PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tin - thơ về thể thao



thái thanh tâm
11-07-2012, 04:23 PM
Xem lại giải vô địch
bóng chuyền nữ thế giới 2012

Bóng chuyền nữ Thái ra thế giới
Làm ngả nghiêng các chị đứng đầu
Ao làng con cháu bà Trưng, Triệu
Vùng vẫy hoài mà chửa đến đâu.

11.7.12 - TTT

thái thanh tâm
11-07-2012, 06:17 PM
Giải vô địch thế giới cờ chớp

Lê Quang Liêm
Chơi cờ chớp
Ngày càng tốt
Từ hạng mười
Lên hạng bẩy

Yêu biết mấy
Chàng trai Việt
Lại viết tiếp
Trang sử cờ
Của thế giới
Từ trời Nam

Trí tuệ Việt
khi phát lộ
Cũng ánh vàng...

11.7.12 - TTT

thái thanh tâm
15-07-2012, 10:56 PM
Bóng chuyền nữ quốc tế giải E ximbank

Trận Nhật - Triều

Triều Tiên quanh năm đói ăn
Nhưng các nữ cầu thủ trên sân
Chạy, nhẩy bổ nhào như mãnh hổ
Cứu bóng lao như tên lửa
Chẳng quản hiểm nguy
Thủ, công bền dẻo lạ kỳ...

Mới hay cái bụng lép
được nuôi bằng chí thép
Vẫn chiến thắng kẻ no nê

Tiếc ghê
Những con người có ý chí tuyệt vời
đang ngồi trên chiếc xe anh lái giật lùi
khỏi con đường ấm no, dân chủ...

15.7.12 - TTT

thái thanh tâm
16-07-2012, 08:39 PM
Bóng chuyền nữ Việt Hàn

Đội Việt sét 1 và 3:

Không bắt nổi bước một
Lấy bóng đâu mà chuyền
Muốn vào sâu trong giải
Tốt bước một trước tiên

Kết cục:

Hàng công chơi khá tốt
Nên mới thắng được Hàn
Việt được nhưng đội tuyển
Hàn thua - đội ngân hàng.

16/7/12 - TTT

thái thanh tâm
17-07-2012, 08:11 PM
Trận Triều - Ka (1-3)

Vẫn tinh thần thép
Hừng hực tiến công
Triều thua. Thua đẹp
Thua không hổ lòng

Đất nước ngài Ủn
Giỏi khắc chữ đồng
Nếu đi đúng hướng
Hẳn nhanh thành rồng.

17/7/12 - TTT

thái thanh tâm
17-07-2012, 10:05 PM
Trận Nhật - Thái (3-1)

Nhật chỉ là một đội sinh viên
Cũng làm đội Nakhon Thái Lan liểng xiểng
Học ra học, làm ra làm, chơi ra míêng
Đất nước mặt trời càng mọc càng rực những ánh kim...

17/7/12 - TTT

thái thanh tâm
18-07-2012, 07:24 PM
Trận Việt Nam - Giang Tô (3-0)

Các cháu Giang Tô
Tuổi gần mười bẩy
Kinh nghiệm non bấy
Nhưng còn nguyên đấy
Cả một tương lai.

TTT

thái thanh tâm
19-07-2012, 08:05 PM
Trận Nhật-Ka (3-0)

Em sinh viên Đông Á
Chị là tây nửa mùa
Chị to cao lực lưỡng
Mà thua đến là thua.

19.7.12- TTT

thái thanh tâm
20-07-2012, 09:00 PM
Bán kết 1: Việt- Triều (2-3)

Việt Triều trứng vịt chọi trứng gà
Nhưng mà trứng vịt chẳng là ta
Bước một chúng ta luôn bắt kém
Ngậm ngùi đành đấu trận giải ba

Triều Tiên sâm tốt ngậm dài dài
Bật nhẩy cứu ban thật dẻo dai
Số ba của bạn chơi tuyệt hảo
Bạn tranh vô địch cũng xứng tài.

20.7.12 - TTT

thái thanh tâm
20-07-2012, 10:40 PM
Bán kết 2: Nhật - Hàn (3-0)

Sinh viên Nhật Bản
Tuổi mới đôi mươi
Công thủ toàn diện
Đánh rất dẻo người

Nhật tranh vô địch
Cùng với bắc Triều
Hai đội quyết đấu
Chắc chắn hay nhiều.

20.7.12 - TTT

thái thanh tâm
21-07-2012, 09:57 PM
Trận tranh hạng 3: Việt - Hàn (2-3)

Việt Nam được trước
Nhưng lại thua sau
Kết cục đội tuyển
Thua cũng khá đau

Việt đội bà già
Đủng đỉnh chậm chạp
Không chịu đổi mới
Sẽ còn tụt xa.

21.7.12 - TTT

thái thanh tâm
22-07-2012, 09:58 AM
Trận chung kết Nhật - Triều (3-0)

Sinh viên Nhật
Nhanh như sóc
Mạnh như hổ
Chuyên làm khổ
Các chị Triều
Cả đội đều
Công sấm sét
Thủ càng tuyệt
Triều ngậm sâm
Cũng lê chân
Đành thua trận.

