PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Điểm tin cùng bạn thơ



TRUNGTRUNGNIEN
07-05-2012, 07:06 PM
.





Quý thi hữu hãy cùng TTN điểm tin nhé!

07.5.2012
TTN

TRUNGTRUNGNIEN
07-05-2012, 07:08 PM
.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images419719_TAU-DAU-BOC-CHAY.jpg


Sáng ngày 7-5, một chiếc tàu chở 10.000 lít dầu đang đậu trên sông Mỹ Xuyên, thuộc địa phận thị trấn Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã bị bốc cháy dữ dội.

Theo người dân chứng kiến vụ cháy, trước khi lửa bốc lên nghi ngút, trên chiếc tàu phát ra nhiều tiếng nổ lớn.

Thượng tá Đặng Văn Phé, Trưởng Công an huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, nơi chiếc tàu chở dầu bốc cháy nằm gần khu vực kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng (của doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hưng) thị trấn Mỹ Xuyên.

Một nhân viên của doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hưng xác nhận, thời điểm xảy ra cháy, dưới bồn của chiếc tàu vừa được bơm 10.000 lít dầu.

Phuy dầu đang được lực lượng chức năng tìm cách trục vớt lên bờ

Ngay khi sự cố xảy ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Sóc Trăng đã đến hiện trường, nhưng do lửa cháy quá lớn nên phải mất hơn 1 giờ sau ngọn lửa mới được khống chế.

Vụ cháy đã làm anh Lê Văn Hiền, 35 tuổi, ngụ xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) là tài công điều khiển chiếc tàu bị bỏng nặng, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Chiếc tàu chở dầu bị hư hỏng nặng và chìm xuống sông.

Hiện lực lượng cứu hộ cùng người dân địa phương đang tiến hành trục vớt phuy dầu trôi trên sông để bơm lượng dầu còn sót lại. Nguyên nhân vụ cháy đang được ngành chức năng điều tra làm rõ.

Đ.TUYỂN
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
08-05-2012, 07:40 AM
.




Chiều 7-5, Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết: thêm một trường hợp tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân gây ra, nâng tổng số bệnh nhân tử vong do căn bệnh này lên 20 người.

Bệnh nhân là bà Phạm Thị Tiến (56 tuổi), trú thôn Làng Rêu, xã Ba Điền. Được biết, bà Tiến sau khi phát bệnh, được điều trị tại Trung tâm Y tế Ba Tơ nhưng do bệnh quá nặng, biết không thể qua khỏi nên gia đình đưa về nhà và tử vong.

Hiện vẫn còn 31 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện và trung ương, trong đó có 4 bệnh nhân rất nặng. Ngoài số bệnh nhân đang được điều trị thì 7 ngày đầu tháng 5, xã Ba Điền tiếp tục phát hiện thêm 13 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người bị hội chứng đến nay là 190 người.

H.Minh
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-05-2012, 05:35 AM
.




Qua kết quả xác minh ban đầu của các ngành chức năng đối với 13 trường hợp theo tin đồn trị hết bệnh tại “khu vườn kỳ lạ”, thuộc ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng (Đức Hòa, Long An), cả 13 bệnh nhân đều đã chết.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Sảnh (ngụ xã Hòa Khánh Đông, Đức Hòa, Long An), bị bệnh lở loét đến khu vườn trị bệnh nhưng không hết và đã chết. Bà Phan Thị Út, bị bệnh tiểu đường và tai biến mạch máu não, đến khu vườn điều trị cũng đã chết. Ông Trương Văn Quỳ, ngụ phường Phú Khương, TP Bến Tre (Bến Tre), bị bệnh ung thư, được gia đình đưa đến khu vườn trị bệnh nhưng sau đó ông Quỳ chết tại khu vườn. Bà Nguyễn Thị Nga, ngụ xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến khu vườn trị bệnh ung thư và tin đồn lan nhanh bà đã hết bệnh, nhưng sau đó bà đã chết tại khu nhà trọ gần “khu vườn kỳ lạ”… Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp bệnh nhân không rõ họ tên, địa chỉ đến khu vườn trị bệnh và chết tại đây, được gia đình đưa về quê an táng.

Kết quả trên khẳng định “khu vườn kỳ lạ” tại nhà ông Nguyễn Văn Sống và bà Võ Thị Ngoan hoàn toàn không có khả năng chữa trị bệnh. Thực chất hoạt động của “khu vườn kỳ lạ” mang tính mê tín dị đoan lừa mọi người để trục lợi, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

TTXVN
(Theo SGGPO)

thái thanh tâm
09-05-2012, 10:54 AM
Tuổi thơ dữ dội và sự "can trường" của cô bé 5 tuổi



(Dân trí) - Mẹ bỏ đi từ khi Diện mới lên 1 tuổi. Lên 4 tuổi nhiều khi em là trụ cột của gia đình, lo cho bữa ăn của hai cha con khi người cha ốm đau...

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/1_c4d85.JPG
Căn nhà nền đất lụp xụp mà bé Diện bị cha nhốt một mình trong nhà cả ngày hồi 2 tuổi



Tuổi thơ giữ dội của cô bé 5 tuổi
Câu chuyện đau lòng khó tin đã và đang xảy ra hơn gần 4 năm nay đối với cô bé tội nghiệp Nguyễn Thị Thanh Diện (5 tuổi, làng H’Lũ, xã Ia Grăng, Ia Grai, Gia Lai). Ở vào cái tuổi của Diện, hầu hết các em bé vẫn đang được cha mẹ chăm bẵm từng bữa ăn, giấc ngủ, vậy mà Diện không chỉ thiếu thốn tình thương của đấng sinh thành, mà còn phải lao động vất vả để nuôi chính bản thân và người cha.

4 năm trước, mẹ Diện do không chịu đựng được những cơn say, rồi đập phá vô cớ của chồng là Đinh Văn Yên (51 tuổi), nên đã bỏ lại 2 cha con Diện để vào Nam lập nghiệp. Cũng từ đó, Diện phải sống trong những tháng ngày đau khổ, dữ dội.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/3_0e8a0.JPG
Mới 5 tuổi nhưng hàng ngày cô bé phải loay hoay múc nước từ giếng sâu hơn 2m



Dẫn chúng tôi sang căn nhà tạm bợ của 2 cha con Diện, Chị Dương Thị Cúc (44 tuổi, làng H’Lũ) vừa đi vừa nói, “chuyện bé Diện kể 3 ngày cũng không hết”. Sau khi mẹ Diện bỏ đi, hàng ngày cha Diện cõng em lên rẫy cà phê để làm việc, khiến người cô bé lúc nào cũng chi chít vết muỗi đốt. Khi cô bé lên 2 tuổi, thì cha nhốt em cả ngày một mình trong căn nhà nền đất để đi làm. Khi Diện 4 tuổi, cũng là lúc bé phải bắt đầu một cuộc sống đầy cơ cực, tự hái rau, bắt sâu, nấu cơm, tắm giặt…


Mẹ bỏ đi, cha không quan tâm nên từ lâu những việc giặt rũ, nấu ăn... đều do một mình Diện đảm nhận



Cái nắng giữa trưa của cao nguyên như muốn đốt cháy da thịt con người, vậy mà cô bé Diện vẫn đang loay hoay múc những gàu nước dưới giếng để giặt đồ. Như thường lệ, bàn tay nhỏ xíu, yếu ớt nhưng đầy thuần thục của cô bé cố gắng dồn hết sức để giặt thật sạch những bộ đồ đã mặc ngày hôm qua. Thấy chúng tôi tới thăm, cô bé liền khoanh tay chào, rồi mang những bộ quần áo vừa giặt đi phơi một cách ngay ngắn.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/4_08e5d.JPG
Bàn tay bé nhỏ dồn hết sức để giặt đồ một cách thuần thục

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/5_975ff.JPG



Dẫn chúng tôi vào nhà, cô bé nhanh nhẹn lấy chiếc ghế nhỏ xíu mời khách ngồi, rồi tự tay rót nước, đưa đến tận nơi “mời cô, mời chú uống nước”. Không chỉ biết tiếp khách một cách rất người lớn, cô bé còn khoe mình biết nấu cơm, luộc môn, nấu nước, bẻ mầm cà phê, giặt đồ, bắt sâu muồng, hái rau về nấu ăn… “Trưa nay, con và ba đã ăn cơm với canh cà (2 quả cà đắng) nấu với mẻ”, cô bé nói.

Cách đây chừng 1 năm, ông Yên bị người lạ vào nhà đánh gãy dập xương cánh tay trái, từ đó, Diện bắt đầu làm hết mọi chuyện trong gia đình để nuôi sống bản thân và cha. Thời gian đầu, hai cha con hết gạo, hàng ngày, Diện phải đến từng nhà trong xóm để ăn cơm chực. “Khi con bé ăn xong, nó nói “ba con ở nhà cũng đói lắm, chưa có chi ăn cả”, vậy là chúng tôi phải bới cơm đùm cho nó mang về cho ba ăn”, chị Cúc nghẹn ngào.





Đến khi ông Yên mang cắm chiếc xe máy cũ nát, mua được ít gạo và mắm muối để hai cha con ăn, do tay vẫn cha vẫn còn đau, nên mọi công việc bếp núc đều do Diện cáng đáng. Hàng ngày không chỉ phải vo gạo nấu cơm, mà Diện còn phải ra gốc cà phê bắt con sâu muồng trong gốc và hái rau về xào chung làm thức ăn cho hai cha con.

Chị Cúc cho biết: “Năm ngoái, ba nó bị gãy tay, mấy chị em chúng tôi xúm nhau tới rẫy cỏ cà phê giúp hai cha con. Con bé liền loay hoay vào nhà lấy củ môn ra ngoài giếng rửa, tay nó yếu quá rửa không sạch nên nó dùng 2 chân để đạp vào củ môn cho sạch đất rồi cũng tự nó nhóm lửa, luộc môn, nấu nước mang ra mời chúng tôi dùng”.

Lúc đầu có vẻ ngượng ngùng, nhưng khi có những người hàng xóm làm chứng thì ông Yên cũng phải trải lòng: “Khi cái tay tôi bị gãy đau nằm giường 6 tháng mới khỏi, một mình con bé phải lo hết mọi chuyện từ tắm giặt cho bản thân, mang quần áo của ba nhờ hàng xóm giặt, rồi hái rau, nấu cơm để ăn… tôi đau quá không làm được, nó không làm thì lấy cái gì để ăn”.

Quả thật “chuyện bé Diện kể 3 ngày không hết”!

Chuyện bé Diện đi học
Trong căn nhà lụp xụp, cuộc sống với cô bé 5 tuổi tưởng chừng như không có hạnh phúc và tương lai, nhưng...! Chính sự cơ cực, lầm than đã khiến cô bé có được sự dũng cảm và sức sống dẻo dai hơn bất cứ ai trong chúng ta, để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo của mình. Chuyện bé Diện đi học đã trở nên “nổi tiếng” khắp xóm làng.


Khi có khách đến nhà cô bé đều rót nước mời khách rất lễ phép

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/9_cba2b.JPG



Năm học vừa rồi, thấy cô bé nhà bên được cha mẹ cho tới trường, một mình Diện bụng đói meo, trong cơn mưa tầm tã, lấy bao ni lông trong bì phân đạm mặc lên người, tay xách dép, cuốc bộ hơn 3km đường đất, đồi dốc, trơn trượt để đi dự buổi lễ khai giảng năm học. Sau gần 3 tiếng đi bộ, khi tới trường mầm non thì các bạn và cô giáo đã ra về, một mình cô bé lại xách dép lững thững đi về.

“Lúc đó là hơn 9 giờ sáng, tôi chở hàng đi ra xã thì thấy con bé tay cầm dép, người khoác cái áo mưa ni lông, tôi hỏi bé đi đâu thì nó trả lời đi học nhưng các bạn và cô đã về hết rồi”, chú Nguyễn Đình Chung, hàng xóm nhà Diện kể lại.

Dẫu tới lớp muộn, nhưng sau buổi khai giảng “hụt”, ngày nào Diện cũng đều đặn đi bộ tới lớp để học. Không có vở, có bút để tập viết, hàng ngày cô bé đều lấy que để tập viết dưới đất, hôm nào may mắn lấy được phấn trên lớp thì cô bé mang về tập viết và vẽ lên tấm tôn cũ nát dựng trong nhà.

“Nhiều hôm đi học về mệt, con bé chui vào các lán trông cà phê bên đường để nằm ngủ. Khi tỉnh dậy nó tiếp tục đi về nhà- vừa nhỏ vừa khổ quá nên con bé cũng chẳng còn biết sợ là chi nữa”, anh Nguyễn Hữu Dũng cho biết.

Dù thời gian ngồi học trên lớp không nhiều, lại không được bất kì ai kèm cặp ở nhà, nhưng Diện đã thuộc làu làu từng chữ cái và những số đếm nhỏ, cô bé còn lấy quyển vở đã viết gần kín và chiếc bút chị hàng xóm cho ra viết để khoe với chúng tôi: “Con biết viết chữ A, chữ O… rồi, con phải học giỏi để sau này trở thành cô giáo đi dạy học”, cô bé 5 tuổi có tuổi thơ đầy dữ dội tự hào khoe.

Thiên Thư

TRUNGTRUNGNIEN
09-05-2012, 01:44 PM
Sáng nay, 9-5, tại Hà Nội, Tập đoàn VNPT đã công bố sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2. Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, vào lúc 5h13 phút ngày 16-5 (giờ Việt Nam) vệ tinh VINASAT-2 sẽ được phóng lên quỹ đạo.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images419949_Hop-bao-Vinasat-2.jpg

Quang cảnh buổi họp báo sáng 9-5


VINASAT-2 sẽ sử dụng bãi phóng giống như VINASAT-1 là Frence Guiana và cũng sử dụng tên lửa đẩy Arian 5 của Arianespace. vệ tinh VINASAT-2 có dung lượng lớn hơn vệ tinh VINASAT-1, nhưng vẫn thuộc loại vệ tinh trung bình.

VINASAT-2 sẽ phát triển trên băng tần KU với 24 bộ phát đáp, trong khi VINASAT-1 chỉ có 20 bộ phát đáp.

Vệ tinh VINASAT-2 do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất trên nền tảng khung A2100A và được bàn giao cho Việt Nam sau khi vệ tinh bay vào quỹ đạo tại vị trí 131,8 độ Đông và được vận hành thử nghiệm. Vùng phủ sóng vệ tinh gồm khu vực Đông Dương và một số nước lân cận.

Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh VINASAT 2 là 15 năm nhưng có thể kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ tối thiểu là 16 năm. Dung lượng của VINASAT-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.

Tổng mức đầu tư của dự án VINASAT-2 khoảng 260 - 280 triệu USD.

Ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng Giám đốc VNPT cho biết, dự án VINASAT-2 được Chính phủ thông qua vào tháng 12-2009 và hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia trong việc tăng cường năng lực, an toàn hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu mở rộng sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực.
Vệ tinh VINASAT-2 sẽ cùng với VINASAT-1 tạo thành một hệ thống các vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dung lượng vệ tinh cho khách hàng; đồng thời củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Tin và ảnh: TRẦN BÌNH
(Theo SGGPO)

-----

Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam là VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí 132 độ Đông vào ngày 19-4-2008 và đến ngày 22-5-2008 vệ tinh này đã chính thức được đưa vào khai thác, sử dụng an toàn, hiệu quả. Đến nay 90% dung lượng của VINASAT-1 đã được sử dụng.

TRUNGTRUNGNIEN
09-05-2012, 09:07 PM
Sáng 9-5, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức (TPHCM) đã phát hiện, bắt giữ một xe tải đông lạnh từ chạy hướng Bắc - Nam chở 13 tấn thịt lợn (heo) và chân gà đã bốc mùi hôi thối.

Theo thông từ cơ quan chức năng, sáng cùng ngày Tổ kiểm tra liên ngành Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức kết hợp cùng lực lượng Cảnh sát giao thông đội Rạch Chiếc phát hiện và kiểm tra xe đông lạnh mang biển kiểm soát 15C-02489 do tài xế Trần Văn Chính (29 tuổi, quê Nam Định) điều khiển lưu thông trên Xa lộ Hà Nội theo hướng Bắc – Nam. Lực lượng chức năng đã phát hiện xe chở hàng đồng lạnh là chân gà và thịt heo. Tài xế Chính không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số hàng trên.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images419955_thit-thoi.jpg

Xe đông lạnh chở 13 tấn hàng thịt gà và lợn bốc mùi hôi thối bị bắt giữ


Tài xế và xe tang vật được dy lý về Trạm Kiểm dịch (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) để làm rõ. Khi tiến hành mở thùng đông lạnh, Tổ kiểm tra phát hiện các thùng hàng đang bốc mùi hôi thối, nồng nặc rất khó chịu.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định toàn bộ số hàng trên xe khoảng 13 tấn, trong đó có 8 tấn chân gà và số còn lại hơn 5 tấn vú heo tẩm chất phụ gia đang có dấu hiệu phân hủy.

Tài xế Chính thừa nhận số hàng trên do 3 chủ hàng hợp đồng vận chuyển từ Hà Nội vào TPHCM. Chủ hàng dặn khi vào tới TPHCM thì điện thoại sẽ có người đến nhận.

Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, đây là vụ vận chuyển sản phẩm động vật không có chứng nhận kiểm dịch lớn nhất từ trước đến nay mà trạm bắt được. Trước tiên, Trạm xử phạt, thu phí thiêu hủy số vú heo nói trên, đồng thời số chân gà sẽ trữ lạnh để tiếp tục kiểm tra làm rõ.

Nguyễn Bình
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
10-05-2012, 07:56 AM
.




CUỘC THI TRUYỆN NGẮN: CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG HÔM NAY

Thể lệ cuộc thi
Đề tài:
- Các tác phẩm viết về cuộc sống và con người Việt Nam hôm nay ở mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Khuyến khích các tác phẩm có bối cảnh tại TPHCM, những phận đời, phận người ở TPHCM và khu vực Nam Bộ .
Thể loại:
- Truyện ngắn văn học, không nhận bút ký và các thể loại khác.
Đối tượng tham dự:
- Tất cả các tác giả trong và ngoài nước đều có thể gửi tác phẩm dự thi.
- Những người trong Ban tổ chức, Ban giám khảo không được tham gia cuộc thi.
- Không hạn chế số lượng tác phẩm và số lần gửi tác phẩm.
Quy cách tác phẩm:
- Tác phẩm lần đầu công bố, chưa đăng báo, xuất bản hay phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tác phẩm được đánh máy vi tính rõ ràng, chính xác trên một mặt giấy A4 hoặc gửi qua email.
- Tác phẩm không dài quá 1800 từ.
- Trên mỗi tác phẩm ghi rõ bút danh, tên thật, địa chỉ, số điện thoại, email… để Ban tổ chức tiện liên hệ.
- Tác phẩm được chọn đăng trên Báo SGGP, tác giả sẽ được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành.
- Ban tổ chức xin không trả lại bản thảo.
Giải thưởng:
- 01 Giải nhất: 20 triệu đồng.
- 02 Giải nhì: 10 triệu đồng/giải.
- 04 Giải ba: 5 triệu đồng/giải.
- 05 Giải khuyến khích: 3 triệu đồng/ giải.
Thời gian và địa điểm nhận tác phẩm:
- Nhận tác phẩm từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 1-8-2012. Công bố kết quả (dự kiến) vào ngày 2-9-2012.
- Nơi nhận tác phẩm dự thi: Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo SGGP số 399 Hồng Bàng, P.14, Q.5, TPHCM. Ngoài phong bì xin ghi rõ “Bài dự thi truyện ngắn viết về Con người và cuộc sống hôm nay”.
- Tác phẩm gửi qua email vui lòng gửi về địa chỉ: vhvn@sggp.org.vn hoặc toasoan@sggp.org.vn. Tiêu đề thư xin ghi rõ “Bài dự thi truyện ngắn viết về Con người và cuộc sống hôm nay”.

Thành phần ban giám khảo:
1. Nhà văn, nhà báo Trần Thế Tuyển, Tổng biên tập Báo SGGP.
2. Thành ủy viên, Phó Tổng biên tập Báo SGGP Nguyễn Tấn Phong.
3. Nhà văn Lê Văn Thảo, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM.
4. Nhà văn Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM.
5. Nhà văn Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà văn TPHCM.
6. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
7. Nhà văn Thanh Giang.

(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
10-05-2012, 09:34 PM
.




Tối nay, 10-5, tại Nhà hát Thành phố, TPHCM, Ban tổ chức Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam lần thứ 17 – năm 2011 (do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp Công ty Truyền thông và Tổ chức sự kiện EEC tổ chức) đã công bố chủ nhân các danh hiệu Quả bóng Vàng năm 2011 như sau: Tiền vệ Phạm Thành Lương (HN.ACB – CLB HN) đoạt Quả bóng Vàng dành cho nam; thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh (CLB TPHCM) đoạt Quả bóng Vàng dành cho nữ. Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2011 thuộc về tiền vệ Nguyễn Văn Quyết (CLB Hà Nội T&T) và tiền đạo Gaston Merlo (SHB Đà Nẵng) đoạt danh hiệu cầu thủ ngoại xuất sắc nhất.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420098_Haiqbv.jpg

Tiền vệ Nguyễn Thành Lương và thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh
đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2011


Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Đức Hiến - Phó Tổng Biên tập Báo SGGP đã nhắc lại mười sáu lần tổ chức vừa qua, dù bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thăng trầm đi nữa, giải thưởng vẫn luôn đồng hành và thật sự trở thành một sự kiện thể thao tầm cỡ trong làng bóng đá nước nhà, được người hâm mộ quan tâm và yêu mến.

Năm 2011, bóng đá Việt Nam tuy không được như mong đợi của người hâm mộ, nhưng vẫn có dấu hiệu đáng khích lệ. Với tiêu chí của giải thưởng, Quả bóng vàng Việt Nam do Báo SGGP tổ chức không chỉ đánh giá đơn thuần qua một vài giải đấu mà còn nhằm tôn vinh sự cống hiến của những nhân tố đã đóng góp tích cực cho câu lạc bộ, cho đội tuyển Quốc gia trong một năm.

Cũng như các lần giải trước, hàng triệu trái tim người hâm mộ bóng đá lại náo nức chờ đón những cầu thủ vinh dự được nhận giải thưởng cao quý nhất, một sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình cống hiến suốt một năm qua cho bóng đá nước nhà. Và những lá phiếu bầu chọn của các phóng viên thể thao, chuyên gia, huấn luyện viên đã khẳng định vị trí của giải thưởng cũng như chọn lựa cầu thủ xứng đáng đứng trên bục cao nhất.

Tham gia cuộc bỏ phiếu bầu chọn có 118 đại biểu là các phóng viên thể thao, chuyên gia bóng đá, huấn luyện viên trên cả nước. Số phiếu phát ra: 117; số phiếu thu vào hợp lệ: nam 113 ; nữ 110 (3 phiếu không bầu nữ).

Kết quả như sau:
* Giải cầu thủ trẻ xuất sắc nhất:

Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội T&T) 45 phiếu

* Giải cầu thủ ngoại xuất sắc nhất:

Gaston Merlo (SHB Đà Nẵng) 85 phiếu

Danh sách 5 cầu thủ nữ chiếm nhiều phiếu nhất:

- Đặng Thị Kiều Trinh (56V, 23B, 12Đ) = 226 điểm
- Lê Thị Thương (12V, 24B, 10Đ) = 94 điểm
- Nguyễn Thị Muôn (8V, 19B, 27Đ) = 89 điểm
- Nguyễn Thị Ngọc Anh (10V, 22B, 10Đ) = 84 điểm
- Trần Thị Kim Hồng (4V, 5B, 15Đ) = 37 điểm

* Các danh hiệu được công nhận:

Quả bóng Vàng: Đặng Thị Kiều Trinh (TPHCM)
Quả bóng Bạc: Lê Thị Thương (Than Khoáng Sản Việt Nam)
Quả bóng Đồng: Nguyễn Thị Muôn (Hà Nội)

Danh sách 5 cầu thủ nam chiếm nhiều phiếu nhất:

- Phạm Thành Lương (44V, 28B, 17Đ) = 205 điểm
- Nguyễn Trọng Hoàng (19V, 29B, 33Đ) = 148 điểm
- Huỳnh Kesley (30V, 11B, 5Đ) = 117 điểm
- Nguyễn Văn Quyết (15V, 22B, 22Đ) = 111 điểm
- Nguyễn Minh Phương (0V, 6B, 6Đ) = 18 điểm

* Các danh hiệu được công nhận:

Quả bóng Vàng: Phạm Thành Lương (HN.ACB – CLB Hà Nội)
Quả bóng Bạc: Nguyễn Trọng Hoàng (Sông Lam Nghệ An)
Quả bóng Đồng: Huỳnh Kesley Alves (Sài Gòn Xuân Thành)

(Theo SGGPO)

thái thanh tâm
10-05-2012, 09:46 PM
Những chi tiết chưa từng tiết lộ vụ nhà báo bị hành hung tại Văn Giang

Bài đăng trên Giáo dục Việt Nam Thứ tư 09/05/2012 15:20

(GDVN) -Bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long hé lộ những chi tiết bất ngờ về cách hành xử của nhóm người mặc sắc phục công an hành hung anh và đồng nghiệp.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long về việc bị hành hung khi đang tác nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên. Nhà báo này cũng khẳng định mình phải "cảm ơn nhân dân nhiều lắm".

"Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.

Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_09/7_copy_copy.jpg
Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng



Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.

Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.

Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_09/14_copy_copy.jpg
Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh



Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.

Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.


Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_09/1_copy_copy.jpg

Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.

Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”


Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát,
còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giang, Hưng Yên



Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp.

Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.

Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.

Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.

Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống".

Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.

Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.

Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.

Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.

Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.

Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.

Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.

Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.

Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.

Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: "Chính nhân dân là người cứu chúng tôi".


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ucPC3fwZ_kk
Lăng Nguyễn

TRUNGTRUNGNIEN
11-05-2012, 05:02 AM
.



VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị: Yêu cầu Đài Loan và Trung Quốc chấm dứt hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam


Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 10-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc báo chí đưa tin một số quan chức Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa và “tuyên bố chủ quyền” đối với đảo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết: “Việt Nam phản đối việc một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”.

Liên quan đến việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại biển Đông, ông Lương Thanh Nghị cho biết: “Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở biển Đông”.

Trước những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến Google Maps, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Google đã sửa chữa những lỗi này”.

TH.NAM
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
11-05-2012, 03:03 PM
Hôm nay (11-5), dưới áp lực của giới y tế và khoa học, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định xem có cho phép Truvada – một loại thuốc ngăn chặn virus HIV do công ty Gilead Sciences ở California sản xuất, có được lưu hành trên thị trường hay không.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420164_ThuocHIV.jpg


Nếu được thông qua, đây được xem là một bước đột phá lớn trong chiến dịch 30 năm chống lại đại dịch AIDS và Truvada trở thành thuốc ngừa HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới được công nhận trong bối cảnh hiện chưa có loại thuốc nào được chứng minh có thể ngăn HIV trong khi vắcxin phòng căn bệnh này còn xa vời.

Trước đó, FDA kết luận, uống Truvada hàng ngày có thể giúp bệnh nhân không bị mắc các loại bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và đòi hỏi chữa trị lâu dài. Uống Truvada có thể là một biện pháp phòng ngừa cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao qua quan hệ tình dục. Các thử nghiệm cho thấy người khỏe mạnh có thể dùng thuốc này để ngăn HIV một cách an toàn và hiệu quả. Sự chấp thuận của FDA sẽ cho phép Gilead Sciences chính thức tiếp thị Truvada để ngăn ngừa HIV.

Tuy nhiên, một cuộc tranh cãi đã nổ ra khi nhiều người cho rằng thuốc Truvada được bán rộng rãi sẽ khiến người ta lơ là tình dục an toàn và sẽ làm tăng tỷ lệ mắc HIV.

H.Chi
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
12-05-2012, 09:23 PM
.



Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) công bố đã thành công trong việc huy động trái phiếu quốc tế với khối lượng 250 triệu USD. Đây là trái phiếu quốc tế đầu tiên của một định chế tài chính Việt Nam.

Trái phiếu mà Vietinbank phát hành là trái phiếu thông thường không có tài sản bảo đảm, đáo hạn năm 2017 (gọi là “Trái phiếu”). Trái phiếu dự kiến sẽ được xếp hạng B1 (Moody’s) và B+ (S&P).

Trái phiếu được phát hành bằng đô la Mỹ, với lãi suất cố định là 8% một năm, và được thanh toán hai lần một năm khi đến kỳ thanh toán lãi suất.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420288_nganhang.jpg

VietinBank phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế


Đại diện ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam cho biết, có nhiều nhà đầu tư thế giới đã tham gia mua trái phiếu của Vietinbank, như ở châu Á có nhà đầu tư tại thị trường Hongkong, Singapore, châu Âu có tại thị trường Anh, Đức, Pháp và Mỹ, các nước ở châu Mỹ.

VietinBank sẽ sử dụng nguồn vốn ròng nhận được từ giao dịch chủ yếu đối với các khoản cho vay khách hàng và cho các mục đích chung của ngân hàng theo pháp luật hiện hành.

Trong bối cảnh thị trường quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thành công của giao dịch đã chứng tỏ niềm tin mà các nhà đầu tư quốc tế đặt vào các ngân hàng có uy tín tại Việt Nam, đồng thời mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp khác.

Hai ngân hàng HSBC và Barclay Capital đóng vai trò ngân hàng đồng dựng sổ và quản lý chính cho giao dịch.

Bên lề đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 của VietinBank, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT VietinBank đã công bố việc VietinBank sẽ chào bán 500 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Xuân Tuyến (VPG)
(Theo SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
13-05-2012, 05:06 AM
.



Từ 13/4, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up (Đại học FPT), Công ty cổ phần Sách Văn Việt và VnExpress phối hợp tổ chức cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học".

Đây là sân chơi để bạn đọc có thể chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học. Đó là những kinh nghiệm học tập, tư duy ghi nhớ, khắc phục tâm lý căng thẳng khi bước vào phòng thi, bí quyết đạt điểm cao cho các môn thi thuộc khối ngành xã hội hay tự nhiên cũng như cách tiết kiệm chi tiêu, lựa chọn nơi ăn, chốn ở và những kinh nghiệm quý báu khác làm hành trang trước khi thi đại học để có được kết quả tốt nhất.

Ngoài ra "Mật mã mở cánh cửa đại học" còn là nơi để thầy cô giáo, các bậc phụ huynh có thể truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân. Qua đó, các thí sinh có thể định hướng được nghề nghiệp mình lựa chọn trong tương lai...



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/54/c9/untitled_1.jpg

Ảnh minh họa: Hoàng Hà.


Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.

Người dự thi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền bài dự thi của mình. Đồng thời, các tác phẩm dự thi không được đăng tải trên các ấn phẩm báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác trước và sau cuộc thi.

Ban tổ chức được quyền biên tập các bài dự thi và được toàn quyền sử dụng bài dự thi. Người dự thi gửi bài thi theo mẫu:

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT MẬT MÃ MỞ CÁNH CỬA ĐẠI HỌC

PHẦN 1: Thông tin dự thi (Bắt buộc)

Thông tin chung:

Họ và tên:……………………………………… ………………………………………… ..

Ngày sinh:……………………………………… ………………………………………… .

Địa chỉ:…………………………………… ………………………………………… …..

CMND: …………Nơi cấp: ……………………..Ngày cấp…………………………………

Điện thoại liên hệ:……………………………………… …………………………………….

Đối với các bạn sinh viên, người tốt nghiệp Đại học đã đi làm:

Nghề nghiệp:………………………………… …………………………………………

Trường Đại học đã thi đỗ:…………………………………… ……………………………

Chuyên ngành:…………………………………… ……………………………………….

Số điểm đạt được:………………………………… ……………………………………....

Năm thi Đại học:…………………………………… ……………………………………..

Đối với các thầy cô giáo:

Đơn vị công tác:……………………………………… ………………………………………

Thâm niên công tác:……………………………………… ………………………………….

Đối với phụ huynh:

Tên con:……………………………………… ………………………………………… …

Trường Đại học đã thi đỗ:…………………………………… ……………………………

Chuyên ngành:…………………………………… ……………………………………….

Số điểm đạt được:………………………………… ……………………………………....

Năm thi Đại học:…………………………………… ……………………………………..

PHẦN 2: Nội dung bài viết dự thi:

Bài viết sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau:

• Nội dung bài viết

+ Bài viết thể hiện đúng chủ đề, là những trải nghiệm thực của tác giả

+ Độ dài bài viết không quá 1500 chữ

+ Khuyến khích nội dung bài viết là những kinh nghiệm độc đáo, có giá trị để giúp ích cho các sĩ tử vượt qua kỳ thi Đại học một cách thành công

+ Cách viết súc tích, lôi cuốn, hấp dẫn

• Hình thức bài viết:

+ Bố cục bài viết logic, cú pháp câu chặt chẽ, trình bày bài viết đẹp, đúng chính tả

+ Hình minh họa có hiệu quả

• Ban giám khảo sẽ tiến hành tổng hợp để chọn ra các bài dự thi xuất sắc để đăng trên Báo điện tử Vnexpress

• Giải thưởng chung cuộc sẽ dành cho bài dự thi có điểm số cao nhất ở vòng thi chung kết.

• Quyết định của ban tổ chức sẽ là quyết định cuối cùng.

Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net. Thời gian nhận bài từ 13/4 đến hết 31/5.

Những bài dự thi xuất sắc sẽ được lựa chọn đăng trên báo VnExpress, website của chương trình Cử nhân Top-up, website của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, website của Công ty cổ phần Sách Văn Việt và http://toilaptrinhtuonglai.com.

Trưởng Ban giám khảo của cuộc thi là Tiến sĩ, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng. Ông sẽ đồng hành cùng cuộc thi và chấm điểm, lựa chọn ra những bài viết xuất sắc xứng đáng để được trao giải và đưa vào cuốn sách cùng tên “Mật mã mở cánh cửa Đại học” phát hành vào cuối tháng 5.

Cuối cuộc thi, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 giải chung cuộc. Phần thưởng dành cho các giải như sau:

- Một giải nhất: một giải thưởng trị giá 8 triệu đồng và một khóa học công nghệ thông tin trị giá 14,7 triệu đồng. Ngoài ra, người đạt giải nhất còn được tặng 2 cuốn sách bán chạy nhất của Vanvietbooks, thẻ VIP mua sách chiết khấu 30% có giá trị một năm tại hệ thống phát hành sách của Vanvietbooks

- 2 giải nhì: Mỗi giải thưởng trị giá 4 triệu đồng và một khóa học công nghệ thông tin trị giá 9,24 triệu đồng. Ngoài ra, người đạt giải nhì còn được tặng một cuốn sách bán chạy nhất của Vanvietbooks, thẻ VIP mua sách chiết khấu 30% có giá trị một năm tại hệ thống phát hành sách của Vanvietbooks

- 2 giải ba: Mỗi giải thưởng trị giá 2 triệu đồng và một khóa học công nghệ thông tin trị giá 4,2 triệu đồng. Ngoài ra, người đạt giải ba còn được tặng một cuốn sách bán chạy nhất của Vanvietbooks, thẻ VIP mua sách chiết khấu 30% có giá trị một năm tại hệ thống phát hành sách của Vanvietbooks

- 5 giải khuyến khích: mỗi giải bao gồm một giải thưởng trị giá một triệu đồng và một khóa học công nghệ thông tin trị giá 2,1 triệu đồng và tặng một cuốn sách bán chạy nhất của Vanvietbook

FPT-Aptech sẽ liên hệ trực tiếp với những người trúng giải để thông báo thời gian, địa điểm và thực hiện trao giải cho người nhận. Người trúng giải chịu toàn bộ chi phí phát sinh (chi phí đi lại, ăn ở) cho việc nhận thưởng của mình và thuế thu nhập không thường xuyên, các loại thuế và lệ phí liên quan khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ nhận thưởng bao gồm: Bản photo các giấy tờ: CMND, bằng đại học hoặc giấy chứng nhận của nhà trường. Đối với phụ huynh tham gia, cần cung cấp bản photo các giấy tờ trên của con em là nhân vật trong bài viết của mình.

Ban tổ chức có quyền từ chối trao giải nếu phát hiện người trúng giải có các biểu hiện gian lận tác quyền.

Nguồn: VnExpress

thái thanh tâm
13-05-2012, 07:23 AM
"Moi hết tim gan" để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần!

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Bảy, 12/05/2012 16:30

LTS: Trong số các comment của bạn đọc gởi đến Báo Người Lao Động hôm nay có một comment rất đặc biệt. Đặc biệt vì nó dài đến hơn 2.500 từ, được viết lên bằng tất cả tâm huyết của tác giả. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệt ý kiến ấy đến bạn đọc.

Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GTVT. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.

Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt… đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân.


Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện. Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng - nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng GTVT.

Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.

Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt. Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí.

Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.

Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông. Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.


Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16-3-2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký. Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật (Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.

Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt. Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó.

Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/ketxeHN_e8f10.jpg

Đổi giờ học, giờ làm, Hà Nội vẫn kẹt xe



Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác. Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông” - một dạng quỹ có thể coi như quỹ chat - đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.

Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.

Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải… đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý I/ 2012, số thu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng-một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội-và nên nhớ-mới chỉ trong 1 quý.

Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách?

Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”… để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề.

Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính… bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy, thật là điều bất bình thường.

Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.

Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/vinalines_106f8.jpg

Đề xuất dành 100.000 tỉ đầu tư cho Vinalines đang thua lỗ khiến dư luận "hết hồn"



Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu… thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn? Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jestar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn?

Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền. Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ GTVT khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: "Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó". Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.

Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tùy tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, có thể cần phải xem lại. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm… nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học - những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.

Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí BT bộ GTVT?

Mạnh Quân

TRUNGTRUNGNIEN
14-05-2012, 01:56 PM
Cô gái Nguyễn Thị Ngọc Mai, 28 tuổi ở Quảng Nam, mắc bệnh lão hóa hiếm gặp, đã “tái sinh” sau hơn một tháng điều trị miễn phí tại một bệnh viện ở Đài Loan.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/1a/cmai1.jpg

Chị Mai, cùng em trai và bác sĩ phẫu thuật Hung Chi Chen tại Đài Loan. Ảnh: AFP.


Những biểu hiện lão hóa sớm ở Mai bắt đầu từ khi chị lên 10 tuổi. Vì khó khăn tài chính nên chị không có điều kiện được chữa trị đúng. Đến khi 28 tuổi thì chị đã mang gương mặt của một bà lão 70 tuổi, đi lại khó khăn và gặp các vấn đề về sức khỏe khác.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/1a/da2.jpg

Chị Mai trước khi được phẫu thuật. Ảnh: AFP.


Theo Aisiaone, một nhóm 40 chuyên gia thuộc 12 chuyên khoa khác nhau Đại học Y khoa Trung Quốc ở Đài Loan đã nhận chữa trị cho chị. Theo các bác sĩ bệnh tình của chị rất phức tạp do biến chứng của hội chứng Werner như xơ hóa phổi, teo mạch máu…

Trong hơn tháng qua, chị Mai đã trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau: phẫu thuật sọ phức tạp và nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ khác. Hiện nay biến chứng teo mạch ở chị đã giảm nhiều và chức năng phổi cũng đã được cải thiện. Chị đã có thể đi bộ một đoạn trong giới hạn, không sợ rằng mình có thể bị ngất như trước kia.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/1a/cmai2.jpg

Chị Mai sau 2 tháng điều trị. Ảnh: AFP.


“Tôi có cảm giác như mình được sinh ra một lần nữa và tôi lại tìm thấy niềm hy vọng ở cuộc sống”, chị Mai nói trong nước mắt.

Theo các bác sĩ Đài Loan thì đây là lần đầu họ phẫu thuật cho một trường hợp giống như chị Mai. Họ hy vọng rằng cuộc sống của chị sẽ được cải thiện và chị cần tránh ánh nắng mặt trời.

Cuối tháng 3 vừa qua, chị Mai nhận được lời đề nghị giúp đỡ của một công ty xúc tiến thương mại Đài Loan (có trụ sở tại TP HCM) đưa chị sang Bệnh viện China Medical University – một bệnh viện lớn tại miền Trung Đài Loan tiếp tục điều trị bệnh “lão hóa”.

Trước đó, chị Mai điều trị ở Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) và được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh mề đay mãn tính vô căn. Trong thời gian điều trị ở đây chị thấy sức khỏe của mình có tiến triển rõ rệt, riêng khuôn mặt vẫn chưa biến chuyển nhiều.

Phương Trang
(Nguồn VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
14-05-2012, 03:00 PM
.



Một chàng thanh niên 28 tuổi người Ai Cập và một cụ bà 95 tuổi người Trung Quốc đã sống lại sau khi lễ tang của họ chuẩn bị hoàn tất.

Những người đưa tang đã hoảng sợ khi người bồi bàn Hamdi Hafez al-Nubi người Ai Cập 28 tuổi tỉnh dậy ngay trong lễ tang của mình.

Ngay sau đó họ đã biến đám tang đau buồn trở thành bữa tiệc vui nhộn mừng cho sự “hồi sinh” của anh.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=183550&Width=480

Hamdi Hafez al-Nubi tỉnh dậy tại tang lễ của mình gần Luxor.


Các quan chức bệnh viện và những người dân trong làng Naga al-Simman ở các tỉnh phía nam của Luxor cho hay Hamdi Hafez al-Nubi đã qua đời sau khi bị một cơn đau tim trong khi làm việc.

Gia đình anh nói rằng họ vô cùng đau buồn trước cái chết của anh. Họ đưa anh ta về nhà và theo truyền thống Hồi giáo, họ “tắm sạch” cơ thể cho anh để chuẩn bị chôn cất.

Một bác sĩ được cử đến để ký giấy chứng tử đã phát hiện ra rằng cơ thể của anh vẫn ấm áp. Lại gần hơn để quan sát, nữ bác sĩ này phát hiện ra anh ta vẫn còn sống.

Mẹ anh ta đã ngất xỉu khi nghe những tin tức tốt lành đó.

Thay vì hủy bỏ đám tang, người đưa tang đã biến bữa tiệc thành một bữa tiệc kỷ niệm sự “hồi sinh” của anh Hamdi Hafez al-Nubi.

Với sự giúp đỡ của bác sĩ, cả anh Hamdi Hafez al-Nubi và mẹ của anh đã “hồi phục” sớm để tham gia buổi tiệc ăn mừng.

Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên mà ai đó đã “sống lại” ngay trong đám tang của chính mình.


Cụ bà 95 tuổi leo ra khỏi quan tài

Tháng trước cụ bà 95 tuổi người Quảng Tây, Trung Quốc, cụ Li Xiufeng đã khiến cho hàng xóm vô cùng sợ hãi khi tận mắt chứng kiến cụ leo ra khỏi quan tài của mình sáu ngày sau khi cụ mất.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=183551&Width=480

Cụ bà Li Xiufeng, 95 tuổi cũng đã trở về từ cõi chết
khiến cho hàng xóm vô cùng hoảng sợ.


Cụ đã được tìm thấy khi nằm bất động trên giường khi tm đã ngừng đập hơn hai tuần sau khi cụ bị chấn thương ở đầu do ngã. Cụ đã được đặt nằm trong quan tài, nhưng 1 ngày trước khi đám tang diễn ra, những người hàng xóm vô cùng hoảng sợ khi thấy quan tài trống rỗng.

Người ta đã tìm thấy cụ trong căn bếp của mình.

Phượng Uyên (Theo Mirror)
(Nguồn: TPO)

TRUNGTRUNGNIEN
14-05-2012, 07:42 PM
.



Siêu âm cả ở bệnh viện tại Gia Lai lẫn TPHCM đều cho kết quả thai nhi dị tật, gia đình sản phụ quyết định bỏ con khi thai được 7 tháng tuổi.

Sản phụ được hỗ trợ sinh sớm tại một phòng khám tư ở thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai tối 13/5. Khi cháu bé chào đời, cả gia đình và bác sĩ đều không kiểm tra kỹ, lập tức đưa cháu ra nghĩa địa để chôn cất. Song khi đến đây, mọi người phát hiện bé vẫn còn hô hấp và không hề có dấu hiệu bệnh tật như kết quả siêu âm.

Cháu bé lập tức được đưa đến cấp cứu tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. Đêm qua, bé đã tử vong.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/58/be-so-sinh-1.jpg

Cháu bé khi được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thanh Luận.


Người nhà cho biết, trong quá trình mẹ cháu mang thai, kết quả siêu âm tại Gia Lai được chẩn đoán là thai nhi bị dị tật nên khuyên gia đình đưa vào bệnh viện TP HCM để kiểm tra lại. Đã nhiều lần, mẹ cháu kiểm tra ở một bệnh viện tại TP HCM. Tại đây, kết quả chẩn đoán của bác sĩ cũng cho rằng thai nhi bị dị tật và khuyên gia đình nên phá thai này.

Tin lời bác sĩ, vợ chồng đã thống nhất và quyết định đến phòng khám tư ở địa phương để phá thai. "Cũng vì quyết định bỏ đứa bé nên khi cháu chào đời, cả bố mẹ lẫn bác sĩ cũng không kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe bé mà mang đi chôn cất ngay", người nhà giải thích.

Theo bác sĩ Phan Vương Quân, Khoa hồi sức cấp cứu nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai: Cơ thể cháu bé lúc mới nhập viện không có biểu hiện dị tật, rốn chưa được kẹp, tình trạng sức khỏe yếu, thở rên, da tái, phản xạ kém, da nhiều chất gây; tim, phổi bình thường, nhiệt độ cơ thể thấp 35ºC.

"Cháu bé sinh non là một bé gái đã được 7 tháng tuổi, cân nặng 2,2 kg, được chăm sóc không đúng quy cách khi sinh nên sức khỏe kém và đã tử vong đêm qua", bác sĩ Quân cho biết.

Gia đình sản phụ đang định kiện các bệnh viện cho kết quả siêu âm thai nhi sai lệch khiến con gái họ mất cơ hội sống.

Thanh Luận
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
15-05-2012, 08:16 AM
.



Nguồn nhiệt được cho là phát ra từ cơ thể bé Thùy (11 tuổi) có thể đốt cháy mọi thứ, từ chiếc quạt máy, điện thoại, ổ cắm điện, dây điện đến quần áo, nệm cao su...

Anh Vũ (quận Tân Bình, TP HCM) là bố của bé Thùy kể, từ khi cháu còn nhỏ đến cách nay khoảng một tháng chưa từng xảy ra hiện tượng lạ như thế. Tháng trước, trong nhà bắt đầu có hiện tượng chập điện, các cầu dao nguồn bị cúp liên tục. Tuy nhiên khi thợ điện kiểm tra tất cả hệ thống điện thì không phát hiện có dấu hiệu chập cháy.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/ad/chay_11_tuoi_be.jpg

Nguồn năng lượng tự nhiên từ cơ thể cô bé 11 tuổi phát ra
khiến các dụng cụ điện cháy. Ảnh: T.T.


Sau đó trong nhà anh Vũ liên tục xảy ra cháy đồ đạc, đầu tiên là điện thoại, ổ cắm và công tắc điện. Đặc điểm chung của các vật bị cháy là lúc đầu từ từ sủi lên giống như bị hơ lửa ở ngoài sau đó bốc cháy vào trong. Kiểm tra thì thấy các đầu dây và các điểm tiếp xúc không bị chập điện.

"Tôi đã mời rất nhiều thợ điện đến kiểm tra và sửa chữa nhưng đều không tìm ra nguyên nhân. Tất cả đều khẳng định là hiện tượng cháy này không phải do chập hay phóng điện mà đây là hiện tượng lạ chưa từng gặp bao giờ", anh Vũ miêu tả.

Các vụ cháy cứ diễn ra liên tục, hết ổ điện này đến vật dụng khác. Vì thế để đảm bảo an toàn cho các con, anh Vũ đã gửi hai con sang nhà người quen ở. Tuy nhiên chỉ được vài ngày thì những nơi bé Thùy đến lại tiếp tục xảy ra các vụ cháy lạ. Thậm chí sáng 8/5 bé Thùy đến trường được khoảng một tiếng đồng hồ thì cô giáo gọi gia đình đưa cháu về vì xảy ra 3 vụ cháy trong lớp học, trong nhà vệ sinh (sau khi cháu đi vệ sinh) và một lớp học bên cạnh sau khi Thùy sang đó chơi.

Ông bố kể: "Lúc đầu gia đình cũng chỉ nghĩ đó là hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên nên không ai để ý. Sau đó lại tiếp tục chuyển các cháu sang nhà cậu, hiện tượng tương tự lại diễn ra". Đầu tiên anh đưa bé Thùy sang trước. Cháu ở nhà cậu khoảng 2 tiếng đồng hồ thì lại xuất hiện hiện tượng cháy, ban đầu là các đồ sạc điện thoại, sau đó là công tắc và ổ cắm điện.

"Đến lúc này gia đình bắt đầu nghi nghờ là hiện tượng cháy có thể do cháu Thùy gây ra nhưng không biết nguyên nhân", người cha nói.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/ad/be-tich-dien-2.jpg

Đến chiếc nệm cao su cũng bốc cháy khi bé Thùy ở đó. Ảnh: T.T.


Đỉnh điểm là vào sáng 12/5, lầu 3 nhà anh Vũ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Sau những vụ việc này, anh Vũ đã đưa con đến Trung tâm Cảm xạ địa sinh học thuộc Đại học Quốc tế Hồng Bàng (quận Tân Bình) để nhờ kiểm tra. Tại đây, các chuyên gia đã tiến hành khám và chụp RFI (thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học) toàn thân, thì thấy bán cầu não phải của bé Thùy rất đặc biệt.

"Gia đình rất lo lắng cho sức khỏe của cháu vì hiện tại cháu đang phải học thi cuối cấp. Tôi chỉ mong các nhà khoa học có cách nào đó để chữa cho bé và cho gia đình lời khuyên phải làm gì để giúp cháu", anh Vũ bày tỏ.

Quan tâm đến vấn đề này, các giáo sư trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã thành lập một hội đồng nghiên cứu thu hút hàng chục nhà khoa học đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý học, y học, tâm lý học, văn hóa, tâm lý... để tiến hành nghiên cứu xã hội học về hiện tượng cháu Thùy.

Phó giáo sư tiến sĩ Ngô Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Bàng, đứng đầu hội đồng nghiên cứu cho biết, bước đầu chụp RFI cho thấy ở bán cầu não phải của bé Thùy có cấu trúc thường gắn liền với những khả năng đặc biệt về hội họa, âm nhạc, triết học... Rất có thể đặc điểm này là nguyên nhân của hiện tượng tích năng lượng trong cơ thể bé Thùy.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6c/ad/be_11_tuoi_chay_1.jpg

Nguồn năng lượng trong cơ thể bé Thùy
có thể đốt cháy mọi thứ trong cự ly bán kính 20 m. Ảnh: T.T.


Để hạn chế nguồn năng lượng phát ra, các chuyên gia cảm xạ học đã cho bé Thùy đeo một chiếc vòng bằng đá thạch anh đen. Mặc dù sau đó không còn xảy ra vụ cháy nào nữa, song bé Thùy lại cảm thấy mệt mỏi trong người và co giật nhẹ nên đã tháo vòng ra.

"Đây là một hiện tượng lạ chưa từng thấy ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bắt đầu từ ngày 15/5, hội đồng chúng tôi sẽ đến tận nhà cháu để tiến hành nghiên cứu về mọi phương diện xã hội học mới cho ra kết luận", ông Hùng nói.

* Tên hai cha con đã được thay đổi

Thi Trân
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
15-05-2012, 03:21 PM
GS Hùng Võ: "Bộ GTVT nên tránh xa việc bán trụ sở, mang vạ có ngày"

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ ba 15/05/2012 05:44

(GDVN) - Đề cập đến việc Bộ GTVT bán trụ sở Bộ, GS, TSKH. Đặng Hùng Võ khẳng định: Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!

Thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT?

Ngày 10/5, Bộ GTVT đã ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ. Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:

"Tôi thấy, trước khi nói vào việc xây dựng trụ sở Bộ ra sao, cũng cần nói tới nội dung khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT mà Đề án này đưa ra. Thiết nghĩ, Bộ là một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý được Quốc hội giao cho, mà nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng để trình hoặc quyết định theo thẩm quyền chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được phê duyệt; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi mình quản lý".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_15/GS_Dang_Hung_Vo.jpg
GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng bộ TN - MT (Ảnh: Phạm Yên)



GS Võ phân tích: "Hiện đại hóa" Bộ GTVT thì hiểu được, như là tham gia chương trình Chính phủ điện tử chẳng hạn, hay đến như cán bộ thay đổi phương pháp tư duy cũng có thể gọi là hiện đại hóa. Thú thực, tôi nghĩ mãi mà không hình dung được: thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT? Phải chăng là dùng nhiều xe ô-tô là cơ khí hóa chăng vì cơ khí hóa là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vậy...

Đọc thêm thì thấy có viết: "Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT". Tương tự, "hiện đại hóa" các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thì hiểu được nhưng "công nghiệp hóa" các tổ chức đó cũng không hiểu được. Thôi, vẩn vương mãi chuyện này cũng không nên, tôi cố đọc thêm để giải thích cho được sự bất đồng tư duy này vậy, tôi quay về chủ đề chính của câu hỏi mà PV đưa ra".

Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!

"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một Bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND TP. Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Đất sử dụng làm trụ sở một Bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của Bộ Tài chính nên phải được phép của Bộ Tài chính. Bộ GTVT là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này.

Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Mà nói thực, một Bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, mang vạ có ngày! ", GS Đặng Hùng Võ nói tiếp.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_15/cong_bo_gTVT.JPG

GS Đặng Hùng Võ: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu
của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô..."



Ông Võ cho biết thêm: "Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của Hà Nội, UBND Hà Nội sẽ quyết định mục đích sử dụng tương lai của thửa đất do Bộ GTVT đang sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng đất mà xem phương thức giao đất, cho thuê đất sẽ thế nào. Nếu theo quy hoạch mà đất đó không được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì UBND giao không thu tiền cho một tổ chức phù hợp.

Nếu theo quy hoạch mà đất đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì phải giao cho một trung tâm đấu giá nào đó được pháp luật cho phép để thực hiện đấu giá. Pháp luật cũng cho phép UBND Hà Nội được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với một doanh nghiệp được chỉ định. Pháp luật thì cho nhưng không nên làm vì nguy cơ tham nhũng cao lắm. Tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là tiền của ngân sách nhà nước, sẽ được sử dụng ra sao do người có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước quyết định. Pháp luật đã quy định như vậy, cũng cứ thế mà làm.

Chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai"

Pháp luật hiện hành cũng quy định là Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm chỉ được sử dụng để tính thuế và phí, không phải là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải được xác định thông qua đấu giá hoặc phải định giá phù hợp giá đất thị trường nếu không thông qua đấu giá. Đây chính là chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai".

Khi được hỏi về việc sử dụng khu đất trắng này trong thời gian tới đây, ông Võ cho biết: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô những ngày toàn quốc kháng chiến, những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Pháp luật của ta cũng đủ chặt chẽ, không phải đó là đất muốn làm gì cũng được.

Chủ trương di chuyển các trụ sở Bộ, ngành ra khỏi nội đô để giảm tải hạ tầng là rất đúng. Còn việc sẽ sử dụng đất này để làm gì lại phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, sử dụng đất đó ra làm sao lại phụ thuộc pháp luật về tài chính đất đai".

Trước đó, trao đổi với Giáo dục Việt Nam cũng về vấn đề khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa"...

Tuệ Minh

TRUNGTRUNGNIEN
16-05-2012, 07:48 AM
.



Liên tục bị cha ruột đánh đập, cháu Đặng Diễm Quỳnh (10 tuổi), con ông Đặng Quốc Hoàng (SN 1974 ở thôn Viên 1, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), đã phải nhập viện trong tình trạng đầy thương tích, tinh thần hoảng loạn.

Ngày 15-5, Công an huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã tạm giữ đối tượng Đặng Quốc Hoàng để làm rõ hành vi bạo hành, đánh đập dã man con gái ruột là Đặng Diễm Quỳnh. Bước đầu, cơ quan công an sẽ tổ chức giám định thương tật cho cháu Quỳnh, đồng thời kiểm tra giám định xem Hoàng có bị ảnh hưởng thần kinh hay không vì Hoàng đã từng bị chấn thương sọ não.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420742_O7b.jpg


Cháu Đặng Diễm Quỳnh và những vết thương trên người.


http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420740_O7c.jpg


Trước đó, vào chiều 12-5, chị Nghiêm Thị Anh (SN 1965) ở Cổ Nhuế, Từ Liêm đang nấu cơm thì thấy cháu họ của mình là Diễm Quỳnh chạy đến khóc lóc, nói rằng: “Bác ơi, bác đưa cháu đi khám bệnh và đến công an nhanh lên không cháu bị cha đánh chết”. Chị Anh thấy cháu Quỳnh khắp người hằn vết roi còn rớm máu. Khuôn mặt Quỳnh lúc đó cũng bầm tím và sưng húp. Ngay lập tức, chị Anh cùng người nhà đưa cháu đến Bệnh viện E cấp cứu, đồng thời tố cáo Đặng Quốc Hoàng vì đã đánh đập, hành hạ con mình tàn nhẫn.

Sau khi nhận được thông tin, công an đã bắt khẩn cấp Hoàng và khám xét nhà riêng, thu giữ được các tang vật có liên quan đến việc hành hạ cháu Quỳnh như gậy gỗ, dây xích sắt và dây điện. Tại cơ quan Công an huyện Từ Liêm, Hoàng đã khai nhận hành vi đánh đập dã man con gái mình, nhưng lại biện minh rằng vì con không biết nghe lời người lớn.

Theo tìm hiểu, năm 1998, Hoàng lấy vợ là Nghiêm Thanh Thủy (SN 1977 ở thôn Viên 1) và đến nay vợ chồng Hoàng đã có 2 con gái, trong đó Quỳnh là con đầu lòng. Năm 2002 sau khi cháu Quỳnh ra đời thì vợ Hoàng phải vào tù vì bán ma túy. Bản thân Hoàng cũng không có công ăn việc làm ổn định.

Năm 2007, Hoàng từng đi trộm cắp và bắt cóc con của anh trai để tống tiền, sau đó bị bắt và nhận án tù 3 năm. Ra tù, Hoàng chạy xe ôm nhưng cuộc sống khó khăn, lại phải nuôi con nhỏ nên tính nết Hoàng trở nên cục cằn, nóng nảy, thường xuyên chửi bới đánh đập con cái.

Sau tết năm 2012, do mâu thuẫn nợ nần, Hoàng bị một số đối tượng đánh chấn thương sọ não. Ra viện, tính tình Hoàng ngày càng có những biểu hiện bất thường, không chỉ đánh đập cháu Quỳnh nhiều hơn mà Hoàng còn chửi, đánh và đuổi cả mẹ ruột của mình ra khỏi nhà.

Ông Nguyễn Huy Thứ, Phó thôn Viên 1, xã Cổ Nhuế cho biết, lúc lên cơn tức giận, Hoàng thường khóa cửa lại, trói con gái rồi dùng gậy gỗ và dây điện vừa đập vừa quất lên khắp người con gái. Chính quyền địa phương và hàng xóm đã nhiều lần can ngăn, thậm chí công an xã lập biên bản cảnh cáo, giáo dục đối với Hoàng, nhưng sau đó Hoàng vẫn tính nào tật nấy, đánh đập con mình hết sức dã man.

Được biết, hiện nay cháu Quỳnh đang được chị Anh chăm sóc, nuôi dưỡng. Chị Anh cho biết, dù Quỳnh đã 10 tuổi nhưng không được nhanh nhẹn như những trẻ em cùng tuổi khác.

NGUYÊN QUỐC
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
16-05-2012, 07:51 AM
.



VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Trung Quốc không có giá trị


Ngày 15-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16-5-2012 đến ngày 1-8-2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20-1-2012. Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”.

(TTXVN)

TRUNGTRUNGNIEN
16-05-2012, 08:19 AM
.




Vào lúc 5h13 phút sáng nay, 16-5 (giờ Việt Nam), tại bãi phóng Kourou (Guyana, thuộc Pháp), Nam Mỹ, vệ tinh VINASAT-2 đã được tên lửa Ariane 5 phóng lên quỹ đạo. Đến 5h48 phút, vệ tinh VINASAT-2 được tách thành công ra khỏi tên lửa đẩy và đi vào quỹ đạo đã định ở vị trí 131,8 độ đông.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images420753_vinasat1.jpg

Vệ tinh VINASAT-2 (phần trên) chuẩn bị tách khỏi tên lửa đẩy.


Mời quý thi hữu xem Clip tên lửa Ariane 5 mang vệ tinh VINASAT-2 lên quỹ đạo và Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công lên quỹ đạo > TẠI ĐÂY (http://www.sggp.org.vn/dientutinhoc/2012/5/288926/)

(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
16-05-2012, 02:34 PM
.





Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tuyên bố Washington ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6e/07/mccain-1.jpg

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu
trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 20/1. Ảnh: Phan Lê


Phát biểu tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Thượng nghị sĩ McCain cho rằng Mỹ cần bảo đảm Trung Quốc không thể "muốn làm gì thì làm" trong lúc các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại, TTXVN cho hay. Ông nhấn mạnh Washington cần phải ủng hộ các nước đối tác trong ASEAN, để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương nhằm giải quyết các vụ tranh chấp một cách hòa bình.

Tuyên bố của nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ được đưa ra trong lúc tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tiếp diễn ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Từ ngày 8/4 đến nay, tàu của hai nước liên tục hoạt động tại khu vực này. Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền với bãi đá này, đồng thời không có dấu hiệu nhượng bộ.

Trrước đó trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu năm nay, ông McCain và Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cũng nói tới vấn đề Biển Đông. "Đang có căng thẳng gia tăng với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông và những vấn đề khác, nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp tiếp cận đa phương với Trung Quốc, cũng như là việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam sẽ giúp giải quyết những vấn đề này", Thượng nghị sĩ McCain phát biểu mở đầu buổi họp báo tại Hà Nội tối 20/1.

Thượng nghị sĩ Lieberman thì cho rằng Việt Nam và Mỹ rõ ràng có những mối quan ngại chung về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. "Đây là điều không chấp nhận được đối với cả Việt Nam và Mỹ", Thượng nghị sĩ Lieberman khẳng định. "Ở một khía cạnh nào đó, chúng tôi là đồng minh của Việt Nam và kể cả Philippines, vì chúng tôi không chấp nhận sự khẳng định chủ quyền của một cường quốc trên Biển Đông".

Theo vị thượng nghị sĩ bang Connecticut, việc khẳng định chủ quyền phải thông qua biện pháp thương lượng hòa bình hoặc thông qua luật pháp quốc tế. "Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi thấy họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của khối ASEAN", ông Lieberman nói.

Trong diễn biến mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua tiếp tục phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông trong hai tháng rưỡi (từ 16/5 tới 1/8). “Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012. Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”, ông Nghị nêu rõ.

Phan Lê
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
17-05-2012, 09:24 AM
.



Câu lạc bộ thơ Việt Nam phối hợp với UBND huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng tổ chức cuộc thi thơ trong 5 năm, mỗi năm một chủ đề và một bộ giải thưởng riêng từ năm 2011-2015. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ của Giải thưởng Đại Nam - Nguyễn Bỉnh Khiểm, do Công ty Đại Nam - Bình Dương tài trợ chính. Năm 2011 với đề tài: BÁC HỒ, cuộc thi đã kết thúc tốt đẹp và trao giải thưởng ngày 21 tháng 12 năm 2011 tại Vĩnh Bảo – Hải Phòng. Năm 2012 cuộc thi sẽ mang chủ đề: ĐẠO NGHĨA . Cụ thể như sau:

1- Nội dung:
Ca ngợi tình nghĩa giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, thầy trò, anh em, bạn bè và phê phán những gì phi đạo đức trong các mối quan hệ trên.
2- Đối tượng dự thi:
Toàn thể công dân Việt Nam và người Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài.
3- Thể loại:
Gồm tất cả các thể loại thơ (trừ Diễn ca và Trường ca).
4- Điều kiện dự thi:
Các bài viết có nội dung như mục (1); không kể thời gian sáng tác cũng như đã in ở các loại sách báo nào đều được dự thi (trừ những bài thơ đã in ở sách giáo khoa và những bài đã được giải ở những cuộc thi thơ từ cấp tỉnh, ngành trở lên).
- Không chấp nhận bài có nội dung đả kích.
- Không hạn chế số lượng bài dự thi.
- Các tác phẩm dự thi đều phải vi tính hoặc chép tay rõ ràng, sạch sẽ trên một mặt giấy (khổ A4). Mỗi bài trên một trang giấy riêng.
- Ghi rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ đầy đủ và số điện thoại (nếu có).
5- Thời hạn nhận bài và kết thúc:
Ban tổ chức nhận bài từ 10/5/2012 đến 31/10/2012 (theo dấu Bưu điện) .
6- Giải thưởng:
- Giải nhất: 10.000.000 đ
- Giải nhì: 2 giải, mỗi giải 7.000.000 đ
- Giải ba: 2 giải, mỗi giải 5.000.000 đ
- Giải khuyến khích: 40 giải, mỗi giải 500.000 đ
- Tặng tập thể nhiều người tham gia 1.000.000 đ
- Tặng người dự thi cao tuổi nhất: 500.000 đ
- Tặng người dự thi trẻ tuổi nhất 500.000 đ
7- Ban Giám khảo:
- Sơ khảo : Ban Biên tập thi san Hương Đất Việt (CLB Thơ Việt Nam).
- Chung khảo: Các nhà thơ Bằng Việt, Vũ Duy Thông, Vũ Quần Phương và Trần Nhuận Minh.
8- Lễ Trao giải:
Ngày 09/1/2013 tức (tức 28 tháng 11 năm Nhâm Thìn) tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng.

Bài dự thi xin gửi về một trong hai địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG CLB THƠ VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 4 Phùng Hưng – quận Hà Đông – TP Hà Nội
Điện thoại: 0422.149.088 – 01282210141 - 0913059897
VĂN PHÒNG CLB THƠ VIỆT NAM TP. HẢI PHÒNG
Địa chỉ: Số 25 Trần Hưng Đạo – Hồng Bàng – TP Hải Phòng
Điện thoại: 0913262.710

Lưu ý: BanTổ chức không nhận bài gửi qua Email.

Nghệ Sỹ, Nhà báo BÀNH THÔNG
(Nguồn: lucbat.com)

TRUNGTRUNGNIEN
17-05-2012, 03:14 PM
Cùng với việc điều hàng loạt tàu tới bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981, tàu thăm dò dầu khí Hải dương 201, tổ hợp chế biến Hải Nam Bảo Sa 001 ra biển Đông.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông trao đổi với VnExpress xung quanh động thái mới nhất của Trung Quốc.

- Biển Đông đang gây sự chú ý của thế giới bởi hàng loạt động thái của Trung Quốc sau tuyên bố về Đường lưỡi bò. Ông đánh giá thế nào về điều này?

- Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc bị quốc tế phản đối gay gắt vì đi ngược lại lợi ích của cộng đồng quốc tế và luật pháp quốc tế. Nhưng vì lợi ích của mình, Trung Quốc vẫn đang ra sức nỗ lực để biến yêu sách này thành hiện thực.

Vừa qua, Trung Quốc và Philippines đã rất căng thẳng xung quanh bãi ngầm Scarborough - nơi chỉ cách Philippines chưa tới 130 hải lý. Trung Quốc tìm cách gây hấn với Philippines ngay tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quy định tại Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Trung Quốc thì lại cho đây là vùng đánh cá truyền thống của mình, đây chính là lập luận cho “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang muốn hiện thực hóa.

Với các tuyên bố cứng rắn, có thể thấy chiến lược của Trung Quốc về biển Đông không thay đổi. Tuy nhiên, chiến thuật để thực hiện mục đích đó năm nay có nhiều điều khá bất ngờ.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6e/fd/Hai_Nam_bao_sa.jpg

Trung Quốc đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động. Giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews


- Ông nói gì trước quan điểm cho rằng, Trung Quốc đang muốn mở đầu một giai đoạn mới trong chiến lược độc chiếm biển Đông?

- Khi xem xét các chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông, học giả Mỹ Mark J. Valencia đã tổng kết: Trung Quốc tăng cường sức mạnh của hải quân; mở rộng và bành trướng sự hiện diện thực tế tại các khu vực tranh chấp, từ đó hợp thức hóa việc chiếm đóng của họ; thu hút các công ty dầu khí phương Tây đến thăm dò khai thác tại các vùng tranh chấp; khăng khăng đòi thương lượng song phương với từng quốc gia có tranh chấp.

Báo cáo về an ninh Trung Quốc năm 2011 của Học Viện nghiên cứu quốc phòng của Nhật Bản thì cho hay, Trung Quốc đang tiến hành ba cuộc chiến nằm ngoài cuộc chiến quân sự: cuộc chiến truyền thông; tâm lý và luật pháp. Chính sách này của họ luôn là nhất quán và xuyên suốt, tuy họ trình bày với thế giới hết sức mập mờ, có thể lúc vận dụng UNCLOS, lúc vận dụng yêu sách “đường lưỡi bò” với mục đích là để duy trì được lợi ích của họ trên biển Đông.

- Trung quốc hành động bất chấp sự phản ứng của các nước trong khu vực và thế giới. Vậy lợi thế của Trung Quốc là gì thưa ông?

- Sự căng thẳng xung quanh tranh chấp bãi ngầm Scarborough gần đây cho thấy cả Philippines và Trung Quốc đều đang đi những nước cờ chiến lược đầy toan tính. Philippines khá tự tin khi mời Trung Quốc cùng giải quyết tranh chấp này trước Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS). Đây không phải là lần đầu Philippines làm như vậy.

Nhưng Trung Quốc cũng tự tin không kém với nước đi của họ. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi Scarborough, Philippines đã không đủ sức mạnh cho các lực lượng tuần duyên khi so sánh với các lực lượng tương tự của Trung Quốc. Khả năng để duy trì sức mạnh trên biển thông qua các lực lượng không phải quân sự của Philippines hay của các quốc gia ASEAN khác là yếu so với Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc có những lợi thế nhất định của kẻ mạnh.

Tôi cho rằng, khả năng xung đột quân sự tại khu vực này hiện nay không cao. Nhìn vào hành động của cả Philippines và Trung Quốc ta sẽ thấy điều đó. Philippines đã phải rút ngay lực lượng tàu chiến của hải quân mình, còn Trung Quốc cũng không đưa lực lượng hải quân tới, và cũng có những hành động hạ nhiệt nhất định. Tuy một số báo đài Trung Quốc tuyên bố rất mạnh, nhưng gây chiến trong lúc này đều là điều bất lợi cho cả hai.

Xin nói thêm là Philippines đã có Hiệp ước an ninh 1951 với Mỹ, trong trường hợp Philippines bị đe dọa thì chắc chắn Mỹ sẽ phải dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ Philippines. Nhưng cũng còn một ẩn số là hiệp ước này có bao gồm cả vùng bãi ngầm Scarborough thì chưa rõ.

- Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ John McCain vừa cho rằng, Washington cần ủng hộ các nước thành viên ASEAN trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại biển Đông và “Mỹ cần bảo đảm Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm”. Ông bình luận gì về ý kiến của ông McCain?

- Mỹ đang là cường quốc biển, chi phối rất nhiều đến quyền lực biển trên thế giới. Nếu không có vai trò của Mỹ thì khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn được tham vọng rất lớn của Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc thành công trong việc độc chiếm biển Đông, thì Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi rất nhiều. Đó là lý do ông John McCain đã tuyên bố như vậy.

Nhưng chỉ tuyên bố thôi thì chưa đủ. Trong tranh chấp tại bãi Scarborough vừa rồi, Mỹ có thể tuyên bố rõ ràng hơn về Hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines có bao gồm vùng biển xung quanh bãi ngầm Scarborough không. Trong Hiệp ước này, Mỹ đã nhiều lần giải thích là không bao gồm vùng KIG (Kalayaan Island Group – tức quần đảo Trường Sa), nhưng bãi ngầm Scarborough lại không thuộc quần đảo Trường Sa.

- Với những chiến thuật mới của Trung Quốc như ông vừa nói, các quốc gia trong khối ASEAN đang phải đối mặt với nguy cơ gì?

- Nếu Trung Quốc thành công trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough, khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng tương tự với các quốc gia khác. Như vậy, Trung Quốc sẽ thành công khi độc chiếm biển Đông. Tất cả quốc gia ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế sẽ bị thua thiệt khi một vùng biển rộng lớn và quan trọng nhất nhì thế giới lại bị một quốc gia đầy tham vọng xâm chiếm.

Như một chuyên gia Australia đã lên tiếng, nếu Philippines thất bại trong tranh chấp này, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ có thêm một bước tiến, và đó sẽ là một nguy cơ đối với các nước ASEAN. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi “liếm” Philippines sẽ “liếm” tới các quốc gia ASEAN khác liên quan, như Trung Quốc từng làm.

Nguyễn Hưng thực hiện
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
18-05-2012, 08:44 AM
TTO - Cảnh sát Trung Quốc đang điều tra vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở nước này, khi một lô hàng tai heo bị phát hiện hoàn toàn làm từ hóa chất độc hại, theo AFP ngày 16-5.

Nhật báo Trung Quốc cho biết số tai heo giả này được phát hiện tại một khu chợ ở thành phố Cám Châu, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Giang Tây, vào cuối tháng 3 sau khi một khách hàng khiếu nại đã ngửi thấy mùi lạ khi nấu số tai heo này.

Các quan chức an toàn thực phẩm đã kiểm tra những tai heo giả này và phát hiện chúng được làm hoàn toàn bằng chất gelatin và muối oleate natri. Hai chất này thường được sử dụng trong sản xuất xà phòng.

Giáo sư Phạm Chí Hồng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết số tai heo giả này có thể gây nguy hiểm với sức khỏe con người, “nếu ăn một lượng lớn natri sẽ dẫn đến cao huyết áp và ảnh hưởng chức năng tim”. Không những thế, để bán tai heo giá rẻ thì loại galetin được sử dụng có thể là hàng công nghiệp phẩm chất thấp. Galetin công nghiệp, một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc, được làm từ các sản phẩm crom và có thể dẫn đến ung thư.

Trên các trang mạng của Trung Quốc đăng rất nhiều hình ảnh cho thấy những quan chức địa phương đang kiểm nghiệm một túi có chứa tai heo giả. Chúng có màu nâu nhạt và các khía trông như nhựa. Ngoài ra, số tai heo giả này không có lông hay những mạch máu nhỏ như tai heo thật.

Cảnh sát địa phương cho biết đã bắt giữ một người đàn ông, được cho là người chủ bán số lô tai heo giả trên. Hiện vụ việc đang điều tra để tìm ra nguồn cung số tai heo giả này. Sở y tế tỉnh Giang Tây chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Món tai heo là một món ăn được ưa chuộng của người Trung Quốc.

Cuộc điều tra tai heo giả diễn ra cùng giai đoạn chính quyền phát động cuộc điều tra những người bán rau quả ở tỉnh Sơn Đông về việc họ phun lên bắp cải hóa chất formaldehyde để giữ cho chúng tươi lâu.

TẤN KHOA (Theo China Daily, AFP)

Nên tránh thật xa thực phẩm của Tầu khựa. (TTT)

cityproedu
18-05-2012, 08:45 AM
Chủ đề Không có gì để chê cả! Tôi chắc chắn khoái web này. Good luck for u

TRUNGTRUNGNIEN
18-05-2012, 09:13 AM
.



* Thời tiết nguy hiểm ở vùng biển Nam bộ

Ngày 17-5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương tổ chức hội nghị chuẩn bị công tác PCLB, lũ quét năm 2012 ở hai khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương nhận định năm 2012, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng từ 6 - 7 cơn (cao hơn so với trung bình nhiều năm) và nhiều hơn so với năm 2011, trong đó khoảng từ 3 - 4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Trung bộ.

Theo ông Vũ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Đê điều và PCLB (Bộ NN-PTNT), miền Trung là khu vực xảy ra thiên tai nhiều nhất và có nhiều loại thiên tai khốc liệt như bão, lũ quét và lụt. Vì vậy, để chủ động giảm thiểu thiệt hại cũng như tai nạn xảy ra, cần chuẩn bị nhiều phương án đối phó, trong đó phải đảm bảo được công tác “4 tại chỗ”.

Hiện nay, trong các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên, Quảng Trị là một trong những địa phương làm khá tốt “4 tại chỗ” nên đã được Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương chọn làm mô hình điểm của cả nước.

Chiều 17-5, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và Cà Mau đến Kiên Giang đang chuyển sang hình thái xấu. Trời có nhiều mây, có mưa rào kèm dông mạnh trên diện rộng, tầm nhìn xa giảm. Nguy cơ xảy ra dông tố, gió lốc cũng rất cao, gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

Để chủ động tránh thiệt hại và tai nạn, các chủ tàu cũng như người dân cần chủ động trước thời tiết xấu. Gió mùa Tây Nam sẽ duy trì khoảng 2-3 ngày, sau đó tạm lắng rồi lại mạnh lên vào đầu tuần tới.

Ở miền Bắc và miền Trung, đợt nắng nóng mới lại đang trở lại, nhiệt độ tăng cao. Từ ngày 20-5, có thể xảy ra nắng nóng gay gắt và trên diện rộng.

V.Phúc
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
18-05-2012, 09:27 AM
.



Đêm 17/5, xe khách chở gần 60 người khi qua cầu Sêrêpôk trên quốc lộ 14 - ranh giới giữa hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông - đã lao vào thành cầu, rơi xuống nước. 34 người đã thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

Xe khách của Hợp tác xã vận tải Quyết Thắng ở xã Hòa Đông (Krông Păc, Đăk Lăk) xuất phát từ huyện Krông Păc đi TP HCM. Khoảng 22h đêm 17/5, xe đến cầu Sêrêpôk và lao vào lan can, rơi xuống sông từ độ cao chừng 18 m.

34 người thiệt mạng tại chỗ, hơn 20 hành khách khác trọng thương. Chiếc xe bẹp dúm.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6f/7e/tai-nan-1.jpg

Xe khách biến dạng sau khi rơi xuống sông. Ảnh: Tây Nguyên.


Trao đổi với VnExpress.net, Phó chủ tịch UBND Đăk Lăk Đinh Văn Khiết cho biết, ngay trong đêm lực lượng cứu hộ và người dân đã đưa các nạn nhân ra ngoài.

"Chiếc xe bị ngập một phần ở đầu, lại bẹp dúm nên việc cứu người gặp khó khăn. Đến hơn 3h sáng, công tác cứu hộ cơ bản hoàn thành, 34 người thiệt mạng, 25-26 người bị thương được đưa đến các bệnh viện lân cận", ông Khiết cho biết thêm.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6f/7e/tai-nan-2.jpg

Lực lượng cứu hộ đang đưa nạn nhân ra ngoài. Ảnh: Tây Nguyên.


Cũng theo ông Khiết, bước đầu tỉnh sẽ hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân tử vong 6 triệu đồng, mỗi người bị thương 3,5 triệu đồng.

Tây Nguyên
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
18-05-2012, 11:37 AM
.



Đến 11h sáng nay, Bác sỹ Nguyễn Trường Phong (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk) cho biết, trong số 13 thi thể được đưa về nhà xác bệnh viện, chỉ còn 2 thi thể chưa có thân nhân đến nhận.Hiện, bệnh viện đã cử nhiều y, bác sỹ theo dõi và chăm sóc thường xuyên cho nạn nhân, viện phí điều trị của họ cũng được bệnh viện miễn phí hoàn toàn.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images421055_nhanxac.jpg

Người nhà nạn nhân đến nhận diện nạn nhân
tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lắk. Ảnh: Công Hoan

Cũng theo bác sỹ Phong, tình trạng sức khỏe các bệnh nhân đang dần hồi phục nhưng tinh thần của vẫn chưa ổn định vì bị sốc do vụ tai nạn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Đức (Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng) cho biết: “Chiếc xe khách biển kiểm soát 47V-2371 bị rơi xuống sông Srêpốk của HTX là xe khách chất lượng cao 47 chỗ ngồi, xuất phát từ bến xe huyện Ma Đrắk đi TPHCM lúc 8 giờ tối ngày 17-5. Hiện, tôi vẫn chưa biết được nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc này, nhưng theo người dân chứng kiến vụ tai nạn thì do tài xế tránh những người đuổi bắt kẻ trộm chó nên đã đánh tay lái khiến xe đâm vào lan can cầu rồi rơi xuống sông”.
Ngay sau vụ tai nạn, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã chia làm 3 đoàn do Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh,về từng gia đình có nạn nhân bị chết, bị thương để chia buồn, thăm hỏi và động viên.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images421057_anh-3.jpg

Lực lượng cứu hộ và người dân đang nổ lực cứu người. Ảnh: Công Hoan


Trước mắt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã trích ngân sách địa phương hỗ trợ mỗi gia đình có người bị chết 5 triệu đồng, người bị thương 3 triệu đồng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ gia đình có người chết 1 triệu đồng, người bị thương 500.000 đồng.

Trước đó, vào khoảng 22h15 phút tối ngày 17-5, tại cầu Srêpôk nằm trên Quốc lộ 14 (thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk) đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm 34 người chết, hơn 20 người bị thương nặng.

Thông tin ban đầu cho biết, xe khách biển kiếm soát 47V-2371 của HTX Quyết Thắng (đóng ở km49, QL26 huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk) chạy tuyến Đắk Lắk- Sài Gòn khi đến đầu cầu Srêpôk đã bất ngờ tông vào lan can cầu rồi lập úp xuống sông Srêpôk.

Sau khi tai nạn xảy ra, hàng trăm người dân đã cùng với lực lượng cứu hộ đập kính, cạy cửa đưa các nạn nhân ra khỏi xe. Phía trên đường, các y bác sỹ đã chờ sẵn để sơ cứu rồi chuyển lên xe cấp cứu, rất nhiều nạn nhân được đưa lên trong tình trạng nguy kịch, phần lớn đã tử vong.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images421019_anh-1.jpg

Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
đã được điều động ngay trong đêm để cứu hộ. Ảnh: Công Hoan


Do xe bị bệp dúm, ngập nước và do trời tối nên việc cứu các nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều nạn nhân còn bị kẹt sâu trong xe.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images421025_IMG_0540-(FILEminimizer).jpg
Chiếc xe khách bị lật úp, bệp dúm. Ảnh: Công Hoan


Từ trên cầu đến vị trí chiếc xe cao gần 20m, hai chiếc xe cẩu loại vừa được điều đến không thể nhấc xe khách lên được khiến việc đưa các nạn nhân ra gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng cứu hộ cùng người dân phải dùng xà beng, búa để phá cửa xe hy vọng đưa được các nạn nhân ra một cách nhanh nhất nhưng bất thành, bởi hầu hết các nạn nhân đều bị kẹt cứng phía trong. Một số hộ dân xung quanh đã kéo điện ra tận hiện trường để hỗ trợ công tác cứu hộ.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/05/images421021_anh-2.jpg

Đến 2h30 sáng nay, 18-5, các nạn nhân cuối cùng
đã được đưa ra khỏi xe. Ảnh: Công Hoan


Đến khoảng 0h20 phút ngày 18-5, chiếc xe cần cẩu lớn nhấc được chiếc xe lên. Lúc này, rất nhiều nạn nhân lần lượt được đưa ra ngoài, hầu hết đã tử vong. Người dân và lực lượng cứu hộ dùng võng khiêng các nạn nhân lên đường.

Đến khoảng 2h20 phút ngày 18-5, ba nạn nhân cuối cùng được đưa ra khỏi xe. Đến khoảng 4h30 phút, chiếc xe bị nạn được cẩu lên, tuyến đường QL 14 mới được thông sau nhiều giờ bị tắc.

Trong đêm, Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk đã tiếp nhận 25 nạn nhân (trong đó có 4 trẻ em). 2 nạn nhân sau đó đã tử vong khi đang được cấp cứu. Phần lớn nạn nhân đều bị đa chấn thương rất nặng: chấn thương đầu, gãy chân, gãy tay, gãy cột sống...

Đến hơn 7h sáng nay, 18-5, các nạn nhân mới được đưa về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk để cơ quan chức năng làm các thủ tục cho người thân nhận diện và đưa các nạn nhân về quê mai táng.



