown-38721030.jpg

Sưu tập :

B.179- Bướm hổ bụng vàng - Parantica swinhoei

Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên: màu nền cánh là màu nâu chocolate, vùng ô cánh là những mảng màu xanh kéo dài vào phía gốc cánh đổi thành màu trắng. Một đường màu trắng ở vùng dorsum. Riềm ngoài cánh là những đốm hạt gạo xếp đôi. Mặt dưới màu nền là màu trắng với gân cánh màu xám nổi lên rất rõ. Bụng màu vàng cam đỏ. Tương tự như Parantica sita nhưng cánh sau có màu nền đen nâu hoàn toàn. Gần giống với Parantica melaneus về màu sắc, cách rắc các đốm, dải màu trắng trên cánh nhưng có sải cánh lớn hơn nhiều. Sải cánh: 85-150mm.
Sinh học sinh thái:
Thức ăn: cây Chàm dây Marsdenia tinctoria thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae là cây chủ của loài này. Sâu non tuổi lớn có kích thước 70-80mm.
Phân bố:
Ở Việt Nam chúng phân bố hầu khắp các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, nhưng ít gặp. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m. Ở các khu rừng nguyên sinh, và rừng thứ sinh. Ngoài ra chúng sống ở các khu trảng cỏ, cây bụi ở độ cao trên 700m. Trên thế giới loài này phân bố ở Kasmia, Sikkim, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Đông Dương, Malaixia.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một trong những loài bướm đẹp với đặc tính cánh có các đốm - dải trắng trong suốt làm cho con bướm càng thêm mềm mại, quyến rũ. Chưa phải là loài quý hiếm đưa vào Sách đỏ Việt Nam nhưng tần số bắt gặp chúng ngày càng giảm thiểu. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng kết hợp nhân nuôi ở trang trại nuôi bán tự nhiên để giúp cho quần thể của chúng được bảo vệ và phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
23-07-2018, 10:46 AM
B.180-BƯỚM HỔ CÁNH NÂU
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/329.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/329s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/329_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/329_4s.jpg

Sưu tập :

B.180- Bướm hổ cánh nâu - Parantica sita

Đặc điểm nhận dạng: Rất dễ phát hiện ra chúng vì có kích thước lớn, cánh sau có màu nền nâu đỏ, bụng màu cam đỏ. Về kích thước, màu sắc, nền cánh trước gần như giống hệt cánh trước của loài Parantica swinhoei (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=5&loai=3&img=1&ID=292) nhưng cánh sau có nền màu nâu đỏ, hình thù các đốm - dải trắng trên cánh có hơi khác một chút và ở rìa mép ngoài cánh không có các đốm trắng nhỏ mà chỉ có màu nền nâu đỏ đặc trưng. Sải cánh: 90-120mm.
Sinh học sinh thái: Loài này thường tụ tập thành bầy ở những khu vực nhất định trong rừng gần cây ký chủ của sâu non trước khi kết bạn, giao phối. Cây ký chủ làm thức ăn của sâu non là loài Marsdenia roylei.
Phân bố:Kasmia, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan, Thái Lan, Malaixia, Lào và Việt Nam Phân bố khá phổ biến ở độ cao trên 700m Ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Bidoup – Núi Bà
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Đây là loài hiếm thấy nhất trong số các loài thuộc họ Bướm đốm Danaidae. Mặc dù có phổ phân bố thế giới rộng, nhưng là loài bướm đẹp, có kích thước sải cánh vào loại lớn và là đối tượng hấp dẫn sự thu bắt phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Rất nên nhân nuôi loài này trong trang trại (trung tâm) nuôi bán tự nhiên.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-07-2018, 01:24 PM
B.181- BƯỚM HỔ CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/284.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/284s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/284_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/284_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/284_4s.jpg
Sưu tập :

B.181- Bướm hổ cam Danaus chrysippus

Đặc điểm nhận dạng: Là loài khá phổ biến trong họ này. Rất dễ nhận diện nhờ màu cam sành chín, chót cánh trước màu đen với chấm và băng trắng ở giữa.Viền cánh sau có vòng hạt cườm đơn đen - trắng và có 5 chấm đen với kích cỡ khác nhau rải theo đường zic zắc từ mép trên cánh đến 2/3 đĩa cánh về phía gần mép trong cánh. Mặt dưới cánh nhạt màu hơn. Sải cánh: 70-80mm.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở khu vực trống, bãi đất hoang có nắng. Rất phổ biến ở khu vực ven biển miền Trung, nơi có rất nhiều cây Bòng bòng (Calotropis gigantea), họ Thiên lý Asclepiadaceae là loại cây chủ chính của sâu non. Có thể thấy chúng bay ở những vùng trống khi có gió mạnh, không "quản ngại" việc bị gió thổi bạt đi. Khá phổ biến. Sống ở mọi độ cao trong các khu rừng thứ sinh, nhiều hơn ở các trảng cỏ, cây bụi và các khu nông nghiệp.
Phân bố: Từ Ấn Độ sang Trung Quốc, phía nam tới Đông Dương, quần đảo Malaixia và Châu Úc. Phân bố toàn Việt Nam, chủ yếu gặp ở vùng thấp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-07-2018, 01:29 PM
B.182- BƯỚM HỔ GỐC CÁNH VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/370.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Parantica%20%20aspasia%20aspasia/Parantica%20aspasia%20aspasia%202.jpg

http://l7.alamy.com/zooms/68b6177a62f747ab8f45a218364ea3e5/yellow-glassy-tiger-butterfly-parantica-aspasia-aspasia-on-pink-flowers-crtckc.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Parantica%20%20aspasia%20aspasia/earlystages/caterpillar/YGT_5.jpg

Sưu tập :

B.182- Bướm hổ gốc cánh vàng Parantica aspasia

SVRVN đang mô tả loài này

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-07-2018, 01:32 PM
B.183- BƯỚM HỔ VẰN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/232_4s.jpg

Sưu tập :

B.183- Bướm hổ vằn - Danaus genutia

Đặc điểm nhận dạng: Đây cũng là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong nhóm bướm. Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Ở miền Nam cũng có thể gặp một loài khác tương tự là D.melanippus, phân biệt dễ dàng với D.genutia nhờ cánh sau có màu nền trắng, các đường gân chính phủ vẩy đen, mép cánh đen. Sải cánh: 75-95mm.
Sinh học sinh thái: Bướm thường ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với số lượng lớn. Đẻ trứng trên các loại cây thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea). Được ghi nhận đẻ trứng, trên cây trúc đào cảnh Nerium oleander, họ Trúc đào Apocynaceae. Do thức ăn là loài cây có độc nên chúng không bị các loài thiên địch như chim ăn nên thường gây ra tác hại lớn với khu vực trồng cây cảnh Trúc đào. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên lý. Loài này khá phổ biến. Ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau ngoại trừ các rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m, phổ biến nhất ở trong các khu đất trống, trảng cỏ, cây bụi.
Phân bố: Vùng phân bố của loài này theo hướng Đông từ Srilanca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc và phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysiai và xa hơn qua quần đảo Sanđa đến Australia. Loài này xuất hiện quanh năm ở Việt Nam. Tên bướm được dịch nghĩa từ tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tương tự như loài D.chrysippus nhưng loài D.gentutia hay bắt gặp hơn ở ngoài thiên nhiên. Loài này cũng nên nuôi ở trang trại.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-07-2018, 01:36 PM
B.184- BƯỚM HỔ XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/389_4s.jpg

Sưu tập :

