PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Bức thư của người đàn bà không quen biết. / Stefan Zweig. - Áo



Sao Hôm
18-01-2013, 12:28 PM
Bức thư của người đàn bà không quen biết

Tác giả : Stefan Zweig

1.



(http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&winname=addthis&pub=ra-4db9bd4c5998c440%23async%3D1&source=tbx-250&lng=vi&s=linkedin&url=http%3A%2F%2F4phuong.net%2Febook%2F27079382%2F buc-thu-cua-nguoi-dan-ba-khong-quen-biet.html&title=B%E1%BB%A9c%20th%C6%B0%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6 %B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%A0n%20b%C3%A0%20kh%C3%B4 ng%20quen%20bi%E1%BA%BFt%20-%20Stefan%20Zweig%20-%201.%20-%204phuong.net&ate=AT-ra-4db9bd4c5998c440%23async%3D1/-/-/50f8d8966d41f006/2/4f4611efdae74975&frommenu=1&uid=4f4611efdae74975&ct=1&pre=http%3A%2F%2F4phuong.net%2Fsubcate%2F20%2Ftruy en-ngan%2F3.html&tt=0&captcha_provider=nucaptcha)

R., nhà viết tiểu thuyết thời thượng, trở về Viên từ sáng sớm, sau ba ngày đi chơi núi. Ông ta mua một tờ báo ở nhà ga; ông ta chợt nhìn thấy ngày tháng ghi trên báo và bèn nhớ ra rằng hôm nay là sinh nhật mình. Bốn mươi mốt tuổi, ông nghĩ thầm, và ông thấy không vui mà cũng chẳng buồn. Ông giở liên tục những trang báo sột soạt rồi thuê tắc-xi về nhà.

Người hầu, sau khi thưa lại rằng trong khi ông vắng nhà, có hai vị khách đến thăm và mấy người gọi dây nói, mang thư từ giấy má trình ông trên một cái khay. Nhà văn uể oải nhìn những bức thư và bóc mấy cái phong bì mang tên những người ông quan tâm. Mới đầu ông gạt sang bên một bức thư có vẻ quá dày và nét chữ là lạ đối với ông. Trà dọn ra, ông chễm chệ tỳ tay ngồi trên ghế bành, lướt qua tờ báo một lần nữa cùng vài tài liệu in. Cuối cùng ông châm một điếu thuốc lá và cầm lấy bức thư đã gạt sang bên.

Tất cả vào khoảng trên hai mươi trang giấy, viết vội vàng bằng nét chữ xao xuyến của đàn bà, một bản thảo thì đúng hơn là một bức thư. Bất giác ông nắn thử phong bì một lần nữa xem có sót chiếc phiếu gửi nào trong đó không. Nhưng phong bì rỗng không và cũng như những tờ thư, nó không có địa chỉ người gửi hoặc chữ ký nào hết. Thật kỳ lạ, ông ta nghĩ bụng và lại cầm những tờ giấy lên, Như một tiêu đề, trên đầu trang một, có dòng chữ sau đây «Gửi anh, người chưa bao giờ quen biết em». Ông ta dừng lại kinh ngạc. Có phải thư viết cho ông không nhỉ? Hay là cho một người tưởng tượng nào đó? Trí tò mò bừng dậy và ông bắt đầu đọc:

" Con em chết hôm qua; ba ngày ba đêm ròng rã, em đã vật lộn vơí cái chết để cứu lấy cuộc sống bé bỏng non tơ ấy, suốt 40 tiếng liền, em cứ ngồi ở đầu giường nó, trong khi cơn ốm làm cái thân hình tội nghiệp sốt hầm hập của nó run bắn lên. Em rấp nước trên trán bỏng giãy, cả ngày đêm, em nắm lấy đôi bàn tay nhỏ xíu run rẩy của nó. Đến tối hôm thứ ba thì em kiệt sức. Mắt em ko cưỡng nổi, cứ díp lại lúc nào ko biết. Thành thử em ngủ thiếp đi trên ghế 3,4 tiếng đồng hồ và trong thòi gian đó, thần chết đã cướp con em đi mất. Bây giờ, nó nằm đây, thằng bé tội nghiệp thân yêu, trong cái giường con nít chật hẹp, y nguyên như lúc nó chết; có điều là người ta đã vuốt mắt cho nó, đôi mắt đen sẫm tối và thông minh của nó; người ta đã đặt hai tay nó chắp lên trên chiếc sơ mi trắng và bốn ngọn bạch lạp đang cháy le lói ở 4 góc giường.

