PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Luật - Bệnh - Lỗi trong thơ Đường luật



Phong Trần
26-01-2013, 06:13 AM
Để thuận tiện hơn cho các thành viên của diễn đàn muốn tìm hiểu thêm về thơ Đường Luật, và để có thêm 10 điểm trong cuộc thi thơ Đường luật vnthihuu này, Phong Trần xin post những gì thời gian qua học hỏi, sưu tầm được. Vì thời gian Phong Trần tiếp xúc với thơ ca còn quá ngắn nên sai sót là điều không thể tránh khỏi, vậy kính mong các tiền bối, các bạn góp ý thêm để bài viết hoàn thiện hơn.

BẢNG CHÍNH LUẬT CÁC THỂ THƠ ĐƯỜNG

1- Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Trắc Vần Bằng:
Bảng 1:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

Bảng 2:
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

2 - Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Bằng Vần Bằng:
Bảng 1:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T- B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

Bảng 2:
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

3 - Bảng luật thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật luật Bằng vần Bằng:
Bảng 1:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (đối câu 3) (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (đối câu 5) (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

Bảng 2:
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (đối câu 3) (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (đối câu 5) (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

4 - Bảng luật thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật luật Trắc, vần Bằng:
Bảng 1:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B – T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (đối câu 3) (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B – B (đối câu 5) (vần)
B - B - T - T- B - B - T
T - T - B - B - T - T- B (vần)

Bảng 2:
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B – T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (đối câu 3) (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B – B (đối câu 5) (vần)
B - B - T - T- B - B - T
T - T - B - B - T - T- B (vần)

5 – Ngoài ra còn có thể thơ Ngũ Ngôn Bát Cú và Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt mà chúng ta ít gặp được lấy từ bản chính luật thể Thất Ngôn bỏ đi 2 từ đầu tiên mà thành.
Ví dụ:
Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Trắc Vần Bằng:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Sẽ được chuyển thành:
Bảng Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Bằng Vần Bằng:
B - B - T - T - B (vần)
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
Và các bảng khác cũng lượt bỏ tương tự.

6 – Theo sự phát triển, thơ Đường Luật về sau được sử dụng rộng rãi hơn ở dạng Biến Thể, đơn giản hơn một chút về luật B – T, người ta thường gọi: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Tức chỉ chú trọng luật B – T ở từ thứ 2, 4, 6 và 7 (vần).
Nhờ vào sự phát triển đó, các thể thơ Đường Luật được đa dạng hơn mà nếu dùng bản Chính Luật thì không thể có được. Ví như các thể: Thủ Nhất Thanh, Thuận – Nghịch Độc…

7- Bênh cạnh các bản luật vần Bằng, còn có sự xuất hiện của các bản thơ luật vần Trắc, tuy nhiên luật vần Trắc ít người sử dụng và cũng không rõ nguồn gốc từ đâu nên Phong Trần không đưa lên.

Phong Trần
26-01-2013, 06:15 AM
NHỮNG LỖI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1- Thất luật :
Trong một câu, những từ có âm bằng mà làm ra trắc hoặc có âm trắc mà làm ra bằng.

Ví dụ:
ĐÀO CỐC LỤC TIÊN

Đào Cốc Lục Tiên tự đặt danh
Tuổi cao, tính trẻ thích dỗ dành
Khinh công mau lẹ đố bì kịp
Võ nghệ siêu quần thách đọ tranh
Tình thực thấm lay toàn hảo hán
Ý ngay thấu động cả trời xanh
Ngẩn ngơ tranh cãi không ngơi miệng
Gắn kết cùng nhau, dữ hóa lành.

Pt.
Từ Dỗ (vần Trắc) phải thay bằng từ vần Bằng mới đúng luật

2- Thất niêm :

Trong bài thơ Đường luật
• Câu 1 niêm với câu 8
• Câu 2 niêm với câu 3
• Câu 4 niêm với câu 5
• Câu 6 niêm với câu 7

Nghĩa là các cặp câu nầy có cùng âm luật bằng trắc. Nếu khác âm luật bằng trắc thì bài thơ gọi là bị thất niêm
Khi một bài thơ bị Thất Luật, cũng là bị Thất Niêm và ngược lại.

3- Lạc vận :
Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận.
Ví dụ:
CỜ, THƠ VÀ RƯỢU 1

Chơi cờ thì phải kiếm Phong Trần
Hết sức tấn công chẳng ngại ngần
Chiếu bí chưa đầy năm chục nước
Giải vây chỉ hoáy một vài lần
Ngâm thơ lúc đánh càng linh động
Uống rượu khi đi vẫn xuất thần
Dám hỏi ai người cùng chí hướng
Phong Trần bồi tiếp chẳng nề ai.

Pt.

4- Xuất vận :
Người ta đã hạn định cho những vần gì, mà mình dùng vần khác, thì gọi là xuất vận.
Ví dụ:
Thương về Miền Trung

Thương lắm miền Trung của nước tôi
Điêu tàn lũ lụt mấy mùa rồi
Khổ đau tai họa thêm chồng chất
Giông bão đẩy xô chẳng đắp bồi
Nước cuốn mẹ kêu gào thống thiết
Nhà tan trẻ mếu máo mồ côi
Sao đành ngoảnh mặt thờ ơ quá!
“Đến hẹn lại lên”..lũ cứ trôi…

Tina

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG
(Họa)
Miền Trung khúc ruột đất quê tôi
Lũ lại hung hăng phá nữa rồi
Gió thốc vừa qua ngàn nóc thủng
Sông tràn lại cuốn bấy nhà trôi
Của tiền thoáng chốc theo dòng nước
Tính mạng vừa đây đã gửi trời
Nước mắt, lời oan hòa xé dạ
Đau buồn biết mấy hỡi người ơi!

pt.

