PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Những điều bạn cần biết



thylan
01-07-2012, 09:51 PM
Đừng liều mình với trò chơi cảm giác mạnh

Mùa hè, dịp lễ hội, các khu công viên nước, trung tâm vui chơi luôn đông du khách. Những trò chơi mang cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, đu quay dây văng, xe trượt... thường thu hút nhiều người tham gia. Những trò chơi trên thực chất là trò vận động mang tính tiêu khiển, làm sảng khoái cơ thể và giúp giảm stress. Nhưng trước khi quyết định mua một tấm vé chơi trò mạo hiểm, bạn cần có những đo lường chính xác về thể trạng bản thân, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc như SGTT ngày 27.6 đã thông tin.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/HQf8ZUGWfv5d.eQEDneirw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://l.yimg.com/dh/ap/default/120628/trochoi.jpg
Ảnh: Phong Lan

Nguy cơ luôn rình rập

Khi tham gia các trò chơi mạo hiểm, tất nhiên người chơi sẽ gặp nguy cơ cao hơn khi tham gia những trò chơi thông thường. Cả cơ thể thường gồng lên để ứng phó với cảm giác mạnh, dễ khiến người chơi gặp phải các chấn thương do gồng cơ. Thường gặp nhất là chứng gồng cơ ở cổ, lưng để giữ thăng bằng, chống lại hiện tượng ly tâm, tác động trọng trường. Gồng cơ có thể gây đau lưng, đau cơ cổ cấp tính cho người chơi. Khi vận động quá mức trong môi trường nóng, thiếu nước, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và điện giải gây đau cơ do chuột rút, tăng thân nhiệt. Ngoài ra, còn có nguy cơ chấn thương do va chạm mạnh, do các dây thắt, nút thắt chưa được cài an toàn khiến người chơi bong gân, trật khớp, gãy xương khi té ngã, bị va đập mạnh. Vận tốc quá cao của trò chơi lúc đưa người ta lên cao vút, hoặc xoay tròn, bị hất ra xa có thể làm cho người chơi ngất do sợ hãi. Nếu người chơi vốn có bệnh nội khoa sẵn như hen phế quản cấp, cao huyết áp cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thì nguy cơ càng lớn.

Yếu đừng ra gió

Không ai đoán được những hiểm nguy nào có thể xảy ra trong quá trình chơi các trò mạo hiểm. Người chơi tự biết giới hạn của cơ thể, những bệnh lý hoặc khiếm khuyết để tránh tham gia những trò chơi không phù hợp. Các trò cảm giác mạnh luôn nói không với người yếu sức, đang bị cảm cúm hoặc mới hồi phục sau một bệnh tật nào đó. Tất nhiên, nếu bạn là người sợ độ cao, sợ cảm giác mạnh thì tuyệt đối không nên thử thách mình với các trò gây sợ. Những ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, trượt đốt sống, hay đang điều trị chấn thương xương khớp cũng nên nói không với những trò trên. Người mắc bệnh lý tim mạch, hen suyễn, chóng mặt, ù tai, rối loạn tiền đình, phụ nữ có thai và các bệnh nội khoa nặng cũng không nên tham gia các trò vận động thể lực quá sức. Với trẻ em dưới sáu tuổi, người lớn chỉ nên cho chơi những trò nhẹ nhàng, không căng thẳng về tâm lý và xác suất chấn thương thấp.

Nếu đã quyết định chơi, cần khởi động nhanh toàn thân, đặc biệt là các cơ vùng lưng, bụng và cổ. Nếu chơi vào mùa hè, người chơi cần đề phòng bị sốc nhiệt do nắng nóng và mất nước, điện giải. Vào mùa đông thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm và làm nóng kỹ cơ thể trước khi tham gia.