Em ko dám nhìn, em ko dám đụng đậy, bởi vì hễ ánh sáng lúng liếng đi thì những vệt bóng lại lướt trên mặt nó và em tưởng như nét mặt nó hoạt động và em có thể ngỡ rằng nó ko chết, rằng nó sắp sửa thức dậy , cất cái giọng trong trẻo nói với em vài lời âu yếm trẻ thơ. Nhưng em biết, nó chết rồi, và em ko muốn nhìn để khỏi tiếp tục hy vọng và để khỏi phải thất vọng một lần nữa. Em biết, em biết lắm, con em đã chết hôm qua; bây giờ em chỉ còn có mình anh trên đời, chỉ còn mình anh, mà anh thì ko biết gì về em và có lẽ giờ đây đang vui chơi ko hay ko biết gi hết, hoặc đang tiêu khiển với mọi người mọi vật. Em chỉ có anh, anh, người chưa từng bao giờ biết đến em, người mà em yêu suốt cả cuộc đời.

Em lấy cây nến thứ năm và em đặt nó lên bàn nơi em ngồi viết cho anh. Bởi vì em ko thể ngồi một mình với đứa con chết mà ko kêu lên bằng cả tâm hồn, và, vào cái giờ khủng khiếp này, em còn biết nói với ai, nếu ko nói với anh, người đã từng là tất thảy đối với em và hiện vẫn là tất thảy đối với em?

Em ko hiểu em nói thế có rõ ko, có thể anh ko hiểu em chăng? Đầu em nặng trịch; hai thái dương em đập dồn và ong ong; chân tay em ê ẩm. Em cho là em bị sốt; và có lẽ lại cúm cũng nên, bệnh cúm hiện đang lảng vảng ở cửa nhà này sang cửa nhà nọ, và nếu thế thì càng hay, vì em sẽ đi với con em và ko bắt buộc phải cố gắng tự chủ nữa. Luôn luôn có một tấm màn sẫm tối lướt qua trước mắt em; có lẽ em sẽ ko đủ sức viết hết bức thư này đâu; nhưng em muốn thu thập hết sức lực của mình lại để nói chuyện với anh một lần, chỉ một lần này thôi, anh vô vàn thương yêu, người chưa từng bao giờ biết đến em.

Em chỉ muốn nói với riêng mình anh thôi, chính anh là người đầu tiên em sẽ tâm sự hết mọi chuyện: anh sẽ biết hết cuộc đời em, cái cuộc đời xưa nay vẫn là của anh mà anh chẳng hay biết một tí gì cả. Những điều bí mật của em, anh sẽ chỉ biết khi nào em chết rồi, khi nào anh sẽ không phải trả lời em, khi nào mà cái đang làm cho chân tay em vừa lạnh giá vừa nóng hừng hực, sẽ dứt khoát mang em đi vĩnh viễn. Nếu em sống sót, em sẽ xé bức thư này đi và em sẽ tiếp tục im lặng như ngày xưa em vẫn im lặng. Nhưng nếu thư này đến tay anh thì anh sẽ biết rằng một người đàn bà đã chết kể chuyện đời mình với anh, cái cuộc đời vốn là của anh từ giờ đầu tiên cho đến giờ chót còn tỉnh táo của cô ta. Anh đừng có sợ những lời em nói: một người đàn bà đã chết không còn đòi hỏi gì nữa hết; cô ta không đòi hỏi tình yêu, không đòi hỏi thương hại, cũng không đòi an ủi. Điều duy nhất em xin anh, là anh hãy quên tất cả những gì mà nỗi đau em đang tìm phương ẩn náu nơi anh, sắp bộc lộ ra đây. Hãy tin tất cả những lời em nói, đó là lời cầu xin duy nhất của em đối với anh: người ta không nói dối vào cái giờ đứa con độc nhất của mình chết.

