PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Những VẦN THƠ đi cùng NĂM THÁNG



Hansy
07-02-2012, 06:35 PM
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQrQ1QJCQiSfhSo29T9AJH117FHY9lQ3 bldXlEyRQaAKs2oPoeGIZBMGJNF



NHỮNG VẦN THƠ
ĐI CÙNG NĂM THÁNG


HANSY
Sưu Tầm



http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQK_qMJgd7du4bQyTegwao1v0AVk0aSS HKS0VhiKZdX0odEQ-3ecg


http://www.wallcoo.com/flower/Pure_Sweet_Wildflowers_3_1920x1200/wallpapers/1920x1200/Soft_focus_sweet_flowers_JK029_350A.jpg

Hansy
07-02-2012, 06:39 PM
.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=52446

1.- MÀU TÍM HOA SIM
Hữu Loan


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

HỮU LOAN


* NGÂM


o_6roILULWo

* NHẠC


k4b2UglfrWw



* HỮU LOAN


MQJY9RGeFZI

x9Vx0EU3PZc


*
Tác quyền Màu tím hoa sim:
100 triệu đồng

Thứ Năm, 09/12/2004, 23:44 (GMT+7)

Mới đây, việc nhà thơ Hữu Loan ở tuổi gần 90 bất ngờ nhận được 100 triệu đồng tiền tác quyền cho bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim từ Công ty điện tử Vitek VTB được coi là một sự kiện.

Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến thế. Tuổi Trẻ đã đi tìm câu trả lời từ ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB.

* Điều mà nhiều người thấy lạ: vì sao một doanh nghiệp lại đi mua bản quyền thơ?

- Tôi muốn dùng từ “chuyển nhượng” thay cho từ mua bản quyền. Đây là một hình thức thể hiện sự trân trọng của một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm văn hóa với một tác phẩm nghệ thuật. Dĩ nhiên là việc chuyển nhượng này còn nhằm mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tham gia các sự kiện văn hóa - thể thao với mục đích phát triển thương hiệu.

Nhưng với các doanh nghiệp điện tử tại VN thì hầu hết là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, họ có thiệt thòi là không biết tiếng Việt nên không hiểu được người VN thích gì, rung động trước cái gì. Họ chỉ nhận biết những gì hữu hình như người mẫu nổi tiếng, ca sĩ hát hay, một siêu sao bóng đá và đầu tư cho những đối tượng này.

Tuy nhiên, giọng hát, nhan sắc hay đôi chân cầu thủ không phải là những giá trị lâu dài. Vitek là doanh nghiệp trong nước, cảm nhận được những giá trị vô hình chính là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi. Thơ là sự lắng đọng, khêu gợi sự rung cảm. Lý do chúng tôi chọn mua tác quyền bài thơ là như vậy.

* Thưa ông, tại sao lại là Màu tím hoa sim mà không phải một tác phẩm nào khác?

- Trong thế kỷ trước, dấu ấn đậm nhất của thế giới về VN là chiến tranh cách mạng. Có rất nhiều bài thơ viết về chiến tranh, nhưng theo chúng tôi, Màu tím hoa sim là bài thơ nhiều giá trị. Chiến tranh luôn kéo theo mất mát, đau khổ.

Trong những năm 1950 người ta cần nhiều bài thơ hô hào, những tiếng xung phong. Nhưng khi chiến tranh đã đi qua, người ta cần nhìn về nó với cái nhìn nhân bản hơn. Nỗi khổ mà chiến tranh gây ra không phải là nỗi khổ của người lính ra chiến trận mà là sự chờ đợi của những người phụ nữ ở nhà, không biết khi nào chồng, cha, anh, em mình mới trở về.

Một khi bài thơ này dịch ra tiếng Anh và đem ra với thế giới, người nước ngoài sẽ có một ấn tượng khác hơn về một VN trong chiến tranh - thổn thức và lắng đọng hơn. Bài thơ là tiếng thở dài, tiếng khóc của một người lính khóc vợ. Người vợ của anh chết trẻ, do lỗi gián tiếp thuộc về chiến tranh.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=52053
Ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB

* Bài thơ này sẽ được sử dụng như thế nào?