5- Điệp vận hay Trùng vận :
Câu trên đã dùng một vần, câu dưới lại dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.
Ví dụ:
ĐI CÂU

Thú vui tao nhã thú đi câu
Để giết thời gian để giải sầu
Nặn bóp cục mồi đem mắc lưỡi
Xem ao sâu cạn thả mồi mau
Ngỡ ngàng đôi chút phao im lặng
Mệt mỏi bao lần lưỡi động đâu
Lúc rảnh vác cần ta tiến bước
Về nhà mẹ hỏi cá nơi đâu?

Pt.


6- Cưỡng áp :
Các vần gieo gượng ép, không được hiệp lắm.
Ví dụ:
TRÁCH

Chẳng giống chi chi cũng khoái hùa
Thấy tài… ganh ghét phải hơn thua
Rủ bè… châm chọc không ngơi nghỉ
Kết bạn… gian manh để lọc lừa
Bỏ cả niềm tin người nặng gởi
Quên luôn tôn chỉ khách làng thơ
Hỏi rằng sao chẳng ai tôn trọng
Lại xót thay ai khách dại khờ!

Pt.


7- Khổ độc :
Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba, thứ năm các câu; trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất, thứ ba các câu đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc.

Ví dụ:
CUỘC CỜ 1

Luận đời người tựa như bàn cờ
Được mất do ta quyết định cơ
Muốn thắng phải theo không mệt mỏi
Tranh đua nên cố chớ ngó lơ
Ẩn cư một kiếp không danh vọng
An phận cả đời chẳng tiếng nhơ
Thế sự quây quần không kịp tính
Mong sao Tín - Nghĩa vẫn tôn thờ.

Pt.

8- Đối không chỉnh :
Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.
Ví dụ:
NHẠC BẤT QUẦN

Tử Hà Bí Lục giữ trong tay
Môn phái Hoa Sơn ở vị Thầy
Tên tuổi lừng danh khắp bốn bể
Võ công vang động tận chân mây
Tịch Tà chiếm đoạt, chước thâm độc
Minh Chủ mưu đồ, kế hiểm thay
Hào kiệt vang danh Quân Tử Kiếm
Đến khi mặt Ngụy bị phơi bày.

Pt.


9- Điệp từ - Điệp ý :
Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.
Ví dụ:
PHẬN NGHÈO 2

Nghèo khó ai ơi có tội chi
Cớ sao người lại nỡ khinh khi
Lạnh lùng ngoảnh mặt không chào hỏi
Hờ hững quay đầu chẳng nói gì
Giàu có nên chăng chọn kết bạn
Nghèo hèn không lẽ tránh xa đi
Đời ta tự nhủ không tham vọng
Ý hợp tìm nhau có khó chi.

Pt.


10- Điệp điệu:
Nhiều câu đi liền nhau có cùng cách ngắt nhịp .
Ví dụ:
VƯỜN XUÂN

Hương hoa ngào ngạt thoảng quanh đây
Cánh én, vườn mai đã hẹn ngày
Rực rỡ/ cúc, lan/ khoe sắc thắm
Lượn lờ/ ong, bướm/ nét thơ ngây
Lao xao/ cành, lá/ như đang giỡn
Rộn rã/ dế, ve/ tưởng đã say
Lóng lánh/ hạt sương/ chưa vội rã
Mởn mơ/ lộc biếc/ đã sum vầy.

Pt.


11/ Điệp thanh:
Xét trong một câu và hai câu liên tiếp có nhiều chữ cùng một thanh.
Ví dụ:
QUÁN VẮNG

Quán đó giờ đây thấy vắng teo
Chỉ còn nói được hẻo hèo heo
Thôi thì bỏ quách cho trầm bước
Được nước ta đi chớ kéo theo
Trụ tại công viên vui giỡn tí
Ở nơi giải trí chớ nằm khèo
Luận vài thơ phú cùng vui vẻ
Bình thản đời ta thật khỏe phèo.

Pt.


12- Đảo Ngữ :
Đổi thứ tự của những chữ kép làm mất ý nghĩa chính gốc . Một số chữ kép của tiếng Việt chúng ta có thể đổi được như

Ví dụ:

Dở dang = dang dở
Ngang trái = trái ngang
Cay đắng = đắng cay
Duyên nợ = nợ duyên
Tơ tóc = tóc tơ
Hương lửa = lửa hương
Thành tâm = tâm thành

Cũng có 1 số chữ chúng ta không thể vì muốn giữ luật hay niêm vần mà hoán vị đi

Bẽ bàng = bàng bẽ
Lỡ làng = làng lỡ
Tương tư = tư tương
Ba sinh = sinh ba
Kim cải = cải kim
Định mệnh = mệnh định
Lòng thành = thành lòng

Phong Trần
26-01-2013, 09:45 AM
NHỮNG BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1. Bệnh Bình Đầu:
Trong 3 chữ đầu của các câu thơ, nếu từ cùng vị trí ở bốn câu liên tiếp có cùng từ loại sẽ mắc bệnh Bình Đầu
Ví dụ:
NHỚ TRƯỜNG SƠN
(Thơ họa)

Trường Sơn một thuở khắc tên ai
Đất Nước gian lao những dặm dài
Núi hiểm hành quân rền tiếng súng
Rừng thiêng chiến trận rộn chân nai
Mưa hòa nước mắt trong đêm tối
Máu quyện căm hờn buổi sớm mai
Dũng khí trào dâng từ Bác gọi
Cho ngày độc lập tiếng vang hoài.

