PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tin tức hàng ngày _ Nguyễn Hải Yến .



Nguyễn Hải Yến
06-10-2011, 07:20 PM
Sự thật về tảng đá khoác xiêm y hơn hai nghìn năm

ANTĐ -Tảng đá có hình người, nặng hàng tấn đã trôi dạt ngược dòng sông về ngự tại “vườn thuyền, ao mắm” trên bến sông Hoàng Giang liệu có thật?.

Tảng đá trôi ngược sông? Giờ vẫn còn đó “vườn thuyền ao mắm” trong câu chuyện của người dân bản địa sinh sống bên thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Tương truyền, đây là nơi vết tích đầu tiên pho tượng đá hình người không đầu đã từng nằm. Giờ thì đã không còn, song câu chuyện truyền thuyết về xuất thân của nó vẫn râm ran, lan tỏa trong đời sống người dân tưởng như mới xảy ra.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3662.jpg
Ban thờ Công chúa Mỵ Châu đặt trước ngự cung tượng đá
“Người dân thấy vậy, đã làm lễ rồi rước “bà” về cung. Khi người ta hạ võng xuống thì “bà” nhảy lên võng nhanh lắm. Rồi rước vào đến ngự cung chính thì không tài nào vào được. Người dân cố mãi để đưa vào nhưng không được, rồi bị gẫy kiệu. Từ đây, không làm lay động được tảng đá nữa, thế nên người dân đã lập am thờ tại chỗ bây giờ “bà” đang ngự…”- Chị Nguyễn Thị Bình ở xóm Chùa, xã Cổ Loa rành mạch kể từng chi tiết về truyền thuyết tảng đá trôi dạt ngược sông như câu chuyện của ngày hôm qua.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3694.jpg
Giàn hoa quấn quýt vấn vương trước am thờ Công chúa Mỵ Châu
khiến cho nơi đây càng u tịch, rêu phong

Những câu chuyện thực thực, hư hư về tảng đá trong am thờ Công chúa Mỵ Châu vẫn vương vấn đâu đó trong truyền thuyết, dân gian một câu chuyện tình chung thủy. “Bà hóa thân thành đá rồi quay về đây. Trước đây, bà ngự ở “vườn thuyền ao mắm” nơi mà bây giờ thuộc thôn Vang xã Cổ Loa…”- cụ Đám người có trách nhiệm trông nom, hương đăng am thờ cho biết. Chuyện kể rằng, khi ấy, nơi đây trên bến dưới thuyền tấp nập. Con sông chảy qua nơi này. Người dân khi ấy gọi là ngòi Quậy. Bọn trẻ trâu thấy một tảng đá trôi dạt ngược dòng sông, tựa chiếc thuyền có người chèo lái chèo leo lên chơi tinh nghịch. Sau bận ấy, mấy đứa trẻ mục đồng, đứa nào đứa ấy về ốm hết lượt. Hỏi ra mới rõ chuyện… Dân làng khi ấy đã làm lễ cúng tế, cầu xin được đưa bà về nơi để thờ tự.
Tảng đá từ đâu đến, liệu pho tượng đá trong am thờ nàng Công chúa Mỵ Châu dưới gốc đa trong khuôn viên di tích Cổ Loa có phải là tảng đá mà hằn trong câu kể của người dân địa phương không thì vẫn chưa ai biết chính xác. Song ở am thờ Công chúa Mỵ Châu vẫn có một tảng đá to với hình dáng người ngồi, bị mất đầu được ở ngự cung, có cây hương và thân thể khoác xiêm y lộng lẫy, trên cổ đeo hạt ngọc trai óng ánh vẫn được người dân muôn phương tìm đến chiêm bái với lòng đầy cung kính.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3665.jpg
Tượng đá Công chúa Mỵ Châu trong ngự cung

Truyền thuyết kể rằng, khi lâm nạn, Công chúa Mỵ Châu nguyện khấn rằng, ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.
Nàng Công chúa Mỵ Châu đã hòa thân xác và những giọt máu vào nước biển. Loài trai và những con sò dưới biển đã nuốt vào bụng. Người đời sau nếu mang ngọc trai từ biển Đông về rửa ở giếng Loa Thành thì ngọc thêm sáng lung linh. Cũng từ khi ấy những con sò biển mang trong mình những giọt hồng, mà đến nay người dân vẫn gọi đó là sò huyết…
“Gặp bà” mối tình chung thủy sẽ được bền lâu.
“Bà” đã hóa vào phiến đá ngược dòng sông về Loa Thành minh chứng về mối tình chung thủy. Trong khi tìm hiểu về di tích thành Cổ Loa, hầu hết tôi gặp người dân quanh vùng đều am tường về truyền thuyết thành Cổ Loa. Sức sống của truyền thuyết, lịch sử đi vào đời sống người dân là điều đáng mừng. Những giá trị truyền thống văn hóa hay những truyền thuyết về thời An Dương Vương cách ta hơn hai nghìn năm sẽ vẫn được lưu giữ bền lâu hơn trong lòng người dân qua những câu chuyện truyền thuyết mà người dân kể lại.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3700.jpg


Am thờ Công chúa Mỵ Châu nằm cạnh sân Ngự triều di quy
Câu chuyện về Loa Thành và sự chung thủy về tình yêu của nàng Công chúa Mỵ Châu đã phần nào “hóa thân” vào tình yêu đôi lứa đôi ngày nay. Nhiều bạn trẻ tìm đến Loa Thành như một nơi linh thiêng để thể hiện tình yêu, để thề non hẹn ước. Chị Nguyễn Thị Bình ở xóm Chùa, xã Cổ Loa cho biết: “Nhà tôi ở đây lâu đời rồi, nhưng tôi thấy thanh niên ở bên Hà Nội đến thành Cổ Loa còn ít hơn thanh niên ở tỉnh khác. Nhiều người đến còn trọ ở nhà tôi mấy ngày để chờ đến ngày am thờ Công chúa Mỵ Châu mở cửa để vào cầu xin may mắn, tình duyên lâu bền…”.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3687.jpg
Cụ Đám (tên thật là Nguyễn Đức Toàn) người trông nom
hương đăng am thờ Công chúa Mỵ Châu

Cụ Đám, tên thật là Nguyễn Đức Toàn, người xóm Mít đã trông nom hương đăng ở am thờ Công chúa Mỵ Châu, cho biết: “Nhiều đôi thanh niên vào nhờ làm lễ để cầu duyên bền chặt, thủy chung. Một cô gái ở mãi Lào Cai về xin rồi sau khi lấy chồng sinh con đã quay trở lại làm lễ tạ ơn bà”
Được biết, trước đây nhiều người vào thắp hương thường xoa tay vào tượng Công chúa Mỵ Châu để được may mắn, xinh đẹp… Sau này Ban quản lý di tích Cổ Loa sợ bị ảnh hưởng đến hiện vật đã đóng chặt cung bằng khóa. Giờ chỉ được mở cửa trong ngày lễ, và người dân vào chiêm bái chứ không được phép chạm tay vào “bà”.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/ductuan/2011_10_06/IMG_3781.jpg
Đôi rồng đá hướng ra Giếng ngọc

Bên giếng ngọc trước am thờ “bà” là hàng si buông màn rễ soi bóng nước. Nơi này được xếp ghế đá dưới gốc để tiện nhiều bạn trẻ hàn huyên, tâm sự. Tìm về thành Cổ Loa để cầu ước một điều may mắn là trong tâm niệm của mỗi người. Song, để hiểu về giá trị di tích lịch sử, biết thêm câu chuyện truyền thuyết về nước Âu Lạc xưa kia mà chưa một lần đến nơi này thì quả là một khiếm khuyết không đáng có. Bởi những di tích lịch sử không chỉ là nơi tâm linh, tín ngưỡng, mà còn là công trình kiến trúc quân sự khoa học, và sự tài ba tinh tế về góc nhìn địa lý của bậc cổ nhân trong việc xây thành đắp lũy để chống lại quân xâm lược.

