PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thơ Đường Luật Tietkimquyduc



Thao Thuc
02-05-2012, 01:40 AM
Đặc điểm:
Những tục ngữ trong tự điển được tác giả ghép lại thành thơ Đường luật
và xếp theo thứ tự ABC cho dễ tìm.

1-Bàn về chữ BA
(Thơ tặng cụ Ba ở Cu Ba/ Ba Cu)

BA là chữ số… cũng vui vui
“BA chốn đôi nơi” cứ phải dời
“BA dãy bảy khê” thừa chỗ quá
“BA điều bốn chuyện” đủ quà thôi
“BA mươi sáu chước” chuồn hay nhất
“BA mũi giáp công” chắc thắng mười
“BA mặt một lời” còn chối cải?
“BA hoa thiên địa” để cùng cười…

TĐ-28/1/2009
(Theo tục ngữ, ca dao)

Thao Thuc
02-05-2012, 01:42 AM
2-Luận về BIẾT
(Góp vui “Biết-Dại-Khôn” với cụ Kiều Văn,
Chủ nhiệm CLB Thơ Long Hựu, Cần Đước,
Long An)

BIẾT là ý niệm để lần ra
BIẾT rõ ruột gan”... chết với bà!
BIẾT tỏng mười mươi còn giấu giếm
BIẾT ơn sâu sắc được lân la
BIẾT điều nên xuống qua nguy khốn
BIẾT phúc mà tu hưởng thái hòa
BIẾT điệu không lo tình huống xấu
BIẾT thời khôn sống đở bôn ba…

TĐ-15/11/2008
(Viết vui… tự trào)

Thao Thuc
02-05-2012, 01:42 AM
3-CHẬM rì
(ăn theo theo bài CHẬM của bác XC)

CHẬM là qui luật không nhanh nhạy
“CHẬM miệng khoan chân” chẳng vội vàng
CHẬM mất thời cơ đành thiệt hại
“CHẬM chân lỡ bước” phải vương mang
“CHẬM chèo tới trước” nhờ lèo lái
CHẬM tiến thụt lùi hết vẻ vang
CHẬM rãi lão gia ham trống bỏi
CHẬM rì bà gọi… cụ đầu hàng…

TĐ-6/10/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 01:43 AM
4-Luận về CÓ

CÓ là khẳng định ... ngược thì không
CÓ bột nên hồ dễ ước mong
CÓ chí lên quan nhờ khổ học
CÓ gan tăng vốn ắt thành công
CÓ xôi có thịt ơn bu bố
CÓ vợ có chồng phúc tổ tông
CÓ cháo đòi chè ... bè sóng gió
CÓ tiền ai cũng mộng lầu hồng …

TĐ-8/4/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 01:45 AM
Trích đoạn: tietkimquyduc

-CHÚC MỪNG NĂM MỚI
-XUÂN CANH DẦN - 2010

Mừng Chúa sơn lâm

Kim Ngưu “Phù Đổng” cõng “Vua” Dần
Năm mới Cọp vàng lộng sắc Xuân
Đất nước Việt Nam càng khẳng định
Vai trò Thế giới sẽ canh tân
Vượt qua suy thoái tài đâu kém
Hẹn đến tam đa lối cũng gần
Địa lợi-Thiên thời như thuận cảnh
Rõ danh vô địch... Chúa sơn lâm...

Thiềng Đức-1/2/2010

ĐÓN XUÂN SANG

Ngàn hoa đua nở đón Xuân sang
Bông đỏ, lá xanh... ngợp sắc vàng (1)
Đường phố vui tươi tràn nắng đẹp
Lòng người say đắm rộn tình thương
Trời cao lồng lộng vầng dương hát
Mây trắng bồng bềnh lũ én mong
Dâng tặng một mùa luôn trẻ hóa
Hồn thơ cảm xúc mãi mơ màng...

Thiềng Đức-6/2/2010
(1) hoa màu vàng nổi trội

Thao Thuc
02-05-2012, 01:46 AM
5-Luận về DẠI

DẠI là non yếu chửa tinh khôn
DẠI miệng làm lanh tội cái mồm
DẠI gái phe nam thường kín kẻ
DẠI đàn… cá thể khỏi bồn chồn
DẠI khờ con gái luôn thua thiệt
DẠI dột thiếu nhi bị đánh đòn
DẠI hết đường chê thì lảnh đủ
DẠI gì dính dáng… chuyện hàng tôm…

TĐ-14/11/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 01:47 AM
6-Bàn về ĐÁNH

ĐÁNH… động từ nhiều nghĩa… chủ quan
“ĐÁNH nhau đầu vỡ…” mới bàng hòang
ĐÁNH ghen… ai bảo không chung thủy
ĐÁNH cuộc… kẻ thua phải nát tan
“ĐÁNH đĩ chín phương…” chưa thất vọng
“ĐÁNH cờ xuất tướng…” sắp đầu hàng
ĐÁNH đồng… kết luận gây tranh cải
ĐÁNH chén ngất ngư… lúc tiệc tàn…

TĐ-7/2/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 01:47 AM
7-Bàn chuyện ĐỜI

ĐỜI là tổng số ngày sanh-chết
ĐỜI sống chứng minh còn chửa chết
ĐỜI thuở nhà ai vợ chửi chồng
ĐỜI cha ăn mặn con khô chết
ĐỜI con ăn quả bả lo trồng
ĐỜI được mấy gang đừng sợ chết
ĐỜI trước đấp lăng sau ấm lòng
ĐỜI đời chỉ một thôi thà chết...

