PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thông Báo - Trao đổi Chuyên môn



Trang : 1 [2]

Gió Bụi
08-08-2017, 04:14 AM
DÒNG SÔNG LAM

Dòng Lam nước chảy lững lờ trôi
Chở nặng phù sa đắp bãi bồi
Ví dặm câu hò vang khắp chốn
Đò đưa khúc hát vọng quanh nôi
Ba nguồn thác đổ trời mưa dội
Một cửa thuyền ra biển sóng dồi
Nghệ tĩnh giàu sang nhiều thắng cảnh
Sông đầy kỷ niệm mãi trong tôi./.

TXS 03/7/2017

Thì ra ở xứ Nghệ có giai điệu gọi là Đò đưa. Cảm ơn Thanh Nguyệt!

Gió Bụi
10-08-2017, 01:03 AM
http://i.imgur.com/ayLN02R.png

Gió Bụi
11-08-2017, 11:51 PM
HẠ ĐI QUA

Tầm tã sang mùa hạ ngớt cơn
Nắng chan đã nhạt chuyển mưa hờn
Bao ngày mộng tưởng xua buồng tuyết
Đắm lịm canh tàn loãng cửa sương
Sắc rực cười khôn đàn bướm đến
Nhuần hương khéo dụ lũ ong vờn
Một thuở nồng say tình đã thắm
Ước dòng kỷ niệm mãi hồng hơn.

NVT
26/54

Thất niêm luật!

buixuanphuong09
19-08-2017, 09:51 AM
Nguyên văn bởi hoanggiao http://vnthihuu.net/images/buttons/viewpost-right.png (http://vnthihuu.net/showthread.php?p=281682#post281682) Bài sửa:

BÚN BÒ

Xương ống và gân lẫn bắp bò
Hầm cùng bổ dưỡng khỏi cần lo
Tô đầy đãi bác mong ngon miệng
Bàn rộng mời anh chúc mạnh giò
Nghĩ đến yên lòng nâng bước khởi
Ăn vào ít bệnh đẩy lùi ho
Hiền nhân chủ quán luôn niềm nở
Tới thử mà xem thật bất ngờ

Hoàng Giao
11/8/2017

* Cảm ơn Mod GB nhiều nha
Hầm Cùng Cần / điệp thanh
NINH cùng (ninh = hầm)
Xin hỏi chút:
Ninh = Hầm thì tôi hiểu
Nhưng Hầm & Cần / điệp thanh thì tôi không hiểu lỗi này!
Chữ ở đầu câu dù cùng vần với chữ thứ 6 hoặc vần cũng không thấy Nắng Xuân bắt lỗi khi tôi học với NX 01 tháng qua pm, ở ĐV cũng vậy. Tôi chỉ thấy chữ thứ 02 là tính lỗi Tiểu vận.

nguyenxuan
19-08-2017, 10:40 AM
Nguyên văn bởi hoanggiao http://vnthihuu.net/images/buttons/viewpost-right.png (http://vnthihuu.net/showthread.php?p=281682#post281682) Bài sửa:

BÚN BÒ

Xương ống và gân lẫn bắp bò
Hầm cùng bổ dưỡng khỏi cần lo
Tô đầy đãi bác mong ngon miệng
Bàn rộng mời anh chúc mạnh giò
Nghĩ đến yên lòng nâng bước khởi
Ăn vào ít bệnh đẩy lùi ho
Hiền nhân chủ quán luôn niềm nở
Tới thử mà xem thật bất ngờ

Hoàng Giao
11/8/2017

* Cảm ơn Mod GB nhiều nha
Hầm Cùng Cần / điệp thanh
NINH cùng (ninh = hầm)
Xin hỏi chút:
Ninh = Hầm thì tôi hiểu
Nhưng Hầm & Cần / điệp thanh thì tôi không hiểu lỗi này!
Chữ ở đầu câu dù cùng vần với chữ thứ 6 hoặc vần cũng không thấy Nắng Xuân bắt lỗi khi tôi học với NX 01 tháng qua pm, ở ĐV cũng vậy. Tôi chỉ thấy chữ thứ 02 là tính lỗi Tiểu vận.

Thưa bác Xuân Phượng, câu này có ba từ dấu HUYỀN nên bị điệp thanh (mỗi câu không nên có ba từ cùng dấu, tuy nhiên nếu ba từ không có dấu thì nhẹ hơn, chỉ khi đi thi người ta mới bắt lỗi)

buixuanphuong09
19-08-2017, 02:05 PM
Thưa bác Xuân Phượng, câu này có ba từ dấu HUYỀN nên bị điệp thanh (mỗi câu không nên có ba từ cùng dấu, tuy nhiên nếu ba từ không có dấu thì nhẹ hơn, chỉ khi đi thi người ta mới bắt lỗi)

Cảm ơn NgX. Tôi đã hiểu lầm ý của NgX, điệp thanh là mỗi câu không nên có ba từ cùng dấu. Điều này tôi cũng đã được thầy AH & NX nhắc, ở trình độ thấp như tôi thì khó tránh lắm, chỉ cố tránh 03 chữ liền nhau cùng dấu thôi. Có điều, ở trình độ cao như NgX, HG và các Đường thủ thì không được, nhất là 03 từ cùng dấu huyền. Tuy nhiên, kỹ năng ĐL thì như vậy, nhưng có trường hợp đành phải chấp nhận mà không thể sửa, như câu thơ này :
Mọc ngoài lách lá cánh hoa thon.
"lách lá" "cánh hoa" là từ chuyên ngành, không thể viết "lạch lá" "cụm hoa", nó sẽ sai ý thơ.

nguyenxuan
19-08-2017, 02:18 PM
Cảm ơn NgX. Tôi đã hiểu lầm ý của NgX, điệp thanh là mỗi câu không nên có ba từ cùng dấu. Điều này tôi cũng đã được thầy AH & NX nhắc, ở trình độ thấp như tôi thì khó tránh lắm, chỉ cố tránh 03 chữ liền nhau cùng dấu thôi. Có điều, ở trình độ cao như NgX, HG và các Đường thủ thì không được, nhất là 03 từ cùng dấu huyền. Tuy nhiên, kỹ năng ĐL thì như vậy, nhưng có trường hợp đành phải chấp nhận mà không thể sửa, như câu thơ này :
Mọc ngoài lách lá cánh hoa thon.
"lách lá" "cánh hoa" là từ chuyên ngành, không thể viết "lạch lá" "cụm hoa", nó sẽ sai ý thơ.


NÁCH lá hay LÁCH lá ?

Khi nào có thể tránh được thì nên tránh, đúng như ý kiến của bác Xuân Phượng ạ.

hoanggiao
19-08-2017, 03:20 PM
HG đã sửa điệp thanh. Cảm ơn Nguyên Xuân nha

buixuanphuong09
19-08-2017, 03:30 PM
NÁCH lá hay LÁCH lá ?

Khi nào có thể tránh được thì nên tránh, đúng như ý kiến của bác Xuân Phượng ạ.

Cảm ơn NgX chỉ lỗi chính tả. Sai một ly đi một dặm. Xuân Đông nện cho một búa mà không chừa. Chỉ vì quá mê hoa, nhờ các bạn thơ chân thành chỉ lỗi.
Mà NgX ơi! Sao trịnh trọng thế? Muọi coi huynh là người xa lạ rồi ư????

Gió Bụi
21-08-2017, 11:45 PM
DỐT & DUYÊN NGHIỆP

Học dốt ba mẹ bắt chận bò
Nên đời chửa rạng cả dòng lo
Duyên hờn chán thả không rơi lệ
Phận tủi sầu buông chẳng trói giò
Dãi nắng dầm mưa tìm thảo dược
Bái Thầy học bạn nấu cao ho
Miễn phí chữa bệnh dân nghèo khổ
Thiện ý tâm thành phúc lộc cho.(NHC)

Thất niêm luật!

Lãng Tử Phiêu Diêu
22-08-2017, 01:41 PM
DỐT & DUYÊN NGHIỆP

Học dốt ba mẹ bắt chận bò
Nên đời chửa rạng cả dòng lo
Duyên hờn chán thả không rơi lệ
Phận tủi sầu buông chẳng trói giò
Dãi nắng dầm mưa tìm thảo dược
Bái Thầy học bạn nấu cao ho
Miễn phí chữa bệnh dân nghèo khổ
Thiện ý tâm thành phúc lộc cho.(NHC)

Thất niêm luật!

Cảm ơn Thầy Gió Bụi rất nhiều!Làm ẩu nên bị sai nhiều quá, Em đã sửa lại rồi!Chúc Thầy luôn vui khỏe!.

Gió Bụi
24-08-2017, 12:34 AM
Bảng dò lỗi Khắc Lục bài xướng XA VỢ

http://vnthihuu.net/showthread.php?12599-Di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-Vi%E1%BB%87t-Nam-Thi-H%E1%BB%AFu-m%E1%BB%9Di-ho%E1%BA%A1-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-XA-V%E1%BB%A2-c%E1%BB%A7a-t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-L%C3%AA-Thanh-S%C6%A1n

https://i.imgur.com/O3amM9E.png

Gió Bụi
28-08-2017, 09:54 PM
16 .MỘNG

Đêm vò võ chiếc giường đơn
Giấc mộng nam kha khéo dễ chờn
Nhói se lòng thương gió lạnh
Toan trở bước sợ ghềnh trơn
Nào ai cách biệt mà không nhớ
Bởi phím chùng thêm lại chẳng đờn
Vụng nghĩa tào khang còn khiển trách
Ân tinh đứt gánh đòi cơn .


Trường Xuân Kiều

Nhìn vào thì ai cũng thấy bài thơ BIẾN THỂ (thất niêm luật) này không phải là bài TNBC (7 chữ 8 câu) ĐƯỜNG LUẬT (niêm luật chặt chẽ). Nếu chỉ là thơ sáng tác hoặc giao lưu xướng họa riêng với bạn thơ, thì không có gì để luận bàn, nhưng mang vào làm bài hoạ trong trang thơ mời họa, bài TNBC Đường Luật XA VỢ của Lê Thanh Sơn, thì Gió Bụi nghĩ là không thích hợp và tạo tiền lệ xấu sau này.

TruongVu
29-08-2017, 07:36 AM
Nhìn vào thì ai cũng thấy bài thơ BIẾN THỂ (thất niêm luật) này không phải là bài TNBC (7 chữ 8 câu) ĐƯỜNG LUẬT (niêm luật chặt chẽ). Nếu chỉ là thơ sáng tác hoặc giao lưu xướng họa riêng với bạn thơ, thì không có gì để luận bàn, nhưng mang vào làm bài hoạ trong trang thơ mời họa, bài TNBC Đường Luật XA VỢ của Lê Thanh Sơn, thì Gió Bụi nghĩ là không thích hợp và tạo tiền lệ xấu sau này.

Cháu cảm ơn chú Gió Bụi rất nhiều ạ
Cháu xin phép được tranh luận ( mang tính xây dựng) một chút ạ
Thứ nhất cháu xin bày tỏ quan điểm của mình trước ,bài họa này của cháu nếu phạm lỗi và cần gỡ khỏi trang xướng họa thì cháu vẫn vui vẻ hợp tác vì dù sao mục đích cũng chỉ là vui .
Thứ hai , khi viết bài góp vui này cháu cũng không hình dung ra rằng nó có thể "tạo ra tiền lệ xấu sau này"
Vậy cháu muốn làm sáng tỏ vấn đề hơn một chút để cho mình tâm phục khẩu phục ạ .
Thứ nhất , chú nói đó là bài thơ BIẾN THỂ là hoàn toàn sai vì nó mang một ý nghĩa khác .Nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ,PHÁ CÁCH . Mà thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ ,PHÁ CÁCH thì có rất nhiều , ĐƯỢC ĐEM VÀO XƯỚNG HỌA CŨNG KHÔNG ÍT .
Có nghĩa là bài họa của cháu khi chưa có ĐIỀU LỆ rõ ràng thì không thể xem là phạm lỗi càng không thể vội vàng đánh giá nó sẽ "tạo ra tiền lệ xấu sau này"
Cũng vì nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH nên cháu không bàn thêm về số chữ trong câu , tuy nhiên những từ áp với từ vận cháu đều tránh khắc lục .

Cháu tránh được khắc lục thì sửa bài không khó nhưng sẽ mất đi cảm xúc mà kiểu chơi này mang lại cho cháu .
Cháu xin phép được dừng tranh luận tại đây , kết quả thế nào cháu cũng vui vẻ ạ
Nhưng cháu mạn phép nghĩ rằng , điều này nên có ý kiến thống nhất của các qúy cô bác thầy cô trong ban điều hành diễn đàn , đặc biệt là các qúy cô bác,thầy cô chuyên trang Đường Luật ạ
Kính chúc quý cô bác,thầy cô luôn nhiều niềm vui và sức khỏe ạ
Cháu xin chân thành cảm ơn ạ

TruongVu

Gió Bụi
29-08-2017, 09:14 AM
Trường Vũ thân mến,

Đây là trang trao đổi chung của diễn đàn VNTH với mục đích chia sẻ và học hỏi trong tình thần thi hữu, nên TV có gì thắc mắc cứ tự do trình bày.


Thứ nhất , chú nói đó là bài thơ BIẾN THỂ là hoàn toàn sai vì nó mang một ý nghĩa khác .Nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ,PHÁ CÁCH .

Nói như TV thì bài thơ của TV phải theo một NIÊM LUẬT nhất định. Vậy TV chứng minh bằng mang bảng LUẬT và bài thơ ra dò cho GB sáng mắt nhé. (vì GB và TV có góc nhìn khác nhau, có thể là GB SAI)


tạo ra tiền lệ xấu sau này

Nghĩa là khi bài khởi xướng bằng TNBC Đường Luật, thì những bài họa tiếp theo cũng phải là TNBC Đường Luật, đồng luật, khác luật, đồng ý, đối ý hoặc họa vần, chứ không thể là thơ BIẾN THỂ, PHÁ CÁCH (vì GB nghĩ đó là luật chơi họa thơ) và GB nghĩ họa như vậy là không chuẩn và nghiêm chỉnh với bài thơ TNBC Đường Luật xướng ở trang thơ mời xướng họa.
Bây giờ TV làm được và qua phà, thì sau này trang thơ mời xướng họa sẽ tập họp đủ mọi thể loại thơ thì TV nghĩ sao?
Nếu tất cả thi hữu đều đồng ý với cách họa thơ hỗp tạp, hầm bà lằng thì GB cũng không có gì phản đối cả.
GB muốn lắng nghe thêm nhiều ý kiến khác.


Mà thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ ,PHÁ CÁCH thì có rất nhiều , ĐƯỢC ĐEM VÀO XƯỚNG HỌA CŨNG KHÔNG ÍT .

Nếu bài thơ khởi xướng là "ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ ,PHÁ CÁCH" thì không có gì để luận bàn phải không TV?

Chờ xem bảng luật và bài thơ của TV đấy.

Mến,

Gió Bụi

TruongVu
29-08-2017, 10:26 AM
Vâng ạ , vậy cháu cung kính không bằng tuân theo . Cháu xin phép được tranh luận thêm ạ

1 'Cháu nói khái quát một chút , có những cách hiểu thơ ĐƯỜNG LUẬT xuất xứ từ Trung Quốc qua nhiều năm du nhập vào nước ta nó đã được Việt hóa .
Bài thơ mà cháu viết còn có những cách gọi là LỤC NGÔN THỂ hay HÀN LUẬT . Nó là một dạng thơ ĐƯỜNG LUẬT được Việt hóa ,vì nó khuyết một chữ nên không thể có BẢNG LUẬT rõ ràng . Cháu không phải là người sáng tạo ra kiểu chơi này nên không thể giải thích cặn kẽ .
2 . Nếu chú đòi hỏi những bài xướng họa theo đúng nghĩa của nó thì cháu hỏi lại chú là có Bao Nhiêu bài đạt ạ ?
Đa số là họa mượn vần . BÀI CỦA CHÁU LÀ HỌA MƯỢN VẦN (họa vần)
Như vậy , nếu xét KHÔNG CHUẨN thì không riêng một bài của cháu mà có rất nhiều bài họa khác không chuẩn .
3 .Một kiểu chơi đã được cho vào giáo trình DẠY thơ ĐƯỜNG LUẬT để giới thiệu và truyền đạt lại cho thế hệ trẻ chúng cháu thì sao có thể trách hậu sinh chúng cháu không NGHIÊM CHỈNH được ?
Như vậy , chú không thể chủ quan mà xem nó là hỗn tạp , hầm bà lằng ...
4 . Cháu tin , các qúy cô bác,thầy cô và các bạn thơ chắc chắn ít hay nhiều cũng nghe nói về kiểu chơi này , vậy không có lý do gì để phản biện về kiểu chơi của cháu .
5.Như cháu nói ở trên dù chơi CHÍNH LUẬN hay BIẾN THỂ thì khó mà tất cả các bài họa đều đáp ứng đúng yêu cầu của nó . Mọi người giao lưu cho vui thì lẽ nào cháu không được phép thoải mái một chút trong cách chơi thơ ạ ?

Tuy nhiên kiểu chơi này khó cho việc xét KHẮC LỤC nên cháu mới đề xuất cũng là Để THÊM PHẦN HIỂU BIẾT CHO MÌNH là có quy định chung không hay cứ để thoải mái một chút ạ .
Cháu xin chân thành cảm ơn ạ

Cháu
TruongVu

Gió Bụi
29-08-2017, 11:28 AM
Trường Vũ mến,


Nếu chỉ là thơ sáng tác hoặc giao lưu xướng họa riêng với bạn thơ, thì không có gì để luận bàn

GB có nói từ lúc đầu như trên. TV thử nghĩ tại sao BĐH diễn đàn VNTH lại tạo ra trang thơ xướng họa này mà chỉ có ĐHV Nguyên Xuân (đưa thơ ra mời họa nhiều nhất), ĐHV Nắng Xuân hoặc ĐHV VMT đưa thơ ra mời họa, mà không phải là thành viên DD VNTH đưa ra mời? Có phải là muốn trang thơ xướng họa này được nghiêm chỉnh không?

Trở lại với bài thơ của TV mà GB có nói:


Nhìn vào thì ai cũng thấy bài thơ BIẾN THỂ (thất niêm luật) này không phải là bài TNBC (7 chữ 8 câu) ĐƯỜNG LUẬT (niêm luật chặt chẽ).

Biết bài thơ có đúng NIÊM LUẬT hay không thì nhìn vào chữ thứ 2 thì sẽ rõ (vì chữ thứ 1 và 3 có thể bất luận:


16 .MỘNG

Đêm vò võ chiếc giường đơn
Giấc mộng nam kha khéo dễ chờn
Nhói se lòng thương gió lạnh
Toan trở bước sợ ghềnh trơn
Nào ai cách biệt mà không nhớ
Bởi phím chùng thêm lại chẳng đờn
Vụng nghĩa tào khang còn khiển trách
Ân tinh đứt gánh đòi cơn .

Trường Xuân Kiều

TV cho rằng đây là đúng NIÊM LUẬT sao?

Bài thơ này không chuẩn để gọi là TNBC (7 chữ 8 câu) vì câu chữ so le, thiếu chữ thì có gọi là TNBC không? Và khi bài thơ THẤT NIÊM LUẬT thì có được gọi là ĐƯỜNG LUẬT không?


BÀI CỦA CHÁU LÀ HỌA MƯỢN VẦN (họa vần)
Như vậy , nếu xét KHÔNG CHUẨN thì không riêng một bài của cháu mà có rất nhiều bài họa khác không chuẩn .

GB nói không chuẩn là ở thể loại thơ, chứ 1 bài thơ TNBC Đường Luật họa đúng NIÊM LUẬT thì CHÍNH LUẬT, BẤT LUẬN hay họa VẦN đều hoan nghênh cả.

GB và TV thảo luận đến đây cũng nhiều, chờ lắng nghe thêm ý kiến của những bậc trưởng bối ở đây nha.

Gió Bụi

nguyenxuan
29-08-2017, 11:36 AM
Với cương vị ĐHV trang XƯỚNG HOẠ THƠ ĐƯỜNG LUẬT, Nguyên Xuân có một số ý kiến nhân có ý kiến của ĐHV Gió Bụi và thành viên Trường Vũ

Thứ nhất: XƯỚNG HOẠ thơ Đường luật là học theo cách của người xưa.
Trước tiên chúng ta nên thông hiểu thế nào là xướng họa.
Xướng thơ là một hình thức đưa ra đầu đề, một đối tượng, một hình mẫu để người hoạ dựa theo. Bài đưa ra làm đầu đề gọi là bài xướng.
Hoạ thơ như vẽ tranh. Lấy bài xướng làm người mẫu và theo đó vẽ ra. Vẽ làm sao cho giống người làm mẫu.
Bài dựa trên bài mẫu làm ra gọi là bài hoạ.
Người hoạ thơ đọc kỹ bài xướng, tìm ý tứ người xướng, tìm trong đó những dấu hiệu khác biệt như tập danh, địa danh, điển tích, từ láy (bát láy), tục ngữ, các thể biến cách như thủ nhất thanh, thuận nghịch độc, thủ vỹ ngâm... để làm bài hoạ. Bài hoạ cũng phải tránh lặp lại từ thứ 6 câu vần của bài xướng và tất cả các bài hoạ trước đó gọi tắt là tránh khắc lục.

Thứ hai: Ngày nay, người chơi nhiều người chỉ mượn vần, làm bài hoạ xa chủ đề, thậm chí "ông nói gà bà nói vịt".

Thứ 3: Diễn đàn mời hoạ thơ, các thi hữu hưởng ứng là cách động viện bạn thơ cũng để rèn luyện khả năng hoạ thơ, nên cố gắng trong khả năng có thể bám sát chủ đề và cách thức của bài xướng.

Thứ 4: Đối với diễn đàn Việt Nam Thi Hữu: đưa bài hoạ với hình thức biến thể lục ngôn vào diễn đàn thì chưa có tiền lệ, nhưng một số hình thức biến thể khác như THỦ NHẤT THANH, ThUẬN NGHỊCH ĐỘC ... thì đã có, còn hoạ mượn vần thì rất nhiều.