- Chúng tôi đưa bài thơ đã được diễn ngâm vào một sản phẩm của chúng tôi. Bài thơ sẽ như một dấu ấn văn hóa của một sản phẩm VN, đi cùng sản phẩm này ra thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, chúng tôi có dự định mua tác quyền của những tác phẩm khác nữa, tổ chức các hoạt động văn hóa như thi ca khúc, thi thơ, thành lập quĩ phát triển văn hóa để bày tỏ sự trân trọng, biết ơn của mình đối với những tác phẩm nghệ thuật.

Đây cũng là một hình thức bảo vệ sản phẩm văn hóa. Cụ thể, chúng tôi sẽ lưu giữ và phổ biến bản chuẩn nhất để tránh tình trạng có rất nhiều dị bản của cùng một tác phẩm có thể sẽ khiến tác phẩm bị mai một.

* Kéo theo việc mua tác quyền bài thơ Màu tím hoa sim sẽ là một loạt hoạt động liên quan, chẳng hạn như một đơn vị, cá nhân nào đó sẽ xin phép dùng bài thơ để phổ nhạc, diễn ngâm hoặc xuất bản... Vitek sẽ xử lý những việc này như thế nào?

- Tiền tác quyền thu được từ việc sử dụng bài thơ sẽ được chuyển vào quĩ phát triển văn hóa của chúng tôi.

* Xin cảm ơn ông.

LÊ THƯƠNG
thực hiện


Màu tím hoa sim
HỮU LOAN

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...


Vài dòng:

Nhà thơ Hữu Loan tên thật Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916. Quê gốc của ông - cũng là nơi ông đang ở hiện nay - là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông tham gia Việt Minh từ trước Cách mạng Tháng Tám.

Hữu Loan làm thơ không nhiều nhưng ông có những bài được nhiều người thuộc, ghi lại tâm tư của con người trong thời kháng chiến như Màu tím hoa sim, Đèo Cả, Những làng đi qua...

Màu tím hoa sim viết cách đây hơn nửa thế kỷ, là những cảm xúc tức thời sau một biến cố sâu sắc xảy ra trong đời ông. Thời kháng chiến, ông kết hôn với người vợ trẻ xinh đẹp vốn là học trò cũ. Hai người sống với nhau chỉ hai tuần rồi ông phải trở về đơn vị. Ba tháng sau, ông nhận được tin vợ mất vì bị nước cuốn. Lúc ấy vợ ông mới 16 tuổi...

Nguồn: TUỔI TRẺ

Hansy
07-02-2012, 06:40 PM
THÔNG TIN THÊM
VỀ HỮU LOAN
& MÀU TÍM HOA SIM


***




http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=52484&d=1248862077[/FONT]


Hữu Loan (02/04/1916-)



http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=52485&d=1248862219

Nhưng không chết người trai khói lửa
mà chết người gái nhỏ hậu phương ...


Tiểu sử

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. [cần dẫn nguồn] Hiện ông đang sống tại quê nhà.

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=52486&d=1248862303


Tác phẩm

Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:

Màu tím hoa sim
Đèo Cả
Yên mô
Hoa lúa
Tình Thủ đô


Đánh giá

Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sỹ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng.


Vài nét về gia đình

Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, con gái một gia đình khá giả mà ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm đó bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này.




Điều ít biết về 'Màu tím hoa sim'

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít độc giả còn thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ.

Tại Sài Gòn, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đã chiếm một chỗ đứng trong lòng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những qua sách báo, mà còn được phổ nhạc, hát rộng rãi trên đài phát thanh, các buổi trình diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: "Tôi hát trong màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu" chứ không có thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...” ở cuối bài như sau này.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=52487&d=1248862806


So với bản Màu tím hoa sim "nay" thì bản "xưa" tuy ngắn hơn nhưng ý thơ đi rất trọn nghĩa, trọn tình, không trúc trắc, không khiến người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của mình, hoặc thêm vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đã cảm nhận, yêu thích, hoặc có những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ thì khó "làm quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng biết. Do vậy, một số độc giả đã tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay "nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối tình.

Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đã mất sau ngày cưới không lâu vì chết đuối. Các anh của “nàng”, theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên “vợ mình sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: "ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh". Điều đó đã được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.

OPEN giới thiệu với mọi người 1 bản thảo được chứng minh là gần với bản gốc nhất, hy vọng mọi người sẽ thích thú !


MÀU TÍM HOA SIM

[FONT=Arial]Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

nga
12-05-2012, 09:58 PM
Tóc xoã ngang lưng

Mai anh đi bé có buồn không
Mai anh đi nhớ bé vô cùng
Nhớ mắt buổi chiều nghiêng bóng xế
Nhớ môi cười áo trắng rưng rưng

Mai anh đi đường xa xa lắm
Ðời con trai như vó ngựa hồng
Tuổi bé bình yên như cơn nắng
Tuổi anh buồn như lá mùa đông

Mai anh đi bé buồn hay vui
Xác lá nào rơi xuống ngậm ngùi
Thành phố sáng mai thành kỷ niệm
Anh đi rồi chắc nhớ không nguôi

Mai anh đi lòng không dám hẹn
Bởi xa rồi kỷ niệm cũng bay
Như giọt nắng phai nhòa trên tóc
Như buổi chiều đổ xuống ngàn cây

Mai anh đi bé có buồn không
Mai anh đi nhớ bé vô cùng
Nhớ dáng dịu dàng em nhẹ bước
Nhớ môi cười tóc xoã ngang lưng

(Lưu Trần Nguyễn)

nga
12-05-2012, 10:01 PM
[SIZE="3"]Nhà thơ Kiên Giang : HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM

Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà là người làm thơ tình chân quê Nam bộ hiếm hoi còn sót lại ở thiên niên kỷ thứ ba nầy. Đọc thơ ông là thấy cả tuổi thơ ấu ở miệt vườn, gánh hát cúng đình, ngọn khói đốt đồng, nghe văng vẳng tiếng xe bò lốc cốc…Có lần ngồi quán cóc ông buột miệng đọc bốn câu ca dao :


Lồng đèn treo cột đáy


Nước xoáy lồng đèn xoay


Dĩa nghiêng múc nước sao đầy


Lòng thương người nghĩa ba má rầy cũng thương
Tôi reo lên: "Hay quá ! Sao không thấy in trong sách ?". Ông cười, nói nhỏ : "Bà già tao đọc, ngâm nga ru ngủ hồi nhỏ, riết rồi nhập tâm".
Nhà thơ Kiên Giang sinh ngày 17-2-1929, tên thật là Trương Khương Trinh tại làng Đông Thái, huyện An Biên tỉnh Kiên Giang, cùng quê với nhà văn Sơn Nam. "Vốn liếng về từ ngữ người Kiên Giang rất ít, hàng ngày sống lân la với người Hoa bán tạp hóa và người Khơ-me làm ruộng. Ở đây có thể nói tiếng Việt không phát triển, lại thêm "tiếng lóng" mà người địa phương khác khó chấp nhận. Vốn duy nhất là ca dao được mẹ dạy cho, từ thuở ấu thơ. Vốn quan trọng hơn vẫn là cái tâm, lòng yêu nước, muốn giới thiệu tâm hồn người dân nghèo xóm mình với cả nước, cùng chia sẻ buồn vui (Sơn Nam - Cùng bạn đoc - Lời tựa tập Hoa trắng thôi cài trên áo tím NXB Văn Học 1/1995).
Ông từng tự bạch : "Năm 1943 tôi học trường tư Lê Bá Cang (Sài Gòn). Ăn cơm tháng, ở nhà trọ trên một ốc đảo đường Hàng Sanh (nay là Bạch Đằng) gần chùa Long Vân. Khi thức đêm học bài, tôi thấy và nghe hình tượng nhạc xe bò. Đêm nào đoàn xe bò ấy cũng lăn bánh ngang cửa thảo trang. Một thứ nhạc khô khan và thắm thiết, triền miên mà nức nở ngân vang từ những móng sắt vành xe. Tôi thao thức vì ghiền nghe nhạc xe bò, cố tìm những nét sống đẹp để tô điểm thành thơ. Hình ảnh một chiếc võng giăng dưới dạ xe chở phân rác, bốn móng bò mòn lẵn, chiếc roi tơi tả, ngọn đèn chong leo lét nhất là mái tóc phong trần luôn rối tung chính là những nét sống - trong một nếp sống nghèo mà đẹp - của người mẹ đánh xe bò. Tất cả là thơ và nhạc. Tôi đã ôm ghì được vú sữa của nguồn hứng cảm nhưng chắc hẳn chỉ ghi lại được một vài góc cạnh mà thôi. 14 năm sau, kể từ năm 1943, khi trở lại xóm chùa Long Vân, tôi không tìm được nhà trọ năm nào. Nhà tường mọc lên, người cũ đi mất, chết hoặc bị xua đuổi. Năm 1993, xóm chùa, xóm Hàng Sanh đã bị xóa mất. Người cũ mất hết. Chiếc xe bò chỉ còn trong ký ức.