TĐ-15/12/2006

Thao Thuc
02-05-2012, 01:48 AM
8-Muốn là ĐƯỢC
(Viết tiếp theo bài MUỐN)

ĐƯỢC… còn là đặng… ý giành phần
ĐƯỢC thể thuận bề thật dễ ăn
“ĐƯỢC bửa cơm người” ông tốn kém
“ĐƯỢC lòng bà vải” cụ lo thân
“ĐƯỢC chim bẻ ná” do tham phú
“ĐƯỢC vạ má sưng” bởi phụ bần
ĐƯỢC tiếng chẳng bằng... chồng được miếng
ĐƯỢC do vợ muốn… khỏi băn khoăn…

TĐ-18/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 01:49 AM
10-Luận về GHÉT

GHÉT là ác cảm dạ không ưa
GHÉT bỏ quay lưng muốn lánh xa
“GHÉT của nào trời trao của đó “
“GHÉT nhau đào đất…” đổ nhau bừa
“GHÉT cay ghét đắng” lòng sâu sắc
“GHÉT ngọt ghét ngon” mắt đẩy đưa
GHÉT mặt chẳng nhìn luôn cải cọ
GHÉT yêu trẻ nhỏ... ngoại đây mà...

TĐ-20/12/2006

Thao Thuc
02-05-2012, 01:51 AM
11-Luận về GIẬN

GiẬn là cảm thấy chẳng vừa lòng
GiẬn dữ ầm lên hết dễ thương
‘GiẬn vợ hờn làng’ như chém thớt
‘GiẬn duyên tủi phận’ tợ bằm tương
GiẬn chồng mắng chó lâu thân thiết
GiẬn cá đập nơm khó tỏ tường
GiẬn dỗi người yêu tình lạnh nhạt
GiẬn bằng bò mất … việc thành không …

TĐ-5/4/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:02 AM
12-Bàn về HÒA

HÒA là ý nghĩa… tốt đôi bên
HÒA nhã nói năng thật có duyên
HÒA giải chàng nàng thôi đấu võ
HÒA âm ‘dùi trống’ hết buồn phiền
HÒA mình tập thể nêu gương mẫu
HÒA thuận gia phong rõ hiện tiền
HÒA thượng cao thâm truyền Phật đạo
HÒA bình… thế giới… cõi thần tiên…

TĐ-2/2/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 02:03 AM
13 - Bàn về chữ HỒNG

HỒNG... là từ ngữ nghe đa cảm
“HỒNG diệp xích thằng” thật đẹp đôi
“HỒNG rụng thắm rời”(1) đau tại số
“HỒNG nhan bạc phận” khổ do trời
HỒNG Lâu mộng truyện... tình muôn thuở
HỒNG Lạc sử xanh... nghĩa một thời
HỒNG phúc tổ tông nay được hưởng
HỒNG trần ước mãi... cảnh Bồng lai...

Thiềng Đức – 27/10/2009
(1) “Thịt da ai chẳng là người”
(Kiều bị vùi dập)

Thao Thuc
02-05-2012, 02:04 AM
14-Luận về chữ HỮU

HỮU là có… ngược với vô, không
“HỮU chí cánh thành” chuyện cố công…
“HỮU xạ tỏa hương” tôn phẩm chất
“HỮU duyên thiên lí…” chọn môi trường
“HỮU thân hữu khổ” đời lo lắng
“HỮU thủy hữu chung” nghĩa vấn vương
HỮU ý… một lần anh chủ động
HỮU tình em gật… hẹn lên đường…

TĐ-21/2/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 02:05 AM
15-Luận về KHÔNG

KHÔNG là phủ định… ngược thì có
‘KHÔNG nói không rằng’ giận lắm đó
KHÔNG bột lại thành vợ cũng im
KHÔNG dây mà dính chồng đành ngó
‘KHÔNG nên cơm cháo’ nghĩa luôn chìm
‘KHÔNG đội trời chung’ tình đã bỏ
KHÔNG trống không chiêng khó kiếm tìm
KHÔNG thiêng bụt đất… còn chơi xỏ…

TĐ-8/4/2008
-Lâu lâu chơi một bài vần trắc, để đổi ton...
-Một bài thơ mới ra lò theo ý nghĩa tục ngữ,
triết lí nhân sinh một tí...

Thao Thuc
02-05-2012, 02:06 AM
16-Luận về Làm

Làm… từ nhiều ý… thích đùa dzai
Làm bạn với nhau sướng nhất đời
“Làm mướn không công” chồng chán ngấy
“Làm dâu trăm họ” vợ buồn cười
“Làm tình làm tội” em đau nhói
“Làm gió làm mưa” bậu tác oai
Làm mẫu phô bày hàng tự có
Làm cao gái ế… cổ còn dài…

TĐ-20/3/2007
-Sorry các bạn nữ nha...
vì câu kết chắc 'đụng hàng'!!...

