Ngọc Châu
03-06-2011, 06:41 AM
TRƯƠNG CHI CỦA TÔI
Nhiều đứa trẻ được ru ngủ bằng câu chuyện về anh Trương Chi "người thì thậm xấu, hát thì thậm hay..." ấy. Rồi bọn trẻ thành người lớn, lại lấy câu chuyện tình bi thảm ấy ru con của chúng. Cứ thế, câu chuyện tồn tại mãi.
Sau này nữa, tức là gần đây, có nhà văn đã viết lại câu chuyện. Ông viết hay lắm, nhưng tôi thì tôi không thích ông tả cái cảnh anh Trương Chi cứ đứng ở mũi thuyền mà... (xin lỗi!) tiểu tiện vọt xuống sống, miệng luôn văng ra cái câu... (lại xin lỗi nữa!)... cái câu chỉ thứ dùng để bón ruộng và là món khoái khẩu của đám cún quê.
Một ông nhà văn khác thì viết rằng Trương Chi rất đẹp trai. Vì theo ông, con chim hót hay phải là con chim đẹp. Ông nói cũng hữu lý. Có điều với sơn ca, con chim hót hay nhất trong các loài chim thì lại chỉ là một nhúm lông xám xịt.
Nhưng chả sao! Mỗi người cứ việc tưởng tượng cho riêng mình một Trương Chi. Tôi cũng vậy, tôi có Trương Chi của tôi, thậm chí tôi đã sống cùng với anh chàng có giọng hát mê hồn ấy trên sông Hoài, một dòng sông nước xanh trong ngập bờ cỏ, chảy qua những đồng bãi trù phú, bạt ngàn ngôi mía, đẹp như sông Đanuýp trong những điệu valse bất hủ của Giô-han Strao (1). Tôi nói về dòng sông Hoài ấy không quá đáng chút nào. Vì, tôi bắt chước cách suy luận của ông nhà văn thứ hai nói trên: Chỉ có dòng sông đẹp mới khiến cho người chèo thuyền trên dòng sông ấy có tiếng hát làm mê đắm lòng người.
Không biết Trương Chi mang họ gì, vì anh không có bố. Mẹ anh không phải là nhân vật quan trọng trong làng, nên chẳng ai cần biết họ của bà. Sau này, người ta gán cho Chi họ Trương vì anh sống trên thuyền và hát rất hay. Còn tên Chi vì mẹ anh tên là Chít. Làng tôi bên bờ thượng nguồn sông Hoài, heo hút biệt lập. Dân làng sống mông muội, nghèo kiết như một bộ lạc bán khai. Mọi quy ước về luân lý xã hội ở đây đều thô sơ, đơn giản như những công cụ cầm tay mà họ tự chế để kiếm sống. Nhiều đứa trẻ được sinh ra do những cuộc tình ngẫu hững ngoài bờ sông bãi sũ, giữa những gã đánh giậm, chăn vịt với những ả mò cua bắt ốc, cất vó tép. Tôi là đứa trẻ như thế, cũng như Trương Chi.
Tôi có một người mẹ cho đến một buổi chiều mây xám, mưa bụi, gió bấc hú dài trên cánh đồng mới cày vỡ. Mẹ tôi ôm bị quần áo, ngồi trong chiếc xe ngựa lắc lư xiêu vẹo do một con ngựa gày còm kéo về phía thị xã. Mẹ đi theo người đánh xe ngựa, bỏ tôi lại cho một người bác họ. Tôi cuống cuồng gào lên, chạy theo chiếc xe ngựa khóc gọi mẹ cho đến khi ngã sấp xuống mặt đường cỏ ướt. Tôi nằm nức nở, nhìn theo chiếc xe nhỏ dần rồi biến mất ở chân trời, nơi những đám mây rách rưới cũ bẩn, lướt thướt rũ sát mặt đất.
Tôi không có ý làm cho ai đó mủi lòng vì những dòng tôi vừa viết. Chuyện có vẻ cũ, "tiền chiến" quá, nhưng biết làm sao được khi sự thực là như vậy. Tôi nằm trên mặt đê cho đến khi một đôi tay mạnh mẽ nâng tôi lên. Đó là Trương Chi. Anh đi bộ đội, bị cụt một chân, mới về làng ít lâu nay. Ngày thường tôi rất sợ cái chân cụt ấy, nhưng bây giờ tôi ôm lầy cái ông quần rỗng và chiếc chân còn lại của anh, oà khóc.
- Thôi! Xuống thuyền với tao- Trương Chi xoa dầu tôi- Nín đi! Đời còn dài, còn khóc nhiều, phải tiết kiệm nước mắt, Cu con ạ!
Trương Chi đưa tôi xuống chiếc thuyền nhỏ có mui che, như mộ túp lều nổi đậu dưới bến. Trong khoang thuyền hẹp có lưới, vó, vài dụng cụ bắt cá khác... đồ nấu ăn và một cây đàn ghi-ta. Cây đàn như một vật là mà anh mang trên vai cùng với chiếc ba lô hôm trở về làng, làm bọn trẻ con chúng tôi chạy theo hò hét ầm ý.
Trương Chi nấu xong bữa chiều khi bóng tối đã phủ kín mặt sông. Hai anh em ngồi ăn dưới ngọn đèn bão. Con thuyền lắc nhẹ như vỗ về, dỗ dành khiến tôi thấy việc bị mẹ bỏ rơi cũng không đến nỗi nào.
Người bác họ của tôi bị chứng lẩn thẩn đến nỗi không biết thằng cháu của ông là ai, nên tôi đến ở hẳn với Trương Chi. Như con chó nhỏ bị vứt bỏ, tôi thân thiết ngay với người chăm sóc mình. Cái chân cụt của Trương Chi không còn đáng sợ nữa. Trên thuyền, anh khong cần dùng nạng. Đôi tay mạnh mẹ chèo chống con thuyền, chài lưới, giặt giũ, nấu ăn... rất thành thạo. Và đêm đêm, Trương Chi hát. Cây đàn sứt sẹo như đàn của xẩm phố huyện, nhưng là đàn tốt, tiếng ngân vang mặt sóng theo giọng hát mê hồn của anh.
Trương Chi đâu có xấu trai như trong câu chuyện cổ. Người đời quen cho rằng trừ vài cô gái nghèo làm mê mẩn những công tử nhà giàu trong tiểu thuyết ra, còn tất cả những kẻ khốn khổ trên đời đều xấu xí. Người ta lý sự: Tại khốn khổ nên xấu xí. Vì ăn còn chẳng đủ, lấy gì để chăm sóc, giữ gìn sắc đẹp, cho dù có người được trời cho đẹp sẵn. Bề ngoài Trương Chi cũng bình thường như một trai làng, thậm chí khuôn mặt anh còn được tạo hình khá cầu kỳ ở sống mũi thẳng rất tỷ lệ với vành môi gợi cảm của một ca sĩ bẩm sinh. Chỉ có cái chân bị cụt một cách cưỡng bức, nhân tạo khiến anh trở nên không bình thường trước mắt mọi người.
Đêm, Trương Chi hát. Tôi dám chắc anh hát còn hay hơn Trương Chi trong truyện. Khi hát, lòng anh rung đến tận cõi sâu thẳm, trút hết hồn vào tiếng hát, như để hát một lần chót rồi chết, không bao giờ được hát nữa. Anh hát cho mình nghe, như con chim hót tự nhiên. Tiếng hát vang trên sóng:
"... Này nước, này trăng, này mây...
Này khói sương giăng bờ cây...
Gió không đưa người về đây?
Sóng không đưa tình về đây?..."