Kết luận: Để trang XƯỚNG HOẠ của Diễn đàn phát triển ngày càng chất lượng, tình thi hữu thêm gắn bó đề nghị các thành viên tuân thủ luật xướng hoạ của người xưa.
Vì kiểu biến thể lục ngôn khó cho việc xét KHẮC LỤC, nếu nhiều người cũng chơi lục ngôn thì ĐHV không kiểm soát được vì thế cháu Trường Vũ nên xoá bài hoạ này.

Trân trọng
Nguyên Xuân

nguyenxuan
29-08-2017, 11:45 AM
Nhân đây Nguyên Xuân cũng xin tải về ý kiến của người nghiên cứu về LỤC NGÔN THỂ để thi hữu tham khảo.

I- BÀI TOÁN KẾT HỢP THƠ LỤC BÁT & THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT:

Thơ Lục Bát (LB) là một đỉnh cao trong thi ca Việt Nam, còn Thất ngôn Bát cú Đường luật (TNBCDL) cũng là một đỉnh cao trong thi ca Trung Quốc. Hai thể loại thơ này có nhiều điểm đặc sắc, hoàn toàn khác biệt với nhau.
Nếu TNBCDL với những quy luật chặt chẽ nghiêm minh về “Vần-Luật-Niêm-Đối” gói gọn trong 8 câu, mỗi câu 7 chữ, nổi tiếng như một cái bình gốm sứ thượng hảo hạng, thì Lục Bát với khả năng vận dụng “Mỹ từ pháp” (1) vô hạn lại độc đáo như một giải lụa đào êm mướt, thướt tha.
Không thể và cũng không nên so sánh thể loại này với thể loại khác, nhưng có một vấn đề bức thiết được đặt ra, làm đau đầu người viết hơn 15 năm , đó là vấn đề : Có thể nào KẾT HỢP 2 thể loại hoàn toàn khác biệt nhau ấy vào trong một hình thức diễn đạt duy nhất hay không ???
Cụ thể là làm sao đưa được những thủ pháp quái chiêu của Lục Bát như “Đồng dạng, Tiểu đối, Đoạn cú, Song điệp các loại” vào trong thơ TNBCDL?...
Nói cách khác, làm thế nào để một thể loại thơ Trung Quốc lại có thể chuyên chở được cái hồn thơ Việt Nam?
Sau nhiều năm nghiên cứu những độc đáo của 2 thể loại thơ Lục Bát và TNBCDL, với những nỗ lực không mệt mỏi trong việc tìm cách dung hòa 2 đỉnh cao ấy, cuối cùng người viết đã tìm được lời đáp khá là bất ngờ : LỤC NGÔN THỂ hoàn toàn có đủ khả năng ấy!!!
Vậy thì LỤC NGÔN THỂ là gì?

II-LỤC NGÔN THỂ CỔ ĐIỂN:

Lục ngôn thể (cổ điển) là một BIẾN CÁCH , xuất xứ từ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, có thể xem như một thể loại thơ hoàn toàn Việt Nam, đã xuất hiện trong Thi ca VN từ thế kỷ thứ 15, qua các bài thơ của Nguyễn Trãi và sau đó là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhiều thi nhân khác nữa

Thí dụ:

THỦ VỸ NGÂM

Góc thành Nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn dễ ai quyến
Bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá
Nhà quen xuế xóa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian
Nguyễn Trãi.

1-Các đặc điểm, ghi nhận được từ bài thơ này như sau:

-Về BỐ CỤC: Bài thơ gồm 8 câu giống như TNBCDL, nhưng số chữ trong câu được phép linh động: Khi thì 7 chữ, khi thì 6 chữ. Trong bài này có 3 câu 7 chữ và 5 câu 6 chữ.
-Về ĐỐI: các câu 3-4 và 5-6 vẫn tuân thủ nghiêm ngặt luật ĐỐI NGẪU của TNBCDL.
-Về VẦN: Vần gieo độc vận ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 giống hệt như TNBCDL.
-Về NIÊM: Không nhất thiết phải bị gò bó, trói chặt về NIÊM. Nghĩa là Niêm được càng tốt, không Niêm cũng... không sao cả. Càng phóng khoáng tự do càng hay.
-Về LUẬT: Luật Nhị Tứ Lục đảo thanh trong TNBCDL cũng được tôn trọng một cách ... tương đối . Nghĩa là không nhất thiết phải theo đúng trật tự BẰNG-TRẮC-BẰNG hoặc TRẮC-BẰNG-TRẮC ở các chữ thứ 2, 4, 6 như trong TNBCDL.
Tóm lại, Lục ngôn thể là một thể thơ Việt Nam, thoát thai từ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, nhưng có nhiều biến thái mang tính tự do, phóng khoáng hơn, thích hợp với tâm hồn bay bổng của người VN chúng ta hơn.

2-Những nhược điểm lớn lao của Lục ngôn thể (cổ điển) là ở chỗ:

+++Vì xuất hiện từ thế kỷ thứ 15, lúc ấy các phương tiện thông tin còn rất hạn chế, nên tầm phổ biến của thể thơ này không rộng : trong cộng đồng rất ít người biết đến thể loại thơ này.
+++Ngôn từ thời ấy đến nay đã trở thành... quá cổ xưa, thậm chí đã mất hẳn trong tiếng Việt hiện đại. Thí dụ:
-Con đòi: con ở, tớ gái.
-Vằn: chó (vằn).
-Quyến: dụ dỗ, rủ rê.
-Khôn: không thể.
Vì vậy, đối với người đương thời, Lục ngôn thể (cổ điển) trở nên khá xa lạ, quá... bí hiểm, khó gây được sự cuốn hút, hấp dẫn.
+++Không có sự xuất hiện nhiều của các thủ thuật Mỹ từ pháp, hậu quả là bài thơ thiếu hẳn đi những nét đan thanh.

III-LỤC NGÔN THỂ HIỆN ĐẠI:

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Lục ngôn thể hiện đại đã ra đời với những đặc điểm như sau:

1-Kế thừa những đặc sắc của Lục ngôn thể cổ điển về tinh thần tự do, phóng khoáng:
Chỉ tuân thủ chặt chẽ VẦN và ĐỐI của TNBCDL mà thôi, còn Bố cục, Niêm và Luật được hoàn toàn linh động trong phạm vi TÁM câu. Cụ thể là:
-Về BỐ CỤC: Trong bài thơ LNT ít nhất phải có một câu 6 chữ, nhiều nhất là 7 câu 6 chữ . những câu còn lại 7 chữ.
-Về Luật: Tôn trọng luật "Nhị Tứ Lục đảo thanh" một cách tương đối mà thôi . Không bắt buộc phải là T-B-T hoặc B-T-B như TNBCĐL.
-Về Niêm, Niêm được càng tốt, không niêm cũng... chẳng sao cả.

2-Không dùng những hình thức ngôn từ quá cổ xưa nữa.

3-Sử dụng nhiều thủ thuật Mỹ từ pháp quái chiêu, đặc trưng của thơ Lục Bát như : Ngắt mạch 2/2/2 (Đoạn cú), Tiểu đối 3/3, Tiểu đối mini 2/2, Tiểu đồng dạng, Điệp ngữ Điên đảo càn khôn, Điệp ngữ Tiền hậu song trùng, Điệp ngữ Lưỡng đầu xà,…v…v... Đây cũng chính là đặc điểm phân biệt Lục ngôn thể hiện đại và Lục ngôn thể cổ điển vậy.
Trong tinh thần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam, HSN xin trân trọng giới thiệu thể loại thơ “CỔ mà KHÔNG CỔ” này với các bạn đọc, với ước vọng là một gia sản lớn lao, khởi đầu từ NGUYỄN TRÃI, sẽ không bị mai một cùng thời gian.
Mong lắm thay.

Hàn Sĩ Nguyên - Biên Khảo.

HỒNG THOẠI
29-08-2017, 12:39 PM
Kính thưa quý thi hữu,
Việc sử dụng một thể loại khác để đáp họa lại một bài xướng được viết theo thể TNBC Đường luật là một tình huống hoàn toàn mới đối với chuyên mục GÓC XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT, kể từ khi chuyên mục này được lập ra ( 31.5.2011 ). Do đó, việc thi hữu TruongVu sử dụng một bài viết theo thể ĐL biến thể, phá cách để họa với bài xướng XA VỢ của Tg Lê Thanh Sơn, đúng như ĐHV Gió Bụi đã nhận xét, là sẽ tao ra một tiền lệ. Tiền lệ này tốt hay xấu, chúng ta chưa dám bàn, vì chưa có cơ sở, và tiền lệ này có trở thành một thông lệ hay không, thì còn chờ ý kiến của quý thi hữu, và đặc biệt là của các ĐHV phụ trách chuyên mục.
Và trong khi chờ đợi, HT xin có ý kiến như sau: HT hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ĐHV Gió Bụi, một trong bốn ĐHV đang phụ trách chuyên mục GÓC XƯỚNG - HỌA ĐL, là nếu bài xướng được viết theo thể TNBC Đường luật, thì các bài họa cũng phải theo đúng thể loại này. Chúng ta nên duy trì cái nếp đã được xác lập từ năm 2011 đến nay. Nếu có muốn biến thể, phá cách thì xin hãy đăng ở trang của mình, đừng nên đưa lên chuyên mục.
Chúc DĐ ngày càng vững mạnh.
Chúc tình thi hữu luôn gắn bó mật thiết.
Trân trọng
HỒNG THOẠI

TruongVu
29-08-2017, 01:21 PM
Trước tiên cháu xin chân thành cảm ơn qúy cô bác, thầy cô .
Ý của chú Gió Bụi thì cháu hiểu , nhưng chắc chắn chú Gió Bụi chưa hiểu hết ý của cháu ạ
Lục Ngôn Thể chỉ là một trong những kiểu thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH mà thôi . Vậy câu hỏi đặt ra là Có được dùng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH họa với thơ CHÍNH THỂ hay không và ngược lại ?
Nếu không chú hãy xem lại những kiểu chơi như Thủ Nhất Thanh... là dạng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH nếu có bài họa Chính THỂ thì sao ạ ?
Tuy nhiên nhược điểm của Lục Ngôn THỂ là có những câu 6 chữ . Nó không còn là 8 câu 7 chữ .
Cháu hiểu được cái Nhược điểm có nghĩa là cháu hiểu được ý của chú Gió Bụi . Nhưng chú Gió Bụi chưa khái quát được ý của cháu mà nói nó "tạo ra tiền lệ xấu" Hay xem nó là " hầm bà lằng" là chú Gió Bụi chưa thấu lý đạt tình ạ .

Sau khi có thêm những ý kiến của các qúy cô bác thầy cô cháu rất cảm ơn và vui vẻ đồng tình. Tuy nhiên cháu không làm được thao tác gỡ bài , cháu cũng không muốn sửa nên cháu xin phép nhờ qúy cô bác gỡ giúp cháu ạ
Cháu xin chân thành cảm ơn
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ

Gió Bụi
29-08-2017, 11:47 PM
Trước tiên cháu xin chân thành cảm ơn qúy cô bác, thầy cô .
Ý của chú Gió Bụi thì cháu hiểu , nhưng chắc chắn chú Gió Bụi chưa hiểu hết ý của cháu ạ
Lục Ngôn Thể chỉ là một trong những kiểu thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH mà thôi . Vậy câu hỏi đặt ra là Có được dùng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH họa với thơ CHÍNH THỂ hay không và ngược lại ?
Nếu không chú hãy xem lại những kiểu chơi như Thủ Nhất Thanh... là dạng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH nếu có bài họa Chính THỂ thì sao ạ ?
Tuy nhiên nhược điểm của Lục Ngôn THỂ là có những câu 6 chữ . Nó không còn là 8 câu 7 chữ .
Cháu hiểu được cái Nhược điểm có nghĩa là cháu hiểu được ý của chú Gió Bụi . Nhưng chú Gió Bụi chưa khái quát được ý của cháu mà nói nó "tạo ra tiền lệ xấu" Hay xem nó là " hầm bà lằng" là chú Gió Bụi chưa thấu lý đạt tình ạ .

Sau khi có thêm những ý kiến của các qúy cô bác thầy cô cháu rất cảm ơn và vui vẻ đồng tình. Tuy nhiên cháu không làm được thao tác gỡ bài , cháu cũng không muốn sửa nên cháu xin phép nhờ qúy cô bác gỡ giúp cháu ạ
Cháu xin chân thành cảm ơn
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ

ĐHV Nguyên Xuân và ĐHVC Hồng Thoại cũng đã bày tỏ quan điểm và cùng đồng ý giữ PHONG CÁCH họa thơ TNBC ĐL ở GÓC XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT.
Nhưng có lẽ vẫn chưa thuyết phục Trường Vũ, nên GB có thêm đôi lời về thể loại LỤC NGÔN THỂ này.

Bài LỤC NGÔN THỂ này khi mang vào GÓC XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT để đáp họa bài TNBC Đường Luật thì có 2 vấn đề cần thảo luận.

1. Câu chữ so le, không hội đủ tiêu chuẩn bài TNBC (7 chữ 8 câu)
2. VÔ NIÊM LUẬT, không hội đủ tiêu chuẩn bài Đường Luật (phải có NIÊM LUẬT chặt chẽ).

Và đây là trích dẫn cụ thể.


Thúy Kiều chờ Từ Hải
Đã hẹn cùng nhau quyết một lời
Gìn vàng giữ ngọc hỡi người ơi
Huyên cỗi xuân già ai thăm viếng
Khép cửa cài then mặc khách mời
Dẫu lìa ngó ý .. người năm trước
Mong nối chỉ hồng kẻ lả lơi
Đã mòn con mắt phương trời ấy
Cánh hồng bay bổng giữa trùng khơi.




BÀI PHẠM LỖI THẤT LUẬT. ĐÃ NHẮC LÂU NGÀY KHÔNG SỬA

Khi thi hữu Nguyễn Ích Thông vào GÓC XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT và đăng bài TNBC THẤT LUẬT thì đã bị ĐHV VMT lên tiếng nhiều lần nhắc nhở, thì lý do gì bài của TV với CÂU CHỮ SO LE, THẤT NIÊM LUẬT lại được qua phà?

GB nói "tạo tiền lệ xấu sau này" ý là, người này họa kiểu này được, thì không thể cấm cản người khác họa kiểu kia và ngược lại.
Góc Xướng Họa Đường Luật sẽ ra sao, khi bài xướng là TNBC ĐL, nhưng những bài họa tiếp theo là đủ mọi thể loại như: LỤC NGÔN THỂ, LƯỠNG ĐẦU XÀ, SONG ĐIỆP, VỸ TAM THANH .v.v?

Cuối cùng thì GB cũng chỉ muốn GÓC XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG LUẬT giữ đúng PHONG CÁCH xướng họa thơ đường luật.

Trân trọng,

Gió Bụi

TRẦN THỊ THANH LIÊM
30-08-2017, 01:35 AM
Trước tiên cháu xin chân thành cảm ơn qúy cô bác, thầy cô .
Ý của chú Gió Bụi thì cháu hiểu , nhưng chắc chắn chú Gió Bụi chưa hiểu hết ý của cháu ạ
Lục Ngôn Thể chỉ là một trong những kiểu thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH mà thôi . Vậy câu hỏi đặt ra là Có được dùng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH họa với thơ CHÍNH THỂ hay không và ngược lại ?
Nếu không chú hãy xem lại những kiểu chơi như Thủ Nhất Thanh... là dạng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH nếu có bài họa Chính THỂ thì sao ạ ?
Tuy nhiên nhược điểm của Lục Ngôn THỂ là có những câu 6 chữ . Nó không còn là 8 câu 7 chữ .
Cháu hiểu được cái Nhược điểm có nghĩa là cháu hiểu được ý của chú Gió Bụi . Nhưng chú Gió Bụi chưa khái quát được ý của cháu mà nói nó "tạo ra tiền lệ xấu" Hay xem nó là " hầm bà lằng" là chú Gió Bụi chưa thấu lý đạt tình ạ .

Sau khi có thêm những ý kiến của các qúy cô bác thầy cô cháu rất cảm ơn và vui vẻ đồng tình. Tuy nhiên cháu không làm được thao tác gỡ bài , cháu cũng không muốn sửa nên cháu xin phép nhờ qúy cô bác gỡ giúp cháu ạ
Cháu xin chân thành cảm ơn
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ
Cô đã xóa giup cháu bài sau bên trang xướng họa:
16 .MỘNG

Đêm vò võ chiếc giường đơn
Giấc mộng nam kha khéo dễ chờn
Nhói se lòng thương gió lạnh
Toan trở bước sợ ghềnh trơn
Nào ai cách biệt mà không nhớ
Bởi phím chùng thêm lại chẳng đờn
Vụng nghĩa tào khang còn khiển trách
Ân tinh đứt gánh đòi cơn .

Trường Xuân Kiều
.......................
Cô đồng ý với ý kiến của ĐHVC Hồng Thoại, ĐHV Nguyên Xuân và ĐHV Gió Bụi.
Hoan nghênh sự hợp tác của cháu!
Trân trọng!

TruongVu
30-08-2017, 02:05 AM
Cháu cảm ơn chú Gió Bụi rất nhiều ạ
1. Thực ra chú dùng bài thơ ĐƯỜNG LUẬT CHÍNH THỂ chưa đạt để so sánh với một bài ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH là không hợp lý .
Vấn đề ở đây là chúng ta có cùng quan điểm xem LỤC NGÔN THỂ là Thơ Đường Luật BIẾN THỂ PHÁ CÁCH hay không?
Nếu chúng ta cùng quan điểm cho là như vậy thì không thể xét lỗi đủ chữ hay thất niêm luật .
Nếu bài họa mà hay và ý nghĩa đáp ứng được yêu cầu họa vần và HỌA Ý thì cũng xuyến xao thuyết phục lòng người lắm chứ !
CÁI SAI CỦA CHÁU là đã dùng thơ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ PHÁ CÁCH họa với thơ ĐƯỜNG LUẬT CHÍNH THỂ . Hơn nữa LỤC NGÔN THỂ Không phải ai cũng thừa nhận nó mang tính chất thơ ĐƯỜNG LUẬT .
Cháu cũng nói ngay từ đầu là muốn thoải mái một chút . Không được chấp nhận cháu cũng vui vẻ nhưng có nhất thiết phải cho nó là « tạo ra tiền lệ xấu» không ạ?
Cháu biết cái sai của cháu mà chú không chỉ được ra là chú chưa thuyết phục đạt lý .
2 . Chú cháu ta nói riêng cùng là những người đam mê thơ , bỏ rất nhiều thời gian công sức tìm tòi học hỏi trong đó cũng có rất nhiều tâm huyết của các thầy cô . Chúng ta lại dùng niềm vui đó để cùng xướng họa thơ vậy mà chú chỉ xem như «hầm bà lằng» thì rõ ràng chú chưa thấu tình ạ .

Cháu tuổi trẻ có thoải mái một chút nhưng chắc cũng không đến nỗi NGHIÊM Trọng . Mọi việc cũng rõ ràng như vậy , cháu xin phép được khép lại tại đây ạ .
Cháu cũng xin lỗi nếu có tạo ra điều không vui đến chú Gió Bụi và các qúy cô bác ạ
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui ạ .

TruongVu
30-08-2017, 02:13 AM
Cháu cảm ơn cô Thanh Liêm đã giúp cháu gỡ bài ạ
Kính chúc cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ

Gió Bụi
30-08-2017, 02:22 AM
GB cũng không còn gì để luận bàn, khi TV cứ cho rằng bài LỤC NGÔN THỂ với CÂU CHỮ SO LE, THẤT NIÊM LUẬT của TV là đúng, hợp yêu cầu đáp họa thơ TNBC Đường Luật.

Lê Đức Mẫn
30-08-2017, 02:58 AM
Cô đã xóa giup cháu bài sau bên trang xướng họa:
16 .MỘNG

Đêm vò võ chiếc giường đơn
Giấc mộng nam kha khéo dễ chờn
Nhói se lòng thương gió lạnh
Toan trở bước sợ ghềnh trơn
Nào ai cách biệt mà không nhớ
Bởi phím chùng thêm lại chẳng đờn
Vụng nghĩa tào khang còn khiển trách
Ân tinh đứt gánh đòi cơn .

Trường Xuân Kiều
.......................
Cô đồng ý với ý kiến của ĐHVC Hồng Thoại, ĐHV Nguyên Xuân và ĐHV Gió Bụi.
Hoan nghênh sự hợp tác của cháu!
Trân trọng!
Tôi đồng ý với ý kiến của ĐHVC Hồng Thoại, ĐHV Nguyên Xuân, ĐHV Gió Bụi & ĐHVC Thanh Liêm
Hoan nghênh sự hợp tác của cháu TV! Mong cháu đọc kỹ bài của ĐHV Nguyên Xuân và ĐHVC Hồng Thoại để ủng hộ ĐHV Gió Bụi hoàn thành nhiệm vụ cháu nhé!
Cảm ơn cháu TV

VỀ MIỀN TRUNG
31-08-2017, 10:04 PM
@Ban Quản Trị diễn đàn
- Các ĐHV Chuyên trang Đường luật
- Thi Hữu Trường Vũ

Mấy hôm nay, VMT có xin phép Diễn đàn vắng mặt. Thực chất là VMT vào TP HCM có việc gia đình. Việc chậm trễ trả lời là một thiếu sót. XIn thay mặt cho Ban điều hành chuyên trang Đường luật cáo lỗi cũng quý thành viên và bạn đọc.
Quan điểm của BĐH trang Đường luật thế này:
- Luật xướng họa là muôn trùng, người ta cảm mến nhau, cảm mến một tác phẩm, một chủ đề mà họa xướng với nhau nên BĐH không nói là đúng sai ở đây. Anh chị em đã xướng họa thì tất phải hiểu điều đó. Ghi nhận tấm chân tình của Thi hữu Trường Vũ với tác phẩm được mời xướng và tác giả bài xướng.
- Nếu như hôm nay bài xướng là một bài TNBC chính luật mà ta họa bằng những kiểu chơi phá cách thì e rằng đã chưa tuân thủ luật chơi và làm khó cho những bạn chơi khác. Người cậy nắm kỹ thuật khi thì họa bằng lục ngôn, khi thì ngũ ngôn, khi thì biến thể khác... Rốt cuộc thì chỉ dừng lại chỗ họa ý hoặc chọc nhau chơi.
- Diễn đàn đã lấy tên là "chuyên trang" thì chúng ta nên "chuyên nghiệp" chút. Đây cũng là lời kêu gọi của BĐH chuyên trang đường luật nói riêng và BQT Diễn đàn nói chung nhằm giữ cho sân chơi màu sắc và phong cách chuẩn mực nhất.
- VMT hoàn toàn tán đồng quan điểm của ĐHV Gió Bụi khị đã kịp thời, mạnh dạn nhắc nhở bạn thơ.
- VMT cám ơn các ĐHVC đã kịp thời nhắc nhở và can thiệp về kỹ thuật.
- TH Trường Vũ có ý kiến gì còn khúc mắc xin trao đổi với BĐH hoặc trực tiếp VMT nhé. Nếu cứ lấy tiêu chí sáng tạo, thoải mái thì ta có thể sáng tác theo trường phái tự do.