B.184- Bướm hổ xanh - Tirumala limniace

Đặc điểm nhận dạng: Rất dễ nhầm với loài Tirumala septentrionis nhưng nếu chú ý thì sẽ thấy có sự khác nhau như sau: có kích thước tối đa nhỏ hơn và tất cả các vạch đốm ở vùng gốc cánh đều nở to hơn loài đó. Râu, đầu, ngực màu đen, bụng được phủ đen phía trên, các đốm màu đất son và trắng ở dưới. Giống Tirumala có ba loài ở Việt Nam. Tirumala limniace được phân biệt nhờ các đốm trên cánh lớn hơn và màu xanh gần như trắng, ô cánh sau màu xanh, chỉ có một sọc đen nhỏ ở giữa. Tirumala gautama hiếm hơn, tương tự Tirumala septentrionis, phân biệt nhờ một sọc trắng rất mảnh chạy song song với bờ cánh từ gốc ra cánh, nhưng loài Tirumala septentrionisđược phân biệt với 2 loài kia nhờ có kích thước tối đa lớn hơn và có các sọc trắng bắt đầu từ gốc cánh túa ra phía giữa đĩa cánh mảnh hơn rất nhiều so với chúng. Ở Tam Đảo mới phát hiện được hai loài là Tirumala septentrionis và Tirumala limniace. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 98- 106 mm.
Sinh học sinh thái: Bướm có thói quen di cư cả đàn. Cây thức ăn của sâu non là: Asclepias sp. và các loài: Marsdenia sp., Dregea volubilis, Heterostemma cuspidatum, Hoya viridiflora, Marsdenia tenacissima, Crotalaria sp
Phân bố: Zây lan, Bắc Ấn Độ, Sikkim, Assam, Mianma, Đảo Nicoba, đảo Andaman, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Hiếm gặp ở độ cao dưới 700m, tại các rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và các bụi cây, trảng cỏ.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp, nhưng cũng là loài bướm đẹp nên có thể nhân nuôi chúng ở trang trại để sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
24-07-2018, 01:40 PM
B.185- BƯỚM HỔ GÂN CÁNH ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/462.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/462_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/462_2s.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3325/3551483458_4e372362f1.jpg

http://l450v.alamy.com/450v/h71h9t/monarch-butterfly-danaus-plexippus-caterpillar-mature-larva-fifth-h71h9t.jpg
Sưu tập :

B.185- Bướm hổ gân cánh đen - Danaus melanippus

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước nhỏ và có đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong nhóm bướm này. Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Cánh trước tương tự loài Danaus genutia, nhưng dễ dàng phân biệt với Danaus genutia nhờ mặt trên cánh sau không có màu cam mà chỉ có hai màu trắng và đen, với kích thước nhỏ hơn Danaus genutia. Sải cánh: 70 - 72mm.
Sinh học sinh thái:
Bướm thường ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với số lượng lớn. Đẻ trứng trên các loại cây thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea, họ Cúc Asteraceae và đã ghi nhận bướm cái đẻ trứng trên cây Cỏ hôi Ageratum conyzoides. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, rừng ngập mặn, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea, họ Cúc Asteraceae. Loài này khá phổ biến ở miền Tây nam bộ trong các khu rừng ngập mặn và còn có ở Phú Quốc
Phân bố: Vùng phân bố của loài này theo hướng Đông từ Srilanca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc và phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysiai và xa hơn qua quần đảo Sanđa đến Australia. Loài này xuất hiện quanh năm ở Việt Nam.

Hết Họ Bướm đốm
Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-07-2018, 08:28 AM
11- Họ Bướm chúa (10 loài)
Họ bướm chúa bao gồm các loài có kích thước từ trung bình đến rất lớn, nhiều loài màu sắc và hoa văn rất đẹp. Giống như họ Satyridae chân trước yếu và cánh có những chấm hình mắt, mặc dù chúng khó thấy hơn và các con bướm thường sặc sỡ một cách đặc biệt. Không giống với họ Satyridae, họ Amathusiidae có khuynh hướng có những cánh sau với toàn bộ diềm (termen). Đây là nhóm bướm sống dưới tán, rất ít gặp ngoài trảng trống, phần lớn sống trong rừng hoặc gần rừng, chỉ có vài loài phân bố đến khu vực dân cư. Hầu như không bao giờ thấy mặt trên cánh khi đậu. Các loài trong họ này thường hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối, bay thấp, sát mặt đất, len lỏi giữa các bụi cây. Ban đêm một số loài phổ biến thường bay vào đèn. Sâu của Amathusiinae có nhiều lông dài, nhiều loài trong họ này ăn lá tre, trúc và những cây họ dứa. Các loài trong họ này đều bị hấp dẫn bới trái cây chín rụng dưới đất. Do kích thước lớn, màu sắc đẹp và phần lớn ở trong rừng, nhiều loài trong họ này có tên thông thường tiếng anh chỉ sự lộng lẫy của chúng như Jungle Queen (nữ hoàng rừng), Jungle king (Vua rừng), Jungle Glory (sự lộng lẫy của rừng)…Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 loài thuộc họ này

B.186- BƯỚM CHÚA RỪNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/247.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/247s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/247_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/247_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/247_4s.jpg
Sưu tập :

B.186- Bướm chúa rừng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=247) - Thauria aliris (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=247)

Đặc điểm nhận dạng:
Loài bướm có kích thước lớn, bướm cái và bướm đực khá giống nhau. Mặt cánh trên gồm 3 màu vàng cam ở phần gốc dưới của cánh sau, cánh trước mỗi bên có sọc lớn màu trắng ở phần giữa cánh và một sọc trắng đứt đọan ở gần viền cánh ngoài. Mặt cánh dưới có 2 đốm mắt rất lớn ở cánh sau, một vòng tròn màu đen nằm lệch vào phía trong gốc cánh.
Sinh học, sinh thái: Đây là nhóm bướm sống dưới tán rừng, rất ít gặp ngoài trảng trống, phần lớn sống trong rừng hoặc gần rừng. Hầu như không bao giờ thấy mặt trên cánh khi đậu. Thường hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối, bay thấp, sát mặt đất, len lỏi giữa các bụi cây. Sâu của chúng có nhiều lông dài, thức ăn của sâu non là nhiều loài trong họ cỏ Poaceae và bướm thường bị hấp dẫn bới trái cây chín rụng dưới đất. Xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò ở các khu rừng lồ ồ, tre, nứa hoặc những con suối cạn vào mùa khô.
Phân bố: Vùng phân bố từ Borneo và Maylaysia đến Thái Lan và qua lục địa Đông nam châu Á. Có phân bố ở các khu rừng Việt Nam nhưng chỉ phổ biến ở một số vùng phía Nam thuộc Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng. Bướm được đặt tên theo dịch nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-07-2018, 08:34 AM
B.187- BƯỚM CHÚA RỪNG NHIỆT ĐỚI MURA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/432.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/432_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/432_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/432_3s.jpg

Sưu tập :

B.187- Bướm chúa rừng nhiệt đới (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=432) - Stichophthalma uemurai (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=432)

Đặc điểm nhận dạng: Đực và cái giống nhau nhưng con cái hơi to hơn. Mặt trên: Màu nền nửa cánh phía nách cánh màu xám xanh với lốm đốm lông tơ màu nâu. Nửa đỉnh cánh trước trắng với vài điểm xanh, phấn trắng bao xung quanh mạch cánh. Nửa đỉnh cánh sau màu xám xanh với màu hoa cà nhạt hoặc trơn (ở loài phụ gialai), có khía dải đen ở đầu và mép ngoài cánh. Mặt dưới: Màu nền cả hai cánh nâu vàng. Giữa khoảng cánh 2 và 5 cánh trước và giữa khoang 2 và 6 cánh sau có các đốm tròn vòng màu nâu - da cam, có điểm trắng ở giữa và viền đen xung quanh. Chiều dài cánh trước 55 - 58mm ở con đực và 61 - 69mm ở con cái. Có hai phân loài ở Việt Nam. Mẫu thu được ở Gia Lai có màu sẫm hơn ở Lâm Đồng.
Sinh học, sinh thái: Sống trong rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh và rừng tre nứa ở độ cao vừa phải (400 - 800m). Xuất hiện theo mùa vào cuối mùa khô. Qua các năm, loài này được phát hiện khá phong phú tuy nhiên mật độ quần thể biến động. Cá thể trưởng thành bay rất gần mặt đất và thích hoa quả thối rữa và phân động vật. Thức ăn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Gia Lai (Kon Cha Rang), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Cát Lộc).
Thế giới: Mới chỉ thu được ở Việt Nam.
Giá trị: Loài mới được mô tả (1998) có giá trị nghiên cứu khoa học và có thể là đặc hữu của Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-07-2018, 08:38 AM
B.188- BƯỚM KIM CƯƠNG HUYỀN THOẠI
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/407.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/407s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/407_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/407_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/407_3s.jpg
Sưu tập :

B.188- Bướm kim cương huyền thoại (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=407) - Amathuxidia amythaon (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=407)

Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên con đực: màu nền cánh là màu nâu sẫm ở cánh trước và cánh sau, cánh trước có một vùng màu xanh lam rất lờn nằm ở phần giữa cánh. Cánh sau có thuỳ ngắn gần tròn với đốm mắt rất rõ. Mặt dưới cánh có màu nâu sáng và những sọc màu nâu thẫm, cánh sau có 2 đốm mắt to gần tròn, giữa đốm mắt màu trắng. Con cái nhỏ hơn con đực.
Mặt trên con cái: màu nền cánh là màu nâu sẫm ở cả cánh trước và cánh sau, rìa mép cánh có màu nâu nhạt. cánh trước có một vùng màu trắng lớn và những đốm trắng không đều xung quanh. Mặt dưới cánh có màu nâu sáng và một sọc màu nâu thẫm nằm ở giữa chia đều hai bên.
Chúng thường đậu ở các vũng nước trong các khu rừng còn chưa bị con người tác động, thường gặp vào sáng sớm và buổi chiều tối. Khi bị động chúng thường bay một đoạn khá xa và đậu vào những thân cây lớn. Chúng thường khép cánh lại nên rất khó phát hiện. Tên bướm được đặt theo màu của gân cánh.
Sinh học, sinh thái: Loài hiếm gặp vì chúng sống sâu trong các khu rừng còn tốt và thường đậu ở những gốc cây to, khép cánh lại nên rất phát hiện. Khi bị xua đuổi chúng thường bay chậm một khoảng khá xa rồi đậu vào một gốc cây to khác. Thức ăn của sâu non của loài này là các loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae
Phân bố: Việt Nam: chúng phần bố ở hầu khắp các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu …
Thế giới: loài này được biết đến là có phân bố ở Ấn Độ, Cambodia và Thái Lan, Malaysia.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-07-2018, 08:41 AM
B.189- BƯỚM NỮ CHÚA RỪNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/312.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/312_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/312_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/312_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/312_4s.jpg
Sưu tập :

B.189- Bướm nữ chúa rừng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=312) - Stichophthalma howqua (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=312)

Mô tả: Là loài bướm đẹp với màu vàng cam. Bướm đực thường lớn hơn Chúng có kích thước rất lớn. Bướm đực thường lớn hơn. Bướm trưởng thành thích rừng thứ sinh, bìa rừng có tán râm và rừng nguyên sinh ở những độ cao khác nhau. Chúng hoạt động tích cực vào buổi sáng và trước hoàng hôn.
Nơi sống, sinh thái: Sống trong rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh và rừng tre nứa ở độ cao vừa phải (800 - 1000m). Xuất hiện theo mùa vào cuối mùa khô. Qua các năm, loài này được phát hiện khá phong phú tuy nhiên mật độ quần thể biến động. Cá thể trưởng thành bay rất gần mặt đất và thích hoa quả thối rữa và phân động vật. Có thể là sâu non ăn lá cây Diệp vĩ - Spodiopogon cotulifer (họ Cỏ Poaceae) và cây Cọ núi Trachycarpus fortunei ở Trung Quốc.
Phân bố: Phân bố ở Bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc. Bướm này chỉ thấy xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam, chúng xuất hiện theo mùa khá phổ biến (tháng 5 đến tháng 8) ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Tên bướm dịch theo nghĩa từ tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
25-07-2018, 08:44 AM
B.190- BƯỚM NỮ THẦN VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/420.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/420s.jpg

http://farm9.static.flickr.com/8551/10206179173_1dc222a9d1.jpg

http://www.flutters.org/home/photogallery/plog-content/images/butterfliesbrnbspnbspnbspnymphalidae-the-brush-footed-br/subfamily-morphinae-brnbspnbspnbsp-genus-aemona--the-dryads-/yellow_dryad_1_dsf_swapnil_pawar_1.jpg

http://farm6.static.flickr.com/5602/15832712372_deb1f8199f.jpg
Sưu tập :

B.190- Bướm nữ thần vàng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=420) - Aemona amathusia (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=420)

Đặc điểm nhận dạng: Mặt dưới 2 cánh có màu nâu nhạt, các gân 8,9,10 phát sinh từ gân 7 và gân 11, gân 12 nối nhau và hướng tới viền trên ở khoảng giữa. Đỉnh cánh trước nhọn và kéo dài. Mặt trên bướm có màu nâu đồng, chót cánh trước có mảng màu nâu đen. Khi đậu chúng thường khép cánh nên thường không nhìn thấy mặt cánh trên.
Sinh học, sinh thái:
Loài này chỉ gặp sống trong các khu rừng tự nhiên. Không phổ biến. Sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp ở các khu rừng nguyên sinh. Khi xuống thấp dưới 700m còn thấy chúng sinh sống ở các khu rừng thứ sinh. Đây là loài bướm rất hiếm gặp.
Phân bố: Loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ đến Bhutan, Assam, Manipur, Burma và Tây nam Trung Quốc. Ở Việt Nam loài này sống ở các tỉnh phía Bắc.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
26-07-2018, 10:00 AM
B.191- BƯỚM NÂU HAI ĐỐM VÀNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/262.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/262s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/262_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/262_3s.jpg

Sưu tập :

B.191- Bướm nâu hai đốm vàng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=262) - Faunis eumeus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=262)

Đặc điểm nhận dạng:
Ngoài các đặc điểm chung của giống, loài này có các đặc điểm sau: Mặt trên: con đực có màu nâu tới màu đất son; con cái : cánh trước có dải sát đỉnh trên màu vàng rõ hơn ở con đực. Mặt dưới: con đực và cái có cánh trước có đường giữa cánh cong về phía trước, ở cả hai cánh, đốm nhỏ với các cỡ lớn nhỏ khác nhau và có màu vàng. Bướm cái và đực giống nhau nhưng bướm cái thường lớn hơn. Loài này lớn hơn loài Faunis canens, thậm chí lớn hơn rất nhiều.
Sinh học sinh thái: Đặc điểm chung: Chúng xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 12 và thích độ cao vừa và thấp. Bướm này khá phổ biến ở rừng cây gỗ và rừng thứ sinh, ở đó chúng bay gần mặt đất. Sâu non ăn lá cây Tỏi đá họ Tóc tiên, Chuối họ Chuối Musaceae, và cả những cây thuộc họ Kim cang như Smilax lanceifolia, Phoenix hanceana và họ Dứa dại Pandanaceae.
Phân bố: Phân bố ở Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Đây là loài phổ biến ở miền Bắc và Trung Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng. Tên bướm được đặt vì có màu nâu và có dải chấm to ở trên cánh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Bướm to, đẹp màu sắc vàng rực và thường sống ở các khu rừng còn tốt nên rất cần quan tâm bảo vệ rừng, nơi sống và các loài thực vật ký chủ của sâu non và nhộng.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
26-07-2018, 10:04 AM
B.192- BƯỚM NÂU THƯỜNG
http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Faunis%20canens%20arcesilas/Common%20Faun%20-%20Jeff%20Tan.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/263.JPG

http://www.indonesiatravelingguide.com/wp-content/uploads/2012/05/Faunis-canens-00.jpg

http://farm8.static.flickr.com/7263/6937721288_26240f98de.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3205/3621076241_03a998b2c5_m.jpg
Sưu tập :

B.192- Bướm nâu thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=263) - Faunis canens (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=263)

Đặc điểm nhận dạng:
Là giống bao gồm những loài bướm nhỏ của họ Bướm rừng Amathussidae. Viền trong cánh trước của nó có dạng thuỳ ở gần gốc. Ở cánh trước, gân 10 phát sinh từ giữa của gân 7, gân 8,9,10 phát sinh gần cùng nhau. Ở mặt dưới con đực có một vệt là các vảy có mùi đặc trưng. Mặt dưới cánh sau con đực dưới gân trụ cánh, về phía gốc của gân 1b, có hai khóm lông xếp chồng lên nhau. Đặc điểm này bị biến mất ở F.gracilis. Loài F.canens Bướm cái và bướm đực gần giống nhau và ở mặt trên phía cánh trước có hàng chấm nhỏ màu trắng.có mặt trên con đực màu nâu tối tới đất son và không hề có hoa văn nào. Con cái giống con đực, nhưng đỉnh trên và viền ngoài cánh tối hơn một chút; mặt duới: màu nâu đậm, dải ở giữa hình lưỡi liềm và hẹp, các chấm phân bố theo dải này chỉ là những chấm nhỏ li ti ở cả cánh trước và cánh sau.
Sinh học sinh thái: Chỉ sống ở những nơi có rừng hoặc bìa rừng, đây là đặc tính riêng của cả họ Bướm rừng Amathusiidae (http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=29&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=3&radio=V).
Phân bố: Từ Sikkim tới Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam.Phân bố ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Các loài Bướm rừng nói chung và loài Faunis canens nói riêng là những loài bướm thường có cánh rộng, bay chậm và chỉ sống ở nơi có rừng.Chúng là một trong những loài bướm đẹp và giữ vai trò chỉ thị quan trọng. Ở đâu còn có chúng thì ở đó có rừng. Do đó cần bảo vệ rừng tự nhiên - là nơi cư trú duy nhất của loài này.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
26-07-2018, 10:08 AM
B.193- BƯỚM RỪNG ĐUÔI TRÁI ĐÀO
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/469.JPG

http://previews.123rf.com/images/thawats/thawats1307/thawats130700054/20569959-Brown-butterfly-Common-Saturn-Zeuxidia-amethystus-masoni-on-nature-Stock-Photo.jpg

http://thumb1.shutterstock.com/display_pic_with_logo/794884/157407704/stock-photo-common-saturn-157407704.jpg
Sưu tập :