Trương Chi không nghiện rượu. Nhưng vào mùa lạnh, buồn, anh cũng uống chút ít. Lúc ấy anh hát hay hơn. Còn về ghi-ta thì sau này, khi được học nhạc, tôi hiểu ra rằng cũng như hát, Trương Chi đã chơi đàn bằng tâm hồn, không lệ thuộc một kỹ thuật nào. Tuy vậy anh cũng biết vài ngón nghề của thuật lục huyền cầm học được hồi ở trong quân đội. Trương Chi dạy tôi học chữ. Anh còn dạy tôi cách câu cá bống. Rất dễ và nhàn, chỉ cần mắc những con tôm vào nhiều chiếc cần câu, thả nổi trên sông rồi chèo thuyền vớt dần lên, lấy cá. Nhưng anh không dạy tôi đàn hát. Anh bảo:
- Dính vào những thứ ấy, khổ đời, Cu ạ!
Mấy năm sau là thời kỳ đổi mới của làng quê tôi. Ông chủ tịch xã mới lên là người tài giỏi, đã xin được mấy dự án đầu tư loại khá của tỉnh về địa phương. Một khu phố mới được xây cất ở rìa làng, dọc bờ sông. Đêm đêm, điện sáng trưng. Người ở các công trường, quan chức từ huyện, khách trên tỉnh đổ về mua bán, ăn uống chơi bời, vui vẻ văn minh không kém gì thị trấn huyện. Trương Chi thường đến đấy bán tôm, cá cho nhà hàng đặc sản.
Trương Chi dạy tôi đọc thông viết thạo rồi cho tôi theo học trường cấp một của xã.
Hôm khai trường, trong bữa cơm tối, Trương Chi bảo:
- Chịu khó học giỏi, rồi lên bờ ở, để còn lấy vợ, Cu ạ!
- Em ứ lên bờ. Ứ lấy vợ, cứ ở với anh! Tôi ngừng ăn, mếu máo tưởng như Trương Chi sắp đuổi tôi đi.
- Khá lắm! Mới đi học được một hôm đã thông minh rồi. Đúng! Cần quái gì lên bờ để mọc rễ ra trên một miếng đất, rồi chết già ở đó! Cứ làm chim trời cá nước như thế này, khoái đời!
Trương Chi uống rượu nhiều hơn mọi lần. Anh nói chuyện với tôi theo cách tôi vừa là người lớn ngang hàng, vừa là một thằng nhãi con để anh đùa cợt:
- Nhưng thế nào mày cũng phải lên bờ, cố thành cán bộ xã, để có một lô đất tiêu chuẩn ở phố mới. Rồi làm nhà, mở quán ka-ra-ô-kê, bán đặc sản gỏi cá như nhà ông Cương phó chủ tịch ấy.
Tôi buông bát cơm tu tu khóc, nghĩ rằng Trương Chi vẫn muốn đuổi tôi:
- Em không lên bờ bán gỏi cá. Em ở với anh cơ!
- Lại nhè rồi! Thì anh em mình vẫn ở với nhau chứ sao!- Trương Chi thở dài lắc đầu- Nhung... Cu ơi, giá mà mày biết được vì sao anh lại trở về cái làng chẳng còn ai thân thích, chẳng một tấc đất cắm dùi. Về làng để rồi lênh đênh như bèo bọt trên mặt sóng với một con thuyền nát... Buổi chiều âm u, sương giăng kín mặt sông, không nhìn rõ bờ bên kia. Tôi lụng thụng trong cái áo bộ đội cũ của Trương Chi, ngồi ê a học bài. Trương Chi đeo vịt cá, chống nạng lên bờ, đi về phía phố mới.
- Đói, cứ ăn trước, Cu ạ!- Anh ngoái lại dặn thế. Tôi "vâng", nhưng tôi định bụng sẽ vẫn cứ đợi anh về cùng ăn.
Trời dần tối. Gió rít trên mui thuyền. Có tiếng xe ngựa lọc cọc trên bờ. Tôi chợt kêu lên:
- U ơi! U!- Chẳng ai thưa. Không phải chiếc xe ngựa đã đưa mẹ tôi đi. Đã nhiều lần tôi gọi theo bất kỳ chiếc xe ngựa nào trông thấy trên đường.
Trời tối hẳn. Tôi thắp đèn, ngồi nhìn vùng ánh sáng hắt ra từ khoang thuyền lấp loáng mặt sóng. Dòng sông lẫn trong bóng đêm bí hiểm, rộng đến vô tận. Cái khoang thuyền nhỏ lại bằng mảnh vỏ củ lạc, còn tôi là một con kiến bé bỏng cô đơn giữa mặt nước và đêm tối vô cùng. Lại tiếng xe ngựa. Chiếc xe lúc nãy quay trở lại, hay là chiếc xe ngựa ngày xưa?
- U ơi! - Tôi bật khóc.
- Anh đây, Cu ơi! Sao thế? Trương Chi trở về đúng lúc sự đơn độc và nỗi sợ hãi làm trái tim bé nhỏ của tôi không chịu đựng nổi nữa. Anh xuống thuyền, dáng điệu vụng về, không bình thường. Chắc anh đã uống rượu.
Tôi dọn cơm. Trương Chi không ăn, lấy rượu uống tiếp. Anh gật gù nói với tôi những điều mà tôi chẳng hiều gì cả:
- Cu con ạ, tao vừa uống rượu với tay Doãn thư ký uỷ ban. Lại cho nhà hắn mấy cân cá. Hắn vẫn nói như lần trước: "Còn chờ xác minh!" Hừ! Đơn vị thì thay đổi biên chế xoành xoạch, biết tìm ai để xác minh? Lúc bất giờ, anh em chết cả. Còn mình tao. Gần chục thằng xuông đền ghì chặt, định bắt sống. Tao thả quả lựu đạn bên cạnh, tính cùng chết. Nhưng chỉ mất cái chân, vì chúng nó hứng hết. Tao lết vào một cái làng đồng bào dân tộc, rồi chẳng biết gì nữa. Thế mà bây giờ thì: "Cũng có thể bị thương trong chiến đấu. Cũng có thể vượt rừng đào ngũ, rồi đạp phải mìn. Có thể còn tệ hơn: Bị thương, địch bắt được chữa chạy, rồi "tuyển mộ", rồi "đánh" về bên ta hoạt động". Hắn bảo ấy là giả dụ thế. "Giả dụ" kiểu ấy thì chết mẹ con nhà người ta!
Trương Chi cười nức lên, lấy ống tay áo bộ đội bạc phếch chùi mắt:
- Hắn uống nhiều quá, mất khôn. Rượu nói, không chấp. Tao bảo hắn: "Tôi không xin tiêu chuẩn gì cả. Đã có sông Hoài trợ cấp cho tôi đến hết đời. Chỉ xin đừng nghi kỵ tôi!" Nhưng hắn có nghe tao nói gì đâu. Mụ Nhuần cho một con bé váy áo cũn cỡn ra dìu hắn vào buồng trong rồi bảo tao cứ về, mai ra tính tiền. Hừ! Mai phải ra thanh toán thêm cả cái trò "giã rượu" của hắn. Thực ra... Cu ạ, tốn kém mất cũng được, chỉ cần nhà cô ấy đừng rẻ rúng tao... đừng coi tao là thằng đào ngũ... là thành phần bất minh, khả nghi... rương Chi dừng một lát rồi lắc lắc đầu, giọng nằng nặng:
- Nhưng mà Cu ơi, tao biết rồi... Bây giờ tao như thế này thì cô ấy cũng chẳng cần biết tao có đào ngữ, có bị "tuyển mộ" hay không! Đời là thế mà! Còn tao thì lại phụ lòng cô gái người dân tộc đã chữa chạy cái chân cụt này. Chiều chiều, nhìn rừng tối dần, tao hát về dòng sông Hoài. Cô ấy nói như khóc: "Em thương con sông trong câu hát, thương cả bộ đội nữa. Ở lại đây, em làm rẫy, em nuôi". Tao bảo với cô ấy: "Tôi không bao giờ quên ơn em. Nhưng mà, bên cái dòng sông trong bài hát ấy, có một người con gái đang đợi tôi về..."