TruongVu
01-09-2017, 02:53 PM
Học để thêm phần hiểu biết , chơi để cho mình có thêm niềm vui .
Có thể thơ không hợp với TruongVu , có thể phẩm chất của TruongVu không nên chơi thơ .Vì những yêu cầu cao của thơ .
Từ chỗ muốn thoải mái một chút dẫn đến bây giờ TruongVu có một chút xấu hổ chẳng biết phải nói gì ? Nên nói gì? Hay nên im lặng ?
Không ngờ vui thơ lại mang cho TruongVu cảm xúc như vậy !
Thơ không có lỗi , lỗi tại TruongVu .
Nếu TruongVu có tình yêu với thơ lớn hơn sẽ tự thay đổi thói quen phóng khoáng và thận trọng hơn .
Nếu TruongVu thực sự có duyên với thơ thì đây sẽ là mốc son đáng nhớ thay đổi phong cách thơ ca của TruongVu sau này .
Có lẽ TruongVu muốn im lặng
TruongVu xin chân thành cảm ơn qúy cô bác thầy cô rất nhiều
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ

thugiangvu
01-09-2017, 10:12 PM
Học để thêm phần hiểu biết , chơi để cho mình có thêm niềm vui .
Có thể thơ không hợp với TruongVu , có thể phẩm chất của TruongVu không nên chơi thơ .Vì những yêu cầu cao của thơ .
Từ chỗ muốn thoải mái một chút dẫn đến bây giờ TruongVu có một chút xấu hổ chẳng biết phải nói gì ? Nên nói gì? Hay nên im lặng ?
Không ngờ vui thơ lại mang cho TruongVu cảm xúc như vậy !
Thơ không có lỗi , lỗi tại TruongVu .
Nếu TruongVu có tình yêu với thơ lớn hơn sẽ tự thay đổi thói quen phóng khoáng và thận trọng hơn .
Nếu TruongVu thực sự có duyên với thơ thì đây sẽ là mốc son đáng nhớ thay đổi phong cách thơ ca của TruongVu sau này .
Có lẽ TruongVu muốn im lặng
TruongVu xin chân thành cảm ơn qúy cô bác thầy cô rất nhiều
Kính chúc quý cô bác thầy cô luôn nhiều niềm vui và hạnh phúc ạ

Cháu Trường vũ ơi, nơi đây vui buồn chia sẻ và học hỏi mà, lo gì, cứ lòng vòng vui chơi với các bạn , cô cũng thế nè, lỗi đường của cô nó lợ nên cô trốn bên thơ sáng tác,các thầy cô nhứt là sếp CẢ trói cẳng lại rồi cô vẫn trốn được.
hi hi, cô chờ cháu bên thơ sáng tác luôn nhé.
chúc cháu luôn an vui. cô gửi lời thăm cháu gái vui khoẻ.
Thu giang vũ

TRẦN THỊ THANH LIÊM
02-09-2017, 03:06 AM
http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.eFVn3aLc5PW.GLg--/photo/ap_20100208091309350.jpg

BAO DUNG

(Mến tặng cháu TV)



Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

Cô Thanh Liêm


(Theo TS. Lê Đắc Sơn)

Tran Xuan Sinh
02-09-2017, 06:51 AM
http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.eFVn3aLc5PW.GLg--/photo/ap_20100208091309350.jpg

BAO DUNG

(Mến tặng cháu TV)

Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

Cô Thanh Liêm

(Theo TS. Lê Đắc Sơn)

Cảm ơn ĐHV Trần Thị Thanh Liêm! Bài viết có ý nghĩa và hay! Mọi người, dù là người đã biết hay còn ở cõi mê, hãy đọc và chiêm nghiệm để giúp mình và giúp người!
TXS

Nắng Xuân
02-09-2017, 04:31 PM
NX xin lỗi vì bận việc lu bu nên thời gian gần đây ít lên Diễn đàn nên có sự lơ là công tác quản lý chuyên trang.
Xin nói thẳng vào VẤN ĐỀ mọi người đang tranh luận.
1) Việc Truong Vu đưa bài Lục Ngôn Thể là theo cách cảm nhận của cháu TV là CHO VUI thì đúng là không nên và không đúng như đã được quy định trong Lớp XƯỚNG HỌA thơ của Cổ Mộ (ĐHV Nguyên Xuân đã trích dẫn). Đó cũng chỉ là sơ suất nhỏ, là do cháu giao lưu chưa nhiều nên còn ít kinh nghiệm.
2) Việc nhắc nhở của ĐHV Gió Bụi là kịp thời và cần thiết. Tuy nhiên, Gió Bụi không nên nặng lời quy kết Trường Vũ "Hầm bà lằng", "thất niêm luật" hay "Tạo tiền lệ xấu" như vậy. Việc huynh đệ trong nhà nên đóng cửa bảo nhau và lời nói không mất tiền mua nên chúng ta lưu ý. Đúng là vì CHƯA KHÉO gây ra những hiểu lầm, tranh luận gay gắt không cần thiết và không đáng để các anh chị ĐHV CHÍNH hay ĐHV mất quá nhiều thì giờ tranh luận.
3) DÙ gì chuyện cũng đã xảy ra ở CHUYÊN TRANG mà NX đang coi. NX xin lỗi mọi người. Mong tất cả lại vui vẻ đoàn kết như xưa.
Trân trọng.
Chúc mọi người có kỳ nghỉ Quốc khánh vui, bổ ích.

nguyenxuan
04-09-2017, 11:57 AM
NX xin lỗi vì bận việc lu bu nên thời gian gần đây ít lên Diễn đàn nên có sự lơ là công tác quản lý chuyên trang.
Xin nói thẳng vào VẤN ĐỀ mọi người đang tranh luận.
1) Việc Truong Vu đưa bài Lục Ngôn Thể là theo cách cảm nhận của cháu TV là CHO VUI thì đúng là không nên và không đúng như đã được quy định trong Lớp XƯỚNG HỌA thơ của Cổ Mộ (ĐHV Nguyên Xuân đã trích dẫn). Đó cũng chỉ là sơ suất nhỏ, là do cháu giao lưu chưa nhiều nên còn ít kinh nghiệm.
2) Việc nhắc nhở của ĐHV Gió Bụi là kịp thời và cần thiết. Tuy nhiên, Gió Bụi không nên nặng lời quy kết Trường Vũ "Hầm bà lằng", "thất niêm luật" hay "Tạo tiền lệ xấu" như vậy. Việc huynh đệ trong nhà nên đóng cửa bảo nhau và lời nói không mất tiền mua nên chúng ta lưu ý. Đúng là vì CHƯA KHÉO gây ra những hiểu lầm, tranh luận gay gắt không cần thiết và không đáng để các anh chị ĐHV CHÍNH hay ĐHV mất quá nhiều thì giờ tranh luận.
3) DÙ gì chuyện cũng đã xảy ra ở CHUYÊN TRANG mà NX đang coi. NX xin lỗi mọi người. Mong tất cả lại vui vẻ đoàn kết như xưa.
Trân trọng.
Chúc mọi người có kỳ nghỉ Quốc khánh vui, bổ ích.

Cảm ơn ĐHV Nắng Xuân đã nói thẳng vào vấn đề chính để gỡ rối cho sự việc.
Trên diễn đàn, chúng ta làm theo Quy định chung, nếu có thành viên nào làm chưa đúng chỉ nên nhắc nhở nhưng không quy kết quá lời gây tâm lý bức xúc đau khổ cho bạn thơ. Tôi nghĩ cháu TV đã hiểu vấn đề là không lấy thơ LỤC NGÔN để hoạ với thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ, nhưng cháu không thông việc ĐHV Gió Bụi dùng các cụm từ "nặng lời quy kết Trường Vũ "Hầm bà lằng", "thất niêm luật" hay "Tạo tiền lệ xấu", nhất là ý kiến "thất niêm luật" còn được nhắc lại. Những quy kết đó làm cho cháu TV buồn và bức xúc. Ban điều hành và mọi người góp ý cũng xoay quanh việc cho rằng ĐHV Gió Bụi làm việc đúng, kịp thời mà không nói về việc ĐHV Gió Bụi cũng có những sơ sót khi dùng từ.
Chúc cháu TV và tất cả các thành viên của diễn đàn luôn vui vẻ yêu đời yêu thơ để cùng nhau chia sẻ, xướng hoạ.
Chúc Diễn đàn phát triển trên tinh thần mọi người luôn đồng tâm một khối.

Trân trọng.
Nguyên Xuân

Lê Đức Mẫn
05-09-2017, 03:11 AM
http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.eFVn3aLc5PW.GLg--/photo/ap_20100208091309350.jpg

BAO DUNG

(Mến tặng cháu TV)



Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

Cô Thanh Liêm


(Theo TS. Lê Đắc Sơn)


Cảm ơn ĐHV Trần Thị Thanh Liêm! Bài viết có ý nghĩa và hay! Mọi người, dù là người đã biết hay còn ở cõi mê, hãy đọc và chiêm nghiệm để giúp mình và giúp người!
TXS
Hay. Tôi cũng thấy thầy Sinh nói đúng. Đọc kỹ ngộ ra nhiều điều thật bổ ích.
Trân trọng!

Gió Bụi
06-09-2017, 01:38 AM
Nhìn vào thì ai cũng thấy bài thơ BIẾN THỂ (thất niêm luật) này không phải là bài TNBC (7 chữ 8 câu) ĐƯỜNG LUẬT (niêm luật chặt chẽ). Nếu chỉ là thơ sáng tác hoặc giao lưu xướng họa riêng với bạn thơ, thì không có gì để luận bàn, nhưng mang vào làm bài hoạ trong trang thơ mời họa, bài TNBC Đường Luật XA VỢ của Lê Thanh Sơn, thì Gió Bụi nghĩ là không thích hợp và tạo tiền lệ xấu sau này.

Đây là nguyên bản ý kiến riêng của GB, mà GB đã đăng với mục đích và ý nghĩ rất đơn giản là muốn nói bài thơ của TV KHÔNG THÍCH HỢP để đáp họa bài TNBC XA VỢ trong trang thơ mời xướng họa TNBC ĐL mà thôi.

Việc dùng từ TIỀN LỆ XẤU thì có lẽ GB nhận định và chọn dùng từ SAI (tiền lệ chỉ có TỐT hoặc XẤU), vì theo phong trào tiến hóa nhanh chóng của mạng ảo bây giờ, thì có ai biết được sau này việc xướng họa thơ ĐL sẽ ra sao (vì thơ ĐL khó khăn, phức tạp và đòi hỏi cao quá nên NIÊM LUẬT sẽ là chuyện DĨ VÃNG).

Việc dùng từ THẤT NIÊM LUẬT thì có lẽ sự nhận xét của GB cũng SAI (vì bài thơ đăng vào trang thơ xướng họa ĐL, nên GB luôn nghĩ nó cần có NIÊM LUẬT) chứ thơ thì chính nó không cần phải theo một NIÊM LUẬT nào mới được gọi là thơ.

Tóm lại, GB nghĩ bài thơ đó đã đăng nhầm chỗ, không thích hợp, cần sửa chữa lại mà thôi, chứ không có ý gì khác.
NHÂN VÔ THẬP TOÀN và GB cũng thế, cũng nhiều SAI SÓT.

Trân trọng,

Gió Bụi

Nguyễn Đình Kiệm
06-09-2017, 02:26 AM
Đây là nguyên bản ý kiến riêng của GB, mà GB đã đăng với mục đích và ý nghĩ rất đơn giản là muốn nói bài thơ của TV KHÔNG THÍCH HỢP để đáp họa bài TNBC XA VỢ trong trang thơ mời xướng họa TNBC ĐL mà thôi.

Việc dùng từ TIỀN LỆ XẤU thì có lẽ GB nhận định và chọn dùng từ SAI (tiền lệ chỉ có TỐT hoặc XẤU), vì theo phong trào tiến hóa nhanh chóng của mạng ảo bây giờ, thì có ai biết được sau này việc xướng họa thơ ĐL sẽ ra sao (vì thơ ĐL khó khăn, phức tạp và đòi hỏi cao quá nên NIÊM LUẬT sẽ là chuyện DĨ VÃNG).

Việc dùng từ THẤT NIÊM LUẬT thì có lẽ sự nhận xét của GB cũng SAI (vì bài thơ đăng vào trang thơ xướng họa ĐL, nên GB luôn nghĩ nó cần có NIÊM LUẬT) chứ thơ thì chính nó không cần phải theo một NIÊM LUẬT nào mới được gọi là thơ.

Tóm lại, GB nghĩ bài thơ đó đã đăng nhầm chỗ, không thích hợp, cần sửa chữa lại mà thôi, chứ không có ý gì khác.
NHÂN VÔ THẬP TOÀN và GB cũng thế, cũng nhiều SAI SÓT.

Trân trọng,

Gió Bụi
Chú góp ý cho như vậy là quý rồi. ĐHV phải làm viêc, làm nhièu sai nhieu, làm ít sai ít, không làm không sai
Cháu TV cũng đã vào cảm ơn rồi.
Chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không đi.
"Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính. "
Ta không phải quân tử, vậy thì người trước nhở không thư từ góp ý tế nhị, đã lời qua tiếng lại rồi, thì người sau phải tế nhị chứ. Cứ nhắc lại mãi hoài như vậy có nên không?

Xin chuc mọi người vui vẻ, hạnh phúc

NDK

Gió Bụi
06-09-2017, 02:32 AM
LÁ THU
(Họa y đề)

Lặng lẽ chao mình thả giấc say
Tìm theo ngọn gió rũ đêm gầy
Thời gian đã cỗi vàng hoe nhuộm
Sứ mệnh nay tròn nhẹ hẫng bay
Bởi hết xuân hồng non nõn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng đủi đen ngày!
Đời sao tránh được vòng sinh tử
Dưỡng chất đôi dòng gởi cội cây.

Thanh Nguyệt – 09/08/2017

Non + Nõn </> đen đủi

có nhiều từ khi đảo ngữ nghe không êm tai như ĐEN ĐÚA mà đảo thành ĐÚA ĐEN.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 08:10 AM
LÁ THU
(Họa y đề)

Lặng lẽ chao mình thả giấc say
Tìm theo ngọn gió rũ đêm gầy
Thời gian đã cỗi vàng hoe nhuộm
Sứ mệnh nay tròn nhẹ hẫng bay
Bởi hết xuân hồng non nõn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng đủi đen ngày!
Đời sao tránh được vòng sinh tử
Dưỡng chất đôi dòng gởi cội cây.

Thanh Nguyệt – 09/08/2017

Non + Nõn </> đen đủi

có nhiều từ khi đảo ngữ nghe không êm tai như ĐEN ĐÚA mà đảo thành ĐÚA ĐEN.

Em cảm ơn anh, vậy anh gỡ bài giúp em anh nhé, em không có phương án sửa tốt hơn anh ạ
Bản thân em biểt không ổn chỗ này nên ngay từ đầu đã xin phép không đánh số thứ tự

Gió Bụi
06-09-2017, 09:38 AM
Em cảm ơn anh, vậy anh gỡ bài giúp em anh nhé, em không có phương án sửa tốt hơn anh ạ
Bản thân em biểt không ổn chỗ này nên ngay từ đầu đã xin phép không đánh số thứ tự

Lẽ nào chỉ chỗ tí híu đó mà Thanh Nguyệt bó tay đầu hàng sớm vậy sao hè. Cố gắng lần nữa xem sao nha TN, chứ ai mà gỡ cả bài thơ.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 10:24 AM
Lẽ nào chỉ chỗ tí híu đó mà Thanh Nguyệt bó tay đầu hàng sớm vậy sao hè. Cố gắng lần nữa xem sao nha TN, chứ ai mà gỡ cả bài thơ.

Dạ không phải là em không có từ để sửa lại cho đối
Ngay khi làm bài em đã biết là không đối, nếu xét chi tiết đến vị trí từ.
Em rất hiểu anh, khi dạy học trò ở các lớp cơ bản, chính em cũng sẽ bắt lỗi chỗ này. Hihihi

Nói thật với anh là em cũng suy nghĩ rất nhiều cho đứa con tinh thần của mình, cũng giằng co chỗ này dữ lắm, nhưng không tìm ra từ nào hay hơn thế.
Đôi khi đảo ngữ, chính sự không êm tai đó lại có tác dụng nhấn mạnh hơn cái ý tác giả cần nói. Em cảm nhận chữ ĐEN ĐỦI sẽ không lắng đọng bằng ĐỦI ĐEN
Đã là NGHIỆP CHƯỚNG thì cũng nên để cho cái vần nó CHƯỚNG CHƯỚNG một chút. Hihi

Em cảm ơn anh đã nhắc nhở, nhưng vẫn muốn giữ lại chữ ĐỦI ĐEN, nếu Ban ĐH Diễn đàn vẫn thấy không đáp ứng được yêu cầu của một bài họa thì xin hãy gỡ xuống giúp em.
Em cảm ơn anh thật nhiều. Hihihi...

(Ai biểu 49 có cái muội 51 bướng bỉnh này chi. Mà huynh nè, không bướng không phải Thanh Nguyệt. Không tin huynh hỏi thầy Việt Thủy thì biết. Thầy vẫn nói em là đứa hay cãi xoen xoét ấy. Hihihihi...)

nguyenxuan
06-09-2017, 11:25 AM
LÁ THU
(Họa y đề)

Lặng lẽ chao mình thả giấc say
Tìm theo ngọn gió rũ đêm gầy
Thời gian đã cỗi vàng hoe nhuộm
Sứ mệnh nay tròn nhẹ hẫng bay
Bởi hết xuân hồng non nõn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng đủi đen ngày!
Đời sao tránh được vòng sinh tử
Dưỡng chất đôi dòng gởi cội cây.

Thanh Nguyệt – 09/08/2017

Non + Nõn </> đen đủi

có nhiều từ khi đảo ngữ nghe không êm tai như ĐEN ĐÚA mà đảo thành ĐÚA ĐEN.

Đã có non nõn rồi, sao không viết đẻn đen Thanh Nguyệt? vừa chỉnh đối vừa sử dụng láy đúng kiểu mà ý nghĩa cũng không thay đổi mấy. Hihi, đi ngang qua góp một chiếc lá khô, TN nhận hay không cũng cũng vui. Chúc ngày mới vui vẻ, an lành nhé!

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 01:10 PM
Đã có non nõn rồi, sao không viết đẻn đen Thanh Nguyệt? vừa chỉnh đối vừa sử dụng láy đúng kiểu mà ý nghĩa cũng không thay đổi mấy. Hihi, đi ngang qua góp một chiếc lá khô, TN nhận hay không cũng cũng vui. Chúc ngày mới vui vẻ, an lành nhé!


Thưa cô, Em rất vui khi cô bước qua đây và góp cho một từ thú vị
Ngay từ đầu em đã nhận là em sai khi không tuân thủ NGŨ ĐIỂM trong Đường luật (vần, niêm, luật, đối và bố cục).
Nếu xét chi tiết về từ thì NON NÕN (Non là từ chính) và ĐẺN ĐEN (Đen là từ chính) thì cũng không thật chỉnh đối đâu cô.
ĐỦI ĐEN vẫn mang một nghĩa mạnh mẽ hơn ĐẺN ĐEN nhiều.

Hihihi... Iu cô giáo của em thiệt nhiều nè.

nguyenxuan
06-09-2017, 01:20 PM
Thưa cô, Em rất vui khi cô bước qua đây và góp cho một từ thú vị
Ngay từ đầu em đã nhận là em sai khi không tuân thủ NGŨ ĐIỂM trong Đường luật (vần, niêm, luật, đối và bố cục).
Nếu xét chi tiết về từ thì NON NÕN (Non là từ chính) và ĐẺN ĐEN (Đen là từ chính) thì cũng không thật chỉnh đối đâu cô.
ĐỦI ĐEN vẫn mang một nghĩa mạnh mẽ hơn ĐẺN ĐEN nhiều.

Hihihi... Iu cô giáo của em thiệt nhiều nè.


He he, cô nghĩ trong ĐEN có đen đủi và đủi đen mừ. Đã đen rồi thì nhọ, tối, hay đen đủi, lem nhem... đều có mặt tất.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 01:26 PM
He he, cô nghĩ trong ĐEN có đen đủi và đủi đen mừ. Đã đen rồi thì nhọ, tối, hay đen đủi, lem nhem... đều có mặt tất.

Dạ thưa cô,
Em nhớ có lần thầy VT nhắc nhở một thành viên về lỗi thất đối nhiều lần nhưng thành viên đó vẫn không sửa, nên thầy đề nghị cho gỡ xuống.
Nay em cũng trong trường hợp này. Em biết lỗi của em rồi.
Cô giúp em gỡ xuống với, để thầy vào thầy lại mắng em.

Hihihi cô

buixuanphuong09
06-09-2017, 01:36 PM
He he, cô nghĩ trong ĐEN có đen đủi và đủi đen mừ. Đã đen rồi thì nhọ, tối, hay đen đủi, lem nhem... đều có mặt tất.

