PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tùy bút- Tạp ghi- Huy Thanh



Huy Thanh
06-06-2013, 08:49 PM
TRẠNG TRÌNH : Một giai thọai bị lãng quên .

Sứ nhà Thanh đã công nhận :" An Nam lý học hữu Trình tuyền", bởi vì thời đó không ai là không khâm phục khả năng lý số mà ông đã thụ đắc được từ quyển Thái Ất Thần Kinh của thầy học là cụ Lương Đắc Bằng ,nên các việc tai ương họa phúc ,thời tiết mưa nắng ông đều biết trước .Tương truyền rằng ông biết được việc xảy ra đến 500 năm sau .
Nguyễn Bỉnh Khiêm sanh năm 1491 ,mất năm 1585 .Ông quê ở Hải Dương ,đậu Trạng nguyên đời nhà Mạc ,được phong Thương thư ,Trình quốc công rồi Trình Tuyền hầu nên người ta gọi ông là Trạng Trình .

Sấm Trạng Trình và những giai thọai về ông đã được người đời sau ghi lại rất nhiều trong Đại Nam thực lục hay Nam Hải dị nhân .Một số tạp chí sau này có kể lại một số giai thọai về ông như : chuyện Cha con thằng Khả ,Thiết đỏan mộc tràng ( sắt ngắn gỗ dài) ,chuyện Lấy lá số tử vi cho cây quạt ,Cây xà nhà đổ ,hay chuyện nàng công chúa Tàu đi
du ngọan trên biển bị bão đánh chìm trôi giạt về phương Nam .Còn có những chuyện trọng đại hơn như ông khuyên Nguyễn Hòang về phương Nam lập nghiệp ,khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng hay chuyện giằn mặt Nguyễn Công Trứ vì đã cho quân lính đào kênh ngang qua đền thờ ông :

"Minh Mạng thập tứ ,
Thằng Trứ phá đền .
Phá đền thì phải làm đền ,
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bây".

Nhưng có một chuyện mà hơn 49 năm trôi qua không thấy ai nhắc đến ,đó là truyện "THÁNH NHÂN MẮT MÙ ".Giai thọai này tôi đã đọc trong một quyển sách nói về cụ Trạng hồi còn học lớp đệ tứ trường THTA ( khỏang năm 1964 )
Nay nhân kỷ niệm 522 năm ngày sinh của cụ ,tôi xin kể lại (theo trí nhớ) giai thọai này để cùng tưởng nhớ đến một bậc kỳ tài đất Việt đồng thời cũng để một giai thọai lý thú không bị lãng quên theo năm tháng .

Trước khi qua đời ,cụ Trạng gọi con cháu lại dặn rằng :"Sau khi ta mất ,khỏang ba năm sau ắt có người đến gần phần mộ của ta quan sát ,nếu các con thấy người nào nói câu THÁNH NHÂN MẮT MÙ thì phải lập tức thỉnh cầu mời về nhà cho bằng được ,đãi đằng cơm nước tử tế ,rồi nhờ cải táng lại cho ta ".Nói xong ,cụ nhắm mắt xuôi tay mĩm cười về cõi vĩnh hằng .

Vào năm thứ ba kể từ ngày cụ mất ,con cháu cụ lúc nào cũng thay phiên canh chừng mộ cụ không khi nào sơ suất .Đến rằm tháng chạp năm đó ,người canh mộ đến lúc ráng chiều hắt những tia cuối cùng lên bầu trời báo hiệu hòang hôn sắp hết thì bỗng thấy một người đàn ông đội nón rộng vành từ xa đi lại phía mộ cụ .Ông ta đi một vòng quanh mộ rồi đi thêm một vòng nữa ,ông ta quan sát thật kỹ rồi thốt lên :" Thánh nhân gì ! Thì ra thánh nhân mắt mù ".

Nghe vậy người cháu cụ Trạng quá đỗi vui mừng bèn nói với người đàn ông ấy đã tối rồi hãy về nhà nghỉ một đêm rồi mai đi tiếp .Khi cả hai về đến nhà ,con cháu cụ Trạng đãi đằng tử tế và khẩn khỏan nài nỉ ông ta cải táng lại ngôi mộ đồng thời hứa đền ơn xứng đáng .

