PDA

Xem phiên bản đầy đủ : DỨA DẠI - Tác dụng dược lý của từng bộ phận



thylan
27-05-2012, 06:03 PM
Xin phép huynh Phượng, Thy Lan được đưa bài viết này sang mục" Sức khỏe và đời sống" nhé! (bên mục "sưu tập hoa" vẫn giữ nguyên)

Cảm ơn huynh

- DỨA DẠI

Cây dứa dại ở Làng Spa Kê Gà tại vùng biển Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Quả dứa dại
DỨA DẠI

Lá dài hình dải, mép gai
Hoa đơn, mo trắng, thõng ngoài, rất thơm
Cụm quả xẻ góc, màu cam
Toàn thân vị thuốc, đọt còn làm rau.

BXP

http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2011/1053577/spa2.jpg

Sưu tập

Dứa gỗ hay Dứa dạitên khoa học Pandanus odoratissimus, chi Pandanus, HọPandanaceae Họ Dứa dại hay Dứa gai, bộ Pandanales Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai

Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô.
Ra hoa quả vào mùa hè.
Dứa dại thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào khắp nước ta.


Tác dụng dược lý của từng bộ phận theo y học cổ truyền như sau:

1. Lá non:
Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...

2. Hoa:
Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo....

3. Quả:
Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...

4. Rễ:
Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.

(Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)