Tôi thì đồng ý với GB hơn. Tôi đã chứng kiến cuộc tranh luận của GB & TC với NTS ở ĐV, trong học tập tôi cũng được thầy AH nhắc nhở trong việc đảo từ này. Thanh Nguyệt còn trẻ, muốn vươn lên ở tầm cao là tốt, nhưng sự sáng tạo chỉ nên để ở trang mình, Góc xướng họa nên đại chúng, sử dụng cái thông thường để mọi người còn theo.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 01:44 PM
Tôi thì đồng ý với GB hơn. Tôi đã chứng kiến cuộc tranh luận của GB & TC với NTS ở ĐV, trong học tập tôi cũng được thầy AH nhắc nhở trong việc đảo từ này. Thanh Nguyệt còn trẻ, muốn vươn lên ở tầm cao là tốt, nhưng sự sáng tạo chỉ nên để ở trang mình, Góc xướng họa nên đại chúng, sử dụng cái thông thường để mọi người còn theo.

Dạ cháu cảm ơn chú thiệt nhiều.
Mai mốt khi tham gia xướng họa cháu sẽ ý tứ e dè hơn
Chúc chú sức khỏe nha chú

nguyenxuan
06-09-2017, 01:47 PM
Tôi thì đồng ý với GB hơn. Tôi đã chứng kiến cuộc tranh luận của GB & TC với NTS ở ĐV, trong học tập tôi cũng được thầy AH nhắc nhở trong việc đảo từ này. Thanh Nguyệt còn trẻ, muốn vươn lên ở tầm cao là tốt, nhưng sự sáng tạo chỉ nên để ở trang mình, Góc xướng họa nên đại chúng, sử dụng cái thông thường để mọi người còn theo.

Nếu coi non nõn = non + nõn, thì TN có thể dùng Đỏ + ĐEN không? Cuộc đời là sự chuyển vận, có may mắn và có đen đủi. Từ vận đỏ chuyển qua đen nhiều khi còn cay đắng và khó sống hơn ấy chứ.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 01:49 PM
Nếu coi non nõn = non + nõn, thì TN có thể dùng Đỏ + ĐEN không? Cuộc đời là sự chuyển vận, có may mắn và có đen đủi. Từ vận đỏ chuyển qua đen nhiều khi còn cay đắng và khó sống hơn ấy chứ.

Dạ em cảm ơn cô nhiều.
Từ ĐỎ ĐEN cũng hay đó cô
Hihihi

nguyenxuan
06-09-2017, 02:04 PM
Dạ em cảm ơn cô nhiều.
Từ ĐỎ ĐEN cũng hay đó cô
Hihihi

NON NÕN là hai từ gần nghĩa
còn ĐỎ ĐEN là hai từ trái nghĩa
nên chưa thật cân xứng
Nhưng khi chưa tìm được từ mới phù hợp hơn thì tạm chấp nhận, TN không nên xoá bài mất vui.

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 02:08 PM
NON NÕN là hai từ gần nghĩa
còn ĐỎ ĐEN là hai từ trái nghĩa
nên chưa thật cân xứng
Nhưng khi chưa tìm được từ mới phù hợp hơn thì tạm chấp nhận, TN không nên xoá bài mất vui.

Dạ em cũng định nói với cô điểm này đó cô
Dạ cô trò cùng tìm từ mới nha cô

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 02:54 PM
Bởi hết xuân hồng mơn mởn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng khẳng khiu ngày!

Cái lá cây khi còn non thì mơn mởn, còn con người khi đã hết nghiệp rồi thì khẳng khiu.
Cô thấy được không cô

nguyenxuan
06-09-2017, 03:10 PM
Bởi hết xuân hồng mơn mởn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng khẳng khiu ngày!

Cái lá cây khi còn non thì mơn mởn, còn con người khi đã hết nghiệp rồi thì khẳng khiu.
Cô thấy được không cô

Theo kiểu hết cấu câu hô ứng cô hiểu như sau nè TN

kết quả của vế sau là do hai từ HẾT và THÔI, theo quy luật hết cái này thì hết cái kia, thôi cái này thì thôi cái kia; hoặc hết cái này thì có cái kia, thôi cái này thì được cái kia.
Vậy thì:
hết xuân hồng thì cây hết mơn mởn lộc
thôi nghiệp chướng thì con người thôi khẳng khiu.
Thôi nghiệp chướng chưa hẳn là hết cuộc đời, chỉ là trút bỏ bớt gánh nặng cuộc đời thôi. (Nghiệp chướng là hậu quả phải gánh chịu ở kiếp này do tội ác ở kiếp trước gây ra, theo quan niệm của đạo Phật.)
he he, không biết có đúng không nữa.

nguyenxuan
06-09-2017, 03:19 PM
Bởi hết xuân hồng mơn mởn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng khẳng khiu ngày!

Cái lá cây khi còn non thì mơn mởn, còn con người khi đã hết nghiệp rồi thì khẳng khiu.
Cô thấy được không cô


Bởi hết xuân hồng thưa thớt lộc
Rằng thôi nghiệp chướng mảnh mong ngày!



Hoặc là

Bởi hết xuân hồng thưa thớt lộc
Rằng thôi nghiệp chướng dở dang ngày!

Thanh Nguyệt
06-09-2017, 03:26 PM
Bởi hết xuân hồng mơn mởn lộc
Rằng thôi nghiệp chướng khẳng khiu ngày!

Hồi nãy em nói chưa rõ ý mình á cô

Lộc là chủ ngữ của mơn mởn
Ngày là chủ ngữ của khẳng khiu

Ý em nói cái lá khi hết thời xuân sắc, không còn lộc non nữa
cũng là lúc nó hết nghiệp, tháng ngày còn lại mong manh lắm

Hihi em nói vậy cũng không biết có đúng với logic thông thường không nữa.
Có người từng nói tư duy của em hơi ngược ngược đó cô Hihihihi

Hôm nay trao đổi với cô sáng ra nhiều vấn đề, thật vui cô ạ

Gió Bụi
06-09-2017, 11:36 PM
6 - THU VỀ

Thu về bịn rịn lá vờn lay=> XUẤT VẬN
Khiến những bâng khuâng ngọn gió gầy
Lặng lẽ hoa ngàn trao mộng nhớ
Âm thầm nhạn biển thả đường bay
Sao buồn thấp thoáng hòa tranh tối
Nguyệt nép lung linh quyện cảnh ngày
Đã biết bao lần đong kỷ niệm
Thời gian khắc đậm rõ từng cây.

Mạnh Kỷ

Gió Bụi
06-09-2017, 11:49 PM
https://i.imgur.com/37vOfQE.png

Gió Bụi
07-09-2017, 12:00 AM
Bởi hết xuân hồng thưa thớt lộc
Rằng thôi nghiệp chướng mảnh mong ngày!




Ý em nói cái lá khi hết thời xuân sắc, không còn lộc non nữa
cũng là lúc nó hết nghiệp, tháng ngày còn lại mong manh lắm


Theo ý của Thanh Nguyệt thì câu của tỷ Nguyên Xuân cũng ổn lắm mà.

Gió Bụi
08-09-2017, 01:50 AM
GB xin ý kiến quý thi hữu đường luật diễn đàn VNTH về việc áp dụng lỗi Khắc Lục khi xướng họa thơ ĐL ở góc thơ mời họa.

Nhằm nâng cao chất lượng, từ ngữ thêm phần phong phú và đa dạng, nên lỗi Khắc Lục được áp dụng trong góc thơ ĐL mời họa. Và lỗi Khắc Lục này chỉ xảy ra khi bài thơ ĐỒNG LUẬT. Nhưng một khi tác giả ĐẢO VẬN thì tuy ĐỐI LUẬT, lỗi Khắc Lục vẫn thường xuyên xảy ra, vì một lẽ cũng dễ hiểu là những tác giả họa sau này không để ý tới những bài ĐỐI LUẬT.
Thí dụ cụ thể:

Bài họa #1 ĐẢO VẬN nên câu 8 là THÁNG NGÀY
và bài họa #4 câu 6 bị trùng từ THÁNG NGÀY

Bài họa #1 ĐẢO VẬN nên câu 6 là HỒN SAY
và bài họa #2 câu 1 bị trùng từ HỒN SAY

Bài họa #13 ĐẢO VẬN nên câu 1 là HAO GẦY và bị trùng từ
bài họa #5 câu 2 là HAO GẦY

tuy những bài thơ bị lỗi KL đều ĐỐI LUẬT với bài họa trước.

Theo ý kiến của GB, thì một khi bài họa trước đã ĐỐI LUẬT, thì những bài họa tiếp theo sẽ không còn vi phạm lỗi khi trùng từ KL. Nhưng đây chỉ là ý kiến riêng của GB và GB muốn được đóng góp thêm nhiều ý kiến của quý thi hữu, để tìm ra giải pháp dung hòa, vui vẻ khi xướng họa thơ ĐL ở góc thơ mời họa.

Trân trọng,

Gió Bụi

manhky
08-09-2017, 01:42 PM
6 - THU VỀ

Thu về bịn rịn lá vờn lay=> XUẤT VẬN
Khiến những bâng khuâng ngọn gió gầy
Lặng lẽ hoa ngàn trao mộng nhớ
Âm thầm nhạn biển thả đường bay
Sao buồn thấp thoáng hòa tranh tối
Nguyệt nép lung linh quyện cảnh ngày
Đã biết bao lần đong kỷ niệm
Thời gian khắc đậm rõ từng cây.

Mạnh Kỷ

Tôi nhầm nên đã sửa từ say rồi mà.

Gió Bụi
12-09-2017, 12:37 AM
https://i.imgur.com/tKrO95i.png

Gió Bụi
14-09-2017, 12:39 AM
KẾT BẠN ĐƯỜNG THI

Ngỏ ý Đường thi bạn Vũng Tàu
Xuôi buồm vỗ mạn thả từ mau
Thuyền ghe ngạo nghễ nhìn mưa trút
Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào
Ủ mộng thời gian hồng nghĩa kết
Đan vần kỉ niệm thắm tình trao
Thùy Vân ngắm cảnh chờ tương ngộ
Rạng rỡ niềm tin ngả nón chào.

11/9/2017
Huy Thanh

buixuanphuong09
27-09-2017, 02:32 PM
Những cơn ho dai dẳng kéo dài khiến tôi mất ngủ triền miên, cơ thể phờ phạc, thêm nữa trời cứ mưa tầm tã, không đi bộ ra ngoài được nên tư tưởng sinh trì trệ. Hôm qua tôi có nhiều phấn khởi :
+ Tay rê chuột nguềnh ngoàng đã làm mất nhiều file dữ liệu không tìm được, cháu gái tôi ở Mỹ về đã tìm ra hết và hướng dẫn tôi cách tìm, tôi không còn lo mất dữ liệu.
+ Bảng tìm Điệp từ khi ở chơi xa, có người hướng dẫn tôi đã làm được, nhưng về nhà thì tịt, VMT cũng đã gửi meo cho nhưng tôi vẫn không làm được. Cái MẮC cơ bản, chỉ có người trực tiếp vào máy của tôi mới hướng dẫn được. Cháu gái tôi đã cài đặt sẵn, tôi chỉ việc copy bài dán vào là ổn. Tôi đã làm thử một số bài, trời ạ, sao mà nhiều từ trùng thế? Hiện tại sức khỏe tôi rất kém chưa sửa được.
Chân thành cảm ơn VMT, Gió Bụi đã rất nhiệt tình, năng động với trang này.
Đêm qua tôi đã ngủ được, tinh thần rất phấn chấn, trời cũng đã có chiều hướng tạnh, tôi sẽ gắng đi bộ để phục hồi sức khỏe, sẽ lại họa thơ tưng bừng với bạn bè.

BXP 27.9.2017

Huy Thanh
27-09-2017, 04:04 PM
BẠN ĐƯỜNG THI

Ngỏ ý Đường thi bạn Vũng Tàu
Xuôi buồm vỗ mạn thả từ mau
Thuyền ghe ngạo nghễ nhìn mưa trút
Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào
Ủ mộng thời gian hồng nghĩa kết
Đan vần kỉ niệm thắm tình trao
Thùy Vân ngắm cảnh chờ tương ngộ
Rạng rỡ niềm tin ngả nón chào.

11/9/2017
Huy Thanh

@Đã sửa, bỏ chữ KẾT ở tiêu đề là xong. Cảm ơn GB.

Gió Bụi
04-10-2017, 05:58 AM
https://i.imgur.com/yU6j4pN.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài xướng DẠM NGÕ tại bảng này.

Nắng Xuân
04-10-2017, 11:04 AM
BẠN ĐƯỜNG THI

Ngỏ ý Đường thi bạn Vũng Tàu
Xuôi buồm vỗ mạn thả từ mau
Thuyền ghe ngạo nghễ nhìn mưa trút
Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào
Ủ mộng thời gian hồng nghĩa kết
Đan vần kỉ niệm thắm tình trao
Thùy Vân ngắm cảnh chờ tương ngộ
Rạng rỡ niềm tin ngả nón chào.

11/9/2017
Huy Thanh

@Đã sửa, bỏ chữ KẾT ở tiêu đề là xong. Cảm ơn GB.

Kính anh Huy Thanh:
THUYỀN GHE và BÃI BIỂN => Thất đối.
THUYỀN GHE là ghép đẳng lập và 2 từ đều tương đương nhau. BÃI BIỂN ghép chính phụ.

xuandong
04-10-2017, 12:01 PM
Kính anh Huy Thanh:
THUYỀN GHE và BÃI BIỂN => Thất đối.
THUYỀN GHE là ghép đẳng lập và 2 từ đều tương đương nhau. BÃI BIỂN ghép chính phụ.


Huynh Huy Thanh có thể sửa thế này:

Con thuyền ngạo nghễ nhìn mưa trút
Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào

Gió Bụi
12-10-2017, 12:10 AM
07. THỜI KHÓI LỬA

Me thường giục giã: - Lấy chồng chưa?
Tuổi lớn nhưng em chẳng muốn ừa
Giữa dạ hằng tin lời hẹn cũ
Trong lòng vẫn đợi tiếng thề xưa
Tình yêu dẫu cách sao đành bửa?!
Kỉ niệm dù lơi há nỡ bừa?!
Bổn phận làm trai thời khói lửa
Ai nào muốn lệ đổ dường mưa?!
HỒNG THOẠI 11.10.17

HỒNG THOẠI
12-10-2017, 06:12 AM
07. THỜI KHÓI LỬA

Me thường giục giã: - Lấy chồng chưa?
Tuổi lớn nhưng em chẳng muốn ừa
Giữa dạ hằng tin lời hẹn cũ
Trong lòng vẫn đợi tiếng thề xưa
Tình yêu dẫu cách sao đành bửa?!
Kỉ niệm dù lơi há nỡ bừa?!
Bổn phận làm trai thời khói lửa
Ai nào muốn lệ đổ dường mưa?!
HỒNG THOẠI 11.10.17

Theo HT, GIỮA DẠ và TRONG LÒNG là từ ghép chính phụ; TÌNH YÊU và KỈ NIỆM là từ ghép đẳng lập, không cùng cấu trúc nên không mắc lỗi bình đầu.
Xin thay từ MUỐN ở câu 8 bằng từ THÍCH.
Cám ơn Mod Gió Bụi.

buixuanphuong09
12-10-2017, 07:45 AM
Theo HT, GIỮA DẠ và TRONG LÒNG là từ ghép chính phụ; TÌNH YÊU và KỈ NIỆM là từ ghép đẳng lập, không cùng cấu trúc nên không mắc lỗi bình đầu.
Xin thay từ MUỐN ở câu 8 bằng từ THÍCH.
Cám ơn Mod Gió Bụi.

Theo ý tôi thì dạ cũng là lòng, hai câu này :
Giữa dạ hằng tin lời hẹn cũ
Trong lòng vẫn đợi tiếng thề xưa
nên đổi như sau :
Dạ đã hằng tin lời hẹn cũ
Tâm thì vẫn đợi tiếng thề xưa
Hôm nay tôi đã tỉnh táo hơn nên vào bổ phứa một câu cho nó chóng tỉnh, có gì không phải Sếp Cả bỏ quá cho.

Huy Thanh
13-10-2017, 06:18 AM
Kính anh Huy Thanh:
THUYỀN GHE và BÃI BIỂN => Thất đối.
THUYỀN GHE là ghép đẳng lập và 2 từ đều tương đương nhau. BÃI BIỂN ghép chính phụ.

BẠN ĐƯỜNG THI

Ngỏ ý Đường thi bạn Vũng Tàu
Xuôi buồm vỗ mạn thả từ mau
Đoàn ghe ngạo nghễ nhìn mưa trút
Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào
Ủ mộng thời gian hồng nghĩa kết
Đan vần kỉ niệm thắm tình trao
Thùy Vân ngắm cảnh chờ tương ngộ
Rạng rỡ niềm tin ngả nón chào.

11/9/2017
Huy Thanh

@ Đã sửa THUYỀN GHE thành ĐOÀN GHE. Cảm ơn NX và xuandong đã góp ý.

Gió Bụi
16-10-2017, 11:53 PM
https://i.imgur.com/2tqM8B6.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài THU MÙA tại bảng này.

Gió Bụi
17-10-2017, 11:29 PM
9-TRIỀU ĐÌNH NHÀ TRẦN HIỂU DỤ TOÀN DÂN

Giặc sắp xâm lăng có thấu không
Biên cương mùi giặc đã tanh nồng
Sao không tập trận, rèn binh pháp
Mà vẫn hát ca, múa Bài bông
Hãy dựng pháo đài, xây chiến lũy
Cùng mài gươm giáo, luyện trống đồng
Cả nước phải sẵn sàng “Sát Thát”
Mấy ngàn năm trước vẫn chờ trông


Thất Niêm Luật!
Bác Thông dùng thể bất luận chỉ ở vị trí chữ 1 & 3, còn những chỗ khác bắt buộc phải theo đúng bảng luật.

Tran Xuan Sinh
19-10-2017, 07:06 AM
http://vnthihuu.net/images/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh http://vnthihuu.net/images/buttons/viewpost-right.png (http://vnthihuu.net/showthread.php?p=286941#post286941)
[/SIZE]
THÂN GIÀ

Thân già giấc ngủ hững hờ đêm
Trở dậy thờ ơ đứng giữa thềm
Chuyện bẽ bàng ghi lời đủ nhớ
Tâm dày gỡ mối đậm đà thêm
Tình dang dở nghĩa còn mang nặng
Đạo vẫn tìm sâu ý mỏng mềm
Ngán ngẫm mà chi giờ tuổi hạc
Ăn rồi ngớ ngẩn lại rành quên./.

TXS 18/10/2017
@ Ôi thứ "êm đềm" của GB, TXS phải lạc vận "mỏng mềm" thôi!

Cảm ơn thầy Sinh đã họa thơ theo thể Giao cổ đối, nhanh và hay nhưng vẫn còn thiếu chút nữa là trọn vẹn.
ÊM ĐỀM là tử vận khi họa thơ nên thầy thay vần là đúng rồi, nhưng thầy xem lại:
DANG DỞ=> từ láy</>MỎNG + MỀM
Tuy Giao cổ đối chéo nhưng phải ngắt và giữ nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng
GB thấy kiểu đối này cũng hay hay nên mới tập tành, có gì không đúng xin thầy chỉ giùm cho.


TXS cũng đã thấy "mỏng mềm" khác "mềm mỏng" (từ láy), Nhưng bí quá, góp chút cho vui. TXS đã vào "Bảng các từ láy" để tìm các chữ có đuôi "ềm", thấy độc nhất chỉ có "êm đềm"; tìm đuôi "ền" cũng chỉ thấy "hảo huyền" (Có lẽ ai đó lập ra cái bảng từ láy này còn thiếu nhiều).
Riêng cái nhịp 2/2/3 với "Giao cổ đối" thì cũng khó thật; còn nhịp 4/3 thì sao tránh khỏi. Nếu câu trên là 4/3 thì câu dưới ắt sẽ là 3/4. Đọc bài của GB cũng thấy vậy mà. Để họa tôi có tham khảo thêm mấy ví dụ khác. Chẳng hạn 2 câu luận:
Chân bước vững, đường chiều khập khễnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Tác giả Trần Tuấn Ngọc, in trong "Bạn và thơ là Xuân - NXB VHDT, Hà Nội, 2004".
Trao đổi chút cho vui thôi. TXS rất thích tìm cái mới. Hễ ai có gì mới là muốn học. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" (Acsimet).
Thơ tôi viết vui cùng bè bạn
Không hám danh, buôn bán chợ trời
Mời bạn vào đọc thơ tôi
Chưa hay nhưng có tình đời thủy chung./.
Cảm ơn GB đã góp ý!
TXS

Gió Bụi
19-10-2017, 07:28 AM
Bảng dò lỗi Khắc Lục bài Trải nhớ - Thơ Đường luật Gió Bụi mời góp họa.
https://i.imgur.com/JhwSsOu.png
https://i.imgur.com/TTapF6f.png

Xin chúc mừng nữ sĩ NHƯ QUỲNH đã góp họa với một kỷ lục thật đáng nể là 40 bài!

Chữ viết HOA Khắc Lục với chữ gạch chân

Gió Bụi
19-10-2017, 08:12 AM
http://vnthihuu.net/images/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh http://vnthihuu.net/images/buttons/viewpost-right.png (http://vnthihuu.net/showthread.php?p=286941#post286941)
[/SIZE]
THÂN GIÀ

Thân già giấc ngủ hững hờ đêm
Trở dậy thờ ơ đứng giữa thềm
Chuyện bẽ bàng ghi lời đủ nhớ
Tâm dày gỡ mối đậm đà thêm
Tình dang dở nghĩa còn mang nặng
Đạo vẫn tìm sâu ý mỏng mềm
Ngán ngẫm mà chi giờ tuổi hạc
Ăn rồi ngớ ngẩn lại rành quên./.

TXS 18/10/2017
@ Ôi thứ "êm đềm" của GB, TXS phải lạc vận "mỏng mềm" thôi!