22.7.12 - TTT

thái thanh tâm
25-07-2012, 08:41 AM
Đêm nay khởi động Ô lim pic
Ai quan tâm thì hãy vào xem
Đó là bóng đá của chị em
Sáu trận liền, kéo dài gần sáng...

25.7.12 - TTT

thái thanh tâm
26-07-2012, 07:47 AM
Bóng đá nữ Ô lim píc

Trận Anh - Niu di lân (1-0)

Anh chơi bài bản
Có bước thăm dò
Tìm được điểm yếu
Liên tiếp tấn công

Mở màn chiến thắng
Khích lệ chủ nhà
Càng làm thế vận
Náo nức gần xa.

26.7.12-TTT

thái thanh tâm
26-07-2012, 07:58 AM
Bóng đá nữ :
Nhật -Ca na đa (2-1)

Nhật đương kim vô địch
Người lùn mà chạy nhanh
Lấy bóng và chuyền bóng
Cũng chẳng kém mấy anh

Góc sút dù rất hẹp
Vẫn ghi được thành bàn
Hơn đứt tuyển nam Việt
Tâm lý và tài năng.

26.7.12 - TTT

TRUNGTRUNGNIEN
26-07-2012, 08:05 AM
.




VUI MỘT CHÚT

Bóng tròn “đặc sản” của “vua”
Điền kinh của “hậu”, “búa xua” của người
Bóng vào chân chị em rồi
Thua gì nam giới - ối giời: Xông lên!

26.7.2012
TTN

thái thanh tâm
26-07-2012, 08:05 PM
Mở màn bóng đá nam Ô lim píc

Hon đu rat - Ma rốc (2-2)

Hon đu rát - Ma rốc
Chim chích và chim sâu
Giữa trưa người xem vắng
Cho hai chú đá đầu

Ma rốc nhiều cầu thủ
Đá kiếm ăn nước ngoài
Mà muốn kiếm ăn được
Đôi chân phải thực tài

Hon đu... đội Trung Mỹ
Dự nhiều giải hành tinh
Chín mươi phút thi đấu
Đã chứng tỏ được mình.

26.7.12 - TTT

thái thanh tâm
26-07-2012, 08:26 PM
Ủy ban Ô lim píc nghiêm minh

Vận động viên nữ Hy Lạp
Vi phạm nhân quyền trên Inter
Mặc dù ăn năn xin lỗi
Vẫn bị thẳng tay đuổi về

Biết bao công phu luyện tập
Biết bao hy vọng đặt vào
Nhưng động điều thiêng liêng nhất
Bị loại ngay để biết thế nào...

26.7.12 - TTT

thái thanh tâm
26-07-2012, 10:50 PM
Trận Hàn Quốc - Mê hi cô (0-0)

Mê hi cô - Hàn Quốc
Cũng một chín một mười
Cũng dự nhiều thế vận
Cùng vào tứ kết thôi

Hàn tấn công liên tục
Nhưng chẳng ghi được bàn
Đành cùng chia nhau điểm
Làm vốn các trận sau.

26.7.12 - TTT

thái thanh tâm
27-07-2012, 09:36 AM
Nhật Bản- Tây Ban Nha (1-0)

Bất ngờ

U 23 Nhật Bản
Hạ gục Tây Ban Nha
Với Tây là đội trẻ
Chưa thạo Tiki-taka.

27.7.12 - TTT

thái thanh tâm
27-07-2012, 09:56 AM
Braxin- Ai Cập (3-2)
Braxin hú vía.

15 phút đầu của Ai Cập
15 phút tiếp Bra tợp 3 quả liền
5 phút đầu hiệp hai, Ai Cập xơi quả đầu tiên
Phút 75 lại xơi quả nữa

Ai Cập cũng dẻo chân nhẩy múa
Trên sân đâu chỉ có vũ điệu Samba

Không trọng người, sẽ hại đến ta...

27.7.12 - TTT

thái thanh tâm
28-07-2012, 08:19 PM
Bóng đá nữ:
Nhật Bản - Thụy Điển (0-0)

Nhật Bản với Thụy Điển
Đá ngang sức ngang tài
Chạy hơn chín mươi phút
Cả hai vẫn dẻo dai.

18.7.12 - TTT

thái thanh tâm
28-07-2012, 08:26 PM
Cầu lông nam nữ phối hợp

Đài Loan - Mã Lai (2-1)

Khi thua, thua cách biệt
Khi được gần gấp đôi
Được thì được thật đấy
Chắc cũng nhanh ra thôi.

28.7.12 - TTT

thái thanh tâm
28-07-2012, 08:31 PM
Cầu lông đôi nam
Mã Lai - Nhật Bản (2-0)

Nhật tấn công tới tấp
Mã phòng thủ tuyệt vời
Khi Mã tấn công lại
Thế là Nhật đi đời.