Ánh Nguyệt

Nguyễn Hải Yến
06-10-2011, 08:46 PM
Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa xong, nghĩ đến chuyện bảo vệ kẻ thù bên ngoài, thần cho An Dương Vương cái móng của mình để làm nỏ giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trăm trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc.
An Dương Vương chọn trong nhóm gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ giao cho làm chiếc nỏ thần. Cao Lỗ gắng sức làm trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới gương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Ðà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần Triệu Ðà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Triệu Ðà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Ðà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con là Trọng Thủy sang cầu thân nhưng chủ ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu. Trong Thủy được gặp Mỵ Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương, Trọng thủy đem lòng yêu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành là Mỵ Châu không dẫn người yêu mình đến xem. An Dương Vương không nghi ngờ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dẫy tường thành cao ngất, gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuya... Trong câu truyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
- Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được?
Mỵ Châu đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng ngàn quân địch như thế còn ai đánh nổi được.
Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Ðà biết về chiếc nỏ thần.Triệu Ðà sai một gia nhân chuyên làm nỏ chế một cái lẫy giống như hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo trở lại sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bầy tiệc rượu, để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ say. Lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân Thần Kim Quy và thay vào cài lẫy giả bằng móng rùa.
Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:
- Hình như chàng đang có điều lo nghĩ gì , phải không?
Trọng Thủy đáp:
- Tôi sắp phải xa nàng bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia
Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp:
- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc giã, có khi nàng sẽ không còn ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ giắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.
Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Triệu Ðà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta! " ít lâu sau Triệu Ðà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc..
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Ðến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa.
Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, để Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỹ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ðường núi gập ghềng hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn nối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! "
An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đi. Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.
Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.

sưu tầm .

Nguyễn Hải Yến
08-10-2011, 08:48 PM
Mảnh đời 58 mảnh đạn

ANTĐ - Người đàn bà ấy không chỉ bỏ lại một phần thân thể mình nơi chiến trường để góp phần đổi lấy ngày quê hương giải phóng. Chiến tranh đi qua, bà “mang” trong mình 58 mảnh đạn như một niệm khúc buồn của thời hoa lửa.



http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/bachtuyet/2011_10_08/bom-dan.jpg
Trở lại thời bình, dù mang trong mình 58 mảnh đạn song bà Hiền luôn nổ lực
vượt khó khăn, giữ gìn phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Trở lại thời bình, bà đã gác lại những lo toan thường nhật của mình để cùng chồng đi tìm hài cốt của đồng đội. Bà là Trần Thị Hiền (59 tuổi, thôn Sơn Công, xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh TT- Huế).
Cận kề cái chết
Trong căn nhà cấp 4 ở thôn Sơn Công, chiếc giường kê chổng chơ như gánh cùng nỗi đau của bà mỗi khi trái gió trở trời. Thấy khách, bà gượng dậy, rót chén trà bảo: “Mấy hôm nay trời Huế đổi gió mùa, mình mẩy ê ẩm không làm gì được. Từ ngày rời chiến trường về quê hương đến nay, nhờ sự động viên của chị em trong hội phụ nữ, hội cựu chiến binh nên phần nào vơi đi được nổi đau thể xác.” Hỏi chuyện xưa, nhắc đến quá khứ hào hùng, đôi mắt bà thu ánh nhìn từ khoảng sân mưa rơi, bỗng rực sáng lạ.

Bà kể, sinh ra ở quê hương Hương Trà, từ khi còn là cô bé mảnh khảnh, từng đêm nằm bên vòng tay mẹ, bà đã nghe tiếng bước chân rầm rập của các anh bộ đội hành quân xuyên rừng lên với Trường Sơn. Trong làng, có nhiều gia đình đào hầm nuôi dấu cán bộ. Năm 15 tuổi, cùng như bao lớp người trẻ nơi quê hương Hương Vân, bà rời gia đình làm o du kích tiếp tế lương thực cho bộ đội.
Đầu năm 1972, khi đóng quân ở miền Tây TT- Huế, gần địa phận huyện A Lưới, trong một lần đi bẻ ngô ở đồi Làng Tà cùng đồng đội của mình là chị Nguyễn Thị Nữ, quê ở Quảng Nam, để tích trữ lương thực cho bộ đội, bà đã bị thương khi máy bay Mỹ ném bom oanh tạc vùng đất đó. Giọng xúc động, bà nhớ lại: “Chiến tranh là chết chóc chú à. Lúc hai chị em đang ngồi vừa tách ngô, vừa nói chuyện, mới nghe tiếng vù vù của máy bay thì đã thấy đất bụi tung mịt mù, một cảm giác đau như cháy xém hết cả làn da, miệng ngậm vị nhám của cát và đất rồi không biết gì nữa. Khoảng đến chiều mình tỉnh lại, cố lết đến nơi chị Nữ đang nằm thì thấy chị ấy đã hy sinh…” Bà bỏ lửng câu nói, những giọt nước mắt khô khốc như được vắt ra từ thân thể tiều tụy vì đạn bom, lăn xuống gò má nhăn nheo. Lần ấy, bà Hiền bị thương nặng với 5 mảnh đạn găm vào chân.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/bachtuyet/2011_10_08/bom-dan2.jpg
Với nghị lực lớn, bà đã nuôi dạy con cái thành người, ngày đêm đi tìm thêm nhiều hài cốt liệt sỹ
Cuối năm 1972, vì lý do sức khỏe, bà được chuyển về làm việc ở huyện đội Hương Trà. Nhưng rồi, năm đó chiến tranh diễn ra dữ dội, thấy mình nhiều lần trúng đạn bom mà may mắn thoát chết, trong khi nhiều đồng đội phải vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường nên đến năm 1973, khi thấy đã đi lại được, bà quyết định trở lại với chiến trường.

Nhưng số phận đã xô đẩy, tưởng chừng như người phụ nữ này “có duyên” với đạn bom. Trong một lần gùi gạo cho đơn vị huyện đội Hương Trà, đến đồi Khe Trái, lúc đó khoảng 2h chiều, bà bị vướng phải mìn do địch gài sẵn. Một tiếng nổ chát chúa vang cả một góc rừng. Tấm thân bà như những chiếc lá rừng mỏng manh đã hứng chịu cả loạt mảnh từ trái bom bi oan nghiệt! Đến 6h sáng hôm sau, bà mới được đồng đội dùng gùi đưa ra khỏi vùng bị địch bắn và về đến huyện đội Hương Trà.

Tại đây, các bác sĩ quân y sau khi thăm khám đã lắc đầu bởi vết thương quá nặng. Huyện đội phó huyện đội Hương Trà thời gian đó là ông Phạm Ở đã mang 4m nilon đến và cắt cử người chuẩn bị đem đi mai táng. Như có một phép màu kỳ diệu, trong giây phút cận kề cái chết và sự sống, số phận đã mỉm cười với bà. Bà nhớ lại: “Sau khi mình qua khỏi nguy kịch, huyết áp đã ổn định, nhờ sự chăm sóc nhiệt thành của các bác sỹ quân y, mình được chuyển đi tuyến sau ra Quảng Bình để dưỡng thương.” Do thời gian đó không có điều kiện để phẫu thuật, qua hai lần bị thương, 58 mảnh đạn (trong đó có 3 mảnh nằm trong phổi) đã “ở lại” trong thân thể của bà vĩnh viễn.
Nghị lực phi thường
Trở lại thời bình, những vết thương của một thời khói lửa, hào hùng vẫn theo bà trong từng giấc ngủ, từng cơn đau oằn mình mỗi khi trời chướng gió! Năm 1975, bà lập gia đình với cựu chiến binh Bùi Bá Lung (60 tuổi), rồi trở lại với vùng đất Sơn Công lập nghiệp. Buổi đầu cuộc sống thật gian nan, quê hương sau ngày chiến tranh xóm làng tiêu điều, ruộng đồng xơ xác. Hai vợ chồng phải dắt díu nhau lên khu rừng Trò khai hoang trồng đậu, sắn và mót củi bán kiếm cơm đắp đổi qua ngày. Dù làm cật lực nhưng vẫn không đủ cho 8 miệng ăn trong gia đình, những đứa con của bà Hiền lần lượt nghỉ học, kiếm nghề phụ giúp cha mẹ. Bà nói như mình là người có lỗi: “Hồi đó gian khó quá, mần (làm) không đủ ăn chứ lấy mô (đâu) ra mà có tiền cho tụi nhỏ đi học. Mỗi lần từng đứa con nghỉ học tui lại khóc thương chúng nhưng cũng chẳng biết làm sao vì hai vợ chồng đều thương binh, mất sức lao động cả".