B.193- Bướm rừng đuôi trái đào (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=469) - Zeuxidia masoni (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=469)

Đặc điểm nhận dạng:
Lưỡng hình về màu sắc và dạng cánh. Mặt trên: Con đực màu nâu đen, gần đỉnh cánh trước có một dải rộng cong màu xanh chạy từ viền trên cánh đến khoang cánh thứ 2. Cánh sau có mảng màu xanh giữa khoang cánh 1b và 4 với chấm hướng xuống mép dưới cánh. Con cái màu nâu nhạt hơn con đực. Cánh trước có dải giữa cánh với cạnh không đều và đốm trắng gần đỉnh cánh.
Sinh học, sinh thái: Sống ở rừng rậm thường xanh khu vực thấp từ độ cao 100 - 500m. Vòng đời và cây thức ăn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị (Khu bảo tồn Phong Điền), Thừa Thiên - Huế (Vườn quốc gia Bạch Mã), Quảng Nam - Đà Nẵng (Khu bảo tồn Sông Hinh).
Thế giới: Mianma, Thái lan, Cămpuchia.
Giá trị: Loài bướm đẹp, độc đáo, có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
26-07-2018, 10:11 AM
B.194- BƯỚM THIÊN ĐƯỜNG RỪNG RẬM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/296.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/296s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/296_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/296_2s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/ThaumantisDiores/07ThaumantisDiores_KrushnameghKunte_aa074.jpg
Sưu tập :

B.194- Bướm thiên đường rừng rậm (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=296) - Thaumantis diores (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=296)

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống: gồm những loài bướm to có màu nâu tối với gốc màu tía. Có viền cánh trước hình vòm và đỉnh trên tròn. Gân 11 nối với gân 12 và gân 10 xuất phát từ gân 7 xa đỉnh vùng trung tâm, nối với gân 11. Vùng trung tâm cánh sau mở. Con cái có dải hơi trắng gần chót cánh trước cong và mặt dưới của con cái có một đường giữa sát mép ngoài cánh màu trắng. Loài T.diores có con cái và đực màu nâu tối. Cánh trước có một dải xanh nhạt lớn kéo dài từ giữa mép trên xuống tận gân 2, dải này không chạm tới vùng trung tâm. Ở cánh sau là một vệt giữa cánh lớn cũng màu xanh dương tía với gân 6 bên trên và kéo dài xuống gân 2. Mặt dưới có màu nâu mượt mà, với viền ngoài cánh nâu sáng mang theo một đường lượn sóng sát mép cánh. Ở cánh sau có đốm trắng vàng nhạt hình ôvan ở khoảng 6 và một đốm màu đen ở khoảng 2 thuộc vùng trung tâm, có một đốm đen nữa ở góc đuôi cánh. Sải cánh: 95-115mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở rừng sâu, thường thấy chúng ở những nơi có rừng tre rậm rạp. Khi chúng bay ánh xanh dương trên cánh lấp loáng thoắt ẩn, thoắt hiện trông cực kỳ quyến rũ và thường sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Phân bố: Hải Nam, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài không phổ biến và rất đẹp, cần bảo vệ tốt rừng nguyên sinh để bảo tồn và cho loài này có cơ hội phát triển.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
26-07-2018, 10:16 AM
B.195- BƯỚM TRÚC
http://4.bp.blogspot.com/-uR3_OXCfWpU/VEyUnElfOaI/AAAAAAAAQVo/TwVpZrTBvOY/s1600/HFH_5687-%2BSephisa%2Bchandra%2Bchandra%2BEastern%2BCourtie r.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/260_5186-312-5523fda616c4e-1.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/314.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/314s.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/260_5187-805-55240237c9cb8-1.jpg
Sưu tập :

B.195- Bướm trúc (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=314) - Discophora sondaica (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=314)

Đặc điểm nhận dạng:
Đặc điểm giống: có cánh trước hình tam giác rộng với đỉnh nhọn và hơi dài. Gân 11 của cánh trước nối với gân 12 và gân 10. Vùng trung tâm cánh sau mở rộng và viền của nó hơi dài ở gân 4. Ở con đực, ở phần chính của gân 3,4 của mặt trên cánh sau những vẩy đặc biệt tạo thành một mảng tròn lồi lên. Con cái lớn hơn với trang trí sáng hơn ở con đực. Loài D.sondaica có mặt trên con đực màu nâu tối, cánh trước có 3 hàng đốm không đầy đủ nằm ngang màu vàng xếp từ giữa cánh ra ngoài mép cánh, cánh sau không có các dãy đốm nhưng vùng giữa là màu tối; con cái màu nâu nhạt hơn, hàng đốm mờ nhạt tìm thấy ở cả hai cánh, có vệt vàng ở gần mép trên và mép dưới khoảng giữa mép trên cánh sau, mép cánh sau gấp góc ở gân 4. Mặt dưới: màu nâu nhạt hơn, với vùng gốc và vùng giữa tối; ở cánh sau có mắt ở khoảng 2 và khoảng 6. Sải cánh: 80-90mm.
Sinh học sinh thái: Loài này sống ở trong rừng nơi có tán che ở độ cao thấp, gần rừng tre nứa. Trong ngày, khi bị động, bướm có kiểu bay nhanh theo quãng ngắn và dừng lại nhanh với đôi cánh xếp vào sát với các lá cây gần đấy. Bướm hoạt động tích cực vào lúc nhá nhem tối, thường vào ánh sáng đèn trong nhà, chích hút quả và nhựa cây. Sâu non ăn lá cây Sặt, Hóp cần câu, Trúc và Nứa ( tất cả thuộc họ Cỏ Poaceae).
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ sang Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Philippin, Malaixia, Inđônêxia và khắp Việt Nam. Tên loài được đặt do chúng phổ biến trong rừng tre trúc.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố không rộng ở thế giới và Việt Nam. Tuy ăn lá các loài cây kể trên nhưng loài này chưa bao giờ tạo thành dịch hại.

Hết Họ Bướm rừng
Nguồn : SVRVN & Internet

Trần Thị Lợi
26-07-2018, 03:02 PM
B.193- BƯỚM RỪNG ĐUÔI TRÁI ĐÀO
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/469.JPG

http://previews.123rf.com/images/thawats/thawats1307/thawats130700054/20569959-Brown-butterfly-Common-Saturn-Zeuxidia-amethystus-masoni-on-nature-Stock-Photo.jpg

http://thumb1.shutterstock.com/display_pic_with_logo/794884/157407704/stock-photo-common-saturn-157407704.jpg
Sưu tập :

B.193- Bướm rừng đuôi trái đào (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=469) - Zeuxidia masoni (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=469)

Đặc điểm nhận dạng:
Lưỡng hình về màu sắc và dạng cánh. Mặt trên: Con đực màu nâu đen, gần đỉnh cánh trước có một dải rộng cong màu xanh chạy từ viền trên cánh đến khoang cánh thứ 2. Cánh sau có mảng màu xanh giữa khoang cánh 1b và 4 với chấm hướng xuống mép dưới cánh. Con cái màu nâu nhạt hơn con đực. Cánh trước có dải giữa cánh với cạnh không đều và đốm trắng gần đỉnh cánh.
Sinh học, sinh thái: Sống ở rừng rậm thường xanh khu vực thấp từ độ cao 100 - 500m. Vòng đời và cây thức ăn chưa biết.
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị (Khu bảo tồn Phong Điền), Thừa Thiên - Huế (Vườn quốc gia Bạch Mã), Quảng Nam - Đà Nẵng (Khu bảo tồn Sông Hinh).
Thế giới: Mianma, Thái lan, Cămpuchia.
Giá trị: Loài bướm đẹp, độc đáo, có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Nguồn : SVRVN & Internet

Trông như những cánh buồm nâu
Huynh sưu tập bướm muôn mầu đẹp ghê

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:15 PM
Trông như những cánh buồm nâu
Huynh sưu tập bướm muôn mầu đẹp ghê

Trần Thị Lợi

Quê mùa trong tấm áo nâu
Dâng đời cánh bướm đẹp màu đừng ghê!