Danh sách nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện Đắk Lắk:

1. Trần Thị Hoài (26 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An): bị chấn thương sọ não

2. Nguyễn Thị Thu Thảo (22 tuổi, ở xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk): bị chấn thương đầu

3. Trịnh Văn Mùi (35 tuổi, ở xã Cư Prao, huyện Ma Đ’rắk, Đắk Lắk): bị đa chấn thương

4. Nguyễn Văn Khánh (23 tuổi, xã Ea Riêng, huyện Ma Đrắk): bị đa chấn thương

5. Y Bông Êban (18 tuổi, xã Cư Đ’răm, huyện Krông Bông): bị gãy xương cẳng chân

6. Nguyễn Văn Chuyên (60 tuổi, ở xã Cư Prao, huyện Ma Đrắk): bị đa chấn thương

7. Trần Bá Tiến (47 tuổi, ở huyện Sông Hinh, Phú Yên): bị đa chấn thương

8. Lê Trần Ngọc Trâm (7 tuổi, ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắk): bị chấn thương đầu

9. Phạm Thị Thanh Lan (17 tuổi, ở xã Krông Buk, huyện K rông Pắk): bị đa chấn thương

10. Bé trai (4 tuổi, chưa rõ danh tính): bị sai khớp háng

11. Nguyễn Nhựt Trường (32 tuổi, ở Chợ Mới, An Giang): bị vỡ gan

12. Huỳnh Thị Mỹ Loan (22 tuổi, ở xã Ea Ty, huyện Ea Kar): bị gãy xương cẳng chân

13. Cương Thị Trung Vinh (22 tuổi, ở xã Ea Riêng): bị chấn thương đầu

14. Nguyễn Hứa Xuyến (17 tuổi, ở xã Krông Buk): bị đa chấn thương

15. Bé gái (5 tuổi, chưa rõ danh tính): bị gãy xương đùi

16. Trần Văn Chuyên (63 tuổi, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh): bị chấn thương bụng

17. Bé gái (5 tuổi, chưa rõ danh tính): bị chấn thương sọ não

18. Phạm Đình Duy (17 tuổi, ở thị trấn Ma Đ’rắk, đã trốn viện): bị gãy xương cánh tay

19. Lê Tiến Anh (17 tuổi, ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar): bị chấn thương bụng

20. Nguyễn Thanh Hải (30 tuổi, ở Tây Ninh): bị gãy xương đùi

21. Đinh Thị Anh Thủy (21 tuổi, ở huyện Ma Đ’rắk): bị chấn thương sọ não

22. Võ Danh Nam (45 tuổi, chưa rõ quê quán): bị đa chấn thương


Danh sách nạn nhân tử vong

1. Bùi Thị Thơ (SN 1989, ở xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk)

2. Bùi Đức Quyền (SN 1998)

3. Phạm Văn Lâm (tài xế, SN 1970)

4. Ven A Lập (SN 1970)

5. Trần Thị Thanh Trúc (SN 1972)

6. Hoàng Thị Hồng (chưa rõ năm sinh, ở huyện Ea Kar, Đắk Lắk)

7. Nguyễn Ngọc Hiển (SN 1991)

8. Nguyễn Ngọc Hiếu (SN 1995)

9. Phạm Quang Thành (SN 1993)

10. Trần Quốc Hưng (SN 1987)

11. Lê Thị Thu Hà (SN 1987)

12. Đặng Văn Thuận (chưa rõ năm sinh, quê quán)

13. Trần Sử Thanh Trà (SN 1988)

14. Nguyễn Thị Thanh Ngọc (nhân viên bán vé)

15. Hoàng Ngọc Thắng (SN 1975)

16. Nguyễn Xuân Côi (SN 1987, ở Bình Phước)

17. Nguyễn Hữu Sơn (SN 1991)

18. Nguyễn Công Bằng (tài xế, SN 1973, ở huyện Krông Pắk)

19. Nguyễn Thị Tố Linh (SN 1990)

20. Trương Văn Dũng (SN 1983)

21. Trương Thị Điện (SN 1931)

22. Nguyễn Văn Kỷ (SN 1971)

23. Nguyễn Thị Thương Huyền (SN 1992)

24. Nguyễn Đình Trí (SN 1990)

25. Nguyễn Văn (SN 1969)

26. Nguyễn Văn Biên (SN 1993)

27. Hà Thị Lan (SN 1965)

28. Nguyễn Bình Thương (SN 1991)

29. Ngô Lâm Ngọc Thu (chưa rõ năm sinh, quê quán)

Còn 5 nạn nhân chưa rõ danh tính và quê quán.


SGGP Online tiếp tục cập nhật thông tin vụ tai nạn…

CÔNG HOAN
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
18-05-2012, 05:36 PM
Lỗi do... cánh cổng trường Thực nghiệm quá yếu!

Bài đăng trên Dân Việt 17/05/2012 | 15:48

Dân Việt - "Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của trường thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi"...

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thành Nam - Thành viên chủ chốt nhóm Cánh Buồm nói vui như vậy khi trao đổi với Dân Việt, nhưng trong sâu thẳm, ông buồn vì nền giáo dục nước nhà.

Là chuyên gia giáo dục, ông nhận định thế nào về mô hình dạy/học thực nghiệm?

- Có nhiều người không biết là chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại đã bị giải tán từ giữa năm 2008 sau hơn 30 năm phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu về mặt khoa học. Chính GS Hồ Ngọc Đại đã nói rõ việc này trong lời đáp từ của ông nhân dịp được trao tặng giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục năm 2009. Tuy nhiên trường cũ vẫn còn đó, dù nhiều người cũ đã ra đi nhưng nếp cũ vẫn chưa bị mai một hẳn. Đó là lý do khiến cho rất nhiều người muốn gửi con vào trường Thực nghiệm.



http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/170512_giao-duc_thanh-nam_Dan-viet.JPG
Lớp học khoa học thực nghiệm ở trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên
do TS Nguyễn Thành Nam giảng dạy

Các bài học đều dạy học sinh đạo đức và lối sống, ví dụ như xếp hàng, ví dụ như nhường nhịn, nhưng các cuộc “cướp” đơn vào trường Thực nghiệm (và một vài trường điểm năm ngoái), chính những phụ huynh mong muốn con có được nền giáo dục tốt lại bất chấp các quy tắc về lối sống. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Nên thông cảm cho các bậc phụ huynh vì việc chen lấn xô đẩy ở đây không phải là để dành mua một tấm vé xem phim hay là tranh ngắm hoa anh đào đến từ xứ lạ. Chúng tôi nghĩ rằng cái mà người ta dành nhau ở đây chính là hạnh phúc đi học, là tuổi thơ của con cái họ.

Có thể thấy là hầu hết phụ huynh muốn con vào học trường Thực nghiệm đều có chung một nguyện vọng muốn con em mình có nhiều thời gian vui chơi hơn và không bị giao quá nhiều bài tập về nhà. Vì hạnh phúc của con cái, trong một tình thế mà cung không đủ cầu, thì việc các bậc phụ huynh phải tranh cướp nhau chỉ là cùng bất đắc dĩ.

Thời điểm gặp ông dạy môn khoa học tại trường Nguyễn Văn Huyên, ông có chia sẻ trong quá trình viết sách, nhóm cũng đã phải vất vả tìm kiếm nơi để thực nghiệm. Nhóm đã tiếp xúc với nhiều trường tiểu học, tuy nhiên “trường nào cũng thích nhưng lại sợ”. Vì sao mô hình được các bậc cha mẹ “giẫm đạp” nhau để xin cho con học lại khó đưa vào các nhà trường như vậy ?

Việc triển khai chương trình học mới hiện đang bị chặn lại bởi hai rào cản. Thứ nhất là theo luật thì chúng ta chỉ có một chương trình, một bộ sách giáo khoa, các trường bắt buộc phải dạy chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục. Cũng không thể đưa vào chương trình ngoại khóa vì không thể bắt học sinh học song song hai chương trình.

Thứ hai, bản thân các trường (đặc biệt là trường công lập) hiện nay không có động lực để thay đổi, vì họ luôn ở tình trạng quá tải. Học sinh "đuổi đi không hết" thì cần gì phải đổi mới, hoàn thiện mình. Thậm chí tình trạng trì trệ này còn mang lại lợi ích cho rất nhiều người nên họ chống lại sự thay đổi.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn giáo dục bắt đầu có cụm từ “tị nạn giáo dục” để nói về việc tránh cho con theo học các lớp mà cách dạy học áp đặt và chạy theo thành tích và những phụ huynh thức thời đều nghĩ tới mô hình thực nghiệm. Đó là mong muốn của phụ huynh nhưng vì sao nó không thể nhân rộng?

- Theo lời GS Hồ Ngọc Đại đã nói thì mô hình thực nghiệm đã bị "bóp mũi cho chết" từ năm 2008. Tại sao ư, chúng tôi cho rằng nguyên nhân của việc mô hình trường Thực nghiệm không thể được nhân rộng nằm ở trong định hướng sản phẩm của chương trình Công nghệ Giáo dục, tức là đào tạo ra những con người tự do.

Được biết, ông cũng đã từng khảo sát cách dạy, học tiểu học ở khu vực ngoài thành phố (ngoại ô, nông thôn), ông đánh giá thế nào về cách dạy, học hiện nay?

- Nhìn chung, ở đâu đâu cũng là thầy giảng giải trò ghi nhớ. Tuy nhiên trẻ em nông thôn ít bị áp lực học tập hơn so với trẻ em thành phố.

Ngành giáo dục cần rút ra bài học gì sau vụ giẫm đạp xin học vào trường Thực nghiệm ngày 11-13.5 vừa qua?

- Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của trường thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi. Còn bài học rút ra như thế nào thì chỉ ngành giáo dục mới trả lời được.

Với áp lực ngày càng tăng từ phía phụ huynh học sinh, nền giáo dục nhất định phải có sự thay đổi. Vấn đề là phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống hiện đại ? Đây là câu hỏi khó mà chỉ riêng ngành giáo dục chắc không thể trả lời được.

Để không lặp lại tình trạng sau nhiều lần cải cách, đổi mới mà nền giáo dục vẫn bị lạc hậu thì cần phải tạo điều kiện để mọi lực lượng trong xã hội đều có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nền giáo dục mới.

Nhóm Cánh Buồm, từ góc độ chuyên môn của mình sẽ đóng góp một điều tích cực nhỏ bé bằng cách làm ra một bộ sách tốt nhất có thể, với mong muốn rằng mọi cuốn sách giáo khoa được biên soạn tiếp theo bộ sách của Cánh Buồm sẽ có cái mốc để mà vượt qua, điều đó chắc chắn sẽ có lợi cho công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Xin cảm ơn Tiến sĩ

Nhóm Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn khởi xướng thành lập là nhóm chủ trương phổ biến cách dạy/học thực nghiệm với mong muốn trẻ được tiếp cận với cách học “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Tiếp theo các hội thảo Hiểu trẻ em – Dạy trẻ em (2009), Chào Lớp Một (2010) và Tự học - Tự Giáo Dục (2011), tháng 4.2012 vừa qua nhóm Cánh Buồm đã tổ chức hội thảo Một Cánh Buồm – Một Nhà Trường Hiện Đại tại TP.HCM để giới thiệu chương trình Giáo Dục Hiện Đại với công chúng phía nam.

Hiện nay nhóm Cánh Buồm đang tập trung vào hai việc, một là sửa lại những cuốn sách đã xuất bản sao cho tốt hơn, đẹp hơn, và quan trọng nhất là phải làm cho bộ sách trở nên ngày càng dễ sử dụng, để ngay cả các bậc phụ huynh cũng có thể dùng để tổ chức việc học cho con em mình. Hai là, song song với việc dạy thực nghiệm cần phải tiếp tục biên soạn những cuốn sách mới bao gồm cả sách giáo khoa, sách sư phạm, và sách tâm lý học.

Tháng 10.2012, nhóm Cánh Buồm sẽ tổ chức hội thảo Em Biết Cách Học để giới thiệu với công chúng bộ sách tiểu học từ lớp một đến lớp năm bao gồm gần ba chục đầu sách cả tái bản và sách mới.

Lê Huyền

TRUNGTRUNGNIEN
19-05-2012, 08:33 PM
.



Trước tình hình căng thẳng tại khu vực bãi cạn tranh chấp với Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "lòng yêu nước" của người dân và cho rằng "cần phải hy sinh" nếu tình thế bắt buộc.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/70/86/philippines.jpg

Ngoại trưởng Albert Del Rosario kêu gọi lòng yêu nước
và sự hy sinh của người dân Philippines. Ảnh: Businessmirror

Trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao để giải quyết các căng thẳng tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đang tiếp diễn, Ngoại trưởng Albert Del Rosario vẫn kêu gọi người dân sẵn sàng đứng lên để bảo vệ chủ quyền của nước này tại bãi cạn cũng như vùng biển phía tây Philippines nếu bị thách thức.

"Chúng ta cần bảo vệ những gì thuộc về chúng ta. Chúng ta phải đứng dậy ngay cả khi chúng ta tìm cách giải quyết tranh chấp này trong hòa bình. Chúng ta cần đoàn kết, cần thể hiện lòng yêu nước vào lúc này. Và trong trường hợp bắt buộc, chúng ta cần phải hy sinh", tờ The Philippines Star dẫn lời ông Del Rosario nói.

Ngoại trưởng Philippines không nói rõ sự hy sinh là về xương máu hay các lợi ích kinh tế, tuy nhiên phát biểu trên được đưa ra trong cuộc họp với các doanh nhân hàng đầu nước này tại Manila, do đó nhiều khả năng ông đang nói đến những thiệt hại có thể xảy ra về kinh tế.

Trong khi đó, các doanh nghiệp và người dân Philippines cũng hết sức ủng hộ chính phủ trong vấn đề bãi cạn tranh chấp. Ông Del Rosario cho biết chưa hề nhận được lời phàn nàn nào từ các doanh nghiệp về việc bị rút đầu tư cũng như các sức ép kinh tế khác từ Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu chặn nguồn trái cây nhập khẩu từ Philippines, đồng thời hủy hàng loạt tour sang quốc đảo và các chuyến bay từ Bắc Kinh đến Manila cũng bị cắt. Trước tình hình trên, chính phủ Philippines cử hai đặc phái viên sang Trung Quốc để thúc đẩy sự trao đổi song phương và khẳng định rằng sẽ cố gắng để giảm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Người dân Philippines đang kịch liệt phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại bãi đá mà Philippines gọi là Scarborough. Hàng trăm người từng biểu tình yêu cầu các tàu Trung Quốc rút khỏi bãi đá trên. Một nhóm người biểu tình còn dự định bơi thuyền ra bãi cạn và cắm cờ Philippines tại đây. Tuy nhiên, chính phủ Philippines kêu gọi người dân không tự ý ra bãi cạn nên chuyến đi đã dừng lại.

Scarborough theo cách gọi của Philippines hay Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc, là nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền và cử các tàu phi quân sự tới neo đậu trong vòng hơn một tháng trở lại đây. Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230 km. Vùng lãnh thổ Trung Quốc gần nhất cách bãi cạn này 1.200 km về phía tây bắc, theo bản đồ hải quân Philippines.

Hai nước bắt đầu có căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở bãi đá này từ ngày 8/4, sau khi quốc đảo Đông Nam Á phát hiện 8 tàu cá của Bắc Kinh tại đây. Bắc Kinh và Manila sau đó liên tiếp có những sự điều động tàu hải quân và máy bay quanh bãi đá mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Philippines đề nghị đưa vấn đề này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (Itlos), nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.

Vũ Hà
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
21-05-2012, 10:28 AM
Cái Bi, cái Hài....

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 19/05/2012 05:00 GMT+7

Cái bi xen lẫn với cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có. Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?

Xin được nói về chuyện hài trước

"Nước" Yên Lạc và... xứ sở Chư Sê

Ngày xửa ngày xưa, ở một thị trấn nọ...

Không, có lẽ phải gọi thị trấn đó là "nước" mới đúng. Vâng, "nước" Yên Lạc (thuộc...tỉnh Vĩnh Phúc).

Gọi là "nước" bởi xã hội ta không hề quy định ngày cưới xin cho dân chúng. Vì đó là quyền tự do của người dân. Nhưng riêng Yên Lạc có một luật rất lạ, bắt dân phải theo: Một tháng, nếu có đám cưới, người dân chỉ được tổ chức vào hai ngày- mùng 2 và 16 âm lịch. Nếu gia đình nào vi phạm thì sẽ bị phê bình tại thôn xóm, khu phố.

Có lẽ vì sợ "lệ làng" nhân danh... luật của "nước" Yên Lạc, mà ở đây, luôn diễn ra cảnh buồn cười.

Một tháng, dân Yên Lạc có hai ngày chạy "sô" ăn cỗ cưới, hai ngày tưng bừng ăn mặc đẹp, sơ mi, cà vạt, áo dài, váy xống đủ kiểu. Và dịch vụ cưới ở đây cũng vậy, lúc dồn dập quá tải chạy bở hơi tai, lúc ngồi buồn, ruồi bậu chả thèm ...xua.

Nghe cứ như tập tục của một... bộ lạc thiểu số nào.

Khổ nỗi, trai gái thì đông, mà cưới xin chỉ có hai ngày. Thế nên người đi dự đám cưới chẳng sướng gì.

Vì mỗi người chỉ có một cái miệng, một cái bụng, hai cái chân, hai cái tay, mà một lúc, vào giờ ấy... ngày ấy..., phải ăn tới 5 đám cưới, như anh Xuân ở Khối 2, còn vợ anh thì ăn tới 3 đám cưới, thì thật... "Ai bảo chăn trâu là khổ. Đi ăn cưới kiểu này, còn khổ hơn....trâu" (Xin lỗi nhà thơ Giang Nam, và xin lỗi người dân Yên Lạc).

Chưa kể, cái chuyện tiền mừng đám cưới thành ...một cục to, cũng làm khổ người dân. Thành thử, nói là tiết kiệm cho dân mà người nào người ấy liêu xiêu, méo mặt, buồn so hễ nghe nói có đám mừng.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1a_1337329954.jpg

Một đám cưới tại thị trấn Yên Lạc được tổ chức theo lệ làng



Lạ kỳ, dân thì nhất nhất tuân thủ. Lãnh đạo Yên Lạc thì nhất nhất tự hào: Từ khi áp dụng quy ước, chưa có đám nào vượt rào, bà con nhất nhất nghe theo. Từ khi nhất nhất áp dụng đến nay, là tròn một giáp, 12 năm.

Nói thật, vua ở xa, quan nha ở gần, đố "bà con" nào dám vượt rào đó?

Nhưng có thật bà con nhất nhất tâm phục, khẩu phục không? Hãy nghe đám thanh niên: "Cưới mà không có hát hò, không có người tổ chức thì buồn lắm, bọn trai nơi khác có lúc vẫn chọc khoáy bọn em là kém chơi... Nhưng lệ của cha ông thì phải theo vậy".

Tâm lý người nông dân chất phác, quen sống theo lệ. Cái lệ làng có khi hay mà có khi dở. Họ vẫn cứ phải bấm bụng chịu.

Nhưng họ không biết rằng thời buổi này là thời buổi "Sống và làm việc theo pháp luật"- ngay cả các vị chức sắc ở Yên Lạc, chắc cũng thuộc nằm lòng câu khẩu hiệu. Vậy mà vì sao lại bắt người dân Yên Lạc phải nhất nhất sống theo...lệ do mình tự đặt ra.

Đó có phải là sự vi phạm nhân quyền không?

Dù biện lẽ kiểu gì, thì hoặc các chức sắc Yên Lạc tự cho mình quyền đứng cao hơn luật pháp nước Việt, hoặc là tư duy của các vị có...vấn đề. Nó gia trưởng, xơ cứng và không vượt qua nổi... lũy tre làng, dù nhân danh điều tốt đẹp gi gỉ gì gì đi chăng nữa!

Cách "nước" Yên Lạc hàng nghìn cây số về phía nam, có một xứ sở, tên gọi Chư Sê.

Người của xứ sở Chư Sê có một đặc điểm rất hồn nhiên, thích đùa, và cũng rất cẩn thận. Hồn nhiên và thích đùa đến mức, một vị chức sắc của xứ sở này dứt khoát cho rằng cây cầu bị gẫy là cầu hình chữ V, đâu phải cầu bị sập.

Thích đùa đến mức, nghe phong thanh ở xã H'bông, có hai hòn đá của một hộ dân đào được trong vườn nhà, nằm lăn lóc đến mấy năm trời chả ai hỏi đến, lập tức các vị chức sắc, cả xã và huyện rùng rùng kéo đến, và quyết "cưỡng chế" hai hòn đá vô tri vô giác này.

Dù là thực thi pháp luật, nhưng tính đã hồn nhiên lại hay "cả nể", nên các vị thỏa thuận cho kẻ vi phạm luật giữ một hòn, phía các vị giữ một hòn, kiểu... "một hòn trọng, một hòn khinh". Nghe thấy hay hay và buồn cười!

Quan hồn nhiên, nên dân cũng biết "đùa" lại. Chả biết, sau những "mặc cả" cưỡng chế đá bất thành ra sao, một ngày nọ, tất cả đá lớn, đá bé, đá mẹ, đá con của xã H' Bông rủ nhau... trốn biệt.

Riêng hòn đá nhà bà Trần Thị Sắc, "chân chậm, mắt mờ" nên chạy không kịp, bị bắt gô cổ đóng cũi sắt, nằm chình ình ngay trước UBND huyện. Không hiểu sao, người viết bài cứ nhìn thấy cái cũi "nhốt đá", lại nghĩ đến bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Có khác chăng, ở đây, hòn đá chỉ ... nhớ nhà!

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1b_1337329968.jpg
Hòn đá bị 'nhốt' trong cũi gỗ như nhốt hổ



Đến nỗi, một người dân ở xứ sở Chư Sê hóm hỉnh: Lẽ ra, cái lồng sắt này phải để nhốt cục đá ở An Giang mới đúng. Vì cục đá đó đè nát cả xe ô tô và làm chết sáu mạng người. Cục đá của bà Sắc có tội tình gì đâu chứ!

Nếu đá có... tư duy, hẳn nó than thân trách phận lắm. Không biết nó được đào lên vào cái giờ xấu đến thế nào, mà phải chịu "xích xiềng" oan đến thế này?

Hay là tư duy của các vị chức sắc xứ sở Chư Sê thích đùa, cũng bị "xiềng xích" trong cái chật hẹp của lồng sắt, cũng có ... vấn đề nhỉ?

Được biết, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và UBND Chư Sê họp và đi đến kết luận: Việc đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ các cục đá là không đúng thẩm quyền.

Không biết bao giờ, hòn đá hẩm hiu của nhà bà Trần Thị Sắc mới được ...phóng thích đây?

Nghe chuyện "nước" Yên Lạc, và xứ sở Chư Sê, người ta bảo, đó là chuyện xảy ra mới đây, vào năm Nhâm Thìn, thế kỷ 21, tháng Ất Tỵ này chứ đâu?

Thì đúng vậy, chuyện của ngày nay, nhưng nghe cứ "âm lịch", như ... cổ tích dân gian ấy, nên người viết bài phải mở đầu bằng Ngày xửa, ngày xưa.

(Còn tiếp...)

thái thanh tâm
21-05-2012, 10:32 AM
Cái Bi, cái Hài....

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 19/05/2012 05:00 GMT+7

(Tiếp theo phần trên)

Đạp lên sự...bất lực?

Có một câu chuyện mới toanh, nóng hổi, vừa bi xen lẫn vừa hài.

Đó là đêm 12, rạng sáng 13/5/2012, hàng trăm ông bố bà mẹ chen chúc trước cổng Trường PTCS Thực nghiệm (Liễu Giai- Hà Nội) để có được một lá đơn xin cho con học lớp 1 tiểu học.

Có lẽ quá lo lắng vì việc học của con, họ đã không cần giữ cách ứng xử có văn hóa với nhà trường, nơi họ hy vọng con mình được giáo dục tử tế, mà họ đã ...đạp đổ cả cửa sắt nhà trường, xông lên liều mình như chẳng có.

Ngay lập tức, trên mạng truyền đi clip hài tự chế, nhại lại bài "Ngày đầu tiên đi học", vừa buồn cười, vừa xót xa: Ngày nộp đơn xin học/ Mẹ thức đêm đứng chờ/ Mắt mờ mong trời sáng/ Mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng/ Mẹ đá tung cổng vào/ Chen nhau chạy nước rút/ Trông hỗn loạn biết bao...

Không biết, cái Trường Thực nghiệm nhìn hình ảnh đó có tự hào không? Chứ người viết bài, chỉ thấy thương các ông bố bà mẹ- hệt GS Hồ Ngọc Đại- cha đẻ của "mô hình Thực nghiệm Giảng Võ" hàng mấy chục năm trước đây, đã thốt lên!

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1c_1337329977.jpg
Các phụ huynh chen chúc xếp hàng trước cổng trường thực nghiệm. Ảnh: Văn Chung/VietNamNet



Hiện tượng cha mẹ đeo bám, xếp hàng khổ sở ở các trường điểm, trường học tên tuổi là hiện tượng bình thường của nhiều năm trong xã hội. Nhưng với riêng Trường Thực nghiệm, nó hơi đặc biệt.

Trong mấy chục bài báo viết về sự kiện này, có một bài của tác giả Phạm Anh Tuấn, (Điều gì đang xảy ra sau cánh cửa Trường Thực nghiệm, trên Tuần Việt Nam, ngày 16/5/2012), đã "chạm" đúng bản chất vấn đề.

Không biết có phải cũng "khai sinh" vào giờ xấu không, mà Trung tâm Công nghệ GD (nơi có Trường tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ) nổi tiếng của GS Hồ Ngọc Đại đã có một số phận gian truân và...bi thảm, theo một nghĩa nào đó.

Cái mới bao giờ cũng dễ bị sứt đầu mẻ trán vì nhìn ra trước thời đại, hoặc có một lối đi riêng, chẳng giống ai.

Cái mới, lại là cái mới "công nghệ GD"- vừa chẳng giống đâu từ khái niệm, nguyên lý, đến tư tưởng và phương pháp GD- là sản phẩm nghiên cứu và thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, một nhà khoa học cá tính mạnh mẽ, ngay thẳng và quyết liệt. Cái mới ấy lại nảy nở trên một nền giáo dục vừa bảo thủ, xơ cứng, vừa mắc bệnh dối trá trầm trọng.

Hẳn ai cũng có thể đoán biết số phận của nó. Cho dù có lúc, ở thời "hoàng kim" , CNGD đã được triển khai tới 43 tỉnh, thành phố.

Thế nhưng cũng chính nó- CNGD- đã bị xóa sổ, bị "khai tử" một cách tàn nhẫn vào đúng lúc công cuộc đổi mới GD chuẩn bị diễn ra, năm 2000, với chủ trương chỉ còn một chương trình, một bộ SGK. Vào đúng lúc GD rất cần sự linh hoạt, mềm dẻo mới đáp ứng đa dạng nhu cầu, năng lực học sinh thời hiện đại.

GS Hồ Ngọc Đại, trong diễn từ nhận giải GD của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2010 đã thốt lên: "CNGD đã bị bóp mũi cho đến chết". Một thú nhận xót xa, cay đắng của một nhân cách khoa học, cả đời nghiên cứu và thực nghiệm vì trẻ em, sống chết với hạnh phúc của trẻ em, như một tín đồ của "giáo phái...trẻ em" vậy!

Đằng sau chủ trương xóa sổ CNGD- thực chất là sai lầm tai hại, không chỉ là chuyện khác nhau về tư tưởng học thuật, mà còn là sự "ân oán" cá nhân. Điều này, có lẽ chỉ các chức sắc trong giới nghiên cứu khoa học GD và ngành GD hiểu rõ nhất, nhân danh thiên chức GD.

Trắng tay, đã có lúc GS Hồ Ngọc Đại và những đồng nghiệp chí cốt phải lặn lội lên các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh miền nam..., để triển khai. Nhờ vào thiện chí, sự yêu quý và tin tưởng ở chương trình thực nghiệm của ông, của các tỉnh khó khăn.

Khi GS Hồ Ngọc Đại rời xa Trung tâm CNGD, cũng là lúc Trường Thực nghiệm Giảng Võ nằm gọn trong lòng... Viện Khoa học GDVN.

Cái chữ "thực nghiệm" tiếc thay nó chỉ còn là "cái bóng" mờ mờ. Và như tác giả Phạm Anh Tuấn đã đặt câu hỏi: Khi công trình thực nghiệm CNGD không còn nữa thì người ta thực nghiệm cái gì ở đây?!

Đó là một bí ẩn?

Nhưng khái niệm "thực nghiệm" này vẫn đủ sức làm "điên đảo" sự hy vọng của các bậc cha mẹ.

Bởi có thể, họ tin "thực nghiệm" đã sản sinh ra một Ngô Bảo Châu thiên tài, với Giải thưởng Fields danh giá, nên sống chết, họ cũng phải lăn xả vào, cho dù thân phận họ lúc đó, giống như...trâu- đó là lời của một nhà giáo.

Hay là họ đã quá thất vọng với nền GD đánh cắp tuổi thơ của con trẻ, khiến chúng già cỗi sớm về tâm hồn, nhưng lại thui chột năng lực sáng tạo, độc lập tư duy? Và còn đòi dạy cho trẻ sự trung thực, trong khi chính ngành mắc bạo bệnh dối trá!

Các bậc cha mẹ giẫm đạp lên cánh cửa sắt, liều mình như chẳng có, để kiếm một lá đơn xin học. Hay chính họ đã giẫm đạp lên sự...bất lực của ngành GD, để tìm kiếm, hy vọng dù rất mơ hồ ở cái chữ "thực nghiệm".

Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma! Câu ngạn ngữ rất hay, tiếc thay trong hoàn cảnh này, nó "hay" một cách... chua chát. Mọi con đường của các bậc cha mẹ liều mình đạp cửa sắt, cũng chỉ dẫn đến nhà trường quen thuộc của nền GD mà các vị đã rất thất vọng, mà thôi!

Ai có lỗi trong cái sự quay lưng của các bậc cha mẹ với nền GD đương thời, để đi cầu may vào nhà trường "thực nghiệm" này?

"Cặp đôi hoàn hảo" và thời...nguyên thủy!

Có hai câu chuyện, mà khi đọc được trên báo, người viết thấy nó bi thương quá, bất nhân, tàn tệ quá với đồng loại.

Bi thương, vì đồng loại ở đây là những số phận bất hạnh nhất, ở "dưới đáy" của kiếp người.

Câu chuyện đầu tiên thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Vĩnh Phúc.

Dành chút ít quà cáp cho các nạn nhân CĐDC/ dioxin nhân ngày 10/8 hàng năm, nhân dịp lễ tết, là nghĩa "đồng bào" tối thiểu với nhau, thiết tưởng chẳng có gì phải bàn.

Cái đáng bàn ở đây, là một vụ việc "ăn chặn" gần 100 suất quà, trị giá vỏn vẹn mỗi suất 300 nghìn đồng, xảy ra lình xình ở Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc, làm dư luận xã hội phẫn nộ, và... đỏ mặt thay cho những chức sắc làm việc này.

Chuyện bắt đầu từ việc, căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc cấp 60 suất quà cho Hội nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Bình Xuyên. Riêng Tết Nhâm Thìn 2012, Tỉnh hội Vĩnh Phúc cấp cho huyện Bình Xuyên 25 suất cộng với 20 suất quà của Siêu thị Big C đóng trên địa bàn tỉnh. Tổng cộng là 105 suất.

Tuy nhiên 60 suất quà đó, Huyện hội Bình Xuyên không cấp cho một nạn nhân nào hết. 25 suất quà Tết, Huyện hội chỉ cấp cho 13 nạn nhân của 13 xã, giữ lại 12 suất, và 20 suất của Big C thì chỉ cấp cho 10 nạn nhân.

Các hội viên của Hội, đã là nạn nhân của CĐDC/dioxin trong quá khứ, giờ đây tiếp tục là "nạn nhân" của đồng loại.

Quà cho nạn nhân thì không có, nhưng chữ ký (giả) xác nhận nạn nhân đã nhận quà lại kín đặc trang giấy. Đặc biệt nữa, bên cạnh những chữ ký giả bị phát hiện, lại có hẳn hoi chữ ký thật, cùng con dấu thật của Chủ tịch Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc Hà Minh Thắng và Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.

Khi vụ việc bị bại lộ, ấy là lúc những kiểu nhận lỗi một cách dối trá cũng lộ tẩy.

Ông Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Xuyên Trần Xuân Phượng biện lẽ, 60 suất quà ngày nạn nhân da cam (10/8) vì Tỉnh hội cấp về chậm, Thường trực Huyện hội họp bàn số quà trên để cấp vào dịp ...10/8/2012, tức đúng một năm sau...sẽ tặng (?).

Nói dại, một năm sau đó, nếu chẳng may có nạn nhân CĐDC/dioxin nào đã không còn sống để được nhận suất quà trị giá 300 nghìn đồng, không biết các chức sắc của Huyện hội có bị...lương tâm "ăn" không nhỉ? Chứ trong con mắt dư luận xã hội, thì 60 suất quà đó, chắc chắn đã "ăn" mất lương tâm họ!

25 suất quà Tết còn lại, vội vàng... "chạy" đến đúng địa chỉ các nạn nhân.

Nhưng dư luận xã hội đặt câu hỏi: 72 chữ ký giả là của những ai? Trả lời câu hỏi của nhà báo mới đây, ông Hà Minh Thắng, CT Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc, cho biết đó là chữ ký của ông Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.

Thật khéo, ông Phó CT Huyện hội mạo giả chữ ký, còn ông CT Tỉnh hội ký "thật" xác nhân.

Đúng là... cặp đôi tỉnh- huyện hoàn hảo (!)

Câu chuyện thứ hai thuộc Khoa Điều trị nội trú- Trung tâm Da liễu Hà Đông (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), nơi có 21 bệnh nhân phong đang điều trị lại bi thương kiểu khác.

Do bị hết gas để đun nấu, phục vụ các bệnh nhân phong thể nặng, các hộ lý đã báo lên cho lãnh đạo Trung tâm. Nhưng lãnh đạo...không nói gì. Cuối cùng, lãnh đạo đề nghị chia đồ sống cho bệnh nhân.

Thế là 21 bệnh nhân, có người gần 90 tuổi, bị vi trùng phong ăn đến cụt tay, cụt chân, không thể làm được việc gì, kể cả tự chăm sóc bản thân, đã được nhận... gạo sống, thịt sống để ăn.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1d.JPG.jpg


Một bệnh nhân phong tại Khoa Điều trị nội trú- Trung tâm Da liễu Hà Đông. Ảnh: Giaoduc.net



Nói thật, không hiểu ông Vũ Văn Trình, Phó Giám đốc Trung tâm, người chỉ đạo cho các hộ lý làm một việc thật bất nhân đó, nghĩ gì nhỉ?

Cho dù xã hội chúng ta giờ đây, đã khá hơn trước rất nhiều khi nhìn nhận về người mắc bệnh phong, nhưng không thể phủ nhận một điều, những người bất hạnh mắc căn bệnh này, đều rất mặc cảm thân phận, bởi người đời kinh hãi, xa lánh.

Cùng vì vậy, không thể phủ nhận nỗi vất vả vô cùng của những người thầy thuốc ở Trung tâm, khi ngày ngày phải tiếp xúc, chăm sóc những bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác.

Ngay cả người nhà các bệnh nhân phong khi được hỏi về câu chuyện đau lòng vừa xảy ra, chính họ cũng dè dặt, thậm chí có người còn thờ ơ... Họ e ngại với các bác sĩ, hộ lý của Trung tâm đã đành. Nhưng cũng có thể, chính căn bệnh bị xã hội "định kiến" đó đã "ngăn cách, chia lìa" cả tình cảm của họ với người thân ruột thịt không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Chợt người viết bài nhớ tới một sự kiện, cách đây 15- 20 năm, báo chí đã đăng hình ảnh một vị GS bác sĩ, để khẳng định bệnh phong không lây, ông đã uống vi trùng phong, trước sự chứng kiến của báo chí.

Nói thật, nhìn thấy mà ghê. Nhưng cái hành động đó của người GS bác sĩ, đã để lại một ấn tượng khâm phục sâu sắc về đức hy sinh của người thầy thuốc cho nghiên cứu khoa học, về một căn bệnh ám ảnh con người với nỗi hãi sợ truyền kiếp.

Nhưng đó là chuyện của một "thời xa vắng", không phải chuyện của thời phong bao, phong bì. Càng không phải chuyện của thời "lương y đang ...từ mẫu".

Cho dù Phó Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Trình đã bị đình chỉ công tác để chờ xử lý, thì cái vụ việc ép bệnh nhân phong ăn thịt sống, gạo sống vẫn còn ám ảnh, làm đầy thêm những câu chuyện, những ấn tượng đã quá xấu về y đức ở bệnh viện, trong thời buổi kim tiền này.

Hai câu chuyện ngẫu nhiên xảy ra gần nhau khiến người viết bài bỗng nghĩ về một thời cuộc gian khổ.

Trong quá khứ, khi đất nước còn chiến tranh, một vài kẻ hiếu chiến phía chính quyền Mỹ từng tuyên bố, sẽ đánh cho xã hội ta trở về thời kỳ "đồ đá". Họ đã không thể làm được cái việc đó, dù đã có những thân phận con người không may phải chịu nhiều bất hạnh- nhiễm CĐDC/ dioxin.

Vậy mà ở Trung tâm Da liễu Hà Đông thời hiện đại, nơi làm phúc, cứu chữa bệnh cho con người, các thầy thuốc lại vô cảm khi nhẫn tâm ép bệnh nhân phong của mình trở về thời... nguyên thủy?

Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại chính lương tâm của họ vậy? Những người nhân danh tổ chức nhân đạo, nhân danh những thầy thuốc? Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại đạo lý xã hội này?

Cái bi xen lẫn cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có.

Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ cả sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?

Bảo Minh Trang
21-05-2012, 03:38 PM
Giải mã tảng đá biết đi tại Ireland
http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/.uroS1MZczBmORGHJoY54g--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTMxMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/tno/Gi_i_m__t_ng____bi_t-e6017ac6d7ac7037cf1f49c90aa15856



Nhiều năm qua, các nhà địa chất học luôn đau đầu trước một hiện tượng bí ẩn trên bờ biển hoang vắng thuộc nhóm đảo Aran của Ireland: những tảng đá tự di chuyển.
Đá cuội nhỏ lăn đi dưới tác động của gió biển hoặc mặt đất rung chuyển do địa chấn là chuyện bình thường, nhưng đây lại là những kích thước khổng lồ, theo ghi nhận của trưởng nhóm Rónadh Cox của Đại học Williams thuộc bang Massachusetts (Mỹ). Một trong những khối đá mà nhóm đang nghiên cứu nặng đến 78 tấn, đáng lẽ ra phải chôn chân tại chỗ bất chấp thời gian, nhưng trên thực tế lại di chuyển sâu vào đất liền từ vị trí ban đầu cách mặt nước biển 10 m.
Những tảng đá di chuyển do tác động của sóng biển - Ảnh: OurAmazingPlanet
Bàn tay bí mật nào đã hất bay vô số khối đá nặng nề như vậy từ vách đá bên dưới và ném chúng vào đất liền? Trong khi một số nhà khoa học cho rằng chỉ có sóng thần mới đẩy nổi những tảng đá này, kết quả nghiên cứu mới đăng trên chuyên san The Journal of Geology phát hiện sóng biển cùng với sự hỗ trợ của vài cơn bão mạnh đã làm được điều đó. Và hiện các cơn sóng vẫn miệt mài với công việc khó nhọc trên. Để rút ra kết luận trên, đội ngũ chuyên gia so sánh ảnh chụp từ trên cao của nơi này với các bản đồ chi tiết từ năm 1839 nhằm xác định vị trí của các dãy đá, tức gần 100 năm sau đợt sóng thần gần nhất giáng xuống nơi này, tức vào năm 1755. Kết quả so sánh cho thấy các tảng đá nặng nề di chuyển hướng về đất liền trung bình khoảng 3 m trong vòng 10 năm. Bên cạnh đó, họ sử dụng biện pháp đo đồng vị carbon để xác định thời điểm các con hàu nhỏ xíu ẩn mình trong các kẽ nứt trên những tảng đá bị bứt khỏi môi trường biển cả và quẳng lên bờ.
Chuyên gia Cox khẳng định trong trường hợp này chính sóng biển mới là thủ phạm dời đá lấp non.

Hạo Nhiên

thái thanh tâm
21-05-2012, 09:18 PM
Thư gửi các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

Quốc hội mạnh, Nhà nước mới mạnh

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (21/05/2012)

Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011…



Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011. Lạm phát cao, kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp tư nhân phá sản, giải thể, người thất nghiệp hoặc chỉ còn làm việc cầm chừng ngày càng đông, lại còn chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói hơn mọi năm không nhỏ nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, đang tạo nên khoảng cách giàu và nghèo quá xa, 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong khi chưa bao giờ đất nước ta từ thời Pháp, Mỹ chiếm đóng đến hiện nay lại có một tầng lớp siêu giàu với đầy đủ mọi thứ hàng xa xỉ sang trọng, đắt tiền ở các siêu thị thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cực kỳ xa hoa của họ. Nền kinh tế ta phát triển còn chậm, còn đang chuẩn bị tái cơ cấu, còn hiếm người kinh doanh buôn bán trở thành tỷ phú nhờ tài trí, vốn liếng của mình, thế nhưng tỷ phú ở đất nước ta đã hình thành một tầng lớp, trong đó chiếm số đông là tỷ phú nhờ đục khoét, bớt xén, vơ vét tiền dân đóng thuế.

Tham nhũng, lãng phí ngày càng trầm trọng ở nhiều bộ, ngành, địa phương, chi tiêu ngân sách để xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhân dân còn rất hạn chế nhưng phục vụ cục bộ và cá nhân lại rất phóng tay. Nghị quyết 11 của Chính phủ cắt giảm đầu tư công để giảm lạm phát, mọi nơi đều phải chấp hành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết phần lớn các dự án bị đình hoãn (tổng số tới 907 dự án) là do các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào trụ sở, văn phòng mua sắm thiết bị đắt tiền, không phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong khi đó ở nhiều địa phương người dân phải đu dây để vượt sông, học sinh phải bơi qua suối để đến trường vì ngân sách địa phương không đủ tiền xây cầu, dù chỉ là cầu treo để người qua lại được, tốn vài chục tỷ đồng. Dân nhiều nơi không những đói ăn mà còn khát từng giọt nước.

Xã An Bình còn gọi là đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, được coi là nơi khổ nhất ở Việt Nam. 112 hộ dân với khoảng 500 người sống bằng nghề đánh cá và trồng tỏi, không có nguồn nước ngọt, không có điện, mùa nắng dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở sang, một mét khối 200.000 đồng. Đầu tháng 5 vừa qua, đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt cho dân đảo Bé, đảm bảo cho mỗi gia đình được hơn 400 lít nước ngọt một ngày, tha hồ tắm rửa, giặt giũ, chẳng kém dân thị xã trong đất liền. Tổng công trình trị giá 20 tỷ đồng (tương đương 1 triệu đôla Mỹ). Công ty Doosan Vina của Hàn Quốc đã bỏ tiền xây dựng công trình này, còn tặng dân đảo Bé hai máy phát điện công suất 128 Kwh, đủ cho cả xã dùng dư dả. Mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc trước Biển Đông dậy sóng mà phải nhờ cậy người nước ngoài quan tâm vậy sao? Đất nước nào có thiếu 20 tỷ đồng để đến nỗi dân đảo Bé cực khổ quá lâu. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước xây trụ sở vài nghìn tỷ đồng. Mới cách đây chưa đầy một tháng, Bộ Giao thông - Vận tải chuẩn bị xây trụ sở 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn từ 2011 – 2015, Hà Nội sẽ khởi công xây mới 10 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850, kinh phí 7.800 tỷ đồng, chỉ bằng già nửa tiền xây trụ sở của Bộ Giao thông - Vận tải.

Tập đoàn Vinalines đã bỏ tiền mua 73 tàu biển từ nước ngoài phần lớn đã qua sử dụng với tổng trị giá 23.000 tỷ đồng, trong đó 17 tàu qua sử dụng đã 15 – 30 năm, chưa kể một số tàu quá tuổi quy định không được phép đăng ký tại Việt Nam. Chi phí bồi dưỡng, sửa chữa đội tàu cũ kỹ tăng cao trong khi vốn đầu tư kinh doanh phải đi vay, vì vậy càng khai thác càng lỗ. Vinalines thua lỗ triền miên, còn tồn tại chỉ là mảnh đất màu mỡ của tham nhũng nhưng Bộ Giao thông Vận tải đề ra mục tiêu đầu tư 100.000 tỷ đồng cho đội tàu Vinalines. Đổ tiền dân - đóng thuế vào Vinalines khác nào đổ vào cái thùng không đáy.

Thưa quý vị đại biểu

Xin được trình bày một vài việc kể trên với quý vị để thấy dân nhiều nơi còn đói, thiếu đến cả nước uống, một phần đáng kể vì ta? Dân lao động cực nhọc, nóng đến hơn 40 độ, như thiêu như đốt vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dù đói nghèo vẫn đóng thuế đều đặn, còn những cán bộ kinh doanh, sản xuất vốn liếng là tiền dân đóng thuế, không những không làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở, mỗi lần cụt vốn Nhà nước lại đổ tiền vào, thế nhưng vẫn sống sang trọng, trụ sở đồ sộ, nguy nga, xe hơi toàn loại "xịn”, tiếp khách đều ở nhà hàng, bất công đến như thế nhưng vẫn được coi là bình thường. Tại cuộc tọa đàm Nhà nước với doanh nghiệp tổ chức ngày 22-3 vừa qua, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đã nói: "Các kết quả kiểm toán đưa ra nhiều vấn đề nhưng mấy chục năm nay chưa hề có xử phạt. Hơn thế nữa tại các phiên họp của Quốc hội cũng không bao giờ thấy nói rằng, theo kết quả của kiểm toán cơ quan nào phải giải trình”. Phát hiện được sai phạm nhưng chẳng có cơ quan nào khắc phục, sửa chữa, cuối cùng chẳng khác gì tìm ra bệnh nhưng chẳng có thuốc chữa, bệnh càng nặng.

Ở nhiều nước, tiền dân đóng thuế nghiêm ngặt tới từng đồng, mọi chi tiêu ngân sách quá tay rất khó xảy ra vì dân được làm chủ, Quốc hội rất nghiêm, không tha thứ bất cứ quan chức nào để ngành mình, địa phương mình lãng phí ngân sách nhà nước. Dân ta mới được làm chủ có mức độ, Quốc hội ta còn quá "hiền” nên dân còn phải chịu nhiều thiệt thòi, cán bộ hư hỏng vẫn an toàn tại chức.

Từ Vinashin đến Vinalines, thua lỗ cùng với tham nhũng, lãng phí gây tổn thất rất lớn cho ngân sách nhà nước vì những cán bộ "phá gia – chi tử” vẫn coi tiền dân đóng thuế như của chùa hầu hết chưa bị lên án, trừng trị. Ta chống tham nhũng, lãng phí nhưng chưa dựa hẳn vào dân, vì vậy Quốc hội chưa phát huy được sức mạnh của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của dân. Sau hội nghị Trung ương lần thứ 5, Đảng trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương đã tuyên bố: "Chống tham nhũng, lãng phí, toàn dân phải vào cuộc”. Chắc chắn Quốc hội sẽ mạnh hơn, có thực quyền hơn.

Đông đảo cử tri rất mong quý vị đại biểu nắm quyền lực nhân dân giao phó có biện pháp nghiêm minh đối với mọi lãnh đạo để bộ, ngành mình, địa phương mình xảy ra thua lỗ lớn, lãng phí lớn, tham nhũng lớn; giám sát chặt chẽ để không còn bất cứ ai tiếp tay, những cán bộ tài kém, đức kém nhưng vẫn là chủ những doanh nghiệp lớn, nắm hàng trăm nghìn tỷ đồng là vốn của Nhà nước. Đặc biệt cử tri rất kỳ vọng vào sự sáng suốt, tinh tường của quý vị đại biểu chọn lựa những người có thực tài trong và ngoài Đảng vào các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Xin gửi quý vị lời chào trân trọng.

Thái Duy

TRUNGTRUNGNIEN
23-05-2012, 11:47 AM
Xung quanh giả thiết của Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng nguyên nhân các vụ hỏa hoạn vừa qua có thể do bé Thùy "tự đốt cháy", nhiều nhà khoa học đánh giá công bố này "thiếu cơ sở và không nghiêm túc".

Thừa nhận trong quá trình khảo sát một hiện tượng nào đó, các nhà nghiên cứu có quyền đặt ra giả thiết kiểu như "bé tự đốt" của trường Hồng Bàng, song Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Liên hiệp Khoa học UIA) cho rằng, bất kỳ một công bố khoa học nào cũng cần phải đưa ra được bằng chứng chứng minh.

"Không loại trừ khả năng cháu dùng đèn khò để đốt, nhưng công bố khoa học đưa ra mà chưa được kiểm chứng sẽ gây hoang mang dư luận, oan ức cho đối tượng được nghiên cứu nếu sự thật không phải vậy", ông nói.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/72/d9/be_chay_2251.jpg

Nhiều nhà khoa học cho rằng việc khẳng định cháu bé dùng hộp quẹt đốt
là thiếu cơ sở khoa học. Ảnh: T.T.


Ông Khanh cho biết, cách đây 3 ngày ông có nhận được thư của gia đình cháu Thùy nhờ vào cuộc tìm nguyên nhân để chữa trị cho bé. Tiếp nhận trường hợp này, đoàn các nhà khoa học của Liên hiệp Khoa học UIA và Viện Hình sự (Bộ Công an) sẽ vào cuộc để điều tra trong thời gian sắp tới.

UIA là đơn vị có nhiệm vụ khảo nghiệm và ứng dụng những khả năng đặc biệt của con người, có chức năng tham mưu cho Viện Hình sự trong việc dự báo thông tin về tội phạm. Sự kết hợp của hai đơn vị này đã phá được hàng nghìn vụ án hình sự nghiêm trọng cũng như lật tẩy được những vụ ngụy tạo hiện trường giả. Tính đến thời điểm này đây là hai cơ quan khoa học chính thống mang tầm quốc gia đầu tiên vào cuộc vụ bé gái "gây cháy".

Theo tiết lộ của ông Khanh, những biện pháp và thiết bị chuyên dụng trong công tác điều tra tội phạm hình sự như: camera, máy đo vạn năng trong ngành điện, từ trường... sẽ được dùng để xác minh sự thật.

"Đầu tiên chúng tôi sẽ tiến hành khoanh vùng xem có ai cố tình tạo ra hiện trường hỏa hoạn giả hay không. Nếu loại trừ khả năng này thì các bước tiếp theo sẽ dùng máy đo từ trường, đo các yếu tố môi trường, sinh học.... Nếu các vấn đề này không thấy thì yếu tố tâm linh cũng sẽ được xem xét", ông Khanh nói. Tuy nhiên ông từ chối thông tin cụ thể về biện pháp nghiệp vụ và thời gian bắt đầu tiến hành để đảm bảo tính bảo mật trong nghiên cứu khoa học.




http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/72/d9/be_gai_chay_2252.jpg

Nắp bồn cầu trong nhà vệ sinh bị cháy sém. Ảnh: T.T.

Tuần qua ngoài đoàn khoa học Đại học Hồng Bàng còn có một nhóm các nhà vật lý học tại TP HCM đã đến nhà bé Thùy khảo sát. Đoàn này cũng nhận định khả năng là một tác nhân khác chứ không phải do cá nhân cháu bé. Sau khi tiến hành lấy các mẫu vật cháy và đo đạc, phân tích các thông số liên quan đến năng lượng, điện, sóng... cuối cùng nhóm này quyết định "rút lui" vì không thấy dấu hiệu khác thường.

Từng được tiếp cận với mẫu các vật dụng bị cháy lấy từ nhà bé Thùy, Tiến sĩ Vật lý - Điện tử Nguyễn Đắc Hiền, Phân viện trưởng Phân viện Bảo hộ lao động TP HCM cho rằng, nếu quan sát bằng mắt thường thì nhận định "bé dùng bật lửa khò của Trung Quốc đốt" không phải là không có cơ sở.

Tuy nhiên Tiến sĩ Hiền đánh giá những kết luận được công bố cho đến giờ "vẫn võ đoán và chưa đủ cơ sở khoa học". Theo quan điểm của ông, trong trường hợp đặt giả thiết em bé lấy hộp quẹt đốt thì phải tiến hành lấy mẫu vật cháy, đưa về phòng thí nghiệm để phân tích xem bụi than có thành phần chất nào, cháy bằng chất đốt nào...thì mới có cơ sở để khoanh vùng nguyên nhân. Ngoài ra còn phải xem xét nguồn cháy ở đâu để nhận định một đứa trẻ 11 tuổi có khả năng với tới để đốt cháy các vật dụng đó hay không.

Về phía gia đình, cha mẹ của bé Thùy cho biết rất "sốc" khi nghe kết luận nguyên nhân cháy và sự ra đi "không một lời từ biệt" của đoàn khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng. "Cái tôi cần là sự bình an trong gia đình, con tôi được đi học và được phát triển như một đứa bé bình thường nên mong các nhà khoa học vào cuộc giúp đỡ tìm ra sự thật. Nếu khảo sát thấy thực sự là con tôi đốt thì tôi muốn biết cụ thể bằng chứng như thế nào để chúng tôi yên tâm. Đằng này Đại học Hồng Bàng đưa ra kết luận mà không chứng minh cụ thể đã rút lui", mẹ cháu bé vẻ mệt mỏi nói.

Mẹ bé Thùy cũng cho rằng con gái mình không hề có vấn đề gì về thần kinh hay khủng hoảng tâm lý hoặc thiếu thốn tình cảm gia đình. Gia đình cho biết sẽ tiếp tục gửi thư đến các tổ chức khoa học uy tín khác để nhờ hỗ trợ.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/72/d9/be_gai_chay_3.jpg

Trước đó các nhà cảm xạ học Đại học Hồng Bàng đeo vòng thạch anh đen
để cho em bé để "trấn năng lượng" thì hiện tượng cháy có giảm
nhưng em lại lên cơn co giật. Ảnh: T.T.


Theo dõi diễn biến vụ việc này từ đầu đến giờ, Phó giáo sư Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Thọ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tâm lý học thực hành cho rằng một đứa trẻ 11 tuổi không thể nghĩ ra những chiêu trò tự đốt nhà như thế, trừ khi có người lớn đứng sau "giật dây". Vì thế theo ông, việc đầu tiên một nhà nghiên cứu cần làm là theo dõi xem khả năng này có thể xảy ra không.

Ông Thọ cũng ngỏ ý mong các nhà khoa học phải hết sức bình tĩnh khi tiếp cận một vấn đề mới mẻ như thế này. Không khẳng định hay phủ nhận cháu Thùy có "khả năng đặc biệt" hay không nhưng ông Thọ khuyến nghị cần xem trường hợp này lại một hiện tượng lạ và có một hướng đi mở trong nghiên cứu để thừa nhận cái mới và không đưa ra những kết luận quá bảo thủ.

"Trên thế giới từng có nhiều tài liệu khẳng định năng lực tâm thần của con người là rất lớn, nó lớn hơn cả năng lượng của nguyên tử hạt nhân. Mỗi người chúng ta đều có thể có khả năng tiềm ẩn nào đó nhưng chưa được kích hoạt", ông Thọ nói đơn cử như nhiều trường hợp của các nhà ngoại cảm hiện nay.

Cũng theo quan điểm của ông Thọ, nếu chỉ áp dụng các phương pháp của vật lý học hiện đại để nghiên cứu thì chưa thể tiếp cận được đến nơi đến chốn nếu thực sự bé Thùy có năng lực siêu nhiên nào đó. Vì thế ông cho rằng, hiện tượng này thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành "cận tâm lý học" - một ngành khoa học mới ra đời là sự kết hợp của 3 lĩnh vực: tâm lý học, sinh học và vật lý học.

Thi Trân
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
24-05-2012, 08:41 AM
.




Gần 16h chiều 23/5, lửa và khói bốc lên nghi ngút từ tòa nhà 18 tầng của Tổng cục Hải quan (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến hàng trăm người mắc kẹt. Gần 10 xe cứu hỏa và xe thang được điều đến dập lửa.

Một số nhân chứng cho biết, trong quá trình thi công đường ống xả rác ở tầng hầm, nhóm thợ hàn xì đã làm bén lửa. Khói và lửa theo đường ống xả rác dẫn lên các tầng và tỏa ra ngoài trời, nơi những ô kính được mở.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/73/9a/Chay-nha-18-tang-1.jpg

Khói bốc lên từ tầng 1. Ảnh: Bá Đô.


Các nhân viên làm việc ở tầng 1 nhanh chóng chạy ra ngoài an toàn. Tuy nhiên hàng chục người trên các tầng 5, 9 và 14 bị khói xộc vào phòng, buộc phải mở cửa sổ, men ra ngoài lan can cầu cứu. Những người khác chạy theo cầu thang bộ lên tầng thượng đứng vẫy.

Chừng 10 phút sau, 3 xe cứu hỏa, một xe thang cùng hàng chục cảnh sát PCCC có mặt. Nhưng do trong sân tòa nhà còn ngổn ngang vật liệu xây dựng nên xe thang gặp khó khăn khi tiếp cận và giải cứu người mắc kẹt.

Đến 16h45, 4 xe cứu hỏa, hai xe nước được huy động thêm liên tục phun nước vào tầng hầm và tầng 1. Ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt. Những người mắc kẹt ở tầng 5-6 được xe thang và cẩu hàng đưa xuống mặt đất. Số còn lại chờ khi hỏa hoạn được khống chế đã đi xuống theo cầu thang bộ.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/73/9a/chay_nha_18_tang_(5).jpg

Nữ nhân viên mang thai tháng thứ năm
được lực lượng cứu hỏa giải cứu ôm chầm lấy chồng. Ảnh: Bá Đô


Bước ra khỏi xe thang, một phụ nữ có bầu 5 tháng, khuôn mặt hoảng hốt, nước mắt giàn giụa chạy tới ôm chặt lấy chồng. Chị kể, sau khi thấy khói bốc lên, chị đã cùng với đồng nghiệp chạy ra ban công tầng 8 đứng tránh khói. 10 phút sau thì được lực lượng cứu hỏa giải cứu an toàn.

Một nam thanh niên khác cởi trần, quần nhuốm bụi bẩn, một tay trầy xước, tay kia cầm chiếc khăn mặt ướt, được lực lượng cứu hỏa đưa ra xe cấp cứu.

Nhà chức trách đang thu dọn hiện trường, điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.

Tổng cục Hải quan chuyển đến tòa nhà này từ ngày 21/5. Do công trình vẫn chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục còn đang thi công nên chỉ một bộ phận nhân viên chuyển tới.

Bá Đô
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
24-05-2012, 10:16 PM
Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

Bài đăng trên Tầm Nhìn Thứ ba, 22/5/2012 16:48 GMT+7

(Tamnhin.net) - Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:


http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%205-2012/3/hcm.jpg


Tinh thần của nền cộng hòa

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.

Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng hòa - là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.

Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:

- Nền cộng hòa dân chủ.

- Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

- Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm 1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.

- Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật – ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Sự bất cập của thể chế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được bầu ra tại cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946.

Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.

Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp 1946.

Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa?

XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác - Lênin. Mà với nhiều kết quả nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.

Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng cơ bản như:

Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.

Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối hầu như tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất) là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.

Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng vô phương cứu chữa.

Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, ( có nơi có lúc là Đảng trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô cảm.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể chế chính trị mà Hiến pháp cần có.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một bước thụt lụi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát triển mới.

Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

- Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ - Nhân dân). Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên lợi quyền của dân, do dân, vì dân.

- Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt nam) là Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.

- Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong Hiến pháp sửa đổi, điều này nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của nhân dân theo Luật định.

- Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.

Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo . . . thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép, chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân, không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất động sản.

Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể) và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).

Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường.

- Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực - kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và hội nhập quốc tế.

PGS. Đào Công Tiến
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN

Thao Thuc
25-05-2012, 03:38 AM
Thư gửi các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

Quốc hội mạnh, Nhà nước mới mạnh

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (21/05/2012)

Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011…



Thưa quý vị đại biểu

Ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã đi khảo sát tình hình đời sống mọi mặt của dân ở nhiều địa phương. Báo cáo với Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông cho biết, có tới 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong 4 tháng đầu năm 2012, so với 21 tỉnh xin cứu đói cả năm 2011. Lạm phát cao, kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp tư nhân phá sản, giải thể, người thất nghiệp hoặc chỉ còn làm việc cầm chừng ngày càng đông, lại còn chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói hơn mọi năm không nhỏ nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, đang tạo nên khoảng cách giàu và nghèo quá xa, 33 tỉnh xin gạo cứu đói trong khi chưa bao giờ đất nước ta từ thời Pháp, Mỹ chiếm đóng đến hiện nay lại có một tầng lớp siêu giàu với đầy đủ mọi thứ hàng xa xỉ sang trọng, đắt tiền ở các siêu thị thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cực kỳ xa hoa của họ. Nền kinh tế ta phát triển còn chậm, còn đang chuẩn bị tái cơ cấu, còn hiếm người kinh doanh buôn bán trở thành tỷ phú nhờ tài trí, vốn liếng của mình, thế nhưng tỷ phú ở đất nước ta đã hình thành một tầng lớp, trong đó chiếm số đông là tỷ phú nhờ đục khoét, bớt xén, vơ vét tiền dân đóng thuế.

Tham nhũng, lãng phí ngày càng trầm trọng ở nhiều bộ, ngành, địa phương, chi tiêu ngân sách để xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhân dân còn rất hạn chế nhưng phục vụ cục bộ và cá nhân lại rất phóng tay. Nghị quyết 11 của Chính phủ cắt giảm đầu tư công để giảm lạm phát, mọi nơi đều phải chấp hành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết phần lớn các dự án bị đình hoãn (tổng số tới 907 dự án) là do các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào trụ sở, văn phòng mua sắm thiết bị đắt tiền, không phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong khi đó ở nhiều địa phương người dân phải đu dây để vượt sông, học sinh phải bơi qua suối để đến trường vì ngân sách địa phương không đủ tiền xây cầu, dù chỉ là cầu treo để người qua lại được, tốn vài chục tỷ đồng. Dân nhiều nơi không những đói ăn mà còn khát từng giọt nước.

Xã An Bình còn gọi là đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, được coi là nơi khổ nhất ở Việt Nam. 112 hộ dân với khoảng 500 người sống bằng nghề đánh cá và trồng tỏi, không có nguồn nước ngọt, không có điện, mùa nắng dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở sang, một mét khối 200.000 đồng. Đầu tháng 5 vừa qua, đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt cho dân đảo Bé, đảm bảo cho mỗi gia đình được hơn 400 lít nước ngọt một ngày, tha hồ tắm rửa, giặt giũ, chẳng kém dân thị xã trong đất liền. Tổng công trình trị giá 20 tỷ đồng (tương đương 1 triệu đôla Mỹ). Công ty Doosan Vina của Hàn Quốc đã bỏ tiền xây dựng công trình này, còn tặng dân đảo Bé hai máy phát điện công suất 128 Kwh, đủ cho cả xã dùng dư dả. Mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc trước Biển Đông dậy sóng mà phải nhờ cậy người nước ngoài quan tâm vậy sao? Đất nước nào có thiếu 20 tỷ đồng để đến nỗi dân đảo Bé cực khổ quá lâu. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước xây trụ sở vài nghìn tỷ đồng. Mới cách đây chưa đầy một tháng, Bộ Giao thông - Vận tải chuẩn bị xây trụ sở 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn từ 2011 – 2015, Hà Nội sẽ khởi công xây mới 10 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850, kinh phí 7.800 tỷ đồng, chỉ bằng già nửa tiền xây trụ sở của Bộ Giao thông - Vận tải.

Tập đoàn Vinalines đã bỏ tiền mua 73 tàu biển từ nước ngoài phần lớn đã qua sử dụng với tổng trị giá 23.000 tỷ đồng, trong đó 17 tàu qua sử dụng đã 15 – 30 năm, chưa kể một số tàu quá tuổi quy định không được phép đăng ký tại Việt Nam. Chi phí bồi dưỡng, sửa chữa đội tàu cũ kỹ tăng cao trong khi vốn đầu tư kinh doanh phải đi vay, vì vậy càng khai thác càng lỗ. Vinalines thua lỗ triền miên, còn tồn tại chỉ là mảnh đất màu mỡ của tham nhũng nhưng Bộ Giao thông Vận tải đề ra mục tiêu đầu tư 100.000 tỷ đồng cho đội tàu Vinalines. Đổ tiền dân - đóng thuế vào Vinalines khác nào đổ vào cái thùng không đáy.

Thưa quý vị đại biểu

Xin được trình bày một vài việc kể trên với quý vị để thấy dân nhiều nơi còn đói, thiếu đến cả nước uống, một phần đáng kể vì ta? Dân lao động cực nhọc, nóng đến hơn 40 độ, như thiêu như đốt vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dù đói nghèo vẫn đóng thuế đều đặn, còn những cán bộ kinh doanh, sản xuất vốn liếng là tiền dân đóng thuế, không những không làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở, mỗi lần cụt vốn Nhà nước lại đổ tiền vào, thế nhưng vẫn sống sang trọng, trụ sở đồ sộ, nguy nga, xe hơi toàn loại "xịn”, tiếp khách đều ở nhà hàng, bất công đến như thế nhưng vẫn được coi là bình thường. Tại cuộc tọa đàm Nhà nước với doanh nghiệp tổ chức ngày 22-3 vừa qua, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đã nói: "Các kết quả kiểm toán đưa ra nhiều vấn đề nhưng mấy chục năm nay chưa hề có xử phạt. Hơn thế nữa tại các phiên họp của Quốc hội cũng không bao giờ thấy nói rằng, theo kết quả của kiểm toán cơ quan nào phải giải trình”. Phát hiện được sai phạm nhưng chẳng có cơ quan nào khắc phục, sửa chữa, cuối cùng chẳng khác gì tìm ra bệnh nhưng chẳng có thuốc chữa, bệnh càng nặng.

Ở nhiều nước, tiền dân đóng thuế nghiêm ngặt tới từng đồng, mọi chi tiêu ngân sách quá tay rất khó xảy ra vì dân được làm chủ, Quốc hội rất nghiêm, không tha thứ bất cứ quan chức nào để ngành mình, địa phương mình lãng phí ngân sách nhà nước. Dân ta mới được làm chủ có mức độ, Quốc hội ta còn quá "hiền” nên dân còn phải chịu nhiều thiệt thòi, cán bộ hư hỏng vẫn an toàn tại chức.

Từ Vinashin đến Vinalines, thua lỗ cùng với tham nhũng, lãng phí gây tổn thất rất lớn cho ngân sách nhà nước vì những cán bộ "phá gia – chi tử” vẫn coi tiền dân đóng thuế như của chùa hầu hết chưa bị lên án, trừng trị. Ta chống tham nhũng, lãng phí nhưng chưa dựa hẳn vào dân, vì vậy Quốc hội chưa phát huy được sức mạnh của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của dân. Sau hội nghị Trung ương lần thứ 5, Đảng trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương đã tuyên bố: "Chống tham nhũng, lãng phí, toàn dân phải vào cuộc”. Chắc chắn Quốc hội sẽ mạnh hơn, có thực quyền hơn.

Đông đảo cử tri rất mong quý vị đại biểu nắm quyền lực nhân dân giao phó có biện pháp nghiêm minh đối với mọi lãnh đạo để bộ, ngành mình, địa phương mình xảy ra thua lỗ lớn, lãng phí lớn, tham nhũng lớn; giám sát chặt chẽ để không còn bất cứ ai tiếp tay, những cán bộ tài kém, đức kém nhưng vẫn là chủ những doanh nghiệp lớn, nắm hàng trăm nghìn tỷ đồng là vốn của Nhà nước. Đặc biệt cử tri rất kỳ vọng vào sự sáng suốt, tinh tường của quý vị đại biểu chọn lựa những người có thực tài trong và ngoài Đảng vào các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Xin gửi quý vị lời chào trân trọng.

Thái Duy

Đa đảng giúp đảng diệt tham nhũng nhanh hơn độc đảng.

Cứ nên đa đảng để thế giới được nhận thức thêm tài lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì có cạnh tranh thì mới phát tiết được hết tinh hoa của mình.

Như thế vừa được lòng dân mà danh tiếng Đảng càng lừng lẫy trên chính trường quốc tế.

Thao Thuc
25-05-2012, 04:02 AM
Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

Bài đăng trên Tầm Nhìn Thứ ba, 22/5/2012 16:48 GMT+7

(Tamnhin.net) - Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:


http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%205-2012/3/hcm.jpg


Tinh thần của nền cộng hòa

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.

Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng hòa - là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.

Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:

- Nền cộng hòa dân chủ.

- Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

- Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm 1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.

- Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật – ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Sự bất cập của thể chế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được bầu ra tại cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946.

Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.

Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp 1946.

Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa?

XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác - Lênin. Mà với nhiều kết quả nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.

Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng cơ bản như:

Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.

Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối hầu như tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất) là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.

Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng vô phương cứu chữa.

Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, ( có nơi có lúc là Đảng trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô cảm.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể chế chính trị mà Hiến pháp cần có.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một bước thụt lụi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát triển mới.

Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

- Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ - Nhân dân). Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên lợi quyền của dân, do dân, vì dân.

- Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt nam) là Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.

- Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong Hiến pháp sửa đổi, điều này nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của nhân dân theo Luật định.

- Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.

Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo . . . thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép, chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân, không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất động sản.

Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể) và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).

Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường.

- Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực - kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và hội nhập quốc tế.

PGS. Đào Công Tiến
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN

Không phải "Cái khó nó bó cái khôn" mà "Cái tham nó ham cái dại".

cosiaus
25-05-2012, 04:20 AM
Không phải "Cái khó nó bó cái khôn" mà "Cái tham nó ham cái dại".

Không phải mà là: Cái Tham nó HARM* dân tộc.


*VN mình giờ sắp mỹ hóa nên sẽ hiểu. con ông cháu cha đều du hoc MY và mua nhà bên My.
Haha , câu 5, va 6 trong bài CHUYEN CO KHONG, bài thứ _9_ Kết . Có lẻ sẽ thành su thật???
Mời coi ben TQ .(cóc tía)

cosiaus
25-05-2012, 04:55 AM
"PGS. Đào Công Tiến
NGUYEN Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM,
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN" trich bài trên.

Cứ thấy là NGUYÊN nói tía lia
Còn ông ĐƯƠNG NHIÊM bận ăn chia
Xác dân còn máu thì còn đĩa
hết độc quyền binh mới hết ria

TRUNGTRUNGNIEN
25-05-2012, 07:39 AM
.




VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại các tàu cá đang thu giữ


Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 24-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua Trung Quốc bắt giữ 2 tàu cá cùng 14 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động nghề cá tại vùng biển Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:

“Ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc thông báo ngày 16-5-2012 cơ quan ngư chính nước này đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lúc 13 giờ ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg 50003TS và 14 ngư dân, tịch thu tàu QNg 55003TS, toàn bộ hải sản và ngư cụ của hai tàu trên.

Ngay sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ: Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16-5 và chấm dứt các hành động tương tự. Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu cá QNg66101TS mà Trung Quốc bắt giữ ngày 4-3-2012.

Sáng ngày 23-5-2012, 14 ngư dân cùng tàu cá QNg50003TS đã về đến đất liền an toàn”.

Trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị khẳng định thông tin Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian tới, và cho biết mục đích chuyến thăm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết: “Trong khuôn khổ chuyến thăm châu Á, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Pannetta dự kiến sẽ thăm Việt Nam từ ngày 3 đến 5-6-2012. Chuyến thăm nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng”.

TTXVN

thái thanh tâm
25-05-2012, 04:03 PM
Đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình về sự thật quá phũ phàng, đau xót

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ sáu 25/05/2012 07:47

(GDVN) - Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”.

Những ngày qua, khi những bê bối tại Vinalines được công bố, dư luận đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên trước quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng sang vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam dù lúc đó ông này đang thuộc diện bị thanh tra. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

"Trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc xưa nay hiếm"

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Hoài Thu đặt câu hỏi: “Đang thanh tra cả năm nay chưa ra ngô ra khoai gì cả thì tự nhiên chẳng hiểu làm sao anh Dương Chí Dũng lại được đề bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam từ bao giờ? Đó là một chuyện lạ, chuyện xưa nay hiếm. Gọi đây là một cú sốc thì chưa chuẩn vì chưa biết dùng từ gì thể hiện ý nghĩa trên từ sốc nữa".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/Ba-Nguyen-Thi-Hoai-Thu-quoc-hoi.jpg
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn để xã hội của Quốc hội



Bà Thu nói: "Với tôi, đây là một sự thật quá phũ phàng, xem thường luật pháp, xem thường người dân. Đến một người dân bình thường đi nữa thì người ta cũng thấy anh này đang có “ốm đau” gì đây, thì phải chữa cho anh ta hết bệnh rồi mới đề bạt cất nhắc chứ.
Tôi nói thiệt là việc này làm cho tâm trạng của nhiều người rất buồn. Sáng nay, tôi vô bệnh viện nghe người dân nói mà tôi muốn gục mặt xuống, dù rằng mình đi thì mình không khoe là cán bộ hưu trí nhưng người ta nhìn, người ta biết! Buồn ghê lắm!”

Bà Hoài Thu nói tiếp: “Đây là cán bộ có trọng lượng chứ đâu phải cán bộ thường cho nên bây giờ, ai, cấp nào quản lý đối tượng đó thì cấp đó chịu trách nhiệm. Tôi không chỉ thẳng Bộ trưởng Thăng dù Bộ trưởng là người ký nhưng tham mưu Bộ trưởng không chịu trách nhiệm à? Các cơ quan làm thủ tục để đề bạt một anh từ vị trí như vậy lên Cục trưởng cũng phải có trách nhiệm trong việc này vì đâu phải là Bộ trưởng nói: “Tôi thích anh Dũng này và tôi muốn đưa lên làm Cục trưởng”. Ai tham mưu?”.

Theo bà Thu, tất nhiên người nào ký người đó phải chịu trách nhiệm cuối cùng. "Nhưng anh ký anh cũng phải hỏi chứ: “Vinalines này có ổn không? Tại sao mà đề bạt, có đang thanh tra không, có dính líu gì tới Vinashin không?”. Giống như một người bị ung thư thì phải xem nó di căn tới đâu rồi, bây giờ không đi tìm cái di căn, tự nhiên bốc một cục đưa lên và hóa ra bị ung thư thì rất không ổn.

Tôi không hiểu công tác cán bộ của ngành này kiểm tra như thế nào? Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Kể cả quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng do Thứ trưởng ký thì anh cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải truy trách nhiệm, ai tham mưu, ai đề xuất, ai làm thủ tục đề bạt. Một “dây” như vậy chứ không phải một người.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/bo_nhiem_ong_duong_chi_dung.jpg
Bà Hoài Thu: Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm
trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng



Nếu một mình anh Thăng nói: “Ừ, anh này (ông Dương Chí Dũng – PV) tài năng xuất chúng, tôi đề bạt anh này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Cá nhân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thì anh ấy phải chịu một mình”. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rõ “ca bệnh ung thư” này mới được. Phải làm rõ để điều trị cho những “con bệnh” khác chứ “con bệnh” này đã bị “ung thư” rồi".

Giao cho ai người đó phải có tài, đức

Theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ GTVT, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100 ngàn tỷ đồng cho đội tàu của Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nói về số tiền khổng lồ này, bà Hoài Thu bày tỏ sự không đồng tình: “Có lẽ người đưa ra con số đó không biết GDP của nước ta là bao nhiêu, rồi họ không biết nước Việt Nam hiện nay đang vay nợ nước ngoài chiếm bao nhiêu % GDP? Tôi nói mát vậy chứ không phải họ không biết đâu”.

Bà Hoài Thu khẳng định, cá nhân bà vốn hoàn toàn ủng hộ chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành tàu biển. Bởi vì có những quốc gia không có biển thì việc mong muốn có một chiếc tàu biển là điều hết sức khó khăn. Trong khi đó Việt Nam có cả một đường bờ biển dài khoảng 3200 km và hải phận theo luật biển rộng lớn là con đường xuyên châu lục khác.

"Nhưng với một đề án đưa ra với một số tiền như thế thì chí ít họ cũng phải thấy họ có đủ năng lực để họ quản lý và sử dụng để hiện đại hóa đáp ứng được Nghị quyết của Đại hội Đảng về hiện đại hóa ngành vận tải biển không? Đừng coi hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đó là nõn chuối, là lá rừng.

Bây giờ Quốc hội, Chính phủ sẽ giao cho họ thậm chí hơn số tiền đó nữa với điều kiện họ phải là người có năng lực, có tài, có đức bởi vì đó là mồ hôi, xương máu của nhân dân, tài sản của quốc gia của hiện tại và tương lai. Nếu làm thất thoát cái đó là ngang với tội bán nước".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/bo_truong_dinh_la_thang_giaoduc.net.vn.JPG
"Nếu Quốc hội chất vấn thì anh ấy (Bộ trưởng Đinh La Thăng - PV)
phải có trách nhiệm giải trình"



Theo bà Hoài Thu: “Bây giờ, chỉ có Bộ trưởng Bộ GTVT mới biết tại sao mình lại bổ nhiệm và ký duyệt số tiền trong đề án đó cho Vinalines thôi. Liệu anh ấy có nhìn thấy ánh sáng nào cuối đường hầm đó không? Tôi chắc chắn, người giữ cương vị đó sẽ không nhắm mắt mà ký bừa duyệt số tiền 100 nghìn tỷ đồng mà Vinalines gửi lên trong đề án đâu. Bộ trưởng tự thấy có trách nhiệm với sinh mạng chính trị của mình chứ. Luật tổ chức Chính phủ, kỷ luật Đảng có quy định rất chặt chẽ”.

“Nhưng làm sao để cho người trong cuộc nói lên vấn đề đó thì cơ quan quản lý cán bộ cấp đó phải làm rõ chứ không thể làm ngơ để cho dư luận khó hiểu và để có thể hiểu sai về Đảng là không tốt. Không thể nôn nóng, nhưng cũng không nên rầy rà.

Và việc này xảy ra ngay trước khi Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII bắt đầu, nếu Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng Đinh La Thăng phải có trách nhiệm giải trình và tôi tin là Quốc hội sẽ chất vấn vì nếu không chất vấn tôi cũng không biết là có còn việc gì để chất vấn không. Tôi chưa kể đến những vụ như gỗ sưa và sập mỏ đá, bãi đất vì Vinalines và đề án của bộ GTVT là vấn đề quản lý nhà nước. Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”, bà Hoài Thu nói.

Tuệ Minh

thái thanh tâm
26-05-2012, 03:30 PM
Khi lãnh đạo quen nói... “không biết”

Bài đăng trên Dân Việt 24/05/2012 | 20:00

(Dân Việt) - Một ông lãnh đạo có thể biết rất tường tận đối thủ cạnh tranh chức vụ của mình ăn món gì, đi xe gì, thường lên chùa nào cầu lộc... Nhưng công việc chính của cơ quan, nhất là tiền ngân sách được chi đúng hay sai thì không biết.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Nước ta tuy còn lạc hậu nhiều mặt nhưng về công nghệ thông tin thì không thua kém mấy các nước văn minh lâu đời.

Lãnh đạo, nói theo thuật ngữ thông tin, là nhận thông tin và xử lý để đưa ra quyết định đúng đắn. Không làm được thế là lãnh đạo yếu kém và chắc chắn sẽ gây hậu quả tai hại. Vụ nổi cộm gần đây nhất liên quan đến việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng từ Vinalines sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

Ông Dũng được đề bạt làm Cục trưởng sau khi bị thanh tra, thậm chí đã có báo cáo thanh tra, chỉ chưa công bố mà thôi. Hai tháng sau khi được cất nhắc, ông Dũng bị khởi tố vì có nhiều sai phạm hình sự nơi ông đã từng lãnh đạo. Một Thứ trưởng Bộ GTVT trả lời tỉnh queo: “Bộ không biết ông Dũng sai phạm như thế nào và việc đề bạt đã làm đúng quy trình”.

Vinalines bỏ hàng chục triệu đô la mua một đống sắt vụn 43 năm tuổi của Nhật về vá víu với số tiền gấp đôi, gấp ba tiền mua rồi để không một nơi trong mấy năm, đến nay vẫn không biết sử dụng được vào việc gì.

Hỏi ông cựu Bộ trưởng GTVT, ông nói: “Tôi không rõ, xin hỏi ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư”. Ông Vụ trưởng nói: “Cái này chúng tôi cũng không rõ, bởi khi được hỏi ý kiến khi không”, cũng là phiên bản của “không biết”.

Hỏi tiếp ông nguyên Chi cục trưởng Chi cục Đăng kiểm số 6 là đơn vị cử người đi giám định, cũng được trả lời: “Vinalines thấy được thì quyết định mua, chúng tôi không được biết việc Vinalines có mua hay không”. Lại một kiểu “không biết”.

Vinashin, Vinalines liên tục sai phạm, tiền mồ hôi nước mắt của dân chảy xuống sông, xuống biển và vào túi cá nhân như thác, nhiều năm liền không ai ở Bộ GTVT biết. Thật kỳ lạ!

Một ông lãnh đạo có thể biết rất tường tận đối thủ cạnh tranh chức vụ của mình ăn món gì, đi xe gì, thường lên chùa nào cầu lộc... Nhưng công việc chính của cơ quan, nhất là tiền ngân sách được chi đúng hay sai thì không biết. Thực trạng ấy tưởng chỉ là chuyện như đùa, nhưng lại có thật và cũng “có một số không nhỏ”.

Người ta không biết thật hay là biết mà nói không biết? Khổng Tử viết: “Biết nói là biết, không biết nói là không biết, tức là biết vậy”. Các ông này lanh hơn: “Biết mà nói không biết”, giỏi hơn cả thánh nhân. Khổng Tử cũng không bằng các ông này.

Sông Thao

Thao Thuc
27-05-2012, 07:09 AM
Đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình về sự thật quá phũ phàng, đau xót

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ sáu 25/05/2012 07:47

(GDVN) - Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”.

Những ngày qua, khi những bê bối tại Vinalines được công bố, dư luận đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên trước quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng sang vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam dù lúc đó ông này đang thuộc diện bị thanh tra. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

"Trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc xưa nay hiếm"

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Hoài Thu đặt câu hỏi: “Đang thanh tra cả năm nay chưa ra ngô ra khoai gì cả thì tự nhiên chẳng hiểu làm sao anh Dương Chí Dũng lại được đề bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam từ bao giờ? Đó là một chuyện lạ, chuyện xưa nay hiếm. Gọi đây là một cú sốc thì chưa chuẩn vì chưa biết dùng từ gì thể hiện ý nghĩa trên từ sốc nữa".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/Ba-Nguyen-Thi-Hoai-Thu-quoc-hoi.jpg
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn để xã hội của Quốc hội



Bà Thu nói: "Với tôi, đây là một sự thật quá phũ phàng, xem thường luật pháp, xem thường người dân. Đến một người dân bình thường đi nữa thì người ta cũng thấy anh này đang có “ốm đau” gì đây, thì phải chữa cho anh ta hết bệnh rồi mới đề bạt cất nhắc chứ.
Tôi nói thiệt là việc này làm cho tâm trạng của nhiều người rất buồn. Sáng nay, tôi vô bệnh viện nghe người dân nói mà tôi muốn gục mặt xuống, dù rằng mình đi thì mình không khoe là cán bộ hưu trí nhưng người ta nhìn, người ta biết! Buồn ghê lắm!”

Bà Hoài Thu nói tiếp: “Đây là cán bộ có trọng lượng chứ đâu phải cán bộ thường cho nên bây giờ, ai, cấp nào quản lý đối tượng đó thì cấp đó chịu trách nhiệm. Tôi không chỉ thẳng Bộ trưởng Thăng dù Bộ trưởng là người ký nhưng tham mưu Bộ trưởng không chịu trách nhiệm à? Các cơ quan làm thủ tục để đề bạt một anh từ vị trí như vậy lên Cục trưởng cũng phải có trách nhiệm trong việc này vì đâu phải là Bộ trưởng nói: “Tôi thích anh Dũng này và tôi muốn đưa lên làm Cục trưởng”. Ai tham mưu?”.

Theo bà Thu, tất nhiên người nào ký người đó phải chịu trách nhiệm cuối cùng. "Nhưng anh ký anh cũng phải hỏi chứ: “Vinalines này có ổn không? Tại sao mà đề bạt, có đang thanh tra không, có dính líu gì tới Vinashin không?”. Giống như một người bị ung thư thì phải xem nó di căn tới đâu rồi, bây giờ không đi tìm cái di căn, tự nhiên bốc một cục đưa lên và hóa ra bị ung thư thì rất không ổn.

Tôi không hiểu công tác cán bộ của ngành này kiểm tra như thế nào? Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Kể cả quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng do Thứ trưởng ký thì anh cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải truy trách nhiệm, ai tham mưu, ai đề xuất, ai làm thủ tục đề bạt. Một “dây” như vậy chứ không phải một người.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/bo_nhiem_ong_duong_chi_dung.jpg
Bà Hoài Thu: Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm
trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng



Nếu một mình anh Thăng nói: “Ừ, anh này (ông Dương Chí Dũng – PV) tài năng xuất chúng, tôi đề bạt anh này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Cá nhân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thì anh ấy phải chịu một mình”. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rõ “ca bệnh ung thư” này mới được. Phải làm rõ để điều trị cho những “con bệnh” khác chứ “con bệnh” này đã bị “ung thư” rồi".

Giao cho ai người đó phải có tài, đức

Theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ GTVT, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100 ngàn tỷ đồng cho đội tàu của Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nói về số tiền khổng lồ này, bà Hoài Thu bày tỏ sự không đồng tình: “Có lẽ người đưa ra con số đó không biết GDP của nước ta là bao nhiêu, rồi họ không biết nước Việt Nam hiện nay đang vay nợ nước ngoài chiếm bao nhiêu % GDP? Tôi nói mát vậy chứ không phải họ không biết đâu”.

Bà Hoài Thu khẳng định, cá nhân bà vốn hoàn toàn ủng hộ chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành tàu biển. Bởi vì có những quốc gia không có biển thì việc mong muốn có một chiếc tàu biển là điều hết sức khó khăn. Trong khi đó Việt Nam có cả một đường bờ biển dài khoảng 3200 km và hải phận theo luật biển rộng lớn là con đường xuyên châu lục khác.

"Nhưng với một đề án đưa ra với một số tiền như thế thì chí ít họ cũng phải thấy họ có đủ năng lực để họ quản lý và sử dụng để hiện đại hóa đáp ứng được Nghị quyết của Đại hội Đảng về hiện đại hóa ngành vận tải biển không? Đừng coi hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đó là nõn chuối, là lá rừng.

