Xem phiên bản đầy đủ : Về chuyện thơ đường luật ngũ độ thanh
KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
24-06-2013, 12:56 PM
VỀ CHUYỆN THƠ ĐƯỜNG LUẬT NGŨ ĐỘ THANH
Nhân có ý kiến của vị Điều Hành Viên NGUYÊN XUÂN, cố bênh vực thơ Đường luật Ngũ độ thanh, thế này: "Tác giả lucbinhtim viết theo lối Ngũ độ thanh, cảm xúc man mác buồn được lồng trong những vần thơ rất mượt. (Kiền Đức gạch chân)
Nguyên Xuân ", tôi thấy nhất thiết phải đề đạt lên Quý vị và gởi đến các thành viên của Diễn Đàn VNTH ý kiến riêng của tôi.
Thơ Đường luật ngũ độ thanh dù sao cũng chỉ là một lối chơi, xin đừng đăt lên như một kiểu mẫu, hay như sự thách đố hoặc phân chia đẳng cấp...
Điều quan trọng là mấy bài thơ, có bài được "chấm điểm', trích dẫn sau đây cho thấy dù sao sự gượng ép hoàn toàn là không tránh khỏi. Chỉ vậy thôi cũng cho thấy một mặt không ổn của thể thơ này.
ĐÊM
Lặng lẽ trăng gầy thả bóng treo
Vờn mây đẫm lệ cuối thôn nghèo
Bên thềm lẻ bóng hoa sầu lạc
Trước ngõ riêng hình mộng oải theo
Nhạt nhẽo tình bay đùa gió thoảng
Trầm ngâm lá đổ chạm sương vèo
Đêm này lạnh buốt rèm mi đỏ
Khắc khoải hiên nhà xõa lụa reo.
lucbinhtim
ƯƠM THƠ
(Họa vần)
Ân cần rắc hạt khẽ khàng treo
Rẽ rọt lời thưa ý chẳng nghèo
Đối đã âm thầm mang luật trải
Niêm liền nhã nhặn rủ vần theo
Tình thâm tỏa rộng khinh nồm lỡ
Nghĩa cả bồi cao mặc bấc vèo
Giũa luyện trau dồi tôn dáng vẻ
Mai rày gióng giả giữa trời reo.
Nắng Xuân
24/6/2013
BUỒN REO
Bóng liễu bên hồ nhỏ lệ treo
Chờ men gió hạ trải quê nghèo
Dăm cành đọng khẽ đùa sương khép
Mấy ngọn giăng hờ chở nỗi theo
Lạnh lẽo tơ chùng sao ngắt mỏng
Thờ ơ gánh mộng cũng rơi vèo
Đêm gầy rụng đỏ tàn môi thuốc
Thả khối thương sầu lặng lẽ reo.
lucbinhtim
TRĂNG
Quạnh quẽ trời đêm bóng lẻ treo,
Canh dài khắc khoải dọi quê nghèo.
Xanh màu bãi vắng âm thầm gọi,
Thẳm sắc bờ xa lặng lẽ theo.
Gió nổi, hình côi màu nhạt nhẽo,
Mây vờn, phận lẻ dáng cong vèo.
Dềnh theo nước cả trôi biền biệt,
Vẳng lại âm thầm tiếng liễu reo.
phamanhoa
Những câu từ màu xanh cho thấy sự gượng ép. còn nhiều bài nữa, xin phép không trích dẫn.
Thơ cần sự tự nhiên, lưu loát, thanh thoát và giàu nhạc điệu (bằng nhiều cách)
Sự gượng ép có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Mấy lời mạo muội, mong được lắng nghe, nếu có sai lỗi, xin Quý vị tha thứ cho. Trân trọng cảm ơn.
KIỀN ĐỨC
Trần Thế Nhân
24-06-2013, 01:31 PM
VỀ CHUYỆN THƠ ĐƯỜNG LUẬT NGŨ ĐỘ THANH
Nhân có ý kiến của vị Điều Hành Viên NGUYÊN XUÂN, cố bênh vực thơ Đường luật Ngũ độ thanh, thế này: "Tác giả lucbinhtim viết theo lối Ngũ độ thanh, cảm xúc man mác buồn được lồng trong những vần thơ rất mượt. (Kiền Đức gạch chân)
Nguyên Xuân ", tôi thấy nhất thiết phải đề đạt lên Quý vị và gởi đến các thành viên của Diễn Đàn VNTH ý kiến riêng của tôi.
Thơ Đường luật ngũ độ thanh dù sao cũng chỉ là một lối chơi, xin đừng đăt lên như một kiểu mẫu, hay như sự thách đố hoặc phân chia đẳng cấp...
Điều quan trọng là mấy bài thơ, có bài được "chấm điểm', trích dẫn sau đây cho thấy dù sao sự gượng ép hoàn toàn là không tránh khỏi. Chỉ vậy thôi cũng cho thấy một mặt không ổn của thể thơ này.
ĐÊM
Lặng lẽ trăng gầy thả bóng treo
Vờn mây đẫm lệ cuối thôn nghèo
Bên thềm lẻ bóng hoa sầu lạc
Trước ngõ riêng hình mộng oải theo
Nhạt nhẽo tình bay đùa gió thoảng
Trầm ngâm lá đổ chạm sương vèo
Đêm này lạnh buốt rèm mi đỏ
Khắc khoải hiên nhà xõa lụa reo.
lucbinhtim
ƯƠM THƠ
(Họa vần)
Ân cần rắc hạt khẽ khàng treo
Rẽ rọt lời thưa ý chẳng nghèo
Đối đã âm thầm mang luật trải
Niêm liền nhã nhặn rủ vần theo
Tình thâm tỏa rộng khinh nồm lỡ
Nghĩa cả bồi cao mặc bấc vèo
Giũa luyện trau dồi tôn dáng vẻ
Mai rày gióng giả giữa trời reo.
