Nguyễn Thế Duyên
15-05-2012, 12:39 AM
Thực ra bài viết này tôi viết cách đây vài tháng sau khi đọc tập thơ hoan ca một tập thơ đuộc giải thưởng của hội nhà văn việt nam năm 2012. Phần đầu tiên của bài viết này tôi đã định bỏ đi rồi vì rằng nó hơi tục và động chạm đến vô số người thành danh lẫn không thành danh. Nhưng! Hôm nay tình cờ tôi lại đọc được một bài phê bình văn chương của tác giả Yến nhi với một cái tựa đề kêu như mõ
“Mỹ cảm nghệ thuật mới trong thơ trẻ”. Bài viết này khiến tôi quyết định giữ nguyên phần đầu của bài viết của tôi
Tân hình thức! Đặc sản hay món mì ăn liền?
Cách đây một vài năm tôi có đọc được bốn câu thơ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm qua nó bảo dí L… vào thơ
Vợ tôi nửa dại nửa khờ
Hôm nay lại bảo dí thơ vào L…
Đọc xong tôi cứ thắc mắc mãi. Cái hành động “Dí L..vào thơ” Và cái hành động “Dí thơ vào L..”Có gì khác nhau đâu mà sao Nguyễn huy thiệp lại tách riêng nó ra như vậy. Tôi không trả lời được cho đến tận hôm tôi đọc tập “Hoan ca” Thì tôi mới ngộ ra rằng Hai hành động đó khác nhau nhiều lắm
Cách đây một vài năm tình cờ tôi có đọc trên diễn đàn Việt nam thư quán có một cô bé có cái nick “Hoangau” viết
Làm thơ thì phải có vần
Nếu không em ứ mặc quần nữa đâu
Tôi đã bật cười khi đọc hai câu này nhưng ngẫm đi ngẫm lại thấy cô bé ấy quả thật là sâu sắc. Con người! Theo thuyết tiến hóa là sự tiến hóa của một loài linh trưởng mà thành nhưng từ khi hình thành phải cho đến tận lúc con người tìm ra được cách lấy vỏ cây làm cái khố thì đấy là cái lúc con người chính thức phát triển theo một quy luật khác hẳn với các quy luật của một động vật. Một quy luật phát triển không chỉ đơn thuần là sinh tồn mà con người bắt đầu phát triển với một tư duy mới ‘Tư duy thẩm mỹ”. Trong kinh thánh cũng từng nhắc đến điều này. Khi Adam và Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng ăn xong mới nhận ra rằng mình trần truồng là rất xấu hổ. Đức chúa trời đã tức giận đày hai người xuống mặt đất và phán rằng
“Ta đầy các ngươi xuống đấy và các ngươi phải lao động cực nhọc thì mới có mà ăn”
Và lúc ấy con người đã chính thức tách ra khỏi động vật và phát triển theo quy luật mới. Quy luật của con người.
Thơ cũng vậy! Vần của thơ nó cũng giống như y phục cả con người. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi và phát triển theo một đặc trưng riêng. Nếu y phục làm con người mỗi người đẹp một vẻ riêng biệt. Một cô gái mặc váy đẹp một cách khác hẳn khi cô gái ấy mặc áo dài và càng khác hẳn nếu cô ta mặc một cái quần vá chằng vá đụp với một cái áo bẩn thỉu và rách như tổ đỉa. Cái vần của thơ cũng vậy. Cùng một ý thơ nhưng người này viết có thể tạo ra cho ta một rung động thẩm mĩ khác hẳn với câu thơ của người khác. Tôi xin lấy ví dụ
Gió xuân sao vô ý
Hà cớ động màn the?
Và câu
Bất ngờ ngọn gió lùa song cửa
Bừng tỉnh giấc mơ chợt thở dài
“Nguyễn bích Thuần”
Rõ ràng hai câu thơ cùng một ý. Ở hai câu đầu nhịp thơ ngắn, đứt đoạn. Chỉ cần một cơn gió nhẹ lay động tấm rèm thưa làm người cô phụ ngỡ như chồng trở về vén rèm buốc vào.Nỗi đau sắc khía vào lòng người đọc. Ngược hẳn lại hai câu thơ sau nhịp thơ kéo dài, triền miên, u uất . Nỗi đau như một sợi tơ nhẹ quấn lấy hồn người đọc.
Hai câu thơ đưa cho ta hai rung động thẩm mỹ khác hẳn nhau mặc dù cùng một ý Cái gì tạo ra điều đó?
Đó chính là vần. Chỉ có thơ có vần mới có thể tạo nên được nhạc tính của bài thơ và chính cái nhạc tính của câu thơ lại tạo nên được những xúc cảm thẩm mĩ mà cái xúc cảm thẩm mĩ này không hề nằm trong ý thơ.
Tôi nhớ có một lần nói chuyện với một nhà thơ trẻ Anh ta có nói “Thơ chủ yếu là ý tưởng”. Sai! Điều này sai ở hai điểm
Thứ nhất—Câu thơ truyền cho ta những rung động thẩm mỹ không chỉ thông qua ý tưởng. Nhiều câu thơ không hề có ý tưởng gì nhưng đọc lên nó vẫn làm cho ta rung động ví dụ như bài thơ “Thơ sầu rụng”
Vầng trăng vừa độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để mái tóc vương vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
Năm năm tiếng lụa xe đều
Thời gian lạnh ngắt gió vèo trong mây
Nhẹ bàn tay!
Nhẹ bàn tay
Mùi hương hàng xóm xông đầy mái đông
Ta nghe thơ dậy trong lòng
Thời gian nhẹ rót một dòng buồn tênh
Chắc không một ai dám nói bài thơ này không hay vì nó là một bài thơ nổi tiếng của một nhà thơ nổi tiếng. Thế nhưng liệu ai có thể nói chắc với tôi rằng bài thơ này nói cái gì? Bài thơ tả về một cô gái đang ngồi quay tơ ư? Không phải! Cái cảnh quay tơ chỉ là một cái cớ cho nhà thơ viết. Nói về tình yêu của nhà thơ với cô gái ư? Cũng không phải. Nếu để hiểu bài thơ này theo một nghĩa thông thường thì chẳng bao giờ ta có thể hiểu .Nhưng bài thơ đưa ta vào một không gian cổ tích bàng bạc , nó trộn lẫn những cái thực với những cái hư ảo chỉ xuất hiện trong tâm hồn với cái rung động thanh khiết nhẹ nhàng. Một không gian trong mơ, một không gian trong thơ mà chẳng bao giờ nó xuất hiện trong cuộc đời này. Ta không hiểu nó nhưng ta thích nó và ta thuộc
Ngược hẳn lại có những bài thơ ý tưởng rõ là to tát, kì vĩ nhưng đọc nó lên ta lại không có một chút rung động nào. Đọc lên ta hiểu ngay nó nhưng ta lại lập tức xóa nó khỏi bộ nhớ của mình.
..em cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ
cởi bỏ mọi tư duy hình thức đã khô đình nát bến cạn
hoà nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phiá ánh sáng
hay đóng cửa /tự huyễn hoặc mình /và chờ chết ?
(Phan Hoàng– Em nóng dần lên)
Về câu này cây bút Yến nhi phán rằng : Trong việc xây dựng hình tượng thơ, các tác giả trẻ xử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè dặt. Cái quy ước miêu tả cuộc sống một cách lịch sử- cụ thể, hình tượng nghệ thuật phải được thể hiện như dạng thức có thật của đời sống ngày nay đã thay đổi. Đó là sự kết hợp các yếu tố thực và ảo, kết hợp ý thức lẫn vô thức. Những yếu tố siêu thực xuất hiện trong tác phẩm tạo một không khí nghệ thuật đặc biệt, có tính huyền ảo, khác lạ. Hiện thực phô bày bởi cái nhìn hư tưởng bên trong kết hợp với những ảo giác cảm nhận bên ngoài gợi nhiều liên tưởng táo bạo, mới lạ. Bằng những thủ pháp này bài thơ tạo được những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú đa dạng và mới mẻ ở người đọc! Giở bất cứ một trang thơ trẻ nào ta cũng có thể bắt gặp một kiểu tư duy thơ rất mới lạ đầy khêu gợi, hút người đọc vào những tầng ngầm thông điệp mà tác giả muốn gửi.