Pt.


2. Bệnh Thượng Vỹ:
Trong 3 chữ cuối của các câu thơ, nếu từ cùng vị trí ở bốn câu liên tiếp có cùng từ loại sẽ mắc bệnh Thượng Vỹ.
Ví dụ:
TU VIỆN PHƯỚC HOA

Một áng Bồ Đề tiễn bóng tà
Hai làn hương tỏa, sắc Sa La
Ba hàng Tịnh Thất chờ khai tuệ
Bốn vị Thiền Sư đã định hòa
Năm đức làm người đều thực đúng (1)
Sáu điều dục vọng cũng trôi xa (2)
Bảy tình nhân thế chôn vào đạo (3)
Tám thước cao đề Viện Phước Hoa.

Pt.


3 - Bệnh phong yêu:
Chữ thứ hai và chữ thứ bảy trong cùng một câu thơ có cùng dấu thanh
Ví dụ:
MỘT GÓC TRỜI 2

Một thú điền viên lánh mặt đời
Giữa rừng, non, nước thỏa lòng chơi
Cánh cò, đồng ruộng mang vui đến
Ao cá, đàn trâu đẩy hận vơi
Bốn hướng rạng ngời khoe sắc thắm
Quanh năm hứng chí vẽ cuồng hơi
Thế gian gom cả vào tình tự
Ta mãi ôm mi một góc trời.

Pt.


4 - Bệnh Hạc Tất:
Chữ thứ bốn và chữ thứ bảy trong cùng một câu thơ có cùng dấu thanh
Ví dụ:
CUỘC ĐUA NGỘ NGHĨNH

Chẳng có bánh xe, chẳng có chân
Ấy mà chúng chạy, chạy rần rần
Giá lên, lên mãi không dừng lại
Lương đuổi, đuổi hoài chẳng đến gần
Tết đến lại tăng, tăng mấy bận
Xuân đi chẳng giảm, giảm đôi lần
Làm chi cũng khổ vì lương kém
Bỏ quách đi buôn… đỡ cực thân.

Pt.


5. Bệnh Đại Vận:
Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng vận với nhau:
Ví dụ:
NGHIỆP BINH

Nhà binh… cái nghiệp đã vương rồi
Sống chết bên người… Tổ Quốc ơi
Dẫu có đêm về lòa ánh pháo
Hay là sáng đến đói hòn xôi
Trời Nam hãnh diện cùng nhờ bạn
Đất Việt yên vì cũng có tôi
Hiến máu dâng xương tìm hạnh phúc
Lòng trung mãi mãi… thế mà thôi.

Pt.
Vì Người và Ơi là Thông Vận với nhau nên cũng là trùng vận.
* Lưu ý là trùng vận chứ không phải trùng âm
Ví dụ:
QUỲNH HOA

Dẫu biết ngày mai cách biệt rồi
Đêm nay gió hỡi, gió đừng lơi
Cho hương chen chúc vào vầng nguyệt
Để sắc khoe khoang với ánh đời
Tháng đủ mong chờ nô nức nở
Đêm tròn dệt mộng sẵn sàng soi
Trinh nguyên chỉ được vài giây phút
Chớm hiện… bình minh trả lại trời.

pt.
Trong trường hợp này thì chữ Chờ và Nở có cùng nguyên âm Ơ (trùng âm) nhưng thuộc hai nhóm thanh nên không trùng vận, nghĩa là không bị lỗi Đại Vận, tuy nhiên nếu không để ý kĩ sẽ bị lỗi Nữu


6. Bệnh Tiểu Vận:
Tương tự như bệnh Đại Vận nhưng bệnh Tiểu Vận xét ở chữ thứ 2 và thứ 7
Ví dụ:
HOÀI MỘNG

Chân trời mây khuất cả tầng không
Lấp ló bên hiên vệt nắng hồng
Tiếng dế xa vang ngoài vũ trụ
Chuông lòng nghẹn khúc giữa mênh mông
Buông mi thoáng lướt tàn hoa mộng
Tựa gối ngày trôi bạc giấc nồng
Gió nhẹ lay vườn xuân một thuở
Hao gầy liễu rũ mỏi mòn trông.

Pt.


7. Bệnh Chánh Nữu:
Trong cùng một câu có nhiều chữ cùng một âm.
Ví dụ:
VÔ ĐỊNH

Khi thời biến đổi không phương hướng
Lúc lại cuồng quay chẳng định hình
Thể xác hồng trần nan trọn vẹn
Linh hồn thế thái há nguyên trinh
Như con thuyền nhỏ dừng – trôi phận
Tựa ánh trăng đêm khuất – hiện mình
Lạc lõng – sum vầy đan lẫn lộn
Mơ hồ một kiếp, kiếp nhân sinh.

Pt.


8. Bệnh Bàng Nữu:
Trong một liên câu (hai câu liên tiếp) có nhiều chữ cùng một âm.
Ví dụ:
LỜI THAN

Chờ bao lâu nữa mới “rồng bay”
Khi ý thức ta… xuống mỗi ngày
Mượn chốn vui chơi người nhộn khắp
Hoàn nơi giải trí rác trơ đầy
Hồ Gươm than thở nào ai biết
Thùng rác kêu gào chẳng kẻ hay
Mới dịp Nô – En đà như thế
Làm sao tưởng nổi đợt xuân này.

Pt.

