PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Cặp song ca : MINH QUANG- LÊ DUNG



minhthu
07-09-2012, 06:24 PM
http://3.bp.blogspot.com/-H6a5eVOLdg0/T86x3A98vXI/AAAAAAAAA7E/gEZqFcnEu_Q/s200/M.QUANG.23.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-H6a5eVOLdg0/T86x3A98vXI/AAAAAAAAA7E/gEZqFcnEu_Q/s1600/M.QUANG.23.jpg)

http://nq1.upanh.com/b6.s32.d2/441e5fc0f45dd496619a2f07d421efe9_48889741.images.7 00x0.jpg






Cặp song ca : MINH QUANG- LÊ DUNG

HÃY YÊN LÒNG MẸ ƠI
http://baicadicungnamthang.net/bai-h...n-long-me-oi-2 (http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/hay-yen-long-me-oi-2)

CỦ CHI YÊU THƯƠNG
http://nhacso.net/nghe-nhac/cu-chi-y....VlxSVEdb.html (http://nhacso.net/nghe-nhac/cu-chi-yeu-thuong.VlxSVEdb.html)

BÀI CA KHÔNG QUÊN
http://baicakhongquen.net/nghe-bai-h...6/5/5/1/5.html (http://baicakhongquen.net/nghe-bai-hat/5156/5/5/1/5.html)

MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA MINH QUANG
$$$$
CÂY ĐÀN GUITAR MỘT DÂY
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Cay-Dan-G.../ZW60DAAB.html (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Cay-Dan-Ghi-Ta-Mot-Day-Various-Artists/ZW60DAAB.html)
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Cay-dan-g.../IW7F0W70.html (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Cay-dan-ghita-mot-day-Anh-Tuan-va-Top-ca-nam/IW7F0W70.html)

HOA SIM BIÊN GIỚI
Ca sỹ : Trọng Tấn
http://hn.nhac.vui.vn/hoa-sim-bien-g...554a14031.html (http://hn.nhac.vui.vn/hoa-sim-bien-gioi-mp3-trong-tan-m183000c56p554a14031.html)

NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN VÀ ĐIỆU MÚA ÁP SA RA
Ca sỹ : Doãn Tần
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=pfrqiY0gsZ

SÔNG LÔ CHIỀU CUỐI NĂM
Ca sỹ : Doãn Tần
http://baicakhongquen.net/nghe-bai-h...-cuoi-nam.html (http://baicakhongquen.net/nghe-bai-hat/6216/song-lo-chieu-cuoi-nam.html)

HỢP XƯỚNG HÀ NỘI CHIẾN THẮNG
http://baicakhongquen.net/nghe-bai-h...ien-thang.html (http://baicakhongquen.net/nghe-bai-hat/4740/ha-noi-chien-thang.html)

Nhạc sĩ Minh Quang: Vẫn đồng hành với người lính (http://www.vnq.edu.vn/chan-dung/38-nhac-sy/899-nhac-si-minh-quang-van-dong-hanh-voi-nguoi-linh.html)