Nắng Xuân
24/6/2013
BUỒN REO
Bóng liễu bên hồ nhỏ lệ treo
Chờ men gió hạ trải quê nghèo
Dăm cành đọng khẽ đùa sương khép
Mấy ngọn giăng hờ chở nỗi theo
Lạnh lẽo tơ chùng sao ngắt mỏng
Thờ ơ gánh mộng cũng rơi vèo
Đêm gầy rụng đỏ tàn môi thuốc
Thả khối thương sầu lặng lẽ reo.
lucbinhtim
TRĂNG
Quạnh quẽ trời đêm bóng lẻ treo,
Canh dài khắc khoải dọi quê nghèo.
Xanh màu bãi vắng âm thầm gọi,
Thẳm sắc bờ xa lặng lẽ theo.
Gió nổi, hình côi màu nhạt nhẽo,
Mây vờn, phận lẻ dáng cong vèo.
Dềnh theo nước cả trôi biền biệt,
Vẳng lại âm thầm tiếng liễu reo.
phamanhoa
Những câu từ màu xanh cho thấy sự gượng ép. còn nhiều bài nữa, xin phép không trích dẫn.
Thơ cần sự tự nhiên, lưu loát, thanh thoát và giàu nhạc điệu (bằng nhiều cách)
Sự gượng ép có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Mấy lời mạo muội, mong được lắng nghe, nếu có sai lỗi, xin Quý vị tha thứ cho. Trân trọng cảm ơn.
KIỀN ĐỨC
"Thơ Đường luật ngũ độ thanh dù sao cũng chỉ là một lối chơi, xin đừng đăt lên như một kiểu mẫu, hay như sự thách đố hoặc phân chia đẳng cấp..."
Quả là một Thi Nhân chân chính! chúng ta "chơi" thơ Đường Luật theo lối riêng của mỗi người. cái hay cái dở ai cũng cảm nhận được qua từng bài thơ khi đọc lên. "Thơ cần sự tự nhiên, lưu loát, thanh thoát và giàu nhạc điệu (bằng nhiều cách)
Sự gượng ép có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều."
Cái "tôi" sự khác biệt của mỗi cá nhân mới làm nên những kiệt tác.
Cảm ơn bác KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG!
TTN
lucbinhtim
24-06-2013, 02:09 PM
Xin lỗi mọi người, cho LBT góp ý vào đây. Ở đây, tôi là người mới vào, vì tập tành nên những bài thơ nên còn nhiều chỗ sai sót, hơn nữa tôi không bắt buộc mọi người phải họa theo đúng cách ấy. Mà sự thể hiện của con người ta không phải ở chỗ trưng ngũ độ thanh, và xin nhắc lại cho các thi hữu nhớ rằng, NDT không nhằm ám chỉ sự phân chia đẳng cấp nào cả, cái đó là do chính bản thân của các thi hữu nhìn nhận và nhận xét nó thôi. Nếu không phải chính thể, và khả năng viết tốt thì hầu hết ai cũng đều vướng phải lỗi, bệnh. Đồng ý là nhạc tính có nhiều cách phối hợp và kiểu tạo. Đừng ai bảo việc thơ đường đều phải trọng yếu về ý, nội dung còn về mặt hình thức không quan trọng. Không quan trọng hình thức là nó không là thơ Đường luật. NDT là giúp mọi tránh các lỗi về thanh nhưng các bạn dù cố gắng thử nghiệm nhưng vẫn tồn taị nhiều lỗi mà NDT cố gắng lấp chỗ. Thực ra một bài NDT hay không phải dễ có được như mọi người từng viết đâu. Và tôi cũng xin nhắc lại một lần đây là một kiểu chơi trong thơ đường, không phải là Thể thơ. Tại sao lại dùng chữ "cố bênh vực", rõ ràng như vậy là ở đây có sự chia phái với nhau chỉ trích nhau chớ đâu có niềm đam mê thơ văn đúng nghĩa. Thiết tưởng tất cả chúng ta nên dừng lại tranh luận về NDT ở đây là hợp lý.
Đôi dòng mạo muội,
Nắng Xuân
24-06-2013, 02:43 PM
Nắng Xuân xin phép có đôi lời:
NGŨ ĐỘ THANH chẳng qua chỉ là một sự thể nghiệm. Chúng tôi không ép buộc ai phải chơi NGŨ ĐỘ THANH hết. Tuy nhiên, theo thiển nghĩ của NX thì "nhập gia tùy tục" là phép lịch sự tối thiểu. Đó là lý do vì sao Nắng Xuân và Nguyên Xuân có đôi lời đề nghị (không phải ép buộc) khi thi hữu muón post bài xướng họa giao lưu trong Topic của bạn lucbinhtim. Chúng tôi không đến topic của Quý vị để khuyên Quý vị làm NĐT.
Trong cách chơi nào cũng có luật riêng. Nếu khắt khe chút thì khả năng rèn luyện càng cao. Có rèn luyện hay không, quyết tâm rèn hay lớt phớt, có khả năng hay lực bất tòng tâm... là tùy thuộc ở mỗi cá nhân.
Riêng về bài của ƯƠM THƠ của Nắng Xuân, NX chỉ có mầy lời tự bào chữa cho mình trước ý kiến của thi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG:
1) RẼ RỌT là gì? RẼ là rành rẽ, RỌT là rành rọt, từ ghép RẼ RỌT (rõ từng tiếng vừa đủ nghe) có trong nhiều từ điển thông dụng (kể cả từ điển online hay Lạc Viêt cài trên máy cũng đều có). http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/R%E1%BA%BD_r%E1%BB%8Dt
2) Khinh NỒM lỡ và mặc BẤC vèo (Lỡ có xảy ra NỒM hay khi gió BẤC thổi) là hai đợt gió mùa gây khắc nghiệt cho đời sống. Nghĩa cả và Tình thâm chúng ta đối với nhau thì dù khó khăn trở ngại nào cũng không làm chúng ta chùn bước là ý của hai câu mà NX gửi gắm.