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/bachtuyet/2011_10_08/bom-dan1.jpg
''Bản thân tôi cũng còn may mắn hơn nhiều đồng đội đã nằm xuống,
ngày nào còn sức khỏe, tui sẽ cùng chồng tìm thêm nhiều hài cốt liệt sỹ nữa''
Tuy không thể đưa những đứa con thân yêu của mình đến bến bờ của chữ nghĩa, nhưng bà đã dạy cho chúng nó nhiều thứ có khi còn hơn cả những dòng chữ sáo rỗng trên trang sách đó là lòng hiếu thảo, nghĩa tình, sự yêu thương đùm bọc giữa những người thân trong gia đình. Năm 1992, khi các con đã khôn lớn và có việc làm, gia đình bà trở lại định cư ở thôn Sơn Công, làm 5-7 sào ruộng đủ cho 2 thân già đắp đổi qua ngày. Anh Bùi Bá Hà (28 tuổi), con trai bà Hiền cho biết: “Tuy khó khăn nhưng mẹ luôn lo lắng chu toàn cho bọn em. Chỉ thương mẹ mang nhiều vết thương từ chiến tranh, cứ ra làm đồng là ngất xỉu, trái gió trở trời thì đau đến cháo cũng không nuốt nổi. Tính mẹ thế, vẫn vẫn lặng lẽ sống chứ không bao giờ gọi, nhờ vả ai.”
Thời gian khó ấy cũng qua đi như dấu vết chiến tranh rồi cũng bị cuốn khuất lấp sau những cơn mưa rừng xối xả rồi mất hút. Nhưng khi chiến tranh qua đi, nỗi đau thể xác của người cầm súng vẫn dai dẳng, còn mãi. Khi đã ổn định kinh tế, điều mà bà Hiền và ông Lung day dứt mãi là làm sao đi tìm lại hài cốt của đồng đội. Mỗi lần đến ngày thương binh liệt sỹ, ra thăm nghĩa trang, vẫn còn đâu đó những nấm mồ với những “dòng tên” thật giống nhau…Và đến những ngày đó là hình ảnh của đồng đội cứ theo về trong từng mảng ký ức của bà, thôi thúc từng thớ thịt.

Năm 2009, bà đã cùng chồng và người em trai lên đoạn sông Bồ chảy qua địa phận huyện Hương Trà- nơi riễn ra trận chiến năm xưa để tìm hài cốt của đồng đội. Sau ba ngày cật lực tìm kiếm, góp nhặt từng mảnh ký ức qua trí nhớ đã nhàu nát bởi một thời bom đạn, bà cùng chồng đã mang về 12 bộ hài cốt của các anh, chị, an táng tại nghĩa trang quê nhà. Đến nay, dù sức khỏe không cho phép nhưng bà vẫn sát cánh bên người chồng để đi tìm hài cốt đồng đội, đưa các anh về với đất mẹ. Bà tâm sự: “Hiện nay, ở các động Trăng, Lu, Khe Trái còn rất nhiều đồng đội của tui đã nằm xuống ở đó nhưng chưa đưa về được. Đó là điều tôi day dứt bấy lâu nay vẫn chưa thực hiện được. Ngày nào còn sức, tui sẽ không ngừng tìm kiếm hài cốt đồng đội. Tui cũng mang trong mình nổi đau của chiến tranh nhưng dẫu sao vẫn còn may mắn hơn rất nhiều đồng đội đã nằm xuống, chưa tìm về được với quê hương.”


My An

Nguyễn Hải Yến
08-10-2011, 09:29 PM
Táo tợn cầm dao phay cướp hiệu vàng


ANTĐ - Tuấn Anh rút con dao phay trong túi xách ra chỉ về phía anh Thịnh và quát to: “Lấy hết vàng cho vào túi này”.

Khoảng 15h ngày 7- 10, khi đang trông hàng một mình tại cửa hàng 100 phố Minh Khai, anh Cao Đức Thịnh, chủ cửa hàng vàng bạc Kim Phụng giật thót mình khi thấy 1 vị khách mặc áo mưa, đeo khẩu trang xuất hiện từ lúc nào ở quầy hàng.



http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_10_08/mk1.jpg
Hiệu vàng Kim Phụng

Lúc này, vợ anh Thịnh từ trong đi ra bán hàng cùng chồng. Vị khách vẫn không bỏ khẩu trang, đứng xem, ngó mấy chiếc nhẫn, lắc để trong tủ kính có vẻ rất chăm chú. Nghĩ rằng trời mưa nên khách mặc áo, đeo khẩu trang cũng là bình thường, nên vợ chồng anh Thịnh bớt dần sự đề phòng.

Được một lát, chị Nga vừa đi vào trong nhà, chỉ còn anh Thịnh đứng bán hàng, lập tức, vị khách lộ rõ nguyên hình là kẻ bất lương. Y rút con dao phay trong túi xách ra chỉ về phía anh Thịnh và quát: “Lấy hết vàng cho vào túi này”. Anh Thịnh hoảng hốt, gọi vợ. Chị Nga vừa lập cập chạy ra đã phải quay vào ngay, vì đối tượng vung dao định chém.


http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_10_08/mk8.jpg
Đối tượng Vũ Tuấn Anh
Khống chế được 2 vợ chồng người chủ hàng vàng, đối tượng cầm dao đập 2 nhát vào tủ kính, vỡ tan bề mặt kính và định dùng tay để “hót” tất cả số nữ trang vào túi. Lợi dụng lúc đối tượng sơ hở, anh Thịnh nhào vào, vật lộn và tìm cách tước dao trên tay đối tượng. Bị bất ngờ, đối tượng làm rơi con dao và bỏ chạy ra ngoài. Đúng lúc đó, những người hàng xóm của anh Thịnh và tổ công tác CAP Minh Khai có mặt kịp thời, bắt giữ tên cướp hung hãn.

Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhân thân là Vũ Tuấn Anh (SN 1990, nhà ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng). Do cần tiền để trả nợ, Tuấn Anh đã nghĩ đến việc đi cướp hiệu vàng để bán lấy tiền chi trả. Sáng cùng ngày, y đi mua dao phay làm hung khí gây án.


Sau nhiều tiếng đồng hồ tăm tia trên các tuyến phố, Tuấn Anh đi đến phố Minh Khai, phát hiện cửa hàng vàng Kim Phụng có ít người ra vào, và đã chọn đây làm địa điểm gây án. Vụ việc và đối tượng hiện đang được đội CSHS CAQ Hai Bà Trưng giải quyết.


http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_10_08/mk5.jpg

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_10_08/mk7.jpg
Mặt tủ kính đựng vàng vỡ tan sau cú đập của tên cướp

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/caominh/2011_10_08/mk9.jpg
Hung khí gây án của tên cướp




Minh Hà

Nguyễn Hải Yến
09-10-2011, 07:17 PM
Lòng chung tình của chồng cô gái hóa thành bà lão

ANTĐ - Nghe vợ gọi "ông xã ơi vào phòng khám cùng em, một mình em sợ", người đàn ông 34 tuổi đặt vội hành lý xuống ghế chờ chạy vào trong. Nắm bàn tay Phượng, anh nhìn sâu vào gương mặt nhăn nheo của vợ rồi bảo: "Có anh đây, em cứ yên tâm".