Ối mẹ ơi!Ai thấy cái “Hiệu ứng thẩm mỹ” của câu thơ trên không?Tôi đảm bảo với các bạn rằng tuy bà yến nhi phán đanh như vậy nhưng nếu bảo bà ta gấp sách lại và đọc lại cái đoạn này thì chắc chắn rằng bà ta tịt. Gây hiệu ứng thẩm mỹ mà nó lại tuột ra khỏi bộ nhớ thì có là “Gây”? Thành thực mà nói câu này cũng gây cho tôi đuộc một chú ý chứ không phải là không Đó là “Khô đình” . Quả thật là táo bạo! Đình có nghĩa là cái ao, cái đầm hay là cái gì đó chứa nước thì táo bạo quá còn gì! Từ “Tỏm cắc” Của cụ Hồ xuân Huông cũng trả về tiền.
Nói thật tôi phải kết hợp với tên bài thơ”Em nóng dần lên” để hiểu bài thơ này là (Xin lỗi mọi người)
Em hãy cởi truồng ra, ôm lấy anh và chúng mình cùng sướng.
Một ý tuổng vĩ đại và nó gây cho ta đuộc một cảm xúc “Kinh tởm”
Cũng một chủ đề “Cởi truồng” này , tôi xin dẫn ra đây bài thơ “Khép cửa” của Đinh vũ Hoàng Nguyên
Anh khép cửa cho mùa thu thay áo
Còn em trút lá giữa phòng anh
Lá chưa chạm đất mà đông đã về
Các bạn thấy thế nào giữa hai bài thơ?
Thứ hai –Sự nhầm lẫn trong khái niệm ý tưởng
Ý tưởng là gì? Ý tưởng là sự phát hiện của riêng nhà thơ. Chỉ nhà thơ nhận ra điều đó và khi nhà thơ nói với ta sự nhận biết đó thì ta mới chợt giật mình tự hỏi “Sao điều ấy ta thường bắt gặp mà ta lại không nhận ra nhỉ”Còn những cái mà ai cũng biết, ai cũng nhận ra thì không thể gọi là ý tưởng.
Tại sao tôi đưa bài thơ “Khép cửa” Để so sánh với bài “Em nóng dần lên”? Vì tôi muốn cho các bạn biết thế nào là ý tưởng.
Cái ý tưởng “Chơi nhau cho sướng hơn là đóng cửa tự huyễn hoặc mình và chờ chết” chả ai không biết. Chả ai cần phải suy nghĩ mới hiểu.Và ai cũng hiểu như nhau.
Nhưng
“Lá chưa chạm đất mà đông đã về”
Thì khác. Không phải là ai cũng hiểu và mỗi người lại có một cách hiểu khác nhau.Mỗi một cách hiểu lại dẫn người đọc theo một vẻ đẹp khác hẳn về con người.
Đinh vũ Hoàng nguyên vốn là một họa sỹ. Khi bài thơ này đăng lần đầu trong trang Văn học trẻ có một bạn nữ đã cảm nhận bài thơ này như sau: Khi người mẫu trút bỏ quần áo cho người họa sỹ vẽ khỏa thân, trong người họa sỹ trào dâng một cảm giác thèm khát. Nhưng ngay lập tức người họa sỹ đã dừng lại được cái cảm xúc của mình. Đấy cũng là một cách cảm nhận hay .Nó nói về nhân cách con người. Riêng tôi, tôi cảm nhận bài thơ theo hướng.” Cái đẹp, sự thăng hoa chỉ là một khoảnh khắc. Hãy trân trọng và yêu quý nó! Nếu mở rộng điều này ra hơn nữa thì ta có thể nói sự sống là vĩnh cửu nhưng cuộc sống của từng cá thể chỉ là một khoảnh khắc và chính cái chết, chứ không phải là cái gì khác , đã làm sự sống trở nên vô giá”. Ý tưởng cực hay và được dấ kín trong một hình tượng nghệ thuật cực đẹp. Đấy mới gọi là ý tưởng!
Vần là một đặc trưng của thơ. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi. Nó làm cho thơ đẹp một cách khác thường và cũng chính nó trở thành một thách thức với người cầm bút. Tôi còn nhớ Tướng Nguyễn Sơn tư lệnh mắt trận miền trung thời kháng chiến chống pháp, một người rất thích văn chương có một lần hỏi một nhà văn
-Anh đã làm thơ bao giờ chưa?
Nhà văn ấy đáp
-Thơ là nữ hoàng của văn chương. Tôi rất yêu nàng nhưng chưa bao giờ tôi dám lân la đến bên nàng.
Điều đó nói lên cái gì?
Điều đó nói lên rằng với một ý tưởng thể hiện nó bằng văn xuôi dễ hơn hàng trăm lần so với bằng thơ. Tại sao vậy? Chỉ bởi một chữ “Vần”. Và cũng chính một chữ “Vần “ấy nó đã phân những người làm thơ ra làm hai loại “Nhà thơ” Và “Thợ thơ”
Nhà thơ là rất khan hiếm. Trong suốt cả thời kì phát triển rực rỡ của phong trào thơ mới hàng trăm nhà thơ đã xuất hiện nhưng nhưng người tồn tại được trong trí nhớ của người đọc số lượng không đầy một bàn tay. Lao động của nhà thơ là một thứ lao động đầy khổ ải. Phạm tiến Duật suốt mấy năm ở trường sơn ra sống vào chết mới viết nên được một tập thơ (Và chỉ được một tập thơ thôi) để lại những dư âm trong lòng người đọc. Rất ít những nhà thơ (Và hình như không có nhà thơ việt nam nào) có thể làm bạn với nàng thơ đến hết cuộc đời kể cả những nhà thơ có thực tài và có tên tuổi.Nhà thơ nào cũng chỉ có được một giai đoạn thường là ngắn ngủi. Tại sao lại thế? Tại vì khi họ đã thành danh rồi, họ đổi khác. Họ không còn lăn lưng vào cuộc đời. Họ cảm nhận cuộc sống qua bốn bức tường có máy điều hòa nhiệt độ. Tâm hồn họ chỉ thực sự rung lên khi có một kẻ nào đó đang muốn bẩy họ ra khỏi cái ghế mà họ đang ngồi. Và thế là họ với nàng thơ chia tay, và, lập tức họ biến thành những nhà thơ chết. Một bài thơ hay có thể nhà thơ chỉ viết ra nó trong vòng vài chục phút. Nhưng vài chục phút ấy là kết tinh của hàng năm trời chiêm nghiệm, đau đớn, vật vã .
Ngược hẳn lại “ Thợ thơ “ Thì nhiều vô kể và họ đều có một đặc điểm chung đó là ai cũng nghĩ mình là nhà thơ. Ai cũng muốn mình nổi tiếng Nhưng… chẳng ai muốn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc. “Vần” Là một chướng ngại vật khó nhằn nhất của thơ thế là họ nghĩ ngay ra cách dễ dàng nhất. Vứt béng vần đi.
Và thế là họ vứt luôn tất cả những cái gì đẹp nhất, tinh úy nhất của thơ do vần mang lại. Và thế là một trào lưu thơ mới ra đời . Trào lưu thơ mì ăn liền. Cuộc sống công nhiệp, Kinh tế thị trường làm cuộc sống luôn luôn hối hả nên trong ẩm thực con người đã nghĩ ra món mì ăn liền .R ất tiện, rất tiết kiệm thời gian nhưng không ở đâu trên thế giới này xếp món mì ăn liền vào hàng văn hóa ẩm thực dù rằng nó rất thịnh hành trên toàn thế giới. Thơ tân hình thức cũng vậy nhan nhản khắp nơi nhưng liệu nó có phải là thơ?
Chắc chắn có người sẽ phản bác lại tôi. Họ sẽ nói rằng “Các nhà thơ mới đã vứt bỏ hoàn toàn niêm luật, hình thức của thơ đường xưa và tạo thành một loại thơ mới thịnh hành như ngày nay. Nếu cứ bảo thủ như ông liệu thơ mới có được hình thành?”
Tôi xin thưa với họ rằng “Các nhà thơ mới đã đặt một trái bộc phá vào thơ .Nó đã phá tan đi tất cả từ niêm luật, hình thức và thậm chí cả ngôn ngữ trong thơ duy nhất có một điều họ không dám phá đó là Vần bởi vì họ biết nó chính là cái để phân biệt thơ với văn xuôi. Nó cũng giống như cái gì để phân biệt giữa người đàn ông và người đàn bà?Một người đàn bà dù mặc quần áo của đàn ông thì cũng không thể biến thành đàn ông. Thơ cũng vậy! Niêm luật, hình thức, ngôn từ tất cả chỉ là y phục. Bạn có thể thay đổi tùy ý và tôi rất ủng hộ sự cách tân ấy. Duy chỉ có một điều tôi không ủng hộ đó là đừng biến thơ thành văn xuôi. Đừng biến đàn ông thành đàn bà. Phải chăng trào lưu chuyển đổi giới tính đã lan vào trong lĩnh vực văn thơ?