Xin hỏi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG, một Thi nhân chân chính (Trần Thế Nhân) có còn thấy gượng nữa không ạ?
Nếu chúng ta chê nhau, cũng nên nói có sách, mách có chứng. Nếu chúng ta bơm nhau cũng đừng bơm đến quá sống sượng.
Trân trọng.
nguyenxuan
24-06-2013, 03:36 PM
Nguyên Xuân có một số ý kiến như sau:
1. Theo ý riêng tôi, mọi thi hữu đều có thể bày tỏ ý kiến của riêng mình với tinh thần góp ý, xây dựng chân thành trên tình thi hữu giúp đỡ, động viên lẫn nhau.
2. Cảm nhận thơ xưa nay đều mang dấu ấn riêng của cá nhân và nhiều khi không đồng điệu với người khác. Thậm chí không cảm nhận và hiểu đúng điều mà tác giả muốn gửi gắm. Điều đó cũng không có gì sai và không làm tổn thương ai, vì cảm nhận thơ không dễ và thơ là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ thơ thường tạo ra: ý tại ngôn ngoại nên nhiều khi mỗi người có cách hiểu khác nhau.
3. Trên VNTH, hình như tôi chưa thấy việc trích thơ của các tác giả khác để bình luận gượng hay không gượng, khen chê đúng hay sai …, tôi cũng từng góp ý cho bạn thơ nhưng chỉ PM nhắn tin rất dè dặt.
4. Tác giả lucbinhtim mới tham gia Thi đàn, post những bài thơ đầu tiên, nếu nhận được sự cảm mến và góp họa của thi hữu thì rất đáng quý và rất đúng với phương châm của Diễn đàn chúng ta:
“Tình thân ái bốn phương tụ hội
Nghĩa nhân hòa một khối đồng tâm”
Chúng tôi cũng chỉ vào trang của lucbinhtim để mạo muội viết đôi điều cảm nhận rất sơ lược như là lời đón chào thân thiện, bởi tôi nhớ lại cảm giác lo ngại của mình ngày đầu mình gia nhập diễn đàn.
5. Về Đường luật Ngũ độ thanh, thì đây là một thử nghiệm, tác giả nào thích thì viết thử, không thích thì thôi.
6. Về họa thơ NĐT, thì theo tôi nếu họa theo thử nghiệm của tác giả cũng là cách rèn luyện cách viết của mình và cũng là cách động viên tác giả bài xướng.
7. Xin đề nghị mọi góp ý, thắc mắc về thơ Đường luật đều nên post ở mục Góc Xướng - Họa Đường luật, mục Góp ý – xây dựng để các thi hữu dễ tìm kiếm.
http://vnthihuu.net/forumdisplay.php?93-G%C3%B3p-%C3%BD-X%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng
8. Cuối cùng tôi xin đề nghị admin chuyển Topic này về đúng vị trí.
Xin trân trọng cảm ơn
Nguyên Xuân
KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
24-06-2013, 04:55 PM
Kiền Đức cũng xin có mấy lời để đả thông vấn đề:
1- Tôi chỉ kêu gọi một cách chơi , đừng phân đẳng cấp vì có hay không có thơ NDT, và
2- Nêu mấy thí dụ về sự gượng ép trong khi cố gò cho thành NDT,
Sự giải thích của Thi Hữu Nắng Xuân, tôi thấy rõ rồi, Xin cảm ơn.
Tuy nhiên nặng lời với nhau thế có nên không?
Tôi vốn không bằng cấp, học vị, chỉ là người thiếu văn hóa, nhưng đã khiêm tốn xin phép góp ý kiến, và xin lỗi sau đó.
Những lời nặng nề, cứ để cho người thiếu văn hóa này nói thì hơn.
Tôi cũng vẫn cầu thị, muốn học hỏi nhiều hơn, bằng cớ là vẫn tiếp nhận sự góp ý và sửa chữa của Nắng Xuân rồi.
Với Nguyên Xuân, và Lucbinhtim, nếu có điều không bằng lòng, cho tôi xin lỗi một lần nữa, nhất là Nguyên Xuân. Trân trọng
Kiền Đức
Kiều Thành
24-06-2013, 05:55 PM
Kính mời quý vị sang topic này: http://vnthihuu.net/showthread.php?8966-V%E1%BB%81-th%C6%A1-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-lu%E1%BA%ADt-Ng%C5%A9-%C4%91%E1%BB%99-thanh&p=121751#post121751
Chúng ta bàn về Ngũ độ thanh!
lucbinhtim
24-06-2013, 06:15 PM
Chúng ta tìm đến với nhau vì một niềm say mê con chữ, sự thú vị trong sáng trong ngôn từ đặc biệt là 56 chữ vô cùng huyền bí, chúng ta đã lựa chọn chúng một cách có chủ ý để gửi gắm cảm xúc và trải tâm tư vào đấy. Thực tế, dù viết có nhiều đến đâu có bay bướm cỡ nào hoặc lạn lách, bẻ ngõ, phá lối cách mấy đi nữa thì vẫn không bao giờ trọn vẹn. Mọi người đều có riêng cho mình một hướng phấn đấu, rèn luyện, để tự hoàn thiện bản thân hơn. Dĩ nhiên, ngõ ngách con đường ấy không bao giờ bằng phẳng, mà đều có sự gồ gề nhất định. Có thể cái bạn bè chưa chu chỉnh thì cá nhân ta khắc phục mặt hạn chế ấy xem như là tăng thêm kinh nghiệm. Kiến thức thì mênh mông vô cùng tận mà sức ai ai cũng có hạn. Giao lưu và học hỏi, chứ không để phanh phui nhược điểm mà phê thẩm. Chưa chắc lời khen đã tốt và sự chê bai đã xấu. Mọi việc đều có hai mặt, chưa hẳn người không nói là không biết và thao thao bất tuyệt đã ắt rõ nguồn cơn. Lucbinhtim không phật lòng gì về cả, và dĩ nhiên tất cả đã là thành viên của VNTH thì không ai là kém hay xấu văn hóa gì cả, mà ai cũng có tính cách riêng thôi. Văn hóa của con người cũng không nên vội vàng mà mang ra thẩm định.