28.7.12 - TTT

thái thanh tâm
29-07-2012, 12:01 PM
Bóng rổ nữ:

Pháp - Brasin (73-58)

Brasin ném phạt
Không trệch rổ quả nào
Nhưng còn nhiều ngón khác
Trình của họ chưa cao

Pháp chạy thật zích zắc
Tranh lấy bóng thật ngon
Ném xa, nhanh rất gọn
Hiệp thứ tư thắng ròn...

29.7.12 - TTT

thái thanh tâm
30-07-2012, 06:39 PM
Ô lim píc 2012

Chia tay sớm
bóng đá nam Tây Ban Nha

Đội tuyển thì lừng lẫy
Đội ương ương sớm re
Chắc Tây còn đi tiếp
Nếu Coach là Pik qe

TTT

thái thanh tâm
30-07-2012, 06:42 PM
Ô lim píc 2012

Bóng bàn đơn nam
Nhật - Ai Cập (4-1)

Nhật phát bóng cực xoáy
Công thủ cũng toàn năng
Tên lửa đẩy chéo góc
Ai Cập chết nhăn răng.

30.7.12 - TTT

thái thanh tâm
31-07-2012, 08:08 PM
Ô lim píc 2012

Cầu lông đơn nam
Việt Nam- Ấn Độ

Nguyễn Tiến Minh hạng 11 thế giới
Trầy trật mới vào được vòng hai
Gặp em Ấn Độ bậc dưới thật dài
Đánh hai sét Tiến Minh ra sớm
Thua bò lê bò càng, thật ớn
May sét 2 còn được trên mười

Việt Nam ơi ! Phú quý giật lùi...

31.7.12 - TTT

thái thanh tâm
31-07-2012, 08:19 PM
Ô lim píc 2012

Việt Nam đua thuyền đôi nữ

Tranh vé vớt vào bán kết
Đợt đầu 6 đội, Việt xếp thứ 5
Truyền hình Việt tấm tắc khen:
Được đi dự Ô lim pi là vinh dự lắm
(người hâm mộ nước nhà đừng đợi huy chương).
May AQ ở tận suối vàng
Còn sống nhăn, anh nào tranh ngôi chả được.

31.7.12 - TTT

thái thanh tâm
01-08-2012, 08:53 AM
Mật lệnh phía sau tấm HCV Olympic của Trung Quốc

(VTC News) - Ở tuổi 16, Shiwen Ye đã giành HCV Olympic nội dung 400m nữ hỗn hợp. Nhưng đằng sau tấm HCV ấy là những gì?


Sau 3 ngày thi đấu ở Olympic 2012, Trung Quốc tiếp tục là đoàn dẫn đầu Bảng tổng sắp với 9 HCV, bỏ xa đoàn xếp thứ hai là Mỹ tới 4 HCV.

Đó có thể là bất ngờ với rất nhiều nhà chuyên môn và người hâm mộ bởi Mỹ từ lâu luôn được coi là nơi tập trung của những cá nhân ưu tú nhất hành tinh, và sự thật là qua các kỳ Olympic, người Mỹ luôn thể hiện được sức mạnh tuyệt đối của họ, đặc biệt là ở hai môn thi cơ bản là điền kinh và bơi lội.
http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/ksqUsWLLojs5CekXcdCn3A--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://l.yimg.com/dh/ap/default/120730/shiwenye_hcv.jpg
Có ai biết được đằng sau tấm HCV Olympic này là những gì?

Olympic Bắc Kinh 2008, có thể coi là một ngoại lệ khi Trung Quốc lần đầu tiên vươn lên ngôi vị dẫn đầu toàn đoàn. Tuy nhiên, sau đó khi nhìn lại, các nhà quan sát cho rằng thành công ấy có đóng góp không nhỏ của yếu tố sân nhà. Không nhiều người dám tin vào một kỳ tích nữa sẽ lại tiếp tục xuất hiện ở Olympic London.

Nhưng diễn biến sau 3 ngày đầu tiên đã buộc tất cả phải suy nghĩ lại. Trung Quốc với gần 1,5 tỷ dân số (gấp 5 lần dân số Mỹ) hiển nhiên là có tiềm năng cực lớn và vô vàn những sự lựa chọn trước một kỳ Đại hội tầm cỡ thế giới.

Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra cực kỳ khốc liệt ở đất nước đông dân nhất thế giới và có thể tin rằng chất lượng của hơn 300 thành viên Trung Quốc tham dự Thế vận hội lần thứ 30 hoàn toàn không hề thua kém những VĐV người Mỹ, những người luôn được coi là xuất sắc nhất hành tinh.

Cứ nhìn vào chiếc HCV của Shiwen Ye ở 400m nữ hỗn hợp là đủ thấy người Trung Quốc bây giờ “lớn” đến dường nào.


