PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Mười hai động tác dưỡng sinh chào buổi sáng



hoanggiao
16-05-2016, 07:52 PM
Mười hai động tác dưỡng sinh chào buổi sáng

Luyện tập dưỡng sinh là một phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả đã được chứng minh bằng lý luận và thực tiễn. Song, hiện nay vẫn còn nhiều người bệnh chưa biết đến.
Báo ảnh Việt Nam xin giới thiệu 12 động tác dưỡng sinh cho mọi lứa tuổi:

Động tác 1: Hai bàn tay chắp trước ngực sát xương ức, lưng thẳng. Thở ra hết sức, tập trung ‎ấn để khởi động.
Động tác 2: Đưa hai tay lên trên và ưỡn lưng hết mức, hai ngón tay cái sát vào nhau. Hít vào, tập trung ‎ấn vào vùng thắt lưng.
Động tác 3: Gập người lại, bàn tay chạm đất, trán chạm đầu gối. Thở ra, tập trung ‎ấn vào bụng đang co lại.
Động tác 4: Hai bàn tay chống đất, đưa chân phải về phía sau, cổ và ngực ưỡn hết mức. Hít vào, tập trung ấn vào cơ cổ đang căng thẳng.
Động tác 5: Đưa nốt chân trái về phía sau, đưa mông lên cao, người gập thành hình chữ V ngược. Mắt nhìn vào rốn, cằm đè lên xương ức. Ngừng thở, tập trung ấn vào vùng rốn.
Động tác 6: Chao người xuống tư thế nằm sấp, bụng không chạm đất, chỉ có hai bàn tay, hai đầu gối và hai hàng ngón chân chạm đất. Thở ra, tập trung ấn vào động tác hạ người xuống.
Động tác 7: Ưỡn cổ và ngực hết mức. Hít sâu, tập trung ấn vào các đốt sống thắt lưng đang bị dồn lại.
Động tác 8: Đưa mông lên cao trở về tư thế chữ V ngược. Ngừng thở, tập trung ấn vào vùng rốn.
Động tác 9: Đưa chân phảI lên, đầu và ngực ưỡn ngửa như động tác 4. Ngừng thở, tập trung ấn vào cơ cổ.
Động tác 10: Trở về như động tác 3.
Động tác 11: Vươn tay, ưỡn ngực như động tác 2.
Động tác 12: Đưa hai tay chắp trước ngực như động tác 1.

http://imagevietnam.vnanet.vn/Upload//2012/8/8/8-8YHTT1BaoAnh882012161558874.jpg

http://imagevietnam.vnanet.vn/Upload//2012/8/8/8-8YHTT2BaoAnh882012161558984.jpg

12 động tác tập dưỡng sinh trên mô hình.

Tổng hợp: Thiện Đạt (nguồn: Viện Y học cổ truyền Quân đội)

hoanggiao
16-05-2016, 08:11 PM
Bài tập “dưỡng sinh hồi xuân” giúp cụ bà U80 sống “hòa bình” với bệnh cao huyết áp


Dù đã bước qua tuổi bát thập nhưng cụ Nguyễn Thị Bông (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn.

http://dantri4.vcmedia.vn/exqBRdkpgE5xheGrhZovbKcha1K3Jt/Image/2014/11/duong-sinh-81114-b9366.jpg

Cụ Bông ngày nào cũng tập dưỡng sinh “hồi xuân”để ổn định
huyết áp.
Cụ Bông ngày nào cũng tập dưỡng sinh “hồi xuân”để ổn định huyết áp.
Đó là kết quả của việc cụ thường xuyên luyện tập “dưỡng sinh hồi xuân”. Đặc biệt với phương pháp chăm sóc sức khỏe này, cụ Bông còn khắc chế được chứng cao huyết áp – vốn là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa cuộc sống của người cao tuổi.

Tuổi cao vẫn khỏe mạnh

Trước đây, cụ Bông làm việc trong Viện Công nghệ Quốc phòng Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu năm 1991, cụ bắt đầu luyện tập dưỡng sinh. Kể về nhân duyên đến với môn dưỡng sinh này, cụ Bông cho hay: Khi về hưu, trong người mệt mỏi mà thời gian rảnh rỗi lại khá nhiều nên một người bạn đã sang rủ cụ theo lớp học dưỡng sinh của một giáo viên người Hoa.