Nếu có tai nạn, cần kịp thời sơ cứu

Không chỉ nhân viên quản lý, trông coi khu vui chơi, cả người chơi cũng cần bỏ túi vài kiến thức chỉ dẫn cách sơ cứu để có thể ứng phó kịp thời một khi tai nạn không may xảy ra. Nếu bệnh nhân bị ngất, hoặc lên cơn nguy kịch về tim mạch hay hen suyễn, người xung quanh nên đưa nạn nhân một cách an toàn ra chỗ khô ráo, thoáng mát. Sau đó, nới lỏng nút quần áo cho bệnh nhân thở dễ dàng và gọi ngay nhân viên y tế của khu vui chơi, hoặc ở cơ sở y tế gần nhất đến cấp cứu cho bệnh nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân bị vọp bẻ hoặc ngất do tăng thân nhiệt, hãy đưa bệnh nhân ra nơi thoáng mát, khô ráo, cho uống bù nước chanh pha muối loãng, xoa bóp làm giãn cơ, và để bệnh nhân nằm nghỉ yên một chỗ. Nếu tình trạng vẫn không dứt, bệnh nhân bắt đầu lơ mơ nói sảng, phải gọi ngay xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dịch.

Người chơi bị bong gân, chấn thương phần mềm: cần giúp đưa bệnh nhân tìm chỗ nghỉ ngơi, sau đó chườm đá, băng thun ép vùng chấn thương và kê cao vùng chi bị chấn thương. Sau đó, đưa đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Để phòng bị các chấn thương bong gân, phần mềm, trước khi lên đường du lịch, bạn nên đặt sẵn vào balô các dụng cụ y tế như băng thun ép, túi chườm đá.

Bệnh nhân bị gãy xương, trật khớp: dùng thanh gỗ hoặc bìa giấy cứng nẹp tạm vùng chi gãy rồi nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên tự ý nắn, xoa bóp dầu nóng hoặc thuốc rượu sẽ làm tổn thương nặng hoặc gây biến chứng cho vết thương.

Trang thiết bị phải an toàn

Không ai đoán được những hiểm nguy nào có thể xảy ra trong quá trình chơi các trò mạo hiểm. Người chơi tự biết giới hạn của cơ thể, những bệnh lý hoặc khiếm khuyết để tránh tham gia những trò chơi không phù hợp.
Nếu muốn tham gia các trò mạo hiểm, hãy quan sát và chọn lựa những trung tâm, điểm vui chơi an toàn, uy tín. Một khi có dấu hiệu nghi ngờ về độ an toàn của các trang thiết bị cá nhân, người chơi cần ngưng lại, kịp thời thông báo với bộ phận có trách nhiệm điều chỉnh. Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn và yêu cầu sức khoẻ của trò chơi cho bản thân và người đồng hành. Cần uống đủ nước, nạp năng lượng bằng thức ăn nhẹ trước khi chơi, và nhớ phải phân phối lực, chơi vừa sức, không nên gồng mình liên tục.

Chúng ta cũng không lường trước được những tai nạn do điện, hay chấn thương do trang thiết bị không an toàn gây nên. Vì vậy, ở những khu vui chơi, giải trí, trang thiết bị phải được kiểm tra và bảo quản thường xuyên. Nhân viên phục vụ trò chơi cần được cập nhật kiến thức về y tế và an toàn trò chơi. Phổ biến chi tiết các điều cấm đối với đối tượng nhiều nguy cơ bằng phát thanh, truyền hình hoặc bảng nội quy dễ thấy. Quan trọng nhất là phải có đội cứu hộ trò chơi với đầy đủ phương tiện cùng kiến thức, quy trình xử lý sự cố về người. Khu vui chơi phải có phòng y tế với nhân viên y tế và túi sơ cứu cũng như số điện thoại cơ sở y tế gần nhất.

BS.CK2 Nguyễn Trọng Anh
Nguồn SGTT

thái thanh tâm
02-07-2012, 04:48 PM
Bs Anh nói đúng đấy. TTT cũng một lần tham gia ở Sài Gòn. May mà không chết. Từ đó cạch đến xuống lỗ. Có cho thêm vàng cũng không dám chơi nữa.

thylan
28-04-2013, 08:43 PM
Cách nhận định trái cây, rau quả không tẩm hóa chất.

