PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Câu chuyện ngẫu nhiên, có may và có rủi



TRẦN THỊ THANH LIÊM
28-10-2011, 04:22 PM
Câu chuyện ngẫu nhiên, có may và có rủi

Ngày xưa, từ lâu, lâu lắm rồi, tại một ngôi
làng nhỏ ven sông có một vị lương y chuyên bốc thuốc, chữa bệnh cho người dân quanh vùng.
Một hôm, có một người đàn bà đến khóc lóc với thầy lang: “Chồng tôi bị bệnh nan y từ nhiều năm nay, đau đớn lắm nên chỉ mong được chết đi cho đỡ khổ. Tôi đến xin thầy một thang thuốc cho ông ấy ra đi một cách nhẹ nhàng, đỡ đau đớn,…” Thầy lang rất ngạc nhiên, nín lòng bốc một thang thuốc toàn là những vị bổ, chủ yếu là Hoài sơn, Ý dĩ rồi bảo: “Chị đem về sắc cho chồng uống sẽ hiệu nghiệm”. Người đàn bà đi khỏi, vị thầy lang đó lắc đầu thở dài: “Không rõ thực hư thế nào, chồng nó uống thuốc không chết, nó sẽ oán mình lắm đây!”.
Thật không ngờ, ba ngày sau, người đàn bà nọ hý hửng mang đồ lễ đến tạ ơn thầy, và nói là chồng thị đã mồ yên mã đẹp! Thầy lang giật mình, nổi nóng: “Lẽ nào như thế được? Tôi cắt thuốc bổ cho chồng chị đấy! Vị Hoài sơn mà làm chết người thì tôi còn làm thầy thuốc làm sao được nữa?”
Chị ta cãi lại: “Quả thật chồng tôi không uống thuốc nào khác, hôm ấy về đến nhà, sắc xong thuốc thì đêm đã khuya lắm rồi nên tôi cho vào quang treo, treo lên gác bếp, sáng hôm sau hâm nóng cho chồng tôi uống xong, ông ấy vật vã một lúc thì mất...”.
Thầy lang lặng người: “Thôi chị mang đồ lễ về đi, tôi không nhận đâu!”. Thầy lang ngồi vò đầu bứt tai, bổng chợt nghĩ: “Nó sắc thuốc, treo lên quang cả đêm, có thể bị con rết bò vào uống thuốc, rồi nhả nọc độc ra, nên hôm sau chồng thị đã ngộ độc nọc rết rồi”. Thầy buồn bã, dẫu sao cũng là tại mình, thôi không hành nghề nữa. Nghĩ đoạn thầy bỏ dao cầu, thuyền tán vào tủ khóa lại, rồi ném chùm chìa khóa xuống sông.
Một hôm người vợ thuyền chài trở dạ đẻ, thấy vợ đau lâu quá, người chồng lo sợ chạy đến nhà thầy lang cầu cứu. Mới sáng tinh sương, nghe tiếng người nhà nói, thầy bèn gọi: “Lấy ngụm nước lã”, người thuyền chài đứng ngoài hiên, đang lo sốt vó nên vừa nghe thầy nói vội ba chân bốn cẳng chạy về nhà, lấy chén nước lã cho vợ uống, quả nhiên sau đó đứa trẻ lọt lòng, khỏe mạnh.
Vài ngày sau thả lưới được con cá to, người thuyền chài đem đến biếu thầy lang và nói: “Hôm ấy, nghe lời thầy bảo, cháu về nhà cho nhà cháu uống ngụm nước lã, quả nhiên vợ cháu sinh bé ngay, mẹ tròn con vuông”. Thầy lang bật cười: “Hôm đó tôi bảo người nhà lấy ngụm nước lã cho tôi súc miệng đấy chứ. Thật là một sự hiểu lầm ngẫu nhiên gặp may đó thôi, tôi không dám nhận quà”. Người thuyền chài không nghe cứ để cá lại ra về. Người nhà mổ cá, thấy chùm chìa khóa của thầy nằm nguyên vẹn trong bụng cá. Thầy lang ngẫm nghĩ: “Âu cũng là ý trời cho ta trở lại hành nghề đây, vì ta không có tội, đây chỉ là “sự ngẫu nhiên”, có rủi có may.
Người đời sau cảm động đề “Câu chuyện ngẫu nhiên, có rủi có may” này bằng hai câu thơ:
“Vận khứ hoài sơn năng chí tử(*)
Thời lai thanh thủy khả thôi sinh”
(*) Hồi trước “hoài sơn” gây chết người, việc sau nước lã giúp trẻ sinh!