Thành tích của Shiwen Ye trong 50m cuối cùng quả thực là không tưởng

Cô gái trẻ 16 tuổi trong 50m cuối cùng bơi thậm chí còn nhanh hơn cả Ryan Lochte, nam VĐV giành HCV ở cùng nội dung trước đó. Rất nhiều nghi vấn liên quan đến doping đã được đặt ra cho riêng cá nhân Shiwen Ye và cả cho đoàn thể thao Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu lật lại những gì mà cô gái vàng này đã trải qua trong quá khứ, hẳn mọi người sẽ có một cái nhìn khác.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước Trung Quốc đã ra một mật lệnh, có nội dung đại ý rằng những nhà vô địch trong tương lai phải được phát hiện và mài dũa ngay từ khi còn nhỏ.

Tư tưởng ấy đã ngấm xuống đến tận những giáo viên trong các nhà trường, và bên cạnh việc lên lớp giảng bài cho những cô cậu nhóc tì, họ còn một nhiệm vụ tối cao khác nữa là phải thu thập và báo cáo về những đứa trẻ có tư chất khác thường. Sau đó, Chính phủ sẽ sàng lọc lại một lần nữa và đưa chúng vào 1 trong số 3000 trại huấn luyện trên khắp cả nước.

Bản thân mẹ của Shiwen Ye từng cho biết, cô con gái nhỏ của bà được phát hiện tài năng từ rất sớm. Khi Shiwen Ye mới chỉ lên 5 hay 6 tuổi, cô bé đã cao hơn các bạn đồng trang lứa hẳn một cái đầu. Một vóc dáng có phần nam tính, với bàn tay và bàn chân rất dài đã đưa cô gái quê ở tỉnh Chiết Giang đến với nghiệp thể thao khi chưa đầy 7 tuổi.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/3JnN8Vc_6l.hARgh_ZRlmQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://l.yimg.com/dh/ap/default/120730/young_boy_girl.jpg
Những đứa trẻ Trung Quốc bị đưa vào những trại tập luyện từ rất sớm

Một chương trình đã được lập sẵn để đưa Shiwen Ye trở thành nhà vô địch thế giới. Gia đình cô được tạo điều kiện để chuyển về thành phố Hàng Châu, trong một căn phòng chỉ có 2 phòng ngủ. Và dù bản thân bà Qing Dingyi sau này khi nhớ lại vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc phiêu lưu và rằng ông bà không có quá nhiều tham vọng đặt vào cô con gái bé nhỏ, thì sự thật là Shiwen Ye đã chính thức “vào tù” khi cô bước sang tuổi 11.

Như hầu hết các môn thể thao Olympic khác, VĐV bơi lội buộc phải tham gia vào một quá trình tập luyện vô cùng khắc nghiệt, mà các nhà quan sát thường hay nói đùa là đi khổ sai trong những “nhà tù” của thế kỷ 19. Các em phải tham gia vào những bài tập nhằm phát huy hết khả năng của cơ thể để hiện thực hóa giấc mơ vàng.

Thay vì dành thời gian để đọc truyện trinh thám, “tám” cùng bạn bè và thậm chí là sơn móng chân cho mẹ, Shiwen Ye phải bơi liên tục dưới hồ bơi cho đến khi nào HLV của cô ra lệnh nghỉ để các nhân viên thay nước, phải lên xà đơn 20 lần/hiệp (điều mà ngay cả những người trưởng thành cũng không làm nổi) ở tuổi lên 7.

Cô cũng được huấn luyện để luôn giữ được vẻ mặt lạnh lùng trước khi thi đấu. 6 năm qua, tất cả những gì mà Shiwen Ye biết chỉ là ký túc xá Spartan với những bức tường lạnh lẽo, những bài tập khắc nghiệt và HLV Wei Wei.

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/KbHOTWORPmtdsk_VVT4jtg--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://l.yimg.com/dh/ap/default/120730/children_cry.jpg
Tấm HCV ngày hôm nay là kết tinh của rất nhiều giọt nước mắt trong quá khứ

Không những đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu trên sàn tập, những cô bé cậu bé Trung Quốc còn được giảng dạy và bắt phải học thuộc lòng một nhiệm vụ thiêng liêng cho nước nhà mang tên: Đánh bại người Mỹ trên đấu trường thể thao.

Tuy nhiên trước các phương tiện thông tin đại chúng, những nhóc tì này không được phép hé răng một lời về sứ mệnh thiêng liêng mà chúng đang mang trên vai. Tất cả chỉ là những câu trả lời nhạt nhẽo, được lập trình sẵn như chính cái dự án mang tầm vóc quốc gia mà chúng đang tham gia.

Thay vì được phát triển bình thường và hưởng sự chăm sóc trong vòng tay cha mẹ, Shiwen Ye phải ra ngoài, tự lập từ rất nhỏ. Nhớ lại chuỗi ngày khó khăn của cô con gái bé bỏng, bà Qing Dingyi chỉ biết cười chua chát: “Dẫu sao nó cũng được ăn uống đầy đủ hơn ở nhà”.