Thao Thuc
02-05-2012, 02:07 AM
17-Bàn về chữ LÍ

LÍ là điều hợp lẽ chân phương
LÍ sự cải nhau dễ mất lòng
LÍ luận song hành cùng thực tiển
LÍ do giải thích để thành công
LÍ ưng con cái nghe cha mẹ
LÍ số nghiệp nghề nhớ tổ tông
LÍ thuyết nói nhiều y học giả
LÍ tình phân tỏ hết tơ vương…

TĐ-10/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:08 AM
18-Bàn về chữ LIÊN

LIÊN cũng là liền... nối tiếp nhau
LIÊN hoan nhận thiệp... khoái làm sao !
“LIÊN hồi kì trận” người ê ẩm
LIÊN lạc đồng hương nghĩa nặng sâu
LIÊN tục phát tài như bướm lả
“LIÊN chi hồ điệp” tợ ong bầu
“LIÊN hương tích ngọc” ham trinh nữ
LIÊN đới hầu tòa... hận biết bao !...

Thiềng Đức-16/10/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 02:09 AM
19-Luận về chữ LỘC

LỘC kèm phúc thọ… mộng nhân sinh
“LỘC bất hưởng… riêng”… mới thắm tình
LỘC trọng không ham gìn đạo nghĩa
LỘC trời lo vét hại gia đình
LỘC điền vua phát mong vui thú
“LỘC tử nai… vong”* ước hiển linh
LỘC hậu lương cao ông thỏa chí
LỘC nhung bổ thận… cụ đi rình…

TĐ-17/2/2009
* Lộc tử thùy thủ = nai chết… sớm ra tay…

Thao Thuc
02-05-2012, 02:09 AM
20-Bàn về chữ MĨ*

MĨ là tốt đẹp, là hoàn thiện
MĨ mãn… không còn phải ước mơ
MĨ viện làm duyên thêm sắc nét
MĨ nhân ngồi mẫu sáng tranh thơ
MĨ kim ngự trị đang suy thoái
MĨ tục truyền lưu vẫn phụng thờ
MĨ học thân em thành tượng sex
MĨ miều hào nhoáng… tránh nhào vô…

TĐ-10/1/2009
* Tặng những bạn tên Mỹ

Thao Thuc
02-05-2012, 02:10 AM
21-MUỐN gì?
(Viết vui tặng cụ Hòai Phương)

MUỐN là đòi hỏi đạt yêu cầu
MUỐN giỏi lên quan... mãi học sâu
MUỐN đẹp… chiếu hoa thêm bóng sắc
MUỐN ngon… cớm giẹp giữ hương màu
MUỐN ăn gắp bỏ… chồng yêu vợ
MUỐN cá vào nồi… cụ thả câu
MUỐN lãi buôn to càng phát đạt
MUỐN mua tiên trẻ... phải sang giàu…

TĐ-16/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:11 AM
22-Bàn về chữ NHÀ

NHÀ… từ nhiều nghĩa… chuyện linh tinh
“NHÀ dột cột xiêu” thấy thất kinh
“NHÀ khó vợ hiền” ông phúc hậu
“NHÀ nghèo con thảo” cụ yên lành
“NHÀ vàng gác tía” cùng công sức
“NHÀ sạch bát ngon…“ rất vệ sinh
NHÀ thổ đổi trao hàng bát giới
NHÀ thơ thơ thẩn… mộng không thành…

Thiềng Đức-24/5/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 02:38 AM
Cảm hứng khi xem Tiết mục NCT của VTV
(Đố vui mấy chữ “Nhân”?)


23-Luận về NHÂN/ 1
(Theo Chủ đề TÌM ĐẠO NƠI TA)

NHÂN là đa nghĩa hợp con người
NHÂN ái yêu thương mãi đẹp tươi
“NHÂN dục vô nhai”* lòng vọng tưởng (1)
“NHÂN bần trí đỏan” dạ u hòai (2)
“NHÂN tình thế thái” còn suy nghĩ
“NHÂN nguyện thiên tùy” được lọt xuôi (3)
NHÂN quả muôn đời luôn khẳng định
NHÂN hòa vững chắc cả tương lai…

TĐ-20/9/2008
(1) ham muốn khôn cùng
(2) nghèo thì chịu chết
(3) trời chiều theo

Thao Thuc
02-05-2012, 02:38 AM
24-Luận về NHÂN/ 2
(Liên hòan)

NHÂN hòa vững chắc cả tương lai…
NHÂN phẩm kì quan của mọi người
NHÂN đạo thắm tình tăng giá trị
NHÂN duyên hòa hợp kết danh tài
NHÂN sinh đồng thuận nuôi hi vọng
NHÂN tính hùng anh dựng tượng đài
NHÂN nghĩa sử ghi bao thắng lợi
NHÂN gian truyền thống đẹp gương soi…

TĐ-21/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:42 AM
-Mỗi bài đều có chữ TÂM...

