hoanggiao
26-09-2017, 06:18 PM
https://i.ytimg.com/vi/dYSzNSyA56Q/maxresdefault.jpg
BÌNH THƠ BẠN ĐỌC
CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH BẠN ĐỌC TRÊN BÁO KIẾN THỨC GIA ĐÌNH
(Bài in trên số 186 báo KTGĐ)
Đọc Kiến Thức Gia Đình[/B], riêng tôi phải thừa nhận rằng rất chú ý tới những bài “Thơ tình bạn đọc”. Trên các kỳ báo tôi đã làm một cuộc hành trình sưu tập mối liên hệ giữa các bài thơ và các tác giả... Tôi mạnh dạn trình bày lên đây bằng tất cả tấm lòng.
Từ số báo làm quen đầu tiên (164) tôi đã say với hình ảnh một đôi lứa:
Đưa em về phố nhỏ mưa giăng
Hai đứa một chiếc ô với mưa rơi hạt hạt”
(Đàm Duy Đông)
Tới số báo tiếp theo (165) cái tình đã trở nên “khát”, khát cháy bỏng cồn cào:
“Ở rừng thì khát biển
Đảo xa khát đất liền
Mưa mưa hoài khát nắng
Ngày cồn cào khát đêm
Riêng anh thì khát em
Như cánh buồn khát gió
Hoàng hôn nhuộm tím chiều
Khát bình minh dang dở
Để suốt đời khát nhau”
(Tô Hoàn)
Bài thơ quá hay, hay vì cái tình của con người, của ‘anh” và “em” hòa quyện dạt dào với non sông đất nước cỏ cây, nó như một định luật tất yếu con người sinh ra là để khát nhau, là vì nhau.
Từ khát ở đây thật chính xác, đầy đủ. Bài thơ trọn vẹn niềm khắc khoải riêng tư. Tác giả dùng một loạt hình ảnh so sánh ví von cái tình anh khát em rất là sinh động, chuẩn xác đến lạ lùng.
Mỗi một bước đi thơ tình lại tăng thêm vẻ đẹp của nó. Ta hãy đọc những dòng thơ của Nguyễn Thị Phương Châm (số 166):
“Như dòng sông không bao giờ ngừng chảy
Cũng bắt nguồn từ núi đá cô đơn”
Tình yêu như một dòng sông luôn chảy không ngừng. Phải chăng những tình yêu đích thực đều bắt nguồn từ sự cô đơn?
Bài thơ “Em sẽ trở về” của Nguyễn Hoàng Lan (số 169) là một bài thơ tâm đắc nhất cả về giọng thơ, chất thơ lẫn những thứ tình rất thật của đời thường, tâm hồn con người nó sâu thẳm và phức tạp, tốt xấu gì cũng có thứ “vỏ bọc” ngoài để một ngày nào đó cái thực lộ ra nguyên hình bản chất của nó:
“Ngày mai
Em sẽ trở về với con người thật...
Em sẽ lột bỏ
Khuôn mặt lạnh tanh
Và trái tim buốt giá...”
Và câu thơ bỗng tha thiết mãnh liệt:
“Tình yêu ơi ngày mai ta đón nhận
Vòm ngực nữ xuân ta sẵn sáng xé toang”
Tất nhiên tình yêu đích thực đã chiến thắng:
“Ngày mai em sẽ trở về
Trái tim Đanko
Rực cháy chỉ riêng anh”
Qua bao nhiêu thăng trầm, trái tim người thiếu nữ đã trở về đúng chỗ của nó và được dịp rung lên những tiếng tơ lòng đắm say nhất, đồng điệu nhất.
Yêu, khát, say và đến chờ. Bài thơ Chờ của Ngô Uyên (số 172) thật bất ngờ với tứ thơ đặc biệt:
“Gió
chờ
mây
để rong chơi
Lá
chờ
thu
để rụng rơi
bên thềm
Hoàng hôn
chờ
ánh sao đêm
Tôi
chờ
em
để mẹ têm miếng trầu
Ngàn năm
Mây gió
Chờ nhau
Tôi chờ em
để ngàn sau
... vẫn chờ”
Phải nói là một “sự chờ” đầy cảm động. Bài thơ chứa đựng một không gian và thời gian vô hạn.