Hi vọng mọi người hãy vì thú vui này mà khỏa lấp điều hiềm khích dù nó rất mong manh.
Thân ái!.
LBT
HỒNG THOẠI
24-06-2013, 06:47 PM
Hồng Thoại xin được có ý kiến cùng quý thi hữu :
- Tôi rất đồng tình với nhận định của thi hữu lucbinhtim rằng hình thức Ngũ Độ Thanh chỉ là một kiểu chơi, chứ không phải là một thể thơ.
Để tạo sự phong phú và đa dạng cho sân chơi của chúng ta, nhưng đồng thời lại góp phần rất tích cực trong việc nâng cao tay nghề ( viết thơ Đường luật ) của người tham gia chơi, tôi rất hoan nghênh và ủng hộ việc làm của hai thi hữu Nắng Xuân và nguyen xuan khi đề ra kiểu chơi này. Nhưng do đây chỉ là một thử nghiệm, cho nên ai thích thì tham gia, bằng không thì thôi.
- Cũng phải thừa nhận rằng viết một bài Đường luật theo hình thức Ngũ Độ Thanh rất khó. Chỉ riêng việc tìm từ để tuân thủ đúng hình thức Ngũ Độ Thanh đã mướt mồ hôi, sang đến việc tìm từ có ý nghĩa rõ ràng hoặc đối chuẩn... thì càng oải! Được mặt này thì mất mặt kia. Và rải rác ở một số bài bị vướng lỗi này. Theo quý thi hữu thì khi làm một BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT, chúng ta tuân thủ đúng hình thức NĐT nhưng đối không chuẩn, hoặc dùng từ gượng ép, không rõ nghĩa, và ngược lại, thì chúng ta nên chọn cách nào ?
- Chỉ mới qua mấy bài viết mang nội dung TRAO ĐỔI mà người đọc đã được đọc những từ không mấy nhã nhặn dành cho nhau ! Mong quý thi hữu nếu có tiếp tục trao đổi thì cần trao đổi trong tinh thần đoàn kết, xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ.
( Một sự việc đã xảy ra rất nhiều lần và cũng đã được chấn chỉnh rất nhiều lần là sự trích dẫn dài dòng, không cần thiết.Để tránh sự nặng tải cho diễn đàn, mong quý thi hữu khi họa thơ, chỉ cần trích dẫn một đến hai bài tiêu biểu, không cần phải trích dẫn toàn bộ 5-6 bài họa, như đang diễn ra tại trang 2, topic Tập tành ĐL của bạn lucbinhtim )
Chúc tình thi hữu luôn gắn bó bền chặt.
HỒNG THOẠI
phamanhoa
24-06-2013, 06:51 PM
PHẠM AN HÒA xin phát biểu :
1-Thơ Đường vốn là thể thơ cổ kính,bác hoc và đài các vốn thịnh hành trong không gian biền ngẫu của nền văn học hán nôm ở Trung Quốc và Việt nam xưa. Nay ít được ưa chuộng rộng rãi vì quá gò bó bởi những quy ước khắc khe của nó,
2-Tuy nhiên thể thơ này hiện nay vẫn còn được ưa chuộng trong một cộng đồng nào đó bởi tính giao lưu,xướng họa lý thú và dí dỏm nhưng không kém phần nhân văn của nó.
3-Chúng ta -những người chơi thơ Đường- vì vậy cần thiết bao giờ cũng phải tuân thủ tính nhân văn đó.
4-Ngoài những quy ước nghiêm ngặt về niêm luật vận đối,những định chế về lỗi bệnh khắc khe, thì thơ Đường - với tư cách là một loại hình nghệ thuật- vẫn có những biến tấu đầy phóng túng mà trong đó "Ngũ Bộ Thanh" mà chúng ta đang bàn cải là một ví dụ.
5-Bản chất nghiệt ngã của cuộc chơi này phải được tuân thủ nếu ta tự nguyện tham gia, cho dù khiên cưỡng là điều không thể tránh khỏi.
6-Những tranh cải, những đối thoại phải tuyệt đối tránh dùng những cụm từ mang tính khiêu khích như: "Cố bênh vực"(KĐ),"Cao nhân"(NX),"Thi nhân chân chính"(TTN)... vì chúng chỉ tạo ra sự hiềm khích và thiếu tính nghệ sĩ cần thiết mà ai cũng phải có khi tham gia Diễn Đàn.
7-Khi giới thiệu và nhận định về văn phong của một tác giả, các Mod cần tránh những nhận xét thiếu khách quan,đại loại như:"Tác giả lucbinhtim viết theo lối Ngũ độ thanh, cảm xúc man mác buồn được lồng trong những vần thơ rất mượt."dù như Mod NX đã thố lộ rằng mình đã viết những lời này dựa trên "cảm giác lo ngại của những ngày đầu mình gia nhập diễn đàn" thì cũng không nên có.
8-Những suy nghĩ trên thuần mang tính xây dựng, nếu có câu chữ nào,ý tưởng nào thô vụng vô tình làm phật ý ai đó, thì xin vì lợi ích chung của Diễn Đàn nói chung, và Chuyên trang Đường luật nói riêng, mà bỏ qua cho.
