PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Clip 'ông cụ non' Nhật Nam gây tranh cãi



thylan
05-04-2013, 08:50 PM
Đỗ Nhật Nam nổi tiếng từ lúc 5-6 tuổi, từ khi cậu bé tham gia chương trình quen thuộc giành cho trẻ nhỏ - Chúc bé ngủ ngon. Sau đó, những "bí mật" của cậu bé dần dần được phát hiện, như là dịch giả trẻ, hùng biện giỏi và có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống.

Trong các cuộc thi về hùng biện hoặc buổi giao lưu, Đỗ Nhật Nam đã gây choáng váng về tài năng và cách lập luận của cậu bé, dù đối phương là những người lớn tuổi hơn rất nhiều. Trong clip phóng sự được thực hiện tại hội sách năm ngoái, khi Nhật Nam ra mắt cuốn sách Tớ đã học tiếng Anh như thế và lập kỷ lục là dịch giả trẻ tuổi nhất Việt Nam, cậu bé đã có những chia sẻ khá người lớn.

http://img2.news.zing.vn/2013/04/05/nhat-nam.jpg
Hình ảnh cậu bé Nhật Nam trong clip phóng sự.

Những ngày gần đây, cư dân mạng bất ngờ "quật" lại clip này, và cậu bé vô tình trở thành tâm điểm của cộng đồng online. Điều khiến đa số mọi người bất ngờ là một phần nhỏ trong chia sẻ của cậu bé về sách: "Sách thì các bạn thích đọc truyện tranh, còn em thì không. Em thích đọc những loại sách về tin học, xã hội, chính trị và khoa học. Không nên đọc truyện tranh nhiều, truyện tranh cũng có tác dụng nhưng như mẹ em nói thì truyện tranh đục phá tâm hồn".


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IpeTdQrK7s4
Với nhiều người, thế giới của trẻ em là truyện tranh, vì vậy quan điểm này của Nhật Nam đã gặp phải sự phản ứng của đa số người lớn: "Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn", tuy nhiên vấn đề là nó đục đẽo tâm hồn ra như nào? Đẹp hay xấu là tùy vào cách mỗi người đón nhận truyện tranh, dạy con thế này thì..." (ý kiến của bạn Nguyễn Duy Tú Anh), "Tội nghiệp em, em thậm chí còn chẳng còn sự ngây thơ vốn dĩ ở tuổi 11 này. Tôi thì cũng chưa hiểu "con sâu" đấy "đục khoét" được tâm hồn người Nhật tới mức nào mà giờ họ vẫn là một cường quốc trên thế giới. Đừng đổ lỗi cho truyện tranh, bởi lẽ sợ rằng nhiều người còn chẳng có tâm hồn để bị đục khoét nữa" - ý kiến của bạn Namechanw.

LINH SAN
Theo Infonet