Phong Trần
14-03-2013, 06:25 AM
CÁC CÁCH HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT THƯỜNG GẶP

1- Họa Y Vận (Họa Chính Vận):
Họa theo thứ tự 5 vần của bài xướng từ trên xuống.

VD:
VỞ KỊCH ĐỜI

Vén bứt ưu tư ngẫm sự đời
Lầm mình vốn chủ kẻ đầy vơi
Xưa đem nhịp sống ươm vào đất
Hiện nhổ vòng oan trả lại trời
Cứ ngỡ nhân sinh là vở đạo
Nào ngờ thế thái chỉ trò chơi
Dòng trôi ghét – hận hoài tuôn chảy
Để tiếng thương – yêu nghẹn nửa lời.

Pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Nhộn nhịp gì đâu buổi chợ đời
Tình… người đếm đủ, kẻ đong vơi
Khi còn vững thế mua danh nghĩa
Lúc phải sa cơ bán đạo trời
Mới đó thời xoay thay nếp nghĩ
Vừa đây vận chuyển biến trò chơi
Vào ra số mệnh ai hay trước
Hãy nói cho tôi chỉ một lời.

pt.


2- Họa Đảo Vận:
Họa theo thứ tự 5 vần của bài xướng từ dưới lên để các vần đảo ngược lại theo bài xướng.

Vd:
VỞ KỊCH ĐỜI

Vén bứt ưu tư ngẫm sự đời
Lầm mình vốn chủ kẻ đầy vơi
Xưa đem nhịp sống ươm vào đất
Hiện nhổ vòng oan trả lại trời
Cứ ngỡ nhân sinh là vở đạo
Nào ngờ thế thái chỉ trò chơi
Dòng trôi ghét – hận hoài tuôn chảy
Để tiếng thương – yêu nghẹn nửa lời.
Pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Tiền tài đâu dễ diễn nên lời
Tiền đã vương vào khổ cuộc chơi
Tiền tạo nghĩa, tình trong cõi tạm
Tiền gây họa, phước giữa vòm trời
Tiền không… bán mạng, danh âu rởm
Tiền có… mua tiên, tiếng há vơi
Tiền cuốn phăng hồn vào lốc xoáy
Tiền... ôi! Nhân cách định dòng đời.

pt.

3- Họa Liên Vận:
Dùng câu cuối của bài xướng làm câu đầu của bài họa để vần thơ của hai bài được liên thông với nhau.

VD:
VỞ KỊCH ĐỜI

Quẩy gánh bôn ba giữa chợ đời
Đầm mình mua bán sự đầy vơi
Mưu danh chỉ trả ba đồng bạc
Giữ nghĩa xin thâu một đạo trời
Bốn bể xem như nhà để ở
Ba miền coi tựa bạn mà chơi
Ai hay, ai dở, ai ganh ghét
Mặt kệ… nào so chuyện lỗ - lời.

pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Mặt kệ… nào so chuyện lỗ - lời
Đường trần nặng gánh vẫn hoài chơi
Mua ba túi đạo ơn nhờ đế
Bán bảy mâm danh phước ở trời
Lại ném sầu lay từ đáy cạn
Cùng bươi nghĩa thắm giữa tình vơi
Êm đềm một giấc mơ trôi mãi
Vứt hết ưu tư trả lại đời.

pt.

4- Họa Hoán Vận (Họa Loạn Vận):
Các vần của bài họa được hoán đổi cho nhau một cách lộn xộn, không theo thứ tự của bài xướng.

VD:
VỞ KỊCH ĐỜI

Một chút gian truân, chút bụi đời
Ngẫm còn chưa thỏa, dễ nào vơi
Tình trong trí sáng đâu lo phận
Nghĩa tận lòng chung há sợ trời
Sự nghiệp so như trò được mất
Công danh ví phải cuộc vui chơi
Học câu tự tại hoài chưa thuộc
Thì nói thêm chi chỉ phí lời.

pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Thử thách như là một thoáng chơi
Hay do phận số giữa dòng đời
Nửa lần hạnh phúc hương hoài đọng
Trọn kiếp gian lao dạ khó vơi
Bớt nản mồm thôi than mấy tiếng
Thêm vui miệng cứ thốt đôi lời
Làm sao cuộc sống luôn tròn vẹn
Dễ mấy ai đâu thấu lẽ trời.

Pt.

5- Họa Xa Luân (Ngũ Bộ Xa Luân):
Nếu đánh số thứ tự vần gieo của các câu 1, 2, 4, 6, 8 là 1 - 2 - 3 - 4 - 5 thì vần của các bài họa sẽ như sau:
Bài 1: 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Bài 2: 2 - 3 - 4 - 5 - 1
Bài 3: 3 - 4 - 5 - 1 - 2
Bài 4: 4 - 5 - 1 - 2 - 3
Bài 5: 5 - 1 - 2 - 3 – 4
(Hoặc ngược lại)
Các bài họa liên tục như vậy và các vần được di chuyển từ dưới lên (Hoặc từ trên xuống) theo thứ tự luân phiên nên gọi là họa Xa Luân. Người họa thể này thường phải họa 5 bài, đến bài thứ 6 thì vần thơ quay về bài ban đầu nên thường gọi là Ngũ Bộ.