Cử chỉ của đôi vợ chồng tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện ĐH Y dược chiều 7/10, khiến những người chứng kiến phải xúc động. Một người không kiềm được cảm xúc đã thốt lên: "Tuyển ơi, anh đúng là người chồng tốt".
Trở lại băng ghế chờ, thấy nhiều người nhìn mình, Nguyễn Thành Tuyển - chồng của cô Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi có gương mặt một bà lão - cười và nói: "Vợ yêu của tôi là vậy đấy, rất hay làm nũng, lúc nào cũng muốn có chồng một bên".
Câu chuyện từ những ngày đầu quen nhau đến khi Phượng mắc bệnh rồi biến dạng gương mặt đã được anh Tuyển tâm sự cùng phóng viên.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/fd/2f/tuyen-phuong-lao-hoa.jpg Anh Nguyễn Thành Tuyển, chồng Phượng, ân cần yêu thương chăm sóc vợ tại bệnh viện ở
TP HCM, như ngày cô còn xinh đẹp. Mối lương duyên bắt đầu từ những ngày giữa tháng 4 năm 2006, khi chàng thanh niên 28 tuổi, nhân viên tiếp thị cho một hãng nước rửa chén, thi thoảng ghé qua một quán nước tại Mỏ Cày, Bến Tre, nghỉ trưa. Ở đó anh quen Phượng, cô phục vụ quán 21 tuổi, được trai làng đồn nhau là "hoa khôi của huyện".
"Lúc bấy giờ ngoài tôi, Phượng còn được rất nhiều chàng trai theo đuổi tán tỉnh, thế nhưng gần một năm tìm hiểu, cuối cùng cô ấy đã chọn tôi. Nghe em đồng ý làm vợ, tôi mừng còn hơn trúng số. Không có tiền làm đám cưới, Phượng vẫn chấp nhận về nhà tôi làm vợ hiền dâu ngoan. Nào ngờ chỉ một năm sau, cô ấy lâm bệnh", Tuyển kể.
Nghe vợ nói bị ngứa da mặt, thường nổi mề đay mỗi khi ăn đồ biển, không có còn đi Sài Gòn chữa trị, gom tiền lương còm, Tuyển chạy mọi nơi tìm thuốc. Tiền không nhiều, nghe đồn có một thầy đông y rất giỏi, anh mua thuốc về sắc cho vợ uống. Tuy nhiên bệnh tình không giảm mà còn nặng hơn.
"Thấy vợ như vậy, tôi lo và thương lắm. Nhất là mỗi sáng Phượng nhìn vào gương than da mặt mình ngày càng xấu. Còn bao nhiêu tiền, tôi dốc hết vào mua thuốc, song cũng chỉ một năm thì không thể cố gắng được nữa bởi hãng kẹo mà cô ấy làm ế hàng, bản thân tôi cũng không kiếm được bao nhiêu. Khi ấy, tôi chỉ còn biết ôm vợ và tỏ rõ lòng mình, rằng 'dù em thế nào anh cũng yêu em'", người chồng rưng rưng kể.
Từ ngày ngừng uống thuốc, da mặt Phượng già đi nhanh chóng, thấy vợ quanh năm suốt tháng trùm kín mặt, gặp ai cũng không dám nói chuyện vì ngại, Tuyển bàn với bà xã về Bình Phước sinh sống.
"Quyết định xa quê của vợ chồng Phượng khi con bé bị bệnh và lại không có tiền khiến mọi người trong nhà ai cũng lo lắng nhưng Tuyển đã thuyết phục rằng, nó muốn đi xa là vì thương vợ mặc cảm nên cuối cùng người lớn cũng phải chịu theo", một người cậu của Phượng kể chen vào.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/fd/2f/tuyen-phuong-lao-hoa-2.jpg Phượng tươi tắn khi nói về chồng mình. Cuộc sống ở Bình Phước không khá hơn về vật chất bởi chồng đi làm mộc, vợ bóc vỏ hạt điều, mỗi tháng tổng thu nhập chưa đến 2 triệu đồng lại phải ở nhà mướn, nhưng nó lại giúp hai vợ chồng nghèo thoải mái hơn về mặt tinh thần. Bởi lẽ, hàng xóm, những người chưa từng biết Phượng trước đây, không tò mò dè bỉu về gương mặt bệnh tật của cô.
"Không ít người thắc mắc tại sao tôi lại sống và yêu thương một người có gương mặt bà già. Nhưng ai nói gì thì nói, tôi vẫn yêu Phượng như lúc cô ấy còn xinh đẹp. Tình cảm này không bao giờ thay đổi. Với Phượng, tôi chỉ thấy thương vì cô ấy bệnh chứ chưa bao giờ chê chán hay nghĩ rằng mình sẽ bỏ để lấy người khác", Tuyển tâm sự.
Nói về ông xã, cô gái trẻ với gương mặt bà lão nghi do bệnh tế bào vón, bẽn lẽn thổ lộ: "Với em, anh ấy là số một. Anh ấy rất dễ thương, lúc nào cũng động viên an ủi em. Tuyển chính là niềm lạc quan của em để chống lại bệnh tật".
Phượng cho biết, ngày xưa cô có rất nhiều người đàn ông đẹp trai giàu có theo đuổi, nhưng lý do cô chọn Tuyển là vì anh trầm tính, hiền từ và nghiêm túc. Cô cho rằng lần ấy mình đã lựa chọn không sai.
"Em có tính hay ghen, khi thấy gương mặt mình ngày càng già, cái ghen lại càng nổi lên bởi mặc cảm. Em rất sợ chồng bỏ mình để quen người khác. Nhưng Tuyển đã khóc. Anh ấy lo cho em từng li từng tí. Gương mặt của em khiến người khác khó biết được cảm xúc, nhưng anh ấy biết ngay. Hễ thấy em buồn là lập tức tìm cách chọc em cười", Phượng nói.
Khi được hỏi "trong lúc này đây, khi nằm viện chờ được chữa bệnh, Phượng ước ao gì", cô gái 26 tuổi mang gương mặt bà lão trả lời ngay mà không suy nghĩ: "Em ước mặt mình trẻ không phải vì muốn mình xinh đẹp mà để bù đắp cho chồng. Dù biết anh ấy không bỏ nhưng em vẫn muốn chồng hạnh phúc hơn".
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/fd/2f/phuong_2.jpg Nguyễn Thị Phượng xinh xắn năm 21 tuổi. Còn Tuyển, ngoài việc đắn đo không biết vợ chữa trị trong bao lâu, thời gian ấy lấy gì mà ăn, điều anh mong muốn lớn nhất là vợ khỏi đau nhức vì phù nề. "Nhan sắc phục hồi hay không, không quá quan trọng. Tôi chỉ muốn vợ mình bình an. Sau khi chữa lành, chúng tôi muốn làm đám cưới. Tôi muốn vợ mình cũng được một lần mặc áo cô dâu như những người vợ khác", chồng Phượng khẳng định.


Theo Vnexpress

Nguyễn Hải Yến
09-10-2011, 08:42 PM
Hiện trường vụ tai nạn hàng loạt khiến 14 người thương vong


(http://tim.vietbao.vn/l%C3%A0m_kh%C3%B3/)
Ôtô "điên" đã đâm 12 xe máy, 3 xe con trên đường Lý Thái Tổ (phường 9, quận 10, TP HCM) khiến một người chết, 13 người bị thương. Tài xế gây tai nạn là Trần Anh Huy (42 tuổi, quận 1), bác sĩ của một bệnh viện.
> Ôtô đâm hàng loạt xe máy, nhiều người bị thương (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Oto-dam-hang-loat-xe-may-nhieu-nguoi-bi-thuong/11244431/157/)
http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-18.jpg 16h chiều 7/10, xe 4 chỗ đang chạy trên đường Lý Thái Tổ, hướng từ đường 3/2 bất ngờ lao vào 3 ôtô khác rồi húc tung hàng loạt xe máy đang dừng đèn đỏ ở ngã tư Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-3.jpg Tai nạn làm 13 người bị thương nặng và một phụ nữ chết tại bệnh viện. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-1.jpg Người dân phải dùng bình C02 dập tắt một trong 2 xe máy bị cháy khi xe ôtô đâm mạnh. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-20.jpg Anh Nguyễn Thanh Duy, tài xế chiếc Camry cho hay, xe gây tai nạn va quệt vào xe Nouvo, sau đó đâm liên tiếp vào 3 ôtô, trong đó có xe của anh. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-17.jpg Các xe máy nằm la liệt ở ngã tư. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-13.jpg Một xe tay gay bị văng vào vỉa hè. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-10.jpg Quá nhiều xe bị nạn nên công tác khám nghiệm hiện trường của cảnh sát rất khó khăn. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-6.jpg Đến tối, các xe bị nạn vẫn nằm ở hiện trường. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-27.jpg Mũ bảo hiểm của nạn nhân, phụ tùng của các xe được gom lại. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-5.jpg Gần 20h, các xe bị nạn mới được giải phóng hết khỏi hiện trường. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-7.jpg Tuyến đường bị phong tỏa để cảnh sát khám nghiệm khiến các đường lân cận bị kẹt xe nhiều giờ liền. http://a9.vietbao.vn/images/vn901/xa-hoi/11244457-4.jpg Tất cả 14 nạn nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 115, cách hiện trường khoảng một km. Đến 19h tối, đã có một nạn nhân nữ tử vong, một số trong tình trạng nguy kịch. Cận cảnh ôtô gây tai nạn
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-13-25.jpeg Chiếc xe gây tai nạn 4 chỗ đã lao đi với vận tốc cao rồi đâm hàng loạt ôtô, xe máy. http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-14-16.jpeg Sau khi gây tai nạn, xe lao đi đoạn đường khoảng 200 m, đến vòng xoay Lý Thái Tổ thì tài xế mở cửa bỏ chạy. http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-15-23.jpeg Tuy nhiên sau đó tài xế đã đến công an phường tự thú. http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-16-24.jpeg Thông tin ban đầu, tài xế tên Trần Anh Huy (42 tuổi, ngụ quận 1), là bác sĩ của một bệnh viện. Ông lái xe trong trạng thái bình thường. http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-17-15.jpeg Nhân chứng cho biết, khi bị đâm từ phía sau, nhiều người và xe máy đã văng lên và rơi xuống trước đầu xe gây tai nạn. http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/11244457-18-26.jpeg Đầu xe bị bẹp rúm.