Trân trọng
phamanhoa
Nắng Xuân
24-06-2013, 06:58 PM
Tôi xin lỗi thi Huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG vì tôi nói không khéo. Ý tôi muốn nói là không nên bơm nhau quá để giữ nét văn hóa chứ không hề ám chỉ ai thiếu văn hóa cả. Việc Huynh thắc mắc về thơ của Thi hữu thì Chị Nguyên Xuân đã giải thích rồi (cảm nhận thơ người khác rất khó). Huynh cũng đâu có chê gì thơ tôi đâu. Đúng không nào?
Xin mọi người hãy ghi nhận ở Nắng Xuân lòng cầu thị.
Xin lỗi Ban Điều Hành và Toàn thể Thành viên vì Nắng Xuân đã viết không khéo để gây ra hiểu lầm.
Ngọc Châu
24-06-2013, 07:03 PM
Anh Kiền Đức phát biểu: "Thơ Đường luật ngũ độ thanh dù sao cũng chỉ là một lối chơi, xin đừng đăt lên như một kiểu mẫu, hay như sự thách đố hoặc phân chia đẳng cấp..."
Ngọc Châu tán thành với anh ấy nhưng muốn nói thêm là " ngay cả các bài thơ HỒI VĂN CÁCH cũng chỉ nên coi là thú chơi của người có nhiều thời gian rảnh mà thôi."
Mơi làm TLĐ được bốn năm nay, nhưng do có tính thích nghiên cứu và áp dụng không đến nỗi quá chậm, vì vậy Ngọc Châu cũng có được một số bài TLĐ được bạn bè ưng ý. Tuy nhiên do còn nhiều ham thích khác, cần phải phân chia thời gian hợp lí nên không muốn bỏ công để viết ra những bài chỉ mang tính LÀ THÚ CHƠI như trên.
Mặt khác ta nên đặt với nhau câu hỏi: TẠI SAO CÁC BÁO RẤT ÍT IN TLĐ VÀ CÁC NHÀ THƠ CHUYÊN NGHIỆP ÍT NGƯỜI LÀM TLĐ?
Chưa có ai được kết nạp vào các hội nhà văn Trung ương và địa phương vì làm TLĐ hay cả. Đó là thưc tế, làm TLĐ chỉ gồm các vị "ấu-vờ" ngũ thập mà thôi, nhiều nhất lại là lứa tuổi trên 60 đến trên 80!
Theo NC đó là vì tính BẢO THỦ QUÁ MỨC của loại hình TLĐ. Cũng không cần thiết phải diễn giải dài dòng nữa vì NC đã từng có tham luận khá daÌ về TLD THỜI @ , đầu tiên đăng ở Vanvn, sau đó nhiều nơi đăng lại :(http://thoduongdatviet.com/11405/145/d/nws/suy-nghi-ve-tho-luat-duong-thoi-.aspx
Cuối cùng NC muốn nói là mình luôn kiên định với ý kiến "LÀM THƠ CẦN TRỌNG TỨ HƠN TRỌNG TỪ" mà thôi.
NHỮNG BÀI THƠ LUẬT ĐƯỜNG HAY, ĐƯƠC LƯU TRUYỀN (NGAY CẢ THƠ THỜI NHÀ ĐƯỜNG CHÍNH HIỆU) cũng đều mắc lỗi nếu đem luật ra soi. TRONG KHI NHỮNG BÀI THƠ THẬT CHUẨN LẠI CHẲNG THẤY ĐƯỢC LƯU TRUYỀN.
Vậy mọi người nghĩ sao về vấn đề này?
Mong được nghe thêm ý kiến bạn bè
Ngọc Châu
Nắng Xuân
24-06-2013, 07:03 PM
Nắng Xuân ghi nhận lời phê bình của thi huynh Phamnhoa về việc dùng từ Cao nhân.
Xin lỗi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG một lần nữa và xin xóa 2 từ nhạy cảm này và những câu thiếu tế nhị dễ gây hiểu lầm mà thi hưynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đã nhắc đến.
Trân trọng.
nguyenxuan
24-06-2013, 08:11 PM
"Khi giới thiệu và nhận định về văn phong của một tác giả, các Mod cần tránh những nhận xét thiếu khách quan,đại loại như:"Tác giả lucbinhtim viết theo lối Ngũ độ thanh, cảm xúc man mác buồn được lồng trong những vần thơ rất mượt."dù như Mod NX đã thố lộ rằng mình đã viết những lời này dựa trên "cảm giác lo ngại của những ngày đầu mình gia nhập diễn đàn" thì cũng không nên có"
Thực ra với người mới làm thơ ĐL như Nguyên Xuân, lại đang học hỏi viết ĐL NĐT thì Nguyên Xuân rất ngưỡng mộ kỹ thuật thơ của tác lucbinhtim, mặc dù Nguyên xuân không biết tác giả ai, tác giả trẻ hay già, nam hay nữ, đã làm thơ lâu chưa ... cứ thấy viết mượt hơn mình thì khen, chân thành từ đáy lòng. Xin lỗi mọi người nếu Nguyên Xuân có cảm nhận khác.
HuyenLam
24-06-2013, 08:58 PM
Khó Quá
Để viết tròn câu Ngũ Độ Thanh
Đêm đêm tớ vẫn phải chuyên dành
Bôi đi bảy bận còn sai bét
Xóa lại mười phen vẫn chửa rành
Khó dễ cho lòng càng phải bực
Nề hà để dạ tức cầm canh
Giờ đây nhất định không chơi nữa
Biết phận thôi ta bỏ cũng đành !
HL
KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
24-06-2013, 09:44 PM
Nắng Xuân ghi nhận lời phê bình của thi huynh Phamnhoa về việc dùng từ Cao nhân.