Để viết bài này, tôi đã đặt tôi vào địa vị của những nhà thơ tân hình thức bằng cách viết thử một vài bài thơ dạng tân hình thức và tôi nhận thấy rằng viết thơ không vần cực dễ. Bạn chỉ cần một ý tưởng mà ý tưởng thì thật là dễ tìm nhất là những ý tưởng kì quái càng dễ tìm, và thế là một ngày bạn có thể sản xuất được dăm ba bài thơ không vần. Và tôi còn nhận ra một điều nữa viết thơ không vần không cần cảm xúc. Người viết đã không có cảm xúc làm sao bài thơ có thể gây được cảm xúc cho người đọc.
Bạn Nắng Xuân có một nhận xét rằng “ Thơ tân hình thức có nhiều người làm và cũng có một vài bài thành công nhưng thơ tân hình thức chưa có đỉnh cao”
Tôi xin nói ngay “Thơ tân hình thức không bao giờ có đỉnh cao vì với nghệ thuât đỉnh cao không bao giờ đến với những người lười lao động” Họ vứt vần đi vì họ lười . Vì họ không trăn trở tìm cách thể hiện cái ý tưởng của mình qua vần.
Đến đây lại có một vấn đề được đặt ra “Thế trên thế giới thì sao?”
Về vấn đề này tôi xin được nói rõ loại thơ không vần xuất hiện trong văn học phương tây từ rất lâu rồi nhưng cũng phải nói rằng thơ không vần không phải là rất thịnh hành ở các nước phương tây như các bạn vẫn nghĩ mà ở phương tây thơ có vần vẫn là chủ yếu chỉ có điều thơ không vần không bị phản ứng dữ dội như ở nước ta. Người ta chấp nhận nó. Tại sao vậy? Có hai lí do
Thứ nhất –Thơ không vần phương tây tuy không có vần nhưng nó không kì quái và thô tục như thơ tân hình thức của chúng ta. Chúng t thử đọc một bài thơ trong tạp “Hoan ca” Một tập thơ vừa đuộc giải thưởng của hội nhà văn việt nam.
LÀM TRÒN
Số thập phân dài quá sau dấu phẩy, có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0.
Xác chết con kiến không đủ để thối
Linh hồn của nó nó không đủ để thiêng
Ngày sinh và chết của nó không thành giỗ kỵ
Hai con thạch sùng làm tình không đủ làm ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ.
Quả tim nhỏ bé đến nỗi lẫn trong lồng ngực
Nó đập lén lút, nghe mãi không thấy.
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống, ra chết
Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn.
Đây là một bài thơ điển hình của tập thơ. Nó điển hình bởi vì cách viết này là cách viết rất phổ biến trong thơ tân hình thức hiện nay. Thực ra ý tưởng của bài thơ cực kì đơn giản “Những cái gì nhỏ bé, vụn vặt vẫn xảy ra hàng ngày đều sẽ được bỏ qua” Hoặc là “ Mọi hành động dù là xấu xa của ta khi sống sẽ được tha thứ sau khi ta chết đi” Nó tương đương với câu thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” Của các cụ nhưng cái ý tưởng này lại được dẫn dắt bằng những hình ảnh phi logic và cực kì phản cảm.
Đầu tiên tác giả đưa ra một quy tắc của toán học làm nền tảng cho những suy diễn của mình. Tiếc rằng vì Đỗ doãn phương quá dốt toán nên đã đưa ra một quy tắc toán học sai
Số thập phan sau dấu phỷ dài quá có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0
Quy tắc này là sai. Khi làm tròn sau dấu phảy nếu nhỏ hơn 5 thì bỏ đi còn lớn hơn 5 thì cộng 1 vào hàng trước nó. Nhưng nhà thơ đã nhầm lẫn một cách tệ hại đó là số sau dấu phẩy có thể bỏ đi (Bằng 0) nhưng số trước dấu phảy không thể bỏ đi được (Không bằng 0) mà cuộc đời của một con người thì bắt đầu từ những số đằng trước dấu phẩy. Từ một tiên đề sai đã dẫn Đỗ Doãn Phương suy diễn đến một kết quả cực kí sai lầm
“Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn”
Không! Quá khứ của con người không bao giờ được làm tròn. Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Đó là một đạo lý. Nhân cách của ta ngày hôm nay thằng con ta sẽ học. Thằng bố là một thằng tham quan độc ác hãm hại dân lành thì thằng con sẽ là một thằng vô lại bởi vì thằng con sẽ nhìn vào nhân cách của thằng bố nó mà học hỏi
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Cái câu ngạn ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận “ Nó hàm ý về sự tha thứ của người còn sống với người đã chết . “Tha thứ” điều đó có nghiã rằng cái quá khứ của người đã chết không hề đuộc quên đi trong tâm trí người còn sống
Điều đáng nói ở đây không phải là cái sai của phần kết luận. Điều đáng nói ở đây lại là để dẫn đến cái kết luận ấy Đỗ doãn Phương đã sử dụng những hình ảnh thô tục , phản cảm và cực kì kì quái
Hai con thạch sùng làm tình không đủ ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ
Hay
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống ra chết
Trời đất ơi! Những câu viết như thế này mà có một tạp chí đã xưng tụng Đỗ doãn Phương là người “Quét sạch thơ trẻ hiện đại”. Còn tôi khi đọc Đỗ doãn Phương và những lời bình của yến nhi về thơ tân hình thức thì tôi lại sực nhận ra cái hành động “Dí L.. và thơ” Và cái hành động “Dí thơ vào L..” khác nhau nhiều lắm.
Tôi có đọc một bài của nhà thơ Nguyễn trọng tạo ông than thở rằng dạo này thơ dở lên ngôi.
Vợ Nguyễn Huy thiệp khôn lắm chẳng dại đâu. Cũng như Nguyễn trọng tạo bà biết rằng bây giờ thơ dở và thô tục nhiều lắm nên bà chẳng đọc thơ nữa. Khi có người hỏi bà “Dạo này chị còn hay đọc thơ nữa không?” Thì bà ta liền bảo “Dí L… vào đọc”có nghĩa rằng bà ta thực ra chẳng “Dí” đâu. Nhưng khi có người bảo “Tập thơ này đuộc giải thưởng hội nhà văn .Tưởng hay bà ta dở ra đọc, vừa đọc được vài bài thì bà điên tiết lên cầm cả tập thơ “Dí vào”.
Thứ hai –Do nền văn hóa.
Thơ không vần được chấp nhận ở các nước châu âu một phần do nền văn hóa đọc của người dân châu âu. Người châu âu thích đọc tất cả những gì mang một triết lý sâu sắc có tình khái quát cao bất kể đó là cái gì. Một phần nữa là do phương tây vốn có truyền thống tự do và dân chủ một cách thực sự người ta luôn có quan niệm con người có thể viết bất thứ thứ gì mà người ta thích. Chính vì vậy mà sách báo , tranh ảnh khiêu dâm được in bán một cách công khai . Nhưng ở việt nam chúng ta thì khác.
Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh tự do, dân chủ. Tất nhiên các bạn có thể viết như thế nào là quyền của các bạn tôi không có ý kiến.Ở đây tôi chỉ bàn đến vấnđề “Tại sao thơ không vần không có người đọc? Và tương lai của thơ không vần sẽ đi về đâu?”
Đừng tự ái và hãy dũng cảm các cây bút hậu hiện đại để nhìn nhận một thực tế rằng : Hầu như không có người đọc thơ không vần.
Tôi kết luận như vậy không phải là một lời khẳng định vô căn cứ. Để đưa ra kết luận đó tôi đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ bằng cách hỏi những bạn thơ của mình và thậm chí hỏi cả những bạn viết về thơ không vần, Hỏi những nhà giáo dạy văn và những thanh niên vẫn vào mạng đọc. Hầu như chẳng có ai đọc thơ không vần. Nói chẳng có ai đọc thì cũng không đúng. Hầu hết họ đều đã đọc nhưng hiện giờ họ không đọc nữa.
Tôi nhớ có một lần tôi nói chuyện với Quân tấn, một nhà thơ trẻ cũng hay viết thể thơ không vần . Tôi bảo anh ta hãy đọc cho tôi nghe một bài thơ mà anh ta đắc ý nhất. Tôi tưởng anh ta sẽ đọc một bài thơ tân hình thức . Nhưng không! Bài thơ anh ta đọc cho tôi nghe lại là bài thơ “Đêm huyền Diệu” Một bài thơ rất hay nhưng nó lại là bài thơ viết theo dạng cổ điển. Điều đó nói lên cái gì? Các bạn hãy tự suy nghĩ.