Bây giờ Quốc hội, Chính phủ sẽ giao cho họ thậm chí hơn số tiền đó nữa với điều kiện họ phải là người có năng lực, có tài, có đức bởi vì đó là mồ hôi, xương máu của nhân dân, tài sản của quốc gia của hiện tại và tương lai. Nếu làm thất thoát cái đó là ngang với tội bán nước".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_24/bo_truong_dinh_la_thang_giaoduc.net.vn.JPG
"Nếu Quốc hội chất vấn thì anh ấy (Bộ trưởng Đinh La Thăng - PV)
phải có trách nhiệm giải trình"



Theo bà Hoài Thu: “Bây giờ, chỉ có Bộ trưởng Bộ GTVT mới biết tại sao mình lại bổ nhiệm và ký duyệt số tiền trong đề án đó cho Vinalines thôi. Liệu anh ấy có nhìn thấy ánh sáng nào cuối đường hầm đó không? Tôi chắc chắn, người giữ cương vị đó sẽ không nhắm mắt mà ký bừa duyệt số tiền 100 nghìn tỷ đồng mà Vinalines gửi lên trong đề án đâu. Bộ trưởng tự thấy có trách nhiệm với sinh mạng chính trị của mình chứ. Luật tổ chức Chính phủ, kỷ luật Đảng có quy định rất chặt chẽ”.

“Nhưng làm sao để cho người trong cuộc nói lên vấn đề đó thì cơ quan quản lý cán bộ cấp đó phải làm rõ chứ không thể làm ngơ để cho dư luận khó hiểu và để có thể hiểu sai về Đảng là không tốt. Không thể nôn nóng, nhưng cũng không nên rầy rà.

Và việc này xảy ra ngay trước khi Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII bắt đầu, nếu Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng Đinh La Thăng phải có trách nhiệm giải trình và tôi tin là Quốc hội sẽ chất vấn vì nếu không chất vấn tôi cũng không biết là có còn việc gì để chất vấn không. Tôi chưa kể đến những vụ như gỗ sưa và sập mỏ đá, bãi đất vì Vinalines và đề án của bộ GTVT là vấn đề quản lý nhà nước. Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”, bà Hoài Thu nói.

Tuệ Minh

Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ là hiện tượng con rối.
Vấn đề ở chỗ: Nhân vật bí mật nào đã giật dây con rối đó ?
Dường như ai cũng biết nhưng ở xứ nhiều bụi bậm ô nhiễm, tốt nhất là nên đeo khẩu trang để cư an.

cosiaus
27-05-2012, 07:26 AM
Nước nghèo chẳng có cái chi
để cho anh túng dẩn đi mới phiền.

** Mình ngứa tay lần chót hôm nay ở th nha.

Thao Thuc
27-05-2012, 07:41 AM
Khi lãnh đạo quen nói... “không biết”

Bài đăng trên Dân Việt 24/05/2012 | 20:00

(Dân Việt) - Một ông lãnh đạo có thể biết rất tường tận đối thủ cạnh tranh chức vụ của mình ăn món gì, đi xe gì, thường lên chùa nào cầu lộc... Nhưng công việc chính của cơ quan, nhất là tiền ngân sách được chi đúng hay sai thì không biết.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Nước ta tuy còn lạc hậu nhiều mặt nhưng về công nghệ thông tin thì không thua kém mấy các nước văn minh lâu đời.

Lãnh đạo, nói theo thuật ngữ thông tin, là nhận thông tin và xử lý để đưa ra quyết định đúng đắn. Không làm được thế là lãnh đạo yếu kém và chắc chắn sẽ gây hậu quả tai hại. Vụ nổi cộm gần đây nhất liên quan đến việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng từ Vinalines sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

Ông Dũng được đề bạt làm Cục trưởng sau khi bị thanh tra, thậm chí đã có báo cáo thanh tra, chỉ chưa công bố mà thôi. Hai tháng sau khi được cất nhắc, ông Dũng bị khởi tố vì có nhiều sai phạm hình sự nơi ông đã từng lãnh đạo. Một Thứ trưởng Bộ GTVT trả lời tỉnh queo: “Bộ không biết ông Dũng sai phạm như thế nào và việc đề bạt đã làm đúng quy trình”.

Vinalines bỏ hàng chục triệu đô la mua một đống sắt vụn 43 năm tuổi của Nhật về vá víu với số tiền gấp đôi, gấp ba tiền mua rồi để không một nơi trong mấy năm, đến nay vẫn không biết sử dụng được vào việc gì.

Hỏi ông cựu Bộ trưởng GTVT, ông nói: “Tôi không rõ, xin hỏi ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư”. Ông Vụ trưởng nói: “Cái này chúng tôi cũng không rõ, bởi khi được hỏi ý kiến khi không”, cũng là phiên bản của “không biết”.

Hỏi tiếp ông nguyên Chi cục trưởng Chi cục Đăng kiểm số 6 là đơn vị cử người đi giám định, cũng được trả lời: “Vinalines thấy được thì quyết định mua, chúng tôi không được biết việc Vinalines có mua hay không”. Lại một kiểu “không biết”.

Vinashin, Vinalines liên tục sai phạm, tiền mồ hôi nước mắt của dân chảy xuống sông, xuống biển và vào túi cá nhân như thác, nhiều năm liền không ai ở Bộ GTVT biết. Thật kỳ lạ!

Một ông lãnh đạo có thể biết rất tường tận đối thủ cạnh tranh chức vụ của mình ăn món gì, đi xe gì, thường lên chùa nào cầu lộc... Nhưng công việc chính của cơ quan, nhất là tiền ngân sách được chi đúng hay sai thì không biết. Thực trạng ấy tưởng chỉ là chuyện như đùa, nhưng lại có thật và cũng “có một số không nhỏ”.

Người ta không biết thật hay là biết mà nói không biết? Khổng Tử viết: “Biết nói là biết, không biết nói là không biết, tức là biết vậy”. Các ông này lanh hơn: “Biết mà nói không biết”, giỏi hơn cả thánh nhân. Khổng Tử cũng không bằng các ông này.

Sông Thao

Đọc thoáng qua thì thấy thối nát nhưng suy nghĩ một tí thì nhận ra giá trị triết học kiểu Socrates:
"Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả".
Vì thế khi được hỏi, các tham quan cứ trả lời "Nhà hiền triết Socrates còn nói thế thì chúng tôi biết được gì."!
"Đa đảng và dân chủ như Mỹ mà tổng thống Nixon còn tham nhũng bằng ... tai ( Watergate scandal ) nữa là chúng tôi."

cosiaus
27-05-2012, 07:42 AM
Muốn thăng lại bá phải đinh
Đành chi chỉ một trăm nghìn tỷ thôi
Muốn La tại ngửi mùi hôi
của anh túng dẩn người ngồi hai bên

cosiaus
27-05-2012, 08:59 AM
Tại sao Viet nam không có chữ TỪ

Cái chữ TỪ vần Ư giống Tử
thứ nhất là ghế mới chửa DƯ
Thứ hai là tiệc mời chưa Dự
Cháu chit mình chưa có gia CƯ

Ghét chữ Từ yêu thương chữ DỬ ( nhiều)
Ít bột đường bánh sẽ bị HƯ
tất lổi lầm dể đem tha THỨ
nếu rù rì bàn chuyện riêng TƯ

chổ anh mua có quyền ôm CHỨ
ai nói gì cứ giử khư KHƯ
phải sắp hànggiá treo thứ TỰ
tới phiên mình mặc sức mà BƯ

Chỉ có kẻ về Hưu sinh SỰ
Đã chẳng còn đủ chứng minh THƯ
người đương triều quyên binh đủ THỨ
bận ăn chia cũng mệt bỏ SỪ

Như con cá bị mồi câu NHỨ
Bã tham ô bỏ uổng lắm Ư
Dân không quên đưa vào sách SỮ

những con sâu khiến vận nước HƯ

thái thanh tâm
27-05-2012, 02:43 PM
Cha giết con đẻ.

Do mâu thuẫn với vợ, Lương Ngọc Quân đã bỏ thuốc sâu vào sữa cho con trai mới 18 tháng tuổi uống. Thấy con chết, người đàn ông này định tự tử nhưng không thành.
Ngày 26/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai tạm giữ Lương Ngọc Quân (29 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người.

http://media.zenfs.com/vi-VN/News/vne/Cha___u___c_con_b_ng-65bbc122a807d85c6edee1cf38fc9872
Lương Ngọc Quân vừa phục hồi thì bị công an bắt giữ.
Thông tin ban đầu, Quân và vợ là Bùi Thị Thu Thủy (24 tuổi) thuê phòng trọ tại khu phố 3, phường An Bình. Cuộc sống của đôi vợ chồng công nhân không mấy hạnh phúc. Nhiều lần Quân đánh đập làm chị Thủy bỏ đi khỏi nhà. Trước khi xảy ra vụ việc, chị Thủy đã bỏ nhà đi sau khi cãi nhau với chồng.
Khoảng 18h ngày 25/5, sau khi đón con về phòng trọ, do con khóc Quân gọi cho vợ nhưng không liên lạc được nên người đàn ông này đã nảy sinh ý định giết con để trả thù vợ. Quân lấy thuốc trừ sâu pha với sữa rồi cho con trai là Lương Đức Thịnh (18 tháng tuổi) uống.
Uống sữa có pha thuốc độc, cháu Thịnh lên cơn co giật và hôn mê. Thấy vậy Quân đã bế con sang nhà ông bà nội ở gần đó nhờ đưa đi Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu. Nạn nhân được chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Đồng Nai để điều trị. Tuy nhiên, do nhiễm độc quá nặng nên cháu Thịnh đã tử vong.
Biết con trai chết, sáng 26/5, Quân dùng dao cắt đứt gân tay để tự tử, nhưng được người nhà phát hiện kịp thời, đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tùng Dương - Võ Quan Hệ

VẠC ĂN ĐÊM
27-05-2012, 03:08 PM
Đọc xong, Vạc không cầm được nước mắt.

thái thanh tâm
27-05-2012, 08:16 PM
Bậc kỳ tài Ninh Giang!

Người Ninh Giang (Hải Dương) vốn nổi tiếng xưa nay vì đã làm ra một thứ bánh gai rất ngon, được cả nước ưa chuộng. Bánh gai thì nhiều nơi biết làm, nhưng làm ngon được như bánh gai Ninh Giang thì chỉ có người Ninh Giang. Chắc là có bí quyết gì mới ngon được thế. Mà bí quyết thì sống để dạ chết mang theo mà thôi.

Mấy ngày gần đây, Ninh Giang lại được một phen nổi tiếng. Báo chí và thiên hạ nhắc tới Ninh Giang vì trên cánh đồng Ninh Thành bỗng nổi lên một phủ đệ hoành tráng sắp được hoàn thành.

Trong khuôn viên gần 5.000m2, có tường cao, hào sâu, có tùng la hán cổ thụ, có đá cảnh quý hiếm khổng lồ, nhà có tầng hầm mênh mông. Thiên hạ ước tính không có vài trăm tỉ đồng không dám xây một cái như thế. Gọi là phủ đệ hay nhà vườn hay nhà nghỉ cũng đều đúng. Chủ nhân ban đầu được cho là ông Bùi Thanh Quyến, bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, sau đó ông chủ tịch UBND huyện Ninh Giang bảo là của con trai ông Quyến, cậu ấm Bùi Thanh Tùng, một trưởng phòng của Sở LĐ-TB&XH tỉnh nhà.

Trả lời phóng viên, ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng phủ đệ “là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào”. Vậy là đất Ninh Giang lại xuất hiện một bậc kỳ tài!

Xin hãy gác sang một bên cảm xúc choáng ngợp trước một công trình hoành tráng. Hãy bình tĩnh nén lại cảm xúc bực bội của thời lạm phát khi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt vật lộn với giá cả leo thang phi mã để kiếm đủ cho con cái ngày hai bữa. Hãy tập làm quen với triết lý của mẹ Thérésa: “Khi có một người no thì ta không còn đói nữa” và câu nhật tụng “khuyến khích làm giàu”.

Và xin lỗi quý độc giả, nếu ai đó có chút ghen ăn tức ở cũng xin một phút phân tích sáng suốt. Vậy thì, hỡi dân chúng mà trong đó nhiều người đang nghèo khổ, hãy mừng cho thành quả của một ông trưởng phòng trẻ tuổi, chỉ bằng “mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào” mà sở hữu được một gia sản như thế. Không mừng sao được, chúng ta vẫn khuyến khích làm giàu, và đây, trước mặt chúng ta có một bậc kỳ tài giàu có.

Cũng như bánh gai ngon Ninh Giang chứa bí quyết tuyệt mật, việc ông Tùng giàu lên phi thường và nhanh chóng phi thường chắc chắn phải có bí quyết. Bí quyết là làm sao một cấp trưởng phòng với đồng lương hiện nay lại có thể tích lũy được một gia sản như thế?

Nhớ lại năm nào, có một ông bí thư khác ở Ninh Bình không biết có bí quyết gì mà từng dám chơi cả một chiếc trống đồng “quốc bảo” giá hàng chục tỉ đồng trong nhà, dù vị thiếu gia Tùng có nói là “không dựa vào mối quan hệ nào”, nhưng có thể bí quyết của ông có liên quan đến “bí thư” chăng?

Dư luận cả nước và ngay cả trong hành lang Quốc hội đang họp, ông phó đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa cũng có yêu cầu thiếu gia hãy công bố bí quyết làm giàu để dân học theo, dân giàu thì nước ắt mạnh.

Chỉ sợ rằng đã là “bí quyết”, lại là của con “bí thư” thì phải “bí mật”. Và hỡi dân chúng, tuyệt đại đa số chúng ta không phải là con trai bí thư tỉnh, dù có được bí quyết thì chắc cũng khó học theo, vậy thì xin đừng sốt ruột, hãy đợi đấy!

NGUYỄN QUANG THÂN (Báo Tuổi Trẻ)

thái thanh tâm
28-05-2012, 07:16 AM
10 nước hạnh phúc nhất thế giới

Thu nhập đầu người 26.000 USD và người dân có tuổi thọ trung bình 82, Australia được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) bầu chọn là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Vị trí số 2 và 3 thuộc về Na Uy, Mỹ.

Các chỉ tiêu đánh giá gồm: thu nhập, nhà ở, việc làm, cộng đồng, giáo dục, cam kết quyền công dân, y tế, sự thỏa mãn cuộc sống, an ninh và cân bằng công việc - cuộc sống. Thang điểm cho các chỉ số trên là 10.

1. Australia


Thu nhập: 4,5

Thỏa mãn cuộc sống: 8,6

Cân bằng công việc - cuộc sống: 5,6

2. Na Uy


Thu nhập: 3,9

Thỏa mãn cuộc sống: 9,2

Cân bằng công việc - cuộc sống: 8,8

3. Mỹ


Thu nhập: 10

Thỏa mãn cuộc sống: 7,6

Cân bằng công việc - cuộc sống: 5,7

4. Thụy Điển


Thu nhập: 4,9

Thỏa mãn cuộc sống: 8,3

Cân bằng công việc - cuộc sống: 8,2

5. Đan Mạch


Thu nhập: 4

Thỏa mãn cuộc sống: 10

Cân bằng công việc - cuộc sống: 9,7

6. Canada


Thu nhập: 6,1

Thỏa mãn cuộc sống: 8,5

Cân bằng công việc - cuộc sống: 6,5

7. Thụy Sĩ


Thu nhập: 7,9

Thỏa mãn cuộc sống: 9

Cân bằng công việc - cuộc sống: 7,6

8. Hà Lan


Thu nhập: 5,9

Thỏa mãn cuộc sống: 9

Cân bằng công việc - cuộc sống: 8,7

9. New Zealand


Thu nhập: 2,8

Thỏa mãn cuộc sống: 7,9

Cân bằng công việc - cuộc sống: 6,4

10. Lucxembourg


Thu nhập: 8,1

Thỏa mãn cuộc sống: 7,4

Cân bằng cuộc sống - công việc: 7,5

Tuệ Lâm (Theo Bussiness Insider)
....

Trong này Thao Thuc là người hạnh phúc nhất. Sướng thật đấy! Chúc mừng nhá. (TTT)

TRUNGTRUNGNIEN
29-05-2012, 11:30 AM
.




Ngày 28-5, Viện KSND TPHCM cho biết đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ vụ tiêu cực đất đai xảy ra tại huyện Hóc Môn sang TAND TPHCM để đưa ra xét xử. Trong vụ án này, Trần Thị Hà (SN 1967, nguyên Giám đốc Công ty TNHH XD-TM-KD nhà Thành Phát) và Hà Văn Hòa (chồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH XD-TM-KD nhà Thành Phát) cùng bị truy tố về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ”; Nguyễn Văn Khỏe (nguyên Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn) bị truy tố về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Các bị can Trần Văn Tè (SN 1958, nguyên Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn), Dương Minh Trung (SN 1957, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư huyện Hóc Môn), Nguyễn Văn Dò (SN 1949, nguyên cán bộ địa chính xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn), Đặng Công Danh (SN 1964, nguyên Giám đốc Công ty TNHH XD TM DV Danh Khoa), Nguyễn Công Định (SN 1977, nhân viên tín dụng Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Chợ Lớn), Trần Văn Tuyến (SN 1954, nguyên Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Chợ Lớn), Lưu Thị Minh Hiền (SN 1962, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Chợ Lớn) bị truy tố về một trong các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Nhận hối lộ”, “Làm môi giới hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Đây là cáo trạng mới sau khi vụ án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo cáo trạng, Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa dùng nhiều thủ đoạn gian dối để lập hồ sơ dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, Hà và Hòa đem hồ sơ dự án gian dối này thế chấp vay của Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Chợ Lớn 18 tỷ đồng và 3.000 lượng vàng SJC. Một phần số tiền này được Hà sử dụng để đền bù giải tỏa, nộp thuế, trả lãi vay cho ngân hàng…, còn lại hơn 10,5 tỷ đồng Hà chiếm đoạt.

Để hành vi phạm tội diễn ra trót lọt, Hà đã đưa tiền “bôi trơn” cho nhiều cán bộ, lãnh đạo của xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn và Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Chợ Lớn hơn 1,8 tỷ đồng và 5.000 USD; Hòa đưa hối lộ 600 triệu đồng. Trong đó, riêng bị can Nguyễn Văn Khỏe nhận quà biếu xén gồm 10.000 USD, 830 triệu đồng, 1/2 chiếc sừng tê giác trị giá 10.000 USD; nhận hối lộ 1,4 tỷ đồng; thông qua việc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động tới người khác để nhận 5.000 USD và 50 triệu đồng.

A.Chân
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
29-05-2012, 11:36 AM
.




UBND phường Bình San, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang, đang xem xét xử phạt hành chính gia đình chàng trai Trương Văn Hên vì đã tổ chức đám cưới cho con với một người đồng giới gây xôn xao dư luận hai tuần trước.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Thế San - Phó Chủ tịch UBND phường Bình San cho biết, chính quyền địa phương đã mời gia đình thanh niên này đến trụ sở làm việc. Người nhà thừa nhận "do thiếu hiểu biết nên đã tổ chức đám cưới đồng tính cho con".

"Chúng tôi đang xem xét để ra quyết định xử lý hành chính, vì Luật hôn nhân gia đình không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính", ông San nói.

Tuy nhiên luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cho rằng khó có cơ sở xử phạt hành chính gia đình tổ chức đám cưới đồng tính cho con, vì theo luật thì "đôi uyên ương" không đăng ký kết hôn nên không thể gọi là vợ chồng. "Trong trường hợp này, luật chưa có sự điều chỉnh nội dung cấm hay xử phạt người đồng tính tổ chức đám cưới. Theo tôi thì có thể mời họ lên giáo dục là được", ông Đức bày tỏ quan điểm.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/77/09/dam_cuoi_dong_tinh.jpg

Hai chàng trai trao nhau ly rượu "hợp cẩn"
trong nghi lễ cưới hôm 16/5 ở Hà Tiên. Ảnh: forum.hatien.vn


Ngày 16/5, Trương Văn Hên, 22 tuổi, đóng vai trò cô dâu trong hôn lễ với chú rể Nguyễn Hoàng Bảo Quốc, dù cả hai đều là nam giới. Rạp cưới dựng choán gần hết nửa đường đi tại phường Bình San, có treo bảng Vu Quy và trưng ảnh cưới của "cô dâu chú rể". Đôi uyên ương trao nhẫn, rót sâm banh trước sự chứng kiến của cha mẹ hai bên và khoảng 200 khách mời. Ngoài đường, hàng nghìn người tụ tập xem lễ cưới khiến tuyến phố tắc nghẽn.

Chính quyền địa phương đã phải có mặt để xử lý và giải tỏa đám đông, thông thoáng đường. Đôi đồng tính sau lễ cưới đã đưa nhau lên TP HCM sinh sống.

Theo người dân địa phương, Hên xuất thân trong gia đình buôn bán gia cầm. Chú rể Bảo Quốc làm nghề trang điểm, hai người quen biết nhau qua mạng. Trước khi tổ chức đám cưới tại Hà Tiên, “đôi uyên ương” đã sống chung với nhau ở TP HCM.

Tại Việt Nam, người đồng tính vẫn chưa được xã hội thừa nhận. Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống nhất với nhau về bản chất của hiện tượng này, nhiều người cho rằng do ảnh hưởng của việc đua đòi, a dua, chỉ một số ít bác sĩ tin rằng đó là bẩm sinh. Cũng vì thế đa số người đồng tính không dám công khai thân phận của mình, chưa nói gì đến việc làm đám cưới với người cùng giới.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, Công ty luật Bảo An, Hà Nội, hiện nay Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính (ghi rõ tại điều 9 và 10). Do vậy kết hôn của các cặp bạn trẻ cùng giới dù được cha mẹ đồng thuận thì đều là trái pháp luật. Quy định này cũng tương tự tại các nước Đông Nam Á và hầu hết trên thế giới, ngoại trừ một số ít nước phương Tây.

Thiên Phước
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
29-05-2012, 02:19 PM
.




Theo AFP, ngày 29-5, một nhà ngoại giao của Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đã trốn khỏi Nhật Bản trong lúc ông bị tình nghi tội làm tình báo.

Hãng Kyodo News cho biết Bí thư thứ nhất 45 tuổi (giấu danh tính) của Đại sứ quán Trung Quốc, từng là cựu nhân viên của Cơ quan tình báo Bắc Kinh, đã từ chối gặp cảnh sát Nhật Bản để thẩm tra và đã rời khỏi Nhật Bản.

Cảnh sát Nhật Bản cho rằng ông này đã nhận “lệ phí tư vấn” của các công ty Nhật Bản để rò rỉ thông tin, một hành động bị cấm theo Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao. Cảnh sát cũng cho biết ông này thường xuyên tiếp xúc với các nhà lập pháp Nhật Bản.

Tổng Thư ký Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura đã từ chối bình luận về vụ việc trên.

Thanh Hải
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
29-05-2012, 03:32 PM
Tướng Thước:

"Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu"

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ ba 29/05/2012 06:26

(GDVN) - “Lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu”.

"Nói không có sai phạm là không đúng"

Chiều ngày 27/5, tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, trả lời báo chí về vụ bê bối tại Vinalines, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói rõ: “Việc để ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng thẩm quyền, đúng quy trình theo quy định về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước...”.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 đã nói: “Tôi nghe Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là làm đúng quy trình. Làm đúng quy trình nghĩa là sao?

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_28/tuongThuoc.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và ông Vũ Mão trong buổi trực tuyến
về vụ Đoàn Văn Vươn tại báo Giáo dục Việt Nam.



Làm đúng quy trình nhưng mà con người đó trước lúc bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam như thế nào, lãnh đạo ra quyết định bổ nhiệm có hiểu không? Lúc bổ nhiệm thì chất lượng như thế nào? Quy trình gốc là tuyển lựa cán bộ đã có vấn đề thì những quy trình sau chỉ là những quy trình ăn theo cũng sẽ hỏng. Trước khi chọn lựa để mà đưa lên thì phải biết người được bổ nhiệm tốt hay xấu chứ.

Ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói là lúc đưa lên chưa phát hiện cái sai phạm thì đó là cái lỗi của người bổ nhiệm. Trước lúc anh bổ nhiệm một người vào vị trí quan trọng thì anh phải biết anh ta như thế nào chứ?

Cũng giống như vụ Tiên Lãng, quy trình tổ chức cưỡng chế là đúng nhưng sản phẩm của quy trình đó là dân thì đi tù, cán bộ thì bị thương thế thì quy trình đó là tốt hay là xấu? Quy trình chỉ mang tính hình thức hành chính. Thế còn nội dung thì sao? Cái gốc của vấn đề anh không nắm được”.

Trung tướng Thước nói tiếp: “Vụ này mà nói không có sai phạm là hoàn toàn không đúng. Đúng là không sai phạm về quy trình nhưng con người anh Dương Chí Dũng không phải lúc lên Cục trưởng mới sai mà trước đó đã sai. Những sai phạm rất nghiêm trọng đã xuất hiện từ thời anh này còn làm chủ tịch Hội đồng thành viên của Vinalines.

Vậy mà lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu. Trách nhiệm của lãnh đạo là ở chỗ đó. Mà người có quyền để quyết định một sự lựa chọn nhân lực như vậy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.


Theo tướng Thước, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu

"Tôi khâm phục cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn"

Khi được hỏi về việc đã có trường hợp nào trước đây tương tự như vụ bê bối tại Vinalines hay chưa, ông Thước cho biết: “Nhắc tới những sai phạm của Dương Chí Dũng tôi nhớ đến vụ việc của Lã Thị Kim Oanh trước đây. Tôi rất khâm phục ông Lê Huy Ngọ - Nguyên Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày ấy.

Dù vụ án của Lã Thị Kim Oanh không có lỗi trực tiếp của ông Ngọ nhưng ông ấy vẫn đứng ra chịu trách nhiệm và xin từ chức. Nhớ ngày còn tại vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những thời điểm có bão lụt, ông ấy đã xắn quần lên giống như một ông nông dân không giầy dép lội đi thực tế để nắm tình hình và có những chỉ đạo kịp thời. Đến giờ tôi vẫn quý ông ấy. Đó là con người sát với dân, sát với thực tiễn, chỉ làm những điều có lợi cho dân”.

"Ngẫm lại cách dùng người của Bác Hồ"

Nói về công tác cán bộ, Trung tướng Thước cho biết: “Qua vụ việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, tôi lại ngẫm tới cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Người đã “soi” hết tất cả không phải chỉ riêng ông Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp – PV) mà còn nhiều người khác thân cận với Bác. Những người đó là ông Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Chí Thanh, ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt…

Cái tài của người đứng đầu là biết được cán bộ. Bác đã từng nói việc sử dụng cán bộ cũng như sử dụng một khúc gỗ, hình dáng như thế nào thì phải tận dụng để làm ra một sản phẩm phù hợp. Nếu một khúc gỗ phù hợp làm vật này mà lại cố làm vật khác thì cũng hỏng. Nói điều đó để thấy đó là cái tài của Hồ Chủ tịch. Bác đã tạo được một đội ngũ cán bộ quanh mình tuyệt vời.

Tôi còn nhớ lúc Bác đi công tác, Bác đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Bác điều hành đất nước. Bác dám sử dụng một con người ngoài Đảng trong khi đó còn có nhiều Đảng viên kỳ cựu. Và cụ Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bác tài là như vậy.

Lúc tổng kết Đại hội VI, đồng chí Trường Chinh cũng đã nói: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân của các khuyết điểm đó là công tác tổ chức cán bộ. Tổ chức cán bộ hỏng thì khó mà có được đội ngũ cán bộ tốt. Cho nên nói học tập Bác Hồ, theo tôi, các vị lãnh đạo phải học tập trước tiên là cách sử dụng người của Bác”.

Hồng Chính Quang

TRUNGTRUNGNIEN
30-05-2012, 07:19 AM
.




Reuters ngày 29-5 đưa tin, các chuyên gia thuộc Công ty bảo mật Kaspersky Labs của Nga vừa phát hiện vụ tấn công mạng phức tạp với ý đồ thu thập dữ liệu cá nhân từ các máy tính ở Iran và nhiều quốc gia ở khu vực Trung Đông.

Phần mềm độc hại được sử dụng có tên Flame, được mô tả là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất từng được phát hiện từ trước đến nay. Hơn 600 mục tiêu xác định đã bị tấn công từ cá nhân, doanh nghiệp, các học viện và các hệ thống của chính phủ. Khi hệ thống bị Flame xâm nhập, nó sẽ tự động kiểm tra lưu lượng mạng, chụp ảnh màn hình, ghi âm cuộc hội thảo qua microphone kết nối với máy tính, xem email hoặc tin nhắn, ngăn chặn một số thao tác trên bàn phím…

Kaspersky Labs chỉ có thể xác nhận, cuộc tấn công mạng này được bảo trợ bởi cấp nhà nước của một hoặc nhiều quốc gia từng sử dụng phần mềm độc hại Stuxnet tấn công chương trình hạt nhân của Iran năm 2010.

N.QUỲNH
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
30-05-2012, 08:34 AM
Ăn nói thế nào với dân?

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Hai, 28/05/2012, 09:06 (GMT+7)

TT - Đó là câu nói của thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên - phó tư lệnh Quân chủng hải quân - khi đề cập những đổ bể ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Đúng là không thể nào giải thích được những gì đã diễn ra ở hai doanh nghiệp nhà nước này. Ở đấy liên tiếp xuất hiện những “kỳ tích” còn khó hơn chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”.

1. Suốt nhiều năm liền, ông Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines - và bộ sậu của ông đua nhau ra nước ngoài mua hàng loạt tàu cũ, trong đó có cả ụ nổi hết đát No83 để trang bị cho dự án nhà máy sửa chữa tàu biển chưa từng có trong quy hoạch, gây thiệt hại hết chục tỉ đồng này đến trăm tỉ đồng nọ. Điều đáng ngạc nhiên là việc mua tàu cũ diễn ra liên tục và luôn trôi chảy, bất chấp các cơ chế kiểm tra, giám sát dẫu chưa thật hoàn thiện nhưng vẫn đủ để kiềm chế được những vụ làm bậy một cách quá “lộ thiên” như ở Vinalines. Thực tế cho thấy, giả sử không có chuyện này chuyện nọ, cứ “thẳng mực tàu” mà làm thì chẳng dễ gì lấy một đồng của Nhà nước đi mua dù là một cây kẹo mút, chứ đừng mơ tới việc vung vít tiền tỉ để tha về hàng đống sắt vụn như ông Dũng đã làm. Tại sao ông Dũng dễ dàng làm được cái chuyện tày trời kiểu “con voi chui lọt lỗ kim”, không những một lần mà nhiều lần? Không khó trả lời câu hỏi này, đây là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

2. Một cán bộ kể lại, cán bộ này được dự kiến sẽ đưa vào danh sách ứng viên ban chấp hành tỉnh đảng bộ, sau đó sẽ đề bạt làm giám đốc sở. Ngay giữa ngày đại hội Đảng, cán bộ này bị đình chỉ tư cách đại biểu chỉ vì một bản tin hơn trăm chữ đăng trên báo tố giác về việc khai man bằng cấp, đồng thời bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên, chờ xác minh cụ thể. Sau đó vị cán bộ này được giải oan nhưng cho tới nay vẫn chưa hết lận đận trong sự thăng tiến.

Trái ngược với sự việc trên, ông Dương Chí Dũng được điều chuyển lên làm cục trưởng Cục Hàng hải khi Vinalines đang bị thanh tra, nói rõ hơn là ngay thời điểm thanh tra sắp kết thúc - tức là mọi chuyện gần như đã rõ ràng. Đây đúng là một sự lạ, lạ tới mức không ai tin nổi. Tuy nhiên, một vị có chức trách ở Bộ Giao thông vận tải vẫn lý giải rằng khi ấy chưa có kết luận về những đổ bể ở Vinalines, nên việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình. Nói vậy là bao biện, là né tránh sự thật. Cứ cho là chưa có kết luận thanh tra nhưng không thể nói lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải không hề biết gì về những sai phạm tày trời của ông Dũng, vì trong quá trình thanh tra chắc chắn cơ quan chức năng đều có những trao đổi với doanh nghiệp và bộ chủ quản. Đó là chưa nói đến việc theo lẽ thường, một người đứng đầu đơn vị đang bị thanh tra thì tất cả mọi việc liên quan đến thăng quan tiến chức đều phải dừng lại, chờ đến lúc có kết luận cụ thể.

Cho đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy cơ quan thanh tra có động thái ngăn cản việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải. Nếu đúng như vậy thì cơ quan thanh tra vẫn chưa làm tròn chức năng ngăn ngừa sai phạm, không lên tiếng khuyến cáo, thậm chí không thẳng thắn đấu tranh với việc bổ nhiệm một nhân vật mà họ đang dự định đề nghị chuyển hồ sơ qua cơ quan công an để điều tra. Người đời thường nói “im lặng là đồng tình”, sự im lặng này đã tạo điều kiện cho ông Dũng “bỏ của chạy lấy người” một cách ngoạn mục, để lại nợ nần chồng chất khó khăn cho người kế nhiệm.

3. Theo lời đại tá Trần Duy Thanh - cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, khi chưa có quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra nhiều lần triệu tập ông Dũng và những người khác để thẩm vấn. Ông Thanh khẳng định ông Dũng và những người bị triệu tập đều thừa nhận có hành vi phạm tội cố ý làm trái trong việc mua ụ nổi No83 cũng như lập nhà máy sửa chữa tàu biển. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Dũng đã vào “tầm ngắm” của cơ quan điều tra. Bình thường những đối tượng như thế luôn được theo dõi chặt chẽ, nếu có biểu hiện trốn chạy là lập tức bị bắt khẩn cấp. Chuyện không bình thường ở đây chính là việc cơ quan điều tra để ông Dũng chuồn mất trước lúc có lệnh khởi tố, bắt tạm giam có một ngày. Và như vậy là cho đến phút chót, ông Dũng vẫn kịp một lần nữa làm chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”.

Hết Vinashin đến Vinalines, nếu cứ để đổ bể như thế thì quả là rất khó ăn nói với dân.

LÊ tHANH TÂM

TRUNGTRUNGNIEN
31-05-2012, 08:44 AM
.




Đầu tháng 8, 'kỳ nữ' của làng sân khấu tổ chức 3 đêm liveshow tri ân khán giả. Hàng loạt nghệ sĩ như Hữu Châu, Thành Lộc, Minh Nhí, Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Quang Dũng, đạo diễn Vũ Minh... giúp chị thực hiện chương trình.

Liveshow của NSND Kim Cương diễn ra vào ngày 6-8/8 tại Nhà hát TP HCM.

Đạo diễn Vũ Minh là người dàn dựng 3 đêm này. Anh từ nhỏ đã rất ngưỡng mộ "kỳ nữ" Kim Cương và các tác phẩm của đoàn kịch mang tên bà. Vì thế, đạo diễn trẻ mong muốn xây dựng một chương trình đậm đà chất kịch Nam bộ, tái hiện không khí sôi nổi của sân khấu thời hoàng kim.

Sau nhiều đắn đo, êkíp thực hiện quyết định tái dựng hai trích đoạn Trà hoa nữ và Lá sầu riêng, vốn là tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của "kỳ nữ", mang nội dung sâu sắc về tình cảm gia đình, mẹ con, tình yêu chân chất.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/78/33/kim-cuongto.jpg

NSND Kim Cương.


Khán giả sẽ một lần nữa được thưởng thức tài diễn xuất của Kim Cương trong vai cô Diệu với cuộc đời đau thương và vai cô gái giang hồ bạc phận. Nữ nghệ sĩ chọn thể hiện trích đoạn lúc các nhân vật đã về già để phù hợp với tuổi tác và sức khỏe hiện tại của bà.

"Đoàn kịch nói Kim Cương ngày xưa dành 45 phút đầu là ca múa nhạc sau đó giải lao rồi mới đến kịch. Lần này cũng được dựng tương tự như thế. Nhất là âm nhạc trong toàn đêm diễn phải là nhạc sống để thể hiện sự trân trọng khán giả", đạo diễn nói.

NSƯT Thành Lộc sẽ là người dẫn chuyện cho 3 đêm diễn theo một kịch bản đậm chất văn học, do nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc chấp bút. Ở tuổi 90, mắt mờ sức yếu, NSND Viễn Châu vẫn dành thời gian để viết tặng riêng Kim Cương bài vọng cổ "Tâm sự Kim Cương hát Lá sầu riêng khi không còn mẹ". Bài này được ca sĩ Cẩm Ly thể hiện.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/78/33/huu-chauto.jpg

Nghệ sĩ Hữu Châu không chỉ tham gia diễn xuất trong 3 đêm liveshow
của Kim Cương mà anh còn giữ vai trò tư vấn, hỗ trợ nhiều khâu
trong công tác chuẩn bị. Ảnh: Hương Trà.


Nhiều nghệ sĩ như: Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng, Lệ Quyên, Ánh Tuyết và dàn hợp xướng ATB... đều hết lòng tham gia liveshow vì tình yêu mến và kính trọng dành cho nghệ sĩ tiền bối. Dàn diễn viên kịch nhiều thế hệ như: nghệ sĩ Hữu Châu, Minh Nhí, Bảo Anh, Diễm Kiều, Xuân Thùy và Lương Thế Thành... cũng hợp sức để hóa thân vào các vai diễn trong liveshow.

Kim Cương muốn đặt tên cho chương trình của bà là "Tri ân".

"Tri ân hay tạ ơn cuộc đời, khán giả, tất cả những người đã yêu thương và tạo nên tên tuổi của tôi như ngày hôm nay", bà nói.


Làm liveshow cuối đời nhưng không quên việc thiện

Sáng 30/5, NSND Kim Cương có cuộc gặp gỡ vài đồng nghiệp, người thân thiết và báo chí để trao đổi, bàn bạc cho việc chuẩn bị các đêm diễn mà bà xem là "lần cuối của đời nghệ sĩ".

Buổi gặp được ấn định lúc 9h nhưng diễn ra trễ hơn một chút, bởi nhân vật chính đang trên đường trở về nhà từ một chương trình đi vận động tiền từ thiện. Hơn 10 năm qua, khán giả, người trong nghề đã quen với hình ảnh một Kim Cương khác ngoài ánh hào quang của một nghệ sĩ trên sân khấu. Đó là hình ảnh người phụ nữ giản dị, không son phấn, giữ vai trò phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi. Người luôn "trực chiến", xông xáo với các hoạt động xã hội: thành lập trung tâm dạy nghề, tạo công ăn việc làm giúp đỡ người khuyết tật, lo lắng cho từng bữa ăn của người nghèo...

Mở đầu buổi gặp gỡ với giọng xúc động, Kim Cương cho biết, hơn 10 năm qua, bà không còn gắn bó với sàn diễn vì nhiều lý do. Bà phải lo cho mẹ, NSND Bảy Nam, bị bệnh. Sức khỏe cũng không cho phép Kim Cương thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân nữa là những bận rộn của công việc thiện nguyện, và cả hoàn cảnh khó khăn chung sân khấu nước nhà...

Ở giai đoạn mà bà tự nhận là "bản thân tôi còn quên mình là một nghệ sĩ", thì danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân do Nhà nước phong tặng vào cuối tháng 4 vừa qua khiến nữ nghệ sĩ quá bất ngờ.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/78/33/kim-cuong-2to.jpg

Kim Cương vui vì nhiều bạn bè, đàn em đồng nghiệp thân thiết
đang cùng chị thực hiện chương trình vào cuối đời nghệ sĩ của chị. Ảnh: Hương Trà.


Tin bà đón nhận danh hiệu NSND mau chóng lan ra trong nhiều tầng lớp khán giả. Nhiều người mong mỏi được xem, được nghe Kim Cương diễn lại một lần trên sân khấu. Đó là động lực lớn nhất khiến bà quay lại, để được khóc cười qua từng thân phận trong các tác phẩm đã đi vào lòng nhiều thế hệ.

Trót công thực hiện, Kim Cương mong mỏi nhân chương trình này có thể thu được nguồn kinh phí giúp đỡ trẻ em khuyết tật, chỉnh hình cho các ca vẹo chân, cột sống vẫn đang ngày đêm chờ các tấm lòng hảo tâm...

NSND Kim Cương vốn là người làm được nhiều việc mà ai trong giới cũng phải nể, như: bằng uy tín và sự nhiệt tình, vận động xin được 40 tỷ đồng từ thiện để mổ tim, 5-3 tỷ đồng để mổ mắt cho các hoàn cảnh bất hạnh. Nhưng khi nhắc đến việc tìm nguồn kinh phí để thực hiện liveshow, giọng bà chùng xuống và khá dè dặt.

"Tình hình kinh tế năm nay xuống dốc, đi xin tiền cho người nghèo, hoàn cảnh bất hạnh thì tôi không ngại. Nhưng xin cho mình tôi áy náy quá! Tôi chỉ muốn chia sẻ, tiền bán vé tại các đêm liveshow đều được dành cho hoạt động thiện nguyện".

Êkíp thực hiện cũng cho biết, ở mỗi đêm diễn đều có đặt một sổ vàng để các mạnh thường quân đóng góp tùy theo sức của họ, nhằm chung tay với nữ nghệ sĩ vì những mảnh đời bất hạnh.

Nhân liveshow của NSND Kim Cương, một quyển sách về các kịch bản sân khấu nổi tiếng của bà được phát hành, nhất là 3 vở kịch nổi tiếng: Lá sầu riêng, Bông hồng cài áo và Huyền thoại mẹ... Trong ấn bản này, nhiều tác giả như: Trần Văn Khê, Hoàng Như Mai, Vũ Hạnh, Quý Hòa... có các bài viết phân tích về chất kịch Nam Bộ của nữ nghệ sĩ.

NSND Kim Cương từng được vinh danh kỷ lục gia với danh hiệu "Nữ soạn giả viết kịch bản kịch nói nhiều nhất Việt Nam". Bà là tác giả của khoảng 70 kịch bản sân khấu được nhiều khán giả yêu thích.

Thoại Hà
(Nguồn: VnExpress)

thylan
31-05-2012, 10:46 AM
7h sáng 30/5, dòng xe máy đang dừng đèn đỏ ở giao lộ quốc lộ 1A - Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TP HCM) bất ngờ bị xe khách 29 chỗ lao từ phía sau tới. Trong 5 người bị thương có một phụ nữ mang thai.

http://l2.yimg.com/bt/api/res/1.2/pDnNcaFEuc6xhm5Ain7Iig--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/vne/Xe_kh_ch_h_c_h_ng_lo_t-c823dd0b227feca6d257f1acd23b425e
Các xe máy bị nạn nằm la liệt sau ôtô khách. Ảnh: An Nhơn.

Xe khách do tài xế Phạm Thành Thới (33 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển từ Vũng Tàu về Cà Mau. Khi tới giao lộ quốc lộ 1A - Tân Kỳ Tân Quý (TP HCM), tài xế Thới đã lao ôtô vào dòng xe máy đang dừng đèn đỏ phía trước.
“Thật kinh hoàng. Xe khách đâm vào nhiều xe máy. Các nạn nhân văng ra ngoài nằm bất tỉnh. Mọi người trên xe khách nháo nhào, la hét”, anh Phong, một thanh niên xung phong trực chốt đèn đỏ kể lại.
Lao tới giữa giao lộ, xe khách tiếp tục tông xe máy do anh Nguyễn Ngọc Tồn (39 tuổi) chạy từ Tân Kỳ Tân Quý ra quốc lộ. Trước khi dừng ở thảm cỏ bên kia đường, xe khách đâm vào một người đàn ông đang đi bộ.

http://l2.yimg.com/bt/api/res/1.2/8l0aZ2Z2D.cGD9iz2sqj0A--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/vne/Xe_kh_ch_h_c_h_ng_lo_t-2acc402dcd1188dd51315660bd405b40
Xe khách được cẩu khỏi hiện trường. Ảnh: An Nhơn

Tai nạn khiến 5 người bị thương, trong đó có một phụ nữ mang thai. Tất cả nạn nhân được đưa đi cấp cứu.
Tại hiện trường, 3 xe máy hư hỏng nằm sau đuôi xe khách. Ôtô gây nạn hỏng phần đầu nằm trên dải phân cách. Giao lộ bị ùn tắc hơn một tiếng cho tới khi xe khách được cẩu đi.
An Nhơn
VnExpress.net

TRUNGTRUNGNIEN
01-06-2012, 07:34 AM
.




Làm thế nào để bảo vệ các đồng minh ở châu Á trong khi vẫn cắt giảm quy mô quân đội theo chiến lược quân sự được công bố hồi đầu năm, đó là bài toán không dễ tìm ra lời giải của nước Mỹ vào lúc này.

Bài toán ấy càng được chú ý hơn khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có chuyến công du 9 ngày tới khu vực châu Á - Thái Bình dương. Điểm dừng chân đầu tiên của ông Panetta là Bộ chỉ huy Thái Bình dương của Mỹ tại Honolulu, Hawaii. Sau đó, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) sẽ tới Singapore để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, trước khi lần lượt có các chuyến thăm Việt Nam và Ấn Độ.

Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị năm nay với lực lượng hùng hậu với một bộ ba quốc phòng/quân sự nặng ký. Ngoài Panetta, các tướng lĩnh cấp cao khác của Mỹ sẽ tới Singapore là Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình dương Samuel Locklear. Bên cạnh bộ ba được mệnh danh là "Big Three", phái đoàn Mỹ còn có sự góp mặt của hai Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Lieberman.


Quy mô quân sự bị thu hẹp

Nhưng sự hùng hậu ấy không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ dễ dàng hóa giải bài toán hóc búa tại châu lục đông dân nhất thế giới. Hành trang mà Panetta mang tới châu Á sẽ là nỗi băn khoăn về việc làm thế nào để cân bằng giữa việc vừa bảo vệ các đồng minh, lại vừa tiếp tục giảm quy mô quân đội Mỹ. Đây đồng thời cũng là mối quan tâm của các đồng minh Mỹ và nhiều quốc gia tại châu Á - Thái Bình dương.

Thách thức của Panetta sẽ là việc thuyết phục các nước ở khu vực này rằng Mỹ có một cam kết chắc chắn với các đồng minh, bất chấp tài chính và các nguồn lực khác dành cho Bộ Quốc phòng Mỹ đang eo hẹp dần.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/78/ce/tauchienmy.jpg

Một chiến hạm của Mỹ bắn thử tên lửa trên biển. Ảnh: AP/US Navy


Các con số cụ thể từ kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới của hải quân Mỹ được công bố hồi tháng ba cho thấy những sự cắt giảm hơn nữa trong tương lai. Con số tàu mới trung bình hàng năm của hạm đội hải quân Mỹ giảm xuống dưới 300 chiếc, một ngưỡng từng được coi là vô cùng quan trọng đối với một cường quốc hàng hải. Trong năm tài khóa 2014 và 2015, con số này giảm xuống còn 280 tàu. Tham vọng tăng tầm ảnh hưởng ở châu Á của Mỹ phụ thuộc nhiều vào các chiến hạm, vốn luôn hoạt động khắp Thái Bình dương và các khu vực hàng hải mở rộng của châu Á.

Không ai nghi ngờ việc các tàu của Mỹ vẫn lớn hơn, được trang bị vũ khí tốt hơn và có kỹ thuật tiên tiến hơn những chiến hạm của nhiều nước khác. Hạm đội của Mỹ còn vượt trội hàng tá hạm đội của hải quân nhiều nước khác trên thế giới gộp lại, chí ít là về tổng trọng tải. Tuy nhiên, các chiến hạm của Mỹ không thể có mặt cùng lúc ở mọi nơi.

Trong khi Mỹ đang phải giảm dần quy mô quân đội sau những cuộc chiến dài ở Iraq và Afghanistan, quân lực của Trung Quốc lại phát triển nhanh chóng. Nước này đang bận rộn với việc cho ra mắt nhiều tàu hải quân mới với hình dáng và kích thước khác nhau. Tuần trước, giới quan sát quân sự trên mạng đã đăng những bức ảnh về một chiếc tàu hộ tống thuộc lớp hoàn toàn mới được ra mắt ở Thượng Hải.

Nhưng không chỉ có việc giảm quy mô hạm đội đã được lên kế hoạch, những cắt giảm quân sự vào tháng 1/2013 có thể cũng sớm lấy đi từ ngân sách Bộ Quốc phòng Mỹ 50 tỷ USD mỗi năm trong cả thập kỷ tới. Trừ phi Quốc hội Mỹ tìm ra một vài phương cách mới để tạo nên nguồn tiền cho quân sự, khoản cắt giảm kể trên sẽ bồi thêm cú đấm mạnh vào ngân sách quốc phòng, vốn đã bị giảm 487 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới được quyết định từ năm ngoái.

Mỹ có thể vẫn dốc hầu bao chi tiêu quân sự hơn 550 tỷ USD trong năm 2013, thậm chí không tính các chi tiêu bổ sung. Con số này gấp 5 lần số liệu chi tiêu quân sự chính thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh đưa ra con số nhỏ hơn nhiều - chỉ một nửa - so với thực tế. Yêu cầu chi tiêu quốc phòng của Mỹ trong năm 2013 đã giảm gần 32 tỷ USD so với năm 2012, trong khi tỷ lệ tăng phần trăm ở mức 2 con số của Trung Quốc lại ổn định vì không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.


Vỗ về các đồng minh

Chuyến đi của ông Panetta được cho là sẽ mang tới những chi tiết và giải thích cụ thể với các đối tác khu vực về các kế hoạch quân sự của Mỹ trong tương lai. Đây là sự tiếp nối cho quan điểm chiến lược mới là Mỹ công bố hồi đầu năm, trong đó cho hay chiến lược quân sự Mỹ trong tương lai đặt trọng tâm vào khu vực châu Á - Thái Bình dương. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ trọng tâm này sẽ được hiện thực hóa như thế nào.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/78/ce/leon-panetta-1.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta tới châu Á với bài toán hóc búa. Ảnh: AFP


Một quan chức Lầu Năm Góc hôm 30/5 phát biểu tại một cuộc họp báo rằng chuyến đi của ông Panetta có ý nghĩa "mang tới một đánh giá toàn diện cho các đối tác và bất cứ nước nào tại khu vực, để họ nắm được việc cân bằng lại trọng tâm ở châu Á - Thái Bình dương sẽ diễn ra như thế nào trong thực tiễn".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La 2012 từ ngày 1 tới 3/6 tại Singapore. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á với sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng của các nước tại khu vực châu Á - Thái Bình dương. Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào việc thảo luận các vấn đề chính như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, sự tăng trưởng của các quân đội trong khu vực hay sự chuyển dịch chiến lược sang châu Á của Mỹ.

Các diễn đàn khu vực như Đối thoại Shangri-La là dịp tốt để các nước thể hiện quan điểm. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải tại Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với nhiều vùng nước tại vùng biển này. Phát biểu của bà Clinton được Bắc Kinh coi là sự ủng hộ đối với một số quốc gia trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc.

Tại Đối thoại Shangri-La 2011, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đáp lại những chỉ trích về vai trò của Mỹ đối với khu vực này bằng phát biểu rằng, cam kết của Mỹ có tính chất lâu dài và nhất quán, thậm chí ngay cả trong những thời điểm chuyển giao và đổi thay.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cũng góp mặt tại Đối thoại Shangri-La 2011. Trước những lo ngại về sự phát triển của quân đội Trung Quốc, ông Lương cho hay cốt lõi của lộ trình phát triển hòa bình mà Bắc Kinh theo đuổi là một môi trường quốc tế hòa bình. Trong đó, Trung Quốc có thể tự phát triển và cùng các nước khác giúp đỡ lẫn nhau để duy trì và thúc đẩy hòa bình thế giới.

Giới quan sát sẽ chờ xem liệu Bộ trưởng Panetta có dành thời gian tại Singapore để trao đổi riêng với đại diện phía Trung Quốc hay không. Cựu giám đốc CIA sẽ còn có chuyến thăm Trung Quốc vào nửa cuối năm nay, sau khi đón tiếp người đồng cấp họ Lương tại Mỹ hồi đầu tháng 5.

Tại Singapore lần này, ông Panetta sẽ phải tìm cách vỗ về các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và đặc biệt là Philippines, nước đang có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham với Trung Quốc. Trong lần đầu tiên tham gia Đối thoại Shangri-La với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, Panetta đã gặp ngay một bài toán hóc búa, bởi việc cân bằng giữa việc bảo vệ các đồng minh với việc tiếp tục cắt giảm quy mô quân đội, trong khi vẫn phải đảm bảo không gây phương hại mối quan hệ Mỹ - Trung là không hề đơn giản.

Chuyển dịch trọng tâm sang châu Á - Thái Bình dương là chiến lược quân sự mới mà Mỹ xác định cho tương lai. Giờ là lúc người ta chờ xem Mỹ sẽ giải các bài toán cụ thể mà chiến lược này đặt ra như thế nào.

Nhật Nam (Theo IB Times)
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
01-06-2012, 02:49 PM
Đại biểu Quốc hội “bẻ” biện giải của Bộ trưởng Thăng

Bài đăng trên Dân Trí Thứ Sáu, 01/06/2012 - 08:49

(Dân trí) - Những nội dung lý giải việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận nhiều chất vấn trái chiều của các đại biểu bên hành lang Quốc hội chiều 31/5.

Đại biểu Ngô Văn Minh: Cục Hàng hải là nơi chứa cán bộ yếu kém?


http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/Ngo-van-minh-1_11238/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg


Tôi rất suy nghĩ về lý giải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Dù cố chọn những điểm Bộ trưởng trả lời có vẻ thỏa đáng nhất, tôi vẫn thấy chưa chấp nhận được

Về việc Bộ GTVT khẳng định bổ nhiệm đúng quy trình, tôi nghĩ có vấn đề gì đây chưa được sáng tỏ. Không thể nói ông ấy được bầu làm Bí thư Đảng ủy, được cử đi dự Đại hội Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ… vì như thế, vô hình chung, một cán bộ chỉ để phụ trách Đảng ủy khối?

Có vấn đề mất đoàn kết tại Vinalines như Bộ trưởng Thăng đã khẳng định thì việc rút người đứng đầu đi để đơn vị đỡ mất đoàn kết cũng là không ổn. Đã mất đoàn kết thì phải đề nghị xử lý kiểm điểm, xem nguyên nhân trách nhiệm thuộc về ai, do cấp dưới có chống đối gì với Chủ tịch Hội đồng thành viên hay do trách nhiệm người đứng đầu. Phải làm rõ việc này, chứ không phải thấy mất đoàn kết nên đưa ông này đi để… giải cứu.

Cũng theo lời Bộ trưởng Thăng, việc mất đoàn kết nội bộ đã được biết từ tháng 9/2011. Như vậy là cán bộ có vấn đề rõ ràng nhưng lại đẩy về Cục Hàng hải. Như vậy, Cục này nơi chứa cán bộ kém hay sao, trong khi vai trò quản lý nhà nước của Cục không kém hơn doanh nghiệp.

Tôi quan tâm ở khía cạnh, một vụ việc dù mới chỉ manh nha, có dư luận thì cũng cần xem xét làm sáng tỏ rồi mới có quyết định về tổ chức cán bộ. Đồng ý là xem xét một con người cần phải toàn diện, nhưng việc ra quyết định như thế gây cho công luận sự thắc mắc, nghi vấn, người dân thì không đồng tình.

Đọc báo, tôi cũng thấy Bộ trưởng nói nếu bổ nhiệm sai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vậy nếu Bộ trưởng đúng thì trách nhiệm thuộc chỗ nào?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Không thể nói quy trình chuẩn khi điều động cán bộ để “gỡ” mất đoàn kết

http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/dinh-xuan-thao_c243e/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg



Trước tiên phải xem việc bổ nhiệm ông Dũng có trong quy hoạch không. Một người được bổ nhiệm bao giờ cũng phải có trong quy hoạch, kể cả ngày mai làm quy trình thì hôm nay anh cũng phải có trong quy hoạch, trước khi đưa ra làm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thề trường hợp này, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT phải đưa ông Dũng vào quy hoạch rồi mới triển khai lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Vinalines), sau đó mới đến Cục Hàng hải.

Còn lấy lý do đưa ông Dũng đi khỏi Vinalines vì nội bộ ở đó mất đoàn kết thì không thể chấp nhận được. Một người thủ trưởng mà để xảy ra mất đoàn kết ở cơ quan, sau đó lại được điều đi chỗ khác, về mặt quy trình không thể nói là chuẩn được. Lựa chọn một cán bộ trước hết phải bảo đảm người đó là hạt nhân của đoàn kết tại đơn vị. Ở một nơi đang mất đoàn kết nội bộ như Vinalines, có thể phải điều ông Dũng đi nhưng đúng ra là phải rút về một đơn vị nào đó để chờ giải quyết chứ không phải rút để đề bạt vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải.

Đúng là đối với các TCty 91 như Vinalines, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm, chức vụ còn cao hơn Cục trưởng, Vụ trưởng. Nhưng ở trương hợp này, là người đứng đầu 1 doanh nghiệp mà vẫn để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thì việc rút về làm Cục trưởng Cục Hàng hải càng không nên vì ở vị trí quản lý nhà nước, về điều hành vĩ mô, sức lan tỏa còn lớn hơn phạm vi một doanh nghiệp, càng phải xem xét uy tín cẩn thận hơn.

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Điều động cán bộ đang bị thanh tra là thiếu khôn ngoan”

http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/duong-trung-quoc_6ebb1/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg



Lý giải của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng tôi cho là cũng có lý lẽ khi việc này rơi vào hoàn cảnh cụ thể như vậy. Tôi vốn quen biết anh Dũng và cả anh Nguyễn Thanh Bình (Chủ tịch HĐQT Vinashin), tự thấy đấy đều là những cán bộ có năng lực. Tôi cho rằng chính cơ chế quản lý đang giết chết con người.

Tất cả những lý lẽ, phân trần là của người trong cuộc nói ra. Bản thân Bộ trưởng Thăng cũng là người mới về địa bàn, không dễ nắm được ngay. Hơn nữa, có thể mục đích tốt nhưng việc cuối cùng lại không như mong muốn. Ở đây có thể nói là có sự quan liêu, không sát chăng? Nhưng cơ bản nhất, việc điều chuyển những cán bộ ở cấp cao như thế, cá nhân tôi thấy không nên vội vã.

Tôi đã từng nói là người khôn ngoan không ai điều động cán bộ trong thời điểm đang có thanh tra. Nhưng đôi khi cũng có những tình huống cụ thể, khó có thể phán xét.

Ở đây có 2 nghi vấn đặt ra, có quan hệ riêng để nâng đỡ nhau, thậm chí cả việc “chạy tội” cho nhau nữa hay lại chỉ là một tình huống mà theo chủ quan người có trách nhiệm nghĩ đó là một giải pháp tốt. Mà như Bộ trưởng Thăng nói giải pháp điều chuyển ông Dũng không phải là của cá nhân Bộ trưởng mà còn có cả Đảng, các cấp lãnh đạo ở Bộ GTVT và cả Bộ Nội vụ. Thực tế, việc đó không hề đơn giản.

P.Thảo

thái thanh tâm
01-06-2012, 05:35 PM
Bài đăng trên Người Lao Động Chủ Nhật, 20/05/2012 12:28

(NLĐO)- Báo Người Lao động Online vừa nhận được thông tin cảm động về hành động của một người tình cờ qua đường nhưng không vô tình như nhiều người khác đã nỗ lực cứu con trâu mắc kẹt trên rào chắn bảo vệ ven QL12 mà phía sau là vực thẳm, sẩy chân là tan thây.

Trên QL 12 từ thị xã Mường Lay về huyện Mường Chà - tỉnh Điện Biên, không hiểu vì sao mà một con trâu đeo mõ lại mắc kẹt trên lan can hàng rào sắt bảo vệ ven đường, sát ngay cột cây số cách Chan Nưa (Điện Biên) khoảng 22 km.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Can-trau-dang-thuong_ab3c7.JPG

Vẻ đáng thương của con trâu bị mắc kẹt



Con trâu này chắc do không lường được hàng rào sắt khá cao nên khi tìm cách leo qua đã mắc kẹt bụng vào thanh lan can. Tại nơi bị mắc kẹt, con trâu trông có vẻ tuyệt vọng. Phía sau nó là vực thẳm sâu hun hút mà nếu sẩy chân, tụt lại chỉ một bước thôi cũng đủ rơi xuống, tan thây ngay.

Nhìn vào dáng vẻ mệt mỏi sau những nỗ lực tuyệt vọng của con trâu thì có lẽ nó đã bị mắc kẹt cả đêm trong tư thế này.

Trên tuyến đường QL12, kể từ khi phát hiện con trâu mắc kẹt lúc trời sáng cho tới gần trưa, đã có rất nhiều ô tô, xe máy… đi qua song hầu như chẳng có ai dừng lại giúp con trâu.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Nguoi-cuu-trau_c5a06.JPG

Ngay phía sau con trâu bị mắc kẹt là vực thẳm sâu hun hút



Cộng tác viên Người Lao động Online tình cờ đi qua nơi con trâu gặp nạn vào lúc gần trưa có dừng lại vẫy nhiều thanh niên đi xe máy qua, đề nghị dừng lại cứu giúp song rất nhiều người đã phóng vút qua, có người dừng lại nhưng chỉ ngó nghiêng rồi lại lên xe phóng đi.

Tới gần giữa trưa nắng rát, có một thanh niên đi xe máy lao vút qua nhưng đi được một đoạn thì người thanh niên này quay lại, dựng xe, tỏ ra ái ngại, thương cảm con trâu.

Suy nghĩ chốc lát, ngó quanh hai bên lề đường, rồi người thanh niên đi lên sườn núi, vác những tảng bê tông vỡ xuống để làm bệ đỡ, kê chân cho con trâu. Người thanh niên phải leo lên, khuân nhiều lần mới đủ kê cao, để con trâu có thể đặt chân lên cho bụng khỏi tì sát vào lan can sắt. Cộng tác viên báo Người Lao động Online đã định chụp lại cảnh này nhưng người thanh niên từ chối và nói nếu làm thế sẽ bỏ đi ngay.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Con-trau-bi-mac-ket-va-an-nhan_16652.JPG

Con trâu bị mắc kẹt và vị ân nhân kín tiếng



Con trâu bị nạn tỏ ra rất tinh khôn, nó biết nhấc chân, đặt chân lên những tảng bê tông mà người thanh niên xếp cao để lấy đà bật 2 chân sau khỏi lan can sắt. Con trâu vừa thoát nạn, người thanh niên lên xe máy tiếp tục hành trình mà không chịu nói tên tuổi và địa chỉ dù được cố hỏi.

Tình cờ, cộng tác viên Báo Người Lao động Online biết được người thanh niên tốt bụng đang có công chuyện ở địa phương. Qua chủ nhà, nơi người thanh niên ở khi tới miền Tây Bắc xa xôi này, được biết người thanh niên cứu trâu tên là Tân, ở phố Phạm Văn Chiêu, quận Vò Gấp – TPHCM.

Sự việc tuy nhỏ nhưng hành động cứu trâu của người thanh niên khiến người ta không khỏi cảm kích về cái tình trong lúc hoạn nạn, dù là giữa người và loài vật.

Tin-ảnh: Nguyễn An

TRUNGTRUNGNIEN
02-06-2012, 07:30 AM
.




Các bác sĩ ở bang Madhya Pradesh (Ấn Độ), mới đây, cứu sống một cậu bé 12 tuổi, vô tình nuốt vào phổi con cá có vảy dài 9 cm.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=190658&Width=460

Con cá trong phổi Anil (Ảnh: The Sun).


Giống như những trẻ em khác sống dọc bờ sông ở Ấn Độ, cậu bé Anil Barela thường nghịch ngợm, chơi trò nuốt cá sống cùng bạn bè khi đùa giỡn trên sông. Lần này, chẳng may con cá chui vào phổi.

Một lúc sau, Anil bắt đầu cảm thấy khó thở và được đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Cậu bé bị suy hô hấp cấp và nồng độ oxy trong máu thấp hơn bình thường rất nhiều.

Các bác sĩ liền chụp X- quang phổi và thật bàng hoàng khi thấy rõ con cá đang nằm gọn trong buồng phổi trái của Anil. Họ quyết định phẫu thuật khẩn cấp.

Bác sĩ Pramod Jhawar nói: “Con cá vẫn còn sống cho đến khi chúng tôi tiến hành nội soi phế quản của cậu bé. Sự xuất hiện của cá cản trở chức năng hoạt động bình thường của đường dẫn khí và hai lá phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu".

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp phải trường hợp này trong suốt 20 năm làm việc", bác sĩ Pramod Jhawar nói thêm.

Nguyễn Trí Hùng
Theo Indiatimes
(Nguồn: TPO)

thylan
02-06-2012, 08:17 AM
Cá bơi trong... phổi

TRUNGTRUNGNIEN

Nền y học bây giờ giỏi quá! Trường hợp hi hữu thật!!! Mùa hè đến, phụ huynh cảnh giác các em nhỏ đừng nên chơi dại.

Thy Lan

TRUNGTRUNGNIEN
02-06-2012, 02:14 PM
.




Căn cứ Kế hoạch liên tịch số 2137/KH-EVNHCMC-HLHPN-TĐ ngày 29/3/2012 giữa Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh về việc phối hợp thực hiện Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2012”; nhằm tuyên truyền, cổ động cho việc sử dụng điện tiết kiệm và phát huy khả năng sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, qua đó vận động đoàn viên, thanh niên tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam thực hành tiết kiệm” do Trung ương Đoàn phát động, Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi sáng tác khẩu hiệu cổ động, tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, thời gian từ 20/4/2012 đến 30/6/2012.



http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/webtd/data/news/2012/5/15273/BANNER%20TIET%20KIEM%20DIEN%20(2).jpg


Với mục đích chọn ra những khẩu hiệu hay và thiết thực để tuyên truyền nội dung tiết kiệm điện, Ban Tổ chức thân mời các bạn đọc gần xa tham gia cuộc thi.

Bạn đọc có thể tải thể lệ cuộc thi tại đây (http://www.mediafire.com/?2pt9g7ccjdh7m7s).

Mẫu đăng ký dự thi tải tại đây (http://www.mediafire.com/?lqtcxo7jh1720z7).

Ban tổ chức
(Nguồn: website Thành đoàn TP.HCM)

thái thanh tâm
03-06-2012, 04:45 PM
Đôi bạn U60 chín lần đi thi tốt nghiệp PTTH


- Ngoài việc thân nhau về những chuyện hàng ngày, hai anh còn thân nhau và chia sẻ những bài học của mình trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, họ đã trở thành cặp bài trùng khi 9 năm liên tục đi thi tốt nghiệp THPT.

Cặp bài trùng đó là anh Lê Văn Hoàng 53 tuổi, cư ngụ tại xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng ( số báo danh 280429, phòng thì số 18) và anh Danh Út Hiền 54 tuổi, cư ngụ tại xã Vĩnh Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (số báo danh 280427, phòng thi số 18) cả hai anh đều thi chung hội đồng thi trường THPT Mai Thanh Thế, thuộc huyện Ngã Năm.

http://bee.net.vn/dataimages/201206/original/images925682_thi.jpg
Anh Hoàng và anh Hiển đều có hai con đến tuổi trưởng thành.



“Thời gian trước do gia đình nghèo không có điều kiện để đi học cho đến nơi đến chốn. nay gia cảnh kha khá một chút hai chúng tôi quyết định đi thi tốt nghiệp để mở mặt mở mày với con cháu” anh Hiền tâm sự.

Nhưng suốt 8 năm qua do còn bận bịu nhiều công việc và lo cho con cái, nên kết quả không như các anh mong đợi. 8 lần cùng nhau đi thi thì 8 lần điều nhận được kết quả hỏng, lần thứ 9 này các anh quyết định không để bẽ mặt với anh em, họ hàng, gia đình nữa.

Hai anh cho biết trong 3 buổi thi vừa qua các anh làm bài cũng khá tốt có thể đạt điểm trên trung bình.

Tuấn Thành

TRUNGTRUNGNIEN
04-06-2012, 08:45 AM
.




Không chỉ trực tiếp "phục vụ" các đại gia, hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009 còn bị cho là tận dụng mối quen biết với giới người mẫu, diễn viên để môi giới mại dâm với giá 2.000-2.500 USD mỗi lần.

Ngày 3/6, Công an TP HCM đã tạm giữ hình sự hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009 Võ Thị Mỹ Xuân (27 tuổi, ngụ quận 2), Trần Quang Mai (40 tuổi, không phải là Trần Mai Quang như thông tin ban đầu) và Nguyễn Hữu Đạt (43 tuổi, tài xế của một công ty tổ chức sự kiện) để điều tra hành vi Môi giới mại dâm. Bộ ba này được xác định là những người cầm đầu đường dây mại dâm của các người mẫu, hoa khôi với giá hàng nghìn USD.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/7a/e0/hoa_hau_ban_dam.jpg

Hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009 Võ Thị Mỹ Xuân.


Theo cơ quan điều tra, "tú bà" Trần Quang Mai vốn là nữ tiếp viên một quán bar tại trung tâm Sài Gòn. Trong quá trình làm việc, người này làm quen và biết được những đại gia lắm tiền nhiều của.

Từ năm 2009, Mai kết thân với Mỹ Xuân và Đạt, những người quen biết nhiều với giới diễn viên, người mẫu hình thành đường dây mại dâm cao cấp. Khi khách có nhu cầu thì liện lạc điện thoại thỏa thuận giá cả với một trong 3 người. Sau đó họ sẽ điều các nữ diễn viên, người mẫu, ca sĩ… đến tận các khách sạn để phục vụ.

Điều tra ban đầu, cảnh sát đã xác minh được một số những “chân dài” thuộc đường dây bán dâm cao cấp này. Họ hầu hết là những người mẫu, diễn viên, ca sĩ phòng trà…. được nhiều người biết đến tại TP HCM.

Theo cơ quan điều tra, khi có tên những “người nổi tiếng” trong danh sách của mình, đường dây này khi môi giới cho các đại gia thường hét giá "khủng” từ 2.000-2500 USD. Ngoài ra, để phục vụ nhiều hạng người, Xuân còn tuyển cả những cô "thường thường bậc trung” nhưng cũng có giá "vui vẻ" 300-600 USD một lần.

Làm việc với cơ quan điều tra, những “chân dài” trong đường dây thừa nhận mặc dù đi khách với giá cao ngất ngưởng nhưng số tiền thực sự nhận chỉ khoảng 40%. Phần còn lại người môi giới sẽ hưởng.

Trước đó, chiều 2/6 lực lượng Công an TP HCM gồm đội nghiệp vụ số 5 (phòng PC45) phối hợp cùng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) đã bất ngờ ập vào kiểm tra một khách sạn lớn tại quận 1, bắt quả tang 4 cặp nam nữ mua bán dâm.

Từ lời khai của những “chân dài” chủ yếu là những diễn viên, người mẫu này, Xuân, Mai, Đạt đã bị bắt giữ ngay trong đêm để điều tra.

Võ Thị Mỹ Xuân sinh năm 1985 tại Hậu Giang. Cô tham gia cuộc thi “Người đẹp sóc Trăng 2009” (hay có tên khác là cuộc thi hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009) và vượt qua gần 170 người khác để đăng quang.

Sau khi đoạt vương miện, người đẹp này được mời tham dự nhiều chương trình thời trang và chụp ảnh cho các tạp chí. Cô cũng đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Du lịch và hiện là trợ lý trưởng phòng marketing của một công ty. Ngoài công việc chính đó, cô đi diễn, làm mẫu ảnh...

Sau nhiều khó khăn trong những ngày đầu gia nhập làng người mẫu TP HCM, gần đây, cô đã dần trở thành gương mặt quen trong nhiều show diễn thời trang.

Quốc Thắng
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
04-06-2012, 10:12 PM
.




Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) Đào Văn Hòa thừa nhận, việc quản lý người Trung Quốc nuôi lồng bè còn lỏng lẻo do một số ban ngành chưa nhận thức đầy đủ vấn đề, còn chủ quan.

Sáng 4/6, UBND thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) đã triệu tập các cấp, phòng ban chức năng họp, bàn cách xử lý và làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc người Trung Quốc thu mua, nuôi cá lồng bè gần cảng Cam Ranh.
Một bè cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.
Bè cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.

Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, ông Đào Văn Hòa thừa nhận "quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động người Trung Quốc nuôi cá lồng bè lỏng lẻo, một số ban ngành chưa nhận thức đầy đủ vấn đề, còn chủ quan". Ông cho biết: UBND đã chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền, phòng ban và báo cáo lên UBND tỉnh Khánh Hòa trước ngày 8/6.

Theo ông Hòa, ủy ban đang vẫn rà soát số lượng người Trung Quốc ở đây. Từ năm 2009 UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo xử lý nhóm người này, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Ông Hòa cho rằng, mình mới nhận chức nên đang cho rà soát lại các văn bản, tìm hiểu các lỗ hổng quản lý khiến thời gian qua người Trung Quốc công khai nuôi cá bè ở Cam Ranh. Ngoài ra, Thành ủy Cam Ranh sẽ kiến nghị tỉnh nên có cuộc họp để thống nhất việc quản lý chung, bài bản và có quy hoạch tổng thể vùng biển Cam Ranh.

Trong giao ban sáng 4/6, Thường vụ Thành ủy cũng đã yêu cầu UBND TP Cam Ranh nhanh chóng hoàn thành báo cáo; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan; xem xét đâu là điểm yếu kém để tìm cách khắc phục.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/7b/95/be-trung-quoc-3-1.jpg

Một bè cá khác cũng của người Trung Quốc,
gần cảng quân sự Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.


Theo tin từ một số ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa, hiện có gần 20 người nước ngoài, cụ thể là người Trung Quốc hoạt động nuôi cá, tôm… trên vùng biển Khánh Hòa, trong đó tập trung chủ yếu ở vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong. Tại khu vực Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) có 2 người Trung Quốc làm lồng bè nuôi cá mú. Ở thôn Mỹ Giang, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, cũng có 3 người Trung Quốc nuôi tôm thẻ chân trắng.

Trong đó, bè cá tại Đầm Môn nằm cách bờ hơn 10 km được dựng kiên cố với 15 căn nhà do bà Quách Kiều, người Việt gốc Hoa có hộ khẩu tại Sóc Trăng đứng tên. Bè này có 300 lồng, tổng diện tích khoảng 10 ha mặt nước. Chủ bè đang làm thủ tục xin phép thuê mặt nước. Tại khu vực này còn có một bè nuôi cá mú khác do một người Việt gốc Hoa tên Văn Kim Thành làm đại diện, cũng thường xuyên xuất hiện người Trung Quốc.

Chính quyền TP Cam Ranh đề nghị Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng mỗi người đối với 5 người Trung Quốc hoạt động trái phép tại vịnh Cam Ranh. Những người này có thị thực nhập cảnh Việt Nam nhưng đã hết hạn. Ngoài ra, TP đề nghị phạt 3,5 triệu đồng một người đối với 2 người Trung Quốc hoạt động không phép, không có thị thực nhập cảnh.

Thành phố cũng kiến nghị không cho những người Trung Quốc này lưu trú tại Cam Ranh.

Nguyễn Nam Anh
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
06-06-2012, 02:32 PM
.




Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, gieo nỗi tang thương tột cùng lên một gia đình khi ba cha con tử vong tại chỗ, vừa xảy ra tại Hà Tĩnh vào sáng 5-6.

Theo người dân chứng kiến kể lại, vào khoảng 9 giờ 30 sáng 5-6, xe tải BS: 38H -7377 lưu thông trên QL1A, theo hướng Bắc - Nam. Khi đến đoạn qua xã Thạch Long, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh, do phóng nhanh, lái xe không làm chủ tốc độ, đã tông thẳng vào đuôi ô tô BS: 38C-001.99 đang đậu bên lề đường.



http://www.congan.com.vn/dulieu6/Trat-Tu-GT/01_12/tainan6.6.png

Phần đầu chiếc xe gặp nạn bẹp dúm


Cú va cực mạnh khiến phần đầu xe tải bẹp dúm, ba người ngồi trên cabin là tài xế Truy Công Tiến (41 tuổi, ngụ H.Đông Hưng, Thái Bình) cùng 2 con trai Truy Công Tùng (19 tuổi) và Truy Công Vinh (16 tuổi) tử vong tại chỗ, thi thể kẹt cứng trong cabin. Lực lượng cứu hộ cùng người dân địa phương phải rất vất vả mới đưa được các nạn nhân ra ngoài.

Ngay khi nhận tin báo tai nạn xảy ra, CSGT H.Thạch Hà đã điều lực lượng đến hiện trường, tổ chức điều tra, phân luồng hướng dẫn các phương tiện, tránh gây ùn tắc nghiêm trọng.

M.Tân (Tổng hợp)
(Nguồn: CAO)

TRUNGTRUNGNIEN
07-06-2012, 02:21 PM
.




Giá bán lẻ xăng A92 được điều chỉnh xuống 21.900 đồng một lít, giảm 800 đồng. Các sản phẩm dầu được giảm tương ứng 650-700 đồng một lít.

Quyết định có hiệu lực từ 2h chiều nay, được đưa ra sau tính toán của liên Bộ Tài chính - Công Thương trong vòng 2 ngày qua. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng tăng thuế nhập khẩu xăng thêm 3%, lên 7%. Mức điều chỉnh tương tự được áp dụng với các loại dầu.

Mức trích quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn được giữ là 300 đồng một lít.



http://nn5.upanh.com/b3.s27.d2/ccfa16b76b45b0731c1d9bc9f04c4306_45819915.giaxang1 .png


Trong lần trả lời phỏng vấn VnExpress tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết nguyên tắc điều hành giá xăng dầu là phải đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi giá giảm, tùy tình hình sẽ cân nhắc giảm giá bán lẻ bao nhiêu, bao nhiêu bù đắp cho ngân sách bằng cách tăng thuế.

Việc giảm giá xăng dầu cũng được xem là hệ quả tất yếu sau khi giá dầu thô cũng như xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới giảm mạnh trong vòng 30 ngày qua. Chốt phiên giao dịch ngày 6/6, giá dầu trên sàn London tăng 2,23%, lên mức 85,39 USD một thùng, cao hơn so với mức đáy thiết lập vào ngày 1/6 khoảng 2,08 USD.

Tại thị trường Singapore, nơi cung cấp nguồn hàng chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, giá xăng dầu thành phẩm biến động khá mạnh trong những phiên đầu tháng 6. Sau khi giảm sâu trong ngày 4/6, giá xăng RON 92 đã hồi phục nhẹ thêm 2 USD một thùng vào ngày 5/6, giao dịch tại 106,81 USD. Các mặt hàng khác cũng tăng với biên độ từ 1,5 đến 2,2 USD, trong đó, giá dầu hỏa là 111,16 USD, dầu DO ở mức 113,36 USD. Mazut 3,5S là 594,62 USD mỗi tấn.

Tuy nhiên, so với thời điểm đầu tháng 5, dầu thô đã mất gần 20,5 USD một thùng. Còn giá xăng dầu tại thị trường Singapore đã giảm hơn 18 USD. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với giá nhập khẩu như vậy, sau khi cộng các loại thuế, phí, hoa hồng...., mỗi lít xăng, doanh nghiệp lãi khoảng 1.000 đồng. Do đó, mức điều chỉnh giá tối đa 800 đồng và tăng thuế 2-5% cũng đã được lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết khi trao đổi với VnExpress.net tối qua (6/6).

Từ đầu năm 2012, giá xăng tăng 2 lần (7/3 và 20/4) với tổng mức tăng là 3.000 đồng. Sau đó, do diễn biến giảm của thị trường thế giới, giá bán lẻ trong nước cũng được điều chỉnh giảm 3 lần (9/5 và 23/5 và hôm nay) với mức giảm tổng cộng là 1.900 đồng. Cùng lúc đó, thuế nhập khẩu cũng tăng từ mức 0% lên 7% hiện nay.

Nhật Minh
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
11-06-2012, 09:46 AM
.




Hơn một tuần sau khi Công an TP HCM phá đường dây môi giới mại dâm cao cấp hàng nghìn USD được cho là do Hoa hậu Mỹ Xuân cầm đầu, 4 nghi can liên quan đã bị tạm giam.

Ngày 10/6, Công an TP HCM đã khởi tố vụ án, tạm giam Hoa hậu Nam Mê Kông 2009 - Võ Thị Mỹ Xuân (27 tuổi), Trần Quang Mai (40 tuổi), Nguyễn Hữu Đạt (43 tuổi, tài xế của một công ty tổ chức sự kiện) và Lê Quang Tuấn Anh (27 tuổi, chuyên gia trang điểm) để điều tra hành vi môi giới mại dâm.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/7f/ef/My-Xuan.jpg

Hoa hậu Nam Mê Kông Võ Thị Mỹ Xuân.


Quá trình điều tra, công an TP HCM đã xác định được những vụ môi giới mại dâm gần nhất của các nghi can vào năm 2011 và tháng 3, 5 vừa qua. Trong những lần này, họ đã môi giới cho một số hoa khôi, người mẫu, diễn viên… “đi khách” với giá từ 1.500 đến 2.500 USD một lần.

Một nữ người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh (26 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, từng đoạt giải Á khôi trong một cuộc thi sắc đẹp địa phương) cũng được xác định "môi giới cho các người đẹp bán dâm hồi tháng 3 và 5 tại Vũng Tàu". Song, cô này đang mang thai nên được tại ngoại hầu tra.

Cơ quan điều tra cũng đang làm rõ hành vi của người tên Huy, từng làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện tại TP HCM. Người này bị nghi ngờ đã giới thiệu nhiều hoa khôi, người mẫu đi bán dâm. Hiện, Huy đã rời nơi cư trú.

Ngoài ra, cảnh sát cũng cho biết có nhiều tài liệu, chứng cứ tình nghi về đường dây tổ chức cho người mẫu, hoa khôi đi "sex tour" ở nước ngoài với giá hàng chục nghìn USD.

Đường dây mại dâm cao cấp của các hoa khôi, người mẫu bị phanh phui vào chiều 2/6 khi lực lượng Công an TP HCM gồm đội nghiệp vụ số 5 (phòng PC45) phối hợp cùng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) bất ngờ ập vào khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1) bắt quả tang 2 cặp nam nữ mua bán dâm với giá hàng nghìn USD. Hai “chân dài” được xác định là một hotgirl 19 tuổi nổi đình nổi đám bởi những hình ảnh nóng bỏng và một sinh viên trường du lịch.

Cùng thời điểm này, tại một khách sạn trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 10), cảnh sát cũng bắt quả tang hai đôi nam nữ đang "mây mưa". Một gái bán dâm được xác định là hoa khôi tại cuộc thi sắc đẹp tỉnh Bến Tre. Cô còn lại tự nhận là người mẫu của Công ty PL tại TP HCM.

Quốc Thắng
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
12-06-2012, 08:43 AM
.




Sáng 7-6, tại Hội trường TP, Thường trực Thành ủy TPHCM đã phát động cuộc vận động sáng tác văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định”.

Đến dự có các đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Trần Trọng Tân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cùng các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị trí thức, văn nghệ sĩ và đông đảo giảng viên, sinh viên TP. Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM chủ trì buổi lễ.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua phát biểu nhấn mạnh: Cùng cả nước và với miền Nam Thành đồng Tổ quốc, Sài Gòn – Gia Định – TPHCM đã trải qua chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường và giành thắng lợi vẻ vang, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Để đời đời ghi nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang cho các thế hệ sau, Thành ủy, UBND TPHCM quyết định xây dựng Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định tại huyện Củ Chi, lập đền thờ những người có công lớn với Sài Gòn – Gia Định, các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định qua các thời kỳ. Trong khu truyền thống có bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định” là một hạng mục cần thiết, hết sức quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt; nhằm khắc họa sâu sắc lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Định trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tôn vinh công lao to lớn của đồng bào, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Với ý nghĩa đó, Thành ủy TPHCM đã tổ chức cuộc vận động sáng tác văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định”.

Ban tổ chức sẽ tổ chức các chuyến đi thực tế về di tích lịch sử cách mạng địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, Rừng Sác Cần Giờ và một số địa điểm ghi dấu chiến công của quân dân Sài Gòn - Gia Định phục vụ cuộc vận động sáng tác văn bia, đồng thời sẽ nghiên cứu phát động hội thi tìm hiểu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định trong thanh niên TP.

Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Văn bia truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định nhất định phải xứng tầm với truyền thống của quân dân Sài Gòn – Gia Định trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Con người Sài Gòn – Gia Định nói riêng, người Nam bộ nói chung vốn hào hiệp, trọng nghĩa, một lòng theo cách mạng, phong trào đấu tranh của quân dân Nam bộ cũng có những nét đặc trưng rất riêng, từ phong trào công nhân, phong trào phụ nữ đến phong trào học sinh sinh viên, phong trào phật tử xuống đường… Vì vậy để thể hiện được tinh thần đấu tranh kiên cường, anh dũng của quân dân qua văn bia truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định là rất khó. Dù khó đến mấy chúng ta cũng nhất quyết làm cho được văn bia hay, ý nghĩa và xứng tầm với truyền thống của con người và vùng đất Sài Gòn – Gia Định.

Theo gợi ý của Ban tổ chức Cuộc vận động, văn bia tập trung phản ánh các nội dung: Quá trình đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định với những gian khổ, hy sinh và thắng lợi vẻ vang trong cách mạng giải phóng dân tộc; tinh thần yêu nước, cách mạng, bất khuất, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của đồng bào, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Sài Gòn – Gia Định; những tấm gương tiêu biểu và truyền thống anh hùng của Sài Gòn – Gia Định – TPHCM.

Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia cuộc vận động. Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm tham dự và chịu trách nhiệm về bản quyền. Bài văn bia khoảng trên dưới 600 chữ; có thể dùng thể loại văn xuôi, văn biền ngẫu, thông thường là sử dụng văn xuôi có nhịp điệu và có thể có đối ngẫu. Lời văn phải đĩnh đạc, trang trọng, cô đúc.

Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1-9 đến hết ngày 31-12-2012 (theo dấu bưu điện). Tác phẩm tham dự gởi về Ban tổ chức cuộc vận động sáng tác văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn – Gia Định”: Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM (số 127 Trương Định, quận 3, TPHCM).

MINH AN
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
12-06-2012, 08:45 AM
.




Bộ VH-TT-DL phối hợp với Bộ LĐTB-XH vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài thương binh, liệt sĩ và người có công, hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2012).

Nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trong và ngoài nước đều có thể gửi tác phẩm dự thi. Nội dung các ca khúc tập trung tôn vinh thương binh, liệt sĩ và người có công đã dũng cảm không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; ca ngợi những tấm gương thương binh và người có công tiếp tục phát huy truyền thống, nêu gương sáng trong lối sống và lao động sản xuất.

Giải thưởng gồm: 1 giải nhất 15 triệu đồng; 2 giải nhì 10 triệu đồng/giải; 3 giải ba 7 triệu đồng/giải và 10 giải khuyến khích 3 triệu đồng/giải. Các giải đều có giấy chứng nhận của ban tổ chức.

N.C.
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
12-06-2012, 03:19 PM
Mẹ làm bài thi, con khóc bên ngoài

Bài đăng trên Dân Trí Chủ Nhật, 03/06/2012 - 07:23

(Dân trí) - Anh chồng ở trên huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) về TP Huế dẫn vợ đi thi. Vợ vào phòng thi, anh phải bồng đứa con nhỏ 1 tuổi đầu lòng dỗ dành cho con khỏi khóc và cho con uống sữa.

Vì không có ai là bà con hoặc bạn bè tại thành phố Huế nên khi dẫn vợ về Huế thi tốt nghiệp năm nay, anh Phan Thanh Ủy (28 tuổi, trú xã A Đớt, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) phải bồng luôn con nhỏ để chăm sóc.

Nhìn cảnh người cha dỗ dành đứa con trai mới hơn 1 năm tuổi, nhiều người thấy thương tình nên cho thêm cháu bé ít sữa, bánh trái. Cu Phan Thanh Linh tuy mới tròn năm nhưng rất quậy phá, chĩa tay múa chân và nhìn vào trường thi liên tục, nơi có mẹ đang miệt mài làm bài thi. Người cha thì mệt bở hơi tai vì đứa con hiếu động, hết bế, nựng, bồng đi quanh vỉa hè trước trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế (nơi vợ thi) rồi quanh sang dỗ dành nói ngọt. Nhưng thằng cu vẫn kêu la không ngừng.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2633_46704/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Anh Ủy bồng đứa con 1 tuổi đợi vợ ngoài trường thi Hai Bà Trưng, TP sáng 2/6/2012.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2635_74622/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Anh dõi mắt vào phòng thi nơi người vợ yêu đang miệt mài với các con chữ,
đứa con anh thì vẫn quậy tưng bừng với cha khi không có mẹ bên cạnh.



Phải đến khi người mẹ ra khỏi phòng thi, thằng cu mắt sáng lên, lao vào lòng mẹ, miệng nói bập bẹ. Chị Kê Thị Thơm (26 tuổi, vợ anh Ủy) quệt vội mồ hôi trên trán và nhìn cười chồng nói bằng tiếng dân tộc nghĩa là “Anh có mệt không? Để em lo cho con nhé”.

Chị Thơm cho biết năm 2011, chị đăng ký thi tốt nghiệp nhưng vì sinh thằng cu Linh là con đầu lòng nên sau đó phải bảo lưu chờ năm nay thi. Bận giữ con nên cái tay của chị cứng đi, đến nỗi buổi thi sáng 2/6, môn Văn phải viết nhiều chữ nhưng chị viết không được tốt lắm vì tay đau.

“Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là em thấy khó nhất, còn lại 2 câu sau em đều làm được nhưng có lẽ cũng không tốt lắm. Bài em học tủ thì không trúng nên cũng hơi buồn chút chút. Mấy anh em người Kinh trong phòng cũng tốt lắm, phút cuối cho em chép bài một ít nhưng em ngại quá nên không chép. Thầy cô giám thị trong phòng cũng nghiêm và căng thẳng lắm làm em run cả người” - chị Thơm tâm sự.

Qua trò chuyện thì được biết hai anh chị thuê phòng trọ ở gần trường thi và may mắn được một bà chủ nhà tốt bụng cho ở nhờ mà không lấy tiền. Chỉ tốn tiền ăn cơm bụi, mua nước uống và trái cây, sữa cho cu Linh. Phần còn lại để dành đi xe lên A Lưới khi thi xong. Ở quê, anh đi làm thuê công nhân, chị đi học ở trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, khi học về thì ở nhà làm ruộng. Đời sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng chị vẫn quyết tâm học để lấy cho được tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 nhằm sau này có nhiều cơ hội tìm việc cho đỡ khổ.

Chúng tôi chúc chị Thơm thi tốt 5 môn còn lại và sẽ đậu tốt nghiệp, chị cười nói “Cảm ơn chú, người Kinh tốt lắm, chị đi đây, trưa nay phải về cho thằng cu nó bú không thì nó đói. Chị sẽ cố gắng thi cho đậu”.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2638_925a1/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
"Anh và con có khỏe không" - chị Thơm hỏi chồng.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2639_feb98/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Thằng cu Linh không đợi thêm phút nào nữa, nó chồm vội qua người mẹ.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2642_1ecd8/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
"Chị sẽ cố gắng thi cho đậu”.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2641_eab58/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Hình bóng anh chị trên đường về quán cơm bụi. Dù có con nhỏ,
nhà lại xa xôi, chị Thơm vẫn gắng vượt khó trong học tập.



Đại Dương

TRUNGTRUNGNIEN
13-06-2012, 08:01 AM
.




Bé gái Liu Jiangli, 6 tuổi đến từ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đang bị bệnh “lông lá” tấn công tới hơn 60% cơ thể.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=194319&Width=450

Liu Jiangli bị lông đen phủ đầy người từ lúc mới sinh ra.


Người ông nội Liu Mingying, từ lúc lọt lòng mẹ, cơ thể cháu gái Liu Jiangli đã mọc rất nhiều lông như thế. Lớp lông đen phủ kín lưngLiu Jiangli và lốm đốm ở cánh tay, mặt và chân.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=194317&Width=450

Lưng phủ đầy lông đen.


Mẹ của Liu Jiangli xấu hổ vì con gái bị “lông lá” như vậy đã bỏ nhà đi năm cô bé mới hai tuổi. Sau đó một thời gian, người bố đã cô bé vào trung tâm chăm sóc trẻ em của tỉnh và không quay lại thăm cô bé kể từ đó.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=194318&Width=450

Ông nội của Liu Jiangli chăm sóc cháu gái.


Sau sáu tháng vào trung tâm, Liu Jiangli được ông nội tới đưa về nhà chăm sóc. Ông cũng lo ngại cô cháu gái Liu Jiangli sẽ không hòa nhập với cộng đồng vì cơ thể đầy lông như vậy. Hầu hết những đứa trẻ quanh đấy không chơi với Liu Jiangli vì sợ.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=194320&Width=450

Tay, chân và mặt của Liu Jiangli nhiều vết lốm đốm .


Hiện chưa có lời giải thích nào về hiện tượng người “lông” này. Theo tên gọi khoa học đây là bệnh Hypertrichosis Universalis khiến cơ thể bị lông lá mọc khắp cơ thể.

Tuấn Vũ
Theo Dailymail
(Nguồn: TPO)

thái thanh tâm
13-06-2012, 12:30 PM
TTO - Sáng nay trên đường từ quê ra Đà Nẵng học, ngồi trên xe buýt Hội An - Đà Nẵng, tôi bắt gặp một câu chuyện mà cách hành xử của những người trong cuộc rất đáng lưu tâm.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=569997
Hai thanh niên Tây chủ động nhường ghế ngồi, sau đó nhường chỗ ngồi dưới sàn rồi đứng



Chuyến xe này đông nghịt người, những hành khách bắt xe dọc đường của tuyến này chỉ còn mỗi tư thế đứng vì chỉ có khách đón ở bến mới có ghế ngồi.

Xe chạy đến ngã ba Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc thì có hai bà lão tuổi ngoài 70 lọ mọ bước lên xe.

Lúc đó hàng ghế phía cuối xe có vài ba thanh niên người Việt và hai thanh niên người nước ngoài.

Hai cụ bà ngồi bệt xuống sàn.

Những thanh niên Việt thay vì nhường ghế lại ngồi im. Hai chàng trai Tây ngồi gần đó đã đứng dậy, giúp hai cụ ngồi vào ghế và sau đó hai anh chàng này ngồi bệt xuống sàn xe.

Đi được một đoạn đến ngã tư Điện Ngọc lại có một cụ bà bắt xe, hai chàng trai Tây tiếp tục đứng dậy nhường chỗ ngồi cho bà cụ.

Một bài học cho chúng ta, những người vốn vẫn được răn dạy “kính trên nhường dưới”.

THANH BA

TRUNGTRUNGNIEN
13-06-2012, 02:20 PM
.



Ann Rutherford, nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn Caroline O'Hara, cô em gái út của Scarlett O'Hara, trong bộ phim kinh điển “Cuốn theo chiều gió” sản xuất năm 1939, đã qua đời tại nhà riêng ở Beverly Hills, Mỹ tối 12-6 ở tuổi 94.

Anne Jeffereys, bạn thân của bà, nói rằng bà đã phải chịu đựng căn bệnh tim trong một thời gian dài trước khi qua đời.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/06/images424206_061212_AnnRutherford_ftr.jpg

Anne Jeffereys qua đời ở tuổi 94


Ann Rutherford sinh năm 1917 tại Vancouver, Canada trong một gia đình làm nghệ thuật, có cha là ca sĩ còn mẹ là diễn viên kịch câm. Bà cùng gia đình chuyển tới Los Angeles sinh sống khi mới lên 9 tuổi.

Ann Rutherford đã đóng rất nhiều phim trước khi được tham gia phim “Cuốn theo chiều gió” vào năm 1939. Vai diễn đầu tiên của bà là trong bộ phim “Waterfront Lady”. Nhờ vai diễn này, Ann đã từng bước đi lên những nấc thang thành công. Thành công của bộ phim “Cuốn theo chiều gió” đã biến Ann Rutherford thành ngôi sao lớn.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/06/images424204_1339511430_ann-rutherford-l.jpg

Anne Jeffereys lúc trẻ


Năm 1989, Ann Rutherford là một trong 10 diễn viên từng vào các vai diễn của bộ phim “Cuốn theo chiều gió”, vẫn còn sống tới Atlanta để tham dự lễ kỷ niệm 50 năm ra đời của bộ phim này.



http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/06/images424202_gone-with-the-wind-620.jpg

Ann Rutherford (bên trái) cùng hai bạn diễn Vivien Leigh và Evelyn Keyes
trong cảnh quay của bộ phim nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”


Ann Rutherford kết hôn hai lần. Lần đầu tiên vào năm 1942 với một thương gia giàu có, sinh một con gái. Năm 1953, Ann ly dị và ngay sau đó ít tháng, bà tái hôn với nhà làm phim William Dozier. William Dozier qua đời vào tháng 4-1991. Ann sống những ngày cuối đời bên cô con gái và hai đứa cháu trai.

Như vậy, cho đến thời điểm này, dàn diễn viên của phim "Cuốn theo chiều gió" chỉ còn lại một mình Olivia de Havilland, người thủ vai Melanie là còn sống. Olivia de Havilland đã giành 2 giải Oscar, bà đang sống ở Paris và sẽ tròn 96 tuổi vào ngày 1-7 tới.

Diệp Trúc Khuê
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
13-06-2012, 04:14 PM
Cụ ông mù 30 năm làm từ thiện

Mất đôi mắt trong chiến tranh, nhưng hơn 30 năm qua ông Út Hợp vẫn lặn lội đi khắp nơi để làm từ thiện. Nghe nơi đâu có mảnh đời bất hạnh là vài ngày sau ông xuất hiện để giúp đỡ.

Căn hộ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh, TP Sóc Trăng ít khi có ông chủ ở nhà bởi cụ Thái Văn Hợp (Út Hợp, 69 tuổi) thường xuyên đón xe ôm rong ruổi khắp nơi để làm việc thiện. Có hôm vợ con kiên nhẫn chờ cơm đến khuya mới thấy xe ôm đưa ông đến cổng, gương mặt ông ánh niềm vui vì vừa giúp cho một học sinh nghèo vượt khó ở huyện vùng sâu suất học bổng để tiếp tục đi học.

Ông Út Hợp bị bom đạn cướp đi đôi mắt tại chiến trường miền Trung khi mới 28 tuổi. Xuất ngũ, ông về lại Sóc Trăng với người vợ hiền. Thiếu ánh sáng nhưng còn đôi chân khỏe, thế là 2 năm sau giải phóng, ông đi châm cứu từ thiện khắp các tỉnh miền Tây rồi lên Đông Nam bộ, ròng rã suốt 17 năm trời. Ở đâu có ông là có hàng trăm người nhận phiếu châm cứu miễn phí mỗi ngày.


Làm từ thiện hàng chục năm nay nhưng cụ Hợp từ chối lên truyền hình vì không muốn “ồn ào”. Ảnh: Thiên Phước.
Trước khi “giải nghệ”, Út Hợp được một nhà sư ở Sóc Trăng mời tham gia hướng dẫn cho học viên lớp châm cứu, bốc thuốc nam được tổ chức tại chùa nên sau đó ông có được một đội ngũ kế thừa việc châm cứu từ thiện.

Vài năm sau, biết nhiều địa phương người dân rất thiếu nước sạch nên ông liền khăn gói lên Sài Gòn tìm bạn bè làm ăn khá giả vận động chi phí khoan giếng bơm tay cho hàng trăm hộ dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thời gian này, những lúc rảnh tay ông vò bột nghệ thành viên để cho những bệnh nhân bị đau bao tử mà không có tiền mua thuốc uống.

Có lần nghe bạn kể nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng không có tiền mua cơm, cháo, ông bèn liên hệ với bạn bè đến bệnh viện đặt vấn đề nấu cháo từ thiện phát miễn phí. Nhờ vậy mà bếp ăn từ thiện tại bệnh viện này ra đời, phát triển tốt đến nay với khoảng 300 phần cháo vào mỗi buổi sáng.

Buổi trưa và chiều cũng có hàng trăm phần cơm được phát miễn phí, có đủ thức ăn chay. Từ mô hình này, một số bệnh viện tuyến huyện ở Sóc Trăng cũng hình thành bếp ăn từ thiện cung cấp cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo.


Điểm phát cơm, cháo từ thiện mỗi ngày tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng do cụ Hợp khởi xướng. Ảnh: Thiên Phước.
Biết ông tận tâm nên bạn bè, anh em ở Mỹ, TP HCM… cũng gửi tiền về để Út Hợp chia sẻ với người nghèo. Vì vậy, rất nhiều học sinh tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học đã được người đàn ông mù đón xe ôm đến tận nhà trao học bổng.

Mới đây, có đoàn làm phim muốn ghi hình về cuộc đời của “những người tử tế” nhưng ông từ chối bởi không muốn ồn ào. Ông bảo chỉ muốn thầm lặng làm việc nghĩa. Và sáng hôm sau ông một mình đón xe từ Sóc Trăng lên TP HCM để tìm đến nhà một gia đình nghèo ở quận 9.

“Tôi mới nghe radio kể về một cô bé nhà nghèo ham học. Cha liệt nằm một chỗ, em trai bại não nên mẹ phải ở nhà chăm sóc hai người. Không có tiền, bà ấy nhận giữ mấy đứa trẻ trong xóm để tằn tiện lo thang thuốc cho chồng, con. Đứa con gái tên Thanh đang học lớp 12 mà có hôm nhịn đói đến lớp nên tôi phải tìm để trao học bổng, hỗ trợ tiền hàng tháng cho em này có điều kiện ăn học”, ông chia sẻ.

Trò chuyện cùng VnExpress.net, bà Lý Thị Thum ở Bắc Tà Ky, phường 4, TP Sóc Trăng cho biết cứ vài tháng là thấy cụ Hợp xuất hiện với vài người phụ việc để trao quà hoặc quần áo xin được từ TP HCM mang về Sóc Trăng chở đi cho người nghèo.

“Tôi quý cụ Hợp ở chỗ là không phải như những người khác cứ đổ quần áo ra một đống bên đường rồi ai lựa thì lựa theo kiểu ‘bố thí’. Cách làm của cụ Hợp là khi xe chở quần áo đến, người nào hỏi xin và xin bao nhiêu bộ thì cụ kêu người giúp việc chọn áo quần vừa theo kích cỡ người cần mặc, đúng số lượng, đúng giới tính nên mang về là mặc được ngay, không bỏ tùm lum phí phạm”, bà Thum tâm đắc kể.

Nói về bếp ăn từ thiện trong Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng do cụ Hợp khởi xướng, bác sĩ Nguyễn Thanh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết 7 năm trước khi ông nhận công tác ở bệnh viện đã thấy có bếp ăn từ thiện do ông Hợp với các cộng sự phát cháo cho bệnh nhân nghèo vào mỗi buổi sáng. Hiện nay ông Hợp không trực tiếp tham gia mà giao lại cho người khác đồng thời phát triển thêm hai buổi cơm chay vào trưa và chiều.

Thiên Phước

TRUNGTRUNGNIEN
14-06-2012, 02:43 PM
.




Mỹ công bố kế hoạch hỗ trợ khí tài quân sự để giúp Philippines giám sát biển Đông. Tuyên bố được đưa ra chỉ năm ngày sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến thăm Washington.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570931

Hình ảnh máy bay không người lái của Trung Quốc
được hải quân Nhật chụp hồi tháng 5-2012 - Ảnh: MSDF


AFP dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines một trạm rađa đặt trên đất liền để giám sát mọi hoạt động trên biển Đông. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ Philippines một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia. Trung tâm này được thiết kế nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những gì đang diễn ra ở các vùng biển gần Philippines” - người phát ngôn Lầu Năm Góc Catherine Wilkinson cho biết.

Lầu Năm Góc đang thảo luận phạm vi hỗ trợ quân sự cho Philippines. Dù Washington chưa kết luận cụ thể về các hạng mục hỗ trợ, song hệ thống rađa giám sát là một phần trong gói hỗ trợ này. Báo Inquirer Daily cho biết trước đó ông Aquino đã đề nghị Mỹ hỗ trợ hệ thống rađa, máy bay tuần tra và tàu hải quân. Báo Washington Post cũng cho biết ông Aquino còn đề nghị Mỹ đưa máy bay do thám như P-3C Orion và Global Hawk đến biển Đông để giúp Manila giám sát dọc bờ biển.


Dấu hiệu của cam kết lâu dài

Trước đó, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Cecil Haney tái khẳng định hải quân Mỹ sẽ điều động các tàu chiến và máy bay hiện đại nhất tới châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó có tàu chiến gần bờ có thể hoạt động tại các vùng nước cạn. Các tàu chiến này sẽ được triển khai tại Singapore trong năm 2013. Ngoài ra là một số phi đội máy bay EA-18G và tàu ngầm lớp Virginia hiện đại.

Giới chuyên gia quân sự nhấn mạnh kế hoạch hỗ trợ Philippines cho thấy chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. “Hệ thống rađa triển khai trên đất liền là cách Mỹ vừa tăng cường khả năng quốc phòng của Philippines, vừa đưa ra tín hiệu khẳng định một cam kết dài lâu của Washington tại châu Á” - AFP dẫn lời Patrick Cronin, cố vấn cấp cao của Trung tâm châu Á vì an ninh Mỹ ở Washington, cho biết.

Từ sau cuộc xung đột với Manila tại bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đến nay vẫn chưa tỏ dấu hiệu gì là sẽ nhân nhượng. Tân Hoa xã đưa tin hôm 12-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của các tàu ở bãi cạn Scarborough nhằm “thực hiện nhiệm vụ canh gác dựa trên yêu cầu thực thi pháp luật, quản lý và dịch vụ tại khu vực”.

Theo chuyên gia Cronin, có khả năng Trung Quốc sẽ tìm giải pháp tháo gỡ căng thẳng trước thềm Hội nghị ASEAN vào tháng tới mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đại diện Mỹ tham dự. Nhưng cũng có khả năng Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép lên Manila. Khi đó, nhiều khả năng Mỹ sẽ sớm cung cấp máy bay cho Philippines như ông Aquino đề nghị.


Chiến tranh lạnh về “công nghệ quân sự “

Lúc này, giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang diễn ra một cuộc chiến tranh lạnh liên quan đến công nghệ quân sự. Giữa tháng 5-2011, trang tin quan sát an ninh Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) đã phát hiện một hạm đội tàu khu trục của Trung Quốc đang thao dượt cùng máy bay không người lái (UAV) do nước này sản xuất, ở cách đảo Okinotorishima khoảng 700km về phía đông. MSDF mô tả những chiếc UAV có hình dáng giống chiếc Camcopter S-100 của Công ty Schiebel (Áo), được triển lãm ở Bắc Kinh năm 2011. Trước đó, ít nhất hai mẫu UAV của Trung Quốc là Pterodactyl và BZK-005 là bản sao gần giống của chiếc Predator và Global Hawk của Mỹ.

Sự kiện này cho thấy một bước tiến cực nhanh của Trung Quốc trong công nghệ UAV. Báo Le Monde ngày 12-6 cho rằng giờ đây câu hỏi đặt ra không phải là Trung Quốc có đang cải tiến hay không mà xác định một lằn ranh cho công nghệ quân sự để ngăn chặn Trung Quốc. Bởi từ lâu, những cải tiến quan trọng của Trung Quốc (hàng không vũ trụ, tin học, Internet) đều có xuất xứ từ các phức hợp công nghiệp - quân sự của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ.

Chuyên gia an ninh tại Phòng nghiên cứu AlienVault khẳng định bằng chứng rõ nhất là việc tin tặc Trung Quốc đã tấn công liên tục vào các trang web của chính quyền liên bang, các nhà thầu quân sự của Mỹ để lấy cắp các dữ liệu về chiến lược UAV của Bộ Quốc phòng Mỹ và hàng loạt thông tin về kỹ thuật quân sự khác.

Báo cáo hằng năm của Lầu Năm Góc, được công bố ngày 18-5, đã cảnh báo việc Bắc Kinh ăn cắp thông tin liên quan đến những công nghệ hàng đầu của phương Tây, nhất là của Mỹ. Chủ nhiệm Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho biết Bắc Kinh áp dụng chiến thuật “năng nhặt chặt bị” trong việc thu thập thông tin kỹ thuật quân sự của Mỹ từ hàng ngàn Hoa kiều đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Theo New York Times, Mỹ ắt hẳn chưa quên vụ án gia đình kỹ sư Chi Mak tuồn tài liệu về hệ thống tàu chiến đấu Aegis của Mỹ cho Trung Quốc sản xuất tàu khu trục Lan Châu. Thậm chí, Lầu Năm Góc còn nghi ngờ máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc cũng đang là những sản phẩm ăn cắp công nghệ từ nước ngoài.

MỸ LOAN
(Nguồn: TTO)

thái thanh tâm
14-06-2012, 03:51 PM
Cỏ xanh còn dấu “bà đầm”



TT - Căn biệt thự mướt màu cỏ xanh và ngập những giò phong lan của ông bà Dương Quang Thiện vốn đã rất yên tĩnh, hôm nay lại càng yên tĩnh hơn sau một thoáng lao xao. “Bà đầm” đã đi xa, lần này là mãi mãi.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=565421

Ông bà Dương Quang Thiện đã tham gia đóng góp cho chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ liên tục suốt 20 năm qua - Ảnh: Nguyễn Công Thành



Những hồi ức của ông Dương Quang Thiện về “bà đầm” thương yêu một đời của mình tuôn chảy dào dạt hơn bao giờ, khác hẳn vẻ kín đáo, lặng lẽ của ông thường ngày. Từ chuyện những ngày đầu khi bà là một cô giáo ở Thụy Sĩ, ông là một du học sinh nghèo. Mới gặp, bà đã yêu và... tự động đi đăng ký học tiếng Việt. Mỗi tuần, ông viết cho bà một bài học. Mỗi tuần, ông tập cho bà nấu một món ăn Việt. Để rồi cuối cùng bà đã ăn suốt tuần, suốt tháng, suốt năm những món ăn Việt Nam.

Chương trình đầu tiên
Ông kể: “Có lần tôi hỏi: Sao bà lại yêu tôi? Bà đầm bảo: Vì anh là một sinh viên nghèo mà lại biết thương những người nghèo khác, biết yêu đất nước của anh”. Hôm nay, trước linh cữu bà, ông cười ngất mà mắt rưng rưng khi nhắc chuyện xưa: “Trong sách vở về tình yêu đâu có câu nào như thế đâu phải không? Vậy mà bà đầm đã yêu tôi vì thế, và bà cũng yêu luôn cả nước Việt Nam của tôi”.

Là kỹ sư điện toán của Hãng IBM với lương cao ngất ngưởng, năm 1965 ông Dương Quang Thiện quyết định về Việt Nam giữa bom lửa, khói đạn. Ông nói: “Đất nước tôi còn nghèo, sẽ cần tôi hơn là các nước đã phát triển”. Bà đầm gật đầu theo ông về Việt Nam. Và bà đã cả đời làm một người vợ Việt Nam.

Từ đó, cái tên Dương Quang Thiện bắt đầu nổi tiếng. Là người đặt những viên gạch đầu tiên cho công nghệ thông tin Việt Nam. Là người viết những cuốn sách gối đầu giường của “dân tin học”. Là người luôn đau đáu với việc đưa công nghệ thông tin vào quản trị hệ thống... Và danh xưng “ông bà Dương Quang Thiện” còn nổi tiếng hơn với tư cách nhà tài trợ các học bổng cho sinh viên, các lớp học, các cây cầu, các chương trình khuyến học suốt mấy mươi năm.

“Chương trình đầu tiên chúng tôi tham gia là học bổng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ năm 1989. Năm ấy, chúng tôi lần đầu tiên có được một món tiền kha khá, là tiền lương hưu trí từ Thụy Sĩ gửi về cho bà đầm” - ông Dương Quang Thiện nhớ lại. Việt Nam vừa trải qua một thời kỳ “thật gian khó”, vòng vây cấm vận quốc tế vừa được tháo bỏ, có khoản tiền từ nước ngoài gửi về, bà đầm không dùng để sắm sửa, cũng không mua vé máy bay về thăm gia đình. Bà nhớ ngay đến những nguyện vọng sâu kín trong lòng ông, lý do bùng cháy tình yêu của bà bao năm về trước. Bà đọc báo và cùng ông tìm đến báo Tuổi Trẻ.

Đôi lần “bà đầm” không lặng lẽ
Từ đó, ông bà đã trở thành “nhà tài trợ chuyên nghiệp”. Tiền lương hưu của bà, tiền viết sách của ông được lên kế hoạch sử dụng tỉ mỉ, chi li cho từng suất học bổng, từng công trình tài trợ. 20 năm ròng rã góp tay cho chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ, tám năm tài trợ học bổng cho Đại học An Giang, mười mấy năm đóng góp cho quỹ khuyến học của báo Sài Gòn Giải Phóng... Những người tổ chức chương trình thường hay lui tới nhà ông bà ai cũng nhớ cảnh bà mỉm cười đi trao học bổng tận tay sinh viên, lặng lẽ gật đầu đồng tình lúc ông dặn dò: “Chúng tôi không làm từ thiện, chúng tôi đầu tư cho các em, là đầu tư cho tương lai”.

Bà âm thầm tự cắt may từng cái áo, váy, tự đi chợ, nấu những bữa ăn nhiều rau ít thịt, giữ gìn những ghế mây, bàn gỗ suốt mấy chục năm trời để tiết kiệm, dành tiền cho các kế hoạch “lấy giáo dục nuôi giáo dục”. Bà rỉ tai nhắc ông trả lời khi có người cắc cớ hỏi vì sao không giàu có mà lại mang tiền đi lo chuyện bao đồng: “Đó là việc mà chúng tôi chọn để làm, giống như ăn cơm hằng ngày vậy mà”.

Cái tên của bà, Agnès Dương Quang Hofsterter, chỉ xuất hiện trong các giấy tờ hành chính. Đi đến đâu, đóng góp chỗ nào cũng chỉ một danh xưng “ông bà Dương Quang Thiện”... Thật là khác với tưởng tượng của nhiều người, kể cả người thân của ông bà, về phong cách của một “bà đầm”. Và thật giống với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “xuất giá tòng phu”.

Bà vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ, vẫn nói tiếng Pháp, nhưng lại chính là một người vợ Việt Nam là như thế.

“Ấy vậy mà cũng có đôi lần bà ấy không lặng lẽ...” - ông Dương Quang Thiện nhớ lại. Ấy là một lần phóng viên nước ngoài đến phỏng vấn bà với tư cách một người nước ngoài ở lại Việt Nam sau chiến tranh, trải qua cả thời kỳ bao cấp khốn khó. Suốt hai giờ trò chuyện, bỗng bà “chỉnh” ông nhà báo: “Tôi trả lời ông trung thực, có chuyện tốt chuyện xấu. Tại sao lúc tôi nói chuyện tốt không thấy ông ghi chép, nói chuyện xấu thì ghi lia lịa?”. Ông nhà báo gãi đầu phân trần, rồi sau đó bài báo đã được đăng theo đúng ý bà, có tốt có xấu. Một lần khác là khi ông ngỏ ý thôi tài trợ cho sinh viên ĐH An Giang sau sáu năm liền cấp học bổng để chuyển sang trường khác, bà đã nghiêm mặt: “Sinh viên An Giang còn nhiều khó khăn lắm”. Chỉ thế thôi, “và ý của bà với tôi luôn là mệnh lệnh” - ông cười.

Vậy mà hôm nay bà đã đi xa rồi. Ông vẫn ở lại bên thảm cỏ, bàn viết và vẫn tiếp tục các chương trình “ông bà Dương Quang Thiện - lấy giáo dục nuôi giáo dục”.

PHẠM VŨ

TRUNGTRUNGNIEN
15-06-2012, 12:04 PM
.




Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua bày tỏ sự lo ngại cuộc tập trận hải quân giữa các nước Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/83/57/mh11.jpg

Trực thăng lượn phía trên tàu chiến Mỹ
trong cuộc tập trận chung với hải quân Hàn Quốc. Ảnh: AFP


"Trung Quốc tin rằng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cần có những nỗ lực mang tính xây dựng để đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực Đông Bắc Á, chứ không nên làm xấu thêm tình hình", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vi Dân, nói.

Phát biểu của ông Lưu được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo kế hoạch của cuộc diễn tập giữa Hải quân Mỹ, Hải quân Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản được ấn định trong ngày 21-22/6, tại vùng biển phía nam bán đảo Triều Tiên.

Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa ba nước kể trên. Lầu Năm Góc cho biết mục đích của cuộc tập trận nhằm tăng cường hợp tác thông tin và tác chiến giữa để ứng phó với những trường hợp thiên tai, cứu hộ và các vấn đề về an ninh.

Cuộc tập trận sẽ diễn ra bên ngoài lãnh hải của các nước trong khu vực, gồm các hoạt động huấn luyện tìm kiếm, cứu hộ và các hoạt động tác chiến hải quân. Tàu khu trục và máy bay chống tàu ngầm sẽ được huy động trong cuộc tập trận. Ngay sau khi kết thúc cuộc tập trận ba bên, Hải quân Mỹ, Hàn sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận khác từ ngày 23-25/6 trên biển Hoàng Hải.

Chiến lược quốc phòng của Mỹ chú trọng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ cũng thúc đẩy nhiều hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực. Hàng năm, Mỹ vẫn có nhiều cuộc tập trận chung với Hàn Quốc với quy mô và nội dung đa dạng. Washington cũng thường xuyên có các hoạt động diễn tập với Tokyo. Mỹ hiện có binh sĩ đồn trú tại cả Hàn Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia đồng minh quan trọng ở khu vực Đông Á.

Ngoài ra, mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố nước này sẽ tăng tỷ lệ tàu hải quân trên Thái Bình Dương trong tương lai. Những hoạt động và tuyên bố này của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng và đánh giá là nhằm để kiềm chế sự trỗi dậy của mình.

Trung Quốc cũng vừa tuyên bố kế hoạch tập trận hải quân ở tây Thái Bình dương trong tháng này, nhưng chưa nói rõ địa điểm và quy mô cụ thể của hoạt động.

Vũ Hà
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
15-06-2012, 12:49 PM
Anh nào cũng thi nhau tập trận lại còn phản đối nhau. Rõ toàn là chưa ăn cướp đã la làng. Tầu khựa thì tốt đẹp gì mà la anh khác ?-TTT

thái thanh tâm
15-06-2012, 12:57 PM
Một chú trâu đã thay đổi cuộc sống của những người xẻ thịt



Theo tin được phổ biến bởi “Tin Tức Nhân Dân” (People’s News) của Trung Quốc thời có một chuyện bất ngờ xảy ra ở Hong Kong, nghe có vẻ khó tin nhưng lại có thật.

Tờ “Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần” (Weekly World News) tường thuật rằng có một nhóm nhân công dắt một con trâu vào trong một lò sát sinh để sửa soạn giết thịt làm bíp-tết và hầm ra-gu.

Khi họ đi tới trước cửa lò thời con vật thình lình đứng khựng lại, không chịu tiến bước thêm nữa. Chú trâu qùy xuống bằng hai chân trước và tuôn rơi nước mắt. Tại sao trước khi vào lò sát sinh mà một con trâu lại có thể hay biết rằng nó sắp bị xẻ thịt. Điều này tỏ ra nó có vẻ nhậy cảm hơn nhiều con người.

Tay đồ tể SHIU TAT-NIN kể lại chuyện đó một cách hoàn toàn xúc động: “Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!” Anh chàng kể tiếp: “Tôi vội vàng gọi mọi người tới coi và tất cả đều ngạc nhiên như tôi. Chúng tôi cùng xúm vào để người thì đẩy và người thì lôi kéo chú trâu đi nhưng nó không chịu nhúc nhích, nó chỉ ngồi đó và tiếp tục khóc!”

http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Buffalo_standing_still_sad_and_frightened_to_tears 2.jpg


http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Buffalo_weeping_nonstop.jpg







Chủ lò sát sinh BILLY FONG nói: “Con người luôn nghĩ rằng những con vật này không giống người, đâu biết khóc, nhưng chú trâu này quả thật đã khóc như một đứa trẻ nít!”

Vào lúc đó có ít nhất là cả chục con người khoẻ khoắn và vạm vỡ hiện diện nhưng tất cả đều mủi lòng khi thấy chú trâu khóc. Riêng những đồ tể thường có nhiệm vụ hàng ngày phải giết trâu bò trong lò sát sinh thời súc cảm hơn nữa, họ cũng nhỏ lệ.

Khi các tay đồ tể từ các lò sát sinh khác nghe thấy tin này họ cũng kéo nhau chạy tới xem. Tất cả đám đông đều rất ngạc nhiên vì những chuyện xảy ra trước mắt họ. Ba người đồ tể trong nhóm đó quá xúc động đến nỗi họ tuyên bố rằng kể từ lúc này mỗi khi họ phải làm thịt các sinh vật khác họ cũng sẽ không thể quên hình ảnh nước mắt của chú trâu này.

Kết thúc sẽ giải quyết như thế nào? Thấy cả trâu lẫn người đều nhỏ lệ chúng ta biết rằng chú trâu sẽ không bị xẻ thịt nữa. Quả thật vậy, một số người bỏ tiền mặt ra mua chú trâu đó rồi gửi chú vào trong một ngôi chùa Phật giáo để nơi đó quý Tăng sẽ chăm sóc nó chu đáo hơn và chú trâu có thể an lành sống đến tận cuối đời!

Một chuyện kỳ lạ khác lại xảy ra. Sau khi có quyết định trên chú trâu linh cảm rằng sinh mạng chú được bảo đảm, chú tự đứng dậy và đi theo họ. SHIU TATNIN ngạc nhiên nói: “Tại sao một con trâu lại hiểu được những lời nói của con người? Dù bạn có tin hay không nhưng chuyện lạ lùng này quả có thật.”

Hiển nhiên chú trâu này đã làm lay chuyển cuộc sống của những nhân công làm việc trong lò sát sinh!

Tâm Minh lược dịch từ (Weekly World News)

TRUNGTRUNGNIEN
15-06-2012, 02:18 PM
.




Ngày 14-6, ông Lê Xuân Trường, Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai cho biết, đang đề nghị làm rõ việc xúc xích hiệu Soyumm của Công ty CP Jupiter Foods Việt Nam (J.F Việt Nam) trụ sở tại Bình Dương kém chất lượng, có dòi, côn trùng để bảo vệ quyền lợi, sức khoẻ người tiêu dùng.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=195786&Width=400

Ảnh: Tuổi Trẻ.


Trước đó Hội nhận được đơn của ông Thi Văn Tài, chủ Doanh nghiệp tư nhân Vạn Kim, đóng tại phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, đại lý tiêu thụ xúc xích Soyumm, phát hiện trong nhiều thùng xúc xích đang còn hạn sử dụng nhưng chảy nước, mốc, có dòi.

Mạnh Thắng
(Nguồn: TPO)

thái thanh tâm
17-06-2012, 04:12 PM
Ông Tây chiếu phim quyên tiền giúp ngư dân Việt

Bài đăng trên VNExpress Thứ sáu, 1/6/2012, 16:16 GMT+7

Mang hai bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, cùng André Menras - một người Việt đi chiếu khắp châu Âu, ông Tây thu được hàng trăm triệu đồng để tặng gia đình ngư dân Việt.

Ông Tây tên André Menras, nhân vật chính trong bộ phim André Menras - Một người Việt của Hãng phim tài liệu Trung ương - một người Pháp yêu Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.

Người đàn ông này là nhân chứng lịch sử Việt Nam suốt từ thời chống Pháp, kháng Mỹ và cả ngày nay. Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cấp thẻ chứng minh cho ông với tên họ Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, ông vẫn tổ chức những hoạt động thiện nguyện để giúp đất nước, con người Việt Nam.

Hai ngày qua, ông Hồ Cương Quyết cùng với các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức trao hơn 157 triệu đồng giúp đỡ 39 gia đình ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Những ngư dân này gặp nạn và mất tài sản khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, ông giúp 10 triệu đồng cho gia đình ông Trần Phương đang bị Trung Quốc lấy tàu và tặng 2 triệu đồng mỗi người cho 14 ngư dân trở về nhà hôm 23/5 sau 5 ngày bị Trung Quốc giữ tại đảo Phú Lâm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_1,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
Ông Hồ Cương Quyết (phải) trong một lần trao tiền hỗ trợ ngư dân
ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.



"Toàn bộ số tiền được Hiệp hội Hữu nghị phát triển, trao đổi sư phạm Pháp - Việt của tôi quyên góp từ việc công chiếu tại các nước Châu Âu hai bộ phim liên quan đến Việt Nam", André Menras bày tỏ. Công việc chiếu phim quyên góp tiền giúp ngư dân này vẫn đang được Hồ Cương Quyết tiếp tục thực hiện.

Từ lâu, André Menras đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi này sang Việt Nam dạy học. Hai năm sau người thanh niên cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Vì hành động này, André bị bắt giam tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.

Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ mời sang thăm Việt Nam.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_2,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
André Menras chia sẻ nỗi đau mất chồng con ở vùng biển Hoàng Sa của những người vợ, người mẹ
làng chài Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.



Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, André Menras cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân.

Cục Điện Ảnh đã cấp giấy phép công chiếu bộ phim "André Menras- Một người Việt" tại Việt Nam. Phim tài liệu có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể câu chuyện về cuộc đời Hồ Cương Quyết.

Sáng nay, André Menras lại tiếp tục đi tàu vượt biển ra huyện đảo Lý Sơn để trao 152 triệu đồng giúp đỡ 38 gia đình ngư dân nơi đây.

Trí Tín

TRUNGTRUNGNIEN
19-06-2012, 08:10 AM
.



Người thầy lang đã tìm đến tận nhà, đề nghị bố mẹ cụ Lệ cho đi học phép thần chữa hóc xương và mấy chục năm qua cụ đã chữa hóc xương cứu người với quan niệm tất cả đều xuất phát từ chữ "Tâm".

Ở cái tuổi 85, thượng thọ xưa nay hiếm, mắt đã mờ, tóc đã bạc nhưng ở cụ Trần Thị Lệ (ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn hiếm thấy. Khi trò chuyện với PV, cụ Lệ thể hiện nhiều phong thái, tình cảm khác nhau, làm người đối diện bất ngờ. Cụ chậm rãi, trầm ngâm, có lúc dừng ngắt quãng hồi tưởng lại những chặng đường đã qua trong cuộc đời với hơn 70 năm mang nghiệp chữa bệnh hóc xương cứu người.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/01234/nguoiduatin-anhcule.jpg

Cụ Lệ đang trao đổi với PV



Cách chữa hóc xương kì lạ

Đến làng Kim Liên (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được đến nhà cụ Lệ. Vì người dân trong phường đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền lành, nói giọng miền Trung với "bí quyết" chữa hóc xương kỳ tài, nức tiếng gần xa. Ngôi nhà cụ Lệ ở số 16A, ngay cuối con hẻm. Chúng tôi đến đúng ngàầnh cụ nhiều khách. Người ta đứng xếp hàng để chờ tới lượt được chữa hóc xương chật cả phòng, hành lang. Tầm hơn 11h trưa, khi khách đã vãn, chúng tôi mới có dịp được trò chuyện, được nghe cụ hàn huyên về cuộc đời chìm nổi với nghề... chữa hóc xương.

Nói về cơ duyên đến với nghề chữa hóc xương, cụ Lệ cho biết: Khi tôi mới lên 6 tuổi, ăn thịt gà bị hóc xương. Mẹ tôi đã áp dụng biết bao bài mẹo dân gian, chữa nhưng chiếc xương quái ác vẫn trong cổ họng. Trong lúc nguy kịch, gia đình cụ được người quen mách có ông thầy lang nổi tiếng vang danh gần xa tên là Nguyễn Văn Cương, người dân tộc thiểu số ở vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Người này có kỳ tài chữa hóc xương bằng mẹo rất giỏi. Hai mẹ con bà khăn gói quả mướp, lặn lội đưa nhau đi tìm nhà thầy lang Cương. Tới nơi, không nói không rằng, thầy lang Cương chỉ thẳng ngón tay trước mặt cụ Lệ rồi gõ vào đầu 3 cái, xoay chiếc đèn dầu 3 vòng. Làm phép xong, ông lang đưa cho cụ 3 hạt muối bảo ngậm vào miệng rồi uống 3 hớp nước. Cụ Lệ làm theo chỉ dẫn của thầy lang Cương, còn miệng thầy lang Cương thì lẩm nhẩm câu thần chú gì đó không ai biết. 6 tiếng đồng hồ trôi qua, cái xương mắc kẹt trong cổ cụ Lệ tự dưng biến mất. Hai mẹ con cảm ơn thầy lang Cương rồi vui mừng ra về.

Cụ Lệ kể tiếp, chuyện hóc xương gà đáng ra đã mãi mãi bị lãng quên. Tuy nhiên, vào một ngày mùa hạ, gia đình bà nghe thấy tiếng gọi cổng. Mở cửa ra, họ ngạc nhiên khi thấy thầy lang Cương ngày nào tìm đến. Sau khi mời vào nhà, ông Cương đề nghị chọn cụ Lệ là hậu duệ để truyền nghề chữa hóc xương. Lúc đầu, gia đình không đồng ý vì cho rằng, cụ Lệ khi đó còn quá nhỏ để có thể theo nghề. Hơn nữa, ông Cương có 5 người con, tại sao không chọn ai đó để truyền nghề mà lại chọn người ngoài. Ông Cương hết lời thuyết phục bố mẹ cụ Lê. Bởi theo lời của người đàn ông này, chỉ có cô bé mới xứng đáng làm người nối nghề. “Ông ấy nói nghề này không chỉ là chữa hóc xương mà cần thiết phải có tâm - đức - tài. Thuyết phục mãi cuối cùng mẹ cũng đồng ý cho cụ Lệ theo học ông Cương chữa bệnh hóc xương”, cụ Lệ chia sẻ.

Nói chuyện với chúng tôi, cụ Lệ cho biết: "Mọi người nghĩ chữa hóc xương thật đơn giản nhưng phải có bí quyết đấy. Tôi học thầy Cương hơn 2 năm mới hết được bí quyết. Lúc thầy ra đi, vẫn đau đáu căn dặn tôi là làm nghề này nhất thiết phải đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu”.


Đau đáu tìm truyền nhân

Theo lời cụ Lệ, khi bắt tay vào chữa bệnh, lúc nào cụ cũng nhớ lời dặn của thầy Cương là phải đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu. Hàng ngày, căn phòng nhỏ của cụ hầu như lúc nào cũng đông người đến chữa bệnh, trò chuyện, cảm ơn. Cụ Lệ cho biết: “Chữa cho nhiều người nhưng chưa bao giờ tôi lấy của ai một đồng tiền nào cả. Tôi tâm niệm "cứu người là phúc đẳng hà sa". Có lẽ, còn sống, còn khoẻ, tôi còn tiếp tục với nghề”. Cả đời làm nghề, cụ không thể nhớ hết tên, mặt người bệnh. Nhiều khách ở tận Lào Cai, Cao Bằng, miền Tây Nam Bộ cũng lăn lội tìm đến cụ, xin chữa bệnh. Cụ Lệ nói: "Khách đến chữa nhiều, nhưng chưa trường hợp nào tôi "bó tay" cả. Hóc xương cứ tưởng là đơn giản nhưng là tai nạn nguy hiểm và được xem là khó chữa trị nhất. Vì thế khi gặp phải tai nạn thì người bị bệnh phải đi chữa trị sớm càng tốt. Tôi còn nhớ, có trường hợp đưa đến nhà trong tình trạng họng đã sưng tấy vì hóc xương gà. Trước đó, họ đã chữa chạy một số nơi nhưng không khỏi. Sau khi được tôi chữa thì đến đêm xương gà cũng biến mất".

Có lẽ, trong hơn 70 năm chữa hóc xương miễn phí, trường hợp bệnh nhân mà cụ nhớ nhất khi vừa được truyền nghề. Năm đó, có một bệnh nhân cao tuổi ở Hà Tĩnh hóc phải xương trâu đã 6 ngày, tình trạng đã vô cùng nguy hiểm. Học nghề đã được 2 năm nhưng đây là lần đầu tiên "thực hành" nên cụ hết sức lo lắng. Nhưng được sự hướng dẫn của thầy Cương, cụ bình tĩnh làm theo các bước thầy đã dặn. Cuối cùng bệnh nhân cũng qua khỏi trong sự vui mừng và khâm phục của mọi người. Sau đó, để trả ơn, người nhà bệnh nhân biếu cụ tiền và thóc nhưng cụ từ chối. Kể lại ca chữa trị thành công đầu tiên ấy, giọng cụ Lệ run run, khóe mắt ướt nước, có vẻ xảm xúc vẫn đong đầy.

Tâm niệm làm việc nghĩa cứu người, do đó cụ Lệ có một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ nhận tiền của ai. Cụ cắt nghĩa, chữa bệnh này xuất phát từ cái tâm. Chính vì thế, đến nay cụ vẫn chưa tìm được truyền nhân nào thích hợp, hội tụ đầy đủ cả tâm và tài. Theo cụ Lệ, cụ có 5 người con đã lập gia thất, cuộc sống gia đình đề huề. Con cụ đều thành danh ở trong và ngoài nước nhưng không ai nối tiếp nghề, bởi cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền bắt buộc phải mưu sinh, phải làm giàu kinh tế. Cụ Lệ cho biết, bây giờ tìm được người sống không tư lợi, chỉ chuyên tâm làm nghề rất khó, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Đã có rất nhiều người đến xin làm đệ tử, muốn được học nghề từ cụ nhưng cụ không đồng ý. Bởi sau khi nói chuyện, cụ chưa thấy được cái tâm ở họ. “Sau gần cả cuộc đời tôi làm nghề mới nghiệm ra một điều, làm nghề thì dễ nhưng để trụ lại với nghề bằng cái tâm đức thì quá khó”, cụ Lệ bảo. Đến bây giờ, cụ vẫn đau đáu về một người truyền nhân khi cụ ra đi, mong muốn sẽ có người kế tiếp cụ chữa bệnh cứu người.

Chào “thần y” ra về, chúng tôi chỉ biết nắm bàn tay chúc cụ khỏe mạnh để tiếp tục đi làm phúc cho thiên hạ. Tuy nhiên, nhiều người lo rằng, ai cũng già và phải về với tổ tiên. Khi cụ Lệ khuất đi, ai sẽ là truyền nhân của bài thuốc chữa bệnh hóc xương này. Bởi vì, vào cái thời buổi này, ai cũng cần có tiền để phát triển cuộc sống của mình. Cụ Lệ vẫn băn khoăn không biết lúc nào mình mới tìm ra được người có đủ tâm - tài để truyền nghề.

Cụ Lệ cười móm mém bảo: "Cả đời tôi không thể nhớ là mình đã chữa cho bao nhiêu người qua khỏi tai nạn hóc xương. Tôi thực sự hài lòng vì chưa bao giờ nhận của ai bất cứ một đồng tiền nào. Chữa bệnh là cái đức lớn lao nhất mà tôi tích được trong cả cuộc đời mình".


Bí quyết chữa hóc xương

Bài thuốc chữa hóc xương của cụ Lệ rất đặc biệt. Cụ cho biết, nó đơn giản là một cái mẹo nhưng phải tuân thủ "quy tắc" chữa bệnh. Khi bệnh nhân đã ngồi vào ghế, không được hé miệng nói chuyện với cụ hoặc người xung quanh. Sau đó, cụ chỉ cần chỉ tay thẳng vào mặt người bệnh, cho bệnh nhân uống 3 hớp nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu 3 lần. Sau khi làm phép bất kể bệnh nhân mắc xương gà, xương cá, xương bò hay kim chỉ, râu tôm đều qua khỏi một cách rất nhẹ nhàng. "Đồ nghề" chữa bệnh của cụ Lệ đơn giản chỉ là một chiếc đèn dầu Hoa Kỳ cũ, một lọ muối và bình nước. Tuy nhiên, thật tài tài tình, tất cả những vật sắc nhọn trong cổ họng bệnh nhân đều "biến mất". Hơn 70 năm qua, tên tuổi cụ vang danh gần xa. Người ta tìm đến cụ nhiều, có người tôn sùng còn gọi cụ là "thần y”.

Bảo Hằng
(Nguồn: nguoiduatin.vn)

TRUNGTRUNGNIEN
19-06-2012, 10:32 AM
.




Quốc hội thông qua Luật Lao động (sửa đổi):
Nghỉ tết 5 ngày, nghỉ sinh 6 tháng

Chiều 18-6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua Bộ luật lao động (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội quyết định tăng thêm một ngày nghỉ Tết âm lịch, lên thành năm ngày.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=572125

Mẹ thêm thời gian nghỉ thai sản, con sẽ thêm thời gian
được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời - Ảnh: Hoàng Thạch Vân


Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là sáu tháng thay vì bốn tháng như hiện tại.

Lần sửa đổi này, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Luật có hiệu lực kể từ ngày 1-5-2013.

Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật giáo dục đại học. Nội dung cơ bản của luật này là khẳng định quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và các quy định để phân loại và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần phải có lộ trình phù hợp”.

Cơ sở giáo dục đại học chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục đại học, là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật phòng chống rửa tiền và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.


Đề nghị cổ phần hóa lĩnh vực xuất bản

Sáng 18-6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật xuất bản (sửa đổi), các đại biểu đăng đàn đều nhất trí cần thiết sửa đổi và góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật.

Ông Đỗ Mạnh Hùng (phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội) cho rằng sản phẩm xuất bản lậu trong đó có sách lậu, đĩa lậu đang là vấn đề bức xúc trên thị trường, trên 90% sách bày bán ở vỉa hè, lề đường là sách giả.

Ông Hùng nói: “Chúng ta thử hình dung một tác giả, một nhà xuất bản đã tốn bao công sức, tiền của, thời gian để có thể cho ra đời một xuất bản phẩm. Trong khi đó, những kẻ xấu chỉ bằng một thao tác đơn giản, đầu tư ít, chi phí thấp đã có thể có những xuất bản phẩm lậu với giá bán áp đảo giá bán chính thức. Theo tôi, đó không chỉ là tội phạm mà trong nhiều trường hợp còn có thể gọi là tội ác”.

Ông Hùng đề nghị dự thảo luật phải bổ sung những quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc xử lý hành vi làm sản phẩm xuất bản lậu.

Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) đặt vấn đề: “Chúng ta khẳng định chủ trương không thành lập nhà xuất bản tư nhân, tuy nhiên pháp luật hiện hành đã cho phép liên kết trong hoạt động xuất bản. Thực tế cho thấy vai trò rất lớn của tư nhân trong hoạt động này. Về lộ trình cần tính đến mô hình cổ phần hóa nhà xuất bản, chỉ nên giữ lại một số nhà xuất bản thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước để xuất bản những xuất bản phẩm quan trọng”.

Về lĩnh vực xuất bản điện tử, đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) nói: “Hiện nay nước ta có trình độ phát triển thương mại điện tử và Internet rất lớn, có khoảng 20% dân số sử dụng Internet và khoảng 2 triệu người có blog... Các quy định đặt ra cho nhà xuất bản điện tử cơ bản chúng tôi đồng tình, nhưng cũng thấy cần nghiên cứu thấu đáo hơn các giải pháp. Ví dụ, quy định của dự thảo luật như máy chủ cần đặt ở Việt Nam, quy định này có thể chưa khả thi, vì nhiều trang mạng và blog phát hành các ấn phẩm điện tử có máy chủ và tên miền ở nước ngoài. Ở đây, cần chuyển sang phương thức đề cao trách nhiệm của người tham gia sử dụng, đề cao trách nhiệm của người cung cấp thông tin và đề cao hơn nữa vấn đề kiểm tra, kiểm soát”.

LÊ KIÊN - VÕ VĂN THÀNH
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
19-06-2012, 03:11 PM
.



Cúi gằm trước vành móng ngựa, Trần Minh Long chưa một lần dám ngẩng lên để nhìn mặt người thân và đối diện với quan tòa đang phán quyết tội lỗi của y.

Từ một người kế toán được đánh giá là “tuổi trẻ tài cao”, Long lao vào cá độ bóng đá để rồi thành con thiêu thân lúc nào không biết. Nghe tòa tuyên án tử với Long, vợ Long ngã qụỵ: “Anh ơi, mai này con hỏi cha em biết trả lời sao đây?”.


Từ “độ nhậu” đến “độ” hàng tỷ đồng

Tốt nghiệp với thành tích học tập xuất sắc, chẳng mấy chốc, Trần Minh Long (sinh năm 1976 tại Đồng Hới, Quảng Bình) đã tìm được một vị trí ổn định trong ngành ngân hàng. Tư chất thông minh lại thêm tính cần mẫn, Long nhanh chóng khẳng định năng lực của mình và liên tục thăng tiến.

Đến cuối năm 2008, Long được bổ nhiệm chức Kế toán trưởng Kho bạc nhà nước huyện Nhà Bè – một vị trí không phải ai cũng dễ dàng vươn tới được. Và vốn là người hiền lành, ít nói, lại chuyên cần, Minh Long luôn được đồng nghiệp nể phục và yêu quý.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/10/nguoiduatin-IMG1374FILEminimizer.jpg

Trần Minh Long chưa một lần dám ngẩng đầu lên
để nhìn mặt người thân trong phiên tòa xét xử


Ngoài đam mê công việc, Long cũng yêu thích bóng đá như bao người đàn ông khác. Hàng ngày, sau khi đi làm, Long vẫn thường tụ tập cùng bạn bè xem bóng đá. Mỗi lần như vậy, Long cùng bạn bè thường cược “độ nhậu” với nhau để thêm phần hứng khởi. Ban đầu chỉ đủ để vui nhưng dần dà “máu me cá độ” đã ngấm dần vào trong máu Minh Long, để rồi chính y gây ra tội lớn.

Tháng 12/2010, Long đến nhà chú tại quận 12 chơi thì gặp Phùng Mạnh Hùng bán sim card và điện thoại di động. Cùng đam mê bóng đá nên Long và Hùng nhanh chóng kết thân. Trong những cuộc chuyện trò, Long tâm sự rằng, đã chán những trận chỉ “độ nhậu” cho vui, giờ đây y muốn thực sự “làm ăn” lớn.

Biết Long là kế toán trưởng, hẳn có chút “máu mặt”, Hùng liền đồng ý tìm mối cho bạn. Sau nhiều ngày tìm hiểu, Long móc nối với Huỳnh Văn Cường (ngụ huyện Hóc Môn) để hướng dẫn Long vào một số trang điện tử do chính hắn lập ra để tham gia cá độ. Trước mỗi trận đấu, Long điện thoại, nhắn tin cho Hùng đề nghị “ra kèo”. Hùng bàn với Cường, rồi báo cho Long biết và nhập tỉ lệ bắt độ vào trang mạng. Số tiền Long đặt cược thấp nhất là 500.000 đồng/trận rồi tăng dần, có trận Long cược số tiền lên đến 1 tỷ rưỡi đồng.

Mặc dù chỉ mới chập chững bước vào con đường cá độ bóng đá chuyên nghiệp, nhưng vốn “chịu chơi” Long trở nên nổi tiếng trong giới. Do đó, y nhanh chóng làm quen được nhiều “đầu nậu” cá độ. Đầu năm 2011, ngoài việc cá độ với Cường và Hùng, y còn tham gia cá độ bóng đá quốc tế với Trần Thanh Phong (39 tuổi, nhân viên Kho bạc huyện Cần Giờ), Vũ Bá Linh (45 tuổi, nhân viên Kho bạc quận 10) và một số đối tượng khác.

Cứ thế, số tiền cá cược ngày càng tăng chóng mặt. Nhưng theo lời Minh Long thì dường như “số đen cứ vướng vào mình”. Rất ít trận cá cược Long được phần thắng. Càng thua, càng “máu”, nên y lại cá độ với số tiền lớn hơn để mong muốn “sẽ thắng, bù lại toàn bộ số tiền đã mất”.

Lương kế toán trưởng vốn không thấp, Long trước kia cũng là người dè xẻn chi tiêu nên tài khoản để dành của y cũng kha khá. Nhưng chỉ trong vòng 2 tháng kể từ khi bị nhiễm máu cá độ, Long đã nướng sạch số tiền bấy lâu y dành dụm. Tiếc số tiền tích cóp hơn chục năm trời, Long cứ bần thần như kẻ mất hồn. Càng tiếc, Long lại càng muốn “lấy lại những gì đã mất”. Như kẻ “cố cùng liều thân”, Long bộc phát ý định làm giả hồ sơ, chứng từ, giả chữ ký Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Nhà Bè nhằm rút tiền đi cá độ để gỡ gạc.


“Rút ruột” với thủ đoạn tinh vi

Trong khoảng thời gian này, anh Nguyễn Văn Hiên (kế toán viên) chuyển sang bộ phận công tác khác. Long đã mở mã số của anh Hiên trên máy tính để lập ủy nhiệm chi chuyển tiền điện tử, trực tiếp kí tên lên giấy ủy nhiệm chi với chức danh kế toán trưởng.

Bên cạnh đó, Long còn giả chữ kí của bà Lê Thị Khánh Thùy (giám đốc kho bạc nhà nước huyện Nhà Bè) để hợp thức hóa giấy tờ mình làm giả. Không chỉ thế, lợi dụng lòng tin của người giữ con dấu, Long trộn lẫn những chứng từ thực với những chứng từ giả của mình làm để cho người này đóng dấu. Nhiều lần, người giữ con dấu thấy Long tự ý lấy dấu đóng vào những chứng từ giả của mình nhưng không hề có chút nghi ngờ.

Thực hiện xong công đoạn chứng nhận giấy tờ, Long giao giấy ủy nhiệm chi, bản kê chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước cho Trần Thanh Đức (nhân viên kho bạc Nhà Bè) đem đến ngân hàng Agribank chi nhánh Nhà Bè nhằm thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản của Phùng Mạnh Hùng.

Để che giấu việc lấy tiền, Long đã tự điều chỉnh số tiền trong tài khoản của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trường THPT Long Thới, hoặc điều chỉnh tài khoản của ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè… Long tiếp tục lợi dụng chức vụ, kinh nghiệm và kiến thức sẵn có để qua mặt và lấy tiền từ tài khoản tạm gửi của các đơn vị khách hàng mà họ không hề hay biết. Không chỉ thế, Long còn tự điều chỉnh khống tiền gửi trong tài khoản của khách hàng do kho bạc nhà nước Nhà Bè quản lý.

Theo phương thức “rút ruột” này, từ tháng 3 đến tháng 7/2011, Long đã chuyển khoản hơn 44 tỉ đồng cho Phùng Mạnh Hùng, rồi tham gia cá độ bóng đá với Hùng, Trần Thanh Phong, Vũ Bá Linh dẫn đến thua hết số tiền này.

Mọi chuyện chỉ bị phát giác khi Ban lãnh đạo Kho bạc nhà nước Nhà Bè, tổ chức công tác đối chiếu đột xuất tài khoản chi ngân sách của huyện Nhà Bè và phát hiện có số dư chênh lệch lớn.

Qua đối chiếu với Ngân hàng Agribank chi nhánh Nhà Bè phát hiện 10 chứng từ có tổng số tiền hơn 44 tỉ đồng có dấu hiệu giả chữ ký của kế toán viên và Giám đốc kho bạc nhà nước huyện Nhà Bè. Ngay sau đó, Kho bạc nhà nước huyện Nhà Bè có công văn gửi cơ quan cảnh sát điều tra huyện yêu cầu điều tra làm rõ. Và đến ngày 13/7/2011, Long bị bắt.


Nỗi lòng người vợ trẻ

Ngày 14/6/2012, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt Long mức án tử hình về hai tội “Tham ô” và “Đánh bạc”. Bên cạnh đó HĐXX còn tuyên phạt Hùng (27 tuổi, ngụ quận 12) 6 năm tù, Trần Thanh Phong (SN 39 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ) 3 năm tù và Vũ Bá Linh (45 tuổi, ngụ quận 10) 3 năm tù treo cùng về tội “Đánh bạc”.

Phiên tòa kết thúc, người tham dự đã ra về hết mà vợ của Long, chị Quách Thị Mơ vẫn không nhấc nổi bước chân của mình. Mơ đứng bất động mặc cho những giọt nước mắt cứ thế chảy vòng quanh. Cũng có người an ủi, nhưng càng khuyên lơn, Mơ lại càng không thể nén nổi cơn xúc động. Được một lúc Mơ nín lặng, rồi mặc cho nước mắt chảy dài, Mơ bắt đầu kể về chồng như một kẻ đang mộng du.

Theo chị Mơ, Long rất hiền lành, từ tốn. Từ lúc cưới nhau đến giờ, Long chưa một lần nặng nhẹ với vợ con, lúc nào cũng ngọt ngào như thuở mới yêu nhau. Mơ và cả họ hàng nội ngoại đều vô cùng vui mừng khi nghe tin Long được đề bạt lên chức kế toán trưởng. Nhưng nào ngờ, cũng bởi có chút chức quyền trong tay, Long đã tự rước cái án tử hình.

Mặc dù tham ô của nhà nước đến 44 tỉ đồng, nhưng Long vẫn vậy, vẫn chi tiêu rất dè xẻn. Gần chục năm tích cóp nhưng phút chốc “đốt” sạch trơn nên vợ con Long vẫn phải ở nhà thuê. Mỗi buổi sáng, Long chỉ mua một gói xôi để ăn. Ngày nào ngán xôi, Long mang từ nhà một gói mì tôm để lên cơ quan nấu ăn sáng… Kể tới đây Mơ nấc nghẹn: “Đến ngày chồng bị bắt, em mới biết anh đã lấy một số tiền lớn và đem đi cá độ đá banh”.

Long có đứa con trai mới tròn 5 tuổi. Ngày Long vào trại giam, cháu nhớ cha hay ra sân ngồi khóc rồi gọi: “Bố ơi, bố ơi…”. Mỗi lần như vậy, Mơ chỉ biết ôm con dỗ dành, rồi kìm lòng không đặng hai mẹ con cứ thế cùng khóc. Mỗi tháng, cháu bé được mẹ đưa vào trại giam thăm cha một lần. Gặp nhau, vợ chồng, cha con mừng mừng tủi tủi, rồi nước mắt cứ thi nhau rơi từ lúc vào thăm cho đến khi về mà không nói được lời nào. Nhớ cha, cháu bé không ngủ được, cả đêm cứ nhắc rồi hỏi mẹ cha đâu. Những câu hỏi ngô nghê của con trẻ nghe mà đau đến xé lòng: “Tại sao cha lâu về thế mẹ? Sao người ta không cho con ở với cha, con lớn rồi, con hứa là không làm phiền người lớn mà mẹ? Cha đi công tác sao không ăn mặc đẹp như trước mà mặc bộ áo quần xấu thế mẹ?...” câu chuyện của Mơ có thế thôi, mà những người đứng xung quanh nước mắt đã trào lúc nào không hay.

Huy Linh – Ngọc Giàu
(Nguồn: nguoiduatin.vn)

thái thanh tâm
19-06-2012, 04:12 PM
Thôi ai có độ thì độ một chút cho vui thôi nhé. Bỏ vợ và con mà "đi" thế này thì...nhớ lắm !!!

thái thanh tâm
19-06-2012, 04:13 PM
.



Người thầy lang đã tìm đến tận nhà, đề nghị bố mẹ cụ Lệ cho đi học phép thần chữa hóc xương và mấy chục năm qua cụ đã chữa hóc xương cứu người với quan niệm tất cả đều xuất phát từ chữ "Tâm".

Ở cái tuổi 85, thượng thọ xưa nay hiếm, mắt đã mờ, tóc đã bạc nhưng ở cụ Trần Thị Lệ (ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn hiếm thấy. Khi trò chuyện với PV, cụ Lệ thể hiện nhiều phong thái, tình cảm khác nhau, làm người đối diện bất ngờ. Cụ chậm rãi, trầm ngâm, có lúc dừng ngắt quãng hồi tưởng lại những chặng đường đã qua trong cuộc đời với hơn 70 năm mang nghiệp chữa bệnh hóc xương cứu người.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/01234/nguoiduatin-anhcule.jpg

Cụ Lệ đang trao đổi với PV



Cách chữa hóc xương kì lạ

Đến làng Kim Liên (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được đến nhà cụ Lệ. Vì người dân trong phường đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền lành, nói giọng miền Trung với "bí quyết" chữa hóc xương kỳ tài, nức tiếng gần xa. Ngôi nhà cụ Lệ ở số 16A, ngay cuối con hẻm. Chúng tôi đến đúng ngàầnh cụ nhiều khách. Người ta đứng xếp hàng để chờ tới lượt được chữa hóc xương chật cả phòng, hành lang. Tầm hơn 11h trưa, khi khách đã vãn, chúng tôi mới có dịp được trò chuyện, được nghe cụ hàn huyên về cuộc đời chìm nổi với nghề... chữa hóc xương.

Nói về cơ duyên đến với nghề chữa hóc xương, cụ Lệ cho biết: Khi tôi mới lên 6 tuổi, ăn thịt gà bị hóc xương. Mẹ tôi đã áp dụng biết bao bài mẹo dân gian, chữa nhưng chiếc xương quái ác vẫn trong cổ họng. Trong lúc nguy kịch, gia đình cụ được người quen mách có ông thầy lang nổi tiếng vang danh gần xa tên là Nguyễn Văn Cương, người dân tộc thiểu số ở vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Người này có kỳ tài chữa hóc xương bằng mẹo rất giỏi. Hai mẹ con bà khăn gói quả mướp, lặn lội đưa nhau đi tìm nhà thầy lang Cương. Tới nơi, không nói không rằng, thầy lang Cương chỉ thẳng ngón tay trước mặt cụ Lệ rồi gõ vào đầu 3 cái, xoay chiếc đèn dầu 3 vòng. Làm phép xong, ông lang đưa cho cụ 3 hạt muối bảo ngậm vào miệng rồi uống 3 hớp nước. Cụ Lệ làm theo chỉ dẫn của thầy lang Cương, còn miệng thầy lang Cương thì lẩm nhẩm câu thần chú gì đó không ai biết. 6 tiếng đồng hồ trôi qua, cái xương mắc kẹt trong cổ cụ Lệ tự dưng biến mất. Hai mẹ con cảm ơn thầy lang Cương rồi vui mừng ra về.

Cụ Lệ kể tiếp, chuyện hóc xương gà đáng ra đã mãi mãi bị lãng quên. Tuy nhiên, vào một ngày mùa hạ, gia đình bà nghe thấy tiếng gọi cổng. Mở cửa ra, họ ngạc nhiên khi thấy thầy lang Cương ngày nào tìm đến. Sau khi mời vào nhà, ông Cương đề nghị chọn cụ Lệ là hậu duệ để truyền nghề chữa hóc xương. Lúc đầu, gia đình không đồng ý vì cho rằng, cụ Lệ khi đó còn quá nhỏ để có thể theo nghề. Hơn nữa, ông Cương có 5 người con, tại sao không chọn ai đó để truyền nghề mà lại chọn người ngoài. Ông Cương hết lời thuyết phục bố mẹ cụ Lê. Bởi theo lời của người đàn ông này, chỉ có cô bé mới xứng đáng làm người nối nghề. “Ông ấy nói nghề này không chỉ là chữa hóc xương mà cần thiết phải có tâm - đức - tài. Thuyết phục mãi cuối cùng mẹ cũng đồng ý cho cụ Lệ theo học ông Cương chữa bệnh hóc xương”, cụ Lệ chia sẻ.

Nói chuyện với chúng tôi, cụ Lệ cho biết: "Mọi người nghĩ chữa hóc xương thật đơn giản nhưng phải có bí quyết đấy. Tôi học thầy Cương hơn 2 năm mới hết được bí quyết. Lúc thầy ra đi, vẫn đau đáu căn dặn tôi là làm nghề này nhất thiết phải đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu”.


Đau đáu tìm truyền nhân

Theo lời cụ Lệ, khi bắt tay vào chữa bệnh, lúc nào cụ cũng nhớ lời dặn của thầy Cương là phải đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu. Hàng ngày, căn phòng nhỏ của cụ hầu như lúc nào cũng đông người đến chữa bệnh, trò chuyện, cảm ơn. Cụ Lệ cho biết: “Chữa cho nhiều người nhưng chưa bao giờ tôi lấy của ai một đồng tiền nào cả. Tôi tâm niệm "cứu người là phúc đẳng hà sa". Có lẽ, còn sống, còn khoẻ, tôi còn tiếp tục với nghề”. Cả đời làm nghề, cụ không thể nhớ hết tên, mặt người bệnh. Nhiều khách ở tận Lào Cai, Cao Bằng, miền Tây Nam Bộ cũng lăn lội tìm đến cụ, xin chữa bệnh. Cụ Lệ nói: "Khách đến chữa nhiều, nhưng chưa trường hợp nào tôi "bó tay" cả. Hóc xương cứ tưởng là đơn giản nhưng là tai nạn nguy hiểm và được xem là khó chữa trị nhất. Vì thế khi gặp phải tai nạn thì người bị bệnh phải đi chữa trị sớm càng tốt. Tôi còn nhớ, có trường hợp đưa đến nhà trong tình trạng họng đã sưng tấy vì hóc xương gà. Trước đó, họ đã chữa chạy một số nơi nhưng không khỏi. Sau khi được tôi chữa thì đến đêm xương gà cũng biến mất".

Có lẽ, trong hơn 70 năm chữa hóc xương miễn phí, trường hợp bệnh nhân mà cụ nhớ nhất khi vừa được truyền nghề. Năm đó, có một bệnh nhân cao tuổi ở Hà Tĩnh hóc phải xương trâu đã 6 ngày, tình trạng đã vô cùng nguy hiểm. Học nghề đã được 2 năm nhưng đây là lần đầu tiên "thực hành" nên cụ hết sức lo lắng. Nhưng được sự hướng dẫn của thầy Cương, cụ bình tĩnh làm theo các bước thầy đã dặn. Cuối cùng bệnh nhân cũng qua khỏi trong sự vui mừng và khâm phục của mọi người. Sau đó, để trả ơn, người nhà bệnh nhân biếu cụ tiền và thóc nhưng cụ từ chối. Kể lại ca chữa trị thành công đầu tiên ấy, giọng cụ Lệ run run, khóe mắt ướt nước, có vẻ xảm xúc vẫn đong đầy.

Tâm niệm làm việc nghĩa cứu người, do đó cụ Lệ có một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ nhận tiền của ai. Cụ cắt nghĩa, chữa bệnh này xuất phát từ cái tâm. Chính vì thế, đến nay cụ vẫn chưa tìm được truyền nhân nào thích hợp, hội tụ đầy đủ cả tâm và tài. Theo cụ Lệ, cụ có 5 người con đã lập gia thất, cuộc sống gia đình đề huề. Con cụ đều thành danh ở trong và ngoài nước nhưng không ai nối tiếp nghề, bởi cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền bắt buộc phải mưu sinh, phải làm giàu kinh tế. Cụ Lệ cho biết, bây giờ tìm được người sống không tư lợi, chỉ chuyên tâm làm nghề rất khó, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Đã có rất nhiều người đến xin làm đệ tử, muốn được học nghề từ cụ nhưng cụ không đồng ý. Bởi sau khi nói chuyện, cụ chưa thấy được cái tâm ở họ. “Sau gần cả cuộc đời tôi làm nghề mới nghiệm ra một điều, làm nghề thì dễ nhưng để trụ lại với nghề bằng cái tâm đức thì quá khó”, cụ Lệ bảo. Đến bây giờ, cụ vẫn đau đáu về một người truyền nhân khi cụ ra đi, mong muốn sẽ có người kế tiếp cụ chữa bệnh cứu người.

Chào “thần y” ra về, chúng tôi chỉ biết nắm bàn tay chúc cụ khỏe mạnh để tiếp tục đi làm phúc cho thiên hạ. Tuy nhiên, nhiều người lo rằng, ai cũng già và phải về với tổ tiên. Khi cụ Lệ khuất đi, ai sẽ là truyền nhân của bài thuốc chữa bệnh hóc xương này. Bởi vì, vào cái thời buổi này, ai cũng cần có tiền để phát triển cuộc sống của mình. Cụ Lệ vẫn băn khoăn không biết lúc nào mình mới tìm ra được người có đủ tâm - tài để truyền nghề.

Cụ Lệ cười móm mém bảo: "Cả đời tôi không thể nhớ là mình đã chữa cho bao nhiêu người qua khỏi tai nạn hóc xương. Tôi thực sự hài lòng vì chưa bao giờ nhận của ai bất cứ một đồng tiền nào. Chữa bệnh là cái đức lớn lao nhất mà tôi tích được trong cả cuộc đời mình".


Bí quyết chữa hóc xương

Bài thuốc chữa hóc xương của cụ Lệ rất đặc biệt. Cụ cho biết, nó đơn giản là một cái mẹo nhưng phải tuân thủ "quy tắc" chữa bệnh. Khi bệnh nhân đã ngồi vào ghế, không được hé miệng nói chuyện với cụ hoặc người xung quanh. Sau đó, cụ chỉ cần chỉ tay thẳng vào mặt người bệnh, cho bệnh nhân uống 3 hớp nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu 3 lần. Sau khi làm phép bất kể bệnh nhân mắc xương gà, xương cá, xương bò hay kim chỉ, râu tôm đều qua khỏi một cách rất nhẹ nhàng. "Đồ nghề" chữa bệnh của cụ Lệ đơn giản chỉ là một chiếc đèn dầu Hoa Kỳ cũ, một lọ muối và bình nước. Tuy nhiên, thật tài tài tình, tất cả những vật sắc nhọn trong cổ họng bệnh nhân đều "biến mất". Hơn 70 năm qua, tên tuổi cụ vang danh gần xa. Người ta tìm đến cụ nhiều, có người tôn sùng còn gọi cụ là "thần y”.

Bảo Hằng
(Nguồn: nguoiduatin.vn)


TTN có biết chi tiết địa chỉ của cụ đây không ? Nếu biết cho mọi người biết với.

thái thanh tâm
19-06-2012, 04:16 PM
.




Quốc hội thông qua Luật Lao động (sửa đổi):
Nghỉ tết 5 ngày, nghỉ sinh 6 tháng

Chiều 18-6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua Bộ luật lao động (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội quyết định tăng thêm một ngày nghỉ Tết âm lịch, lên thành năm ngày.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=572125

Mẹ thêm thời gian nghỉ thai sản, con sẽ thêm thời gian
được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời - Ảnh: Hoàng Thạch Vân


Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là sáu tháng thay vì bốn tháng như hiện tại.

Lần sửa đổi này, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Luật có hiệu lực kể từ ngày 1-5-2013.

Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật giáo dục đại học. Nội dung cơ bản của luật này là khẳng định quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và các quy định để phân loại và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần phải có lộ trình phù hợp”.

Cơ sở giáo dục đại học chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục đại học, là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật phòng chống rửa tiền và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.


Đề nghị cổ phần hóa lĩnh vực xuất bản

Sáng 18-6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật xuất bản (sửa đổi), các đại biểu đăng đàn đều nhất trí cần thiết sửa đổi và góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật.

Ông Đỗ Mạnh Hùng (phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội) cho rằng sản phẩm xuất bản lậu trong đó có sách lậu, đĩa lậu đang là vấn đề bức xúc trên thị trường, trên 90% sách bày bán ở vỉa hè, lề đường là sách giả.

Ông Hùng nói: “Chúng ta thử hình dung một tác giả, một nhà xuất bản đã tốn bao công sức, tiền của, thời gian để có thể cho ra đời một xuất bản phẩm. Trong khi đó, những kẻ xấu chỉ bằng một thao tác đơn giản, đầu tư ít, chi phí thấp đã có thể có những xuất bản phẩm lậu với giá bán áp đảo giá bán chính thức. Theo tôi, đó không chỉ là tội phạm mà trong nhiều trường hợp còn có thể gọi là tội ác”.

Ông Hùng đề nghị dự thảo luật phải bổ sung những quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc xử lý hành vi làm sản phẩm xuất bản lậu.

Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) đặt vấn đề: “Chúng ta khẳng định chủ trương không thành lập nhà xuất bản tư nhân, tuy nhiên pháp luật hiện hành đã cho phép liên kết trong hoạt động xuất bản. Thực tế cho thấy vai trò rất lớn của tư nhân trong hoạt động này. Về lộ trình cần tính đến mô hình cổ phần hóa nhà xuất bản, chỉ nên giữ lại một số nhà xuất bản thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước để xuất bản những xuất bản phẩm quan trọng”.

Về lĩnh vực xuất bản điện tử, đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) nói: “Hiện nay nước ta có trình độ phát triển thương mại điện tử và Internet rất lớn, có khoảng 20% dân số sử dụng Internet và khoảng 2 triệu người có blog... Các quy định đặt ra cho nhà xuất bản điện tử cơ bản chúng tôi đồng tình, nhưng cũng thấy cần nghiên cứu thấu đáo hơn các giải pháp. Ví dụ, quy định của dự thảo luật như máy chủ cần đặt ở Việt Nam, quy định này có thể chưa khả thi, vì nhiều trang mạng và blog phát hành các ấn phẩm điện tử có máy chủ và tên miền ở nước ngoài. Ở đây, cần chuyển sang phương thức đề cao trách nhiệm của người tham gia sử dụng, đề cao trách nhiệm của người cung cấp thông tin và đề cao hơn nữa vấn đề kiểm tra, kiểm soát”.

LÊ KIÊN - VÕ VĂN THÀNH
(Nguồn: TTO)


Tiếc quá ! Không đẻ được nữa rồi !!!!

TRUNGTRUNGNIEN
20-06-2012, 08:25 AM
TTN có biết chi tiết địa chỉ của cụ đây không ? Nếu biết cho mọi người biết với.


@ Thi hữu Thái Thanh Tâm:

"Đến làng Kim Liên (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được đến nhà cụ Lệ. Vì người dân trong phường đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền lành, nói giọng miền Trung với "bí quyết" chữa hóc xương kỳ tài, nức tiếng gần xa. Ngôi nhà cụ Lệ ở số 16A, ngay cuối con hẻm."

TTN cũng chỉ "biết" được bấy nhiêu thôi ạ!

20.6.2012
TTN

thái thanh tâm
20-06-2012, 08:38 AM
@ Thi hữu Thái Thanh Tâm:

"Đến làng Kim Liên (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được đến nhà cụ Lệ. Vì người dân trong phường đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền lành, nói giọng miền Trung với "bí quyết" chữa hóc xương kỳ tài, nức tiếng gần xa. Ngôi nhà cụ Lệ ở số 16A, ngay cuối con hẻm."

TTN cũng chỉ "biết" được bấy nhiêu thôi ạ!

20.6.2012
TTN

Cảm ơn TTN. Phường này to lắm dân cư đông đúc, có rất nhiều phố, đường hẻm, số nhà 16. Tiếc cho bài viết quá hữu ích cho mọi người mà thiếu địa chỉ cụ thể.

TRUNGTRUNGNIEN
20-06-2012, 11:45 AM
.




Hàng loạt siêu thị tại Trung Quốc đã thông báo chính thức ngừng bán sản phẩm sữa bột nhiễm thuỷ ngân Quan You và một vài loại sữa khác.

Theo thông tin được đăng tải trên tờ China Daily ngày 15/6, Tổng cục giám sát chất lượng kiểm tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã tiến hành tổng kiểm tra 715 mẫu sữa bột của các công ty sữa trên toàn quốc và đã phát hiện ra mẫu sữa bột của tập đoàn Yili có hàm lượng thủy ngân cao một cách bất thường.

Người phát ngôn đại diện Ban giám sát chất lượng khu tự trị Nội Mông cho biết, hai mẫu sữa của tập đoàn Yili được phát hiện có chứa 0.034mg/kg và 0.045mg/kg.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/10/nguoiduatin-Nam2008nhieuphuhuynhTQduacondikiemtrasaukhicotinsu abotchuachatmelamine.jpg

Năm 2008 nhiều phụ huynh ở Trung Quốc đưa con đi kiểm tra
sau khi có tin sữa bột chứa chất Melamine


Thủy ngân là một loại chất hóa học rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người. Nếu số lượng thủy ngân trong cơ thể quá lớn sẽ gây hủy hoại tới não bộ và hệ thống thận của cơ thể. Người lớn chỉ cần uống 0.3 gram hoặc trẻ em uống 0.1 gram thì có thể tử vong ngay lập tức.

Trước thông tin này, đại diện tập đoàn Yili có trụ sở tại thành phố Hohhot, khu tự trị Nội Mông khẳng định phía công ty này sẽ ngay lập tức tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự cố đáng tiếc trên. Cũng trên website chính thức của mình, tập đoàn này cho biết hàm lượng thủy ngân cao chỉ tìm thấy trong sản phẩm sữa bột trẻ em có tên gọi Quan You được sản xuất trong giai đoạn từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012.

Ngoài ra, cơ quan chức năng không tìm thấy dấu hiệu của thủy ngân trong các sản phẩm khác được sản xuất tại các nhà máy của tập đoàn. Trên thị trường, sữa bột Quan You của tập đoàn Yili có giá rẻ hơn những loại sữa khác trên thị trường nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và luôn là sản phẩm sữa bán chạy hàng đầu của tập đoàn này.

Phía tập đoàn Yili cũng đưa ra tuyên bố rằng vì hiện tại ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới chưa có tiêu chuẩn giới hạn về hàm lượng thủy ngân trong sữa bột là bao nhiêu nên rất khó để biết được hàm lượng thủy ngân tìm thấy trong sữa do tập đoàn này sản xuất có phải là quá nhiều hay không. Tuy nhiên, vì trách nhiệm với cộng đồng và vì sức khỏe của trẻ nhỏ, tập đoàn Yili quyết định sẽ thu hồi tất cả các sản phẩm sữa được sản xuất trong giai đoạn từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012.

Hiện, ở Trung Quốc có 119 công ty sản xuất sữa bột dành cho trẻ em. Sau khi thông tin về sữa nhiễm thủy ngân được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng loạt siêu thị tại Trung Quốc đã ngừng bán sản phẩm sữa bột Quan You và một vài loại sữa khác.

Theo thông tin được đăng tải trên Reuters, ngay sau khi thông tin về sữa bột Quan You của tập đoàn Yili chứa thủy ngân, trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hôm thứ sáu 15/6 cổ phiếu của tập đoàn này đã sụt giảm nghiêm trọng xuống dưới 10% chỉ trong vòng một ngày.


Scandal sữa bột chứa chất melamine năm 2008 từng khiến 6 trẻ em nước này thiệt mạng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của hơn 300.000 trẻ em khác từng gây chấn động Trung Quốc và thế giới vẫn chưa khiến người dân nước này lấy lại được lòng tin với các sản phẩm trong nước. Sự việc thủy ngân được tìm thấy trong sữa bột của tập đoàn Yili lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc hoang mang về chất lượng sữa nội địa. Theo một nhà cung cấp các sản phẩm xa xỉ của Hong Kong, hiện, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc đã tìm tới các sản phẩm sữa nhập khẩu để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm khi cho em bé của mình sử dụng.

Nhật Minh (Theo BBC)
(Nguồn: nguoiduatin.vn)

TRUNGTRUNGNIEN
24-06-2012, 05:12 AM
.



Ngày 23-6, phát biểu trước việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh: “Huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của TP Đà Nẵng. Chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa. Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân TP Đà Nẵng”.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng, cũng đã phát biểu nêu rõ: “Huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa...”. Chủ tịch Nguyễn Chiến Thắng yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình cảm của nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

(Nguồn: TTXVN)

thái thanh tâm
24-06-2012, 09:36 AM
.




Hàng loạt siêu thị tại Trung Quốc đã thông báo chính thức ngừng bán sản phẩm sữa bột nhiễm thuỷ ngân Quan You và một vài loại sữa khác.

Theo thông tin được đăng tải trên tờ China Daily ngày 15/6, Tổng cục giám sát chất lượng kiểm tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã tiến hành tổng kiểm tra 715 mẫu sữa bột của các công ty sữa trên toàn quốc và đã phát hiện ra mẫu sữa bột của tập đoàn Yili có hàm lượng thủy ngân cao một cách bất thường.