Vì lợi nhuận, vì không được kiểm soát chặt chẽ, người trồng trọt lẫn người bán đã phun, ướp, tiêm vào rau, quả một lượng hóa chất lớn. Cách làm rất tinh vi. Tuy vậy, nếu biết cách, người mua vẫn có thể nhận diện được để tránh chọn phải những loại rau quả trông tốt mã mà chất lượng xấu.

Chôm chôm, thanh long
Theo ông Lý Tấn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có một cách rất đơn giản giúp người tiêu dùng có thể nhận ra trái chôm chôm có chứa chất kích thích tăng trưởng. Cụ thể, trước khi mua hãy xin người bán tách thử một trái. Nếu có chứa thuốc kích thích tăng trưởng, lập tức một lượng nước lớn sẽ chảy ra ngay khi chôm chôm được tách đôi. Lớp cơm bên trong thì vừa mềm vừa mỏng. Đó là vì chưa đến ngày thu hoạch, trái còn non, lớp cơm chưa phát triển đủ đã bị chủ vườn xịt thuốc tăng trưởng kích thích chín sớm (thường được kích thích chín sớm đến 10 ngày). Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy chôm chôm rất nhanh héo (chỉ khoảng nửa ngày trong nhiệt độ thường và 1 ngày ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh) thì chắc chắn đã bị thừa đạm, không nên tiếp tục ăn. Với những trái chôm chôm có những vết đen trên vỏ người mua cũng không nên chọn vì những trái đó bị bệnh phấn trắng, đã được xử lý bởi thuốc trừ sâu nhưng không tiêu diệt hết. Ngược lại, chôm chôm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn sẽ cho trái đẹp, màu tươi, râu dày và cứng, phần cơm bên trong dày, chắc, giòn ngọt, không chảy nước.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Phó chủ nhiệm HTX Dương Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng chia sẻ kinh nghiệm chọn thanh long ngon, chất lượng với người tiêu dùng: Không nên mua trái quá to có trọng lượng từ 1,2 kg trở lên mà chỉ nên mua trái có trọng lượng trung bình từ khoảng 700g - 1 kg. Vì trái quá to là phần nhiều đã được nhà vườn phun thuốc kích thích tăng trưởng. Với những trái này, khi xẻ ra, cơm bên trong xốp như mộng dừa, ăn có vị nhạt nhẽo, vỏ rất dày.

Xoài
Đại diện hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết: hiện nay tình trạng trái xoài chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là khá phổ biến. Cách nhận diện cũng không quá khó: người tiêu dùng nên quan sát kỹ trước khi mua, cảnh giác với những mảng bám màu trắng trên vỏ trái. Nguyên nhân là do trước khi thu hoạch xoài bị bệnh nấm, nhà vườn xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không làm đúng quy trình, vừa xử lý xong đã mang đi bán.

Nhãn
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng bộ môn sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, lưu huỳnh là một trong những chất bảo quản thường được dùng đối với nhãn. Cách để phân biệt nhãn tự nhiên và nhãn sử dụng chất bảo quản rất dễ: Nhãn có sử dụng chất bảo quản sẽ cho vỏ trắng sạch (đối với nhãn da bò sẽ không còn màu da bò), da láng bóng (mất lớp phấn tự nhiên) nhưng có vẻ hơi khô, cuống khô; khi ngửi hoặc ăn có mùi hăng hắc. Tốt nhất người mua nên chọn nhãn có vỏ sần và cuống còn tươi. Những trái có đốm hay vết nhện giăng cũng không sao vì chứng tỏ loại nhãn đó không được chủ vườn phun thuốc trừ sâu trước khi hái và người bán cũng không dùng hóa chất để bảo quản.

Mít chín
Dấu hiệu đầu tiên để "cảnh giác" là mít chưa già (gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi), trong khi bên trong múi đã chín. Chỗ gần cuống trái mít (chỗ tiêm thuốc kích thích) bị nhũn thối trong khi phần dưới trái vừa chín tới chứng tỏ trái mít đó đã được dùng chất kích thích để làm chín. Người tiêu dùng chỉ nên mua múi mít được lấy ra từ trái chín tự nhiên với đặc điểm: có gai nở to, màu xanh vàng xam xám, chín đều từ cuống đến đít trái.

