PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Làm Sao Bịt Miệng Thiên Hạ



TRỌNG NGHĨA
24-09-2012, 12:19 PM
Làm Sao Bịt Miệng Thiên Hạ

Submitted by admin on Sat, 01/21/2012 - 01:22
Chuyện Xưa - Sách Luận Ngữ có chép một giai thoại:
Một hôm, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:

“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”

Ông kia trả lời:

“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được.”


Tử Thượng hỏi tiếp:


“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”


Ông kia trả lời:


“Ta học để bịt miệng thiên hạ.”


Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:


“Thế nào là bịt miệng thiên hạ?”


Ông kia trả lời:


“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh... đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa.”


Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:

“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi.”


Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:

“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng... Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng.”




Chuyện Nay
Một hôm cậu học trò đến hỏi thầy:
Thưa thầy - Em đang tìm kiếm tài liệu hoặc sách trên internet nói về làm thế nào nào để bịt miệng thiên hạ nhưng em vẫn chưa tìm được. Thầy có thể giúp em tìm câu trả lời này không?


Thầy:
Có nhiều cách để bịt miệng thiện hạ, nhưng trước hết, em cần biết thiên hạ bất bình về chuyện gì?

Học trò:
Thưa thầy - Chuyện thiên hạ bất bình nằm đầy dãy trên mặt internet, em kể làm sao cho hết. Em cho ví dụ chuyện bất bình về bắt giam hay kiểm duyệt báo chí trên internet.

Thầy:
Bối cảnh xã hội mà em đang nói trên là ở thời loạn ly hay thời bình?


Học trò:
Thưa thầy – Thời bình ạ.


Thầy:
Chuyện bất bình thường gây ra tranh cãi, kiện tụng, bắt bớ và tù đày. Thiên hạ ít khi bàn tán chuyện phải đạo mà chỉ bàn tán chuyện bất bình, ngược với lẽ phải, tức là bất đạo!


Học trò:
Thưa thầy – Thói thường thiên hạ hay bàn tán chuyện bất đạo. Vậy làm thế nào để bịt miệng thiên hạ?

Thầy:
Không khó! Hãy sửa lại chuyện bất bình đó và làm theo lẽ phải. Một khi đã đi theo con đường phải đạo, tự dưng bất bình đó sẽ bị nhàm chán và rồi cũng bị lãng quên.

Học trò:
Thưa thầy - Cho tự do báo chí trên internet nếu không khéo có thể bị tổn hại đến quốc gia, các hội đoàn hoặc cá nhân. Do đó, cần phải có luật pháp ràng buộc, nếu không thiên hạ sẽ loạn.


Thầy:
Tại sao phải sợ đến sự tổn hại đó nếu nội dung của bài báo không có tính cách xây dựng. Bất kỳ công việc gì có tính cách xây dựng luôn là xu hướng của thiên hạ. Luật pháp ràng buộc phải được thực thi bằng những hình thức phạt tiền có công lý xử công khai, chứ không phải bằng hành động bắt bớ hoặc tống giam không xét xử công khai!


Học trò:
Thưa thầy – Em thấy nạn nhân cũng được xét xử kín. Nhưng thiên hạ vẫn còn bàn tán nhiều.

Thầy:
Đó là luật áp đặt chưa được soạn phải đạo. Khi luật đã phải đạo, xét xử công khai bất kỳ chuyện gì, mọi người sẽ thấy sự thật, tâm sẽ phục, bất bình sẽ hết, và bàn tán sẽ thôi dần. Như vậy: Trong chuyện xưa-nay, "phải đạo" là cách bịt miệng thiên hạ đó sao?


Học trò:

Em cám ơn thầy. Đoạn ra về, rồi lẩm bẩm hai chữ ... "phải đạo" - cái lỗ chôn miệng lưỡi thị phi của thiên hạ.

Phương Tân Biên
(02/05/2012)


SUUTAM Tu internet