(Còn tiếp)

Hoài Phong

thái thanh tâm
05-08-2012, 10:05 PM
Ô lim píc 12

Chung kết tennis nữ

Mỹ - Nga (2-0)

Búp bê Nga Rapôva
Đấu với đồng đen Uyliam của Mỹ
Đều là cựu số 1 thế giới mà chênh nhau nhỉ
13 dơ, Búp bê thua đến 12
Thì ra búp bê số 1 những ngày
Đồng đen chấn thương phải nghỉ.

5.8.12 - TTT

thái thanh tâm
05-08-2012, 10:20 PM
Ô lim píc 12

Chung kết cầu lông đơn nam
Ma lai - Trung Quốc (1-2)

Lee Chung wei và Lin dan
Trình độ cũng sàn sàn
May rơi vào nước lớn
Lắm vàng lại thêm vàng.

5.8.12 - TTT

thái thanh tâm
05-08-2012, 10:27 PM
Chung kế tennis đơn nam

Anh - Thụy Sĩ (3-0)

Fe de re cây vợt số 1 thế giới
Không rúc lưới lại ra ngoài
Thua Murây thứ tư thật đậm
Mấy kỳ Ô lim píc lỗi hẹn hoài.

5.8.12 - TTT

thái thanh tâm
10-08-2012, 10:13 PM
Ôlimpic 2012
Chung kết bóng đá nữ

Mỹ - Nhật (2-1)

Nhật Bổn thi đấu với Hoa Kỳ
Đá giỏi chơi hay, đẹp quá đi
Giá còi Đức không vờ toét mắt
Kết quả nào đâu đã thế ny.

10.8.12 - TTT

thái thanh tâm
10-08-2012, 10:26 PM
Bơi nghệ thuật 8 người

Tây Ban Nha
Ca Na Đa
Nhiều động tác
Khó và đẹp
hơn nhiều Chi na

Khi trọng tài thiên vị
Kẻ được ưu tiên
Ròng ròng lệ cảm ơn

Khi người ta chấm bằng cái bụng
Thấp cao nào biết đâu hơn.

10.8.12 - TTT

thái thanh tâm
12-08-2012, 07:41 PM
Ô lim píc 2012

Chung kết bóng đá nam
Mê xi cô - Braxin (2-1)

Mới 28 giây bóng lăn
Nhằm gôn Braxin, bóng chui vào lưới
Thua công thua thủ, toàn phần
Lúc nào cũng nghĩ mình trên cao vời vợi
Ai ngờ còn những cao nhân.