An Nhơn

Nguyễn Hải Yến
30-10-2011, 09:31 AM
Sốc nặng chuyện bà lão tuổi 68 có hàng chục người tình trẻ


Thứ tư 26/10/2011 01:42
ANTĐ - Từ cuốn nhật ký chép tay và kiểm tra các đầu mối thông tin khác, công an phát hiện nạn nhân dù đã 68 tuổi nhưng có hàng chục tình nhân, hầu hết trong độ tuổi sinh những năm 1980, 1990...



Kẻ sát hại bà lão là một sinh viên luật (http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Ke-sat-hai-ba-lao-la-mot-sinh-vien-luat/418984.antd)


Đứng trước hiện trường vụ án bà lão 68 tuổi tại thành phố Buôn Ma Thuột bị sát hại, ai cũng ngỡ rằng nguyên nhân vụ án chắc chắn phải là cướp của giết người. Có nằm mơ, những người tham gia phá án lúc đó cũng không nghĩ rằng sự thật chỉ vì bất đồng trong việc không được thỏa mãn sinh lý và không cho tiền “phi công trẻ” như hứa hẹn, bà lão đã cãi vã với người tình và bị tình nhân kém mình đến 40 tuổi sát hại. Vụ án để lại những nỗi đau cho người ta suy ngẫm.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_10_25/sat%20hai%20ba%20lao.jpg

Hiện trường vụ án

Bà lão chết thảm

Chiều 8/10/2011, một nhân viên của quán spa – Phòng khám chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp trên đường Đinh Tiên Hoàng (phường Tự An, Tp Buôn Mê Thuột) khi tới nơi làm việc đã phát hiện nơi này có dấu hiệu bất thường. Cửa khóa trái, lại có dấu máu từ phía trong ra ngoài. Gọi điện cho bà chủ nhà thì không thấy nghe máy mà “Điện thoại ngoài vòng phủ sóng”, nhân viên này vội vàng báo cho những người thân và cơ quan chức năng.

Phá cửa vào nhà, người ta nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng phía bên trong. Bà chủ nhà 68 tuổi đã nằm chết từ bao giờ, trên cơ thể có 2 vết đâm vào cổ. Trong nhà, dấu máu vương vãi từ tầng trệt lên đến lầu 1. Hiện trường tuy không xáo trộn nhiều, nhưng kiểm tra đồ đạc trong nhà, người ta thấy điện thoại của nạn nhân cùng một khoản tiền trên lầu đã biến mất. Nhận định ban đầu là nạn nhân đã bị giết người cướp tài sản.

Nạn nhân được xác định là bà Trần Thị B. (68 tuổi, thường được gọi là T), là chủ căn nhà nêu trên. Cơ sở chăm sóc sắc đẹp là do con gái bà kinh doanh, nạn nhân thường ở căn nhà phía sau và hiện nghỉ ngơi dưỡng già chứ không làm việc gì.

Qua khám nghiệm hiện trường và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc nhận thấy: Nạn nhân dù đã nhiều tuổi nhưng có nhiều mối quan hệ phức tạp, lại sống gần như biệt lập với bà con hàng xóm. Từ những mối quan hệ phức tạp này, rất có thể sẽ nảy sinh vấn đề tình cảm và tiền bạc.

Tuy nhiên qua việc điều tra, truy tìm hung thủ giết người gặp rất nhiều khó khăn, vì bà B thường sống một mình trong căn nhà tầng có tường bao quanh nằm phía sau tiệm spa nên ít người để ý; mặt khác, hiện trường vụ án gần như không bị xáo trộn. Vậy ai đã giết bà B? Kẻ thủ ác có quan hệ như thế nào với nạn nhân? Phải chăng kẻ thủ ác giết người để lấy tài sản hay còn vì động cơ nào khác?

Phá án bằng công nghệ cao

Đầu mối để phá án duy nhất lúc này chỉ có những dấu vân tay, vân chân để lại hiện trường. Chiếc điện thoại bị lấy mất thì đã ở trong tình trạng không xác định được vị trí, hung khí gây án được xác định là vật sắc nhọn (dự đoán có kiểu dáng giống con dao gọt hoa quả) thì không tìm thấy.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_10_25/hung%20thu.jpg Phạm Trường Pha tại cơ quan công an

Bất ngờ, bộ phận khám nghiệm hiện trường phát hiện những “chi tiết” động trời: Họ tìm thấy một… bộ phận sinh dục nam bằng cao su trong đồ đạc cá nhân của nạn nhân. Bàng hoàng hơn nữa, nạn nhân còn có một cuốn nhật ký tiết lộ “cuộc sống mây mưa” thầm kín của mình.

Trong cuốn nhật ký bé hơn bàn tay, các điều tra viên đọc được những dòng chữ dường như là được nạn nhân đã ghi chép từ tin nhắn điện thoại ra, dạng như “Khoảng 5h thì đến nhé?”, “Hôm nay đến có được không?”… và những tên người viết tắt dạng như T, H, D,…Trong số đó, đặc biệt thời gian gần đây có thấy xuất hiện cái tên P rất nhiều lần.
Bộ phận khám nghiệm hiện trường bất ngờ phát hiện những “chi tiết” động trời: Họ tìm thấy một… bộ phận sinh dục nam bằng cao su trong đồ đạc cá nhân của nạn nhân. Bàng hoàng hơn nữa, nạn nhân còn có một cuốn nhật ký tiết lộ “cuộc sống mây mưa” thầm kín của mình.

Bộ phận lưu trữ tàng thư ngay lập tức được chỉ đạo tra cứu những người nào có tên P ứng với dấu chân, vân tay để lại hiện trường. Chỉ bằng một cú nhấp chuột và vài giây chờ đợi, hệ thống đã cho biết dấu nhận dạng này phù hợp với đặc điểm của đối tượng Phạm Trường Pha (SN 1991, hiện là sinh viên một trường Trung cấp, ngụ thôn 1, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc).

Các điều tra viên đã không khỏi băn khoăn khi tra cứu nhân thân của đối tượng Pha, công an nhận thấy Pha chưa từng có tiền án, tiền sự và vừa mới nhập học Trường Trung cấp Luật được 1 tuần. Cậu trai mới 21 tuổi này đâu có gì mâu thuẫn với nạn nhân?

Cũng không ở trong trường hợp “túng quá hóa liều” mà đi cướp tài sản. Tuy nhiên, một tổ công tác cũng đã lên đường để đi tìm đối tượng. Tại nhà riêng, khi thấy bóng công an, cậu thanh niên trẻ tuổi quỵ chân xuống sợ hãi. Đối tượng ngay lập tức được di lý về cơ quan công an và từ đây sự thật bàng hoàng đã được hé lộ.

Cái giá phải trả

Tại cơ quan điều tra, Phạm Trường Pha khai nhận suốt từ năm 2010 đến nay, Pha là… bạn tình của bà lão 68 tuổi. Tình cờ gặp bà lão và được bà lão gạ gẫm, hắn đã “nhắm mắt làm liều” để nhận vài trăm ngàn sau mỗi lần “phục vụ tình dục” và từ đó đến nay trở thành “mối ruột”. Khoảng 9h sáng 8/10, Pha nhắn tin cho bà B và “máy bay bà già” này đã cho người làm việc tại spa về nghỉ sớm. Pha đã đến nhà bà B và tại đây, cả hai đã có quan hệ tình dục với nhau.

Hung thủ khai nhận, sau cuộc “mây mưa”, vì cậu trai này vẫn chưa làm cho bà lão “thỏa mãn” nên bà lão đã làu bàu nhấm nhẳng. Thấy bà lão đưa tiền “thù lao” ít hơn mọi lần nên hắn đã vặc lại, rồi sau đó hai người đã xích mích với nhau, bị bà lão chửi bới.

