PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đúng sai về bột ngọt



thylan
29-06-2012, 07:59 PM
Bột ngọt (mì chính) dù đã có lịch sử trăm năm nhưng hiện vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi và mang lại hoài nghi cho người tiêu dùng.


An toàn: Đúng
Bột ngọt là muối natri của a-xít glutamic, một a-xít amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Khi bột ngọt được tra vào thức ăn, nó có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon hơn. Bột ngọt được tạo nên từ nước, muối natri và a-xít glutamin. Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (European Community Scientific Committee for Food - EC/SCF) khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người sử dụng.

http://l2.yimg.com/bt/api/res/1.2/mOSaSN4JkqKckL7ETkqpLA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/giadinhtre/botngot_opt.jpg

Bổ dưỡng: sai
Bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm giúp món ăn được ngon, đậm đà và hấp dẫn hơn. Bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…

Được làm từ tảo biển: sai
Chỉ vào thời kỳ đầu những năm 1900, bột ngọt mới được chiết xuất từ tảo biển. Còn ngày nay, bột ngọt được làm từ tinh bột, ngô ngọt, những thực phẩm có chất đường mật như mía, củ cải đường. Bột ngọt được tạo ra nhờ quá trình lên men tự nhiên vốn được sử dụng từ nhiều thế kỷ để làm các thực phẩm như bia, giấm, sữa chua.

An toàn với mọi liều lượng sử dụng: Đúng
Từ năm 1991, Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng châu Âu đã xếp bột ngọt vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm an toàn có liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.

Nguy hại nếu nêm khi xào, nấu: sai
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng bột ngọt chỉ bị mất tác dụng điều vị (mất vị umami) và biến đổi thành chất gây hại khi bị đốt cháy liên tục ở nhiệt độ trên 300oC trong 2 giờ. Cũng tại nhiệt độ và thời gian đó, các thực phẩm tự nhiên khác như thịt, cá cũng đều bị cháy đen. Trên thực tế, trong qua trình nấu nướng, đối với món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 1000C; hay các món chiên, xào, rán nhiệt độ khoảng 115 - 1300C, mỡ lợn khoảng 150 - 1600C, còn dầu ăn có nhiệt độ sôi khoảng từ 170 - 2600C. Do đó, nhiệt độ nấu nướng thông thường hầu như không thể đạt đến được 3000C và chúng ta có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nấu ăn.

Gây chóng mặt, đau đầu: Đúng
Một số người cơ thể sẽ có phản ứng lại sau khi sử dụng bột ngọt. Những người này có thể sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… khoảng 20 phút sau khi dùng bột ngọt và sẽ trở lại bình thường 2 giờ sau đó. Những phản ứng này chỉ mang tính tạm thời và không gắn với những ảnh hưởng có hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy vậy, nếu nhạy cảm với bột ngọt, tốt nhất bạn không nên dùng.

Theo Yahoo Việt Nam

thái thanh tâm
29-06-2012, 08:09 PM
Mình đọc một số tài liệu khác thì khác tài liệu này. Vấn đề là Yahoo Việt Nam căn cứ vào đâu để có tài liệu này?

thylan
29-06-2012, 08:38 PM
Mình đọc một số tài liệu khác thì khác tài liệu này. Vấn đề là Yahoo Việt Nam căn cứ vào đâu để có tài liệu này?

Ở đây chúng ta chỉ tham khảo thôi. Nếu có những tài liệu khác, mời huynh cứ gửi lên nhé!

thylan
30-06-2012, 12:47 PM
Thy Lan xin được đăng thêm tài liệu về "BỘT NGỌT" để chúng ta cùng tham khảo nhé!


6 điều cấm kỵ khi dùng bột ngọt

Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có.
Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể không gây nguy hại song nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người.

Khi sử dụng bột ngọt cần lưu ý những điều sau đây:

1. Tránh nhiệt độ cao

Khi nấu ăn, nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.

Nhiệt độ là 70-90 độ C, là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp, và món ăn hơi nguội.

2. Tránh nhiệt độ thấp

Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.

http://anh.24h.com.vn/upload/4-2010/images/2010-12-08/1291777794-bot-ngot0.jpg

3. Tránh các món chua

Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt, vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.

4. Kiêng các món ngọt

Khi nấu các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua… không nên cho thêm bột ngọt, dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.

5. Lượng vừa đủ

Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác

Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.

6. Cấm kỵ với các món chiên

Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.

Theo 24 giờ (sức khỏe và đời sống)