PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Từ hôm nay áp dụng tiêm thuốc độc thay xử bắn tử tù



Phong Trần
01-07-2011, 06:04 AM
Ngày 1/7 Luật thi hành án hình sự bắt đầu có hiệu lực, nổi bật là quy định thay thế việc xử bắn tử tù bằng tiêm thuốc độc; cho phép thân nhân tử tù được nhận xác về mai táng...

Tròn một năm trước, đạo luật với nhiều quy định mới này đã được Quốc hội thông qua sau thời gian dài cân nhắc, thảo luận.
Ngày 30/6, trao đổi với VnExpress.net, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an) cho biết, việc đề án tiêm thuốc độc với tử tù đã được nghiên cứu kỹ, có tiếp thu có chọn lọc pháp luật, kinh nghiệm của nước ngoài, phù hợp với xu thế chung về thi hành án hình sự của các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, người bị thi hành án tử hình ít bị đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn. Việc này cũng khắc phục những khó khăn, bất cập trong thi hành án tử hình bằng xử bắn thời gian qua như về pháp trường tổ chức thi hành án; về áp lực tâm lý với cán bộ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án...
Thiếu tướng Ngọc Anh cho biết, do thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc là hình thức mới nên cùng với việc xây dựng các văn bản quy định về thi hành án tử hình sự bằng tiêm thuốc độc, Bộ Công an đã cử các đoàn công tác đi khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật; đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ để phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện.
Theo Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7, trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án do cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cùng chính quyền xã nơi thi hành án có trách nhiệm thực hiện.
Một trong những điểm mới của luật này là nếu thân nhân hoặc đại diện của tử tù có nhu cầu nhận tử thi về an táng thì phải làm đơn gửi chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm. Trên cơ sở xem xét, chánh án sẽ đồng ý hoặc không khi có căn cứ cho rằng việc nhận này ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Việc giao nhận tử thi sẽ được thực hiện trong 24 giờ kể từ khi thông báo; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận thì cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm an táng.
Luật cũng cho phép, phạm nhân ngoài việc gửi thư, mỗi tháng một lần họ được trực tiếp trao đổi điện thoại với người thân trong thời gian tối đa 5 phút. Chi phí liên lạc do phạm nhân tự chịu. Người thi hành án phạt tù nếu chưa biết chữ sẽ được học văn hóa; thời gian lao động và học tập không quá 8 giờ một ngày; có quyền được biết thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật...
Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.
Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Nếu con lớn hơn 36 tháng tuổi trở, người mẹ phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có người nhận nuôi thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, phải đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Thái Thịnh

thylan
02-07-2011, 11:31 PM
Ngày 26/6 tại Pháp, bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại đã qua đời, thọ 87 tuổi. Dù có 3 người con với Bảo Đại, nhưng những năm cuối đời, bà thứ phi phải sống trong cô quạnh nơi đất khách.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/lfxHOMcKcBEAL.jb3eOxzQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9aW5zZXQ7aD00MzI7cT04NTt3PTM1MA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/vne/1000520403_anh_1.jpg
Chân dung bà Thứ phi Mộng Điệp lúc trẻ

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/ba/d3/anh_2.jpg
Bà Mộng Điệp và Cựu hoàng Bảo Đại khi ở Hà Nội.

Là người chuyên nghiên cứu về triều Nguyễn, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần sang Pháp tìm gặp bà Mộng Điệp.

"Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong chính căn nhà của mình trên đất Pháp", ông Xuân nói.

Theo ông Xuân, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp cho bà Mộng Điệp gặp Bảo Đại.

Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Điệp từng có một đời chồng, một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa "một vợ một chồng" với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945).

Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo.

Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại được Hồ Chủ tịch cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Ở Hà Nội bà Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo.

Bà đã cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền vàng sang Hong Kong cho Bảo Đại tiêu dùng và về lại Việt Nam trong hoàn cảnh chuẩn bị chiến tranh. Khi Pháp chiếm Hà Nội bà bị bắt, nhưng nhờ sự phản đối của cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài nên bà được trả tự do.

Ở nước ngoài, không chịu được thử thách của hoàn cảnh Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp năm 1948, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng ở Tây Nguyên.

Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.

Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến.

Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).

Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh ác liệt, bà ở lại luôn bên đó.

Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ của chính phủ Pháp.

Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui thì chính các con là nguồn hạnh phúc lớn nhất với bà. Thế nhưng Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.

Trong phòng khách của bà ở quận 12, Paris lúc nào cũng được trang trí một bức tranh lớn do họa sĩ người Pháp vẽ vua Bảo Đại khi ông mới lên làm vua cùng nhiều đồ cổ của nhà Nguyễn. Trên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trung tâm, bà Mộng Điệp dành thờ bà Từ Cung, vua Bảo Đại và hai người con trai của mình. Nhưng quan trọng nhất là tờ giấy quy y Phật giáo của vua Bảo Đại (quy y tại chùa Bảo Quốc Huế).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà để khi khuất núi sẽ được táng gần lăng mộ Đức Từ Cung ở Huế, nhưng cuối cùng không thực hiện được.

Mới đây, bà bị ngã gây chấn thương ở cổ. Khi phẫu thuật tại Bệnh viện Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không thành công. Bà qua đời lúc 12h trưa chủ nhật 26/6, thọ 87 tuổi. Bà sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi có mộ phần của hai người con trai vào sáng 1/7.

Tại Việt Nam, vào 10h sáng mai, Phủ Kiên Thái Vương (Huế) sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho bà.
Theo VN Express