11.8.12 - TTT

thái thanh tâm
15-08-2012, 09:30 PM
Cái giá phải trả của huy chương vàng TQ

Ngô Ngọc Văn
Biên tập viên Tiếng Trung


Trong bối cảnh thế vận hội Olympics đã khép lại với Trung Quốc ở thứ hạng hai trên bảng huy chương, có những ‎ ‎ ý kiến khác nhau xuất phát từ nội bộ về sự thành công của thể thao nước này.
Trong lúc báo chí ra sức tán dương những vận động viên huy chương vàng trước sự thành công của họ, cư dân mạng và các trang xã hội đang đặt ra câu hỏi về một hệ thống bị ám ảnh với việc sản sinh ra các ngôi sao Olympics.
Ngày thứ hai của cuộc thi đấu. Vận động viên cử tạ Ngô Cảnh Bưu, một ứng cử viên sáng giá cho huy chương vàng hạng cân 56kg, thua Om Yun Chol của Nam Hàn chỉ với 4kg.
Anh đã gục xuống sàn sau khi thi đấu và khóc một cách mất kiểm soát trong lúc cúi xuống khán giả ra dấu xin lỗi.
Dụ Đan, người đạt huy chương đồng bộ môn súng hơi 10m nữ, hoàn toàn bị phớt lờ bởi hàng chục phóng viên tại buổi họp báo, trong lúc tất cả các câu hỏi đều hướng về phía người đồng hương của cô, vận động viên huy chương vàng Dịch Tư Linh.
Đến khi cuối cùng Dụ Đan được nhắc đến, cô nói: “Rất xin lỗi, nhưng tôi đã cố gắng hết sức có thể.”
Những bi kịch sau trận đấu đã làm lan tỏa sự đồng cảm và giận dữ giữa những độc giả Trung Quốc, đồng thời câu hỏi “Huy chương bạc thì có gì sai?” đã trở thành một chủ đề nóng hổi trên Weibo, một phiên bản tiếng Trung của Twitter.
Điều này đồng thời cũng nhấn mạnh sự kì vọng khổng lồ đè nặng lên vai những vận động viên Olympics từ một đất nước điên cuồng với thành tích thể thao, cũng như sự thất vọng to lớn nếu một người nào đó không thể đáp lại được kì vọng đó.
Quốc gia, thể thao, huy chương vàng.
"Các thông số thống kê cho thấy mỗi năm, có khoảng 10.000 vận động viên nghỉ hưu và chính phủ chỉ có thể trợ giúp cho khoảng 10% trong số họ."
Trung Quốc đầu tư rất nặng vào thể thao, với quyết tâm đảm báo một nguồn nhân sự ổn định cho đội ngũ vận động viên Olympics được qua đào tạo.
Tầm quan trọng của việc mang về huy chương vàng lâu nay vẫn không chỉ đơn thuần dừng ở ý nghĩa thể thao, mà còn bởi lẽ Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đang cảm thấy họ phải làm mọi cách để giữ vững hình ảnh cường quốc đó.
Trang web của Tân Hoa Xã đăng tải một bài viết ngày 31/7 với tựa đề “Chi phí cho một huy chương vàng”.
Dựa vào bài viết này, giữa năm 2000 và 2004, ngân sách thường niên cho các bộ môn thể thao chuyên nghiệp là vào khoảng 785 triệu đôla.
Trung Quốc thắng 32 huy chương vàng tại Athens, có nghĩa là chi phí cho mỗi huy chương vàng là khoảng 94 triệu đôla, đắt nhất trên thế giới theo tác giả bài viết.
Có ba cấp độ huấn luyện trong hệ thống: Trường thể thao cho các trẻ em có năng lực, nơi chúng dành hàng giờ huấn luyện sau khi tan trường; những viện thể thao, là những trường thể thao chuyên nghiệp để đào tạo những vận động viên sáng giá có tiềm năng đi theo con đường chuyên nghiệp; và cuối cùng là các đội thể thao chuyên nghiệp.
Hầu hết những nhà vô địch Olympics đều được đào tạo qua hệ thống này.
Trường thể thao Trần Kinh Luân tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía Đông Trung Quốc là nơi sản sinh ra các vận động viên mang về 3 huy chương Olympics trong đó có hai vận động viên huy chương vàng bơi lội Tôn Dương và Diệp Thi Văn.
Ngày nay, vì danh tiếng của trường này, phụ huynh phải xếp hàng để gửi con cái họ vào huấn luyện ở đây.
Cứ 100 trẻ em đăng kí thì chỉ khoảng 20 tới 30 sẽ được chọn, sau hơn một năm, chỉ dưới 10 người còn lại.
Sau sáu đến bảy năm huấn luyện, những ứng cử viên sáng giá nhất sẽ tham gia thi đấu tại cấp tỉnh, nơi họ chính thức đi theo con đường chuyên nghiệp.
Có khoảng 400 trẻ em tại trường này chỉ tính trong bộ môn bơi lội, khắp tỉnh Chiết Giang, vẫn có khoảng hơn 3.000 tài năng bơi lội khác chờ đợi, cho Trung Quốc một nguồn cung cấp dồi dào để lựa chọn những nhà vô địch Olympic tương lai.
Vượt giới hạn