Cảm ơn thầy Sinh đã họa thơ theo thể Giao cổ đối, nhanh và hay nhưng vẫn còn thiếu chút nữa là trọn vẹn.
ÊM ĐỀM là tử vận khi họa thơ nên thầy thay vần là đúng rồi, nhưng thầy xem lại:
DANG DỞ=> từ láy</>MỎNG + MỀM
Tuy Giao cổ đối chéo nhưng phải ngắt và giữ nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng
GB thấy kiểu đối này cũng hay hay nên mới tập tành, có gì không đúng xin thầy chỉ giùm cho.


TXS cũng đã thấy "mỏng mềm" khác "mềm mỏng" (từ láy), Nhưng bí quá, góp chút cho vui. TXS đã vào "Bảng các từ láy" để tìm các chữ có đuôi "ềm", thấy độc nhất chỉ có "êm đềm"; tìm đuôi "ền" cũng chỉ thấy "hảo huyền" (Có lẽ ai đó lập ra cái bảng từ láy này còn thiếu nhiều).
Riêng cái nhịp 2/2/3 với "Giao cổ đối" thì cũng khó thật; còn nhịp 4/3 thì sao tránh khỏi. Nếu câu trên là 4/3 thì câu dưới ắt sẽ là 3/4. Đọc bài của GB cũng thấy vậy mà. Để họa tôi có tham khảo thêm mấy ví dụ khác. Chẳng hạn 2 câu luận:
Chân bước vững, đường chiều khập khễnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Tác giả Trần Tuấn Ngọc, in trong "Bạn và thơ là Xuân - NXB VHDT, Hà Nội, 2004".
Trao đổi chút cho vui thôi. TXS rất thích tìm cái mới. Hễ ai có gì mới là muốn học. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" (Acsimet).
Thơ tôi viết vui cùng bè bạn
Không hám danh, buôn bán chợ trời
Mời bạn vào đọc thơ tôi
Chưa hay nhưng có tình đời thủy chung./.
Cảm ơn GB đã góp ý!
TXS



Như thầy Sinh đã biết, ngắt nhịp thơ ĐL cho dễ đọc và khi ngâm sẽ lưu loát hơn thôi. Thí dụ:

Chuyện bẽ bàng ghi / lời đủ nhớ
Tâm dày gỡ mối / đậm đà thêm
Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng (câu này thì không thể ngắt thành "Tình dang dở nghĩa"
Đạo vẫn tìm sâu / ý mỏng mềm

Theo ý riêng của GB thì giữ đúng nhịp thơ ĐL khi dùng Giao cổ đối vẫn tốt hơn.
Giống thầy Sinh là Gb cũng ham học cái mới lạ, nên có gì sai trái nhờ thầy chỉ bảo thêm. Cảm ơn thầy Sinh nhiều!

GB

buixuanphuong09
19-10-2017, 09:21 AM
Tôi đã mang bài thơ của GB vào lớp ĐV hỏi Trà My, nhưng TM không dám trả lời và phải chờ ý kiến thầy AH. Thầy AH đã trả lời, tôi mang về đây góp với GB và bác TXS tham khảo.

GB là người có trình độ và rất thận trọng, không lẽ làm thơ lại thất đối? Nhưng nhìn hai cặp Thực & Luận theo cái thông thường thì không đối. Quả thật là tôi không hiểu nổi. Nhờ Trà My giải tỏa.

Luật đối là vấn đề lớn, chắc phải đợi ông thầy Iu Bông, TM hổng dám lạm bàn https://imgfast.net/users/4011/43/03/26/smiles/578786.gif

Các lớp dạy làm thơ ĐL ngày nay thường dựa vào cuốn Thi Pháp Thơ Đường của Quách Tấn. Trong sách này, ngoài phép Chính đối (là phép đối học trong lớp ĐL),Quách Tấn có giải thích một số phép đối khác như là Cú trung đối, Tựu cú đối, Tá đối, Phiến đối, Lưu thuỷ đối, Giao cổ đối và Bất đối chi đối. Nếu có thì giờ AH sẽ viết một bài về đối, một bài về vận để các bạn học thơ tham khảo thêm.

Giao cổ đối khác hẳn với các loại đối thông thường, trong đó những chữ, đoạn đối nhau không đi song song nhau mà lại ở vị trí chéo nhau, chữ sau của câu trước đối với chữ trước của câu sau. Thí dụ:


Tâm sự không người chung sưởi ấm

Sống còn nhờ bút có văn chương

(Phùng Anh)


Trong đó "Tâm sự không người" đối với "Văn chương có bút".


Giật mình trở gối hương còn thoảng

Người mộng đà xa gọi khó lui

(Trường Xuyên)

Câu này "Gối hương còn thoảng" đối với " Người mộng đà xa". Hay là:


Xuân thâm diệp mật hoa chi thiểu

Thuỵ khởi trà đa tửu trản sơ

(Xuân sâu lá nhặt cành hoa ít

Ngủ dậy trà nhiều chén rượu thưa)


Sách Nghệ Uyển chép rằng: "Ở đây lấy chữ Mật (nhặt) đối với chữ Sơ (thưa), lấy chữ Đa (nhiều) đối với chữ Thiểu (ít), chính là phép đối Giao cổ vậy".


Tuy nhiên Quách Tấn cũng viết thêm: "chỉ có Chính đối là nên chú ý và ra công luyện tập". Ông giải thích: "Bởi vì làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã. Phải đối cho chỉnh, bằng đối trắc, trắc đối bằng, loại chữ nào đối theo loại chữ nấy, hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng dụng điển". Mặt khác, ông còn nhấn mạnh rằng: "Phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại... Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý."

Gió Bụi
20-10-2017, 01:23 AM
NGẪM NGỢI

Ngẫm ngợi bao điều khỏi trái ngang
Làm ăn vất vả mộng thiên đàng
Đời dang dở đói trong lòng dạ
Tận mối duyên tình lỡ dở hoang
Để vợ vui vầy theo lẽ sống
Tìm con chữ tặng cháu ra ràng
Nên đành vội vã bàn phương kế
Dũng cảm tinh tường xếp loại sang./.

TXS 19/10/2017
@ Theo cách giải thích của GB, TXS làm bài khác thế này có "giao cổ đối" chưa? Nếu được thì TXS có mẹo rồi (dùng một "điểm tựa" của Acsimet gánh hai phía lên). Mà hình như là không cần từ láy cũng được?
+ Nếu bài trên được thì tha hồ họa, từ láy "ra ràng" thì có thể dùng Rõ ràng, rập ràng, rẽ ràng, rộn ràng, rỡ ràng, không như "êm đềm" đâu!

Trước hết, cảm ơn thầy Sinh đã cùng GB trao đổi, thảo luận về phép Giao cổ đối thể thơ ĐL vì sự hiểu biết của GB vẫn còn nông cạn lắm, nên thầy Sinh thấy gì không đúng cứ thẳng thắn chỉ bảo, để GB học hỏi thêm.
Mời thầy Sinh và GB cùng xem 2 bài thơ sau.

Theo ý của GB thì sẽ ngắt nhịp như vầy:

NGẪM NGỢI

Ngẫm ngợi / bao điều / khỏi trái ngang
Làm ăn / vất vả / mộng thiên đàng
Đời dang dở / đói trong lòng dạ
Tận mối duyên tình / lỡ dở hoang
Để vợ vui vầy / theo lẽ sống
Tìm con chữ / tặng cháu ra ràng
Nên đành vội vã / bàn phương kế
Dũng cảm / tinh tường / xếp loại sang./.

TXS 19/10/2017

và đối:
Đời dang dở đói><tình lỡ dở hoang
Tận mối duyên ><trong lòng dạ
Để vợ vui vầy><tặng cháu ra ràng
Tìm con chữ>< theo lẽ sống


DÙNG DẰNG
(Giao Cổ đối)

Mãi đợi / em về / khắc khoải đêm
Nhìn trăng / quạnh quẽ / úa bên thềm
Lời u ẩn gọi / theo ngày tháng
Quyện tiếng chim rừng / ảo não thêm
Cám cảnh đìu hiu / sầu trĩu đọng
Đường khuya níu giữ / thuở êm đềm
Đòng đưa / lá vẫy / rơi tìm cội
Kỷ niệm / ai đành / nỡ chóng quên.

Gió Bụi
10162017

và đối:

Lời u ẩn gọi><rừng ảo não thêm
Quyện tiếng chim><theo ngày tháng rừng
Cám cảnh đìu hiu><giữ thuở êm đềm
Đường khuya níu>< sầu trĩu đọng

Về ĐỐI NGẪU thì GB xin phép thầy Sinh khỏi luận bàn vì GB vẫn còn mập mờ lắm, chỉ thảo luận về cách ngắt nhịp thơ ĐL mà thôi và cách ngắt nhịp không hẳn phải đi liền với Giao cổ đối.

Theo ý riêng của GB thì Giao cổ đối cần phải giữ đúng NIÊM, LUẬT, ĐỐI NGẪU, NHỊP THƠ và NGŨ ĐỘ THANH (nếu muốn), vì Giao cổ đối chéo nên dễ bị sai nhịp thơ.

VẦN bài thơ của GB là ÊM ĐỀM (từ láy) nên GB phải dùng ĐÌU HIU cho chỉnh đối, chứ không bắt buộc phải dùng từ láy thầy ạ.
Câu 3 bài thơ của thầy, GB nghĩ vì từ láy DANG DỞ mà làm sai nhịp.
Nếu có gì sai, không đúng xin thầy cứ trao đổi ạ.

GB

hoanggiao
20-10-2017, 07:14 AM
Theo HG hiều thì phép GIAO CỔ ĐỐI là phép đối chéo nhau trong 1 liên. Ví dụ:

Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.

"Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh".

Do vậy HG nghĩ phép Giao Cổ Đối không cần giữ nhịp như một bài đường luật bình thường, mà là nhịp cũng chéo nhau (4/3 ><3/4 hoặc 2/2/3><3/2/2) như sự đối chéo câu chữ ở trên vậy.

hoanggiao
20-10-2017, 07:22 AM
HG sưu tầm bài này để chúng ta cùng suy ngẫm


Đối ngẫu ,trong thơ Đường
06-10-2010
101004082537.bmp Ông Nguyễn Văn Thụ , nguyên Kỹ sư thủy lợi nghỉ hưu, năm nay ông đã ngoài thất thập, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt. Hiện ông là Chủ nhiệm CLB thơ Đường Hà Nội. UV BCH CLB UNESCO thơ Đường Việt Nam . Ông vừa gửi tời một bài viết , giúp bạn đọc cùng suy ngâm về một nét nghệ thuật sáng tác thơ Đương.

ĐỐI NGẪU - LÀ MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT.



Tôi được biết, người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. Người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.

- Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu.

Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc.

Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.

Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Luật Đường, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).

Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ luật Đường thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.

- Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: Phép chỉnh đối và phép khoan đối.

Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.

Phép chỉnh đối.

Nguyễn Thu Hà, người trẻ tuổi nhất của CLB, trong bài “Duyên quê”, cặp thực, đối như sau:

Anh nắm bàn tay thon ấm áp,

Em cười đôi mắt sáng long lanh.

Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.

Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” câu 5,6 đối như sau:

Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát

Hoa nhài thao thức chút hương phôi.

Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.

Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận:

Kính mắt gà đeo tròng chấp chới

Gậy càng cua chống bước lon ton.

Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.

-Chúng ta tìm hiểu về các phép khoan đối.

Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn.

Phép lưu thủy đối: Ví dụ

Còn chăng lời hẹn bên trang sách,

Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.

Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.

Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, để mà…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.

Phép tá tự đối: Ví dụ

Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ
Giầu sang, khó tính chớ nên chơi.

Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương).

Phép số tự đối gắn với Tá tự đối: Ví dụ

Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp

Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.

Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép dối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc- của bà Huyện Thanh Quan).

Phép cú trung đối: Ví dụ

Màn trời chiếu đất con người khổ

Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo

Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.

Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.

a) Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ?

Xương gà da cóc, có đau không?

(Nguyễn Khuyến)

b) Càng nóng bao nhiêu thời càng mát

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

(Hồ Xuân Hương)

c) Công đức tu hành, sư có lọng

Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.

(Tú Xương)

Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối a,b nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ a, b trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.

Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.

Phép giao cổ đối: Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ”, (Bạn và thơ là xuân – NXBVHDT, Hà Nội 2004), có câu luận:



Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh

Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.

Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh.

Phép bất đối chi đối: Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ hán (nay dịch nghĩa) như sau:

Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ

Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ.

Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là qúa hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.

Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ lên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.

Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm:

- Đối ý. Ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ xung ý nghĩa cho nhau.

- Đối thanh âm. Chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 ( Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng chắc.

- Đối từ loại, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ. Phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.

Viết bài này tôi chỉ nhằm mục đích trao đổi thêm về vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật. Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.

Trong bài này, việc đạt vấn đề của tôi là chắc chắn đúng nhưng việc lấy ví dụ để phân tích thì có thể có chỗ còn nông cạn, thậm trí có chỗ còn thiếu sót. Để góp một chút lửa thắp sáng cho thơ Đường đất Việt, rất mong bạn đọc rộng lượng và cùng đồng hành.

Nguyễn Văn Thụ

Chủ nhiệm CLB thơ đường Hà Nội
Tác giả Nguyễn Văn Thụ - Mỹ Đức - Hà Nộ

Gió Bụi
28-10-2017, 05:35 AM
Theo HG hiều thì phép GIAO CỔ ĐỐI là phép đối chéo nhau trong 1 liên. Ví dụ:

Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.

"Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh".

Do vậy HG nghĩ phép Giao Cổ Đối không cần giữ nhịp như một bài đường luật bình thường, mà là nhịp cũng chéo nhau (4/3 ><3/4 hoặc 2/2/3><3/2/2) như sự đối chéo câu chữ ở trên vậy.

Cảm ơn tỷ Hoàng Giao đã góp ý, nhưng theo cảm nghĩ riêng của GB thì nhịp thơ Đường Luật rất quan trọng để ngâm và đọc nên không thể vì một cách thức đối ngẫu mà sai, trật nhịp.

Gió Bụi
28-10-2017, 05:37 AM
https://i.imgur.com/f5t4DGz.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài XIN tại bảng này.

Gió Bụi
28-10-2017, 05:52 AM
https://i.imgur.com/b2cbDF2.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài HAI BÀ TRƯNG tại bảng này.

Gió Bụi
28-10-2017, 06:08 AM
https://i.imgur.com/aVUzf6w.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài TRIỆU TRINH NƯƠNG tại bảng này.

Gió Bụi
31-10-2017, 12:30 AM
https://i.imgur.com/XiofgW5.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài NHIỄM MẶN tại bảng này.

Gió Bụi
31-10-2017, 01:16 AM
https://i.imgur.com/akiXeMg.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài THẦM MONG tại bảng này.

Gió Bụi
11-11-2017, 12:54 AM
https://i.imgur.com/2ArlQAZ.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài NHẤT CHI MAI tại bảng này.

Gió Bụi
17-11-2017, 04:15 AM
https://i.imgur.com/bkxfdHT.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài GÁNH CỰC MÀ ĐỔ LÊN NON tại bảng này.

Gió Bụi
17-11-2017, 04:30 AM
https://i.imgur.com/RxJz8KQ.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài ẤM LÒNG tại bảng này.

Gió Bụi
30-11-2017, 04:48 AM
https://i.imgur.com/EqEiz8r.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài MONG tại bảng này.

Gió Bụi
30-11-2017, 07:39 AM
07 - BIỂN CẢ QUÊ TÔI

Biển cả quê tôi rộn rã mời
Ân tình sâu nặng chẳng hề vơi
Thuyền vồn vã gọi khách lui tới
Sóng khát khao chờ bạn lại chơi
Mãi ngắm tàu vô màu thắm đỏ
Hoài trông nước vỗ ánh tươi ngời
Nơi này kỷ niệm thời chinh chiến
Rạng rỡ trang đời mở tứ khơi.

Mạnh Kỷ
30/11/2017

LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

Hoàng Thứ Lang

Gió Bụi
09-12-2017, 08:04 AM
https://i.imgur.com/6zKHw3c.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài KỈ NIỆM XƯA tại bảng này.

manhky
09-12-2017, 10:15 AM
07 - BIỂN CẢ QUÊ TÔII


(Bài sửa lỗi khổ độc)

Biển cả quê tôi rộn rã mời
Ân tình sâu nặng chẳng hề vơi
Sông vồn vã gọi người lui tới
Bến khát khao chờ bạn lại chơi
Mãi ngắm tàu vô màu thắm đỏ
Hoài trông nước vỗ ánh tươi ngời
Nơi này kỷ niệm thời chinh chiến
Rạng rỡ trang đời mở tứ khơi.

Mạnh Kỷ
30/11/2017

Gió Bụi
12-12-2017, 02:53 AM
9 - MÃI YÊU THƠ

Trăng huyền lặng lẽ nhắc lòng yêu
Bỗng tiếc tình quên cả vạn chiều
Gió lạnh đưa về hoa cũng lả
Cung trầm thả xuống nhạc dần xiêu
Khẽ thử khơi vần câu lắng gọn
Vừa rao mở điệu ý say nhiều
Dần quen xếp nhẹ khơi dòng cũ
Cảm tạ Thi Thần vẫn bớt kiêu!

KIỀN ĐỨC - 11/12/17

THẤT NIÊM LUẬT!

Gió Bụi
17-12-2017, 08:00 AM
VUI CÙNG BẠN

(Tập danh, ngũ độ thanh, bát láy, bát vĩ đồng âm)

Đài SEN lộng lẫy đón chào thu
Đợi gió đìu hiu LIỄU chẳng du
Âm thầm ngõ TRÚC tràn sương phủ
Rực rỡ vườn LAN vẳng tiếng ru
Rặng MÍT um tùm thương quả cũ
Cây ĐÀO sặc sỡ nhớ người đu
La đà bạn hữu CAU trầu đủ
Gật gưỡng tình SI tửu tít mù.

Quang Chính – 27/9/2017

THẤT NIÊM LUẬT!

Gió Bụi
17-12-2017, 09:09 AM
ĐẾN BẠN THƠ
Về hưu gặp bạn kết vui chơi
Bắt chặt tay nhau chẳng muốn rời
Trang thơ lúc trẻ vẫn đầy ắp
Nét bút về già quyết chẳng vơi
Chiếu hoa bạn trãi tươi màu sáng
Nghiên mới mực mài đượm nét ngời
Cái thú văn chương ai bỏ được
Để tình trang trải khắp nơi nơi.

Phương Nam

THẤT NIÊM LUẬT!

nguyenxuan
17-12-2017, 10:54 AM
VUI CÙNG BẠN

(Tập danh, ngũ độ thanh, bát láy, bát vĩ đồng âm)

Đài SEN lộng lẫy đón chào thu
Đợi gió đìu hiu LIỄU chẳng du
Âm thầm ngõ TRÚC tràn sương phủ
Rực rỡ vườn LAN vẳng tiếng ru
Rặng MÍT um tùm thương quả cũ
Cây ĐÀO sặc sỡ nhớ người đu
La đà bạn hữu CAU trầu đủ
Gật gưỡng tình SI tửu tít mù.

Quang Chính – 27/9/2017

THẤT NIÊM LUẬT!

VUI CÙNG BẠN

(Tập danh, ngũ độ thanh, bát láy, bát vĩ đồng âm)

Đợi gió đìu hiu LIỄU chẳng du
Đài SEN lộng lẫy đón chào thu
Âm thầm ngõ TRÚC tràn sương phủ
Rực rỡ vườn LAN vẳng tiếng ru
Rặng MÍT um tùm thương quả cũ
Cây ĐÀO sặc sỡ nhớ người đu
La đà bạn hữu CAU trầu đủ
Gật gưỡng tình SI tửu tít mù.

Quang Chính – 27/9/2017

..........

Nguyên Xuân xin lỗi tác giả lạm phép góp ý một chút ạ
Chỉ cần đổi vị trí hai câu đầu là ổn.
Chắc do SI tình quá quên lối về đấy thôi.

Gió Bụi
17-12-2017, 12:08 PM
Tỷ Nguyên Xuân cũng tinh mắt ghê nhỉ!
mà có con rắn lục đang ngấp nghé tỷ kia!

nguyenxuan
17-12-2017, 01:05 PM
Tỷ Nguyên Xuân cũng tinh mắt ghê nhỉ!
mà có con rắn lục đang ngấp nghé tỷ kia!

Đa tạ Gió, tỷ sửa rồi.

Gió Bụi
19-12-2017, 01:55 AM
TRÁNH ĐỌA ĐÀY

Đàn trâu đã tối lo về ngủ
Cánh hạc đang chiều đảo liệng bay
Cuộc sống muôn loài trông cũng vậy
Tình yêu vạn thuở thấy chưa này
Gia đình biết giữ khuôn nề nếp
Kiếm của thông thường bạn hữu vay
Lẽ cội nguồn kia nào có hiểu
Làm sao để tránh đọa thân đày./.

TXS 17/12/2017

Thầy Sinh nên để là Giao Cổ đối hầu tránh sự hiểu nhầm và thầy ngắt nhịp đúng phong cách thơ ĐL.

Tran Xuan Sinh
19-12-2017, 10:09 AM
TRÁNH ĐỌA ĐÀY

Đàn trâu đã tối lo về ngủ
Cánh hạc đang chiều đảo liệng bay
Cuộc sống muôn loài trông cũng vậy
Tình yêu vạn thuở thấy chưa này
Gia đình biết giữ, khuôn nề nếp
Kiếm của thông thường, bạn hữu vay
Lẽ cội nguồn kia nào có hiểu
Làm sao để tránh đọa thân đày./.

TXS 17/12/2017

Thầy Sinh nên để là Giao Cổ đối hầu tránh sự hiểu nhầm và thầy ngắt nhịp đúng phong cách thơ ĐL.