Ông ta nhận lời và nói mình là thầy địa lý bên Tàu ,nghe nói bên An Nam có Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời tôn xưng thánh nhân nên tò mò qua xem cho biết ,dò hỏi mãi mới đến được đây .

Sáng hôm sau ,mười mấy người con cháu cùng thầy địa lý Tàu ra mộ .Thầy khoe mình là tay số một bên Tàu ,ông ta dương dương tự đắc cầm gậy đi vòng quanh mộ quan sát ,sau đó bảo người nhà cuốc một đường bắt đầu từ hướng Đông Nam .Người nhà lập tức vâng lời nhưng chỉ vài nhát cuốc thì đụng phải một tảng đá lớn bèn phủi đất để xem thử thì thấy dường như có chữ nên la lên .Thầy địa lý bảo đào tảng đá mang đi rửa sạch thì thấy lộ ra bốn câu thơ như sau :

"Ngày xưa mạch lẫn dưới chân ,
Nhưng nay long mạch lại ăn lên đầu .
Khắc bia nhắn bảo thầy Tàu ,
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ ".

Đọc xong bốn câu thơ ,mặt thầy đang hí ha hí hửng lập tức hóa thành trắng bệt ,chắp tay xá mộ rồi trở bước bỏ đi một nước không quay đầu lại lấy một lần .Còn con cháu cụ Trạng quá vui mừng vì khi đã mất rồi mà cụ vẫn còn làm cho người đời "tâm phục khẩu phục " .


Huy Thanh
(6-6-2013)

Huy Thanh
12-06-2013, 08:14 PM
THƯ GỬI BA

Bình Dương, ngày...tháng...năm...

Ba kính yêu !

Con viết lên những dòng chữ này tâm sự cùng Ba để Ba hiểu được nỗi
lòng của con. Gặp Ba, con muốn nói với Ba nhiều điều nhưng cổ họng con
cứ nghẹn lại không sao nói được.

Trước đây, con giận Ba lắm vì con nghĩ Ba đã bỏ con. Ba chỉ biết tạo ra
con rồi để mặc con cho Mẹ nuôi dưỡng, không cần biết con sống chết ra
sao. Nhưng rồi con cũng được lớn khôn trong vòng tay của Mẹ và họ hàng
bên ngoại. Con cũng quen với cuộc sống như thế, coi như mình không có Ba
hay Ba đã mất.Thế mà cuộc sống quanh con đôi lúc cũng làm con buồn
lắm. Ba biết không, lên cấp hai đi học xa, con phải ở nội trú trong
trường. Mỗi tuần, sáng thứ hai Mẹ đưa con đến trường, thứ bảy lại rước
về. Trong tuần có rảnh thì Mẹ đến thăm, bạn bè con cũng thế. Rồi một hôm
bổng dưng bạn con hỏi: "Ủa sao chỉ thấy mẹ Thanh đưa đón không hà, ba
Thanh đâu sao không đến thăm?". Nghe bạn hỏi con tủi thân vô cùng, không
biết phải trả lời sao đây. Rồi có những lúc xem phim hay cải lương trên
truyền hình thấy có những đứa con có hoàn cảnh như con, con thương họ
cũng như thương bản thân mình và hy vọng có một ngày sẽ được gặp ba
như đa số đoạn kết trong đó.

