PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Luân Vũ



Thao Thuc
15-03-2012, 12:18 PM
Luân Vũ

Vào đây thấy hai từ "THI HỮU" TT rất mừng vì mình đang bí thơ.
Hôm nay nhỏ em đi học về nó đố TT câu này mà mình nghĩ mãi không hiếu chủ đích của bài thơ.

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông

TT nhờ các bạn giỏi thơ trong này giải thích giùm.

Thao Thuc
16-03-2012, 10:17 AM
TT chỉ hiểu lờ mờ là thơ được viết theo lối Haiku.
Nếu nhỏ em nó hỏi về đại ý bài thơ thì mình có thể đại khái trả lời:

"Trăng lưỡi liềm" và "lập đông" đều là hai hiện tượng của luân vũ _ vũ trụ luân chuyển theo định kỳ.
Sự chuyển biến này mang tính quy luật hơn tính ngẫu nhiên.

Nhưng cô em lại hỏi mình về chủ đích sâu xa hơn đại ý đó.
Nếu thực sự có chủ đích thì bài thơ trên của Việt Nam cao cơ hơn thơ Haiku Nhật Bản.

Thao Thuc
16-03-2012, 01:50 PM
Thi sĩ Việt Nam làm thơ Haiku hay hơn nhiều nhà thơ Nhật.
Thí dụ bài "Đứa trẻ" của Nguyễn Thánh Ngã:

Xó chợ
Chiếc lon trống
Hạt mưa mồ côi.

Lương Lương Hòa
16-03-2012, 07:25 PM
TT chỉ hiểu lờ mờ là thơ được viết theo lối Haiku.
Nếu nhỏ em nó hỏi về đại ý bài thơ thì mình có thể đại khái trả lời:

"Trăng lưỡi liềm" và "lập đông" đều là hai hiện tượng của luân vũ _ vũ trụ luân chuyển theo định kỳ.
Sự chuyển biến này mang tính quy luật hơn tính ngẫu nhiên.

Nhưng cô em lại hỏi mình về chủ đích sâu xa hơn đại ý đó.
Nếu thực sự có chủ đích thì bài thơ trên của Việt Nam cao cơ hơn thơ Haiku Nhật Bản.

Quả là bài thơ này rất độc
Quy luật của đất trời vận vào tình và cảnh người bất kì đều đúng cả, hình dung được chiều sâu của thế sự cuộc đời.
Tôi có thể viết thêm vài chữ được k nhỉ ?
Tôi nghĩ đến điều ngược lại. Muốn đem tình và đời luẩn quẩn giao thoa với cái huyền diệu của đất trời.

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông.

Thơ vắt vẻo
giao thoa
trời đất.

nguyenthilan

Thao Thuc
17-03-2012, 03:17 PM
Tác giả "Luân vũ" nhận định về lời bình của bạn Lan như sau:


"chiều sâu của thế sự"

qua nhận định của bạn nguyenthilan rất gần với đáp án 628/.

Thao Thuc
18-03-2012, 02:03 AM
Luân Vũ

Đố hữu Sieunhien - người đã sáng tác trên 2,000 câu đố cho website BC - nhận định về bài thơ Luân vũ:

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông

Hai người có khả năng cao nhất trên mạng hiện nay nếu phối hợp, có thể phát hiện ra chủ đích của Luân vũ.

1. Chưởng môn Nhất Âm Chỉ SSN.
2. Hoàng Hoài Linh - hậu duệ chân truyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Bài thơ trên đã được treo tặng thưởng khá cao và hiện chưa nhân tài nào lý giải được chủ đích.
Tác giả HB sẽ post đáp án vào ngày 3-22-12.

buixuanphuong09
18-03-2012, 09:38 AM
Tôi xin đính chính: đây là thơ của Hoàng Hoài Linh chứ không phải của tôi. Xin đừng làm phiền lão nhà quê sắp về cát bụi này.
BXP

Thao Thuc
18-03-2012, 10:28 AM
TT cám ơn Bùi huynh đã đính chính.

Thao Thuc
20-03-2012, 08:50 AM
Ghi nhận của HB - tác giả Luân vũ:


628/:
Sieunhien đã đoán đúng.
Chủ đề 628/ Trăng lưỡi liềm là một cách điệu tân trang Hồ Xuân Hương mà SSN sở trường.
Thú ở chỗ đọc lên chỉ thấy thanh cảnh nhưng khi triển khai nội hàm mới thấy âm-đạo-hàm.

Thao Thuc
20-03-2012, 01:06 PM
Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông

Đọc lại toàn bài thơ, TT không nhận ra chỗ nào có cái bí ẩn sâu thẳm kia của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cả.
Quý thi hữu có cao kiến gì chăng ?

