PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Những bóng hồng trong âm nhạc



thylan
13-11-2011, 01:39 PM
Kỳ 1

Những bóng hồng trong thơ nhạc - Đặng Thế Phong: “Dương thế bao la sầu...”

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Đặng Thế Phong là một trường hợp đặc biệt. Ông là một trong rất ít nhạc sĩ tiên phong của thời kỳ tân nhạc còn phôi thai, chết rất trẻ nhưng kịp để lại cho đời 3 ca khúc bất hủ:
Con thuyền không bến
Giọt mưa thu
Đêm thu

Người viết có may mắn được gặp gỡ hai người biết khá rõ về cuộc đời Đặng Thế Phong. Đó là nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả ca khúc Gợi giấc mơ xưa (hiện sống tại TP.HCM) và nhà văn Phạm Cao Củng (gặp cách đây khoảng 10 năm, khi ông từ Mỹ về thăm quê hương, qua sự giới thiệu của họa sĩ Mạc Chánh Hòa). Theo nhà văn Phạm Cao Củng thì Đặng Thế Phong là một chàng trai rất đẹp, đàn hay hát giỏi, thích hóa trang thành thiếu nữ trong những vở kịch ngắn. Anh diễn rất đạt nên ai cũng yêu thích, nhất là phái nữ.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long thì khẳng định người yêu của Đặng Thế Phong tên Tuyết. Tuyết không đẹp nhưng có duyên. Cô là con gái một chủ tiệm buôn bán “gối màn chăn drap” ở chợ Sắt (Nam Định). Vốn tính nhút nhát, Đặng Thế Phong nghĩ mãi cũng không biết làm cách nào để “tiếp cận” người đẹp. Cuối cùng, anh vờ làm khách hàng vô hỏi giá rồi... nhét vội vào tay nàng một lá thư. Chẳng biết nội dung bức thư đầu tiên này mùi mẫn như thế nào mà sau đó cô Tuyết đã cự tuyệt một anh thông phán trẻ làm việc ở Tòa Đốc lý Nam Định, khi anh này dạm hỏi.

Thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng

Trước khi quen và yêu Tuyết, Đặng Thế Phong đã sáng tác ca khúc đầu tay Đêm thu trong một đêm cắm trại của Hướng đạo sinh (1940). Ca từ của bản nhạc rất trong trẻo, lạc quan... Còn bản Con thuyền không bến thì được sáng tác ở Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) khi tình yêu giữa nhạc sĩ và cô Tuyết đang độ chín mùi.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/Luan/nhavan.jpg
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong - Ảnh: Tư Liệu

Một hôm, ông cùng một nhóm bạn văn nghệ sĩ lên Bắc Giang chơi, nhân đó họ tổ chức một đêm đi thuyền trên sông Thương. Cùng lúc đó, chàng nhận được tin Tuyết ngã bệnh nơi quê nhà. Lòng dạ bồn chồn, xót xa, Đặng Thế Phong ôm đàn bước vào khoang thuyền, bỏ mặc các bạn đang đùa vui. Khi đêm sắp tàn thì bản nhạc hoàn tất với những lời ai oán não nùng gửi về... chân mây: “Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây... như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”, rồi “... Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...”.

Sớm hôm sau, Đặng Thế Phong tức tốc trở về Hà Nội, người đầu tiên được nghe chính tác giả hát ca khúc này là người yêu của ông. Cô Tuyết hết sức cảm động. Chưa hết, chỉ ít lâu sau, Con thuyền không bến ra mắt khán giả thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội qua tiếng hát của nữ ca sĩ Vũ Thị Hiển. Từ Nam Định, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội, ngồi cạnh Đặng Thế Phong, ngay ở hàng ghế đầu để nghe bài hát “người ấy làm riêng cho mình”. Hạnh phúc còn nhân đôi bởi chỉ khoảng một tuần sau, tại rạp Olympia (phố Hàng Da, Hà Nội), cô Tuyết còn được chứng kiến người mình yêu tự đệm đàn, tự hát ca khúc này mà ánh mắt luôn trìu mến hướng về chỗ cô ngồi, trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của khán giả.

Trời thu gieo buồn lây

Sau khi từ Bắc Giang về, Đặng Thế Phong đã nhuốm bệnh. Thời đó, bệnh lao là một bệnh nan y và luôn bị những người chung quanh xa lánh.

Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ở tỉnh không đủ điều kiện chữa trị, Đặng Thế Phong phải chuyển lên Hà Nội, sống chung với ông chú họ Nguyễn Trường Thọ trong một căn gác ở làng hoa Ngọc Hà (ngoại ô Hà Nội). Tuy vậy, tình trạng vẫn không khá hơn chút nào. Gia cảnh nghèo nàn, tiền bạc phải vay mượn để chữa trị, cuộc sống kham khổ làm cho tình cảnh của nhạc sĩ càng thêm nghiệt ngã... Cô Tuyết vì phải phụ giúp gia đình chuyện buôn bán ở thành Nam nên vài hôm mới lên Hà Nội chăm sóc người yêu rồi lại tất tả quay về.

Tháng 7 mưa ngâu. Cảnh buồn tê tái. Đặng Thế Phong nhớ Tuyết quay quắt... Nhạc hứng tuôn trào, chàng gượng ngồi dậy, ôm đàn và viết nên khúc nhạc buồn da diết: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...”. Bản nhạc được chàng đặt tên là Vạn cổ sầu. Bạn bè góp ý nhạc thì hay nhưng cái tựa bi thảm quá. Cuối cùng, tên bản nhạc được đổi thành Giọt mưa thu.

Cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi, Đặng Thế Phong nhờ ông Thọ đưa về Nam Định. Từ đấy cho đến lúc Đặng Thế Phong lìa đời, cô Tuyết lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh để chăm sóc ông, khiến những người quen biết đều xót xa thương cảm cho một mối tình vô vọng lẫn nể phục tính cách cao thượng chung thủy của Tuyết.

Tang lễ của chàng nhạc sĩ 24 tuổi ấy được rất nhiều thanh niên nam nữ của thành Nam tham dự. Ngoài việc đưa tiễn một người con tài hoa nổi tiếng của quê hương, họ còn muốn chia sẻ và tỏ lòng trân trọng đến với cô thiếu nữ mặc áo đại tang đi sau linh cữu của chàng (việc này được phép của cả hai gia đình).

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại TP.Nam Định. Cha là Đặng Hiển Thế - thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ Đặng Thế Phong mất sớm, hoàn cảnh gia đình quá túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ dở việc học (đang học năm thứ hai bậc thành chung - tương đương lớp 7 bây giờ) để lên Hà Nội tìm kế sinh nhai.

Với chất nghệ sĩ thiên phú và tư chất cực kỳ thông minh, Đặng Thế Phong đã “len” vào được Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (học dự thính). Ở Hà Nội, Đặng Thế Phong vừa học vẽ vừa thực hành để nuôi thân. Ông chuyên vẽ minh họa cho tờ báo Học sinh do nhà văn chuyên viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng làm chủ nhiệm.

Sau đây, mời quý thi hữu thưởng thức 3 tác phẩm để đời của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

GIỌT MƯA THU
Tiếng hát: Ánh Tuyết
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8xOS8xL2MvInagaMEMWMyZDVmYjY4MTJmZm NlOThjNTQ2NTFiMzkxOTdkNTkdUngWeBXAzfEdp4WeBdUngNdC BNxrBhIFRodXzDgW5oIFR1eeG6vInagaME3R8fDI

Giọt mưa thu

Thể hiện: Ánh Tuyết

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
Như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
Mưa buồn chi
Cho cõi lòng lâm ly
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
Châu buông mau
Dương thế bao la sầu
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
Mây ngỏ trời xanh
Chắc gì vui
Mưa còn rơi
Bao kiếp sầu ta nguôi
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu


ĐÊM THU
Tiếng hát: Thu Hà
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8xOS84L2UvInagaMEOGVhOTk2YzMzODZiMW YyMGNkN2ZiZjExYTBlNjE1NzQdUngWeBXAzfMSQw6pcUIbaBIF RodXxUaHUgSMOgfHwy
ĐÊM THU
Vườn khuya trăng chiếu. Hoa đứng yên như mắt buồn
Lòng ta xao xuyến.Lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say. Gió lay

Cành sương nặng trĩu. Ru bóng đêm trong ánh vàng
Màn đêm buông xuống.Mái im triền miên
Bóng cô đơn dường thao thức
Mãi trong đêm nặng sầu thương. Hồn vương

Hoa lá cành. Ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung
Đêm lắng buồn.Tiếng thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ

Làn gió lướt tới cuốn
Đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
Ngàn muôn tiếng réo rắt
Côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan

Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm
Đông buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng lay hồn ta rồi tan

Con Thuyền Không Bến
Tiếng hát: Ngọc Hạ
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMC8wMy83L2EvInagaMEN2FiMjllNDAxN2ZiMm Q3ZmE2NTY3YWU0MjM4OTM4MDkdUngWeBXAzfENvInagaMEWeBi BUaHV54WeBdUngBWeBiBLaMO0WeBmmUsICgQdUngG6vInagaME 258TmfhdUng41jIEjhdUngqF8fDI
Con Thuyền Không Bến

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng

Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông thương,
nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương,
cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương,
thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng

Bến mơ dù thiết tha,
Thuyền ơi đừng chờ mong
Ánh trăng mờ chiếu,
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
Thuyền mơ bến nơi đâu.



THANH NIÊN online

thylan
14-11-2011, 01:56 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 2: Ngọc Lan dòng suối tơ vương
(Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước)


Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được ghi nhận là một trong những người đặt nền móng cho nền tân nhạc Việt, còn người bạn đời của ông - ca sĩ Minh Trang - cũng được cho là một trong những ca sĩ tiên phong của làng ca nhạc Việt.
Tiếng hát “lá ngọc cành vàng”

Trước khi gặp nhau, Dương Thiệu Tước và Minh Trang đều xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”.
http://www.phunuonline.com.vn/2011/Picture/khanhchi/BOnghong1.jpg
Ca sĩ Minh Trang thời xuân nữ
Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Ông là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. Ở giai đoạn phôi thai của nền tân nhạc Việt, trong khi nhiều người mượn những bài hát phương Tây rồi đặt lời Việt cho dễ hát thì ông lại cả gan viết “lời Tây theo điệu ta”.

Dương Thiệu Tước đánh đàn guitar hawaienne rất giỏi, ông còn là chủ nhân của một cửa tiệm bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và có mở cả lớp dạy đàn. Trong sinh hoạt hằng tuần với các bạn nhạc sĩ tài tử của mình, ông đã sáng tác mấy bài mang những đầu đề bằng tiếng Pháp, như Joie d'aimer (Thú yêu đương), Souvenance (Hồi niệm), Ton Doux Sourire (Nụ cười êm ái của em)... Lời ca của những bài này do Thẩm Bích (anh ruột của Thẩm Oánh) soạn bằng Pháp ngữ. Ông từng tuyên bố: "Nếu đã có nhà văn Việt Nam viết văn bằng tiếng Pháp, thì nhà soạn nhạc Việt Nam cũng có thể viết được những bản nhạc có âm điệu Tây phương'' (Báo Việt Nhạc số 5, ngày 16.10.1948)...

Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Trâm (tên thật của Minh Trang) là con gái của quan Tổng đốc Bình Định Nguyễn Hy (sau này ông còn làm Tổng đốc Thanh Hóa, rồi Thượng thư Bộ Hình). Ngọc Trâm còn là cháu ngoại của công chúa Mỹ Luông (còn gọi là Bà Chúa Nhất) - em ruột vua Thành Thái... Ngọc Trâm chào đời năm 1921 trong một nhà hộ sinh nằm ngay trên Bến Ngự (Huế). Như một định mệnh, 25 năm sau, một bài hát bất hủ mang tên Đêm tàn Bến Ngự của một nhạc sĩ tài hoa ra đời mà tên tuổi của ông sẽ gắn liền với cuộc đời của cô bé Ngọc Trâm sau này.

http://www.phunuonline.com.vn/2011/Picture/khanhchi/BOnghong2.jpg

Thời thiếu nữ, ngoài sắc đẹp trời cho, Ngọc Trâm còn sở hữu một giọng hát thiên phú. Những năm học tiểu học ở trường dòng Jeanne d’Arc, rồi trung học ở Lycée Khải Định (Huế) thập niên 1930, tiếng hát của cô làm cho biết bao thầy cô, bạn bè cùng trường ngây ngất. Dĩ nhiên, đó là những bài hát Pháp, bởi lúc đó chưa có bài hát nào mà bây giờ chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”… Năm 1942, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần (nên nhớ vào lúc đó rất hiếm phụ nữ đỗ đạt như thế), Ngọc Trâm kết hôn với một giáo sư nổi tiếng của đất thần kinh: giáo sư Ưng Quả (cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh)… Nhưng chỉ mấy năm hương lửa mặn nồng, giáo sư Ưng Quả qua đời trong giai đoạn chuyển mình của đất nước, chế độ phong kiến cáo chung. Lúc này, giai cấp quan lại, thượng lưu không còn được ưu đãi, cuộc sống của họ trở nên khó khăn… Năm 1948, Ngọc Trâm đưa 2 người con vào Sài Gòn dự thi và trúng tuyển vai trò xướng ngôn viên cho Đài phát thanh Pháp Á. Công việc của cô là dịch những bản tin từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và đọc những bản tin đó trên làn sóng. Trong những lần dịch tin, Ngọc Trâm thường nghêu ngao những bài hát Việt mới thịnh hành gần đây như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong, sáng tác năm 1939), Tiếng xưa (1940), Đêm tàn Bến Ngự (1946) của Dương Thiệu Tước... Hát chơi vớ vẩn thế thôi, vậy mà tiếng hát ấy đã làm cả đài phát thanh ngẩn ngơ. Một hôm, ông Hoàng Cao Tăng - chủ sự Phòng Văn nghệ chợt đề nghị Ngọc Trâm thử hát trên sóng phát thanh một bài. Sau những đắn đo và cả những lời động viên, khuyến khích, tiếng hát của… nữ ca sĩ Minh Trang lần đầu tiên gửi đến quý thính giả Đài Pháp Á qua ca khúc Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Minh Trang hát hay đến nỗi đài phát thanh quyết định trả “cát sê” ngay, không kể tiền lương...

Cũng cần nói thêm, do ngại ngùng nên Ngọc Trâm không dám hát với tên thật mà ghép tên của hai người con (Bửu Minh và Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang) thành nghệ danh (Đoan Trang sau này trở thành nữ ca sĩ Quỳnh Giao ở hải ngoại).

Từ đó, tiếng hát của nữ ca sĩ Minh Trang theo sóng phát thanh của Đài Pháp Á lan tỏa khắp nơi. Năm

Sau 25 năm chung sống, đôi tài tử giai nhân có thêm 5 người con (1 trai, 4 gái). Cùng với Bửu Minh và Đoan Trang, tất cả đều được “bố Tước” đào tạo bài bản ở Trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Sau năm 1975, bà Minh Trang và các con sang định cư ở Mỹ. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ở lại và qua đời vào ngày 1.8.1995 tại TP.HCM, thọ 80 tuổi. Bà Minh Trang mất ngày 17.8.2010 tại California (Mỹ), thọ 90 tuổi.
1949, chính Thủ hiến Bắc kỳ Nguyễn Hữu Trí gửi công văn mời đích danh ca sĩ Minh Trang tham dự Hội chợ đấu xảo tại Hà Nội. Đây là dịp để các nhạc sĩ hào hoa xứ Bắc kéo nhau đến chiêm ngưỡng nhan sắc của “giọng hát vàng phương Nam”. Và định mệnh đã xuống tay khi trong số những tài tử ấy có mặt Dương Thiệu Tước. Tuy đã có hai mặt con nhưng Minh Trang lúc ấy vẫn giữ được một vẻ đẹp quý phái “chim sa, cá lặn”.
Duyên nợ ba sinh

Đúng 60 năm sau (2009), ở tuổi chín mươi, bà Minh Trang kể lại với nhà thơ Du Tử Lê rằng: “Mặc cho các bạn Thẩm Oánh, Nguyễn Thiện Tơ, Dzoãn Mẫn… lăng xăng, líu lo, rối rít, ông ấy (Dương Thiệu Tước) im lặng từ đầu đến cuối. Chỉ nhìn thôi. Lâu lâu mới mỉm cười. Sự xa cách, lặng lẽ này khiến tôi càng thêm chú ý. Trước khi gặp gỡ, tôi đã từng hát nhạc của ông ấy nên tôi cũng rất ao ước được gặp mặt con người tài hoa này”. Thế rồi “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”...

Khi Minh Trang trở lại Sài Gòn, chỉ ít ngày sau nàng nhận được thư tỏ tình của tác giả Tiếng xưa. Có lẽ vẻ lạnh lùng, ít nói của ông khi cùng các bạn vây quanh Minh Trang là do ông tự mặc cảm mình đã có vợ (19 tuổi, ông lập gia đình với bà Lương Thị Thuần, cũng xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Thời đó việc kết hôn thường được các cụ dàn xếp theo truyền thống “môn đăng hộ đối”. Ông bà đã có 3 con gái và 2 con trai). Thế nhưng khi Minh Trang như cánh chim vút bay xa thì ông không thể dối lòng được nữa, ông thật sự bị “hớp hồn” bởi vẻ đẹp và giọng hát của nàng. Những cánh thư liên tiếp qua lại giữa hai miền. Những ca khúc ông sáng tác trong giai đoạn này do Nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) xuất bản, ông không còn đứng tên đơn lẻ nữa, mà ghi “Nhạc và lời: Dương Thiệu Tước - Minh Trang”. Đó là những ca khúc bất hủ, tiêu biểu như Bóng chiều xưa, Buồn xa vắng, Khúc nhạc dưới trăng, Ôi quê xưa, Vui xuân...

Nữ ca sĩ Minh Trang cũng kể lại rằng, trước khi nhận lời cầu hôn của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, chính bà đã bay ra Hà Nội để gặp người vợ trước của ông này và thông báo quyết định của hai người. “Có thể không có một người phụ nữ thứ hai, nhất là ở thời đó, hành xử như tôi. Nhưng đó là tôi, cách của tôi: tự tin và tự trọng!” - bà nói.

