Nguyễn Hoạt
16-03-2013, 05:49 PM
CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NHÀNH LAN RỪNG”
Tôi hân hạnh được Kiến trúc sư Dương Xuân Tấn đề tặng tập thơ “Cảm tác” của anh. Tập thơ có 122 bài, tôi đặc biệt chú ý tới bài thơ “Nhành Lan Rừng”. Theo chủ quan của tôi, đây là một trong những bài thơ hay và hàm súc nhất (trong tập thơ này) viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt. Tôi đọc đi, đọc lại bài thơ này mấy lần (dù chỉ có 4 câu),
Chắt chiu nguyên khí trong trời đất
Để hiến dâng đời một sắc hương
Có chút hương thầm kiêu hãnh ấy
Đời hoa đã gội mấy phong sương
a) Về bố cục:
Bài thơ có mở, luận, chuyển, kết rõ ràng.
Chúng ta lắng nghe câu thứ nhất (câu mở):
Chắt chiu nguyên khí trong trời đất
Câu thơ ẩn chủ từ, gợi mở nhiều câu hỏi.
Cái gì chắt chiu? Tại sao phải chắt chiu? Nguyên khí trong Trời Đất là gì?
Chúng ta đều biết Phong Lan không phải cây tầm gửi. Phong Lan rừng cả đời chỉ bám vào các cành cây cao to khác, hấp thụ những tinh chất có sẵn trong thiên nhiên để duy trì sự sống và phát triển. Dưới tán lá rừng âm u những tinh chất có rất ít nhưng lại vô cùng quan trọng, quyết định sự sống còn của cỏ cây như: nước, ánh sáng và những vi chất hữu cơ ...
Chúng ta lắng nghe câu thứ hai (câu luận):
Để hiến dâng đời một sắc hương
Sự “Chắt chiu nguyên khí” không những để duy trì sự sống cho cỏ cây; Nó còn không ngừng phát triển tạo ra những sản phẩm đặc biệt để tồn tại mãi mãi trên trái đất này.
Với cỏ cây, đó là hương sắc quyến rũ của hoa, của quả, của hạt ...
Chính từ điều kiện khắc nghiệt cây Phong lan vẫn sống, vẫn phát triển, nở hoa, tỏa hương, khoe sắc nên người Hy Lạp cổ đại, đã
vinh danh hoa Phong Lan như những anh hùng. Bộ lạc Aruaki đã gọi hoa Phong Lan là Oóckhiđêa và chọn làm biểu tượng cho những thiếu nữ của bộ lạc mình. Người Pháp gọi Phong Lan (http://phonglanhcm.com/) là biểu tượng cho những cảm xúc thầm lặng, những dấu hiệu đầu tiên về một tình yêu nồng cháy...
Chúng ta lắng nghe câu thứ ba (câu chuyển):
Có chút hương thầm kiêu hãnh ấy
Chúng ta đều biết cây muốn sống phải tiếp cận với Đất, với Trời. Còn nhành Phong Lan nhỏ bé lại treo mình trên những cây cao to, sống dưới tán cây rừng, không tiếp cận với đất. Nhành Phong Lan thật mảnh mai, môi trường sống thật khắc nghiệt. Vậy mà hàng năm, Phong Lan vẫn thầm lặng nở hoa, tỏa hương, khoe sắc với bao nhiêu loài hoa khác, với bao nhiêu cây cỏ trong rừng. Nó có quyền tự hào và kiêu hãnh.
Chúng ta lắng nghe câu thứ tư (câu kết)
Đời hoa đã gội mấy phong sương
Phong Lan rừng sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu những tinh chất hữu cơ... . Vào mùa khô, thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí giảm, cây thoát hơi nước nhiều nên bị khô, lá rụng Phong Lan chuyển dần sang trạng thái ngủ nghỉ, ngừng phát triển. Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng hoà tan, cây Phong Lan hút được nhiều, nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa. Đời hoa Phong Lan phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
b) Về nghệ thuật:
- Trong ba câu thơ đầu tác giả đã cố ý dấu chủ từ. Phải đến câu thứ tư mới lộ ra một chút, đó là “Đời hoa”. Đời hoa hay đời người thiếu nữ của bộ lạc Aruaki trong truyện cổ “Sự tích hoa Phong Lan”.
- Tác giả đã chọn từ rất chính xác và rất giàu hình ảnh. Đó là “chắt chiu”, “nguyên khí”, “chút hương thầm”, “phong sương”.
- Tác giả đã nhân cách hóa cây Phong lan như một con người. Chỉ có con người mới biết chắt chiu, mới biết kiêu hãnh, mới biết hiến dâng ... Và khi gấp tập thơ “Cảm tác” lại, tôi lại thấy cuộc đời của “Nhành Lan rừng” đung đưa trước mắt, những chùm hoa Phong Lan khoe sắc, tỏa hương; Những chàng trai đang mải mê chiêm ngưỡng Phong Lan hay mang tặng người mình yêu dấu ...
Xin cảm ơn bạn thơ Dương Xuân Tấn và gửi tới anh đôi lời bình bài thơ “Nhành lan rừng” trong tập thơ “Cảm tác” của anh.
Xin mạo muội giới thiệu cùng bạn đọc.