Đã hơn 1 lần các bạn có trao đổi về "Giao cố đổi". TXS tò mò học hỏi, nhưng xem ra không thành công. Có lẽ còn tranh cãi và chưa ai đưa ra một khái niệm đầy đủ về "Giao Cổ đối" (Theo logic thì khái niệm phải làm rõ được "nội hàm", từ đó mới xác định được "ngoại diên"). Hầu hết các bài mà TXS cố gắng đọc được thì chỉ mới đưa ra cái "ngoại diên" (đưa ra một cặp thơ và bảo là "Giao cổ đối", chứ chưa ai nói tới "Luật của Giao cổ đối"). Các bạn bỏ qua cho "lỗi" khó hiểu này. Sai hay đúng cũng không cần bàn, để khỏi mất thời gian của các bạn, khi chưa có một chuẩn mực nhất định. Cảm ơn Gió Bụi và HỒNG THOẠI đã đọc và góp ý!
Thân, TXS

nguyenxuan
19-12-2017, 10:50 AM
Theo Nguyên Xuân, câu này phải dùng phẩy như sau:

Gia đình biết, giữ khuôn nề nếp
Kiếm của thông thường, bạn hữu vay

ta hiểu tác giả đối như sau:

gia đình biết >=< bạn hữu vay
giữ khuôn nền nếp >=< kiếm của thông thường

Đã dùng giao cổ đối là đối chéo giữa hai vế thơ thì không còn giữ được nhịp thơ thông thường là 4/3 hoặc 2/2/3 nữa rồi. Nhịp thơ đi liền với các từ ngữ đối nhau. Khi nhịp thơ thay đổi do đối chéo thì nên dùng dấu phẩy để ngắt nhịp.

Tuy nhiên theo nx, NỀN NẾP (thuần Việt) và THÔNG THƯỜNG (尋常 thông thường: Hán Việt) không chỉnh đối.

Gió Bụi
19-12-2017, 01:10 PM
BỞI RƯỢU NHẠT
Rượu nhạt uống nhiều ắt cũng say
Say rồi lắm chuyện được phơi bày
Bày ra chuỵện xấu nhiều người trốn
Trốn hết việc công lắm anh bay
Bay tận rừng sâu kiếm việc bừa
Bừa nơi ruộng dốc tìm nơi cày
Cày lâu nhất định ra khoai sắn
Sắn chát lên cao ắt phải đầy.
PNam

THẤT NIÊM LUẬT!

Gió Bụi
19-12-2017, 01:18 PM
Đã hơn 1 lần các bạn có trao đổi về "Giao cố đổi". TXS tò mò học hỏi, nhưng xem ra không thành công. Có lẽ còn tranh cãi và chưa ai đưa ra một khái niệm đầy đủ về "Giao Cổ đối" (Theo logic thì khái niệm phải làm rõ được "nội hàm", từ đó mới xác định được "ngoại diên"). Hầu hết các bài mà TXS cố gắng đọc được thì chỉ mới đưa ra cái "ngoại diên" (đưa ra một cặp thơ và bảo là "Giao cổ đối", chứ chưa ai nói tới "Luật của Giao cổ đối"). Các bạn bỏ qua cho "lỗi" khó hiểu này. Sai hay đúng cũng không cần bàn, để khỏi mất thời gian của các bạn, khi chưa có một chuẩn mực nhất định. Cảm ơn Gió Bụi và HỒNG THOẠI đã đọc và góp ý!
Thân, TXS

Tình cờ GB cũng đọc cách đối này từ anh Ntđ đăng.


ẤM TÌNH THƠ
(Ngũ độ Thanh - Nhị Giao Cổ + Cách Cú Đối)
(ntd-mltn 1421)

Bởi nặng lòng thương dẫu khác miền
Không hề quản ngại những đường biên
Niềm vui nhẹ thả trong luồng gió
Gửi giữa màn đêm giấc mộng hiền
Nỗi nhớ êm về bên ngạch cửa
Tan ngoài góc biển giọt sầu xiên
Từng hôm xướng họa cùng thi hữu
Giữ ấm tình thơ bỏ lụy phiền

ntd

**********************

- Thưa các bạn, dưới đây chỉ là đôi lời giải thích những cách làm của tôi cho các bạn mới tìm hiểu về thơ ĐL cùng các kiểu chơi về đối ngẫu của nó.
Tôi cũng học hỏi từ bạn bè và nay giới thiệu lại cho bạn bè của tôi cho vui, nên nếu có sai sót gì thì xin các bạn thứ lỗi cho ạ!

**************

- Trong bài này, tôi đi 2 cặp Giao Cổ đối và đồng thời kết hợp Cách Cú đối cho các câu như sau:

* GIAO CỔ ĐỐI:
.
Niềm vui nhẹ / thả trong luồng gió
Gửi giữa màn đêm / giấc mộng hiền
.

Nỗi nhớ êm / về bên ngạch cửa
Tan ngoài góc biển / giọt sầu xiên
.

Nhưng Giao Cổ vẫn phải giữ đúng nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 khi đọc hoặc ngâm.
.

* CÁCH CÚ ĐỐI:
.

Niềm vui nhẹ thả trong luồng gió (3)
Gửi giữa màn đêm giấc mộng hiền (4)
Nỗi nhớ êm về bên ngạch cửa (5)
Tan ngoài góc biển giọt sầu xiên (6)
.

-Câu 3 đối với câu 5:

Niềm vui nhẹ thả trong luồng gió (3)
Nỗi nhớ êm về bên ngạch cửa (5)
.

-Câu 4 đối với câu 6:

Gửi giữa màn đêm giấc mộng hiền (4)
Tan ngoài góc biển giọt sầu xiên (6)
.

************************
_____________________________
... Trong trái tim nhỏ bé của tôi dường như có chứa một cái gì đó thật lớn lao... có lẽ, đấy là tình yêu... (Ntd Hoa Viên)

Nắng Xuân
29-12-2017, 05:39 PM
* GIAO CỔ ĐỐI: TUƠNG ĐỐI ĐÚNG

Niềm vui nhẹ / thả trong luồng gió
Gửi giữa màn đêm / giấc mộng hiền


* GIAO CỔ ĐỐI: SAI

Nỗi nhớ êm / về bên ngạch cửa
Tan ngoài góc biển / giọt sầu xiên

Kính gửi quý Thi Hữu.

Tôi trích lại đoạn các bạn thơ trích dẫn để mọi người tham khảo. Học thì cần học đủ và nguồn đúng.

LUẬN ra từ PHÉP ĐỐI CHUẨN phải đủ: đối từ, đối ngữ, đối nghĩa, đối thanh... Suy rộng ra còn sự liên hệ của các từ trong câu với nhau. Đó là LÝ DO tại sao tôi phê ĐÚNG và SAI ở hai ví dụ về GIAO CỔ ĐỐI ở trên.

Tôi ít làm GIAO CỔ ĐỐI vì quan điểm của tôi cũng giống thầy Quách Tấn dạy: BÒ rành rồi hãy ĐỨNG, ĐỨNG vững rồi mới ĐI, ĐI thành thạo rồi mới CHẠY.

Chúc mọi người cùng vui.

Gió Bụi
31-12-2017, 01:42 AM
NGỠ
( Họa hoán vận )

Cứ ngỡ em về buổi khói sương
Làm ta thả mộng ruỗi trên đường
Hồn du ngọn gió âm thầm tưởng
Dạ đắm mưa chiều khắc khoải vương
Trí ngẩn ngơ vì mong gặp trướng
Lòng xao xuyến bởi đợi dâng hường
Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.
HỒNG THOẠI 30.12.17

GB thắc mắc vài chữ nên xin hỏi sếp cả giải đáp giùm cho.

=>RONG RUỔI nên dù có tách riêng rẽ thì thanh dấu GB nghĩ vẫn không thay đổi.
=>NGƯỠNG ở đây dùng như là động từ chứ không phải là danh từ (mà chữ này mình ên thì chỉ là danh từ, là động từ khi ghép với chữ khác như: NGƯỠNG MỘ, NGƯỠNG VỌNG
=>DU , TRƯỚNG=>Hán Việt
=>ĐẮM, HƯỜNG=>Thuần Việt

HỒNG THOẠI
31-12-2017, 10:59 AM
Cám ơn Mod Gió đã góp ý. Đang lu bu việc nhà, sẽ trao đổi sau.

HỒNG THOẠI
01-01-2018, 12:07 PM
NGỠ
( Họa hoán vận )

Cứ ngỡ em về buổi khói sương
Làm ta thả mộng ruỗi trên đường
Hồn du ngọn gió âm thầm tưởng
Dạ đắm mưa chiều khắc khoải vương
Trí ngẩn ngơ vì mong gặp trướng
Lòng xao xuyến bởi đợi dâng hường
Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.
HỒNG THOẠI 30.12.17

GB thắc mắc vài chữ nên xin hỏi sếp cả giải đáp giùm cho.

=>RONG RUỔI nên dù có tách riêng rẽ thì thanh dấu GB nghĩ vẫn không thay đổi.
=>NGƯỠNG ở đây dùng như là động từ chứ không phải là danh từ (mà chữ này mình ên thì chỉ là danh từ, là động từ khi ghép với chữ khác như: NGƯỠNG MỘ, NGƯỠNG VỌNG
=>DU , TRƯỚNG=>Hán Việt
=>ĐẮM, HƯỜNG=>Thuần Việt

Xin trả lời cùng Mod Gió Bụi:
- RUỖI = DUỖI
- Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT do Viện Ngôn ngữ học xb năm 1992, trang 693:
ngưỡng đg. Nhìn lên một cách chăm chú, với lòng thành kính.
- DU và TRƯỚNG đúng là từ Hán Việt.

Nhân góp ý của GB, xin sửa toàn bộ bài như sau:

NGỠ
( Họa hoán vận )

Cứ ngỡ em về buổi khói sương
Làm ta thả mộng đón bên đường
Hồn trông ngọn gió âm thầm tưởng
Dạ đắm mưa chiều khắc khoải vương
Trí ngẩn ngơ vì mong thấy phượng
Lòng xao xuyến bởi đợi trao hường
Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.
HỒNG THOẠI 30.12.17

Gió Bụi
03-01-2018, 12:28 AM
Cảm ơn sếp Cả. GB cũng chưa bao giờ dùng chữ NGƯỠNG là động từ cả.

Gió Bụi
05-01-2018, 07:29 AM
Thơ Bác Phượng

Nhìn thơ bác Phượng thả như chào
Chữ trải câu bày thắm vạn ao
Gợi đấng anh hùng say vó ngựa
Làm trang mỹ nữ nhoẻn môi đào
Bên thềm bạn hữu ân nồng gởi
Giữa chốn thi đàn nghĩa mến trao
Đọc giả mê chìm trong cõi mộng
Bình minh rạng tỏa ánh dương vào.

Hồng Vy
04-01-2018

Vó ngựa</>Môi đào là môi có màu hồng đào (nên đào làm tính từ bổ nghĩa cho môi) chứ không phải là môi của cành đào.
Nồng</> Mến là động từ.
Đọc giả=>Độc giả

hồng vy
05-01-2018, 11:53 AM
Thơ Bác Phượng

Nhìn thơ bác Phượng thả như chào
Chữ trải câu bày thắm vạn ao
Gợi đấng anh hùng say vó ngựa
Làm trang mỹ nữ tỏa hương đào
Bên thềm bạn hữu ân nồng gởi
Giữa chốn thi đàn nghĩa nặng trao
Độc giả mê chìm trong cõi mộng
Bình minh rạng tỏa ánh dương vào.

Hồng Vy
04-01-2018


Đã sửa ...Cám ơn ĐHV gió Bụi nhiều

nhuquynh
05-01-2018, 12:53 PM
Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.



NQ xin lỗi Bác HT ạ, NQ cảm thấy cái chữ NGƯỠNG này nó tối nghĩa quá.
ít ra nó phải có thêm một từ nữa để bổ nghĩa cho nó mới trọn ý được, còn hiện tại đọc câu thơ của Bác thấy sao sao ấy. hic

NQ

Nắng Xuân
05-01-2018, 04:14 PM
Đã hơn 1 lần các bạn có trao đổi về "Giao cố đổi". TXS tò mò học hỏi, nhưng xem ra không thành công. Có lẽ còn tranh cãi và chưa ai đưa ra một khái niệm đầy đủ về "Giao Cổ đối" (Theo logic thì khái niệm phải làm rõ được "nội hàm", từ đó mới xác định được "ngoại diên"). Hầu hết các bài mà TXS cố gắng đọc được thì chỉ mới đưa ra cái "ngoại diên" (đưa ra một cặp thơ và bảo là "Giao cổ đối", chứ chưa ai nói tới "Luật của Giao cổ đối"). Các bạn bỏ qua cho "lỗi" khó hiểu này. Sai hay đúng cũng không cần bàn, để khỏi mất thời gian của các bạn, khi chưa có một chuẩn mực nhất định. Cảm ơn Gió Bụi và HỒNG THOẠI đã đọc và góp ý!
Thân, TXS

Kính thưa thầy Trần Xuân Sinh và các thi hữu quan tâm đến GIAO CỔ ĐỐI.

Hôm nay, NX xin mạn phép thay mặt các ĐHV không phải trả lời mà là THẢO LUẬN rõ hơn vấn đề THẮC MẮC của Thầy Sinh về GIAO CỔ ĐỐI (GCĐ) như sau:

Thơ Đường luật là thể thơ làm theo LUẬT được đặt ra từ thời nhà Đường nên những gì sau này các THI NHÂN thêm vào đều không phải LUẬT CHÍNH THỐNG và như vậy, nó chỉ được xem là BIẾN THỂ của THƠ ĐƯỜNG LUẬT.

GCĐ ra đời do người ta dùng luật chính thống không có khả năng diễn đạt được cách chơi hay kiểu chơi mà họ muốn thể hiện. Ví dụ đơn giản nhất là KHOÁN THỦ, do chữ đầu câu là một thành ngữ, một câu nói hay, một câu thơ, nên khi xếp đầu câu không thể CHUẨN ĐỐI được. Vì thế người ta đặt ra một cách mới nhằm thỏa mãn kiểu chơi mới.

Giống như nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết: "Một đèo, một đèo, lại một đèo" rất độc đáo. Bà dùng âm thanh nhắc lại 3 lần để đạt được ngụ ý chơi chữ tên địa danh (ĐÈO BA DỘI). Cách chơi này được người đuơng thời và hậu bối thán phục và Tổng kết lại coi là một dạng PHÁ CÁCH độc đáo và vô cùng tài hoa. Khác với một số người nói là PHÁ CÁCH nhưng PHÁ để nhằm đến cái gì thì họ BÍ, không nói ra được.

A. Có học giả nói rằng: Mọi sự thay đổi hình thức mà không bao hàm nội dung thì đều là NGỤY BIỆN CHO SỰ BẤT TÀI.

B. Có rất nhiều người cho rằng, nghiêm khắc theo một KHUÔN KHỔ gò bó mãi cũng chán nên cần thoát ra. Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai điển hình cho cách viết LỤC NGÔN THỂ (Trong bài thất ngôn bát cú đường luật thỉnh thoảng có những câu 6 chữ) mà sau này, Hồ Xuân Hương cũng kế thừa, nhưng chỉ áp dụng ở câu mở đầu, nên có tác dụng NHẤN và nhịp thơ không bị sượng.

Cách nghĩ A làm mất lòng rất nhiều người. Cách nghĩ B dễ được sự đồng thuận từ số đông. Hơn nữa, cũng nhờ đó mà phát minh ra nhiều hướng đi khác nhau, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng. Cũng vì quá sáng tạo và quá tự do trong VĂN CHUƠNG nên không đất nước nào nhiều NHÀ THƠ như ở Việt Nam chúng ta. Ai cũng có thể viết, khi bị CHÊ thì nói đó là PHÁ CÁCH hoặc là KIỂU CHƠI MỚI do TÔI PHÁT MINH RA...

Một nhân vật đáng kính đi trên đường phố về khuya. phố xá vắng tanh, cũng chẳng có cảnh sát giao thông, vỉệc đang chờ cũng gấp nên nhân vật này không ngại vượt ĐÈN ĐỎ. Hậu quả xảy ra không có gì cả. Dù có người nhìn thấy, họ cũng chẳng đánh giá thấp tư cách của người vừa làm SAI LUẬT. Nhưng cũng không vì thế mà nói là nhân vật đáng kính kia làm ĐÚNG được.

GIAO CỔ ĐỐI đã là không theo LUẬT nên người chơi nói họ làm thế là một KIỂU SÁNG TẠO, một CÁCH CHƠI MỚI. Vậy thì, ĐÚNG hay SAI chỉ có người đó trả lời còn bạn chơi hay những người khác có bàn luận gì cũng không mất gì hay được gì cả. Những người chơi sau tùy trình độ của họ hiểu đến đâu và có thể theo được đến đâu hay tới đó.

Chúng ta chỉ xét theo sự SUY LUẬN. Tuy nhiên, không thể xét theo LUẬT CHÍNH THỐNG của thơ ĐƯỜNG LUẬT vì nó không phải CHÍNH THỐNG chắc chắn rồi. Vậy xét theo TÊN gọi GIAO CỔ ĐỐI mà thôi. GIAO CỔ tức là CHÉO NHAU đối với nhau. ĐỐI thì cứ theo đúng cách đối: Đối nghĩa (cả đen và bóng), đối ý (cả tục và thanh), đối từ, đối thanh (bằng trắc), đối cả quan hệ từ... Như vậy, nếu đạt đúng luật ĐỐI và cũng đủ GIAO CỔ thì CHUẨN theo CÁCH CHƠI MỚI.

Trân trọng.

Gió Bụi
06-01-2018, 11:18 PM
Vui tiếp nè...

NGÀO ĐƯỜNG Ở GIỮA CÀN KHÔN

Đầu năm trót lỡ quậy đôi lời
Thi đàn mạng ảo lắm trò chơi
Lục ngôn bát láy thơ còn rủ
Ngũ độ song thanh bạn cứ mời
Giữ một niềm tin vần đến khởi
Cho ngàn cảm hứng luật về khơi
Năm mươi sáu chữ tha hồ đổi
Ở giữa càn khôn hoán lộn đời

Lp
06.01.2018

Vui cũng giữ luật chứ :)

Gió Bụi
07-01-2018, 12:35 AM
Xin trả lời cùng Mod Gió Bụi:
- RUỖI = DUỖI
- Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT do Viện Ngôn ngữ học xb năm 1992, trang 693:
ngưỡng đg. Nhìn lên một cách chăm chú, với lòng thành kính.
- DU và TRƯỚNG đúng là từ Hán Việt.

Nhân góp ý của GB, xin sửa toàn bộ bài như sau:

NGỠ
( Họa hoán vận )

Cứ ngỡ em về buổi khói sương
Làm ta thả mộng đón bên đường
Hồn trông ngọn gió âm thầm tưởng
Dạ đắm mưa chiều khắc khoải vương
Trí ngẩn ngơ vì mong thấy phượng
Lòng xao xuyến bởi đợi trao hường
Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.
HỒNG THOẠI 30.12.17




Tròn câu hạnh phúc muôn người ngưỡng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.


NQ xin lỗi Bác HT ạ, NQ cảm thấy cái chữ NGƯỠNG này nó tối nghĩa quá.
ít ra nó phải có thêm một từ nữa để bổ nghĩa cho nó mới trọn ý được, còn hiện tại đọc câu thơ của Bác thấy sao sao ấy. hic

NQ

Theo sự hiểu biết nông cạn của GB thì chữ NGƯỠNG là danh từ với nghĩa:

đại lượng xác định của một dạng năng lượng (ánh sáng, âm thanh, mùi vị, v.v.) mà phải vượt qua nó mới gây ra được cảm giác tương ứng
ngưỡng nhìn
(Khẩu ngữ) giới hạn
vượt quá ngưỡng của tình bạn
giá cà phê đã chạm ngưỡng thấp nhất

Đoạn gỗ, tre... ở mé dưới khung cửa, giữ cho khung cửa vững.

Tra từ điển HÁN NÔM thì nó có nghĩa như sếp cả đưa ra:


ngưỡng

Từ điển phổ thông

1. ngẩng lên
2. kính mến
Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngẩng đầu, ngửa mặt lên. ◇Nhạc Phi 岳飛: "Ngưỡng thiên trường khiếu" 仰天長嘯 (Nộ phát xung quan từ 怒髮衝冠詞) Ngẩng mặt lên trời kêu một tiếng dài.
2. (Động) Hướng lên. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: "Đông nhật chí tắc dương thừa âm, thị dĩ vạn vật ngưỡng nhi sanh" 冬日至則陽乘陰, 是以萬物仰而生 (Thiên văn 天文) Ngày đông đến thì dương cưỡi âm, do đó vạn vật hướng lên mà sinh.
3. (Động) Kính mộ. ◎Như: "cửu ngưỡng đại danh" 久仰大名 lâu nay kính mộ đại danh.
4. (Động) Từ dùng trong công văn thời xưa: (1) Đối với bậc trên biểu thị tôn kính: khẩn cầu, kính mong. ◎Như: "ngưỡng khẩn giám sát" 仰懇鑒察 kính mong soi xét. (2) Đối với bậc dưới để ra lệnh. ◎Như: "lệnh ngưỡng tuân chiếu" 令仰遵照 xin hãy tuân theo.
5. (Động) Dựa vào, trông cậy. ◎Như: "ngưỡng trượng" 仰仗 nhờ cậy, "ngưỡng lại" 仰賴 dựa vào. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Vấn sở nghiệp, tắc ngưỡng nữ thập chỉ" 問所業, 則仰女十指 (Hiệp nữ 俠女) Hỏi sinh sống bằng nghề gì thì nói chỉ trông cậy vào hai bàn tay của cô con gái.
6. (Danh) Họ "Ngưỡng".
Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh 久仰大名 lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực 仰口食.
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng 仰仗 nhờ cậy.
Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngửa, ngửng, ngước lên: 仰起頭來 Ngửng đầu lên; 仰着睡 Nằm ngửa;
② Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, kính mến: 敬仰 Kính ngưỡng; 久仰大名 Ngưỡng mộ danh lớn đã lâu; 太山其頹乎, 吾將安仰? Núi Thái Sơn sắp đổ, ta biết ngưỡng vọng nơi nào? (Luận ngữ);
③ Nương tựa: 仰仗 Nương cậy người khác, nhờ cậy;
④ Gấp mong (từ dùng trong công văn thời xưa, của cấp trên gởi ra lệnh cho cấp dưới): 仰州縣放免差伇 Gấp mong các châu huyện miễn trừ sai dịch (Cựu Đường thư);
⑤ [Yang] (Họ) Ngưỡng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cao lên, nhấc lên — Ngẩng đầu, ngẩng mặt — Kính trọng và yêu mến — Trông đợi.