Khi hai người chính thức chung sống ở Sài Gòn, ông làm tặng vợ mình ca khúc Ngọc Lan. “Ngọc Lan” là do tên Ngọc Trâm của bà. Nếu ai có bản gốc của Nhà xuất bản Tinh Hoa (1953) sẽ thấy tất cả những chữ Ngọc Lan trong bài hát đều được viết hoa, để phân biệt đây là tên người chứ không phải là tên loài hoa: “Ngọc Lan, dòng suối tơ vương, mắt thu hồ dịu ánh vàng. Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng, tà mấy cánh phong, nắng thơm ngoài song... Ngọc Lan, giọng ướp men thơ, mát êm làn lụa bông là. Ngọc Lan, trầm ngát thu hương, bờ xanh bóng dương phút giây chìm sương... (Ngọc Lan).

Hà Đình Nguyên (Thanh niên online)

Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm NGỌC LAN - Dương Thiệu Tước - Tiếng hát Ánh Tuyết
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8wOS8yNy9lL2QvInagaMEZWQ1ODI3MzMwYjljMG FkZDBlZWFjZTI1NDNlZDZiOGQdUngWeBXAzfE5n4WeBdUngNYy BMYW58w4FdUngaCBUdXnhdUngr90fHwy
Ngọc Lan
Giòng suối tơ vương mắt thu hồ dịu ánh vàng.
Ngọc Lan
Nhành liễu nghiêng nghiêng
Tà mấy cánh phong nắng thơm ngoài song.
Nét thắm tô bóng chiều, giấc xuân yêu kiều,
Nền gấm cô liêu.
Gió rung mờ suối biếc, ý thơ phiêu diêu

Ngón tơ mềm chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng.
Dáng tiên nga giấc mơ nghê thường lỡ làng.

Ngọc Lan giọng ướp men thơ, mát êm làn lụa bông là.
Ngọc Lan trầm ngát thu hương.Bờ xanh bóng dương
Phút giây chìm sương.
Bông hoa đời ngàn xưa tới nay.
Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây,
Cho tơ trùng đờn hờ phím loan.
Thê lương mây nước sắt se cung đàn.
Ôi tâm hồn nghệ sĩ chìm trong sương thắm.
Nhớ phút khuê ly, hôn mê tuyết hoa
Ngọc Lan.

Mờ mờ trong mây khói,
Men nồng u ấp duyên hững hờ
Dần dần vương theo gió,
Tơ lòng dâng dâng bao thương nhớ

Thy Lan

thylan
15-11-2011, 03:40 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 3: Thoáng gặp, thoáng yêu
trong nắng chiều ( Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn)

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy - rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này…

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/AThanh/111111/p14-15a3-Le-trong-nguyen.jpg
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn - Ảnh: tư liệu

Trong một lần ngồi uống bia ở 81 Trần Quốc Thảo (TP.HCM), anh bạn vong niên của tôi - nhà thơ Mịch La Phong khăng khăng bảo rằng ca khúc Nắng chiều là do Lê Trọng Nguyễn “cóp” lại từ một ca khúc nước ngoài. Rồi anh hát bài này bằng tiếng Anh, giọng… Quảng Nam nghe rất buồn cười: “Ai rí mem bờ tú du ờ gần. Xờm thài a crái in đơ mun lai. Goen í vơ ning sơ rúm bi sần. Ón rai lầu mí thói ờ lền thai…”. Tôi phản đối: “Theo nhiều tài liệu thì Nắng chiều không chỉ có bản tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Thái Lan và cả tiếng Campuchia nữa…”. Qua bài này, người viết cố gắng làm sáng tỏ sự ngộ nhận không chỉ của bạn tôi mà có lẽ còn của nhiều người nữa.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/AThanh/111111/p14-15a2-ca-si-Midori-Satsu.jpg
Ảnh ca sĩ Midori Satsuki với thủ bút và chữ ký đề tặng Mr. Lê Trọng

Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, còn chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên mình: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ca khúc đầu tay Ngày mai trời lại sáng được viết năm 1946. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh (Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…). Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc Nắng chiều.

Lai bóng hồng trong một bản nhạc

Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho Nắng chiều là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đình này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân thì. Tình yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đình nàng lại rời bỏ Hội An.

Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh. Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy “ngược sáng” trong ánh tà dương. Nhìn “cô này”, bất giác Nguyễn… nhớ “cô kia” quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc: “Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa. Khi đến cuối thôn chân bước không hồn. Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…”. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đã viết xong Nắng chiều (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn còn chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng chiều được xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài Gòn từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung - Nam.

Nắng chiều và hai bóng hồng… ngoại

Năm 1957 ban nhạc Toho Geino (Nhật Bản) sang Việt Nam lưu diễn, và họ đã nhờ phía Việt Nam chọn 12 ca khúc đang nổi tiếng trong nước để tập và sẽ hát “giao lưu” với khán giả. Duyên trời đã đưa đẩy nữ ca sĩ Midori Satsuki chọn hát Nắng chiều và cô đã được khán giả ở Hội chợ Thị Nghè hoan hô nhiệt liệt. Thích quá, Midori Satsuki quyết định chuyển soạn cho Nắng chiều có cả lời Nhật lẫn lời Anh (với tựa Evening sunshine hoặc Afternoon sun), và cô đã thể hiện rất thành công trên đài phát thanh Sài Gòn và Tokyo trong suốt nhiều năm với bản nhạc “tủ” này. Vậy là Nắng chiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang vọng khắp xứ Phù Tang… Từ cái “duyên” do Nắng chiều đem tới, tác giả ca khúc và người thể hiện đã gặp gỡ nhau, rồi tỏ ra rất “tâm đầu ý hợp”. Họ đã có một thời gian bên nhau thật đẹp khi ở Việt Nam và khi Midori Satsuki về nước họ vẫn giữ liên lạc qua thư từ (năm 2004, gia đình cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và những người thực hiện CD Lê Trọng Nguyễn Collection ở California (Mỹ) đã liên lạc được với bà Midori Satsuki. Bà vẫn còn làm việc ở Đài truyền hình Tokyo và xác nhận là mình vẫn còn nhớ bản Nắng chiều).

Chưa hết, năm 1960 cô ca sĩ Đài Loan tên Kỷ Lộ Hà đến Đà Nẵng trình diễn và đã làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát Nắng chiều bằng tiếng Hoa do Thận Chi đặt lời. Thận Chi (1928-1988) là một tên tuổi lớn của Đài Loan trong lĩnh vực biên kịch và soạn nhạc. Ông cũng thành công trong việc đặt lời Hoa cho nhiều ca khúc quốc tế, trong đó có Nắng chiều... Khi biết tác giả của Nắng chiều đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đã đến gặp để xin phép về mặt tác quyền. Tuy Lê Trọng Nguyễn không chính thức thừa nhận nhưng nhiều người trong giới, cùng thời với Lê Trọng Nguyễn đã tiết lộ rằng ngay trong cuộc gặp ấy, “Đài ca nương” đã bị “Việt nhạc lang”… hớp hồn bởi nét hào hoa, lịch thiệp - thậm chí nàng còn viết thư cho chàng.

Nghĩ cũng… ngộ, Nắng chiều được hình thành từ cảm hứng do hai giai nhân “nội” mà tác giả thoáng gặp, thoáng yêu đem lại. Rồi Nắng chiều nổi tiếng lan ra hải ngoại lại cũng do hai bóng hồng “ngoại” đến với nhạc sĩ: gặp một thoáng, yêu một thoáng. Thoáng tụ, thoáng tan như vạt nắng chiều.

Hà Đình Nguyên ( Thanh Niên online)

Mời các bạn cùng Thy Lan thưởng thức nhạc phẩm NẮNG CHIỀU - một ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, qua tiếng hát Thế Sơn
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wMi8xNi8wL2YvInagaMEMGY0MmZjZTBiMTkxNW UxOGYxNjQyZDI2MzkzOWFiYjUdUngWeBXAzfE7hdUngq9dUngZ yBDaGnhdUng4F1fFRo4WeBq_IFPGoW58fDI
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ hương
Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
Giọng hát câu hò thôi hết đưa
Hình bóng yêu kiều
Kề hoa tím biết đâu mà tìm Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà Gợn buồn nhìn anh em nói mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ...

Thy Lan

thylan
15-11-2011, 11:06 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 4: Gợi giấc mơ xưa ( Nhạc sĩ Lê Hoàng Long)


Họ đã từng có một mối tình thật đẹp... Khi người con gái bị sức ép của gia đình bước lên xe hoa thì trong nỗi đớn đau tuyệt tình, chàng trai đã sáng tác một ca khúc. Hình như tất cả tâm huyết của chàng đã trút hết vào đó nên từ đó đến nay chàng chỉ có duy nhất bài hát này.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long năm nay 82 tuổi, sức khỏe đã yếu, phải nằm ở nhà cho vợ săn sóc. Tôi nhớ, hơn mười năm trước ông còn năng nổ lắm. Hễ có việc gì “bức xúc” là ông điện thoại hoặc gửi thư cho tôi. Ông không theo đạo nhưng giấy viết thư của ông có in tiêu đề Nhạc sĩ Lê Hoàng Long - được Đức giáo hoàng Gioan ban phép lành Tòa thánh, ở góc trái. Còn nhớ, ông luôn chê nhạc sĩ Th.O là “cả đời chỉ làm được mỗi một bản nhạc!”. Tôi phải bật cười, thầm nghĩ: “Sao ông không nhớ là mình cũng chỉ có một bản nhạc độc nhất. Còn cụ Th.O thì có nhiều chứ”. Nghĩ thế, nhưng không dám cãi vì phải tranh thủ tình cảm để hỏi chuyện về người đẹp trong ca khúc Gợi giấc mơ xưa của ông.

10 phút cho một bài nhạc để đời

Ông kể: “Khi vào sinh sống ở Sài Gòn (1954), tôi chơi thân với một anh bạn học. Anh bạn này lại có một cô em gái rất xinh tên là Lê Thu Hiền. Sau những lần đi chơi chung nhóm, dần dần giữa tôi và Hiền nảy sinh tình cảm rất quyến luyến nhau. Tình yêu đang đẹp thì bỗng một hôm Hiền báo cho tôi biết là đã có người đến nhà nàng xin dạm hỏi. Chúng tôi cùng bàn tính cách đối phó. Cuối cùng... tôi lấy hết can đảm để theo nàng về nhà đối mặt với bố cô ấy. Khi tôi đặt vấn đề xin hỏi nàng thì ông ấy bảo: “Để tôi hỏi lại ý kiến em nó đã!”. Không ngờ sau khi tôi về, ông ấy quay sang quát mắng con gái: “Nếu bằng lòng lấy anh Giám đốc Trường dạy lái xe Auto Ecole Mayer thì còn gia đình. Còn nếu lấy cái anh chàng chỉ biết kéo violon tối ngày thì không còn cha mẹ, anh em, họ hàng gì nữa hết!”. Hiền khóc nhiều lắm nhưng không sao lay chuyển được bố mình. Thế rồi lễ cưới hỏi tuần tự diễn ra...

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/Luan/nhacsi.jpg
Nhạc sĩ Lê Hoàng Long - Ảnh: nhân vật cung cấp

Hôn lễ của Hiền được tổ chức vào một buổi sáng chủ nhật cận Tết Ất Mùi (1955). Sáng hôm ấy, tôi ngồi trong một quán cà phê ở đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu bây giờ) chờ đoàn rước dâu về nhà chồng, và để âm thầm tiễn nàng lần cuối: Thu Hiền ôm bó hoa màu trắng trong trang phục cô dâu cùng chú rể bước lên xe hoa. Đoàn xe chầm chậm đi qua chỗ tôi ngồi. Có cảm giác như những bánh xe lăn trên đường đang nghiền nát hồn tôi. Lúc ấy, trong tôi bật lên những tứ nhạc “Thương em thì thương rất nhiều, mà duyên kiếp lỡ làng rồi. Xa em lòng anh muốn nói bao lời...”. Đoàn xe đi khuất, tôi leo lên một chiếc xích lô máy trở về căn gác của mình trên đường Lý Thái Tổ và hoàn tất nhạc phẩm Gợi giấc mơ xưa (cả nhạc lẫn lời) chỉ trong 10 phút...”.

“Thương em thì thương rất nhiều...”

Tôi hỏi ông: “Sao chuyện xảy ra ở Sài Gòn mà câu mở đầu của bài hát lại là “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương”? Ông đáp: “Ngay lúc ngồi tiễn người yêu lên xe hoa, tôi đã quyết định phải đi thật xa Sài Gòn, bởi nơi đây nhìn đâu cũng có kỷ niệm của chúng tôi lưu dấu. Nó bắt mình hồi tưởng tháng ngày có nhau, càng thêm thổn thức, đớn đau. Huế, trầm mặc, cổ kính và thơ mộng hợp với tâm hồn nghệ sĩ của tôi hơn... Và sau đó, tôi đã có mặt ở Huế. Ở đất Thần Kinh, tôi lao vào những mối tình “bèo nước” để tìm quên nhưng không sao quên được hình bóng cũ. Hai năm sau, tôi về lại Sài Gòn, lại lang thang trên những con đường lưu dấu hai đứa, vẫn lẩm nhẩm hát một mình: “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, Theo gió mơ hồ hồn về đâu? Sóng sầu dâng theo bao năm tháng, ngóng về đường lối cũ tìm em! Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi. Xa em! lòng anh muốn nói bao lời gió buông lả lơi. Hình bóng đã quá xa mờ dần theo thời gian. Kiếp sau xin chắp lời thề cùng sóng bước lang thang. Em ơi! tình duyên lỡ làng rồi còn đâu nữa mà chờ. Anh đi lòng vương vấn lời thề nhớ kiếp sau chờ nhau. Tha hương lòng thương nhớ ngày nào cùng tắm nắng vườn đào. Gió xuân sang anh buồn vì vắng bóng người yêu...”.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/Luan/1/giacmo.jpg
Bìa bản nhạc Gợi giấc mơ xưa - Ảnh: tư liệu

“Thế có lúc nào ông gặp lại người xưa không?”. “Có. Một hôm chúng tôi tình cờ gặp lại nhau trên phố. Cũng chẳng nói gì nhiều, chỉ thăm hỏi qua loa. Biết nàng đã “tay bế, tay bồng” nên tôi cũng không chủ tâm gặp lại sợ sẽ khuấy động hạnh phúc của nàng... Tôi cũng chẳng buồn trách cô ấy hoặc giận gia đình cô. Ở đời, có duyên mà không nợ là chuyện bình thường. Chỉ là một chuyện tình đẹp mà định mệnh đã tạo ra cho tôi cơ hội để viết thành một ca khúc, mà may mắn thay, suốt nhiều thập niên qua nó luôn được công chúng yêu mến... Tôi lập gia đình sau đó ít năm. Chúng tôi có 6 người con. Vợ tôi mất đột ngột năm 1975, đến năm 1981 tôi tái giá với một cô giáo dạy văn, làm thơ rất hay. Chúng tôi có thêm một cháu gái - chỉ có cô gái út này là có máu văn nghệ như bố. Cháu hát khá hay và đã đoạt giải nhất cuộc thi Hát với Organ 1999...”.

Dạo ông kể cho tôi chuyện này là hơn mười năm trước, lúc “cô gái út” khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Bây giờ Ngân (tên cô út) đã là một thiếu phụ - từng là vợ của một nhà thơ, có quen biết với người viết nên tôi cũng thường hỏi thăm sức khỏe của lão nhạc sĩ thông qua người này.

Hà Đình Nguyên ( Thanh Niên online)


Xin giới thiệu với các bạn, Nhạc sĩ Lê Hoàng Long chính là thầy dạy nhạc của Thy Lan những năm đầu trung học, và Thy Lan không thể nào quên được những nốt nhạc đầu đời mà thầy đã truyền dạy cho và những kỷ niệm đẹp về những tháng ngày được học với thầy. Những năm gần đây, Thy Lan cùng các bạn đồng môn cũng vẫn được có dịp hân hạnh gặp gỡ thầy trong những buổi họp mặt cựu học sinh và giáo viên của trường xưa, và trong những buổi họp mặt ấy, Thy Lan cũng đã nhiều lần hát tặng thầy Lê Hoàng Long và các thầy cô bài GỢI GIẤC MƠ XƯA, lần nào hát xong thầy cũng khen cô học trò nhỏ ngày xưa và rơm rớm nước mắt vì cảm động. Nhạc phẩm này Thy Lan đã hát trong Album : "Nhớ một chiều xuân", thực hiện vào xuân 2009 để kính tặng thầy và các thầy cô đã dạy mình thời trung học

Sau đây, Thy Lan mời các bạn thưởng thức một nhạc phẩm để đời của nhạc sĩ Lê Hoàng Long: GỢI GIẤC MƠ XƯA, qua tíêng hát Thy Lan

Ngày mai lênh đênh trên sông Hương,
Theo gió mơ hồ hồn về đâu?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng,
ngóng về đường lối cũ tìm em!

Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi
Xa em ! lòng anh muốn nói bao lời gió buông lả lơi.
Hình bóng đã quá xa mờ dần theo thời gian.
Kiếp sau xin chắp lời thề cùng sống bước lang thang.

Em ơi ! tình duyên lỡ làng rồi còn đâu nữa mà chờ,
Anh đi lòng vương vấn lời thề nhớ kiếp sau chờ nhau.
Tha hương lòng thương nhớ ngày nào cùng tắm nắng vườn đao.
Gió xuân sang anh buồn vì vắng bóng người yêu.

Rồi mai khi anh xa kinh đô.
Em khóc cho tàn một mùa thơ.
Nhớ người em nương theo cơn gió.
Ru hồn về dĩ vãng mộng mơ.

Thương anh thì thương rất nhiều mà ván đã đóng thuyền rồi.
Đa đoan trời xanh cắt cánh lìa cành khiến chim lìa đôi
Chiều xuống mưa gió tiêu điều reo trên dòng Hương.
Tháng năm chưa xóa niềm sầu vì đứt khúc tơ vương.