VD:
VỞ KỊCH ĐỜI

Có mấy ai chưa khổ với đời?
Dù tiền mãi đốt cũng không vơi
Khi buồn thiếu nghĩa trong nhân thế
Lúc khóc nghèo tình giữa đất trời
Muốn kẻ sẻ san không kẻ nhận
Cần người bầu bạn chẳng người chơi
Đâu sung sướng chứ, đâu đau khổ?
Nếu biết cho tôi chỉ một lời.

pt.
VỞ KỊCH ĐỜI

Bao giờ tranh đấu sẽ tàn vơi
Nhân thế yên vui hỡi đất trời
Để kẻ bon chen này được nghỉ
Cho người ích kỷ nọ còn chơi
Cùng niềm đối xử toàn hoa điệu
Và sự tương giao với mỹ lời
Nhưng mộng có chăng là mộng mãi
Ngàn sau vẫn chịu nỗi đau đời.

pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Có được chi chăng giữa Đất – Trời
Người thì vất vả, kẻ vui – chơi
Làm sao biết được trò: cho – nhận
Và phải phân ra chuyện: lỗ – lời
Vòng xoáy đổi trao đường Đức – Đạo
Dòng trôi luân chuyển lẽ Nhân – Đời
Ngày sau dễ biết ai còn – mất
Để mỗi đêm về ngẫm được – vơi.

pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Hồng trần chỉ một kiếp rong chơi
Cớ phải chua cay với nặng lời
Bạn hãy nâng hồn trong sáng đạo
Ta gìn thoáng dạ đẹp soi đời
Say sưa để sớm tình yêu đến
Thỏa thích cho ngày nỗi hận vơi
Giữ mãi riêng ta chân lý ấy
Đau thương trả lại hết cho trời.

pt.

VỞ KỊCH ĐỜI

Trần thế còn toan tính chuyện lời
Là tranh đấu mãi chiếm trong đời
Cho tình thương mến không phương tỏa
Để nỗi thù hằn chẳng thể vơi
Lúc xác thân kia vùi dưới đất
Thì tâm hồn ấy cũng về trời
Nào đem được chút gì theo chứ
Thôi cứ an vì tựa cuộc chơi.

pt.

6- Họa Liên Hoàn (Liên Hoàn Cước):
Dùng một hay một cụm từ ở câu cuối cùng của bài xướng làm mở đầu cho câu đầu tiên của bài họa. (Cách này vì không theo vần của bài xướng nên ít người dùng đến)

Nắng Xuân
15-03-2013, 08:57 AM
Bạn Phong Trần cần xem kỹ lại lý thuyết từ các nguồn tham khảo tin cậy về CÁC BỆNH, LỖI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Theo NX một số lỗi hay bệnh như soạn thảo của bạn chưa hoàn toàn chính xác.
NX góp ý trên tinh thần xây dựng, nếu có gì không phải mong BQT Diễn đàn và cá nhân bạn Phong Trần đừng phật ý. Nếu thây trái mắt thì cứ tự nhiên xóa comment này.
Trân trọng.

Trần Vi Thông
15-03-2013, 11:22 AM
@Bạn Nắng Xuân:
-Hiện nay các tư liệu về bệnh, lỗi trong thơ Đường luật có khá nhiều nguồn cũng chưa thật đồng nhất...
PT chỉ đưa ra một số ghi nhận cá nhân nên còn sai sót. Mục đích cũng là để những TV hiểu biết đóng góp thêm giúp cho sân chơi ngày một hoàn hảo.
Bạn cứ bổ sung các tư liệu trích dẫn để TV VNTH tham khảo tại đây. Chúng tôi rất hoan nghênh bạn.

Thân ái!
Trần Vi Thông

Quốc Quyền
15-03-2013, 02:54 PM
Bạn Phong Trần cần xem kỹ lại lý thuyết từ các nguồn tham khảo tin cậy về CÁC BỆNH, LỖI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Theo NX một số lỗi hay bệnh như soạn thảo của bạn chưa hoàn toàn chính xác.
NX góp ý trên tinh thần xây dựng, nếu có gì không phải mong BQT Diễn đàn và cá nhân bạn Phong Trần đừng phật ý. Nếu thây trái mắt thì cứ tự nhiên xóa comment này.
Trân trọng.
@ Bạn Nắng Xuân thân mến! để rộng đường dư luận mời bạn có thể chỉ ra những điểm "một số lỗi hay bệnh như soạn thảo của bạn chưa hoàn toàn chính xác." để chúng ta cùng kiểm chứng và bổ sung, và bạn có thể đưa ra những LỖI, BỆNH trong thơ Đường mà bạn đã từng biết để sân chơi thơ Đường ngày một hoàn hảo thêm. Rất mong được sự hợp tác
Trân trọng!
Quốc Quyền

Nắng Xuân
15-03-2013, 03:00 PM
(Trích)

Bình đầu

Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.

Thượng vỹ

Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
Khi 1 đến 2 chữ cuối của nhiều câu (>4) cùng một từ loại cũng nên tránh.
Có tài liệu còn cho rằng 3 chữ TRẮC cuối cùng trong bài thơ TNBC vần BẰNG mà cùng dấu cũng bị xem là một dạng thượng vỹ.
Vỹ là đuôi nên luôn tính từ vị trì cuối cùng.

Mặc Nhiên
15-03-2013, 05:21 PM
Biển học bao la, kiến thức dù trau dồi cũng chỉ là hạn chế. Tìm tòi sáng tạo, cân nhắc đúng sai, không cứng nhắc để hoàn thiện mình. Đó là là điều nên làm.
Mặc Nhiên

Phong Trần
15-03-2013, 06:24 PM
(Trích)

Bình đầu

Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.

Thượng vỹ

Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
Khi 1 đến 2 chữ cuối của nhiều câu (>4) cùng một từ loại cũng nên tránh.
Có tài liệu còn cho rằng 3 chữ TRẮC cuối cùng trong bài thơ TNBC vần BẰNG mà cùng dấu cũng bị xem là một dạng thượng vỹ.
Vỹ là đuôi nên luôn tính từ vị trì cuối cùng.