Ba ạ, lúc nào Mẹ cũng bảo con là hình ảnh của Ba trước mắt Mẹ. Mẹ nói
con không giống Mẹ chút nào chỉ giống Ba thôi, cho đến tính tình cũng
vậy. Nhưng mà con có biết Ba mình thế nào đâu! Đôi khi trong lòng con
cũng có nhiều mâu thuẫn, có những lúc con ước mình được gặp Ba dù chỉ
một lần thôi, rồi cũng có lúc con nghĩ mình gặp Ba để làm gì cơ chứ, chỉ
buồn thêm mà thôi. Sống bên Mẹ thế này cũng hạnh phúc lắm rồi. Không có
Ba thì Mẹ dồn hết tình thương cho con, còn sung sướng hơn những đứa trẻ
bất hạnh khác nhiều. Con nghĩ như vậy để làm vui vì không có Ba bên
cạnh, và con cảm thấy thương Mẹ vô cùng, một người Mẹ đã dành cả cuộc
đời mình cho con. Vì thế, con thấy mình có bổn phận phải làm cho Mẹ vui
lòng và con đã cố gắng học để đáp lại sự tin yêu của Mẹ.

Con nghĩ mình sẽ không bao giờ được gặp Ba. Bởi vì Ba biết con
ở đây, và khi lên Sài Gòn học thỉnh thoảng con cũng có ghé thăm Cô Tư
nhưng con chẳng nghe Ba hỏi thăm con một lời nào qua cô Tư. Con buồn vô
cùng, nhưng con không ngờ hôm nay ước mơ của con đã trở thành hiện
thực, Ba tìm con và con được gặp Ba. Ba biết không, gặp Ba con mừng lắm
và cũng giận dữ lắm. Khi Ba gọi điện thoại cho con xong, đêm về con
không sao ngủ được, mong đến sáng để được gặp Ba. Đêm nằm suy nghĩ, ngày
mai gặp Ba con sẽ nói thật nhiều. Đến sáng, trên đường đến nhà cô Tư con
hồi hộp quá, vừa mừng, vừa lo không biết gặp Ba sẽ như thế nào đây ?

Ba ơi, gặp Ba rồi những điều con định nói bổng bay đâu mất
hết. Ánh mắt Ba nhìn con sao mà trìu mến, thân thương. Bỗng dưng con thấy
thương Ba vô cùng, không còn giận Ba nữa. Những lời Ba nói nghe sao ấm
áp quá. Lần đầu tiên, sau hai mươi ba năm lọt lòng Mẹ con mới biết được
Ba, được gọi lên tiếng Ba và được nghe tiếng Ba gọi con. Bây giờ con
hiểu Ba rồi, Ba đừng lo nữa, con không còn giận Ba nữa đâu, con thương Ba
lắm. Bây giờ con đã có Ba rồi, mong là Ba sẽ thương con mãi mãi.

Ba biết không, gặp Ba rồi lại thêm một đêm con mất ngủ, con
nhắm mắt lại là cứ thấy hình ảnh của Ba hiện ra thật trìu mến, thân
thương và những lời nói của Ba lúc nào cũng văng vẵng bên tai con, con
suy nghĩ và không sao ngủ được.

Thôi, bấy nhiêu lời tâm sự cùng Ba chắc Ba cũng hiểu được
lòng con, Và Ba sẽ thương con nhiều hơn nữa Ba nhé(dù sao một phần thân
thể con cũng do Ba tạo ra và dòng máu của Ba đang lưu chuyển trong cơ
thể của con). Con cầu chúc cho Ba được nhiều sức khoẻ, lúc nào cũng vui
vẻ, hạnh phúc cùng gia đình.
Con gái của Ba

Nguyễn Hà Thanh


- Huy Thanh viết thay một người...

Huy Thanh
29-07-2013, 07:00 PM
LƯU Ý: CÁCH ĐO HUYẾT ÁP CHÍNH XÁC NHẤT




https://mail.google.com/mail/?ui=2&ik=bc54bf6a47&view=att&th=1401df1768e500e8&attid=0.1.3&disp=emb&zw&atsh=1

Huy Thanh
30-07-2013, 11:39 AM
Mời các bạn xem xiếc bồ câu, rất hay và thú vị...



http://www.youtube.com/watch_popup?v=UXm-dBSUGCs&feature=youtu.be

Huy Thanh
21-10-2013, 12:02 PM
Tản mạn về bài thơ TRÀNG GIANG của Huy Cận

Tôi viết bài này nhằm giúp các em học sinh lớp 10, 11 có cái nhìn khái quát về cách làm một bài
"TẬP LÀM VĂN", dạng phân tích bài thơ.