Chịu không nổi, hắn tình cờ nhìn thấy con dao Thái Lan để trên tủ lạnh nhà và cơn điên nổi lên, hắn vung dao vào nạn nhân. Dính hai nhát dao vào cổ gây đứt động mạch cảnh, nạn nhân đã chết tại chỗ.

Gây án xong, tên sát thủ bàng hoàng sợ hãi. Hắn khai nhận để bình tĩnh, hắn còn mở tủ lạnh kiếm nước uống (và chính dấu tay để trên tủ lạnh đã tố cáo hắn). Sực nhớ ra điện thoại của nạn nhân còn lưu tin nhắn của mình trước đó, hắn mò mẫm đi kiếm điện thoại.

Tìm khắp tầng trệt không thấy đâu, Pha lấy điện thoại của mình nhá vào máy của nạn nhân thì thấy tiếng chuông reo trên lầu. Hắn chạy lên để lấy chiếc điện thoại mang đi, tình cờ lại nhìn thấy khoản tiền 8 triệu đặt bên cạnh nên nhét luôn vào túi mình.

Xong việc, hắn tìm khóa và khóa trái cửa lại, bỏ về nhà. Con dao gây án và chùm chìa khóa được hắn vứt xuống một hồ nước gần nhà hắn sinh sống. Điện thoại và quần áo đã mặc khi gây án, Pha đã đốt đi, còn 8 triệu đồng lấy được đem đi trả nợ.

Bà lão mắc bệnh hoang dâm

Đánh giá về vụ án, Đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó Giám đốc công an tỉnh Đắc Lắc, người trực tiếp chỉ đạo điều tra phá án cho biết: Với đối tượng Phạm Trường Pha, động cơ ban đầu giết nạn nhân không phải vì mục đích cướp tài sản mà vì hai người có xích mích. Nhưng khi đi tìm và lấy đi chiếc điện thoại để phi tang, Pha đã tình cờ thấy 8 triệu trên tủ trong phòng riêng của nạn nhân nên lấy luôn. Vì vậy, Pha đã phạm vào cả tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Một vấn đề khác khiến các điều tra viên tham gia phá án trăn trở, đó là việc bà lão này đã quyến rũ khá nhiều các chàng trai đến phục vụ tình dục cho thói hoang dâm vô độ của mình. Từ cuốn nhật ký chép tay và kiểm tra các đầu mối thông tin khác, công an phát hiện nạn nhân dù đã 68 tuổi nhưng có hàng chục tình nhân, hầu hết trong độ tuổi sinh những năm 1980, 1990, là những thanh niên “ăn chưa no, lo chưa tới”.

Pha chỉ là một trong nhiều “bồ nhí” của bà B nhưng cũng đã có quan hệ với bà B từ lâu. Khi có quan hệ với người nào đó, bà B đều có viết nhật ký và mỗi người đều có ký hiệu riêng.

Cơ quan công an đã triệu tập 8 đối tượng là người tình của nạn nhân lên để xác định có ai là đồng phạm trong vụ án này không. Từ lời khai của các “phi công trẻ”, người ta biết được những chuyện không thể tin nổi của nạn nhân. Thậm chí có cậu trai của bà không thể đáp ứng nổi “nhu cầu sinh lý” của bà lão nên đã tìm cách “chạy làng”, tránh mặt với lý do đi học, hay đi đâu đó, từ bỏ cả “mức lương” mà bà lão trả là khoảng 6 – 8 triệu đồng một tháng. Tổng hợp lời khai từ các người tình, người ta thấy bà B có nhiều cách để tìm người tình trẻ, hầu như đối tượng này đều được bà lão “nuôi” hoặc cho tiền và không ai biết ai.


Theo Pháp luật và thời đạ

Nguyễn Hải Yến
31-10-2011, 10:08 AM
Sao "khoe sắc" trong đêm hội 1-0-2

Ngay trước lễ trao giải Yahoo!Thế giới sao Award trời mưa rất to, dù vậy ông trời vẫn không làm chùn bước các sao. Yahoo!Thế giới sao đã ghi lại những bước chân của các nghệ sĩ trên Purple Carpet, trong khán phòng Hard Rock Café trong đêm hội.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/DWpvLWIN2LVvcvV4K_JZLA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTYzMA--/http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/omg/1a1.jpg
Từ trái qua: Diễn viên điện ảnh Diễm My, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Nhung và Dương Triệu Vũ.
http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/f0X.zsUnXWbH9LlGvg84Iw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTYzMA--/http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/omg/9.jpg
Dương Triệu Vũ - Bảo Thy: Cặp đôi mới của showbiz? Có thể lắm chứ!
http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/J6prINEZIw4b5JXM.aAL4g--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTYzMA--/http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/omg/14.jpg

Bốn chàng trai V.Music cực cute trong trang phục tím.
http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/ndYFDpHXlnDoJDwUFgDsPg--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTYzMA--/http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/omg/13.jpg

Trương Minh Cường xuất hiện đầu tiên trên thảm tím, trông anh cũng... tím không kém.

Bùi Thanh Thanh
Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc

Nguyễn Hải Yến
31-10-2011, 10:12 AM
Vụ tai nạn giao thông còn khuất tất


TT - Hơn một năm trước, một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra tại quốc lộ 1A, P.An Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nạn nhân bị gãy cột sống, liệt hai chân, mất một cánh tay.

Thế nhưng, vụ án đã được dàn xếp, không giám định thương tật và cũng không khởi tố!


http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/h_6lxyOOzt9izJBrkfNUSQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=528192
Chị Thắm và con trai - Ảnh: T.L.

Ngày 5-9-2010, khi đang đi xe máy trên quốc lộ 1A hướng từ ngã ba Vũng Tàu về TP.HCM, chị Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi) bị một xe máy va vào. Cú va chạm làm chị bị hất văng ra đường và bị một xe tải chạy tới đụng phải.

Anh Phạm Minh Quang là người lái xe tải và người đi đường đã đưa chị Thắm vào Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Chị bị thương rất nặng: chấn thương ngực, bụng, gãy xương đòn hai bên, tràn khí, tràn máu màng phổi phải, vỡ thân đốt sống, dập nát các cơ cánh tay cẳng tay, gãy liên hồi cầu cánh tay trái, tay phải vết thương dập nát không thể bảo tồn, biến dạng khớp háng, trật khớp háng... Sau ba lần phẫu thuật, chị Thắm được chuyển về Bệnh viện Đồng Nai để tiếp tục điều trị. Sau hơn bốn tháng nằm viện, chị Thắm về nhà nằm một chỗ, người cứ teo tóp dần, suy kiệt...

Tan nát một cuộc đời

Từ một người đang phơi phới tuổi thanh xuân, giờ chị Thắm phải nằm một chỗ, nửa thân dưới bị liệt, cánh tay phải bị cắt bỏ, tay trái đầy vết thương, lóc da đến giờ vẫn chưa lành. Nhà nghèo, chị phải nghỉ học từ sớm đi làm công nhân phụ giúp gia đình. Chị yêu một người và khi biết tin chị có thai, người này đã “biến mất”, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn. Từ ngày bị tai nạn, chị thường hay cáu gắt và khóc rất nhiều. Chị Thắm nói: “Giờ tôi chỉ là người tàn phế, thêm gánh nặng cho cha mẹ già. Nhiều lúc nghĩ quẩn chỉ muốn chết cho xong, nhưng vì con còn quá nhỏ, đành cố được ngày nào hay ngày đó”.