Bàn về chữ NHẪN/ 1

NHẪN là vui nhịn... dễ khơi lòng
‘NHẪN khí thôn thanh’ khỏi mất lòng
NHẪN nhục tương tri luôn hả dạ
NHẪN tâm trí trá khó yên lòng
NHẦN bền quyết chí từ cùng nghĩa
NHẪN nại kiên gan kẻ một lòng
NHẪN cố dằn tay không đánh trả
NHẪN còn lưu dấu chuyện đồng lòng …

TĐ-11/2/2008 (mồng 5 Tết)

Thao Thuc
02-05-2012, 02:43 AM
32-Bàn về chữ NHẪN/ 2

NHẪN là chịu nhịn… hưởng tình yêu
NHẪN nhục hiểu nhau lợi đủ điều
NHẪN nại nguyên nhân nghề nhất xứ
NHẪN tâm quả báo khổ trăm chiều
NHẪN ghi sử sách mưu tồn tại
NHẪN tránh kẻ thù quyết triệt tiêu
NHẪN khắp gia đình tươi tổ ấm
NHẪN luôn kết thúc chuyện vui nhiều…

TĐ-28/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:43 AM
33-Nghĩ về NƯỚC

NƯỚC… nhiều tục ngữ… nghĩa xa gần
“NƯỚC chảy hoa trôi” thật tủi thân
“NƯỚC lã người dưng” em mắc nợ
“NƯỚC trong không cá” bậu vô tâm
“NƯỚC xa cứu lửa” còn nguy khốn
“NƯỚC mắt chảy xuôi” phải khóc thầm
“NƯỚC đổ lá khoai” buồn uổn sức
“NƯỚC sông công lính” sẵn quan ăn…

TĐ-30/1/2009
(Theo tục ngữ, ca dao)

Thao Thuc
02-05-2012, 02:45 AM
28-Bàn về số MỘT

MỘT hàng thứ nhất… ý đầu tiên
MỘT chút gọi là… thật hữu duyên
“MỘT chữ nên thầy” tâm chẳng thẹn
“MỘT ngày cũng nghĩa” dạ sao quên
MỘT lời nói dối... gieo nhân xấu
MỘT giọt máu thiêng... nhận quả hiền
MỘT miếng đói lòng tình gấp bội
MỘT câu nhịn nó… thảy bình yên…

TĐ-10/9/2008

Thao Thuc
02-05-2012, 02:45 AM
27-Luận về KHÔN

KHÔN là khéo léo người không dại
KHÔN tại tâm... tin tưởng bẩm sinh
‘KHÔN lỏi giỏi đàn’ cần trí óc (1)
‘KHÔN dồn ra mặt’ lộ chân tình
‘KHÔN đi làm lẽ’ chiều bà cả
‘KHÔN độc ngốc dân’ dựa khối lành (2)
'KHÔN sống mống... tiêu'... đời thế đấy
KHÔN nhà chửi vợ... đúng thằng ranh…

TĐ-21/4/2008
(1) “Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn”

Thao Thuc
02-05-2012, 02:47 AM
43-Bàn về chữ TAM

TAM là số đếm nghĩa bằng ba
TAM Bảo ngôi cao... nhất Phật Đà
TAM giới luân hồi đầy báo ứng
TAM nguyên bảng hổ trọn đăng khoa
“TAM sao thất bản” luôn sai trái
“TAM mộc thành sâm” mãi hiệp hòa
“TAM đại đồng đường” nhờ phúc tổ
“TAM tòng tứ đức”... đạo Nho gia...

TKQĐ/ Thiềng Đức-1/1/2010

Thao Thuc
02-05-2012, 02:47 AM
-Chào Năm Tân Mão...

Bàn Chuyện con Mèo

Mèo... thú được cưng... danh tiểu hổ
“Mèo già hóa cáo” lão lưu manh
“Mèo lành ai nỡ...” thương tâm nó!
“Mèo vật đống rơm” lượng sức mình
“Mèo mả gà đồng” tìm chỗ quậy
“Mèo mù... cá rán” sáng đường binh
Mèo hoang, chó lạc... đời vô lại
“Mèo thấy mỡ” như... em thấy anh... (1)

TĐ – 1/1/2011
(1) tếu dzui một tí nha.

Thao Thuc
02-05-2012, 02:48 AM
Suy tư linh tinh về chữ Phi

Phi là trái với... là không đúng
“Phi trí bất hưng” phải diệt vong
Phi nghĩa chỉ còn đường chết chắc
“Phi nông bất ổn”... chạy lòng vòng*

“Phi công bất phú” do anh giỏi
Phi ngã... cái không phải của ta
Phi đại gia... em còn xét lại
“Phi thương bất hoạt”... sĩ nông thua...

Thiềng Đức 1/2/2011
(Nhân đọc sách thánh hiền)
* hết gạo chạy rong...