Anh ơi, đời đã lỡ hẹn thề thì đâu có ngày về.
Xa anh đời em tắt nụ cười héo hắt đôi làn môi.
Đêm đêm đèn le lói một mình ngồi ôm giấc mộng tình.
Kiếp sau đôi tim hòa chào đón ánh bình minh.

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8xMS8xNS9lLzEvInagaMEZTFhNzJlZGJhNzI2OT kwNjUyNDmUsIC2OTgxYjdkMmJkYjEdUngWeBXAzfEfhdUng6Np IGdp4WeBqlYyBcUIbaBxqEgeMawYXxUaHkgTGFdUngfHwz
Thy Lan

thugiangvu
16-11-2011, 03:47 AM
http://images.paraorkut.com/img/pics/glitters/r/roses_and_butterfly-3268.gifCám ơn chị Thylan , những giòng nhạc xưa
vẫn hay muôn thuở.
Ca sĩ Ngọc Hạ em cũng thích lắm , nhưng sau này có các ca sĩ trẻ lên lại còn hay hơn nữa,
em thích xem và biết về các nhạc sĩ và ca sĩ thời xưa lắm , hình như những dòng nhạc có một chút gì vương vấn ...
buồn trong tâm hồn khi em nghe nhạc xưa .
Mặc dù chỉ nghe người lớn nói lại .......
Mong được đọc thêm nữa chị Thylan nhé.
chúc chị an vui luôn ,
Thugiangvu

thylan
16-11-2011, 07:54 AM
Những bóng hồng trong thơ nhạc: Kỳ 5 Ngày xưa Hoàng Thị...( Phạm Duy - Phạm Thiên Thư)



Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...

Từ tiếng hát cao vút của Thái Thanh, những ca từ của Ngày xưa Hoàng Thị chấp chới đi vào hồn người: “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Chim non lề đường, nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê...”. Phải nói rằng, dạo đó thơ Phạm Thiên Thư là hiện tượng, bởi sau thành công của Ngày xưa Hoàng Thị, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thêm liên tiếp những ca khúc từ thơ Phạm Thiên Thư: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Người ta đua nhau tìm đọc thơ Phạm Thiên Thư - một tu sĩ Phật giáo - bởi hơi hướm thơ vừa nhuốm mùi thiền vừa vương tình trần. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư quá hay mà thơ 4 chữ (như bài Ngày xưa Hoàng Thị) lại cũng tuyệt... Chẳng thế mà tập thơ Đoạn trường vô thanh (hậu Kiều) của ông được trao Giải nhất văn chương - thể loại trường ca (Sài Gòn - năm 1973)... Rồi người ta đoán già, đoán non cô Hoàng Thị Ngọ là ai mà có sức hấp dẫn đến thế, khiến cho người thơ đã nương cửa Phật vẫn phải vướng mùi tục lụy?

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20116/TieuKhuong/02/cap-doia.jpg
Bìa bản nhạc Ngày xưa Hoàng Thị và Chân dung Phạm Thiên Thư - Ảnh: H.Đ.N

“Anh tìm theo Ngọ...”

Phải đến 40 năm sau tôi mới có dịp diện kiến nhà thơ Phạm Thiên Thư, khác với những gì tôi mường tượng: tác giả Ngày xưa Hoàng Thị không mang dáng dấp thư sinh, nho nhã mà đẹp như một... “lão ngoan đồng”. Ông hiện là chủ quán cà phê Hoa Vàng ở cư xá Bắc Hải (Q.10, TP.HCM), tên quán chắc là để nhắc nhớ đến ca khúc Đưa em tìm động hoa vàng nổi tiếng một thời? Câu đầu tiên ông “chào” tôi là một câu lục bát: “Dễ gì được một vần thơ / Mà nghe nghiệp chướng, lại ngờ tiền oan”. Rồi ông kể về Ngọ: “Rất đơn giản, tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô ấy đứng đầu hàng bên nữ, tôi đứng cuối hàng bên nam, tha hồ ngắm... Vào lớp, cô ấy ngồi bàn đầu, tôi bàn cuối. Ngọ học rất giỏi, còn tôi chỉ giỏi... đánh lộn (gia đình tôi vốn có truyền thống võ thuật). Có lần thầy giáo gọi tôi lên trả bài, tôi không thuộc nhưng thay vì lên tận bàn thầy giáo trên bục giảng, tôi chỉ đi đến ngang chỗ Ngọ ngồi thì dừng lại. Ngọ biết ý, mở cuốn tập ra cho tôi... liếc, đọc vanh vách!

Nhà tôi ở đường Trần Khắc Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng... thở mạnh còn không dám, nói chi là...

Đậu tú tài xong tôi vào Đại học Vạn Hạnh”... “Tại sao ông lại trở thành tu sĩ Phật giáo?”. “À, như đã nói, gia đình tôi vốn có truyền thống con nhà võ, từng lập “Học hội Hồ Quý Ly” quy tụ cả trăm người, khiến chính quyền miền Nam lúc ấy nghi ngờ, phải giải tán. Năm 1964 tôi “trôi dạt” vào “ăn cơm chay” ở các chùa: Vạn Thọ (Q.1), Kỳ Quang, Bà Đầm (Q.Phú Nhuận), rồi Đại học Vạn Hạnh... Cho dù đã nương thân vào cửa chùa nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây... Và rồi những tứ thơ tràn về: “Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Chim non giấu mỏ/Dưới cội hoa vàng/Bước em thênh thang/Áo tà nguyệt bạch/Ôm nghiêng cặp sách/Vai nhỏ tóc dài... Em tan trường về/Cuối đường mây đỏ/Anh tìm theo Ngọ/Dáng lau lách buồn... Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Trao vội chùm hoa/Ép vào cuối vở/Thương ơi vạn thuở... Ôi mối tình đầu/Như đi trên cát/Bước nhẹ mà sâu... Mười năm rồi Ngọ/Tình cờ qua đây/Cây xưa vẫn gầy/Phơi nghiêng dáng đỏ/Áo em ngày nọ/Phai nhạt mấy màu/Chân theo tìm nhau/Còn là vang vọng... Dáng ai nho nhỏ/Trong cõi xa vời/Tình ơi... Tình ơi!”...

“Tại sao nhạc sĩ Phạm Duy biết thơ ông để phổ nhạc?”. “Là thế này, năm 1968, tôi có ra tập thơ đượm mùi thiền Phật giáo, in rất ít, chỉ để tặng bạn bè. Cụ Nguyễn Đức Quỳnh (nhà văn) đọc thấy thích mới giới thiệu với nhạc sĩ Phạm Duy, và nhạc sĩ đã phổ 10 bài đạo ca của tôi. Đó là cái duyên để đến năm 1971, nhạc sĩ Phạm Duy lại phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng Thị. Lạ một điều là bà xã tôi bây giờ lại rất giống Ngọ, có thể nói là một chín, một mười”.

Người viết tuy ngồi trong (động) Hoa Vàng nhưng tiếc ngẩn ngơ vì không được may mắn diện kiến nữ chủ nhân để ít ra cũng có thể hình dung được một nhan sắc thuở nào…

Hà Đình Nguyên


Sau đây Thy Lan mời các bạn nghe lại một sáng tác của Phạm Duy - Phổ thơ Phạm Thiên Thư đã từng làm ngây ngất lòng người vào những năm đầu thập kỷ 70

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
Tiếng hát; Thái Thanh
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?Yy9iOC9jYjhjMTmUsIC3Njg1MTQ0NTI0M2NlNTg2YmMwY TUxYjg1YS5cUIbaBmUsICDN8TmfDoHkgWMawYSBIWeB8OgWeBm mUsICgVGjhdUng4cUIbaB8VGjDoWkgVGhhWeBmh8fDE

thylan
16-11-2011, 11:37 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc: Ướt mi với giọng hát khói sương
-Trịnh Công Sơn và giọng ca Thanh Thúy


Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Huế trong một gia đình có 5 người con. Do bà mẹ mắc bệnh nan y nên gia đình Thanh Thúy phải rời đất Thần kinh đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị.

Gia đình họ thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Để mưu sinh và để kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy đã đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, điều khiến cho Thanh Thúy “dám” tự tin xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu chính là giọng hát của mình vốn từng được nhiều lời khen ngợi.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20116/NgocThanh/106/Trinh-Cong-Son.jpg
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở. Dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài màu trắng hoặc lam nhạt… tạo cho nàng ca sĩ xứ Huế này một phong thái thật đặc biệt…

Những bản nhạc Thanh Thúy thường hát là Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước), Kiếp nghèo (Lam Phương), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương)…

Tháng 6.1960, thân mẫu của Thanh Thúy qua đời, điều đó càng làm cho giọng hát của chị thêm não nùng để những ai “lỡ nghe” đều có cảm xúc lâng lâng… Và, như đã nói ở bài trước, có cả một thế hệ văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đâm ra…mê mệt với Thanh Thúy, trong đó có một chàng thư sinh mới tò te bước vào làng nhạc, nhưng sau này rất nổi tiếng: Trịnh Công Sơn!

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20116/NgocThanh/106/Thanh-Thuy.jpg
Ca sĩ Thanh Thúy

Trong tác phẩm Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (của Nguyễn Thanh Ty), nhạc sĩ tâm sự: “Năm đó tôi 17 tuổi, trọ học ở Sài Gòn, đêm nào tôi cũng lò dò đến các phòng trà để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc Ướt mi đầu tiên trong đời…”.
Đó là lần ngồi ở nhà hàng Mỹ Cảnh, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn đã viết vào một mảnh giấy nhỏ, đề nghị ca sĩ Thanh Thúy hát bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Điều chàng bất ngờ là Thanh Thúy đã hát bài này với một cảm xúc thật mãnh liệt, khi hát “…vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh: Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly… Ai nức nở thương đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” – nhớ đến người mẹ bị lao phổi nặng, đang mỏi mòn chờ con trong căn nhà nhỏ ở con hẻm sâu – nàng đã bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi của người ca sĩ tuổi mới tròn trăng đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn nỗi xúc cảm tràn ngập để chàng viết thành ca khúc Ướt mi.

“Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được… Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời: “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca… Buồn ơi trong đêm thâu, ôm ấp giùm ta nhé: người em thương mưa ngâu, hay khóc sầu nhân thế…Trời sao chưa thôi mưa, ôi mắt người em ấy. Từ đây thôi mờ, nước mắt buồn mi em thơ ngây…”. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động…Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói: “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: “Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm…

Cũng chính từ ngõ hẻm nhà nàng mà Trịnh Công Sơn làm tiếp bài Thương một người: “Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi… Thương nụ cười và mái tóc buông lơi. Mùa thu úa trên môi, từng đêm qua ngõ tối, bàn chân âm thầm nói. Lặng nghe gió đêm nay, ngại buốt quá đôi vai. Bờ vai như giấy mới, sợ nghiêng hết tình tôi…”. Đó là hai bản nhạc trong “thuở vào đời” của Trịnh Công Sơn và những kỷ niệm thật đẹp với nữ ca sĩ Thanh Thúy.

Hà Đình Nguyên (TNO)

Mời các bạn thưởng thức hai ca khúc ƯỚT MI và THƯƠNG MỘT NGƯỜI mà chàng nhạc sĩ họ Trịnh đã viết dành riêng tặng ca sĩ Thanh Thúy thuở nào...

ƯỚT MI - Thanh Thúy
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?OC83ZC84N2QyNTU5MTM4NjdlOTFmMjk1Mjk0MWJmNjRhO WI1ZS5cUIbaBmUsICDN8xq_hdUng5cUIbaB0IE1pfFRoYW5oIF Row7p5fHwx
Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa,
Đừng than trong câu ca...

Buồn ơi trong đêm thâu,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Tình ta đêm về,
Có ấm từng cơn mơ em chưa...

Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về
Nghe não nề...
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya
Lạnh ướt mi
Ai còn buồn khi lá rớt trong một cuối đông....

Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Buồn dâng lên đôi môi
Buồn đau hoen ướt mi ai rồi
Buồn đi trong đêm khuya
Buồn rơi theo đêm mưa

Còn mưa trong đêm nay
Lòng em buồn biết mấy
Trời sao chưa thôi mưa
Ôi mắt người em ấy
Từ đây thôi mờ
Nước mắt buồn mi em ngây thơ...

THƯƠNG MỘT NGƯỜI - Thanh Thúy
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?Yi82Yy9iNmMwZTmUsIC1NThkNWY1MWMyMzkxZmM5MTmUs ICzMTBlZjlmOS5cUIbaBmUsICDN8VGjGsMahWeBmmUsICgTeG7 mXQgTmfGsOG7nWl8VGhhWeBmggVGjDdUngnl8fDE
Thương Một Người

Thương ai về ngõ tối sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời lạnh lùng ánh sao rơi
Thương ai về ngõ tối bao nhiêu lá rơi rơi
Thương ai cười không nói ngập ngừng lá hôn vai
Thương nụ cười và mái tóc buông lơi
Mùa thu úa trên môi từng đêm qua ngõ tối
Bàn chân âm thầm nói lặng nghe gió đêm nay
Ngày ai buốt đôi vai bờ vai như giấy mới sợ nghiêng hết tình tôi
Thương ai về xóm vắng đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm người lạnh lắm hay không
Thương ai màu áo trắng trong như ánh sao băng
Thương ai cười trong nắng ngập ngừng áng mây tan

Thy Lan

thylan
23-11-2011, 11:27 AM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Hoa trắng thôi cài trên áo tím - Nhà thơ Kiên Giang


Hơn nửa thế kỷ trước, bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1958) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài thơ còn được biết đến nhiều hơn khi được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc.

Kiên Giang là nhà thơ, soạn giả cải lương (tác giả các vở tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Sơn nữ Phà Ca…), nhà báo - chứng nhân còn sót lại của sự kiện “Ngày ký giả đi ăn mày” (xảy ra vào năm 1974, báo giới miền Nam xuống đường với nón lá, bị, gậy của dân “cái bang” để chống đối chính quyền Thiệu ra sắc luật đàn áp báo chí)… Người viết chơi thân với ông đã gần hai mươi năm nhưng muốn gặp ông thật khó bởi ông luôn dịch chuyển (rất giống với ông bạn thân cùng lứa, cùng làng là nhà văn Sơn Nam).

http://www.thanhnien.com.vn/Picture201111/TuanThanh/11/nhathoKienGiang.jpg
Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng


Năm nay 84 tuổi, mái tóc đã gội tuyết sương đến bạc trắng nhưng nếu có ai hỏi về thời niên thiếu, về Sơn Nam, về Nguyễn Bính (người thầy dạy Kiên Giang làm thơ khi ông mới 17 tuổi) và nhất là về người con gái trong bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím là ông kể một mạch bằng một giọng bùi ngùi, không hề đứt đoạn, làm như những chuyện đó đã thấm vào máu thịt của ông…

“Thuở ấy anh hiền và nhát quá ...”

17 tuổi, anh học trò Trương Khương Trinh (tên thật của Kiên Giang) rời vùng quê Rạch Giá lên Cần Thơ học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) ở Trường trung học tư thục Nam Hưng. Vốn là người có hoa tay: vẽ vời và viết chữ rất đẹp (đến bây giờ chữ của ông vẫn rất lả lướt) nên ông được các thầy cô giáo cho thực hiện một tờ báo (chép tay vào cuốn vở học trò) lấy tên là Ngày xanh. Tờ báo này là đối trọng, giao lưu với tờ Thắm của Trường trung học Ba Sắc, cũng nằm trên địa bàn. Cứ vào chủ nhật mỗi tuần, các cô cậu “nhà báo - học trò” lại quây quần trong một vườn xoài xanh um bóng mát để thực hiện tờ báo. Kiên Giang biên tập bài vở và trình bày (vẽ, trang trí…), còn cô bạn Nguyễn Thị Nhiều thì chép bài vở (có lẽ chữ cô này đẹp hơn chữ của Kiên Giang!).

Tuy mang cái tên rất dân dã nhưng Nhiều rất đẹp với mái tóc dài ôm xõa bờ vai, thỉnh thoảng vờn bay trong gió. Mái tóc ấy, khuôn mặt ấy đã khiến tâm hồn non trẻ nhưng rất lãng mạn của chàng trai sau này trở thành nhà thơ… tơ vương. Gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật nàng thường đi lễ nhà thờ Cần Thơ. Kiên Giang không theo đạo nhưng sáng chủ nhật nào cũng “rình” trước cổng nhà thờ để được “tháp tùng” nàng trên đường đi lễ về. “Yêu nhau” chỉ có vậy: ngoài những cái liếc mắt và những nụ cười thẹn thùng, e ấp thì hai người chẳng còn thứ gì để “trao đổi” nữa cả. Tuy thế, cả hai đều cảm nhận được những tình cảm sâu kín mà họ dành cho nhau. Rồi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, kéo dài suốt 9 năm (1945-1954), việc học hành bị gián đoạn, trường lớp tan tác… Kiên Giang và bạn bè thân thiết (Nguyễn Bính, Sơn Nam…) vào Khu 8 tham gia kháng chiến, và rồi ông lập gia đình trong thời gian này.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20118/TuanThanh/11/hoa-trang-thoi-cai-tren-ao-tim.jpg
Bài thơ và thủ bút của nhà thơ Kiên Giang tặng người viết

“Để nghe khe khẽ lời em nguyện”

Sau này, nhiều lần Kiên Giang tâm sự với người viết: “Điều xót xa (sau này mới biết) là trong những tháng ngày loạn lạc đó, Nhiều vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Năm 1955, nàng quyết gặp mặt tôi một lần rồi mới lấy chồng. Tình cảm cứ ám ảnh tôi khôn nguôi. Tôi đưa hình ảnh và tâm sự của hai đứa vào bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím, làm tại Bến Tre năm 1958. Ở đoạn kết có những câu: “Ba năm sau, chiếc xe hoa cũ/Chở áo tím về giữa áo quan/Chuông đạo ngân vang hồi tiễn biệt/Khi anh ngồi kết vòng hoa tang…”, tôi đã “cho” người mình thầm yêu phải chết đi, để mối tình kia còn nguyên vẹn là của riêng mình. Tuy nhiên, một thời gian sau tôi có dịp gặp lại cố nhân ở Sóc Trăng (lúc này nàng đã có chồng). Sau cuộc gặp gỡ đó, không hiểu sao tôi lại muốn mình (người bạn trai trong bài thơ) chết để bảo vệ quê hương, để không còn vương vấn mối tình thuở học trò. Tôi đã sửa lại đoạn kết như thế ở Hàng Xanh (Gia Định), nhưng hầu như bạn đọc chỉ thích giữ nguyên tác, nhất là khi nó được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc thì bài thơ lại càng nổi tiếng, lan tỏa. Có lần tôi thú thực với bà xã về cái ấn tượng “sắc hoa trắng - màu áo tím”. Từ đó không có màu tím trong tủ áo nhà tôi nữa...”.