Tình tang ! Lốc cốc ! Tang tình !
Nhạc vang hòa khúc viễn trình đắng cay
(Nhạc xe bò) ".
Bùi Giáng trong quyển "Đi vào cõi thơ" NXB Ca Dao 10/1969 viết : "'Lành mạnh, thanh cao, vị tha và ái quốc', ông Thiếu Sơn nói không sai một tấc một ly nào cả, khi giới thiệu thơ Kiên Giang. Ông Kiên Giang tuyệt nhiên "không cầu kỳ, không giả tạo" mà đạt tới chỗ sâu thẳm nhất trong linh hồn mọi người, một cách thuần nhiên.
….Quê Hương Thơ Ấu của Kiên Giang sẽ nằm trong Nước Việt như Kinh Thư nằm trong nước Tàu. Một Quê Hương bình dị thiết tha và hình như chúng ta đang đánh mất. Chỉ kêu gọi về trong những trận chiêm bao".
Thơ Kiên Giang có nhiều câu phổ biến rộng rãi như :


Ong bầu đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn


Ngày mai đám cưới người ta
Cớ sao sơn nữ Phà Ca lại buồn


Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Và trong bài thơ "Tiền và lá" ông đề: "Kính tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc ở xóm biển Kiên Giang", có lúc bị nhầm là thơ Nguyễn Bính. Bài thơ có những câu phảng phất tâm hồn chân quê cảm động :