Thao Thuc
02-05-2012, 02:49 AM
-BÀN CHUYỆN MƯA

MƯA là dòng nước vòng nhân quả
“MƯA nắng dãi dầu” nghiệp trả vay
“MƯA thuận gió hòa” duyên tổ đãi
“MƯA nguồn chớp biển” chuyện trời bày
“MƯA không đến mặt…” ô cha mẹ
“MƯA móc ơn trên” nghĩa tớ thầy
“MƯA Sở mây Tần” xem điển tích*
“MƯA lâu thấm đất”… phải lung lay…

Thiềng Đức - 4/8/2009
*chuyện trăng gió

Thao Thuc
02-05-2012, 02:50 AM
34-BÀN CHUYỆN NẮNG

NẮNG là ánh sáng chiếu từ trời
“NẮNG gỏi mưa cầy” dân chịu chơi
“NẮNG sớm trồng cà” chưa bới thóc
“NẮNG thì cưa kéo…” chớ lo mồi
“NẮNG như đổ lửa”… chờ mưa lạnh
“NẮNG quái chiều hôm” nhớ vợ tôi*
“NẮNG rát ban ngày” thời tối mát
“NẮNG không ưa…” biết tỏng ông lười…

Thiềng Đức - 4/8/2009
*Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (ca dao)

Thao Thuc
02-05-2012, 02:51 AM
NGHĨ VỀ NỮ

NỮ là con gái... rõ ban ngày
“NỮ tú nam thanh” nợ đắm say
NỮ sĩ thi ca... Bà Huyện trước
NỮ tì phong kiến... Ô-Sin nay
“NỮ sanh ngoại tộc” còn chưa chắc
NỮ hạnh công dung thật đủ đầy
NỮ tướng Bến Tre danh má Định
NỮ vương Võ Tắc... nhất Đông Tây...

Thiềng Đức - 20/10/2009

Thao Thuc
02-05-2012, 02:52 AM
Viết NỮ mà thiếu NAM thì bị kiện...

36 -NGHĨ VỀ NAM

NAM... nghĩa đàn ông... là phái mạnh
NAM không bia bọt kém phong ba (1)
“NAM tôn nữ tiện...” xưa rồi diễm !
“NAM nữ bình quyền” sợ má la !
“NAM phụ lão nhi...” gồm thế giới
“NAM thanh nữ tú” nhất ao nhà
“NAM vô nữ hữu...” (2) nhờ ơn tía*
“NAM xướng nữ tùy...” tức bỏ cha !...

Thiềng Đức - 22/10/2009
-Thơ ĐL... fan tí cho vui...
(1) “Nam vô tửu...”
(2) Thời xưa “Thập nữ viết vô...”
* Tía má... bây giờ con gái có giá...

Thao Thuc
02-05-2012, 02:52 AM
Thành ngữ về Rồng

Rồng… con vật ảo do người vẽ
“Rồng đến nhà tôm” thật đáng yêu
“Rồng tắm ao tù” luôn bực dọc
“Rồng bay phụng múa” đẹp hơn mèo

“Long Lân Quy Phụng” thành linh vật
Long hổ bảng… dành cho kiệt xuất
Long mạch… do quan địa lí dò
“Long vân gặp hội” cơ may nhất…

tkqđ

Thao Thuc
02-05-2012, 02:53 AM
44-Bàn về chữ TỨ

TỨ là số đếm nghĩa bằng bốn
“TỨ hải nhất gia” mãi ước mơ
“TỨ diện sở ca” do nghiệp chướng
“TỨ thời bát tiết” bởi thiên cơ
“TỨ tung binh... tản” nơi xào xáo
“TỨ chiến giang hồ” loại phất phơ
“TỨ đại đồng đường” điều hiếm có
TỨ thân phụ mẫu... nhớ vô bờ

TKQĐ-3/1/2010

Thao Thuc
25-05-2012, 06:14 AM
Sự ra đời của thơ Đường

19-03-2010

Hương Thu hiện đang làm việc và cư trú tại TP Hồ Chí Minh và là PCN CLB UNESCO thơ Đường VN, chị có bài viết mang nội dung nghiên cứu về thơ Đường, xin trân trọng giới thiệu

HOÀN CẢNH VÀ NGUỒN GỐC


Sự ra đời của thơ Đường


Ở TRUNG QUỐC



Có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ mốc lịch sử Trung Quốc của năm 581, khi ấy là triều đại cuối cùng của Bắc Triều đã bị Dương Kiên chiêu tập lực lượng đứng lên lật đổ, tự xưng hòang đế, lấy hiệu là Tùy Văn Đế, đóng đô ở Trường An, lập ra nhà Tùy. Tiếp theo, để thống nhất nước Trung Hoa, Tùy Văn Đế tiếp tục tiêu diệt nhà Trần ở Nam Triều. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó ông bị con trai giết chết để đoạt ngôi. Dương Quảng, con trai thứ hai của Tùy Văn Đế sau khi giết cha, tự lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Tùy Dưỡng Đế. Là một tên vua hoang dâm vô đạo bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Để chống lại sự tàn ác của nhà Tùy, dân chúng khắp nơi nổi lên với nhiều cuộc khởi nghĩa.

Năm 617 Lý Uyên, một võ tướng của triều đình đã ngấm ngầm chiêu tập lực lượng, đến thời cơ đã ép Tùy Dưỡng Đế nhường ngôi cho con. Sau đó một năm, Lý Uyên phế bỏ luôn nhà Tùy, tự xưng hoàng đế, lập ra nhà Đường. Đó là năm 618 và nhà Đường đã tồn tại gần 300 năm với biết bao cuộc bể dâu của thời cuộc từ sơ Đường đến Thịnh Đường và cuối cùng là thời kỳ vãn Đường để rồi sau đó Tiết độ sứ Chu Tòan Trung đã lật đổ triều đình, tự xưng hoàng đế, chấm dứt nhà Đường mở ra một thời kỳ hết sức hổn lọan trong lịch sử Trung Quốc gọi là “ Ngũ Đại – Thập quốc” ( 907 – 960 ).