Xin lỗi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG một lần nữa và xin xóa 2 từ nhạy cảm này và những câu thiếu tế nhị dễ gây hiểu lầm mà thi hưynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đã nhắc đến.
Trân trọng.
Một lần nữa, Kiền Đức xin lỗi TẤT CẢ QUÝ THI HỮU có hay không có liên quan đến cuộc 'lùm xùm' này. Cũng có phần nóng vội, mà cũng có phần bức xúc với một số bài không 'ngọt ngào' mấy, cũng nghĩ đến cảm giác của một vài Thi Hữu (chắc thế), mà Kiền Đức phát biểu, làm xáo động Làng Thơ. Thực sự Kiền Đức cũng muốn học hỏi, đáp ứng phong trào, và còn muốn đưa ra đôi bài thử phá cách xem sao... Kiền Đức tuyệt đối không dám chê bai, bài bác bất cứ một ai, một bài thơ nào.
Gây ra sự ồn ào nay, Kiền Đức lại thêm một tội lỗi nữa rồi.
Kính mong tất cả Diễn Đàn chúng ta luôn vui vẻ, thân thiện và chân tình xướng họa và đăng tải thật nhiều bài thơ hay. Thực sự thơ vốn là món ăn tinh thần rất hữu ích cho mọi người và đặc biệt là cho chính chúng ta vậy.
Lần nữa xin tạ lỗi và kính chúc tất cả mọi điều tốt đẹp.
Kiền Đức chân thành kính cẩn thưa chuyện. Trân trọng.
KIỀN ĐỨC
lucbinhtim
24-06-2013, 09:53 PM
Đôi dòng cùng t/g Ngọc Châu:
1. LBT đồng ý với thi hữu NC và KĐ như ý nghĩa ban đầu.
2. NĐT là kiểu chơi trong thơ và bất kỳ hình thức khác lạ nào so với chính thể đều xem là kiểu chơi: Thuận nghịch, nhất thủ, độc vận, vỹ tam thanh, khoán thủ,...
3. LBT không tán thành câu nói NĐT là kiểu mẫu để phân chia đẳng cấp, nó chỉ phân loại t/g quan tâm hay không quan tâm đến kiểu chơi ấy.
4. Ý nghĩa của chữ Đường luật, nếu chú ý cảm xúc thì không sai nhưng chưa đủ.
5. Thi hữu NC bảo lối chơi "thời gian rảnh mà thôi" nghe không thấu tình lắm, bởi vì có người chỉ thích viết mỗi kiểu thơ "hồi văn" rồi sao, nếu luận vấn đề thời gian thì xem ra ai làm thơ cũng đều là "rảnh" hết.
6. Việc báo chí ít đăng cũng không là vấn đề gì cả bởi vì đối với những ai làm thơ Đường thì ắt hẳn họ đã biết điều ấy, họ xem thơ Đường là thú vui tao nhã không vì nhuận bút.
7. Thơ đường không phải là thể thơ dành riêng cho thế hệ 60-70 viết và thưởng thức đâu vì bây giờ cũng có nhiều t/g và bạn đọc là thanh niên trẻ tuổi 20-30-40.
8. Thực ra mà nói người viết thơ đường ít vào được Hội nhà văn, nguyên nhân mặt bằng văn học nghệ thuật thì dĩ nhiên thể tự do ưu thế hơn và dễ phát triển hơn. Mà ít ai có khả năng chỉ làm thơ không mà đủ kiếm gạo, tiền phục vụ cuộc sống.
9. Điều mà LBT hay gặp thường xuyên và hốc búa trên mạng và các thi đàn là khi đem lỗi, bệnh ra trao đổi thì đa số dùng các tác phẩm xưa, của ông cha trước đây ra soi rọi.
10. Khi ấy, thơ cũng khi vầy khi khác ở bình diện thời gian và tiến trình của lịch sử phát triển cũng như điều kiện không gian, địa lý. Cái buổi ngày xưa đó, thơ đường cực thịnh và góc nhìn, đánh giá khác so với bây giờ
11. XH phát triển nhu cầu thẩm mỹ đòi hỏi xa hơn, nhiều người tâm huyết đã tập hợp tài liệu và lọc ra những điều cơ bản để làm tiêu chí đánh giá, nhận xét nhằm nâng lên một góc nhìn khác.
12. Việc so sánh như thi hữu NC đưa ra quả thật có sự khập khiểng, vì sao không nhận định thơ tự do và thơ tự do thời kỳ 32-45 để xem và đánh giá tầm vóc của nó.
Đôi điều cùng thi hữu,
Trân trọng!
LBT
Trần Thế Nhân
24-06-2013, 10:20 PM
Trần Thế Nhân xin trân trọng cảm ơn mọi người đã cùng góp ý đầy thiện chí xây dựng tìm hiểu về chủ đề này!
“Ngũ Độ Thanh là dạng thơ giàu nhạc điệu. đó là dạng thơ có từ thời nhà Hán với Nhạc phủ rồi đến khi Luật Thi ra đời. Các tiền nhân xưa đã kết hợp Nhạc phủ vào ĐưỜng Thi và nổi trội hơn cả là Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với 4 câu đầu trong bài thơ :
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Mọi người khi nhìn vào 4 câu này đều cho rằng Thôi Hiệu (khoảng 704–754 đời Đường Huyền Tông) làm bài thơ này là thơ Cổ Phong chứ ko phải thơ Đường (sai luật, điệp từ Hoàng Hạc đến 3 lần) nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì đây là sự cách tân của ông với 4 câu đầu làm theo điệu thức từ thời kỳ đầu của Nhạc phủ Nam triều (Mã Mậu Nguyên khi chú giải Hoàng Hạc Lâu cho ta biết: “Bốn câu đầu bài thơ này dùng ba chữ hoàng hạc liên tiếp nhau, kiểu câu này bắt đầu từ nhạc phủ Nam triều, người đời Đường đưa nó vào luật thi, hình thành một loại biệt điệu của thất ngôn luật thi”. Xin xem: Mã Mậu Nguyên tuyển chú: Đường thi tuyển, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã, bản 1999).