Có một nhà thơ trẻ mang một bài thơ đến để xin ý kiến của Tagor một nhà thơ lớn đuộc giải Noben văn học. Bài thơ được viết bằng tiếng anh một ngôn ngữ rất thông dụng ở ấn độ thời bấy giờ (Vì ấn độ là thuộc địa của anh) Ta gor hỏi nhà thơ trẻ.
-Anh viết cho người anh đọc hay cho người ấn chúng ta đọc?
Nhà thơ trả lời.
-Tôi viết cho người ấn chúng ta.
-Vậy hãy viết bằng tiếng Hin du
Tagor trả lời và ông trả lại bài thơ cho nhà thơ trẻ
Mọi nhà thơ vĩ đại đều chỉ thành công trên nền tảng một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của dân tộc mình. Đối tượng đầu tiên mà nhà thơ phục vụ chính là dân tộc họ và không bao giờ có một nhà thơ nào bị chính dân tộc mình ghét bỏ mà lại thành danh ở một dân tộc khác. Trừ việt nam
Chắc chắn đối tượng mà các nhà thơ không vần hướng tới là đông đảo các bạn đọc chứ không phải là mấy ông giám khảo của hội nhà văn. Thế nhưng bạn đọc thì quay lưng còn mấy ông giám khảo thì xưng tụng cộng vào đó là một vài cây bút mà tôi cũng không hiểu có nên gọi họ là những nhà phê bình văn học không nữa cứ xưng xưng ca tụng lấy được mà không hề phân tích giảng giải được cho người đọc nó hay ở đâu, hay ở điểm nào làm cho các nhà thơ không vần vốn đã mắc vào chứng hoang tưởng, bệnh càng nặng thêm lên. Đấy là những nhà phê bình vô trách nhiệm với cả người viết lẫn người đọc. Sao họ không bình một bài thơ không vần để chỉ cho người đọc thấy nó hay ở điểm nào cách dùng từ độc đáo ra sao. Bài thơ rung động thế nào. Tôi xin dẫn ra đây một bài thơ nữa trong tập hoan ca để cho các bạn bình thử
LỜI THÌ THẦM CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN
Sau cuộc yêu, họ nói với nhau:
- Em hãy ngửa đầu ra phía sau cho anh nhìn thấy bầu trời ở bên trên chúng ta
- Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải và bên trái
- Chúng ta hãy tắt đi những âm thanh của mình, để cùng nghe những âm thanh khác.
- Hãy che lấp sự sống của mình, để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
- Chúng ta hãy ra ngoài kia, hít thở bầu trời bao la
- Những hàng cây đổ ngược xuống dòng sông và mây trên trời cũng theo xuống dưới đó
- Chúng ta sẽ uống no nê từ dòng sông, và rồi chạy tiếp lên đồi cây
- Vừa chạy vừa găm vào thân thể mình những lá, hoa đá, sỏi.
- Và buổi chiều khi cơ thể chúng ta đã no đầy trở lại
- Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau.
Đỗ doãn phương
Con xin phép cụ Hoài thanh xin bình thử bài này. Biết đâu đấy có khi bình bài này xong con còn nổi tiếng hơn cả cụ vì gặp những bài thơ như thế này cụ chỉ còn cách chắp tay mà lạy
Vài lời bình cho bài thơ
Cuộc sống luôn luôn thay đổi sao ta cứ phải luôn luôn giữ những cái cũ mãi trong đời? Sao cứ phải trai trên gái dưới như mấy anh nông dân chân đất mắt toét để rồi lại sinh ra những đứa con như chí phèo thị nở? Hãy các mạng! Hãy thay đổi! và Dỗ doãn phương là một người như thế. Không nói thẳng ra nhưng chỉ bằng cách mô tả vài động tác của cuộc chơi nhau đỗ doãn phương đã chỉ cho chúng ta thấy đây là cuộc làm tình của những nhà cách mạng Cảnh gái trên trai dưới
Em hãy ngửa đầu ra cho anh nhìn thấy cảnh bầu trời bên trên chúng ta
Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải bên trái.
Vì sao nàng phải ngửa đầu ra thì chàng mới có thể nhìn thấy bầu trời? Ta chỉ có thể trả lời Vì nàng đang nằm ở trên còn chàng thì đang nằm ở dưới và chàng muốn ngắm khuôn mặt rạng ngời cuẩ nàng dưới cái màu xanh thẳm của bầu trời
. Đỗ doãn Phương thật tài. Chỉ bằng hai câu người đọc có thể hình dung ra ngay tư thế của hai người khi làm tình. Mấy người đã làm nổi điều đó. Phải từng trải lắm hay phải xem những trang web đen nhiều lắm ngòi bút của anh mới thể hiện được một cách tài hoa như thế.
Hãy lặng im em! Hãy tạm ngừng những tiếng thở hổn hển, những tiếng rên đầy thỏa mãn của hai ta để lắng nghe “ những âm thanh khác” đang hoan ca với cuộc tình của hai đứa chúng mình.
Hãy nhắm mắt lại em!Hãy quên đi cuộc sống của chúng mình em sẽ thấy ái tình thật là kì diệu. Sau cái mệt nhọc của sự đê mê em có thấy không cuộc sống thật là khác lạ. Tình yêu thật huyền diệu phải không em?
Chúng ta hãy tắt những âm thanh của mình để cùng nghe những âm thanh khác
Hãy che lấp sự sống của mình để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
Câu thơ của anh rất mộc mạc, tự nhiên nhưng nó lại chỉ cho ta thấy những âm thanh sống động. Nó thật như cuộc đời vậy.Không hề nói đến những tiếng rên rỉ, Không hề đả động đến cái cảnh nằm dài thở dốc nhưng chỉ với bốn câu thôi chúng ta như được xem một bộ phim sex đầy gợi cảm.
Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Tình yêu là gì nếu như chúng không bốc lửa không cháy hết mình?
Vừa chạy vừa găm vào mình những lá hoa đá sỏi.
Sao lại là “Chạy”? Có thể găm vào mình “Lá ,hoa” nhưng sao có thể găm vào mình đá sỏi? Tôi đã tự hỏi và chợt nhận ra rằng mình đúng là một thằng cù lần ngớ ngẩn. Tác giả thật là tinh tế . Đây là tác giả vẽ cho chúng ta cảnh lăn lộn quằn quại bốc lửa nhưng nhà thơ lại dùng một chữ “ chạy”để thách đố trí tượng tượng của người đọc.
Nhưng câu cuối cùng, câu kết của bài thơ mới là thần bút
Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau
Đọc câu thơ này tôi lại sực nhớ đến hai câu kiều
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.
Sau hơn hai trăm năm cụ nguyễn du đã có truyền nhân. Em! Chúng ta hãy chơi nhau thêm một lần nữa. Đời còn là gì nếu như không có những ngày “Khô kiệt nữa cho nhau”?
Một triết lý mang đậm chủ nghĩa hiện sinh. Bình dị mà sâu sắc
Ôii! Nếu như có hội “Dí “ nhỉ. Bài thơ này xứng đáng được cùng một lúc hai giải văn chương
Hà nội 14-5-2012
Vài lời xin lỗi
Thực ra tôi cũng không muốn viết theo cái cách nặng nề, mỉa mai như thế này đâu. Tôi đã nói chuyện và trao đổi nhiều lần với nhiều người viết thể thơ không vần và tôi nhận thấy một điều họ bị mắc một chứng “Cuồng sĩ” trong họ luôn có một quan niệm “Tại ông không đủ trình độ để cảm nhận thơ tôi”. Thơ tôi đâu có dành cho những kẻ tầm thường như ông. Thậm chí còn có vị hô “Kéo cổ nguyễn du xuống đất! Ta là đại thi hào duy nhất của việt nam” họ đuộc một vài cây bút tung hô mà tại sao đuộc tung hô thì chỉ có trời biết, đất biết và chính họ và những người tung hô họ biết”.
Với mục đích thức tỉnh họ tôi buộc phải chọn cách viết này vì với cách viết tranh luận thông thường không bao giờ họ tỉnh ngộ.
Bài viết đã đuộc viết từ lâu nhưng tôi không muốn đăng. Nay tôi thêm vào một đoạn bình và đăng bài viết với một thiện ý chân thành . Các nhà thơ ! Thơ đang chết và các vị hãy làm cho thơ sống lại.