Trân cảm ơn anh Nắng Xuân đã góp ý và chỉ dẫn thêm. Vì Anh là thầy dạy thơ Đường của một diễn đàn nên Phong Trần tin tưởng vào sự chỉ dẫn của Anh.
Thực ra, những tư liệu trên Phong Trần lấy trong cuốn ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC toàn tập, bài NAM THI HỢP TUYỂN, phần THI PHÁP NHẬP MÔN, nxb Văn Học năm 2003. Từ lý thuyết đó Phong Trần chỉ dựa vào suy luận của cá nhân mình mà diễn dãi ra, đồng thời những ví dụ cũng chỉ dám lấy thơ của mình mà phê phán.
Trước đây, cũng có vài người góp ý với pt về những bệnh và lỗi khác nhưng pt cũng không biết đúng sai thế nào mà sửa chữa cho hoàn thiện bài viết hơn. Nhân đây, mong Anh có thể xem lại tất cả bài viết của pt và chỉ ra những điểm chưa hợp lý khác, đồng thời đưa thêm ví dụ để thành viên thihuu dễ hiểu hơn mà có bài thi tốt trong cuộc thi thơ Đường luật vnthihuu lần này.

Lương Lương Hòa
15-03-2013, 06:54 PM
Ôi ! Đọc sơ qua mà thấy nhức đầu quá. Nếu ép theo luật, vần thì chắc tôi không dám tếu táo thơ Đường nửa rồi.
Tuy vậy, tôi cũng xin thắc mắc một điều : Sao các bạn chỉ đề cập đến luật vần mà chưa nói đến cấu tứ. Thiết nghĩ một bài thơ phải có bố cục, sự phát triển của tứ thơ, sự sâu sắc của hai câu luận, và câu kết như thế nào cho bài thơ có giá trị. Rất mong được các bạn chỉ giáo cho với. Xin đa tạ.
Lương Lương Hòa

KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
16-03-2013, 09:11 AM
Tôi ủng hộ bạn Phong Trần, không nghĩ rằng bạn có mộng làm'Tao đàn Nguyên súy' đâu! Chắc hẳn bạn có cônng học tập làm thơ, rồi đem chia sẻ cho mọi người. Cứ nghĩ đơn giản vậy thôi!
Có lẽ Nhà thơ Nắng Xuân hơi vội khi phát biểu, vì trong bài, Phong Trần nêu là "lỗi THƯỢNG VĨ", nên vị trí ấy phải là chữ áp chót của câu.
Để có một bài thơ hay, cần có nhiều yếu tố: tình, ý, tứ... Vì 'nghề chơi cũng lắm công phu', như chơi kiểng cũng có khác chơi hoa, thì có đầu tư cho 'tác phẩm' của mình cũng đáng! Riêng tôi, thấy các bạn bàn luận, về xem lại thơ mình cũng "ngộ" ra nhiều điều!
Xin kính chúc tất cả mọi người đều có những bài thơ hay! Biết đâu sau này cũng có những bài thơ của các thành viên Việt Nam Thi Hữu sống mãi với thời gian!!!

KIỀN ĐỨC

Trần Vi Thông
16-03-2013, 12:07 PM
Cái ƯU ĐIỂM của sân chơi VNTH là: Xướng-họa thơ Đường luật theo "TRƯỜNG PHÁI HỒN NHIÊN", vô tư thoải mái. Nhờ vậy đã thu hút rất đông TV tham gia.
Tuy không sai niêm luật quy định, nhưng đó cũng là KHUYẾT ĐIỂM về lâu dài.
Nếu không nắm rõ Bệnh-Lỗi... thơ Đường luật sẽ khó tiến bộ.
Cuộc Thi thơ Đường luật mà BQT mở ra nhằm XÉT LẠI mặt bằng của ACE thành viên so với TV các diễn đàn bạn.
Tìm hiểu, học tập để chất lượng thơ ngày càng tiến bộ. Vì vậy những đóng góp chân tình như bạn PT, NX và MN thật đáng trân trọng.
Biết để sửa sai thì sẽ tốt hơn, còn như "macketui" thì cũng hổng sao! Vui là chính! Đúng không bạn?

Vịt hồng

nguyenxuan
16-03-2013, 02:38 PM
Bạn Phong Trần cần xem kỹ lại lý thuyết từ các nguồn tham khảo tin cậy về CÁC BỆNH, LỖI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Theo NX một số lỗi hay bệnh như soạn thảo của bạn chưa hoàn toàn chính xác.
NX góp ý trên tinh thần xây dựng, nếu có gì không phải mong BQT Diễn đàn và cá nhân bạn Phong Trần đừng phật ý. Nếu thây trái mắt thì cứ tự nhiên xóa comment này.
Trân trọng.