Trong thơ là thế nhưng sự thật ngoài đời chẳng có ai chết cả. Năm 1977 họ lại có dịp gặp nhau. 33 năm đã trôi qua kể từ “Thuở ấy anh hiền và nhát quá/Nép mình bên gác thánh lầu chuông/Để nghe khe khẽ lời em nguyện/Thơ thẩn chờ em trước thánh đường…”, bây giờ gặp lại, hai mái đầu đã bạc. Cả hai cố tránh không nhắc nhớ về cái thời cùng học dưới mái trường Nam Hưng, nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn trân trọng “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”.

Kiên Giang kể lại, đầu năm 1999 Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) thực hiện một bộ phim tài liệu về ông mang tên Chiếc giỏ đời người (Kiên Giang đi đâu cũng kè kè một chiếc giỏ, mặt ngoài vẽ chi chít chữ - NV), trong kịch bản có một cảnh quay tại Cần Thơ. Khi ông và ê kíp làm phim đến nhà “người xưa” mời bà Nhiều ra quay cảnh ở nhà thờ chính tòa thì thấy ngôi nhà đóng cửa, lạnh ngắt. Người hàng xóm cho biết bà Nhiều đã qua đời năm 1998. Ông thật xót xa… Hôm sau ông trở lại, cô con gái của bà Nhiều kể rằng lúc bà mất, tang gia có gửi thiệp báo tin cho ông nhưng tiếc là ông đã không nhận được để tiễn biệt người xưa lần cuối thực sự chứ không phải tiễn biệt như trong thơ. Rồi ông cùng người con gái của bà ra nghĩa trang viếng mộ. “Người xưa” bây giờ chỉ còn là di ảnh trên bia mộ, nhưng người con gái đứng bên ông thì lại giống cô Nhiều ngày trước lạ lùng…

Cũng cần nói thêm, năm 2002 người viết đã có giới thiệu (và đăng) bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím trên Báo Thanh Niên. Hôm đó, các sạp báo ở Sài Gòn không còn tờ Thanh Niên nào sót lại, rất nhiều người (có cả những anh chạy xe ôm, xích lô…) đã đến tận tòa soạn để hỏi mua. Ở Cần Thơ cũng “cháy báo”, không còn đủ số lượng cung cấp cho bạn đọc (hồi đó ở Cần Thơ Báo Thanh Niên chưa được in cùng lúc với nhiều chỗ như bây giờ), tòa soạn ở TP.HCM phải in thêm, đưa xuống tặng bạn đọc. Kể như thế để thấy rằng bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím được công chúng miền Nam yêu thích như thế nào.

Hà Đình Nguyên ( thanh niên online)

Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài thơ HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM sáng tác của nhà thơ Kiên Giang, qua phần diễn ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?ZC9iZC9kYmQ1ZjmUsIC0NTY0M2M1NjZiZGQ5MmIzMTmUs ICwZGNiMzY1Zi5cUIbaBmUsICDN8SG9hIFRy4WeBqvInagaMEW eBmmUsICgVGjDcUIbaBGkgQ8OgaSBUmUsICsOqWeBiDDgW8gVM OcUIbaBWeBXxI4WeBdUngTWeBmmUsICgVsOiWeBnx8MQ

Và đây là phần phổ nhạc của nhạc sĩ Huỳnh Anh
Nhạc phẩm HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM qua tiếng hát của ca sĩ Ý Lan
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MS9kMS8xZDFmMzE0ZjQzNmJiYWYxYTk5ZTNiZDI2YTM0M GYyNi5cUIbaBmUsICDN8SG9hIFRy4WeBqvInagaMEWeBmmUsIC gVGjDcUIbaBGkgQ8OgaSBUmUsICsOqWeBiDDgW8gVMOcUIbaBW eBXzDnSBMYW58fDE
Thy Lan

thylan
24-11-2011, 08:40 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Phạm Duy với những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng mình là người “nghiện yêu”, mỗi tình khúc đều liên quan đến một cuộc tình.

Đọc hồi ký của ông (4 tập), mới vỡ ra nhiều điều trong tình trường của Phạm Duy. Điều thú vị là người đưa ra lời khuyên “Muốn biết Phạm Duy yêu như thế nào, những người phụ nữ đó là ai thì nên đọc Hồi ký Phạm Duy” lại chính là ca sĩ Tuấn Ngọc (con rể của nhạc sĩ Phạm Duy).
Đó là vào tối 5.10.2011 trong buổi dạ tiệc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ, được tổ chức tại tư thất của ông bà Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM để chào mừng nhạc sĩ James Durst từ Mỹ sang Việt Nam thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Đêm đó đứng trước mặt ông bố vợ chỉ cách hai bước chân, Tuấn Ngọc thủ thỉ, tâm sự, đôi khi hóm hỉnh - như khi nói về bài hát Tình kỹ nữ: “Tôi chưa có kinh nghiệm về cái thú “kỹ nữ” mà bây giờ người ta gọi là… “bia ôm”, nhưng hồi ấy, mới 25 tuổi mà Phạm Duy đã viết ra những câu như thế này “Ta ôm người đẹp trong tay, bên nhau mà lòng xa vắng. Ta nâng niu làn dư âm của khách năm xưa yêu nàng…” thì đó không phải là cái hời hợt của đám thanh niên “ăn bánh, trả tiền” nữa rồi, mà là vượt thoát ra khỏi cái tầm thường. Con nói thế đúng không bố?”. Phạm Duy chỉ cười rung mái đầu bạc trắng với những lọn tóc xoăn…

http://sctv.vn/WebMedia/Articles/15607/Bonghong288438573.jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy giai đoạn viết Nghìn trùng xa cách - Ảnh: Tư liệu

Lưới tình chật hẹp
Phạm Duy bước chân vào lĩnh vực ca nhạc khi ở lứa tuổi thanh niên, anh là ca sĩ chuyên hát nhạc của Văn Cao trong gánh hát Đức Huy - Charlot Miều đi lưu diễn từ Bắc chí Nam. Năm 1944, gánh hát dừng chân ở Phan Thiết, qua bài hát Buồn tàn thu của Văn Cao, chàng ca sĩ trẻ đã làm quen được với một góa phụ trẻ mang hai dòng máu Việt - Anh. Nàng tên là Hélène, sống ở đồn điền Suối Kiết (cách tỉnh lỵ không xa) với mẹ già và hai người con: Alice (gái) và Roger (trai). Giữa chàng du ca và người cô phụ trẻ đã có một cuộc tình mà theo Phạm Duy là “rất nhẹ nhàng và trong sạch”. Và rồi “người đẹp Tây lai” này cũng mau chóng biến mất trong ký ức của chàng nghệ sĩ du lãng…
Hơn mười năm sau, họ bất ngờ gặp lại nhau giữa Sài Gòn. Lúc này, đôi bên ai cũng đã có gia đình riêng. Hélène mời Phạm Duy về chơi nhà mình trên đường Trần Hưng Đạo. Phạm Duy ngỡ ngàng khi nhìn thấy Alice. Cô bé bây giờ đã là một thiếu nữ tuổi tròn trăng, giống mẹ như đúc, cặp mắt và khuôn mặt phảng phất những nét “Việt - Anh - Hoa” (cha của Alice vốn là người Hoa). Thế rồi suốt trong một năm, cứ đến cuối tuần, Phạm Duy lái xe hơi đến đón Alice đi chơi. “Chú Phạm Duy” trở thành người tri kỷ để Alice trút bầu tâm sự, những “hỉ nộ ái ố” của một cô gái mới qua tuổi dậy thì.

http://sctv.vn/WebMedia/Articles/15607/Bonghong3.jpg
Những kỷ vật: lá khô và lọn tóc - Ảnh: Hà Đình Nguyên

Đặc biệt, Alice thừa hưởng của mẹ năng khiếu thi ca và âm nhạc nhưng có phần vượt trội hơn. Nàng rất thích hát những bản Tình ca, Tình hoài hương, Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới… của Phạm Duy, khiến cho “…Cái lưới ái tình chật hẹp tung lên vào năm 1944 mà không chụp vào đầu tôi, hơn mười năm sau vì không tránh né nên tôi chui tọt vào lưới. Một chiều mùa thu 1957, tôi tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái ừ lặng lẽ”.

Mối tình cao thượng
Phạm Duy kể tiếp: “Lúc đó tôi có ngay quyết định là mối tình này cũng phải cao thượng như mối tình giữa tôi và Hélène. Đã gần mười năm vì quá mê mải soạn nhạc tình tự quê hương, tôi không soạn một bản nhạc tình nào cả. Tôi không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh, dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca (1956). Vì chênh lệch tuổi tác và vì không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để lên xe hoa về nhà chồng.

Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Mỗi cuối tuần gặp nhau, thế là quá đủ… Trong hơn 10 năm (1956-1968), nhạc tình của tôi là đều là những bài viết cho nàng (Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về…).

Là một người rất yêu thơ, trước khi xa nhau, nàng đã viết tới 300 bài thơ để tặng tôi. Chúng tôi gặp nhau thường là để nói chuyện về thơ hay nhạc. Cũng vì nàng yêu thơ nên nếu có những bài thơ hay thì tôi phổ nhạc (Ngậm ngùi, Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Kiếp nào có yêu nhau...) hoặc phát triển từ dân ca (Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Nụ tầm xuân, Bài ca sao, Đố ai...).

Cũng có khi tôi phóng tác thơ nàng thành ca khúc, trong đó có “Tôi đang mơ giấc mộng dài/Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh…” - Tạ Tỵ, người viết chuyện đời tôi, cho rằng đó là bài tình ca hoan lạc nhất của đời tôi…” (trích hồi ký).

Với người viết, ca khúc Nghìn trùng xa cách là một trong những tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát này nhạc sĩ làm sau khi Alice từ tạ ông để đi lấy chồng sau Tết Mậu Thân (1968).

Trong bài hát còn nhắc tới những kỷ vật mà nàng đã tặng ông: “Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt màu, có lũ kỷ niệm trước sau: Vài cánh xương hoa, nằm ép trong thư, rồi cũng tan như bụi mờ. Vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù…”.

Người viết đã có được may mắn, chứng kiến những kỷ vật của Alice trong Nghìn trùng xa cách. Đó là những xác lá khô được ép trong tập thơ tình, là lọn tóc màu nâu “rất Tây” mà nàng đã cắt tặng nhạc sĩ trong một ngày sinh nhật của ông...

Hơn 40 năm sau, những kỷ vật này không hề “tan như bụi mờ” hoặc bị “thả gió bay đi mịt mù” mà nằm trang trọng trong một hộp kính, đủ biết Phạm Duy đã nâng niu, gìn giữ những kỷ niệm với Alice như thế nào…

(Theo Thanh Niên Online)


Sau đây, Thy Lan xin mời các bạn thưởng thức một vài nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy mang những kỷ vật của những bóng hồng Helene và Alice một thời....thật lãng mạn phải không các bạn?

Nhạc phẩm; TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI
Tiếng hát; Thái Hiền
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMS8xMi81LzAvInagaMENTBjOWEyZjdjM2ZlN2 JhMDA5ZjIyMDQ0MTllYmIxMWMdUngWeBXAzfFTDcUIbaBGkgxJ BhWeBmmUsICgTmUsICahIEdp4WeBqlYyBN4WeBdUngZWeBmmUs ICgRMOgaXxUaMOhaSBIaeG7gW58fDI

Nhạc phẩm: NGHÌN TRÙNG XA CÁCH
Tiếng hát: Thái Thanh
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMS8xMi9lLzMvInagaMEZTMzMmMxMWEwZDQwYm QyZDdjZTZmOWM5MmJlZTU5ZmUdUngWeBXAzfE5naMOsWeBiBUm UsICsO5WeBmmUsICgWGEgQ8OhY2h8VGjDoWkgVGhhWeBmh8fDI
Thy Lan

thylan
25-11-2011, 10:46 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc:

Nhà thơ Hữu Loan với Chuyện người con gái hái sim

Bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan được vinh danh là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ XX” và lập những kỷ lục: Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhất (7 ca khúc) và Bài thơ được mua với giá cao nhất (100 triệu đồng, thời điểm năm 2004).

Nhà thơ Hữu Loan thời thiếu niên (đầu thập niên 30 thế kỷ trước) thuộc dạng cực kỳ thông minh. Bố ông là tá điền, nhà nghèo không có điều kiện cắp sách đến trường như các bạn đồng trang lứa, Hữu Loan chỉ được cha dạy cho “chữ có, chữ không”… Vậy mà cậu đỗ đầu kỳ thi cao đẳng tiểu học, rồi rời quê nhà (làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn) để lên tỉnh lỵ Thanh Hóa vừa đi dạy kèm, vừa theo học trường Trung học Đào Duy Từ. Năm 1941, Hữu Loan ra Hà Nội thi tú tài, thi chỉ để “chứng tỏ con nhà nghèo cũng có thể đỗ đạt”. Y như rằng, trong hơn 700 thí sinh, nhưng số người đỗ chỉ “đếm trên đầu ngón tay” ấy lại có tên… Nguyễn Hữu Loan.

http://www.thanhnien.com.vn/Picture20116/MinhNguyet/Thang6/HuuLoan2.jpg
Chân dung Hữu Loan - tranh sơn dầu của Lê Quân


Dạo ấy ở Thanh Hóa có cửa hàng vải và sách báo của bà Tham Kỳ (bà này tên thật là Đái Thị Ngọc Chất, vợ của ông Thanh tra Canh nông Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, nên gọi tắt là bà Tham Kỳ). Bà là người hiền lành, tốt bụng. Thấy “cậu tú Loan” là người hay chữ có tiếng lại thường đến cửa hàng của mình đọc sách, nên đã bàn cùng chồng mời “cậu tú” làm gia sư cho các con của mình, gồm: Lê Đỗ Khôi, Lê Đỗ Nguyên (tức trung tướng Phạm Hồng Cư sau này), Lê Đỗ An và cô con gái Lê Đỗ Thị Ninh…

Trong hồi ký, nhà thơ Hữu Loan viết: “Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước lên khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!”. Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em học, dạy viết… Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo… những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…”.

Có một buổi chiều, anh giáo trẻ đưa cô học trò nhỏ lên chơi ở ngọn đồi gần nhà. “Leo đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời… “Thầy có thích ăn sim không?”. Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ… Khi tôi tỉnh dậy, em ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy, chín mọng… “Thầy ăn đi!”. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo.

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em đưa bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…

Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn, việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm soạn kịch bản. Tôi bàn chuyện may áo cưới thì em gạt đi, bảo là “yêu nhau cốt là ở cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả!”. Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay lại… đẹp trai nên em thường gọi đùa là “anh chồng độc đáo”. Đám cưới được tổ chức tại ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nơi gia đình ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng) - rất đơn sơ nhưng hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần nghỉ phép của tôi trôi qua thật nhanh. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ em không còn là cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi rồi quay đầu nhìn lại… Nếu như chín năm trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này… đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống!

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948. Em ra giặt quần áo ngoài sông Chuồn, vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi nên trượt chân chết đuối… Khi ấy, chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra… Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu, những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nàng có ba người anh đi bộ đội/Những em nàng/Có em chưa biết nói… Tóc nàng xanh xanh/ngắn chưa đầy búi/Em ơi giây phút cuối/không được nghe nhau nói/không được trông nhau một lần/Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím/áo nàng màu tím hoa sim…”.

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương. Viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và chuyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu tím hoa sim…”.

Sau năm 1975, nhà thơ Hữu Loan có dịp vào Sài Gòn. Một hôm đang đi trên phố ông bắt gặp một người đàn ông cụt chân ôm cây guitar cũ kỹ hát xin tiền. Lời bài hát nghe quen quá: “Những đồi hoa sim ơi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về. Rồi một chiều mưa bay, từ nơi chiến trường Đông Bắc đó, lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi…”. Hỏi, mới biết đó là bài Những đồi hoa sim mà lần đầu tiên Hữu Loan được nghe. Ông đề nghị người hành khất hát lại một lần nữa, rồi vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc”, rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ…

Hà đình Nguyên (thanh niên online)

Và sau đây mời các bạn thưởng thức hai nhạc phẩm của hai nhạc sĩ cùng được phổ từ bài thơ MÀU TÍM HOA SIM của nhà thơ Hữu Loan

ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ
Sáng tác: Phạm Duy
Tiếng hát: Elvis Phương
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMC8yMS8xLzYvInagaMEMTZmYzA2Y2ZmZWY0Yj U3NTAwNzY2MDQzYjgxZDU0MDMdUngWeBXAzfMOBWeByBBWeBmg gU-G7qXQgQ2jhdUng4kgxJDGsOG7nW5nIFTDoHxFWeBHZpmUsICyB QaMawxqFdUngZ3x8Mw
MÀU TÍM HOA SIM
Sáng tác: Dzũng Chinh
Tiếng hát: Phương Hồng Quế
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8xOS9mLzkvInagaMEZjk5NTAzZGE0ZDRlMG NhZWJiMGFmMjE4MjJkMTViMzEdUngWeBXAzfE5o4WeBdUngvIn agaMEWeBmmUsICgxJDhdUng5NpIEhvInagaMEYSBTaW18UGjGs MahWeBmmUsICgSOG7k25nIFF14WeBq_fHwy

thylan
26-11-2011, 01:31 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc: Thu của một thời - Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca

Đất Quảng Nam vốn sinh ra nhiều nhân tài và cả nhiều giai thoại. Trong đó một giai thoại hy hữu là có 2 nhạc sĩ đương thời cùng nặng tình với một nàng thiếu nữ, và mỗi người đã sáng tác một ca khúc để riêng tặng nàng. Cả hai bài hát này đều rất quen thuộc với công chúng...

