PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Nơi giao thoa giữa hai dòng nước



hoanggiao
14-06-2017, 03:52 PM
http://www.baobinhphuoc.com.vn/Content/UploadFiles//EditorFiles/images/2014/Quy3/dongsong9.jpg

Nơi giao thoa giữa hai dòng nước - gọi là Giao Thủy
Huyện Giao Thủy ở tỉnh Nam Định là một địa danh có nhiều chữ GIAO nhất: Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_Th%E1%BB%A7y

"Giao Thủy bao gồm 2 thị trấn: Ngô Đồng (huyện lị), Quất Lâm và 20 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, Hồng Thuận.

Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.
Lịch sử

Sau năm 1954, huyện Giao Thủy có 27 xã: Bạch Long, Giao An, Giao Bình, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hiếu, Giao Hòa, Giao Hoan, Giao Hoành, Giao Hùng, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Minh, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Sơn, Giao Tân, Giao Thắng, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hồng Thuận.

Năm 1966, huyện Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trường hợp nhất thành huyện Xuân Thủy, tới năm 1997 thì tách thành hai huyện riêng biệt. Huyện Giao Thủy khi đó gồm có 1 thị trấn Ngô Đồng và 21 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoàng Sơn, Hồng Thuận.

Ngày 26-3-1998, Chính phủ ra nghị định số 19/1998/NĐ-CP[2] thành lập xã Giao Hưng (đây là xã mới thành lập do đề án lấn biển của Tỉnh). Ngày 31-3-2006 ra nghị định số 33/2006/NĐ-CP[3] bãi bỏ nghị định số 19/1998/NĐ-CP năm 1998.

Ngày 14-11-2003, chuyển xã Giao Lâm thành thị trấn Quất Lâm"


TRẢ LỜI BẠN HỎI

Em ở xa chẳng biết đâu
Nơi dòng nước gặp nhau gọi là Giao Thủy
Chẳng biết vô tình hay hữu ý
Cứ mỗi mùa trăng lại hò hẹn nhau
Nước ngọt đến đâu nước mặn lùi mau
Tôm cá cõng phù sa làm nên màu mỡ
Em mới biết quê anh bốn mùa lộng gió
Những đoàn thuyền chở nắng ra khơi
Yến, Thịnh, Phong, Lâm, Long hạt muối mặn mòi
Hoa của biển chắt từ long biển
Những con cháu Lạc Long Quân xăm mình dưới nước
An, Lạc, Thiện, Hương, Xuân những bàn tay cày cuốc
Làn sóng biển Đông trong mỗi cuộc di dân
Đất có hơi người đất hóa linh thiêng
Mỗi tên xã tên làng in hình cha ông thuở trước
Quất Lâm, Ngô Đồng phố phường sầm uất
Bình minh reo vui tiếng trẻ thơ
Vành nón nghiêng nghiêng tà áo trắng mộng mơ
Ríu rít tiếng cười nữ sinh trung học
Giao Tiến, Hoành Sơn, Hải, Hòa, Hồng Thuận
Thế Hổ, hình Long, đất học bao đời
Làn điệu dân ca Giao Hà tha thiết bồi hồi
Theo anh mãi về Nhân, Châu thơm lừng nước mắm
Quê anh đó những con người cần cù dũng cảm
Tay súng, tay mai vẫn mềm mại bút hoa
“Tạc tĩnh canh điền”, bầu rượu túi thơ
“An cư lạc nghiệp”, bốn mùa vui thú
Ôi! Những dòng sông chảy về Giao Thủy
Nghìn đời xưa và mãi mai sau
Ôm ấp đôi bờ dạt dào dòng sữa mẹ
Để thành tên gọi thân yêu: Giao Thủy!

Tác giả Phạm Trọng Yêm