Theo ý riêng tôi, mỗi tác giả làm thơ và chia sẻ thơ của mình tùy ý thích. Tác giả Nắng Xuân và Phong Trần đang bàn về việc hiểu một số vấn đề về LÝ THUYẾT BỆNH - LỖI trong thơ Đường luật. Mình làm thơ ĐL dù vui là chính, nhưng khi đưa ra lý thuyết thì phải có sự bàn luận với nhau để đi đến việc hiểu ĐÚNG quy tắc mà người xưa đặt ra. Và khi phân tích, bình luận, chấm thi nếu áp luật, lỗi, bệnh thì phải đúng lý thuyết của người xưa. Chúng tôi rất mong được mọi người chia sẻ thông tin chính xác để biết thêm thơ ĐL.
Trân trọng cảm ơn
Nguyên Xuân

nguyenxuan
16-03-2013, 02:44 PM
Đón Tết

Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
(Trần Tế Xương)

Mình không phải cao nhân, chỉ xin góp vài ý nhỏ:

- Bệnh bình đầu (-Rượu cúc-Trà sen-Bánh đường-Gìo lụa) 4 câu liên tiếp mở dầu bằng danh từ
- Câu 1 & 8 mắc lỗi chánh nữu (tưởng tết tôi)
- Câu 1 và 2 lỗi bàng nữu (tưởng tết tôi + Tiền-tiêu)
- Câu 2 lỗi hạc tất (kho, tiêu)
- Câu 4 lỗi phong yêu (sen, kiêu)
-Câu 7 lỗi phong yêu (thế, khác)
- Câu 7 lỗi chánh nữu (Thôi thế thì thôi)
- Câu 7 lỗi điệp thanh (thế, tết khác) 3 vần cùng dấu sắc

Theo MN, những lỗi chánh nữu hình như cụ Trần tế Xương cố tình tạo ra để bài thơ dí dỏm, duyên dáng hơn...
Không hẳn các cụ nhà ta làm thơ Đường luât không phạm lỗi. Luật-bệnh-lỗi Thi Đường ra đời trước khi các cụ sinh chứ không phải mới ra đâu!
Tuy bài thơ phạm lỗi mà đọc vẫn cứ hay. Có sao đâu? Chắc chắn hơn một bài thơ không phạm lỗi nào nhưng cứng nhắc vô vị… Phải không các bạn?

Một bài thơ Đường luật hay phải bao gồm cả 2 yếu tố: Hình thức và nội dung
1 - Biết ngừa: Luật, bệnh, lỗi để xây dựng ngôi nhà có nền tảng vững chắc. (giá trị hình thức)
2 - Ý tứ truyền tải, cấu tứ hồn thơ là "Kết cấu nội thất" trong nhà mang giá trị nội dung.
Có gì không phải mời các bạn bổ sung.
MN

Tôi cũng thấy ý kiến của MN rất thoả đáng và có thiện ý xây dựng Diễn đàn, một Diễn đàn có mảng thơ Đường luật rất ấn tượng.
Trân trọng cảm ơn
Nguên Xuân

quanlenh
16-03-2013, 04:01 PM
Cái ƯU ĐIỂM của sân chơi VNTH là: Xướng-họa thơ Đường luật theo "TRƯỜNG PHÁI HỒN NHIÊN", vô tư thoải mái. Nhờ vậy đã thu hút rất đông TV tham gia.
Tuy không sai niêm luật quy định, nhưng đó cũng là KHUYẾT ĐIỂM về lâu dài.
Nếu không nắm rõ Bệnh-Lỗi... thơ Đường luật sẽ khó tiến bộ.
Cuộc Thi thơ Đường luật mà BQT mở ra nhằm XÉT LẠI mặt bằng của ACE thành viên so với TV các diễn đàn bạn.
Tìm hiểu, học tập để chất lượng thơ ngày càng tiến bộ. Vì vậy những đóng góp chân tình như bạn PT, NX và MN thật đáng trân trọng.
Biết để sửa sai thì sẽ tốt hơn, còn như "macketui" thì cũng hổng sao! Vui là chính! Đúng không bạn?

Vịt hồng


Đường Thi quả thật lắm công phu
Ngẫm lại xem ra lắm chuyện mù
Công việc một đời mưu thao lược
Luật niêm chứa ẩn chút âm u
Nhàn hưu đàm tản vần thi hứng
Vi luật sai niêm đối phập phù
Thôi vậy, đành xin làm bần sĩ
Tiện am an bóng cuộc hành du.

nguyenxuan
16-03-2013, 06:21 PM
Đường Thi quả thật lắm công phu
Ngẫm lại xem ra lắm chuyện mù
Công việc một đời mưu thao lược
Luật niêm chứa ẩn chút âm u
Nhàn hưu đàm tản vần thi hứng
Vi luật sai niêm đối phập phù
Thôi vậy, đành xin làm bần sĩ
Tiện am an bóng cuộc hành du.


HỌC LÀM THƠ*

Mộng mị làm thơ ngại lấn chen
Miệt mài chọn chữ dũa bên đèn
Tim vùi dưới luật nồng nàn lửa
Hồn lạc trong niêm rạo rực men
Trăng xõa vườn sau sương đọng hạt
Gió reo sân trước lá rơi thềm
Bút hoa viết vội thơ thành tứ
Lắng cõi trời khuya cảm dịu êm.

11/4/2012
Nguyên Xuân

* Cảm xúc trong ngày thứ hai học làm thơ Đường luật của Nguyên Xuân. Bài thơ mắc biết bao nhiêu lỗi và bệnh nhưng đó là một kỷ niệm thật dịu êm.

Trần Thế Nhân
17-03-2013, 11:08 AM
(Trích)

Bình đầu

Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.

Thượng vỹ

Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
Khi 1 đến 2 chữ cuối của nhiều câu (>4) cùng một từ loại cũng nên tránh.
Có tài liệu còn cho rằng 3 chữ TRẮC cuối cùng trong bài thơ TNBC vần BẰNG mà cùng dấu cũng bị xem là một dạng thượng vỹ.
Vỹ là đuôi nên luôn tính từ vị trì cuối cùng.