“Người ta” chờ ai thế? Một thiếu nữ như thế này chăng (bài thơ Ngày mùa):
“Mùa về lúa võng bờ ao
Em gánh trên vai ngọt lịm
Bàn chân mồ hôi như lá
Nhẹ nhàng lướt dọc bờ đê”
(Nguyễn Hoàng Oanh – số 174)
Một hình ảnh tuyệt đẹp như thế, ai mà không nôn nao?
Người con trai đi xa vẫn đau đáu nhớ về một làng quê yêu dấu, nơi ấy có:
“...Em ở lại lần hồi nắng mưa
Quanh năm những cấy cùng bừa
Vai thon gáng cả bốn mùa gió sương”
Không gì hay hơn câu “vai thon gánh cả bốn mùa gió sương” để diễn tả người thôn nữ dẻo dai đang trên ruộng đồng quê hương, câu thơ này đạt quá. Chỉ có thể hiểu và cảm người con gái sâu sắc thì người con trai mới có thể thốt lên được một lời như thế để nói về người con gái...
Vậy là chuyên mục “Thơ tình bạn đọc” đã đem đến cho tôi một khối tình trọn vẹn, từ quen, yêu, khát, chờ đến nhớ và say do nhiều tác giả bạn đọc hợp tác mà thành. Còn vế thứ hai của vấn đề tôi chưa đề cập tới. Đó là những giọt nước mắt của tình yêu, giọt nước mắt chân thành đắm đuối của những đôi lứa yêu nhau nhưng vì lý do nào đó đã không được trọn vẹn.
Cảm ơn trang Thơ Tình Bạn Đọc đã đem đến cho tôi một hồn “say”... và một nguồn cảm hứnng thi ca...
Hoàng Giao
(In trên số 186 báo KTGĐ)
https://scontent.fsgn4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21765255_10209393423943469_4905874498913944600_n.j pg?oh=db661a54e1518de58bc8b893f690107c&oe=5A4551F2
https://scontent.fsgn4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21687799_10209393424383480_8307638601723148074_n.j pg?oh=b0ea9d645846a2b130b6bdb0269494eb&oe=5A41A9AA
BÌNH THƠ BẠN ĐỌC
CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH BẠN ĐỌC TRÊN BÁO KIẾN THỨC GIA ĐÌNH
(Bài in trên số 186 báo KTGĐ)
Đọc Kiến Thức Gia Đình[/B], riêng tôi phải thừa nhận rằng rất chú ý tới những bài “Thơ tình bạn đọc”. Trên các kỳ báo tôi đã làm một cuộc hành trình sưu tập mối liên hệ giữa các bài thơ và các tác giả... Tôi mạnh dạn trình bày lên đây bằng tất cả tấm lòng.
Từ số báo làm quen đầu tiên (164) tôi đã say với hình ảnh một đôi lứa:
Đưa em về phố nhỏ mưa giăng
Hai đứa một chiếc ô với mưa rơi hạt hạt”
(Đàm Duy Đông)
Tới số báo tiếp theo (165) cái tình đã trở nên “khát”, khát cháy bỏng cồn cào:
“Ở rừng thì khát biển
Đảo xa khát đất liền
Mưa mưa hoài khát nắng
Ngày cồn cào khát đêm
Riêng anh thì khát em
Như cánh buồn khát gió
Hoàng hôn nhuộm tím chiều
Khát bình minh dang dở
Để suốt đời khát nhau”
(Tô Hoàn)
Bài thơ quá hay, hay vì cái tình của con người, của ‘anh” và “em” hòa quyện dạt dào với non sông đất nước cỏ cây, nó như một định luật tất yếu con người sinh ra là để khát nhau, là vì nhau.
Từ khát ở đây thật chính xác, đầy đủ. Bài thơ trọn vẹn niềm khắc khoải riêng tư. Tác giả dùng một loạt hình ảnh so sánh ví von cái tình anh khát em rất là sinh động, chuẩn xác đến lạ lùng.