“Ngày ấy môn dưỡng sinh còn khá mới mẻ. Tôi vốn làm nghề nghiên cứu nên khi nghe cái gì mới thì rất hứng thú. Vậy là ngày nào tôi cũng đạp xe từ Trung Hòa lên tận bờ hồ Hoàn Kiếm để học. Mỗi buổi tập đều kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Cứ thế, tôi duy trì việc này đều đặn đến tận bây giờ”, cụ Bông chia sẻ.

Cũng chính vì duy trì đều đặn việc luyện tập, cụ Bông vẫn giữ được sự dẻo dai, ít bệnh tật. Cách đây nhiều năm, cụ từng trải qua một cú sốc tâm lý dẫn đến chứng bệnh cao huyết áp. Vào các buổi sáng, chỉ số huyết áp của cụ thường vọt lên đến 160-170 (bình thường chỉ 110 đến 120). Nhưng không cần uống thuốc, việc luyện tập “dưỡng sinh hồi xuân” đã giúp cụ điều chỉnh huyết áp về ngưỡng an toàn. Sau khi luyện tập, chỉ số huyết áp của cụ trở về mức bình thường, dao động từ 110 – 120.

Sau khi đã nắm rõ các động tác trong bài tập dưỡng sinh, cụ Bông không đến lớp học nữa mà tự luyện tập tại nhà. Hàng ngày, cụ dậy từ 5h sáng để tập “dưỡng sinh hồi xuân”, sau đó đi bộ gần 1 km đến CLB dưỡng sinh của phường để tập 11 bài dưỡng sinh khác.

Chế độ dinh dưỡng của cụ Bông cũng không có gì đặc biệt. Hàng ngày, cụ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế thịt cá, tinh bột.

Ngoài ra, nhờ vẫn còn sức khỏe tốt nên hiện nay, cụ Bông vẫn thường xuyên được các CLB bóng cửa (một trò chơi gần giống với môn golf (cầm gậy vụt) lại vừa có nét giống với bi-a (ngắm đánh vào quả bóng)) của các phường mời thi đấu. Theo cụ Bông, bài tập này có tác dụng khai thông tất cả các huyệt đạo trong cơ thể. Điều đáng nói là bài tập này có thể áp dụng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với người già.

51 động tác dưỡng sinh “hồi xuân”

Cụ Bông hướng dẫn bài tập dưỡng sinh “hồi xuân” gồm 51 động tác, mỗi động tác tập 4 lần-8 nhịp như sau:

1. Đảo hông: Hai chân rộng bằng vai, tay chống vào hông rồi đảo về phía bên phải và ngược lại.
2. Giơ tay lên xuống: Hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng, 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau cao ngang bằng vai.
3. Xoay tròn hai cánh tay: Chân như trên, tay trái giữ nguyên tư thế, tay phải xoay tròn, đủ nhịp thì đổi bên.
4. Đấm về phía trước: Chân sang ngang bằng vai hơi khuỵu xuống, bàn tay nắm lại, tay trái đấm úp về phía trước, tay phải nắm ngửa rút về hông và ngược lại.
5. Vỗ bụng: Tay phải vỗ vào bụng, tay trái vỗ ngược ra sau vào thắt lưng (tình trạnh cơ thể mà vỗ mạnh hay nhẹ nhưng tốt nhất vỗ vừa phải), cứ thế đổi tay này sang tay kia.
6. Nhảy chéo: Nhảy nhẹ 1 chân co, 1 chân giữ thăng bằng. Tay cùng phía với chân co thì đưa về phía trước, cao bằng trán. Tay kia đánh ra sau gần bằng gáy.
7. Đánh vai và lưng: Tay phải vỗ vào huyệt ở bả vai, tay trái vỗ vào giữa lưng và ngược lại.
8. Mở rộng lồng ngực: Hai bàn tay nắm lại, giơ vuông góc ngang bằng vai rồi kéo tay hai tay ra phía sau để lồng ngực được căng ra, rồi lại chụm về phía trước.
9. Quay tay: Hai tay giơ song song trước mặt, bàn tay nắm lại rồi đưa hai tay sang bên phải, sau đó đưa tay về bên trái.
10. Vung nắm đấm: Hai tay nắm lại, 1 tay đấm vào huyệt ở dưới bả vai, tay kia đấm vào giữa lưng.
11. Vơ cỏ: Hai tay giơ trước mặt động tác như đang túm cỏ, đưa từ trái sang phải và ngược lại.

