PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Cẩm nang cuộc sống



thylan
24-06-2012, 06:55 PM
Tâm có an, thân mới khoẻ

SGTT.VN - Theo nghiên cứu của những tổ chức uy tín về sức khoẻ, 75 – 95% bệnh tật có nguồn gốc từ tâm chuyển qua thân (psychosonmayic). Vì sao càng ngày tâm con người càng không mãn nguyện, hạnh phúc? Vì có quá nhiều ham muốn, buồn rầu, ghen tỵ, sợ hãi, mất mát… Những cảm giác tiêu cực ấy không chỉ gây căng thẳng, mà còn sinh ra những hoá chất độc hại làm tăng đường huyết, tăng dịch dạ dày, tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra bệnh tật.

Thế giới bên ngoài đang áp đảo nội tâm

Những căn bệnh thời đại như ung thư, gút, stress, trầm cảm, lo âu, sợ hãi... hay các bệnh nhiễm trùng đều xảy ra khi trạng thái đề kháng của cơ thể xuống thấp, vi trùng có sẵn trong cơ thể dễ dàng lấn lướt. Khi con người lo âu, sợ hãi, rất dễ bùng phát bạo lực. Trạng thái tinh thần không mạnh khoẻ là nguyên nhân dẫn đến những đổ vỡ đạo đức xã hội.
Ở Anh, GDP tăng 30%, nhưng nạn nghiện ngập, tội phạm trong thanh thiếu niên tăng 200% trong 50 năm liên tiếp.
Ở Mỹ, từ 1985 – 2005, tội phạm tăng bảy lần, chi phí cho tội phạm chiếm thứ nhì, sau sức khoẻ. Khi con người bị stress, niềm vui giảm, hạnh phúc giảm. GDP tăng nhưng con người lại thấy bất hạnh hơn. Chỉ số GDP dường như không thể hiện được thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người.

Thế giới bên ngoài đang áp đảo thế giới bên trong. Người ta đánh giá sự thành đạt của mình qua việc “Tôi kiếm được bao nhiêu tiền, tôi ăn mặc thế nào, tôi đi xe gì”. Con người đang để cho những thứ bên ngoài làm chủ nội tâm, kiểm soát thế giới bên trong. Thế giới bên trong đang trở thành nô lệ cho thước đo bên ngoài, khiến ta lúc nào cũng cảm thấy thấp kém, không có giá trị, tâm trạng ngày càng tệ hại.

Phương pháp giải độc tâm hồn

Do đó, cần có các biện pháp làm giảm đi những phiền muộn, giúp bạn sống tốt hơn. Để có tư duy tích cực, bạn hãy trải nghiệm, suy nghĩ về một thời kỳ đáng sống của mình, tìm hiểu xem từ đó mình bộc lộ những phẩm chất gì, để có những suy nghĩ tốt đẹp về bản thân. Hãy lặng yên, tập trung suy nghĩ về khoảnh khắc ấy, bạn sẽ thấy mình bộc lộ rất nhiều phẩm chất cao quý bên trong: lòng bao dung, sự độ lượng, tình yêu thương, sự cao quý... Khi bên trong của mình trở nên mạnh mẽ, tất cả mọi thứ bên ngoài sẽ thành nhỏ bé. Đừng đi quá xa vào thế giới bên ngoài, bạn sẽ trở thành yếu đuối, lệ thuộc, mất quyền làm chủ. Hành trình ngược lại giống như một quá trình học hỏi, để nhận biết màu sắc, hương thơm của cuộc sống đích thực, những giá trị nội tại, vẻ đẹp thực, các sức mạnh thực... chứ không phải những giá trị ảo.

Những giá trị của mình ở bên trong vẫn luôn có đó chờ mình khám phá và đem ra sử dụng một cách có ý thức. Sức mạnh tinh thần luôn luôn có đó, không ai có thể lấy được của mình, nhưng nếu không luyện tập, không sử dụng, sẽ ngày một teo đi, như cơ bắp lâu ngày không tập luyện. Lòng tự trọng là điều ai cũng có, nhưng nếu không luyện tập, không hiểu biết, bạn sẽ trở thành cúi đầu, nô lệ trước người khác, trước các thần tượng. Khi quá ngưỡng mộ ai đó, bạn sẽ thành nhỏ bé, hèn kém. Làm sao để bạn có thể kiên nhẫn ư? Hãy cứ tập kiên nhẫn đi, từ từ, từng chút một, lòng kiên nhẫn sẽ tăng lên. Một người tử tế sẽ luôn bộc lộ sự tử tế mà không lệ thuộc vào người khác trong mọi tình huống, dù người khác cư xử với mình tệ hại như thế nào đi nữa. Nhìn vào bên trong, cũng là để nhận ra những cái “gai” của mình, những thứ làm mình đau khổ. Đó là nhưng “tên trộm” có thể lấy đi của mình sự cân bằng, thanh thản, giấc ngủ, tình bạn, người thân... Bạn không cần nhớ đến nó thường xuyên, vì như thế sẽ làm mình căng thẳng, nhưng phải nhận biết ngay khi nó xuất hiện. Đi vào bên trong, khám phá chính mình cũng là cách để mang lại lợi ích cho môi trường thiên nhiên. Bạn không thể chỉ tử tế với chính mình mà không tử tế với môi trường thiên nhiên, với mọi người xung quanh.