“Chỉ hi vọng con tôi được sống”
Sau khi có báo đăng tải câu chuyện thương tâm của chị Thắm và con trai, gia đình chị đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bạn đọc trong và ngoài nước. Hiện gia đình chị không còn khó khăn về tiền bạc.
Bà Thành, mẹ chị Thắm, cho biết: “Cho tới hôm nay vẫn có rất nhiều người về nhà thăm Thắm, giúp đỡ về tiền bạc, an ủi tinh thần làm gia đình tôi rất xúc động. Ngày 31-10, gia đình tôi sẽ đưa Thắm tới Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Chúng tôi có liên hệ trước với bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy, họ bảo sẽ khám xem tình hình sức khỏe của Thắm thế nào rồi mới xác định bước điều trị tiếp theo chứ không nói trước được điều gì. Giờ gia đình tôi chỉ hi vọng con được sống, dù ngồi xe lăn để tôi đẩy đi cũng được, để bé G.H. không phải mồ côi mẹ...”.
Bà Nguyễn Thị Thành (mẹ chị Thắm) cho biết: “Sau khi con bị tai nạn, công an có gọi gia đình tôi làm việc. Họ khuyên chúng tôi nên hòa giải với người lái xe chứ không nên khiếu kiện làm gì, vì kiện tụng lằng nhằng mà họ đi tù rồi lại không có tiền để trả cho con mình tiếp tục chạy chữa. Thế nên chúng tôi nghe lời công an không khiếu kiện gì cả”.
Chủ xe và người lái xe tải đã đền cho gia đình bà Thành 130 triệu đồng. Nhưng số tiền đó không thấm tháp gì so với chi phí của hơn bốn tháng chị Thắm điều trị tại bệnh viện. Chạy vạy khắp nơi vẫn không đủ, bà Thành phải bán nửa căn nhà của mình, nửa căn còn lại phải che tạm bằng tấm bạt. Theo bà Thành, người tài xế xe tải có hứa sẽ nhận bé G.H. làm con nuôi, sau này sẽ có trách nhiệm cho tới khi bé trưởng thành. Nhưng từ khi chị Thắm ra viện, anh ta đổi số điện thoại và không hề liên lạc thăm hỏi gì nữa.

Tại sao khép lại hồ sơ?

Theo lời kể của chị Thắm, chị đi đúng phần đường của mình, đúng luật, người lái chiếc xe gắn máy (ông Nguyễn Tiến Lâm) va chạm vào chị đã vượt sai luật (vượt phải). Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông do đội cảnh sát giao thông lập cũng cho thấy xe máy của chị Thắm nằm cách lề đường tay phải (hướng ngã ba Vũng Tàu - TP.HCM) 4,05m, xe máy của ông Lâm nằm cách lề đường tay phải 3,40m.

Điều này chứng tỏ ông Lâm đã vượt qua xe chị Thắm từ bên tay phải. Biên bản giải quyết tai nạn giao thông của đội cảnh sát giao thông Công an TP Biên Hòa ghi rõ: “Căn cứ tình tiết diễn biến của vụ tai nạn và đối chiếu với các quy định của Luật giao thông đường bộ, chúng tôi kết luận nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do Phạm Minh Quang điều khiển xe 70K-2081 xử lý kém”.

Thế nhưng khi làm việc với PV Tuổi Trẻ, đại diện Công an TP Biên Hòa - trung tá Đỗ Huy Hòa, đội phó đội cảnh sát giao thông - cho rằng “vụ tai nạn xảy ra do lỗi của chị Thắm”. Theo ông Hòa, chị Thắm đã ủy quyền cho mẹ là bà Nguyễn Thị Thành đứng ra thương lượng với tài xế ôtô gây tai nạn, vì vậy vụ việc được khép lại. Trả lời câu hỏi công an có trưng cầu giám định thương tật không, ông Hòa nói: “Công an có mời lên nhưng bà Thành khước từ giám định thương tật”.
Trong khi đó, bà Thành cho biết: “Công an có bảo gia đình tôi đưa Thắm đi giám định thương tật, nhưng gia đình tôi không có tiền để đưa con đi. Chúng tôi cũng đâu biết đi giám định để làm gì, vì ai cũng nghèo và ít học. Thấy công an khuyên đừng kiện thì chúng tôi không kiện, không có tiền đưa con đi giám định và đành lòng đưa con về nhà nằm chờ chết”.

Khi chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề vì sao chị Thắm bị thương tật rất nặng nhưng công an lại không trưng cầu giám định để xem xét khởi tố vụ án hình sự, ông Hòa cho biết: “Việc giám định là để phục vụ tố tụng, còn ở đây là câu chuyện dân sự do lỗi của nạn nhân và giữa gia đình nạn nhân với tài xế xe gây tai nạn đã có cam kết không khiếu kiện nên công an không giám định. Hơn nữa công an cũng đã có văn bản trao đổi với viện kiểm sát nên chúng tôi không giám định thương tật của nạn nhân”.

Không giám định là “có vấn đề”

Trong khi đó, luật sư Trương Tiến Dũng (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai) cho biết trường hợp tai nạn giao thông như chị Thắm sẽ bị điều chỉnh bởi điều 202 Luật hình sự về “tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo điều 202, để xác định một tai nạn giao thông trước hết xem người lái xe có vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ hay không, có lỗi của cả hai phía (người gây tai nạn và người bị tai nạn) hay không và phải có biên bản hiện trường, sơ đồ hiện trường, cần thiết thì cho giám định phương tiện gây tai nạn.

Một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai khẳng định: “Vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng như vậy nhưng Công an TP Biên Hòa không trưng cầu giám định là “có vấn đề”. Việc chị Thắm bị thương tật như thế là phải giám định để xem xét xử lý hình sự. Pháp luật đã quy định như vậy nên cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định. Cho dù gia đình chị Thắm có thương lượng với tài xế thì cũng chỉ mới là giải quyết bồi thường dân sự mà thôi”.


HÀ MI - TÂM LỤA

Nguyễn Hải Yến
04-12-2011, 07:08 PM
Lên đồng, di sản văn hóa hay mê tín dị đoan? (2) Mượn cớ "nhập đồng", áp vong lừa đảo

Chủ nhật 04/12/2011 16:51
ANTĐ - Như trên đã nói, mê tín dị đoan vốn là một khái niệm hơi mơ hồ. Nhưng trong Pháp lệnh tôn giáo tín ngưỡng năm 2011 hiện đang có hiệu lực ghi rất rõ: “Nhà nước ngăn cấm những người sử dụng hình thức tôn giáo tín ngưỡng để mưu cầu những lợi ích bất chính, làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, tới an sinh xã hội”.



Mê tín dị đoan?
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/hoangson/2011_12_01/len-dong..jpg

Nhưng trong chuyện lên đồng như hiện nay thì có quá nhiều hiện tượng vi phạm pháp lệnh này. Hiện nay phong trào áp vong, nhập hồn, một kiểu Saman giáo đang trở thành “mốt” ở phía Bắc. Ngoài một số người có khả năng ngoại cảm chưa giải thích được, hầu hết các trường hợp áp vong tìm mộ là lừa đảo gây thiệt hại về tài sản, nhiều trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe, như trường hợp của cả nhà bị lạm dụng áp vong dẫn đến bệnh tâm thần gây xôn xao dư luận vừa qua. Các trường hợp nhập hồn, lên đồng phán truyền, bói toán, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản xảy ra thường xuyên tại các nhà cô đồng, ngoại cảm rởm ở khắp nơi mà báo chí đã từng lên tiếng.

Trong các trường hợp hầu bóng Đức thánh Trần, đâu đó vẫn còn các hoạt động xiên hình, rạch lưỡi, thắt cổ gây kinh hoàng và tác động không tốt tới sức khỏe tâm thần người tham dự. Đặc biệt trường hợp rạch lưỡi phun máu vào giấy bản, sau đó lấy giấy dính máu làm bùa chữa bệnh, trừ tà ma. Các bùa này danh nghĩa không phải mua nhưng tín chủ phải cúng lễ hết nhiều tiền. Không chữa được bệnh, lại mất vệ sinh, gây thiệt hại tài chính cho người bệnh. Rõ ràng đây không chỉ là hoạt dộng mê tín dị đoan mà là hành vi vi phạm pháp luật.

Tôi đã tham dự một vấn chầu Đức Thánh Trần ở Chí Linh (Hải Dương). Thanh đồng ăn mặc như võ tướng. Phường tuồng múa võ trước điện thờ trong tiếng nhạc, tiếng trống thúc dồn dập. Đặc biệt do thắt lưng quá chật, thanh đồng thiếu máu lên não, mặt tái xanh, mắt thất thần trông như ma quỷ. Một lát, thanh đồng rút hai xiên hình bằng đồng sáng loáng đâm thẳng vào hai má. Lạ thay không có giọt máu nào chảy ra. Nhưng không lâu, thanh đồng hú lên một tiếng thè lưỡi ra, dùng một con dao nhỏ rạch vào lưỡi. Tất cả đàn sáo, cung văn lặng ngắt. Có người bưng một chiếc mâm phủ đầy giấy bản lên trước điện. Thanh đồng chúm miệng phun phì phì... máu lẫn nước bọt phun đầy ra mâm giấy. Tôi chán ngán quay ra. Nghe nói mỗi tờ giấy bản dính máu đó, các tín chủ muốn có phải dâng cho thanh đồng một triệu đồng. Giấy bản làm bùa đó mang về đốt ra tro, hòa với nước lã uống vào, có thể bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ. Thật là hoang đường.