Hôm tao đỉ, cô dân tộc ấy ngồi rũ dưới chân nhà sàn, khóc như mưa như gió, khóc hơn cả mày khi bị mẹ bỏ rơi ấy, Cu ạ...
Trương Chi ho sặc sụa rồi bất chợt anh gõ móng tay vào mạn thuyền hát, giọng say, ngang tàng, vang mặt sông:
"Ô hô! Ô hô! Sông Hoài!
Chảy hoàu ròng ròng trong vắt
Thuyền xưa chết chìm đáy mắt
Còn sông, mà ai quên ai..."
Trăng mờ sỉn như cái đĩa nhôm cũ kỹ méo mó trôi. Trương Chi vẫn uống. Rồi lấy đàn ra bật bùng, hát. Những câu hát thê lương, những tiếng khóc ly biệt, nhưng mà hay lắm. Bài hát gợi nhớ đến một người con gái nào đó, rất thân yêu. Với tôi, cái người thân yêu trong bài hát ấy chính là người mẹ. Tôi nằm nghe, mắt ướt đấm, rồi thiếp đi trong tiếng hát Trương Chi... Tôi tỉnh giấc. Đêm đã khuya lắm. Tôi tỉnh giấc chính vì sự tĩnh lặng vô cùng của dòng sông khuya, tưởng như những lớp sóng dưới ánh trăng kia đã đông cứng lại. Trương Chi vẫn đàn. Sau này, khi đã là một người sáng tác nhạc, tôi nhớ lại mới biết lúc đó Trương Chi đã đàn một Etude (2) cổ điển nào đấy. Tiếng đàn khe khẽ chậm rãi, bứt rứt, nhức buốt. Mái tóc rũ trên cần đàn. Những ngón tay run bần bật, trang trọng nắn nót trên phím, với những thế bấm cầu kỳ của những hợp âm phức tạp. Toàn thân anh rung nhẹ như có một sự chuyển vận ghê gớm từ bên trong để rút tận kiệt cùng cho tiếng đàn thoát ra.
Anh không hát, cũng không phải đang độc tấu. Trương Chi đệm đàn cho một người khác nói (Ấy là cảm tưởng sau này của tôi). Tiếng một người con gái, chắc là đẹp lắm vì giọng nói êm ái, xúc động.
- Những ngày anh ở ngoài mặt trận, những ngày mưa gió bây giờ, không có tiếng hát của anh, em nhớ anh đến phát ốm. Em không phải là người bội bạc. Nhưng mà, bây giờ anh như thế này. Lại còn làng nước điều tiếng nữa. Bố em không bao giờ bằng lòng chuyện chúng mình. Mà em thì yếu đuối. Em không thể... Xin anh thông cảm cho em...
Tiếng nói dừng lại. Trương Chi vẫn lặng lẽ đàn. Rồi người con gái lại nói, nhưng giọng không xúc đọng như trước nữa:
- Bố em bảo, thôi, chuyện trẻ con ngày trước, quên đi! Còn bây giờ, nếu anh khó khăn thì ban ngày đi đánh cá, tối về hàng nhà em hát mồi cho khách ka-ra-ô-kê. Bố em trả công. Nhưng chỉ ngại cái chân của anh làm khách sợ. Anh cứ đến trình bày để bố em thông cảm. Em sẽ nói thêm vào. Đấy, em đã nói hết, anh hiểu cho em...
Tiếng đàn gắt lên chát chúa, vụt tắt. Trương Chi vội đưa tay bưng mắt. Cái dây đàn đứ, quất vào mặt. Có tiếng tre nứa cót két. Cô gái ngồi trên mặt sàn tre ghép đứng lên. Cái sàn tre luồng sau ngôi nhà lớn ba tầng ở dãy phố mới bên bờ sông, như kiểu nhà hàng thuỷ tạ. Họ đã nói chuyện với nhau, người trên sàn, người dưới thuyền. Trăng soi rõ mặt cô gái: Chị Nương, con gái ông Cương chủ tịch xã, người đẹp nhất huyện, từng có ảnh in ở tờ lịch treo tường.
Chị Nương đứng tần ngần một lúc rồi quay vào nhà. Trương Chi buông bàn tay khỏi mắt. Máu chảy từ mí mắt xuống gò má, như thể anh đã khóc và nước mắt là máu. Anh bỏ đàn, nhổ cây sào, đẩy thuyền ra giữa sông, rồi để mặc thuyền trôi. Trương Chi vớtnước sông rửa vết thương. Tôi đưa khăn mặt cho anh. Trương Chi úp mặt vào chiếc khăn, ngồi dựa mạn thuyền, im lặng đến sáng.
Có lẽ nỗi đau mất mẹ và suốt thời thơ ấu sống bên Trương Chi đã khiến tôi thành một kẻ đa cảm. Sau này tôi mới biết thói đa cảm ấy là một tật xấu, đã đem lại cho tôi bao nhiêu thiệt thòi và phiền toái, trở thành nguyên nhân của những bất hạnh trong đời tôi. Đầu tiên là việc tôi mắc vào nghiệp xướng ca, cái món mà Trương Chi đã khuyên "Đừng dính vào, khổ đời!".
- Nhà mình túng bấn, em không học lên nữa đâu. Anh cho em thi Trung học văn hoá nghệ thuật trên tỉnh. Nếu đỗ, trường ấy có học bổng. Còn trượt thì ở nhà đánh cá.- Tôi nói với Trương Chi khi học xong cấp hai.
Anh thở dài im lặng. Tôi biết anh rất muốn cho tôi học nữa, để tôi có thể đổi đời một cách tức cười như anh vẫn ước ao là tôi sẽ trở thành cán bộ xã, được hưởng các "tiêu chuẩn". Tôi nói thêm:
- Học xong, có khi em thành cán bộ văn hoá huyện, còn to hơn cán bộ xã. Có mở quán ka-ra-ô-kê ở phố huyện mới cũng tiện. Nhà mình sẽ khấm khá lên rất nhanh. Anh khỏi phải lặn lội sông nước, chỉ ngồi thay băng nhạc, thu tiền.
Trương Chi không hưởng ứng câu nói đùa ấy. Khuôn mặt anh khắc khổ đượm buồn. Tôi nhìn anh lo lắng. Anh có "quyền huynh thế phụ" với tôi. Có lần đi học về, tôi hớn hở khoe là vừa qua phố mới, thấy chị Nương mặc váy hoa, tô son phấn, cùng với mấy anh người trên tỉnh hát rống lên như bị đánh ở cửa hàng karaôkê của bố. Một anh ôm lấy chị Nương, nhún nhảy theo tiếng kèn trống xập xình, trông buồn cười lắm. Không để tôi nói hết, Trương Chi quát lên:
- Im mồm! Ai cho mày học xong không về ngay, lại phất phơ ở đấy?- Anh bẻ cần câu, cho tôi một roi nhớ đời.
Bây giờ, liệu anh có cho tôi một roi nữa vì dám trái ý anh? Mấy năm nay anh già đi rất nhanh. Cá sông ngày một ít. Trương Chi vất vả lắm mới nuôi được tôi ăn học. Sóng gió và những ngày đông tháng giá làm anh suy yếu, ban đêm thường ho khúc khắc. Hay là vì chuyện chị Nương mà anh suy sụp? Tôi cũng không biết nữa. Sau cái đêm gặp chị Nương, không thấy anh nói gì thêm. Cũng sau đêm ấy, anh không hát nữa và không bao giờ cho thuyền đến đánh cá ở khúc sông chảy qua khu phố mới, mặc dù cá thường đến đấy nhiều để kiếm chất thải từ dãy phố trút xuống.
Cuối cùng Trương Chi cũng cho tôi đi trung học văn hoá nghệ thuật. Tôi đố lớp thanh nhạc. Khoản học bổng ít ỏi của tôi phụ thêm với Trương Chi cũng đủ hai anh em sống tạm mấy năm tôi học trên tỉnh.