Đó là một giai thoại lý thú mà giới văn nghệ Quảng Nam và Sài Gòn vẫn kể cho nhau nghe: Ngày xưa (thập niên 60), ở một thị trấn nhỏ của tỉnh Quảng Nam, có một cô học trò trung học, ngày hai buổi ôm cặp đi về trên con đường bụi mù phố lẻ. Nàng họ Hồ, tên Thu, có mái tóc dài, mặt trái xoan, da trắng hồng và cặp mắt long lanh như sóng nước hồ thu. Sóng mắt của nàng đã làm trái tim hai chàng nhạc sĩ tài hoa lỗi nhịp. Nhờ đó mà giới yêu nhạc có được hai ca khúc “để đời” mà hát: bài Thu, hát cho người của Vũ Đức Sao Biển và bài Ru con tình cũ của Đynh Trầm Ca.


Người viết là “thằng em” thân thiết của cả hai nhạc sĩ. Mười lăm năm trước, khi tôi vào làm Báo Thanh Niên thì anh Vũ Đức Sao Biển là “sếp” - phụ trách tờ Thanh Niên bán nguyệt san, còn khi anh Đynh Trầm Ca giã từ ngày tháng phiêu dạt ở phương Nam để đưa vợ con về quê (năm 1998) thì chính tôi là người đưa tin trên báo. Chuyện cả hai ông anh cùng yêu một cô gái rồi viết nhạc, tôi cũng đã biết từ lâu nhưng nay mới có dịp... hỏi cho ra nhẽ.

http://static.baomoi.vn/Uploaded/2011_06_08/71/6408588.jpg
Hồ Thị Thu ngày ấy - Ảnh: tư liệu

Với anh Vũ Đức Sao Biển, trong những phát biểu chính thức thì anh không hề nói anh viết Thu, hát cho người cho đích danh một ai cả. Chỉ là một buổi sáng năm 1968, anh lang thang trên đồi sim ở Thăng Bình quê anh, chợt nhớ về một người con gái đã xa mới bật ra những tứ nhạc: “Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm chốn xưa...”, rồi bảo: Những câu thơ Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu đã ám ảnh anh, để anh làm câu tiếp theo Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ, về đồi sim, ta nhớ người vô bờ... Gì thì gì, chính dấu phẩy sau chữ Thu trong cái tựa Thu, hát cho người đã khiến anh bị “bắt quả tang”: viết cho Thu chứ còn ai vào đó nữa!...

Tôi hỏi anh Đynh Trầm Ca thì anh cười khà khà: “Chuyện cũ rích, mà nếu tau kể thì có hay ho chi mô. Tau cho mi số điện thoại của ông anh rể của cô đó và cả của cô đó nữa. Mi hỏi đi!”. Tôi mừng rơn, gọi cho anh Hồ Luân đang ở Quảng Nam. Anh ấy tuôn một tràng: “Thằng Mạc Phụ (tên thật của Đynh Trầm Ca) quen con Thu là qua tui. Dạo đó tui để ý cô chị (tên Liên), Liên bị bệnh, tui muốn đến thăm nhưng đi một mình thì hơi run, bèn rủ thằng Phụ đi theo. Ai dè, tới nhà Liên, hắn gặp cô em, đâm ra như... mất hồn! Còn con Thu có “tình cảm” chi với Võ Hợi (tên thật của Vũ Đức Sao Biển) không thì tui không rõ. Nhưng mà tui thấy nhiều khi người ta hư cấu mà... hay quá trời, đến nỗi mình là người trong cuộc mà còn ngẩn tò te nữa đó. Năm rồi, cô em tôi kể trong cuộc nhậu có một ông lãnh đạo địa phương. Ổng hỏi: “Ở Quảng Nam có hai nhạc sĩ nổi tiếng, quý vị biết là ai không?”. Mọi người đáp: “Vũ Đức Sao Biển với Đynh Trầm Ca chứ ai!”. “Đúng. Vậy hai ông này có đặc điểm gì?”. Đáp: “Cùng yêu cô Thu và cùng viết bài hát cho cô này!”. “Đúng luôn, nhưng mà xuất xứ của từng bài hát ra sao?”. Không ai trả lời được, lúc đó vị này mới kể: “Hai ông này là nhạc sĩ nên chơi thân với nhau. Thân quá, cho nên khi yêu thì cũng yêu một người. Nhưng do ông Đynh Trầm Ca nghèo, mà lại xấu trai còn ông Vũ Đức Sao Biển chẳng những đẹp trai mà còn làm được bản nhạc Thu, hát cho người rất nổi tiếng nên cô Thu... lấy ông này. Khi cặp vợ chồng này có một đứa con thì một hôm ông Đynh Trầm Ca đến thăm bạn cũ, thấy ông Vũ Đức Sao Biển đang ngồi... ru con. Chuyện vãn được một lúc thì ông Vũ Đức Sao Biển bận việc gì đó, mới nhờ bạn ru con hộ mình. Ông Đynh Trầm Ca ngồi ru con (của) người tình cũ, thấy buồn thấm thía, nên mới cảm tác ra bài Ru con tình cũ. He he... Hay quá phải không chú mày?”...

Tôi hỏi nhân vật chính: Thu - người đẹp của một thời: “Chị ơi, sao người ta lại gọi chị là Thu Chuẩn?”. “À, Chuẩn là tên ba của tôi, ở miền quê người ta thường gọi tên “kép” như thế để phân biệt con nhà này với con nhà kia”. Hỏi “chuyện xưa”, chị cười bảo: “Dạo đó tôi với anh Đynh Trầm Ca cũng có tình cảm nhưng chỉ là tình cảm tuổi mới lớn. Hồi quen anh ấy tôi mới học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ) trường Trung học Tiểu La, nhưng rồi không duyên nợ. Tôi lấy chồng năm 1966, chồng tôi người gốc Hà Nội. Một năm sau thì tôi biết anh Đynh Trầm Ca có viết bài Ru con tình cũ...”. “Do đâu chị biết được?”. “Chu choa, bài này được hát ra rả trên radio, không muốn nghe cũng phải nghe! Còn chuyện anh Vũ Đức Sao Biển thì sau này tôi có nghe một người bạn gái kể là anh ấy cũng có tình cảm với tôi và có viết bài Thu, hát cho người. Nếu đúng vậy thì... cũng là chuyện có duyên không nợ...”.

Có một trùng hợp lý thú là cả Đynh Trầm Ca lẫn Vũ Đức Sao Biển đều bỏ quê, trôi dạt vào phương Nam. Đầu thập niên 70 thế kỷ trước, Vũ Đức Sao Biển vào Bạc Liêu dạy học suốt mấy năm rồi lên Sài Gòn làm báo. Sau 1975, Đynh Trầm Ca cũng dắt díu vợ con trôi dạt về Sóc Trăng, An Giang, rồi Sài Gòn... đến năm 1998 mới hồi hương. Anh hiện là ông chủ quán Thạch Trúc Viên ở thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam). Có một chuyện ly kỳ nữa là dạo còn ở miền Tây, một lần Đynh Trầm Ca xuống bến đò thấy cha con một người hành khất, người cha ôm cây đàn guitar cũ kỹ hát, còn đứa con gái cầm chiếc thau nhôm móp méo đi đến từng người để xin tiền. Bản nhạc mà người hành khất đang hát là bài... Ru con tình cũ: “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ. Ngồi ru con như ru tình buồn... Ôi, ba năm qua rồi, lòng chưa nguôi gió bão... Người xa xôi phương nào, người oán trách gì không?”. Đynh Trầm Ca nghe mà thắt cả lòng. Tháng 5.1988, Báo Thanh Niên đăng bài thơ Bất chợt trên bến đò ngang của anh: “...Mười mấy năm rồi người con gái sang sông/Tôi viết lời ca sao buồn quá vậy?/Những lời ca cho lòng tôi thuở ấy/Ai biết bây giờ/Bố con người hành khất dùng để ăn xin?”. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã phổ nhạc bài thơ này.

Hà Đình Nguyên

Mời các bạn thưởng thức hai tuyệt phẩm của hai chàng nhạc sĩ cùng yêu Thu - của một thời

THU HÁT CHO NGƯỜI
Sáng tác: Vũ Đức Sao Biển
Tiếng hát: Quang Dũng
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMC8wOC9mLzMvInagaMEZjM0ODljZmM3OGI2MD I2ZGEzNWI4Zjk3NzNiODZhMWIdUngWeBXAzfFRodSBIw6F0IEN oWeByBOZ8aw4WeBdUngdaXxRdWFdUngZyBExaldUngZ3x8Mg

RU CON TÌNH CŨ
Sáng tác; Đynh Trầm Ca
Tiếng hát: Ngọc Lan
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNC8xNi9hLzYvInagaMEYTZlODhmOTE1OThmMj VhMDIyYTlkNTE1ZDYzZTE2NWMdUngWeBXAzfFJ1IGPGoW4gdMO sWeBmggY8WpfE5n4WeBdUngNYyBMYW58fDM
Thy Lan

thylan
26-11-2011, 11:11 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Trịnh Công Sơn và mối tình với cô bé 15 tuổi

Những ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã ấp ủ mối tình với cô bé Dao Ánh, em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sỹ trẻ.

Khi mới ra trường, Trịnh Công Sơn đã chọn B'lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây của Lâm Đồng để sống và giảng dạy. Trong những tháng ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã ấp ủ một mối tình với cô bé Dao Ánh - em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sỹ trẻ này.

http://www.video4viet.com/news/2011/03/29/images/96G4GC_t538905.jpg
Trịnh Công Sơn và Dao Ánh

Công bố mối tình bí ẩn

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2011), gia đình nhạc sỹ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đã quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Nhà thơ Nguyễn Duy - bạn của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được gia đình nhạc sỹ tin tưởng nhờ biên tập cuốn sách này cho biết: Gia đình Trịnh Công Sơn và bản thân bà Dao Ánh muốn công bố những bức thư này không phải vì muốn kể một câu chuyện đời tư của Trịnh Công Sơn mà thông qua những bức thư, họ muốn mang đến cho người đọc những cảm xúc đẹp, những tình cảm trong sáng. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lý do người nhạc sỹ này có những nhạc phẩm bất hủ.

Các tác phẩm như: Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… của Trịnh Công Sơn gắn liền với giai đoạn diễn ra mối tình này. "Người đẹp" Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn…với lời đề tặng "bản của Ánh đó".

Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, cuốn sách gồm trên 300 trang với khoảng hơn 100 bức thư tình "một chiều" của Trịnh Công Sơn gửi cho một người con gái xứ Huế, Ngô Vũ Dao Ánh. Theo nhà thơ Nguyễn Duy, đây là những bức thư được bà Dao Ánh cất giữ nhiều năm nay. Mới đây, bà Dao Ánh đã mang những lá thư này từ Mỹ trở về Việt Nam và ủy nhiệm cho Trịnh Vĩnh Trinh cất giữ. Số lượng thư trên thực tế nhiều hơn số công bố nhưng có một số bức bị thất lạc và một số bức bị hỏng.

Nhà thơ Nguyễn Duy dự đoán có thể còn có những bức thư khác giữa hai người nhưng bà Dao Ánh giữ lại cho riêng mình. Đa số thư được Trịnh Công Sơn viết từ năm 1964 đến 1967, còn nhiều bức khác viết sau khi bà Dao Ánh trở lại Việt Nam vào những năm 1980. Những bức thư giai đoạn đầu chan chứa những tình cảm yêu đương, còn ở những bức thư sau tình cảm ấy đã chuyển sang một trạng thái khác. Dường như tình yêu chưa dứt nhưng giữa hai người chỉ hoàn toàn là bạn bè. Cuốn sách "Trịnh Công Sơn, thư tình gửi một người" dự kiến sẽ xuất bản vào ngày 8/4 tới đây nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông.

Mối tình trong mơ

Căn cứ vào ngày tháng ghi trên những bức thư thì lá thư đầu tiên được viết vào năm 1964, còn tình cảm của Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh bắt đầu từ bao giờ thì không rõ (bà Dao Ánh sinh năm 1949). Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, Dao Ánh là em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành.

http://www.video4viet.com/news/2011/03/29/images/96G4GC_t538906.jpg
Dao Ánh năm 1964
Nhà thơ Nguyễn Duy thốt lên: "Đây là một mối tình rất quan họ, thánh thiện, lý tưởng, trong sáng... và là một mối tình trong mơ!". Quả thật, hiếm có tình yêu nào trong xa cách mà toàn bộ những trang thư lại chan chứa như những nốt nhạc như thế. Khi ấy, Trịnh Công Sơn vẫn ở B'lao còn Dao Ánh ở Huế. Tình cảm của họ hầu như chỉ trao đổi qua những cánh thư và mối tình ấy đã kết thúc năm 1967. Theo nhà thơ Nguyễn Duy nhận định thì mối tình ấy chấm dứt là vì hoàn cảnh xa cách. Sau này, cả Dao Ánh và Bích Diễm đều lập gia đình riêng. Dao Ánh định cư ở nước ngoài, mãi đến những năm 1980 bà mới trở về Việt Nam và gặp lại Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn dạy tại B'lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm trang thư tình gửi Dao Ánh. Bức thư đầu tiên ghi ngày 17/9/1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui: "Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh... Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên đàng sương mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất...".

Còn bức thư chính thức nói lời chia tay là năm 1967 viết: "Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua. Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây. Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi. Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được...".

Sau hơn 20 năm xa cách, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được ông viết liền một mạch vào đêm mùng 3 Tết năm ấy. Dưới bản nhạc ông viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: "Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình...". Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.

Những lời cuối cùng Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh là những ngày ông nằm trên giường bệnh. Ông không thể cầm bút được, nên phải đọc cho một người bạn viết giùm mình và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: "Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác...".

Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, ông không thể biết mình ấn tượng với bức thư nào nhất vì ông có quá nhiều ấn tượng với chúng. Toàn bộ những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh chỉ có thể gói gọn trong 2 chữ "Quá hay!". Nhà thơ Nguyễn Duy không khỏi ngạc nhiên bởi một người thanh niên 25 tuổi lại có được những tư tưởng, tình cảm sâu sắc đến thế. Những lời trong thư ông thể hiện một lối văn phong tuyệt vời của một người có kiến thức và phong thái trí thức. Những lời thư ấy khác rất nhiều so với những người 25 tuổi bây giờ. Theo nhà thơ, việc gia đình và bà Dao Ánh công bố những bức thư không phải là việc "khoe" một mối tình mà muốn công bố một sự đóng góp của Trịnh Công Sơn cho văn học thông qua những bức thư của ông.

http://www.video4viet.com/news/2011/03/29/images/96G4GC_t538907.jpg
Bức thư Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh

Đêm 29/3/2011 tại sân vườn khách sạn Saigon Morin Huế, một bữa tiệc buffet ấm áp đi đôi với chương trình ca nhạc toàn các sao biểu diễn nhạc Trịnh có tên "Một cõi đi về". Các ca sỹ nổi tiếng tham gia có: Mỹ Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn, Thu Minh, Phương Linh, Lân Nhã.

Đêm kỷ niệm 10 năm ngày mất cố nhạc sỹ tại 3 miền Huế - Sài Gòn - Hà Nội sẽ diễn ra cuối cùng ở thành phố Huế vào ngày 30/3. Tại Cung An Định vào ngày này sẽ diện kiến những ca sĩ nổi tiếng với vé được phát miễn phí cho sinh viên.

Tiếp đến là buổi triển lãm tranh của Trịnh Công Sơn tự vẽ và những bức vẽ chân dung nhạc sĩ tại khách sạn Saigon Morin Huế từ 15-20/4. Tối 1/4, những quán café có nhạc sống mỗi đêm ở Huế, kể cả các quán bar-disco cũng để dành đất cho những ca khúc nhạc Trịnh chơi bằng nhiều thể loại khác nhau. Ngoài ra, theo kế hoạch đã định, hàng trăm hội nhóm yêu nhạc Trịnh sẽ hẹn gặp ở nhà, công viên hay bên bờ sông Hương để đàn hát trong đêm 1/4.

Theo Giadinh.net

Mời các bạn thưởng thức một vài nhạc phẩm mà Trịnh Công Sơn đã viết vào thời gian này

PHÚC ÂM BUỒN
Tiếng hát: Khánh Ly

http://www.nhaccuatui.com/m/xQvMrqCtXa

TUỔI ĐÁ BUỒN
Tiếng hát; Ngọc Lan

http://www.nhaccuatui.com/m/airNbJQjcH

LỜI BUỒN THÁNH
Tiếng hát: Lệ Thu

http://www.nhaccuatui.com/m/2VrywQcizk

NHƯ CÁNH VẠC BAY
Trình bày; Thái Hòa

http://www.nhaccuatui.com/m/do4idxCqPO

CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ
Tiếng hát: Khánh Ly

http://www.nhaccuatui.com/m/wqKRPvFhVc

Thy Lan

thylan
27-11-2011, 07:39 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Diễm của ngày xưa và Diễm của 50 năm sau

Diễm của những ngày xưa

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=404710


Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

http://saga.vn/Saga_Gallery/MemberUploadImage/kimchi/Bich%20Diem%20-%20thoi%20sinh%20vien.jpg
Diễm của ngày xưa - Bích Diễm thời sinh viên

Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.

Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm theo hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoan lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.

TRỊNH CÔNG SƠN (Trong Một Người Thơ Ca, Một Cõi Đi Về)


Diễm xưa' bất ngờ xuất hiện

Hơn 50 năm trôi qua, người phụ nữ trong bài hát Diễm xưa cuối cùng đã công khai tình cảm của mình với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người phụ nữ đó tên là Ngô Thị Bích Diễm, định cư tại California, Mỹ.
Trong chuyến về thăm Việt Nam lần này, bà tiết lộ cho công chúng, những người yêu nhạc Trịnh, về mối tình mà Trịnh Công Sơn đã dành cho bà trong bài Diễm xưa và ngoài đời. Phóng viên Đất Việt trao đổi với bà.

