Nắng Xuân
28-04-2013, 04:02 PM
ĐỌC BÀI THƠ "QUỲNH HƯƠNG" CỦA HUỲNH NGỌC TỰ
QUỲNH HƯƠNG là một bài thơ khá hay in trong Tuyển tập thơ đường luật, tập 6 của Chi hội Thơ Đường luật TP Cần Thơ và nhận được sự quan tâm của khá nhiều bạn thơ, đặc biệt là cư dân trên cộng đồng mạng (có 12 bài họa của bạn bè được anh đưa về post trên trang http://aotrang.vn, chưa kể bài họa truyền tay của các bạn thơ trong Chi hội và ngoài đời). Đây cũng là bài mà theo riêng tôi đánh dấu bước tiến bộ đáng kể về thi pháp của bạn thơ Huỳnh Ngọc Tự kể từ khi anh gia nhập Chi hội.
Rực rỡ sắc Quỳnh giữa bóng đêm
Trăng xa e thẹn nép bên thềm
T/g chọn lối mở bài theo kiểu trực khởi, câu phá đề dẫn người đọc tiếp cận ngay vào sắc đẹp lộng lẫy của hoa quỳnh giữa khung cảnh đêm đen. Câu thừa đề đã rất dễ thương khi sử dụng kết hợp giữa hai thủ pháp nhân hóa và ngoa dụ kế thừa từ bút pháp tài hoa của Nguyễn Du khi tả chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hương thơm ấm áp màn sương lạnh
Sắc thắm say mềm ngọn gió êm
Hai câu thực khá bay bướm và sắc sảo bởi một loạt từ ngữ giàu biểu cảm, súc tích nhưng cũng hết sức lãng mạn lại có sức gợi tả mãnh liệt. Tả hoa không gì khác hơn ngoài hương và sắc. Tạo hóa ban phát hào phóng cho hoa quỳnh cả hai nét tinh túy ấy của vũ trụ mà mỗi loài hoa chỉ cần đạt một trong hai thôi cũng đủ để có nhiều kẻ thầm ước ao, khâm phục. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống, hoa cũng giống người con gái, chỉ cần đạt đến độ nhất định của một trong hai sắc đẹp hay nết na thì cũng đủ khuynh quốc khuynh thành. Chỉ cảm nhận làn hương thoang thoảng mà không gian tưởng như ấm áp, chỉ loáng thoáng sắc thắm đêm sương mà ngọn gió phải lả lơi. Thật tuyệt diệu làm sao! Đọc thoáng qua có thể nói là bài thơ đối chưa chuẩn do ấm áp là tính từ láy, còn say mềm là cụm động từ gồm 2 thành tố là động từ say và phó từ mềm. Tuy nhiên, theo cách hiểu của tôi thì cặp này vẫn chấp nhận được bởi lẽ câu thực 3 có động từ "Sưởi" ẩn làm cho màn sương trở nên ấm áp. Nếu t/g viết "Hương thơm sưởi ấm màn sương lạnh" thì hai câu này quá hoàn hảo mà không cần gì phải bàn cãi cả. Dù có sơ sót về đối và đại vận, nhưng nói chung hai câu này hay nhất, thơ nhất, ngọt nhất, ấn tượng nhất và là cái đinh của bài thơ. Tôi luôn tâm niệm rằng, thơ có lỗi chưa hẳn là thơ không hay, cũng như người có một vài tật xấu, chưa hẳn không phải người tốt.
Cánh mỏng mượt mà khoe sắc đẹp
Đài hồng xinh xắn gợi niềm riêng
Đọc qua cũng biết là tác giả xếp bố cục bài thơ theo phép tự nhiên, logic của người khách lạ vô tình thưởng hoa. Là khách lạ nên không rõ ở khu vườn đó có quỳnh ngự lãm. Từ xa, người khách bị khơi gợi trí tò mò theo làn hương thoang thoảng , lần bước lại gần thì bức màn nhung từ từ hé mở, toàn cảnh tòa thiên nhiên lộng lẫy hiện ra. Tiếp theo là sự khám phá những nét đẹp tiềm ẩn, chi tiết của tạo hóa... Tuy nhiên, hai câu này chưa thật sự thành công bởi sự chi tiết quá, cụ thể quá, đặc biệt là cụm từ "sắc đẹp", không những đã làm giảm mất phần nào chất thơ mà còn phạm lỗi ba lần điệp từ "sắc".