Có một chiều mưa phùn, đường đê vắng ngắt. Những thửa ruộng trơ gốc rạ. Tôi từ trường về. Trời vừa mưa khi tôi về tới đầu làng. Vẫn những đám mây xám lê thê tận chân trời mờ mịt, như ngày nào. Chỉ thiếu chiếc xe ngựa xiêu vẹo. Chính Trương Chi đã cúi xuống nâng tôi lên khỏi mặt đê cỏ ướt này.
Một chiếc xe máy lớn kềnh càng, sáng loáng, sầm sập ngược chiều, suýt xô tôi xuống vệ đê. Tôi kịp nhìn thấy con gái ông chủ tịch tươi rói, rực rỡ ngồi sau một gã đàn ông đứng tuổi, trông bệ vệ trong cái áo da đen bóng như đúc bằng sắt. Họ vội về tỉnh để thoát cơn mưa, hay là chạy trốn tiếng gọi đến lạc giọng của ai đó phía sau, nơi lối rẽ xuống làng?
- Đừng! Đừng đi! Nương ơi!!!
Tiếng gọi đau đớn, ghê gớm như tiếng tru của con sói đơn độc bị thương giữa cánh đồng băng tuyết. Tôi đến nơi. Lũ trẻ con vây quanh một người đang vật vã trên mặt ruộng mới cày vỡ. Những tảng đất khô cứng quanh đó nát vụn như có vồ đập. Chiếc nạng gỗ vứt bên cạnh.
Trời ơi! Đó là Trương Chi!
Tôi nâng anh dậy, lấy ống tay áo lau nước mắt lẫn đất cát lấm lem trên khuôn mặt sây sước, rớm máu. Trương Chi mới uống rượu. Thân hình anh rũ rượi, mắt đờ đẫn.
- Em đây, anh Chi ơi. Thôi, về thuyền với em!- Tôi dìu Trương Chi, gần như cắp anh bên nách, đi thật nhanh để kịp tránh những người làng hiếu sự sắp sửa ùa ra.
Một thằng bé kéo lê chiếc nạng của anh chạy theo. Thằng bé vừa thở hồng hộc vừa hớn hở nói:
- Chị Nương lên tỉnh để... để hôn thú với ông Việt kiều... để đi Úc với ông ấy. Tại vì ông Việt kiều bán cơm hàng ở Úc... Tại vì ông Việt kiều sắp làm đầu... đầu tư cho ông Cương thổi cơm hộp xuất khẩu...
Thích thú vì đã nói được "hôn thú" với "đầu tư", nó lấy hơi rồi tường thuật tiếp, rất nhiệt tình, lại còn diễn cảm nữa:
- ... Lúc qua chỗ anh Chi cắm thuyền, ông Việt kiều bóp còi "toe-toe". Chị Nương thì gọi tướng lên: "Trương Chi ơi! Em đi Úc với ông xã nhà em đây! Anh ở lại mạnh khoẻ nhớ! Đánh nhiều cá vào nhớ!" Thế là anh Chi cuống cuồng nhảy lên bờ, ngã sấp ngã ngửa, chạy theo gọi.
Ôi, Trương Chi của tôi! Tôi tốt nghiệp trung học văn hoá nghệ thuật. Bây giờ tôi có thể dàn dựng những chương trình văn nghệ cỡ xã và sáng tác những ca khúc về lúa má, mùa màng. Nhưng thâm tâm, tôi ao ước được học lên cao học. Tôi sẽ làm luận án tốt nghiệp bằng một tác phẩm âm nhạc nói về dòng sông Hoài và về anh Trương Chi, cỡ như "Sóng Đanuyp" của Inôvavici (1). Bản nhạc về một tình yêu thật buồn, nhưng đẹp đẽ và tràn đầy khát vọng.
Tuy đã là cán bộ của phòng Văn hoá huyện, nhưng ngoài cái giường con ở phòng tập thể, tôi chưa có "tiêu chuẩn" gì như mong ước của Trương Chi. Buổi tối, tôi vẫn trở về con thuyền cũ với anh.
Trương Chi không hát nữa. Đàn treo vách thuyền, khi sóng gió va đập, khẽ kêu những tiếng trầm buồn âm u, như tiếng thở dài. Cái dây nhỏ nhất, dây mí, đã đứt vào đêm hôm ấy, những dây còn lại cũng dần đứt hết, thành một mớ bòng bong trên mặt gỗ bụi bặm. Trương Chi không sửa sang gì và cũng không cho tôi đụng đến cây đàn.
Thường, sau bữa cơm chiều, và những đêm có trăng, sợ Trương Chi buồn, tôi nói huyên thuyên đủ mọi thứ chuyện. Chuyện đấu đá ở cơ quan huyện. Chuyện linh tinh trong giới văn nghệ sĩ huyện. Rồi tôi đưa anh vào khu rừng âm nhạc với khả năng của một nhạc sĩ cấp huyện. Anh cũng thích nghe tôi nói về Mô-da, Su-be, ... Mắt anh rưng rưng khi tôi mở băng cát-xét chạy pin mượn của cơ quan cho anh nghe "Thư tình gửi Ê-ly-dơ" của Bêt-tô-ven, "Buồn" Sô-panh và "Mơ" Su-man (1).
Anh thở dài:
- Ông Môda mà cũng chết mất xác. Đấy, tài là thế đấy! - Rồi anh lau mắt vui sướng - Nhưng Cu ạ, mày làm anh ngẩng mặt được với làng nước rồi đấy! Thế này thì dù ở thuyền nát, vật vờ sông nước cũng chẳng bố con thằng nào khinh được anh em mình, Cu nhỉ?
Anh vẫn gọi tôi là "Cu" như ngày trước, mặc dù khi tôi đi học, anh đã tốn đến chục cân tôm, ba ba với một chầu "giã rượu" cho tay Doãn thư ký uỷ ban để xin chữa tên tôi trong bảng nhân khẩu xã thành "Cư" và lấy họ Trương của anh. Cơn bão lớn tràn qua lưu vực sông Hoài. Đang dự hội diễn văn nghệ tỉnh, tôi bồn chồn, vội trở về làng. Dưới bến, không có con thuyền quen thuộc.
Người làng kể:
Đêm trước cơn bão, trời nặng, trăng đỏ ngầu. Trương Chi chèo thuyền về phía hạ lưu sông Hoài. Mùa này cá bống đẻ nhiều ở vùng cửa sông nước xoáy. Gần sáng, bão to. Nơi hõm sông Trương Chi thường tránh gió bão, không thấy thuyền anh về. Bão tan, dân chài thấy những mảnh thuyền vỡ và cây đàn Trương Chi giạt vào bãi sú. Cây đàn còn nguyên vẹn.
Tôi ôm đàn ra bờ sông Hoài, đứng nhìn mặt nước sương khói, vắng tanh. Cây đàn được mắc lại đủ dây. Trương Chi đã chơi đàn và hát lần cuối. Có ai được nghe Trương Chi hát lần cuối cùng ấy vào cái đêm trăng đỏ ngầu, trước cơn giông bão?
Nhiều ngày sau, tôi và những người làng tốt bụng lang thang dọc sông Hoài, ra tận cửa biển tìm anh, nhưng không thấy gì. Anh đã trở về với ngày xưa, đi vào câu chuyện cổ? Thôi thì ... đành chôn cây đàn như một nấm mộ bên bờ sông, nơi thuyền anh vẫn cắm sào.
Tôi khóc Trương Chi và trồng bên mộ một cây bạch đàn, như trong tích cũ.
Nhưng tìm đâu ra khối kỷ thạch thắm đỏ như máu, trong suốt thuỷ tinh mà tiện thành cái chén trà; để khi rót nước, hiện lên bóng thuyền Trương Chi? ...
BÃO VŨ
…..
(1) Những nhạc sĩ danh tiếng của Châu Âu thế kỷ XVIII, XIX.