Mỗi một bước đi thơ tình lại tăng thêm vẻ đẹp của nó. Ta hãy đọc những dòng thơ của Nguyễn Thị Phương Châm (số 166):
“Như dòng sông không bao giờ ngừng chảy
Cũng bắt nguồn từ núi đá cô đơn”
Tình yêu như một dòng sông luôn chảy không ngừng. Phải chăng những tình yêu đích thực đều bắt nguồn từ sự cô đơn?
Bài thơ “Em sẽ trở về” của Nguyễn Hoàng Lan (số 169) là một bài thơ tâm đắc nhất cả về giọng thơ, chất thơ lẫn những thứ tình rất thật của đời thường, tâm hồn con người nó sâu thẳm và phức tạp, tốt xấu gì cũng có thứ “vỏ bọc” ngoài để một ngày nào đó cái thực lộ ra nguyên hình bản chất của nó:
“Ngày mai
Em sẽ trở về với con người thật...
Em sẽ lột bỏ
Khuôn mặt lạnh tanh
Và trái tim buốt giá...”
Và câu thơ bỗng tha thiết mãnh liệt:
“Tình yêu ơi ngày mai ta đón nhận
Vòm ngực nữ xuân ta sẵn sáng xé toang”
Tất nhiên tình yêu đích thực đã chiến thắng:
“Ngày mai em sẽ trở về
Trái tim Đanko
Rực cháy chỉ riêng anh”
Qua bao nhiêu thăng trầm, trái tim người thiếu nữ đã trở về đúng chỗ của nó và được dịp rung lên những tiếng tơ lòng đắm say nhất, đồng điệu nhất.
Yêu, khát, say và đến chờ. Bài thơ Chờ của Ngô Uyên (số 172) thật bất ngờ với tứ thơ đặc biệt:
“Gió
chờ
mây
để rong chơi
Lá
chờ
thu
để rụng rơi
bên thềm
Hoàng hôn
chờ
ánh sao đêm
Tôi
chờ
em
để mẹ têm miếng trầu
Ngàn năm
Mây gió
Chờ nhau
Tôi chờ em
để ngàn sau
... vẫn chờ”
Phải nói là một “sự chờ” đầy cảm động. Bài thơ chứa đựng một không gian và thời gian vô hạn.
“Người ta” chờ ai thế? Một thiếu nữ như thế này chăng (bài thơ Ngày mùa):
“Mùa về lúa võng bờ ao
Em gánh trên vai ngọt lịm
Bàn chân mồ hôi như lá
Nhẹ nhàng lướt dọc bờ đê”
(Nguyễn Hoàng Oanh – số 174)
Một hình ảnh tuyệt đẹp như thế, ai mà không nôn nao?
Người con trai đi xa vẫn đau đáu nhớ về một làng quê yêu dấu, nơi ấy có:
“...Em ở lại lần hồi nắng mưa
Quanh năm những cấy cùng bừa
Vai thon gáng cả bốn mùa gió sương”
Không gì hay hơn câu “vai thon gánh cả bốn mùa gió sương” để diễn tả người thôn nữ dẻo dai đang trên ruộng đồng quê hương, câu thơ này đạt quá. Chỉ có thể hiểu và cảm người con gái sâu sắc thì người con trai mới có thể thốt lên được một lời như thế để nói về người con gái...
Vậy là chuyên mục “Thơ tình bạn đọc” đã đem đến cho tôi một khối tình trọn vẹn, từ quen, yêu, khát, chờ đến nhớ và say do nhiều tác giả bạn đọc hợp tác mà thành. Còn vế thứ hai của vấn đề tôi chưa đề cập tới. Đó là những giọt nước mắt của tình yêu, giọt nước mắt chân thành đắm đuối của những đôi lứa yêu nhau nhưng vì lý do nào đó đã không được trọn vẹn.
Cảm ơn trang Thơ Tình Bạn Đọc đã đem đến cho tôi một hồn “say”... và một nguồn cảm hứnng thi ca...
Hoàng Giao
(In trên số 186 báo KTGĐ)
https://scontent.fsgn4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21765255_10209393423943469_4905874498913944600_n.j pg?oh=db661a54e1518de58bc8b893f690107c&oe=5A4551F2
https://scontent.fsgn4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21687799_10209393424383480_8307638601723148074_n.j pg?oh=b0ea9d645846a2b130b6bdb0269494eb&oe=5A41A9AA