Tuy vậy, nó vẫn thường ghép với chữ khác như NGƯỠNG CỬA, NGƯỠNG MỘ, NGƯỠNG VỌNG....
Nếu không thì khi GB nói "Tôi ngưỡng bác" thì giống như người say nói chuyện, thay vì nói "Tôi ngưỡng mộ bác".

HỒNG THOẠI
07-01-2018, 06:26 AM
Về mặt ngữ pháp, khi nói hoặc viết: " Tôi ngưỡng bác ", thì đó là một câu hoàn toàn đúng ngữ pháp, vì có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên do thói quen, do nếp suy nghĩ theo lối mòn, nên chúng ta thường nói: " Tôi ngưỡng mộ bác ", cũng giống như chúng ta thường nói: " cặp đôi hoàn hảo ", biết là thừa ( đã đôi lại còn cặp ), nhưng do mọi người ai cũng nói như vậy, mình buộc phải nói theo...
HT hứa sẽ sửa lại từ NGƯỠNG trong bài NGỠ của mình cho phù hợp với suy nghĩ chung.
Trân trọng

Quỳnh Nguyễn
07-01-2018, 07:15 AM
Vui tiếp nè...

NGÀO ĐƯỜNG Ở GIỮA CÀN KHÔN

Đầu năm trót lỡ quậy đôi lời
Thi đàn mạng ảo lắm trò chơi
Lục ngôn bát láy thơ còn rủ
Ngũ độ song thanh bạn cứ mời
Giữ một niềm tin vần đến khởi
Cho ngàn cảm hứng luật về khơi
Năm mươi sáu chữ tha hồ đổi
Ở giữa càn khôn hoán lộn đời

Lp
06.01.2018

Vui cũng giữ luật chứ :)

Chết thiệt...
Lp mần trên đt nên quáng gà mất rồi...

Giờ sửa lại ngay
Thanks anh GB


NGÀO ĐƯỜNG Ở GIỮA CÀN KHÔN

Trót lỡ đầu năm quậy mấy lời
Thi đàn mạng ảo lắm trò chơi
Lục ngôn bát láy thơ còn rủ
Ngũ độ song thanh bạn cứ mời
Giữ một niềm tin vần đến khởi
Cho ngàn cảm hứng luật về khơi
Năm mươi sáu chữ tha hồ đổi
Ở giữa càn khôn hoán lộn đời

Lp
06.01.2018

Gió Bụi
07-01-2018, 08:04 AM
Chết thiệt...
Lp mần trên đt nên quáng gà mất rồi...

Giờ sửa lại ngay
Thanks anh GB


NGÀO ĐƯỜNG Ở GIỮA CÀN KHÔN

Trót lỡ đầu năm quậy mấy lời
Thi đàn mạng ảo lắm trò chơi
Lục ngôn bát láy thơ còn rủ
Ngũ độ song thanh bạn cứ mời
Giữ một niềm tin vần đến khởi
Cho ngàn cảm hứng luật về khơi
Năm mươi sáu chữ tha hồ đổi
Ở giữa càn khôn hoán lộn đời

Lp
06.01.2018

Dẫu biết Năm câu 1 chỉ khoảng thời gian 12 tháng, Năm câu 7 chỉ số lượng, nhưng đều cùng từ loại.

Quỳnh Nguyễn
07-01-2018, 08:20 AM
Chết thiệt...
Lp mần trên đt nên quáng gà mất rồi...

Giờ sửa lại ngay
Thanks anh GB


NGÀO ĐƯỜNG Ở GIỮA CÀN KHÔN

Trót lỡ đầu năm quậy mấy lời
Thi đàn mạng ảo lắm trò chơi
Lục ngôn bát láy thơ còn rủ
Ngũ độ song thanh bạn cứ mời
Giữ một niềm tin vần đến khởi
Cho ngàn cảm hứng luật về khơi
Năm mươi sáu chữ tha hồ đổi
Ở giữa càn khôn hoán lộn đời

Lp
06.01.2018

Dẫu biết Năm câu 1 chỉ khoảng thời gian 12 tháng, Năm câu 7 chỉ số lượng, nhưng đều cùng từ loại.

Đồng âm khác nghĩa vẫn...okie mà ta ???
Tuy nhiên nếu để thi thố thì lp sẽ tìm chữ khác .Thí dụ... " Đã trót vào đây thả mấy lời "
Còn đây chỉ giao lưu cho vui cho nên Lp nghĩ không nên cứng ngắc quá nên cứ để vậy thôi không đổi

Gió Bụi
16-01-2018, 01:28 AM
https://i.imgur.com/odBzxaG.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài VẮNG BẠN tại bảng này.

HỒNG THOẠI
16-01-2018, 12:05 PM
HT hứa sẽ sửa lại từ NGƯỠNG trong bài NGỠ của mình cho phù hợp với suy nghĩ chung.
Trân trọng


NGỠ
( Họa hoán vận )

Cứ ngỡ em về buổi khói sương
Làm ta thả mộng đón quanh đường
Hồn trông ngọn gió âm thầm tưởng
Dạ đắm mưa chiều khắc khoải vương
Trí ngẩn ngơ vì mong thấy phượng
Lòng xao xuyến bởi đợi dâng hường
Tròn câu hạnh phúc êm đềm hưởng
Có bạn bên đời vẹn tiếng thương.
HỒNG THOẠI 30.12.17

Gió Bụi
19-01-2018, 04:50 AM
https://i.imgur.com/lIpTStf.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài LẠNH LẼO tại bảng này.

Gió Bụi
20-01-2018, 08:17 AM
Dâu xứ lạ

Xuân về biết mẹ ở nơi đâu
Ngồi trên kiệu đỏ ngấn lệ sầu
Bỏ bạn đành mang lời bội bạc
Xa làng chấp nhận chữ làm dâu
Quê nhà nhớ cảnh tim nhồi máu
Đất khách buồn thân sắc úa màu
Gio lộng mùa đông đời viễn xứ
Xuân về biết mẹ ở nơi đâu

Vancali 1.19.18

Thất Niêm Luật!

Gió Bụi
07-02-2018, 08:05 AM
https://i.imgur.com/r1PCxo9.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài CHỢT THẤY EM VỀ tại bảng này.

Gió Bụi
08-02-2018, 12:43 AM
8 : GIẤC MỘNG MIÊN TRƯỜNG

Ngang về chốn cũ dạt dào thương
Bến lở thuyền trôi chuyện cũng thường
Bởi trước chung đường đau khẽ nhận
Nên giờ lỗi nhịp tủi THẦM vương
Tình trao một thuở nhòe khăn trắng
Nghĩa trả ngàn năm nhuộm máu hường
Nẻo vắng còn ai mà vẫn đợi
Sang bờ huyễn ảo mịt mờ sương

Lp
01.02.2018

Khắc lục bài 6 (tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa rồi tỷ Lapensee ơi)

Gió Bụi
13-02-2018, 10:21 AM
https://i.imgur.com/zuk7WoH.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài XUÂN tại bảng này.

Gió Bụi
14-02-2018, 12:42 AM
XUÂN

Xuân về nắng tỏa tiễn MÙA đông
Ủ đẫm vườn thơm ngọt trái bồng
Nõn thắm đào phai cành nở nhụy
Tươi vàng chậu quất quả trùm bông
Hoài xưa ngưỡng vọng thầm hương khói
Đã dạ mừng rơn đỏ pháo hồng
Phấn khởi làng quê đời mãn nguyện
An lòng tĩnh trí thỏa dòng thông!

NVT

Bác Thái xem lại.
MÙA=>khắc lục bài 2
đào phai=>1 loại đào>/<chậu quất=>chậu+quất
Hoài xưa>/<Đã dạ
hương khói>/<pháo hồng
Nõn thắm>/<Tươi vàng

Gió Bụi
24-02-2018, 12:54 AM
https://i.imgur.com/7ZqxpNE.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài QUÊ HƯƠNG TÔI tại bảng này.

Gió Bụi
24-02-2018, 01:14 AM
https://i.imgur.com/hXUvmTl.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài XUÂN MẬU TUẤT 2018 tại bảng này.

nguyenxuan
24-02-2018, 09:14 AM
GÓP Ý: LỖI KHẮC LỤC CHỈ SO VỚI BÀI XƯỚNG , SAO LẠI ĐI SO VỚI CÁC BÀI HỌA KHÁC, MÁY MÓC QUÁ CHÚ GIÓ BỤI ƠI!

Nhà giáo Nguyễn Quang Chính, Hà Nội, 66 tuổi


XƯỚNG HOẠ THƠ ĐƯỜNG LUẬT VÌ SAO KHÔNG ĐƯỢC PHẠM KHẮC LỤC

Theo luật xướng hoạ thơ Đường luật của người xưa thì:

- Bài hoạ dùng lại đúng năm chữ vần của bài thơ xướng. 5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng. Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1-2-4-6-8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật. Nguyên tắc này áp dụng với bài hoạ đồng luật.
- Bài hoạ được coi là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài hoạ nên cùng một tựa đề với bài xướng.
- Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.
- Hoạ sai một vần gọi là xuất vận - không được.
- Hoạ sai nghĩa của bất cứ vần nào trong bộ vần gọi là xuất ý (xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng) - Bài hoạ không đạt nên gọi là hoạ mượn vần. Ngày nay phần lớn người hoạ đều hoạ mượn vần (còn gọi là "Hoạ Tá vận" - ý tưởng hoàn toàn khác người xướng hay nói cách khác "Ông nói gà bà nói vịt" mỗi người nói một chủ đề, không ăn nhập với nhau, không liên quan với nhau).
- Khi chọn bài xướng để hoạ cần chú ý không chọn những bài có tử vận (vần chỉ có ở một hoặc vài từ duy nhất, là vần khó dùng để gieo vần trong thơ).
Bài hoạ hiệp ý với bài xướng nhưng vẫn sáng tạo mới mẻ cũng một phần là nhờ không dùng lại từ thứ 6 câu vần (không phạm KHẮC LỤC)
Hoạ thơ Đường luật đúng cách thì rất khó. Thi hữu chung vui xướng hoạ với nhau phần lớn hoạ theo hình thức TÁ VẬN.

Nguyên Xuân ST

Quỳnh Nguyễn
24-02-2018, 09:52 AM
8 : GIẤC MỘNG MIÊN TRƯỜNG

Ngang về chốn cũ dạt dào thương
Bến lở thuyền trôi chuyện cũng thường
Bởi trước chung đường đau khẽ nhận
Nên giờ lỗi nhịp tủi THẦM vương
Tình trao một thuở nhòe khăn trắng
Nghĩa trả ngàn năm nhuộm máu hường
Nẻo vắng còn ai mà vẫn đợi
Sang bờ huyễn ảo mịt mờ sương

Lp
01.02.2018

Khắc lục bài 6 (tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa rồi tỷ Lapensee ơi)

Thanks GB
Lp đã sửa " thầm " thành " ngầm "

Gió Bụi
27-02-2018, 02:44 AM
14 - ĐỜI VÀ THƠ


Trang chiều đã thoát cảnh buồn đông
Dạ mãn cùng thơ thỏa sức bồng
Đậm biếc vườn xanh tròn trĩnh quả
Êm lòng chữ rạng thắm tình bông
Thuyền qua thác lũ về yên ả
Nghĩa ủ từ câu chạm sắc hồng
Bến đậu thanh bình vui cảnh dã
Thêu bài dệt ý trải vần thông!

NVT
28/24


Bác Thái xem lại:

biếc</>lòng
tròn trĩnh</>thắm tình
yên ả</>sắc hồng

Gió Bụi
01-03-2018, 06:06 AM
https://i.imgur.com/aPSNisI.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài ĐẾN HẸN LẠI LÊN tại bảng này.

Gió Bụi
01-03-2018, 06:21 AM
XƯỚNG HOẠ THƠ ĐƯỜNG LUẬT VÌ SAO KHÔNG ĐƯỢC PHẠM KHẮC LỤC

Theo luật xướng hoạ thơ Đường luật của người xưa thì:

- Bài hoạ dùng lại đúng năm chữ vần của bài thơ xướng. 5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng. Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1-2-4-6-8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật. Nguyên tắc này áp dụng với bài hoạ đồng luật.
- Bài hoạ được coi là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài hoạ nên cùng một tựa đề với bài xướng.
- Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.
- Hoạ sai một vần gọi là xuất vận - không được.
- Hoạ sai nghĩa của bất cứ vần nào trong bộ vần gọi là xuất ý (xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng) - Bài hoạ không đạt nên gọi là hoạ mượn vần. Ngày nay phần lớn người hoạ đều hoạ mượn vần (còn gọi là "Hoạ Tá vận" - ý tưởng hoàn toàn khác người xướng hay nói cách khác "Ông nói gà bà nói vịt" mỗi người nói một chủ đề, không ăn nhập với nhau, không liên quan với nhau).
- Khi chọn bài xướng để hoạ cần chú ý không chọn những bài có tử vận (vần chỉ có ở một hoặc vài từ duy nhất, là vần khó dùng để gieo vần trong thơ).
Bài hoạ hiệp ý với bài xướng nhưng vẫn sáng tạo mới mẻ cũng một phần là nhờ không dùng lại từ thứ 6 câu vần (không phạm KHẮC LỤC)
Hoạ thơ Đường luật đúng cách thì rất khó. Thi hữu chung vui xướng hoạ với nhau phần lớn hoạ theo hình thức TÁ VẬN.

Nguyên Xuân ST

Vừa qua thi hữu Lê Thu Trang có họa thơ Đường Luật cùng thi hữu VTT ở Facebook, tổng cộng tất cả là 102 bài Xướng - Họa và có nhờ GB giúp giùm bảng kiểm tra lỗi Khắc Lục.

https://i.imgur.com/imjTeT5.png

và chỉ có 1 lỗi Khắc Lục mà thôi.
Bởi vậy, khi họa thơ ĐL thì hầu như các thi hữu đều để ý kỹ đến lỗi Khắc Lục này.

nguyenxuan
01-03-2018, 09:08 AM
Bài hoạ với ƠN ĐỜI đã có 112 bài, và cũng sửa hết khắc lục, nhờ ĐHV Gió Bụi kiểm tra giúp nhé!


BÀI XƯỚNG

ƠN ĐỜI

Đêm này ngẫm ngợi nẻo đường ân
Cảm nghĩ tìm trao giúp một phần
Vạn kẻ chung lời tô nét nghĩa
Bao người hợp sức vẽ lòng nhân
Trời xa cõi nhớ dưng gần lại
Biển rộng dòng thương bỗng ngắn dần
Bạn Hữu tình thâm càng rõ ý
Ơn đời thắm đẹp cả mùa xuân

tonnuthihanh




112 BÀI HỌA

1. NGHĨA BẠN

Bạn hỡi hai mình kết nghĩa ân
Cùng nhau chia xẻ bớt đôi phần
Thời nguy gửi dạ câu từ đức
Thuở khó trao lòng chữ phước nhân
Ánh mắt huyền xinh còn đượm mãi
Làn môi đỏ thắm sẽ tươi dần
Xa xôi vẫn ngóng chân trời thẳm
Tuyết lạnh qua rồi lại đón xuân

Berlin 26-11-13
Tứ Thập Lục Phương

2. ÂN TÌNH

Bạn hữu tâm thành tỏa đức ân
Sầu bi sẻ bớt nhẹ bao phần
Thương đời bốn biển trào duyên nghĩa
Quý chữ trăm miền trải huệ nhân
Tứ dệt trong lành hương thoảng mãi
Nguồn khơi hiếu thiện lửa ươm dần
Chân tình cuộn chảy ngàn tia nắng
Để cõi mai hồng lộng ánh xuân.

Nguyên Xuân
27/11/2013

3. CÙNG XUÂN

Say lòng bởi lụy sắc màu ân
Bạn Hữu tình thâm trải mấy phần
Kẻ gọt xinh vần loang lối nghĩa
Tâm hòa đẹp chữ tỏa đường nhân
Mừng nguyên nỗi khổ vừa phai hết
Ước cả niềm đau sẽ nhạt dần
Để nhịp cầu thơ còn ngõ đến
Kim bằng nẻo ái hiệp cùng xuân

Như Quỳnh

4. SẮC XUÂN

Cõi ảo giao hòa vạn nét ân
Dù xa vẫn trải đẹp muôn phần
Nhìn ai dệt nghĩa tròn câu đức
Ngắm kẻ đan tình vẹn chữ nhân
Nỗi nhớ như vừa tuôn cuộn chảy
Niềm đau tựa đã chắn ngưng dần
Kìa chim én liệng trên trời thẳm
Bạn hữu chân thành tỏa sắc xuân

Như Quỳnh

5. GỢI MỞ

Vạn nẻo đường đời rõ sắc ân
Vì bao Bạn Hữu kết duyên phần
Người trao đẹp chữ dày công đức
Kẻ nắm xinh từ rộng nghĩa nhân
Khoác vội khăn tình đau đẩy ngã
Choàng nhanh áo nợ tủi xua dần
Này thơ hãy quyện từng câu thắm
Mở ngõ kim bằng tặng tiết xuân

daonamxuong

6. ĐƯỢM DUYÊN

Gợi thiết tha vì đã điểm ân
Trời xa vẫn nối tặng riêng phần
Nhờ thơ trải mộng tình loang đức
Cậy phú nâng tầm nghĩa tỏa nhân
Một phút nhìn niêm càng đẹp nữa
Từng giây ngắm luật cũng nhanh dần
Chân thành nét chữ hòa tâm tưởng
Lửa đượm duyên nhiều khắp cõi xuân

Như Quỳnh

7. NẮNG XUÂN

Đâu ngờ cõi ảo nặng lòng ân
Vạn nẻo cùng sang dỗ kiếp phần
Gửi đến tâm thành cho mãi cộng
Trao về nghĩa thắm để hoài nhân
Êm đềm phận khó vừa khơi mở
Vất vả đời cay cũng dịu dần
Tưởng tiết đông còn bao lạnh lẽo
Nhưng giờ nắng rực cả trời xuân

Như Quỳnh

8. TÌNH THÂN

Kim bằng đượm thắm cả tình ân
Sẻ bớt sầu vương nặng những phần
Gửi lại vần thơ trào nghĩa đức
Ươm thành nét chữ nhuộm hồn nhân
Lời hay khoả bút còn dâng mãi
Ý đẹp tràn nghiên sẽ toả dần
Hãy nối vòng tay cùng biển rộng
Mong ngày én liệng chở niềm xuân
---------------------
Tứ Thập Ngũ Thanh
Bobruisk.28.11.13

9. GỬI GIÓ

Trải nghĩa thơ gầy trọn khối ân
Thầm mong gửi gió vẹn nguyên phần
Câu tình trỗi nhịp buồn tâm hiếu
Chữ mộng se lòng đỏ ý nhân
Nửa kiếp sầu giăng còn nợ mãi
Ngàn phiên lạnh bủa cũng vơi dần
Xin dòng cảm xúc đừng rưng lệ
Để giữa môi nồng rạng nét xuân.

Dĩ Lang

10. TÌNH THÂM CÕI ẢO

Tâm thường cảm xúc nghĩ vì ân
Mở lối tình thâm giữ vẹn phần
Đấy thả vần thơ rèn luyện nghĩa
Đây làm chữ ý tập tành nhân
Đường nguy kẻ nhận mong đừng mãi
Ngõ hiểm người sa ước vợi dần
Một mối giao hòa nơi cõi ảo
Muôn ngày rạng rỡ cả hồn xuân

tonnuthihanh

11. TÌNH XUÂN MẠNG ẢO

Đây dòng ước nguyện cảm điều ân
Gửi đến trời xa giữ trọn phần
Gió để hương nồng chan điệu nghĩa
Môi hòa tiếng ngọt chở lời nhân
Nhành thương ý chuyển duyên về chậm
Cõi nhớ người mong mộng đổ dần
Khắc mãi câu tình trên mạng ảo
Cho vàng nắng quyện mảnh chiều xuân.

Dĩ Lang

12. VẼ XUÂN

Cảm xúc dâng trào giữ vẹn ân
Gần như lệ chảy khóc thương phần
Vì văn thể hiện đừng quên đức
Bởi chữ phê bình gọi nhớ nhân
Nghĩa của Kim Bằng khôn vắng nữa
Tình nơi Bạn Hữu khó xa dần
Nào hay mạng ảo cùng nhau nắm
Hiệp sức giao hòa để vẽ xuân

tonnuthihanh

13. RU MÙA

Thổn thức trong lòng một CHỮ ân
Còn mang ngấn lệ tủi trăm phần
Hoa cài trọn ý căng thềm ảo
Nghĩa phủ nguyên lời dệt tiếng nhân
Trở bút hòa duyên đùa bạn khẽ
Viền hương kết chữ thả thơ dần
Ru mùa chín đỏ chiều sương đợi
Để ánh tơ hồng rực rỡ xuân.

Phan Duy

14. Ý XUÂN

Khoảnh khắc thêm nồng nghĩa bọc ân
Ngàn phương chở nặng góp trao phần
Da vàng máu đỏ tình dân tộc
Ruột mỏi xương oằn cõi thế nhân
Bát gạo quê nghèo thơm dẻo mãi
Nồi rau cảnh khó ngọt ngon dần
Niềm tin hạnh phúc cùng chia sẻ
Thỏa những cung đời quyện ý xuân.

Nắng Xuân

29/11/2013

15. SE MÀU KỶ NIỆM

Thơ hòa cảm nghĩ một đời ân
Lửa đã thầm khơi cháy đượm phần
Ngập tiếng ca vì thơm cửa nghĩa
Dâng lời hát bởi đẹp thềm nhân
Cung sầu thuở ấy không bồi nữa
Cõi tủi giờ đây gọt bớt dần
Ngõ Thúy tìm nhau dù mạng ảo
Se màu kỷ niệm giữa ngày xuân

tonnuthihanh

16. CHỜ XUÂN

Gửi hết chân tình tạc cõi ân
Hằng mong hạnh phúc được thêm phần
Nơi này Khấn Phật câu tròn nghĩa
Chốn nọ Cầu Trời tiếng vẹn nhân
Bát gạo niềm thương ngào ngạt mãi
Nồi rau nỗi nhớ đậm đà dần
Xin Người chứng nhận lời con trẻ
Cứu giúp muôn loài thoả mộng xuân

Berlin 29-11-13
Tứ Thập Lục Phương

17. THỀM XUÂN

Hoa đời rực thắm trả nguồn ân
Gửi trọn buồn vui đến mãn phần
Xõa cánh giao mùa đưa nhụy mỏng
Gieo tình kết nụ chuyển bờ nhân
Lời riêng gió buộc còn đau mãi
Nẻo vắng chiều buông đã lạnh dần
Dẫu phải hương tàn đâu dứt nợ
Thơm nồng một thuở rắc thềm xuân.