Người phát ngôn đại diện Ban giám sát chất lượng khu tự trị Nội Mông cho biết, hai mẫu sữa của tập đoàn Yili được phát hiện có chứa 0.034mg/kg và 0.045mg/kg.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/10/nguoiduatin-Nam2008nhieuphuhuynhTQduacondikiemtrasaukhicotinsu abotchuachatmelamine.jpg

Năm 2008 nhiều phụ huynh ở Trung Quốc đưa con đi kiểm tra
sau khi có tin sữa bột chứa chất Melamine


Thủy ngân là một loại chất hóa học rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người. Nếu số lượng thủy ngân trong cơ thể quá lớn sẽ gây hủy hoại tới não bộ và hệ thống thận của cơ thể. Người lớn chỉ cần uống 0.3 gram hoặc trẻ em uống 0.1 gram thì có thể tử vong ngay lập tức.

Trước thông tin này, đại diện tập đoàn Yili có trụ sở tại thành phố Hohhot, khu tự trị Nội Mông khẳng định phía công ty này sẽ ngay lập tức tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự cố đáng tiếc trên. Cũng trên website chính thức của mình, tập đoàn này cho biết hàm lượng thủy ngân cao chỉ tìm thấy trong sản phẩm sữa bột trẻ em có tên gọi Quan You được sản xuất trong giai đoạn từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012.

Ngoài ra, cơ quan chức năng không tìm thấy dấu hiệu của thủy ngân trong các sản phẩm khác được sản xuất tại các nhà máy của tập đoàn. Trên thị trường, sữa bột Quan You của tập đoàn Yili có giá rẻ hơn những loại sữa khác trên thị trường nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và luôn là sản phẩm sữa bán chạy hàng đầu của tập đoàn này.

Phía tập đoàn Yili cũng đưa ra tuyên bố rằng vì hiện tại ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới chưa có tiêu chuẩn giới hạn về hàm lượng thủy ngân trong sữa bột là bao nhiêu nên rất khó để biết được hàm lượng thủy ngân tìm thấy trong sữa do tập đoàn này sản xuất có phải là quá nhiều hay không. Tuy nhiên, vì trách nhiệm với cộng đồng và vì sức khỏe của trẻ nhỏ, tập đoàn Yili quyết định sẽ thu hồi tất cả các sản phẩm sữa được sản xuất trong giai đoạn từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012.

Hiện, ở Trung Quốc có 119 công ty sản xuất sữa bột dành cho trẻ em. Sau khi thông tin về sữa nhiễm thủy ngân được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng loạt siêu thị tại Trung Quốc đã ngừng bán sản phẩm sữa bột Quan You và một vài loại sữa khác.

Theo thông tin được đăng tải trên Reuters, ngay sau khi thông tin về sữa bột Quan You của tập đoàn Yili chứa thủy ngân, trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hôm thứ sáu 15/6 cổ phiếu của tập đoàn này đã sụt giảm nghiêm trọng xuống dưới 10% chỉ trong vòng một ngày.


Scandal sữa bột chứa chất melamine năm 2008 từng khiến 6 trẻ em nước này thiệt mạng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của hơn 300.000 trẻ em khác từng gây chấn động Trung Quốc và thế giới vẫn chưa khiến người dân nước này lấy lại được lòng tin với các sản phẩm trong nước. Sự việc thủy ngân được tìm thấy trong sữa bột của tập đoàn Yili lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc hoang mang về chất lượng sữa nội địa. Theo một nhà cung cấp các sản phẩm xa xỉ của Hong Kong, hiện, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc đã tìm tới các sản phẩm sữa nhập khẩu để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm khi cho em bé của mình sử dụng.

Nhật Minh (Theo BBC)
(Nguồn: nguoiduatin.vn)


Với mọi lý do xác đáng, đừng bao giờ dùng hàng cuả Tầu khựa. (TTT)

TRUNGTRUNGNIEN
25-06-2012, 07:46 AM
.



Ngày 24-6, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã bắt giữ được đối tượng Lưu Văn Thắng (SN 1986, trú tại phố Thụy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai) là hung thủ gây ra vụ án mạng kinh hoàng làm 2 người chết. Đau lòng hơn khi cả 2 nạn nhân trong vụ án này là cha mẹ đẻ của hung thủ.

Theo điều tra của cơ quan công an, khoảng 23 giờ ngày 23-6, Thắng sang nhà bố mẹ đẻ mình là ông Lưu Văn Dơi và bà Nguyễn Thị Gái (ở phố Thụy Lĩnh) để xin tiền trả nợ, nhưng bố mẹ không cho và còn mắng đuổi về. Bực tức, rạng sáng 24-6, Thắng cầm dao sang với ý định giết bố mẹ mình. Cổng khóa, Thắng trèo tường vào trong nhà. Phát hiện có tiếng động lạ, ông Dơi tỉnh dậy, thấy Thắng đang cầm dao liền lao tới giằng lấy dao trên tay Thắng nhưng đã bị Thắng đâm liên tiếp đến bất tỉnh. Bà Gái tỉnh giấc, vừa hô hoán vừa lao vào giằng dao của Thắng, nhưng cũng bị Thắng đâm chết. Sau một lúc bất tỉnh, ông Dơi tỉnh dậy liền bị Thắng tiếp tục đâm chết. Sau khi gây án, Thắng chạy về nhà rửa sạch máu trên người, thay quần áo rồi bỏ trốn sang nhà một người bạn gần đó. Rạng sáng cùng ngày Thắng bị công an bắt giữ.

Ng.Quốc
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
25-06-2012, 11:50 AM
.




Trên khuôn mặt người chị gái vẫn chưa hết bàng hoàng sau ngày chứng kiến cảnh em trai giằng co con dao với mẹ trong đêm tối. Ngày 25/6, người chị gái 30 tuổi, nước mắt lả chả kể lại sự việc em trai giết bố mẹ trong nỗi đau đớn tuột cùng.

Trước đó, vào khoảng 3h sáng ngày 24/6, tại số nhà 5 ngách 49/48 phố Thuý Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã xảy ra vụ án con trai dùng dao đâm chết bố mẹ đẻ vì không xin được tiền.

Danh tính nạn nhân ban đầu được xác định là ông Lưu Văn Dơi, SN 1962 và vợ là bà Nguyễn Thị Gái (SN 1962) cùng trú tại địa chỉ trên. Hung thủ ra tay sát hại dã man vợ chồng ông Dơi được xác định là Lưu Văn Thắng, SN 1986, là con ruột của vợ chồng ông Dơi.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/tran%20thi%20thuy/thang6/tuan2/nguoiduatin-ChNh.jpg

Chị Nhã rất đau xót khi là nhân chứng duy nhất của vụ án em trai giết bố mẹ.


Chị Lưu Thị Nhã (SN 1982), con gái đầu của vợ chồng ông Dơi là nhân chứng duy nhất chứng kiến vụ việc em trai mình dùng dao sát hại bố mẹ trong đêm vắng.

Chị nghẹn ngào trong nước mắt kể lại sự việc: “Như có linh cảm từ trước, nằm mãi từ tối nhưng tôi không thể nào ngủ được, cứ nằm chờ trời sáng. Lúc đó, tôi vẫn nghe tiếng tivi của những người trọ, người hàng xóm xem đá bóng.

Đến khoảng hơn 3h sáng (ngày 24/6), nghe tiếng động mạnh và tiếng kêu la phát ra từ phía sau nhà, tiếng kêu cứu thất thanh giống giọng của mẹ, tôi choàng dậy chạy sang. Trong nhà tối om, tôi vội vàng bật điện, thì thấy mẹ đang giằng co với thằng Thắng, em trai tôi. Còn bố tôi đang nằm bất động trên vũng máu. Lúc tôi bật điện đã khiến Thắng giật mình và buông con dao ra.

Giằng được con dao từ tay Thắng, mẹ tôi ném con dao đó ra phía ngoài. Tôi cầm con dao và chạy ra ngoài nhưng vấp ngã và đánh rơi con dao ở sân. Lúc này, Thắng chạy theo rồi nhặt lấy con dao và bỏ chạy. Sau khi vấp ngã, tôi đã nằm gục xuống nhưng rất may, thằng Thắng không đâm chết tôi.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/tran%20thi%20thuy/thang6/tuan2/nguoiduatin-thang.jpg

Hung thủ Lưu Văn Thắng đã bị bắt khi đang tìm đường chạy trốn.


Tôi chạy vào nhà thì thấy mẹ đang nằm bất động, tay ôm bụng, trên người có nhiều vết thương, còn bố dường như không có động tĩnh gì. Tôi vội hô to và gọi người đến giúp đỡ nhưng do bị dính nhiều nhát đâm nên bố mẹ tôi đã từ trần”.

Bà Thu - dì của hung thủ chia sẻ trong tiếng khóc: "Tôi không thường xuyên đến nhà nó nhưng mỗi lần đến nhà, lúc nào cũng thấy nó ngồi trên chiếc máy tính chơi game, toàn nghe tiếng dao búa thôi. Dường như nó chơi game nhiều nên nó mụ mị đi. Chỉ vì tiền mà nó đã giết hại bố mẹ nó như vậy. Nghe cái Nhã kể lại, tôi mường tượng nó chém người như chơi game”.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/tran%20thi%20thuy/thang6/tuan2/nguoiduatin-Hinh0642.jpg

Vụ án đã gây xôn xao, chấn động khắp phường Lĩnh Nam.


Còn chị Nguyễn Thị H., một người dân ở đây cho biết: "Do không có công việc ổn định nên Thắng được bố mẹ đẻ cho đất, xây nhà. Khi cưới vợ, vợ Thắng không có việc làm, bố mẹ nó cũng cho ăn chung để bớt đi một phần khó khăn. Tuy nhiên, do thua cá độ bóng đá quá nhiều, sợ bị giết nên Thắng làm liều. Nghĩ mà thương cho ông bà Dơi, còn thằng Thắng này thì bắn hai lần cũng không hết tội”, chị H. không khỏi bức xúc.

N.Linh
(Nguồn: nguoiduatin.vn)

TRUNGTRUNGNIEN
26-06-2012, 02:49 PM
.



Ngày 26-6, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên mức án cao nhất: tử hình về tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” đối với bị cáo Preeyanooch Phuttharaksa (23 tuổi, nữ sinh viên người Thái Lan, ngụ TP Bangkok).



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=573690

Bị cáo Preeyanooch Phuttharaksa ngồi chờ tòa nghị án - Ảnh: Chi Mai


Tại phiên tòa, bị cáo Preeyanooch Phuttharaksa khai nhận: Tháng 1-2011, Preeyanooch Phuttharaksa tình cờ quen biết một người đàn ông người Nigeria tên Nalin tại một trung tâm thương mại ở Bangkok và được Nalin rủ tham gia đường dây vận chuyển ma túy từ các nước châu Phi về.

Để có tiền tiêu xài, Preeyanooch Phuttharaksa đã nhận lời. Ngoài việc được bao chi phí vé máy bay, tiền tiêu xài 1.000 USD, cô còn được trả công 50.000 baht cho lần vận chuyển ma túy này.

Ngày 17-10-2011, Preeyanooch Phuttharaksa bay từ Thái Lan sang Togo rồi đi ôtô sang Benin. Tại Benin, cô được hai người châu Phi giao cho một chiếc vali, yêu cầu cô bỏ tư trang vào để mang về Việt Nam. Biết rõ trong vali có ma túy, Preeyanooch Phuttharaksa đồng ý xách chiếc vali này trong hành trình bay từ Benin - Casablanca - Doha - TP.HCM.

Tối 29-10-2011, Preeyanooch Phuttharaksa đáp máy bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng an ninh và hải quan cửa khẩu sân bay đã kiểm tra, phát hiện trong đáy vali của Preeyanooch Phuttharaksa có chứa hơn 3kg tiền chất ma túy Methamphetamine.

Theo cáo trạng, ngoài lần vận chuyển trên Preeyanooch Phuttharaksa còn 2 lần tham gia vận chuyển ma túy vào Việt Nam cùng với các đối tượng khác, vụ việc vẫn đang được tiếp tục làm rõ. Đây là đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia do một số đối tượng gốc châu Phi chủ mưu thực hiện. Để che mắt cơ quan chức năng, các đối tượng này thường dùng thủ đoạn rủ rê, lôi kéo các cô gái, nữ sinh người châu Á tham gia vận chuyển ma túy bằng đường hàng không.

C.MAI
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
27-06-2012, 05:21 PM
.



Trước việc ngày 23-6, Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.

Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông.

Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

TTXVN

TRUNGTRUNGNIEN
27-06-2012, 05:23 PM
.



Ngày 27-6, một chiếc tàu chở khoảng 150 người đã bị lật úp ngoài khơi vùng biển cách đảo Christmas của Australia khoảng 107 hải lý về phía bắc.

Phát ngôn phát viên Hải quân Australia cho biết, hai tàu buôn đã có mặt tại khu vực xảy ra tai nạn, trong khi nhiều tàu khác và máy bay đang trên đường tới hiện trường tham gia cứu hộ. Hiện vẫn chưa có thông tin về người sống sót, phát ngôn viên Hải quân Australia nhấn mạnh.

Theo Reuters, đây là vụ chìm tàu nghiêm trọng thứ hai ở khu vực ngoài khơi đảo Christmas chỉ trong vòng chưa đầy một tuần qua.

Tuần trước, một chiếc tàu chở khoảng 200 người được cho là người tị nạn cũng đã bị chìm ở khu vực ngoài khơi vùng biển giữa Indonesia và Australia, làm khoảng 90 người thiệt mạng.

Đăng Hưng
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
27-06-2012, 09:04 PM
Xã nghèo è cổ nuôi 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Theo NNVN


Cập nhật lúc :5:34 PM, 26/06/2012

Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.
Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi
Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Trương Tuần xin có đôi lời:

Đầy tớ chi đông quá vậy ta
Ông chủ chỉ còn xương với da
Thanh Hóa quê mình oai nhất nước
Dô huầy dô huẩy lại dô...ta...

TRUNGTRUNGNIEN
27-06-2012, 09:09 PM
.



Khi biết chồng có hành vi thú tinh với con ruột của mình, chị Biên đã đâm đơn tố giác với cơ quan công an. Sự việc đã gây chấn động dư luận xã Kim Giang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.


Câu chuyện đẫm nước mắt

Đứng trước ngôi nhà tranh lụp xụp của chị Biên, chúng tôi bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé, cặm cụi đan những liếp tranh tre - một công việc thường do người đàn ông đảm nhận. Đón chúng tôi bằng cặp mắt dò xét, trông chị Biên lúc này, có thể hiểu được những băn khoăn đang hiện rõ trên khuôn mặt sạm nắng của chị.

Trong câu chuyện đẫm nước mắt của chị, hiện hữu một bi kịch sống, dù cho cái ác là nội dung xuyên suốt nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy trong câu chuyện này đã hiện lên hình ảnh đẹp về một người mẹ.

Theo chị Biên, vụ việc chồng mình cưỡng bức con gái được chị phát hiện vào một buổi chiều tối khi chị đi làm rẫy về. Hôm đó là ngày 25/4/2012, chị về tới cửa thấy Bàn Văn Long (SN 1972) vội đi ra phía sau hồi, trên tay cầm chiếc đèn bin. Long giả vờ đang đi tìm cái gì đó để đánh lừa chị. Nhưng trên khuôn mặt của hắn lúc này bộc lộ sự bối rối. Linh tính cho chị biết đã có chuyển chẳng lành xảy ra. Chị Biên vội vàng chạy vào nhà, trước mắt chị là hình ảnh đau lòng của cô con gái út.

Chị Biên kể: “Tôi vội vàng vào nhà, thấy cháu Huyền đang nằm co quắp dưới gầm giường, người run rẩy, khuôn mặt đẫm nước mắt. Thấy tôi về, Huyền nhanh chóng chui ra, rồi lao phắt ra ngoài”.

Gạt dòng nước mắt đang lăn trên gò má sạm nắng, người mẹ đau khổ này kể tiếp cho chúng tôi nghe: “Cháu Huyền không nói gì với tôi cả, trên khuôn mặt cháu bộc lộ sự hoảng loạn. Thấy tôi, Huyền khóc to hơn, nhưng vẫn cố nín nhịn. Linh tính của một người mẹ mách bảo cho tôi biết, cháu đang phải chịu đựng một điều gì đó khủng khiếp”. Sau khi Huyền vụt chạy ra khỏi nhà, Huyền sang nhà anh trai là Bàn Sinh Kiên (21 tuổi) sống ngay sát cạnh, đập cửa xin anh chị cho ở nhờ. Nhiều hôm sau đó Huyền vẫn quyết không chịu về nhà mặc dù được mẹ và anh trai động viên. Với sự quan tâm của mẹ, Huyền dần dần lấy lại được bình tĩnh và kể cho mẹ nghe một sự thật khủng khiếp mà em phải chịu đựng trong một thời gian dài.



http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/ngocluong/2012t1/thang5/31/nguoiduatin-1222498219.img.jpg

Ảnh minh họa


Chị Biên xót xa kể lại: “Cháu Huyền bảo, nhiều lần cháu bị bố, dụ dỗ và dọa nạt để cưỡng bức. Thậm chí nhiều lần cháu cự tuyệt thì bị Long dọa: “Nếu không cho tao sẽ giết” và nếu mách với mẹ thì hắn sẽ giết chết cả hai. Cháu Huyền sợ hãi nên không dám tâm sự với ai”.

Câu chuyện của chị kể cho chúng tôi bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tiếng nấc nghẹn ngào từ đáy lòng người mẹ tội nghiệp. Chị thương con, thương cho phận mình bạc lấy phải gã chồng đồi bại, vũ phu. Đôi mắt chị Biên thâm quầng vì mất ngủ và suy.

Sau khi nghe những lời tâm sự đau đớn từ con gái, chị Biên không chút do dự, quyết định tố cáo Bàn Văn Long lên cơ quan công an. Chị Biên đau đớn: “Vì tương lai của con mà tôi phải tố giác chồng. Sự việc trên khiến mọi người bàn ra tán vào, nhưng tôi thấy đó là việc phải làm, dù tôi như đứt từng khúc ruột. Nếu tôi không làm vậy thì tương lai của cháu Huyền sẽ đi đến đâu khi phải sống cùng một người bố mất hết tính người như thế?".


Nỗi cơ cực của người mẹ

Trước hành vi vô nhân tính của Long, ngày 29/4/2012 chị Biên đưa đơn tố cáo chồng lên công an huyện Yên Sơn. Tại cơ quan công an, chỉ sau hai ngày hắn bị bắt, Long đã thừa nhận hành vi thú tính của mình. Long đã khai nhận đã 4 lần cưỡng bức cháu Huyền.

Trong nước mắt, chị Biên nói lên nỗi xót xa mà chị phải chịu đựng khi chung sống với gã chồng bất nhân. Vì con cái, chị Biên phải ấm ức chung sống với bạo hành. Cảnh quê nghèo khó, gia đình chị càng nghèo khó hơn bởi Long “vô tích sự” chỉ biết rượu và đánh đập vợ. Chị Biên thổ lộ: “Nhiều lúc Long đánh tôi thừa chết thiếu sống, nhưng tôi nghĩ, rượu vào không chấp hắn làm gì để giữ gìn mái ấm gia đình”. Suốt 22 năm ăn ở với gã chồng vũ phũ, chị Biên sinh được 4 người con. Ba đứa con đầu của chị Biên giờ đã có gia đình, sống hạnh phúc, đó là điều mà chị Biên cảm thấy được an ủi.

Để nuôi được bốn đứa con và một gã chồng nát rượu, chị Biên phải cố hết sức mình. Nhà chị Biên chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và nương sắn. Những tháng cuối năm thường hết gạo ăn, mỗi lần như vậy chị phải đi vay mượn khắp nơi. Cơ cực quanh năm, đói vẫn hoàn đói nhưng Long - chồng chị chưa một lần thương vợ. Việc Long vác gạo đi đổi lấy rượu là chuyện xảy ra như cơm bữa. Khi say rượu rồi hắn tìm cách để gây gổ với vợ con là chuyện mà người dân quanh vùng đều biết.

Chị Biên chia sẻ nỗi lòng với chúng tôi: "Khi đó, cũng chỉ vì nghĩ tới các con mà tôi cố chịu đựng hắn. Tôi nghĩ rằng dù sao các cháu cũng cần một mái ấm có cả cha và mẹ để đi về. Nhà lại đông con, nếu chuyện vợ chồng dở dang ảnh hưởng đến tương lai của chúng sau này”.

“Tôi có thể cam chịu những trận đòn nhừ tử của chồng nhưng không thể chấp nhận một kẻ loạn luân, hãm hại con gái mình như vậy. Tôi biết Long bị "con ma rượu" hành, làm Long trở thành kẻ đốn mạt như thế nên nếu cứ cam chịu mãi, thì con tôi chắc sẽ không sống nổi" – chị Biên trải lòng.

Trinh Phúc

*Tên nạn nhân và nhân thân đã được thay đổi

(Nguồn: nguoiduatin.vn)

thái thanh tâm
27-06-2012, 09:09 PM
Nhật điều tra người nấu và bán “của quý” của mình

Cảnh sát Tokyo hiện đang điều tra liệu người đàn ông đã nấu chính “của quý” của mình và bán cho 5 thực khách có phạm tội hay không.
>> Kinh hoàng vụ cắt... của quý nấu súp đãi khách tại Nhật

http://images.timnhanh.com/tintuc/20120627/Image/1490164406_sugiyama_da_cat_bo_cua_quy_cua_minh_va_ che_bien_thanh_mon_an.jpg
Sugiyama đã cắt bỏ "của quý" của mình và chế biến thành món ăn.

Mao Sugiyama đã làm phẫu thuật cắt “của quý” của mình vào tháng 3 nhưng giữ chúng trong tủ lạnh 2 tháng trước khi đem nấu tại một sự kiện vào tháng 5 vừa qua. Thực khách mỗi người trả 20.000 Yên (250USD) cho mỗi phần ăn.

Cảnh sát đã tiến hành điều tra sau khi người đứng đầu quận Suginami ở Tokyo, nơi sự kiện diễn ra, cho biết buổi nấu “của quý” trên còn có cả màn phô diễn “những thứ tục tĩu”.

“Nhiều người dân ở Suginami và những nơi khác đã thể hiện sự khó chịu và cảm giác kinh hãi về sự việc”, quận trưởng Ryo Tanaka cho biết trong tuyên bố đưa ra vào hôm thứ hai vừa qua.

Một phát ngôn viên cảnh sát Tokyo thừa nhận có lời phàn nàn, song từ chối cho biết thêm thông tin do “vụ việc đang được điều tra”.

Sugiyama, họa sỹ trong độ tuổi 20 tự nhận mình là “vô tính”, hiện chưa bình luận gì về sự việc.

Trong bức thư điện tử gửi cho hãng thông tấn AFP, anh xác nhận đã diễn ra cuộc nấu và bán món “của quý” của anh. Anh cho biết sự kiện được tổ chức là nhằm nâng cao nhận thức về “những người giới tính thiểu số, đồng tính, vô tính”.

Trên trang mạng xã hội của mình vào ngày 18/5, Sugiyama cho biết đã chuẩn bị rất nhiều bước để đảm bảo sự kiện anh tổ chức tuân thủ mọi luật định, như luật cấm bán nội tạng, xử lý rác thải và thậm chí là yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.

Sugiyama cho biết “của quý” của anh được một bác sỹ phẫu thuật cắt và được chứng nhận là không nhiễm bệnh.

thái thanh tâm
28-06-2012, 07:13 PM
Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ



TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574063
Ảnh chân dung ông Kim Jong Il trong một lớp học ở CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AP



Nhật báo của Đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun ngày 26-6 cho biết bé gái Han Hyon Gyong đã được tặng Giải thưởng thiếu niên danh dự Kim Jong Il sau khi thiệt mạng vì cố gắng vớt các bức ảnh của hai vị lãnh tụ trong dòng nước xiết.

Cha mẹ của em, thầy giáo và bốn người khác ở ngôi trường em đang học, bao gồm các lãnh đạo đoàn thanh niên ở lớp và trường, cũng sẽ được thưởng, theo bản tin trên mạng của báo Rodong Sinmun. Ngoài ra, ngôi trường Han đang học sẽ được đặt lại theo tên em để tưởng niệm sự anh hùng của em, tờ báo viết.

Han thiệt mạng ngày 11-6 khi cố cứu các bức chân dung của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong Il trong ngôi nhà bị lũ lụt của em ở huyện Sinhung, thuộc tỉnh miền đông Nam Hamkyong.

Tờ báo Rodong ca ngợi hệ thống ở Triều Tiên đã “nuôi dưỡng nên những trẻ em như thế”. Gia đình Kim đã nối nhau lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi lập quốc vào năm 1948 và các bức chân dung của hai nhà lãnh đạo quá cố Kim Nhật Thành và Kim Jong Il được coi là thiêng liêng ở nước này.

Trước kia từng có các câu chuyện về việc người lớn xả thân cứu ảnh lãnh tụ, nhưng đây là lần đầu tiên có tin về một bé gái hành động tương tự. Năm 2007, Hãng tin nhà nước KCNA cho biết một nông dân đã mất vợ và con trai trong trận lở đất, nhưng cứu được các bức ảnh chân dung lãnh tụ. Một công nhân nhà máy cũng cứu được các bức ảnh, nhưng mất đứa con gái 5 tuổi của ông.

Ông Kim Jong Il qua đời tháng 12-2011 và thay thế ông là con trai Kim Jong Un.

HẢI MINH

Gương sáng chói đến lóa mắt thế này thì người nhớn và trẻ con Việt Nam làm thế nào mà học được, các bác nhẩy ?

TRUNGTRUNGNIEN
29-06-2012, 08:15 PM
.



Nhiều học giả và quan chức quốc tế khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, vì thế các công ty nước ngoài sẽ không quan tâm đến lời mời phi pháp của Trung Quốc.

Phần lớn các ý kiến được đưa ra tại hội thảo An ninh Hàng hải tại Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington của nước này những ngày qua.


9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam

Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Học giả này khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành".



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8c/de/mo-bach-ho.jpg

Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes



Trung Quốc khiêu khích Việt Nam

Cũng tại hội nghị về Biển Đông do CSIS tổ chức, Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cũng có phát biểu về hành động của phía Trung Quốc.

Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.

"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sĩ Lieberman nói.


Cần phải nghĩ kỹ trước khi tham gia thầu với Trung Quốc

Đó là cảnh báo của tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS. Theo lời phát biểu của bà Glasser tại hội nghị của CSIS, bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.


Sẽ không có công ty nước ngoài nào nhận thầu

Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.

"Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)", Financial Times dẫn lời ông Yu nói. "Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8c/de/bando-1.jpg

Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật
của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).


Nhật Nam
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
30-06-2012, 06:28 PM
.



"Động thái liên tục của Trung Quốc gần đây không đơn thuần là hành động trả đũa hay đòn gió mà là một bước tiến mới nguy hiểm trong kế hoạch có tính chất chiến lược", nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục phân tích.

- Học giả Carlyle Thayer cho rằng, động thái Trung Quốc mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí tại 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là nhằm trả đũa Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển, đồng thời cho đây là một hành động có tính chất chính trị nhiều hơn là thương mại. Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Đấy là một khả năng, một nhận định nhưng theo tôi thì không hoàn toàn như vậy. Đây không đơn thuần là hành động trả đũa hay đòn gió, răn đe mà thực chất là một bước tiến mới đầy nguy hiểm nằm trong kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài của Trung Quốc.

Các phản ứng của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển đều đã được lường trước, đặc biệt nội dung liên quan tới Hoàng Sa, Trường Sa, bởi thái độ của họ từ xưa tới nay vẫn thế. Thông qua Luật biển là điều phải làm, theo đúng Công ước quốc tế về Luật Biển, đã tham gia thì phải nội luật hóa để có cơ sở pháp lý trong việc quản lý biển. Bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước cũng phải có trách nhiệm xây dựng luật này. Luật biển Việt Nam chỉ là cái cớ rất nhỏ để Trung Quốc đưa ra các hành động. Bản chất của vấn đề chính là tài nguyên của vùng thềm lục địa Việt Nam.

Việc họ mời thầu ngay trên các lô thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, nơi chúng ta đã có các đối tác hợp tác thăm dò khai thác nhằm tạo ra tranh chấp ở vùng vốn không có tranh chấp. Mục tiêu là dùng hoạt động kinh tế, dân sự để hợp thực hóa đường biên giới trên biển hình “lưỡi bò”. Một đường biên giới rất vu vơ nhưng nhắm đến dư luận quốc tế và chính dư luận ở Trung Quốc, đặc biệt những người chưa hiểu rõ thì sẽ nghĩ rằng cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều có yêu sách với cùng một vùng biển (thực chất hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam) thì phải đàm phán để cùng nhau khai thác. Như vậy, nếu âm mưu của Trung Quốc thành công thì chí ít Trung Quốc cũng đạt được mục tiêu này.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/89/ocean-oil-981-2.jpg

Ocean Oil 981 - giàn khoan khủng vừa được Trung Quốc đưa ra biển Đông. Ảnh: CNR.


- Trong vài tháng, Trung Quốc có hàng loạt hành động như gây hấn ở bãi Scarborough, đưa hàng loạt phương tiện ra biển Đông, thành lập thành phố Tam Sa, mời thầu. Những động thái này nếu so với trước đây cho thấy điều gì trong chiến lược của Trung Quốc?

- Không kể các thời gian lịch sử trước (như việc đưa quân xuống đánh chiếm các đảo, tiến hành ra các đạo luật liên quan tới biển, cấm đánh bắt hải sản…), các hành động gần đây của Trung Quốc đưa ra theo tôi rất logic. Xu hướng chính của họ khác hẳn trước đây - chuyển sang dùng các biện pháp dân sự, đặc biệt nhằm vào mục đích kinh tế.

Có thể nói rằng Trung Quốc đang chơi bài ngửa, không giấu diếm ý đồ gì nữa của họ với tham vọng trên biển Đông. Trước đây Trung Quốc có nói đến chuyện “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Sách lược này của Trung Quốc được họ nói nhiều lần nhưng “tranh chấp” theo cách hiểu của họ lại khác với tranh chấp quy định theo luật quốc tế, theo công ước Luật biển. "Tranh chấp" mà Trung Quốc muốn đây là “đường lưỡi bò” - điều không ai chấp nhận được. Trung Quốc cố tạo hiệu lực của đường biên giới đó. Họ ngoài mặt tỏ ra thiện chí nhưng nay thì đã lộ rõ bản chất. Nếu không cho Trung Quốc cùng khai thác, họ sẵn sàng nhảy vào, hoặc tự làm lấy, hoặc như đã làm với Việt Nam: mời thầu.

Và đằng sau câu chuyện mời thầu của Trung Quốc, không đơn giản chỉ là “lời mời” công khai mà đã có những hành động khác nữa. Tôi cho rằng, có thể đã có những vận động nào đấy trong thực tế. Chúng ta cần nhớ câu chuyện có công ty dầu khí từng hợp tác với Việt Nam sau đó quay sang hợp tác với Trung Quốc. Họ sẵn sàng làm thật chứ không nói suông. Thực tế, nếu ai nghĩ rằng đây chỉ là chỉ đòn gió thì suy nghĩ đó có phần ngây thơ về mặt chính trị. Lần này, Trung Quốc đã bắn một mũi tên để đạt nhiều đích.

Trong thời đại này, việc dùng lực lượng quân sự để đánh chiếm vài đảo là lợi bất cập hại. Với Trung Quốc, nếu làm thế cũng không có ý nghĩa gì vì trên thực tế họ đã chiếm được Hoàng Sa, có mặt trên một số đảo ở Trường Sa. Muốn mở rộng biển thì cách tốt nhất là dùng các hoạt động kinh tế để hợp thức hóa "đường lưỡi bò". Đánh nhau đã phức tạp rồi nhưng tranh chấp kinh tế còn phức tạp hơn. Nhìn nhận rõ vấn đề này, chúng ta cần lưu ý để có cách ngăn cản, ứng phó nếu không sẽ bị động.
Ông Trần Công Trục: "Với góc độ người nghiên cứu, làm về luật biển tôi hoàn toàn khẳng định, khu vực 9 lô mà Trung Quốc mời thầu quốc tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển 1982, không có gì phải băn khoăn. Trung Quốc nói rất nhiều về “đường lưỡi bò”, vậy thì ta cũng phải phân tích cho thế giới hiểu sự phi lý cũng như tham vọng của Trung Quốc. Phải nói liên tục chứ để mọi người tưởng thật thì vô cùng nguy hiểm".

- Với các biến cố dồn dập trong thời gian qua, ông đánh giá như thế nào diễn biến sắp tới trên biển Đông?

- Để nhận định chuẩn xác về diễn biến trên biển Đông sắp tới thì chắc không ai dám. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào ứng xử của các bên.

Tuy nhiên, những biến cố trong thời gian qua có thể rút ra vài điểm. Cách làm của Trung Quốc, tham vọng hợp thức hóa đường lưỡi bò không còn là ý tưởng trên giấy tờ nữa. Nguy cơ lợi ích của các bên bị xâm phạm quyền chủ quyền thật sự hiện hữu. Và khi Trung Quốc tiếp tục lấn tới, động chạm tới cái "dạ dày" của các nước ASEAN, ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế thì tôi nghĩ các nước khó mà ngồi im được. Bản năng tự vệ của các nước có quyền lợi, lợi ích bị xâm phạm sẽ khiến họ không thể ngồi yên. Nếu không cẩn thận thì sẽ dẫn đến xung đột.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

- Trở lại với Luật Biển, ông cho rằng còn điểm gì cần hoàn thiện đối với văn bản này?

- Luật Biển Việt Nam bắt đầu xây dựng từ năm 1998, sau khi Quốc hội phê chuẩn việc Việt Nam tham gia Công ước Luật biển từ 1994. Giai đoạn đầu tôi có tham gia xây dựng đề án khi còn làm ở Ủy ban Biên giới quốc gia. Thực ra nội dung liên quan tới vùng biển của Việt Nam trước đây mình đã ra các tuyên bố từ 1977, 1982 nhưng đó là các văn bản dưới luật. Luật hóa đương nhiên giá trị pháp lý cao hơn.

Việc ra được luật là rất cần thiết và có ý nghĩa. Đây đồng thời còn là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước. Dù Công ước có tới 320 điều nhưng vẫn là các nguyên tắc, định chế chung, trên cơ sở đó các quốc gia phải nội luật hóa, biến thành luật của mình sao cho không trái với công ước nhưng phù hợp với thực tế, vùng biển của mình. Đây là luật chuyên sâu về lĩnh vực biển nhưng trong quá trình thực thi tôi cho rằng cần phải bổ sung để luật toàn diện hơn, ra các văn bản hướng dẫn, dưới luật để làm rõ một số nội dung trong luật. Ví dụ, quy định trong vùng lãnh hải thì tôn trọng quyền tự do qua lại nhưng phải đi đúng luồng lạch, vậy luồng lạch phải quy định cụ thể như thế nào để tàu thuyền đi lại?

Cái nhìn thấy trước mắt như là phải có quy định cụ thể với các công ty nước ngoài đang hoạt động ở lãnh hải nước ta như dầu khí, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học... rồi phải chuẩn bị khung pháp lý để xét xử vi phạm với với nước ngoài khác với trong nước. Thứ hai là phải làm cho các đối tác hiểu bản chất của vấn đề, quyền hạn của Việt Nam đến đâu và giúp họ tránh đi những thỏa thuận sai lầm...

- Ông nghĩ như thế nào về việc bảo vệ chủ quyền thông qua phát triển kinh tế biển?

- Tôi cho rằng đấy mới là thực chất. Trong sự phát triển của nhân loại hiện nay, điều cốt yếu là khai thác tài nguyên biển để phục vụ cho lợi ích con người, lợi ích quốc gia chứ không phải chỉ chăm chăm có vùng biển rộng không thôi. Kinh tế biển vô cùng quan trọng. Chúng ta phải tiếp cận, cụ thể hóa chủ quyền, gắn chủ quyền bằng vấn đề kinh tế biển. Muốn vậy ta phải có chuyên gia, phải vươn ra làm ăn với quốc tế. Tài nguyên trong lòng biển, đáy biển còn nhiều hơn trên đất liền, vì thế, phải có tầm nhìn đồng bộ.

Ngày 29/6, Hội Dầu khí Việt Nam ra Tuyên bố về việc Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Theo đó, thông báo mời thầu của CNOOC là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông.

Hội Dầu khí Việt Nam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí khác của Trung Quốc cũng như các công ty dầu khí quốc tế khác tham gia hợp tác trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Ông Trần Công Trục: "Với góc độ người nghiên cứu, làm về luật biển tôi hoàn toàn khẳng định, khu vực 9 lô mà Trung Quốc mời thầu quốc tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển 1982, không có gì phải băn khoăn. Trung Quốc nói rất nhiều về “đường lưỡi bò”, vậy thì ta cũng phải phân tích cho thế giới hiểu sự phi lý cũng như tham vọng của Trung Quốc. Phải nói liên tục chứ để mọi người tưởng thật thì vô cùng nguy hiểm".

Nguyễn Hưng thực hiện
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
30-06-2012, 06:34 PM
.




Bắc Kinh đang liên tiếp đưa ra các hành động vi phạm những cam kết và luật pháp quốc tế, dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ phía Việt Nam và nhận sự chỉ trích của giới học giả quốc tế.

Tình hình Biển Đông đang dậy sóng với những động thái liên tiếp bằng cả biện pháp hành chính, chính trị và quân sự của chính phủ Trung Quốc, thể hiện sự không tuân thủ các cam kết của Bắc Kinh với nước láng giềng Việt Nam, đồng thời cho thấy rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế.


Những động thái liên tiếp

Hành động đầu tiên trong chuỗi các động thái gây bức xúc của Trung Quốc đợt này là tuyên bố thông qua việc lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng, nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).

Ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý".

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trước đây, Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó quyết định xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này đã bị hủy bỏ.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8c/cf/ban-do-0.jpg

Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật
của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).


Nghiêm trọng hơn, ngày 23/6, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), dưới sự cho phép của chính phủ nước này, đã ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa đây lại là vùng hoàn toàn không có tranh chấp từ trước đến nay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ông nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên".

Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.

Các lô mà Trung Quốc mời thầu nằm trên khu vực rộng hơn 160.000 km2, chồng lên các lô mà PVN đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Vùng biển Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý (hơn 140 km), cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý (hơn 105 km) và cách đảo Phú Quý 30 hải lý (55 km).

PVN cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc công khai mời thầu dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp việc bản thân CNOOC và PVN cũng đã có quan hệ với nhiều hợp đồng thăm dò chung. PVN yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên và khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai các hợp đồng khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài tại Biển Đông.

Trong bối cảnh đó, ngày 28/6, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này có các đội tuần tra có tính "sẵn sàng chiến đấu" trên các vùng nước mà họ cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông này cũng cho biết Bắc Kinh có thể sẽ thành lập Bộ tư lệnh quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa. Đây là diễn biến mới nhất trong loạt các hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8c/cf/mo-bach-ho.jpg

Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.



'Trung Quốc khiêu khích Việt Nam'

Các động thái của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm diễn ra hội thảo An ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington. Phần lớn các học giả và quan chức quốc tế, trong đó có giáo sư nổi tiếng người Australia Carlyle Thayer, khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng "Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Nhà nghiên cứu này cũng cho đây là một hành động chính trị hơn là một hành động kinh tế.

Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman chung quan điểm với Giáo sư Thayer khi phát biểu rằng việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội". Ông đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Do vậy giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc. Financial Times dẫn lời ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán: "Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu). Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".

Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS cho rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia đấu thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.


Trung Quốc đang đi ngược các cam kết

Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận cấp cao, trong đó quan trọng là sự kiện tháng 10/2011, khi hai bên ký Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm. Thỏa thuận này nhấn mạnh việc hai bên tôn trọng các nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) năm 2002. Theo DOC, các bên khẳng định cam kết với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC).

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" và đặc biệt là việc mời thầu dầu khí trên vùng biển của Việt Nam đã đi ngược lại với tất cả các cam kết giữa nước này với Việt Nam cũng như với các nước trong khu vực, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và DOC, đồng thời làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.

Liên quan đến Luật Biển được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hôm 21/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", ông nhấn mạnh.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 29/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, Luật Biển đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, do đó Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền.

Mai Trang
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
30-06-2012, 06:38 PM
.




Một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa "Tam Sa", "trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân".

Ngày 21/6, trang mạng của Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo việc Quốc vụ viện nước này phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn không có pháp lý để thành lập đơn vị hành chính trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.

Đã từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ 17, các nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền, tiến hành quản lý, khai thác hòa bình liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi nó chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Các chứng cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này đang được lưu giữ không chỉ ở các cơ quan lưu trữ của Việt Nam, mà còn đang được lưu giữ ở trung tâm lưu trữ của các nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan, Anh...



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/9a/Dai-nam-nhat-thong-toan-do_.jpg

Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840). Ảnh tư liệu.


Giải thích cho thông báo về quyết định sai trái của phía Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Dân chính Trung Quốc cho rằng: "Trung Quốc là người phát hiện và đặt tên sớm nhất cho các quần đảo này". Cách giải thích này hoàn toàn trái với các quy định của luật pháp quốc tế. Nếu theo cách nghĩ của phía Trung Quốc thì có lẽ lãnh thổ của các nước sớm có nền hàng hải phát triển như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha... sẽ trải khắp thế giới vì có biết bao hòn đảo trên các đại dương đã được những thương thuyền của các quốc gia này phát hiện và đặt tên cho nó.

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao phía Trung Quốc không đưa ra những căn cứ cụ thể để chứng minh cho lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc? Câu trả lời rất đơn giản là phía Trung Quốc hoàn toàn không có những căn cứ pháp lý, căn cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sử sách các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều khẳng định cương vực của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, các bản đồ của Trung Quốc cho đến tận đời nhà Thanh cũng chỉ vẽ điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc thường viện dẫn việc đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ chớp nhoáng lên quần đảo Hoàng Sa năm 1907 để chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc", nhưng khi đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các nhà nước Việt Nam quản lý, khai thác từ hàng trăm năm trước.

Theo luật pháp quốc tế, một vùng lãnh thổ được coi là thuộc về một quốc gia khi quốc gia đó thực hiện quản lý, khai thác hòa bình, liên tục trong thời gian dài. Năm 1956, Trung Quốc chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa và năm 1974 chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực để đánh chiếm vài bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, bị cộng đồng quốc tế lên án.

Qua những phân tích trên, càng thấy rõ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" của phía Trung Quốc là hoàn toàn sai trái và không có giá trị pháp lý. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng, không chỉ được ghi nhận trong các tài liệu pháp lý lịch sử mà còn được thừa nhận ở một hội nghị quốc tế hết sức quan trọng bàn về vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Hội nghị San Francisco năm 1951 khi đại diện của Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/9a/Hoang-Sa.jpg

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng.


Một điều đáng nói là cùng với việc đưa lên mạng quyết định sai trái về việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc còn đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa "Tam Sa", "trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân"! Với những lời lẽ đó, phải chăng họ đang muốn triển khai kế hoạch biến các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc? Gần đây, Trung Quốc ra sức tuyên truyền chủ trương "trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" và "ngoại giao hòa thuận với các nước láng giềng". Nhưng những lời lẽ và việc làm trên thực tế đó của phía Trung Quốc có thể hiện đúng "chủ trương nhất quán" đó của Trung Quốc hay không?

Một số tờ báo của Trung Quốc còn cho biết kế hoạch thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu và Trung Quốc đã chọn thời điểm này để đưa ra công khai nhằm "trả đũa Việt Nam thông qua Luật biển". Với cách tiếp cận đó, phải chăng cái gọi là "thành phố Tam Sa" là một con bài thủ sẵn để tung ra đối phó với các nước láng giềng chứ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý lịch sử?

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam và đã được các nhà nước Việt Nam thành lập các đơn vị quản lý hành chính từ lâu. Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố DOC ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, gây bức xúc và phẫn nộ trong nhân dân. Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Khánh Hòa và nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp đã có những tuyên bố kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các quyết định phi pháp này.

Là láng giềng gần gũi, tin rằng những người Trung Quốc chính trực thấy được lẽ phải, không để những lời nói và việc làm tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, cùng nhau vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Trung.

Đại đoàn kết

thái thanh tâm
30-06-2012, 09:47 PM
"Là láng giềng gần gũi, tin rằng những người Trung Quốc chính trực thấy được lẽ phải, không để những lời nói và việc làm tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, cùng nhau vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Trung."

....

Làm gì có lẽ phải, lẽ trái với thằng đại bành trướng quyết cướp biển đảo của mình. Tình hình rất xấu. Làm sao đây hỡi các thi hữu ?
TTT

TRUNGTRUNGNIEN
01-07-2012, 06:16 AM
.



Trước thái độ ngang ngược và tráo trở leo thang của Trung Quốc qua việc mời thầu phi pháp, xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bạn đọc cả nước đã bày tỏ thái độ giận dữ.

Tuổi Trẻ Online xin lược trích đăng một vài ý kiến bạn đọc trong rất nhiều thư phản đối hành vi sai trái một cách tráo trở của Trung Quốc gửi về tòa soạn sáng nay 29-6.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574420

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí
trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh


Đoàn kết

Gần đây Trung Quốc có một loạt động thái vi phạm ngang ngược và tráo trở đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã có công hàm phản đối và Tập đoàn dầu khí, Hội Luật gia Việt Nam cũng có ý kiến phản đối. Động tác này là cần thiết nhưng theo tôi chưa đủ. Chúng ta cần thông qua các kênh ngoại giao công bố cho toàn thế giới tính bất hợp pháp của sự kiện này và cảnh báo cho bất kỳ ai có ý định tham gia đấu thầu này với Trung Quốc.

Hơn lúc nào hết, mọi công dân Việt Nam dù ở cương vị nào hay ở đâu, xin hãy chung lòng vì Tổ quốc. Chúng ta cũng hết sức cảnh giác mọi thủ đoạn dùng lợi lộc làm mồi để phá hoại tình đoàn kết, phá hoại sức chiến đấu của ý đồ bành trướng bá quyền trong một "tinh thần Diên Hồng" của ông cha ta.

Vo Huu Chi


Mời thầu chính thức ngay vị trí TQ đã mời sai trái

Tôi nghĩ rằng Việt Nam ta cũng nên tổ chức mời thầu khai thác tương tự ngay tại đúng những vị trí mà Trung Quốc đang tổ chức mời thầu để khẳng định chủ quyền của mình.

Trần Phương


Công lý phải được thực thi

Trung Quốc là nước láng giềng của chúng ta nhưng hiện nay cậy thế nước lớn luôn bắt nạt các nước trong khu vực bằng cách áp đặt hàng loạt những tuyên bố vô căn cứ về biên giới hải đảo.
Tôi nghĩ lãnh thổ của chúng ta cũng không nằm ngoài ý đồ bành trướng của họ. Đây là thủ đoạn vô cùng thâm độc, nếu chúng ta lùi một bước họ sẽ tiến hai bước. Chúng ta không sợ vì có sự thật và lòng dân.

Một bạn đọc


Đưa ra Liên hiệp quốc

Đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải kiên quyết và đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc để minh bạch sự thật với toàn thế giới

(hai28k6dba@...)


Vùng biển đó là của ta

Tôi rất bức xúc khi đọc tin tức trên, như phân tích của các chuyên gia, rõ ràng ta có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền biển đảo nhưng phía Trung Quốc vẫn ngang ngược cố tình sai trái.

Thanh Duong


Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Trung Quốc đã dùng vũ lực ngang ngược đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, xâm phạm một số đảo đá ngầm trong quần đảo Trường Sa 1988... Và bây giờ họ lại muốn tiếp tục như thế!

Những hành vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc cần phải bị thế giới lên án mạnh mẽ và trừng trị! Không thể có một nước lớn, thành viên của Hội đồng Bảo an tại Liên Hiệp Quốc lại ngang ngược và có dã tâm bành trướng trên biển Đông như Trung Quốc!

Tôi tin cả thế giới yêu chuộng công lý, hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế đã và sẽ đồng tâm nhất trí, ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam. Khối ASEAN đang trở thành một khối đồng minh mới đối phó và tự vệ trước mọi dã tâm bá quyền.

Thúy Lan


Đoàn kết ASEAN

Điều quan trọng bây giờ là chúng ta phải phản ứng trên mọi phương diện:

1. Kêu gọi tinh thần đoàn kết trong nước, sẵn sàng chiến đấu chống thế lực ngoại xâm (vì vùng biển chúng có thể làm như vậy thì đất liền cũng không ngoại lệ)

2. Nhờ đến sự giúp đỡ quốc tế.

3. Củng cố khối ASEAN thành sức mạnh để Trung Quốc thấy được sức mạnh đó.

4. Phải kêu gọi tinh thần ý thức, trách nhiệm ngay đối với từng người dân VN, vì tôi nghĩ rằng bất cứ một dân tộc, quốc gia nào, người dân mong muốn được sống trong hòa bình, không một ai muốn chiến tranh.

5. Phản đối kịch liệt về những chính sách phi pháp của Trung Quốc để họ thấy rõ "tức nước thì vỡ bờ", tất nhiên chúng ta không phải là những người thích chiến tranh, không phải là một dân tộc hiếu chiến, nhưng chúng ta phải là những người "Nước còn thì người còn, nước mất người mất ".

Lê Hoàng Văn


Hào khí rồng thiêng

Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm cả ngàn năm lịch sử. Từ "Bình Ngô Đại Cáo" cho tới " Hịch Tướng Sĩ" đã cho thấy sức mạnh của sự đồng lòng chung trí của dân tộc ta và chiến thắng luôn thuộc về công lý, lẽ phải. Những người yêu chuộng hòa bình luôn tôn trọng lẽ phải và công lý. Bên cạnh đó, chúng ta còn có rất nhiều bè bạn từ khắp năm châu. Chúng ta hãy là "một bó đũa khổng lồ" chứ không thể là những cây đũa dễ bị bẻ gãy!

Ngô Tất Thắng


Vùng đất thiêng của ta phải trả cho ta!

Thời gian gần đây, Trung Quốc luôn có những hành động đi ngược với lời nói. Mong muốn vùng lên chứng tỏ sự lớn mạnh của mình. Nhưng những gì của Việt Nam nhất định phải trả cho dân Việt.

Chúng ta cần phải đưa vấn đề này ra các diễn đàn, các tổ chức thế giới để mọi người hiểu được tham vọng của Trung Quốc.

Nguyễn Viết Thân


NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Lý Thường Kiệt

(Nguồn: TTO)

thái thanh tâm
01-07-2012, 07:43 AM
Nếu không dám hành động gì, sẽ mất biển đảo, mất chủ quyền và cuối cùng là mất nước theo kiểu mới.

TRUNGTRUNGNIEN
02-07-2012, 12:00 PM
.




Trao đổi với PV Tiền Phong, Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an) cho rằng, những hành động vi phạm chủ quyền gần đây của Trung Quốc sẽ đánh mất hình ảnh một đất nước “phát triển hòa bình” và Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=201448&Width=400



Hành động có chủ ý lâu dài

Ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; mời thầu dầu khí ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới đây?

Hành động của Trung Quốc được tính toán rất cẩn thận cả về không gian và thời gian, chứ không phải là bột phát. Nó thuộc chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vậy tại sao Trung Quốc lại hành động vào lúc này, không sớm hơn và muộn hơn?

Có thể nói Trung Quốc gây chuyện với Philippinnes và đã phần nào thành công ở bãi cạn Scarborough (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippinnes).

Mục tiêu của Trung Quốc tại Scarborough là thử phản ứng của Mỹ. Mỹ tuyên bố trở lại Châu Á, củng cố liên minh với Philippines, tiến hành tập trận chung, trang bị hiện đại cho hải quân. Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) thì Philippines có quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng biển này. Hành động của Trung Quốc là vi phạm, đi ngược lại UNCLOS 1982.

Qua vụ việc này, Trung Quốc biết được ranh giới, vạch đỏ của Mỹ trong can thiệp vào Biển Đông.

Mỹ đã không vượt quá vạch đỏ, dừng ở tuyên bố không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền, yêu cầu các nước giải quyết bằng thương lượng hòa bình, đảm bảo lưu thông hàng hải quốc tế. Tôi đã nhận định cách đây 1 tháng rằng, chắc chắn sau Scarborough sẽ đến Việt Nam.

Đây cũng là phản ứng mang tính trả đũa sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam. Trước khi có hành động này, hàng trăm tờ báo Trung Quốc đã có những bài viết xuyên tạc, vu cáo Việt Nam.

Đậm đặc nhất là từ ngày 20- 6 đến trước khi Tổng Cty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu khai thác dầu khí tại vùng biển của Việt Nam. Nhiều bài viết bịa đặt, vu cáo 100% về Việt Nam, nói “Việt Nam xâm phạm chủ quyền Trung Quốc” “Việt Nam hiếu chiến”…

Thử hỏi những nhà lãnh đạo Bắc Kinh, những điều báo chí Trung Quốc viết đúng hay sai? Rõ ràng, Trung Quốc đã chuẩn bị dư luận trong nước. Mỗi hành động Trung Quốc đều chuẩn bị chu đáo, ý đồ “đánh lận con đen”, bôi nhọ nước khác.

Ngoài ra, trong nội bộ Trung Quốc cũng có vấn đề. Vụ Bạc Hy Lai tôi đánh giá nghiêm trọng hơn vụ Trần Hy Đồng tại Bắc Kinh và Trần Lương Vũ tại Thượng Hải, tạo không khí rất căng trong xã hội Trung Quốc. Hành động vừa qua còn có ý giảm bớt sức nóng trong nội bộ và chuyển sức nóng ra bên ngoài.

Theo ông mục tiêu của Trung Quốc trong các chuỗi hành động này là gì?

Mục tiêu xuyên suốt, chiến lược của Trung Quốc là biến những vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp. Đây là giai đoạn một.

Giai đoạn hai là biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình, khẳng định chủ quyền với những vùng biển này.

Scarborough không phải là vùng biển tranh chấp mà thuộc chủ quyền của Philippines. 9 lô dầu khí mà công ty Trung Quốc vừa mời thầu hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp với quốc gia nào.

Điều này giống như hai gia đình độc lập, có sổ đỏ, nhưng đường đột nhà bên cạnh đưa người sang đánh bắt cá trong ao nhà hàng xóm nhưng lại lu loa lên là ao tranh chấp.

Cho nên, ý đồ, âm mưu lâu dài của Trung Quốc là lấn từng bước, chuyển dần theo hai giai đoạn như tôi đã nói ở trên.


Trung Quốc mất nhiều hơn được

Vậy ông nhận định hành động sắp tới của Trung Quốc sẽ như thế nào?

Trung Quốc làm gì sắp tới không hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc mà phụ thuộc một phần quan trọng vào phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, khu vực.

Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982 và Hiến chương Liên hợp quốc mà Trung Quốc là thành viên thường trực, Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).

Điều đáng buồn là Trung Quốc đã nói một đằng làm một nẻo. Tháng 10- 2010, Thủ tướng Trung Quốc gửi điện cho Thủ tướng các nước ASEAN nói rằng, Trung Quốc mong muốn hợp tác với ASEAN để tạo không khí hòa bình, ổn định, xây dựng lòng tin. Nhưng hiện nay họ lại làm khác.

Tháng 10- 2011 trong tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, hai bên cam kết cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp hoặc mở rộng thêm tranh chấp.

Trong khi chờ đợi giải quyết một cách cơ bản, lâu dài thì có thể đi từng bước nhỏ.

Nhưng Trung Quốc thường xuyên cam kết vậy mà không làm vậy. Theo tôi việc này người dân Việt Nam phải biết. Chúng ta phải làm cho 90 triệu dân Việt Nam cả ở trong và ngoài nước, 7 tỷ người trên toàn thế giới biết rõ việc này. Nếu Trung Quốc không tạo lòng tin với khu vực và thế giới thì họ làm ăn với ai.

Tôi nhấn mạnh, việc Trung Quốc có làm gì sắp tới thì một phần quan trọng phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế chứ không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” vậy những hành động vừa qua của Trung Quốc với Philippines và Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến hình ảnh đất nước này?

Từ năm 2003 đến nay, lãnh đạo Trung Quốc và bộ máy truyền thông khổng lồ của họ đều truyền tải cho thế giới một thông điệp là Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, sau đó chuyển thành phát triển hòa bình.

Như vậy, Trung Quốc đã mất 9 năm để chứng minh đất nước phát triển nhanh, mạnh, không có hại cho ai; sự phát triển của Trung Quốc chỉ có lợi cho khu vực và thế giới với những lời kêu gọi đầu tư, làm ăn.

Sau 9 năm tuyên truyền cho thế giới như vậy nhưng hành động vừa qua đã phủ định lại, buộc lòng thế giới phải nhận thức lại về Trung Quốc. Thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” không phải là không có lý.

Trong trường hợp này, câu phương ngôn “không có lửa làm sao có khói” là đúng. Với một chuỗi hành động gây sự của Trung Quốc từ năm 2007 đến nay với Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines thì rõ ràng bộc lộ ý định thật của họ. Thế giới đã và sẽ nhận rõ Trung Quốc.

Tôi nghĩ một vài lô dầu so với việc bị mất mặt trên thế giới thì rất nhỏ. Họ đã “tham bát bỏ mâm”. Họ được 1 mà mất 10, thậm chí mất 100. Tôi nghĩ lãnh đạo Trung Quốc đã sai lầm, sa lầy vào Biển Đông, đánh mất hình ảnh của đất nước.

Khi đó, buộc lòng các liên minh với Mỹ phải chặt chẽ hơn. Người Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, các nước ASEAN nhìn rõ Trung Quốc hơn. Ấn Độ chắc chắn cũng phải dựa vào Mỹ và mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ sẽ tiến tới trên mức bạn bè và dưới đồng minh, dù hiện nay chưa phải là đồng minh. Người Nga cũng phải nhận thức lại.

Là một học giả, tôi cho rằng những hành động gây chuyện vừa qua Trung Quốc mất nhiều hơn được.


Đảng, dân tộc, chủ quyền là thống nhất

Đối với Việt Nam, chúng ta có thuận lợi gì trong việc đấu tranh chủ quyền, thưa ông?

Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là cơ sở pháp lý, là cái sổ đỏ. Chính cái sổ đỏ này buộc Trung Quốc phải ngồi với Việt Nam. Việt Nam không chỉ đám phán song phương và còn đa phương với quốc tế.

Việt Nam không chống Trung Quốc mà Việt Nam chỉ bày tỏ quan điểm. Việt Nam chắc chắn không bao giờ liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc. Cũng như không liên kết với Trung Quốc để chống Mỹ. Quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng.

Quan điểm của Việt Nam là củng cố quan hệ với Trung Quốc, tuyệt đối không chống Trung Quốc, không bao giờ khơi dậy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Nhưng chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng, chủ quyền lãnh thổ là trường tồn, vĩnh cữu.

Trong quan hệ với bất cứ nước nào, chế độ xã hội nào thì chúng ta cũng phải đặt độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ lên trên hết. Mối quan hệ giữa Đảng, dân tộc, chủ quyền là thống nhất.

Trong đó, chủ quyền quốc gia là tối thượng. Bởi không có lãnh thổ trường tồn thì không có Đảng. Đảng sinh ra trong dân tộc và trên mảnh đất này.

Vậy Việt Nam cần triển khai những mặt trận nào để bảo vệ biển đảo, chủ quyền đất nước, thưa ông?

Trước hết, chúng ta cần trao đổi với Trung Quốc bằng nhiều kênh, ở nhiều cấp độ khác nhau. Tổng Bí thư trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điện với Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng nói với Thủ tướng...rằng hành động vừa qua là trái với tuyên bố chung mà hai nước đã cam kết.

Tôi nghĩ phản ứng của chúng ta chưa đủ. Khi cần thiết phải có tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam với toàn thế giới, chứ không chỉ có người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng. Nhưng chúng ta vẫn trên cơ sở hết sức tôn trọng họ, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ổn định thì có lợi cho cả hai nước.

Trên diễn đàn đa phương, chúng ta đưa vấn đề ra ASEAN và thậm chí Liên hiệp quốc.

Chúng ta có nhiều kênh, cấp độ khác nhau. Chúng ta phải phát huy các định chế quốc tế và khu vực. Tôi nghĩ chúng ta có điều kiện và phải làm mạnh hơn trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, và quan trọng là biết lúc nào thì lựa chọn biện pháp nào.

Cùng với đó, hệ thống truyền thông phải vào cuộc mạnh mẽ, nói rõ, khách quan, đúng pháp luật quốc tế vấn đề này. Sức mạnh dân tộc qua truyền thông sẽ nhân lên.

Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhưng người dân phải hiểu rõ thực tế hiện nay.

Cám ơn ông!

Hà Nhân
(Nguồn: TPO)

thái thanh tâm
02-07-2012, 12:09 PM
Sợ là hỏng !

TRUNGTRUNGNIEN
02-07-2012, 02:33 PM
.



Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 1-7 cho biết nước này đã đưa bốn tàu tuần tra tới biển Đông. Những tàu này, theo Tân Hoa xã, đã tới vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1-7.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574991

Hai canô của quân đội ở một đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
(ảnh chụp ngày 21-6) - Ảnh: Reuters


Tháng trước Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh để phản đối Luật biển do Quốc hội Việt Nam thông qua, tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, theo Hãng tin AFP.

Tân Hoa xã nói bốn chiếc tàu này đã rời hòn đảo phía nam Trung Quốc Hải Nam vào ngày 26-6 và sẽ có các cuộc tuần tra với hải trình 2.400 hải lý.

Cả bốn tàu đều thuộc quyền của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc chứ không phải hải quân.

Quân đội Trung Quốc cũng đã thiết lập cơ chế tuần tra định kỳ của hải quân ở biển Đông, theo lời bộ quốc phòng nước này. Tháng trước, Bắc Kinh đã nâng cấp hành chính của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ cấp xã lên thành cấp huyện thuộc tỉnh.

Công ty Dầu khí nhà nước Trung Quốc (CNOOC) cũng đã gọi thầu ở chín lô thuộc biển Đông nằm hoàn toàn trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

HẢI MINH (Theo Tân Hoa xã, AFP)
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
03-07-2012, 09:26 AM
.




Ngày 2-7, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện việc giảm giá bán xăng dầu. Cụ thể, xăng RON 92 giảm 600 đồng/lít xuống còn 20.600 đồng/lít; dầu diesel giảm 200 đồng/lít còn 19.900 đồng/lít; dầu hỏa giảm 200 đồng/lít còn 19.850 đồng/lít; dầu mazut giảm 300 đồng/kg còn 17.650 đồng/kg.

Mức trích Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng xăng, dầu vẫn theo quy định hiện hành 300 đồng/lít. Thời gian áp dụng cho việc giảm giá từ 19 giờ cùng ngày. Như vậy, chỉ trong vòng gần 2 tháng trở lại đây giá xăng đã giảm 5 lần liên tiếp với tổng cộng giảm 3.200 đồng/lít.

* Cùng ngày, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro cho biết: Vào ngày 30-6, giếng khoan thăm dò ThT-1X tại cấu tạo Thỏ Trắng đã cho dòng dầu tự phun với lưu lượng trung bình 1.690 thùng/ngày đêm. Đây là kết quả thử vỉa tại đối tượng đầu tiên trong khoảng độ sâu từ 3.500 đến 3.650m. Theo kế hoạch, Vietsovpetro sẽ tiếp tục tiến hành thử vỉa 4 đối tượng triển vọng khác nằm ở các tầng phía trên của giếng này. Thỏ Trắng là cấu tạo địa chất độc lập trong lô 09-1 nằm về phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ.

Ông Lê Việt Hải, Phó Tổng giám đốc địa chất Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro cho biết: Sau giếng thăm dò ThT-1X, Vietsovpetro sẽ khoan giếng thẩm lượng ThT-2X để đánh giá toàn diện trữ lượng dầu khí của cấu tạo, đồng thời tiến hành các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để có thể sớm đưa cấu tạo này vào khai thác trong năm 2013.

Ngọc Quang - Thu Tuyết
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
03-07-2012, 09:28 AM
.




Ngày 2-7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tiền ngân hàng đi đánh bạc. 6 bị cáo đều nguyên là những cán bộ ngân hàng phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án này gồm: Lê Quang Khải (SN 1982), Nguyễn Thanh Hải (SN 1980), Lê Văn Hiển (SN 1968) bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đánh bạc”. 3 bị cáo: Nguyễn Văn Nghị (SN 1963), Trần Văn Hải (SN 1965), Hoàng Hữu Hợp (SN 1978) cùng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lê Quang Khải nguyên là giao dịch viên Phòng giao dịch Kênh Đào, Nguyễn Thanh Hải nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Hương Sơn (thuộc Ngân hàng NN-PTNT huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao và sơ hở trong quản lý điều hành của lãnh đạo phòng giao dịch, công tác hậu kiểm thiếu chặt chẽ của cán bộ hậu kiểm, Khải, Hải đã tất toán khống trên máy 177 sổ khách hàng gửi tiết kiệm tại các phòng giao dịch của ngân hàng, chiếm đoạt hơn 45,8 tỷ đồng để chơi cá độ bóng đá và tiêu xài mục đích cá nhân. Trong đó Khải chiếm đoạt hơn gần 35 tỷ đồng. Phòng giao dịch Kênh Đào do Nghị làm giám đốc, Trần Văn Hải làm phó giám đốc kiêm hậu kiểm.

Viện kiểm sát xác định: Nghị là giám đốc phòng giao dịch nhưng đã không làm hết trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, để lộ mật khẩu, user giao dịch để Khải lợi dụng sử dụng phê duyệt khống 159 giao dịch tất toán số gửi tiền tiết kiệm và khớp lệnh chuyển tiền. Trần Văn Hải được giao nhiệm vụ trực tiếp hậu kiểm và khớp lệnh chuyển tiền hàng ngày. Từ ngày 17-5-2010 đến ngày 9-5-2011, Trần Văn Hải đã hậu kiểm 159 giao dịch của Lê Quang Khải nhưng không phát hiện được việc tất toán khống của Khải và để Khải chiếm đoạt gần 35 tỷ đồng của Chi nhánh Mỹ Đức tại Phòng giao dịch Kênh Đào…

Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Lê Quang Khải án tử hình, Nguyễn Thanh Hải và Lê Văn Hiển cùng mức án chung thân. Với hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Nghị bị tuyên phạt 4 năm tù, bị cáo Trần Văn Hải 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Hợp 3 năm tù.

TTXVN
(Nguồn: SGGPO)

thái thanh tâm
03-07-2012, 09:32 AM
Giảm như nhỏ giọt cà phê sạn
Tăng như tên lửa phóng vệ tinh
Đáng yêu sao cái dân mình
Giảm tăng, tăng giảm, vẫn tình vẫn vui...


TTT

TRUNGTRUNGNIEN
03-07-2012, 09:33 AM
.




Liên đoàn Luật sư Việt Nam khuyến cáo các công ty dầu khí quốc tế tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tẩy chay việc mời thầu phi pháp của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc.

Trước việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn cái gọi là "thành phố Tam Sa" và Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ra tuyên bố ngày 2/7.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cực lực phản đối quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" của phía Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay quyết định sai trái này; đồng thời lên án mạnh mẽ và phản đối hành vi của CNOOC thông báo mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay thông báo mở thầu phi pháp này.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam khuyến cáo các công ty dầu khí quốc tế tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tẩy chay việc mời thầu phi pháp của CNOOC. Trung Quốc cần nghiêm chỉnh tôn trọng và thực hiện các cam kết của Chính phủ Trung Quốc với Chính phủ các nước ASEAN quy định trong Tuyên bố giữa các nước ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8e/ca/Mo-Bach-Ho.jpg

Giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: PVN.


Tổ chức này cũng kêu gọi Trung Quốc với tư cách là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ứng xử có trách nhiệm, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Trước tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về hai vấn đề nêu trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc; đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam kêu gọi các tổ chức Luật sư quốc gia của các nước thành viên ASEAN, Hiệp hội Luật châu Á Thái Bình Dương (LAWASIA), Hiệp hội Luật sư Trung Quốc và tất cả các tổ chức Luật sư trên thế giới, cùng lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, giữ gìn hòa bình ổn định ở biển Đông, cùng chung sức xây dựng một thế giới dân chủ, công bằng, văn minh.

Trước đó, ngày 21/6, trang mạng của Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo, Quốc vụ viện nước này phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã xâm phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Tiếp đó, ngày 23/6, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí có tên JY 22, HY 10, HY 34, BS 16, DW 04, DW 22, YQ 18, RG 03 và RJ 27 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi gần nhất cách đảo Phú Quý (Việt Nam) khoảng 13 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 60 hải lý.

Hành vi nêu trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Xuân Hoa
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
03-07-2012, 09:40 AM
.




Ngày 2-7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tiền ngân hàng đi đánh bạc. 6 bị cáo đều nguyên là những cán bộ ngân hàng phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án này gồm: Lê Quang Khải (SN 1982), Nguyễn Thanh Hải (SN 1980), Lê Văn Hiển (SN 1968) bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đánh bạc”. 3 bị cáo: Nguyễn Văn Nghị (SN 1963), Trần Văn Hải (SN 1965), Hoàng Hữu Hợp (SN 1978) cùng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lê Quang Khải nguyên là giao dịch viên Phòng giao dịch Kênh Đào, Nguyễn Thanh Hải nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Hương Sơn (thuộc Ngân hàng NN-PTNT huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao và sơ hở trong quản lý điều hành của lãnh đạo phòng giao dịch, công tác hậu kiểm thiếu chặt chẽ của cán bộ hậu kiểm, Khải, Hải đã tất toán khống trên máy 177 sổ khách hàng gửi tiết kiệm tại các phòng giao dịch của ngân hàng, chiếm đoạt hơn 45,8 tỷ đồng để chơi cá độ bóng đá và tiêu xài mục đích cá nhân. Trong đó Khải chiếm đoạt hơn gần 35 tỷ đồng. Phòng giao dịch Kênh Đào do Nghị làm giám đốc, Trần Văn Hải làm phó giám đốc kiêm hậu kiểm.

Viện kiểm sát xác định: Nghị là giám đốc phòng giao dịch nhưng đã không làm hết trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, để lộ mật khẩu, user giao dịch để Khải lợi dụng sử dụng phê duyệt khống 159 giao dịch tất toán số gửi tiền tiết kiệm và khớp lệnh chuyển tiền. Trần Văn Hải được giao nhiệm vụ trực tiếp hậu kiểm và khớp lệnh chuyển tiền hàng ngày. Từ ngày 17-5-2010 đến ngày 9-5-2011, Trần Văn Hải đã hậu kiểm 159 giao dịch của Lê Quang Khải nhưng không phát hiện được việc tất toán khống của Khải và để Khải chiếm đoạt gần 35 tỷ đồng của Chi nhánh Mỹ Đức tại Phòng giao dịch Kênh Đào…

Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Lê Quang Khải án tử hình, Nguyễn Thanh Hải và Lê Văn Hiển cùng mức án chung thân. Với hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Nghị bị tuyên phạt 4 năm tù, bị cáo Trần Văn Hải 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Hợp 3 năm tù.

TTXVN
(Nguồn: SGGPO)

Lấy vài chục tỷ, toi mạng sống
Mất vài trăm nghìn tỷ chẳng sao
Hỏi đất thấp, hỏi trời cao
Thế gian còn có nơi nào nữa không ?

TTT

TRUNGTRUNGNIEN
03-07-2012, 02:46 PM
.




Song hành cùng tuyên bố thành lập TP.Tam Sa, Bắc Kinh âm mưu biến thành phố này thành tiền đồn quân sự mang ý nghĩa chiến lược.

Cuối tháng trước, Trung Quốc tuyên bố thành lập TP.Tam Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật báo Phương Nam ngày 2.7 nhận định động thái trên nhằm “nâng cấp” đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, để đảo này đóng vai trò thủ phủ của TP.Tam Sa. Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 28.6 tuyên bố thiết lập bộ chỉ huy quân sự cho TP.Tam Sa. Vì thế, nhật báo Phương Nam đánh giá đảo Phú Lâm sẽ đóng vai trò “trung tâm chính trị, quân sự” trong tham vọng thâu tóm Hoàng Sa và Trường Sa mà Bắc Kinh đang theo đuổi.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/mohinh2.jpg

Mô hình phát triển do Trung Quốc đề ra cho đảo Phú Lâm - Ảnh: Baidu



Ráo riết chuẩn bị quân sự

Thực tế, phát ngôn viên Cảnh đã công khai việc Trung Quốc ráo riết thiết lập cơ sở quân sự tại Tam Sa. Không chỉ bất chấp luật pháp quốc tế để xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phát ngôn viên này còn ngang ngược cho rằng việc thiết lập cơ sở quân sự nói trên là “điều tất yếu”. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc hiện có nhiều cơ sở (trái phép) tại đảo Phú Lâm như: tòa nhà chính phủ, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, cửa hàng, khách sạn, thư viện, sân bay, cầu cảng, trạm khí tượng, doanh trại…

Ủng hộ cho quan điểm sai trái trên, phó giáo sư Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân. Ông còn đề nghị Trung Quốc cần bổ nhiệm một lãnh đạo cấp tướng cho bộ chỉ huy quân sự tại đây. Cụ thể, ông Bạch đưa ra đề xuất biến Tam Sa thành một tiền đồn quân sự khi kêu gọi rằng: “TP.Tam Sa có vị trí chiến lược nên cần nhiều binh lực hơn nữa. Ngoài lục quân, nơi này cần có thêm không quân và hải quân để cùng nhau phối hợp”. Đáng quan ngại hơn, ông này cho rằng đề xuất trên nhằm phục vụ cho mưu đồ bá quyền của Bắc Kinh là: “Thành lập cơ quan quân sự mới cho TP.Tam Sa sẽ giúp tăng cường thực lực để Trung Quốc thâu tóm Trường Sa, Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield. Khi đó, Bắc Kinh sẽ chủ động trong việc chiếm giữ các khu vực này”.


Vị thế chiến lược



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/mohinh3.jpg

Đường băng hiện tại trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Koming.com.hk


Vốn dĩ, Phú Lâm là đảo san hô có địa hình phẳng và cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, lý do then chốt khiến đảo này được chọn làm trọng tâm của chính quyền TP.Tam Sa không phải vì vẻ đẹp độc đáo mà là tham vọng của Bắc Kinh nhằm thâu tóm biển Đông. Tân Hoa xã dẫn lời phó giáo sư Bạch công khai ý định trên: “Phần lớn các đảo trên quần đảo Hoàng Sa đều là đảo san hô, tương đối nông. Nhiều đảo không có sẵn điều kiện để con người sinh sống. Trong đó, Phú Lâm là một đảo lớn, có sân bay, bưu điện, có môi trường làm việc bình thường và ở gần biển Đông. Điều này rất có lợi cho việc Trung Quốc kiểm soát cả khu vực biển Đông”. Theo đó, Bắc Kinh có thể biến đảo Phú Lâm thành địa điểm trung chuyển, tiếp vận cho tàu chiến, máy bay của Trung Quốc trên hành trình từ đảo Hải Nam đến các đảo gần Philippines. Hiện tại, sân bay tại đảo Phú Lâm có thể cho phép máy bay Boeing 737 cất và hạ cánh. Đồng thời, cầu cảng tại đây cũng có chỗ neo đậu cho tàu tải trọng lên đến 5.000 tấn.


Tàu hải giám Trung Quốc diễn tập ở Trường Sa

Đội tàu hải giám Trung Quốc gồm 4 tàu số 83, 84, 71 và 66 tổ chức diễn tập trái phép tại bãi Châu Viên, ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, vào ngày 2.7. Theo Tân Hoa xã, đội tàu này xuất phát từ TP.Nam Á vào ngày 26.6 để đến biển Đông thực hiện chuyến tuần tra dài 2.400 hải lý (4.500 km). Sau khi đến Châu Viên vào ngày 1.7, đội tàu trên nhanh chóng triển khai diễn tập vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, một trực thăng được mang theo đã không thể tham gia diễn tập vì điều kiện thời tiết xấu.

Lucy Nguyễn
(Nguồn: TNO)

thái thanh tâm
03-07-2012, 03:01 PM
Thấy mà sốt ruột quá

Sức yếu cũng phải làm gì chứ nhỉ
Để bạn vàng xơi hết biển đảo của mình ???

TTT

TRUNGTRUNGNIEN
04-07-2012, 11:44 AM
.




Trung Quốc hai năm gần đây ngày càng cứng rắn trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, một phần là do sức mạnh kinh tế và quân sự phát triển đáng kể, và phần quan trọng nữa là do ảnh hưởng của các tướng lĩnh tăng lên.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8f/75/cms.jpg

Hải giám, một trong các lực lượng hành pháp năng nổ của Trung Quốc
tại những vùng biển có tranh chấp. Ảnh: China News.


Trên đây là nhận định của ông Willy Lam, giáo sư chuyên nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Quốc tế Akita, Nhật Bản. Ông cũng là giáo sư lịch sử Đại học Hong Kong. Bài viết của chuyên gia này đăng trên The Wall Street Journal.

Mức độ ảnh hưởng của giới quân sự ở Trung Quốc trở nên rõ nét hơn từ cuối năm ngoái khi chuẩn đô đốc Yang Yi kêu gọi từ bỏ câu nói nổi tiếng về chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình: "Giấu mình chờ thời, không lộ diện". Yang cho rằng: “Thời thế không còn để cho Trung Quốc giấu mình".

"Nếu bất cứ nước nào xâm phạm an ninh và lợi ích quốc gia của chúng ta, chúng ta phải kiên quyết tự vệ", Yang nói thêm. Thông qua "phòng thủ kiên quyết", Yang muốn nhắc đến khái niệm "phản công nhanh, chi phí thấp và có hiệu quả".

Tháng trước, thiếu tướng Han Xudong, người giảng dạy tại Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc (PLA), còn đi xa hơn. Ông này cho rằng đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ học thuyết "chống bành trướng" của mình. Trong một bài báo trên tờ Global Times của chính giới mang tiêu đề "Tâm lý phòng thủ phương hại nỗ lực bành trướng ra nước ngoài của Trung Quốc", ông này đã không ngại ngần kêu gọi một chính sách mở rộng ra về quân sự, địa chính trị và kinh tế.

Tướng Han chỉ ra rằng trong khi chính sách truyền thống của Trung Quốc là "không bá quyền" thì cũng không nên hiểu điều này có nghĩa là Trung Quốc không nên theo đuổi mục tiêu bành trướng. "Chỉ khi chúng ta đập tan khối tâm lý phi bành trướng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu", tướng Han viết.

Một số tướng lĩnh Trung Quốc dường như đang cố đẩy đất nước tới một cách tiếp cận đối đầu trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một trong những điểm nguy hiểm nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hùng biện của họ rất đơn giản: PLA không nên ngần ngại trừng phạt các quốc gia đang bất đồng với tuyên bố của Trung Quốc ở vô số đảo nhỏ, cũng như các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở đó.

Thiếu tướng Luo Yuan gần đây lên tiếng mắng mỏ “những kẻ hiếu chiến dân tộc chủ nghĩa” ở Philippines, nước cho tàu hải quân đối mặt với tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ tháng 4. Luo Yuan tuyên bố: "Nếu Manila không thể kiềm chế những đứa trẻ này, hãy để chúng ta làm thay họ".

Nói về nguy cơ xảy ra một trận hải chiến, viên tướng từng nhiều lần đưa ra các tuyên bố đao to búa lớn này nói: "Chúng ta đã nhiều lần tỏ sự nhẫn nại, và lòng kiên nhẫn của chúng ta đã hết. Không việc gì phải thận trọng nữa".

PLA và các nhà chiến lược quân đội được cho là đứng đằng sau quyết định thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa tháng trước. Dù ý tưởng về việc lập Tam Sa được đưa ra từ năm 2007, nhưng các cơ quan ngoại giao Trung Quốc đã không tán thành. Các nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm lập luận rằng một động thái như vậy sẽ thổi bùng quan điểm về "mối đe dọa từ Trung Quốc" tại các nước Đông Nam Á, và cả Mỹ nữa.

Cho đến năm ngoái, các nhà nghiên cứu cao cấp về quan hệ quốc tế ở Trung Quốc vẫn có thể chỉ trích việc tướng lĩnh can thiệp vào chính sách đối ngoại. Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal tháng 10/2010, giáo sư Chu Shulong thuộc Đại học Thanh Hoa phàn nàn rằng "quân đội Trung Quốc quá mạnh trong hoạch định chính sách, đặc biệt là về chính sách đối ngoại”.

Một vài tháng sau đó, giáo sư Đại học Bắc Kinh Wang Jisi trở thành tâm điểm cho một loạt lời chỉ trích do các nhà bình luận phe diều hâu đưa ra. Nguyên do là ông này đã phê phán giới quân sự có "những tuyên bố thiếu thận trọng, không được phép, gây nhiều nhầm lẫn" trong đó xác định Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc và rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển chiến lược.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2011, thậm chí các học giả có uy tín lớn như các ông Wang và Chu đã không còn dám phát biểu trái ý các tướng lĩnh. Thiếu tướng Zhang Zhaozhong gần đây tuyên bố rằng có "hơn một triệu kẻ phản bội" ở Trung Quốc và nói rõ rằng "một số học giả của chúng ta đã được Mỹ đào tạo. Họ đọc sách Mỹ, chấp nhận những ý tưởng của Mỹ, và giờ đây họ đang giúp Mỹ đánh lừa người Trung Quốc".

Các tuyên bố về tranh chấp trên Biển Đông gần đây được đưa ra khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc, sự kiện đánh dấu bước chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở nước này. Thông thường, quân đội được đảm bảo có 20% số ghế trong Ban Chấp hành trung ương đầy quyền lực. Ban này bầu ra các ủy viên Bộ Chính trị. Thời gian chuyển tiếp lãnh đạo có thể là cơ hội để bên quân sự có tiếng nói nặng ký hơn.

Phạm Ngọc Uyển (lược dịch)
(Nguồn: VnExpress)

Phong Trần
04-07-2012, 03:50 PM
Thấy mà sốt ruột quá

Sức yếu cũng phải làm gì chứ nhỉ
Để bạn vàng xơi hết biển đảo của mình ???

TTT
Thì người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao - VN thường xuyên lên tiếng phản đối các hành động của TQ đó thôi.
Chỉ có điều là phản đối bằng tiếng Việt và phản đối cho dân mình biết chứ không qua TQ phản đối.
Vậy nên TQ không biết nên càng ngày càng lấn tới đó mà.

thái thanh tâm
04-07-2012, 04:27 PM
Thầy giáo kiêm thợ hớt tóc



TT - Đến Trường tiểu học Lộc Hòa, xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), thấy học sinh nào cũng quý mến thầy giáo Võ Thanh Phú. Không chỉ vì thầy Phú đã đứng lớp dạy nhạc cho các em mà còn kiêm luôn cả việc hớt tóc miễn phí cho học sinh.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527758
Thầy Phú cắt tóc cho học trò - Ảnh: N.H.



Đang nói chuyện với chúng tôi thì chuông điện thoại reo, thầy Phú bảo: “Dạ 4 giờ, cứ đến trước trường đi ạ”. Chúng tôi thắc mắc: “Cuối giờ, hẹn mọi người lai rai à?”. Thầy Phú cười: “Phụ huynh học sinh gọi điện hẹn hớt tóc cho con đó mà”. Thầy Phú tâm sự thấy học trò đi học mà tóc dài rất không gọn gàng, vì đa số các em là học sinh nghèo, cha mẹ lo làm đầu tắt mặt tối, chẳng có thời gian chăm sóc con. Vậy là thầy quyết định xin trường được hớt tóc cho các em.

Thầy Phú cười xòa: “Mình học nghề lại từ ông dượng, định làm nghề tay trái. Sau giờ dạy ở lại trường, nhiều khi cũng rảnh nên mới nghĩ tại sao mình không tổ chức hớt tóc miễn phí cho các em”. Nghĩ là làm, thầy Phú tằn tiện để dành cả tháng lương gần 1,5 triệu đồng mua bộ đồ nghề hớt tóc gồm tôngđơ tay, tôngđơ điện, kéo, lược, dao cạo... Và “tiệm” hớt tóc miễn phí của thầy Phú ra đời từ đó.

Cũng nhờ hớt tóc mà thầy Phú có thể tâm sự với học trò nhiều hơn. Thầy Phú kể một học sinh lớp 4 của trường cứ lầm lì, nhiều giáo viên cho là dạng học sinh cá biệt. Một lần hớt tóc, thầy nói chuyện với em này và biết được em đang sống cùng ông bà. Bố mẹ thì đi nuôi vịt ở Đồng Tháp, thỉnh thoảng mới về thăm. Sống với ông bà đã lớn tuổi nên em không tâm sự gì, thậm chí còn trốn học. Em trở nên lầm lì ít nói. Sau lần nói chuyện với thầy, em trở nên cởi mở hơn và hòa nhập với bạn bè.

Thầy Đỗ Thành Tám, hiệu trưởng trường, cho biết do nhà thầy Phú ở tận Vũng Liêm, cách chỗ dạy đến 40-50 cây số nên trường đã bố trí cho thầy ở lại trường. Khoảng năm 2009, thầy Phú xin được hớt tóc cho học sinh. Nhà trường cất một chỗ tạm làm nơi hớt tóc. Trường có hơn 120 học sinh nam thì hầu như em nào cũng từng được thầy Phú hớt tóc.