12. Đánh hông bên phải và ngược lại.
13. Chạy tại chỗ: Đứng tại chỗ và chạy bước nhỏ.
14. Cánh tay chuyển động: Nhẹ nhàng đưa tay lên xuống.
15. Ấn bàn tay: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay làm động tác như đánh đàn piano cứ đưa sang bên trái rồi lại đưa qua bên phải.
16. Xoay bóng: Xoay bóng cao: Hai tay giơ cao qua trán, động tác như đang ôm quả bóng xoay từ bên trái sang bên phải và ngược lại.
17. Với tay trên không: Chân nhướn lên, đồng thời tay đưa lên cao gập tay hơi mạnh, mắt nhìn theo, sau đó nhẹ nhàng đưa tay xuống và chân cũng trở về tư thế bình thường.
18. Quay tời: Quay người sang bên phải, bước chân trước chân sau, chân trước vuông góc, hai tay với về phía trước làm động tác chèo thuyền.

19. Mò cá: Hai tay giơ song song để ngang bằng hông rồi làm động tác quơ tay, bàn tay chuyển động như đang mò cá và đưa từ trái sang phải rồi dừng lại khi tay chạm sát hông bên phải và ngược lại.
20. Quay tay đảo hông: Hai tay giơ song song trước mặt, sau đó đảo tay theo chiều kim đồng hồ, đồng thời hông cũng đảo theo.
21. Bốc bùn: Gập người xuống, hai bàn tay chuyển động làm động tác như múc nước rồi giữ nước trên tay (2 tay chụm vào nhau) từ từ đứng dậy đưa phần nước múc trên tay lên cao, qua đầu sau đó hắt nước tung lên. Hai bàn tay lúc này mới rời ra và tỏa sang hai bên, từ từ úp lòng bàn tay xuống rồi lại nhẹ nhàng cúi xuống làm động tác như trên.
22. Đánh đầu gối: Tay trái vỗ vào đầu gối bên trái, tay phải vỗ vào chân phải, cứ tay này vỗ thì tay kia giơ lên.
23. Ngoảnh đầu gót: Ngoảnh đầu ra sau nhìn xuống phía gót chân, tay phải chạm vào eo, tay trái vắt ra sau lưng.

24. Cúi lưng: Chân rộng bằng vai, từ từ cúi gập lưng xuống, hai tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống đất, gập người bên trái rồi sang phải.
25. Cong cột sống: Chân như trên, lưng cúi ngang bụng, hai tay đan vào nhau, hướng về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài và đẩy tay ra vào.
26. Đảo hông nhanh: Chân chụm lại, hai tay chống hông rồi đảo hông nhanh về phía bên phải và ngược lại.
27. Quay đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau và xoay đầu gối từ phải sang trái rồi quay ngược lại. Chân kia cũng làm như vậy.
28. Ấn đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau vỗ vỗ vào đầu gối 4 cái, sau đó ấn tay vào đầu gối. Rồi đổi chân làm tương tự.

29. Đá phía trước: Hai tay chống hông, chân trái giữ thăng bằng, chân phải co lên sau đó đá về phía trước rồi chuyển sang chân kia.
30. Nhảy nhẹ: Hai chân chụm lại, tay chống hông sau đó nhảy nhẹ 4 lần 8 nhịp.
31. Gõ 7 huyệt tay: Lần lượt lấy tay này gõ vào 7 huyệt tay kia và ngược lại.
32. Gõ 8 huyệt chân: Lấy tay vỗ vào 4 huyệt chân trái và 4 huyệt chân phải.
33. Ngồi xổm: Hai tay giơ trước ngực, ngồi xổm xuống rồi đứng lên.
34. Đánh đầu gối: Làm tương tự động tác đánh đầu gối ở trên.
35. Ôm hầu não: Hai tay đan vào nhau ôm hầu não rồi nhìn lên, xuống.
36. Điều hòa ruột: Hai tay đan vào nhau để sát bụng (Hông bàn tay tiếp xúc với bụng, lòng bàn tay hướng lên phía mặt) rồi lắc tay lên xuống để bụng rung.
37. Đạp chân: Chân co vuông góc rồi đạp mạnh về phía trước.
38. Đá phía sau: Hai tay chống hông, chân đá ngược về phía sau (càng gần mông càng tốt).
39. Quay cổ: Lắc đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