Đọc đi đọc lại, càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy tiếc hùi hụi. Thông thường quỳnh là loài hoa quý, việc chiêm ngưỡng sự mãn khai của quỳnh luôn được tao nhân, mặc khách chờ đợi, khát khao như người cha hiếm muộn mong mỏi ngày người vợ lâm bồn. Cho nên họ rủ bạn bè đến mời uống rượu, thưởng trà, ngắm trăng đến tận nửa đêm vì không ai muốn lỡ giây phút trang trọng, tao nhã mà đời người không có nhiều cơ hội đó là chiêm ngưỡng quỳnh nở nhụy, khai hoa. Bởi thế, nếu bố cục bài thơ ở phần trung tâm đảo lại, đưa những chi tiết cụ thể lên câu thực và sắc hương khái quát ở cặp luận sẽ đạt được nhiều sự đồng thuận hơn.
Kiêu sa thiếu nữ thời xuân mộng
Lộng lẫy trang đài lúc nửa đêm!
Ơ kìa! Tác giả tả hoa quỳnh hay tả người con gái? Hóa ra nãy giờ mình đã quá chủ quan thả hồn theo cảm xúc mà quên đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả. Là người? Là hoa? Người hay hoa thì đó cũng là phút giao cảm linh thiêng, lộng lẫy và tinh túy nhất! Tôi thấy không còn ý nào để viết thêm nữa về bài thơ này. Cám ơn tác giả đã cho tôi nói riêng, các bạn thơ và độc giả nói chung được phút chốc hóa thân thành những chứng nhân may mắn. Nếu tác giả dùng chính vận và không bị điệp vần "đêm" thì chắc chắn giá trị bài thơ còn được nâng lên.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 4 năm 2012
Nắng Xuân
QUỲNH HƯƠNG là một bài thơ khá hay in trong Tuyển tập thơ đường luật, tập 6 của Chi hội Thơ Đường luật TP Cần Thơ và nhận được sự quan tâm của khá nhiều bạn thơ, đặc biệt là cư dân trên cộng đồng mạng (có 12 bài họa của bạn bè được anh đưa về post trên trang http://aotrang.vn, chưa kể bài họa truyền tay của các bạn thơ trong Chi hội và ngoài đời). Đây cũng là bài mà theo riêng tôi đánh dấu bước tiến bộ đáng kể về thi pháp của bạn thơ Huỳnh Ngọc Tự kể từ khi anh gia nhập Chi hội.
Rực rỡ sắc Quỳnh giữa bóng đêm
Trăng xa e thẹn nép bên thềm
T/g chọn lối mở bài theo kiểu trực khởi, câu phá đề dẫn người đọc tiếp cận ngay vào sắc đẹp lộng lẫy của hoa quỳnh giữa khung cảnh đêm đen. Câu thừa đề đã rất dễ thương khi sử dụng kết hợp giữa hai thủ pháp nhân hóa và ngoa dụ kế thừa từ bút pháp tài hoa của Nguyễn Du khi tả chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hương thơm ấm áp màn sương lạnh
Sắc thắm say mềm ngọn gió êm
Hai câu thực khá bay bướm và sắc sảo bởi một loạt từ ngữ giàu biểu cảm, súc tích nhưng cũng hết sức lãng mạn lại có sức gợi tả mãnh liệt. Tả hoa không gì khác hơn ngoài hương và sắc. Tạo hóa ban phát hào phóng cho hoa quỳnh cả hai nét tinh túy ấy của vũ trụ mà mỗi loài hoa chỉ cần đạt một trong hai thôi cũng đủ để có nhiều kẻ thầm ước ao, khâm phục. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống, hoa cũng giống người con gái, chỉ cần đạt đến độ nhất định của một trong hai sắc đẹp hay nết na thì cũng đủ khuynh quốc khuynh thành. Chỉ cảm nhận làn hương thoang thoảng mà không gian tưởng như ấm áp, chỉ loáng thoáng sắc thắm đêm sương mà ngọn gió phải lả lơi. Thật tuyệt diệu làm sao! Đọc thoáng qua có thể nói là bài thơ đối chưa chuẩn do ấm áp là tính từ láy, còn say mềm là cụm động từ gồm 2 thành tố là động từ say và phó từ mềm. Tuy nhiên, theo cách hiểu của tôi thì cặp này vẫn chấp nhận được bởi lẽ câu thực 3 có động từ "Sưởi" ẩn làm cho màn sương trở nên ấm áp. Nếu t/g viết "Hương thơm sưởi ấm màn sương lạnh" thì hai câu này quá hoàn hảo mà không cần gì phải bàn cãi cả. Dù có sơ sót về đối và đại vận, nhưng nói chung hai câu này hay nhất, thơ nhất, ngọt nhất, ấn tượng nhất và là cái đinh của bài thơ. Tôi luôn tâm niệm rằng, thơ có lỗi chưa hẳn là thơ không hay, cũng như người có một vài tật xấu, chưa hẳn không phải người tốt.
Cánh mỏng mượt mà khoe sắc đẹp
Đài hồng xinh xắn gợi niềm riêng
Đọc qua cũng biết là tác giả xếp bố cục bài thơ theo phép tự nhiên, logic của người khách lạ vô tình thưởng hoa. Là khách lạ nên không rõ ở khu vườn đó có quỳnh ngự lãm. Từ xa, người khách bị khơi gợi trí tò mò theo làn hương thoang thoảng , lần bước lại gần thì bức màn nhung từ từ hé mở, toàn cảnh tòa thiên nhiên lộng lẫy hiện ra. Tiếp theo là sự khám phá những nét đẹp tiềm ẩn, chi tiết của tạo hóa... Tuy nhiên, hai câu này chưa thật sự thành công bởi sự chi tiết quá, cụ thể quá, đặc biệt là cụm từ "sắc đẹp", không những đã làm giảm mất phần nào chất thơ mà còn phạm lỗi ba lần điệp từ "sắc".
Đọc đi đọc lại, càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy tiếc hùi hụi. Thông thường quỳnh là loài hoa quý, việc chiêm ngưỡng sự mãn khai của quỳnh luôn được tao nhân, mặc khách chờ đợi, khát khao như người cha hiếm muộn mong mỏi ngày người vợ lâm bồn. Cho nên họ rủ bạn bè đến mời uống rượu, thưởng trà, ngắm trăng đến tận nửa đêm vì không ai muốn lỡ giây phút trang trọng, tao nhã mà đời người không có nhiều cơ hội đó là chiêm ngưỡng quỳnh nở nhụy, khai hoa. Bởi thế, nếu bố cục bài thơ ở phần trung tâm đảo lại, đưa những chi tiết cụ thể lên câu thực và sắc hương khái quát ở cặp luận sẽ đạt được nhiều sự đồng thuận hơn.
Kiêu sa thiếu nữ thời xuân mộng
Lộng lẫy trang đài lúc nửa đêm!
Ơ kìa! Tác giả tả hoa quỳnh hay tả người con gái? Hóa ra nãy giờ mình đã quá chủ quan thả hồn theo cảm xúc mà quên đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả. Là người? Là hoa? Người hay hoa thì đó cũng là phút giao cảm linh thiêng, lộng lẫy và tinh túy nhất! Tôi thấy không còn ý nào để viết thêm nữa về bài thơ này. Cám ơn tác giả đã cho tôi nói riêng, các bạn thơ và độc giả nói chung được phút chốc hóa thân thành những chứng nhân may mắn. Nếu tác giả dùng chính vận và không bị điệp vần "đêm" thì chắc chắn giá trị bài thơ còn được nâng lên.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 4 năm 2012
Nắng Xuân