- Thưa bà, vì sao một mối tình sâu đậm với một người nổi tiếng như vậy mà đến nay mới được tiết lộ?

- Tôi là một người ít nói, tính tôi rất ít nói. Vả lại, cái bóng của anh Trịnh quá lớn nên tôi không nghĩ người ta biết Trịnh Công Sơn thì biết về tôi. Bởi vì Diễm xưa đã đi vào huyền thoại, tôi vẫn biết người ta thường hay nói câu "xưa rồi Diễm ơi". Diễm chọn cách im lặng để lắng nghe người ta nói về anh ấy.

Tôi sinh ra ở Hà Nội, nhưng lớn lên ở Huế và vào học ở Sài Gòn, với tôi Huế là một tình yêu bao la bất tận, tôi yêu anh Trịnh như yêu Huế và ôm Huế vào lòng. Huế sinh ra Diễm xưa. Đây là lần đầu tiên tôi tiết lộ về chuyện tình cảm của mình với anh ấy. Từ khi anh ấy qua đời, tôi rất ít về Huế vì có quá nhiều kỷ niệm, nhưng linh hồn tôi đã gửi trọn vào Huế.

http://3.bp.blogspot.com/_NgC8B5xafmo/S6atdY3l9UI/AAAAAAAAAY0/WHNFyGvyCMI/s320/DIEMXUA+6.jpg
Bà Ngô Thị Bích Diễm. Ảnh: Nhân dân.

- Bà có thể cho biết về hoàn cảnh khi Trịnh Công Sơn sáng tác bài Diễm xưa?

- Tôi quen anh Sơn trong một trường hợp rất tình cờ, anh ấy thường hay sang nhà nhạc sĩ Đinh Cường, nhà tôi ở gần nhà anh Cường. Ngày xưa, nhà tôi ở bên này sông và nhà anh Sơn bên kia sông, hằng ngày tôi thường đi qua dưới những vòm cây long não ở hai bên đường Nguyễn Trường Tộ.

Mỗi ngày phải băng qua một cây cầu, hai bên đường là hàng cây long não rồi đến trường. Anh Sơn lúc ấy thường hay đứng lấp ló ở ban-công nhìn he hé liếc qua bên kia sông, thấy bóng dáng tôi đi đi về về. Anh ấy thường hay ngắm nhìn tôi mỗi khi tôi bước qua đoạn đường ấy. Chúng tôi có những kỷ niệm rất khó nói, tôi tặng anh ấy cánh Dạ lan hương rất lớn nên có thể đã gây "chấn động" trong lòng anh.

Và tôi biết, rất nhiều người muốn tận mắt nhìn thấy "Diễm xưa", để xem có thật ở trên đời này có Diễm hay không?

- Bà có thể nói rõ hơn kỷ niệm về những ngày bà ở Huế?

- Mười năm gắn bó với Huế, tôi có một kỷ niệm rất đẹp ở đó, đồng thời cũng là một đau thương. Đó là vào năm 1986, những gì đã xảy ra trong gia đình tôi và với tôi là những mất mát quá lớn, nên bây giờ Huế đối với tôi như là một quê hương thứ hai vậy, là một phần trong cuộc đời của tôi. Tôi rất tự hào vì mình là một phần của Huế.

- Nhiều người cho rằng, một thời gian dài "Diễm xưa" đã yên lặng? Và bà quyết tâm không lập gia đình để giữ trọn mối tình với Trịnh Công Sơn?

- Tính tôi là thế, rất ít nói, mỗi lần về quê, lòng tôi bàng bạc. Trịnh Công Sơn như một dòng sông vậy. Nên khi được trở về quê hương tôi rất hạnh phúc, và thay vì nói ra, tôi chọn cách im lặng. Còn chuyện hơn 50 năm qua tôi không lập gia đình thì không phải đâu, tôi thích cuộc sống như vậy, còn tình cảm tôi dành cho anh ấy là mãi mãi. Tôi vẫn sống một mình, đang làm việc cho một Trung tâm vật lý trị liệu tại Mỹ. Ngoài thời gian rảnh tôi đi làm từ thiện cho nhiều nơi.

- Cảm ơn bà về cuộc trao đổi này.

Nguyễn Phương ( theo báo Đất Việt)

Sau đây, Thy Lan mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm DIỄM XƯA một sáng tác của Trịnh Công Sơn, luôn sống mãi với thời gian...qua nhiều tiếng hát được thể hiện với nhiều phong cách khác nhau

DIỄM XƯA :tiếng hát Thái Hòa

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8xOS9mL2QvInagaMEZmRlYTg4OWUyNGFhNT I5NWNiODA5M2NkN2E3MWUwZDkdUngWeBXAzfERp4WeBdUngFWe BSBYxrBhfFRow6FpIEjDsmF8fDI
DIỄM XƯA: tiếng đàn ghi ta và tiếng hát Nguyễn Đinh Toan

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMC8wMy8zL2YvInagaMEM2ZmNmU4OTmUsIC0Mz mUsICyMWQwZGNlYjMwMTUxMzk4OGI3MjAdUngWeBXAzfERp4We BdUngFWeBSBYxrBhfE5ndXnhdUng4VdUngIMSQw6xdUngaCBUW eB8OgWeBnx8Mg
DIỄM XƯA (có lời tiếng Nhật): tiếng hát liêu trai Khánh Ly
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wMS8wNi9iLzMvInagaMEYjNlMDljNjEzMzI2YT U1MGRmMWYxZDVmM2M1MGJkNGEdUngWeBXAzfERp4WeBdUngFWe BSBYxrBhfEcUIbaBow6FdUngaCBMeXx8Mg
DIỄM XƯA tiếng hát: Hồng Nhung
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wMi8xNS8yLzmUsICvInagaMEMjmUsIC1MDdiYz FiYWNjZGQ4MmI4NmEyYjg3NGYyODk4MDQdUngWeBXAzfERp4We BdUngFWeBSBYxrBhfEjhdUng5NdUngZyBOaHVdUngZ3x8Mg
Thy Lan

thylan
28-11-2011, 09:22 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Thuở Bống là người
Bí ẩn về chuyện tình Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung

Hai người bạn thân lúc sinh thời của cố nhạc sĩ họ Trịnh cho biết ông dành cho cô “Bống” một thứ tình yêu rất đặc biệt, trong khi em gái ông là Trịnh Vĩnh Trinh không đồng ý với nhận định này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/60/2F/tcs1.jpg
Trịnh Công Sơn và cô "Bống" Hồng Nhung, phía sau là ảnh Khánh Ly. Ảnh: Dương Minh Long.


Theo nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, người từng sống chung nhà với Trịnh Công Sơn và đang nắm trong tay gần 7.000 bức ảnh độc về ông, có vô số bóng hồng từng đi qua cuộc đời Trịnh, nhưng người khiến ông hạnh phúc nhất và đàn ông nhất là Hồng Nhung. Có những hôm hai người giận nhau, nhạc sĩ sinh năm 1939 tìm đến nhà Hồng Nhung, thấy cô đi vắng ông buồn bã cả ngày. Dương Minh Long bèn bày kế hẹn Bống đến nhà ăn cơm không nói cho cô biết, Trịnh cũng có mặt ở đó.

Bình thường, tác giả Đóa hoa vô thường là chúa sai hẹn nhưng hôm đó, mới 9h30, ông đã gọi điện hỏi nhiếp ảnh gia chuẩn bị xong đồ ăn chưa rồi đi taxi đến chờ mấy tiếng đồng hồ. 11h Hồng Nhung đến, hai người vừa gặp nhau đã bắt tay, ôm hôn quên hờn giận. Tình cảm của Trịnh Công Sơn với người con gái bé nhỏ Hà Nội từng được gói gọn trong câu hát “Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho”. Vì thế, sự rời bỏ của Hồng Nhung làm Trịnh Công Sơn vô cùng đau đớn.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, mẹ nuôi của Bống, người từng có công thông báo với báo giới về chuyện tình Hồng Nhung - Trịnh Công Sơn chia sẻ thêm rằng, sự chia tay này lỗi không phải ở Hồng Nhung hay Trịnh Công Sơn mà là “Hồng Nhung không thể không đi lấy chồng vào một lúc nào đó. Ngày Nhung cưới, Sơn ốm nặng không thể đi được”. Ngày ông mất, Hồng Nhung đang dở hợp đồng biểu diễn tại Australia, bay về đưa tang rồi lại gạt nước mắt mà đi. Khi ấy, Nhung đang làm dở album “Thủa Bống làm người”. Bống những muốn ra ngay album này, nhưng cha cô khuyên nên để lại đến hai năm sau. Album sử dụng những bức ảnh của Dương Minh Long chụp, bức màu vàng tượng trưng cho dương, bức đen trắng tượng trưng cho âm, nói về sự chia lìa mãi mãi của đôi tình nhân âm nhạc.

Tuy nhiên, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái của Trịnh Công Sơn, không đồng ý với những quan điểm mà hai người bạn ông đưa ra. “Từ ngày anh Sơn mất có rất nhiều tin đồn. Ai thích nói gì thì nói nhưng tôi cho rằng, sự thật vẫn luôn là sự thật, sẽ có lúc phải được sáng tỏ. Đây không phải lần đầu tiên tôi nghe những lời phát biểu về chuyện này, nên không sốc, không ngạc nhiên. Tôi chỉ muốn những người có tâm hãy để anh tôi được yên vì sống hay chết người ta đều cần sự bình yên” - bà Trinh bày tỏ. Theo bà, nghệ sĩ thường rất mơ mộng, cảm xúc làm nên tác phẩm có thể đến từ một hình ảnh đẹp thoáng qua hay những rung động chứ không hẳn từ một tình cảm sâu đậm.

Chia sẻ thêm với VnExpress.net, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cho biết: “Trong cuộc đời anh Sơn, một cô gái mà gia đình xác định là tình yêu sâu đậm của anh là người đẹp Dao Ánh. Anh tôi viết Hạ trắng, Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em xuất phát từ tình cảm đó, nhưng bản thân Dao Ánh chưa bao giờ lên tiếng về điều này. Những tình yêu chân thật không nên phô bày mà cần được nâng niu. Sống trong cuộc sống, theo quan điểm của tôi, im lặng là vàng. Trong cái im lặng đó, mình sẽ hiểu nhau”.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/60/2F/trinhvinhtrinh.1.jpg
Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh. Ảnh: Xã luận.

Bản thân người trong cuộc, ca sĩ Hồng Nhung cho biết cô không có phát biểu gì. “Tôi chỉ muốn nói, tôi luôn là học trò, là người thân của Trịnh Công Sơn” - cô Bống chia sẻ.

Dù một bức màn bí ẩn nhiều tranh cãi luôn bao phủ lên mối quan hệ của Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung, cặp nghệ sĩ này đã có rất nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt. Nhạc sĩ quê hương Thừa Thiên đã viết ba bài hát: Bống bồng ơi, Thủa Bống làm người, Bống không là Bống là dành riêng cho cô ca sĩ ông gặp và quý mến từ những năm 90 thế kỷ 20. Trước đó, cái bóng Khánh Ly đã bao phủ quá nặng lên những tác phẩm nhạc Trịnh. Người nghe nhạc Trịnh chỉ chấp nhận cái khàn, cái thư thả, dửng dưng, nhẹ như bấc mà nặng như chì trong cách hát của giọng ca Đà Lạt mà không chịu mở lòng với bất cứ ai khác, bất cứ cách làm mới nào khác. Thế mà Hồng Nhung làm được.

Sự thành công của Bống một phần chính bởi cách ưu ái của Trịnh Công Sơn khi ông nói: “Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với (...) thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ”. Hồng Nhung chọn cách hát dương tính trong khi nhạc Trịnh đầy tính âm, đi vào trong chứ không ra ngoài. Cái đáng kể ở đây là cả hai đã tìm cách hòa nhập vào nhau, nói như cách nói của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái - Hồng Nhung chín sớm và Trịnh Công Sơn xanh muộn lại. Nhung vẫn hát dương tính nhưng biết cách đi vào đáy cảm xúc của ca từ rồi mới ra ngoài, hát đầy khắc khoải. Đó có lẽ là sự kết tinh của mối quan hệ mà Trịnh tự nhận xét là “thân quá không biết nên gọi là gì”.

Suốt 62 năm trong “cõi tạm”, cuộc đời Trịnh Công Sơn bao phủ bởi rất nhiều chuyện tình huyền hoặc, ban đầu là Diễm, là Quỳnh Hương, là Nguyệt, Bích Khê, về sau có Hoàng Lan, Michiko, có V.A, Dao Ánh, Hồng Nhung... nhưng định mệnh vẫn cứ bắt ông phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Cũng có lần Trịnh hân hoan thông báo với mọi người về đám cưới, nhưng rồi ông lại ngậm ngùi bảo thôi. Đó là sự tử tế của người đàn ông không muốn người đàn bà nào vì mình mà khổ. Người đàn bà nào yêu Trịnh cũng rất hạnh phúc bởi những giây phút thăng hoa, nhưng về khía cạnh trần tục thì bất hạnh. Ông là một tâm hồn mong manh, dễ vỡ, yêu đàn bà bằng một tình yêu mang hơi thở Phật giáo chứ không mang lại cho họ một mái ấm, một đứa con. Các giai nhân từng đi qua đời ông, người ngắn người dài nhưng không ai oán trách bởi đó đều là thứ tình yêu thần tượng chuyển thành tình yêu trai gái.

Khánh Ly không có một cuộc tình với Trịnh Công Sơn, nhưng định mệnh như đã gắn liền tên cô với tên ông. Cô yêu thương Trịnh như một người bạn, một người anh, một người thầy, và cả một người tình. Khánh Ly thường nói: “Tuy không một ca khúc nào của Trịnh Công Sơn viết riêng cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng hầu hết ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được viết cho Khánh Ly”. Trong số những bức ảnh của Trịnh Công Sơn, người ta nhắc nhiều đến bức hình ba người, Khánh Ly ngồi trên lòng Trịnh Công Sơn, đứng cạnh đó là chồng cô. Có lẽ, người đàn ông đó hiểu mình có nhiệm vụ bảo tồn thứ tình đã thành vĩnh cửu trong tâm hồn vợ. Điều này vượt qua mọi thói ghen tuông tầm thường. Đó cũng là một nét tinh hoa văn hóa.

Sau gần một thập kỷ rời bỏ “cõi tạm”, ký ức về Trịnh vẫn sống mãi trong tâm tưởng gia đình, bè bạn, công chúng yêu mến âm nhạc. Đêm nhạc với những bài hát về thân phận, về “cõi tạm” của ông: Một cõi đi về, Ở trọ, Nắng thủy tinh, Nhớ mùa thu Hà nội, Quỳnh Hương… khắc hoạ lại chân dung Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, tối 28/11. Tiếc rằng cả ba ca sĩ hát thành công nhất nhạc Trịnh đều vắng mặt. Sinh thời, Trinh Công Sơn từng viết: “Khánh Ly, một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau. Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất. Vĩnh Trinh, một người em ruột phải bù đắp vì không kịp thấy bố khi vừa ra đời, một người thích hát và hát hay những bài hát của anh mình. Lưỡng lự giữa đời ca hát và đời thường. Tuy nhiên cái nghiệp ca hát lại trói buộc ở chặng đời mà mọi ràng buộc khác không còn ý nghĩa nữa. Thế cũng là một điều may mắn cho đời, và cho tôi. Hồng Nhung, một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai? Khánh Vĩnh Hồng hay Ly Trinh Nhung là điều phải có, gần như tất yếu, trong cuộc đời sáng tác của một người”. Khánh Ly ở hải ngoại, trong khi Hồng Nhung và Trịnh Vĩnh Trinh đều cho biết vì bận việc mà không thể tham gia đêm nhạc. Thay vào đó là sự góp mặt của những ca sĩ: NSƯT Đức Long, Mỹ Linh, nhóm Con Gái, Phương Anh và Ái Vân.

Ngọc Trần (VN Express)

Mời các bạn thưởng thức tiếng hát Hồng Nhung qua một Album nhạc Trịnh
THUỞ BỐNG LÀ NGƯỜI

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/mp3playlist.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/xml/playlist/kncHyLnNdNADNsitLDJyFHLn&autoplay=false&wmode=transparent

Ngoài Thuở Bống là người, sau đây là một bài hát nữa Trịnh Công Sơn đã viết riêng tặng Hồng Nhung
BỐNG KHÔNG LÀ BỐNG - tiếng hát của cô Bống Hồng Nhung

http://www.nhaccuatui.com/m/uLAM9u_DmY
Thy Lan

thylan
28-11-2011, 09:47 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - "Coi như phút đó tình cờ" - Nguyệt ca của Trịnh Công Sơn



Gặp người đẹp, Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh “chán tình”, vì cho rằng mình yêu nhầm.

Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, đối bờ với nhà tôi, thuộc phường Vỹ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt, rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai “vì anh ấy lai Tây”.

Chỉ một chuyện vô tình rất nhỏ, thế mà Trịnh Công Sơn cảm thấy bị xúc phạm, anh không thể hiểu nổi một người mình yêu mà lại có một quan niệm thẩm mỹ “lệch lạc” đến như thế. Tất cả những yêu thương Nguyệt trong lòng anh bỗng nhạt nhoà hết. Anh viết bài Nguyệt ca. Anh ca ngợi cô nàng Nguyệt hết lời khi “trăng là Nguyệt”.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/03/22/trinhcongson179a2.jpg

Nhưng khi anh phát hiện ra: “Từ trăng thôi là Nguyệt”, Nguyệt không phải là người anh mơ uớc, anh xem chuyện anh yêu Nguyệt “coi như phút đó tình cờ” và về sau anh không nhắc đến Nguyệt nữa. Tuy nhiên đối với tôi và nhiều bạn bè của anh, mong sao Sơn có nhiều dịp yêu “tình cờ” như thế để anh có thêm nhiều Nguyệt ca nữa.

Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, về sau có thêm Bich Kh. (như tôi đã viết nhiều lần), có Chu Nguyệt Ng., có Michiko, có Hồng Nhung... nhưng định mệnh vẫn cứ bắt anh phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Nếu anh còn sống thêm vài mươi năm nữa, sẽ “còn ai nữa”... và cũng thế thôi.