Em muốn bộc bạch với anh về cả cuộc đời em, cái cuộc đời chỉ thực sự bắt đầu từ ngày em biết anh. Trước đó, nó chỉ là cái gì mập mờ và hỗn độn mà ký ức của em không bao giờ quay trở lại; nó giống như một cái hầm tối, trong đó bụi và mạng nhện phủ đầy lên những đồ vật và những con người đường nét mờ ảo không còn để lại chút gì trong trái tim em nữa. Khi biết anh, em mới mười ba tuổi và ở cùng ngôi nhà hiện anh vẫn đang ở, ngôi nhà trong đó anh đang cầm trên tay lá thư này, chút hơi thở cuối cùng của đời em, em ở cùng một tầng gác, ngay trước cửa phòng anh đó. Chắc chắn anh chẳng còn nhớ gì về gia đình em nữa, về người vợ goá tội nghiệp của một công chức sở tài chính (bao giờ cũng mặc đồ tang) và đứa con gái gầy gò thân hình chưa phát triển là em hồi bấy giờ; mẹ con em sống ru rú trong cái xoàng xĩnh của loại người nghèo hèn. Có lẽ anh chẳng bao giờ biết họ tên mẹ con em bởi vì trên cửa nhà em không hề có biển đề tên, chẳng có ai đến chơi nhà em, chẳng có ai đến hỏi mẹ con em. Thuở đó, xa xăm lắm, mười lăm mười sáu năm rồi. Chắc chắn anh chẳng còn nhớ nữa, anh yêu thương của em nhưng em thì chao ôi! Em nhớ đến mơ cuồng từng chi tiết nhỏ nhất: em vẫn còn đinh ninh, như mới hôm qua, cái ngày thậm chí cả giờ phút mà em được nghe nói đến anh lần đầu, được trông thấy anh lần đầu và làm sao có thể khác được hả anh bởi vì chính đó là lúc mà cả vũ trụ mở ra đối với em? Anh yêu, cho phép em kể lại với anh tất cả, phải, tất cả từ đầu đến cuối; em van anh, hãy rủ lòng đừng mệt mỏi vì phải nghe em kể về em trong mười lăm phút đồng hồ, em, người đã suốt một đời yêu anh không biết mệt mỏi.

Sao Hôm
18-01-2013, 12:37 PM
2


Trước khi anh đến ngôi nhà này, đằng sau cánh cửa phòng anh là những con người độc ác, đáng ghét và hay cãi lộn. Vốn nghèo khổ, điều hộ ghét nhất là những người hàng xóm bần hàn, là chính mẹ con đây, bởi lẽ mẹ con em ko muốn có gì giống với sự thô tục kiểu người nghèo vô tư cách của họ. Người chồng là một gã nghiện rượu hay đánh vợ; mẹ con em đang đêm cứ thức giấc luôn vì tiếng ghế quăng mạnh trên sàn, tiếng đĩa bị đập vỡ loảng xoảng; có lần, người vợ bị đánh máu me đầm đìa, đầu tóc rũ rượi, chạy xuống cầu thang; gã say cứ hò hét đằng sau cho đến khi hàng xóm phải doạ đi gọi cảnh sát mới thôi. Thoạt đầu, mẹ em tránh mọi quan hệ vơi họ và cấm em ko được trò chuyện với con cái họ, bọn tìm mọi cơ hội để trả thù em. Khi gặp em ngoài phố, chúng đi theo văng ra những lnày ời tục tĩu và một hôm, chúng lấy những nắm tuyết to tướng đánh em chay máu trán. Cả nhà theo bản năng, đều ghét bọn người đó và cho đến một hôm có chuyện ko hay xảy đến với họ- hình như người chồng bị bỏ tù vì tội ăn cắp- và họ phải cuốn gói thì chúng em đều thở phào. Trong một vài ngày , tấm biển yết cho thuê được treo trước cửa nhà rồi được cất đi và chẳng mấy chốc bác gác cửa cho biết à một nhà văn, một quý ông điềm đạm và có một mình, đã thuê căn phòng đó. Chính đó là lúc em được nghe nhắc đến tên anh lần đầu.