Thầy Tám nhận định việc hớt tóc của thầy Phú cũng tạo được mối quan hệ khăng khít giữa thầy và trò. Khi hớt tóc, thầy có thể tiếp cận học sinh dễ dàng cũng như tâm sự với học sinh để giúp các đồng nghiệp khác dạy dỗ các em tốt hơn. Thầy Phú mới 26 tuổi, được đồng nghiệp đánh giá là một thầy giáo trẻ nhiệt tâm và rất có nghề. Năm học vừa qua, trường có cuộc bỏ phiếu bầu giáo viên được yêu thích nhất, thầy Phú là người được học sinh bỏ phiếu nhiều nhất.

NGỌC HẬU

thái thanh tâm
05-07-2012, 08:43 AM
Ông ấy cần tôi

Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già. Cô nói: "Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!" Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.

Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên.

Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh.
Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên, thì chàng này hỏi cô rằng: " Tên là gì?".

Cô y tá ngạc nhiên: "Tôi tưởng ông ấy là cha anh?".

Chàng thanh niên trả lời: "Không, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng tên nên cô dẫn tôi nhầm tới đây."

Cô y tá kêu lên: "Ồ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!"

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: "Khi tôi được biết ông ấy bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ấy lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ấy đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ây rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!"

Sưu tầm

TRUNGTRUNGNIEN
05-07-2012, 03:35 PM
.




Theo THX, tối ngày 4-7, Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đang điều tra một căn bệnh chưa xác định đã giết chết 61 trẻ em Campuchia kể từ tháng 4.

Đây là căn bệnh về đường hô hấp và có vài triệu chứng thần kinh khiến các nạn nhân mắc bệnh đều tử vong. Hầu hết nạn nhân đều ở phía Nam Campuchia. Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện nhi Kantha Bopha ở Phnom Penh.

Bộ trưởng Y tế Campuchia cho biết các cơ quan chức năng đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc và cách thức chữa trị.

Thanh Hải
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
05-07-2012, 03:44 PM
.




Ý đồ độc chiếm biển Đông và luận điệu phi lý của Trung Quốc lộ rõ từ lịch sử hành chính Hải Nam đến việc thành lập “TP.Tam Sa”.

Trước thông tin Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, ngày 21.6.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ quyết định này. Chủ tịch TP.Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng nhấn mạnh: “Quyết định này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”.

Chúng ta cùng xem xét xâu chuỗi từ lịch sử quá trình quản lý đảo Hải Nam với các sự kiện thành lập tỉnh Hải Nam (ngày 13.4.1988), thành lập đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa quản lý Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam (tháng 11.2007) đến quyết định phê chuẩn lập TP.Tam Sa vừa qua. Bình thường, việc thành lập một tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền và là công việc nội bộ của một quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thành lập tỉnh Hải Nam hay TP.Tam Sa bao gồm cả lãnh thổ nước láng giềng thì không còn là công việc nội bộ của Trung Quốc nữa, mà là một việc làm bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước khác.


Biên giới chỉ đến Hải Nam

Cho đến đời tiền Hán (206 - 8 trước CN), đảo Hải Nam do người Lê (hay Ly), một tộc Việt trong Bách Việt, làm chủ nhưng bị người Trung Quốc ở Quảng Đông chinh phục. Đây có thể coi là bước đầu tiên tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Các chính quyền kế tiếp nhau liên tục đưa người Hoa đến định cư ở vùng ven bờ đảo Hải Nam, dồn người Lê (hay Ly) vào vùng rừng núi ở sâu bên trong đảo. Các bộ lạc người Lê không cam chịu cảnh áp bức bóc lột, vùng lên khởi nghĩa nhưng bị đàn áp dữ dội nên đều thất bại. Một điều đáng chú ý là ở đảo Hải Nam có dân Lê (Ly) thì ở Thanh Hóa có dân Ly. Giữa người Lê (Ly) của đảo Hải Nam và Thanh Hóa chắc có sự giao thân. Vì vậy, năm 1905, ông E.Brerault khảo sát đảo Hải Nam thấy có “người Việt ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam”. Đó chính là người Lê (Ly) ở ven biển.

Ngoài các chính sách bóc lột hà khắc về mặt kinh tế, chính quyền phong kiến Trung Quốc vẫn dùng phương pháp chia để trị. Họ chia nhỏ các bộ lạc người Lê, bắt sống rải rác xen kẽ với các bộ lạc người Mông di cư từ tây nam Trung Quốc đến sau này. Trong vòng 19 thế kỷ tiếp theo, các chính quyền phong kiến Trung Quốc tiếp tục cho di dân đến và áp dụng chính sách đồng hóa để biến Hải Nam thành lãnh thổ của mình.

Từ thời Đường (618 - 906) đến năm 1909, Hải Nam vẫn bị coi là vùng biên giới “lam sơn chướng khí” và dùng làm nơi đày ải tù chính trị. Người bị đi đày nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là nhà thơ Tô Đông Pha (1036-1101).

Sự cách biệt với nền văn hóa lục địa Trung Quốc, nạn cướp biển ven bờ, bệnh sốt rét ác tính cùng với sự nổi dậy thường xuyên của các bộ lạc bản xứ đã ngăn cản chính quyền Trung Quốc đưa người Hoa đến đây định cư với quy mô lớn. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới khác xa với đại lục, không thích hợp với kinh tế của người Hoa cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế trên đảo chậm phát triển và người Hoa không muốn định cư ở đây. Những nguyên nhân khách quan này cản trở chính sách tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Vì vậy, đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các chính quyền Trung Quốc đều coi lãnh thổ của mình chỉ bao gồm từ đảo Hải Nam trở lên phía bắc.

Đã có nhiều sự kiện, bằng chứng được ghi nhận trong sách vở Trung Quốc và Việt Nam chứng tỏ cương giới cực nam của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam. Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian đó, nhà nước phong kiến Việt Nam đã làm chủ thực sự và tổ chức đội Hoàng Sa đi khai thác 2 quần đảo của mình.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/LUAN/2/ban-do.jpg

Bản đồ của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ vẽ lãnh thổ đến đảo Hải Nam - Ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ xuất bản năm 1894 với đảo nhỏ phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN) - Nguồn: Biengioilanhtho.gov.vn



Tham vọng và mưu đồ

Từ năm 1909, Trung Quốc mới bộc lộ tham vọng trên biển Đông. Theo lệnh Phó vương Lưỡng Quảng, Đô đốc Lý Chuẩn đem một số pháo thuyền nhỏ đến một vài đảo của Hoàng Sa, bắn vài phát súng rồi vội vã rút lui dù khi đó quần đảo này đã có chủ. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo trên biển Đông của Việt Nam.

Năm 1932, Trung Quốc chính thức nêu yêu sách tiến xuống phía nam tới quần đảo Hoàng Sa. Trong Công hàm 29.9.1932 của đại diện Trung Quốc tại Paris gửi chính phủ Pháp chỉ nêu yêu sách quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): “Tây Sa là bộ phận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Với công hàm này, Trung Quốc chưa hề yêu sách đối với Trường Sa. Những dữ kiện nói trên càng chứng tỏ lập luận Trung Quốc có “chủ quyền từ lâu đời” trên 2 quần đảo là không có cơ sở. Tiếp đó, họ chưa làm thêm được gì thì đảo Hải Nam bị quân đội Nhật chiếm đóng từ 1939 đến năm 1945.

Tháng 4.1950, phe Tưởng Giới Thạch phải từ bỏ Hải Nam. Từ đó, nơi đây được xem là một bàn đạp quan trọng trong chiến lược xâm chiếm biển Đông, vốn được đẩy lên mức hơn hẳn các chế độ trước đó.

Cùng năm, một nhà xuất bản Trung Quốc cho ra bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ”. Trong đó, điểm cực nam không còn ở đảo Hải Nam nữa mà nó đã được đưa xuống phía nam hơn 1.500 km, tới tận vĩ tuyến 40 bắc, gần bờ biển Malaysia. Theo bản đồ này, đường “lưỡi bò” trên biển ôm trọn tới 80% biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tham vọng quá đáng của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Tiếp theo “chính sách xâm lược bằng bản đồ”, vào ngày 15.8.1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố yêu sách về vùng biển và hải đảo theo bản đồ nói trên. Từ đó, Bắc Kinh tích cực bắt tay chuẩn bị hành động. Nhưng do tình hình quốc tế lúc bấy giờ và lực lượng hải quân còn yếu nên tham vọng trên hướng biển vẫn còn có mức độ. Năm 1956, lợi dụng quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế ở Hoàng Sa, Trung Quốc bí mật đưa quân đổ bộ, chiếm đóng đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải và với sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc huy động lực lượng kết hợp hải quân, không quân đánh chiếm nốt nhóm phía tây của Hoàng Sa. Chỉ huy chiến dịch mở mang bờ cõi bất hợp pháp này là ông Đặng Tiểu Bình và tướng Diệp Kiếm Anh (còn tiếp).

Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập
(Nguyên Phó trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nguyên Đại sứ VN tại Malaysia)


Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam)



Bằng chứng về luận điệu thiếu cơ sở của Trung Quốc

- Nhiều sách báo phương Tây ghi lại sự kiện khoảng năm 1895, 1896 tàu Bellona của Đức và tàu Ymedi Maru của Nhật chở hàng cho Anh bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 140 hải lý về phía nam. Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã ra lấy trộm đồng trên tàu. Lãnh sự Anh ở Hải Nam phản đối với nhà đương cục Trung Quốc và nhận câu trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc do đó Trung Quốc không có trách nhiệm gì ở đấy.

- Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’ bắc.

- Trong cuốn Phủ biên tạp lục của nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn viết năm 1776 cũng ghi lại một sự việc: Năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do Chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại đã tra xét những người ở trên thuyền, khi biết là người của đội Hoàng Sa Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Chúa Nguyễn còn sai người viết thư cám ơn.

(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
05-07-2012, 08:47 PM
.




Tối 4/7, cùng lúc TTXVN bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Việt Nam trên biển Đông, cộng đồng mạng đã phân tích về tính xác thực trong phóng sự của truyền hình Trung Quốc.

Thông tin về bốn tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và ngăn chặn tàu cảnh sát biển của Việt Nam được phát vào ngày 3/7 trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và lan truyền trên mạng ngày 4/7. Tuy nhiên, chỉ đến khi trang mạng BBC tiếng Việt dẫn lại bản tin của CCTV với dòng tít "Tàu Việt Nam bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển", vụ việc mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.

Theo như hình ảnh trong phóng sự, đã có sự tiếp cận trực tiếp giữa tàu cảnh sát biển của Việt Nam với 4 tàu hải giám Trung Quốc. Hai bên đối đáp qua lại và đều khẳng định chủ quyền của mình với vùng biển các tàu xuất hiện. Ngay sau đó, CCTV mô tả, các tàu hải giám của Trung Quốc "thay đổi đội hình, cả 4 tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam" và "sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ, rút lui".



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/90/f1/hg1.jpg

Đội tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực diễn tập được cho là gần một bãi đá ngầm
ở quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp từ clip phóng sự của CCTV.


Phân tích các hình ảnh đã bị biên tập, cắt nhỏ trong clip, một bài viết trong diễn đàn Thế hệ trẻ Việt Nam nêu quan điểm, hoàn toàn không có chuyện tàu cảnh sát biển Việt Nam bị "rượt đuổi khỏi Trường Sa" mà hai bên chỉ "đối đáp qua lại" bằng hệ thống loa. "Truyền hình Trung Quốc cố tình dàn dựng, với lời bình khiêu khích nhằm cố khẳng định tính chính danh của họ ở Biển Đông", người viết bình luận.

Bài viết cũng kêu gọi kêu gọi mọi người bình tĩnh để lắng nghe lại lời của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cảnh báo tàu Trung Quốc trong clip: "Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức".

Chỉ sau ít giờ, bài viết này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng facebook và nhận được hàng chục comment hưởng ứng. Nick Nam Lam viết: "Yên tâm đi, người Việt Nam kiên cường, thông minh, đâu dễ gì chao đảo. Việt Nam đoàn kết, đương đầu mọi thử thách". Còn Sanbang thì hoan nghênh tinh thần và chúc các chiến sĩ cảnh sát biển luôn hoàn thành nhiệm vụ khi nhìn nhận rõ sự phức tạp của vụ việc.

Phân tích yếu tố có phóng viên đi cùng đoàn tàu hải giám, admin của một trang web khác cho rằng "cuộc tuần tra (của Trung Quốc) chủ yếu là để tạo dựng một màn kịch trên sóng truyền hình".

Cùng chung chủ đề, trên một diễn dàn dẫn lại bản tin của CCTV kèm clip phóng sự. Lời kêu gọi "Hãy nhấn share (chia sẻ bài viết) cho bạn bè để cùng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc" đã nhận được hưởng ứng của hàng trăm thành viên.

Trước những "cái đầu nóng" của một số bạn trẻ khi có những lời lẽ bột phát, thiếu kìm chế một thành viên trên mạng facebook chia sẻ: "Mong các bạn bình tĩnh suy xét. Dù trên biển hay trên đất liền, các chiến sĩ của chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc".



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/90/f1/csb1.jpg

Tàu cảnh sát biển 5012, con tàu được nhắc đến trong phóng sự của CCTV.
Ảnh chụp từ clip.


Các diễn đàn này cùng hàng loạt trang mạng khác cũng nhanh chóng dẫn lại tin của TTXVN bác bỏ thông tin trên báo chí Trung Quốc.

Theo bản tin phát đi tối 4/7 của TTXVN, Việt Nam bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa - nơi Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền

TTXVN khẳng định, việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông", TTXVN nhấn mạnh.

Theo Tân Hoa Xã, hôm 26/6, đội tàu Hải giám của Trung Quốc đã khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam đi vào Biển Đông. Vài ngày sau đó, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã diễn tập gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Hoạt động diễn tập của nhóm tàu này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc diễn tập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc còn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines cũng khởi động cuộc tập trận chung tại Mindanao, miền nam của quốc đảo Đông Nam Á.

Nguyễn Hưng
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
06-07-2012, 11:18 AM
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định các nước Đông Nam Á coi an ninh Biển Đông là mối quan tâm chung trong bối cảnh hội nghị ASEAN và Diễn đàn an ninh ASEAN sắp diễn ra.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/91/7d/luongthanhnghi-5.jpg

Ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Phan Lê.


Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 5/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã nói về vấn đề Biển Đông và ý nghĩa của việc Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam hôm 3/7 và khởi động đàm phán FTA Việt Nam-EFTA.

Khi nói về sáng kiến của Việt Nam trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trong trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN và Diễn đàn an ninh ASEAN sắp tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là quan tâm chung của ASEAN cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới".

Cũng theo ông Nghị, Lập trường thống nhất của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Các hội nghị lần này là diễn đàn quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.

"Do đó, hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề được các bên quan tâm. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước ASEAN đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực", ông khẳng định.

Đối với việc EFTA công nhận Quy chế Kinh tế thị trường của Việt Nam, ông Nghị phát biểu rằng, Na Uy, Thụy Sỹ, Iceland và Liechtenstein - những nước thuộc EFTA - công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cùng với khởi động đàm phán FTA là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và EFTA trong giai đoạn mới, đặc biệt về kinh tế - thương mại, tạo khuôn khổ mới giúp mở rộng, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam-EFTA với tư cách là những đối tác bình đẳng.

"Đồng thời, việc EFTA lần đầu tiên công nhận với tư cách cả khối, Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam một lần nữa thể hiện sự ủng hộ tích cực, rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam", người phát ngôn bình luận.

theo TTXVN
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
06-07-2012, 11:24 AM
Tại sao ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông lại xuất hiện dư luận hiếu chiến đến mức mù quáng, bất chấp lẽ phải và sự thật, bất chấp luật pháp quốc tế? Kết quả của một cuộc thăm dò của Thời báo Hoàn Cầu.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=575806

Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang


Kết quả của một cuộc thăm dò do Thời báo Hoàn Cầu thực hiện với gần 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Thẩm Dương... cho thấy rõ điều này. Gần 80% ủng hộ Trung Quốc “sử dụng vũ lực để đập tan các hành động gây hấn và xâm phạm” trên biển Đông. Chỉ vỏn vẹn 16,6% là nói không.

Thử khảo sát trên các trang Weibo... của cư dân mạng Trung Quốc cũng dễ dàng nhận thấy một dư luận tương tự. Rất nhiều ý kiến đòi chính quyền tuyên chiến trên biển Đông. “Không có chỗ cho đàm phán khi xét đến vấn đề lãnh thổ. Một cuộc chiến có thể đem lại 10 năm hòa bình” - một người viết. Người khác lại thẳng thừng: “Tôi ủng hộ việc bắn phá Philippines”. Nhiều người còn chỉ trích chính quyền Trung Quốc là hèn nhát, không dám bảo vệ đất nước. Đa số khẳng định căng thẳng trên biển Đông là “âm mưu thâm độc” do Mỹ dàn dựng để chống Trung Quốc...


Tâm lý nạn nhân

Tại sao dư luận Trung Quốc lại mù quáng, bất chấp đạo lý và lẽ phải đến như vậy? Câu trả lời dễ nhận ra là do người dân đã bị “tẩy não” và bị “đầu độc” hằng ngày hằng giờ những điều sai lệch.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, điển hình nhất là tờ Thời báo Hoàn Cầu, thường xuyên cáo buộc Việt Nam và Philippines là “kích động”, “gây hấn” trên biển Đông và đòi chính quyền Bắc Kinh phải phát động “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” chống lại các quốc gia Đông Nam Á. Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc (PLA) liên tục đe dọa sẽ trừng trị các nước láng giềng.

Sách giáo khoa của học sinh tiểu học và trung học đều khẳng định cực nam lãnh thổ Trung Quốc là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các bản đồ chính thức của Trung Quốc cũng vẽ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài tới tận Trường Sa.

Tất nhiên, sách giáo khoa Trung Quốc đã lờ tịt việc hải quân nước này đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Giới “học giả” Trung Quốc cứ ra rả một luận điệu dối trá khi nhấn mạnh trước thập niên 1970 không hề có cái gọi là “vấn đề biển Đông” do “biển Đông thuộc quyền quản lý của Trung Quốc”.

Trung Quốc hiện có một số tổ chức lớn chuyên nghiên cứu về biển Đông như Viện Hàng hải Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải, Học viện Khoa học xã hội, Viện Quan hệ quốc tế đương đại... Các “học giả” và “chuyên gia” của các tổ chức này, thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đều chung một luận điệu dối trá cho rằng khu vực được quy định bởi “đường chín đoạn” là thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Phân tích dư luận của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã “tẩy não” người dân nước mình ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ và “đầu độc” họ hằng ngày, nên người dân luôn tin rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc. Hằng ngày họ liên tục tiếp nhận những thông tin méo mó, dối trá qua các phương tiện thông tin. Do đó, niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ đến mức họ coi các quốc gia khác là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là người vô tội.


Tâm lý của kẻ bị vây hãm

Vẫn theo ICG, trong vấn đề biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã kích động một tâm lý dân tộc cực đoan bằng cách mô tả Trung Quốc là “nạn nhân” của các quốc gia xung quanh, là “kẻ yếu thế” trong các tranh chấp trên biển Đông. Chẳng hạn, báo chí Trung Quốc thường đưa tin theo kiểu: “Có hơn 1.000 giàn khoan dầu trên biển Đông và bốn sân bay ở Trường Sa, nhưng không có một cái nào là của Trung Quốc”.

Việc Mỹ tuyên bố trở lại châu Á càng là cơ hội để truyền thông Trung Quốc tô đậm “tâm lý nạn nhân” này, đẩy nó lên thành “tâm lý của kẻ bị vây hãm” bởi “những thế lực chống Trung Quốc” ở bên ngoài, và Trung Quốc đang phải tả xung hữu đột để chống đỡ và cố thoát ra tình trạng bị bủa vây này. Tất nhiên, như ICG vạch rõ, bằng cách này các cơ quan và chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới có thể lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng. Họ thường công khai chỉ trích các quốc gia khác để gây sức ép buộc chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thêm nguồn lực. PLA cũng lợi dụng tranh chấp ở biển Đông để mở rộng ngân sách quốc phòng.

Chính do những thứ tâm lý này, các giọng điệu hiếu chiến luôn chiếm ưu thế trước quan điểm ôn hòa trong dư luận Trung Quốc. Cũng chính vì tự thổi ngọn lửa dân tộc cực đoan, chính quyền Bắc Kinh lại luôn bị áp lực phải thể hiện bộ mặt cứng rắn để không bị xem là yếu thế mỗi khi đề cập đến vấn đề biển Đông. Một số học giả nhận định chính Bắc Kinh đã “tự tạo ra một con quái vật mà nó sẽ khó lòng kiểm soát”.

Tất nhiên, ở Trung Quốc vẫn còn có những người tử tế, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật, biết yêu đất nước mình và tôn trọng quyền lợi chính đáng của những nước khác như hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng tổ chức mới đây đã cho thấy. Thế nhưng những tiếng nói như vậy còn ít ỏi và lẻ loi, thậm chí đang có nguy cơ bị xem là “những kẻ phản quốc”. Nguyên văn tuyên bố của thiếu tướng quân đội Trương Châu Trung như sau: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.

SƠN HÀ - ĐÔNG PHƯƠNG
(Nguồn: TTO)

thylan
06-07-2012, 08:31 PM
Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy


Đặng Thuỷ Anh - lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc khiến cư dân mạng phát sốt bởi những nét chữ viết bằng tay đẹp như đánh máy.

Cư dân mạng đang truyền nhau một bài thi “vở sạch chữ đẹp" của cậu bé Đặng Thuỷ Anh, học sinh lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Với những nét thanh nét đậm, chữ đều, bài văn “Trống đồng Đông Sơn” của cậu bé khiến nhiều người trầm trồ bởi nét chữ đẹp như đánh máy. Nhiều người phải thốt lên rằng: "Con trai viết chữ đẹp quá trời, đẹp như đánh máy, không tì vết".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/03/11/20120703110548_1.jpg
Bài thi của Thuỷ Anh đạt giải nhất cuộc thi Viết chữ đẹp cấp quốc gia năm học 2005-2006.

Với bài văn "Trống đồng Đông Sơn", Đặng Thuỷ Anh đã đạt giải nhất cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp quốc gia năm 2005- 2006. Cùng năm đó, cậu bé cũng được giải của báo Công an Nhân dân về viết chữ đẹp. Hiện tại, Thuỷ Anh đã lớn hơn rất nhiều, cậu đang học lớp 8C trường THCS Vĩnh Phúc nhưng chữ của cậu vẫn đẹp như vậy. Ước mơ sau này của Thuỷ Anh là thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Vĩnh Phúc hoặc trường chuyên ngữ tại Hà Nội.

Được biết, bố mẹ của Thuỷ Anh đều là giáo viên dạy cấp 3. Ngay từ nhỏ, Thuỷ Anh đã được bố mẹ rèn luyện tính tự lập và tự giác học tập nên những trong 9 năm học, cậu bé luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.

Nguồn VietNam Net

thái thanh tâm
07-07-2012, 07:54 AM
Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy


Đặng Thuỷ Anh - lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc khiến cư dân mạng phát sốt bởi những nét chữ viết bằng tay đẹp như đánh máy.

Cư dân mạng đang truyền nhau một bài thi “vở sạch chữ đẹp" của cậu bé Đặng Thuỷ Anh, học sinh lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Với những nét thanh nét đậm, chữ đều, bài văn “Trống đồng Đông Sơn” của cậu bé khiến nhiều người trầm trồ bởi nét chữ đẹp như đánh máy. Nhiều người phải thốt lên rằng: "Con trai viết chữ đẹp quá trời, đẹp như đánh máy, không tì vết".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/03/11/20120703110548_1.jpg
Bài thi của Thuỷ Anh đạt giải nhất cuộc thi Viết chữ đẹp cấp quốc gia năm học 2005-2006.

Với bài văn "Trống đồng Đông Sơn", Đặng Thuỷ Anh đã đạt giải nhất cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp quốc gia năm 2005- 2006. Cùng năm đó, cậu bé cũng được giải của báo Công an Nhân dân về viết chữ đẹp. Hiện tại, Thuỷ Anh đã lớn hơn rất nhiều, cậu đang học lớp 8C trường THCS Vĩnh Phúc nhưng chữ của cậu vẫn đẹp như vậy. Ước mơ sau này của Thuỷ Anh là thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Vĩnh Phúc hoặc trường chuyên ngữ tại Hà Nội.

Được biết, bố mẹ của Thuỷ Anh đều là giáo viên dạy cấp 3. Ngay từ nhỏ, Thuỷ Anh đã được bố mẹ rèn luyện tính tự lập và tự giác học tập nên những trong 9 năm học, cậu bé luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.

Nguồn VietNam Net

Giời cho cậu bé hoa tay như thế này là đã cho một phận đời tốt đẹp. (TTT)

thái thanh tâm
07-07-2012, 11:53 AM
Đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi ĐH: 300km của nghị lực và hy vọng

Đó là những vòng xe thẫm mồ hôi trên một con đường dài đầy khó khăn, vất vả nhưng ngập tràn tình người của cậu học sinh nghèo Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành, Nghệ An) để theo đuổi niềm đam mê được học tập, ước mơ giảng đường.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:vtfPRccccccccccccodZ/Image/2012/06/thuan2_e53e2/dap-xe-tu-nghe-an-ra-ha-noi-thi-dh-300km-cua-nghi-luc-va-hy-vong.jpg
Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động về niềm tin và lòng yêu thương.

Thí sinh Nguyễn Văn Thuận xem lại bài sau khi thi xong môn Hóa, môn cuối cùng trong đợt 1 kỳ thi đại học năm 2012.

Cuộc “Hành quân dã chiến” và những “kế hoạch” không thành

Sáng 3/7, trên Quốc lộ 1A (đoạn thuộc thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có một cậu thanh niên đi xe đạp, mặt tái đi vì mệt mỏi vào xin nước uống và ngồi nghỉ nhờ ở nhà dân ven đường. “Sắp đến nơi rồi, cố lên!”, Thuận tự nhủ… Xét ở tiêu chí về thể lực, có lẽ Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn có thể được tuyển thẳng vào trường Sỹ quan Lục quân I (nơi em đăng ký dự thi). Xuất phát ở quê (huyện Yên Thành, Nghệ An) từ 1h trưa, đến 9h30 sáng hôm sau Thuận đã đến huyện Thanh Trì, Hà Nội. 300km đạp xe với chỉ một chai nước và vài cái bánh mỳ không. Lúc mệt thì dắt, đỡ mệt lại đạp. 30.000 đồng tiền dành dụm khi mang đi, đến Hà Nội vẫn còn tận… 10.000 đồng cho 2 ngày rưỡi ăn ở và lượt đi về. Trên đường đi, Thuận còn vạch sẵn một kế hoạch “tác chiến” rất cụ thể về nơi ăn, chốn ở khi đi thi tại Hà Nội. Rất đơn giản, ăn vẫn là bánh mỳ không, nước lọc uống hết thì xin, ở thì nếu có đình chùa nào gần điểm thi thì xin ngủ nhờ, không có thì ngay cổng trường thi, dưới cột đèn cao áp cũng là tốt lắm rồi.

Thế nhưng “kế hoạch” đó đã không thành. “Sáng hôm đó, khi xuống địa bàn, gặp trường hợp của Thuận, biết hoàn cảnh và cuộc “hành quân dã chiến” của em, tôi quyết định sẽ giúp đỡ ngay để Thuận có thể đến địa điểm thi tận huyện Thạch Thất cho kịp giờ”, Đại uý Nguyễn Quốc Khánh, Công an phụ trách xã Liên Ninh (Công an huyện Thanh Trì) cho biết.
Được sự giúp đỡ tận tình của bà con và đặc biệt là đồng chí Trần Trọng Dực - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội là một người dân xã Liên Ninh, nên hai đêm ở Hà Nội, Thuận được ăn nghỉ trong phòng trọ đàng hoàng. Chắc chắn đó là những giấc ngủ mà Thuận không thể nào quên. “Em quá may mắn khi gặp được bác Dực, chú Khánh, và cả những người mà em còn chưa biết tên trên đường em ra thi. Không có các bác, các cô, các chú cũng chẳng biết em còn sức mà làm bài nữa không”, Thuận cảm động khi nhớ lại những vất vả đã qua.

Muốn đi thật xa trên đường đời

“Quê em là vùng đất mà cứ nắng thì hạn, mưa lại ngập. Gia đình thuần nông, dưới em còn một em trai 8 tuổi nữa, cũng hoàn cảnh anh ạ. Bố mẹ không muốn em đi thi đại học vì nếu đỗ biết lấy đâu tiền mà học” - Thuận khẽ nói. Ấy vậy mà Thuận vẫn quyết phải thi đại học bằng được. Được sự động viên của thầy cô giáo, tự tin vào lực học của mình Thuận chọn trường Sỹ quan Lục quân I, vì nếu đỗ bố mẹ sẽ không phải lo học phí. “Nếu không đỗ, em ở quê kiếm việc gì làm phụ bố mẹ, vừa làm vừa ôn, năm sau nhất định phải thi tiếp vì chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” - Thuận nói, mặt rắn rỏi. Chắc chỉ có quyết tâm sắt đá ấy mới giúp cậu học sinh có vóc người nhỏ nhắn, hiền khô này đạp xe cả quãng đường dài đến thế.

Sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Thuận vui vì làm bài tốt rồi lại vội vã trở về ngay. Có khác là lần này em về bằng ô tô. Đích thân Đại úy Nguyễn Quốc Khánh đưa em ra tận bến xe. Thuận run run tâm sự rằng cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng em sẽ nỗ lực để vượt qua tất cả bởi bên cạnh em luôn có sự thương yêu của gia đình, thầy cô, bạn bè, và em sẽ không đầu hàng trước những khó khăn nào để xứng đáng với tấm lòng của những người đã giúp đỡ em hết mình trên hành trình khó khăn đầu đời.

Theo Phú Khánh

An Ninh Thủ Đô

TRUNGTRUNGNIEN
07-07-2012, 06:25 PM
.




Một nhà nghiên cứu uy tín của Trung Quốc cho rằng các tranh chấp và xung đột ở Biển Đông trong hai năm qua đã gây tổn hại tới hình ảnh của nước này trong mắt các quốc gia Đông Nam Á.

Mục ý kiến của tờ báo chính thống China Daily hôm qua đăng ý kiến của ông Tô Hạo, học giả có tiếng đang làm việc tại khoa Nam Á và Đông Nam Á của Học viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc. Ông Tô từng nhiều lần đăng đàn trên các báo lớn của Trung Quốc kể từ khi vấn đề Biển Đông nóng lên.

"Hình ảnh, mà Trung Quốc phải dày công mới đạt được, như là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực Đông Nam Á, đang phải đối mặt với khủng hoảng về lòng tin", Tô viết.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/92/74/nguchinh310-1.jpg

Tàu 310, một trong những tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc,
được cử vào Biển Đông trong nhiều tháng qua. Ảnh: CNR


Học giả này nhận ra rằng đối với một số nước Đông Nam Á, Trung Quốc là "một đối tác cần cảnh giác", và quan điểm này được thể hiện trong cách mà các nước láng giềng tiếp cận những vấn đề chiến lược và truyền thống.

Tô Hạo thừa nhận một thực tế là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông lo ngại rằng sự lớn mạnh và hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, kết hợp với tinh thần dân tộc ngày càng tăng, sẽ đẩy Trung Quốc đến chỗ giải quyết tranh chấp bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ông Tô cho rằng đó là nguyên nhân khiến các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm đến cách giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ đa phương bằng ASEAN.

Bên trong nội bộ Trung Quốc, Tô Hạo nhận xét rằng công chúng nước này tin là tình hình trên biển ở phía nam Trung Quốc là rất tệ, và đang có những tiếng nói diều hâu, cực đoan, kêu gọi sử dụng vũ lực, đồng thời cắt đứt quan hệ với ASEAN. Tuy nhiên ông này nhấn mạnh rằng "hợp tác là xu hướng chủ đạo trong mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN, và hầu hết các nước thành viên ASEAN có thái độ tích cực với sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Không chỉ đổ lỗi cho các nước ASEAN như một số ý kiến cực đoan trên các mạng của Trung Quốc, mà nhấn mạnh đến cả vai trò của Bắc Kinh trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, Tô Hạo viết: "Liệu mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN có vượt qua được bài thử Nam Trung Hoa (Biển Đông) hay không phụ thuộc vào việc tất cả các bên đánh giá đúng đắn tình hình khu vực".

Đề cập đến sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á và Đông Nam Á, học giả Trung Quốc cho rằng sự "xoay trục" này sẽ không làm hại đến quan hệ giữa Bắc Kinh với ASEAN, nhưng sẽ "giúp các nước Đông Nam Á dịu bớt mối lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Để xóa mối nghi ngờ của các nước ASEAN cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa, ông Tô Hạo kêu gọi Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách láng giềng tốt, đề cao hợp tác cùng có lợi với các láng giềng. Theo ông này, Trung Quốc cần tập trung vào một số vấn đề, trong đó có việc tìm cách củng cố lòng tin giữa các nước láng giềng, sao cho các láng giềng có thể tin rằng Trung Quốc sự trỗi dậy của nước này mang tính hòa bình.

"Trung Quốc nên tiếp tục bỏ qua những lời kêu gọi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực", Tô viết.

"Việc sử dụng vũ lực chống Việt Nam và Philippines chỉ đẩy hai nước này, và có thể là tất cả các nước ASEAN, vào vòng tay của phương Tây, khiến cho các công sức ngoại giao hàng chục năm nay của Trung Quốc đối với Đông Nam Á trở thành công cốc".

"Hệ quả là Trung Quốc sẽ không đạt được các mục tiêu chiến lược, thay vào đó, sẽ tạo ra một môi trường rất khó khăn. Trong trường hợp đó, biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành một cái bẫy trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc", học giả của viện chính sách ngoại giao Trung Quốc cảnh báo.

Thanh Mai
(Nguồn: VnExpress)

thái thanh tâm
08-07-2012, 10:46 AM
Thơm thảo với người dưng



TT - Mùa thi. Thành phố vốn đã xô bồ, chật chội nay càng đông đúc, tất bật. Những ánh mắt trong sáng của sĩ tử đang căng tràn niềm tin vào một cuộc… đổi đời, những gương mặt nhiều nếp nhăn của cha, của mẹ đầy trăn trở, lo lắng nhưng cũng đầy hi vọng.

Và thành phố còn chứng kiến những câu chuyện lạ lùng, xúc động của những con người rộng lượng, thơm thảo với “người dưng”, họ như những nhân vật kỳ lạ trong truyện cổ tích giữa đời thường.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576096
Thầy Lê Đình Quang được nhiều người gọi vui là “thầy Quang tiếp sức” của “làng tiếp sức tuyển sinh” La Chữ (thuộc phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), tận tay đi chợ chọn từng con cá...



Không lạ sao được khi họ ngưng cho thuê căn hộ 70m2 với giá 12 triệu đồng/tháng ở trung tâm quận Phú Nhuận (TP.HCM) để dành làm chỗ ở miễn phí cho sĩ tử và phụ huynh, hằng ngày cùng người giúp việc đi chợ, lo bữa ăn cho gần 30 người. Ở quận Gò Vấp, người mẹ có hơn năm năm dành nguyên ngôi nhà mình để lo ăn ở cho thí sinh nghèo mỗi mùa thi, còn cô con gái năm nay đi tìm thuê một ngôi nhà nguyên căn rộng hơn để phục vụ được nhiều hơn những gia đình nghèo khó lặn lội đưa con “lai kinh ứng thí”.

Lạ lùng hơn là cô chủ dãy nhà trọ mười phòng ở khu Suối Tiên, ban đầu tính kinh doanh phòng trọ mùa thi, nhưng rồi thấy thương những thí sinh và phụ huynh lam lũ từ quê lên bị “cò” làm giá ở trọ tới 200.000 đồng/người/ngày, liền treo bảng thông báo cho sĩ tử và người nhà ở miễn phí suốt những ngày thi, miễn phí luôn cả tiền điện nước...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576098
Thí sinh Phạm Văn Nam (trái) và bố Phạm Khắc Tú đến từ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) với một bữa cơm thật ngon miệng tại nhà thầy Lê Đình Quang



Những bác xe ôm tình nguyện, những sinh viên tiếp sức mùa thi thì quá quen với những địa chỉ: cô Oanh ở Gò Vấp, chú Ngọc Anh ở Bình Thạnh, cô Huệ ở quận 9, cô May ở Thủ Đức... Họ giúp đỡ, hỗ trợ hết lòng cho sĩ tử và người nhà hết mùa thi này tới mùa thi khác vì những điều thật giản dị. Nói như chị Trần Hồng Nguyên - chủ nhà trọ miễn phí ở lô A chung cư 44 Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận: “Vì thương mấy em thôi”.

Hay chị Lanh ở đường 120, quận 9 xót xa kể: “Có con bé ở Đắk Lắk lần đầu về thành phố thi ĐH, lộ phí mẹ cho mang theo là... 10kg bơ, không biết mua hay nhà trồng được, túi không có đồng nào. Tôi cho ở trọ miễn phí, động viên cứ thi rồi mai mốt cô cho tiền về quê. Thí sinh đi thi nhiều đứa tội lắm, mình thấy lo cho người ta được thì lo thôi. Thi đợt 1 xong nghe tụi nó kêu làm bài được, mình cũng mừng lây”.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576100
Mượn quạt hàng xóm để bổ sung gió mát cho thí sinh



Chắc hẳn còn rất nhiều cái lạ đối với những người cha, người mẹ, người con lần đầu lên thành phố lại nhận được tấm chân tình của những người chưa từng quen biết. Không chỉ có một chỗ ở không mất tiền, được chủ nhà đối đãi như người nhà, được tạo mọi điều kiện tốt nhất để đến trường thi, hẳn những “người nhà quê” ấy còn ngạc nhiên lắm khi ở nhiều nơi trong thành phố đều có thể bắt gặp những điểm phát cơm miễn phí. Những phần cơm mà các bà, các mẹ ở các nhà chùa, giáo xứ, mái ấm... đã thầm lặng chuẩn bị từ 3g, 4g sáng để kịp phục vụ sĩ tử khi đói lòng trước và sau mỗi buổi thi.

Hẳn những sĩ tử đang căng thẳng với bài thi sẽ thấy mát lòng lắm khi nhận được không chỉ cơm nóng, canh ngọt mà có cả trà đá, trà chanh, nước chanh miễn phí - ý tưởng của các anh chị sinh viên tình nguyện nhằm “chống nóng” những ngày thi nóng bức, ngột ngạt. Và cả những ánh mắt trìu mến, những lời chỉ đường rất đỗi nhiệt tình, những động viên, hỏi han của người xa lạ ở cổng trường thi hay chỉ một hành động tấp xe lên lề để nhường lối đi cho sĩ tử. Cái sự lạ ấy dần trở thành thân thương và ấm áp, giải tỏa những bất an, lo lắng của những con người từ quê lặn lội lên thành phố với bao trăn trở về một tương lai gần sẽ định dạng sau kỳ thi cam go và chóng vánh này...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576101
Bà Đỗ Thị Thu (ngụ đường Bà Hom, Q.6, TP.HCM) cùng gia đình có hơn 10 năm phục vụ thí sinh, tiếp nhận các bạn thí sinh và phụ huynh từ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM




http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576103
Gia đình bà Nguyễn Thị Như Hòa (340/34 Điện Biên Phủ, TP.HCM) đã có hơn 10 năm phục vụ thí sinh. Bà cùng con trai dọn dẹp nhà cửa để đón thí sinh về dự thi đại học đợt 2



LƯU TRANG (Ảnh: Thái Lộc - Ngọc Hiển - Như Hùng)

TRUNGTRUNGNIEN
08-07-2012, 07:40 PM
.



Hội nghị tham vấn không chính thức giữa các nước ASEAN với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khai mạc tại thủ đô Campuchia, hôm nay.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và người đồng cấp Trung Quốc Phó Oánh đồng chủ trì hội nghị. Tại sự kiện này, ASEAN sẽ giới thiệu dự thảo COC do các thành viên soạn thảo nhằm xóa bỏ những khác biệt, tiến tới thống nhất quan điểm chung về COC, TTXVN đưa tin.

Trong phát biểu khai mạc, cả hai đồng chủ tịch đều nhấn mạnh rằng, hội nghị này là một trong những bước quan trọng tiến tới COC, tạo khuôn khổ pháp lý cho vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trên biển.

Đây là lần đầu tiên các nước ASEAN và Trung Quốc họp tham vấn không chính thức kể từ khi hai bên đồng ý sẽ làm việc để tiến tới ký kết COC tại Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức tại Phnom Penh, tháng 4/2012.

COC nhằm pháp lý hóa Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được hai bên nhất trí trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnom Penh năm 2002.

Hội nghị tham vấn không chính thức ASEAN - Trung Quốc về COC lần này nằm trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM45), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN với các đối tác đối thoại và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Theo AFP, Philippines đang hối thúc các nước ASEAN thống nhất quan điểm trong việc thuyết phục Trung Quốc chấp thuận Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4 năm ngoái, các nước ASEAN đã không đạt được sự nhất trí về thời điểm thảo luận về dự thảo COC với Trung Quốc. Tuy nhiên, ASEAN vẫn hy vọng khối sẽ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về COC trong năm nay.

"ASEAN đã chọn tháng 7 là thời hạn chót trong việc hoàn thành bản dự thảo về COC. Diễn biến tích cực có thể xuất hiện trong thời gian tới", Carl Thayer, giáo sư chính trị và là chuyên gia về an ninh Đông Nam Á của Đại học New South Wales Australia, bình luận.

Hồi tháng 6, ông Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á, nhận định rằng sự gia tăng hoạt động ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc về COC trong thời gian qua cho thấy nỗ lực của hai bên có thể dẫn đến kết quả tích cực.

Việt Linh
(Nguồn: VnExpress)

thylan
09-07-2012, 07:04 AM
Ba anh em mồ côi nuôi nhau đi thi

TT - Những ngày qua, nhiều người trong khu ký túc xá Đội Cung (Đội Cung, TP Huế) truyền tai nhau câu chuyện về ba anh em người dân tộc Pa Cô mồ côi cả cha lẫn mẹ, đưa nhau xuống phố dự thi tuyển sinh.

http://media.zenfs.com/vi-VN/News/tto/Nh_p_s_ng_tr_-8233d6abb820fc99c3a2699fb47caca4
Ba anh em Thang, Thành, Thiêng (từ trái qua) giúp nhau ôn bài tại ký túc xá Đội Cung, TP Huế - Ảnh: Tiến Long

Đó là người anh Hồ Văn Thành (25 tuổi) cùng hai em Hồ Văn Thiêng và Hồ Văn Thang ở thôn 2, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế. Cha bị ung thư gan mất sớm, ít lâu sau mẹ cũng bị đột quỵ qua đời. Nhà có đến chín anh chị em, năm anh chị đầu đều có gia đình và ra ở riêng nhưng ai cũng khó khăn, bươn chải mưu sinh. Ba anh em Thành phải tự làm lụng nuôi nhau và chăm sóc em gái út bị tật câm và điếc.

Dẫu vậy, cả ba anh em vẫn nung nấu quyết tâm theo đuổi con đường học vấn. Nhưng điều khiến nhiều người cảm phục về ba anh em Thành, Thiêng và Thang không chỉ là chuyện học hành. Năm 2010, vừa tốt nghiệp THPT, Thiêng dự định đăng ký dự thi vào một trường ĐH, CĐ nào đó. Thế nhưng lúc đó thấy anh Thành đang là sinh viên năm thứ hai (ngành sư phạm địa lý Trường ĐH Sư phạm Huế) còn Thang học lớp 10, Thiêng đành xách balô rời quê đi làm, tạm gác lại chuyện học hành. Song tận đáy lòng, ước mơ của Thiêng vẫn nguyên vẹn.

Thiêng ra Nghệ An làm thuê rồi sau đó vào Bình Dương làm công nhân, hằng tháng gửi tiền đều đặn về cho anh đi học. Thiêng kể hai năm đi làm, ban ngày làm mệt nhưng tối Thiêng vẫn cố gắng ôn tập kiến thức để khỏi quên. Mỗi lúc được nghỉ Thiêng vẫn tranh thủ đến nhà sách tìm mua sách để ôn luyện, chờ đợi thời gian trở về quê thực hiện ước mơ.

Đến năm nay, khi Thành vừa tốt nghiệp ra trường, Thang cũng vừa tốt nghiệp lớp 12, Thiêng biết đây là thời điểm thích hợp. Thiêng cố gắng làm quần quật, ngoài giờ làm chính Thiêng còn làm tăng ca, ai thuê gì làm nấy để tích góp tiền đủ lệ phí đưa về cho ba anh em đi thi...

“Nói là đi làm tích cóp vậy thôi, chứ thật ra chẳng được bao nhiêu” - Thiêng chia sẻ. Lương làm thuê không nhiều, giá cả lại đắt đỏ, thanh toán xong tiền thuê nhà, mua vé xe về quê, Thiêng chỉ còn lại hơn 2 triệu đồng. Và đó cũng là số tiền ba anh em làm lộ phí đưa nhau đi thi.

Riêng Thành trong những ngày còn là sinh viên, vì thương Thiêng phải gác chuyện học tập đi làm nuôi anh ăn học, anh cố gắng làm thêm để đỡ một phần cho Thiêng, cũng như nuôi hai em nhỏ ở nhà. Trong lúc đó, ở nhà ngoài giờ đi học, hằng ngày Thang vẫn cố gắng làm phụ bốc vác thuê cho chủ cửa hàng bia để kiếm thêm tiền đi học, cố gắng đậu tốt nghiệp để đợi anh Thiêng về cùng lai kinh ứng thí. “Giờ được đi thi ĐH xem như đã thực hiện được một nửa ước mơ” - Thiêng cười tươi tâm sự.

TIẾN LONG
(nguồn Yahoo tin tức)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 08:05 AM
.



Ngày 7.7, Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) đã cho phát sóng chương trình “Nhất Hổ nhất tịch đàm” có nội dung liên quan đến những diễn biến gần đây tại biển Đông. Trong chương trình này Đài Phượng Hoàng đã mời tiến sĩ (TS) Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung tham gia trả lời phỏng vấn. Được sự cho phép của TS Vũ Cao Phan, Thanh Niên đăng tải lại nội dung cuộc phỏng vấn này.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Thang/VuCaoPhan.jpg

TS Vũ Cao Phan

Ông Vũ Cao Phan, 68 tuổi, là TS Lịch sử nghệ thuật quân sự, từng có thời gian học tập tại Trung Quốc. Ông là nguyên là cán bộ giảng dạy khoa Lịch sử chiến tranh (Học viện Quốc phòng), trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Ông hiện là thành viên Hội đồng khoa học Trường đại học Bình Dương.


1. Cách nhìn nhận của Việt Nam
đối với việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa?

Về cách nhìn của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời và dư luận Việt Nam cũng đã lên tiếng rộng rãi. Chắc các bạn cũng biết là tất nhiên Việt Nam phản đối hành động như vậy của Trung Quốc. Còn cá nhân tôi thì thấy việc này chỉ trên mức bình thường một chút, không quá quan trọng. Vì sao ư? Vì vấn đề chỉ là cái tên, Trung Quốc đã nhận là của mình rồi thì muốn đặt tên như thế nào chẳng xong. Hôm nay là thành phố Tam Sa, mai đổi thành tỉnh Nhị Sa chẳng hạn thì tôi vẫn ngồi uống trà Ô Long, chẳng đánh rơi giọt nào ra ngoài. Có một điều thú vị là tôi mới được tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vừa trả lời các nhà báo về việc Thị trưởng Tokyo (Nhật Bản) ra tuyên bố sẽ đặt tên tiếng Nhật là Senkaku cho hai con gấu trúc trong vườn bách thú Tokyo trước khi gửi lại Trung Quốc. Ông Hồng Lỗi nói: “Bất kể ông Ishihara muốn đặt tên gì đều không quan trọng. Điều quan trọng, điều không thay đổi được một thực tế là gấu trúc là của Trung Quốc. Cũng như bất kể Nhật Bản đặt tên gì cho đảo Điếu Ngư (Senkaku) thì cũng không thay đổi được sự thực khách quan Điếu Ngư là của Trung Quốc”. Hay thật, có vẻ như tôi và ông Hồng Lỗi có cùng quan điểm, đúng không?


2. Việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc có làm xấu thêm cục diện Nam Hải (tức biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc - TN) không?

Tôi thấy không, hoặc một chút thôi, nếu chỉ tính riêng việc này. Còn nếu cộng thêm những sự kiện khác diễn ra đồng thời, như tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi đá Hoàng Nham (Scarborough), như việc Công ty dầu khí hải dương - CNOOC (Trung Quốc) gọi thầu ngay vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... thì quả thật tình hình Nam Hải có nóng lên, cục diện biển Đông có xấu đi. Trong buổi hôm nay chúng ta không có nhiều thời gian nên tôi cũng không thể phân tích sâu thêm những nguyên nhân và giải pháp.

Tôi chỉ muốn nói hai điều:

Một, nếu nhìn lên tấm bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ, như những bản đồ cỡ bàn tay thường đăng trên các báo, ta sẽ thấy 9 lô mà Công ty CNOOC vừa gọi thầu nằm dính ngay vào bờ biển miền Trung Việt Nam và cách Trung Quốc thì rất xa. Phía Trung Quốc gọi thầu trên cơ sở các lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà các cơ cấu quyền lực và ngôn luận của Trung Quốc (chưa thấy tiếng nói chính thức của nhà nước Trung Quốc) chỉ dựa vào một lập luận không có tính pháp lý chặt chẽ là tính lịch sử để khẳng định là nó thuộc về Trung Quốc. Thì cứ thử chấp nhận lập luận này và tôi xin đưa ra một câu chuyện để chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Những năm chiến tranh Việt Nam, tàu chiến Mỹ có lần đi gần eo biển Đài Loan đã bị Trung Quốc kịch liệt lên án, thế mà hằng ngày chính các tàu chiến này, kể cả tàu sân bay vẫn hành quân qua lại khu vực bây giờ được gọi là “đường đứt đoạn 9 khúc”, máy bay Mỹ vẫn từ đó bay vào Việt Nam bắn phá mà có thấy Trung Quốc lên tiếng phản đối gì đâu, trong khi Trung Quốc còn là đồng minh thân thiết của Việt Nam nữa? Hay là lúc đó Trung Quốc chưa kịp nhớ đến “di sản” mà chính quyền Quốc dân đảng để lại? Tính lịch sử là một dòng thời gian liên tục hay cũng cần “đứt đoạn”?

Trung Quốc chắc chắn có tư tưởng nước khỏe, càng ngày càng thích khoe cơ bắp. Thực tế ấy cả thế giới đều rõ

Hai, các nhà lãnh đạo hai nước Việt Nam và Trung Quốc cần tích cực xắn tay giải quyết những vấn đề tồn tại không hề nhỏ giữa hai nước anh em (tôi vẫn muốn dùng cụm từ này), chứ không chỉ nói mãi về những “tầm cao mới”, những “bốn tốt” với “mười sáu chữ” (có khi còn thêm tính từ “vàng” vào nữa) như một sự giễu cợt.

Cần thẳng thắn ngồi lại với nhau, điều gì chưa rõ, chưa hiểu thì làm rõ, điều gì có tính nguyên tắc thì giữ nguyên tắc, điều gì có thể thương lượng, nhân nhượng thì nhân nhượng trên cơ sở có tình có lý, hai bên cùng thắng. Không có cách nào khác.


3. Giữa hai nước có khả năng xảy ra đụng độ kiểu
“lau súng cướp cò” (bất cẩn) không?

Không, đó là quan điểm của tôi. Tôi cũng loại trừ luôn cả khả năng “nhân tạo” cho những tình huống ấy. Tất cả mọi hành động của Trung Quốc hiện nay, tôi nhìn nhận chỉ là nhằm gây áp lực để giành lấy mục đích của họ. Còn mục đích đó là gì thì phải hỏi chính Trung Quốc. Trung Quốc luôn tuyên bố không có tư tưởng nước lớn trong hành xử quốc tế. Có thể như vậy, nhưng Trung Quốc chắc chắn có tư tưởng nước khỏe, càng ngày càng thích khoe cơ bắp. Thực tế ấy cả thế giới đều rõ. Nhân dân Việt Nam đã từng vui sướng và tự hào như thành quả của chính mình khi Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Còn bây giờ… Hình như đã là một Trung Quốc khác. Thật đáng tiếc!



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Thang/thuyenTQ.jpg

Tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 của Trung Quốc
ra biển Đông là vi phạm luật quốc tế - Ảnh: Chinanews


TS có thể cho biết cuộc phỏng vấn đã được thực hiện như thế nào không?

Đây vẫn là chương trình talk show “Nhất Hổ nhất tịch đàm” của Truyền hình Phượng Hoàng được thực hiện nhân các sự kiện nóng mà năm ngoái tôi được mời tham gia, khi xảy ra “vụ cắt cáp” ở biển Đông. Cách thức họ làm vẫn là ghi âm, ghi hình trước, phát sóng sau. Những người được mời nhưng ở xa như tôi, camera không thể nào vươn tới thì liên tuyến bằng điện thoại. Câu hỏi được gửi sang trước một ngày. Điều khác biệt là chương trình lần này được thực hiện ở một studio tại Bắc Kinh, không phải Hồng Kông.

TS có thể cho biết thành phần tham dự?

Tôi không được biết nhưng nghe họ nói chuyện với nhau, có nghe thấy tên một, hai vị tướng hay xuất hiện trên mạng. Không hiểu có đầu cầu nước ngoài nào khác như lần trước không? Trên thực tế là từ năm ngoái đến nay họ đã mấy lần mời tôi tham gia chương trình, nhưng lần này mới có điều kiện nhận lời.

Mọi việc tiến hành thuận lợi chứ?

Biết nói thế nào nhỉ? Khi tôi nói có lúc thì nghe thấy tiếng vỗ tay, có lúc hoàn toàn im lặng. Sau buổi phỏng vấn, họ cảm ơn và bảo rằng họ đánh giá cao những ý kiến của tôi. Tuy nhiên...

Tuy nhiên?

Vâng, tuy nhiên... (cười) Cũng giống như lần trước, cuộc phỏng vấn chỉ thực hiện được một phần, mặc dù đã có sự thỏa thuận trước là sẽ đảm bảo đủ thời gian cho tôi vì họ cũng muốn lắng nghe các quan điểm khác nhau, nếu có. Tôi trả lời hoàn chỉnh câu 1 còn câu 2 và câu 3 chỉ trả lời được một phần. Tất nhiên ngay sau đó tôi đã gửi qua đường email cho họ toàn văn phần trả lời của tôi, bằng cả tiếng Việt và tiếng Hán.

Xin cảm ơn TS!

T.N
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 08:37 AM
.



Chưa bao giờ một hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN (AMM) lại diễn ra trong bối cảnh an ninh ASEAN căng thẳng như hiện nay.

Hội nghị AMM lần thứ 45 khai mạc hôm nay 9-7 tại Phnom Penh (Campuchia), diễn ra khi tờ Thời Báo Hoàn Cầu lớn tiếng đe đọa động binh với lời lẽ hiếu chiến như “Philippines và Việt Nam đáng bị trừng trị”.

Trước đó là thông báo của thượng tá Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc: “Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu những chuyến tuần tiễu thường kỳ, sẵn sàng chiến đấu trong vùng biển thuộc thẩm quyền Trung Quốc”, tức là trong “đường lưỡi bò” bao phủ vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng...

Những tiếng trống trận đó phụ họa cho cáo thị đấu thầu công khai chín lô dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN do Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa ra. Bên cạnh đó là việc hạm đội tàu hải giám và tàu đánh cá đang nằm lì ở bãi cạn Scarborough, chờ đợi một cuộc xung đột vũ trang... nếu như các bên không kiềm chế. Công luận quốc tế như thế nào thì chỉ cần vào “Google” sẽ có ngay câu trả lời.

Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng nhận ra rằng Bắc Kinh đang tự rơi vào một cuộc khủng hoảng dư luận làm cho hình ảnh nước này xấu xí đi rất nhiều.

Vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, có vẻ như Trung Quốc đang muốn giở lại trò đánh lạc hướng dư luận cũ rích. Về mặt tuyên truyền, Trung Quốc đang thay đổi khẩu hiệu, bỏ đi cách nói “trỗi dậy trong hòa bình” nghe có vẻ “đe dọa” hơn cách nói êm ả “Trung Quốc phát triển hòa bình”.

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng cách nói sau trong tuyên bố khai mạc Diễn đàn hòa bình thế giới 2012 hôm 7-7: “Trung Quốc sẽ gắn chặt với con đường phát triển hòa bình mà không tìm kiếm bành trướng, ngay cả khi Trung Quốc phát triển hơn nữa trong tương lai” .

Cũng trong nỗ lực “giải độc dư luận” thế giới, nữ Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh bay sang Thái Lan mượn báo The Nation phân bua: “Thách đố đối với Trung Quốc là trong khi chúng tôi cố tự kiềm chế, một số nước khác lại không có ý định tạm gác tranh cãi, ngược lại muốn tự tay giải quyết và ép buộc Trung Quốc cùng cộng đồng quốc tế một giải pháp đơn phương. Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là phản ứng”.

Nghe qua phát biểu của bà Phúc Oánh, có cảm tưởng như Trung Quốc hùng mạnh đang bị các nước bé hơn ngang ngược ức hiếp, từ Nhật Bản ở phía bắc đến Philippines và VN ở phía nam. Và bà Phúc Oánh kêu gọi các nước ASEAN độc lập “đừng trở thành công cụ của các đại cường”.

Tương tự, ở vị trí dân sự, học giả Tô Hạo cũng lên tiếng trách móc điều gọi là “những hô hào về mối đe dọa Trung Quốc nhằm hạn chế sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - ASEAN”. Ông Tô Hạo còn đổ lỗi: “Một vài nước ASEAN do thiếu hiểu biết đúng đắn về những ý định và sách lược của Trung Quốc, có thể cảm thấy không thoải mái trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc”.

Hai năm trước, trong một lần nói chuyện riêng với học giả Tô Hạo, tôi có nhắc rằng không nơi nào trên thế giới này lại chiếu nhiều phim Trung Quốc như ở VN cho dù tờ Thời Báo Hoàn Cầu ra rả đòi xóa sổ VN.

Hai năm sau, phim Trung Quốc vẫn được chiếu nhưng không chỉ Thời Báo Hoàn Cầu mà cả tờ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc cũng đòi trừng trị VN. Lý do chỉ vì VN phản đối những chuyện vô lý như Trung Quốc cấm ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển của mình hay việc CNOOC mở thầu trong lãnh thổ VN, chỉ cách đảo Phú Quý vỏn vẹn 30 hải lý.

Hơn ai hết, ASEAN chỉ muốn được yên ổn và độc lập.

DANH ĐỨC
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 11:37 AM
.



Chiều 8.7, Công an H.Krông Pa (Gia Lai) cho biết đang tổ chức truy bắt hung thủ đã sát hại 2 người, hiện đang trốn vào rừng sâu.

Rạng sáng 6.7 tại thôn Tân Lập, xã Iar Sai, H.Krông Pa, đã xảy ra vụ cuồng sát khiến anh Nguyễn Đăng Hà (36 tuổi) và vợ là chị Thái Thị Liệu (31 tuổi) chết thảm, để lại 2 con nhỏ (9 và 3 tuổi). Qua điều tra ban đầu, công an xác định hung thủ là Nguyễn Hữu Trung (39 tuổi), cùng trú tại thôn Tân Lập và là anh rể của chị Liệu.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/chettham2.jpg

Người dân và chính quyền địa phương đến giúp hậu sự cho người xấu số - Ảnh: Trần Hữu


Thời điểm xảy ra án mạng, anh Hà đang nằm ngủ trên tấm ghế đặt phía bên hông nhà thì bất ngờ bị Trung dùng dao nhọn dài 60 cm đâm, chém nhiều nhát. Chị Liệu ngủ trong nhà nghe có tiếng động liền chạy ra, thì bị Trung chặn ngay ở cửa, vung dao đâm chém. Chị Liệu cố chạy được gần 5 m thì ngã gục. Khi người dân xung quanh chạy đến thì anh Hà đã chết còn chị Liệu quằn quại trên vũng máu. Mọi người đưa chị Liệu đến Bệnh viện H.Krông Pa cấp cứu nhưng do bị thương quá nặng, chị đã chết ngay sau đó. Qua khám nghiệm, cơ quan điều tra xác định trên cơ thể anh Hà bị đâm, chém 10 nhát dao, chị Liệu bị chém 7 nhát. Gây án xong, hung thủ bỏ trốn vào rừng. Theo lời khai ban đầu của người nhà, đến thời điểm xảy ra án mạng, không phát hiện có mâu thuẫn giữa hung thủ và các nạn nhân.

Được biết, Trung bị mắc bệnh tâm thần nhiều năm nay, thời gian gần đây thường có những biểu hiện bệnh nặng. Chị Thái Thị Lan (vợ Trung) cho biết: “Gần đây mỗi đêm anh Trung chỉ ngủ từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ, nhiều lần anh ta mua xăng về, đe dọa đốt nhà nhưng được mọi người kịp thời can ngăn”. Mặc dù Trung có biểu hiện tâm thần nhưng gia đình cho là bị ma nhập nên không đưa đi chữa trị mà chỉ cúng bái tại nhà và tốn nhiều tiền của ra các tỉnh phía bắc để nhờ thầy cúng “giải vong”.

Sau khi khám nghiệm tử thi và hiện trường, thi hài vợ chồng anh Hà, chị Liệu đã được gia đình đưa về quê (Hà Tĩnh) mai táng. Hiện Công an H.Krông Pa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Gia Lai đang tiếp tục truy bắt hung thủ để làm rõ nguyên nhân vụ thảm sát kinh hoàng này.

Trần Công - Hữu Trường
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 11:53 AM
.



Căng thẳng trên biển Đông sẽ là chủ đề chính tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị ngoại trưởng Đông Á, diễn ra từ ngày 9 đến 13-7 tại Phnom Penh (Campuchia).



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576216

Đội tàu hải giám Trung Quốc sau khi tuần tra bất hợp pháp trên biển Đông
từ ngày 26-6 đã trở về Quảng Châu - Ảnh: China.com.cn


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tham dự ARF tại Phnom Penh vào ngày 12-7. Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Úc... cũng sẽ tham dự. Tranh chấp và căng thẳng trên biển Đông được đánh giá là chủ đề chính tại Phnom Penh trong thời điểm Trung Quốc liên tục thể hiện giọng điệu hiếu chiến và có các hành vi gây hấn.

Tiêu biểu nhất là vụ Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí trên vùng biển của Việt Nam hay việc truyền thông Trung Quốc liên tục đòi đánh Philippines vì tranh chấp bãi cạn Scarborough. Trước thềm ARF, các học giả quốc tế tiếp tục chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên biển Đông.


Chờ đợi đột phá về COC

Theo báo Phnom Penh Post, tối 7-7 Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Soeung Rathchavy tuyên bố các quan chức cấp cao ASEAN đã hoàn tất việc soạn thảo các yếu tố chủ chốt của bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). “Giờ ASEAN đã sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông” - bà Soeung Rathchavy khẳng định. ASEAN hi vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về COC với Trung Quốc vào cuối năm nay, 10 năm sau khi ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định đây là thời điểm then chốt với các thành viên ASEAN và có khả năng hai bên sẽ tạo được bước đột phá về COC. Tuy nhiên, giáo sư Thayer nhận định để COC không trở thành một văn bản yếu ớt, nó cần có cơ chế mang tính ràng buộc và phân định rõ đâu là vùng tranh chấp, đâu là vùng không có tranh chấp trên biển Đông.

“Một vấn đề quan trọng nữa là làm thế nào để ngăn chặn các cơ quan hàng hải Trung Quốc không gây ra căng thẳng trên vùng biển tranh chấp - giáo sư Thayer nhận định - Nếu COC không giải quyết vấn đề này, nó sẽ chẳng khác gì DOC”.

Khó khăn lớn nhất, theo giáo sư Thayer, là việc COC chỉ quy định cách các quốc gia hành xử cho đến khi giải quyết tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên Trung Quốc không chỉ “đòi” chủ quyền trên biển Đông mà còn đang dùng sức mạnh để khẳng định chủ quyền một cách bất hợp pháp.

“Khi Trung Quốc tiếp tục hiếu chiến thì sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” - giáo sư Thayer cho biết.


Ý đồ thâm độc

Trước thềm ARF, các chuyên gia và quan chức quốc tế tiếp tục chỉ trích các thủ đoạn của Trung Quốc trên biển Đông. Theo báo Philippines Star, mới đây chính quyền Philippines cho biết sẽ không đối thoại song phương với phía Trung Quốc tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và ARF để phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục gây căng thẳng ở bãi cạn Scarborough.

Hiện nay vẫn có vài chục tàu Trung Quốc lởn vởn ở khu vực này dù trước đó Bắc Kinh và Manila đã cam kết rút hết tàu ra khỏi đây. Tổng thống Philippines Benigno Aquino chỉ trích Bắc Kinh đang cố tình kéo dài căng thẳng để gây sức ép lên Philippines. Thượng nghị sĩ Philippines Defensor Santiago cho rằng việc Trung Quốc giở giọng đe dọa các quốc gia láng giềng với ý đồ thâm độc là buộc các quốc gia này phải chấp nhận khai thác tài nguyên chung trên vùng biển của mình với Trung Quốc.

“Đó luôn là trò của họ” - thượng nghị sĩ Santiago nhận định. Bà cảnh báo kể cả khi cùng khai thác chung với các nước khác thì Trung Quốc với lợi thế về công nghệ và tài chính cũng sẽ nuốt trọn nguồn lợi. Trên trang Eurasia Review, hai chuyên gia Youna Lyons và Tara Davenport thuộc Trung tâm Luật quốc tế ĐH Quốc gia Singapore lên án việc Trung Quốc đang cố tình khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá trên biển Đông. Bắc Kinh đang dùng tàu công xưởng để khai thác quy mô lớn và thậm chí còn khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Đây đều là những hành vi vi phạm Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tìm cách giảm căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông tại ARF. Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Ernie Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington (Mỹ) nhận định bà Clinton sẽ không đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như ở hội nghị hồi năm 2010 mà sẽ chỉ thể hiện sự hỗ trợ phía sau hậu trường dành cho ASEAN.

Bà Clinton cũng sẽ đảm bảo với các nước châu Á rằng Mỹ quyết tâm tăng cường hợp tác với khu vực chứ không chỉ muốn “tái cân bằng” lực lượng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Giới chuyên gia dự báo bà Clinton sẽ đưa ra hàng loạt đề xuất nhằm nhấn mạnh Washington có nhiều mối quan tâm lớn ở Đông Nam Á chứ không chỉ là tái cân bằng quân sự.

SƠN HÀ
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 11:56 AM
.



Một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã trở về Quảng Châu ngày 8-7 sau khi hoàn tất cuộc tuần tra 2.800 hải lý ở biển Đông với nhiều chặng bất hợp pháp đi qua lãnh hải Việt Nam.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576287


Một tàu hải giám của Trung Quốc - Ảnh: China Daily


Theo hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã, đội tàu này gồm bốn tàu hải giám đã đi qua vài chục đảo và đảo san hô ở biển Đông trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Các tàu này đi xa tới 47,5 độ bắc và 108,35 độ đông kể từ khi rời thành phố cảng Tam Á vào ngày 26-6.

Tân Hoa xã gọi chuyến đi là “các hoạt động tuần tra giám sát định kỳ” của Trung Quốc. Đội tàu bốn chiếc kể trên rời Tam Á, thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 26-6, di chuyển 1.800 hải lý tới bãi đá ngầm Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa và đã thả neo ở đông bắc bãi đá ngầm này ngày 2-7.

Tàu hải giám Trung Quốc thuộc quyền quản lý của Cục hải dương nhà nước và đã tiến hành các chuyến đi như thế này kể từ năm 2006.

HẢI MINH
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
09-07-2012, 02:18 PM
.




Thượng nghị sĩ Philippines Juan Ponce Enrile:
“Sẽ có ngày Trung Quốc đòi chủ quyền cả Mặt trăng”

Tiếp theo vụ mời thầu tại vùng biển thuộc chủ quyền VN của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây hấn bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=575165

Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) - Ảnh: Inquirer


Thêm một hành động gây hấn, ngang ngược bất chấp luật pháp và công luận quốc tế của Trung Quốc: Tân Hoa xã ngày 2-7 đưa tin Tổng cục Hải dương Trung Quốc đã triển khai bốn tàu hải giám đến tuần tra ở bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Trước đó ngày 1-7, Thời báo Hoàn Cầu, trong xã luận của mình, lại “đổ tội” cho VN và Philippines là gây hấn khi khẳng định việc mời thầu và việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cho thấy “Trung Quốc đã kiềm chế” và “kiên nhẫn chứ không khinh suất”.

Tờ báo này còn lớn tiếng đe dọa: “Nếu tiếp tục gây hấn, VN và Philippines sẽ phải đối đầu với những biện pháp mạnh của Trung Quốc”, bởi “Trung Quốc có đủ khả năng thay đổi tình thế địa - chính trị ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông)... Mỹ là một lực lượng chiến lược trong khu vực, nhưng không phải là lực lượng mà VN và Philippines có thể điều động tùy ý”.


Đòi chủ quyền với đàn chim di trú!

Lên tiếng trước những hành động gây hấn gần đây của Bắc Kinh, như báo Daily Inquirer cho biết, Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã vạch trần cho thấy việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Ông bác bỏ cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền dựa trên bằng cớ lịch sử” khi nhấn mạnh luận điệu này là khập khiễng. Ông cho biết vào thế kỷ 16, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến làm ăn tại các vùng như Fuga và Batanes trên quần đảo Philippines, rồi mỉa mai đặt câu hỏi: “Liệu điều đó có biến Fuga và Batanes thành lãnh thổ của Trung Quốc không?”.

Bác bỏ việc Trung Quốc dựa vào “bản đồ cổ” để đòi chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, thượng nghị sĩ Enrile vạch rõ: “Nếu chấp nhận logic này thì chắc Ấn Độ sẽ làm chủ toàn bộ Ấn Độ Dương, còn eo biển Magellan chắc thuộc về Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha”, và như ông mỉa mai, rồi đây với việc đưa người lên quỹ đạo, sẽ có lúc Bắc Kinh đưa người lên Mặt trăng, sao Hỏa hoặc sao Kim, rồi tuyên bố phát hiện “dấu vết Trung Quốc” tại đó.

“Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đòi chủ quyền trên Mặt trăng và các hành tinh này” - ông Enrile kết luận. Theo ông, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với một hòn đảo hoặc các khu vực thuộc chủ quyền rành rành của một quốc gia khác là hoàn toàn vô lý, “đơn giản chỉ vì các đàn chim di trú từ Trung Quốc đã đến làm tổ tại đó”.

Ông cho rằng đối với Philippines, giải pháp duy nhất để đối phó với Trung Quốc là tăng cường an ninh hàng hải, hiện đại hóa quân đội. “Nếu quốc gia láng giềng có hành vi gây hấn, sẽ là sai lầm của chính chúng ta nếu không có sự chuẩn bị” - thượng nghị sĩ Enrile nhấn mạnh.

Theo báo Philippines Star, hôm qua 2-7, hải quân Mỹ và Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài chín ngày ở Mindanao.


Căng thẳng do “diều hâu quân sự”

Trên báo Wall Street Journal, giáo sư Willy Lam, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc ĐH Akita (Nhật) và ĐH Hong Kong, nhận định những căng thẳng trên biển Đông thời gian qua xuất phát từ ảnh hưởng chi phối của quân đội Trung Quốc (PLA) đối với chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.

Kể từ năm 2010, các quan chức theo đường lối “diều hâu” trong PLA đã liên tục đưa ra các tuyên bố hiếu chiến. Cuối năm ngoái, thiếu tướng hải quân Dương Nghị kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Tháng trước, thiếu tướng Hàn Húc Đông thuộc ĐH Quốc phòng PLA thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ nguyên tắc “chống bành trướng”. Trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, ông Hàn Húc Đông đã trơ tráo kêu gọi Bắc Kinh áp dụng chính sách bành trướng trong cả lĩnh vực quân sự, kinh tế và địa - chính trị. “Chỉ khi chúng ta loại bỏ rào cản tâm lý chống bành trướng thì Trung Quốc mới có thể đẩy nhanh sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu”- Hàn Húc Đông viết.

Đối với vấn đề biển Đông, giới tướng lĩnh Trung Quốc đã đưa ra thông điệp: “PLA không e ngại trừng phạt các quốc gia phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền”. Thiếu tướng La Viện đe dọa Trung Quốc đã “hết kiên nhẫn” với Philippines và “chẳng việc gì phải thận trọng”.

Giáo sư Willy Lam khẳng định chính PLA đứng sau việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Trước đó, một số quan chức ngoại giao Trung Quốc đã phản đối kế hoạch này do lo sợ nó sẽ thổi bùng lên tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực.

Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích việc PLA khuấy đảo chính sách ngoại giao của nước mình. Giáo sư Sở Thụ Long của ĐH Thanh Hoa chỉ trích PLA là “có quá nhiều quyền lực trong chính sách ngoại giao”. Giáo sư Vương Tập Tư của ĐH Bắc Kinh cho rằng những con “diều hâu” trong PLA đã “đưa ra những tuyên bố khinh suất, gây hiểu lầm”. Phản ứng lại, thiếu tướng Trương Châu Trung đã thẳng thừng tuyên bố: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.

Trước đó, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế cho thấy PLA cố tình gây bất ổn trên biển Đông nhằm giành thêm miếng bánh ngân sách. Đơn giản là PLA cũng chỉ vì mục đích ăn tiền mà gây ra bất ổn quốc tế.

SƠN HÀ
(Nguồn: TTO)

thái thanh tâm
09-07-2012, 08:58 PM
56 tuổi vẫn quyết thi đại học

Lỡ cơ hội vào đại học cách đây gần 40 năm nên khi thấy học sinh trong làng ôn thi vào đại học, bà Phong quyết định đi thi "xem có bị hụt kiến thức không". Và bà cho biết nếu trượt năm sau sẽ tiếp tục thi lại.

Sáng 9/7, những người có mặt tại điểm thi THCS Hưng Bình (TP Vinh, Nghệ An) ngạc nhiên khi thấy bà Nguyễn Thị Phong (56 tuổi, huyện Thanh Chương) cầm theo bằng tốt nghiệp, giấy báo dự thi khối C vào ĐH KHXH&NV TP HCM. Thí sinh này tự tin bước vào phòng thi cùng các sĩ tử trẻ hơn mình gần 40 tuổi.

Kết thúc bài thi môn Văn, thí sinh này cho biết làm được câu 2 và câu 3b. Riêng câu "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu", bà nghĩ mình làm tốt. "Thế mạnh của tôi là môn Lịch sử và tôi sẽ phát huy hết khả năng trong các bài thi tới", bà Phong tâm sự.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/93/b2/thi-sinh2.jpg
Những chia sẻ về hành trình dự thi đại học của bà Phong khiến các sĩ tử và phụ huynh khâm phục. Ảnh: N.K
Nói về hành trình đi thi đại học ở tuổi 56, thí sinh đặc biệt này cho biết, hồi còn trẻ bà đã đậu ĐH Thủy lợi nhưng do nhận được giấy báo trúng tuyển quá muộn nên không được nhập học. Sau đó, bà làm công nhân ở Nông trường 3-2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) rồi chuyển vào Đà Lạt sinh sống trước khi về định cư ở Thanh Chương.

Dịp Tết vừa rồi, bà ở nhà chăm sóc chồng già yếu và thấy các cháu nhỏ trong làng say sưa ôn luyện để thi đại học nên nảy sinh ý định đi thi. "Lúc đầu nói ra, ai cũng ngạc nhiên nhưng khi tôi phân tích rằng đi thi để xem mình có bị hụt kiến thức so với lớp trẻ hay không thì chồng và các con ủng hộ", bà Phong kể.

Từ đó, ngoài việc cơm nước cho chồng, bà lại đóng cửa, chong đèn ôn luyện chờ ngày đi thi. Cô con dâu ở tận TP HCM cũng tìm mấy bộ đề thi đại học gửi về cho mẹ ôn tập. "Thời xưa tôi học Văn, chương trình khác với bây giờ nên cái gì không hiểu thì phải nhờ các cháu hàng xóm bày cho", bà Phong cười.

Đến ngày thi, bà Phong bắt xe đò từ huyện Thanh Chương xuống TP Vinh tá túc ở nhà người quen và tự đến điểm thi làm thủ tục, với sự động viên của chồng con và hàng xóm. "Khi thấy tôi bước vào phòng thi, lúc đầu cả sinh viên tình nguyện lẫn giám thị đều trố mắt lên vì bất ngờ, cứ tưởng tôi đùa. Đến khi tôi đưa toàn bộ giấy tờ để làm thủ tục, họ mới ngã ngửa", bà Phong chia sẻ.

Thí sinh 56 tuổi tâm sự, lúc đầu bước vào phòng thi, bà còn lóng ngóng trong việc ghi số báo danh, ký các tờ giấy và nhất là việc ngồi cùng bàn với các sĩ tử bậc con cháu khiến bà ái ngại nhưng rất nhanh chóng, bà lấy lại bình tĩnh để làm bài.

Bà Phong cho biết, nếu đậu đại học, bà sẽ làm thủ tục nhập học và đưa chồng vào miền Nam sống với các con để vừa chăm chồng vừa học. "Nếu không đậu năm nay thì chắc năm sau tôi lại tiếp tục thi", bà cười lớn.

Trời thành Vinh nắng chang chang, nụ cười giòn tan của bà Phong khi kể về hành trình làm thủ tục đi thi và ước mơ trở thành tân sinh viên ở tuổi 56 khiến các sĩ tử và phụ huynh ở điểm thi này vô tỏ ra thán phục.

Nguyên Khoa

TRUNGTRUNGNIEN
10-07-2012, 11:44 AM
.





Cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown:
“Người Mỹ không thích những kẻ đi bắt nạt”

Trao đổi với Thanh Niên, ông David Brown - người từng có nhiều năm làm việc như một nhà ngoại giao Mỹ ở Đông Nam Á - cho rằng trong vấn đề biển Đông, Mỹ ủng hộ phương thức giải quyết bằng pháp luật quốc tế.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Nam/4/David_Brown.jpg

David Brown là một nhà ngoại giao từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau đó, ông là nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ ở một loạt nước Đông Nam Á khác. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và nay được đánh giá là một chuyên gia về Đông Á cũng như những vấn đề năng lượng quốc tế.

David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường trong nửa cuối của thập niên trước và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình biển Đông và Việt Nam trên báo Asia Times Online.


Ông có cho rằng, việc gọi thầu 9 lô dầu khí ngày 23.6 vừa qua của Trung Quốc là một hành vi đơn lẻ, có tính thời vụ, nằm trong kịch bản đáp trả việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, hay là hành vi nằm trong một hệ thống có tính toán chiến lược của Trung Quốc?

Cái mà bạn gọi - “lời mời thầu của Trung Quốc” - tức là lời mời của CNOOC để các công ty dầu nước ngoài dự thầu giành quyền thăm dò 9 dải đất nằm ngoài khơi Việt Nam, là sự leo thang một cách logic hành động quấy rối tàu khảo sát của PetroVietnam năm trước. Công luận Trung Quốc, và chắc chắn là rất nhiều người nắm các vị trí quyền lực trong chính quyền trung ương và địa phương, bị ám ảnh bởi ý nghĩ cho rằng Malaysia, Việt Nam, Brunei và rất có khả năng là Philippines đang “ăn cắp” tài nguyên dầu của Trung Quốc, đúng vào thời điểm nhu cầu về dầu cho nền kinh tế Trung Quốc đang tăng lên rất nhanh chóng.

Một phản ứng rõ ràng hơn của Trung Quốc sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn luật Biển, là tuyên bố rằng Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi Cỏ Rong (mà theo họ là bao gồm cả bãi cạn Scarborough mà họ đang tranh chấp với Philippines) là một đơn vị hành chính Trung Quốc, gọi chung là thành phố Tam Sa. Tỉnh Hải Nam đã đề nghị phải xúc tiến việc này từ nhiều năm nay; tuy nhiên tôi có nguồn tin cho rằng, mãi tới gần đây, chính quyền trung ương vẫn từ chối cấp phép.

Đặt hành vi này trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Mỹ, ông có cho rằng đây chỉ là phép thử để thăm dò phản ứng của các nước, đặc biệt là Mỹ?

Cho dù là phép thử cố ý hay không, thì chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ phải lưu ý đến phản ứng của tất cả các nước có lợi ích liên quan, đặc biệt là Mỹ.

Ngày 28.6 vừa qua, Thượng nghị sĩ (TNS) Joseph Lieberman phát biểu rằng hành vi gọi thầu của Trung Quốc là vi phạm pháp luật quốc tế và có tính khiêu khích, có phản ánh xu hướng chính trị nào ở Mỹ hay không?

TNS Lieberman (cũng giống như người bạn tốt của ông ấy là TNS John McCain) có mối quan tâm rất mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại. Với một chiếc ghế an toàn và không có tham vọng vươn lên cao hơn trong chính trường, ông ấy có xu hướng nói những gì ông ấy thực sự nghĩ.

Nhiều đảng viên Cộng hòa, Dân chủ, hoặc quan chức Chính phủ Mỹ, có thể đồng ý với các TNS, nhưng cả ông Leiberman lẫn ông McCain đều không có tư cách tuyên bố chính sách của Chính phủ Mỹ hoặc các cương vị trong đảng.

Quan điểm của ông Lieberman ảnh hưởng như thế nào đến chính sách của Mỹ?

Không nhiều lắm.

Các quan điểm của TNS Lieberman sẽ gặp phải những rào cản như thế nào từ các nhóm chính trị khác tại Mỹ?

Tôi nghĩ sẽ không ai phản đối cả. Vấn đề là liệu tuyên bố của Lieberman có khuyến khích Mỹ có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm làm nản lòng đối phương không. Tôi nghĩ tự nó thì không, nhưng chúng ta có thể mặc định rằng chính quyền Obama và đảng Cộng hòa đối lập sẽ rất lưu tâm đến những nguy cơ đe dọa lợi ích thương mại của Mỹ, cũng như các nguy cơ đe dọa tự do hàng hải.

Chính phủ Mỹ đang đề nghị Thượng viện phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS). Nếu Công ước này được thông qua, nó sẽ tác động như thế nào đến chính sách của Mỹ ở biển Đông?

Hành động phê chuẩn chủ yếu mang tính hình thức. Trên thực tế, Mỹ đã luôn luôn là một trong những ủng hộ viên mạnh mẽ nhất của UNCLOS. Tuy nhiên, một số người ở Washington lo ngại về việc đưa vấn đề chủ quyền (của Mỹ) ra tòa án quốc tế, và đó đã là lý do chính yếu khiến cho việc phê chuẩn bị trì hoãn.

Trước đây, trong các phát ngôn của mình, Mỹ thể hiện thái độ rất trung lập trong các tranh chấp ở biển Đông. Nhưng gần đây, các phát ngôn đã cứng rắn hơn và có phần ngả về phía đối lập với Trung Quốc. Ông bình luận thế nào về quan điểm này?

Tự do hàng hải là mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của Mỹ. Tuy nhiên, sẽ không đúng nếu nói rằng Mỹ duy trì lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền. Washington đã luôn luôn tỏ ý chí nhất quán rằng những cuộc tranh chấp đó phải được giải quyết bằng cách áp dụng pháp luật quốc tế phù hợp. Đó là một cách gián tiếp ủng hộ Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, là những quốc gia có hồ sơ pháp lý mạnh hơn để bảo vệ các quan điểm của mình.

Giống như tất cả các chính quyền dân chủ, chính quyền Mỹ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của công luận. Do đó, điều rất quan trọng và có ý nghĩa là, trong vài năm qua, quan điểm của các chuyên gia Mỹ đã dịch chuyển từ đại thể “trung lập” đối với các yêu sách của Trung Quốc và những nước khác sang thái độ khá thông cảm với Việt Nam và Philippines.

Người Mỹ không thích những kẻ bắt nạt người khác, mà đó là cái mà hiện giờ Trung Quốc đang có xu hướng thể hiện. Hơn thế nữa, những người nằm trong “cộng đồng đối ngoại Mỹ” giờ đây đã được thông tin đầy đủ hơn, tốt hơn. Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia độc lập của Việt Nam, kể từ năm 2008, đã trở nên tích cực hơn, có kỹ năng hơn trong việc tranh biện cho vụ việc của Việt Nam, và điều đó đang có tác động tốt.

Xin cảm ơn ông!

Thành Long (thực hiện)
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
10-07-2012, 11:52 AM
.




Trang mạng của Hãng tin Hoa ngữ Đa chiều (Dwnews.com) ngày 9-7 đưa tin: “Philippines chuẩn bị đưa lực lượng quay trở lại đảo Hoàng Nham (tên người Trung Quốc gọi bãi Scarborough)”. Tin cho biết, ngành hữu quan của Philippines gần đây lập một lực lượng chuyên trách để bảo vệ bãi Scarborough.

Cục Tài nguyên thủy sản và ngư nghiệp Philippines (BFAR) đang huấn luyện một lực lượng bao gồm 16 tổ được đặt tên là Bảo vệ vùng biển Philippines. Các tổ này được huấn luyện các nội dung về thực thi luật pháp, bảo vệ môi trường và đối phó việc nước ngoài đánh bắt trái phép thủy sản của Philippines.

Ông Asis Perez, Cục trưởng BFAR, cho biết: 16 tổ này sẽ được bố trí ở 16 khu vực biển của Philippines, trong đó có có bãi Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc.

Hãng tin này cho rằng, hành động của BFAR là sự hưởng ứng phát biểu hôm 4-7 của Tướng Rodolfo Biazon, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, hiện là hạ nghị sĩ.

Ông đề nghị chính phủ Philippines nhanh chóng đưa các tàu thuyền trở lại bãi Scarborough để tránh bị xem là từ bỏ chủ quyền. Đồng thời, các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và BFAR cũng cần sớm quay trở lại vùng biển bãi Scarborough để bảo vệ cho ngư dân đánh bắt.

