PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Cảm nhận về bài thơ MẤT MẸ của nhà thơ Xuân Tâm



thylan
07-08-2011, 10:13 PM
Nhân mùa Vu Lan, chúng ta hãy nghe những cảm nhận của bạn bè về bài thơ “Mất mẹ”…

Mỗi lần đọc bài thơ này của Xuân Tâm tôi lại thấy bùi ngùi. Những năm sau này, đọc lại bài thơ tôi vẫn còn cái cảm giác chông chênh của một đứa trẻ không bao giờ lớn nổi trong thơ ông.

Mất mẹ

Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi

Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất

Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng mẹ la lại

Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ tôi không thấy
Khi buồn biết trốn đâu

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời

Xuân Tâm

http://baohatinh.vn/img/7/t7947.jpg

Vẫn đôi mắt ngơ ngác u buồn ấy, hun hút tìm bóng mẹ cuối trời xa khi bóng chiều dần tắt. Nó chứa đựng cả nỗi đau khổ, sự hoang mang đến lạnh người của một niềm vô vọng để tìm kiếm mẹ:

Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi

Câu thơ mở đầu bài thơ đơn giản như là một lời nói tự nhiên vỡ òa như tiếng khóc. Mất mẹ, hai tiếng đó như hàng ngàn mũi kim châm trong trái tim con trẻ. Một sự thật bắt buộc phải hiểu, một thân phận bắt buộc phải mang sao quá đỗi nặng nề đối với một đứa trẻ không thể thiếu bóng mẹ.

Câu thơ tiếp theo như diễn dải nỗi đau buồn của đứa trẻ mất mẹ.

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi

Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất

Mất mẹ đem đến một cảm giác hoang mang cực độ. Ta thấy đứa trẻ trong bài thơ như đứng trước một vực thẩm hun hút sâu không có bàn tay nào dẫn dắt. Nước mắt có thể làm vơi đi mọi nỗi đau, nhưng cái cảm giác không còn mẹ thì không thể nào xoa dịu nổi, bởi lẽ:

Tìm mẹ tôi không thấy
Khi buồn biết trốn đâu

Một sự lí giải hồn nhiên nhưng mang đầy ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc. Ngẫm ra ở trên đời, chỗ dựa yên bình nhất vẫn là tấm lòng của mẹ. Mẹ là thế, không cao xa, không cách biệt mà gần gũi vô cùng. Với con trẻ, mẹ đơn giản chỉ là một chỗ trốn khi buồn, khi giận dỗi, khi đớn đau. ấy vậy mà cuối cùng:

Tôi biết tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời.

Cái hình ảnh cuối cùng của mẹ mà người con hiểu ra là thế. Mẹ là bầu trời. Mất mẹ con như không còn ánh sáng, không còn đước nhìn thấy những tươi vui náo nức của cuộc đời trước mắt.

Mộc mạc, giản dị và khiêm nhường, những lời thơ của Xuân Tâm trong bài thơ "Mất mẹ" là tiếng lòng của người con yêu quý mẹ. Hình ảnh xuyên suốt cả bài thơ là đứa trẻ con ngơ ngác buồn buồn không tìm thấy cả lối về trên con đường chiều hun hút gió.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, Xuân Tâm - "người thơ" cuối cùng của Thi nhân Việt Nam, dẫu ở cái tuổi "xưa nay hiếm"rồi vẫn suốt đời chỉ là đứa trẻ con trong mắt mẹ.

TRẦN QUỲNH NGA

Hoa Trúc
13-08-2011, 05:42 PM
Xin thưa thiệt với cô Thylan, đây là lần đầu tiên Trúc đọc bài thơ này luôn đó. Có nhiều chỗ, Trúc vẫn chưa cảm nhận được hết, nhưng vẫn thấy da diết, vẫn thấy xót thương... không biết xót lòng cho tác giả hay đang tự xót xa....

Năm xưa, đã là năm xưa ắt hẳn mình còn bé, mà khi mình còn bé ắt hẳn thuở đó là năm xưa...
Nhưng:
Năm xưa tôi còn bé
Câu thơ như dài ra... năm xưa... tôi còn bé... Nó không hề dư thừa mà ngược lại, nó nhân đôi lên, nó thênh thang ra cái kỉ niệm đau lòng ấy.
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời

