PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Lá Bằng lăng nước hạ đường huyết



Thao Thuc
23-05-2012, 03:09 AM
Lá Bằng lăng nước hạ đường huyết

http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/12_2011/thumbs/300_1_bang_lang.jpg




Thỉnh thoảng trên các đường phố, bạn có thể gặp những cây Bằng lăng, trổ đầy hoa, màu tim tím rất đẹp. Họ Bằng lăng (Lythraceae) có chi Lagerstroemia gồm khoảng 20 loài Bằng lăng, với vóc dáng to nhỏ khác nhau, phân nhánh chứ ít khi thẳng đứng. Nhưng khi mọc hoang trong rừng, đứng san sát nhau, chúng thường có thân thẳng đứng hơn và gỗ bằng lăng (Thao lao) thuộc loại gỗ tạp, thường dùng để lót phía sau hoặc phía trong tủ, bàn…

Bằng lăng sẻ còn gọi là Tử vi (Lagerstroemia indica L.), cây mọc thành bụi, hoa màu hồng, đỏ hay trắng, thường trồng làm cảnh. Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia) đại mộc, cao khoảng 30 m, hoa tím. Bằng lăng ổi (Lagerstroemia crispa) là đại mộc, cao 35 m. Bằng lăng tiên (Lagerstroemia reginae) cao khoảng 10 m, hoa đỏ tím. Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) đại mộc, lá to, dài 20 cm, hoa mọc thành chùm ở ngọn cành, hoa đỏ tím - là cây chúng tôi muốn nói trong bài này.



Thao lao (Lagerstroemia calyculata), cũng gọi Bằng lăng ổi. Đại mộc, thân phân nhánh nhiều, vỏ có mày tròn, hoa nhỏ, trắng. Mọc nhiều ở rừng. Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda), cây cao 10 - 15 mét, chùm hoa tụ tán ở ngọn cành với rất nhiều hoa màu trắng và tim tím pha trộn lẫn nhau…

Nói chung, với hàng chục loài Bằng lăng, thường rất khó phân biệt từng loài, nhưng về công dụng người ta thường dùng như nhau.

Rễ và vỏ Bằng lăng dùng để trị sốt, giảm đau, từ thời thượng cổ với tên là Myrtle cùng với cây Liễu trắng (Salix alba). Vỏ thân cũng có tác dụng trị tiêu chảy. Liều dùng: 20 g vỏ khô sắc uống.

Lá Bằng lăng non dùng ăn sống như rau, ở đồng bằng sông Cửu Long người ta thường dùng cuốn bánh xèo. Lá chứa acid elagic, lagertanin, corosolic acid, có tác dụng hạ đường huyết như insulin, dùng trị bệnh tiểu đường type 2. Thường dùng 30 g lá tươi giã nát chế nước sôi vào để uống hoặc 15 g lá khô pha trà hay sắc uống. Trái ngậm trị viêm họng, lở miệng, chống siêu vi RD.

Có thể trồng làm cảnh, lấy bóng mát ở sân, vườn hay đường phố vì hoa đẹp.

Bằng lăng nước: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.

Đại mộc. Lá có phiến bầu dục, cứng, không lông, dài đến 20 cm; cuống to. Chùm tán đứng ở ngọn nhánh, có lông; nụ tròn, đo đỏ; hoa to, đỏ tím, đẹp; đài có lông sát, sóng 12; cánh hoa 6, to đến 3,5 cm, cọng 5 mm; tiểu nhụy nhiều. Nang trái tròn dài, 20 x 18 mm, trên lá đài xụ, nở làm 6 mảnh; hột 12 - 15 mm.

Các nghiên cứu mới nhất tại Nhật, Ấn Độ, Mỹ chứng minh lá Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt và có tác dụng giảm cân, chống béo phì tốt.

Liều dùng: 15 lá tươi non làm rau ăn sống mỗi ngày. Hoặc 30 - 40 g cành lá, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm, để uống mỗi ngày. Hoặc 15 g lá khô (đã giã nát) pha uống như trà.