BXP 27.7.2018

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:18 PM
12- Họ Bướm xanh (31 loài)

Là một họ lớn của nhiều bướm nhỏ, nhiều loài trong số chúng có đuôi ở cánh sau, rất phong phú về số loài và hình dạng, màu sắc. Phần lớn các loài có mặt trên cánh màu trắng, xanh lơ, xanh dương, xanh tím… một số nhóm có kiểu màu đỏ, cam. Mặt dưới cánh xỉn màu hơn, có những đường vân, đốm, vạch… rất tinh vi. Râu thường có dạng khoang trắng đen rất nhỏ như sợi tóc (giống Prosotas, Nacduba…) hoặc có thể dài đến rất dài (Drupadia, Zeltus…). Sát gốc đuôi thường là các đốm mắt. Người ta cho rằng đuôi và đốm mắt là một trong những cơ chế tự bảo vệ của họ bướm nà thay vì nhiều động vật ăn côn trùng thường nhầm tưởng đó là cái đầu của một sinh vật lớn hơn và tấn công, con bướm chỉ bị rách một phần nhỏ ở cánh và bay thoát. Nhiều loài không có đuôi. Mặt dưới cánh có xu hướng cho thấy màu phối hợp của màu xám và màu nâu. Do có số lượng loài lớn và sự khác biệt giữa các loài nhiều khi rất ít, nên việc nhận dạng là khó khăn. Họ bướm này có vài nhóm khác nhau về tập tính sống và phân bố. Nhiều loài chỉ bay thấp, ít khi bay xa. Nhiều loài chỉ là “thành viên thường trực” của các vũng nước có chứa chất khoáng, chất thải của thú rừng. Một số loài có kích thước lớn hơn bay rất nhanh, thường đậu trên cây,
Mặc dù chúng cũng xà xuống đất hút chất khoáng. Hầu hết các loài thích chỗ trống, trảng cỏ, nơi có nhiều nắng. Một số loài có mối liên hệ với các loài kiến. Một số loài có ấu trùng được kiến chăm sóc. Đổi lại chúng tiết ra chất mật để trả ơn cho kiến. Bản thân bướm cái lúc đẻ trứng lên gần một cây có loài kiến nó cần, cũng tiết ra chất ngọt để dẫn dụ kiến đến tha trứng về tổ của chúng. Một số loài khác lại sống trong hang kiến, ăn thịt cả ấu trùng kiến. Việt Nam có trên 220 loài thuộc họ này.

B.196- BƯỚM CỎ CÁNH SAU ĐỎ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/425.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/425_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/425_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/425_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/425_4s.jpg
Sưu tập :

B.196- Bướm cỏ cánh sau đỏ (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=425) - Talicada nyseus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=425)

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước nhỏ trong họ Bướm xanh Lycaenidae. Mặt cánh trên màu xám đậm với 2 mảng màu cam rất lớn ở chót đuôi cánh sau. Mặt dưới cánh có màu trắng với một vài đốm màu đen, nép cánh có các mảng viền rộng màu đen. 2/3 riềm cánh sau là các mảng màu đỏ cam, rộng, không đều. Bướm đực và bướm cái có kích thước, hình dáng giống nhau. Sải cánh 20 – 22mm. Khi bay thấp thấy thấp thoáng màu vàng cam ở phần chót đuôi mặt trên cánh sau dưới ánh mặt trời.
Sinh học sinh thái:
Bướm thường ưa chỗ trống và sáng. Loài không phổ biến, ít khi gặp với số lượng lớn. Bướm có thể gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Màn màn Cleome sp. Thuốc bỏng Kalanchoe sp. Sâu non ký chủ trên các loài thực vật thuộc giống thuốc bỏng Kalanchoe sp, họ Thuốc bỏng Crassulaceae.
Phân bố: Vùng phân bố của loài này từ Ấn Độ đến Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysia. Ở Việt Nam loài này được ghi nhận ở Nhinh Thuận cho đến thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:29 PM
B.197- BƯỚM CỎ HOÀNG ĐẾ THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/374.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/374s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/374_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/374_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/374_4s.jpg
Sưu tập :

B.197- Bướm cỏ hoàng đế thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=374) - Cheritra freja (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=374)

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình trong họ Bướm xanh Lycaenidae. Có hai cặp đuôi, cặp đuôi trên rất dài, thẳng, cong ở chót đuôi, màu trắng, ở giữa có sọc màu đen và cặp đuôi ngắn năm phía dưới, cong xuống. Mặt trên cánh trước màu nâu đậm, vùng góc ngoài cánh sau có các đốm đen trên nền trắng. Mặt dưới màu trắng, rìa và chót cánh trước viền hơi vàng, có hai đốm mắt đen ở góc ngoài cánh sau, giữa hai đốm mắt này có các vảy xanh. Con đực và con cái giống nhau. Sải cánh 35 - 39mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá nhanh, thường gặp ở các khu rừng còn tốt và ở các khu dân cư sống gần bìa rừng. Bay lượn ở khoảng trống trong rừng vào mùa mưa. Bướm cái đẻ trứng và thức ăn của sâu non trên các loài thực vật thuộc chi Cinnamomum sp. thuộc họ Long não Lauraceae phân bố trong vùng phân bố của loài này.
Phân bố: Loài phân bố rộng từ Ấn Độ, Java đến Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam thường gặp từ Trung bộ vào đến Nam bộ. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh thường gặp một vài cá thể vào mùa mưa và loài này còn gặp Phú Quốc.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:33 PM
B.198- BƯỚM CỎ HOA THÔNG THƯỜNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/342.JPG

http://bp1.blogger.com/_yzw2AzY2du4/R-pgt-1iFvI/AAAAAAAAA6s/6U4MwvGJZcc/s400/Common-Posy.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Drupadia%20ravindra%20moorei/Common%20Posy%20-%202%20-%20Khew.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Drupadia%20ravindra%20moorei/Common%20Posy%20-%20Khew.jpg

http://orig09.deviantart.net/128b/f/2009/045/6/2/drupadia_ravindra_moorei_by_log1t3ch.jpg
Sưu tập :

B.198- Bướm cỏ hoa thông thường (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=342) - Drupadia ravindra (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=342)

Mô tả:
Bướm đực có mặt trên cánh trước có màu cam đậm, mặt dưới có màu cam nhạt. Chóp cánh trên có màu nâu đen, cánh dưới với các sọc màu cam nhạt. Cánh sau có màu trắng với các dải ngắn mấu đen và nhiều đốm đen khá rõ. Bướm có 3 đuôi hai đuôi ngắn và đuôi ở giữa khá dài. Loài này thường đậu trên các lá cây nhỏ dọc theo đường mòn trong rừng và chúng thường xoè cánh ra dưới ánh nắng gắt. Sâu non ăn lá cây cóc kèn Derris scandens thuộc họ Đậu Fabaceae
Phân bố: Phân bố ở Thái Lan, Cambodia và ở Việt Nam chúng có vùng phân bố từ miền Trung trở vào chưa có ghi nhận ở phiá Bắc. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:36 PM
B.199- BƯỚM CỎ NÂU ĐEN
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/482.JPG

http://eoldata.taibif.tw/files/eoldata/imagecache/big_pic/images/138/nothodanis_schaeffera_adult.jpg

http://i84.servimg.com/u/f84/19/17/88/45/image12.jpg
Sưu tập :

B.199- Bướm cỏ nâu đen (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=482) - Nothodanis schaeffera (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=482)