Chuyên mục chính: Chân dung Chuyên mục: Nhạc sỹ Được đăng ngày 10-06-2012
http://www.vnq.edu.vn/images/tin-tuc-su-kien/tin-moi/nhacsiMinhQuang.jpgDù đã rời chức vụ quản lý nhưng máu nghệ sĩ vẫn "bắt" nhạc sĩ Minh Quang lang thang khắp nơi. Nghe tin anh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật dịp này, tôi gọi điện hẹn gặp và nhận được câu trả lời quen thuộc: Tớ đang ở nơi xa lắm...
Mang tiếng là hàng xóm ở Lý Nam Đế nhưng thi thoảng anh em mới gặp được nhau. Có những lần, không hẹn mà gặp nhau tận Lữ đoàn Xe tăng 203 đang đóng quân trên Bắc Giang khi chúng tôi đang trong chuyến công tác còn anh thì đến đơn vị nói chuyện về âm nhạc. Lần nào cũng thế, sau những lời tếu táo vui, câu chuyện cuối cùng lại trở về mối quan tâm thường trực của anh-âm nhạc. Lần gặp gần nhất anh "khoe": Tớ vừa có một sáng tác ưng ý về Thanh Hóa tên là “Linh thiêng thần phù” được lắm, lúc nào rảnh, có đàn tớ hát cho mà nghe. Âm hưởng ca trù, viết về Thanh Hóa nhưng không có từ nào Thanh Hóa trong ấy cả...
Nhiều người thế hệ sau không biết cái ông thấp thấp, đen đen, hay cười, ít nói thi thoảng thấp thoáng trên “phố nhà binh” là tác giả của nhiều tác phẩm lừng danh viết về người lính: "Hoa sim biên giới" (1984), "Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara" (1985), "Cây đàn ghi-ta một dây" (1994), "Hoa ban" (1994), "Sông Lô chiều cuối năm" (1995), "Chị ấy hát ru" (1999) cùng nhiều tác phẩm hợp xướng đình đám khác... Quen biết và chơi với nhau từ lâu nhưng đến tận bây giờ, sau khi "bị" rốt ráo thúc ép anh mới chịu cung cấp cho tôi một số cái gạch đầu dòng trích ngang: Sinh ngày 24-10-1951; nguyên quán số 101 phố Huế, quận Ba Đình, thành phố Thanh Hóa; thường trú ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội; Đại tá, nhạc sĩ, nguyên Phó giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội. Vợ anh là Đại tá, NSƯT, biên đạo múa Tuyết Mai và 2 con trai thì Quang Thái (con đầu) hiện đang là ca sĩ, nhạc sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội còn Mai Sơn (con thứ 2) đang học trống ở Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội…
Không ồn ào, không đao to búa lớn, ca khúc của Minh Quang thuyết phục người lính nói riêng và người yêu nhạc nói chung bởi chất mộc mạc, dễ gần, dễ nhớ và nhất là mang hơi thở cuộc sống của lính. Bài "Cây đàn ghi-ta một dây" của anh là một ví dụ được ra đời trong một đêm giữa biển, đảo Trường Sa khi anh chứng kiến hình ảnh những người lính đảo đốt lửa và giao lưu văn nghệ. Anh kể: Đám đông nổi bật bên đống lửa trong đêm tối giữa biển. Từ xa đã nghe những âm thanh rất lạ. Lại gần thì thấy nhưng người lính biển kẻ ngồi, người đứng đang say sưa hát với đống nhạc cụ là nồi, niêu, soong, chảo và một cây đàn ghi-ta chỉ còn duy nhất một dây. Xúc cảm trào dâng, ngay lập tức những nốt nhạc đầu tiên của bài hát chợt vang lên: "Chỉ lính đảo xa mới có/ Đàn ghi-ta một dây/ Chỉ lính đảo xa mới hát/ Với đàn ghi-ta một dây/ Hát cho hoàng hôn xuống/ Hát cho mặt trời lên"... Lời bài hát cứ thế tuôn chảy như kể chuyện không dừng lại được và ca khúc "Cây đàn ghi-ta một dây" đã được ra đời rất nhanh. Ban đầu viết như một sự giải tỏa cảm xúc nhưng không ngờ sau đó nó được phổ cập nhanh, được những người lính, đặc biệt là lính ở đảo rất thích...
Hầu hết các ca khúc đều được Minh Quang viết trong những chuyến đi. Có lần Minh Quang kể về xuất xứ bài "Hoa sim biên giới"-bài hát được nhạc sĩ coi là "tấm giấy thông hành" để anh bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp cũng tình cờ. Khi đó (1979) Minh Quang đang là diễn viên đơn ca của Đoàn Ca múa Quân đội (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) đang theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia) và trong dịp nghỉ hè được cùng toàn đoàn thực hiện chuyến lưu diễn phục vụ quân và dân ở biên giới phía Bắc. Một buổi chiều, khi biết có văn công đến phục vụ, cánh lính trẻ vốn hằng ngày lem luốc luyện tập lại hò nhau cắt tóc gội đầu tắm rửa sớm và diện những bộ quân phục tươm tất nhất của mình để chào đón anh, chị em nghệ sĩ. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh khi anh đặt mình vào hoàn cảnh của những người lính ấy cùng những mong mỏi giản dị của họ khi nghĩ về hậu phương, nhớ về những người mẹ, người vợ, người yêu phương xa... Thì ra vậy, ở những nơi khó khăn gian khổ nhất con người ta lại tìm được những phút giây trữ tình nhất: Hoa sim tím ngắt triền đồi như nỗi nhớ da diết của người lính về quê hương và những người thân yêu nhất của họ; cho họ sức mạnh và vì họ mà vượt qua những khó khăn, gian khổ, hy sinh... Trăn trở, viết, xóa, viết lại... có những lúc tưởng như bất lực nhưng cứ nghĩ về những người lính buổi chiều ấy bên đồi hoa sim, một khoảng lặng mênh mông, Minh Quang lại căm cụi viết rồi cuối cùng 3 năm sau tác phẩm cũng hoàn chỉnh và ngay lập tức được người lính đón nhận như những tình cảm thật của họ, mong muốn của họ gửi về quê nhà: "Nếu em lên biên giới, em sẽ gặp bạt ngàn hoa/ Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong/ Sắc hoa sim yêu thương trong lòng người lính trẻ/ Chờ em nên tím ngát bồi hồi"... Năm 1980, trong chuyến đi biểu diễn phục vụ bộ đội tình nguyện ở Cam-pu-chia, bài hát "Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara" cũng ra đời để kể một câu chuyện đẹp về tình đoàn kết của hai dân tộc đã kề vai sát cánh chống lại bọn diệt chủng Pôn Pốt...
Nhập ngũ, trở thành ca sĩ, cùng hành quân để phục vụ chiến sĩ, học sáng tác và có được những ca khúc để lại dấu ấn về người lính sâu đậm trong lòng công chúng yêu âm nhạc, và đến giờ vẫn phụ trách biên tập âm nhạc cho Tạp chí Văn nghệ quân đội, Minh Quang tâm sự: Không nghĩ đến ngày được Nhà nước vinh danh như hôm nay. Tất cả những vinh dự này, anh dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam-trường đại học lớn đã chắp cánh cho những thành công của anh trên con đường biểu diễn-sáng tác nghệ thuật. Minh Quang vẫn đi cùng người lính, viết về người lính, như anh từng nhắn nhủ với "Chiếc lá nhỏ Trường Sơn": Người đời sau có nhớ/ người đời sau có hát/ bài hát về Trường Sơn"...
TUẤN ANH