Ngoài nhạc phủ Nam triều ra, ở đầu đời Đường, Thẩm Thuyên Kỳ từng sử dụng điệu thức này khi trước tác Long trì thiên. Như vậy, sáng tạo của Thôi Hiệu là kế thừa truyền thống. Ông không bịa chuyện, cũng không hoàn toàn “hư cấu” nên mô thức mới. Thôi Hiệu đã tìm được sự gợi ý từ những sáng tạo của tiền nhân. Chính điều này đã khiến những cách tân của ông, như nói ở trên, đã không gây sốc đối với độc giả. Lý Bạch sau khi đọc biết ngay đó là bài thơ vô tiền khoáng hậu, đành chấp nhận gác bút.
Một câu hỏi tiếp: tại sao cũng kế thừa tiền nhân (không chỉ Thẩm Thuyên Kỳ, sau Thôi Hiệu còn có Lý Bạch cũng sử dụng mô thức này), song chỉ có Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lưu danh thiên cổ?
Cùng với những phân tích ở bài viết trước, chúng tôi xin nhấn mạnh thêm, chính Thôi Hạo, qua mô thức tự sự / trữ tình được thực hiện bởi những âm thanh được lạ hóa đến mức cực đoan ở liên thứ hai đã thổi hồn vía Thịnh Đường vào câu chuyện truyền thuyết, khiến Hoàng Hạc Lâu của ông vượt qua tiền nhân và làm bó tay tất thảy thi nhân đời sau, không ai - kể cả Lý Bạch - có thể làm hay hơn được.
Nói đến luật thi Thịnh Đường, phải kể đến Đỗ Phủ. Những sáng tạo mới mẻ về luật thi đã đem lại cho Đỗ Phủ vinh dự lớn lao, trở thành tập đại thành của thơ ca Thịnh Đường, được đời sau phong danh hiệu Thi Thánh. Một số tác phẩm luật thi của ông như Đăng cao, Thu hứng bát thủ đã trở
thành những đỉnh cao của thể loại này về cả quy mô và sự đa dạng. Thế nhưng, những sáng tạo luật thi của Đỗ Phủ đi theo con đường chính cách, do vậy trước nay chỉ có những lời trầm trồ khẳng định, chứ ít có những ý kiến trái chiều. Thôi Hạo thì khác. Sáng tạo luật thi của ông không chỉ xuất hiện ở thời kỳ đầu, mà còn thuộc loại độc nhất vô nhị. Điều đó đã tạo ra khoảng cách thẩm mỹ nhất định đối với người đọc đương thời và tạo nên hố ngăn cách đối với độc giả ngày nay - những người bị đứt gãy với văn hóa văn học truyền thống.
Nói tóm lại, với những tìm tòi và kế thừa tinh hoa truyền thống, với những sáng tạo vượt bậc đưa luật thi lên tầm cao mới, đặc biệt hơn, với những cách tân táo bạo nhằm cải biến luật thi, phá vỡ khuôn khổ chật hẹp, mở rộng chiều kích của thể loại này, Thôi Hạo xứng đáng được coi là nhà cách tân luật thi hàng đầu thuộc thời kỳ thứ nhất của “cải cách văn phong văn thể” ở đời Đường. Cống hiến của Thôi Hạo cho luật thi vì thế thuộc loại tiên phong, vượt tầm thời đại. Có lẽ bởi thế mà hai vị thi luận gia nổi tiếng nhất thời cổ đại là Nghiêm Vũ và Kim Thánh Thán đều nhất trí cho HHL không chỉ là tác phẩm luật thi, mà còn là trước tác “đệ nhất”. HHL của Thôi Hạo quả đã từng tạo ra hố ngăn cách giữa cổ nhân và kim nhân, song tác phẩm này cũng sẽ lại chính là nhịp cầu xóa đi khoảng cách, kết nối truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế
Vậy thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh là 1 dạng thơ được kết hợp nhạc tính của thời kỳ Nhạc phủ với thi luật thời Đường chứ không phải là sự “vẽ vời” của những người chơi thơ đương đại như nhiều người lầm tưởng. Dạng thơ này là cách sắp xếp các thanh làm sao cho nó hài hòa và có âm bổng trầm khác nhau. Khi làm thơ Ngũ Độ Thanh mọi người đôi khi rất nản chí vì phải gò ép và mất thời gian vì phải vận dụng rất nhiều từ ngữ để sắp xếp làm sao 1 câu có 5 thanh dấu: 1 câu thơ thất ngôn bát cú có 4 thanh bằng 3 thanh trắc hoặc 4 trắc 3 bằng, trong đó:
+ 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh bằng 3 thanh trắc: thì 2 thanh bằng có cùng dấu (không dấu hoặc dấu huyền) không được đứng liền kề nhau, 3 thanh trắc thì tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ.
+ 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh trắc 3 thanh bằng: thì câu thơ đó phải đầy đủ 4 thanh Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng, 3 thanh bằng thì 2 thanh Không hoặc thanh Huyền không được đứng liền kề nhau.”
Theo thiển ý cá nhân thì dòng thơ NDT này rất không có lợi cho sự giữ gìn và phát triển sự trong sáng thuần Việt của Tiêng Việt. Những câu phương ngữ, thành ngữ, luyến láy sẽ không còn chỗ đứng.
TTN lấy làm khó hiểu khi Thi hữu Nắng Xuân “nói có sách, mách có chứng” từ Rẽ Rọt? tại sao cứ phải phức tạp hóa rồi đi giải thích? Trong khi với câu thơ này thì tiếng Việt có từ “Thẽ Thọt” _ ai đọc cũng hiểu ngay!
