PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền



thylan
07-10-2012, 05:03 PM
Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền

Thiếu dinh dưỡng

Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột

http://vn.mg61.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f47449696%5fAMiQCmoAAE HFUG5VRgTWtwCqFHI&pid=2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Hư thận, hại xương

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Dị ứng

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.

http://vn.mg61.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f47449696%5fAMiQCmoAAE HFUG5VRgTWtwCqFHI&pid=2.3&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo




Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe?


Mì ăn liền, thường được gọi là “mì tôm”, thực chất chẳng có con tôm, miếng thịt nào hoặc nếu có thì chỉ là hình vẽ hoặc chút nước vỏ tôm.

Thành phần mỳ ăn liền:

- Bột mì (98 - 99%), có khi trộn lẫn một ít bột ngũ cốc khác hay khoai củ.
- Gói bột nêm mà chủ yếu là muối, mì chính (monosodium glutamat) rất mặn.
- Gói sa tế (dầu cọ + gia vị tỏi, tiêu...) hoặc gói hành phi.
- Dầu mỡ để chiên mì (thường là shortening: loại acid béo trans).

Về mặt lợi ích:

Mì ăn liền được chế biến rất tiện lợi (chỉ cần chế nước sôi vào là có ngay tô mì vị thịt), thơm ngon, có thể nói ai ăn cũng thích, nhưng đó là vị giác của con người bị phỉnh lừa bởi mì chính (bột ngọt) là chất có vị ngọt của thịt mà muốn cho có vị ngọt thịt thì phải cho thêm thật nhiều muối (NaCl) nó mới tạo ra vị thịt.

Về giá trị dinh dưỡng

Mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật - cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì đạm rất kém (vì khoai tây chỉ chứa 1 - 2% protein thôi).

Protein động vật kể như không có (hình vẽ hoặc chỉ thêm mươi “viên thịt cỡ bằng hột tiêu” trong gói hành phi!).

Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và sinh tố từ rau quả tươi. Chẳng những thế mà mì ăn liền còn rất mất cân bằng vì lượng bột ngọt và muối quá nhiều!

Nếu bạn ăn hết tất cả những gì trong một gói mì ăn liền, kể cả gói bột nêm và nước dùng thì cả buổi sau đó bạn có thể “bí tiểu” mà không hay! Bí tiểu thì cơ thể không được giải độc, nếu ăn mì tôm thường xuyên thì bạn sẽ bị ngộ độc vì ít đi tiểu...

Cái nguy hại nhất thường có trong mì ăn liền là chất béo trans. Đó là các dầu thực vật được hydrogen hóa mất các nối đôi ở vị trí trans nên chúng trở nên “trơ”, nghĩa là không bị oxy hóa (ôi dầu) khi mì được tồn trữ lâu ngày. Vì thế đa số các loại mì tôm đều được chiên bằng chất béo trans, còn gọi là “bơ thực vật” như shortening, margarin...

Chất béo trans (trans fat) có cái lợi là ở thể rắn có thể dùng như bơ và không bị oxy hóa, có lợi về mặt công nghiệp thực phẩm (dùng trong các loại fastfood như mì tôm, khoai tây chiên, các món “giòn giòn” (crackers), đậu phộng da cá, bánh mì kem, kem, các loại bánh ngọt có “bắt bông kem”...).

Nhưng chúng rất có hại về mặt sức khỏe người tiêu dùng vì nó làm tăng cholesterol xấu (LDL) và đồng thời cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL) xuống gây xơ vữa động mạch (gây hẹp lòng động mạch) nên làm giảm sự lưu thông của máu.

Chất béo trans không thể được chuyển hóa hoàn chỉnh trong cơ thể mà “đọng lại” trong thành mạch thành khối xơ vữa, nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là xơ vữa động mạch nên rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. (Đến tuổi 40 trở đi, những người dùng nhiều acid béo trans sẽ bị thiếu máu cơ tim, tai biến tim mạch).

Các nghiên cứu khoa học ở các nước Âu Mỹ đã chứng minh điều trên nên ngày nay họ đã có luật cấm dùng các chất béo trans trong thực phẩm hoặc phải ghi đầy đủ hàm lượng acid béo trans trong thực phẩm trên nhãn hiệu thực phẩm ấy để người tiêu dùng biết mà tránh.

Tóm lại, mì ăn liền (mì tôm) là loại thức ăn nhanh, có thể được dùng theo như vai trò của nó là dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi thật cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên và khi dùng cũng nên đập thêm vào một quả trứng, thêm một ít rau tươi, và chỉ nên dùng 1/3 gói bột nêm trong đó mà thôi. Và ngành công nghiệp mì ăn liền cũng cần sản xuất ra sản phẩm không có chất béo trans.


Sử dụng mì ăn liền nhiều gây hại cho sức khỏe

http://vn.mg61.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f47449696%5fAMiQCmoAAE HFUG5VRgTWtwCqFHI&pid=2.4&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

Tại buổi tọa đàm “Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 30/8, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.Không nên ăn mì thay cơmThừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp, song phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shorterning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa.

Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening theo phương pháp hydrogen hóa. Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.

"Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi.

Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể. Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩmHiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm. “Ngoài ra, trên bao bì cần công bố giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay, mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe.Bác sĩ Phan Hướng Dương còn cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất, ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao 1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.Ông Dương cho rằng, nếu các gói mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.Các nhà khoa học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans, chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.Sử dụng mì ăn liền đúng cáchĐể bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mì ăn liền nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000./.


NẤU MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH


Thưa qúy bạn, ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"

Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.
Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc
Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:

1 - Luộc mì trong nồi nước sôi
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể

Theo DS. Phan Bảo An - Khoa học phổ thông
Thy Lan st

minhthu
07-10-2012, 05:56 PM
Đây mới là mỳ ăn liền thật,còn nhiều loại mỳ
ăn liền dổm trong cuộc sống còn độc hại hơn thế ,ví như :
-Họ yêu nhau cũng có " mỳ ăn liền " :cool:
- Thơ ăn liền ( thơ comment )
-Nói là làm người ta cũng gọi là " mỳ ăn liền "
chẳng biết loại nào thực ,giả ???
Nay mới được biết qua bài của thylan

Cảm ơn bạn.
minhthu

thylan
07-10-2012, 06:17 PM
Đây mới là mỳ ăn liền thật,còn nhiều loại mỳ
ăn liền dổm trong cuộc sống còn độc hại hơn thế ,ví như :
-Họ yêu nhau cũng có " mỳ ăn liền " :cool:
- Thơ ăn liền ( thơ comment )
-Nói là làm người ta cũng gọi là " mỳ ăn liền "
chẳng biết loại nào thực ,giả ???
Nay mới được biết qua bài của thylan

Cảm ơn bạn.
minhthu


Theo TL nghĩ thì cái gì nó cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó, mình chỉ nên khai thác mặt mạnh. Mì ăn liền cũng vậy, nếu dùng đúng cách thì đâu có hại cho sức khỏe. Từ nay cứ "mì ăn liền" mà dùng các bạn nhé!

Chúc anh vui
Thy Lan

quanlenh
07-10-2012, 10:47 PM
Các phong trào từ thiện những vùng bị thiên tai lũ lụt chủ yếu tặng mỳ tôm cho bà con, do không có điều kiện nấu chín nên chủ yếu là bà con nhai sống qua cơn đói do ngâm mình trong mưa lũ dài ngày. Theo như khuyến cáo trên đây thì lại gieo thêm họa kép cho bà con chăng ?
Hiện tại các Cty SX mỳ tôm phát triển nhan nhản, kể cả các Cty nước ngoài đầu tư vào VN, các cơ quan bảo vệ sức khỏe nhân dân có ý kiến gì khuyến cáo người tiêu dùng cũng như cảnh báo cho nhà chức trách về tác hại của mì tôm?
Lâu nay người dân vô tư dùng mì tôm, nhất là sinh viên và công nhân trẻ ở tập thể hoặc ở trọ, xem tin này chắc lắm người lo.
Cám ơn Thylan đã thông tin.

NhàQuê
07-10-2012, 11:15 PM
Góp vui!

- Chết tui rồi! Hôm trước về VN, có lần thăm bạn và mời ăn sáng, để không mất thì giờ kéo nhau ra quán gần đó, tui kêu Mì, họ sau hồi lâu đem ra tô mì chế nước sôi vài miếng chả lụa mỏng bên trên

- Chờ lên máy bay trong phi trường Tân Sơn Nhất để đi Đà Nẵng, "Quầy" buôn bán độc quyền cũng lại y chang kiểu kể trên khi tui kêu mì vì không có phở hay món gì khác .

- Từ đó tui không dám kêu MÌ khi vô tiệm ăn nữa


- Những 2 gói xâm nhập rồi! Giờ Làm Sao Cứu Vãn Đây ?

Dĩ nhiên góp vui chứ không có ý gì khác --- Bài nầy cũng dạng "Mì Ăn Liền" !

** Nhớ lại thầy tui có dạy : Sống bao lâu nữa đâu mà bày đặt kiêng với cữ

Làm sao tui phải làm sao

NQ

suphagioi
14-12-2012, 01:24 PM
đúng rồi, mỳ ăn liền có mặt trái vậy.
mặy trái thứ nhất mà nhiều người đã nói, là quá trình chế biến có sử dụng phụ gia độc hại như hàn the, phooc môn (tăng độ dai). ngoài ra dầu chiên có thể đun lâu ngày không thay nên sinh chất độc hại.
điều khác là trong gia vị có 1 chất gọi là chất siêu ngọt để tăng hương vị, nhưng chất này có mặt tráI là vì nó có bản chất đường hóa học. thiếu chất này thì mỳ sẽ mất ngon.
thêm nữa mỳ này vốn rất ít dinh dưỡng, chỉ có chủ yếu là tinh bột thôi. do vậy ăn mỳ mà không ăn thêm gì sẽ thiếu dinh dưỡng.
do vậy, cần hiểu bản chất của nó để sử dụng hợp lý, nhưng cũng đánh giá đúng mức thôi, không cần phải sợ hãi nó như 1 thứ thuốc độc.
tất nhiên ai chỉ ăn duy nhất mỳ thì cũng gay go đấy

nguyenchihiep
14-12-2012, 04:17 PM
ăn ít thôi và trụn nướt sôi vắt mì trước khi ngâm lại cho thêm rau quả , chả lụa hay thịt băm để sẵn trong tủ lạnh và ăn ...