Theo Minh Mỵ
Trần Thị Thanh Liêm (http://tiengtrungdainam.com (http://tiengtrungdainam.com))

TRẦN THỊ THANH LIÊM
20-07-2012, 06:09 AM
ĐỨC KHOAN DUNG


Trong cuộc sống, chẳng ai tránh khỏi bị tổn thương. Một trái tim không chịu được thương tổn là một trái tim yếu đuối, thậm chí khó có thể tồn tại. Một trái tim không thấu hiểu được nỗi đau chẳng những làm đau lòng người khác mà còn giày vò chính bản thân mình. Có được lòng khoan dung thì mỗi buổi sớm mai bạn đều thức dậy với nụ cười và hy vọng.
Thời xưa có một thầy giáo đức cao vọng trọng. Một lần học trò của thầy gặp hai người mua và bán vải đang cãi nhau, người mua vải quát to: “Ba tám hai mươi ba, tại sao anh lại lấy của tôi hai mươi bốn đồng?”
Anh học trò nọ đến gần khuyên giải nói: “Ba tám hai mươi bốn, anh tính sai rồi, đừng cãi nhau nữa.”Người mua vải chỉ thẳng mặt anh học trò quát: “Anh là cái thớ gì, tôi chỉ tin vào cách tính của thầy anh, chúng ta sẽ đi tìm ông ấy để phân giải đúng sai.”
“ Vậy nếu anh sai thì sẽ xử lý thế nào?”
Người mua vải trả lời: “Tôi sẽ đưa cái đầu của tôi cho anh. Còn anh sai thì sao? ”
“Tôi sẽ đưa cho anh cái mũ của tôi.”
Cả hai bèn dắt nhau đi tìm thầy giáo. Sau khi đã hỏi rõ sự tình, thầy giáo cười bảo anh học trò rằng: “Ba tám hai mươi ba, con thua rồi, đưa mũ cho người ta đi.”
Anh học trò nghĩ thầm, nhất định là thầy nhầm lẫn. Mặc dù không cam chịu, nhưng anh vẫn đưa mũ cho người mua vải. Người mua vải vui mừng cầm lấy mũ rồi đi mất.
Sau đó thầy giáo nói với học trò của mình: “Nói con thua chẳng qua chỉ thua một cái mũ, nói anh ta thua thì đó lại đáng một mạng người, con thử nghĩ xem cái mũ quan trọng hay mạng người quan trọng?” Anh học trò chợt hiểu ra và quỳ trước thầy giáo, trịnh trọng nói: “Thầy trọng đại nghĩa mà coi nhẹ chuyện thị phi, học trò rất lấy làm hổ thẹn!”
Người xưa dạy rằng: Nghiêm khắc với chính mình mà khoan dung với người khác, thì sẽ cách xa hận thù.” Thầy giáo khoan thai trả lời.
Các bạn sinh viên thân mến!
Tinh thần “khoan dung vì người khác” của thầy giáo trong câu chuyện vừa kể trên chính là điều mà chúng ta cần học tập. Trên thực tế, khoan dung không phải đức tính mà ai cũng thực hiện được. Người có lòng khoan dung là người dám nhận lỗi sai, nhận sự thiệt thòi về mình dù biết rõ đối phương mắc lỗi. Đó đích thực là người quân tử đáng để cho chúng ta kính nể và học tập.

Trần Thị Thanh Liêm

TRẦN THỊ THANH LIÊM
20-07-2012, 06:46 AM
NHẪN - MỘT ĐIỀU NHỊN CHÍN ĐIỀU LÀNH* http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/09/04/12/12835797681590785433_574_0.jpg
Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.
Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.
Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.
Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.
Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.
Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.
Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.
Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.
Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ nhẫn - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này**.
.................................................. ...........
* Chú thích về chữ NHẪN ở trên là từ trang hình ảnh google
** Bài này tác giả xin được đăng lại lần thứ hai

Trần Thị Thanh Liêm
(Theo TS Lê Đắc Sơn)

TRẦN THỊ THANH LIÊM
20-07-2012, 10:54 AM
ĐÔI BẠN TỐT*

Ngày xưa, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.

Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:

- “Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”

Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:

- “Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.

Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ. Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.

Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.

Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa cổ như sau: “Người đáng được kính phục là người có thể cảm hóa và thu phục người khác bằng lòng tốt và thiện tâm”.

Người Mỹ cũng có một câu tục ngữ tương tự như thế: “Người ta bắt được nhiều ruồi bằng mật hơn là bằng giấm”.


Trần Thị Thanh Liêm ST
.................................................. .......
* Bài này xin được đăng lại lần thứ hai!

thái thanh tâm
20-07-2012, 02:58 PM
Tầu khựa và Việt Nam là đôi bạn được khắc bằng 16 chữ vàng.

TTT

TRẦN THỊ THANH LIÊM
20-07-2012, 04:59 PM
M không thích dùng hai chữ "tầu khựa" H ạ. Kể chúng ta mà có trí tuệ được như vị quan phủ kia thì biết đâu cũng có thể khai thác được 16 chữ kia đó H nhỉ?
Nhân đây M xin giới thiệu: Một câu chuyện hay, sâu sắc và mang tính giáo dục cao, xin gửi tới huynh cùng quý độc giả đọc cho vui ạ:




BA NGƯỜI THẦY
Khi Han-xan một nhà hiền triết vĩ đại sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Han-xan, ai là thầy của ngài?”
Han-xan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta”:
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này khó có thể tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”. Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm, ông ta lại bảo: “ Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về, ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ!”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lí nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”.
Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Khi nhìn xuống dòng sông nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động.
Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”. Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bạn thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia.
Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được “mỗi khi có thể”. Điều thiết yếu trong cuộc sống là ta nhận thấy ta luôn là một học trò. Điều này có nghĩa là gì?
Nghĩa là ta có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
Người thầy là người thông qua “mỗi khi có thể” ta sẽ học được cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi, một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta.

Trần Thị Thanh Liêm ST (Theo Giang Lâm)