NGUYỄN HOẠT
Tôi hân hạnh được Kiến trúc sư Dương Xuân Tấn đề tặng tập thơ “Cảm tác” của anh. Tập thơ có 122 bài, tôi đặc biệt chú ý tới bài thơ “Nhành Lan Rừng”. Theo chủ quan của tôi, đây là một trong những bài thơ hay và hàm súc nhất (trong tập thơ này) viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt. Tôi đọc đi, đọc lại bài thơ này mấy lần (dù chỉ có 4 câu),
Chắt chiu nguyên khí trong trời đất
Để hiến dâng đời một sắc hương
Có chút hương thầm kiêu hãnh ấy
Đời hoa đã gội mấy phong sương
a) Về bố cục:
Bài thơ có mở, luận, chuyển, kết rõ ràng.
Chúng ta lắng nghe câu thứ nhất (câu mở):
Chắt chiu nguyên khí trong trời đất
Câu thơ ẩn chủ từ, gợi mở nhiều câu hỏi.
Cái gì chắt chiu? Tại sao phải chắt chiu? Nguyên khí trong Trời Đất là gì?
Chúng ta đều biết Phong Lan không phải cây tầm gửi. Phong Lan rừng cả đời chỉ bám vào các cành cây cao to khác, hấp thụ những tinh chất có sẵn trong thiên nhiên để duy trì sự sống và phát triển. Dưới tán lá rừng âm u những tinh chất có rất ít nhưng lại vô cùng quan trọng, quyết định sự sống còn của cỏ cây như: nước, ánh sáng và những vi chất hữu cơ ...
Chúng ta lắng nghe câu thứ hai (câu luận):
Để hiến dâng đời một sắc hương
Sự “Chắt chiu nguyên khí” không những để duy trì sự sống cho cỏ cây; Nó còn không ngừng phát triển tạo ra những sản phẩm đặc biệt để tồn tại mãi mãi trên trái đất này.
Với cỏ cây, đó là hương sắc quyến rũ của hoa, của quả, của hạt ...
Chính từ điều kiện khắc nghiệt cây Phong lan vẫn sống, vẫn phát triển, nở hoa, tỏa hương, khoe sắc nên người Hy Lạp cổ đại, đã
vinh danh hoa Phong Lan như những anh hùng. Bộ lạc Aruaki đã gọi hoa Phong Lan là Oóckhiđêa và chọn làm biểu tượng cho những thiếu nữ của bộ lạc mình. Người Pháp gọi Phong Lan (http://phonglanhcm.com/) là biểu tượng cho những cảm xúc thầm lặng, những dấu hiệu đầu tiên về một tình yêu nồng cháy...
Chúng ta lắng nghe câu thứ ba (câu chuyển):
Có chút hương thầm kiêu hãnh ấy
Chúng ta đều biết cây muốn sống phải tiếp cận với Đất, với Trời. Còn nhành Phong Lan nhỏ bé lại treo mình trên những cây cao to, sống dưới tán cây rừng, không tiếp cận với đất. Nhành Phong Lan thật mảnh mai, môi trường sống thật khắc nghiệt. Vậy mà hàng năm, Phong Lan vẫn thầm lặng nở hoa, tỏa hương, khoe sắc với bao nhiêu loài hoa khác, với bao nhiêu cây cỏ trong rừng. Nó có quyền tự hào và kiêu hãnh.
Chúng ta lắng nghe câu thứ tư (câu kết)
Đời hoa đã gội mấy phong sương
Phong Lan rừng sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu những tinh chất hữu cơ... . Vào mùa khô, thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí giảm, cây thoát hơi nước nhiều nên bị khô, lá rụng Phong Lan chuyển dần sang trạng thái ngủ nghỉ, ngừng phát triển. Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng hoà tan, cây Phong Lan hút được nhiều, nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa. Đời hoa Phong Lan phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
b) Về nghệ thuật:
- Trong ba câu thơ đầu tác giả đã cố ý dấu chủ từ. Phải đến câu thứ tư mới lộ ra một chút, đó là “Đời hoa”. Đời hoa hay đời người thiếu nữ của bộ lạc Aruaki trong truyện cổ “Sự tích hoa Phong Lan”.
- Tác giả đã chọn từ rất chính xác và rất giàu hình ảnh. Đó là “chắt chiu”, “nguyên khí”, “chút hương thầm”, “phong sương”.
- Tác giả đã nhân cách hóa cây Phong lan như một con người. Chỉ có con người mới biết chắt chiu, mới biết kiêu hãnh, mới biết hiến dâng ... Và khi gấp tập thơ “Cảm tác” lại, tôi lại thấy cuộc đời của “Nhành Lan rừng” đung đưa trước mắt, những chùm hoa Phong Lan khoe sắc, tỏa hương; Những chàng trai đang mải mê chiêm ngưỡng Phong Lan hay mang tặng người mình yêu dấu ...
Xin cảm ơn bạn thơ Dương Xuân Tấn và gửi tới anh đôi lời bình bài thơ “Nhành lan rừng” trong tập thơ “Cảm tác” của anh.
Xin mạo muội giới thiệu cùng bạn đọc.
NGUYỄN HOẠT