Chứ không hề có ý định chửi đời. Tôi biết Nguyễn huy thiệp đã bị phản ứng dữ dội với bốn câu thơ của ông. Nhưng viết bài này ý định của tôi khác hẳn với nguyễn Huy Thiệp.
Xin lỗi tất cả mọi người vì những cái thô tục của bài viết
Nguyễn thế Duyên
“Mỹ cảm nghệ thuật mới trong thơ trẻ”. Bài viết này khiến tôi quyết định giữ nguyên phần đầu của bài viết của tôi
Tân hình thức! Đặc sản hay món mì ăn liền?
Cách đây một vài năm tôi có đọc được bốn câu thơ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm qua nó bảo dí L… vào thơ
Vợ tôi nửa dại nửa khờ
Hôm nay lại bảo dí thơ vào L…
Đọc xong tôi cứ thắc mắc mãi. Cái hành động “Dí L..vào thơ” Và cái hành động “Dí thơ vào L..”Có gì khác nhau đâu mà sao Nguyễn huy thiệp lại tách riêng nó ra như vậy. Tôi không trả lời được cho đến tận hôm tôi đọc tập “Hoan ca” Thì tôi mới ngộ ra rằng Hai hành động đó khác nhau nhiều lắm
Cách đây một vài năm tình cờ tôi có đọc trên diễn đàn Việt nam thư quán có một cô bé có cái nick “Hoangau” viết
Làm thơ thì phải có vần
Nếu không em ứ mặc quần nữa đâu
Tôi đã bật cười khi đọc hai câu này nhưng ngẫm đi ngẫm lại thấy cô bé ấy quả thật là sâu sắc. Con người! Theo thuyết tiến hóa là sự tiến hóa của một loài linh trưởng mà thành nhưng từ khi hình thành phải cho đến tận lúc con người tìm ra được cách lấy vỏ cây làm cái khố thì đấy là cái lúc con người chính thức phát triển theo một quy luật khác hẳn với các quy luật của một động vật. Một quy luật phát triển không chỉ đơn thuần là sinh tồn mà con người bắt đầu phát triển với một tư duy mới ‘Tư duy thẩm mỹ”. Trong kinh thánh cũng từng nhắc đến điều này. Khi Adam và Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng ăn xong mới nhận ra rằng mình trần truồng là rất xấu hổ. Đức chúa trời đã tức giận đày hai người xuống mặt đất và phán rằng
“Ta đầy các ngươi xuống đấy và các ngươi phải lao động cực nhọc thì mới có mà ăn”
Và lúc ấy con người đã chính thức tách ra khỏi động vật và phát triển theo quy luật mới. Quy luật của con người.
Thơ cũng vậy! Vần của thơ nó cũng giống như y phục cả con người. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi và phát triển theo một đặc trưng riêng. Nếu y phục làm con người mỗi người đẹp một vẻ riêng biệt. Một cô gái mặc váy đẹp một cách khác hẳn khi cô gái ấy mặc áo dài và càng khác hẳn nếu cô ta mặc một cái quần vá chằng vá đụp với một cái áo bẩn thỉu và rách như tổ đỉa. Cái vần của thơ cũng vậy. Cùng một ý thơ nhưng người này viết có thể tạo ra cho ta một rung động thẩm mĩ khác hẳn với câu thơ của người khác. Tôi xin lấy ví dụ
Gió xuân sao vô ý
Hà cớ động màn the?
Và câu
Bất ngờ ngọn gió lùa song cửa
Bừng tỉnh giấc mơ chợt thở dài
“Nguyễn bích Thuần”
Rõ ràng hai câu thơ cùng một ý. Ở hai câu đầu nhịp thơ ngắn, đứt đoạn. Chỉ cần một cơn gió nhẹ lay động tấm rèm thưa làm người cô phụ ngỡ như chồng trở về vén rèm buốc vào.Nỗi đau sắc khía vào lòng người đọc. Ngược hẳn lại hai câu thơ sau nhịp thơ kéo dài, triền miên, u uất . Nỗi đau như một sợi tơ nhẹ quấn lấy hồn người đọc.
Hai câu thơ đưa cho ta hai rung động thẩm mỹ khác hẳn nhau mặc dù cùng một ý Cái gì tạo ra điều đó?
Đó chính là vần. Chỉ có thơ có vần mới có thể tạo nên được nhạc tính của bài thơ và chính cái nhạc tính của câu thơ lại tạo nên được những xúc cảm thẩm mĩ mà cái xúc cảm thẩm mĩ này không hề nằm trong ý thơ.
Tôi nhớ có một lần nói chuyện với một nhà thơ trẻ Anh ta có nói “Thơ chủ yếu là ý tưởng”. Sai! Điều này sai ở hai điểm
Thứ nhất—Câu thơ truyền cho ta những rung động thẩm mỹ không chỉ thông qua ý tưởng. Nhiều câu thơ không hề có ý tưởng gì nhưng đọc lên nó vẫn làm cho ta rung động ví dụ như bài thơ “Thơ sầu rụng”
Vầng trăng vừa độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để mái tóc vương vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
Năm năm tiếng lụa xe đều
Thời gian lạnh ngắt gió vèo trong mây
Nhẹ bàn tay!
Nhẹ bàn tay
Mùi hương hàng xóm xông đầy mái đông
Ta nghe thơ dậy trong lòng
Thời gian nhẹ rót một dòng buồn tênh
Chắc không một ai dám nói bài thơ này không hay vì nó là một bài thơ nổi tiếng của một nhà thơ nổi tiếng. Thế nhưng liệu ai có thể nói chắc với tôi rằng bài thơ này nói cái gì? Bài thơ tả về một cô gái đang ngồi quay tơ ư? Không phải! Cái cảnh quay tơ chỉ là một cái cớ cho nhà thơ viết. Nói về tình yêu của nhà thơ với cô gái ư? Cũng không phải. Nếu để hiểu bài thơ này theo một nghĩa thông thường thì chẳng bao giờ ta có thể hiểu .Nhưng bài thơ đưa ta vào một không gian cổ tích bàng bạc , nó trộn lẫn những cái thực với những cái hư ảo chỉ xuất hiện trong tâm hồn với cái rung động thanh khiết nhẹ nhàng. Một không gian trong mơ, một không gian trong thơ mà chẳng bao giờ nó xuất hiện trong cuộc đời này. Ta không hiểu nó nhưng ta thích nó và ta thuộc
Ngược hẳn lại có những bài thơ ý tưởng rõ là to tát, kì vĩ nhưng đọc nó lên ta lại không có một chút rung động nào. Đọc lên ta hiểu ngay nó nhưng ta lại lập tức xóa nó khỏi bộ nhớ của mình.
..em cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ
cởi bỏ mọi tư duy hình thức đã khô đình nát bến cạn
hoà nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phiá ánh sáng
hay đóng cửa /tự huyễn hoặc mình /và chờ chết ?
(Phan Hoàng– Em nóng dần lên)
Về câu này cây bút Yến nhi phán rằng : Trong việc xây dựng hình tượng thơ, các tác giả trẻ xử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè dặt. Cái quy ước miêu tả cuộc sống một cách lịch sử- cụ thể, hình tượng nghệ thuật phải được thể hiện như dạng thức có thật của đời sống ngày nay đã thay đổi. Đó là sự kết hợp các yếu tố thực và ảo, kết hợp ý thức lẫn vô thức. Những yếu tố siêu thực xuất hiện trong tác phẩm tạo một không khí nghệ thuật đặc biệt, có tính huyền ảo, khác lạ. Hiện thực phô bày bởi cái nhìn hư tưởng bên trong kết hợp với những ảo giác cảm nhận bên ngoài gợi nhiều liên tưởng táo bạo, mới lạ. Bằng những thủ pháp này bài thơ tạo được những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú đa dạng và mới mẻ ở người đọc! Giở bất cứ một trang thơ trẻ nào ta cũng có thể bắt gặp một kiểu tư duy thơ rất mới lạ đầy khêu gợi, hút người đọc vào những tầng ngầm thông điệp mà tác giả muốn gửi.
Ối mẹ ơi!Ai thấy cái “Hiệu ứng thẩm mỹ” của câu thơ trên không?Tôi đảm bảo với các bạn rằng tuy bà yến nhi phán đanh như vậy nhưng nếu bảo bà ta gấp sách lại và đọc lại cái đoạn này thì chắc chắn rằng bà ta tịt. Gây hiệu ứng thẩm mỹ mà nó lại tuột ra khỏi bộ nhớ thì có là “Gây”? Thành thực mà nói câu này cũng gây cho tôi đuộc một chú ý chứ không phải là không Đó là “Khô đình” . Quả thật là táo bạo! Đình có nghĩa là cái ao, cái đầm hay là cái gì đó chứa nước thì táo bạo quá còn gì! Từ “Tỏm cắc” Của cụ Hồ xuân Huông cũng trả về tiền.