Đời Đường qui tụ được nhiều vị vua thông minh, hiếu học và đặc biệt yêu chuộng thơ ca, đó là nguyên nhân thúc đầy nền văn học trong đời Đường phát triển mạnh mẽ. Thơ là thể loại được chú trọng nhất trong nền văn học Trung Quốc thời nhà Đường.

Thật ra, thơ Đường có những mối liên quan khá chặt chẽ với các thể loại văn học khác trong thời nhà Đường mà nhiều nhà nghiên cứu văn học ít để ý đến nhất là văn xuôi và từ.

Thế thì, chúng ta thử làm một cuộc khám phá đối với sự ra đời và thành công của các thể lọai văn học khác trong thời nhà Đường vậy.

Trước hết là văn xuôi. Có lẽ phải kể đến hai nhân vật chính đó là Hàn Dũ ( 768 – 824 ) và Liễu Tôn Nguyên ( 773 – 819 ). Hàn Dũ theo quan điểm Nho giáo, tuy nhiên ông cũng quan niệm rằng phải cải cách văn thể cho phù hợp với thời đại đang sống. Ông đề cao văn xuôi Tiên Tần – Lưỡng Hán, nhưng lại cổ súy “Vứt bỏ những lời cũ kỹ” phản đối “ bắt chước” .

Liễu Tôn Nguyên mặc dù về mặt cải cách ông không tác động được đối với phong trào như Hàn Dũ, nhưng về thành tích sáng tác lại vượt hơn. Ông biết khai thác để phát huy truyện ngụ ngôn thời Tiên Tần, để cải biên thành một thể lọai văn học độc lập có giá trị phê phán cao, đưa ra được nhiều chân lý cho cuộc sống.

Nhìn chung chính hai nhân vật này không những đã làm thay đổi bộ mặt văn xuôi Trung Quốc thời nhà Đường mà còn tạo được một sự kế thừa cho bước phát triển toàn diện hơn cho dòng văn xuôi đời Tống.

Một thể lọai khác, đó là Tiểu thuyết truyền kỳ, cũng có những bước phát triển và cải cách khá kể.

Biến văn, là một thể lọai văn học dân gian với những bước thay đổi khá đặt biệt. Đầu tiên nó chỉ đơn thuần là một lọai truyện tôn giáo không hơn không kém. Dần dần, Biến văn được cải cách, mở rộng đề tài, xâm nhập vào đời sống hàng ngày của dân gian với những câu chuyện dựa theo truyền thuyết lịch sử, chuyện dân gian như: chuyện nàng Mạnh Khương, chuyện Ngũ Tử Tư, chuyện Vương Chiêu Quân vv…

Từ, một thể loại như thơ , được kết hợp một cách chặt chẽ với âm nhạc, đã được xuất hiện giữa đời Đường. Khi mới hình thành, giữa từ và thơ chưa có ranh giới phân biệt rõ rệt mãi đến khi đời Đường sắp cáo chung, khi ấy từ mới có vị trí là một thể loại độc lập.

Cùng với sự cải cách của các thể lọai văn học khác trong thời nhà Đường, Thi được đặc biệt chú trọng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính có lẽ do sự quan tâm đặc biệt của các vị vua thời nhà Đường đối với thơ.

Thời nhà Đường, trước khi thơ Đường ra đời, các thi sĩ thường sáng tác theo 2 thể chính: nhạc phủ ca hành, và cổ phong. Thơ cổ phong không hạn định về số câu, số chữ, không bị câu thúc bỡi luật lệ khắt khe niêm luật vv…

Các thi sĩ đời Đường qua trải nghiệm sáng tác, và sự sáng tạo cần phải có đã cho ra đời một thể thơ được lấy từ nền thơ cổ phong, với sự hòan chỉnh về cấu trúc, âm điệu, tiết tấu vv… và như thế THƠ ĐƯỜNG được chính thức ra đời. Các nhà thơ bắt đầu thấy thú vị với luật thi, vì khi sáng tác theo lối này, bài thơ đọc lên sẽ có âm điệu nhịp nhàng, cấu trúc hài hòa, chữ nghĩa tinh lọc. Thời ấy, ở Trung Quốc những người làm thơ cũng chưa chia thơ Đường theo bố cục: đề thực luận kết hay khai thừa chuyển hợp, hoặc giả Khởi kết, khởi phục, hô ứng, nhất khí … mặc dù trong thực tế có những bài thơ tự nhiên có được bố cục như thế. Kim Thánh Thán khi phân tích những bài thơ Đường luật cũng chỉ chia làm hai phần: “ Thượng bán tiệt ” và “ hạ bán tiệt ”mà thôi.