Nếu anh bước qua khỏi cái ngưỡng ấy thì chưa chắc anh đã có được cái địa vị “người sáng tác nhiều nhạc tình hay nhất thế kỷ”. Tôi viết điều ấy với kinh nghiệm thực tế. Có một người làm thơ, bạn của Trịnh Công Sơn, cưới được một cô nàng hồi đi học ngồi cạnh Dao A. của Sơn, về sau “người ấy” không còn thơ nữa (đó không phải là một trường hợp cá biệt). Trịnh Công Sơn bị “tình phụ”, còn người ấy lại bị “thơ phụ”.

Hơn sáu mươi năm nhìn lại cuộc đời, tôi xin tạ ơn những giai nhân đã làm “sáng giá” cho tuổi trẻ của chúng tôi. Vẻ đẹp của các cô là hành trang đẹp cho suốt cuộc đời theo đuổi chân thiện mỹ của lứa tuổi tôi. Chúng tôi không những giữ hình ảnh các cô trong tâm hồn mà còn giữ được hình ảnh thực của người đẹp trong các tập album.

Cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cám ơn Trịnh Cung, cám ơn Đinh Cường... nhờ tài năng của các bạn mà những người đẹp trong tâm hồn, trong các tập album của thế hệ chúng ta trở thành vĩnh cửu.

(Xã luận)



Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm NGUYỆT CA
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Tiếng hát: Thái Hòa và Trịnh Vĩnh Trinh
http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMS8xOS83L2EvInagaMEN2ExYzFiZjY4MDmUsI CxZGNkOTgwMGQ0YjE3OTM0YzdkZWUdUngWeBXAzfE5ndXnhdUn g4d0IENhfFRow6FpIEjDsmEgZnQdUngIE5ndXnhdUng4d0IENh fHwy

Thy Lan

thylan
10-07-2012, 07:31 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Nhạc sĩ Trần Hoàn với LỜI NGƯỜI RA ĐI

Sinh thời, nhạc sĩ Trần Hoàn luôn tự nhận mình là “nhạc sĩ không chuyên”, bởi trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, ông đều được bố trí vào những chức vụ quản lý. Tuy thế, gia tài âm nhạc mà ông để lại hầu hết là những ca khúc tuyệt hay.


Để có được những ca khúc đó, chắc chắn là nhờ sau lưng ông có một “thiên thần hộ mệnh”. Người ấy lúc ở gần thì động viên, phà hơi tiếp sức cho ông thêm nguồn cảm hứng, lúc cách xa lại là tâm điểm ông hướng về để sáng tác. Người ấy chính là người bạn đời đầu ấp, tay gối của ông: Nguyễn Thanh Hồng.

Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, quê Quảng Trị. Ông là con của một công chức nhỏ thời Pháp thuộc, mẹ ông hát dân ca miền Trung, hát ví dặm rất hay (vợ ông gốc Nghệ An cũng rất giỏi dân ca, cho nên những bài hát mang âm điệu dân ca miền Trung, ví dặm của ông như: Lời người ra đi, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Vỗ bến Lam chiều…thành công được là nhờ hai người ấy). Nhờ những câu ru của mẹ mà tính cách nghệ sĩ trong con người Nguyễn Tăng Hích dần dần hình thành. Và những sáng tác đầu tay của ông ra đời trong những ngày đầu sục sôi không khí Cách mạng tháng Tám (1945): Học sinh vui tươi, Trên đường về, Hồn nước… Trong một cuộc thi âm nhạc cấp địa phương, bài Hồn nước đã được trao giải, đó cũng là bệ phóng để chàng trai trẻ tâm nguyện suốt đời cống hiến cho đất nước, cho âm nhạc. Mê bài hát Thiên thai của Văn Cao, thích nhất là câu đào nguyên xưa Lưu Nguyễn quên trần hoàn. Vậy là lấy ngay chữ “trần hoàn” làm tên của mình, thay cho Tăng Hích nghe có vẻ “lấy sức mà đẩy”!


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/MinhNguyet/Thang%201/Bonghong1.jpg
Vợ chồng nhạc sĩ Trần Hoàn lúc trẻ


Thư tình viết trên thông báo

Sau Cách mạng tháng Tám, ông vào chiến khu Quảng Bình rồi trở thành người phụ trách Đội tuyên truyền văn nghệ, địa bàn hoạt động của Trần Hoàn trải dài khắp Bắc Trung bộ (khu 4). Một hôm trong giờ giải lao, anh em đang đánh cờ tướng, reo hò ầm ĩ, bỗng… im bặt vì mẹ Thiệng đang đi vô. Họ im không phải vì mẹ Thiệng mà là phía sau mẹ, một cô gái với mái tóc xõa ngang vai, đôi mắt bạo dạn, miệng chúm chím cười duyên dáng. Dù trang phục chỉ là chiếc áo nâu mộc mạc nhưng nhan sắc ấy đủ làm sáng bừng một góc chiến khu khiến các chiến sĩ đang reo hò bỗng im re! Và từ lúc đó, hình bóng duyên dáng của cô “hoa khôi” Huyện ủy viên huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã in sâu vào tiềm thức của chàng nghệ sĩ trẻ. Mãi một thời gian sau Trần Hoàn mới đánh liều viết vào mặt sau tờ thông báo của Sở Thông tin: “Hồng, em có nhận lời làm vợ anh không?” và trao cho người ấy. Chị đỏ mặt nhưng nhanh chóng trả lời liền: “Không, anh ạ!”. “Vì sao?”. “Vì… anh là một nghệ sĩ!”. Nói thì nói thế thôi, chứ ai mà chẳng xao xuyến trước một cán bộ đẹp trai, đa tài như anh. Lễ cưới của họ diễn ra khi chị vừa 19 tuổi. Đêm tân hôn vào mùa trăng non, trong căn nhà của mẹ Thiệng (mẹ chị Hồng), họ dìu nhau ngồi bên song cửa nhìn ra phía trước sân có mấy tàu cau khô, xa xa là bãi mía… và chú rể viết tặng cô dâu ca khúc Hoàng hôn đêm trăng với những câu: Ngồi tì tay trên gối bâng khuâng. Nhìn qua song trông thấy đêm trăng. Mía xao xác trong cây gió đàn. Tàu cau khô rung đôi lá vàng. Vầng trăng như chia sẻ đôi bên. Nửa in gối chiếc, nửa cô đơn… Nhưng chỉ sau tuần trăng mật ngắn ngủi, ông phải chuyển ra Bắc, phụ trách hoạt động văn nghệ trong lòng địch vùng tả ngạn sông Hồng. Trong những giờ phút lưu luyến chuẩn bị chia tay của đôi vợ chồng vừa mới cưới, ông làm tặng vợ bài Lời người ra đi: Một chiều anh bước đi, em tiễn chân anh tận cuối đồi. Nghe dặn lời: Rằng chiến đấu đừng sờn lòng. Rằng sóng gió đừng sờn lòng. Đừng nề gian khổ… Súng còn vang, dân lầm than, đây chiến trường thề quyết xông pha… Quả thật, trong hoàn cảnh ấy, phải “kiên gan” lắm Trần Hoàn mới có được những ca từ sắt son, kiên định như thế. Ngày nào nghe tiếng chim, ca líu lo trên cành hoa đào, em nhủ thầm, rằng bóng dáng người tình về, về đến bến đò đầu làng là giờ anh về… em ơi… Lời người ra đi là bài hát Trần Hoàn làm để riêng tặng người vợ mới cưới của mình nhưng đã trở thành bài hát chung của nhiều thế hệ thanh niên giã từ người yêu lên đường chiến đấu. Khởi đi từ đôi song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc này mà một trong những ca sĩ hát thành công nhất là Bảo Yến.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/MinhNguyet/Thang%201/Bonghong2.jpg
Bìa nhạc phẩm Lời người ra đi - Ảnh: T.L

Nhạc sĩ Trần Hoàn qua đời ngày 23.11.2003 tại Hà Nội. Bà Thanh Hồng tính rằng họ lấy nhau được 53 năm nhưng phải trừ đi 15 năm xa nhau liên tục vì hoàn cảnh chiến tranh. Còn lại 38 năm họ đã ân cần chăm sóc nhau từng li từng tí. Nhưng, kể cả 15 năm xa cách và ngay ông đã đi vào cõi miên viễn thì bà vẫn tin chắc rằng “không giây phút nào tình yêu của họ phai nhạt”. Bằng chứng là sau khi ông mất, bà Thanh Hồng đã công bố tập sách Những lá thư vượt tuyến tập hợp khoảng 160 bức thư của hai ông bà gửi cho nhau khi nhạc sĩ Trần Hoàn đi chiến trường B. Tập sách này cùng với khoảng 600 ca khúc của ông đã được bà trao tặng cho Trung tâm lưu trữ quốc gia 3 vào năm 2011.

Trong 600 ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn, ông chỉ viết tặng vợ ông 4 ca khúc: Hoàng hôn đêm trăng, Lời người ra đi, Đợi anh về và Vỗ bến Lam chiều. Bài Vỗ bến Lam chiều tuy phổ từ thơ của Thúy Bắc nhưng Trần Hoàn thấy như chính mình viết cho người vợ son sắt, thủy chung: Mẹ sinh em bên dòng sông Lam, tóc hoen nắng gió, mặn mòi gió biển, bụi đỏ bám sao mà yêu mến thế! Vắt vẻo cầu tre lời hẹn níu bờ xa, dù chiến tranh phải xa, lòng không hề xa vắng. Âm vang đôi bờ câu hò ví dặm, theo anh qua trăm suối nghìn đèo...”. Và với bà, dù 53 năm chỉ có 4 bài, nhưng như thế là quá đủ cho tình yêu của họ.



Sau đây là một vài nhạc phẩm tiêu biểu và nổi tiếng của Nhạc sĩ Trần Hoàn. Mời các bạn cùng thửơng thức

Lời Người Ra Đi - Tiếng hát: Bảo Yến

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8yNy9iL2MvInagaMEYmMzOTYzNWY2YjU0OW NiOGMzOWE4ODlhZWFjNDdkNzQdUngWeBXAzfEzhdUng51pIE5n xrDhdUng51pIFJhIMSQaXxC4WeBqjWeByBZ4WeBq_WeBnx8Mg


Đợi anh về - Tiếng hát: Ngọc Ký

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8xMS8yMS9hL2EvInagaMEYWFkY2RhNGYxZjUxM2 NhOTgzZmZjZWYwZDg2YTdiOGYdUngWeBXAzfMSQ4WeBdUngjaS BhWeBmggddUngG7gXxOZ-G7jWMgS8O9fHwz

Sơn nữ ca - Trình bày: Thanh Long bass

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?Yy9kNC9jZDQyNGYyOTI2YjY4ZTE0MjE3NTQ2MWNkZTY3N GRmNS5cUIbaBmUsICDN8U8ahWeBiBO4WeBdUngvInagaMEIENh fFRoYW5oIExvInagaMEWeBmmUsICgQmFzmUsIC3x8MQ


Giữa mạc tư khoa nghe câu hò nghệ tĩnh - Ngọc Sơn

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?ZC80Ny9kNDmUsICwZjY0ZTJiZWZjODU3MzMyNGIyODUyM DgzNGRmMS5cUIbaBmUsICDN8R2nhdUng69hIG3hdUngqFjIHTG sCBraG9hIG5naGUgY8OidSBow7IgWeBmdo4WeBdUngHIHTEqW5 ofE5n4WeBdUngNYyBTxqFdUngfHwx

Thy Lan kính mời
(nguồn Thanh niên online)

thylan
21-03-2013, 03:00 PM
“Mối tình thơ nhạc 10 năm” của Phạm Duy – Lệ Lan


Chuyện này đã đến với tôi rất sớm và từ nhiều mối. Có thể từ những năm cuối của thập niên 50 của thế kỷ trước. Thông tin về chuyện tình này tôi ghi lại từ nhạc sĩ Phạm Duy trong những trường hợp rất tình cờ. Rồi thỉnh thoảng tôi hỏi ông một câu để check lại một sự việc đã đến với tôi từ các nguồn đáng tin cậy khác.

http://www.giaidieuxanh.vn/Image/16/pd-ll.jpg
Tôi biết rõ chuyện tình ấy nên sau khi đọc Hồi ký của ông, từ Pháp (1996), qua điện thoại vệ tinh, tôi hỏi ông: “Chuyện tình thơ nhạc của anh với Lệ Lan sâu đậm và ảnh hưởng đến nhiều nhạc phẩm của anh như thế, đã in ấn, tái bản nhiều lần “nhạc Phạm Duy-thơ Lệ Lan” như thế, sao không thấy anh viết gì trong Hồi ký của anh cả vậy?”. Phạm Duy trả lời: “Bà ấy bây giờ sống rất hạnh phúc với một ông chồng biết thương yêu vợ và mấy đứa con ngoan.Tôi không nhắc lại mối tình thơ nhạc với bà làm gì, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người mình từng yêu mến suốt mười năm”. Tôi hơi bị sốc nên nói ngay: “Một chuyện có ảnh hưởng đến âm nhạc của anh như thế mà anh không viết thì em sẽ viết”. Phạm Duy biết tính tôi “nói là làm” nên bảo tôi: “Em là người cầm bút ở trong nước, tùy em!”.

Vào khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ 20, trên báo Công Dân ở Huế có đăng chuyện một người đi tắm biển Thuận An vô tình nhặt được một tập thơ viết tay, nét chữ con gái mềm mại ký tên Hàn Lệ Lan hay Lâm Lệ Lan gì đó mà tôi không còn nhớ rõ. Bài báo trích đăng mấy bài thơ mới, nói lên một mối tình thơ kín đáo nhưng cũng cháy bỏng. Bài báo làm xôn xao dư luận những người làm thơ ở Huế lúc ấy. Phải chăng vừa xuất hiện thêm một nàng T.T.Kh. nữa? Sau đó một thời gian, tôi mua được mấy nhạc phẩm của Phạm Duy, trong đó có bài ghi: nhạc Phạm Duy – thơ Lệ Lan. Tôi lại nghĩ: Chắc nhạc sĩ Phạm Duy đọc báo thấy thích thơ của Lệ Lan nên phổ nhạc thế thôi. Không ngờ, đây là một “chiêu” để hợp thức hóa chuyện quan hệ tình cảm giữa nhạc sĩ Phạm Duy và nàng thơ bé nhỏ Lệ Lan, mở đầu cho một câu chuyện tình thơ nhạc kéo dài đến 10 năm.

http://www.giaidieuxanh.vn/Image/0pd-moitinh.jpg
Khoảng cuối tháng 7.1965, Phạm Duy định đưa tôi về nhà một người yêu của anh ở Lái Thiêu. Tôi hỏi người ấy là ai? Anh đáp: “Lệ Lan”. “Trời ơi, Lệ Lan? Người có thơ được anh phổ nhạc lâu nay phải không?”. “Đúng rồi!”. Ngay lúc đó, ông N.T.A. - Bộ trưởng Giao thông vận tải, là bạn Phật tử với tôi - cho người đến Nhà hát tìm và đưa tôi về ẩn náu trong nhà ông trên đường Đoàn Thị Điểm. Tôi chưa kịp về Lái Thiêu, bỏ mất một cơ hội nói chuyện thơ nhạc với Lệ Lan. Gần một năm sau, trong một buổi hát Tâm Ca tại một cơ sở Phật giáo, tôi gặp Lệ Lan. Một người con gái trên hai mươi tuổi, không phấn son mà đẹp như một tài tử xi-nê. Cô có đôi mắt thăm thẳm, đôi môi mọng như lúc nào cũng có thể khóc được. Nhưng gặp người đẹp giữa mùa tranh đấu mất còn nên tôi không chuyện trò gì được ngoài mấy câu thăm hỏi.

Sau đó không lâu, tôi về Huế rồi đi kháng chiến. Chuyện tình của Phạm Duy và Lệ Lan nhạt dần trong tâm trí tôi. Mãi đến cuối năm 1987, nhân có nhà báo Lê Quý Biên về nước, Phạm Duy viết thư nhờ tôi “lấy dùm anh một bó thư tình và 3 cuốn thơ tình anh gửi nơi anh Lê Ngộ Châu. Về già, ai cũng muốn ngó vào dĩ vãng. Em giúp cho Biên trả lại cho César nhé!” (Thư tay viết ngày 14.12.1987). Nhưng than ôi, tôi vào TP.HCM gặp ông Lê Ngộ Châu tại nhà riêng ở số 160 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) thì được biết hồi cuối những năm 70, có một họa sĩ thế hệ đàn anh của nhạc sĩ Phạm Duy đến thăm và bảo đã được sự đồng ý của Phạm Duy, hãy cho ông ta mượn đọc “bó thư tình và 3 cuốn thơ tình” nặng đến 5 ký của Phạm Duy. Lê Ngộ Châu là một người rất tin người, nhất là các bậc trưởng thượng từ Hà Nội vào. Tưởng thật, ông mở tủ lấy bó kỷ vật của Phạm Duy - Lệ Lan đưa cho người họa sĩ già. Và từ đó không còn biết người đó ở đâu để đòi lại nữa. Khi nhận được tin Phạm Duy xin nhận lại bó ảnh màu-thư-thơ tình, Lê Ngộ Châu ân hận vô cùng. Phạm Duy biết Lê Ngộ Châu đã bị lừa, nên chỉ trách ông nhẹ dạ chứ không giận. Nhiều lần ông nhờ tôi ra Hà Nội tìm giúp cho ông. Nhưng tôi cũng bó tay. Từ đó, mỗi lần ghé thăm ông Lê Ngộ Châu, hai chúng tôi lại nói chuyện về mối tình 10 năm của Phạm Duy với Lệ Lan. Lê Ngộ Châu đã đọc hết bó thư và thơ của Phạm Duy và Lệ Lan. Ông kể cho tôi nghe và bảo tôi: “Nếu có dịp, có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Người yêu âm nhạc Việt Nam sẽ rất thú vị khi biết được từ những động thái tình cảm nào giữa đôi tình nhân này mà Phạm Duy phổ thơ hay sáng tác nên những bản nhạc tình trong vòng 10 năm (1959-1969) ấy.”

http://www.giaidieuxanh.vn/Image/0pd-moitinh2.jpg
Rất tiếc, bó thư chưa tìm được và Lê Ngộ Châu cũng đã từ giã cõi trần vào ngày 24.9.2006. Tôi viết bài “Mối tình thơ nhạc...” này một phần để ghi lại chuyện tình hiếm có trong đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam, một phần để hiểu sâu sắc hơn âm nhạc của Phạm Duy và một phần cũng để chia sẻ bớt nỗi bận tâm vì làm mất kỷ vật của bạn ông chủ báo Bách Khoa Lê Ngộ Châu – người mà thế hệ của tôi ở miền Nam rất quý trọng.