Đặc điểm nhận dạng: Bướm có kích thước trung bình, Bướm đực khác bướm cái về kích thước, bướm cái lớn hơn bướm đực và mặt cánh trên. Ở bướm đực mặt cánh trên là những mảng màu xanh chiếm gần hết cánh trừ phần riềm cánh có màu nâu đen và bướm cái toàn bộ mặt cánh trên có màu nâu đen và chỉ có một mảng trắng lớn ở cánh trước. Mặt dưới cánh của cả đực và cái khá giống nhau. Cánh trước là mảng màu vàng nhạt chiếm hầu hết diện tích cánh với một viền màu nâu đen bao quanh. Cánh sau với 7 đốm màu nâu đn được viền bằng màu trắng nhạt. Vùng gần gốc cánh có một mảng màu trắng nhạt lớn, rõ chia đôi các mảng cành màu nâu đậm. Sài cánh 40-45mm.
Sinh học sinh thái: Loài này thường sống trong các khu rừng gần biển hay các bán đảo ở miền Trung đến Nam bộ. Chúng thường xuất hiện vào những ngày trời có nắng và thường đậu ở những cây cỏ trong rừng. Bướm xuất hiện vào khoảng giữa và cuối mùa mưa hàng năm. Thức ăn của sâu non là loài thực vật thuộc họ Dây khế Connaraceae - cây Lốp bốp Connarus cochinchiensis phân bố trong khu vực loài này sinh sống.
Phân bố: Phân bố từ New Guine, Phillipine đến vùng Sulawesi đến miền bắc Thái Lan. Loài này phân bố ở vùng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Phú Yên đến Vũng Tàu và là loài hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
27-07-2018, 02:39 PM
B.200- BƯỚM HỀ DẢI XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/285.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/285_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/285_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/285_3s.jpg

Sưu tập :

B.200- Bướm hề dải xanh (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=285) - Discolampa ethion (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=285)

Mô tả: Rất giống với loài Castalius rosimon. Mặt trên màu đen, vùng giữa cánh màu trắng với những phần màu tím xem giữa vào vùng đen trắng. Mặt dưới là những mảng đen lớn không đều. Loài này thường đậu trên mắt đất ở bìa rừng hay gần các vũng nước nhỏ để hút khoáng chất và thường đậu chung với một số loài bướm khác, bay nhanh khi bị động. Loài này thường sống ở độ cao thấp. Sâu non ăn lá một số loài thực vật thuộc họ Táo ta Rhamnaceae
Phân bố: Loài này phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam chúng hầu như phân bố ở khắp các tỉnh nhưng chỉ gặp ở các vùng có rừng. Tên bướm được dịch từ tên tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng ít gặp. Cũng là loài bướm đẹp, độc đáo.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-07-2018, 09:46 AM
B.201- BƯỚM HỀ VẠCH GẤP KHÚC
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/325.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/325s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/325_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/325_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/325_3s.jpg
Sưu tập :

B.201- Bướm hề vạch gấp khúc (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=325) - Caleta elna (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=325)

Mô tả: Rất giống loài Caleta roxus. Mặt dưới cánh gồm 2 màu đen và trắng cánh trước có một vệt đen nhìn giống như khuỷu tay bắt đầu từ gốc cánh kéo dài đến gần chóp cánh. Cuối phần gấp khuỷu là một mảng đen. Rìa cánh và chóp cánh trước là những màng đen với những đốm trắng mờ. Gốc cánh sau là một mảng đen lớn nhưng không kéo sát vào gốc cánh. Ở giữa cánh sau là 3 mảng đen lớn gân như đứt khúc, đuôi ngắn. Mặt trên màu đen với vùng giữa cánh màu trắng. Loài này thường đậu trên mắt đất ở bìa rừng hay gần các vũng nước nhỏ để hút khoáng chất, bay nhanh khi bị động. Cây ký chủ của sâu non là một số loaì thuộc họ Táo ta Rhamnaceae
Sinh học sinh thái: Gặp nhiều trong rừng hoặc gần rừng. Chúng thường tập trung ở những vũng nước chứa chất khoáng với nhiều loài khác, đôi khi với số lượng lớn. Hiếm. Sống ở độ cao dưới 700m trong các khu rừng.
Phân bố: Loài này phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam chúng hầu như phân bố ở khắp các tỉnh nhưng chỉ gặp ở các vùng có rừng. Tên bướm được dịch từ tên tiếng Anh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Cũng là loài có phổ phân bố thế giới hẹp và rộng ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-07-2018, 09:50 AM
B.202- BƯỚM HỀ VẠCH THẲNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/326.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/326_1s.jpg

http://i31.photobucket.com/albums/c386/moloch05/Malaysia/Taman%20Negara/June2010/first/butterfly7a_400CastaliusrosimonComm.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/326_3s.jpg

http://www.samuibutterflies.com/02_images/linkbuttons/butterflies/lycaenidae/caletaroxus/male.v.jpg
Sưu tập :

B.202- Bướm hề vạch thẳng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=326) - Caleta roxus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=326)

Đặc điểm nhận dạng: Giống Caleta có hai loài ở Việt Nam, có thể gặp chung với nhau. Mặt trên màu đen với phần giữa cánh màu trắng [12]. Loài C.roxus có mặt trên màu nâu tối đến đen với những dải băng nhạt màu hơn ở vùng giữa của cả cánh trước lẫn cánh sau. Cánh trước có gân 11 bắt đầu từ gân 10 và nối với gân 12. Mặt dưới màu trắng với một dài màu nâu tối hoặc nâu đen từ gốc cánh đến giữa mép cánh trên, nơi đây có một dải cùng màu chạy ngang từ trong góc chót cánh trước tới trên cánh trước, còn một đốm màu đen to ở cuối đĩa cánh- gần mép ngoài và mép dưới cánh. Mặt dưới cánh sau cũng màu trắng và có một loạt các đốm màu đen rất to tạo thành hoa văn rất đẹp.
Sinh học sinh thái: Gặp nhiều trong rừng hoặc gần rừng, dọc đường đi và dọc bờ suối trong rừng. Chúng thường tập trung ở những vũng nước chứa chất khoáng với nhiều loài khác, đôi khi với số lượng lớn. Loài khá hiếm. Sống ở độ cao dưới 1.200m, không có trong các khu rừng.
Phân bố: Thái Lan, Lào, Việt Nam.Phân bố trên toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tên bướm hề (Pierrot) được đặt từ kiểu màu sắc nền trắng đốm đen, giống trang phục của các diễn viên hề trong kịch câm châu Âu. Loài này có phổ phân bố thế giới hẹp nhưng rộng ở Việt Nam.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-07-2018, 09:55 AM
B.203- BƯỚM HẠI TUẾ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/348.JPG

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/ChiladesPandava/thumb/th_02ChiladesPandava_RohitGirotra_ad817.jpg

http://www.ifoundbutterflies.org/media_images/2016/thumb/th_176_13376-642-57c7023733bf4-1.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Chilades%20pandava%20pandava/earlystages/caterpillar/CB_L4_12mm.jpg

Sưu tập :

B.203- Bướm hại tuế (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=348) - Chilades pandava (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=348)

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên màu xanh dương, viền đen mảnh, là loài có đuôi mảnh như sợi chỉ, có một đốm đen sát đuôi cánh sau. Con cái màu nhạt hơn, chỉ có gốc cánh còn màu xanh, nhưng có màu xanh da trời với viền đen rộng trên mép cánh trước, các đốm gần mép ngoài cánh sau ở khoảng 2 màu vàng cam. Mặt dưới màu nâu nhạt có các vạch màu sậm hơn, viền trắng và vài đốm đen rất rõ, có một đốm mắt lớn viền cam ở sát đuôi. Các đốm ở cuối cánh sau ở khoảng 1b và 2 màu vàng da cam, các dạng mùa khô có dải băng nhạt màu ở ô cánh thuộc cả cánh trước và cánh sau. Sải cánh: 26-30mm.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở vườn hoa, bãi đất trống có cây bụi thấp hay cỏ; cũng là "thành viên" thường thấy ở các vũng nước trong rừng. Sâu ăn lá cây thiên tuế Cycas spp., họ Thiên tuế Cycadaceae. Đôi khi bị coi là địch hại của loại cây cảnh này. Loài này thường sống ở độ cao dưới 1.200m trong các khu rừng thứ sinh, các trảng cỏ cây bụi và vùng nông nghiệp.
Phân bố: Celon, Ấn Độ, Banglades đến Mianma và Đông Dương (Thái Lan, Lào, Việt Nam), Malaixia. Ở Việt Nam: từ miền Trung vào miền Nam. Rất phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phía nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học nhưng đây lại là một loài côn trùng có hại cần phòng diệt, mặc dù loài này chưa gây hại đến ngưỡng kinh tế.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-07-2018, 09:59 AM
B.204- BƯỚM HOÀNG ĐẾ TRẮNG SỮA
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/477.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/477_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/477_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/477_3s.jpg