Ngôn ngữ thơ Đường ngay từ hồi mới khai sanh thể thơ này, đã là một thứ ngôn ngữ có chọn lọc, bỡi chỉ chừng ấy câu, chừng ấy chữ, tác giả phải chuyển tải cho được những nội dung mình cần truyền đạt đến người đọc. chúng ta thử làm một thử nghiệm, so sánh những tác phẩm của cùng một tác giả thời nhà Đường khi họ viết theo các thể khác với thơ Đường do chính họ sáng tác sẽ thấy ngôn ngữ thơ Đường được các tác giả chọn lọc và cân nhắc khi sáng tác. Với bài ngũ ngôn tuyệt cú chỉ có 20 chữ, được so sánh như 20 vì sao sáng, tinh túy và cô đọng, nhưng phải lấp lánh hào quang như những vì sao. Với bài Ngũ ngôn bát cú, Lưu Chiêu Võ đã ví 40 chữ của bài thơ như 40 ông hiền. Và với 56 chữ của bài thất ngôn bát cú, được xem như 56 viên ngọc quí. Chữ nghĩa trong thơ Đường phải cân nhác, chọn lọc chính vì lẽ đó. Thế mà ngày nay đáng tiếc thay, có người lại tiêu xài một cách hoang phí những viên ngọc ấy!

Những người làm thơ Đường thường không bao giờ nói tuồn tuột hết những điều mình muốn nói như một với một là hai, các nhà thơ thường chỉ đưa ra những sự kiện, rồi để cho người đọc tự phán đóan, tự khám phá ra cái ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong các câu chữ của bài thơ. Người làm thơ Đường thường “ vẽ mây nẩy trăng ”, “ ý tại ngôn ngọai ”, hay “ lời hết mà ý không hết” vv… Có lẽ cũng vì thế vô hình chung đối tượng của thơ Đường cũng được chọn lọc, và không phải tự nhiên mà người ta nói thơ Đường là một thể thơ “ bác học ”, vừa nghiêm túc, vừa sang trọng.

Với một hòan cảnh và quá trình ra đời như thế, thơ Đường trải qua bao dâu bể thăng trầm vẫn giữ được phong thái như xưa, đó chẳng phải là do giá trị đích thực không thể nào phai nhạt với thời gian đó ư?



Hương Thu .TP HCM

Thao Thuc
25-05-2012, 06:18 AM
Thơ Đường Cụ Phùng Khắc Khoan

09-03-2010

Nghệ sỹ Ánh Dương ( nhà hát tuồng VN) đang đọc Văn tế cụ Trạng Bùng
Hơn 500 đơn vị thơ Thơ luật Đường chữ Hán của cụ là nổi trội . Sau đây là số bài thơ của Cụ được trình bày tại Hội thơ xuân Thạch Thất.




元旦書懷



莫 嫌 歲 月 去 逡 巡

且 喜 今 春 賸 昔 春

绿 情 紅 意 一 般 好

人 事 天 时 兩 闘 新

壽 算 称 觞 斟 酒 聖

年 華 僚 我 動 詩 神

踟 蛛 也 薢 占 心 事

先 為 新 年 報 喜 馮 克 宽



Phiên âm : Nguyên Đán thư hoài



Mạc hiềm tuế nguyệt khứ thoan tuần

Thả hỷ kim xuân thắng tích xuân

Lục tình hồng ý nhất ban hảo

Nhân sự thiên thời lưỡng đầu tân

Thọ toán xưng trường châm tửu thánh

Niên hoa liêu ngã động thi thần

Tri thù dã giải chiêm tâm sự

Tiên vị tân niên báo hỷ thần ./.

Phùng Khắc Khoan



Dịch nghĩa :



Chớ hiềm năm tháng cứ dần dà đi mãi

Ta hãy mừng xuân năm nay hơn xuân năm ngoái

Tình cây xanh, ý hoa đỏ tất cả đều tươi tốt

Việc của người, thời của trời hai thứ đua nhau đắp đổi ,

Cất chén lên chúc thọ thường rót rượu thánh

Năm mới lay đùa ta làm động thần thơ

Con nhện cũng hiểu được việc người muốn chiêm bói niềm tâm sự .

Nên đã sớm vì năm mới báo tin vui ./.





Dịch thơ : Nguyên Đán cảm tác



Năm tháng qua đi xuân lại về

Đón mừng thay đổi sắc xuân quê

Tình cây, hoa lá đều tươi tốt

Cảnh vật, đất trời hết taí tê

Nâng chén mừng xuân châm thánh tửu

Mở then đón tết động thần thơ

Nhện giăng chiêm bói niềm tâm sự

Năm mới tin vui sẵn bút đề .









天 經 地 義 植 彝 倫

百 幸 都 從 一 孝 纯

誠 敬 不 忘 心 在 我

始 终 帷 篤 事 乎 親

大 稱 虞 舜 仁 而 聖

達 美 周 公 子 又 臣

亙 古 來 今 同 此 理

嗟 余 何 以 報 萱 椿 馮 克 宽



Phiên âm : Hiếu



Thiên kinh địa nghĩa thực di luân

Bách hạnh đo tòng nhất hiếu thuần

Thành kính bất vong tâm tại ngã

Thủy chung duy đốc sự hồ thân

Đại xưng Ngu Thuấn nhân nhi thánh

Đạt mỹ Chu Công tử hựu thần

Cắng cổ lại kim đồng thử lý

Ta dư hà dĩ báo huyên xuân ./.
Phùng Khắc Khoan



Dịch nghĩa : Hiếu



Hiếu là thiên kinh, địa nghĩa , xây dựng nên luân thường

Trăm đức hạnh đều do lòng hiếu mà ra

Trong tâm ta không lúc nào được quên thành kính

Trước sau dốc lòng phụng thờ cha mẹ

Khen Ngu Thuấn là “đại hiếu” vừa là bậc nhân vừa là bậc thánh

Khen Chu Công là “đại hiếu”vừa là phận con vừa là bầy tôi

Từ xưa đến nay đều chung một lý lẽ ấy

Than ôi ! Ta lấy gì để báo đáp cha mẹ .



