Nắng Xuân
11-04-2013, 06:37 PM
Đọc bài thơ “Thị xã công viên”
của tác giả Tăng Hữu Thơ
“Thị xã công viên” là bài thơ mà tôi thích nhất trong vô số những bài thơ hay mà tôi đã từng đọc của các tác giả đồng bằng viết về những hàng cây ở thị xã Trà Vinh. Có thể nói Tăng Hữu Thơ đã rất thành công khi thể hiện tất cả sự yêu thương, quí mến của mình qua việc khai thác nét độc đáo có một không hai của thị xã quê hương ông.
Ngay ở câu đầu, khổ đầu, kiểu mở đề trực khởi rất rõ ràng cụ thể mà không hề giảm chất thơ, những câu sau nối theo câu trước thành một chuỗi liên hoàn nói lên sự gắn bó mật thiết giữa người và cây. Đời cây cũng giống đời người; đời cây phản ánh đời người; cây với người có “duyên”, có “nợ”; cây với người biết sẻ chia:
“Thị xã mình xanh biếc những vòm cây
Ai đi xa, dù một ngày cũng nhớ
Cây với người bao đời thành duyên nợ
Trong niềm đau, trong rạng rỡ vinh quang…”
Khổ thơ thứ hai là một khám phá mới, một sự thăng hoa của cảm hứng, khi nhà thơ tinh tế kết hợp hài hòa các bộ môn nghệ thuật vào tròng một tứ thơ: bức họa đầy màu sắc (vàng thu, xanh cây lá, trắng bông sứ, đỏ mái nhà) của thiên nhiên; có thế đứng sừng sững nâu sậm của những hàng cây cổ thụ; có sự vươn mình của ánh sáng văn minh (cao thế, bông sứ); có mùi hương hoa sao thoang thoảng đam mê; có gió reo vi vút trên cao, có tiếng chuông chiều ngân rung mái ngói; những thanh âm đặt trên nền nhạc câ phương.
“Vi vút hàng sao sừng sững giữa thu vàng
Thả nốt nhạc xanh trên dây đàn cao thế
Bông sứ trắng thoảng mùi hương nhè nhẹ
Chuông chiều ngân rung mái ngói âm dương”
Những hàng sao “thả nốt nhạc xanh trên dây đàn cao thế” là hình ảnh đẹp, sự giao thoa giữa cuộc sống và thiên nhiên. Thật lãng mạn, thật trữ tình, thật quá nên thơ! Đây là quan sát rất lạ mà ai đọc qua dù một lần cũng không thể quên.
Nếu khổ thứ hai diễn tả một góc nhìn, thì khổ tiếp theo là cái nhìn khái quát. Trong mắt nhà thơ, bức tranh toàn cảnh của thị xã miền quê yên bình được phác họa rất nhanh:
“Thị xã hồi sinh vạm vỡ những con đường
Vạm vỡ những ngôi nhà cài hoa bên cửa
Những vườn treo lưng chừng trời rực rỡ
Áo trắng bay, thơm ngát tuổi học trò”
Thị xã vùng xa đang phát triển, những con đường, những ngôi nhà đang trở nên “vạm vỡ”. Từ ngữ rất lạ nhưng lại cũng rất gần gũi, rất mộc mạc, ai đọc cũng có thể liên tưởng đến sự thay da đổi thịt của đất nước vừa qua những tháng năm khó khăn, thiếu thốn của thời bao cấp. Có lẽ đây cũng chính là lý do để tác giả nói đến sự “hồi sinh” của thị xã mà mới đọc tôi cũng còn hơi băn khoăn, thắc mắc. Đã thấp thoáng cuộc sống thanh bình gần gũi với thiên nhiên, đã lấp ló sự ấm no, hạnh phúc, trong những vườn hoa treo lơ lửng hay trong màu áo trắng học trò.
"Xuân bốn mùa – Trời đất đã ban cho
Ta đón nhận như điều thiêng liêng nhất
Cây vươn mãi theo tầng tầng cao ốc
Ô cửa ngời ánh biếc giữa lầu mây!"
Khổ thơ cuối cùng, Tăng Hữu Thơ muốn nói một lời cảm ơn chân tình. Ông cảm ơn trời đất, thiên nhiên. Dẫu mai này bước vào kỷ nguyên hội nhập, hiện đại đến đâu, phát triển đến đâu thì nét độc đáo mà thiên nhiên ban tặng và con người gìn giữ vẫn mãi là độc nhất vô nhị, không thể hòa trộn của thị xã Trà Vinh.
