PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Văn Vui



Thao Thuc
19-03-2012, 02:59 AM
Người báo tin bảo người nhà:
_ Có tin vui trước giờ tuyệt vọng !
Người nhà hỏi:
_ Thưa bác tin vui và tin buồn gì thế ?!
Người đưa tin im lặng, chỉ ra phía sau nhà.
Xin quý thi văn hữu cho biết phía sau nhà có gì để đối thoại trên thành văn vui ?

TT 1272

Thao Thuc
19-03-2012, 07:17 AM
Tin vui và tin buồn tương quan rất chặt chẽ về thi văn học qua một mô hình ngữ pháp nào đó.
Thí dụ: Chúng ta có thể nói lái một tin buồn thành tin vui.

Thao Thuc
19-03-2012, 03:06 PM
Chủ đề này có thể phù hợp với quý văn thi hữu nào yêu nghề dạy học.
Yêu một cách tha thiết.
Ở đây việc chọn văn cảnh là chủ yếu.
Văn cảnh được coi như sự vật trung gian để tạo được đồng thuận trong phản biện.
Đúng hơn, là nghịch biện.
Thí dụ: Tin vui là đám cưới, tin buồn là đám ma.
Câu hỏi được đặt ra là: Sự vật trung gian nào để trước đám ma là đám cưới ?

Thao Thuc
20-03-2012, 02:19 AM
Văn Vui là loại chủ đề TT nghĩ ra để tự học làm thơ Balon.
Thơ Balon mới bây giờ không phân biệt thơ và văn, qua định nghĩa: Tất cả những gì đạt đỉnh điểm đều là thơ Balon (TBL).
Trong bài Văn Vui đầu tiên này, khi chúng ta tìm được vật trung gian đủ sức thuyết phục độc giả, đó chính là TBL.

Thao Thuc
20-03-2012, 12:40 PM
Thí dụ phía sau nhà chúng ta chọn cây sầu đông.
Sầu đông có lợi cho tin buồn nhưng không biến được sầu đông ra tin vui vì thế chúng ta cần tìm vật trung gian khác.

Thao Thuc
30-03-2012, 04:50 AM
Chủ đề này có thể phù hợp với quý văn thi hữu nào yêu nghề dạy học.
Yêu một cách tha thiết.
Ở đây việc chọn văn cảnh là chủ yếu.
Văn cảnh được coi như sự vật trung gian để tạo được đồng thuận trong phản biện.
Đúng hơn, là nghịch biện.
Thí dụ: Tin vui là đám cưới, tin buồn là đám ma.
Câu hỏi được đặt ra là: Sự vật trung gian nào để trước đám ma là đám cưới ?
Vật trung gian ở đây chứa được nước.
Thí dụ: Lu, chum, hồ, sông, vv... vv...

Thao Thuc
01-04-2012, 05:09 AM
Vật trung gian có thể biến đám ma thành đám cưới và ngược lại ( vui thành buồn ) chính là ao.
TT sẽ giải thích sau.

Thao Thuc
03-04-2012, 12:31 PM
Giữa "ao" và "cái ao" không mấy cách biệt nhưng dùng "cái ao" chúng ta mới lý luận được ra văn vui.
Tới đây, rất có thể đã có thi hữu đoán ra.

Thao Thuc
04-04-2012, 09:48 AM
Giữa "ao" và "cái ao" không mấy cách biệt nhưng dùng "cái ao" chúng ta mới lý luận được ra văn vui.
Tới đây, rất có thể đã có thi hữu đoán ra.

"Cái ao", chúng ta có thể nói lái.

Thao Thuc
06-04-2012, 08:45 AM
Văn Vui cùng một cách giải với:

http://vnthihuu.net/showthread.php?2175-Nói-Lái/page4

Thao Thuc
14-04-2012, 05:36 AM
Người báo tin bảo người nhà:
_ Có tin vui trước giờ tuyệt vọng !
Người nhà hỏi:
_ Thưa bác tin vui và tin buồn gì thế ?!
Người đưa tin im lặng, chỉ ra phía sau nhà.
Xin quý thi văn hữu cho biết phía sau nhà có gì để đối thoại trên thành văn vui ?

TT 1272

Chúng ta có thể áp dụng cách giải của "Phiền muộn" cho "Văn vui":


Các từ liên quan tới "tạo ra" như:
phát sinh, nở, sanh, sáng lập, đúc, tạc, dựng,...............................
Ngày xưa lúc chưa có tiền giấy, muốn tạo ra tiền, phải "đúc" tiền.

Chúng ta chọn "đúc" để kết hợp với "phiền" thành "đúc phiền".
Nói lái của "đúc phiền" là "phúc điền".

Phúc điền (dt): Nơi mình làm điều thiện để có được phúc.

Áp dụng "phúc điền" vào đời sống - Tâm lý thực dụng.

Thí dụ một người tỏ ý băn khoăn sau khi đã nhờ bạn giúp:
_ Tôi thật sự áy náy vì đã làm phiền bác ! Cám ơn bác nhiều lắm.
Bạn có thể xuề xòa theo phong cách người văn minh, yêu thi văn học:

_ Đúc phiền là để phúc điền mai sau.

Xin bác đừng bận tâm. "Đúc phiền - phúc điền" ấy mà !
Tôi cần cám ơn bác mới đúng vì bác mang lại phúc cho tôi.

Đáp Án VĂN VUI

"Cái ao" nói lái thành "ai cáo".

Ai cáo (dt): Thông báo về chuyện buồn vì có người nhà chết.
"Ai cáo" đồng nghĩa với "cáo phó".

Cáo phó (dt) nói lái thành "có pháo".
Thường những dịp vui mới có pháo, chẳng hạn như đám cưới.

Như thế buồn thành vui, vui thành buồn nhờ cách nói lái.