PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Ung thư



vantan
03-08-2011, 09:03 PM
UNG THƯ

Ung thư - còn được gọi là “ kẻ sát nhân giấu mặt” – chỉ hoành hành được khi còn trong bóng tối. Vì vậy, việc quan trọng đối với người bệnh ung thư ở nước ta hiện nay là làm sao sớm lôi được “kẻ sát nhân giấu mặt” này ra ánh sáng bằng các xét nghiệm y khoa. Sau đây xin trích lược ý kiến của bác sĩ PHAN TRUNG HẢI, giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa (Medic), TPHCM, trên báo Tuổi Trẻ Chúa nhật, ngày 14.12.2003 và Giáo sư NGUYỄN SÀO TRUNG, trưởng khoa y Đại học Y dược TPHCM, phó chủ tịch Hội Ung thư TPHCM trên báo Tuổi Trẻ thứ năm, ngày 22.7.2010

TÌM “DẤU ẤN UNG THƯ”
Bác sĩ Phan Trung Hải cho biết:
Dấu ấn ung thư dịch từ chữ “ cancer markers”, là dấu hiệu sinh học có trong máu người bệnh đang có tế bào ung thư phát triển. Vấn đề là làm sao phát hiện chất này vốn được tiết ra từ khối tế bào hình thành nên khối ung thư đó khi khối u còn nhỏ, đem so với nồng độ có trong cơ thể con người bình thường – được xác định là nồng độ bình thường của nhóm người bình thường, không bị ung thư. Vì vậy, ý nghĩa của dấu ấn ung thư là nồng độ của chất sinh học trong máu (thường là protein) được tiết ra nhiều hơn so với người bình thường.
Dấu ấn ung thư là chỉ báo mà ta lần theo đề tìm ra ung thư ở đâu, có hay không. Vì dấu ấn là định lượng chất sinh học trong máu nên có thể thay đổi theo từng người, tuổi, chủng loại…Vì vậy các test kit định lượng dấu ấn ung thư phải dựa theo độ nhạy của test kit, nồng độ giới hạn âm tính để xác định khi nào là test dương tính. Vì là định lượng nên nó tùy thuộc số tế bào ung thư tiết ra…Khi số tế bào đông thì nồng độ cao, và còn một yếu tố rất quan trọng là tế bào ung thư đó có tiết ra chất đó không! Vì vậy, khi phát hiện nồng độ cao chưa hẳn là ung thư, còn xét nghiệm âm tính (vì nồng độ ít) cũng chưa hẳn là không có ung thư mà có thể ở giai đọan sớm. Cho nên chẩn đoán ung thư phải được bác sĩ có trình độ chuyên khoa bàn luận dựa theo bối cảnh lâm sàng.
Dấu ấn ung thư có các ý nghĩa sau:
- Phát hiện, định hướng, chỉ báo nghi ngờ ung thư.
- Xác nhận bản chất khối u
- Định lượng loại ung thư
- Theo dõi kết quả điều trị sau mổ, sau hóa trị, xạ trị…
- Tìm tái phát, di căn…một trường hợp ung thư sau điều trị.


10 XÉT NGHIỆM “DẤU ẤN UNG THƯ”

1. Dấu ấn AFP ( Alpha Feto Protein): là chất protein có ở bào thai. Nếu phát hiện có trong máu người bệnh thì có thể có hai lý do, là ung thư gan (HCC) nguyên phát và ung thư tinh hoàn (ở đàn ông).
2. Dấu ấn CEA ( Carcino Embryonic Antigen): là chất protein tiết ra từ tế bào ung thư đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…) và cuống phổi.
3. Dấu ấn CA 19-9: chỉ định cho ung thư tụy và đường tiêu hóa.
4. CA 15-3: chỉ định cho một số lớn loại ung thư vú.
5. CA 125: chỉ định cho ung thư buồng trứng.
6. hCG (human Chorionic Gonatropine): tìm trong ung thư nhau (và thai trứng) hay tinh hoàn
7. PSA (Prostate Specific Antigen): để xác nhận ung thư tiền liệt tuyến.
8. Ferritine: trong bệnh lý ung thư hạch.
9. SCC (Squamous Cell Carcinoma): trong loại ung thư tế bào vẩy như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi tế bào vẩy, ung thư miệng..
10. Các dấu ấn khác (ít thông dụng hơn):
a/ TGA (Calcitonin Thyroglobuline Antigen): để tìm ung thư tuyến giáp.
b/ NSE (Neuron Specific Endolase): trong ung thư tế bào phổi nhỏ.
c/ PAP (Prostate Acid Phosphatase): trong viêm tiền liệt tuyến.

9 DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG VỀ UNG THƯ

Người nào có một trong chin dấu hiệu báo động về ung thư nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu càng sớm càng tốt:

1. Vết loét lâu liền;
2. Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ;
3. Chậm tiêu, khó nuốt;
4. Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu;
5. U ở vú hay trên cơ thể;
6. Hạch to lên không bình thường;
7. Chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh;
8. Ù tai, nhình lệch;
9. Gầy sút, thiếu máu không giải thích được.
Ngoài chin dấu hiệu cảnh báo trên, nên đi khám định kỳ một năm một lần nhằm phát hiện các ung thư thường gặp như ung thư vú, cổ tử cung ở nữ giới, phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, vòm…ở nam giới.



TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN XÉT NGHIỆM?
Giáo sư Nguyễn Sào Trung khuyên:
Nên làm trong những trường hợp sau:
1. Ở những người mà người thân ruột thịt bị loại ung thư có tính di truyền.
2. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư như hút thuốc lá nhiều và lâu năm…
3. Những người mắc viêm gan siêu vi B hoặc C, có nguy cơ cao bị ung thư gan, nên xét nghiệm định kỳ định lượng AFP phối hợp với xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm, chụp CT gan.
4. Người có xét nghiệm khác hoặc thiệu chứng lâm sang nghi ung thư.
5. Những người đã mắc bệnh ung thư – đang điều trị hoặc đã điều trị khỏi thì trong quá trình theo dõi bệnh cũng cần xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư tương ứng với loại ung thư người đó đã mắc. Ví dụ một phụ nữ đã điều trị ung thư vú xong và đã khỏi thì trong quá trình theo dõi nên xét nghiệm định kỳ CA 15-3.
Như vậy đối với bệnh nhân đã bị ung thư hoặc nghi ngờ mắc một loại ung thư nào đó thì chỉ cần xét nghiệm loại dấu ấn ung thư tương ứng. Điều quan trọng nhất là khi đã xét ngiệm định lượng dấu ấn ung thư rồi, chính bác sĩ đề nghị làm xét nghiệm đó hoặc bác sĩ điều trị trực tiếp của người bệnh sẽ phải phối hợp kết quả này với khám lâm sàng và kết quả của những xét nghiệm khác để có chẩn đoán và xử trí thích hợp.
Cũng lưu ý là cho đến nay người ta chưa tìm được dấu ấn ung thư đặc hiệu để có thể làm xét nghiệm máu truy tầm, như ung thư phồi, ung thư bang quang, ung thư hệ thần kinh, ung thư xương..