Dịch thơ :



Hiếu



Hiếu là cái gốc đạo thường luân

Trăm đức đều do tự hiếu thuần

Thành kính trong tâm luôn mực thước

Phụng thờ giữa dạ trọn mười phân

Chu Công sử sách nêu hiền hiếu

Ngu Thuấn người xưa trọng thánh nhân

Lý ấy ngàn đời chung một lẽ

Báo đền công đức vẹn song thân .







余見當時之士,多随世就功名而迴於忠 ,

因作此二诗以坚其志云



所 貴 乎 臣 識 克 欽 ,

事 君 宜 篤個 忠 心 .

十 份 大 義 神 明 對 ,

一 副 精 誠 天 地 臨 .

伊 烈 格 天 光 往 古 ,

旦 功 映 日柄 來 今 .

當 然 職 分 須 如 許 ,

大 丈 夫 何 富 貴 淫 ? 馮克宽



Dịch nghĩa : Trung

Dư kiến đương thời chi sĩ , đa tùy thế tựu công danh

nhi hốt ư trung hiếu, nhân tác thử nhị thi dĩ kiến kỳ chí văn .



Sở quý hồ thần thức khắc khâm

Sự quân nghi đốc cá trung tâm

Thập phần đại nghĩa thần minh đối

Nhất phó tinh thành thiên địa lâm

Y liệt cách thiên quang vãng cổ

Đán công ánh nhật bính lai câm ( kim)

Đương nhiên chức phận tư như hử

Đại trượng phu hà phú quý dâm .?
Phùng Khắc Khoan


Trung

Ta thấy những người có học thời nay phần nhiều xu thời để nên công danh mà bỏ quên trung hiếu, vì thế làm 2 bài thơ ( Trung, hiếu ) khuyên nên bền chí mới được .

Dịch nghĩa

Cái đáng quý ở kẻ làm tôi là phải biết kính giữ chức phận làm tôi

Thờ vua nên dốc hết lòng trung

Mười phần nghĩa lớn , đối được với thần minh

Một tấc lòng thành , trời đất xét cho được

Sự nghiệp của Y Doãn rực rỡ ngút trời , tỏa sáng đời xưa

Công lao của Chu Công Đán như ánh dương nay còn rạng tỏ

Chức phận đương nhiên là phải như thế

Bậc đại trượng phu sao để cho giàu sang mê hoặc .

Phùng Khắc Khoan



Dịch thơ : Trung



Cao quý bề tôi kính chữ trung

Thờ vua trọng nước tránh mê cung

Mười phần nghĩa lớn thần minh chứng

Một tấc lòng thành trời đất dung

Y Doãn danh thơm luôn mẫu mực

Chu Công gương sáng đẹp vô cùng

Trượng phu khắc cốt điều nhân lý

Chớ đặt giàu sang tới cửu trùng .





聞 杜 鵑 偶 成



一 誰 纔 四

聲 謂 到 時

挽 怨 炎 緘

得 啼 天 默

六 無 便 寂

陽 用 大 無

亨 處 鳴 聲



德壽廋尋 戊子孟夏

明利 奉 笔 詩馮剋宽



V¨n §ç Quyªn ngÉu thµnh

Mậu Tý mạnh Hạ - Thơ Phùng Khắc Khoan



Tứ thời giam mặc tịch vô thanh

Tài đáo viêm thiên tiện đại minh

Thuỳ vị oán đề vô dụng xứ

Nhất thanh vãn đắc lục d*ương hanh./.



Dịch nghĩa: Nghe tiếng chim Đỗ Quyên bất chợt thành thơ


Gần nh*ư bốn mùa lặng im không kêu một tiếng

Mùa hè vừa đem tới cái nắng nực , thì mới kêu

Ai bảo tiếng kêu khắc khoải ai oán ấy là vô dụng

Một vài tiếng kêu thôi có thể kéo đ*ược sáu tháng d*ương hanh thông ./.


Bốn mùa ẩn tịch chốn thinh không

Hè tới bật kêu nắng rực hồng

Ai oán tiếng đời còn hữu dụng

Nao lòng đổi lấy lục dương thông.


Đức Thọ Sưu tầm tổng hợp và Tạm dịch

Trần Vi Thông
25-05-2012, 09:37 AM
http://i967.photobucket.com/albums/ae151/vietphuongbac/tietkimquyduc-vithongcopy-2.jpg


Nhà thơ Tietkimquyduc (Thiềng Đức và vithong năm 2008)

Thao Thuc
25-05-2012, 09:56 AM
Hình này lưu niệm rất quý.
Chắc Trần huynh với hai nhà thơ Thiềng Đức và Huy Dung ( tác giả "Em từ đâu đến" ) có mối thân tình tâm giao.