Nói thật tôi phải kết hợp với tên bài thơ”Em nóng dần lên” để hiểu bài thơ này là (Xin lỗi mọi người)
Em hãy cởi truồng ra, ôm lấy anh và chúng mình cùng sướng.
Một ý tuổng vĩ đại và nó gây cho ta đuộc một cảm xúc “Kinh tởm”
Cũng một chủ đề “Cởi truồng” này , tôi xin dẫn ra đây bài thơ “Khép cửa” của Đinh vũ Hoàng Nguyên
Anh khép cửa cho mùa thu thay áo
Còn em trút lá giữa phòng anh
Lá chưa chạm đất mà đông đã về
Các bạn thấy thế nào giữa hai bài thơ?
Thứ hai –Sự nhầm lẫn trong khái niệm ý tưởng
Ý tưởng là gì? Ý tưởng là sự phát hiện của riêng nhà thơ. Chỉ nhà thơ nhận ra điều đó và khi nhà thơ nói với ta sự nhận biết đó thì ta mới chợt giật mình tự hỏi “Sao điều ấy ta thường bắt gặp mà ta lại không nhận ra nhỉ”Còn những cái mà ai cũng biết, ai cũng nhận ra thì không thể gọi là ý tưởng.
Tại sao tôi đưa bài thơ “Khép cửa” Để so sánh với bài “Em nóng dần lên”? Vì tôi muốn cho các bạn biết thế nào là ý tưởng.
Cái ý tưởng “Chơi nhau cho sướng hơn là đóng cửa tự huyễn hoặc mình và chờ chết” chả ai không biết. Chả ai cần phải suy nghĩ mới hiểu.Và ai cũng hiểu như nhau.
Nhưng
“Lá chưa chạm đất mà đông đã về”
Thì khác. Không phải là ai cũng hiểu và mỗi người lại có một cách hiểu khác nhau.Mỗi một cách hiểu lại dẫn người đọc theo một vẻ đẹp khác hẳn về con người.
Đinh vũ Hoàng nguyên vốn là một họa sỹ. Khi bài thơ này đăng lần đầu trong trang Văn học trẻ có một bạn nữ đã cảm nhận bài thơ này như sau: Khi người mẫu trút bỏ quần áo cho người họa sỹ vẽ khỏa thân, trong người họa sỹ trào dâng một cảm giác thèm khát. Nhưng ngay lập tức người họa sỹ đã dừng lại được cái cảm xúc của mình. Đấy cũng là một cách cảm nhận hay .Nó nói về nhân cách con người. Riêng tôi, tôi cảm nhận bài thơ theo hướng.” Cái đẹp, sự thăng hoa chỉ là một khoảnh khắc. Hãy trân trọng và yêu quý nó! Nếu mở rộng điều này ra hơn nữa thì ta có thể nói sự sống là vĩnh cửu nhưng cuộc sống của từng cá thể chỉ là một khoảnh khắc và chính cái chết, chứ không phải là cái gì khác , đã làm sự sống trở nên vô giá”. Ý tưởng cực hay và được dấ kín trong một hình tượng nghệ thuật cực đẹp. Đấy mới gọi là ý tưởng!
Vần là một đặc trưng của thơ. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi. Nó làm cho thơ đẹp một cách khác thường và cũng chính nó trở thành một thách thức với người cầm bút. Tôi còn nhớ Tướng Nguyễn Sơn tư lệnh mắt trận miền trung thời kháng chiến chống pháp, một người rất thích văn chương có một lần hỏi một nhà văn
-Anh đã làm thơ bao giờ chưa?
Nhà văn ấy đáp
-Thơ là nữ hoàng của văn chương. Tôi rất yêu nàng nhưng chưa bao giờ tôi dám lân la đến bên nàng.
Điều đó nói lên cái gì?
Điều đó nói lên rằng với một ý tưởng thể hiện nó bằng văn xuôi dễ hơn hàng trăm lần so với bằng thơ. Tại sao vậy? Chỉ bởi một chữ “Vần”. Và cũng chính một chữ “Vần “ấy nó đã phân những người làm thơ ra làm hai loại “Nhà thơ” Và “Thợ thơ”
Nhà thơ là rất khan hiếm. Trong suốt cả thời kì phát triển rực rỡ của phong trào thơ mới hàng trăm nhà thơ đã xuất hiện nhưng nhưng người tồn tại được trong trí nhớ của người đọc số lượng không đầy một bàn tay. Lao động của nhà thơ là một thứ lao động đầy khổ ải. Phạm tiến Duật suốt mấy năm ở trường sơn ra sống vào chết mới viết nên được một tập thơ (Và chỉ được một tập thơ thôi) để lại những dư âm trong lòng người đọc. Rất ít những nhà thơ (Và hình như không có nhà thơ việt nam nào) có thể làm bạn với nàng thơ đến hết cuộc đời kể cả những nhà thơ có thực tài và có tên tuổi.Nhà thơ nào cũng chỉ có được một giai đoạn thường là ngắn ngủi. Tại sao lại thế? Tại vì khi họ đã thành danh rồi, họ đổi khác. Họ không còn lăn lưng vào cuộc đời. Họ cảm nhận cuộc sống qua bốn bức tường có máy điều hòa nhiệt độ. Tâm hồn họ chỉ thực sự rung lên khi có một kẻ nào đó đang muốn bẩy họ ra khỏi cái ghế mà họ đang ngồi. Và thế là họ với nàng thơ chia tay, và, lập tức họ biến thành những nhà thơ chết. Một bài thơ hay có thể nhà thơ chỉ viết ra nó trong vòng vài chục phút. Nhưng vài chục phút ấy là kết tinh của hàng năm trời chiêm nghiệm, đau đớn, vật vã .
Ngược hẳn lại “ Thợ thơ “ Thì nhiều vô kể và họ đều có một đặc điểm chung đó là ai cũng nghĩ mình là nhà thơ. Ai cũng muốn mình nổi tiếng Nhưng… chẳng ai muốn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc. “Vần” Là một chướng ngại vật khó nhằn nhất của thơ thế là họ nghĩ ngay ra cách dễ dàng nhất. Vứt béng vần đi.
Và thế là họ vứt luôn tất cả những cái gì đẹp nhất, tinh úy nhất của thơ do vần mang lại. Và thế là một trào lưu thơ mới ra đời . Trào lưu thơ mì ăn liền. Cuộc sống công nhiệp, Kinh tế thị trường làm cuộc sống luôn luôn hối hả nên trong ẩm thực con người đã nghĩ ra món mì ăn liền .R ất tiện, rất tiết kiệm thời gian nhưng không ở đâu trên thế giới này xếp món mì ăn liền vào hàng văn hóa ẩm thực dù rằng nó rất thịnh hành trên toàn thế giới. Thơ tân hình thức cũng vậy nhan nhản khắp nơi nhưng liệu nó có phải là thơ?
Chắc chắn có người sẽ phản bác lại tôi. Họ sẽ nói rằng “Các nhà thơ mới đã vứt bỏ hoàn toàn niêm luật, hình thức của thơ đường xưa và tạo thành một loại thơ mới thịnh hành như ngày nay. Nếu cứ bảo thủ như ông liệu thơ mới có được hình thành?”
Tôi xin thưa với họ rằng “Các nhà thơ mới đã đặt một trái bộc phá vào thơ .Nó đã phá tan đi tất cả từ niêm luật, hình thức và thậm chí cả ngôn ngữ trong thơ duy nhất có một điều họ không dám phá đó là Vần bởi vì họ biết nó chính là cái để phân biệt thơ với văn xuôi. Nó cũng giống như cái gì để phân biệt giữa người đàn ông và người đàn bà?Một người đàn bà dù mặc quần áo của đàn ông thì cũng không thể biến thành đàn ông. Thơ cũng vậy! Niêm luật, hình thức, ngôn từ tất cả chỉ là y phục. Bạn có thể thay đổi tùy ý và tôi rất ủng hộ sự cách tân ấy. Duy chỉ có một điều tôi không ủng hộ đó là đừng biến thơ thành văn xuôi. Đừng biến đàn ông thành đàn bà. Phải chăng trào lưu chuyển đổi giới tính đã lan vào trong lĩnh vực văn thơ?