Sưu tập :

B.204- Bướm hoàng đế trằng sữa (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=477) Neomyrina nivea (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=477)

Đặc điểm nhận dạng: Loài bướm có kích thước lớn trong họ Bướm xanh Lycaenidae. Mắt màu xanh ngọc bích, khi đậu mặt cánh dưới màu trắng với các vạch sậm màu, không đều, chay dọc từ mép cánh trước đến cánh sau. Góc ngoài cánh sau có hai đốm mắt đen, giữa hai đốm mắt này có các vảy màu xanh. Có hai cặp đuôi, cặp đuôi trên rất dài, thẳng, chót đuôi cong dần lên trên, màu trắng, ở giữa có sọc màu đen nhạt và cặp đuôi ngắn năm phía dưới, cong xuống. Mặt trên màu trắng, chót và rìa cánh trước đen ánh xanh ở con đực và con cái không có ánh xanh. Sải cánh 45 - 48mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này khá phổ biến trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích độ cao trung bình và thấp. Chúng bay khá nhanh, thường gặp ở các khu rừng còn tốt và những nơi trảng trống gần bìa rừng vào mùa mưa. Bướm cái đẻ trứng và thức ăn của sâu non trên các loài thực vật thuộc chi Balanocarpus sp. thuộc họ Dầu Dipterocapaceae phân bố trong vùng có loài này sinh sống. Ngoài ra sâu non còn ký chủ trên một số loài thực vật thuộc họ Dây gối Celastraceae và họ Na Annonaceae.
Phân bố: Loài phân bố rộng từ Ấn Độ, Java đến Thái Lan, Cambodia. Ở Việt Nam chỉ gặp từ Nam bộ. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh thường gặp một vài cá thể vào mùa mưa và loài này còn gặp phân bố ở Phú Quốc.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
28-07-2018, 10:05 AM
B.205- BƯỚM LÔNG XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/306.JPG

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Anthene%20emolus%20goberus/162%20Anthene%20emolus%20goberus%20(Ciliate%20Blue )%20Bobby%20Mun.jpg

http://vnthihuu.net/ http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Anthene%20emolus%20goberus/earlystages/caterpillar/Anthene%20emolus%20goberus%20(Ciliate%20Blue)%20-%20Sum%20Chee%20Ming.jpg

http://www.samuibutterflies.com/02_images/linkbuttons/butterflies/lycaenidae/antheneemolus/male.r.jpg




https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/ec/49/1f/ec491f204c714ad98ceecc897a018645.jpg

Sưu tập :

B.205- Bướm lông xanh (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=306) - Anthene emolus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=306)

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Anthene có vài đặc điểm giống với Nacaduba, tuy nhiên râu của chúng dài hơn và mập. Gân 11 và 12 tự do ( không nối với nhau). Lông rung ở cuối cánh sau dài và tạo thành 3 đuôi ngắn ở gân 1,2 và 3.Việt Nam có hai loài trong giống Anthene. Loài A.lycaenina có chót cánh trước và góc ngoài cánh sau nhọn hơn, mép ngoài cánh trước khá thẳng; ở mặt dưới cánh sau, sát bờ cánh, có một chấm đen rất rõ. Còn loài A.emolus có mặt trên con đực xanh tím sậm với nền mép đen, con cái màu nâu với phần gốc cánh màu tím - trên cánh sau con cái có các đốm tối màu ở mép ngoài. Mặt dưới con đực và cái giống nhau, cánh sau có một đốm mắt viền cam ở góc ngoài và một chấm đen ở đáy cánh, gần gốc cánh. Có ba đuôi rất ngắn ở cánh sau, tạo thành từ các lông nhỏ. Có kích thước gần bằng các loài thuộc giống Jamides và Nacadula. Sải cánh ≥ 30mm. Loài A.emolus còn có một dạng khác nữa, về cơ bản rất giống dạng được giới thiệu trên đây, nhưng màu sắc ở mặt trên xanh đậm hơn và các hoa văn ở mặt dưới rõ rệt hơn.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở các vũng nước trong rừng. Hay đậu lên quần áo hoặc da người để hút các chất khoáng trong mồ hôi. Bay rất nhanh nhưng chỉ từng chặng ngắn. Bướm đực có thể thường gặp ở những chỗ đất trũng trên những lối mòn nhỏ trong rừng, ở bờ sông và suối gần rừng phục hồi thứ sinh. Loài này thích vùng đất thấp. Trên bán đảo Malaysia bướm cái đẻ trứng trên cây Vàng anh - Saraca dives họ Đậu Fabaceae, định cư do những loài kiến đặc biệt. Sâu non tuổi nhỏ được kiến tha đến tổ của chúng, ở đó chúng lớn lên, trong khi những sâu non không được kiến tha về tổ sẽ bị chết.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ qua bán đảo Đông Dương : Thái Lan, Lào, Việt và quần đảo San-đa đến Tân-Ghi-nê và Ôx-trây-li-a. Loài này xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng và thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:35 PM
B.206- BƯỚM LÁ XANH
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266_3s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/266_4s.jpg

Sưu tập :

B.206- Bướm lá xanh (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=266) - Amblipodia anita (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=266)

Đặc điểm nhận dạng:
Giống này bao gồm một số những loài bướm tro to và đẹp, mép trên của chúng có nhiều loại màu sắc từ tía đến xanh và mặt dưới giống chiếc lá với một đường tối đặc trưng chạy từ chót cánh đến mép trong cánh. Cánh trước con cái chỉ có 11 gân, gân số 7 của chúng kết thúc ở mép trên. Cánh trước con đực có tất cả 12 gân rõ rệt. Loài Amblypodia anita khá lớn trong họ này. Mặt trên cánh màu xanh hơi óng ánh, mép viền đen. Con cái màu nâu đỏ hoặc nâu tối, chỉ có phần gốc cánh màu xanh. Mặt dưới cánh màu sắc loang lổ như sắt gỉ hoặc lá héo, thay đổi tuỳ theo từng cá thể. Có một đuôi ngắn, phình to thành thuỳ tròn ở gốc đuôi. Sải cánh: 45-52mm. Việt Nam có hai loài trong giống Amblypodia. Loài Amblypodia narada, hiếm hơn nhiều, có viền đen cánh lớn hơn và rộng dần về chót cánh trước, con cái viền đen rộng hơn nhiều so với con đực.
Sinh học sinh thái:
Sống ở rừng nguyên sinh. Thường gặp hút chất khoáng ở chất thải của chim và thú rừng dọc đường mòn. Bay rất nhanh. Nơi chúng tụ tập là những con đường rừng và lối đi của động vật, chủ yếu ở độ cao vừa và thấp, ở chỗ có chất thải của chim và thú. Chúng cũng bị hấp dẫn bởi mùi quấn áo ướt mồ hôi. Trên bán đảo Malaysia sâu non ăn chồi cây Dương dầu Olax wightiana
Phân bố: Từ Sri-lan-ca đến Assam, Mian-ma, Thái Lan, Đông Dương và quần đảo San-đa. Phân bố khắp Việt Nam nhưng chỉ phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Phân bố thế giới rộng nhưng ở Việt Nam không thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:39 PM
B.207- BƯỚM LÃNG TỬ
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/357.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/357s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/357_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/357_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/357_3s.jpg
Sưu tập :

B.207- Bướm lãng tử (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=357) - Castalius rosimon (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=357)