(2) Etude: Khúc tập, bản nhạc để tập đàn.
Nhiều đứa trẻ được ru ngủ bằng câu chuyện về anh Trương Chi "người thì thậm xấu, hát thì thậm hay..." ấy. Rồi bọn trẻ thành người lớn, lại lấy câu chuyện tình bi thảm ấy ru con của chúng. Cứ thế, câu chuyện tồn tại mãi.
Sau này nữa, tức là gần đây, có nhà văn đã viết lại câu chuyện. Ông viết hay lắm, nhưng tôi thì tôi không thích ông tả cái cảnh anh Trương Chi cứ đứng ở mũi thuyền mà... (xin lỗi!) tiểu tiện vọt xuống sống, miệng luôn văng ra cái câu... (lại xin lỗi nữa!)... cái câu chỉ thứ dùng để bón ruộng và là món khoái khẩu của đám cún quê.
Một ông nhà văn khác thì viết rằng Trương Chi rất đẹp trai. Vì theo ông, con chim hót hay phải là con chim đẹp. Ông nói cũng hữu lý. Có điều với sơn ca, con chim hót hay nhất trong các loài chim thì lại chỉ là một nhúm lông xám xịt.
Nhưng chả sao! Mỗi người cứ việc tưởng tượng cho riêng mình một Trương Chi. Tôi cũng vậy, tôi có Trương Chi của tôi, thậm chí tôi đã sống cùng với anh chàng có giọng hát mê hồn ấy trên sông Hoài, một dòng sông nước xanh trong ngập bờ cỏ, chảy qua những đồng bãi trù phú, bạt ngàn ngôi mía, đẹp như sông Đanuýp trong những điệu valse bất hủ của Giô-han Strao (1). Tôi nói về dòng sông Hoài ấy không quá đáng chút nào. Vì, tôi bắt chước cách suy luận của ông nhà văn thứ hai nói trên: Chỉ có dòng sông đẹp mới khiến cho người chèo thuyền trên dòng sông ấy có tiếng hát làm mê đắm lòng người.
Không biết Trương Chi mang họ gì, vì anh không có bố. Mẹ anh không phải là nhân vật quan trọng trong làng, nên chẳng ai cần biết họ của bà. Sau này, người ta gán cho Chi họ Trương vì anh sống trên thuyền và hát rất hay. Còn tên Chi vì mẹ anh tên là Chít. Làng tôi bên bờ thượng nguồn sông Hoài, heo hút biệt lập. Dân làng sống mông muội, nghèo kiết như một bộ lạc bán khai. Mọi quy ước về luân lý xã hội ở đây đều thô sơ, đơn giản như những công cụ cầm tay mà họ tự chế để kiếm sống. Nhiều đứa trẻ được sinh ra do những cuộc tình ngẫu hững ngoài bờ sông bãi sũ, giữa những gã đánh giậm, chăn vịt với những ả mò cua bắt ốc, cất vó tép. Tôi là đứa trẻ như thế, cũng như Trương Chi.
Tôi có một người mẹ cho đến một buổi chiều mây xám, mưa bụi, gió bấc hú dài trên cánh đồng mới cày vỡ. Mẹ tôi ôm bị quần áo, ngồi trong chiếc xe ngựa lắc lư xiêu vẹo do một con ngựa gày còm kéo về phía thị xã. Mẹ đi theo người đánh xe ngựa, bỏ tôi lại cho một người bác họ. Tôi cuống cuồng gào lên, chạy theo chiếc xe ngựa khóc gọi mẹ cho đến khi ngã sấp xuống mặt đường cỏ ướt. Tôi nằm nức nở, nhìn theo chiếc xe nhỏ dần rồi biến mất ở chân trời, nơi những đám mây rách rưới cũ bẩn, lướt thướt rũ sát mặt đất.
Tôi không có ý làm cho ai đó mủi lòng vì những dòng tôi vừa viết. Chuyện có vẻ cũ, "tiền chiến" quá, nhưng biết làm sao được khi sự thực là như vậy. Tôi nằm trên mặt đê cho đến khi một đôi tay mạnh mẽ nâng tôi lên. Đó là Trương Chi. Anh đi bộ đội, bị cụt một chân, mới về làng ít lâu nay. Ngày thường tôi rất sợ cái chân cụt ấy, nhưng bây giờ tôi ôm lầy cái ông quần rỗng và chiếc chân còn lại của anh, oà khóc.
- Thôi! Xuống thuyền với tao- Trương Chi xoa dầu tôi- Nín đi! Đời còn dài, còn khóc nhiều, phải tiết kiệm nước mắt, Cu con ạ!
Trương Chi đưa tôi xuống chiếc thuyền nhỏ có mui che, như mộ túp lều nổi đậu dưới bến. Trong khoang thuyền hẹp có lưới, vó, vài dụng cụ bắt cá khác... đồ nấu ăn và một cây đàn ghi-ta. Cây đàn như một vật là mà anh mang trên vai cùng với chiếc ba lô hôm trở về làng, làm bọn trẻ con chúng tôi chạy theo hò hét ầm ý.
Trương Chi nấu xong bữa chiều khi bóng tối đã phủ kín mặt sông. Hai anh em ngồi ăn dưới ngọn đèn bão. Con thuyền lắc nhẹ như vỗ về, dỗ dành khiến tôi thấy việc bị mẹ bỏ rơi cũng không đến nỗi nào.
Người bác họ của tôi bị chứng lẩn thẩn đến nỗi không biết thằng cháu của ông là ai, nên tôi đến ở hẳn với Trương Chi. Như con chó nhỏ bị vứt bỏ, tôi thân thiết ngay với người chăm sóc mình. Cái chân cụt của Trương Chi không còn đáng sợ nữa. Trên thuyền, anh khong cần dùng nạng. Đôi tay mạnh mẹ chèo chống con thuyền, chài lưới, giặt giũ, nấu ăn... rất thành thạo. Và đêm đêm, Trương Chi hát. Cây đàn sứt sẹo như đàn của xẩm phố huyện, nhưng là đàn tốt, tiếng ngân vang mặt sóng theo giọng hát mê hồn của anh.
Trương Chi đâu có xấu trai như trong câu chuyện cổ. Người đời quen cho rằng trừ vài cô gái nghèo làm mê mẩn những công tử nhà giàu trong tiểu thuyết ra, còn tất cả những kẻ khốn khổ trên đời đều xấu xí. Người ta lý sự: Tại khốn khổ nên xấu xí. Vì ăn còn chẳng đủ, lấy gì để chăm sóc, giữ gìn sắc đẹp, cho dù có người được trời cho đẹp sẵn. Bề ngoài Trương Chi cũng bình thường như một trai làng, thậm chí khuôn mặt anh còn được tạo hình khá cầu kỳ ở sống mũi thẳng rất tỷ lệ với vành môi gợi cảm của một ca sĩ bẩm sinh. Chỉ có cái chân bị cụt một cách cưỡng bức, nhân tạo khiến anh trở nên không bình thường trước mắt mọi người.
Đêm, Trương Chi hát. Tôi dám chắc anh hát còn hay hơn Trương Chi trong truyện. Khi hát, lòng anh rung đến tận cõi sâu thẳm, trút hết hồn vào tiếng hát, như để hát một lần chót rồi chết, không bao giờ được hát nữa. Anh hát cho mình nghe, như con chim hót tự nhiên. Tiếng hát vang trên sóng:
"... Này nước, này trăng, này mây...
Này khói sương giăng bờ cây...
Gió không đưa người về đây?
Sóng không đưa tình về đây?..."