Thao Thuc
21-03-2012, 01:55 AM
Đây là giải đáp của danh sĩ SSN bên website bạn cho chủ đề "Luân vũ":


AB = TU NGUYỆT.
Từ đáp án TBL :
1 - Lưỡi liềm
2- luân vũ
3 -Lập đông.
1+2 = A = Nguyệt.
3 = Tu.
Lý do :
- 1+2 : cũng chỉ là TRĂNG....dù có" luân vũ "gì đi nữa ,hai điểm này phối hợp lại vẫn là " TRĂNG " = Nguyệt.
- 3= TU.
"Tu " và "Lập" : cùng nghĩa với nhau.
Tu : chỉnh đốn xây dựng lại.
Tu = lập = hiến dâng.
Tu :râu. Chỉ nam giới.
Nguyệt : trăng. Chỉ cô gái đẹp.
Tu : thẹn , xấu hổ.
TU NGUYỆT đi từ ý :
"Tu hoa bế nguyệt" : cô gái rất đẹp .
Tu nguyệt : trăng bị che ,chỉ sắc đẹp vô cùng.
Ngoài ra :
TU NGUYỆT : RÂU TRĂNG --> RĂNG TRÂU.
TU NGUYỆT - THƯỢNG HUYỀN.
Một đêm thượng tuần - thượng huyền : chàng trai tới tấp hôn cô gái (Tên Huyền)....bóng chàng che lấp cả trăng thượng huyền....Cô gái biết khó qua được ý muốn người yêu , cô ta nhìn lên trời và nhanh trí bảo : Em sẽ cho anh "thượng huyền "đấy. Nhưng phải nói cho em hay :
_ TU NGUYỆT là gì?
Sáng tác : SOSONO (3/20/2012)

Thao Thuc
21-03-2012, 01:07 PM
Mời quý thân hữu nhớ đón đọc đáp án Luân Vũ vào 3-22-12 của tác giả HB, giải thích giá trị của cái tục lụy, bí ẩn trong thanh cao.

Thao Thuc
22-03-2012, 05:59 AM
Nhận định của tác giả HB:


Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông.

Chắc các bạn đã nhận ra "luân vũ" là điểm của hai diện "trăng lưỡi liềm" và "lập đông" vì sự luân chuyển trong vũ trụ tạo ra hai diện này.

Đó là nội hàm của ý.

Khi đi sâu vào nội hàm của từ, "luân vũ" chuyển biến từ điểm sang diện, trở thành một thành tố bình đẳng trong tổng thể.

Thao Thuc
22-03-2012, 06:12 AM
Nhận định của HB:


628/

628/ thuộc loại ngữ pháp ẩn.
Nó khác với các mô hình bạn thường gặp.
"Trăng lưỡi liềm" được xem như chủ đề điển hình cho nội hàm ngữ pháp.

Thao Thuc
22-03-2012, 11:40 AM
Theo gợi ý của HB thì nó giống như cái quạt của nữ sĩ HXH nhưng với tên gọi khác.

Thao Thuc
23-03-2012, 07:19 AM
Trăng Lưỡi Liềm

TBL có thể chọn bất cứ loại thơ nào để diễn đạt.
Đó chỉ là lớp vỏ hình thức. Khi đi sâu vào nội dung, thế giới mới biết hãi hùng trước thi văn học Việt Nam.
Thí dụ TBL dưới dạng Haiku:

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông.

Chắc các thi sĩ Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện như Hiroshima và Nagasaky tan hoang thời đệ nhị thế chiến.

Nhờ bạn sáng tác một truyện cực ngắn rồi đặt lại chủ đề sao cho đáp án TBL trên lý giải được uẩn khúc trong truyện và vẽ họa phẩm cho các nét thơ.

Sáng tác: 628- NC TBL 799 + HB 2,193 + DT 355 - 1,265 - 3-11-12

Mời quý thi hữu thưởng thức đáp án tối nay.

Thao Thuc
23-03-2012, 12:50 PM
628/ Trăng Lưỡi Liềm

TBL có thể chọn bất cứ loại thơ nào để diễn đạt.
Đó chỉ là lớp vỏ hình thức. Khi đi sâu vào nội dung, thế giới mới biết hãi hùng trước thi văn học Việt Nam.
Thí dụ TBL dưới dạng Haiku:

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông.

Chắc các thi sĩ Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện như Hiroshima và Nagasaky tan hoang thời đệ nhị thế chiến.