40. Xoay đầu gối: Chân phải bước lên một bước vuông góc, hai tay ôm đầu gối, chồng tay trên tay dưới xoay đầu gối để chúng di chuyển nhẹ theo vòng tròn rồi xoay ngược lại. Chân trái làm tương tự.
41. Rửa mặt: Hai tay để sát vào mặt xoa từ trán xuống mắt má, mũi miệng.
42. Quay mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay đặt lên hai mí mắt, sau đó day mí mắt vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
43. Vuốt mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay vuốt mí mắt kéo ra hai bên, sau đó thả ra rồi lại vuốt.
44. Vuốt lông mày ray thái dương: Lấy hai ngón tay vuốt hai bên lông mày từ chân lông mày phía trong rồi di chuyển ra thái dương, sau đó day thái dương theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
45. Đảo huyết mắt: Lấy hai ngón tay đặt chỗ quầng mắt (phía dưới mắt) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi đảo ngược lại.
46. Ấn khóe mắt: Hai ngón tay đặt vào khóe mắt rồi ấn để khoảng 30 giây đến 1 phút.

47. Day cánh mũi: Hai ngón tay đặt vào hai bên cánh mũi (chỗ kẽ mũi) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
48. Ngoáy tai: Lấy hai ngón tay đặt vào hai lỗ tai (Sâu vừa phải không làm đau tai) sau đó xoay tròn ngón tay trái, phải.
49. Ấn tai: Lấy hai bàn tay úp vào hai tai, sau đó ấn vào tai để khoảng 30 giây đến 1 phút.
50. Sát tay: Hai tay úp vào nhau rồi cọ lên, xuống.
51. Điều hòa: Tay vòng lên cao rồi thả xuống, nhịp thở nhẹ nhàng theo tay, đầu nhìn theo tay.

Theo Thanh Hiên
Gia đình & Xã hội

hoanggiao
16-05-2016, 08:30 PM
Bài tập dưỡng sinh dành cho người cao tuổi

Những bài tập đơn giản như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp... có thể giúp người già rèn luyện sức khỏe, tránh các nguy cơ mắc các chứng bệnh thường gặp và dĩ nhiên tăng cân không còn là vấn đề khó khăn như trước.

Nhiều công trình khoa học đã chứng minh các tác hại của giảm vận động, ở người cao tuổi khả năng vận động thể lực giảm dần do biến đổi sinh lý của cơ thể. Sự giảm hoạt động quá mức và bổ sung dinh dưỡng không hợp lý ở người cao tuổi sẽ làm giảm nhanh sức khỏe, dễ phát sinh bệnh tật và là một yếu tố rút ngắn tuổi thọ.

Tập luyện rất cần đối với mọi người, mọi lứa tuổi, tập luyện không bao giờ muộn cả. Người cao tuổi càng cần tập luyện hơn, có nhiều biện pháp hạn chế quá trình lão hóa như chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, bảo đảm giấc ngủ, dùng thuốc... Nhưng luyện tập rất quan trọng, dễ thực hiện nhất, không tốn kém, không độc hại.

Đặc điểm sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi thường rơi vào tình trạng thiếu ôxy tiềm tàng vì chức năng hô hấp giảm, tổ chức phổi kém đàn hồi, khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu hạn chế là nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoạt động của các cơ quan, tăng lão hóa cơ thể.