T.T
(Nguồn: TPO)

TRUNGTRUNGNIEN
11-07-2012, 07:46 AM
.



Mỹ trông đợi những bước tiến mới về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) khi các thách thức tại khu vực có chiều hướng gia tăng.

Đây là quan điểm được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh ngày 10.7 tại Hà Nội. Bà Clinton cho biết Mỹ đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam với những giải pháp mang tính hợp tác để giải quyết tranh chấp và làm giảm căng thẳng ở biển Đông, đồng thời mong muốn ASEAN và Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, đồng thuận, dựa trên luật pháp quốc tế.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/CongDong/100712/bo-truong-ngoai-giao-Pham-Binh-Minh-d.jpg

Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
trước hội đàm - Ảnh: Trường Sơn


Hai bên khẳng định tiếp tục cùng đóng góp và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông; nhất trí tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đảm bảo tự do và an toàn, an ninh hàng hải.

Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, tại hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, nhấn mạnh kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương. Bộ trưởng ghi nhận thực tế đầu tư của Mỹ tại Việt Nam ngày càng tăng với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp hàng đầu như GE, Microsoft, Exxon-Mobil... Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vẫn còn nhiều tiềm năng cho hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt khi quá trình đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP) dự kiến kết thúc vào cuối năm nay.

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về những biện pháp thúc đẩy tiến trình giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có vấn đề chất độc da cam/dioxin, Ngoại trưởng Clinton cho biết Washington đã cam kết tăng nguồn tài chính cho vấn đề này. Bà cho biết đã cùng Bộ trưởng Phạm Bình Minh thảo luận một kế hoạch dài hạn hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Bà Clinton cũng cho biết Mỹ đánh giá cao những hợp tác của Việt Nam trong việc hỗ trợ tìm kiếm, hồi hương hài cốt quân nhân nước này.

Nguyên Phong



Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển

Tiếp Ngoại trưởng Hillary Clinton chiều 10.7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Mỹ tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các ngành, đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam. Tổng bí thư cũng đánh giá cao vai trò tích cực của cá nhân bà Clinton và phu quân - cựu Tổng thống Bill Clinton trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Cùng ngày, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ngoại trưởng Clinton khẳng định Chính phủ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS. Bày tỏ quan ngại về những diễn biến vừa qua ở biển Đông, bà Clinton khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác, đảm bảo tự do an ninh, an toàn hàng hải. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp đoàn đại diện hơn 20 doanh nghiệp Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Clinton. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, đầu tư kinh doanh hiệu quả ở Việt Nam.

N.P




Đề nghị sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Chính phủ Mỹ gỡ bỏ rào cản thương mại, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập, đáp ứng lợi ích của nước ta trong đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP).

Cũng trong ngày 10.7, Ngoại trưởng Clinton chứng kiến lễ ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị giữa GE với Công ty truyền tải điện số 4 (PTC4), thuộc Tổng công ty truyền tải điện quốc gia. Theo đó, GE cung cấp hệ thống tụ điện cho đường dây 500 kV Pleiku - Phú Lâm (TP.HCM) dài 500 km, nhằm tăng gấp đôi công suất đường dây lên 2.000 ampe. Dự kiến khi đi vào hoạt động năm 2013, dự án sẽ cung cấp khoảng 800 MW cho khu vực miền Nam. Tổng giá trị hợp đồng là 16,5 triệu USD và Ngân hàng Ex-Imbank (Mỹ) hỗ trợ tài chính dự án.

Trường Sơn

(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
11-07-2012, 07:51 AM
.



Giữa lúc các ngoại trưởng ASEAN nhất trí về nguyên tắc ứng xử hợp lẽ trên biển Đông thì Trung Quốc trịch thượng đưa thông điệp cảnh báo.

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN nhóm họp tại Phnom Penh, Campuchia nhất trí thông qua bản thảo “Các thành tố cơ bản” của Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Văn bản này sẽ được thảo luận với Trung Quốc trong quá trình soạn thảo COC sắp tới. Bản thảo đang được giữ kín và chỉ vài phóng viên hôm qua tiếp cận được một bản tóm tắt 2 trang. Theo đó, lập trường của ASEAN là “các bên phải cam kết giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình theo công pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/CongDong/100712/Trung-Quoc-lam-kho-Asean-d.jpg

Ông Dương Khiết Trì không thể tránh né việc các bên nêu vấn đề biển Đông
tại hội nghị ASEAN+3 hôm qua - Ảnh: Reuters


Cụ thể, trước hết “các bên cố gắng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị (TAC)” do ASEAN tạo lập từ năm 1976 và được nhiều nước bên ngoài tham gia, gồm cả Trung Quốc và Mỹ. TAC nghiêm cấm việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Nếu nỗ lực đầu tiên không thành, “các bên có thể tìm đến những cơ chế giải quyết tranh chấp mà luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, đã đặt ra”. Bản thảo cũng đề nghị các bên tiến hành “hợp tác để xây dựng lòng tin”, đồng thời “cam kết tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển và vùng trời” ở biển Đông.

Đồng thuận bước đầu này được giới phân tích đánh giá là một tín hiệu khả quan. Bản thảo cùng những diễn biến nóng bỏng gần đây trên biển Đông chắc chắn sẽ được đề cập tại các cuộc họp trong những ngày tới với sự tham gia của Trung Quốc và các nước đối tác của ASEAN.

Thế nhưng, Trung Quốc trong những ngày qua liên tục có những phát biểu gây quan ngại. Ngày 9.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân nói Bắc Kinh chỉ tham gia hoàn thiện COC “khi điều kiện chín muồi” và COC “không nhằm giải quyết tranh chấp” mà chỉ “để xây dựng lòng tin”. Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định với Thanh Niên: “Lập trường này của Trung Quốc không khác gì những thứ đã có trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Thế giới mong đợi một COC có tính ràng buộc pháp lý với những cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả chứ không chỉ “xây dựng lòng tin”.

Đến ngày 10.7, cũng ông Lưu cho thấy Trung Quốc lo ngại vấn đề biển Đông được đưa ra tại các cuộc họp sắp tới khi tuyên bố: “Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà là giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN”. Ông này lớn giọng cảnh báo: “Thổi phồng vấn đề biển Đông là đi ngược lại nỗ lực chung của mọi người cũng như xu hướng chủ đạo trong thời điểm cần hợp tác và phát triển và là một hành động khiến quan hệ Trung Quốc - ASEAN bế tắc”.

Tuy nhiên, vấn đề biển Đông tiếp tục nóng trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) hôm qua. Cuộc họp có mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh thay mặt Bộ trưởng Phạm Bình Minh tham dự. Trong đó, vấn đề biển Đông vẫn được các thành viên nêu ra với “quan ngại sâu sắc”. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh tiếp tục khẳng định lập trường của Chính phủ Việt Nam phản đối Trung Quốc phê chuẩn thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao nước chủ nhà Kao Kim Houn thừa nhận tại cuộc họp báo sau đó rằng Philippines cũng lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề biển Đông.

Hôm nay, Bộ trưởng Phạm Bình Minh sẽ có mặt trong các cuộc họp ASEAN+1 với từng đối tác như Canada, EU, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Úc. Ông Phạm Bình Minh cũng sẽ gặp song phương với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề hội nghị chung.

Thục Minh
(Từ Phnom Penh, Campuchia)


Trung Quốc vẫn đang có những kế hoạch quản lý đối với cái gọi là “TP.Tam Sa”, vốn bao trùm Hoàng Sa-Trường Sa và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Theo báo Hải Nam, Cục An toàn biển Hải Nam đang soạn kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở hỗ trợ thuyền qua lại. Còn trang tin Tài Tân dẫn một nguồn tin cho hay giới chức đang bàn việc xây thêm cảng, mở sòng bạc và lập cơ quan đánh thuế ngoài khơi. Những động thái này cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý của họ ở biển Đông, đúng như giọng điệu chiếm đoạt của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn: “Tam Sa sẽ giúp Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình đối với Nam Hải (tức biển Đông - NV) và có thể trở thành nguồn phát triển kinh tế cho tỉnh Hải Nam”.

Văn Khoa

(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
11-07-2012, 08:01 AM
Không những mang tính thời sự mà đề thi lịch sử ĐH, CĐ trong đợt 2 còn vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.


Ý thức toàn vẹn lãnh thổ

Hết sức xúc động, ông Vũ Quốc Lịch - giáo viên địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, thốt lên: “Vô cùng ý nghĩa!”. Ông Lịch phân tích: “Các địa danh anh hùng của Việt Nam lại được cất lên: Cồn Cỏ, Vân Đồn, Trường Sa, Hoàng Sa. Trong bối cảnh an ninh biển Đông rất phức tạp, và khi Trung Quốc công bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thì các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam được vang lên trong đề thi thật vô cùng ý nghĩa”.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/CongDong/100712/de-thi-noi-ve-bien-dao-d.jpg

Thí sinh thích thú với đề thi đề cập đến những vấn đề thiết thực - Ảnh: Ngọc Thắng


Ông Lịch còn cho hay: “Trước đó, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, một trong các câu hỏi trong đề thi môn địa lý đặt vấn đề việc đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng cũng đã được đánh giá là một câu hỏi hay, có tính thời sự tích cực. Từ việc ra đề trong những kỳ thi quan trọng như vậy, chúng tôi mong rằng việc giáo dục cho các thế hệ học sinh ý thức về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền về biển theo luật định sẽ được tăng cường và dành một thời lượng thích đáng hơn nữa trong nội dung chương trình - sách giáo khoa phổ thông”.

Nhận xét về việc lần đầu tiên đưa địa danh Hoàng Sa vào đề thi, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần nói: “Đề thi này là sự tương đồng, gặp gỡ giữa phương diện chuyên môn và chính trị. Tuy cách hỏi của đề đơn giản nhưng phương diện chính trị có ý khẳng định rất lớn chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Như vậy, đề hay ở chỗ đáp ứng được yêu cầu chính trị hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ về vấn đề chủ quyền biển, đảo”.


Gieo vào giới trẻ lòng yêu nước

Kết thúc buổi thi cuối, TS thi môn địa tỏ ra rất phấn khởi do vừa làm bài rất tốt vừa thích thú với đề thi.

Nhiều TS nhận định, đề thi không quá khó nên có thể đạt điểm cao. Đặc biệt, câu 4.a hỏi như là để khẳng định chủ quyền các huyện đảo của nước ta mang đậm tính thời sự.

Huy Hoàng (Q.3, TP.HCM) cho biết: “Em chắc sẽ đạt từ 7 điểm trở lên. Em thích nhất là câu về các huyện đảo. Trước khi đi thi, em dự đoán đề sẽ ra ở phần biển đảo. Chính vì vậy mà em học rất kỹ bài cuối cùng của môn địa lớp 12 (Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo và quần đảo). Còn TS Võ Thị Ngọc Bích (Đắk Lắk) hồ hởi: “Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông thường thông tin về vấn đề các đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên khi học đến bài cuối cùng môn địa lớp 12, em càng thấy hứng thú. Chắc chắn em đạt trọn 2 điểm câu này”. Phan Thị Lương Duyên - TS thi tại hội đồng thi Trường Trần Hưng Đạo (Đà Nẵng) nhận xét: “Đề thi nhấn mạnh trọng tâm phân tích các vùng kinh tế trọng điểm, em rất thích. Đặc biệt, đề có tính phân loại ở chỗ, nếu muốn làm bài tốt, TS vừa phải có kiến thức, vừa có kỹ năng phân tích, tổng hợp để có thể kết hợp các vấn đề với nhau”.

Nói về ý nghĩa của cách ra đề thi như thế này, nhiều TS cho rằng, đề thi địa đã gieo vào lòng TS về tinh thần yêu nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. “Có thể thấy, hàm ý câu hỏi nhằm đưa ra thông điệp với TS: Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa”, TS Nguyễn Văn Dưỡng thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nhấn mạnh. Còn TS Nguyễn Thị Đào (Lâm Đồng) cho biết: “Đề tốt nghiệp và đề ĐH môn địa đều cho ra nội dung nằm ở vấn đề biển đảo. Theo em thì đề ra như vậy là rất cần thiết, tạo hứng thú làm bài và ý thức cho chúng em về vấn đề của quốc gia”.

Câu 4.a đề thi

Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển. Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào?


Thí sinh có thể bình luận về đề thi

Tại buổi họp báo do Bộ GD-ĐT tổ chức vào chiều tối hôm qua, nhiều phóng viên đặt câu hỏi với đề thi môn văn. Một phóng viên phản ánh: "Đề cho rằng mê muội thần tượng là thảm họa đã bị cộng đồng mạng “ném đá” và đánh giá đây là quan điểm lệch lạc. Mê muội thần tượng có phải là thảm họa không?”. Ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết: “Đề thi mở thì nội dung đó đúng hay sai không quan trọng. TS có thể bình luận là không đúng nhưng phải có lập luận và đưa ra được chứng cứ. Đề thi nhằm khuyến khích những bài giải khác đáp án nhưng phải có đầy đủ lý lẽ thì vẫn được cho điểm”. Ông Nghĩa cũng cho biết: “Hướng ra đề mở đã được xác định từ nhiều năm nay và sẽ tiếp tục phát huy để tránh học sinh học vẹt, học tủ. Môn xã hội gắn với các vấn đề xã hội và đặc biệt là các vấn đề nóng. Những vấn đề học sinh quan tâm sẽ được ra đề”.

Trả lời câu hỏi: “Đề thi được ra bởi các thầy cô ở một thế hệ khác, được nhìn dưới lăng kính của thầy cô thì có phù hợp với thế hệ học sinh hiện nay hay không?”, ông Trần Văn Nghĩa khẳng định: “Quan điểm chung của Bộ là đề thi bám sát chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Các vấn đề không phải do các thầy nghĩ ra nên sẽ phù hợp với năng lực học sinh”.

321 TS vi phạm kỷ luật

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT về 2 đợt thi, cả nước có 321 TS bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 44; cảnh cáo 13; đình chỉ 253; đến muộn không được dự thi 11. Tổng số cán bộ tham gia công tác thi bị xử lý kỷ luật là 9 trong đó khiển trách 5, cảnh cáo 1 và đình chỉ 3.

Vũ Thơ


Hàm ý câu hỏi nhằm đưa ra thông điệp với thí sinh: Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa

Nguyễn Văn Dưỡng
Thí sinh thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Trong bối cảnh an ninh biển Đông rất phức tạp, và khi Trung Quốc công bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thì các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam được vang lên trong đề thi thật vô cùng ý nghĩa

Vũ Quốc Lịch
Giáo viên địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

T.Nguyễn - M.Luân - H.Ánh - D.Hiền
(Nguồn: TNO)

thái thanh tâm
11-07-2012, 09:41 AM
.



Mỹ trông đợi những bước tiến mới về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) khi các thách thức tại khu vực có chiều hướng gia tăng.

Đây là quan điểm được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh ngày 10.7 tại Hà Nội. Bà Clinton cho biết Mỹ đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam với những giải pháp mang tính hợp tác để giải quyết tranh chấp và làm giảm căng thẳng ở biển Đông, đồng thời mong muốn ASEAN và Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, đồng thuận, dựa trên luật pháp quốc tế.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/CongDong/100712/bo-truong-ngoai-giao-Pham-Binh-Minh-d.jpg

Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
trước hội đàm - Ảnh: Trường Sơn


Hai bên khẳng định tiếp tục cùng đóng góp và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông; nhất trí tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đảm bảo tự do và an toàn, an ninh hàng hải.

Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, tại hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, nhấn mạnh kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương. Bộ trưởng ghi nhận thực tế đầu tư của Mỹ tại Việt Nam ngày càng tăng với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp hàng đầu như GE, Microsoft, Exxon-Mobil... Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vẫn còn nhiều tiềm năng cho hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt khi quá trình đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP) dự kiến kết thúc vào cuối năm nay.

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về những biện pháp thúc đẩy tiến trình giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có vấn đề chất độc da cam/dioxin, Ngoại trưởng Clinton cho biết Washington đã cam kết tăng nguồn tài chính cho vấn đề này. Bà cho biết đã cùng Bộ trưởng Phạm Bình Minh thảo luận một kế hoạch dài hạn hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Bà Clinton cũng cho biết Mỹ đánh giá cao những hợp tác của Việt Nam trong việc hỗ trợ tìm kiếm, hồi hương hài cốt quân nhân nước này.

Nguyên Phong



Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển

Tiếp Ngoại trưởng Hillary Clinton chiều 10.7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Mỹ tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các ngành, đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam. Tổng bí thư cũng đánh giá cao vai trò tích cực của cá nhân bà Clinton và phu quân - cựu Tổng thống Bill Clinton trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Cùng ngày, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ngoại trưởng Clinton khẳng định Chính phủ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS. Bày tỏ quan ngại về những diễn biến vừa qua ở biển Đông, bà Clinton khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác, đảm bảo tự do an ninh, an toàn hàng hải. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp đoàn đại diện hơn 20 doanh nghiệp Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Clinton. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, đầu tư kinh doanh hiệu quả ở Việt Nam.

N.P




Đề nghị sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Chính phủ Mỹ gỡ bỏ rào cản thương mại, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập, đáp ứng lợi ích của nước ta trong đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP).

Cũng trong ngày 10.7, Ngoại trưởng Clinton chứng kiến lễ ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị giữa GE với Công ty truyền tải điện số 4 (PTC4), thuộc Tổng công ty truyền tải điện quốc gia. Theo đó, GE cung cấp hệ thống tụ điện cho đường dây 500 kV Pleiku - Phú Lâm (TP.HCM) dài 500 km, nhằm tăng gấp đôi công suất đường dây lên 2.000 ampe. Dự kiến khi đi vào hoạt động năm 2013, dự án sẽ cung cấp khoảng 800 MW cho khu vực miền Nam. Tổng giá trị hợp đồng là 16,5 triệu USD và Ngân hàng Ex-Imbank (Mỹ) hỗ trợ tài chính dự án.

Trường Sơn

(Nguồn: TNO)




Suốt ngày nói VN xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Vậy mà khi gặp ông to bà nhớn nào lại tha thiết xin họ công nhận VN có nền kinh tế thị trường. Sao mà hay thế VN ơi ?

TRUNGTRUNGNIEN
11-07-2012, 10:37 AM
.



Các quốc gia ASEAN muốn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đóng vai trò nền tảng trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576696

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh (thứ hai từ trái sang)
tại lễ khai mạc AMM 45 - Ảnh: AFP


Theo một dự thảo đã được các ngoại trưởng ASEAN đồng ý ngày 10-7, ASEAN kêu gọi tất cả các bên “giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”. Dự thảo kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp “mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” và “cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không trên biển Đông”.


Cơ chế “bên thứ ba”

ASEAN đề nghị các bên tìm cách giải quyết tranh chấp trước hết trong khuôn khổ của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) tại Đông Nam Á. Trung Quốc đã tham gia TAC từ tháng 10-2003 mà một trong những điều khoản quan trọng của TAC là cấm việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Theo dự thảo, nếu TAC không thể giải quyết được tranh chấp thì các nước cần dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Các ngoại trưởng ASEAN cũng kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có các hoạt động hợp tác để xây dựng lòng tin.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Trần Vinh Dự thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông nhận định dự thảo này có ý nghĩa lớn và là một tiến bộ bất ngờ từ phía ASEAN trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông đang ngày càng căng thẳng. Đây là lần đầu tiên các nước ASEAN thống nhất với nhau về cách xử lý tranh chấp. Theo đó, ASEAN khẳng định sẽ dựa vào TAC để giải quyết tranh chấp. Nếu TAC không giúp được gì thì sẽ dựa vào một cơ chế giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS.

“Hàm ý của nó, nói một cách nôm na, là nếu không mặc cả thân thiện được với nhau thì sẽ nhờ tòa án quốc tế hoặc trọng tài. Khi đem nhau ra tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế thì sẽ dùng luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, để phân xử - tiến sĩ Trần Vinh Dự cho biết - Việc cả khối ASEAN chứ không phải một vài nước riêng lẻ đồng ý với nhau về cách xử lý xung đột theo hướng này là quan trọng. Vì nó sẽ đặt nền móng pháp lý cho quá trình giải quyết xung đột sau này. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ bỏ qua tuyên bố này một cách dễ dàng.

Trước đó, báo Phnom Penh Post dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn khẳng định các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các “điểm mấu chốt” trong Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Các ngoại trưởng đã đồng ý để các quan chức cấp cao ASEAN gặp gỡ các quan chức cấp cao Trung Quốc thảo luận về COC. Trước đó, ngày 9-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố Bắc Kinh chỉ sẵn sàng đàm phán về COC với ASEAN “khi điều kiện chín muồi”.

ASEAN hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về COC vào cuối năm nay. AFP dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định ASEAN muốn chứng tỏ với thế giới rằng ASEAN có thể đạt được những tiến bộ về tranh chấp lãnh hải, bởi “chúng tôi sẽ thảo luận một cách có lý lẽ và hiệu quả với tất cả các bên”.


Trung Quốc sợ đưa vấn đề biển Đông ra ARF

Phản ứng trước sự đồng thuận của ASEAN về COC, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các nước ASEAN là đã “thổi phồng” vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng vấn đề tranh chấp chỉ có thể giải quyết trực tiếp song phương.

“Vấn đề biển Đông không là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà là chuyện giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN mà thôi. Thổi phồng vấn đề biển Đông là chống lại các khát vọng của người dân và xu thế chính của thời đại là tìm kiếm sự hợp tác và phát triển, đồng thời đây cũng là hành vi kìm hãm mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN” - ông Lưu Vi Dân nói.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Lưu Vi Dân nói rằng Trung Quốc tuy tuyên bố sẵn sàng đàm phán về COC, nhưng Bắc Kinh không muốn đưa vấn đề ra tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần này.

SƠN HÀ - MỸ LOAN
(Nguồn: TTO)

thái thanh tâm
11-07-2012, 10:43 AM
Đương nhiên Khựa muốn chia để trị. Lạ gì cái thằng đại bá này.

TRUNGTRUNGNIEN
11-07-2012, 02:14 PM
.





Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa:
Trung Quốc không thể trì hoãn đàm phán về Biển Đông


Nhân dịp Hội nghị giữa các nước ASEAN và các nước đối tác cùng với Diễn đàn an ninh khu vực sắp diễn ra ở Phnom Penh, ngày 10-7, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa cho đăng trên diễn đàn Sina.com bài viết: “Không thể trì hoãn việc giải quyết vấn đề Biển Đông”.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=205287&Width=305

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa .


Học giả Lý Lệnh Hoa là nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc - tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc.

Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Trung Quốc, ông đã phát biểu thẳng rằng “Đường 9 đoạn trên Nam Hải (Biển Đông – TP) là một đường hư ảo.

Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật”.

Ông cũng chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế. (Tiền Phong đã phản ánh chi tiết trong bài “Học giả Trung Quốc bác bỏ đường lưỡi bò", Tiền Phong chủ nhật số ra ngày 24-6-2012.

Trong bài viết của mình lần này, ông Lý bày tỏ không tán thành các quan điểm cho rằng “Trung Quốc đang biết chờ đợi”, “Trung Quốc cần trì hoãn việc giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) với các nước xung quanh”.

Ông viết: “Thời gian không chờ người, vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không thể cứ kéo dài mãi. Chúng ta không thể chờ đợi, cách đúng đắn nhất là chủ động, tích cực giải quyết… Phép duy vật biện chứng dạy cho chúng ta thấy rằng: có mâu thuẫn và bất đồng thì phải nhìn thẳng vào vấn đề, càng trì hoãn thì càng bị động. Chỉ cần Trung Quốc cùng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) thiết thực nỗ lực thì vấn đề sẽ được giải quyết. Hiện nay, đối với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), bao gồm cả Trung Quốc, phát triển kinh tế là một nhu cầu bức thiết, đều cần khai thác tài nguyên biển, Trung Quốc không thể lựa chọn chính sách trì hoãn”.

Ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Chúng ta (Trung Quốc) cần triển khai đối thoại, đàm phán hữu hảo với các nước xung quanh có chung biển trên cơ sở tất cả các điều khoản quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Điều cần thiết hiện nay là phải tạo bầu không khí (hòa bình). Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai tốt đẹp của nhân dân các nước toàn thế giới.

Công ước chính là “Hiến chương hải dương” thời nay. Nước ta (Trung Quốc) và các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) đều là những quốc gia đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Các nước đều cần tỉnh táo suy xét, tích cực, thiết thực và gương mẫu quán triệt, chấp hành tất cả các điều khoản của Công ước, để Nam Hải (Biển Đông) sớm trở thành vùng biển hoà bình, hợp tác và hữu nghị”.

Thời gian qua, dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc đã có phản ứng nhiều và trái chiều trước những luận điểm thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải và sự thật của ông Lý Lệnh Hoa về cái gọi là “Đường 9 đoạn” cùng những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh những ý kiến cực đoan, quá khích, như gọi ông là “Hán gian”, đòi “loại bỏ” ông, cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, ủng hộ ông.

Dưới đây xin trích một số ý kiến về phát biểu của ông Lý Lệnh Hoa tại cuộc Hội thảo Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế, được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Bắc Kinh hôm 14-6-2012:



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=205288&Width=400

Tàu Hải giám Trung Quốc. Ảnh: China Defense Blog.


Bạn đọc lấy nick là “Tây Phương Đạt Nhân” viết lúc 12h41’19’’ ngày 22-6: “Tuyệt! Vị học giả về biển này thật đáng ca ngợi. Cuối cùng cũng đã có một người Trung Quốc có lương tri dám đứng lên nói ra sự thật. Trung Quốc là một nước lớn, không thể làm kẻ cướp. Trung Quốc cũng từng bị người khác bắt nạt, đã nếm mùi nhược tiểu bị đòn, không thể lành vết thương rồi liền quên đau. Lẽ nào ta hùng mạnh rồi lại cũng bắt nạt người khác? Người Trung Quốc cần là những người rộng lượng, nước lớn không bắt nạt nước nhỏ mới là thông minh”.

Bạn đọc có nick Minisee, viết lúc 08h20’18’’ ngày 23-6: “Xin chớ kích động chủ nghĩa dân tộc quá khích, Bài học Nghĩa Hoà Đoàn làm Trung Quốc tủi hổ 39 năm không được quên! Phân định ranh giới biển một cách hòa bình, để lại tiếng thơm cho hậu thế, sao lại không làm? Tôi rất kính phục lão tiên sinh dám đứng ra nói lên sự thật! Tôi cũng xin có ý kiến: những kẻ khi luật quốc tế được định ra thì không dám nói quan điểm của mình; sau khi nó được định ra rồi lại kiên quyết không tuân thủ. Đám người đó cũng chính là loại phá hoại pháp luật, không tuân thủ pháp quy quốc gia mà thôi!”.

Bạn đọc nick “Hận Xà Hận Cẩu” viết lúc 09h11’29’’ ngày 23-6: “Đường 9 đoạn thực ra chỉ là cái đường nói lấy được! Trước đây, tàu cá các nước đều đến đó, phần lớn thuộc vùng biển quốc tế và những đảo không người ở… Nếu quốc gia nào cũng lấy “từ xưa đến nay”, “đã đặt chân lên, đã từng ở, đã đặt tên”…làm căn cứ pháp luật, thì thế giới ngày nay quá nửa là của Mông Cổ, Anh, Tây Ban Nha và Italia chắc?”.

Bạn đọc có nick “2342720423” viết lúc 12h07’04’’: “Tác giả là người có suy nghĩ rành rọt, sáng láng. Tôi hiểu là cần giải quyết (vấn đề) theo nguyên tắc Luật Biển quốc tế…. Cách nói của nhà nước ta (Trung Quốc) hiện nay, tôi có cảm giác là mình nói mình nghe, chả ai đếm xỉa, lối suy nghĩ có vấn đề, tự lừa dối mình mà thôi. Cần phải biết thế giới không chỉ có mỗi Trung Quốc chúng ta, cũng không phải ai cũng chấp nhận đòi hỏi của chúng ta”.

Thu Thủy
Tổng hợp
(Nguồn: TPO)

thái thanh tâm
11-07-2012, 08:52 PM
Kính gửi BBT VNTH: Thái Thanh Tâm tôi từ lâu có một tật rất xấu là vô cùng căm ghét và khinh bỉ các đời chính quyền Tầu khựa đã và đang hành xử rất khốn nạn với đất nước và con người Việt Nam. Dù rằng tôi đã trực tiếp được biết đất nước Trung Quốc bao la rất to đẹp. Nhân dân Trung Quốc có rất nhiều người tốt. Nhưng chính quyền Khựa đời nào đối với VN cũng khốn nạn. Vì vậy các bài tôi đọc trên này có liên quan đến Tầu khựa tôi có lời bình hoặc giật thêm tít để bộc lộ tình cảm của mình có thể không phù hợp với quy chế của VNTH thì xin BBT thông cảm, chủ động sửa hoặc xóa đi tôi không có ý kiến phản đối gì. Hoặc có gì cần thiết nhắc nhở, xin được tiếp nhận qua tin nhắn hoặc mail.

Góp phần vạch trần bộ mặt đểu giả của chính quyền Khựa

Việt Nam có thể tự tin trước TQ trên Biển Đông

Dương Danh Dy


Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy là người rất am tường vấn đề TQ.
Từ lâu nay ông đã lên tiếng về việc báo chí TQ tuyên truyền không đúng thực tế về Việt Nam.
Ông cũng cảnh báo rằng Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước đi ngang ngược hơn của TQ. Ông nói:
- Nếu nói về chuyện tuyên truyền của TQ, tôi buộc phải nói rằng, hơn 30 năm qua, người dân TQ đã được truyền thông TQ nhuộm đen cách nhìn của họ về VN. Họ ngang nhiên nói rằng VN chiếm đất của họ, rồi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng TQ nói rằng VN đã chiếm của họ, họ nói Việt Nam chiếm nguồn dầu khí của họ...
Cần hiểu những luận cứ của TQ về chủ quyền, 1986 để tranh thủ nhân dân Nhật Bản, thì chính tờ Nhân dân Nhật báo có bài viết công nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật. Giờ họ mới lật lại là của TQ. Luận cứ của TQ đổi trắng thay đen, ngang ngược miễn là có lợi cho TQ. Tôi đã đến Hải Nam, chính là chỗ mà TQ gọi là chân trời góc biển trong sử sách của họ.
Từ 1949 thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, TQ làm gì có chỗ đứng ở biển Đông. Năm 1956, TQ thừa cơ nhân dịp Pháp rút lui, chưa kịp bàn giao nửa tây quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Sài Gòn thì họ mang quân ra chiếm. Tháng giêng năm 1974 khi được Mỹ bật đèn xanh, TQ mang quân chiếm nốt nửa phía đông Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn.

Ông Dương Danh Dy: Nếu không có vai trò các nước lớn, ASEAN không đoàn kết thì Trung Quốc có thể làm tất cả.

- Hoàn Cầu thời báo là của Nhân dân Nhật báo. Vậy phải chăng họ cố tình đưa ra những thông tin trái ngược để đánh lừa dư luận?
- Trung Quốc luôn có chuyện như vậy. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng... Tất cả các mạng phụ này không từ điều gì khi nói về VN, thậm chí cả kế hoạch đánh chiếm VN. Rõ ràng họ đã được bật đèn xanh, làm đa số người đọc người dân TQ hiểu rằng VN là kẻ thù của TQ.
- Từ việc cắt cáp tàu Bình Minh, mời thầu dầu khí trong thềm lục địa VN, thành lập thành phố Tam Sa... TQ đang ngày càng ngang ngược, bằng hành động với VN?
- Chúng ta phải tính trước các hành động của TQ. Họ có thể sẽ cho lính giả làm dân ra xây dựng nhà giàn. Thậm chí có thể họ chiếm một đảo ở quần đảo Trường Sa của ta hiện nay để thử phản ứng của VN và thế giới ra sao. Nếu không có vai trò các nước lớn, ASEAN không đoàn kết thì TQ có thể làm tất cả.
Hiện nay, TQ không được thế giới tán thành trên vấn đề biển Đông. TQ biết nếu làm quá TQ sẽ bị trừng phạt. Chính người TQ đã viết bài trên các mạng của họ với tiêu đề “Giả sử phương Tây cấm vận TQ lần nữa”. Họ nói nếu bị cấm vận, chỉ sau 3 năm là máy bay, tàu hỏa cao tốc của họ không có phụ tùng nhập khẩu để thay thế, không bay, không hoạt động được nữa, các ngành điện tử của họ sụp đổ vì phải dựa vào nhập khẩu...
Chúng ta đang thuận lợi, có ai ủng hộ TQ đâu. Đây là điều TQ phải suy ngẫm. Nhưng phải chuẩn bị họ sẽ có hành động cụ thể. Tôi rất ủng hộ lãnh đạo PVN nói, các phương tiện VN hợp tác với các nước đang thăm dò ở 9 lô TQ mời thầu vẫn hoạt động bình thường. Phải có sự tự tin thì mới hoạt động bình thường chứ.
- Thưa ông, VN có thể dựa vào những yếu tố gì để tự tin?
- Bây giờ VN chưa giàu nhưng GDP 100 tỉ USD, thu nhập bình quân hơn 1.000USD. VN có quan hệ ngoại giao, làm ăn hợp tác với gần 150 nền kinh tế, quân đội của ta giờ trang bị cũng khác trước, ta có tàu ngầm, tên lửa, máy bay hiện đại...
Tại sao TQ chỉ trích việc máy bay Sukhoi của ta tuần tra ở Trường Sa? Vì đó là máy bay rất hiện đại. Chúng ta còn yếu tố thiên thời địa lợi. TQ thừa nhận máy bay hiện đại nhất của họ vừa đến Trường Sa phải bay về nếu không tiếp dầu. Người TQ phải công nhận rằng đánh chiếm Trường Sa thì dễ, nhưng giữ Trường Sa vô cùng khó.
Nếu xung đột trên biển Đông, tàu TQ chở dầu từ Trung Đông về gặp khó khăn. TQ mỗi năm nhập hơn 200 triệu tấn dầu. Họ cố thảo luận với Ấn Độ mở thêm đấu không vì chính nghĩa, thì đó là lợi thế của chúng ta.
Không ai muốn xung đột ở biển Đông. Nhưng cần nhớ biển Đông không chỉ là bá quyền, mà là lợi ích sống còn của TQ. Và phải nói sòng phẳng, chủ quyền không một đường nữa miễn không phải qua biển Đông nhưng chưa được. Họ khoe có 3 triệu quân thường trực, 10 triệu dự bị, có thể huy động 100 triệu thanh niên. Nhưng nếu họ không được rèn luyện thử thách, và đặc biệt họ chiến phải là vấn đề nhân nhượng, mặc cả được. Phải chuẩn bị tư tưởng cao nhất nếu TQ có bước tiến xa nữa. Trong thế giới hội nhập này, khi luật pháp được nêu lên thì TQ vẫn phải tôn trọng. Nhưng vẫn xin nhắc lại, bài học lịch sử cho thấy ta phải đề phòng khả năng xấu nhất.
- TQ đang tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng chúng ta cũng đang mở rộng hợp tác với các nước?
- TQ chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Từ khi chưa đứng chân trên biển Đông thì TQ đã bành trướng trên giấy, đã đặt tên hết các đảo rồi. Giờ đây họ xây dựng sân bay trên đảo Phú Lâm mà họ coi là thủ phủ của cái họ gọi là Tam Sa, đóng hàng không mẫu hạm, tuyên bố đấu thầu các đảo không có người ở... Chúng ta cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Chỉ khi nào chúng ta mạnh, tỏ rõ quyết tâm thì TQ mới coi trọng.
Chẳng hạn, ta có thể học tập điều mà Nga đã làm với Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai: Ký hợp đồng thuê mượn tàu của Mỹ. Nếu ta thuê thiết giáp hạm, khu trục hạm, vận động người Mỹ gốc Việt là sĩ quan hải quân giúp vào, trên biển Đông VN sẽ có tư thế khác.

thái thanh tâm
11-07-2012, 09:36 PM
MẠNG "TRUNG QUỐC BINH KHÍ ĐẠI ĐOÀN" HÒ HÉT " CHIẾN " VỚI VIỆT NAM

http://4.bp.blogspot.com/-GMhLYehMM2M/T_2LW1cxc-I/AAAAAAAACek/QJHXYCee8JA/s640/linh-trungcong.jpg


TRUNG QUỐC LÂM NGUY...
Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”.
Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền.
Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.


Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.
Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.
Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

* Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”

TRUNGTRUNGNIEN
13-07-2012, 03:09 PM
.



Triển vọng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) dường như đang theo chiều hướng thuận lợi nhưng liệu gió có đổi chiều?



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Nam/6/d-k-tri.jpg

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đại diện Bắc Kinh
đến tham dự các cuộc họp ASEAN lần này - Ảnh: Reuters


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tái khẳng định sự cần kíp thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC. ASEAN đã rục rịch chuyển động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử này. Trung Quốc sau lúc đầu ỡm ờ chỉ tham gia hoàn thiện COC “khi điều kiện chín muồi” nay đã cụ thể hơn rằng Bắc Kinh có thể bắt đầu tiến trình trên vào tháng 9 năm nay, theo Reuters. Tất cả những tín hiệu trên hoàn toàn có đủ cơ sở để hy vọng về sự ra đời của một COC hoàn chỉnh trong thời gian tới.

Thế nhưng, giới quan sát quốc tế không hoàn toàn lạc quan như vậy.

Trao đổi với Thanh Niên, TS Euan Graham (Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore) cho rằng tất nhiên Mỹ và các bên liên quan luôn trông chờ sự ra đời của một COC đủ mạnh và hiệu quả. “Tuy vậy, vai trò của Mỹ chỉ dừng ở việc ủng hộ tiến trình soạn thảo COC và quyền quyết định vẫn nằm trong tay ASEAN. Không khó để nhận ra ASEAN chưa bao giờ hết chia rẽ về định dạng và phương thức tiếp cận COC”, TS Graham nói. Ông cho biết thêm: “Trong khi Philippines luôn hối thúc đưa vào dự thảo COC những điều khoản cứng rắn hơn thì các nước thành viên khác lại lo ngại điều này sẽ làm phật lòng Bắc Kinh, vốn có rất nhiều ảnh hưởng kinh tế đối một số nước trong khối”.

Theo AFP, các nước thành viên ASEAN hôm qua vẫn chật vật để đưa ra thông cáo cuối cùng sau cuộc họp tại Campuchia do những bất đồng căng thẳng sâu sắc trong nội dung liên quan đến thông cáo này. Tựu trung lại, những bất đồng trên xoay quanh việc Philippines cương quyết đưa vào nội dung bản thông cáo những sự kiện gần đây ở biển Đông mà cụ thể là vụ đụng độ với Trung Quốc ở đảo đá ngầm Scarborough. Tuy nhiên nước chủ nhà Campuchia cương quyết khước từ yêu cầu này.

Trung Quốc đang là nhà đầu tư và tài trợ lớn nhất của Campuchia với các dự án trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Trao đổi với Thanh Niên, nghiên cứu sinh người Campuchia Phou Sambath tại ĐH Thành Công (Đài Loan) khẳng định: “Trong tình hình Campuchia đang “khát” viện trợ nước ngoài như hiện nay, Trung Quốc là lựa chọn số 1 cho chúng tôi”. Theo ông Benjamin Ho (Trường S.Rajaratnam), Trung Quốc đang không ngừng gầy dựng ảnh hưởng của mình như một nhà tài trợ hào phóng trong khu vực Đông Nam Á và “sẵn sàng chi tiền bất cứ nơi nào cần”. Ông Ho nói thêm: “Hãy nhìn vào đội hình Chủ tịch luân phiên ASEAN trong những năm tới (Brunei, Myanmar và Lào), sẽ không khó để hiểu vì sao Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán song phương đối với các vấn đề liên quan đến biển Đông”. Đó là chưa kể đến việc nếu COC được ra đời, tính khả thi của nó vẫn còn là một dấu hỏi lớn. TS Graham nói: “Tôi chưa thấy thiện ý của Trung Quốc muốn đi xa hơn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cách đây 10 năm. Cho nên, cho dù COC có ra đời, người ta vẫn có quyền nghi ngờ về tính khả thi và sức nặng của nó”.

Ông Iskander Rehman, một chuyên gia hàng hải khác ở Washington, kết luận: “Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục với giọng điệu ỡm ờ, mơ hồ đối với tiến trình đàm phán COC, hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi Bắc Kinh có muốn tiến tới việc cho ra đời COC hay không, hay chỉ muốn trì hoãn vô thời hạn?”.


Nhu thắng cương ?

Theo các hãng thông tấn quốc tế, trong cuộc gặp với người đồng cấp Dương Khiết Trì tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ở Phnom Penh hôm qua, Ngoại trưởng Clinton được cho là đã mềm mỏng hơn nhằm tránh những căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh. Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2010, bà Clinton từng khẳng định Mỹ có “lợi ích quốc gia” tại biển Đông, một động thái mà giới quan sát quốc tế cho là làm “nóng mặt” Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, diễn biến mới này có thể là triển vọng lạc quan. TS Mark Valencia từ Hawaii (Mỹ) nói với Thanh Niên: “Trong mọi hoàn cảnh, cần luôn tránh để thế đối đầu Mỹ - Trung rơi vào tình cảnh tồi tệ nhất. Khi đó, thế đối đầu này sẽ làm tình hình biển Đông càng trầm trọng hơn và phân hóa ASEAN nhiều hơn. Lúc đó chẳng những viễn cảnh COC ngày càng xa vời mà các công ty dầu khí quốc tế sẽ càng e ngại nên mọi hoạt động khai thác ở khu vực này sẽ bị ảnh hưởng. Viễn cảnh đó thực sự không bao giờ sáng sủa cho an ninh và ổn định trong khu vực”. Theo TS Valencia, “Trung Quốc luôn có những động thái khó lường và quan điểm kỳ quặc mang danh bảo vệ chủ quyền, ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong khu vực. Thế nhưng, Bắc Kinh có thể cũng đã nhận ra mình đã đi hơi xa trong những động thái vừa qua”.

Do vậy, để gắn kết nội bộ ASEAN, các chuyên gia cho rằng nên chăng khối này mà cụ thể là Philippines nên nhượng bộ một chút. TS Valencia nói: “Trung Quốc tự cô lập chính mình bằng những quan điểm bảo vệ chủ quyền “kỳ quặc” là một lẽ; nhưng ASEAN cũng không nên và cũng không cần thiết làm bẽ mặt Bắc Kinh bằng những câu chữ trong bản thông cáo nhắc về những sự kiện đã qua. Đây là lúc hướng tới, mà cụ thể là bộ COC hoàn chỉnh và đủ mạnh. Nên nhớ rằng, một khi Bắc Kinh bảo lưu quan điểm và tiếp tục không nhượng bộ bằng những quan điểm trên, sẽ chẳng có một COC nào ra đời”.

An Điền



Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục với giọng điệu ỡm ờ, mơ hồ đối với tiến trình đàm phán COC, hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi Bắc Kinh có muốn tiến tới việc cho ra đời COC hay không, hay chỉ muốn trì hoãn vô thời hạn?

Chuyên gia Iskander Rehman


(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
13-07-2012, 03:12 PM
.




Truyền thông Trung Quốc cho hay một đội gồm 30 chiếc tàu cá của nước này đã rời đảo Hải Nam trong hôm 12.7 hướng đến quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, một động thái có thể xem là khiêu khích trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tờ China Daily dẫn lời các thuyền viên cho biết, đội tàu hùng hậu sẽ đánh bắt gần bãi Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian 20 ngày sau khi rời khỏi thành phố Tam Á.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/China-Fishery.jpg

Một đội tàu cá của Trung Quốc - Ảnh: AFP


Đội tàu cá bao gồm một con tàu tiếp tế 3.000 tấn và 29 tàu nặng 140 tấn, được xem là một trong những đội tàu lớn nhất trong lịch sử tỉnh Hải Nam. Chúng sẽ được chia thành nhiều đội khi đến Trường Sa.

Các thuyền viên cho China Daily biết, các cơ quan quản lý ngư nghiệp, tàu tuần tra và những cơ quan liên quan khác sẵn sàng để hỗ trợ đội tàu trong tình huống khẩn cấp.

Mỗi năm, các ngư dân ở Hải Nam đều tổ chức một chuyến đánh bắt kéo dài một tháng, song đây là lần đầu tiên có sự tham gia của các hiệp hội nghề cá, gợi ý về sự sắp đặt của chính quyền tỉnh Hải Nam trong chuyến đánh bắt mang tính khiêu khích này.

Trong một diễn biến khác, tờ China Daily cho biết Trung Quốc đang cân nhắc thành lập cơ quan lập pháp cho cái gọi là thành phố Tam Sa.

Theo các nguồn tin của tờ China Daily, Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hải Nam sẽ cân nhắc kiến nghị thành lập ủy ban làm luật cho Tam Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
13-07-2012, 03:41 PM
.




Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung cho đến tận phiên bế mạc ngày 13-7 tại Phnom Penh, Campuchia.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=577099

Toàn cảnh hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia - Ảnh: Reuters


Lý do là xoay quanh nội dung các vấn đề liên quan đến biển Đông được chủ tịch Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN cho là “vì bất đồng song phương giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và một nước láng giềng". Tuy nhiên, Philippines, một trong các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ lý do này và bày tỏ sự đáng tiếc khi hội nghị không thể ra được thông cáo chung.

Phía Philippines mong muốn vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa nước này với Trung Quốc được đưa vào bản thông cáo chung đó.

Trong phiên họp đặc biệt sáng nay 13-7 về nội dung của văn kiện, một số nước thành viên khác cũng ủng hộ điều này. Tuy nhiên, chủ tịch hội nghị là Campuchia đã kiên quyết từ chối đề cập vấn đề trên và tuyên bố không thể phát thông cáo chung.

Một quan chức ngoại giao cấp cao giấu tên của VN nói với Tuổi Trẻ đã có khoảng 19-20 bản thảo của thông cáo chung được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên vướng mắc về những vấn đề liên quan đến biển Đông đã khiến các bản thảo đó không thể đi xa hơn, cho dù nội dung thông cáo đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong ASEAN chứ không chỉ riêng biển Đông.

Indonesia, một nước không có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, cũng tích cực thúc đẩy đồng thuận cho đến phút cuối.

“Chủ đề của các cuộc họp lần này là Một cộng đồng, một số phận. Đó không phải là khẩu hiệu chúng tôi (Indonesia - PV) đưa ra mà là của nước chủ nhà đưa ra”, ông nói với các phóng viên sau khi kết thúc phiên họp đặc biệt sáng nay.

HƯƠNG GIANG (từ Phnom Penh)
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
16-07-2012, 08:00 AM
.



Chuyện xảy ra tại phòng khám đa khoa Maria số 65 Thái Thịnh, Hà Nội - nơi Thanh Niên từng phản ánh có rất nhiều sai phạm trong khám và điều trị...



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Nam/7/pk-tq.jpg

Người nhà bệnh nhân Phong bức xúc quây kín phòng khám - Ảnh: Nam Anh


Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thu Phong (35 tuổi, trú tại P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội), tử vong lúc khoảng 21 giờ 30 ngày 14.7, trong quá trình phẫu thuật điều trị viêm cổ tử cung tại phòng khám này.

Chiều 15.7, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng công an Q.Đống Đa (Công an TP.Hà Nội), cho biết ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra đã triệu tập lãnh đạo phòng khám (PK) đa khoa Maria lên để phục vụ công tác điều tra. Đồng thời, hai bác sĩ người Trung Quốc có liên quan trực tiếp tới ca điều trị cho bệnh nhân Phong cũng được mời lên trụ sở Công an Q.Đống Đa. Tuy nhiên, khi các điều tra viên tới nhà trọ của các bác sĩ này họ đã “biến mất”. Do vậy phía Công an Q.Đống Đa đã đề nghị cơ quan chức năng ra lệnh cấm xuất cảnh với hai bác sĩ này.

Cũng theo đại tá Đại, hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn tất khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân bệnh nhân tử vong, để xem xét việc tiến hành khởi tố vụ án hay không. Đại tá Đại cho biết thêm, tới cuối giờ chiều cùng ngày, các hồ sơ giấy tờ mà PK Maria cung cấp cho cơ quan điều tra có liên quan tới ca phẫu thuật của chị Phong vẫn chưa đầy đủ.


Nhiều bất thường

Theo gia đình chị Phong, trước đây chưa bao giờ nghe chị nói từng tới PK Maria để chữa bệnh. Gia đình cũng không hề hay biết về căn bệnh “viêm cổ tử cung” như chẩn đoán của các bác sĩ tại PK này.

Chiều 14.7, khi đi làm về, chị Phong thấy trong người không khỏe nên tới PK Maria để khám bệnh. Sau đó chị Phong có gọi điện về nhà thông báo bị mệt. Khi người nhà tới thì đã xảy ra sự việc trên.

“Tại sao trước lúc chị tôi trút hơi thở cuối cùng các bác sĩ ở đây lại không cho người thân trong gia đình chúng tôi lên phòng gặp, mà phải đợi tới khi chị tôi nhắm mắt thì mới cho gọi người nhà lên và sau đó thì cho chúng tôi xem cái biên bản tử vong là sao”, anh Nguyễn Văn Đạt, em trai nạn nhân, thắc mắc.

Vì quá bức xúc trước lối hành xử của PK Maria, gia đình nạn nhân đã tới Công an P.Trung Liệt và Công an Q.Đống Đa trình báo sự việc. Sau đó, hàng chục người nhà của nạn nhân Phong đến PK tìm bác sĩ nhưng không thấy ai. Phải sau một hồi lâu khi lực lượng công an có mặt mới thấy vài người được cho là lãnh đạo của PK xuất hiện.

Được biết, trong quá trình điều trị, chị Phong được chỉ định truyền 3 chai dịch, làm điện tâm đồ, thủ thuật điều trị vùng chậu và một số thủ thuật khác... Tuy nhiên, quá trình truyền dịch chị Phong đã bị dị ứng và thấy khó chịu. Còn số tiền mà nạn nhân phải bỏ ra để thanh toán tiền khám và điều trị được ghi trong “phiếu thanh toán khách hàng” đề ngày 14.7 là 8.670.000 đồng.

Hà An
(Nguồn: TNO)



Bác sĩ Trung Quốc hành nghề không phép

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết PK Maria do người VN đứng tên giấy phép, có bác sĩ Trung Quốc hành nghề, từng bị xử phạt vì bác sĩ hành nghề khi chưa có giấy phép. Gần đây nhất, hôm 27.6, Thanh tra sở đã tiến hành xử phạt PK này 11,5 triệu đồng sau khi kiểm tra và phát hiện tại đây có vi phạm, như: thu phí một số dịch vụ kỹ thuật khi chưa niêm yết giá; không thực hiện đầy đủ việc ghi chép hồ sơ, sổ sách bệnh án của bệnh nhân; quảng cáo không đúng nội dung đã được cơ quan chức năng cấp phép.

Trước đó, ngày 29.2, Báo Thanh Niên đăng bài Mất tiền oan ở phòng khám “ngoại”, trong đó phản ánh trường hợp vợ chồng chị Nguyễn T.M.H (23 tuổi, ở Hải Dương) đến khám tại phòng khám Maria, được chẩn đoán bị sùi mào gà, điều trị hết gần 150 triệu đồng. Đáng bức xúc là phòng khám này nói chị H. không thể có con khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Tuy nhiên, khi chị H. đi khám lại tại Bệnh viện ĐH Y thì được các bác sĩ chẩn đoán sức khỏe hoàn toàn bình thường, không mắc sùi mào gà, hoàn toàn có thể sinh con.

Hà An - Nam Sơn




Hàng loạt phòng khám sai phạm

Mới đây, tại TP.HCM, kiểm tra 12 PK có yếu tố người Trung Quốc, thì có đến 10 PK sai phạm, gồm: PK Đầm Sen, PK 141 Phan Đăng Lưu, PK Đông Phương, PK Huê Hạ, PK Ánh Sáng, PK Phúc Khang, PK Văn Lang, PK Tâm Đức, PK Nhân Ái, PK Trung Nam... Trước đó, các PK Trung Quốc khác tại TP cũng từng bị kiểm tra, và bị phát hiện sai phạm còn có PK 87 Thành Thái, PK Kỳ Tinh, PK đông y Hiện Đại; PK đông y An Khang, PK đông y 876 Trần Hưng Đạo... Mới đây, ngày 12.7, PK đông y Hiện Đại (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM) tiếp tục sai phạm khi cho in tài liệu quảng cáo “nổ”: có “bác sĩ” Trung Quốc, sử dụng dược liệu quý hiếm mau khỏi bệnh... Năm 2011, PK Trung Nam (đường 3/2, Q.11, TP.HCM) cũng bị Thanh tra Sở Y tế TP xử phạt vì tự phong cho mình là Bệnh viện Trung Nam, rồi in tạp chí quảng cáo quá chức năng về chữa bệnh phụ khoa, hiếm muộn vô sinh, và cũng cho người đứng phát ở các ngã tư tại TP...

Thanh Tùng

thái thanh tâm
16-07-2012, 08:55 AM
Hàng loạt phòng khám sai phạm


Mới đây, tại TP.HCM, kiểm tra 12 PK có yếu tố người Trung Quốc, thì có đến 10 PK sai phạm, gồm: PK Đầm Sen, PK 141 Phan Đăng Lưu, PK Đông Phương, PK Huê Hạ, PK Ánh Sáng, PK Phúc Khang, PK Văn Lang, PK Tâm Đức, PK Nhân Ái, PK Trung Nam... Trước đó, các PK Trung Quốc khác tại TP cũng từng bị kiểm tra, và bị phát hiện sai phạm còn có PK 87 Thành Thái, PK Kỳ Tinh, PK đông y Hiện Đại; PK đông y An Khang, PK đông y 876 Trần Hưng Đạo... Mới đây, ngày 12.7, PK đông y Hiện Đại (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM) tiếp tục sai phạm khi cho in tài liệu quảng cáo “nổ”: có “bác sĩ” Trung Quốc, sử dụng dược liệu quý hiếm mau khỏi bệnh... Năm 2011, PK Trung Nam (đường 3/2, Q.11, TP.HCM) cũng bị Thanh tra Sở Y tế TP xử phạt vì tự phong cho mình là Bệnh viện Trung Nam, rồi in tạp chí quảng cáo quá chức năng về chữa bệnh phụ khoa, hiếm muộn vô sinh, và cũng cho người đứng phát ở các ngã tư tại TP...

Thanh Tùng

Những thầy thuốc thực tài họ không phải bôn tẩu xứ người kiếm ăn. Vì chỉ ở nhà họ đã làm việc ngày đêm không xuể. Tiền cũng thu bội. Chỉ những kẻ cơ nhỡ, không có năng lực mới phải tha phương kiếm kế lừa dân bản địa bằng cái mác của đất nước Tầu phù. Ai tin mấy anh lang băm này để đổ tiền cho nó, rước họa vào mình thì trước hết phải tự trách mình. Tiếc thay ! Tiếc thay!

TTT

TRUNGTRUNGNIEN
16-07-2012, 09:57 AM
.



Theo ước tính, 5 năm qua Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia hơn 2 tỉ USD “không kèm theo điều kiện nào”. Sau “hành động hào hiệp” này của Bắc Kinh, Trung Quốc được gì và Campuchia được gì?



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=577510

Người dân khu vực hồ Boeung Kak đến Phnom Penh
phản đối việc giải tỏa nhà để nhường chỗ cho một dự án nhà ở hạng sang
do Tập đoàn đầu tư Trung Quốc Erdos Hongjun xây dựng
làm hơn 10.000 người mất nhà cửa - Ảnh: Reuters


Trung Quốc thường không công khai về những khoản viện trợ dành cho một quốc gia hay khu vực. Hầu như chẳng có thông tin chi tiết viện trợ của Trung Quốc trên mạng Internet, trái ngược với những nhà tài trợ phương Tây là phải báo cáo với Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Chuyên gia phát triển quốc tế Deborah Brautigam cho biết viện trợ của Trung Quốc được định nghĩa là tất cả dòng vốn có liên quan đến chính phủ, công ty nhà nước hoặc ngân hàng Trung Quốc.


Gánh nợ cho thế hệ tương lai

Con số thật sự là bao nhiêu? Không thể biết được. Chỉ biết là vào tháng 2-2009, Campuchia đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” khi cảm ơn những hỗ trợ của Bắc Kinh trong sự phát triển, hòa bình và hòa giải quốc gia Campuchia.

Những số liệu từ Báo cáo hiệu quả viện trợ Campuchia mới nhất được công bố tháng 10-2011 cho thấy trong năm 2010, Trung Quốc đã viện trợ 138 triệu USD cho Phnom Penh, chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản với 146 triệu USD, chiếm một phần lớn trong tổng số 1 tỉ USD nước này nhận được. Tuy nhiên, viện trợ của Bắc Kinh được ước tính tăng đến 211 triệu USD vào năm 2011.

Các báo cáo trước đó cho thấy số tiền Trung Quốc chi cho Campuchia dưới hình thức viện trợ gồm 67 triệu USD năm 2009, 127 triệu USD năm 2008, 92,7 triệu USD năm 2007 và 53,2 triệu USD năm 2006. Trong đó, năm 2006 ghi nhận Trung Quốc vượt Mỹ, nhưng số tiền thực tế lại thấp hơn rất nhiều so với con số 600 triệu USD mà truyền thông Campuchia đưa tin.

Campuchia cho biết một phần lớn số tiền viện trợ được rót vào các lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng, y tế, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục. Theo Asia Times, trong số gần 900 triệu USD tiền vay và tài trợ mà Trung Quốc dành cho Campuchia từ năm 2006 đến nay, một khoản lớn dành cho việc xây dựng con đập Kamchay ở tỉnh Kampot.

Mối quan hệ Phnom Penh - Bắc Kinh những năm gần đây là một trong những mối quan hệ được Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao. Ông cho rằng ông muốn có những người bạn như Trung Quốc. Bởi vì theo ông, không giống như những nước viện trợ khác, Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ mà không kèm theo điều kiện nào và không tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.

Thế nhưng, liệu viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia có là “không điều kiện”? Năm 2009, Campuchia cũng bất ngờ nhận được khoản hỗ trợ lớn trị giá 1,2 tỉ USD “không kèm theo điều kiện nào” thông qua 14 thỏa thuận được ký kết nhân chuyến thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm diễn ra chỉ hai ngày sau khi Phnom Penh trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ. Chuyến thăm Campuchia của ông Hạ Quốc Cường, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc giữa tháng 6-2012, cũng đem đến cho Campuchia khoản cho vay 430 triệu USD. Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi chính quyền Campuchia bắt giữ Patrick Devillers, một công dân Pháp liên quan đến vụ bê bối của cựu quan chức Trung Quốc Bạc Hi Lai và giao cho Bắc Kinh.

Laura Speyer, thuộc Hội đồng quan hệ nước ngoài, bình luận dù không có sự liên quan chính thức nào giữa hai sự kiện thì cũng cho thấy “Trung Quốc tin rằng có thể đổi tiền và đầu tư lấy vài kẻ chạy trốn muốn thoát khỏi hệ thống trừng phạt của Trung Quốc”.

Và liệu viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia có thực “miễn phí”? “Trung Quốc cần Campuchia - nhà kinh tế Tith Naranhkiri nói thẳng - Trong trường hợp có vấn đề an ninh, chẳng hạn chiến tranh với Đài Loan, Trung Quốc sẽ cần đến Campuchia. Thứ hai là vì các lý do kinh tế, họ (Bắc Kinh) cần dầu và khí đốt”.

Trong khi đó, quan sát viên Chan Sophal nêu rõ lợi ích của Bắc Kinh: “Họ giúp chúng tôi nhưng cũng dòm ngó những tài nguyên mà chúng tôi có như các khu mỏ, dầu, vàng, sắt và đất đai”. Lo ngại về gánh nợ cho thế hệ tương lai, nghị sĩ đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy nhận định Phnom Penh đang phải trả giá cho gánh nặng nợ nần ngày càng cao này khi Phnom Penh thường phải phát ngôn như một người phát ngôn của Bắc Kinh.


Mặt trái của viện trợ

Khó tin là tiền của Trung Quốc ngẫu nhiên được rót chủ yếu vào các lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải, mà ít ngó ngàng đến các mục tiêu phát triển khác như giảm đói nghèo. Nhiều ý kiến chỉ trích những khoản đầu tư của Bắc Kinh cuối cùng đều rơi vào tay những công ty Trung Quốc làm chủ thầu xây dựng các con đường hay đập thủy điện.

Phe đối lập ở Campuchia chỉ ra rằng những con đập do Trung Quốc tài trợ đều do người Trung Quốc xây, và cuối cùng do các công ty Trung Quốc điều hành trong hàng chục năm. Tiền bạc mà Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Campuchia rốt cuộc cũng vào túi những công ty nhà nước Trung Quốc nhận hợp đồng xây dựng đường sá và các đập thủy điện. Các hợp đồng này thiếu minh bạch, không có sự giám sát độc lập nào.

Ông Cheang Vanrarith, người đứng đầu Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia, nhận định: “Đi kèm những khoản tiền của Trung Quốc là sự thiếu minh bạch, thiếu năng lực cai trị dân chủ, không phải chỉ là năng lực cai trị mà còn là năng lực cai trị một cách dân chủ, và sự tham gia của người dân vào công việc của đất nước”.

Quỹ Tiền tệ quốc tế lo ngại việc Phnom Penh hứa mua toàn bộ điện sản xuất bởi những con đập do Trung Quốc xây dựng trên đất nước mình là quá tốn kém và có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giảm đói nghèo của nước này. Tiền mua điện mà Campuchia phải trả có thể lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Còn các nhóm nhân quyền và chống tham nhũng thì thấy rõ hậu quả gia tăng nạn phá rừng, chiếm đất và bóc lột lao động từ những đồng tiền của Bắc Kinh.

TRẦN PHƯƠNG
(nguồn: TTO)

thái thanh tâm
16-07-2012, 12:09 PM
Tiền có thể mua được cả một quốc gia. (TTT)

TRUNGTRUNGNIEN
17-07-2012, 08:15 AM
Khi bàn đến vấn đề biển Đông, một số học giả Trung Quốc thường xuyên có những tuyên bố, kêu gọi quá khích và đe dọa các bên liên quan.

Số học giả trên được chia thành 2 nhóm: một nhóm nghiên cứu quân sự và từng hoặc đang là sĩ quan quân đội Trung Quốc, nhóm còn lại chuyên nghiên cứu về biển đảo và quan hệ quốc tế.


Sĩ quan hiếu chiến

Theo báo South China Morning Post, nhóm nghiên cứu quân sự có 3 nhân vật quen thuộc thường xuyên trả lời phỏng vấn về vấn đề quốc phòng và quốc tế. Đó là: Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách an ninh quốc gia thuộc Hội Nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc; Thiếu tướng La Viện ở Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc; Chuẩn đô đốc Dương Nghị thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn bình luận của Trung Quốc hồi tháng 6.2011, ông Bành đe dọa: “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học. Nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”.

Tương tự, tướng La Viện hồi tháng 5.2012, giữa lúc Manila và Bắc Kinh đang căng thẳng quanh bãi cạn Scarborough, đã viết bài bình luận trên Hoàn cầu thời báo tuyên bố: “Sẵn sàng cho Philippines một bài học”. Sau đó, tại Diễn đàn Hòa bình thế giới diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 7-8.7, ông La nhấn mạnh: “Tình hình ở biển Đông không khả quan. Việc thành lập cơ sở phòng vệ ở TP.Tam Sa là rất cần thiết, phải trang bị hệ thống xử lý khủng hoảng cao, tập trung vào hải và không quân”.

Giống như thế, Chuẩn đô đốc Dương Nghị cũng từng đưa ra nhiều tuyên bố hiếu chiến. Trả lời phỏng vấn Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông hồi năm 2010, ông Dương lên giọng cảnh báo Việt Nam “đang chơi trò nguy hiểm” của Trung Quốc với Mỹ. Ông này tuyên bố: “Việt Nam là một quốc gia nằm trong cuộc tranh chấp lãnh hải gây khó khăn cho Trung Quốc… Việt Nam sẽ hối tiếc về việc lôi kéo Mỹ vào tranh chấp”. Giọng điệu này chẳng khác gì một bài xã luận hồi đầu tháng trên Hoàn Cầu thời báo.

Theo Giáo sư Thẩm Hồng Phương thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), một số chuyên gia ở Học viện Quân sự Trung Quốc cho rằng “cần phải dạy các nước láng giềng một bài học về việc xâm phạm biển Đông”. Nội dung trên được bà Thẩm trình bày trong một hội nghị về biển Đông ở thủ đô Manila của Philippines hồi tháng 7.2011. Khi đó, phát biểu của bà Thẩm đã khiến hầu hết đại biểu tham gia hội nghị trên đều phải giật mình vì lối suy nghĩ nguy hiểm của một bộ phận học giả Trung Quốc.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Thang/TQ17517557.jpg

Hàng trên (từ trái sang): Bành Quang Khiêm, La Viện, Dương Nghị. Hàng dưới: Ngô Sĩ Tồn, Tô Hạo, Trang Quốc Thổ - Ảnh: Global Times/ Hainan.gov.cn/ Ice.xmu.edu.cn


Học giả ngụy xưng


Bên cạnh các sĩ quan hiếu chiến, Trung Quốc còn có một số học giả thường ngụy xưng về chủ quyền của nước này trên biển Đông khiến những chuyên gia nước ngoài phải “chào thua”. Điển hình cho nhóm học giả trên phải kể đến ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (biển Đông - NV). Tại Hội nghị biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Mỹ hồi tháng 6.2012, cả hội trường đã bật cười khi ông Ngô khẳng định căng thẳng trên biển Đông không do Trung Quốc gây ra. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tân Văn của Trung Quốc hồi tháng 5.2012, ông này chỉ ra “sự hợp lý” trong tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông. Tuy nhiên, ông chỉ chứng minh “sự hợp lý” dựa trên luật pháp Trung Quốc mà chẳng viện dẫn luật pháp quốc tế.

Giống ông Ngô, chuyên gia Tô Hạo tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc cũng từng đưa ra những phát biểu khiến học giả quốc tế “chẳng nói nổi lời nào”. Tại Hội nghị biển Đông ở CSIS hồi năm 2011, chuyên gia Tô khẳng định: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có chứng cứ lịch sử”. Khi bị học giả quốc tế vặn lại rằng tuyên bố trên chẳng thuyết phục thì ông Tô lý luận rằng: “Hệ thống luật pháp quốc tế hiện đại không thể giải thích đầy đủ và quyết định lợi ích cũng như quyền lợi của Trung Quốc về biển Đông”. Như vậy, theo lập luận của ông Tô thì Trung Quốc tự đưa ra luật và tự quyết định. Vì thế, giới học giả quốc tế đành “chào thua”.

Tương tự, Giáo sư Trang Quốc Thổ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), cũng đưa ra những lý luận rất ngược đời là “khai thác trước, chứng minh chủ quyền sau”. Cụ thể, khi trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu thời báo hồi tháng 5.2012, ông kêu gọi tập trung khai thác tài nguyên trên biển Đông “là cách hiệu quả củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”.

Văn Khoa
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
17-07-2012, 08:24 AM
.




Nhiều tháng qua, Trung Quốc và báo chí nước này cứ ra rả “phản đối các hành vi quân sự khiêu khích” của các nước nhỏ khác trên biển Đông. Nhưng chính Bắc Kinh đang công khai quân sự hóa khu vực này.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=577668

Tàu ngư chính 310 hộ tống một trong số 30 tàu cá của Trung Quốc
ở khu vực đảo Đá Chữ Thập - Ảnh: Chinanews.com


Cuối tháng 6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố quân đội Trung Quốc đã thành lập “hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu” trên biển Đông. Cuối tuần qua, cũng vẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận tàu khu trục 560 lớp Giang Hồ V, được trang bị tên lửa, của hải quân Trung Quốc bị mắc cạn ở bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi đang “tuần tra định kỳ”.

Lâu nay, từ tuyên bố chủ quyền sang đến thực thi chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng dân sự, bao gồm các tàu ngư chính và hải giám. Giới chuyên gia phương Tây đã mô tả đây là chiến thuật “cây gậy nhỏ”, “quyền lực mềm” của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là “lập lờ đánh lận con đen”, bởi thực chất các tàu hải giám, ngư chính, thậm chí cả tàu cá của Trung Quốc đều được trang bị vũ khí. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG), từng chỉ ra rằng ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên biển Đông có “quan hệ thân cận” với hải quân Trung Quốc.

Trên thực tế các tàu này là lực lượng bán quân sự giả trang dân sự, đến thực hiện chủ quyền một cách bất hợp pháp tại các vùng biển tranh chấp, thậm chí cả các vùng biển không có tranh chấp trên biển Đông. Nói nôm na đó là “sói đội lốt cừu”.

Nhưng nay thì sói cũng đã trút bỏ lốt cừu khi Trung Quốc công khai sử dụng tàu chiến và tàu quân sự để tuần tra, dấn thêm một bước nữa trong việc quân sự hóa biển Đông (bước đầu tiên là sử dụng lực lượng bán quân sự). Lịch sử thế giới luôn cho thấy một nước đang mưu toan xâm lấn, chiếm đoạt nước khác thường bắt đầu tìm cớ gây chiến với kiểu gây hấn mở màn được gọi là “ngoại giao pháo thuyền”, “ngoại giao tàu chiến” hay nôm na hơn là “ngoại giao trên đầu súng“!

Chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh sẽ khiến các nỗ lực đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông trở nên khó khăn, dễ có nguy cơ diễn biến căng thẳng dẫn đến va chạm, đụng độ. Lúc đó sẽ không còn theo kiểu “cắt dây cáp” hay dùng tàu lớn ép tàu nhỏ mà là những cuộc đụng độ nghiêm trọng, đổ máu... Có tấn công uy hiếp tất có tự vệ chính đáng.

Biển Đông là một trong những tuyến đường biển thương mại quan trọng nhất thế giới. Nếu xảy ra đụng độ, súng nổ, tên lửa được phóng, chắc chắn tự do và an ninh hàng hải quốc tế sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là kịch bản mà Mỹ, Nhật và tất cả các nước trên thế giới đều lo ngại và muốn ngăn chặn triệt để. Vậy mà Trung Quốc lại thổi phồng thành “sự can thiệp của các thế lực bên ngoài” chính là để một mình mưu đồ độc chiếm biển Đông?

HIẾU TRUNG



Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu cá đến biển Đông

Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) ngày 16-7 tuyên bố sẽ lập hồ sơ chính thức để phản đối việc Trung Quốc xua 30 tàu cá xuống khu vực đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cảnh cáo những tàu này không được xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Đây là phản ứng đầu tiên của Philippines kể từ khi 30 tàu cá Trung Quốc bắt đầu tràn xuống biển Đông từ cảng Tam Á của tỉnh Hải Nam hôm 12-7. Tân Hoa xã cùng ngày cho biết 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đã đến khu vực đảo Đá Chữ Thập chiều 15-7 dưới sự hộ tống của tàu ngư chính 310, tàu hiện đại nhất trong đội tàu ngư chính của Trung Quốc. Thời tiết hai ngày nay ở Trường Sa như đang chơi khăm với những trận mưa như trút khiến cả đoàn tàu vẫn phải án binh bất động, song đến chiều 16-7 họ vẫn lên kế hoạch đánh bắt cá trong đêm. Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đang tăng cường tuần tra ở biển Đông để bảo vệ các tàu cá của mình có mặt trong khu vực.

“Nếu họ xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ chính thức phản đối” - báo Daily Inquirer dẫn lời người phát ngôn DFA Hermander cảnh báo.

Báo này cũng cho biết tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Jessie Dellosa có thể sẽ thảo luận với chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Locklear III, về việc Trung Quốc đang bành trướng ở biển Đông.

MỸ AN

(Nguồn: TTO)

thái thanh tâm
17-07-2012, 08:42 AM
Bao giờ kẻ cướp cũng áp dụng chiến thuật: Vừa ăn cướp vừa la làng. (TTT)

TRUNGTRUNGNIEN
17-07-2012, 02:57 PM
.




http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/ThituIslandnd.jpg

Một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP


Đêm qua, 16.7, đội tàu cá gồm 30 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Theo Tân Hoa xã, đội tàu Trung Quốc gồm một tàu tiếp tế nặng 3.000 tấn và 29 tàu nặng trên 140 tấn.

Chúng được hộ tống bởi tàu Ngư chính 310 và sẽ ở lại khu vực từ năm đến 10 ngày để đánh bắt.

Đội tàu cá lớn nhất từ trước đến giờ của tỉnh Hải Nam đã cố gắng đánh bắt sau khi đến khu vực quần đảo Trường Sa vào đêm 15.7 song bất thành vì thời tiết không thuận lợi, theo Tân Hoa xã.

Tuy nhiên, kênh truyền hình CNTV thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vào hôm nay cho biết các tàu cá đã đánh bắt tại bãi đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa vào đêm 16.7.

Theo tờ China Daily, các tàu Trung Quốc dự kiến sẽ di chuyển đến khu vực đảo Đá Su Bi để đánh bắt trong những ngày tới.

Phản ứng trước hành động của phía Trung Quốc, Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 13.7 đã đưa ra tuyên bố phản đối hoạt động khai thác phi pháp của ngư dân Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

Đại diện của Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh: "Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế".

Vào hôm qua, 16.7, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao về việc phản đối phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Công văn nêu rõ hành động đánh bắt của ngư dân Trung Quốc là phi pháp, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam đại diện cho quyền lợi của hội viên và ngư dân Việt Nam kịch liệt phản đối hành động phi pháp trên của phía Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của ngư dân đi khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay hành động sai trái trên.

Được biết, phía Philippines cũng lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc và tuyên bố theo dõi sát sao mọi động thái của đội tàu cá nói trên.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

thái thanh tâm
17-07-2012, 03:29 PM
VN được đánh giá mạnh hơn Philipin về nhiều mặt. Nhưng trước các động thái xâm lấn của Tầu thì tỏ rất yếu ớt, e dè. Tại sao vậy nhỉ ?

TRUNGTRUNGNIEN
18-07-2012, 01:52 PM
.




Hành động xây dựng trại giam, đổi tên đường… trên đảo Phú Lâm nằm trong âm mưu chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Kế hoạch xây dựng Sở Công an và trại tạm giam trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, được Đài truyền hình Thâm Quyến ngang nhiên thông báo trong một phóng sự phát hồi cuối tuần. Đây là hoạt động leo thang mới nhằm củng cố cho cái gọi là TP.Tam Sa cũng như cản trở hoạt động đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.


Ngang ngược

Từ khi tuyên bố thành lập TP.Tam Sa bao trùm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt và nhiều bên đã chỉ rõ đây là quyết định sai trái, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận, đạo lý để tiến hành những trò “phù phép” về mặt dân sự, hành chính để củng cố sự chiếm đóng trên Hoàng Sa. Nước này ra sức nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm để biến nơi đây thành “thủ phủ của Tam Sa”.

Mới nhất là việc xây dựng trại tạm giam nói trên để giam giữ ngư dân nước ngoài bị Trung Quốc bắt khi đang hoạt động ở khu vực Hoàng Sa. Hoàn Cầu thời báo ngang ngược tuyên bố trại tạm giam sẽ “giải quyết vấn đề gây đau đầu bấy lâu nay là không tìm được nơi giam giữ thích hợp cho các ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển”. Thực chất, ai cũng rõ Hoàng Sa và vùng phụ cận là phần không thể tách rời của Việt Nam, là ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân ta. Chỉ có lực lượng hải giám, ngư chính của Trung Quốc là thường xuyên bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa. Từ đó, có thể thấy trại tạm giam kia là nhằm vào ai. Ngoài ra, Trung Quốc đang cài ở khu vực Hoàng Sa tàu ngư chính 306 và theo thống kê của Hoàn Cầu thì chỉ trong nửa đầu năm 2012, tàu này đã bắt giữ phi pháp 4 tàu cá Việt Nam. Hồi cuối tháng 6, tàu 306 còn được gấp rút huy động tới khu vực bãi cạn Scarborough để đối đầu với tàu Philippines.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/THANH-LUAN/2/tam-sa-1.jpg

Doanh trại quân sự trên đảo - Ảnh: Miljinhua.com



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/THANH-LUAN/2/tam-sa-2.jpg

Trại giam phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Hoàn Cầu


Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng ngân hàng, bệnh viện, trụ sở công an, dân phòng, chi đội hải giám… để thể hiện “chủ quyền” phi pháp và vô hiệu đối với Hoàng Sa. Đặc biệt sau quyết định thành lập TP.Tam Sa, các cơ sở xây dựng trái phép ở Phú Lâm đều được đổi tên. Thậm chí tuyến đường chính trên đảo bị đổi thành đường Bắc Kinh. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Lưu Tử Quân cho rằng các hành động nói trên là nhằm tăng cường kiểm soát và khống chế thực địa.


Chuẩn bị quân sự

Song song đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai ý định lập Bộ Chỉ huy quân sự Tam Sa với nòng cốt là đảo Phú Lâm nói riêng và cả quần đảo Hoàng Sa nói chung. Họ muốn biến Hoàng Sa thành căn cứ quân sự cùng với củng cố tổ chức hành chính để tạo cơ sở chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa và tiến tới thôn tính nốt Trường Sa.

Tân Hoa xã từng dẫn lời PGS Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân, biến nơi đây thành tiền đồn quân sự. Đáng quan ngại hơn, theo PGS Bạch, đảo Phú Lâm có thể bị biến thành địa điểm trung chuyển, tiếp vận cho tàu chiến, máy bay của Trung Quốc từ đảo Hải Nam, phục vụ mưu đồ kiểm soát cả khu vực biển Đông.

Mới đây, dư luận cũng đặc biệt quan tâm việc Phó đô đốc Vương Đăng Bình được điều động làm Chính ủy Hạm đội Nam Hải, vốn có khu vực hoạt động ở biển Đông. Ông Vương từng giữ chức Chính ủy Hạm đội Bắc Hải và được cho là người có quan điểm cứng rắn, “diều hâu”. Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời viên tướng này hùng hổ tuyên bố: “Hải quân Trung Quốc quyết không để lãnh thổ thu hẹp và mất lãnh thổ. Đối với vấn đề Nam Hải (tức biển Đông - NV), chúng tôi có đủ năng lực và biện pháp”.

Nặn ra “Cơ quan lập pháp Tam Sa”

Trong phiên họp ngày 17.7, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hải Nam thông qua quyết định “thành lập tổ trù bị đại hội đại biểu nhân dân TP.Tam Sa”. Như vậy, Trung Quốc ngang nhiên chính thức khởi động kiện toàn bộ máy quản lý của Tam Sa, vốn được thành lập một cách phi pháp. Theo Tân Hoa xã, “Cơ quan lập pháp Tam Sa” sẽ gồm 60 người do dân Trung Quốc trực tiếp bầu và trụ sở bộ máy chính quyền sẽ đặt trên đảo Phú Lâm. Ngoài ra, Trung Quốc có thể chính thức mở tuyến du lịch từ Hải Nam ra các đảo nước này chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.

Lucy Nguyễn
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
18-07-2012, 02:02 PM
.




Khi Luật biển VN được Quốc hội thông qua, VN đang ở tư thế thuận lợi hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông. Đây là một bước tiến lớn về pháp lý.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=577836

Tàu cá Trung Quốc đang ở gần đảo Đá Chữ Thập
thuộc quần đảo Trường Sa của VN - Ảnh: THX


Luật biển VN tuân thủ các điều ước quốc tế mà VN là thành viên và được xây dựng phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là một bước tiến lớn về pháp lý, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng cộng đồng quốc tế và luật pháp quốc tế của VN.

Trước tình hình các tranh chấp trên biển Đông ngày một phức tạp do các động thái ngày một ngang ngược của Trung Quốc, VN càng cần tỏ ra bình tĩnh nhưng cương quyết, sử dụng những biện pháp hòa bình theo đúng Luật biển và luật pháp quốc tế, tránh gây xung đột và căng thẳng không cần thiết. Khi Trung Quốc dùng sức mạnh vũ lực, hung bạo và trắng trợn bất chấp pháp lý thì đối trọng lại, sức mạnh của VN chính là “sức mạnh mềm”, sức mạnh của lẽ phải, dựa trên pháp luật. VN cần kiên quyết và kiên trì với các biện pháp này đến cùng.

Một mặt, Nhà nước VN cần liên tục khẳng định chủ quyền và phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc bằng các tuyên bố chính thức. Mặt khác, Nhà nước VN cần tích cực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng tinh thần và luật pháp quốc tế như đàm phán, thương lượng, đưa ra trọng tài hay tòa án quốc tế.

Tuy nhiên, khó có thể đàm phán và thương lượng một cách công bằng khi yêu sách và tham vọng của Trung Quốc quá vô lý và ngang ngược. Trung Quốc lại cũng không bao giờ chịu chấp nhận thẩm quyền của bất cứ tòa án hay trọng tài quốc tế nào cho các tranh chấp trên biển Đông. Do vậy, điều cấp thiết là VN cùng các bên liên quan tìm cách ràng buộc Trung Quốc bằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) có giá trị pháp lý.

Về phần mình, VN cần củng cố các cơ quan chấp pháp như cảnh sát biển, lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm ngư... để có thể nắm rõ và chủ động xử lý các vi phạm trong vùng biển chủ quyền của mình, đồng thời có một hệ thống quản lý hoàn thiện trên biển. Ngoài ra, cần phổ biến và giáo dục Luật biển, UNCLOS và các kiến thức về luật pháp cho ngư dân, các lực lượng cảnh sát, vũ trang và các giới chấp pháp. Khi nắm vững luật pháp, họ sẽ tự tin hơn khi đối phó với kẻ xâm phạm biển.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là VN cần ý thức được ngọn cờ chính nghĩa cùng tư thế chính đáng của mình trước thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc để xử lý các xâm phạm ngày một gia tăng của Trung Quốc một cách chủ động, bình tĩnh nhưng kiên quyết. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của VN, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý theo đúng các quy định của Luật biển và luật quốc tế.

Điều 73 khoản 1 của UNCLOS ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng công ước”. Đối với các hành động xâm phạm mang tính chất kinh tế, dân sự và bán dân sự của Trung Quốc, VN có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như truy đuổi, yêu cầu ngừng hành vi, phạt hành chính, khám xét, bắt giữ, lập biên bản, dẫn độ và khởi tố theo các điều khoản của Luật biển và luật quốc tế. Các biện pháp quân sự chỉ được sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng khi bị tấn công bằng vũ lực.

NGUYỄN THÁI LINH
(thạc sĩ công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông, sống tại Ba Lan)


Rõ ràng là xâm phạm

Mạng báo Hải Nam ngày 17-7 cho biết 30 tàu cá Trung Quốc đang chia nhau ra đánh bắt trong phạm vi gần 10km ở quanh và mạn bắc đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN, trong lúc tàu ngư chính 310 quần thảo liên tục quanh khu vực này. Các tàu này ban ngày nghỉ, đánh bắt vào ban đêm với những đèn công suất lớn.

Rõ ràng Trung Quốc đã có ý đồ xâm phạm biển Đông, thậm chí gây rối nếu cần thiết. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV trắng trợn tuyên bố: “Đây cũng là một kiểu thể hiện chủ quyền ở Trường Sa”.

Cùng lúc, báo Quân Giải Phóng Trung Quốc cho biết sẽ thay thế sáu nhân sự cấp cao trong quân khu tỉnh Hải Nam để chuẩn bị ứng phó với tình hình đang căng thẳng ở biển Đông.

MỸ LOAN


Bắc Kinh đang châm dầu vào lửa

Báo Sydney Morning Herald bình luận: “Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến những ai từng nghi ngờ âm mưu của Trung Quốc giờ hết cả nghi ngờ. 22 vụ va chạm trên biển Đông trong ba năm qua, chủ yếu do tàu của Trung Quốc gây ra ở những khu vực của Philippines và VN, là bằng chứng rõ ràng hơn bao giờ hết. Những thái độ mới nhất của Trung Quốc cho thấy nước này không hề có tư tưởng hòa giải nào trong đầu. Bắc Kinh chỉ cho thấy họ đang sẵn sàng châm dầu vào lửa”.

H.N.

(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
18-07-2012, 07:16 PM
.





http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/Chinafishingboatnd.jpg

Một tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Nhật truy đuổi - Ảnh: Reuters


Tuần duyên Nga đã tịch thu một tàu cá Trung Quốc và bắt giữ 17 ngư dân sau khi nổ súng nhắm vào con tàu, theo truyền thông và các quan chức lãnh sự trong hôm nay, 18.7.

Các ngư dân bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép và được đưa đến cảng Nakhodka ở phía đông nước Nga để điều tra, theo thông báo trên website của tòa lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Khabarovsk.

Tòa lãnh sự Trung Quốc dẫn tin tức truyền thông cho biết, tàu tuần duyên Nga đã phát hiện tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển Nga hôm 17.7 và nổ súng sau khi vấp phải sự chống cự của các ngư dân Trung Quốc.

Không có ai thiệt mạng trong vụ việc và tường thuật của truyền thông về một người mất tích là không chính xác, theo thông báo.

Tân Hoa xã cho biết, có tàu cá thứ hai của Trung Quốc chở theo 19 ngư dân cũng đã bị tịch thu mặc dù điều này chưa thể được xác nhận. Cả hai con tàu đến từ thành phố Uy Hải thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.

Các quan chức chính phủ vẫn chưa đưa ra bình luận, song tờ Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng trong một bài xã luận rằng vụ việc là “không thể chấp nhận”.

“Bằng cách tạo ra nỗi sợ hãi thông qua việc bắn vào tàu dân sự, Nga đang thể hiện hình ảnh sai lầm”, tờ báo viết.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
19-07-2012, 08:13 AM
.