Được mấy ngày sau, thợ sơn, thợ vữa, thợ trang trí, phủ tường, kéo đến tu sửa căn phòng vừa thoát khỏi đám chủ cũ bẩn thỉu; chỉ toàn thấy tiếng búa, tiếng dụng cụ, tiếng cọ rửa, nhưng mẹ em chẳng hề lấy thế làm phiền vì mẹ em bảo thế là cuối cùng, những cảnh vợ chồng cãi lộn om xòm đã chấm dứt hẳn. Bản thân anh thid trong suốt thời gian dọn nhà, em chẳng hề thấy đâu; mọi công việc đều do người của anh trông nom, cái bác người hầu thấp bé rất nền nã, nghiêm nghị, tóc hoa râm, đường hoàng bảo ban mọi sự với phong thái đĩnh đạc và tự tin. Bác ta gây ấn tượng mạnh đối với tất cả bọn em, trước hết bởi vì trong cái ngôi nhà ngoại ô này của chúng em, một người hầu đường bệ mang hơi hướng xã hội thượng lưu, quả là một cái gì hoàn toàn mới mẻ. Thứ nữa, bởi vì bác ta hết sức lễ độ với mọi người mà vẫn ko cá mè một lứa với đám đầy tớ. Ngay từ hôm đầu, bác đã kính cẩn chào mẹ em như một phu nhân và ngay cả đối với em lúc đó chỉ là một con bé con, bao giờ bác cũng tỏ ra hoà nhã và rất lịch sự. Khi bác nhắc đến tên anh, bao giờ cũng là vẻ hơi cung kính, một sự trân trọng đặc biệt; Người ta thất ngay rằng bác ta gắn bó với anh hơn nhiều so với quan hệ chủ, tớ thông thường. Ôi! Vì điểm đó mà em yêu bác ấy biết bao, bác Jăng đôn hậu, mặc dù em vẫn ghen với bác luôn luôn được ở bên anh, hầu hak anh!

Em kể cho anh tất cả những cái đó, anh thương yêu, tất cả những điều vặt vãnh đó, gần như là kỳ cục, để anh hiểu làm sao ngay từ đầu anh đã có một uy lực đến thế đối với con bé nhút nhát rụt rè là em lúc bấy giờ, ngay cả trước khi anh bước vào cuộc đời em, xung quanh anh như toả ra một vòng hào quang, một vòng hào quang phú quý, dị thường và huyền bí; tất cả mọi người trong ngôi nhà ngoại ô này (Những người sống một cuộc sống chật hẹp bao giờ cũng tò mò muốn biết mọi cái mới mẻ qua trước cửa nhà họ_ đều nóng lòng nóng ruột chờ anh tới, Và sự tò mò anh đánh thức dậy trong em mới tăng lên biết nhường nào, khi một buổi chiều đi học về, em nhìn thấy trước cửa nhà cỗ xe chở đồ đạc! Phần lớn những bàn ghế, giường tủ, những thứ nặng nề nhất, đã được khuân vào phòng và lúc bấy giờ người ta đang chuyển những thứ nhẹ hơ. Em cứ đứng ngây ở bậc cửa để ngắm nghía được hết mọi thứ vì tất cả đồ đạc của anh đối với em đều lạ lẫm quá, em chưa từng thấy gì tương tự như thế bao giờ; nào hình thánh Ấn độ, nào tượng Ý, nào những bức tranh lớn lộng lẫy, rồi cuối cùng cơ man nào là sách, nhiều quá, đẹp quá đến mức em ko sao tưởng tượng nổi cái gì giống như vậy đưọc. Người ta chất đống tất cả lên bậc cửa và bác hầu phòng lần lượt cầm lấy từng quyển một, thận trọng phủi bụi bằng một cái phất trần. Em tò mò lượn quanh chồng sách cứ cao dần lên; bác hầu phòng ko xua em nhưng cũng ko khuyến khích em, thành thử em ko dám sờ đến quyển nào cả, mặc dầu em rất muốn vuốt ve những tấm bìa da mềm mại của nhiều cuốn trong số đó. Em chỉ nghiêng ghé nhìn được tên sách, một cách sợ sệt, trong đống ấy có những sách bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và những thứ tiếng em ko biết. Em có thể cứ đứng hàng giờ nhưng mẹ em gọi về.