Rau
Theo bà Nguyễn Thị Giỏi, Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM - người đã nhiều năm giữ vai trò tổ trưởng tổ rau sạch ở địa phương này, rau có chứa dư lượng đạm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng sẽ có các đặc điểm như mượt, bóng, cành bẹ dày đặc, mập to, nhiều đọt non đâm lên tua tủa, sạch đẹp đến nỗi không thấy vằn vện của sâu bọ (dấu hiệu này thể hiện rõ trên các loại rau ăn lá như cải, dền, rau muống…), màu xanh đậm… Người mua nên chọn rau có màu nhạt, không mượt, bóng; bẹ cành thưa thớt, trông vừa thô vừa cứng, có dấu sâu non bò, lá có nhiều lỗ nhỏ li ti. Khi ăn, loại rau này cho vị đậm đà nhưng hơi cứng; thời gian bảo quản dài, có thể để được 4 - 5 ngày trong tủ lạnh mà không bị dập úng.

Đậu
Loại đậu này quả bóng nhẫy, ít lông tơ và có màu xanh đậm. Ngoài ra, nếu trái không hề có một dấu vết sâu bệnh nào chứng tỏ đậu đã được phun thuốc trừ bệnh trước khi thu hoạch mà không đảm bảo thời gian cách ly. Thậm chí, có nơi còn phun hóa chất kéo dài độ tươi bóng sáng cho đậu. Đặc điểm nhận diện này được cho là đúng trên nhiều loại đậu như đậu đũa, cô ve, Hà Lan…
Đặc biệt, với giá đỗ, người mua không nên chọn loại mầm to, trắng, giòn và ít rễ vì loại này có nguy cơ "ngậm" hóa chất rất cao..


Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần chọn rau, quả tươi, không úa dập, còn nguyên vẹn lớp vỏ, không bị đổi màu hay chảy nhớt... Đặc biệt, cách tốt hơn nữa là nên chọn mua trái cây, rau củ mà mình biết được nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng, được bảo quản tốt ở nhiệt độ mát (bán ở siêu thị chẳng hạn); có thể tìm hiểu để biết thêm một số đặc điểm về các loại giống cây ăn quả hay rau củ mà mình ưa thích và thông tin về mùa vụ để giúp ta có cơ sở xác định, lựa chọn trái cây "sạch". Vì những giống trái, rau củ hay gặp sâu bệnh thì nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu không đúng quy trình là rất cao.

Thy Lan ST

thylan
21-08-2013, 04:06 PM
Vỏ bưởi và những công dụng không ngờ tới

Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như, nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay...

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/2131682909-1-img57706OBJTL-cach-chua-tan-nhang-voi-vo-buoi.jpeg

Vỏ bưởi có tác dụng trù phong, hóa đờm.

Phần vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén. Ngoài ra, vỏ bưởi thường được dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp cho tóc bớt rụng, giúp tóc bóng mượt, mềm và chắc hơn. Trong dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi, lá bưởi kết hợp với một vài loại lá khác có chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá khuynh diệp... để nấu nước xông giải cảm.

Sau đây là một số công dụng

- Chữa ho có đờm: Vỏ bưởi 10g, rửa sạch, thái chỉ, cho vào bát, thêm đường kính, hấp uống, ngày 3 lần rất hiệu nghiệm.

- Giúp nhanh mọc và mượt tóc: Vỏ bưởi đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt, và mọc tóc. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.

- Hỗ trợ điều trị hen: Vỏ bưởi 150g, bách hợp 30g, 20g hành khô, thêm đường trắng, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày.

- Làm đẹp da: Vỏ bưởi sẽ giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô. Cách làm: Dùng khoảng vỏ 3 quả bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng.

Thy Lan ST
Viet Bao.vn (Theo Kiến thức gia đình)

thylan
24-11-2013, 07:40 PM
Đừng bỏ qua bí ngô, nguồn thực phẩm dinh dưỡng quý giá cho mọi gia đình

Bí ngô (bí đỏ) là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong những bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những lợi ích tuyệt vời mang lại từ món ăn bình dị đó. Hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và một số lợi ích sức khỏe mang từ bí ngô nhé!