Hệ thống đào tạo thể thao của chính phủ TQ bị dư luận cho là công cụ để giữ thể diện cường quốc của nước này.
Trong thời gian Olympics, những câu chuyện đằng sau từng huy chương vàng đạt được luôn là một chủ đề nóng hổi; thế giới nhìn vào tâm huyết và quyết tâm của những vận động viên, sự huấn luyện mà họ phải trải qua, chấn thương mà họ phải chịu đựng và những đánh đổi khác mà họ phải trải qua.
Các vận động viên Olympics Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, thậm chí họ còn phải chịu đựng nhiều hơn vì môi trường cạnh tranh gay gắt nơi quê nhà cũng như sự kì vọng khổng lồ đặt trên vai.
Vượt qua những giới hạn đồng nghĩa với việc tập luyện hết sức có thể đồng thời chấp nhận những hi sinh mà người thường không thể hình dung ra.
Những hi sinh này hoàn toàn có thể thấy được chỉ với một cái liếc nhìn qua những báo cáo của giới truyền thông Trung Quốc.
Ngô Mẫn Hà, vô địch cả hai bộ môn bật ván 3m và bật ván 3m phối hợp, là một câu chuyện điển hình đối với những vận động viên thể dục và lặn: Cô bắt đầu chương trình huấn luyện khi chỉ mới 5 tuổi.
Được biết rằng khi cô mới 10 tuổi, chân cô bị 10 vết bỏng dộp vì một triệu chứng xuất nguồn từ việc mang giày và vớ ướt vì mưa.
Khi cô đứng trên ván bật với đôi chân này, bố mẹ cô đã không muốn cô bị đau và yêu cầu dừng lại nhưng cô kiên quyết không chịu và chưa một lần bỏ qua một buổi tập huấn nào.
Trần Nhược Lâm, huy chương vàng bộ môn lặn phối hợp 10m tại cả Thế vận hội Bắc Kinh và London, chịu đựng một cách khác.
Báo cáo cho biết để kiềm chế cân nặng của mình trước Thế vận hội Bắc Kinh, cô đã kiêng đồ ăn nhẹ đồng thời ít khi ăn bất cứ gì trong cả năm.
Mặc dù cảm thấy không dễ để thích nghi với điều này những cô nói không có cách nào khác.
"Trong lúc những đứa trẻ khác còn nằm trong vòng tay bố mẹ, tuổi thơ của tôi gắn với ánh sáng mập mờ của những căn phòng huấn luyện, với sàn đấu và xà ngang."
VĐV Trần Nhất Băng
Trong trường hợp quá đói, cô lại tìm đến giấc ngủ, nguồn tin cho biết.
Trần Nhất Băng, vô địch bộ môn thể dụng đồng đội, bắt đầu huấn luyện khi mới 5 tuổi.
“Trong lúc những đứa trẻ khác còn nằm trong vòng tay bố mẹ, tuổi thơ của tôi gắn với ánh sáng mập mờ của những căn phòng huấn luyện, với sàn đấu và xà ngang.”
Chu Lộ Lộ, huy chương vàng bộ môn cử tạ hạng 75kg sinh ra trong một gia đình nông dân.
Cô bắt đầu huấn luyện khi mới 11 tuổi, và tự lực vươn lên tầm quốc gia.
Để chuẩn bị cho Olympics, cô đã phải ở cùng với đội của mình và không được nhìn thấy gia đình trong hơn hai năm.
Ngày đoàn tụ của cô với gia đình tại một trường quay truyền hình tại London tràn ngập trong những cái ôm và nước mắt.
Lin Dan, nhà vô địch bộ môn cầu lông đơn năm tại cả Thế vận hội Bắc Kinh và London, được đào tạo tại một trường thể thao khi mới năm tuổi.
Anh viết trong cuốn tự truyện của mình rằng phần khó nhất và đáng sợ nhất của chương trình đào tạo đó là “Căng dây chằng”.
“Dây chằng của tôi chưa được giãn ra hết mức, vì thế tôi không thể nào cúi thấp. Chúng tôi được huấn luyện viên yêu cầu đứng với hai chân dang ngang, vuông góc với phần trên người và huấn luyện viên thường xuyên đặt hai tay lên vai tôi, nhấn mạnh xuống.
Sự đau đớn thường xuyên làm tôi phải khóc. Thế nhưng đó chỉ là chuyện trong ngày; đến lúc về nhà tôi lại nhờ mẹ giúp tôi tập luyện để mình có thể trải qua buổi huấn luyện dễ dàng hơn ngày hôm sau.”
Từ góc nhìn của báo chí Anh Quốc qua các bài viết về chế độ huấn luyện hà khắc tại những trung tâm huấn luyện Trung Quốc, với hình ảnh các bé gái đang khóc lóc trong bài tập giãn chân, cùng với các bé trai đầm đìa nước mắt khi bị treo trên những thanh sắt.
Chế độ huấn luyện này bị gọi là tra tấn và dã man, đồng thời dẫn đến lời kết luận rằng tất cả những điều này không đáng xảy ra, cần phải bị lên án.
Tuy nhiên đối với phụ huynh Trung Quốc, mặc dù không ai muốn con cái của họ phải chịu đựng đau đớn, họ cũng hiểu ý nghĩa của câu châm ngôn “không đau đớn, không thành công” đồng thời cầu nguyện cho sự thành công trong tương lai của con cái mình để bù đắp xứng đáng lại cho sự đau đớn ấy.
Đối với những vận động viên Olympics, khi họ nhìn vào những thành tích của mình một cách đầy tự hào, có lẽ những gì phải trải qua ở tuổi thơ cũng không đến nỗi tệ nữa.
Có đáng hay không ?

Chính phủ TQ bị lên án vì tập trung đào tạo cho một nhóm nhỏ các cá thể mà không quan tâm đến việc mang thể thao đến cho người dân thường.
Tuy nhiên ngoài những nhà vô địch Olympic ra, đối với những người khác không đến được với ngôi vô địch vì chấn thương hoặc vì những nguyên nhân khác, cái giá phải trả là quá cao.
Báo chí trong nước thừa nhận rằng dưới hệ thống hiện tại, rất nhiều vận động viên thể thao đang phải hi sinh quyền lợi được đi học và hậu quả là nhiều nhà vô địch quốc gia cũng như thế giới đã phải đi giúp việc sau khi nghỉ hưu vì họ không có đủ trình độ.
Các thông số thống kê cho thấy mỗi năm, có khoảng 10.000 vận động viên nghỉ hưu và chính phủ chỉ có thể trợ giúp cho khoảng 10% trong số họ.
Điều này có nghĩa là hơn 90% những người khác không có hướng ra.
Một cuộc tranh luận quan trọng nữa đó là mục đích của khóa đào tạo được vận hành bởi chính phủ.
Trong lúc rất nhiều người cảm thấy được truyền cảm hứng bởi thành công Olympics, số khác cho rằng mặc dù hệ thống thể thao Trung Quốc có thể sản ra những nhà vô địch nhưng lại thất bại trong việc mang thể thao đến với người dân thường hay việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho đất nước.
Bài báo của Tân Hoa Xã được nhắc đến ở trên đả kích vào hệ thống của chính phủ Trung Quốc:
“Một mặt, Trung Quốc đang đạt được ngày càng nhiều huy chương hơn trong tất cả các cuộc thi đấu, nhưng mặt khác, thể lực của những học sinh trung học của chúng ta ngày càng đi xuống, những bộ môn thể thao truyền thống đang đình trệ, những người dân thường không đủ điều kiện đến với các cơ sở thể thao và không được tập luyện đàng hoàng, vậy việc thắng được nhiều huy chương vàng có ý nghĩa gì?”
Sự phê phán mạnh mẽ này đã lan tỏa ra trên trang Weibo, nơi tâm điểm của những cuộc thảo luận như vậy.
Thế vận hội Olympics đã được đặt biệt danh là trò chơi mạng xã hội vì tất cả mọi người đều có thể bày tỏ quan điểm của mình ngay tức khắc, ngay cả khi cuộc tranh tài trong các sàn đấu còn chưa chấm dứt.
Trang Weibo của Trung Quốc đã cho phép hàng triệu người Trung Quốc bày tỏ quan điểm của mình về xu hướng thể thao tại Trung Quốc.
Rất có thể ý kiến của họ đã được nhìn thấy bởi các quan chức thể thao cũng như các vân động viên Trung Quốc và có lẽ một vài sự thay đổi đang trên đường đến?