Ví dụ đề bài cho: "Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ TRÀNG GIANG của Huy Cận".

Sau đây là gợi ý về bài làm:

Năm một nghìn chín trăm bốn mươi, "Lửa thiêng" ra đời với tất cả sự kinh ngạc của
mọi người, bởi vì trong cái tuổi đôi mươi ấy, thi sĩ Huy Cận xuất hiện đứng nhìn đời như một triết nhân ,khách quan trong mọi sự vật .Tập "Lửa thiêng" nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của giới yêu thơ, kể cả các nhà thơ nổi tiếng trước đó như Xuân Diệu, Hoài Thanh...Xuyên suốt tập Lửa thiêng là những bài thơ man
mác tình người,tình đất nước,u sầu nhưng đôn hậu và mấy bài thơ về tuổi học trò, với cái vui hồn nhiên trong sáng."Tràng Giang" là một bài thơ điển hình trong tập thơ ấy.

Bài thơ "Tràng Giang" này có lẽ tác giả viết từ năm hai mươi tuổi ,như vậy chắc là
đang học trường Cao đẳng canh nông Hà Nội và "Tràng Giang" ở đây chỉ có thể là sông Hồng mà thôi .Ở lứa tuổi này người ta thường hay nói đến cái tôi nhiều hơn, vì nó là mạch sống tiềm tàng ,là trung tâm rung động hồn thơ ,là tiếng nói bồng bột của tuổi trẻ.

Nhưng không,Huy Cận lại khác .Qua bài thơ thi sĩ đã thể hiện nỗi buồn mênh mông xa vắng ,đượm tình non sông đất nước ,lời thơ trang nhã cổ kính nhưng gần gũi với quê hương.

Ngay từ khổ thơ đầu ,nhà thơ đã chọn lựa những chi tiết ,sắp xếp lại để gây một cảm tưởng chung .Bức tranh "Tràng Giang" này vẽ nên rất nhiều chi tiết ,có thể nói là rậm rạp ,thế nhưng hình như nó vắng vẻ ,hiu quạnh làm sao .Một khúc sông dài,một con thuyền lẻ chiếc ,một cành củi khô lững lờ trôi đã gợi cho thi nhân một nỗi buồn sâu lắng .

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại ,sầu trăm ngã ;
Củi một cành khô lạc mấy giòng".

Hoàng hôn vắng lặng một mình đứng giữa cảnh sông dài trời rộng thì mấy ai không xúc cảnh sinh tình .Người buồn hay cảnh buồn ,người xui cảnh bâng khuâng hay cảnh xui người thương nhớ .Ai có ngờ chính đây là cái sầu mênh mông bát ngát, không ngăn cản được ,đến một cách bất ngờ và phát ra ở miệng thi nhân .Những tia nắng chiều lẻ loi báo hiệu một ngày tàn ,bỏ lại sau lưng một khung trời nhợt nhạt :

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống,trời lên, sâu chót vót;
Sông dài,trời rộng,bến cô liêu ".

Người ta thường hay nói"người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".Cảnh thiên nhiên trong bài thơ đơn sơ ,bình dị mà thật gần gũi,thân thiết với mọi người Việt Nam.Những cánh bèo trôi lững lờ ,những hàng dừa nước dọc bờ sông ,bãi cát vàng cũng làm rung động tâm hồn thi sĩ .Huy Cận sử dụng giác quan rất tinh tế lạ thường ,nhạy bén với cảnh vật xung quanh .Nhà thơ sầu quạnh quẽ vì sông thiếu một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu ( mà nơi quê hương tác giả chắc phải có ):