Tình mẹ từ chối lại rơi vào...
Sống ở Hà Nội trong độ tuổi đôi mươi, chàng nhạc sĩ “hát rong” Phạm Duy có yêu một người con gái Hà thành. Người đẹp, lại xuất thân trong một gia đình khá giả, nên Phạm Duy chỉ được yêu thôi chứ chẳng được gì. Về sau, người đẹp lập gia đình, có con, hạnh phúc. Đến sau năm 1954, Phạm Duy được biết người đẹp đã di cư vào Sài Gòn; vắng bóng chồng, người đẹp chỉ sống với con. Nhớ người xưa, Phạm Duy tìm đến thăm rồi đàn hát thổ lộ tâm sự về những điều ngày xưa không bày tỏ với nhau được. Người đẹp rất quý trọng người bạn có chút tình cũ, nhưng luôn luôn giữ một khoảng cách. Nhiều lần Phạm Duy muốn lấp cái khoảng cách đó bằng âm nhạc, bằng tâm sự, bằng những lá thư tình, nhưng vô hiệu. Không ngờ, tất cả những tình cảm của Phạm Duy dành cho người đẹp đã làm rung động trái tim của cô con gái còn rất nhỏ của nàng. Không ai ngờ tình yêu dành cho mẹ, bị mẹ từ chối lại rơi vào con - cô bé Lan. Lan đang tập tễnh làm thơ, bắt được nguồn cảm hứng yêu người bạn của mẹ, cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Lan thể hiện sự khát khao yêu thương vào thơ và kín đáo gởi đến người bạn của mẹ. Nhận được tình yêu của cô bé – con gái của bạn mình - qua thơ, Phạm Duy vô cùng xúc động và bất ngờ. Cho đến năm 1959, đã có hàng chục người đẹp “lao tới” và không bao giờ quên nhau, nhưng chưa từng có người nào trẻ và xuất hiện trong một hoàn cảnh “trớ trêu” đến như thế. Phạm Duy rất đắn đo, nhưng rồi ông bị cô bé “tấn công” bằng thơ liên tục. Dần dần, hình ảnh cô bé - con của người yêu cũ mờ dần và hiện lên trong tâm trí ông hình ảnh tác giả của những bài thơ tình. Yêu Lệ Lan làm cho tâm hồn ông trẻ lại, thăng hoa; ông được sống với một mối tình thơ nhạc vô cùng lý tưởng như ông viết trong Hồi ký tập 3, tr. 247: “... cuối tuần lái xe đi đón người tình rồi chúng tôi ngồi trong xe hơi hay trên một bãi cỏ hoang ở vùng ngoại ô, nói với nhau những chuyện cao xa, thơ mộng”. Ông ghi lại sự trong sáng, hạnh phúc êm đềm đó trong bài Ngày đó chúng mình:

Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
Và xe tơ kết tóc - giam em vào lòng thôi
Ngày đôi ta ca vui tiếng hát với đường dài
Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi
Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
Ôi những cánh tay đan vòng tình ái
Ngày đó có ta mơ được trọn đời
Tình vươn vai lên khơi - tới chín trời mây khói
Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài
Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi [...]

Được Phạm Duy yêu, được trân quý, Lệ Lan vô cùng hạnh phúc. Lệ Lan là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Phạm Duy. Ngược lại, tình yêu của Phạm Duy cũng là nguồn cảm hứng cho thơ Lệ Lan. Lệ Lan năn nỉ cuộc đời đừng có “lay” động cô, đừng làm gián đoạn giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời mà cô đang trải qua:

Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu xanh
Ở trên cây cỏ rất lành rất thơm
Tôi đang nhìn thấy màu hồng
Của tôi thay đổi luôn luôn theo trời
Hoàng hôn màu đỏ mây tươi
Bình minh nắng trắng ấm trôi vào lòng
Những vì sao tím rất trong
Mảnh trăng vàng rỡ chờ mong tôi nhìn
Tôi đang nhìn thấy trong tim
Tình yêu bay những con chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
Tôi còn trẻ lắm cho tôi mơ mòng.

Nhận được bài Năn nỉ, Phạm Duy phổ nhạc ngay, lấy câu thơ mở đầu làm tựa đề ca khúc Tôi đang mơ giấc mộng dài. Lời thơ rất đẹp, Phạm Duy chỉ sửa và thêm bớt một vài từ, âm nhạc dạt dào, thanh thoát, mê ly. Thật là một bài ca hạnh phúc! Đây là ca khúc phổ thơ Lệ Lan được nhạc sĩ Phạm Duy ưng ý nhất.
[...]
Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình
Tôi đang nhìn thấy màu hồng ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn
Từ bình minh tươi mát, về hoàng hôn thơm ngát
Làn gió đưa hương đời vào chứa chan lòng tôi
Tôi nghe từ cõi đời vui vượt qua đêm dài lên tới sao trời
Tôi nghe từ cõi lòng người lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi
Và nhìn thấy trong tim, tình yêu nở những con chim
Nở những con chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
Tôi còn trẻ dại cho tôi mơ mòng.

Bài thơ của Lệ Lan rất dễ thương, thơ ngây, hồn nhiên. Được Phạm Duy phổ nhạc, biến nó thành một tác phẩm hay, thoang thoảng một chút triết lý của một chuyện tình đẹp. Một cô bé mới tập tễnh làm thơ bỗng dưng trở thành một tác giả đứng ngang hàng với một nhạc sĩ hàng đầu trong xã hội lúc đó, Lệ Lan không khỏi mê mẩn tinh thần. Lệ Lan mê nhạc Phạm Duy, mê chuyện tình giữa bà mẹ và người nhạc sĩ tài hoa và mê Phạm Duy là người đã thực sự tung Lệ Lan bay bổng lên giữa “chín trời mây khói”. Với một tâm hồn lãng mạn, yêu thơ và được yêu như thế, Lệ Lan có thể hy sinh tất cả, bất chấp tuổi tác, bất chấp chuyện san sẻ tình cảm của mẹ để lấy cuộc tình này. Và mối tình thơ nhạc ấy tiếp tục như thế nào và có bao nhiêu tác phẩm âm nhạc nữa ra đời?

Nguyễn Đắc Xuân (KTNN số 804)

Mời các bạn yêu Thơ - Nhạc thưởng thức hai nhạc phẩm Thơ phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Lệ Lan

NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH
Tiếng hát: Ngọc Hạ - Trần Thái Hòa

http://www.nhaccuatui.com/m/hCdyaPw0gQ

TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI
Tiếng hát: Ý Lan

http://www.nhaccuatui.com/m/Uny-HJy6Cd

Theo "Giai điệu xanh"
Thy Lan giới thiệu

Trần Vi Thông
21-03-2013, 06:42 PM
Ngõ "Tiên Dung', đối diện hồ Bảo Lộc là khu nhà trọ NS Trịnh Công Sơn thuê ở. Vịt hồng cũng từng ờ trọ chỗ này
(gần chục năm sau)

Nói nhỏ cùng các bạn thành viên VNTH:

-Ngày 31/3 này có đêm nhạc tưởng nhớ NS. TCS
Địa điểm: Hồ Bán nguyệt, phố Phú Mỹ Hưng. Q.7.
Chương trình do các ca nhạc sĩ nổi tiếng trình diễn.
Vé vào cổng miễn phí, bạn nào có nhu cầu xin liên lạc TV. Ngụ Ngôn nhé!

http://tropicalspaceil.com
Công ty thiết kế kiến trúc Không Gian Nhiệt Đới (http://vnthihuu.net/showthread.php?393-C%C3%B4ng-ty-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-ki%E1%BA%BFn-tr%C3%BAc-Kh%C3%B4ng-Gian-Nhi%E1%BB%87t-%C4%90%E1%BB%9Bi)

Trần Vi Thông

thylan
24-02-2014, 10:18 PM
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Có một “chiều vàng” trải “nỗi lòng”...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh thuộc thế hệ nhạc sĩ thứ 2 của nền tân nhạc VN. Tuy nhiên, ông chỉ để lại vài tác phẩm, trong đó nổi bật là các ca khúc Chiều vàng và Nỗi lòng...

“Ngón nghề độc chiêu” của Nguyễn Văn Khánh là chơi đàn guitar Hawaienne (Hạ uy cầm). Không biết ông học từ ai, nhưng theo Hoài Nam trong 70 năm tình ca âm nhạc Việt Nam (Đài SBS, Úc, thực hiện) thì trước 1954, ở Hà Nội chỉ có 2 nhạc sĩ chuyên đàn và sáng tác cũng như dạy đàn bằng Hạ uy cầm là William Chấn (thầy của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) và Nguyễn Văn Khánh. Riêng ông Khánh lại đánh đàn bằng tay trái, cho nên “nếu không phải là… thiên tài thì cũng là người có khả năng đặc biệt”. Cùng thời với ông là những nhạc sĩ: Hoàng Dương, Hoàng Trọng, Nguyễn Thiện Tơ, Hoàng Giác, Tu My, Hùng Lân… góp phần làm nên thời cực thịnh của tân nhạc VN thập niên 1944-1954…

Dạo nền tân nhạc mới thành hình ở nước ta (đầu thập niên 1940), “các chàng nghệ sĩ Tây nhạc” luôn là thần tượng của nhiều cô gái, nhất là ở các chốn thị thành. Ở Hà Nội, Nguyễn Văn Khánh mở lớp dạy Hạ uy cầm và Tây ban cầm ở gần ga Hàng Cỏ (lối đi xuống chợ Khâm Thiên), phía trước nhà có một cái ao, bên kia ao là nhà trọ của các nữ sinh. Những đêm trăng sáng, Khánh đem đàn ra sân chơi, tiếng đàn Hạ uy cầm réo rắt… Phía bên kia ao, đám nữ sinh rủ nhau ra ngồi nghe đàn trông như một đàn cò trắng.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/MinhNguyet/Thang%201/Vankhanh2.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh

Vậy mà ở gần đó, ngay phố Khâm Thiên, có một thiếu nữ đẹp người, đẹp nết nhưng lại chẳng chút động lòng hoặc tơ tưởng đến “các chàng nghệ sĩ Tây nhạc”, nàng chỉ chăm lo phụ giúp cha mẹ. Cô gái ấy tên Đặng Thị Thuận. Cô gái không màng đến những chàng nghệ sĩ hào hoa kia lại “bị” bà dì của mình mai mối cho Nguyễn Văn Khánh. Lúc đầu, cô Thuận cứ “ứ thèm”, chẳng cần biết Khánh là ai, thậm chí khi nhà trai đem lễ vật đến chạm ngõ, cô cũng chẳng thèm… len lén xem mặt anh chàng kia như những cô gái khác thường làm. Ấy thế nhưng, bà chị dâu của cô lại xăng xái: “Mày không chịu, nhưng cứ để tao xem cái mặt mẹt của nó xem sao!”. Lát sau, bà chị dâu ấy chạy vào bếp, mách: “Tao thấy mặt mũi nó cũng được đấy, Thuận à!”… và được sự “động viên” của những người thân trong gia đình, cô Đặng Thị Thuận chính thức trở thành bà Nguyễn Văn Khánh vào đầu năm 1942. Khi ấy cô 20 tuổi!

Vợ chăm chồng viết nhạc cho người yêu

Cuộc hôn nhân tuy không hình thành từ tình yêu trước đó nhưng không vì thế mà cô Thuận đẹp người, đẹp nết lại quên mất cái “nết” của mình. Cô một mực ân cần chăm lo cho chồng, thậm chí lo cả cho gia đình nhà chồng. Có lẽ cảm được tấm chân tình của vợ nên mấy năm đầu của cuộc hôn nhân này ông Khánh “tu chí”, thường xuyên ở nhà (bởi sau đó là quãng thời gian dài ông đi phiêu bạt giang hồ). Thời gian này, ông cất căn nhà nhỏ, không xa ngôi nhà chính là mấy, vì căn nhà nhỏ ấy nằm lúp xúp bên một gốc đa nên cả nhà và cả chính ông đều gọi một cách thân thương là “cái miếu”. Đó là không gian riêng của ông, nơi ông ngồi để sáng tác các ca khúc riêng tặng… những người phụ nữ khác! (thực ra ca khúc đầu tay của Nguyễn Văn Khánh có tựa là Thu, viết năm 1946 được riêng tặng cho vợ, nhưng vì tặng vợ nên cô Thuận cất làm kỷ niệm, thành ra không phổ biến), còn những Chiều vàng, Nỗi lòng, Nghệ sĩ với cây đàn, Lời thề xưa, Chiều gặp gỡ... (sáng tác từ năm 1951 trở về sau) đều viết cho những phụ nữ khác. Mỗi khi viết xong một ca khúc, ông Khánh thường tự tay mang lên Đài phát thanh Hà Nội rồi tự hát: Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta. Đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...” (Nỗi lòng). Rồi “…Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng. Tình tràn đầy sầu chung non nước. Hồn em có cùng người chứng minh. Anh bước ra đi luyến tiếc hoài. Đời còn có em nay là thôi... (Chiều vàng).

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/MinhNguyet/Thang%201/Vankhanh3.jpg
Bà Thuận - vợ ông Khánh - Ảnh: tư liệu


Chuyện ông viết ca khúc vì những người phụ nữ khác là có thật (trừ bài Thu). Người nhà ông kể rằng bài Nghệ sĩ và cây đàn được ông viết sau chuyến đi Bắc Ninh thăm người yêu cũ nhưng không gặp. Lạ một điều, mỗi lần ông ngồi viết nhạc trong “miếu” thì lúc nào bà Thuận cũng ngồi phía sau cầm quạt, quạt cho ông. Bà không biết tí gì về âm nhạc, cũng chẳng quan tâm ông viết nhạc cho ai ngoài việc tôn trọng chồng và tôn trọng nghề nghiệp của chồng…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh mất ngày 20.8.1976, bà Thuận tính, vậy là bà làm vợ ông những 34 năm, nhưng khoảng thời gian ông ở cạnh bà chỉ bằng một phần ba con số đó. Hai phần ba thời gian còn lại ông đuổi theo những cuộc tình khác, và người khiến cho ông “bận bịu” nhất là Lê Thị Sâm - bà này đẻ cho ông Khánh những 7 đứa con. Tuy thế, vào năm 1973 bà Sâm cũng quyết liệt xua đuổi “bố của bầy trẻ” ra khỏi nhà khi ông bị chứng viêm quai hàm - giai đoạn cuối. Bà Thuận lại mở rộng vòng tay đón “chàng nghệ sĩ Tây nhạc… đa tình” trở về mái nhà xưa lo thuốc thang. Chẳng những thế, bố chồng của bà lại năn nỉ cô con dâu “đẹp người, đẹp nết” đưa 2 đứa con quặt quẹo của chồng bà với bà Sâm (5 người con trước của họ mất vì bệnh) về nuôi “làm phúc”. Ai cũng khen bà nhân hậu, cao thượng, bà chỉ cười, khiêm tốn: “Tôi chỉ được cái nuôi con nhỏ “mát tay”!”. Bà Sâm mất năm 1979, không thấy được hai người con của mình giờ đây đã được nuôi dạy nên người…

(Hà Đình Nguyên - Thanh Niên Online)

Nỗi Lòng - Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Khánh - Tiếng hát: Tuấn Ngọc

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/noi-long-tuan-ngoc.HZES2v7RdG.html

Nỗi Lòng

Yêu ai, yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta
Đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ

Năm tháng trôi lạnh lùng hoài
Tình đó nhắc nhở luôn đến ta tình ai
Nhớ cả một trời
Tình yêu kia mà lòng nào quên.


Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày
Là đến với đớn đau
Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ
Dầu sao, dầu sao nếu có một ngày

Một ngày ai reo tim ta
Là tình yêu kia ly tan
Và lòng vẫn thương vẫn nhớ
Tình đó khiến sui lòng ta đau
Rồi với bao ngày lặng lẽ sống
Nỗi đau trong lòng người yêu vẫn yêu hoài.

Yêu ai, ai hiểu được lòng
Thầm kín những đớn đau với riêng lòng ta
Ấp ủ lạnh lùng tình yêu kia mà người nào hay.



Chiều Vàng - St: Nguyễn Văn Khánh - Tiếng hát: Sỹ Phú

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-vang-sy-phu.djr8wpmIoGH1.html

Chiều Vàng

Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn
buồn xa vắng buồn lòng thầm nhớ tới người
Chiều xưa cũng trên đồi cùng ta
Người đã ước nguyền rằng đời riêng có ta
Lời đó còn đâu ?

Đường về lòng người tha phuơng nhớ
Chiều dần dần mờ cô thôn vắng
Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng
Ta nén đau thương gắng bước hoài
Thuyền chèo tới đâu chưa ngừng bến

Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng
Tình tràn đầy sầu chung non nước
Hồn em có cùng người chứng minh
Anh bước ra đi luyến tiếc hoài
Đời còn có em nay mà thôi

Sương chiều buông rơi mờ mờ rừng chiều dần dần tối
Núi mây bốn phương giang hồ ngơi đi
Thuyền lênh đênh trên sông Đà sóng, lướt lướt trên sông
Nhìn chiều vàng đồi thông thưa vắng
Lòng bùi ngùi buồn trông theo bóng
Giờ đây viếng thầm hồn cố nhân
Năm tháng trôi qua sóng gió đời
Chiều chiều nhớ em khôn lòng nguôi


Thy Lan kính mời