Đoạn trích của bạn Nắng Xuân về bệnh Bình Đầu và Thượng Vĩ còn chưa được rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc.
Xin bổ xung với bạn như sau:


"BỆNH BÌNH ĐẦU:

Bệnh này nằm ở 2 hoặc 3 chữ đầu của 2 liên đứng kề nhau, tức là 2 hay 3 chữ đầu của 4 câu: 4 câu trước hoặc 4 câu giữa hoặc 4 câu sau trong bài bát cú.
Hai hay 3 chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một tự loại. Nếu cùng một tự loại thì đầu 4 câu trông bằng nhau như để thước mà xắn, nên gọi là Bình Đầu.
Bệnh bình đầu ở Ngũ Ngôn có thể do trùng thanh độ mà có.
Bệnh bình đầu ở Thất Ngôn Luật Thi do đồng tự loại mà ra.
Cổ thể (thơ cổ phong) thì chỉ 2 câu liền nhau đã gây ra thi bệnh. Cận thể (thơ Đường luật) phải 4 câu liền nhau mới có thể sinh ra bệnh. Bệnh căn và bệnh trạng hai bên khác nhau là thế.
Các bệnh khác đại để cũng vậy.

Xin cử một vài thí dụ về bệnh Bình Đầu:

1.
HOA SEN

Nắng sưởi ao xanh nắng ửng hường
Bèo lây cốt cách súng lây hương
Sắc ngời Ngân hán thô màu gấm
Bóng dợn Thiềm cung thẹn dáng gương
Ơn nước nặng mang tình uỷ ký
Lòng tơ riêng vướng nợ văn chương
Non xưa sực nhớ hồi ly biệt
Tiếng hạc canh dài mộng vấn vương

Liên Tâm


2.
LĂNG MAI XUÂN THƯỞNG

Lưng ngựa ba đông dặm chiến trường
Hoành sơn đá chất nghĩa Cần Vương
Làu làu bóng rạng gương Hoàng Nguyễn
Vọi vọi nền cao tiết Vũ Trương
Ôm ấp hùng tâm bia chuốt ngọc
Giữ gìn trung cốt đất sanh hương
Trăng lên ba biểu chờ tin hạc
Một nén tinh thành gió bốn phương

Tú Xương




BỆNH THƯỢNG VĨ

Bệnh Thượng Vĩ là bệnh mà 3 chữ sau cùng của 2 liên đứng kề nhau, nghĩa là 3 chữ sau của 4 câu đứng liền nhau, hoặc 4 câu đầu, hoặc 4 câu giữa, hoặc 4 câu cuối. Kỵ nhất là chữ thứ 5. Nếu 3 chữ cuối của 4 câu, nhất là chữ thứ 5, chữ làm thi nhãn cho câu thơ, đồng tự loại, thì câu thơ như chỏng đuôi lên cao. Do đó mà gọi là bệnh Thượng Vĩ, tức là bệnh Chỏng Đuôi.
Thí dụ:

KHÓC TRƯƠNG QUỲNH NHƯ

Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói
Sầu nâng chén cúc rượu không hơi
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng
Ải bắc hồng sang bể tuyệt vời
Một khối chung tình tan mấy mảnh
Suối vàng ai cũng thấu lòng ai

Phạm Thái

VIẾNG THÀNH HUẾ SAU NGÀY ĐÌNH CHIẾN

Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng
Sầu vương lau lách lạnh thành hoang
Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng
Gầy gọ gió sương tùng Thế miếu
Bẽ bàng trăng nước trúc Hương giang
Trông vời Thiên mụ mây man mác
Lơ lửng chuông hôm rụng tiếng vàng

Tú Xương


Những chữ ngao ngán, ngỡ ngàng, và Thế miếu, Hương giang tuy không đồng tự loại (một bên là trạng từ một bên là danh từ riêng) nhưng đều là tiếng đôi (từ kép), cho nên đứng sau tiếng Duyên, Bước, Tùng, Trúc, đều là danh từ chung, trở thành bộ ba gây ra bệnh Thượng Vĩ.

Nếu chữ thứ 5 tức chữ thi nhãn, của Hạm liên và của Cảnh liên không đồng tự loại, thì dù 2 chữ sau của cả 4 câu đều một tự loại cũng không bị bệnh. Thí dụ 4 câu giữa bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan, nhờ nhãn tự của Hạm liên là danh từ, nhãn tự của Cảnh liên là giời từ, nên tránh được bệnh.

Bệnh Thượng Vĩ xưa nay thường bị vấp. Trong những tác phẩm lưu truyền của các danh gia, chúng ta thường gặp những bài bị bệnh. Bị bệnh là vì thi nhân muốn cho câu thơ được già dặn hay dùng thực tự làm thi nhãn và quá chú trọng ở nhãn tự, nhiều khi quên nghĩ đến bệnh. Lúc đã nhận thấy lại tiếc chữ vừa ý, không muốn thay đổi.
Cho nên muốn tránh bệnh Thượng Vĩ, chúng ta nên để ý đến chữ thứ 5 của 4 câu đi liền nhau, đừng cho trùng tự loại.


Hoàng Thứ Lang "

Nắng Xuân
19-03-2013, 09:49 AM
Kính chào toàn thể thi hữu.

Nắng Xuân cũng chia sẻ thân tình giống bạn Phong Trần thôi. Trên Diễn đàn, cùng nhau trao đổi, học hỏi là chính với các bạn đương thời, chứ chẳng dám có tham vọng gì.

Bể học mênh mông, NX là người làm khoa học mà học lóm được chút văn chương nên chưa bao giờ dám bàn đến lỗi, bệnh trong thơ tiền nhân vì không chắc mình đã hiểu cặn kẽ.