"Bây giờ những buổi chiều êm
Tôi gom lá đốt, khói lên tận trời
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời họp một mình tôi…vui gì !". Kiên Giang còn là soạn giả cải lương lừng danh cùng thời Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều Hoa Phượng, Quy Sắc…với nghệ danh Hà Huy Hà (Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới…). Ngoài ra ông là ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn ở Sài Gòn trước 1975 như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tin Sáng…, tham gia phong trào ký giả ăn mày chống Mỹ - Thiệu ngày 10-10-1974. Chính vở tuồng đầu tay của ông là Người vợ không bao giờ cưới đã tạo bệ phóng cho nghệ sĩ Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm, lên hàng ngôi sao trong giới cải lương. Ông lang thang rày đây mai đó, vẫn với bộ vó giang hồ, vai mang túi xách, đầu đội chiếc nón trắng ngã mầu, cả đời lận đận với nghiệp thơ. Sống cuộc sống vất vả, lúc về hưu lui tới thường xuyên Ban Ái hữu Nghệ sĩ số 133 đường Cô Bắc, mở lớp dạy đờn ca tài tử miễn phí cho học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, thật đúng là hình ảnh kẻ sĩ hiếm hoi trong thời buổi kinh tế thị trường.
Nhắc đến thơ Kiên Giang nhiều người nhớ ngay đến bài thơ nổi tiếng là Hoa trắng thôi cài trên áo tím. Chị Hà Khánh Phương cho biết chị còn giữ bài thơ nầy in dưới dạng tờ bướm từ lúc 17 tuổi đến nay trên 40 năm.
Nhạc sĩ Huỳnh Anh (con trai danh cầm Sáu Tửng) phổ nhạc, nhiều thế hệ ca sĩ hát bài này như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Giao Linh, Trường Thanh và Hồ Điệp ngâm nhiều lần trong chương trình tiếng thơ Mây Tần do Kiên Giang phụ trách trên đài phát thanh Sài Gòn. Kiên Giang cho biết : "Đây là tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Năm 1944 tôi ở Cần Thơ học trường tư thục Nam Hưng, dốt toán nhưng giỏi luận chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH. -cô bạn dễ thương thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc. Có những buổi tan học lẽo đẽo đi theo sau NH. đến tận nhà cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng nổ ra, không có tiền đi đò về quê, NH. biết ý gửi cho, rồi đi kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc nhắn:" Con Tám NH. vẫn chờ mày ". Năm 1955 tôi ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của NH. tâm tình suốt đêm bên ánh đèn dầu Huê kỳ. Sau đó tôi nghe tin NH. lấy chồng có con đầu lòng đặt tên là tên ghép lại của tôi và NH. vì thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do nầy tôi đổi bốn câu kết bài thơ này, giống như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng. Kết trước là : "Xe tang đã khuất nẻo đời/Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu/Từ nay tóc rũ khăn sô/Em cài hoa tím trên mồ người xưa" thành cái kết : "Lạy chúa ! Con là người ngoại đạo/ Nhưng tin có chúa ở trên trời/Trong lòng con, giữa màu hoa trắng/Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi !"….Năm 1999 hãng phim TFS Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có làm phim " Chiếc giỏ đời người " về sự nghiệp hoạt động văn nghệ của tôi, khi trở về Cần Thơ quay lại cảnh trường cũ, mới hay tin là NH. mất năm 1998. Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH. ở nghĩa trang Cái Su. Đúng là 'Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh/Từng cài trên áo tím ngây thơ/Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng/Anh kết tình tang gởi xuống mồ".
Nguyễn Văn Thức trong tờ bướm "Vài nhận định về thơ và các nhà thơ ở thành phố Hồ Chí Minh" có đoạn nhận xét về Kiên Giang: "Một nhà thơ chỉ còn giao lưu với Câu lạc bộ thơ Quận là chính, Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím nay chỉ còn là kỷ niệm. Đôi khi tôi thấy nhà thơ buồn như sương giá, lạnh quanh đời". Tôi nghĩ một nhà thơ 76 tuổi, dời chỗ ở hơn chục lần, đấu tranh vì độc lập đất nước, làm thơ, soạn tuồng cải lương, viết báo tận tụy cống hiến cho đời, để lại nhiều câu thơ hay là một thành công về văn học, là một tâm gương sáng trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn Sơn Nam tinh tế khi viết: "Một cuộc đời lăn lóc, chẳng bao giờ khấm khá, về già làm chuyện ái hữu, tương tế, quả là thành đạt, không xấu hổ với đất nước. Đây là một người bạn cùng xóm, cùng làng, cùng xứ U Minh mà tôi lấy làm tự hào và thật lòng ca ngợi".
Mới đây ngồi uống bia cùng ông ở quán cóc, trong một xóm lao động nghèo gần cầu Nhị Thiên Đường quận 8, ông bảo sắp bán nhà, giọng buồn buồn nặng trĩu tâm tư. Buổi chiều thành phố thường có những cơn mưa dông, gió giật mạnh, lạnh căm căm, thương Kiên Giang một đời tận tụy với thơ, với cuộc sống !
__________________HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
Kiên Giang

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh

Quen biết nhau qua tình lối xóm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường

Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi

Sau mười năm lẽ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xóm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!

Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường

Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù

Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ

Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.

*****
28/ 5/ 58]