Đừng bỏ qua bí ngô, nguồn thực phẩm dinh dưỡng quý giá cho mọi gia đình
Bí đỏ là loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng đặc biệt.

http://suckhoechomoinguoi.org/wp-content/uploads/2013/11/bi-ngo-bi-do-300x199.jpg

Bí ngô – Nguồn thực phẩm vàng

- Bí ngô là loại thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo rất thấp. Trung bình 1kg quả bí ngô chỉ chứa khoảng 40 calo, do đó, nếu bạn đang theo đuổi chế độ giảm cân, đừng bỏ qua bí ngô.

- Trong bí ngô có chứa nhiều xenluylo, chất xơ và đường tự nhiên, không gây béo phì, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

- Ăn bí ngô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và các huyết cầu tố, phòng ngừa bệnh thiếu máu và xơ vữa động mạch.

- Ngoài ra, bí ngô còn là nguồn cung cấp dồi dào beta caroten, gluxit, prôtit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác, cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

- Hạt bí ngô chứa nhiều dầu béo và có tác dụng trừ giun sán rất tốt. Phần cùi của quả giàu hàm lượng silic, phốt pho, đường tự nhiên, vitamin A, B, C, E, D, PP và vitamin T tốt cho da và não bộ, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

- Bí ngô có chứa các chất chống oxi hóa, giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, vẩy nến, chàm…

Một số công dụng được tìm thấy từ bí ngô

1. Ngăn ngừa ung thư
Bí ngô là một nguồn vitamin C phong phú, giúp loại bỏ độc tố gây ung thư cũng như ức chế sự phân chia tế bào. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong bí ngô góp phần chống lại ung thư phổi và ung thư khoang miệng hiệu quả.

2. Tốt cho tim mạch
Magiê cùng với kali trong bí ngô giúp ngăn ngừa chứng cao huyết áp, đồng thời vitamin C và beta hỗ trợ trong việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Do đó, bí ngô được cho là giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

3. Tốt cho ruột
Hàm lượng phong phú của chất xơ trong bí ngô làm cho loại thực phẩm này trở thành bạn tốt của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột kết. Đối với hệ tiêu hóa, chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn và hấp thụ tối đa dưỡng chất có trong thực phẩm, chất xơ còn đóng vai trò quyết định việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và duy trì sức khỏe ruột kết, ngăn ngừa táo bón và bệnh ung thư ruột kết.

4. Giúp xương chắc khỏe
Là một trong những loại rau củ chứa một lượng dồi dào mangan và vitamin C, bí ngô có khả năng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ loãng xương. Mangan giúp duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh, làm cho cơ thể tăng cường hấp thu canxi, cũng như cải thiện mật độ xương cột sống. Vitamin C trong bí tham gia vào việc sản xuất collagen, một bước quan trọng để xây dựng hệ xương. Magiê cũng góp phần duy trì và củng cố cho sức khỏe của khớp và xương.
Ngoài ra, các khoáng chất khác trong bí như sắt, axit folic, kẽm và phốt pho cũng cải thiện sức khỏe của xương và bảo vệ chúng ta khỏi bệnh loãng xương.

5. Cho đôi mắt sáng khỏe
Nhờ vào thành phần beta carotene và lutein mà bí ngô giúp mắt sáng và ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cho biết 110g bí ngô chứa khoảng 135 mg beta carotene và 2400 mg lutein. Chế độ ăn uống giàu lutein đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tấn công của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

6. Chống lão hóa da
Một trong những lợi ích thiết yếu của bí ngô đối với phụ nữ bao gồm khả năng bảo vệ làn da bạn chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng mất nước, khô da.
Hơn nữa, nó còn chứa hàm lượng vitamin C cao giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, các đốm nâu… Thường xuyên dùng bí ngô sẽ giữ cho làn da của bạn mềm mượt và tươi trẻ.

Nguồn " Sức khỏe cho mọi người"