TTN rất đồng tình với Các thi hữu về cái nhìn khách quan đầy nhân văn!
TTN
Nắng Xuân
24-06-2013, 10:47 PM
TTN lấy làm khó hiểu khi Thi hữu Nắng Xuân “nói có sách, mách có chứng” từ Rẽ Rọt? tại sao cứ phải phức tạp hóa rồi đi giải thích? Trong khi với câu thơ này thì tiếng Việt có từ “Thẽ Thọt” _ ai đọc cũng hiểu ngay!
Bạn Trần Thế Nhân thân mến,
Mình không phức tạp hóa đâu bạn Trần Thế Nhân ạ. Tại có thắc mắc mới phải giải thích. Mình hay dùng từ láy như Rẽ rọt/ Khẽ khọt và Thẽ thọt. Những từ mình đã dùng trong các bài thơ trước rồi thì trừ vạn bất đắc dĩ ra sẽ không dùng lại.
Trong kiến thức nhân loại bao la, không phải thứ gì thấy là hiểu, muốn hiểu đôi khi phải tìm tòi khá lâu. Có những chữ tìm cả tháng, cả năm chưa chắc đã hài lòng. Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc. Để hiểu bài BA TIÊU của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu phải mất 24 năm. Đó là một ví dụ. Nếu ai đọc cũng chủ quan nói mình hiểu ngay thì có khi chỉ hiểu được cái vỏ.
Trần Thế Nhân
25-06-2013, 12:34 AM
Trong kiến thức nhân loại bao la, không phải thứ gì thấy là hiểu, muốn hiểu đôi khi phải tìm tòi khá lâu. Có những chữ tìm cả tháng, cả năm chưa chắc đã hài lòng. Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc. Để hiểu bài BA TIÊU của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu phải mất 24 năm. Đó là một ví dụ. Nếu ai đọc cũng chủ quan nói mình hiểu ngay thì có khi chỉ hiểu được cái vỏ. [/COLOR]
Bạn Nắng Xuân thân mến!
Quan điểm chúng ta khác nhau! theo bạn thì :"Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc." nhưng với tôi thì khác.Thơ không nằm ở ngôn ngữ. Ngôn từ chỉ là công cụ, là "dung môi" để thơ tỏa ra...ví dụ: nếu ngôn từ là cánh hoa với những sắc màu...thì Thơ là hương hoa... đôi khi dùng từ rắc rối quá thì ngôn từ trở thành cái lồng bó kín...Ý thơ không thoát ra...
Những bài thơ lưu danh thiên cổ đều được viết với ngôn từ giản dị để những áng thơ đẹp bay mãi ngàn năm!
Nắng Xuân
25-06-2013, 06:25 AM
Bạn Nắng Xuân thân mến!
Quan điểm chúng ta khác nhau! theo bạn thì :"Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc." nhưng với tôi thì khác.Thơ không nằm ở ngôn ngữ. Ngôn từ chỉ là công cụ, là "dung môi" để thơ tỏa ra...ví dụ: nếu ngôn từ là cánh hoa với những sắc màu...thì Thơ là hương hoa... đôi khi dùng từ rắc rối quá thì ngôn từ trở thành cái lồng bó kín...Ý thơ không thoát ra...
Những bài thơ lưu danh thiên cổ đều được viết với ngôn từ giản dị để những áng thơ đẹp bay mãi ngàn năm!
Bề ngoài giản dị là bạn hiểu bề ngoài thôi. Bạn thử đưa ra một bài xem bạn hiểu gì rôi lúc đó hãy nói. Tôi chưa hề dám chắc mình đã hiểu hết rành rẽ bất cứ bài nào.
Nhà bác học Lê Quý Đôn ngày xưa còn phải xin lỗi và gỡ bảng "Ai không biết chữ nào, hỏi Bảng Đôn" thì thử hỏi sở học mình được bao lăm mà dám khoe khoang?.
lucbinhtim
25-06-2013, 07:23 AM
Một chút lưu tình đã nể nhau
Thì thôi nét chữ vụng phai màu
Chôn vùi gánh mộng hòa gương vỡ
Dẫu biết là không vẹn thuở đầu.
thylan
25-06-2013, 08:40 AM
Kính thưa Quý thi hữu,
Qua theo dõi topic này từ mấy ngày nay, tôi thấy có lẽ đây là một cuộc tranh cãi chứ không còn là những góp ý trao đổi xây dựng để giúp nhau cùng tiến bộ nữa, và tôi cũng đồng ý với anh Hồng Thoại ở điểm này:
- "Chỉ mới qua mấy bài viết mang nội dung TRAO ĐỔI mà người đọc đã được đọc những từ không mấy nhã nhặn dành cho nhau ! Mong quý thi hữu nếu có tiếp tục trao đổi thì cần trao đổi trong tinh thần đoàn kết, xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ."
và nhật là điều không hay này xảy ra trên Diễn Đàn vào thời điểm Admin Trần Vi Thông của chúng ta đang lâm trọng bệnh, mà vẫn cứ phải giải quyết những mâu thuẫn nội bộ thế này, thì tôi e rằng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần và sưc khỏe của anh. Các Thi hữu nghĩ sao?
Vậy có lẽ chúng ta nên dừng cuộc tranh luận ở đây thì tốt hơn để tránh gây mất đoàn kết nội bộ.
Tôi xin phép được đóng topic này lại
Kính chúc Quý vị luôn an vui, đoàn kết trong Tình thi hữu và xin nhớ câu châm ngôn:
Tình Thi hữu bốn phương tụ hội
Nghĩa nhân hòa một khối đồng tâm
Trân trọng
Thy Lan
Powered by vBulletin™ Version 4.0.7 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.