Trương Chi không nghiện rượu. Nhưng vào mùa lạnh, buồn, anh cũng uống chút ít. Lúc ấy anh hát hay hơn. Còn về ghi-ta thì sau này, khi được học nhạc, tôi hiểu ra rằng cũng như hát, Trương Chi đã chơi đàn bằng tâm hồn, không lệ thuộc một kỹ thuật nào. Tuy vậy anh cũng biết vài ngón nghề của thuật lục huyền cầm học được hồi ở trong quân đội. Trương Chi dạy tôi học chữ. Anh còn dạy tôi cách câu cá bống. Rất dễ và nhàn, chỉ cần mắc những con tôm vào nhiều chiếc cần câu, thả nổi trên sông rồi chèo thuyền vớt dần lên, lấy cá. Nhưng anh không dạy tôi đàn hát. Anh bảo:
- Dính vào những thứ ấy, khổ đời, Cu ạ!
Mấy năm sau là thời kỳ đổi mới của làng quê tôi. Ông chủ tịch xã mới lên là người tài giỏi, đã xin được mấy dự án đầu tư loại khá của tỉnh về địa phương. Một khu phố mới được xây cất ở rìa làng, dọc bờ sông. Đêm đêm, điện sáng trưng. Người ở các công trường, quan chức từ huyện, khách trên tỉnh đổ về mua bán, ăn uống chơi bời, vui vẻ văn minh không kém gì thị trấn huyện. Trương Chi thường đến đấy bán tôm, cá cho nhà hàng đặc sản.
Trương Chi dạy tôi đọc thông viết thạo rồi cho tôi theo học trường cấp một của xã.
Hôm khai trường, trong bữa cơm tối, Trương Chi bảo:
- Chịu khó học giỏi, rồi lên bờ ở, để còn lấy vợ, Cu ạ!
- Em ứ lên bờ. Ứ lấy vợ, cứ ở với anh! Tôi ngừng ăn, mếu máo tưởng như Trương Chi sắp đuổi tôi đi.
- Khá lắm! Mới đi học được một hôm đã thông minh rồi. Đúng! Cần quái gì lên bờ để mọc rễ ra trên một miếng đất, rồi chết già ở đó! Cứ làm chim trời cá nước như thế này, khoái đời!
Trương Chi uống rượu nhiều hơn mọi lần. Anh nói chuyện với tôi theo cách tôi vừa là người lớn ngang hàng, vừa là một thằng nhãi con để anh đùa cợt:
- Nhưng thế nào mày cũng phải lên bờ, cố thành cán bộ xã, để có một lô đất tiêu chuẩn ở phố mới. Rồi làm nhà, mở quán ka-ra-ô-kê, bán đặc sản gỏi cá như nhà ông Cương phó chủ tịch ấy.
Tôi buông bát cơm tu tu khóc, nghĩ rằng Trương Chi vẫn muốn đuổi tôi:
- Em không lên bờ bán gỏi cá. Em ở với anh cơ!
- Lại nhè rồi! Thì anh em mình vẫn ở với nhau chứ sao!- Trương Chi thở dài lắc đầu- Nhung... Cu ơi, giá mà mày biết được vì sao anh lại trở về cái làng chẳng còn ai thân thích, chẳng một tấc đất cắm dùi. Về làng để rồi lênh đênh như bèo bọt trên mặt sóng với một con thuyền nát... Buổi chiều âm u, sương giăng kín mặt sông, không nhìn rõ bờ bên kia. Tôi lụng thụng trong cái áo bộ đội cũ của Trương Chi, ngồi ê a học bài. Trương Chi đeo vịt cá, chống nạng lên bờ, đi về phía phố mới.
- Đói, cứ ăn trước, Cu ạ!- Anh ngoái lại dặn thế. Tôi "vâng", nhưng tôi định bụng sẽ vẫn cứ đợi anh về cùng ăn.
Trời dần tối. Gió rít trên mui thuyền. Có tiếng xe ngựa lọc cọc trên bờ. Tôi chợt kêu lên:
- U ơi! U!- Chẳng ai thưa. Không phải chiếc xe ngựa đã đưa mẹ tôi đi. Đã nhiều lần tôi gọi theo bất kỳ chiếc xe ngựa nào trông thấy trên đường.
Trời tối hẳn. Tôi thắp đèn, ngồi nhìn vùng ánh sáng hắt ra từ khoang thuyền lấp loáng mặt sóng. Dòng sông lẫn trong bóng đêm bí hiểm, rộng đến vô tận. Cái khoang thuyền nhỏ lại bằng mảnh vỏ củ lạc, còn tôi là một con kiến bé bỏng cô đơn giữa mặt nước và đêm tối vô cùng. Lại tiếng xe ngựa. Chiếc xe lúc nãy quay trở lại, hay là chiếc xe ngựa ngày xưa?
- U ơi! - Tôi bật khóc.
- Anh đây, Cu ơi! Sao thế? Trương Chi trở về đúng lúc sự đơn độc và nỗi sợ hãi làm trái tim bé nhỏ của tôi không chịu đựng nổi nữa. Anh xuống thuyền, dáng điệu vụng về, không bình thường. Chắc anh đã uống rượu.
Tôi dọn cơm. Trương Chi không ăn, lấy rượu uống tiếp. Anh gật gù nói với tôi những điều mà tôi chẳng hiều gì cả:
- Cu con ạ, tao vừa uống rượu với tay Doãn thư ký uỷ ban. Lại cho nhà hắn mấy cân cá. Hắn vẫn nói như lần trước: "Còn chờ xác minh!" Hừ! Đơn vị thì thay đổi biên chế xoành xoạch, biết tìm ai để xác minh? Lúc bất giờ, anh em chết cả. Còn mình tao. Gần chục thằng xuông đền ghì chặt, định bắt sống. Tao thả quả lựu đạn bên cạnh, tính cùng chết. Nhưng chỉ mất cái chân, vì chúng nó hứng hết. Tao lết vào một cái làng đồng bào dân tộc, rồi chẳng biết gì nữa. Thế mà bây giờ thì: "Cũng có thể bị thương trong chiến đấu. Cũng có thể vượt rừng đào ngũ, rồi đạp phải mìn. Có thể còn tệ hơn: Bị thương, địch bắt được chữa chạy, rồi "tuyển mộ", rồi "đánh" về bên ta hoạt động". Hắn bảo ấy là giả dụ thế. "Giả dụ" kiểu ấy thì chết mẹ con nhà người ta!
Trương Chi cười nức lên, lấy ống tay áo bộ đội bạc phếch chùi mắt:
- Hắn uống nhiều quá, mất khôn. Rượu nói, không chấp. Tao bảo hắn: "Tôi không xin tiêu chuẩn gì cả. Đã có sông Hoài trợ cấp cho tôi đến hết đời. Chỉ xin đừng nghi kỵ tôi!" Nhưng hắn có nghe tao nói gì đâu. Mụ Nhuần cho một con bé váy áo cũn cỡn ra dìu hắn vào buồng trong rồi bảo tao cứ về, mai ra tính tiền. Hừ! Mai phải ra thanh toán thêm cả cái trò "giã rượu" của hắn. Thực ra... Cu ạ, tốn kém mất cũng được, chỉ cần nhà cô ấy đừng rẻ rúng tao... đừng coi tao là thằng đào ngũ... là thành phần bất minh, khả nghi... rương Chi dừng một lát rồi lắc lắc đầu, giọng nằng nặng:
- Nhưng mà Cu ơi, tao biết rồi... Bây giờ tao như thế này thì cô ấy cũng chẳng cần biết tao có đào ngữ, có bị "tuyển mộ" hay không! Đời là thế mà! Còn tao thì lại phụ lòng cô gái người dân tộc đã chữa chạy cái chân cụt này. Chiều chiều, nhìn rừng tối dần, tao hát về dòng sông Hoài. Cô ấy nói như khóc: "Em thương con sông trong câu hát, thương cả bộ đội nữa. Ở lại đây, em làm rẫy, em nuôi". Tao bảo với cô ấy: "Tôi không bao giờ quên ơn em. Nhưng mà, bên cái dòng sông trong bài hát ấy, có một người con gái đang đợi tôi về..."