Giảm lưu lượng máu trong cơ thể do hoạt động của tim mạch kém đàn hồi vì bị xơ cứng, sự cung cấp ôxy và máu cho các tổ chức thường không được đầy đủ.
http://phunukieuviet.com/upload_images/images/nguoi%20cao%20tuoi%20thay%20doi%20the%20chat.jpg



Người cao tuổi hay bị các bệnh xương khớp như hở sụn, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp... gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu thay đổi do khả năng thích nghi bị giảm như: bị cảm, nhiễm lạnh, mệt mỏi, các bệnh đau nhức xương khớp. Khi bị bệnh cấp tính thường nặng và để lại di chứng.

Luyện tập đối với người cao tuổi

Tập luyện hợp lý góp phần hạn chế những hậu quả của giảm vận động, tăng lưu thông máu, tăng cung cấp ôxy cho tổ chức, phục hồi hoạt động của hệ xương, cơ, khớp, khôi phục hoạt động của các chức năng và khả năng thích nghi của cơ thể, mặt khác còn có tác dụng hạn chế một số rối loạn hoặc chứng bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi.

Luyện tập còn đem lại nguồn vui cho cuộc sống, thêm lạc quan yêu đời, tạo nên sự thoải mái về tinh thần. Sinh hoạt trong các câu lạc bộ của người cao tuổi có điều kiện động viên trao đổi kinh nghiệm, duy trì sự giao tiếp, hạn chế nỗi cô đơn, củng cố niềm tin là những yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi.

1. Luyện thở và thư giãn

a. Thở sâu và thở bốn thì:

Thở sâu: Hít vào từ từ, cho bụng và ngực phình lên sau đó thở đẩy khí ra từ từ, thở cách điều đặn, giữ nhịp nhàng mỗi phút khoảng 6 đến 8 lần.
http://phunukieuviet.com/upload_images/images/luyen-tap-duong-sinh-rat-tot-cho-nguoi-cao-tuoi-2.jpg



Sau khi thở sâu bước sang giai đoạn thở bốn thì:

- Thì 1: Hít vào đều, sâu, cổ, ngực, bụng phình lên chiếm khoảng một phần tư hơi thở.

- Thì 2: Giữ hơi độ một phần tư thời gian để cho sự trao đổi oxy và khí cacbonac hoàn chỉnh.

- Thì 3: Thở ra một cách tự nhiên, thoải mái không gượng ép, không kìm hãm.

- Thì 4: Thả lỏng hoàn toàn cơ thể để các cơ và dây thần kinh làm ấm, tay chân, mỗi phút khoảng 4 hơi thở.

b. Luyện thư giãn:

- Nằm thả lỏng cơ thể cách thoải mái, mắt nhắm lại, để các dây thần kinh không bị kích thích. Tâm thanh thản không suy nghĩ. Buông xuôi các cơ vân để làm giãn các cơ trơn, thư giãn các cơ và toàn bộ cơ thể trong trạng thái nghĩ ngơi. Đó là cách luyện tập bỏ đi ức chế và giảm stress.

Cần tập trung ý chí thực hiện và luyện tập thở sâu điều đặn, nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích ta sẽ xây dựng được quá trình hưng phấn và ức chế một cách chủ động.

2. Xoa bóp điểm huyệt

- Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động đến da và các cơ quan cảm giác dưới da. Xoa bóp làm giãn tĩnh mạch và có ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóa, hô hấp cũng như quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, thở sâu thì làm cho khí huyết lưu thông có tác dụng xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể. Luyện thư giãn tốt sẽ luyện được quá trình ức chế và làm các dây thần kinh vững mạnh làm chủ được các giác quan của người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa.

Khi thực hiện động tác này, người già tự xoa bóp các giác quan, xoa bóp mặt và đầu, xoa mi mắt, hai vành tay, mũi, miệng, xoa dọc theo hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: Cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và đôi chân. Xoa bóp phải vừa sức, nhẹ nhàng, và xoa trực tiếp để lòng bàn tay tiếp xúc đến da thịt.

Tập trung vào các động tác xoa, làm đến đâu theo dõi đến đó, và kết hợp hơi thở điều đặn. Trong quá trình xoa bóp, trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo nếu biết cách bấm vào đúng vị trí huyệt sẽ tăng khả năng tiêu hóa, bài tiết, an thần, phòng cảm mạo.

