thylan
18-02-2020, 11:16 AM
Bùi Giáng – Thơ tiên hay thơ điên?
Những chuyện kể về một kỳ nhân của miền Nam
https://miennamvietnam.com/wp-content/uploads/2019/10/bui-giang-1.jpg
Bùi Giáng là một trường hợp rất đặc biệt của nền thi ca miền Nam Việt Nam, có thể xem là độc nhất vô nhị. Ông là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học rất uyên bác. Ngoài những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của mình, Bùi Giáng còn là tác giả bản dịch được xem là hay nhất của tác phẩm Hoàng Tử Bé (bản dịch năm 1973). Tuy nhiên vào những năm cuối đời, Bùi Giáng lại được biết đến với hình dạng nửa điên nửa tỉnh, thậm chí còn bị đẩy vào nhà thương điên.
Dưới đây là những mẩu chuyện kể về thi sĩ Bùi Giáng – một kỳ nhân của đất phương Nam.
—
Trước khi tháng 4 năm 75, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này, ở bên kia đường, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo được xây dựng. Có một thời, đây là nơi nhà thơ Bùi Giáng thường xuất hiện.
Phan Nhiên Hạo trong bài viết Bùi Giáng Như Tôi Thấy có nhiều chi tiết khá lý thú:
Ông là một nhân vật khá nổi đình đám ở khu vực cầu Trương Minh Giảng. Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi.
https://i.imgur.com/9tiYkYT.jpg
Có lần tôi thấy ông mặc một chiếc áo chim cò rộng thùng thình. Chiếc áo rất mới có vẻ hàng ngoại đắt tiền, chắc ai đó ở nước ngoài về tặng ông. Nhưng chỉ vài hôm đã thấy chiếc áo trở nên cũ bẩn. Ðôi khi tôi bắt gặp ông ngồi dưới hành lang trong sân Vạn Hạnh, chỗ gần cổng. Ông nửa ngồi nửa nằm, tựa lưng vào cột. Dưới bóng cây phượng xanh mát, những lúc như vậy trông ông có vẻ tỉnh và buồn. Ông ngồi một mình, ánh mắt sau cặp kính cận dày nhìn xa xăm ra dòng xe cộ bên ngoài cổng trường.
Hình như Bùi Giáng không chỉ lang thang trong “lãnh địa” chợ Trương Minh Giảng và trường Vạn Hạnh. Một lần tôi thấy ông ở một chỗ khác, khá xa “nhà”. Hôm đó trời mưa to, tôi đứng chơi trên lầu nhà một anh bạn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, đối diện một cái chợ, không nhớ rõ là chợ Vườn Chuối hay chợ Nguyễn Thiện Thuật. Trước chợ có một đống rác cao nghệu, đen xì, bục ướt và rất hôi thối. Bùi Giáng đang đứng cãi nhau với một bà bán hàng ngay cạnh đống rác.
Chắc ông phá phách gì nên bị bà này mắng xối xả, còn ông thì chỉ la ó những câu vô nghĩa để đáp lại. Nhưng ông cũng hoa tay múa chân vẻ khá hung hăng. Cuối cùng người đàn bà xô mạnh Bùi Giáng. Ông ngã chỏng gọng vào đống rác đen, miệng la bai bải. Cặp kính cận dày và cái thân hình lèo khoèo trong tư thế nằm ngửa khiến ông trông giống một con bọ ngựa bị bẻ chân. Dưới trời mưa tầm tã, ông có vẻ không gượng dậy được vì đống rác quá nhão. Còn người đàn bà vẫn tiếp tục chửi bới.
Tôi cũng đã thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng chỉ mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ phía dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc dài thò ra rồi thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang trong tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn… khỏa thân, quần áo cởi hết ra để bên cạnh. Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vội chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là một buổi “điểm tâm” đặc biệt cho cả ký túc xá.
https://i.imgur.com/iro4tau.jpg
Theo thầy Thích Nguyên Tạng (chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn), Bùi Giáng tự ghi tiểu sử của mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày 10/11/1993 như sau:
1926 – được bà mẹ đẻ ra đời
1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại
1933 – bắt đầu đi học a, b, c… trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý
1936 – học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân
1940 – về Quảng Nam chăn bò
1942 – trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 – nhập ngũ, bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 – vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quang, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm… (TÂN VIỆT xuất bản)
1957 – TÂN VIỆT xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, giảng luận về Chu Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị.
…
1969 – Bắt đầu điên rực rỡ
1970
– Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
– Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
– Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu
1971 – 75 – 93
– Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang, rong chơi như hài nhi (con nít)
– Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.
– Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
(Theo nguồn Nhạc xưa)(Còn tiếp)
Những chuyện kể về một kỳ nhân của miền Nam
https://miennamvietnam.com/wp-content/uploads/2019/10/bui-giang-1.jpg
Bùi Giáng là một trường hợp rất đặc biệt của nền thi ca miền Nam Việt Nam, có thể xem là độc nhất vô nhị. Ông là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học rất uyên bác. Ngoài những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của mình, Bùi Giáng còn là tác giả bản dịch được xem là hay nhất của tác phẩm Hoàng Tử Bé (bản dịch năm 1973). Tuy nhiên vào những năm cuối đời, Bùi Giáng lại được biết đến với hình dạng nửa điên nửa tỉnh, thậm chí còn bị đẩy vào nhà thương điên.
Dưới đây là những mẩu chuyện kể về thi sĩ Bùi Giáng – một kỳ nhân của đất phương Nam.
—
Trước khi tháng 4 năm 75, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này, ở bên kia đường, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo được xây dựng. Có một thời, đây là nơi nhà thơ Bùi Giáng thường xuất hiện.
Phan Nhiên Hạo trong bài viết Bùi Giáng Như Tôi Thấy có nhiều chi tiết khá lý thú:
Ông là một nhân vật khá nổi đình đám ở khu vực cầu Trương Minh Giảng. Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi.
https://i.imgur.com/9tiYkYT.jpg
Có lần tôi thấy ông mặc một chiếc áo chim cò rộng thùng thình. Chiếc áo rất mới có vẻ hàng ngoại đắt tiền, chắc ai đó ở nước ngoài về tặng ông. Nhưng chỉ vài hôm đã thấy chiếc áo trở nên cũ bẩn. Ðôi khi tôi bắt gặp ông ngồi dưới hành lang trong sân Vạn Hạnh, chỗ gần cổng. Ông nửa ngồi nửa nằm, tựa lưng vào cột. Dưới bóng cây phượng xanh mát, những lúc như vậy trông ông có vẻ tỉnh và buồn. Ông ngồi một mình, ánh mắt sau cặp kính cận dày nhìn xa xăm ra dòng xe cộ bên ngoài cổng trường.
Hình như Bùi Giáng không chỉ lang thang trong “lãnh địa” chợ Trương Minh Giảng và trường Vạn Hạnh. Một lần tôi thấy ông ở một chỗ khác, khá xa “nhà”. Hôm đó trời mưa to, tôi đứng chơi trên lầu nhà một anh bạn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, đối diện một cái chợ, không nhớ rõ là chợ Vườn Chuối hay chợ Nguyễn Thiện Thuật. Trước chợ có một đống rác cao nghệu, đen xì, bục ướt và rất hôi thối. Bùi Giáng đang đứng cãi nhau với một bà bán hàng ngay cạnh đống rác.
Chắc ông phá phách gì nên bị bà này mắng xối xả, còn ông thì chỉ la ó những câu vô nghĩa để đáp lại. Nhưng ông cũng hoa tay múa chân vẻ khá hung hăng. Cuối cùng người đàn bà xô mạnh Bùi Giáng. Ông ngã chỏng gọng vào đống rác đen, miệng la bai bải. Cặp kính cận dày và cái thân hình lèo khoèo trong tư thế nằm ngửa khiến ông trông giống một con bọ ngựa bị bẻ chân. Dưới trời mưa tầm tã, ông có vẻ không gượng dậy được vì đống rác quá nhão. Còn người đàn bà vẫn tiếp tục chửi bới.
Tôi cũng đã thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng chỉ mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ phía dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc dài thò ra rồi thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang trong tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn… khỏa thân, quần áo cởi hết ra để bên cạnh. Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vội chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là một buổi “điểm tâm” đặc biệt cho cả ký túc xá.
https://i.imgur.com/iro4tau.jpg
Theo thầy Thích Nguyên Tạng (chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn), Bùi Giáng tự ghi tiểu sử của mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày 10/11/1993 như sau:
1926 – được bà mẹ đẻ ra đời
1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại
1933 – bắt đầu đi học a, b, c… trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý
1936 – học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân
1940 – về Quảng Nam chăn bò
1942 – trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 – nhập ngũ, bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 – vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quang, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm… (TÂN VIỆT xuất bản)
1957 – TÂN VIỆT xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, giảng luận về Chu Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị.
…
1969 – Bắt đầu điên rực rỡ
1970
– Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
– Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
– Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu
1971 – 75 – 93
– Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang, rong chơi như hài nhi (con nít)
– Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.
– Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
(Theo nguồn Nhạc xưa)(Còn tiếp)