Cả buổi tối em bắt buộc phải nghĩ đến anh, tuy nhiên em chưa hề trông thấy anh. Em chỉ có mươi mười lăm cuốn sách rẻ tiền đóng bìa các-tông đã mòn xơ mà em quý hơn mọi thứ và đọc đi đọc lại không ngừng; từ lúc đó trở đi, một ý nghĩ ám ảnh em là làm sao biết được con người có trong tay và đã đọc hàng ngàn cuốn sách đẹp như thế, con người biết tất cả các thứ tiến ấy, con người vừa giàu có vừa uyên bác ấy. Đối với em, một sự kính trọng siêu phàm gắn liền với cái ý nghĩ về vô vàn cuốn sách đó. Em tưởng tượng anh là một người có tuổi, đeo kính, râu dàu bạc trắng, giống như giáo sư địa lý của chúng em, có điều là đáng yêu hơn, đẹp và hiền dịu hơn; em không hiểu tại sao ngay bấy giờ em đã tin chắc là thế, nhưng nhất định anh phải đẹp, cho dù em có tưởng tượng anh là một ông già chăng nữa. Đêm hôm ấy, chưa biết anh mà em đã mơ đến anh lần đầu.

Ngày hôm sau, anh đến ở hẳn căn phòng, nhưng mặc dù cố công rình ngóng, em vẫn không trông thấy anh; nỗi tò mò của em lại càng tăng gấp bội. Cuối cùng, ngày thứ ba, em thấy anh và nỗi ngạc nhiên của em mới sâu sắc biết bao khi nhận thấy anh hoàn toàn khác với tưởng tượng của em, không có gì giống với hình ảnh Đức Chúa Cha mà em đã hình dung ra một cách trẻ con! Em đã mơ đến một ông ìa đôn hậu đeo kính, vậy mà anh lại thế này, vẫn hệt như anh bây giờ, anh, con người bất biến mà năm tháng cứ trượt đi không sao phạm tới được! Anh mặc một bộ quần áo thể thao đẹp mê hồn, màu nâu nhạt, và anh chạy thoăn thoắt lên cầu thang, nhanh nhẹn như trẻ con, bao giờ cũng nhảy hai bậc một. Anh cầm mũ trong tay và như thế, với một nỗi kinh ngạc khôn xiết tả, em ngắm bộ mặt đầy sức sống, ngời ngời của anh với mai tóc thanh xuân; quả thực em đã giật thót người vì kinh ngạc khi thấy anh trẻ biết bao, đẹp biết bao, mầm mại, thon thả và tao nhã biết bao. Mà cái đó chẳng có gì là lạ: ngay từ giây phút đầu tiên, em đã cảm thấy rất rõ ràng điều mà mọi người cũng cảm thấy như em khi thấy dáng anh, điều mà người ra hơi ngỡ ngàng cảm thấy theo một cách duy nhất: ở anh, có hai con người, một chàng trai trẻ nồng nhiệt, vui tươi, lao hết mình vào vui chơi và phiêu lưu, và đồng thời, trong nghệ thuật, lại là một tính cách nghiêm túc triệt để, trung thành với phận sự, học rộng và tinh tế vô cùng. Em linh cảm thấy cái mà mọi người đoán ra trước khi biết anh: là anh sống một cuộc sống lưỡng diện, một cuộc sống mà mặt sáng quay thẳng về phía thế gian, trong khi mặt kia chìm trong bóng tối, chỉ có riêng mình anh biết mà thôi. Cái tính chất lưỡng diện sâu sắc ấy, điều bí mật của cuộc đời anh, con bé mười ba tuổi