Để viết bài này, tôi đã đặt tôi vào địa vị của những nhà thơ tân hình thức bằng cách viết thử một vài bài thơ dạng tân hình thức và tôi nhận thấy rằng viết thơ không vần cực dễ. Bạn chỉ cần một ý tưởng mà ý tưởng thì thật là dễ tìm nhất là những ý tưởng kì quái càng dễ tìm, và thế là một ngày bạn có thể sản xuất được dăm ba bài thơ không vần. Và tôi còn nhận ra một điều nữa viết thơ không vần không cần cảm xúc. Người viết đã không có cảm xúc làm sao bài thơ có thể gây được cảm xúc cho người đọc.
Bạn Nắng Xuân có một nhận xét rằng “ Thơ tân hình thức có nhiều người làm và cũng có một vài bài thành công nhưng thơ tân hình thức chưa có đỉnh cao”
Tôi xin nói ngay “Thơ tân hình thức không bao giờ có đỉnh cao vì với nghệ thuât đỉnh cao không bao giờ đến với những người lười lao động” Họ vứt vần đi vì họ lười . Vì họ không trăn trở tìm cách thể hiện cái ý tưởng của mình qua vần.
Đến đây lại có một vấn đề được đặt ra “Thế trên thế giới thì sao?”
Về vấn đề này tôi xin được nói rõ loại thơ không vần xuất hiện trong văn học phương tây từ rất lâu rồi nhưng cũng phải nói rằng thơ không vần không phải là rất thịnh hành ở các nước phương tây như các bạn vẫn nghĩ mà ở phương tây thơ có vần vẫn là chủ yếu chỉ có điều thơ không vần không bị phản ứng dữ dội như ở nước ta. Người ta chấp nhận nó. Tại sao vậy? Có hai lí do
Thứ nhất –Thơ không vần phương tây tuy không có vần nhưng nó không kì quái và thô tục như thơ tân hình thức của chúng ta. Chúng t thử đọc một bài thơ trong tạp “Hoan ca” Một tập thơ vừa đuộc giải thưởng của hội nhà văn việt nam.
LÀM TRÒN
Số thập phân dài quá sau dấu phẩy, có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0.
Xác chết con kiến không đủ để thối
Linh hồn của nó nó không đủ để thiêng
Ngày sinh và chết của nó không thành giỗ kỵ
Hai con thạch sùng làm tình không đủ làm ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ.
Quả tim nhỏ bé đến nỗi lẫn trong lồng ngực
Nó đập lén lút, nghe mãi không thấy.
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống, ra chết
Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn.
Đây là một bài thơ điển hình của tập thơ. Nó điển hình bởi vì cách viết này là cách viết rất phổ biến trong thơ tân hình thức hiện nay. Thực ra ý tưởng của bài thơ cực kì đơn giản “Những cái gì nhỏ bé, vụn vặt vẫn xảy ra hàng ngày đều sẽ được bỏ qua” Hoặc là “ Mọi hành động dù là xấu xa của ta khi sống sẽ được tha thứ sau khi ta chết đi” Nó tương đương với câu thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” Của các cụ nhưng cái ý tưởng này lại được dẫn dắt bằng những hình ảnh phi logic và cực kì phản cảm.
Đầu tiên tác giả đưa ra một quy tắc của toán học làm nền tảng cho những suy diễn của mình. Tiếc rằng vì Đỗ doãn phương quá dốt toán nên đã đưa ra một quy tắc toán học sai
Số thập phan sau dấu phỷ dài quá có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0
Quy tắc này là sai. Khi làm tròn sau dấu phảy nếu nhỏ hơn 5 thì bỏ đi còn lớn hơn 5 thì cộng 1 vào hàng trước nó. Nhưng nhà thơ đã nhầm lẫn một cách tệ hại đó là số sau dấu phẩy có thể bỏ đi (Bằng 0) nhưng số trước dấu phảy không thể bỏ đi được (Không bằng 0) mà cuộc đời của một con người thì bắt đầu từ những số đằng trước dấu phẩy. Từ một tiên đề sai đã dẫn Đỗ Doãn Phương suy diễn đến một kết quả cực kí sai lầm
“Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn”
Không! Quá khứ của con người không bao giờ được làm tròn. Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Đó là một đạo lý. Nhân cách của ta ngày hôm nay thằng con ta sẽ học. Thằng bố là một thằng tham quan độc ác hãm hại dân lành thì thằng con sẽ là một thằng vô lại bởi vì thằng con sẽ nhìn vào nhân cách của thằng bố nó mà học hỏi
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Cái câu ngạn ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận “ Nó hàm ý về sự tha thứ của người còn sống với người đã chết . “Tha thứ” điều đó có nghiã rằng cái quá khứ của người đã chết không hề đuộc quên đi trong tâm trí người còn sống
Điều đáng nói ở đây không phải là cái sai của phần kết luận. Điều đáng nói ở đây lại là để dẫn đến cái kết luận ấy Đỗ doãn Phương đã sử dụng những hình ảnh thô tục , phản cảm và cực kì kì quái
Hai con thạch sùng làm tình không đủ ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ
Hay
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống ra chết
Trời đất ơi! Những câu viết như thế này mà có một tạp chí đã xưng tụng Đỗ doãn Phương là người “Quét sạch thơ trẻ hiện đại”. Còn tôi khi đọc Đỗ doãn Phương và những lời bình của yến nhi về thơ tân hình thức thì tôi lại sực nhận ra cái hành động “Dí L.. và thơ” Và cái hành động “Dí thơ vào L..” khác nhau nhiều lắm.
Tôi có đọc một bài của nhà thơ Nguyễn trọng tạo ông than thở rằng dạo này thơ dở lên ngôi.
Vợ Nguyễn Huy thiệp khôn lắm chẳng dại đâu. Cũng như Nguyễn trọng tạo bà biết rằng bây giờ thơ dở và thô tục nhiều lắm nên bà chẳng đọc thơ nữa. Khi có người hỏi bà “Dạo này chị còn hay đọc thơ nữa không?” Thì bà ta liền bảo “Dí L… vào đọc”có nghĩa rằng bà ta thực ra chẳng “Dí” đâu. Nhưng khi có người bảo “Tập thơ này đuộc giải thưởng hội nhà văn .Tưởng hay bà ta dở ra đọc, vừa đọc được vài bài thì bà điên tiết lên cầm cả tập thơ “Dí vào”.
Thứ hai –Do nền văn hóa.
Thơ không vần được chấp nhận ở các nước châu âu một phần do nền văn hóa đọc của người dân châu âu. Người châu âu thích đọc tất cả những gì mang một triết lý sâu sắc có tình khái quát cao bất kể đó là cái gì. Một phần nữa là do phương tây vốn có truyền thống tự do và dân chủ một cách thực sự người ta luôn có quan niệm con người có thể viết bất thứ thứ gì mà người ta thích. Chính vì vậy mà sách báo , tranh ảnh khiêu dâm được in bán một cách công khai . Nhưng ở việt nam chúng ta thì khác.
Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh tự do, dân chủ. Tất nhiên các bạn có thể viết như thế nào là quyền của các bạn tôi không có ý kiến.Ở đây tôi chỉ bàn đến vấnđề “Tại sao thơ không vần không có người đọc? Và tương lai của thơ không vần sẽ đi về đâu?”
Đừng tự ái và hãy dũng cảm các cây bút hậu hiện đại để nhìn nhận một thực tế rằng : Hầu như không có người đọc thơ không vần.
Tôi kết luận như vậy không phải là một lời khẳng định vô căn cứ. Để đưa ra kết luận đó tôi đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ bằng cách hỏi những bạn thơ của mình và thậm chí hỏi cả những bạn viết về thơ không vần, Hỏi những nhà giáo dạy văn và những thanh niên vẫn vào mạng đọc. Hầu như chẳng có ai đọc thơ không vần. Nói chẳng có ai đọc thì cũng không đúng. Hầu hết họ đều đã đọc nhưng hiện giờ họ không đọc nữa.
Tôi nhớ có một lần tôi nói chuyện với Quân tấn, một nhà thơ trẻ cũng hay viết thể thơ không vần . Tôi bảo anh ta hãy đọc cho tôi nghe một bài thơ mà anh ta đắc ý nhất. Tôi tưởng anh ta sẽ đọc một bài thơ tân hình thức . Nhưng không! Bài thơ anh ta đọc cho tôi nghe lại là bài thơ “Đêm huyền Diệu” Một bài thơ rất hay nhưng nó lại là bài thơ viết theo dạng cổ điển. Điều đó nói lên cái gì? Các bạn hãy tự suy nghĩ.