Đặc điểm nhận dạng:
Những cá thể bướm của giống bướm này có những đặc điểm đặc trưng bởi có kích thước nhỏ, màu nền trắng với những vệt đốm màu đen ở mặt trên và rải từ gốc của gân 12 ở mặt dưới của cánh trước. Mặt trên cánh với viền cánh có màu đen bao phủ rộng. Gân 11 và 12 của cánh trước nối với nhau, mắt của chúng nhẵn. Những con trưởng thành rất dễ bắt gặp ở nơi có những cây thức ăn của chúng là Zizyphus, jujuba, phát triển tốt trên những nơi bằng phẳng có những loài cây có hoa nhiều mật ngọt dọc hai bên đường đi. Chúng hay bay ra vào buổi sáng hay chiều muộn. Mặt trên cánh viền đen với các đốm đen, gốc cánh xanh lơ. Mặt dưới trắng, có các đốm đen rải đều. Cánh sau có một đuôi nhỏ, cũng thường gặp những con bị mất đuôi. Con đực lớn hơn con cái và có màu sắc khác nhau. Ở con cái, mặt trên cánh có phần màu đen rộng hơn nhiều và gốc cánh không có màu xanh. Kiểu màu sắc mặt dưới cánh của loài này cũng thấy ở một số loài khác trong cùng họ, nhưng các loài kia thường chỉ gặp nhiều trong rừng. Bướm đực có một đường viền tối màu rộng ở trên mặt trên cánh trước. Sải cánh: 24-35mm.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Một trong những loài phổ biến nhất trong họ Lycaenidae, gặp ở cả thành phố lẫn trong rừng. Thường thấy tại các vùng trống trảng cỏ, cây bụi thấp. Sâu ăn lá cây Táo tàu Zizyphus jujuba, họ Táo Rhamnaceae. Chúng thích vùng đồng cỏ và cây bụi ở nơi thấp và thường có trong vườn và các công viên thành phố. Có thể gặp loài bướm này quanh năm. Sâu non sống trên cây họ Táo Rhamnaceae. Loài Paliurus ramossiimus cũng là cây thức ăn của loài này.
Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ đến Trung Quốc và bán đảo Đông Dương, phía Nam đến quần đảo Philippin và San-đa. Loài này có khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:44 PM
B.208- BƯỚM MÀU ĐỒNG
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/304.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/304_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/304_3s.jpg
http://zipcodezoo.com/images/thumb/7/72/Rapala_pheretima_2.jpg/360px-Rapala_pheretima_2.jpg

http://www.butterflycircle.com/checklist/mugshots/Rapala%20pheretima%20sequeira/earlystages/caterpillar/CopperFlash_L5_24mm_01.jpg

Sưu tập :

B.208- Bướm màu đồng (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=304) - Rapala pheretima (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=304)

Mô tả: Bướm có kích thước trung bình trong họ Bướm xanh Lycaenidae. Góc ngoài cánh có một miếng lồi ra thành một thùy rất rõ có màu đen, viền trắng giống như một cái tai. màu nâu đồng đỏ chiếm 2/3 mặt trên cánh trước và cách sau và một viền đẹn ở chóp cánh trước. Mặt dưới cánh có màu nâu đậm, cánh trước có một đốm đen rất rõ nằm gần gốc cánh và hai đường viền song song nằm giữa cánh. Bướm cái có màu xanh tím sẫm. Mặt trên: con đực loài Rapala pheretima có màu tía tối được che phủ bằng màu xanh sáng rực rỡ - con đực, màu nâu tối ở phần chính của gân 7 cánh sau, con cái nhạt màu hơn. Mặt dưới: màu nâu đất son nhạt, màu tía không còn, dải giữa cánh sát mép ngoài cánh màu nâu tối nổi bật, viền mờ với màu trắng ở phía gần mép ngoài cánh hơn. Có kích thước gần bằng loài Rapala rectivitta. Sải cánh: 38-42mm.
Sinh học, sinh thái: Loài này ưa hoạt động ở những con đường mòn trong rừng, bìa rừng và thường hút mật hoa ở một số cây có hoa. Chúng bay rất nhanh khi phát hiện bị khuấy động và rất khó bắt được chúng. Xuất hiện mọi nơi ở Việt Nam ở các khu rừng thưa độ cao dưới 700m
Phân bố: Phân bố từ Ấn Độ và Hải Nam đến quần đảo Sumatra. Thái Lan. Tên bướm được dịch theo nghĩa tiếng Anh.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:48 PM
B.209- BƯỚM MÀU CÀ RỐT
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/242.JPG

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/242_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/242_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/242_3s.jpg

Sưu tập :

B.209- Bướm màu cà rốt (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=242) - Loxura atymnus (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=242)

Đặc điểm nhận dạng:
Loxura là giống gồm những con bướm có màu nền đỏ da cam với đuôi ở gân 2 cánh sau dài 10mm và chót đuôi màu trắng. Con cái có viền mép cánh màu đen phủ rộng hơn ở con đực. Râu của chúng ngắn, nhưng xúc biện miệng dài và thò ra ngoài. Loài D.atymnus dễ nhận diện. Mặt trên có màu đỏ cam, viền cánh đen rộng ra ở góc cánh trước. Cánh sau đua dài về phía sau và cuối của nó là một đuôi dài với chót đuôi màu trắng. Mặt dưới có màu vàng bò đến vàng nâu. Cánh trước có một loạt các đốm xếp thành dải băng, một phần dịch chỗ ở gân 5. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 36-40mm.
Sinh học sinh thái:
Có thể gặp ở các khu vực có cây bụi, cả trong thành phố lớn. Phổ biến ở ven rừng, những chỗ nắng. Sâu ăn lá cây Khoai mỡ (Dioscorea sp.), Kim cang (Smilax sp.), được một loài kiến vàng chăm sóc. Chúng thường gặp ở gần làng nằm cạnh bìa rừng và những vạt rừng bị chặt. Chúng xuất hiện ở độ cao vừa và thấp. Ở Trung Quốc bướm cái đẻ trứng trên chổi non cây Củ nâu và cây Kim cang.
Phân bố:
Loài này có phân bố rộng từ Sri-lan-ca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc phía Nam qua bán đảo Mã-lai đến Sulawesi. Gặp mọi nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp. Có thể nhân nuôi loài này vì đã biết rõ cây thức ăn của nó và cũng là một loài bướm đẹp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:52 PM
B.210- BƯỚM MÀU CAM
http://www.vncreatures.net/pictures/insect/319s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/319_1s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/319_2s.jpg

http://www.vncreatures.net/pictures/insect/319_3s.jpg

Sưu tập :

B.210- Bướm màu cam (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=319) Yasoda tripunctata (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=3&ID=319)

Đặc điểm nhận dạng: Yasoda là một giống có quan hệ mật thiết với Loxura về môi trường, nơi sống và không có gân 9 trên cánh trước. Các con đực của Yasoda cũng thể hiện đặc tính thứ 2 về giới, đa số chúng có những vẩy đặc trưng dọc gân 1b ở mặt trên của cánh sau. Loài Yasoda tripunctata có mặt trên: màu cam nhạt với viền nâu ở cánh trước và viền hẹp ở cánh sau; ở cánh sau có ba đốm nhỏ giữa ô cánh và dạng mùa mưa thì có thêm một dải màu đen. Mặt dưới: Màu đất son với các điểm trang trí mờ tối đi. Gần giống với loài Loxuraatymnus nhưng đuôi dài hơn. Rìa cánh trước cong, mặt dưới cánh sậm màu, gần như nâu, với các hoa văn rõ rệt. Loài này còn có một dạng thứ hai nữa là có màu tối hơn dạng trên; viền mép đen rộng hơn - Trên cánh sau cũng có ba đốm nhỏ như dạng trên và có một dải băng dày chạy tới tận mép ngoài cánh. Sải cánh: 32-40 mm.
Sinh học sinh thái: Đa số sống dọc theo các khoảng rừng có độ cao trung bình và là loài không phổ biến. Bướm đực nhỏ hơn bướm cái. Chúng thường sống trong các khu rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh và bay nhanh, xa nên rất khó tiếp cận. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m trong các khu rừng.
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Phía trên của Mianma tới đồi Karen và Bắc Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố không rộng và không thường gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

buixuanphuong09
30-07-2018, 02:59 PM
Tạm dừng trang này, vì nhiều quá Thi Hữu không tiêu hóa được. Sau khi hoàn thành Bộ sưu tập Côn trùng tôi sẽ trở lại sưu tập chuyên đề về Bướm. Còn 20 bài về Bướm VN nữa, hết Bướm VN tôi sẽ vươn ra hệ sinh thái toàn cầu, xem Bướm thế giới thế nào và tiếp tục sưu tập về Ngài, tức là các loài Bướm đêm.