3. Luyện tập chống xơ cứng
http://phunukieuviet.com/upload_images/images/luyen-tap-duong-sinh-rat-tot-cho-nguoi-cao-tuoi.jpg


- Áp dụng các động tác luyện tập chống xơ cứng kết hợp với động tác yoga kiểu ngồi thiền. Động tác vận động chân không: Ưỡn lưng, ưỡn ngực, cuối gập người và xoay cổ tay cổ chân… Với những bài tập trên sẽ ảnh hưởng tốt về mặt tâm lý và sinh lý cho người già.

- Có thể nói bài tập dưỡng sinh là phương pháp tập toàn diện, với những nội dung tập này thích hợp với đối tượng già yếu mất sức lao động, người mang bệnh mãn tính, giúp người cao tuổi có thể tự điều chỉnh hiện tượng mất cân bằng trong cơ thể và làm giảm, ngăn ngừa bệnh cách hiệu quả nhất.

- Nên kết hợp các bài tập về vận động cơ - xương khớp với động tác tập thở một cách nhuần nhuyễn. Ví dụ như: vừa tập đi bộ, vừa tập thở, nhằm mục đích là đưa được nhiều dưỡng khí (khí O2) cho cơ thể hoạt động và thải ra được nhiều thán khí (khí CO2 - khí độc) ra khỏi cơ thể. Sau những bài tập biết kết hợp như thế thấy cơ thể thoải mái dễ chịu.

- Tập luyện cả tâm trí và thể lực, cho nên cần duy trì hoạt động trí não đúng mức, không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì niềm vui cuộc sống được nâng lên bằng nhận thức, tiếp nhận thông tin mới, hiểu biết mới tạo nên niềm vui có cơ sở. Điều quan trọng là thoải mái, không căng thẳng, không quá mức.

Sinh hoạt điều độ, tránh mọi lao động thể lực, trí lực quá sức, ăn uống vừa phải. Không nhiều quá, no quá. Quan tâm đến giấc ngủ tối và trưa, uống đủ nước, không uống rượu thường xuyên hằng ngày. Không hút thuốc lá, không để cân nặng quá tiêu chuẩn quy định.

Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cân

Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng cân, các thực phẩm này không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, ngược lại còn mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Superior Weight Gain chứa thành phần chính: Protein (caseinate và gelatin), Vitamin E (D- alpha tocopherol ), soy lecithin powder và thành phần phụ: Gelatin, Microcrystalline cellulose, magnesium stearate, silica. Công dụng của Superior Weight là hỗ trợ tăng cân và phát triển cơ bắp.

http://phunukieuviet.com/upload_images/images/superior-weight-gain-giup-tang-can-tang-co-hieu-qua-1432691698(1).jpg


Bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm bởi Superior Weight Gain đã được BỘ Y TẾ- CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM cấp giấy phép xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những lưu ý sau đây khi sử dụng sản phẩm:

Đối tượng sử dụng:

(*) Tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà sản phẩm có tác dụng khác nhau.

(*) Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

- Những người bị suy nhược cơ thể, biếng ăn.

- Vận động viên các môn đòi hỏi sức bền và thể lực.

Cách dùng:

- Mỗi ngày uống 1-2 viên sau bữa ăn 1 tiếng.

- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và nhiệt độ phòng cao, đậy nắp kỹ sau mỗi lần sử dụng.

+ Quy cách đóng gói: Hộp 60 viên dễ dàng bảo quản.



Thu Hoài


------------------------------

hoanggiao
21-05-2016, 03:51 PM
Đây là bài thuốc nam do lương y Thích Tuệ Tâm, giám đốc điều hành Trung tâm kế thừa và ứng dụng y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (số 3 Lê Quý Đôn, TP Huế), dày công sưu tầm, bào chế.

Với bài thuốc nam này, người bệnh có thể tự điều trị bệnh cao huyết áp bằng những loại rau củ quả cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, rất dễ bào chế, dễ tìm kiếm, giá cả lại rẻ.