Nhờ bạn sáng tác một truyện cực ngắn rồi đặt lại chủ đề sao cho đáp án TBL trên lý giải được uẩn khúc trong truyện và vẽ họa phẩm cho các nét thơ.

Sáng tác: 628- NC TBL 799 + HB 2,193 + DT 355 - 1,265 - 3-11-12

T/T: Tặng thưởng 7 lần, mỗi lần 20,000 USD.

ĐÁP ÁN:

Đây là bài toán thơ Balon về "nội hàm ngữ pháp".
Loại thơ độc đáo nhất thế giới hiện nay.

Truyện Cực Ngắn Cho Chủ Đề "Bướm Đêm":

Thấy chú rể tham quan bướm đêm của mình hơi kỹ, cô dâu cười bảo:
_ Nếu anh có thể làm thơ, chỉ viết về trăng lạnh mà ra được cái của em âm ấm thì đêm nay mới động phòng !
Khốn khổ nghĩ mãi, đến đêm "tứ thiện" thứ tư, chú rể mới nghĩ ra được thơ Balon:

Trăng lưỡi liềm
luân vũ
lập đông.

Xin bạn cho biết con bướm đêm kia trốn ở đâu ?

Lý Giải

Chỗ bướm đêm trốn:

1/ Trăng lưỡi liềm ( dt ): Trăng có hình lưỡi liềm vào những đêm đầu tháng và cuối tháng âm lịch.

2/ Luân vũ ( dt ): Khoảng không gian vô cùng vô tận chứa các thiên hà, vận chuyển tự do một cách ngẫu nhiên hoặc có quy luật chi phối.

_ Luân: Luân trong bài được dùng theo bộ xa, 15 nét ( bánh xe ) và bộ thủy 11 nét ( chìm đắm ).

Luân không dùng theo bộ nhơn, 12 nét ( đạo lý ).

_ Vũ: Được dùng theo bộ miên và hai bộ võ.
_ Bộ miên: 6 nét: Nhà ở, mái nhà. Bốn phương và trên dưới.
Vũ trong "vũ trụ" của bộ miên: Vũ ( mái nhà ). Trụ: Rường cột, còn có nghĩa thời gian xưa và nay.
_ Bộ võ: 6 nét, lông chim.
_ Bộ võ: 8 nét, mưa.

Vũ không dùng theo bộ chỉ, 8 nét ( sức mạnh ).

3/ Lập đông ( dt ): Tiết được coi là bắt đầu mùa đông, thuộc một trong 24 tiết trong năm, theo cách tính của âm lịch cổ truyền.

Các định nghĩa trên không có gì mới mẻ.
Đa số các bạn đã rõ cả.
Sau đây là vài nét tân khang của TBL:

_ Trăng lưỡi liềm: Lấy dấu ắ làm biểu tượng ( như trong từ "sắc" ).

_ Luân vũ: Chủ yếu của "luân vũ" là chuyển động, tức xê dịch.
Lấy từ "xê", rồi rút ngắn thành "c".
Xê dịch còn có nghĩa là "na".

Cộng cả lại, chúng ta có: NẮC.

_ Lập đông: Mùa đông chúng ta thường bị NẺ.

Cả ba cụm từ gom lại, chỉ còn hai từ: NẮC NẺ.

Nắc nẻ ( dt ): Tên gọi chung các loài bướm, cỡ lớn màu nâu, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
Nắc nẻ ( tt ): ( Cười ) to, thành từng tràng vang giòn, nghe vui tai.

Lúc chiêm ngưỡng, chú rể cần banh rộng "nắc nẻ" ra, cũng giống như lúc cười "nắc nẻ", phải mở rộng miệng.
Cả thế giới đều gọi Hoa Hướng Âm của nữ giới là bướm.

Họa Phẩm Cho Các Nét Thơ:

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fc/Schwalbenschwanz_papilio_machaon.jpg/120px-Schwalbenschwanz_papilio_machaon.jpg

@: Bạn Thao Thức
Theo phản ảnh một số ACE thành viên, BQT xin tháo hình minh họa thứ 2. Mong bạn thông cảm cho BQT chúng tôi.
Chúc bạn vui tình Thi hữu.
T/M BQT
Admin

Thao Thuc
23-03-2012, 02:57 PM
Nhập gia tùy tục.
TT cám ơn Admin đã làm điều cần làm cho diễn đàn.
Lúc sưu tầm đáp án trên, TT cũng băn khoăn về hình minh họa thứ hai của tác giả.
Nếu tự ý lược bỏ, e có lỗi với tác giả. Còn đăng lại nguyên bản, bây giờ thành có lỗi với diễn đàn.
Đằng nào cũng là thân phận của thi văn nghiệp !