là em lúc bấy giờ, bị anh thu mất hồn, đã cảm thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Anh yêu của em, thế là anh đã biết hồi ấy anh là điều kỳ diệu như thế nào với em- phải đối với em, một con bé con. Một con người được kính trọng vì viết sách, vì nổi tiếng rộng rãi trong thế gian- thế ma đột nhiên hiển hiện ra trong dáng nét của một chàng trai tre hai mươi lăm tuổi tao nhã và vui tươi như chú be! Em có phải nói thêm với anh rằng từ hôm đó trở đi, trong ngôi nhà của chúng mình, trong cái thế giới bé con của em, ko còn có gì làm em quan tâm nữa ngoài anh ra, rằng, với tất cả cái bướng bỉnh và dai dẳng thường xuyên ám ảnh của một con bé 13 tuổi, em chỉ còn có một điều lo toan duy nhất: xoay quanh cuộc sống và cuộc đời anh! Em quan sát anh, em quan sát những thói quen của anh, em quan sát những người đến nhà anh, và tất cả những cái đó đáng lẽ làm giảm bớt nỗi tò mò anh đã khơi lên trong em thì lại càng chỉ làm cho nó tăng thêm, bởi vì tính chất lưỡng diện của con người anh hoàn toàn biểu hiện trong đa dạng những cuộc thăm viếng đó, Có những thanh niên, bạn anh, anh cùng họ cười nói rất thoải mái, những sinh viên ăn vận giản dị, rồi lại có những bà đi xe hơi tới, thậm chí một lần có cả ông giám đốc Nhà hát ca kịch - nhà nhạc trưởng lớn mà em thường chỉ trông thấy từ đằng xa, ở giá nhạc của ông ta, mà chỉ nhìn, em cũng thấy lòng tràn đầy kính phục- rồi lại có cả những cô bé còn đi học trường thương mại, luýnh quýnh lướt qua cửa phòng: tóm lại rất nhiều ogụ nữ,. Đối với em cái đó ko có ý nghĩa gì đặc biệt, thậm chí một buổi sáng, khi đi học, em thấy một bà đeo mạng kín mít ra khỏi phòng anh cũng thế thôi: lúc bấy giwò em mới 13 tuổi đàu và chưa hiểu rằng nỗi tò mò say sưa trong việc rình ngóng anh đã là tình yêu rồi, vì em còn bé quá.

Nhưng anh yêu của em, cho đến hôm nay em vẫn còn nhớ đích xác cái ngày, giờ em đã hoàn toàn và vĩnh viễn gắn bó với anh. Bữa ấy em vừa đi chơi với một con bạn cùng trường về và chúng em đang đứng nói chuyện với nhau trước cửa nhà. Một chiếc xe hơi phóng hết tốc lực đến; xe dừng lại và vói dáng đi nôn nóng, như nhún nhẩy đến bây giờ vẫn làm em say mê rạo rực, anh nhảy từ bậc cửa xuống và đi về phía cửa nhà. Ko biết một sức mạnh vô thức nào đã xui khiến em chạy đến mở cửa cho anh: em giao bước anh và chúng mình gần như va phải nhau. Anh nhìn em bằng cái nhìn ấm áp, dịu dàng và bao bọc như 1 niềm âu yếm; anh mỉm cười với em bằng một nụ cười mà em ko thể gọi là cái gid khác ngoài chữ êm ái và anh nói với em bằng một giọng thanh thanh, gần như thân mật: " Rất cảm ơn cô".