Không thênh thang sao được! Không nức lòng sao được! Khi cái mà “Tôi” nhắc đến, nó quá bàng hoàng trong ánh mắt ngu ngơ của đứa trẻ thơ. Khổ đau, sợ hãi, và một cái gì đó nữa đến nao nức lòng.
Mẹ tôi đã qua đời
Câu thơ ấy, nỗi lòng ấy như cứa vào tâm hồn đứa trẻ tội nghiệp. Niềm đau như òa lên, như cuộn lên qua một sự nhìn nhận đắng lòng:
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Câu thơ này có lẽ Trúc hiểu, khác chăng là Trúc phải cảm nhận nó ở cái tuổi lớn hơn, trưởng thành hơn và người nằm yên trogn đáy mộ không phải là người phụ nữ vẫn hằng ngày hôn trán con thơ mà là người đàn ông gường cột của gia đình.
Số phận, nỗi lòng, suy nghĩ và những khổ đau của trẻ mồ côi... sách báo đã viết nhiều, thầy cô đã nói đến, cha mẹ đã dạy qua. Nhưng “thân phận” một đứa trẻ mồ côi thì lần đầu tiên, lần đầu tiên cái Tôi đã phải trãi lòng, trãi lòng trong niềm đau nức nỡ ấy.
Lần đầu tiên, phải, đó là lần đầu tiên và có lẽ vì thế mà niềm đau sẽ cuộn tràn hơn hết. Câu thơ không chỉ là một tiếng nức nỡ, mũi lòng, nó còn hằn cả một nỗi chua cay, một cái gì đó rất đắng, rất chát của đứa trẻ thơ lần đầu biết mùi sinh li tử biệt, mà lần tử biệt này lại là người mẹ, người thân thuộc nhất của mình. Sự thật, sự thật là mẹ đã ra đi, sự thật là hai chữ mồ côi đã gán lên mình rồi đó. Những giọt nước mắt trước đây đã nhỏ vì cảnh chia li trên phim ảnh, những nỗi đau đã trút trên trang giấy học trò khi nghe thầy cô nói về nỗi niềm xa mẹ rời cha sao thể xé lòng bằng nối đau : mẹ tôi đã qua đời. Và Tôi đã thành: Thân phận trẻ mồ côi.

Bàng hoàng đến xé lòng. Chênh chao giữa hun hút đời bởi từ nay ta không còn mẹ. Nỗi đau càng nhân lên bởi cái đầu non nớt của trẻ thơ:
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Chính vì không tin, chính về không ngờ nên cái chuyện “Mẹ tôi đã qua đời” nó sững sờ lắm, nó cay xé lắm với trẻ thơ. Ai có ngờ đâu hai chữ tử biệt đến ạt ào dường ấy. Mới trao cho con lời khuyên nhủ, mới dạy con hai chữ nghĩa nhân, mới khuyên con cách làm người... Mới đó thôi, nhanh lắm, gần lắm... thế mà người thân yêu đã yên nằm đáy mộ. Sững sờ và đau thương. Bàng hoàng và chua chát. Chua chát cho cái lần đầu tiên hiểu được, phải hiểu được thân phận trẻ mồ côi.

Khi đớn đau, người ta thường rất sợ thấy cảnh hạnh phúc. Ích kĩ ư? Thì cứ cho là ích kĩ. Nhưng thực ra, chỉ là khi thấy người khác hạnh phúc, niềm đau ấy sẽ bị khoét sâu hơn, đau hơn. Vì cái lẽ đó, người ta sợ. Nhưng nỗi sợ sệt ấy không lấn át nỗi đôi mắt khát mẹ đến diết da, đôi tai thèm mẹ đến cháy bỏng, và nó òa lên nức nở lòng khi:
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau.
Một nỗi thèm khát cuộn lên, một nỗi nhớ nhung òa vỡ. Thân phận đứa trẻ mồ côi lại rõ hơn, và lại đau hơn, chỉ với cái cảnh mẹ con vỗ về bình dị ấy cũng đủ làm nức nao lòng.
Đôi mắt bàng hoàng của đứa trẻ năm xưa ắt đã được thay bằng một đôi mắt từng trải hơn, vững vàng hơn. Nhưng nhắc về mẹ, nhắc về cái sự thật của năm xưa... của cái thời tôi con bé... vẫn đắng, vẫn đau, vẫn cuồn cuồn nỗi lòng.
Tìm mẹ tôi không thấy
Khi buồn biết trốn đâu
Hình ảnh đơn sơ mà xé lòng đến thế. Ngày xưa mẹ chở che, ngày xưa mẹ yêu thương, ngày xưa mẹ vỗ về chăm xóc. Thế mà chỉ khi hiểu được “Thân phận trẻ mồ côi” mới thấy bàng hoàng bởi ngày xưa ơi! Còn đâu nữa! Khát thèm. Ừ, khát thèm! Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Mẹ đã mất rồi, chỗ dựa yên bình cho con cũng mất. Để rồi: Khi buồn... con trốn đâu...???
Ngơ ngác niềm đau của đứa trẻ thơ. Sự thật đắng lòng trong đứa con đã lớn vẫn thèm cho nỗi đau vỡ òa trước mẹ.

Tự dưng nhớ tới một câu thơ:
Tôi không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Tôi đã đâu còn bé nữa để không tin vào chuyện “người thân yêu sẽ mất”, đâu còn đủ thơ ngây để tin mẹ sẽ sống mãi với con khờ. Giọt nước mắt khi mẹ đã rời xa, có trút bao nhiêu cũng thành vô nghĩa. Thôi thì cố nâng niu những ngày hạnh phúc mà ta còn mẹ, cố yêu thương, cố hiểu thảo như tất cả những gì ta có thể để nụ cười trên môi mẹ sẽ tươi nở mãi cùng con....