Hôm tao đỉ, cô dân tộc ấy ngồi rũ dưới chân nhà sàn, khóc như mưa như gió, khóc hơn cả mày khi bị mẹ bỏ rơi ấy, Cu ạ...
Trương Chi ho sặc sụa rồi bất chợt anh gõ móng tay vào mạn thuyền hát, giọng say, ngang tàng, vang mặt sông:
"Ô hô! Ô hô! Sông Hoài!
Chảy hoàu ròng ròng trong vắt
Thuyền xưa chết chìm đáy mắt
Còn sông, mà ai quên ai..."
Trăng mờ sỉn như cái đĩa nhôm cũ kỹ méo mó trôi. Trương Chi vẫn uống. Rồi lấy đàn ra bật bùng, hát. Những câu hát thê lương, những tiếng khóc ly biệt, nhưng mà hay lắm. Bài hát gợi nhớ đến một người con gái nào đó, rất thân yêu. Với tôi, cái người thân yêu trong bài hát ấy chính là người mẹ. Tôi nằm nghe, mắt ướt đấm, rồi thiếp đi trong tiếng hát Trương Chi... Tôi tỉnh giấc. Đêm đã khuya lắm. Tôi tỉnh giấc chính vì sự tĩnh lặng vô cùng của dòng sông khuya, tưởng như những lớp sóng dưới ánh trăng kia đã đông cứng lại. Trương Chi vẫn đàn. Sau này, khi đã là một người sáng tác nhạc, tôi nhớ lại mới biết lúc đó Trương Chi đã đàn một Etude (2) cổ điển nào đấy. Tiếng đàn khe khẽ chậm rãi, bứt rứt, nhức buốt. Mái tóc rũ trên cần đàn. Những ngón tay run bần bật, trang trọng nắn nót trên phím, với những thế bấm cầu kỳ của những hợp âm phức tạp. Toàn thân anh rung nhẹ như có một sự chuyển vận ghê gớm từ bên trong để rút tận kiệt cùng cho tiếng đàn thoát ra.
Anh không hát, cũng không phải đang độc tấu. Trương Chi đệm đàn cho một người khác nói (Ấy là cảm tưởng sau này của tôi). Tiếng một người con gái, chắc là đẹp lắm vì giọng nói êm ái, xúc động.
- Những ngày anh ở ngoài mặt trận, những ngày mưa gió bây giờ, không có tiếng hát của anh, em nhớ anh đến phát ốm. Em không phải là người bội bạc. Nhưng mà, bây giờ anh như thế này. Lại còn làng nước điều tiếng nữa. Bố em không bao giờ bằng lòng chuyện chúng mình. Mà em thì yếu đuối. Em không thể... Xin anh thông cảm cho em...
Tiếng nói dừng lại. Trương Chi vẫn lặng lẽ đàn. Rồi người con gái lại nói, nhưng giọng không xúc đọng như trước nữa:
- Bố em bảo, thôi, chuyện trẻ con ngày trước, quên đi! Còn bây giờ, nếu anh khó khăn thì ban ngày đi đánh cá, tối về hàng nhà em hát mồi cho khách ka-ra-ô-kê. Bố em trả công. Nhưng chỉ ngại cái chân của anh làm khách sợ. Anh cứ đến trình bày để bố em thông cảm. Em sẽ nói thêm vào. Đấy, em đã nói hết, anh hiểu cho em...
Tiếng đàn gắt lên chát chúa, vụt tắt. Trương Chi vội đưa tay bưng mắt. Cái dây đàn đứ, quất vào mặt. Có tiếng tre nứa cót két. Cô gái ngồi trên mặt sàn tre ghép đứng lên. Cái sàn tre luồng sau ngôi nhà lớn ba tầng ở dãy phố mới bên bờ sông, như kiểu nhà hàng thuỷ tạ. Họ đã nói chuyện với nhau, người trên sàn, người dưới thuyền. Trăng soi rõ mặt cô gái: Chị Nương, con gái ông Cương chủ tịch xã, người đẹp nhất huyện, từng có ảnh in ở tờ lịch treo tường.
Chị Nương đứng tần ngần một lúc rồi quay vào nhà. Trương Chi buông bàn tay khỏi mắt. Máu chảy từ mí mắt xuống gò má, như thể anh đã khóc và nước mắt là máu. Anh bỏ đàn, nhổ cây sào, đẩy thuyền ra giữa sông, rồi để mặc thuyền trôi. Trương Chi vớtnước sông rửa vết thương. Tôi đưa khăn mặt cho anh. Trương Chi úp mặt vào chiếc khăn, ngồi dựa mạn thuyền, im lặng đến sáng.
Có lẽ nỗi đau mất mẹ và suốt thời thơ ấu sống bên Trương Chi đã khiến tôi thành một kẻ đa cảm. Sau này tôi mới biết thói đa cảm ấy là một tật xấu, đã đem lại cho tôi bao nhiêu thiệt thòi và phiền toái, trở thành nguyên nhân của những bất hạnh trong đời tôi. Đầu tiên là việc tôi mắc vào nghiệp xướng ca, cái món mà Trương Chi đã khuyên "Đừng dính vào, khổ đời!".
- Nhà mình túng bấn, em không học lên nữa đâu. Anh cho em thi Trung học văn hoá nghệ thuật trên tỉnh. Nếu đỗ, trường ấy có học bổng. Còn trượt thì ở nhà đánh cá.- Tôi nói với Trương Chi khi học xong cấp hai.
Anh thở dài im lặng. Tôi biết anh rất muốn cho tôi học nữa, để tôi có thể đổi đời một cách tức cười như anh vẫn ước ao là tôi sẽ trở thành cán bộ xã, được hưởng các "tiêu chuẩn". Tôi nói thêm:
- Học xong, có khi em thành cán bộ văn hoá huyện, còn to hơn cán bộ xã. Có mở quán ka-ra-ô-kê ở phố huyện mới cũng tiện. Nhà mình sẽ khấm khá lên rất nhanh. Anh khỏi phải lặn lội sông nước, chỉ ngồi thay băng nhạc, thu tiền.
Trương Chi không hưởng ứng câu nói đùa ấy. Khuôn mặt anh khắc khổ đượm buồn. Tôi nhìn anh lo lắng. Anh có "quyền huynh thế phụ" với tôi. Có lần đi học về, tôi hớn hở khoe là vừa qua phố mới, thấy chị Nương mặc váy hoa, tô son phấn, cùng với mấy anh người trên tỉnh hát rống lên như bị đánh ở cửa hàng karaôkê của bố. Một anh ôm lấy chị Nương, nhún nhảy theo tiếng kèn trống xập xình, trông buồn cười lắm. Không để tôi nói hết, Trương Chi quát lên:
- Im mồm! Ai cho mày học xong không về ngay, lại phất phơ ở đấy?- Anh bẻ cần câu, cho tôi một roi nhớ đời.
Bây giờ, liệu anh có cho tôi một roi nữa vì dám trái ý anh? Mấy năm nay anh già đi rất nhanh. Cá sông ngày một ít. Trương Chi vất vả lắm mới nuôi được tôi ăn học. Sóng gió và những ngày đông tháng giá làm anh suy yếu, ban đêm thường ho khúc khắc. Hay là vì chuyện chị Nương mà anh suy sụp? Tôi cũng không biết nữa. Sau cái đêm gặp chị Nương, không thấy anh nói gì thêm. Cũng sau đêm ấy, anh không hát nữa và không bao giờ cho thuyền đến đánh cá ở khúc sông chảy qua khu phố mới, mặc dù cá thường đến đấy nhiều để kiếm chất thải từ dãy phố trút xuống.
Cuối cùng Trương Chi cũng cho tôi đi trung học văn hoá nghệ thuật. Tôi đố lớp thanh nhạc. Khoản học bổng ít ỏi của tôi phụ thêm với Trương Chi cũng đủ hai anh em sống tạm mấy năm tôi học trên tỉnh.