Cụ thể, bài thuốc này gồm năm vị rau củ quả với thành phần như sau: rau cần tây (một cây), cà rốt (một củ), cà chua gần chín (một quả), hành hương (ba củ) và củ tỏi (bảy tép). Tất cả năm loại này được rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhừ hoặc dùng cối giã nát, sau đó hòa thêm vào một ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.

“Nước cốt này chia làm hai, mỗi ngày uống hai lần sau khi ăn. Trong thời gian uống thuốc người bệnh phải thường xuyên theo dõi huyết áp, nếu huyết áp trở lại bình thường thì ngừng uống”- lương y Thích Tuệ Tâm hướng dẫn. Người bệnh cao huyết áp thường uống bài thuốc này 5-10 ngày là huyết áp sẽ ổn định, nếu huyết áp cao trở lại thì chỉ cần uống thêm vài lần thuốc nữa là ổn định lâu dài.

Theo lương y Tuệ Tâm, ngoài chữa trị cao huyết áp, bài thuốc này còn chữa được trường hợp mỡ trong máu cao, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol xấu, đái tháo đường...

Theo Nguyên Linh / Tuổi Trẻ

>> Ngủ sớm giúp ổn định huyết áp

hoanggiao
21-05-2016, 08:54 PM
http://maxcare.com.vn/media/product/127_citizen_ch_650_may_do_huyet_ap_dien_tu_co_tay_ 2014313104021821.jpg

Bạn nên mua máy đo huyết áp loại này:

Là một người bị cao huyết áp việc thường xuyên phải kiểm sự dao động huyết áp của mình là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên sẽ rất phức tạp nếu bạn lúc nào cũng phải đến bệnh viện để kiểm tra huyết áp của mình, trong khi các bác sĩ khuyên lên đo huyết áp 2 lần mỗi ngày.

Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp điện tử cổ tay CH-657 của Maxcare sẽ giải quyết vấn đề phức tạp đó của bạn. Với dòng máy đo huyết áp CH-657 bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình tại nhà. Điều mà bạn có thể yến tâm đó là với các dòng máy đo huyết áp của Maxcare rất chính xác, những tính năng tối ưu cho người dùng và rất bền.

Dịch vụ - chính sách bảo hành:
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/24
- Bảo hành: 36 tháng
- Địa chỉ bảo hành cụ thể tại 2 miền:
+ Hà Nội: 366 Xã Đàn, Quận Đống Đa
+ HCM: 213 đường 3/2, Phường 11, Quận 10.

Một số ưu điểm của dòng máy đo huyết áp cổ tay CH657:

- Citizen là thương nổi tiếng tại Nhật Bản
- Citizen CH657 sử dụng công nghệ dao động để cho bạn một kết quả chính xác
- Khả năng ghi nhớ được tới 90 kết quả. Bạn có thể thống kê được dao động huyết áp của mình trong 90 lần đo
- Chức năng thông minh có thể cho bạn kết quả trung bình của 3 lần đo gần nhất.
- Cảnh báo khi nhịp tim của bạn gặp tình trạng bất thường
- Máy đo huyết áp điện tử cổ tay CH-657 hiển thị đầy đủ 3 kết quả đo: Huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim.
- Một số tính năng khác như tuổi thọ pin cao, chức năng tự động tắt nguồn khi không sử dụng

Nguồn: http://maxcare.com.vn/may-do-huyet-ap-dien-tu-co-tay-citizen-ch-657.html

hoanggiao
28-05-2016, 09:00 PM
THƠ VỀ TẬP DƯỠNG SINH

Bình minh đã đánh thức rồi
Không đi thể dục đứng ngồi không yên
Dưỡng sinh luyện tập thường xuyên
Cho sức khỏe tốt, đỡ tiền đỡ lo
Ra sân ríu rít chuyện trò
Thông tin mọi mặt làm cho yên lòng
Tập xong đi bộ mấy vòng
Người thì chơi séc cầu lông thêm vào
Tuổi cao sức khỏe dồi dào
Sống cùng con cháu vui nào vui hơn
Tinh thần cũng quý như cơm
Bạn bè tâm phúc cháu thơm con hiền
Cuộc đời ta sẽ thành tiên

H.N ngày 20/11/2010
Tác giả: Trần Thị Oanh