Chính những hạt sạn này đã là tiền đề cho việc Nhà nước ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP quy định về việc cấm các hoạt động lên đồng. Nghị định này quy định nếu người nào tổ chức lên đồng sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cũng có văn bản giải thích việc cấm lên đồng chỉ là cấm các hoạt động lên đồng phán truyền. Ông Lê Anh Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VH-TT&DL đã nói rõ: “Quan điểm của Bộ VH-TT&DL là những tri thức văn hóa dân gian thì phải bảo tồn, phát huy. Những yếu tố mê tín thì phải ngăn chặn. Cấm hầu đống là cấm phần mê tín trong hầu đồng. Trong dân gian có thể gọi theo nhiều cách nhưng văn bản pháp luật chúng tôi gọi là lên đồng phán truyền”.

Khái niệm lên đồng phán truyền chỉ tất cả các loại lên đồng, nhập hồn, vong nhập... mà sử dụng việc lên đồng, nhập hồn để phán truyền lời của thánh thần, hồn ma phát bảo nhiều việc thế sự hoặc bói toán, hoặc chữa bệnh... Đây là một quyết định cần thiết để gạn đục khơi trong cho hầu bóng, một diễn xướng dân gian có một không hai trên thế giới này của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Nhưng không chỉ có vấn đề về mê tín trong các lễ hầu bóng, những vấn đề về nếp sống, cũng cần được chỉnh đốn. Trước hết là vấn đề đốt mã. Tôi đã từng dự những vấn hầu ở phủ Dầy mà trong vấn đốt tới 8 con ngựa mã to hơn cả ngựa thật, 12 thuyền rồng lớn và hàng núi vàng mã. Có những vấn hầu tung lục hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng với mệnh giá tiền thấp nhất là 50.000 đồng. Sau nữa là trật tự trong các lễ hầu đồng. Nếu chúng ta đi dự lễ hội Phủ Dầy đầu tháng 3 âm lịch chúng ta sẽ gặp những đêm có 30-40 vấn hầu trong một đêm trong quần thể di tích Phủ Dầy. Do có hoạt đồng tung phát lộc bằng tiền thật nên mỗi vấn hầu là hàng loạt thảm cảnh tranh cướp tiền lộc rất phản văn hóa. Mặt khác do địa bàn chật hẹp, các nhóm cung văn ra sức tăng hết công suất cho vấn hầu của mình tạo ra sự ô nhiễm âm thanh khủng khiếp, làm giảm giá trị văn hóa của hầu bóng.
(Còn nữa )

Trần Việt .

Nguyễn Hải Yến
03-01-2012, 09:49 PM
http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/uvuzoRD6v0Wv0zRDCugeFA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9aW5zZXQ7aD0yODA7cT04NTt3PTUwMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/tto/ThumbnailID_540444.jpg

Tiễn đưa người chiến sĩ trẻ tuổi

TT - Ngày 2-1, nhà tang lễ Viện Y học hải quân (Hải Phòng) được phủ kín bởi hàng trăm vòng hoa trắng.

Hàng nghìn người cúi đầu tiễn đưa trung sĩ Đỗ Đăng Long (23 tuổi), chiến sĩ Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động (PC65) Công an Hải Phòng, đã anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm.
Từ sáng sớm 2-1, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ Công an Hải Phòng cùng thân nhân, bạn bè, làng xóm đã đến viếng hương hồn anh. Đứng trước linh cữu, chị Đỗ Thị Vân (em ruột anh Long) nước mắt chảy dài, thi thoảng nấc lên từng tiếng nghẹn ngào. Vân là em gái mà Long rất yêu quý, anh Đỗ Hữu Quang - anh họ của Long - cho biết.
Đỗ Đăng Long sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Cho đến nay mẹ anh vẫn ngày ngày đi bán trứng ở chợ, bố ở nhà nuôi lợn gà, kinh doanh gia súc. Năm 2008, Long đỗ vào Trường cao đẳng Nghề duyên hải. Sau hơn một năm học tập, thấy khó có thể giúp đỡ được cho gia đình nên tháng 2-2010, Long bỏ học về nhà và đi nghĩa vụ quân sự, được biên chế về PC65 Công an Hải Phòng.
Bên linh cữu con, khuôn mặt già nua của ông Đỗ Đăng Phượng - bố của Long - không còn nước mắt. Long là con trai duy nhất trong gia đình, lại ra đi trước Tết Nguyên đán, trước ngày nhà nhà sum họp đón xuân.
Cả quá trình công tác cho đến khi hi sinh, Đỗ Đăng Long là chiến sĩ rất gương mẫu - đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, cho biết. “Tôi biết cháu từ nhỏ, đúng hơn là ở cùng quê nên biết bố mẹ của Long. Cháu ít nói nhưng rất hiền lành, chịu khó, ngày bé còn phụ bố chăm lợn gà” - ông Ca nói. Theo lời đại tá Ca, ông nội của Đỗ Đăng Long là cụ Đỗ Đăng Xuyên - một chiến sĩ công an tích cực trong thời kỳ kháng chiến - nên gia đình có truyền thống cách mạng, Long rất tuân thủ kỷ luật từ gia đình đến khi công tác.

Chính vì thế ở trong ngành công an, Long luôn là người tham gia mọi phong trào và tích cực giúp đỡ bạn bè, đồng đội, luôn được mọi người yêu mến. Nhưng không ai ngờ số phận trớ trêu đã không cho anh Long được sống để chăm sóc bố mẹ, em ruột và bạn gái khi anh đã anh dũng hi sinh rạng sáng 2-1.
Ngay ngày 2-1, ông Đỗ Hữu Ca quyết định phong hàm vượt cấp từ binh nhất lên trung sĩ cho Đỗ Đăng Long, đồng thời phát động trong toàn ngành đợt học tập và noi theo tấm gương hi sinh dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ của anh. Bộ trưởng Bộ Công an đã có điện chia buồn gửi đến gia đình và Cục Chính sách - Bộ Công an trích từ quỹ tình nghĩa 30 triệu đồng gửi tới gia đình anh Long.

Bắt nóng hai thủ phạm
Rạng sáng 2-1, tổ tuần tra của PC65 Công an Hải Phòng tuần tra trên đường Hồng Bàng hướng về thành phố, phát hiện hai thanh niên đi trên xe máy 16N1-1841 chạy ngược chiều, có biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, hai thanh niên đã phóng xe bỏ chạy lên cầu Bính, hướng về huyện Thủy Nguyên. Khi môtô của binh nhất Đỗ Đăng Long và hạ sĩ Nguyễn Phú Kiên (22 tuổi) bám sát thì một thanh niên chĩa súng bắn làm cả hai bị trọng thương.

Mặc dù được đưa vào Bệnh viện Việt Tiệp cấp cứu nhưng binh nhất Đỗ Đăng Long đã hi sinh bởi 35 mảnh đạn chì bắn trúng người, trong đó có bảy mảnh gây thương tích vùng tim và phổi.
Ngay trong đêm, các lực lượng tinh nhuệ của Công an Hải Phòng được huy động phá án. Từ biển số xe của các nghi phạm, một mũi công tác đến xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, phát hiện một thanh niên nghi vấn nên tiếp cận. Thanh niên này đã lôi ra một khẩu súng bắn đạn hoa cải hướng về phía tổ công tác định nổ súng nhưng bị các trinh sát giữ được tay phải. Ngay sau đó, thanh niên này rút một khẩu súng K59 bên sườn thì bị khống chế hoàn toàn.
Cơ quan công an xác định đây là Đỗ Văn Sơn (28 tuổi, trú tại thôn 2, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên). Khai thác nóng nghi phạm này, cơ quan công an truy bắt được Hoàng Văn Nam (26 tuổi, trú tại Hồng Thái Tây, Đông Triều, Quảng Ninh) khi đang lẩn trốn tại cánh đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên. Ngay trong ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ.


MINH QUANG - HOÀI GIANG