Nắng Xuân
của tác giả Tăng Hữu Thơ
“Thị xã công viên” là bài thơ mà tôi thích nhất trong vô số những bài thơ hay mà tôi đã từng đọc của các tác giả đồng bằng viết về những hàng cây ở thị xã Trà Vinh. Có thể nói Tăng Hữu Thơ đã rất thành công khi thể hiện tất cả sự yêu thương, quí mến của mình qua việc khai thác nét độc đáo có một không hai của thị xã quê hương ông.
Ngay ở câu đầu, khổ đầu, kiểu mở đề trực khởi rất rõ ràng cụ thể mà không hề giảm chất thơ, những câu sau nối theo câu trước thành một chuỗi liên hoàn nói lên sự gắn bó mật thiết giữa người và cây. Đời cây cũng giống đời người; đời cây phản ánh đời người; cây với người có “duyên”, có “nợ”; cây với người biết sẻ chia:
“Thị xã mình xanh biếc những vòm cây
Ai đi xa, dù một ngày cũng nhớ
Cây với người bao đời thành duyên nợ
Trong niềm đau, trong rạng rỡ vinh quang…”
Khổ thơ thứ hai là một khám phá mới, một sự thăng hoa của cảm hứng, khi nhà thơ tinh tế kết hợp hài hòa các bộ môn nghệ thuật vào tròng một tứ thơ: bức họa đầy màu sắc (vàng thu, xanh cây lá, trắng bông sứ, đỏ mái nhà) của thiên nhiên; có thế đứng sừng sững nâu sậm của những hàng cây cổ thụ; có sự vươn mình của ánh sáng văn minh (cao thế, bông sứ); có mùi hương hoa sao thoang thoảng đam mê; có gió reo vi vút trên cao, có tiếng chuông chiều ngân rung mái ngói; những thanh âm đặt trên nền nhạc câ phương.
“Vi vút hàng sao sừng sững giữa thu vàng
Thả nốt nhạc xanh trên dây đàn cao thế
Bông sứ trắng thoảng mùi hương nhè nhẹ
Chuông chiều ngân rung mái ngói âm dương”
Những hàng sao “thả nốt nhạc xanh trên dây đàn cao thế” là hình ảnh đẹp, sự giao thoa giữa cuộc sống và thiên nhiên. Thật lãng mạn, thật trữ tình, thật quá nên thơ! Đây là quan sát rất lạ mà ai đọc qua dù một lần cũng không thể quên.
Nếu khổ thứ hai diễn tả một góc nhìn, thì khổ tiếp theo là cái nhìn khái quát. Trong mắt nhà thơ, bức tranh toàn cảnh của thị xã miền quê yên bình được phác họa rất nhanh:
“Thị xã hồi sinh vạm vỡ những con đường
Vạm vỡ những ngôi nhà cài hoa bên cửa
Những vườn treo lưng chừng trời rực rỡ
Áo trắng bay, thơm ngát tuổi học trò”
Thị xã vùng xa đang phát triển, những con đường, những ngôi nhà đang trở nên “vạm vỡ”. Từ ngữ rất lạ nhưng lại cũng rất gần gũi, rất mộc mạc, ai đọc cũng có thể liên tưởng đến sự thay da đổi thịt của đất nước vừa qua những tháng năm khó khăn, thiếu thốn của thời bao cấp. Có lẽ đây cũng chính là lý do để tác giả nói đến sự “hồi sinh” của thị xã mà mới đọc tôi cũng còn hơi băn khoăn, thắc mắc. Đã thấp thoáng cuộc sống thanh bình gần gũi với thiên nhiên, đã lấp ló sự ấm no, hạnh phúc, trong những vườn hoa treo lơ lửng hay trong màu áo trắng học trò.
"Xuân bốn mùa – Trời đất đã ban cho
Ta đón nhận như điều thiêng liêng nhất
Cây vươn mãi theo tầng tầng cao ốc
Ô cửa ngời ánh biếc giữa lầu mây!"
Khổ thơ cuối cùng, Tăng Hữu Thơ muốn nói một lời cảm ơn chân tình. Ông cảm ơn trời đất, thiên nhiên. Dẫu mai này bước vào kỷ nguyên hội nhập, hiện đại đến đâu, phát triển đến đâu thì nét độc đáo mà thiên nhiên ban tặng và con người gìn giữ vẫn mãi là độc nhất vô nhị, không thể hòa trộn của thị xã Trà Vinh.
Nắng Xuân