Ngày 15.7, mạng Thời báo tự do của Đài Loan đưa tin Đài Loan đang xem xét kéo dài thêm 500 m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày, hãng Thông tấn CNA của Đài Loan cho biết phía Đài Loan đã tổ chức đưa một đoàn học giả trẻ thuộc Đại học Thành Công ra đảo này.

Trước những thông tin trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

“Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình biển Đông”, vị đại diện này nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự”.

Trước đó, ngày 11.7, trong một bài viết đăng trên mạng Phượng Hoàng (Hồng Kông), Ủy viên T.Ư Quốc dân Đài Loan Khâu Nghị nói: “Vùng biển xung quanh đảo Thái Bình (tức Ba Bình) thuộc chủ quyền Đài Loan”. Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng trước phát biểu này, đại diện của Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng “bác bỏ phát biểu sai trái này”.

TTXVN
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
19-07-2012, 01:41 PM
.



Bên lề một hội thảo đầu tư Mỹ - Trung, chủ tịch Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) Vương Nghi Lâm đã “đánh lận con đen” khi cho biết việc mời thầu các lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam đang “diễn ra trôi chảy”.

Ông Vương còn mạnh miệng tuyên bố một số công ty Mỹ đang tỏ ra quan tâm đến việc mời thầu này, nhưng không nêu tên đó là những công ty nào.

Các chuyên gia nhận định phát biểu của ông Vương chẳng qua chỉ là lặp lại tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh ở biển Đông. Trên thực tế, lời mời thầu phi pháp này không thu hút được sự quan tâm của các công ty lớn, đặc biệt là các công ty đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga hay ONGC của Ấn Độ.

“Khi PetroVietnam đã thông báo cho các công ty không tham gia dự thầu, sẽ có rất ít công ty muốn rủi ro” - Reuters dẫn lời một chuyên gia thuộc Công ty tư vấn năng lượng IHS khẳng định.

Trong khi đó, Tổ chức IANS dẫn lời ông Rajiv Bhatia, tổng giám đốc Hội đồng quan hệ thế giới của Ấn Độ (ICWA), đã bày tỏ quan ngại về tình hình trên biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và tự do đi lại. IANS còn cho biết trong số các lô dầu khí của Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận là của họ khi mời thầu, có một lô mà một công ty Ấn Độ đã ký hợp đồng thăm dò với Việt Nam từ trước.

VIỆT PHƯƠNG
(Nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
20-07-2012, 08:17 AM
.




Trong cuộc họp kín tại Phnom Penh (Campuchia) ngày 19-7, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã nhất trí tìm sự đồng thuận trong ASEAN về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, bằng một số nguyên tắc chung liên quan đến vấn đề này. Nội dung đồng thuận được gửi đến những người đồng cấp trong ASEAN để tìm sự thống nhất cuối cùng, trước khi công bố với giới truyền thông dự kiến trong hôm nay.

Ngày 18-7, một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) đã khẳng định với Hindustan Times về việc nhận lời đề nghị của Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm tiếp tục triển khai hợp đồng thăm dò khai thác đầu khí. Theo TTXVN, OVL sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, bất chấp Bắc Kinh cho đây là hành vi xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, nhà báo Chu Phương, biên tập viên mảng đối ngoại của tờ báo này gần đây liên tục bày tỏ quan điểm phản đối chính sách của Trung Quốc tại biển Đông. Ngày 17-7, ông viết bài: Tình hình biển Đông có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc. Trước đó, ngày 29-6, ông viết bài: Lập thành phố Tam Sa là trò cười quốc tế, cần hủy bỏ ngay! Nhà báo Chu Phương cho rằng, lý luận của Trung Quốc về việc xác lập chủ quyền trên biển Đông bị các quốc gia láng giềng và quốc tế phủ nhận. Điều này đang làm suy yếu hình ảnh và địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.

N.QUỲNH
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
20-07-2012, 01:36 PM
.




Theo THX, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping ngày 19-7 cho biết Bắc Kinh “rất không hài lòng” về việc Nga đã nổ súng vào tàu cá Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Nga điều tra kỹ lưỡng, cả về việc một ngư dân Trung Quốc bị mất tích.

Một quan chức Lãnh sự quán Trung Quốc ở Khabarovsk (Nga) được Financial Times dẫn lời nói rằng Bắc Kinh “không muốn chính trị hóa vụ việc”. Tuy nhiên, hãng tin Interfax cho biết phát ngôn này sau đó bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ vì cho rằng quan chức này đã trở về nước vào tháng 1-2012 nên không thể đưa ra bất kỳ nhận xét nào.

Cũng theo Lãnh sự quán Trung Quốc tại Khabarovsk (Nga), nhân viên của họ sẽ tiếp xúc với phía Nga, để trả tiền phạt và giải quyết vụ 36 ngư dân Trung Quốc bị Nga bắt hôm 16-7. Trong khi đó, giới chức Cơ quan Ngư nghiệp và Hải dương tỉnh Sơn Đông cho biết các ngư dân “xâm nhập và đánh bắt cá trái phép trong vùng kinh tế đặc quyền của Nga” sau khi về nước sẽ bị kỷ luật.

Đây không phải là lần đầu tàu tuần duyên Nga bắn vào tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển chủ quyền của Nga và bắt giữ ngư dân Trung Quốc và cũng không phải lần đầu các vụ ngư dân Trung Quốc vi phạm lãnh hải Nga khiến quan hệ hai bên căng thẳng.

Năm 2009, tàu hải quân Nga đã bắn chìm một tàu chở hàng Trung Quốc, làm 8 người thiệt mạng. Nga giữ quan điểm rõ ràng và cứng rắn trong việc đối phó với các trường hợp xâm phạm lãnh hải nước này.

Thanh Hải
(Nguồn: SGGPO)

TRUNGTRUNGNIEN
20-07-2012, 01:43 PM
.




Bắc Kinh lại có thêm động thái nhằm thâu tóm phi pháp
toàn bộ hệ thống giao thông thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau các việc làm xâm phạm chủ quyền Việt Nam như thành lập cơ quan lập pháp, bầu thị trưởng, xây trại tạm giam… ở cái gọi là TP.Tam Sa, ngày 19.7, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Sở Hải sự tỉnh Hải Nam của nước này tuyên bố vừa được giao phó thực hiện công tác giám chế và quản lý hải sự. Cụ thể là: tăng cường xây dựng cơ sở thiết bị quần đảo Hoàng Sa, đóng các loại tàu thích hợp với thủy vực ở khu vực này, triển khai những chương trình hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng trạm bảo dưỡng và nạp nhiên liệu tàu bè trên đảo Phú Lâm. Đồng thời, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn tuyên bố tiến hành lập trạm cọc tiêu hàng hải, các trạm thu phát sóng VHF/HF/MF trên Hoàng Sa để độc chiếm kiểm soát toàn bộ vùng biển quanh đây.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/tauTQ2.jpg

Trung Quốc đưa tàu ngư chính hỗ trợ tàu cá đánh bắt trái phép
trên biển Đông - Ảnh: news.cn


Kế hoạch trên của Bắc Kinh nhằm tiến hành âm mưu khai thác trái phép du lịch ở quần đảo Hoàng Sa cùng với việc tận diệt nguồn hải sản bằng các hoạt động đánh bắt phi pháp tại đây. Đây còn là bình phong che đậy cho việc Trung Quốc đưa ra các quy định mang danh đảm bảo an toàn hàng hải nhưng thực chất là xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng cách kiểm soát biển Đông. Kèm theo đó, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn ngang nhiên lên kế hoạch “gìn giữ môi trường” để âm mưu kiểm tra trái phép các tàu thuyền di chuyển trên biển Đông. Động thái này nhằm hướng đến việc tổ chức tuần tra định kỳ ở khu vực mà Bắc Kinh tự phong là TP.Tam Sa.


Biến ngư dân thành quân đội

Nguy hiểm hơn, có ý kiến còn kêu gọi Bắc Kinh nên “vũ trang” để biến ngư dân nước này thành đội quân trên biển. Ngày 18.7, tờ The Washington Times dẫn lời ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đề xuất trên Hoàn Cầu thời báo rằng: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá đến biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta cấp vũ khí cho họ thì Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”. Ông này còn hiếu chiến đề xuất cả việc thiết lập chế độ huấn luyện định kỳ cho ngư dân Trung Quốc để “giải quyết các vấn đề về biển Đông”.

Những đề xuất ngang ngược như trên xuất hiện giữa lúc nhiều tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám, ồ ạt tiến đến biển Đông để đánh bắt trái phép, càng làm phức tạp thêm tình hình khu vực.

Lucy Nguyễn



Nhiều nghi vấn về tàu lặn Giao Long

Việc Trung Quốc tuyên bố tàu lặn có người lái Giao Long thành công trong lần thử nghiệm ở độ sâu 7.000 m vào ngày 30.6 đang bị nghi ngờ bởi nhiều thành viên trên diễn đàn bbs.city.tianya.cn của nước này. Theo một số thành viên, thân của tàu Giao Long được làm từ titanium của Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm Nga cũng chỉ lặn được ở độ sâu 6.000 m. Ngoài ra, tờ South China Morning Post ngày 18.7 dẫn lời Giáo sư Chu Hoài Dương, thuộc Đại học Đồng Tế Thượng Hải, cho hay giới chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về mục tiêu của tàu Giao Long. Theo ông Chu, khả năng hoạt động thực tế của tàu này vẫn còn giới hạn. Bên cạnh đó, chuyên trang quân sự tiếng Hoa news.ifeng.com cũng vừa dẫn một số ý kiến nghi ngờ Bắc Kinh sử dụng tàu Giao Long cho mục đích quân sự để bí mật di chuyển đội quân đặc chiến dưới biển.

(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
20-07-2012, 01:46 PM
.



Chiếc máy bay do thám của hải quân Philippines theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Việt Nam) đã phát hiện một tàu đổ bộ Trung Quốc tại bãi đá Su Bi.

Theo tờ Philippine Star ngày 20.7, tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình (072-II) số 934 được trang bị ba khẩu pháo và một bãi đáp trực thăng, dùng để chở binh lính hoặc hàng hóa.

Chiếc tàu được một máy bay do thám thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines phát hiện. Chiếc máy bay này vốn được triển khai để theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

Tàu đổ bộ Trung Quốc hiện thả neo tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, theo nguồn tin của tờ Philippine Star.

Hiện tại, đội tàu gồm 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi đá Su Bi dưới sự yểm trợ của một tàu ngư chính, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam.

Vào ngày 13.7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới đánh bắt ở quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Vào tuần trước, một tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ của Trung Quốc đã mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa trước khi được giải cứu.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

thái thanh tâm
20-07-2012, 03:22 PM
.




Theo THX, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping ngày 19-7 cho biết Bắc Kinh “rất không hài lòng” về việc Nga đã nổ súng vào tàu cá Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Nga điều tra kỹ lưỡng, cả về việc một ngư dân Trung Quốc bị mất tích.

Một quan chức Lãnh sự quán Trung Quốc ở Khabarovsk (Nga) được Financial Times dẫn lời nói rằng Bắc Kinh “không muốn chính trị hóa vụ việc”. Tuy nhiên, hãng tin Interfax cho biết phát ngôn này sau đó bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ vì cho rằng quan chức này đã trở về nước vào tháng 1-2012 nên không thể đưa ra bất kỳ nhận xét nào.

Cũng theo Lãnh sự quán Trung Quốc tại Khabarovsk (Nga), nhân viên của họ sẽ tiếp xúc với phía Nga, để trả tiền phạt và giải quyết vụ 36 ngư dân Trung Quốc bị Nga bắt hôm 16-7. Trong khi đó, giới chức Cơ quan Ngư nghiệp và Hải dương tỉnh Sơn Đông cho biết các ngư dân “xâm nhập và đánh bắt cá trái phép trong vùng kinh tế đặc quyền của Nga” sau khi về nước sẽ bị kỷ luật.

Đây không phải là lần đầu tàu tuần duyên Nga bắn vào tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển chủ quyền của Nga và bắt giữ ngư dân Trung Quốc và cũng không phải lần đầu các vụ ngư dân Trung Quốc vi phạm lãnh hải Nga khiến quan hệ hai bên căng thẳng.

Năm 2009, tàu hải quân Nga đã bắn chìm một tàu chở hàng Trung Quốc, làm 8 người thiệt mạng. Nga giữ quan điểm rõ ràng và cứng rắn trong việc đối phó với các trường hợp xâm phạm lãnh hải nước này.

Thanh Hải
(Nguồn: SGGPO)

Nga làm được những gì cần làm
Ta muốn làm mà không làm được
Quân ăn cướp
Sợ bác to con

Ôi buồn !!!...

TRUNGTRUNGNIEN
21-07-2012, 08:15 AM
.





http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/Campuchia2nd.jpg

Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong phát biểu
tại buổi bế mạc hội nghị AMM 45 - Ảnh: AFP


Chiều nay 20.7, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã chủ trì buổi họp báo công bố nguyên tắc sáu điểm về biển Đông của ASEAN, một tuần sau khi nhóm này không thể đưa ra thông cáo chung tại hội nghị ở Phnom Penh.

Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN bao gồm:

- Đồng ý thực thi đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở biển Đông (DOC).

- Ủng hộ các nguyên tắc thực thi DOC.

- Sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

- Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc của luật quốc tế được thừa nhận trên toàn cầu, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

- Tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực.

- Tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các xung đột theo những nguyên tắc của luật quốc tế được thừa nhận trên toàn cầu, bao gồm UNCLOS.

Theo TTXVN, thông báo trên nhấn mạnh, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN “quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, nhất quán với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)”.

TTXVN dẫn lời ông Hor Namhong cho biết đây là kết quả tham vấn giữa các ngoại trưởng ASEAN sau khi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi gặp các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có các cuộc gặp trực tiếp Ngoại trưởng Philippines, Việt Nam và Campuchia, để thống nhất nguyên tắc chung về vấn đề này.

Thông báo của ASEAN không đề cập đến những sự cố xảy ra gần đây tại biển Đông.

Việc đề cập đến các diễn biến gần đây tại biển Đông là nguyên nhân khiến ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử không thể đưa ra thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN lần từ 45 (AMM 45) vào tuần trước.

Theo truyền thông quốc tế, nước chủ nhà Campuchia đã liên tục gạt bỏ những nỗ lực nhằm đưa các tranh chấp giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc vào thông cáo chung.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
21-07-2012, 09:01 PM
.




http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/ThituIslandnd.jpg

Một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP


Tân Hoa xã ngày 20.7 dẫn các nguồn tin từ Bộ tư lệnh quân khu Quảng Châu cho hay Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Bộ chỉ huy đơn vị đồn trú sẽ là bộ chỉ huy cấp sư đoàn, nằm dưới Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam, chịu trách nhiệm quản lý việc huy động các đơn vị quốc phòng, lực lượng dự bị và tiến hành các chiến dịch quân sự, theo Tân Hoa xã.

Bộ chỉ huy đơn vị đồn trú Tam Sa của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ nằm dưới sự lãnh đạo song song của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam và các lãnh đạo dân sự.

Trước đó, vào ngày 23.6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định của phía Trung Quốc về việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.

Ông Thắng nhấn mạnh chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa. Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý.

"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân tỉnh Khánh Hòa", Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tuyên bố.

Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.

Ông Chiến cho biết chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tuyên bố: "Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân thành phố Đà Nẵng".

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

thái thanh tâm
22-07-2012, 10:06 AM
Tin nó, theo nó rồi mất hết về tay nó. Tại sao một đảo Đài Loan trụ được và còn đi tranh cả Hoàng sa, Trường Sa với ta? Mạnh như anh Nhật Bổn đâu có ngồi riêng một mình. Vấn đề là chọn bạn. Ôi ! Buồn ! Đau !

TRUNGTRUNGNIEN
23-07-2012, 07:59 AM
.




Các động thái gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông tiếp tục làm các chuyên gia về quan hệ quốc tế lo ngại.

PV Thanh Niên đã phỏng vấn tướng Daniel Schaeffer (ảnh) về những diễn biến liên quan đến biển Đông thời gian qua. Tướng Schaeffer từng là Tùy viên quân sự của Pháp tại Thái Lan (1986-1989), Việt Nam (1991-1995) và Trung Quốc (1997-2000). Từ năm 2000, ông mở văn phòng tư vấn chiến lược hoạt động tại Đông Nam Á và Trung Quốc cho các công ty, đồng thời tham gia các tổ chức nghiên cứu về địa chính trị châu Á tại Pháp như Asie 21, Asia Centre...

Là nhà quan sát độc lập, ông nhìn nhận thế nào về việc Tập đoàn dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu 9 lô dầu khí thuộc chủ quyền Việt Nam trên biển Đông?



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/quansu3.jpg

Ảnh: Nhân vật cung cấp


Trung Quốc đang từng bước hiện thực hóa tham vọng nhằm áp đặt đường lưỡi bò lên các quốc gia khác, dù đường 9 đoạn này không có giá trị gì về mặt pháp lý. Hồi tháng 4 và tháng 5 đã xảy ra “va chạm” giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough. Tiếp theo, có thể Trung Quốc sẽ có những hành động tương tự với Indonesia hay Malaysia.

Theo ông, vì sao thời gian gần đây, Trung Quốc lại liên tục hành động gây quan ngại? Truyền thông nước này thậm chí đề cập đến biện pháp quân sự…

Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong việc áp đặt chủ quyền ở biển Đông vì cần nắm quyền thống trị vùng biển này để phục vụ lợi ích về mặt chiến lược quân sự. Theo tôi, đây là mục tiêu quan trọng nhất. Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của nước này không đủ kín đáo để có thể điều động từ căn cứ ở Hải Nam đến các khu vực tuần tra mà không bị phát hiện. Chính vì vậy, Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền để được phép ngăn cấm tàu chiến các nước đến biển Đông, đặc biệt là tàu Mỹ. Do đó, bằng các động thái gây hấn để “bảo vệ quyền lợi kinh tế” ở biển Đông, Trung Quốc muốn ngụy trang cho lợi ích thực sự về mặt chiến lược quân sự tại đây.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/quansu2.jpg

Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc - Ảnh: Defence.pk


Ông đánh giá thế nào về việc ASEAN công bố Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông?

Nguyên tắc 6 điểm phản ảnh hàng loạt thiện chí trước nay của các thành viên ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là xem xét các điểm trong nguyên tắc được “chú giải” như thế nào. Vẫn có khả năng ASEAN bình luận một đàng còn Trung Quốc đánh giá một nẻo và hậu quả là những vụ đụng chạm sẽ tiếp diễn.

Ông có thể cho biết kinh nghiệm ngoại giao của Pháp về việc phân chia chủ quyền ở Địa Trung Hải, vùng biển nhỏ hơn biển Đông 1 triệu km2 nhưng lại có hơn 20 quốc gia bao xung quanh?

Địa Trung Hải là biển gần như khép kín (chỉ thông với Đại Tây Dương qua eo biển duy nhất Gibraltar - NV). Vì vậy, nếu các nước đều ra sức tranh giành lãnh hải sẽ dẫn đến tranh chấp và ảnh hưởng đến việc chia sẻ lợi ích chung từ biển. Cho đến nay, không nước nào ở Địa Trung Hải có tham vọng thống trị toàn bộ vùng biển này như kiểu mà Trung Quốc đang làm ở biển Đông, trừ Ý vào thời của Mussolini.


Ý đồ chiến lược

Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là TP.Tam Sa, bao trùm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố đã bắt đầu tuần tra định kỳ với chế độ sẵn sàng chiến đấu ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Đến ngày 20.7, Tân Hoa xã đưa tin Quân ủy trung ương Trung Quốc đã cho phép thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú ở Tam Sa. Hiện nước này đang đặt cơ sở chỉ huy quân sự trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng từng dẫn lời Phó giáo sư Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương nước này, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân. Đáng quan ngại hơn, ông ta cho rằng đề xuất trên nhằm “Tăng cường thực lực để Trung Quốc chủ động thâu tóm các khu vực trên biển”.

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The Diplomat, nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani cũng cho rằng Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông không chỉ vì nguồn năng lượng và hải sản. Tương tự như ý kiến của tướng Daniel Schaeffer ở trên, chuyên gia Kotani nhận định Bắc Kinh muốn bảo đảm khu vực hoạt động và bảo vệ an toàn cho tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có khả năng mang tên lửa đạn đạo. Theo ông, tàu ngầm lớp Tấn có thể xuất phát từ căn cứ ở Hải Nam và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, tàu này lại có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công do chưa đủ độ kín đáo nên Trung Quốc cần tìm mọi cách hạn chế tàu chiến các nước hoạt động vào vùng biển này.

Mặt khác, cũng theo ông Kotani, Trung Quốc muốn biến các đảo đang chiếm đóng trái phép trên biển Đông thành các căn cứ không-hải quân để do thám, giám sát trên một khu vực rộng lớn, vươn đến tận các vùng biển bao quanh Nhật Bản. Những căn cứ phi pháp còn là cơ sở để Bắc Kinh tìm cách chiếm giữ những khu vực nước sâu của biển Đông để mở rộng khu vực hoạt động của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hay các loại tàu chiến lớn. Những ý đồ này đương nhiên tạo ra nguy cơ bất ổn trong khu vực, gây quan ngại cho không chỉ các nước trực tiếp tham gia tranh chấp, mà cả các quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc, theo ông Kotani.

Văn Khoa

Nguyễn Ngọc Lan Chi
(thực hiện)

(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
23-07-2012, 01:54 PM
.




Vụ bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa:
Không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử


“Chính lịch sử Trung Quốc đã khẳng định lãnh thổ của họ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghĩa là sau này họ mới vẽ vào bản đồ, nhận vơ của mình và không chứng minh được mình có chủ quyền với 2 quần đảo đó”.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578685

Ảnh: Việt Dũng


PGS.TSKH Hà Minh Hòa, viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ (Bộ Tài nguyên - môi trường), khẳng định như vậy về bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904. PGS.TSKH Hà Minh Hòa nói:

- Tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904, được thực hiện dưới thời nhà Thanh có giá trị rất lớn để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc. Điều đó càng cho thấy lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa gì hết. Trong khi đó, ở nước ta thời nhà Nguyễn đã cai quản thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa, làm sao nói đó là chủ quyền của Trung Quốc được?

* Thưa ông, như vậy tấm bản đồ do Nhà xuất bản Thượng Hải công bố năm 1904 là một chứng cứ lịch sử không thể chối cãi về việc Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc?

- Rõ ràng về mặt lịch sử là không thể phủ nhận được điều đó. Tấm bản đồ đó đã khẳng định nơi non cùng đất tận của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử sẽ biết ngày xưa người Trung Hoa không ra biển. Thậm chí đời nhà Thanh có luật ra biển bị tử hình.

Ông thám hiểm hàng hải người Trung Quốc là Trịnh Hòa mà họ hay nói cũng chỉ là đi qua và thấy Hoàng Sa đẹp quá rồi mô tả lại chứ Trung Quốc không chiếm hữu, sử dụng liên tục trong giai đoạn dài ở đấy.

Nếu bảo ông Trịnh Hòa đi qua mô tả rồi nói Hoàng Sa là của mình thì bây giờ chúng ta đi qua Thượng Hải, mô tả Thượng Hải rồi bảo đó là của Việt Nam thì sao?

* Liệu Trung Quốc có thể xóa bỏ các tư liệu lịch sử, trong đó có bản đồ của họ năm 1904?

- Đó là bản đồ của nhà Thanh, một triều đại cai trị đất nước Trung Hoa hơn 200 năm và lãnh thổ họ tới đâu họ vẽ tới đấy, nên bây giờ Trung Quốc sẽ không thể cãi được, không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử của cả một triều đại. Hơn nữa, bản đồ này có tính pháp lý rất cao vì nó là bản đồ do một cơ quan của triều đình nhà Thanh ban hành.

Đặc biệt, bản đồ đó còn là bản đồ của một quốc gia công bố ra thế giới. Không chỉ Việt Nam có mà các nước khác cũng có. Những bản đồ đã xuất bản thì không chỉ một quốc gia mà nhiều quốc gia đều lưu lại. Cái đó, đứng về pháp lý thì Trung Quốc hoàn toàn đuối lý. Cùng với bản đồ thì còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế giới ngày nay người ta không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc là vì thế.

* Thưa ông, nghĩa là sẽ còn nhiều bản đồ khác trong lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?

- Hiện nay, bản đồ của Việt Nam thế kỷ 15 là do các nước phương Tây vẽ. Bản đồ của mình do Lê Quý Đôn vẽ mãi đến thế kỷ 18 mới có. Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 thế kỷ 18 mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ở Trung Quốc, đến đời nhà Thanh mới có bản đồ. Trước đó họ chủ yếu mô tả lịch sử. Ngay cả Trịnh Hòa khi đi thám hiểm cũng chỉ là mô tả những nơi đi qua chứ có vẽ được bản đồ đâu.

Lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa mà bắt đầu vào những năm 1930, khi một nhóm người Trung Quốc học ở Anh, Mỹ, Pháp đem các bản đồ từ nước ngoài về, tùy tiện đặt tên Trung Quốc cho các đảo ở biển Đông. Còn các chuyên gia Trung Quốc dựa vào đó lục tung đống sách cổ từ chính sử đến dã sử, từ đời Minh - Thanh ngược lên đến đời Đường - Tống, lần theo hành trình thám hiểm tây dương của thái giám tam bảo Trịnh Hòa, rồi từ những ghi chép đó họ vạch ra một vùng biển rất xa Trung Quốc, tới tận một bãi đá ngầm mà quốc tế ghi là James Shoal, chỉ cách lãnh thổ Malaysia có 80km, cách Tam Á Hải Nam của Trung Quốc đến 800km.

Cũng cần nói thêm, vào thời kỳ đó người Trung Quốc chưa có năng lực đo đạc trên biển và cũng chưa hiểu biết bao nhiêu về các vấn đề đại dương, chẳng qua là họ chỉ căn cứ trên sổ sách do Trịnh Hòa để lại. Đó là xuất xứ của “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang dựa vào để đòi chủ quyền trên biển Đông.

* Ông đánh giá thế nào về những tư liệu bản đồ trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa?

- Nó rất quan trọng, vì như tôi đã nói, một bản đồ xuất bản do cơ quan nhà nước ban hành nên nó có tính chất pháp lý rất cao. Do đó, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương, nếu có bên thứ ba với những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ đưa ra thì Trung Quốc sẽ đuối lý. Thực tế có rất nhiều nước, nhiều học giả có tư liệu để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

* Theo ông, chúng ta nên sử dụng những tư liệu bản đồ này như thế nào để đấu tranh bảo vệ chủ quyền?

- Trước hết, chúng ta cần sưu tầm các tư liệu này, kể cả việc mua lại các bản đồ từ các nước khác. Ở trong nước, tôi được biết ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đang sở hữu rất nhiều bản đồ quý giá, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam đã có chương trình làm việc với ông Đầu để tập hợp tư liệu. Chúng ta tập hợp tất cả lại để công bố cho người dân trong nước, cho quốc tế thấy chứng cứ về việc Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Những tư liệu đó khi cần thiết cũng phải được đưa lên Tòa án quốc tế như những chứng cứ pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

KHIẾT HƯNG thực hiện



"Khi thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đi khám phá các vùng biển và giao lưu buôn bán thì người ta mới vẽ bản đồ. Các tư liệu của Pháp đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, rồi tư liệu của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ, tất cả đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"

PGS.TSKH HÀ MINH HÒA



Lập bản đồ cho Hoàng Sa, Trường Sa

Theo dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt đầu tháng 5 vừa qua, trong số các sản phẩm của dự án sẽ có bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỉ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.

Theo ông Lê Minh Tâm - nguyên phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, trong hệ thống bản đồ Việt Nam đã từng có bản đồ chi tiết cho Hoàng Sa, Trường Sa với các tỉ lệ 1:50.000, 1:25.000. Ông Tâm cho rằng việc lập các bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa tỉ lệ 1:250.000 cho phép có một cái nhìn trọn vẹn hơn, tổng quan về hai huyện đảo này.

Ông Lê Vĩnh Trương (thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông): Bản đồ là tư liệu phản bác Trung Quốc

Có rất nhiều chứng cứ học thuật, trong đó có bản đồ, thể hiện cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trung Quốc đã không có lý trước những tư liệu và bản đồ của chính họ khi cố gắng chứng minh đường chữ U (đường lưỡi bò) là ranh giới lịch sử của họ. Hàng loạt tư liệu bên cạnh bản đồ là những lời phản bác nhẹ nhàng mà đanh thép đối với lý lẽ về chủ quyền của Trung Quốc.

Những tấm bản đồ được tìm thấy có ý nghĩa bổ sung rất quan trọng vào trong hệ thống các bản đồ và tư liệu đã và đang tồn tại khắp thế giới. Hầu hết các bản đồ của Trung Quốc trước năm 1947 đều như vậy.

Bấy lâu nay chúng ta vẫn kiên trì đi theo đường lối dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Việc thu thập đầy đủ các bằng chứng lịch sử sẽ rất hữu ích để sẵn sàng cho trận chiến pháp lý. Đây là công việc chung của giới chức, giới nghiên cứu. Chúng ta rất cần nghiên cứu, sử dụng, củng cố bằng chứng một cách có trách nhiệm và có hệ thống.

Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ): Cần nâng giá trị bản đồ



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578686

Tiến sĩ Trần Công Trục - Ảnh: T.PHÙNG


Chúng ta không phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bản đồ hay những sử liệu quan trọng được ghi chép. Nhưng trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cũng cần phải tìm ra những chứng cứ pháp lý, sự thống kê chuẩn xác để bác luận điệu của Trung Quốc. Những bản đồ sẽ có giá trị hơn nếu kèm với những quyết định hành chính liên quan đến hoạt động của các quần đảo. Tương tự, những câu chuyện lịch sử cũng cần phải có chứng cứ cụ thể đi kèm.

Điển hình, gần đây nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phát hiện những tài liệu cho thấy sự tồn tại của một vị cai đội Hoàng Sa tại Huế tên Nguyễn Hữu Niên. Kèm theo đó là tập phổ hệ, tờ sai của vua, tờ sai của quan khâm sai đô thống chế, điều động công việc của cai đội Nguyễn Hữu Niên. Đây là những hiện vật rất quý, khẳng định sự tồn tại của Hoàng Sa, bổ sung tư liệu, cơ sở pháp lý chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Ngoài ra, còn có nhiều chứng cứ quan trọng về chủ quyền trên biển của chúng ta có thể tìm thấy tại toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, thậm chí là Hải ngoại ký sự của hòa thượng người Trung Quốc Thích Đại Sán...

NGA LINH ghi
(nguồn: TTO)

TRUNGTRUNGNIEN
23-07-2012, 02:24 PM
.




Vicente - cơn bão thứ tư hoạt động trên Biển Đông - đang mạnh dần, dự kiến đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng rạng sáng 25/7. Hà Nội, Hải Phòng được chỉ đạo sẵn sàng phương án chống ngập.

Sáng 23/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương đã có cuộc họp nhằm ứng phó với bão Vicente. Theo Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Bùi Minh Tăng, sáng nay, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390 km về phía đông bắc với sức gió mạnh nhất đạt cấp 9-10. Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, tốc độ 10-15 km mỗi giờ và có khả năng mạnh thêm.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9d/1e/Vicente1.jpg

Ảnh mây vệ tinh của bão Vicente sáng 23/7. Ảnh: NEA.


Sáng 24/7, tâm bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) chừng 150 km về phía đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 10, có thể lên tới đầu cấp 11. Trưa cùng ngày, bão vượt báo đảo Lôi Châu, tiến về bờ biển các tỉnh đông bắc. Đến chiều tối 24/7, bão tiếp cận vùng biển tỉnh Quảng Ninh, tâm bão sát với Móng Cái.

Theo ông Tăng, bão sẽ đổ bộ vào sáng 25/7, sau đó nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi vùng thấp. Khu vực ảnh hưởng trực tiếp là Quảng Ninh, Hải Phòng. Các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa trở ra là vùng hoàn lưu bão.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng cho hay, mưa do bão sẽ kéo dài khoảng 2 ngày (từ chiều 24 đến trưa 26/7) với tổng lượng mưa 100-300 mm, một số điểm lên tới 400 mm. Như vậy, cộng thêm với lượng mưa hôm qua và hôm nay, nhiều nơi có tổng lượng mưa lên tới tới 500-600 mm. Vùng mưa tập trung ở các khu vực Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc. Cũng theo ông Tăng, từ lúc hình thành, cơn bão có hướng di chuyển thay đổi liên tục. Vì thế, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9d/1e/Vicente---duong-di.jpg

Cơn bão dự kiến quét qua bán đảo Lôi Châu
và đổ bộ vào khu vực giáp ranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: NCHMF.


Nhắc lại cảnh báo của cơ quan khí tượng, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát nhắc nhở, diễn biến cơn bão đã thay đổi tức là sẽ có thể còn thay đổi. Lưu ý vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng nuôi trồng thủy sản nhiều, ông Phát yêu cầu các tỉnh hướng dẫn ngư dân trong ngày mai vào bờ. Đặc biệt, ông yêu cầu hai địa phương này tùy tình hình ra lệnh cấm biển, không vì đã đăng ký tour du lịch mà bỏ qua cảnh báo bão do bài học từ nhiều năm nay là không chìm tàu cá mà chìm tàu du lịch neo đậu tại bến.

Cũng theo ông Phát, ngoài phòng chống trên biển, trên bờ cũng có nhiều việc đáng lo như sạt lở các bãi thải than gây chết người, triều cường kết hợp nước biển dâng... "Dự báo mưa tập trung vào vùng núi đất, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất cao, vì thế, trong ngày mai cần phương án sơ tán", ông Phát nhấn mạnh.

Chỉ đạo cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cần đặc biệt cảnh giác với tình hình mưa, không để mưa bão chia cắt giao thông. Ông Hải yêu cầu các đô thị như Hà Nội, Hải Phòng sẵn sàng phương án chống ngập.

Để ứng phó với khu vực bão đổ bộ, ông Hải yêu cầu cử hai đoàn công tác tới Quảng Ninh và Hải Phòng. Các đoàn cần đến sớm trước khi bão vào để kiểm tra lồng bè đưa người, đưa tàu thuyền neo đậu, đúng phương pháp, chằng chống nhà cửa...



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9d/1e/Vicente---hop.jpg

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo hai đoàn công tác đến Quảng Ninh, Hải Phòng
sớm để ứng phó với bão. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đối với tàu thuyền trên biển, Phó thủ tướng chỉ đạo kêu gọi tàu đi về phía Nam để tránh bão. "Mỗi lần đi cứu nạn rất tốn kém, nhưng cái chính là nguy hiểm cho người đi cứu nạn. Vì thế, tốt nhất là dự báo, thông báo sớm để kêu gọi sớm tàu thuyền vào bờ", Phó thủ tướng nói.

Để đối phó với bão Vicente, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão đã có công điện gửi các địa phương. Theo Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Vũ Văn Tú, tỉnh Quảng Ninh đã cấm tàu cá ra khơi từ ngày 22/7. Hiện, Quảng Ninh và Hải Phòng đang theo dõi thêm để cấm tàu du lịch ở Vịnh Bắc Bộ và bảo vệ các phương tiện hoạt động ven biển. Ngoài ra, toàn bộ các tỉnh từ Quảng Ninh tới Phú Yên đều được chỉ đạo nắm bắt hoạt động của tàu thuyền.

Theo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 23/7, biên phòng các tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng và các lực lượng thông báo, hướng dẫn cho 48.184 tàu và 186.060 lao động đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong số này có 165 tàu (1.648 lao động) hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa; 8.239 tàu, lồng bè (40.236 lao động) hoạt động ở khu vực biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển khơi thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng. Hiện chưa có thiệt hại về tàu thuyền.

Nguyễn Hưng
(Nguồn: VnExpress)

TRUNGTRUNGNIEN
24-07-2012, 09:14 AM
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/TruongSaLonnd.jpg

Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Tân Hoa xã hôm nay 23.7, đưa tin cái gọi là “Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Tam Sa khóa I” đã bầu ra thị trưởng “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc lập nên bất chấp sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế.

Đây lại là một động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Tân Hoa xã, 45 "ủy viên" của "Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Tam Sa" đã tham dự phiên họp đầu tiên trong hôm nay tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Các "ủy viên" thuộc ba nhóm "đại biểu" Tây Sa (huyện đảo Hoàng Sa, thuộc TP.Đà Nẵng, Việt Nam), Nam Sa (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và Trung Sa (bãi Macclesfield) được 1.100 “cử tri” bầu ra vào hôm 21.7.

Tại phiên họp đầu tiên, cái gọi là “Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Tam Sa” đã bầu một người tên Phù Tráng làm "chủ tịch ủy ban thường vụ" và một nhân vật tên Tiêu Kiệt làm "thị trưởng Tam Sa", theo Tân Hoa xã.

Động thái trên tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau hàng loạt hành động leo thang xâm phạm nghiêm trọng, bao gồm trò hề bầu cử hôm 21.7 và việc triển khai đơn vị đồn trú tại "thành phố Tam Sa".

Vào hôm 22.7, truyền thông Trung Quốc loan tin Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn việc thành lập và triển khai Bộ chỉ huy quân đồn trú tại "thành phố Tam Sa".

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mới đây nhất, vào ngày 23.6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp của phía Trung Quốc khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Sơn Duân
(nguồn: TNO)

thái thanh tâm
24-07-2012, 08:23 PM
“Triết lý” sống đại thượng thọ của cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam

(Nguoiduatin.vn) - Dù đạt tới độ đại thượng thọ, 119 tuổi nhưng cụ Nguyễn Thị Trù ở xã Đa Phước (Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh) vẫn còn lưu lại trên gương mặt, cử chỉ nét tinh anh. Hiện cụ Trù đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam.
Yêu thương mọi người để tâm hồn thanh thản.
Biết có người đến thăm, cụ ngồi dậy, lấy tay xoa xoa gương mặt được thời gian xếp nếp. Cụ cầm tay từng người khách phương xa, hỏi thăm, căn dặn đủ điều như đã thân thuộc tự bao giờ.
Mới thoạt nhìn cụ Trù chắc khó ai đoán nổi tuổi của cụ, mặc dù ánh mắt cụ đã chuyển màu, chỉ nhìn thấy mờ mờ nhưng giọng nói còn trong và rõ ràng. Sự minh mẫn ở cái tuổi 119 này như thách thức thời gian và vòng đời sinh - bệnh - lão -tử của một con người. Xuất hiện với nụ cười rất tươi, dáng người mảnh khảnh, bước đi nhanh nhẹn như một người vẫn còn khả năng lao động.
Cụ Trù sinh được 11 người con, hiện cụ đang sống với người con trai út tên Nguyễn Hữu Phương năm nay đã bước sang tuổi 70. Khi hỏi tuổi cụ Trù, ông Phương, con trai út của cụ đưa ra cho chúng tôi xem chứng minh thư của cụ và quyển sổ hộ khẩu gia đình, tất cả đều ghi rõ cụ Nguyễn Thị Trù sinh ngày 4/5/1893. Như vậy, năm 2012 này cụ Trù đã 119 tuổi, và tính đến thời điểm hiện nay thì chưa có người Việt Nam nào sống vượt qua được ngưỡng tuổi này. Răng cụ Trù vẫn còn nguyên chưa rụng, trên đầu mái tóc vẫn còn cọng đen xen lẫn bạc. Cụ kể do cụ nhai trầu nên răng khỏe vậy đó chứ con trai út của cụ nay cũng rụng hết răng rồi. Ngày xưa còn trẻ, cụ là một cô gái thôn quê khỏe khoắn, lao động như mấy anh cửu vạn vạm vỡ mà người ta thường thấy ở các bến cảng, khu bốc vác. Hòa chung không khí vừa lao động vừa chiến đấu, cụ cũng tham gia đào hầm, nấu cơm tiếp tế cho bộ đội. Cụ bảo, hoạt động Cách mạng thời cụ sôi nổi lắm.
Ông Phương, con trai cụ Trù cho biết: "Dù không biết tới bệnh viện nhưng bước sang năm nay cụ nhà ăn uống cũng bắt đầu yếu đi, mỗi bữa cụ chỉ ăn được một chén cơm và uống thêm sữa hộp. Hiện nay, sức khỏe của cụ Trù ngày càng đi xuống nhưng cụ vẫn có thể làm được các công việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn ghế và nấu cơm giúp con cháu”.

http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/DFTRWETWERT4W3.jpg

Cụ bà Nguyễn Thị Trù và con trai.
Nói về bí quyết sống lâu cụ Trù không ngần ngại chia sẻ: "Không có bí quyết gì cả, hãy thương yêu giúp đỡ mọi người và nếu có thể thì hãy làm những việc tốt, như vậy tâm hồn sẽ được thanh thản là sống lâu thôi". Chòm xóm xung quanh nơi cụ Trù ở cũng nhận xét: Cụ sống rất chan hòa với mọi người, chưa bao giờ thấy cụ bực tức với ai, con cháu trong nhà rất đoàn kết, luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Có lẽ với bí quyết sống giản đơn trong tình yêu thương với mọi người. Những tình cảm đó như sợi dây chắc chắn neo giữ cụ ở lại với gia đình, với cuộc đời cho đến ngày hôm nay.
Tiếp lời cụ Trù, ông Nguyễn Hữu Phương con trai út cụ nói: "Cái ngày cụ ông mất vào năm 1963 thì cũng từ thời điểm đó cụ Trù thường xuyên qua lại Tịnh xá Ngọc Phước ngay cạnh nhà để làm từ thiện và ngồi thiền, cụ thường xuyên ăn chay niệm phật và đặc biệt nhất là vào những ngày rằm mồng một, cuối tháng”.
Trường thọ nhờ sống vui, sống có ích
Khi chúng tôi hỏi cuộc sống gia đình, ông Phương tâm sự trước đây gia đình đông con cái nên phải chia bớt phần ruộng để cày cấy, còn lại một số thì ra ngoài làm công nhân hay cửu vạn. Thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào cây lúa cứ vậy sống hết năm này qua năm khác. ông Phương và hai người con khác của cụ Trù hiện còn sống ngày ngày chăm sóc mẹ già. Còn lại mấy người con của cụ đã về với đất trước cụ.
Ông Phương cũng có tuổi nên chẳng làm được việc gì, mỗi tháng những đứa con của ông gửi cho vài trăm ngàn để chi tiêu mặc dù các con ông đều là công nhân. Ông Phương niềm nở: "Cụ sống được đến bây giờ cũng là niềm hạnh phúc rất lớn của gia đình và là niềm tự hào của cả dòng họ. Ngoài việc sống vui, sống khỏe, sống có ích, cụ luôn coi mình là một trong những tấm gương sáng để cho con cháu học tập”.
Nói về việc sống thọ, cụ Nguyễn Thị Trù cho biết, bây giờ tuổi đã về già, sống được ngày nào phải là tấm gương mẫu mực giáo dục con cháu đạo nghĩa làm người. Theo cụ Trù cho biết, sở dĩ các cụ ở đây có tuổi đời cao là do cuộc sống thanh bình, môi trường sống trong lành, con cháu hiếu thảo, gia đình hòa thuận.
Nói về cụ Trù, người dân xã Đa Phước rất vinh dự và tự hào. Địa phương vẫn còn một số cụ năm nay cũng hơn 100 tuổi và nhiều cụ gần 100 tuổi nhưng vì lý do nào đó chưa đăng ký kỷ lục nên chưa được vinh danh. Các cụ gần 90 tuổi thì còn khá nhiều và rất khỏe, có lẽ do cuộc sống làm nông bận rộn giúp các cụ vận động mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc với rượu bia, thuốc lá đã giúp các cụ sống thọ hơn.
Tuổi 119 nhưng hầu như không biết đến bệnh viện
Hơn trăm năm qua, cụ Trù có sức khoẻ khá dẻo dai. Cụ ăn uống đạm bạc nhưng điều độ. Cụ tâm sự độ này năm ngoái mỗi bữa cụ ăn hai chén cơm với rau trồng
trong vườn và tôm cá đánh bắt ngoài đồng. ông Phương, con trai cụ nói vui: "Cụ nhà tôi được cái ăn tốt, ngủ tốt. Chế độ ăn uống của cụ cũng đơn giản, giống như cả nhà. Ngày đủ ba bữa, bữa sáng thường ăn cháo, trưa và tối ăn cơm, ngoài ra còn bổ sung một số hoa quả, sữa và bánh ngọt. Sống đến tuổi này, cụ gần như không biết đến bệnh viện”.
Đỗ Vượng

thái thanh tâm
25-07-2012, 09:07 AM
Về khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"

Lại Nguyên Ân


Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông. Tôi cũng chưa đọc thấy trong hồi ức những người lớn lên và đi học tiểu học, trung học ở miền Nam vào quãng thời gian ấy nói rằng khẩu hiệu kể trên có ghi đâu đó trong khuôn viên các ngôi trường.
Tất nhiên, đừng nghĩ rằng vì khẩu hiệu đó không “hiển thị” trong cộng đồng thì tư tưởng ngụ trong khẩu hiệu ấy không chi phối tâm thức người dạy, người học, và nói chung, tâm thức cộng đồng thời ấy.
Nhưng cần ghi nhận sự thực vừa kể về sự không hiện diện khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” trong khuôn viên trường học. Và đến sau tháng 4/1975, tình hình vừa nêu lại cũng phổ cập vào nhà trường từ vĩ tuyến 17 trở vào đến chót mũi Cà Mau.
Thế thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” đã “sống lại” trong ngành giáo dục Việt Nam từ bao giờ? Nó được thể hiện như ta thấy hiện nay trên rất nhiều (rất nhiều chứ không phải toàn bộ) khuôn viên các ngôi trường từ Bắc chí Nam là từ khi nào? Do ai? Do chủ trương của ngành giáo dục hay do “sáng kiến” tự động, tự phát của các trường?
Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”, … “chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy”!
Tiếp theo bài này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại. [1]
[Những năm 1970, thái độ chính thống đối với Nho giáo nói chung và các tư tưởng của nó, ngoài việc duy trì định hướng “phản phong” vốn được đề ra từ trước, có lẽ còn được tăng cường do việc cảnh giác đề phòng “cách mạng văn hóa” qua của Hữu Nghị tràn vào đồng bằng sông Hồng!]
Trở lại câu hỏi: khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trở lại trong ngành giáo dục từ khi nào? Thật chi tiết về việc này, nhất là khía cạnh “là chủ trương hay do tự phát” mà khẩu hiệu này được trương cao trên khuôn viên các ngôi trường? – thì cần có xác nhận của những người ghi sử ký ngành giáo dục (hiện ở ngành này bộ này có vị trí người ghi biên niên hay không?).
Đứng ngoài quan sát như tôi và phần đông bạn đọc, thì khẩu hiệu này có lẽ đã tái xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1990. Mấy năm cao trào đổi mới có một số đề xuất cải cách giáo khoa, nhất là môn Văn, sao cho bớt khô cứng, chứ chưa nêu đến quan hệ thầy trò hay việc tăng trọng môn đức dục.
Phải tới những năm 1990, bước vào thời kinh tế thị trường ít lâu, thu nhập của dân cư mấy đô thị lớn khá lên, việc đầu tư cho sự học hành của con cái dần dần được chú trọng hơn, đương nhiên các bậc phụ huynh phải chú ý tới các thầy giáo cô giáo dạy dỗ con em mình. Chuyện dạy thêm học thêm diễn ra từ lâu, bất chấp sự ngăn trở hay khuyến khích, dần dần đã tạo ra một thị trường dạy học. Không ít giáo viên cải thiện được đời sống, tức là bù được phần lương quá nhỏ bé, bằng việc dạy thêm; lại có những ông thầy kiếm được tiền tỷ, mua nhà mua đất, sắm được tiện nghi đắt tiền, nhờ dạy thêm; đấy là sự thật; cũng như cái sự thật là ở từng vùng, các vị phụ huynh đều biết với mỗi môn nào thì có những thầy nào dạy giỏi, nên đưa con em đến học. Chính là lao động của những người thầy, bất luận trên giảng đường chính khóa hay trên các phòng dạy thêm, đã nâng giá trị người thầy trong cộng đồng, trước hết là trong con mắt những người có con em đang đi học. Ta cũng còn chưa thể kiểm chứng được giá trị của những thầy giỏi này, một khi cơ chế thi cử không còn nặng nề như bấy lâu nay.
Tất nhiên những phụ huynh thuộc loại nghèo hoặc hơi nghèo sẽ có lúc phải thấy “ghê răng” khi tính đến việc đưa con em mình tới học thêm ở những ông thầy được tiếng là giỏi nhất, nhiều học sinh đỗ đạt nhất, vì những mức giá học phí không hề thấp. Chính là tất cả những điều này, đặt trong kiểu thức học và thi hiện thời, đã nâng giá người thầy, cả khía cạnh dở lẫn khía cạnh hay.
Có thể nói, tâm lý coi trọng và đề cao người thầy và lao động dạy học chính là cơ sở tâm lý xã hội khiến cho khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ chỗ bị cấm đoán miệt thị trong “đêm dài bao cấp”, lại bỗng chốc được nêu cao trên khuôn viên các ngôi trường vẫn được những người quản lý nó mệnh danh là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”.
Tất nhiên, như đã nói, điều đã khiến các ban quản trị nhà trường dùng đến khẩu hiệu trên, còn là những lo ngại về tình trạng được gọi là “xuống cấp” đạo đức xã hội có vẻ như biểu hiện ngày càng nặng và đáng báo động trong nhà trường, tuy rằng ban đầu người ta chỉ nhấn mạnh chuyện học trò hư, vô lễ, chứ rất khó khăn để ghi nhận các chuyện không hay trong giới giáo viên.
***
Thế nhưng có nên tiếp tục trương cao khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” cả trên khuôn viên các ngôi trường Việt Nam hiện nay cũng như trong lời nói hàng ngày hay không?
Tôi vẫn chưa quên cảm giác gì đó rất không thoải mái mỗi khi nhìn thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được sơn vẽ sao cho kích cỡ thật lớn, lại đặt ở vị trí đáng chú ý nhất, tại các ngôi trường Việt Nam.
Vì sao vậy? Vì nó lời lẽ bằng ngôn từ Hán Việt, không phải lời lẽ thuần Việt. Vì nó gắn với những thời kỳ rõ ràng là đã qua của giáo dục Việt Nam. Vì nó ngày càng bộc lộ yếu tố vay mượn ngoại lai mà cũng ngày càng rõ là không nên tiếp tục.
Nếu bảo ta vẫn có thể dùng “tiên học lễ hậu học văn” như khẩu hiệu trong giáo dục bởi nền giáo dục ta từ ban đầu vốn chịu ảnh hưởng Trung Hoa; thì cần đáp lại rằng: đúng là giáo dục ở Việt Nam xa xưa thuở ban đầu chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Hoa, tiếp nhận cái học của Nho giáo, trong ngàn năm Bắc thuộc và suốt 9 thế kỷ các nền quân chủ độc lập. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX và nhất là từ đầu thế XX, nền giáo dục ở Việt Nam đã chuyển sang tiếp nhận giáo dục của châu Âu, trực tiếp là của Pháp. Cho đến ngày nay, thử nhìn xem toàn bộ học vấn mà 12 lớp thuộc hệ nhà trường phổ thông của ta cung cấp cho học sinh là nguồn từ đâu? Rõ ràng có ít ra đến 99% các tri thức là từ nguồn Âu-Mỹ! Hãy xem từng môn vật lý, hóa học, toán, thực vật, động vật, … các tri thức là lấy từ đâu? Chắc chắn không lấy từ Khổng (Nho), Đạo hay Lão Trang. Chằng riêng gì ta, giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc, Nhật Bản, ở chính Trung Hoa, Đài Loan, cũng đều như vậy. Vậy là về giáo dục thì toàn bộ các vùng châu Á trong đó có ta đều đã “thoát Á” rồi, có còn là kiểu trường học “chi hồ giã giả”, học tứ thư ngũ kinh, học viết văn bát cổ,… nữa đâu? Chẳng riêng gì châu Á, mà khắp hành tinh chúng ta, hệ thống các tri thức dạy cho các trường phổ thông, đều có nguồn Âu-Mỹ. Vậy thì nhà trường hiện tại đâu có còn dính líu gì nhiều với Nho giáo mà toan quay lại dùng các phương châm, khẩu hiệu rút từ nó?
Cốt lõi mệnh đề “tiên học lễ hậu học văn” là nhấn mạnh việc trau dồi tư cách đạo đức bên cạnh việc học lấy tri thức và kỹ năng. Đây là một phương châm không riêng gì của giáo dục ở phương Đông. Nhưng cách diễn đạt lấy chữ “lễ” đại diện cho toàn bộ phương diện đạo đức thì rõ ràng là một quy nạp quá lệch, tỏ ra cũ kỹ, lại rất dễ phát sinh hiểu lầm và bị lạm dụng; toàn bộ phương diện tri thức và kỹ năng mà người ta cần tiếp nhận trong sự học, đem gói vào chữ “văn” thì quả là sơ giản hóa đến mức khó chấp nhận.
Trong cuộc sống thường ngày, ngoài ý nghĩa lễ độ thông thường, “lễ” thường ám ảnh người ta ở một vài hàm nghĩa thông tục. Đối với phía người học, “lễ” dễ gợi tới sự khuất phục, – đòi hỏi học trò phải vâng phục, – điều mà càng học trò lớp trên càng khó có thể sẵn sàng thể hiện, do tư cách “người lớn” đang đậm dần lên ở các cô gái, chàng trai, họ không thể “phục” nếu người thầy không thật giỏi và không thật có tư cách. Đối với phụ huynh, “lễ” nổi bật nhất ở ý nghĩa cống nạp, – nó có cái gì đó nặng nề hơn so với sự trả công thông thường.
Tôi biết là có bạn sẽ yêu cầu phải nêu những hàm nghĩa của “lễ” từ gốc, từ các kinh điển Nho giáo. Song đấy là lĩnh vực của giới nghiên cứu học thuật; người ngoài đời thường không đủ hiểu biết để tiếp cận như thế; họ chỉ hiểu và đụng chạm với “lễ” ở ý nghĩa thông tục mà thôi.
Cho nên, việc sử dụng lại khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt tình thế tạm thời này. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm từ những nguồn thuần Việt”; và nếu không tìm được từ nguồn “thuần Việt”, thì nên tham khảo những nguồn có quy mô thế giới, chẳng hạn từ nguồn của tổ chức UNESCO.
Trong bối cảnh thế giới hiện tại, ta cũng nên lưu ý đến những hiện tượng như các viện mang tên Khổng Tử được Trung Quốc lập ra ở các nước với tính cách những cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài. Cái tên của Khổng Tử và có lẽ cả học thuyết của ngài nữa, như vậy, đang được đóng dấu đậm bản quyền quốc gia Trung Hoa. Ta nên tế nhị với chuyện này. Ta nên tự chứng tỏ rằng: từ thời hiện đại, người Việt Nam chúng ta đã đứng ngoài biên giới của nền văn hóa Trung Hoa rồi, không còn đứng trong đó nữa, như ở thời trung đại. Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” – vốn có xuất xứ từ Khổng Tử – càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ nên được ghi nhận như một trong những thứ ta đã từng vay mượn thời quá khứ xa xưa.
20/7/2012
LẠI NGUYÊN ÂN

Chú thích
[1] Trần Đình Hượu (1995): Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội: Nxb. Văn hóa, in lần 2 có bổ sung, 1996, tr. 7 – 9; Trần Đình Hượu (2001): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông /Lại Nguyên Ân sưu tầm biên soạn/ Hà Nội: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 171-172.

TRUNGTRUNGNIEN
25-07-2012, 01:12 PM
Những hành động “quá tay” của Trung Quốc làm suy yếu chính sách quyền lực mềm mà nước này đề ra để gây ảnh hưởng lên các nước khác.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Vu/247/quyen-luc-mem-1.jpg

Nằm trong nỗ lực tăng cường Quyền lực mềm, Trung Quốc từng chi nhiều
tiền cho sự kiện Triển lãm Thế giới Thượng Hải 2000 - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo


Mới đây, GS Joseph Nye, “cha đẻ” học thuyết Quyền lực mềm của Mỹ, có bài viết trên tờ The Wall Street Journal về việc Trung Quốc (TQ) đang tăng cường đẩy mạnh chính sách quyền lực mềm. Cụ thể, nước này không ngừng xây dựng thêm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, mở kênh phát thanh quốc tế CRI với nhiều ngôn ngữ, kênh truyền hình quốc tế phát sóng suốt 24 giờ mỗi ngày. Năm ngoái, khoảng 240.000 sinh viên quốc tế theo học tại TQ, tăng hơn rất nhiều so với con số 36.000 cách đây 1 thập niên. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2009 - 2010, Bắc Kinh đầu tư 8,9 tỉ USD cho các chính sách quyền lực mềm.

Liên quan đến chính sách quyền lực mềm của TQ và Đông Nam Á, Thanh Niên phỏng vấn GS Joseph Nye về vấn đề này.

Ông từng cho rằng có 3 cách để tác động lên các nước khác: sử dụng sức mạnh quân sự; sử dụng sức mạnh kinh tế; thu hút thông qua văn hóa, ngoại giao và một số nguồn lực. Theo ông, TQ đang sử dụng những quyền lực nào (đâu là quyền lực mềm, đâu là quyền lực cứng) để gây ảnh hưởng lên các nước khác?

Quyền lực mềm là khả năng tác động đến đối tác thông qua thu hút và thuyết phục các nước hơn là gây áp lực, đe dọa hay “dụ dỗ” bằng tiền bạc (quyền lực cứng). Hầu hết các quốc gia đều sử dụng cả 2 loại quyền lực này. Hiện tại, TQ đang sử dụng sức mạnh hải quân và những “miếng mồi” kinh tế để thực thi quyền lực cứng. Đồng thời nước này sử dụng văn hóa và “ngoại giao quần chúng” như những biện pháp quyền lực mềm.

Phát biểu tại Đại hội lần thứ 17 của đảng Cộng sản TQ vào năm 2007, Chủ tịch nước này Hồ Cẩm Đào kêu gọi tăng cường đầu tư cho quyền lực mềm. Ông đánh giá thế nào về chính sách quyền lực mềm của TQ từ đó đến nay?

Sự trỗi dậy của sức mạnh quân sự và kinh tế TQ dường như đang đe dọa các nước láng giềng. Vì thế, ông Hồ Cẩm Đào đã đúng khi thúc giục TQ cần tăng cường quyền lực mềm. Đó là việc tạo sức hút các quốc gia láng giềng để những nước này không hình thành liên minh phản kháng lại TQ. Bắc Kinh đã thực thi quyền lực mềm bằng nhiều cách như phát triển Học viện Khổng Tử, các đài phát thanh, tổ chức những sự kiện đặc biệt như Triển lãm thế giới Thượng Hải.

Ông có cho rằng TQ đang thành công trong việc tác động các nước bằng quyền lực mềm?

TQ có một nền văn hóa đủ sức hấp dẫn nhiều quốc gia khác, nhưng những hành vi “quá trớn” của nước này đang tổn hại đến nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thực thi quyền lực mềm. Ví dụ như những hành động gần đây của TQ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. Những biện pháp sử dụng hải quân và sức mạnh kinh tế làm giảm “sức hấp dẫn” của TQ.

Nhiều năm qua, văn hóa TQ ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước Đông Nam Á. Theo ông các nước Đông Nam Á có cần phải làm những gì?

Một trong những cách để Việt Nam và các nước Đông Nam Á ứng phó quyền lực mềm của Trung Quốc là phải đồng lòng nhằm tiến đến việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Trong bài phát biểu chào năm 2012, Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào cảnh báo nước này đang bị bào mòn bởi văn hóa phương Tây. Ông đánh giá thế nào về tuyên bố trên?

Tôi không nghĩ văn hóa TQ bị yếu đi nhưng tôi cho rằng một số hành động của nước này làm tổn hại quyền lực mềm của họ. Giới chức TQ chưa thực sự hiểu rằng xã hội dân sự thực hiện chính sách quyền lực mềm quốc gia tốt hơn là chính phủ. Ví dụ như những trường đại học và điện ảnh Hollywood tạo quyền lực mềm cho Mỹ tốt hơn các chương trình của chính phủ nước này. Vì thế, việc can dự của chính phủ TQ khiến xã hội dân sự nước này không đóng vai trò đầy đủ trong việc tạo ra quyền lực mềm.

GS Joseph Samuel Nye Jr, 75 tuổi, được trao học vị tiến sĩ ngành Khoa học chính trị của ĐH Harvard vào năm 1964. Sau đó, ông đảm nhiệm hàng loạt vị trí quan trọng như: Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia… Ngoài ra, ông từng là Hiệu trưởng trường chính sách công John F. Kennedy thuộc ĐH Harvard.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/Vu/247/quyen-luc-mem-2.jpg


Về nghiên cứu học thuật, ông là người đi tiên phong, đặt nền móng cho học thuyết Quyền lực mềm. Năm 2011, Học viện Chính sách đào tạo, nghiên cứu và quốc tế (TRIP) thuộc Mỹ bầu chọn GS Joseph Nye đứng vị trí thứ 6 trong số những học giả ảnh hưởng nhất đến chính sách đối ngoại của Mỹ suốt 20 năm qua. Cũng trong năm 2011, tạp chí Foreign Policy bình chọn ông là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới hiện tại.


Một trong những cách để Việt Nam và các nước Đông Nam Á ứng phó quyền lực mềm của Trung Quốc là phải đồng lòng

GS Joseph Nye

Ngô Minh Trí (thực hiện)
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
26-07-2012, 07:53 AM
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/Chinaexercisend.jpg

Một cuộc tập trận của Trung Quốc tại biển Đông - Ảnh: AFP



* Trung Quốc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật gần Trường Sa?

Các tranh chấp giữa Trung Quốc và bốn quốc gia ASEAN tại biển Đông đã trở nên quá căng thẳng và có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc xung đột, theo báo cáo của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), một tổ chức nghiên cứu uy tín hàng đầu về tranh chấp tại biển Đông hôm 24.7.

Theo báo cáo của ICG, các tranh chấp tại biển Đông đã lâm vào thế bế tắc.

“Mọi xu hướng đang đi sai đường, và triển vọng về một giải pháp đang mờ dần”, ICG nhận xét trong báo cáo có tựa Dậy sóng biển Đông: Phản ứng khu vực.

Kết luận bi quan nói trên được đưa ra cùng ngày với việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phi pháp về quân sự và chính trị để hợp lý hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Vào hôm 23.7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thông báo kế hoạch mua sắm máy bay, bao gồm trực thăng chiến đấu có thể sử dụng trong các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Trung Quốc và Philippines đang có tranh chấp tại bãi cạn Scarborough và những vùng biển xung quanh.

Trong Thông điệp toàn quốc đọc trước phiên họp lưỡng viện Quốc hội, ông Aquino đã thể hiện lập trường cứng rắn trước một mối đe dọa không nói rõ. “Nếu một ai đó vào mảnh sân của bạn và nói rằng hắn sở hữu nó, bạn có chấp nhận không?”, ông này nói.

Theo tờ New York Times, văn phòng tại Bắc Kinh của ICG đã dành ra hai năm để nghiên cứu về biển Đông, phỏng vấn những nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc và các quốc gia liên quan đến tranh chấp biển Đông.

Vào tháng 4, ICG đã công bố một báo cáo tập trung vào vai trò của các cơ quan dân sự và quân sự trong những hành động của Trung Quốc tại biển Đông, trải rộng từ quân đội Trung Quốc đến các cơ quan ngư nghiệp.

Báo cáo mới nhất của ICG đã đề cập đến thất bại gần đây của ASEAN trong việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

“Không có sự đồng thuận về cơ chế giải quyết, căng thẳng tại biển Đông có thể dễ dàng lan ra thành xung đột vũ trang”, ông Giám đốc chương trình châu Á của ICG Paul Quinn-Judge cảnh báo.

Trên mặt trận ngoại giao, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN mới đây đã kết thúc với nhiều rạn nứt khi nhóm này lần đầu tiên trong lịch sử không thể đưa ra một tuyên bố chung vì các tranh chấp tại biển Đông.

Nước chủ nhà Campuchia được nhiều người xem là ủng hộ Trung Quốc, theo AFP. Điều này đã ngăn cản những nỗ lực của Philippines nhằm đạt được một lập trường cứng rắn hơn của ASEAN trước Trung Quốc.

ICG nhận xét trong báo cáo rằng Trung Quốc đã chủ động tận dụng sự chia rẽ của ASEAN bằng cách đưa ra những ưu đãi với các thành viên ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp.


Trung Quốc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật gần Trường Sa?

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 24.7 đưa tin quân đội nước này đang đợi lệnh để tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phía Trung Quốc tuyên bố cuộc tập trận này nhằm “thể hiện thực lực hải quân cho các nước láng giềng chứng kiến”.

Theo CCTV, hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã gấp rút hướng xuống biển Đông để chuẩn bị cho cuộc tập trận.

Trong khi đó, tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh nước này đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc tập trung tại một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại biển Đông. Theo nguồn tin, số tàu này bao gồm tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.

Vào hôm 8 và 9.7, Bộ Quốc phòng Nhật cũng báo động về việc 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản để đến Thái Bình Dương.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
26-07-2012, 07:57 AM
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/nulandvictoriand.jpg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland - Ảnh: AFP


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu vào 24.7, rằng nước này lo ngại về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc thành lập Tam Sa, bà Nuland nói: “Chúng tôi vẫn lo ngại liệu có nên có bất kỳ hành động đơn phương kiểu như thế hay không".

Theo bà Nuland, hành động của Trung Quốc có vẻ như "nhằm đặt vào tình thế sự đã rồi một vấn đề mà chúng tôi từng nhiều lần nói rằng chỉ có thể giải quyết thông qua đàm phám, đối thoại và tiến trình ngoại giao phối hợp giữa các bên”.

Mỹ vốn khẳng định nước này không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông song có lợi ích quốc gia về quyền tự do hàng hải tại tuyến đường biển nhộn nhịp và duy trì hòa bình, ổn định.

Cũng trong hôm 24.7, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện, đã nói rằng các hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc tại biển Đông là “khiêu khích không cần thiết”.

“Quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc về việc triển khai quân tại các quần đảo ở biển Đông, vốn được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là khiêu khích không cần thiết”, hãng AFP trích tuyên bố của ông McCain.

Ông McCain nói hành động của Trung Quốc gần đây chỉ “củng cố lý do tại sao nhiều nước châu Á ngày càng lo ngại về những tuyên bố lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc, vốn không có cơ sở theo luật quốc tế và khả năng Trung Quốc sẽ âm mưu áp đặt các tuyên bố chủ quyền thông qua việc hăm dọa và áp bức”.

Sơn Duân
(nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
26-07-2012, 01:13 PM
.




Một số thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ đã giới thiệu một nghị quyết, hối thúc Trung Quốc và ASEAN hoàn thành việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trước khi căng thẳng tăng thêm.

Theo tờ Foreign Policy hôm 25.7, các thượng nghị sĩ John Kerry (Dân chủ), Richard Lugar (Cộng hòa), John McCain (Cộng hòa), Jim Webb (Dân chủ), James Inhofe (Cộng hòa) và Joe Lieberman (Độc lập), đã giới thiệu một nghị quyết về tranh chấp biển Đông trong tuần này.

Dự thảo nghị quyết thúc giục các bên trung thành với các cam kết theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế thực hiện những hoạt động làm phức tạp tình hình hoặc leo thang tranh chấp trong lúc chờ đợi thông qua COC.

Dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi các bên kiềm chế thực hiện những hành động tại các quần đảo, các bãi đá ngầm, bãi cạn và giải quyết những khác biệt theo một cách thức mang tính xây dựng.



http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/ChinaMS.jpg

Tàu hải giám của Trung Quốc tại biển Đông - Ảnh: AFP


Theo tờ Foreign Policy, chính quyền Mỹ đã âm thầm thúc giục các nước ASEAN giải quyết những bất đồng nội bộ và đưa ra một lập trường chung về cách thức hoàn thành COC nhằm giải quyết tranh chấp trên biển.

Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Campuchia vào ngày 12.7, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói: “Chúng tôi thấy một số ví dụ đáng lo ngại về sự dọa dẫm kinh tế và việc sử dụng khó hiểu các tàu công vụ và quân sự trong các tranh chấp giữa ngư dân. Thế nên, chúng tôi trông đợi ASEAN và Trung Quốc đạt được những tiến triển có ý nghĩa nhằm hướng đến việc hoàn tất COC cho biển Đông dựa theo luật pháp và các thỏa thuận quốc tế”.

Dự thảo nghị quyết của các thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ tiến trình này song cũng tái xác nhận cam kết của Mỹ nhằm hỗ trợ các nước ASEAN duy trì sự mạnh mẽ và độc lập, đồng thời cam kết tăng cường quan hệ đối tác của Mỹ với các nước ASEAN.

Dự thảo nghị quyết cũng ủng hộ đẩy mạnh “hoạt động của các lực lượng vũ trang Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, bao gồm biển Đông, bao gồm quan hệ đối tác với lực lượng vũ trang các nước trong khu vực, nhằm hỗ trợ tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế…”.

Trong thông báo gửi đến tờ Foreign Policy, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry nói thất bại của ASEAN trong việc đưa ra một tuyên bố chung về COC tại hội nghị ở Campuchia làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và nước láng giềng. Ông Kerry cũng thuyết phục các thượng nghị sĩ khác rằng đã đến lúc lên tiếng.

“Các tranh chấp là có thật và chúng đang diễn biến nghiêm trọng hơn. Tôi nghĩ điều tối thiểu mà Thượng viện có thể làm là ra nghị quyết một cách rõ ràng và dứt khoát nhằm ủng hộ những nỗ lực phát triển COC của ASEAN”, ông Kerry nói.


Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế

Cũng trong hôm 25.7, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã nói rằng các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền ở biển Đông có thể đã vi phạm luật pháp quốc tế.

Ông Webb, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ hãy làm rõ tình hình với Trung Quốc và báo cáo Quốc hội ngay tức khắc.

“Với sự trỗi dậy của một phe cánh nhất định có liên hệ với quân đội Trung Quốc, Trung Quốc ngày càng hung hăng. Vào ngày 21.6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái mà họ gọi là thành phố cấp địa khu Tam Sa. Đây đúng là việc thành lập đơn phương, vô căn cứ một cơ quan chính quyền tại khu vực cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền”, ông Webb phát biểu.

Ông Webb cũng chỉ trích việc Trung Quốc từ chối giải quyết tại các tranh chấp tại diễn đàn đa phương.

“Họ khẳng định những vấn đề đó chỉ được giải quyết song phương, một đối một. Tại sao? Vì họ có thể chi phối bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể cho là sự vi phạm luật pháp quốc tế. Nó trái với các tuyên bố của Trung Quốc về thiện chí hợp tác với ASEAN để phát triển COC”.

Trước đó, vào hôm 24.7, Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện, đã lên án các hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc là “khiêu khích không cần thiết”.

“Quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc về việc triển khai quân tại các quần đảo ở biển Đông, vốn được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là khiêu khích không cần thiết”, hãng AFP trích tuyên bố của ông McCain.

Ông McCain nói hành động của Trung Quốc gần đây chỉ “củng cố lý do tại sao nhiều nước châu Á ngày càng lo ngại về những tuyên bố lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc, vốn không có cơ sở theo luật quốc tế và khả năng Trung Quốc sẽ âm mưu áp đặt các tuyên bố chủ quyền thông qua việc hăm dọa và áp bức”.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
27-07-2012, 01:33 PM
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/SonDuan/TruongSand.jpg

Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Một nhà nghiên cứu tên tuổi trên thế giới nhận định rằng đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc tại biển Đông là "cái cùm lớn tròng vào cổ Trung Quốc".

Theo bài báo đăng trên tờ Straits Times hôm nay (27.7), ông Mahbubani - Hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc đại học Quốc gia Singapore Kishore, nói rằng Trung Quốc đang phạm phải những sai lầm nghiêm trọng về địa chính trị.

Một trong những sai lầm lớn của Trung Quốc đã được thể hiện tại hội nghị ASEAN ở Campuchia trong tháng này, khi gây áp lực lên nước chủ nhà khiến ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử không thể thông qua được thông cáo chung, theo ông Mahbubani, người mà tạp chí Foreign Policy xếp vào danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới.

Một sai lầm đáng chú ý nữa là việc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò phi lý tại biển Đông. Theo ông Mahbubani, đường lưỡi bò (còn gọi là đường chín đoạn) mà Trung Quốc vẽ tại biển Đông chỉ là một cái “cùm địa chính trị lớn tròng vào cổ Trung Quốc”.

Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 được ông Mahbubani đánh giá là một hành động dại dột.

“Với việc đệ trình đường chín đoạn lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã lâm vào một tình thế không thể thắng, bởi rất khó có thể bảo vệ bản đồ này theo luật pháp quốc tế”, ông Mahbubani viết trên tờ Straits Times.

Sơn Duân
(Nguồn: TNO)

TRUNGTRUNGNIEN
27-07-2012, 02:37 PM
Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=210707&Width=400

Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613. Ảnh: TS. Sơn cung cấp.



Khẳng định chủ quyền Việt Nam

TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).

TS. Sơn cho hay: Không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này.

Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVI... cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891...

Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine... (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).

Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.

Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)....

Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.

Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta), TS. Sơn phân tích.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đặc biệt từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ.

Theo TS. Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ.

Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).

“Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền”, ông Sơn nói.


Trung Quốc chưa bao giờ có Hoàng Sa, Trường Sa



http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=210708&Width=400

An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838.


Theo TS. Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan...

Qua ông Thắng, TS. Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1909.

Trong số này có bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nxb. Edinburgh ấn hành năm 1876, bản đồ China, ấn hành năm 1883, bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900...

“Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa”, TS. Sơn nhấn mạnh.

Nguyễn Huy
(Nguồn: TPO)

thái thanh tâm
29-07-2012, 07:19 PM
Ông giáo già làm bé gái lớp 7 có thai

Thấy bụng con gái ngày một to, gia đình đi siêu âm mới biết cô bé mang thai tháng thứ 5, và "tác giả" là ông giáo về hưu sống sát nhà.

Ngày 28/7, ông Đặng Ngọc Thạch, Phó công an xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) cho biết, vừa chuyển hồ sơ vụ nghi án hiếp dâm trẻ em lên công an huyện điều tra theo thẩm quyền. Ba ngày trước, anh Hạnh (42 tuổi) lên trình báo con gái bị ông Đặng Thiền Thịnh (64 tuổi), nhiều lần quan hệ dẫn đến có thai.

Theo lời người bố, bằng việc dụ cho tiền mua kẹo cao su, ông Thịnh đã dụ dỗ bé Linh (13 tuổi) giao cấu. Gia đình phát hiện thấy con tăng cân, bụng ngày một to. Sau khi đưa con đi siêu âm, gia đình anh mới con gái đang mang thai tháng thứ 5. Người bố tá hỏa gặng hỏi, cô bé cho biết ông hàng xóm là "tác giả".

Bị triệu tập lên trụ sở, ông Thịnh thừa nhận hành vi gây ra cho bé Linh. "Sự việc phức tạp nên chúng tôi đã chuyển hồ sơ lên cấp huyện", ông Thạch nói và cho biết, sau khi lấy lời khai, ông Thịnh được bảo lãnh về nhà.

Theo lời ông Thạch, ông Thịnh vốn là giáo viên tiểu học nhưng đã về hưu từ nhiều năm nay. Dù có hai vợ và đông con nhưng ông Thịnh sống một mình trong căn nhà cấp 4. Hàng xóm cho biết, ông Thịnh sống khép kín, ít giao lưu với mọi người.

Hoàng Việt

* Tên bố con nạn nhân đã thay đổi

thái thanh tâm
02-08-2012, 08:23 PM
Tội ác lại thản nhiên lập đỉnh mới

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 01.08.2012, 08:00 (GMT+7)

SGTT.VN - Không biết cái cảm giác lúc nghe tin Lê Văn Luyện giết hại cả một gia đình, so với cái tin ở Sơn Tây (Hà Nội) một kẻ lẻn vào nhà hãm hiếp bé tám tuổi, chém chết bé bốn tuổi, thì cung bậc của nỗi căm uất và sợ hãi, tuyệt vọng đã có gì thay đổi?

http://sgtt.vn/Uploads/Images/f/798/f798ac6cf275dadceada289a81af31e5.jpg

Thông tin ban đầu có nhiều khó hiểu, kỳ quặc về hành vi của kẻ thủ ác Đặng Trần Hoài (26 tuổi). Lúc có người vào bế bé bốn tuổi đang nằm trên vũng máu thì hắn hét lên: “Còn một đứa nữa trong đây này”, và xông ra chém. Cứ thế, không mặc quần, hắn chạy tới khi bị bắt. Lại còn ông thợ cắt tóc kể Hoài chui vào nhà ông, nằm đắp chăn, ông tung chăn đuổi đi thì thấy hắn ở truồng. Nếu đây là một kẻ điên loạn, thì khỏi phân tích gì nhiều ngoài bài học quản lý người điên và hãy cẩn thận bảo vệ con em.

Nhưng nếu Hoài là một tội phạm tỉnh táo thì sao? Giải thích thế nào đây về những hành vi quái thai và tội ác kinh hoàng, về sự phát triển con người ở xã hội chúng ta? Điều kiện xã hội cụ thể nào đã hình thành nên những con người như thế? Những kẻ không thể gọi là người, mà là ma quái, quỷ sứ ấy chắc chắn cũng lọt lòng bởi một người mẹ. Cũng bú mớm, được yêu thương, chăm bẵm, cho ăn cho uống thì mới lớn lên được. Đó là chưa kể cũng đến trường học hành, như Lê Văn Luyện. Tức là lũ quỷ quái ấy lớn lên trong chính xã hội chúng ta.

Mỗi khi có tội ác rúng động, ta ào ào lên án, ta tìm cách trừng trị không xuể. Nhưng cho đến hôm nay, cũng chưa có giới nghiên cứu hoặc giới có trách nhiệm nào bỏ công nghiên cứu tìm tòi như những dự án lớn, để tìm cho ra cơ chế nào, hình thù gì, sống trong điều kiện nào, đầu óc chứa những gì, có thể biến một người thành quỷ dữ, thành bọn không mang tính người. Và nhất là tìm cách nào để ngăn chặn cung cách hình thành lũ người như thế.

Tất cả dường như có đủ, nào phong trào, nào tổ chức nọ kia, các phương pháp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, sự trừng trị của pháp luật… Bao nhiêu là sáng kiến và nỗ lực. Chúng ta cũng tổng kết được căn bản đạo đức người Việt, nào là coi trọng giá trị tinh thần, coi trọng gia đình, lối ứng xử, thờ cúng tổ tiên, do luôn phải chống ngoại xâm nên ý chí kiên cường bất khuất và sùng bái anh hùng. Để chống lại tiêu cực thời đại, chống lại nền văn minh vật chất “đồng phục” (xe, điện thoại di động, net), loài người đã xây dựng nền văn minh tinh thần nhằm giải quyết tốt mối tương quan xã hội, người với người và với chính mình. Người ta bảo sự kiện lý thú nhất của thế kỷ 20 là hiện tượng Phật giáo đến với phương Tây. Ở nước ta, cũng phát triển mạnh mẽ niềm tin vào văn minh tinh thần theo quan điểm Phật giáo: nhân quả nghiệp báo là quy luật căn bản, bởi khoa học cũng không giải thích được những may rủi, các khuynh hướng của cá nhân con người… Tất cả những nỗ lực đó, bị những tội ác kinh khủng làm cho có một khoảng cách gần như vô tận với đời sống. Thực tế có vẻ nhạo báng hết thảy. Môi trường kỹ thuật rất cao mà lý tưởng rất thấp, gần như chia tay với ý thức hệ, khoảng trống văn hoá lớn, tranh giành mọi thứ bất chấp đạo lý.

Kinh tế tuột dốc, thất nghiệp tràn lan, cả nước đánh nhau với tham nhũng rất ít hiệu quả. Lợi ích nhóm không còn là “nhóm” nữa rồi, cũng chỉ là khái niệm xã hội học chứ chưa ai chỉ ra được nhóm cụ thể nào. Con người mất niềm tin. Có phải đó là môi trường tốt của sự vô giáo dục, và vì thế mà tội ác cứ luôn lập kỷ lục mới?

Ở đâu ra những lũ quỷ tàn ác ấy, triết học nào, lý thuyết nào? Nghe có vẻ xa vời. Có tranh cãi đến mai cũng không xong. Nhưng cãi vào đâu, trốn vào đâu được! Từ những nhà cách mạng xã hội lớn thời J. J. Rouseau, cho đến ngay chính Mác cũng nói: Bản chất con người là hướng thiện, họ chỉ tha hoá bởi hệ thống xã hội tồi.

Nguyễn Thị Ngọc Hải

thái thanh tâm
25-08-2012, 11:09 AM
Xe cấp cứu nghĩa tình ở vùng ven



TT - 12g đêm, một tai nạn vừa xảy ra ở khu vực xã Nhị Bình (H.Hóc Môn, TP.HCM), ngay lập tức người dân ở đó bấm số gọi ngay cho ông Huỳnh Văn Nhiều (56 tuổi), chủ xe cấp cứu hoàn toàn miễn phí suốt 12 năm qua tại hai xã vùng ven Nhị Bình, Đông Thạnh (TP.HCM), nơi mà đường sá đi lại còn nhiều khó khăn.


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/674/584674.jpg
Ông Nhiều bên chiếc xe cấp cứu quen thuộc của gia đình mình - Ảnh: Đoàn Bảo Châu



Chiếc xe này phục vụ miễn phí nhu cầu về y tế của người dân ở đây, từ chở người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu, chở phụ nữ đi sinh đến người bị bệnh, tai biến lúc nửa đêm... Xe ra đời từ cách đây 12 năm, khi mà ông Huỳnh Văn Nhiều đang làm việc tại Hội Chữ thập đỏ xã Nhị Bình.

Trên đường đi làm về, ông thường xuyên bắt gặp người dân bị tai nạn giao thông nhưng không có xe chở đi cấp cứu. “Có người phải ngồi chờ cả tiếng, máu khô luôn mà taxi vẫn chưa tới, vì thời đó (khoảng năm 1999) Nhị Bình còn rất hoang vu, không xe nào dám chạy vô. Sẵn có kiến thức sơ cấp về y tế, tui nghĩ tại sao lại không tận dụng giúp người dân?” - ông Nhiều nói. Vậy là ông về nhà vận động gia đình để bỏ ra 45 triệu đồng mua một chiếc xe, đến năm 2002 thì mua hẳn một chiếc xe 15 chỗ, dùng riêng cho việc chở người đi cấp cứu với đầy đủ băng ca, dụng cụ sơ cứu, đèn, loa. Tất cả đều do tự ông trang bị và mang đi kiểm tra định kỳ sáu tháng/lần.

Từ đó, số điện thoại của ông Nhiều trở nên quen thuộc với người dân ở đây. Cứ có chuyện là họ gọi ngay cho ông để chuyển nạn nhân đến Bệnh viện Hóc Môn (cách đó 13km) và Bệnh viện Thuận An, Bình Dương (cách đó 3km), các trường hợp đặc biệt thì xe đưa thẳng đến bệnh viện ở trung tâm TP. Ông Năm Dũng, người dân địa phương, cho biết: “Tuần trước xe vừa đưa giúp em tui bị tai nạn đi bệnh viện. Ở đây ai bị tai nạn, bệnh tật gì cũng gọi liền cho xe cấp cứu của ông Nhiều”.

“Trung bình mỗi ngày có hai, ba cuộc gọi, còn lễ tết thì chạy liên tục bốn, năm đợt là bình thường vì tai nạn giao thông, ẩu đả nhiều” - vợ ông cho biết. Chính vì tính thất thường của các cuộc gọi mà giấc ngủ của ông Nhiều cũng đổi theo, cứ 19g là ông đã đi ngủ “để tới khuya người ta có gọi thì mình tỉnh táo chạy ra”. Hiện nay, do số lượng các ca cấp cứu cần đến xe của ông ngày càng nhiều, cả con trai, con rể của ông cũng tham gia vào đội ngũ tài xế tình nguyện này.

Tất cả đều phải có bằng lái xe 15 chỗ mới được ông “duyệt” cho lái xe cấp cứu: “Chạy buổi tối tui không sợ, sợ nhất là chạy vào giờ tan tầm, học trò tan học mà đường ở quê lại hẹp nên dễ va quẹt. Bởi vậy, mấy đứa nó phải học đàng hoàng tui mới cho lái”. Bà Lê Thị Hồng Phượng, phó chủ tịch UBND xã Nhị Bình, cho biết: “Xe của ông Nhiều đã hỗ trợ cho xã rất hiệu quả trong công tác cấp cứu tại trạm y tế xã. Rất nhiều trường hợp cần cấp cứu tại xã, nhờ có sự giúp đỡ về mặt phương tiện của ông mà đã giải quyết nhanh chóng, đảm bảo được an toàn tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân”.

ĐOÀN BẢO CHÂU

thái thanh tâm
09-11-2012, 07:33 PM
Dịch vụ 'ngủ ôm' không sex của nữ sinh viên

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e2/98/om_ngu.jpg
Jackie Samuel (29 tuổi, ở New York, Mỹ) cho "thuê" cơ thể cô để ôm ngủ tại nhà. Có tuần cô ngủ với 30 người, cả những cụ ông đã nghỉ hưu hoặc cựu chiến binh.


Với công việc này, mỗi ngày Jackie kiếm được 260 USD để trang trải cuộc sống, đóng học phí và nuôi con trai.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e2/98/om_ngu2.jpg
Jackie cho biết khách muốn sử dụng dịch vụ sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc và thỏa thuận nhất định, ví dụ như phải mặc quần áo ngủ đầy đủ, tuyệt đối không đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e2/98/om_ngu3.jpg

Hay chưa dịch vụ ngủ ôm
Tiền em đút túi người còn nguyên xi...

TTT