thylan
17-06-2020, 09:56 AM
Những bài hát của NS Trần Quang Lộc
Trần Quang Lộc sinh năm 1949, tại Gio Linh, Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.
Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát, Áo hoa,...
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại trong nước và sống tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 sau 6 năm chống chọi với bệnh ung thư.
Ở trong nước, các sáng tác của ông được biết đến và biểu diễn thành công qua tiếng hát của Hồng Nhung và Thu Phương
Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được thâu âm và trình diễn đầu tiên bởi Hương Lan.
Trần Quang Lộc là một tín hữu Công giáo Roma, ông có tên thánh là Tôma.
Có phải em mùa thu Hà Nội
Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc là bài Có phải em mùa thu Hà Nội? hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với "hồn Trưng Vương sông Hát".
"Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay..."
Về đây nghe em
Cũng là bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm Về đây nghe em trích từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến ở Việt Nam. Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam.
"Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi...."
Bài hát được người Việt trong nước lẫn hải ngoại yêu thích.
DS một số bài hát được ưa chuộng
Áo hoa (thơ Đỗ Nguyên Kha)
Biển của đời anh (thơ Hồ Lệ Trạch)
Bóng đổ
Bơ vơ
Câu hát tình quê
Chỉ cần
Chỉ còn bóng đổ dài
Chỉ còn tiếng thông reo
Chỉ vì anh yêu em
Cho tôi lại từ đầu
Chợt nghe em hát
Có những chiều rất lạ
Có phải em mùa thu Hà Nội? (thơ Tô Như Châu)
Còn tiếng hát gửi người
Đàn trong tay người
Định mệnh
Đêm vô vọng
Em đã xa tôi
Em theo đoàn lưu dân
Giữa tiệc đời
Gõ đàn hát chơi
Hai mươi năm tình xưa
Kể chuyện người
Lá rơi cuối chiều
Mộ trăng
Mùa hè đi qua
Ngày nào
Lãng du ca
Ngọc biếc
Ngỡ bước chân người
Ngủ đậu
Người xa như hình bóng
Quê hương xa vời
Sợi tóc để quên
Ta có những ngày
Thư cho mẹ
Tình cờ gặp nhau
Trả lời thư em
Trên đất quê tôi
Trở về với mẹ ta thôi
Về đây nghe em (thơ A Khuê)
Võng đưa tình cũ
Về bên Chúa
Lời nguyện cầu đêm Noel
(Nguồn Internet)
Trần Quang Lộc sinh năm 1949, tại Gio Linh, Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.
Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát, Áo hoa,...
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại trong nước và sống tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 sau 6 năm chống chọi với bệnh ung thư.
Ở trong nước, các sáng tác của ông được biết đến và biểu diễn thành công qua tiếng hát của Hồng Nhung và Thu Phương
Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được thâu âm và trình diễn đầu tiên bởi Hương Lan.
Trần Quang Lộc là một tín hữu Công giáo Roma, ông có tên thánh là Tôma.
Có phải em mùa thu Hà Nội
Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc là bài Có phải em mùa thu Hà Nội? hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với "hồn Trưng Vương sông Hát".
"Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay..."
Về đây nghe em
Cũng là bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm Về đây nghe em trích từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến ở Việt Nam. Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam.
"Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi...."
Bài hát được người Việt trong nước lẫn hải ngoại yêu thích.
DS một số bài hát được ưa chuộng
Áo hoa (thơ Đỗ Nguyên Kha)
Biển của đời anh (thơ Hồ Lệ Trạch)
Bóng đổ
Bơ vơ
Câu hát tình quê
Chỉ cần
Chỉ còn bóng đổ dài
Chỉ còn tiếng thông reo
Chỉ vì anh yêu em
Cho tôi lại từ đầu
Chợt nghe em hát
Có những chiều rất lạ
Có phải em mùa thu Hà Nội? (thơ Tô Như Châu)
Còn tiếng hát gửi người
Đàn trong tay người
Định mệnh
Đêm vô vọng
Em đã xa tôi
Em theo đoàn lưu dân
Giữa tiệc đời
Gõ đàn hát chơi
Hai mươi năm tình xưa
Kể chuyện người
Lá rơi cuối chiều
Mộ trăng
Mùa hè đi qua
Ngày nào
Lãng du ca
Ngọc biếc
Ngỡ bước chân người
Ngủ đậu
Người xa như hình bóng
Quê hương xa vời
Sợi tóc để quên
Ta có những ngày
Thư cho mẹ
Tình cờ gặp nhau
Trả lời thư em
Trên đất quê tôi
Trở về với mẹ ta thôi
Về đây nghe em (thơ A Khuê)
Võng đưa tình cũ
Về bên Chúa
Lời nguyện cầu đêm Noel
(Nguồn Internet)