"Bèo giạt về đâu ,hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Với óc quan sát tinh tế ,nhà thơ đã tìm về những cảnh xưa ,nhìn qua đối tượng để tìm một ý nghĩa sau cùng .Cảnh chiều tà gợi nên sự chia lìa ,nỗi cô đơn ,sự tàn lụi Cảnh mênh mông hiu quạnh có núi có mây .Những đám mây xám xịt ,vần vũ xây thành trên tầng không mà cảm thương cho cánh chim nhỏ đang bay đơn độc lẻ loi một mình ( như chính bản thân nhà thơ ).Đứng trước khung cảnh như vậy làm sao mà khách đường xa không hướng về quê nhà, để tìm một chút "khói hoàng hôn":

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Làng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Cái buồn của Huy Cận là cái buồn dằng dặc ,sâu lắng ,tràn lan trong không gian, cái buồn của kẻ xa nhà, của kẻ làm trai thời ly loạn ,thương cho quê hương đất nước chưa được hưởng cảnh thanh bình .

Đọc :"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót ,
Sông dài, trời rộng bến cô liêu"

Khiến ta nhớ lại hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:" Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương".

Cả bốn câu này đều tả cảnh chiều tà (nắng xuống, tịch dương) nhưng mỗi nhà thơ đều có nét rung động cảm xúc riêng.

Chữ "cô liêu" Huy Cận dùng ở đây thật hay ,nó bộc lộ tâm trạng của tác giả buồn tê tái ,thấm lạnh tận lòng,nhà thơ đã hướng lòng mình theo từng ngọn nước đã bao lượt đầy vơi mà tâm tư không vơi niềm thương nhớ. Bài thơ gợi cho người đọc buồn lây,buồn lan ra tận nơi lưng đèo hút gió .Phải là người có tâm sự thật đầy, mới thốt ra được những lời áo não ,ngậm ngùi dường ấy .Nhưng cái sầu áo não đó luôn hướng tới sự giao hòa với tạo vật ,với vũ trụ vô biên vĩnh hằng. Bởi thế, thơ Huy Cận hàm súc một cách cổ điển và có màu sắc suy tưởng triết lý riêng .

Trong bài thơ có những hiện tượng dường như vô lý như:"Củi một cành khô lạc mấy giòng". Có một cành củi sao lại lạc mấy giòng nước .Chính ở đây ta mới thấy sự tinh tế của nhà thơ ,thi nhân tả cảnh tràng giang nhằm con nước ròng mới lộ ra bãi cát vàng ,nước chảy qua cồn cát nhỏ (lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu) tất phải rẽ hai mà rất có thể có nhiều cồn như vậy nên cành củi khô không biết lạc giòng nào ?Cũng như chí hướng của nhà thơ ,biết chọn đường nào đây?

Hoặc những lời hình như dùng không đúng nghĩa như "sâu chót vót" (chót vót là nói về chiều cao chứ ).Ta thử đọc lại câu :"Nắng xuống ,trời lên ,sâu chót vót", ngẫm nghĩ thật kỹ mới thấy nhà thơ nhìn xuống dòng sông chứ không phải nhìn lên trời và bóng bầu trời in sâu tận đáy dòng nước nên nhà thơ mới dùng chữ như vậy.

Tiếng thơ của Huy Cận không dành sẵn cho ta một thứ âm nhạc để truyền cảm ,hơi và điệu thơ thường tỏ ra gút mắt ,sường sượng ,ngập ngừng dường như lỏng lẻo ,rời rạc nhưng chính cái khía cạnh ấy là chỗ ẩn tàng ý nghĩa sâu sắc của Huy Cận .

Với những nhà thơ khác ta có thể hiểu cạn nghĩa cạn lời ,trái lại đọc thơ Huy Cận rồi lắng chờ sự rung động của trực cảm thì rất hiếm .Tiếng thơ của Huy Cận không rung động được thành tiếng nhạc ở lòng ta mà lại giữ ý quá kín đáo, như hoa còn phong nhụy đang gói ghém hương thơm .Bởi vậy đọc thơ Huy Cận ta phải đọc đi đọc lại ,ta phải nghiền nát càng vụn ra thì nghĩa lý càng sáng tỏ ,rồi ý nhạc mới vang lên .Lúc bấy giờ ta mới có cái thích thú là hiểu được thơ của thi nhân.


Huy Thanh
21-10-2013