Có một nhà thơ trẻ mang một bài thơ đến để xin ý kiến của Tagor một nhà thơ lớn đuộc giải Noben văn học. Bài thơ được viết bằng tiếng anh một ngôn ngữ rất thông dụng ở ấn độ thời bấy giờ (Vì ấn độ là thuộc địa của anh) Ta gor hỏi nhà thơ trẻ.
-Anh viết cho người anh đọc hay cho người ấn chúng ta đọc?
Nhà thơ trả lời.
-Tôi viết cho người ấn chúng ta.
-Vậy hãy viết bằng tiếng Hin du
Tagor trả lời và ông trả lại bài thơ cho nhà thơ trẻ
Mọi nhà thơ vĩ đại đều chỉ thành công trên nền tảng một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của dân tộc mình. Đối tượng đầu tiên mà nhà thơ phục vụ chính là dân tộc họ và không bao giờ có một nhà thơ nào bị chính dân tộc mình ghét bỏ mà lại thành danh ở một dân tộc khác. Trừ việt nam
Chắc chắn đối tượng mà các nhà thơ không vần hướng tới là đông đảo các bạn đọc chứ không phải là mấy ông giám khảo của hội nhà văn. Thế nhưng bạn đọc thì quay lưng còn mấy ông giám khảo thì xưng tụng cộng vào đó là một vài cây bút mà tôi cũng không hiểu có nên gọi họ là những nhà phê bình văn học không nữa cứ xưng xưng ca tụng lấy được mà không hề phân tích giảng giải được cho người đọc nó hay ở đâu, hay ở điểm nào làm cho các nhà thơ không vần vốn đã mắc vào chứng hoang tưởng, bệnh càng nặng thêm lên. Đấy là những nhà phê bình vô trách nhiệm với cả người viết lẫn người đọc. Sao họ không bình một bài thơ không vần để chỉ cho người đọc thấy nó hay ở điểm nào cách dùng từ độc đáo ra sao. Bài thơ rung động thế nào. Tôi xin dẫn ra đây một bài thơ nữa trong tập hoan ca để cho các bạn bình thử
LỜI THÌ THẦM CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN
Sau cuộc yêu, họ nói với nhau:
- Em hãy ngửa đầu ra phía sau cho anh nhìn thấy bầu trời ở bên trên chúng ta
- Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải và bên trái
- Chúng ta hãy tắt đi những âm thanh của mình, để cùng nghe những âm thanh khác.
- Hãy che lấp sự sống của mình, để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
- Chúng ta hãy ra ngoài kia, hít thở bầu trời bao la
- Những hàng cây đổ ngược xuống dòng sông và mây trên trời cũng theo xuống dưới đó
- Chúng ta sẽ uống no nê từ dòng sông, và rồi chạy tiếp lên đồi cây
- Vừa chạy vừa găm vào thân thể mình những lá, hoa đá, sỏi.
- Và buổi chiều khi cơ thể chúng ta đã no đầy trở lại
- Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau.
Đỗ doãn phương
Con xin phép cụ Hoài thanh xin bình thử bài này. Biết đâu đấy có khi bình bài này xong con còn nổi tiếng hơn cả cụ vì gặp những bài thơ như thế này cụ chỉ còn cách chắp tay mà lạy
Vài lời bình cho bài thơ
Cuộc sống luôn luôn thay đổi sao ta cứ phải luôn luôn giữ những cái cũ mãi trong đời? Sao cứ phải trai trên gái dưới như mấy anh nông dân chân đất mắt toét để rồi lại sinh ra những đứa con như chí phèo thị nở? Hãy các mạng! Hãy thay đổi! và Dỗ doãn phương là một người như thế. Không nói thẳng ra nhưng chỉ bằng cách mô tả vài động tác của cuộc chơi nhau đỗ doãn phương đã chỉ cho chúng ta thấy đây là cuộc làm tình của những nhà cách mạng Cảnh gái trên trai dưới
Em hãy ngửa đầu ra cho anh nhìn thấy cảnh bầu trời bên trên chúng ta
Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải bên trái.
Vì sao nàng phải ngửa đầu ra thì chàng mới có thể nhìn thấy bầu trời? Ta chỉ có thể trả lời Vì nàng đang nằm ở trên còn chàng thì đang nằm ở dưới và chàng muốn ngắm khuôn mặt rạng ngời cuẩ nàng dưới cái màu xanh thẳm của bầu trời
. Đỗ doãn Phương thật tài. Chỉ bằng hai câu người đọc có thể hình dung ra ngay tư thế của hai người khi làm tình. Mấy người đã làm nổi điều đó. Phải từng trải lắm hay phải xem những trang web đen nhiều lắm ngòi bút của anh mới thể hiện được một cách tài hoa như thế.
Hãy lặng im em! Hãy tạm ngừng những tiếng thở hổn hển, những tiếng rên đầy thỏa mãn của hai ta để lắng nghe “ những âm thanh khác” đang hoan ca với cuộc tình của hai đứa chúng mình.
Hãy nhắm mắt lại em!Hãy quên đi cuộc sống của chúng mình em sẽ thấy ái tình thật là kì diệu. Sau cái mệt nhọc của sự đê mê em có thấy không cuộc sống thật là khác lạ. Tình yêu thật huyền diệu phải không em?
Chúng ta hãy tắt những âm thanh của mình để cùng nghe những âm thanh khác
Hãy che lấp sự sống của mình để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
Câu thơ của anh rất mộc mạc, tự nhiên nhưng nó lại chỉ cho ta thấy những âm thanh sống động. Nó thật như cuộc đời vậy.Không hề nói đến những tiếng rên rỉ, Không hề đả động đến cái cảnh nằm dài thở dốc nhưng chỉ với bốn câu thôi chúng ta như được xem một bộ phim sex đầy gợi cảm.
Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Tình yêu là gì nếu như chúng không bốc lửa không cháy hết mình?
Vừa chạy vừa găm vào mình những lá hoa đá sỏi.
Sao lại là “Chạy”? Có thể găm vào mình “Lá ,hoa” nhưng sao có thể găm vào mình đá sỏi? Tôi đã tự hỏi và chợt nhận ra rằng mình đúng là một thằng cù lần ngớ ngẩn. Tác giả thật là tinh tế . Đây là tác giả vẽ cho chúng ta cảnh lăn lộn quằn quại bốc lửa nhưng nhà thơ lại dùng một chữ “ chạy”để thách đố trí tượng tượng của người đọc.
Nhưng câu cuối cùng, câu kết của bài thơ mới là thần bút
Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau
Đọc câu thơ này tôi lại sực nhớ đến hai câu kiều
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.
Sau hơn hai trăm năm cụ nguyễn du đã có truyền nhân. Em! Chúng ta hãy chơi nhau thêm một lần nữa. Đời còn là gì nếu như không có những ngày “Khô kiệt nữa cho nhau”?
Một triết lý mang đậm chủ nghĩa hiện sinh. Bình dị mà sâu sắc
Ôii! Nếu như có hội “Dí “ nhỉ. Bài thơ này xứng đáng được cùng một lúc hai giải văn chương
Hà nội 14-5-2012
Vài lời xin lỗi
Thực ra tôi cũng không muốn viết theo cái cách nặng nề, mỉa mai như thế này đâu. Tôi đã nói chuyện và trao đổi nhiều lần với nhiều người viết thể thơ không vần và tôi nhận thấy một điều họ bị mắc một chứng “Cuồng sĩ” trong họ luôn có một quan niệm “Tại ông không đủ trình độ để cảm nhận thơ tôi”. Thơ tôi đâu có dành cho những kẻ tầm thường như ông. Thậm chí còn có vị hô “Kéo cổ nguyễn du xuống đất! Ta là đại thi hào duy nhất của việt nam” họ đuộc một vài cây bút tung hô mà tại sao đuộc tung hô thì chỉ có trời biết, đất biết và chính họ và những người tung hô họ biết”.
Với mục đích thức tỉnh họ tôi buộc phải chọn cách viết này vì với cách viết tranh luận thông thường không bao giờ họ tỉnh ngộ.
Bài viết đã đuộc viết từ lâu nhưng tôi không muốn đăng. Nay tôi thêm vào một đoạn bình và đăng bài viết với một thiện ý chân thành . Các nhà thơ ! Thơ đang chết và các vị hãy làm cho thơ sống lại.
Chứ không hề có ý định chửi đời. Tôi biết Nguyễn huy thiệp đã bị phản ứng dữ dội với bốn câu thơ của ông. Nhưng viết bài này ý định của tôi khác hẳn với nguyễn Huy Thiệp.
Xin lỗi tất cả mọi người vì những cái thô tục của bài viết
Nguyễn thế Duyên