Chỉ có chừng ấy thôi, anh rất yêu thương. Nhưng từ giây phút ấy trở đi, từ khi em cảm thấy cái nhìn dịu dàng và êm ái ấy , em đã hoàn toàn thuộc về anh. Về sau em hiểu ra - hẳn là em cũng sớm hiểu ra điều đó thôi - rằng cái nhìn rạng rỡ ấy, cái nhìn như tạo một luồng nam châm quanh anh đó, cái nhìn vừa như bao bọc lại vùa như lột trần người ta ra, cái nhìn của kẻ quyến rũ bẩm sinh ấy, anh đem phân phát 1 cách hào phóng cho mọi phụ nữ đi qua gần anh, cho mọi cô hầu gái mở cửa cho anh, em đã hiểu ra rằng ở anh cái nhind đó ko có chút gì là ý thức cả, trong đó ko có ý chí mà cũng chẳng có quyến luyến , nhưng sự âu yếm cuả anh đối với nữ giới đã hoàn toàn vô hình hung đem lại cho cái nhìn của anh một vẻ dịu dàng, ấm áp mỗi khi anh hướng mắt về phía họ. Nhưng em - một con bé 13 tuổi - em ko hay biết một tí gì về nét cá tính đó của anh; em chìm vào vào con sông lửa. Em ngỡ là niềm âu yếm đó chỉ dành cho em, cho riêng một mình em thôi, cái giây phút độc nhất ấy cũng đủ biến con bé chưa mãn khai là em lúc đó thành một người đàn bà và người đàn bà ấy đã vĩnh viễn là của anh

" Ai đấy?" Con bạn em hỏi. Em ko trả lời nó ngay được. Em ko thể nói tên anh ra. Từ cái giây phút đầu tiên, cái giây phút duy nhất ấy, tên anh đã trở thành điều bí mật của em.

" Chậc! Một ông cùng ở trong nhà này". sau đó em ấp úng trả lời một cách vụng về.

" Vậy sao cậu lại đỏ rừ mặt lên khi ông ta nhìn cậu thế?" Con bạn em trêu với tất cả cái tinh ma của một đứa bé tò mò. Và chính vì em cảm thấy sự chọc ghẹo của nó nhằm vào điều bí mật của mình, máu em lại càng dồn lên mặt, nóng bừng bừng, Ngượng quá hoá thô tục, em hét rầm lên một cách man rợ. : Đồ gà mái tây ranh con!" em những muốn bóp cho nó chết ngạt. Nhưng nó lại càng cười già với một vẻ giễu cợt hơn; em tức ứa nước mắt mà ko làm gì được. Em bỏ mặc nó đứng đấy và chạy lên nhà mình. Chính giây phút đó, em đã yêu anh. Em biết rằng các bà, các cô vẫn thường nói với chữ đó, anh, chú bé cưng của họ Nhưng hãy tin em, chưa ai từng yêu anh mãnh liệt - như một con nô lệ, như một con chó - và tận tâm bằng cái con người lúc đó là em và đến bây giờ, đối với anh, em vẫn nguyên vẹn như là như thế. Trên đời nay, ko có cái gì so được với cái mảnh tình ko ai thấy được của môt con bé thu mình lại trong bóng tối; tình yêu đó rất đỗi vô tư, nhẫn nhục phục tòng chăm chút và say mê đến nỗi ko bao giờ cái tình yêu bằng dục vọng và dù sao cũng nhiều đòi hỏi, của người đàn bà đến độ mãn khai, có thể sánh kịp. Chỉ có những đứa trẻ cô đơn mới có thể giữ gìn cho mình tất cả niềm say mê; những đứa khacphấn trán tình cảm vào những câu chuyện phiếm và làm nó mòn đi trong những cuộc tâm sự; chúng nghe nói nhiều về tình yêu, thấy điều đó trong sách vở và biết rằng đó là một quy luật chung. Chúng chơi đùa với tình yêu như với cái xủng xoẻng, chúng lấy thế làm hãnh diện như một chú bé hãnh diện với điếu thuốc lá đầu tiên. Nhưng em thì chả có ai mà tâm sự, em chả có ai bảo ban, dạy dỗ dè chừng, em chưa từng trải và ngu dốt; em lao đầu vào số mệnh mình như lao xuống một vực thẳm.

Nguồn: 4phuong.net