Nhiều người không hiểu quy luật của thời gian, sinh ra hoảng loạn, sợ hãi. Cuộc sống cũng như bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông, sau đêm sẽ là bình minh, sau mùa đông sẽ là mùa xuân... hiểu như thế để không sợ hãi, biết tập trung năng lực của mình vào đâu để đem lại hiệu quả tốt nhất. Giáo sư Nhật Bản Masaru Emoto đã nghiên cứu tác động tinh thần của con người lên nước, những thông điệp từ nước sẽ nói bạn là ai. Ông chứng minh rằng nếu trao tình yêu thương, lòng trân trọng, những tinh thể nước sẽ hiện lên một hình ảnh như châu báu, thiên thần. Ngược lại, nếu trao thù hận, hình ảnh hiện lên rất dễ sợ, như ác quỷ.

Ai cũng có vấn đề với cái bên trong mình. Đi vào tầng sâu nhất của bản thể, bạn sẽ tìm thấy những gì quý nhất, đó là sự bình an nội tâm. Khi bình an, nhìn tất cả, bạn mới biết mình phải làm gì, thực sự muốn gì...

BS Nguyễn Thị Kim Hưng
Nguồn yahoo tin tức

thylan
31-07-2012, 09:35 PM
Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi

Khi về già các hoạt động của con người thường bị giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Cùng với các hoạt động của các cơ quan chức năng khác, nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi cũng có nhiều thay đổi và suy yếu dần. Vậy làm thế nào để có chế độ dinh dưỡng hợp lí?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Nhu cầu năng lượng của con người giảm đi theo thời gian, khi về già, người cao tuổi ăn ít hơn so với lúc còn trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người khi ăn vẫn thấy ngon miệng, không giảm chế độ ăn nên mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp. Vì vậy, khi về già, người cao tuổi nên ăn ít hơn, chọn lựa các thực phẩm phù hợp. Các sinh tố và muối khoáng cần cho sự hoạt động của cơ thể có sẵn trong các thực phẩm hằng ngày: nên hạn chế dùng gạo, thịt, mỡ, đường, bánh kẹo, rượu bia, chế độ ăn nhạt là phù hợp.

Nên ăn nhiều đậu, lạc, vừng, các loại củ

http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/11/08/ngucoc.jpg

Tốt nhất nên ăn gạo lứt và có thể thay thế bằng gạo dẻo, không mốc và không xát trắng quá. Việc tiêu hoá, hấp thụ các chất đạm đối với người cao tuổi rất kém nên việc bổ sung chất béo, chất đạm từ thực vật như lạc, đậu và vừng là rất quan trọng. Đặc biệt là các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, giá đậu nành, đậu nành còn có tác dụng phòng, chống ung thư.

Ăn nhiều rau tươi, quả chín

Đối với người cao tuổi, táo bón luôn là nỗi “bức xúc”. Táo bón ở người cao tuổi là do ít vận động, ăn không đủ chất xơ, uống không đủ nước, sức co bóp của dạ dày giảm... Vì vậy, người cao tuổi nên chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu cầu động ruột, tránh gây táo bón. Các thực phẩm nên ăn là: Cà chua (giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt), bắp cải, su-lơ (chống ung thư bàng quang)... Quan trọng hơn cả,, rau quả tươi còn cung cấp các loại vi-ta-min, các yếu tố vi lượng và các chất chống ô-xy hoá.

http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/11/08/giaan.jpg

Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, khẩu phần ăn thì việc ăn đúng, ăn đủ rất quan trọng. Tránh để người già ăn quá no, tránh thức ăn cứng và nhất định trong bữa ăn hằng ngày nên có canh (theo mùa). Canh vừa cung cấp nước lại bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thức ăn phải chế biến dưới dạng ninh nhừ, thái nhỏ, hấp... Khi ăn uống, người cao tuổi phải bảo đảm đa dạng thực phẩm, ăn đúng giờ, nhai kĩ, nuốt chậm. Người già cũng không nên ăn mặn vì cơ thể sẽ thừa muối làm ảnh hưởng tới tim, thận...

Rèn luyện thể chất

http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/11/08/c91giatap.jpg

Khi về già, người cao tuổi thường mắc rất nhiều bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não... nên việc vận động cơ thể là rất quan trọng, nên rèn luyện cơ thể bằng cách đi bộ từ 1-2 giờ mỗi ngày, đều đặn và theo chế độ áp dụng phương pháp thích hợp cho từng người, từng loại bệnh.

(Theo Người cao tuổi)

thylan
23-09-2012, 07:14 PM
Trần gian một khúc.

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQcpBjtp3Wtg4ST5Oq_BVNcwERodv_Nk X1Q7qktLL9o69eenrzI

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử? Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp.

Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..

Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.

Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ…

Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:

Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa

Và:

Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi

Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm

Hoặc là

Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.


Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.

Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.

Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.

Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc sống

Thy Lan ST