Có một chiều mưa phùn, đường đê vắng ngắt. Những thửa ruộng trơ gốc rạ. Tôi từ trường về. Trời vừa mưa khi tôi về tới đầu làng. Vẫn những đám mây xám lê thê tận chân trời mờ mịt, như ngày nào. Chỉ thiếu chiếc xe ngựa xiêu vẹo. Chính Trương Chi đã cúi xuống nâng tôi lên khỏi mặt đê cỏ ướt này.
Một chiếc xe máy lớn kềnh càng, sáng loáng, sầm sập ngược chiều, suýt xô tôi xuống vệ đê. Tôi kịp nhìn thấy con gái ông chủ tịch tươi rói, rực rỡ ngồi sau một gã đàn ông đứng tuổi, trông bệ vệ trong cái áo da đen bóng như đúc bằng sắt. Họ vội về tỉnh để thoát cơn mưa, hay là chạy trốn tiếng gọi đến lạc giọng của ai đó phía sau, nơi lối rẽ xuống làng?
- Đừng! Đừng đi! Nương ơi!!!
Tiếng gọi đau đớn, ghê gớm như tiếng tru của con sói đơn độc bị thương giữa cánh đồng băng tuyết. Tôi đến nơi. Lũ trẻ con vây quanh một người đang vật vã trên mặt ruộng mới cày vỡ. Những tảng đất khô cứng quanh đó nát vụn như có vồ đập. Chiếc nạng gỗ vứt bên cạnh.
Trời ơi! Đó là Trương Chi!
Tôi nâng anh dậy, lấy ống tay áo lau nước mắt lẫn đất cát lấm lem trên khuôn mặt sây sước, rớm máu. Trương Chi mới uống rượu. Thân hình anh rũ rượi, mắt đờ đẫn.
- Em đây, anh Chi ơi. Thôi, về thuyền với em!- Tôi dìu Trương Chi, gần như cắp anh bên nách, đi thật nhanh để kịp tránh những người làng hiếu sự sắp sửa ùa ra.
Một thằng bé kéo lê chiếc nạng của anh chạy theo. Thằng bé vừa thở hồng hộc vừa hớn hở nói:
- Chị Nương lên tỉnh để... để hôn thú với ông Việt kiều... để đi Úc với ông ấy. Tại vì ông Việt kiều bán cơm hàng ở Úc... Tại vì ông Việt kiều sắp làm đầu... đầu tư cho ông Cương thổi cơm hộp xuất khẩu...
Thích thú vì đã nói được "hôn thú" với "đầu tư", nó lấy hơi rồi tường thuật tiếp, rất nhiệt tình, lại còn diễn cảm nữa:
- ... Lúc qua chỗ anh Chi cắm thuyền, ông Việt kiều bóp còi "toe-toe". Chị Nương thì gọi tướng lên: "Trương Chi ơi! Em đi Úc với ông xã nhà em đây! Anh ở lại mạnh khoẻ nhớ! Đánh nhiều cá vào nhớ!" Thế là anh Chi cuống cuồng nhảy lên bờ, ngã sấp ngã ngửa, chạy theo gọi.
Ôi, Trương Chi của tôi! Tôi tốt nghiệp trung học văn hoá nghệ thuật. Bây giờ tôi có thể dàn dựng những chương trình văn nghệ cỡ xã và sáng tác những ca khúc về lúa má, mùa màng. Nhưng thâm tâm, tôi ao ước được học lên cao học. Tôi sẽ làm luận án tốt nghiệp bằng một tác phẩm âm nhạc nói về dòng sông Hoài và về anh Trương Chi, cỡ như "Sóng Đanuyp" của Inôvavici (1). Bản nhạc về một tình yêu thật buồn, nhưng đẹp đẽ và tràn đầy khát vọng.
Tuy đã là cán bộ của phòng Văn hoá huyện, nhưng ngoài cái giường con ở phòng tập thể, tôi chưa có "tiêu chuẩn" gì như mong ước của Trương Chi. Buổi tối, tôi vẫn trở về con thuyền cũ với anh.
Trương Chi không hát nữa. Đàn treo vách thuyền, khi sóng gió va đập, khẽ kêu những tiếng trầm buồn âm u, như tiếng thở dài. Cái dây nhỏ nhất, dây mí, đã đứt vào đêm hôm ấy, những dây còn lại cũng dần đứt hết, thành một mớ bòng bong trên mặt gỗ bụi bặm. Trương Chi không sửa sang gì và cũng không cho tôi đụng đến cây đàn.
Thường, sau bữa cơm chiều, và những đêm có trăng, sợ Trương Chi buồn, tôi nói huyên thuyên đủ mọi thứ chuyện. Chuyện đấu đá ở cơ quan huyện. Chuyện linh tinh trong giới văn nghệ sĩ huyện. Rồi tôi đưa anh vào khu rừng âm nhạc với khả năng của một nhạc sĩ cấp huyện. Anh cũng thích nghe tôi nói về Mô-da, Su-be, ... Mắt anh rưng rưng khi tôi mở băng cát-xét chạy pin mượn của cơ quan cho anh nghe "Thư tình gửi Ê-ly-dơ" của Bêt-tô-ven, "Buồn" Sô-panh và "Mơ" Su-man (1).
Anh thở dài:
- Ông Môda mà cũng chết mất xác. Đấy, tài là thế đấy! - Rồi anh lau mắt vui sướng - Nhưng Cu ạ, mày làm anh ngẩng mặt được với làng nước rồi đấy! Thế này thì dù ở thuyền nát, vật vờ sông nước cũng chẳng bố con thằng nào khinh được anh em mình, Cu nhỉ?
Anh vẫn gọi tôi là "Cu" như ngày trước, mặc dù khi tôi đi học, anh đã tốn đến chục cân tôm, ba ba với một chầu "giã rượu" cho tay Doãn thư ký uỷ ban để xin chữa tên tôi trong bảng nhân khẩu xã thành "Cư" và lấy họ Trương của anh. Cơn bão lớn tràn qua lưu vực sông Hoài. Đang dự hội diễn văn nghệ tỉnh, tôi bồn chồn, vội trở về làng. Dưới bến, không có con thuyền quen thuộc.
Người làng kể:
Đêm trước cơn bão, trời nặng, trăng đỏ ngầu. Trương Chi chèo thuyền về phía hạ lưu sông Hoài. Mùa này cá bống đẻ nhiều ở vùng cửa sông nước xoáy. Gần sáng, bão to. Nơi hõm sông Trương Chi thường tránh gió bão, không thấy thuyền anh về. Bão tan, dân chài thấy những mảnh thuyền vỡ và cây đàn Trương Chi giạt vào bãi sú. Cây đàn còn nguyên vẹn.
Tôi ôm đàn ra bờ sông Hoài, đứng nhìn mặt nước sương khói, vắng tanh. Cây đàn được mắc lại đủ dây. Trương Chi đã chơi đàn và hát lần cuối. Có ai được nghe Trương Chi hát lần cuối cùng ấy vào cái đêm trăng đỏ ngầu, trước cơn giông bão?
Nhiều ngày sau, tôi và những người làng tốt bụng lang thang dọc sông Hoài, ra tận cửa biển tìm anh, nhưng không thấy gì. Anh đã trở về với ngày xưa, đi vào câu chuyện cổ? Thôi thì ... đành chôn cây đàn như một nấm mộ bên bờ sông, nơi thuyền anh vẫn cắm sào.
Tôi khóc Trương Chi và trồng bên mộ một cây bạch đàn, như trong tích cũ.
Nhưng tìm đâu ra khối kỷ thạch thắm đỏ như máu, trong suốt thuỷ tinh mà tiện thành cái chén trà; để khi rót nước, hiện lên bóng thuyền Trương Chi? ...
BÃO VŨ
…..
(1) Những nhạc sĩ danh tiếng của Châu Âu thế kỷ XVIII, XIX.
(2) Etude: Khúc tập, bản nhạc để tập đàn.