thái thanh tâm
15-08-2012, 09:31 PM
Xin lỗi bị trùng

thái thanh tâm
01-10-2012, 03:24 PM
Dở hơi

(Gửi ban tổ chức giải Davitcup)

Đã sinh ra mắt biếc Diều hâu
Lại cố không dùng, dấu tận đâu
Đấu thủ trọng tài tranh chấp cãi
Thời gian bị mất, nóng thêm đầu.

Ha Nôi 9/2012 - TTT

thái thanh tâm
25-10-2012, 09:09 PM
GIAO HỮU FUT SAL VIỆT - Ý
(0-9)- kết quả trước kết thúc trận đấu 2 phút.

Fut sal - Sân và gôn thu hẹp
Mỗi bên chỉ được đá 5 người
Ngỡ hẹp sẽ thu dần cách biệt
Hoá ra còn cách thật xa vời

Bóng thường di chuyển theo chân bạn
Đan qua đan lại phía sân ta
Ta chơi theo kiểu gà mắc tóc
Nhát lại vào gôn nhặt bóng ra

Hẳn ngày xưa được sinh trong bọc
Chen chúc nhau người oắt xà lai
Ta - nhi đồng, đấu cùng trai tráng
Nên đấu chi cũng cứ thua hoài !!!

Ha Nôi 25.10.12 - TTT

thái thanh tâm
28-11-2012, 07:11 PM
TIẾN BỘ GẤP ĐÔI

Việt - Phi vòng loại AFF cup
So trước đây ta tiến gấp đôi
Hai năm trước ta thua hai quả
Năm nay thua mỗi một quả thôi.

Ha Nôi 28.11.12 -TTT

thái thanh tâm
28-11-2012, 10:12 PM
KẾT THÚC VÒNG 2 AFF CUP

(Việt Nam vẫn hơn...)

Cùng thua Việt vẫn vượt My ...Lào
Ta bại nhưng mà bại sít sao
Ta bại đối phương luôn sợ hãi
Hết giờ đối thủ mới thở phào.

Ha Nôi 28.11.12 - TTT

thái thanh tâm
30-11-2012, 10:45 PM
Bảng A - AFF CUP

Việt, My cùng bảng cùng về
Cùng thua nhưng họ nặng nề hơn ta
Họ thông tấn đỡ ba hoa
Nếu còn ở lại...chắc là lên mây.

30.11.12 - TTT

thái thanh tâm
20-05-2013, 07:33 AM
Giải banh nỉ Rô ma 2013 mở rộng

Những tay vợt số 1,3,4
Nhanh bị loại vòng ngoài
số 2, 5 bước vào chung kết
5 cấp tập băm nát số 2

Federer bị Nadal hành hạ
Bóng cứ ra ngoài, rúc lưới, săn chim
Lúc rơi vợt, khi vụng về đo đất
Đón banh sang cứ giật thót tim

Số 1 đấy, độc tôn một thời vang bóng
Cũng phải nhường kẻ mạnh lên ngôi
Cố chống giữ càng thêm cay đắng
Đổi thay là quy luật muôn đời

20.5.13 - TTT

thái thanh tâm
15-12-2013, 04:21 PM
HÃY NÍN ĐI EM

(Tặng VĐV đi bộ Thanh Phúc)

Nó vừa đi vừa chạy
Để ăn bẩn tấm vàng
Thôi em ơi hãy nín
Đây chỉ chốn ao làng

Em đã ra biển lớn
Đã gặt hái thành công
Thế giới đã ghi nhận
Ở đây khỏi bận lòng

15.12.13 - TTT

thái thanh tâm
08-01-2014, 07:27 PM
U 19 Việt - Nhật

Thua to mới biết rõ mình
Đua cùng Âu Á thấy trình ở đâu

8.1.14 - TTT