DS. PHAN ĐỨC BÌNH

thugiangvu
23-05-2012, 03:18 AM
Lá Bằng lăng nước hạ đường huyết (thao Thức post)

http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/12_2011/thumbs/300_1_bang_lang.jpg


Anh Thao thức ạ,cho Tg chôm bài này nhé.
TG tính leo rào nhưng thấy anh ngồi cầm canh nên vội vàng ngỏ lời xin .
anh cho hay không cũng lỡ chôm rùi anh ơi.
TGV
ý wên cám ơn anh

Thỉnh thoảng trên các đường phố, bạn có thể gặp những cây Bằng lăng, trổ đầy hoa, màu tim tím rất đẹp. Họ Bằng lăng (Lythraceae) có chi Lagerstroemia gồm khoảng 20 loài Bằng lăng, với vóc dáng to nhỏ khác nhau, phân nhánh chứ ít khi thẳng đứng. Nhưng khi mọc hoang trong rừng, đứng san sát nhau, chúng thường có thân thẳng đứng hơn và gỗ bằng lăng (Thao lao) thuộc loại gỗ tạp, thường dùng để lót phía sau hoặc phía trong tủ, bàn…

Bằng lăng sẻ còn gọi là Tử vi (Lagerstroemia indica L.), cây mọc thành bụi, hoa màu hồng, đỏ hay trắng, thường trồng làm cảnh. Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia) đại mộc, cao khoảng 30 m, hoa tím. Bằng lăng ổi (Lagerstroemia crispa) là đại mộc, cao 35 m. Bằng lăng tiên (Lagerstroemia reginae) cao khoảng 10 m, hoa đỏ tím. Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) đại mộc, lá to, dài 20 cm, hoa mọc thành chùm ở ngọn cành, hoa đỏ tím - là cây chúng tôi muốn nói trong bài này.



Thao lao (Lagerstroemia calyculata), cũng gọi Bằng lăng ổi. Đại mộc, thân phân nhánh nhiều, vỏ có mày tròn, hoa nhỏ, trắng. Mọc nhiều ở rừng. Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda), cây cao 10 - 15 mét, chùm hoa tụ tán ở ngọn cành với rất nhiều hoa màu trắng và tim tím pha trộn lẫn nhau…

Nói chung, với hàng chục loài Bằng lăng, thường rất khó phân biệt từng loài, nhưng về công dụng người ta thường dùng như nhau.

Rễ và vỏ Bằng lăng dùng để trị sốt, giảm đau, từ thời thượng cổ với tên là Myrtle cùng với cây Liễu trắng (Salix alba). Vỏ thân cũng có tác dụng trị tiêu chảy. Liều dùng: 20 g vỏ khô sắc uống.

Lá Bằng lăng non dùng ăn sống như rau, ở đồng bằng sông Cửu Long người ta thường dùng cuốn bánh xèo. Lá chứa acid elagic, lagertanin, corosolic acid, có tác dụng hạ đường huyết như insulin, dùng trị bệnh tiểu đường type 2. Thường dùng 30 g lá tươi giã nát chế nước sôi vào để uống hoặc 15 g lá khô pha trà hay sắc uống. Trái ngậm trị viêm họng, lở miệng, chống siêu vi RD.

Có thể trồng làm cảnh, lấy bóng mát ở sân, vườn hay đường phố vì hoa đẹp.

Bằng lăng nước: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.

Đại mộc. Lá có phiến bầu dục, cứng, không lông, dài đến 20 cm; cuống to. Chùm tán đứng ở ngọn nhánh, có lông; nụ tròn, đo đỏ; hoa to, đỏ tím, đẹp; đài có lông sát, sóng 12; cánh hoa 6, to đến 3,5 cm, cọng 5 mm; tiểu nhụy nhiều. Nang trái tròn dài, 20 x 18 mm, trên lá đài xụ, nở làm 6 mảnh; hột 12 - 15 mm.

Các nghiên cứu mới nhất tại Nhật, Ấn Độ, Mỹ chứng minh lá Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt và có tác dụng giảm cân, chống béo phì tốt.

Liều dùng: 15 lá tươi non làm rau ăn sống mỗi ngày. Hoặc 30 - 40 g cành lá, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm, để uống mỗi ngày. Hoặc 15 g lá khô (đã giã nát) pha uống như trà.


DS. PHAN ĐỨC BÌNH

Thao Thuc
23-05-2012, 04:03 AM
Cám ơn TG đã lịch thiệp.

Mời TG cứ tự nhiên như người nhà ........... Thi Hữu.