PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Vài ý kiến nhân đọc thơ dịch của dịch giả Lương Nam Xương



TRẦN THỊ THANH LIÊM
08-07-2011, 11:05 AM
Vài ý kiến nhân đọc thơ dịch của dịch giả Lương Nam Xương

Thơ Đường Trung Quốc rất thịnh hành vào triều đại nhà Đường, chiếm một vị trí rất quan trọng trên văn đàn Trung Quốc. Nền văn học Trung Quốc trải qua bốn thời kỳ sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường (từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9) đã đóng góp vào kho tàng văn học thế giới nhiều tác phẩm thơ Đường bất hủ với các nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ,Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị, Trương kế,....

Ảnh hưởng của thơ Đường đối với văn học các thời đại sau là rất lớn, không những riêng ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Ở nước ta, Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Thái Thuận,...và rất nhiều các thi nhân khác cũng để lại cho đời những bài thơ luật Đường tuyệt tác .

Đã có nhiều dịch giả Việt Nam dịch thơ Đường Trung Quốc ra thơ Việt Nam, như Ngô Tất Tố, Tản Đà, Khương Hữu Dụng, Tương Như, Chu Công Phùng, Nguyễn Văn Chử, Nguyễn Hữu Thăng, Nguyễn Đức Tùy, Hương Tiêu, Đào Phong Lưu, Vũ Hồng Quảng,… họ là những dich giả đã có những thành công nhất định trong việc dịch thơ Đường.

Dich thơ là một nghệ thuật. Người dịch thơ trước hết phải là người đi tìm cái đẹp. Cũng giống như người sáng tác đi tìm cái đẹp trong trong cuộc đời, người dịch thơ đi tìm cái đẹp trong tác phẩm đã sẵn có ở một

ngôn ngữ nào đó, tái tạo ra bản dịch, tức là làm ra một sản phẩm mới ở một ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc

một ngôn ngữ thứ hai. Cái đẹp trong cuộc đời có trở thành tác phẩm văn chương hay không phải nhờ tài của người cầm bút sáng tác. Cái đẹp tìm thấy ở tác phẩm thi ca có trở thành cái đẹp trong bản dịch hay không cũng phải nhờ cái tài của người dịch .

Ví người dịch thơ như người thợ kim hoàn biến đá quặng thành đồ trang sức lộng lẫy? Công việc dịch thơ có khi còn khó hơn kia – ở đây là công việc tái tạo một tác phẩm thơ bằng tiếng Trung Quốc đã có sẵn thành tác phẩm thi ca Việt Nam bằng một chất liệu khác hơn. Ví người dịch thơ với người diễn viên thể hiện vai diễn trong kịch bản có lẽ là sát hơn chăng ?

Có thể nói dịch giả Lương Nam Xương thông qua các bản dịch của mình đã thể hiện được vai diễn bằng cá tính, kinh nghiệm sáng tạo và lao động nghệ thuật của người thi sỹ. Chúng tôi tin rằng thơ dịch của dịch giả Lương Nam Xương sẽ góp phần giúp bạn đọc Việt Nam hiểu nhiều hơn, sâu hơn về kho tàng Thơ Đường Trung Quốc, về việc nâng cao hơn nữa những kỹ năng biên dịch thơ ca. Hy vọng bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này sẽ nhanh chóng thể hiện được vai diễn của mình.

Đại học Đại Nam, 5/2011

Trần Thị Thanh Liêm

Web: tiengtrungdainam.com