Dĩ Lang
29.11.2013

18. LỐI XUÂN

Quyện mãi tâm đời thỏa tiếng ân
Niềm đau bạn hữu sớt chia phần
Thơ đùa mấy điệu lời văn nghĩa
Nhạc thả đôi tình chữ hiếu nhân
Trở giấc chiều sương đò đợi mãi
Chằm lưng vạt nắng ngõ mơ dần
Bên thềm đã nở vàng mai thắm
Đủ nhặt ta về giữa lối xuân.

Phan Duy
29.11.2013

19. CHO TRÒN

Để kết cho tròn đẹp những ân
Làm sao trả lễ được mươi phần
Ơn dày mãi nhớ sâu tình bạn
Nghĩa cả luôn bồi đậm nét nhân
Cuộc sống xô bồ không chảy nữa
Niềm riêng khắc khoải sẽ co dần
Tuy rằng ngoại cảnh chưa vừa ý
Cũng gắng chan hòa lộng vẻ xuân.

Kiều Thành(29/11/13)

20. TÌNH TRAO

Bây giờ cái nghĩa thắm đầy ân
Khó thể mờ phai bạc bẽo phần
Thuở mộng âm thầm sang đãi Đức
Khi tình lặng lẽ đến bồi Nhân
Trời thương mãi nhớ dù len chậm
Biển nợ hoài say dẫu tới dần
Cả khối màu duyên trìu trĩu tặng
Trao người hợp sức để chào xuân

tonnuthihanh

21.ĐƯA TIỄN

Đã trải tơ lòng thắm đượm ân
Mà nghe số mệnh hẩm hiu phần
Tiêu hòa nửa điệu nhìn ly khách
Rượu đổ dăm bầu ngỡ cố nhân
Võng kiếm chiều tan nào trở lại
Ghìm cung lửa hận có nguôi dần
Bên dòng Dịch Thủy người đưa tiễn
Vạn nẻo biên thành vẫn ngóng xuân.

Dĩ Lang
29.11.2013

22. MUỘN XUÂN

Giữ nét tươi màu mộng thả ân
Nào hay cuộc sống ngổn ngang phần
Người vương nẻo nhớ trao hồn bạn
Kẻ níu khung buồn dỗ dạ nhân
Bởi góp chưa đầy nên dở mãi
Vì gom chẳng ngập khiến cay dần
Tình thâm thuở ấy còn ai đợi?
Lỡ trải nhưng rồi muộn bóng xuân

tonnuthihanh

23. TRỖI NHỊP XUÂN

Cõi ảo dưng mình lạc lối ân
Vì thơ cứ gợi mở mang phần
Ngày giăng vạn chữ hòng soi hiếu
Sáng trải trăm điều mộng dỗ nhân
Dạo cảnh mùa thu hờ hững tới
Tìm duyên tiết hạ lả lơi dần
Làm sao trỗi được cung đàn nghĩa
Để những câu từ thấm nhịp xuân

tonnuthihanh

24. MONG

Thổn thức trao người những thiện ân
Vì nhau đã nguyện góp gom phần
Đường xa núi thẳm còn lưu nghĩa
Chốn ảo tâm thành vẫn trọng nhân
Biển khát tình yêu nồng mặn mãi
Đời mơ hạnh phúc dịu êm dần
Ươm tròn ước vọng hoài tin tưởng
Thắm đỏ hoa hồng trỗi nhạc xuân.

Nguyên Xuân
29/11/2013

25. TRỞ ĐIỆU

Chợt thấy mây chiều cũng trải ân
Vàng mơ trước ngõ nở tươi phần
Hoa còn điểm phấn ru đời mộng
Cỏ vẫn tô thềm đợi khách nhân
Một nét tình xanh người thả khẽ
Vài phiên nhạc mỏng nắng phiêu dần
Ai đàn lặng lẽ ngoài đê vắng
Những khúc ca buồn trở điệu xuân.

Dĩ Lang
30.11.2013

26. NẶNG GÁNH

Nặng gánh trong lòng nghĩ cảm ân
Trời xa chở phước đỗ chung phần
Soi đường để kiếm lời ru mộng
Rọi ngõ cho tìm tiếng điểm nhân
Có bể tình xua mình ngọt mãi
Còn kho nghĩa đẩy trí cao dần
Thầm vương nợ vẫn chưa lần trả
Bởi gió đông về chặn lỡ xuân

tonnuthihanh

27. TÀN PHAI

Khi đời một lối giữ gìn ân
Dẫn cả tình ta đến mộ phần
Ý tủi hồn sa vì giận nghĩa
Tâm chùn dạ rớt bởi hờn nhân
Bao lần tiết hạ âm thầm dỗ
Vạn lúc màu hoa ảo não dần
Điệu hát câu hò như lỡ dở
Đâu còn nhắc nhở gọi nồng xuân

tonnuthihanh
30/11/2013

LÒNG XUÂN

Luôn thường vẫn gọi chuyến đò ân
Giữ giúp bài thơ mộng để phần
Đó chữ, soi vần ta tả nguyệt
Đây từ, lục bút kẻ gài nhân
Chiều vơ vẩn nhớ đường xa mãi
Sớm ngỡ ngàng vương nẻo biệt dần
Hỏi nắng trên trời khi lỗi bạn
Mơ màng có chạm nổi lòng xuân

tonnuthihanh
30/11/2013

29. DUYÊN ĐỜI

Đã dặn riêng lòng gánh biển ân
Thì xa vạn lý cũng ghi phần
Đây chiều xuống lạnh viền mây đỏ
Đấy ngõ dâng sầu phủ mộng nhân
Xõa phím đàn ngân tình trải vội
Hòa phong gió trở lệ tuôn dần
Duyên đời quạnh quẽ gầy mi tím
Lỡ bước bên thềm lạc nẻo xuân.

Dĩ Lang
30.11.2013

30. MỘNG MỞ XUÂN

Lặng lẽ dâng mình mấy nẻo ân
Tình xa vẫn thấy ngọt tâm phần
Tinh thần mải miết cài trong nghĩa
Phận số chan hòa ở giữa nhân
Đỡ cả niềm riêng hòng nắn lại
Dìu nguyên nỗi khổ quyết xoa dần
Cho đời giọt mát từng giây trải
Cõi mộng khơi đường tới mở xuân

tonnuthihanh

31. Vị xuân

Hạ ủ phôi tình đợi nắng ân
Qua bao lửa háp nẩy ba phần
Thu ươm noãn trắng nên chùm nụ
Gió quyện mây hồng kết hạt nhân
Mấy trận đông tràn thân chắc mãi
Bao phen tuyết phủ quả thơm dần
Thời gian lặng lẽ hương dào dạt
Vạn cảnh tưng bừng đón vị xuân.

29/11/13
Thế Nam

32. CUNG LÒNG

Duyên cầu vẹn vẽ nắng hồng ân
Lặng lẽ dòng thu chuyển góp phần
Mộng gửi đường tơ tha thiết nghĩa
Hoa cài nét liễu mặn mà nhân
Đòng đưa nẻo hạ chiều vương mãi
Thổn thức triền đông điệu trỗi dần
Bỗng nghẹn cung trầm xao xuyến thả
Âu sầu gõ nhịp khúc hoài xuân.

Nguyên Xuân
30/11/2013

33 - DỖ XUÂN

Bên đời hạnh phúc giữ mầm ân
Trải phước nhiều hơn mạnh mẽ phần
Chẳng nệ tình đông man mác nghĩa
Không nề gió hạ bẽ bàng nhân
Trao lòng thiện xóa niềm đau mãi
Tặng ý lành vơi nỗi khổ dần
Dẫu nẻo đường xa còn nặng gánh
Tay tìm nắm chặt dỗ dành xuân

tonnuthihanh

34. GIỌT XUÂN

Chớ để tim hồng nhạt nhẽo ân
Sầu vương lệ nhỏ đẫm mi phần
Thơ đà ướm điệu trao hồn nghĩa
Nhạc sẵn thay lời gửi khí nhân
Võng khúc tình phai mùa phủ chậm
Bồng phiên gối lẻ mộng trôi dần
Sương vừa đọng khẽ phơi chiều úa
Ngỡ nét lam buồn rải giọt xuân.

Dĩ Lang - Phan Duy
01.12.2013

35. NỤ XUÂN

Mượn nỗi tơ lòng gửi khách ân
Hòa theo cánh nhạn khẳng khiu phần
Mây còn trở sắc ru lời mộng
Nắng đã buông dòng rải lệ nhân
Quạnh quẽ tình thu vừa bỏng khắp
Đìu hiu gót hạ cũng xanh dần
Lưng chiều uốn nhẹ mùa đông cũ
Lỡ để hương nồng chớm nụ xuân.

Dĩ Lang
01.12.2013

36 - NỢ XUÂN

Ý nguyện trao đời chẳng lỡ ân
Ngầm ươm nét ngọc vẻ vang phần
Người giăng cõi mộng se nồng đức
Kẻ tiễn cung sầu xóa lạnh nhân
Một trái tim sa, buồn đảo nữa
Ngàn tay nghĩa nắm, khổ tiêu dần
Chân thành mượn chữ cầu mơ tỏ
Cả kiếp duyên này lặng giữa xuân

Như Quỳnh

37 - KHẮC ẢNH XUÂN

Đông mời bạc bẽo tránh dùm ân
Để hạ vời sang giữ trước phần
Một ngõ tràn hoa đầy cả phúc
Muôn đường tỏa nắng ngập toàn nhân
Ươm trồng kẻ khó buồn xoa dịu
Gặt hái người hay khổ dỗ dần
Cõi mộng ngầm dâng dòng suối thỏa
Êm đềm khắc chạm ảnh hình xuân

Tonnuthhanh
1/12/2013

38. TRƯỜNG XUÂN

Tưng bừng phượng đỏ giữ dòng ân
Nở chuỗi bằng lăng tím bội phận
Ngọc nữ âm thầm trao nẻo đức
Kim đồng lặng lẽ dệt đời nhân
Mơ màng bách hợp hồng tươi mãi
Khấp khởi tường vi thẫm đượm dần
Những đóa hoàng mai ngào ngạt trổ
Lam trời rạng rỡ dải trường xuân.

Nguyên Xuân
1/12/2013

39 - ÁNH HỒNG XUÂN

Chân thành mộng đến để hòa ân
Dạ mãi còn ham muốn nảy phần
Nọ chữ trôi vào dâng biển đức
Kia từ chảy tới dẫn dòng nhân
Màu duyên kẻ đắp chồng cao thật
Sắc nghĩa người vun trải nặng dần
Trở lạnh mùa đông ngày dẫu rét
Nhưng lòng cảm nhận ánh hồng xuân

tonnuthihanh

40 - LẼ XUÂN

Khắc khoải bao người mộng vững ân
Bàn tay giữ chặt chất cao phần
Tâm lành chắng nệ cho nhầm đức
Trí thiện không nề trả lỡ nhân
Ước miệt mài lo tròn nghĩa thả
Buồn thơ thẩn tính vẹn duyên dần
Trời xa mãi ngắm về quê mẹ
Cảm xúc trong lòng vạn lẽ xuân

tonnuthihanh

41 - NGÕ XUÂN

Khẽ đợi thu vàng cảm mến ân
Ngoài song nắng rụng nhởn nhơ phần
Thơ choàng nhịp mỏng say miền đức
Gió thả hương nồng ngập cõi nhân
Những tưởng tình xưa người gánh vội
Ngờ đâu bến cũ mộng tan dần
Ai còn nhặt lá gom chiều mỏi
Để ánh mai hồng chạm ngõ xuân

Phan Duy
2.12.2013

42 - GIÓ XUÂN

Thả khẽ đôi dòng đáp tạ ân
Lời thơ một thuở chắt chiu phần
Bao mùa hạ đổ tiêu điều bến
Lắm buổi sương lùa não nuột nhân
Trỗi khúc xàng xê tình gửi vội
Trầm câu dạ cổ nghĩa khơi dần
Mai cười lặng lẽ vàng bông trổ
Đã dậy bên thềm chở gió xuân.

Dĩ Lang
02.12.2013

43. LẠC PHÁO XUÂN

Trải khẽ hương nồng trọn gối ân
Lời xưa đã ước mộng se phần
Thơ hòa phận liễu tròn câu hiếu
Nghĩa gởi thân tùng vẹn sách nhân
Nửa khúc tình thu còn đọng mãi
Vài manh gió hạ cũng reo dần
Con đò trở hướng thôi chiều lạnh
Vẫn tưởng giao thừa lạc pháo xuân.

Dĩ Lang
02.12.2013

44. VÌ XUÂN

Ơn người chở mãi vạn tài ân
Dẫu nặng lòng mang vất vả phần
Thấy tủi vào xoa mềm mại nghĩa
Trông buồn đến dỗ dịu dàng nhân
Dòng thơ điểm sáng tình thêm rõ
Biển chữ hằn sâu nợ rót dần
Ngẫm chuyện đời vay rồi tới trả
Tô hồng cuộc sống cả ngàn xuân

tonnuthihanh

45 - ĐIỆP KHÚC XUÂN

Giữ vẹn câu thề nhắc nhở ân
Mùa se ngõ đợi chẳng quên phần
Bên thềm rụng trắng làn hoa nở
Giữa bến buông vàng sợi tuổi nhân
Tóc liễu đìu hiu chiều trải nhẹ
Tình mây khắc khoải mộng thu dần
Môi sầu điểm lại bờ son thắm
Kẻo trễ tơ lòng điệp khúc xuân.

Dĩ Lang
02.12.2013

46. CHỞ NGUỒN XUÂN

Phương trời địa thảo trải hoàng ân
Thổn thức quỳnh hương dỗ mộng phần
Nguyệt quế thờ ơ chiều lãng tử
Loa kèn rộng rãi giúp hiền nhân
Thu vàng óng ả tơ hồng mãi
Hạ thẫm triền miên cúc đỏ dần
Mạnh mẽ sầu đông chờ lá trổ
Hoa đào lộng lẫy chở nguồn xuân.

Nguyên Xuân
2/12/2013

47 - QUẠNH HIU

Nặng nghĩ trong lòng bởi nhớ ân
Tình thâm bạn gửi chắt chiu phần
Ngày mai ảo não còn ham cộng
Vạn thuở đau buồn vẫn thích nhân
Muốn trải màu yêu buồn dạ lỡ
Cần sang nét mộng tủi tâm dần
Thương người chở giúp đời hiu quạnh
Tiết lạnh xô về đã đuổi xuân

tonnuthihanh

48 - MỘNG XUÂN

Nhận lãnh nơi lòng khắc khoải ân
Bờ yêu bến khổ đã phân phần
Đau màu bếp lửa không còn nghĩa
Giận nỗi gia đình chẳng có nhân
Gió lạnh bên hè trăn trở mãi
Hồn hoang giữa lối ngẩn ngơ dần
Này đông hãy nhắn rằng ta mỏi
Cõi ảo nương nhờ mộng tiếng xuân

tonnuthihanh

49 - RỘNG XUÂN

Giữ lửa cho nồng chữ hiếu ân
Đồng xanh hạt phúc sẽ ươm phần
Ban ngày thả hộ trời mưa nghĩa
Buổi sáng phơi dùm trận bão nhân
Xóa bỏ buồn hiu lầm lẫn gọi
Lùa xa khổ hạnh nhỡ tay dần
Mùa sang nắng đẹp tràn bao cõi
Mỗi nẻo đường đời rộng thấy xuân

Như Quỳnh

50. MỘNG TƯƠNG PHÙNG

Dõi ánh thu vàng trải giọt ân
Thầm mơ vẹn vẽ thắm y phần
Tình thâm nghĩa cả ngời thiên đức
Chỉ đẫm tơ hồng sáng địa nhân
Đặng biết sông đời tuôn chảy mãi
Nên cầu suối chữ đọng lưu dần
Vần thơ dệt ý truyền xa thẳm
Gửi mộng tương phùng giữa nắng xuân.

Nguyên Xuân
3/12/2013

51 - NGHĨA XUÂN

Cảm mến kim bằng giữ thịnh ân
Hùa nhau giúp đỡ kẻ vô phần
Lời khuyên dỗ bạn đừng buông hiếu
Tiếng rủ ru người hãy chuộng nhân
Kết hợp tình thương vờ vĩnh bỏ
Cùng chung ý nghĩ mở mang dần
Bình minh mọi lối lềnh khênh thả
Đượm thắm duyên đời cả nghĩa xuân

tonnuthihanh

52. TRỌN XUÂN

Kim bằng nặng gánh giữ bền ân
Có phải màu duyên kết nghĩa phần
Để những mai vàng luôn ấm đạo
Cho từng suối ngọt chẳng hàn nhân
Mừng đời kẻ khó cay thầm vãn g
Chúc dạ người ngay thảo vững dần
Dẫu tiết đông này còn lạnh chở
Nhưng lòng cảm thấy đã bừng xuân

daonamxuong

53. Nhắn

Biển hẹn giao tình trải bến ân
Niềm thương gửi đến đặng vơi phần
Đâu vì cõi mộng mà quên đức
Chẳng lẽ sông đời lại biến nhân
Nắng ủ mi buồn thơ đượm mãi
Mây hòa dạ héo nghĩa sâu dần
Lời yêu nhắn nhủ về phương bạn
Giữ lửa tim hồng nhớ hội xuân.

Nguyên Xuân
4/12/2013

54. RẠNG BẾN XUÂN

Bỏ lại sau người những oán ân
Vườn thơ rộ sắc giữ yên phần
Nương vần khớp luật trui rèn não
Thả tứ xuôi dòng ngẫm ngợi nhân
Nhỏ nhẹ lời trao hương ngát mãi
Hào hoa ý gửi nụ xinh dần
Tiêu trừ khó nhọc đời vây bủa
Rạng rỡ môi cười thỏa bến xuân

Dung N
(5.12.2013)

55. GIỮ HỘ XUÂN

Lỡ níu duyên rồi lại cảm ân
Dù xa cũng ráng thật ngay phần
Này thơ trải lối về đâu nghĩa
Nọ chữ theo đời ở đấy nhân
Góp mặt mong sầu thanh thản mãi
Chìa tay ước bệnh nhỏ nhoi dần
Kim bằng tỏ ý nào hơn thiệt
Giữ giúp cho người một biển xuân

daonamxuong

56. TẦM XUÂN

Thơ truyền khát vọng hãy nồng ân
Giữ chặt niềm mơ để thắm phần
Mộng trải tâm cầu da diết nghĩa
Mây hòa gió quyện thẫn thờ nhân
Ươm tình một thuở chiều ngân mãi
Chở nguyệt từng đêm sóng dãn dần
Hạ lỡ thu sầu đông khắc khoải
Gom về rực rỡ nụ tầm xuân!

Nguyên Xuân
5/12/2013

57 - LẠC VƯỜN ÂN

Như vừa lạc bước ở vườn ân
Nắng nghĩa hồng tươi thắm triệu phần
Để những khung buồn thôi đến bạn
Cho từng ảnh nhớ dậy vào nhân
Đông hàn buổi nọ không đường nối
Tuyết lạnh mùa nay chẳng ngõ dần
Én lượn nhiều hơn cùng bể ái
Chan hòa rồi tỏa ngát đời xuân

Mùa Đông

58 - VƯỢNG ÂN

Ngẫm ở trên đời lắm vượng ân
Tuồng như đã chạm ước mơ phần
Vì thơ hớn hở soi màu đạo
Bởi chữ âm thầm gọi chất nhân
Tỏa mấy vần yêu dìu ngọt cưỡi
Bày bao ý mộng dỗ im dần
Trời hy vọng sống đang vừa trỗi
Vũ khúc thâm tình trải đẹp xuân

Như Quỳnh

59. GIEO NIỀM ƯỚC VỌNG
Gom nhiều mộng thắm đáp đền ân
Dệt chữ thầm mơ chẳng tính phần
Gió biển giao tình mong hiệp nghĩa
Mây trời kết bạn quý hòa nhân
Đời thêm bão tố lòng khơi mãi
Não trải cuồng phong trí luyện dần
Bởi đã ươm mầm gieo ước vọng
Nên chờ nắng tỏa tặng nhành xuân.

Nguyên Xuân
8/12/2013

60 - YÊN XUÂN

Sang mùa cảm nghĩ trọn chiều ân
Để lẽ cùng thơ được quý phần
Lót thảm nơi trời mơ vẽ đạo
Dâng hồn ở biển mộng bình nhân
Ngày vui rực nắng thâm tình tỏa
Buổi dỗ tràn sương hạnh phúc dần
Kẻ lại người qua hòa tiếng vỗ
Yên lành trọn nghĩa cả thời xuân

Như Quỳnh
9/12/2013

61. NHỚ XUÂN

Buông dòng chữ thắm dệt miền ân
Để tiếng người thôi nhạt nhẽo phần
Hạ trải hương tình vun nếp nghĩa
Hoa cài nụ biếc giữ nền nhân
Đùn tia nắng mỏng vờn môi chậm
Nhỏ quãng chiều xa chạm khói dần
Giã biệt con đò sang nẻo ấy
Em còn chạnh nhớ tuổi vào xuân.

Dĩ Lang
09.12.2013

62 - TA VỀ

Xe làn chỉ thắm đậm đà ân
Gửi khúc tình thơ mãi đẹp phần
Nắng đổ lưng thềm ươm cõi mộng
Thu hòa tóc liễu trải miền nhân
Cầm đôi vạt nhớ chiều lên khẽ
Xõa nửa dòng thương sóng gợn dần
Quạnh quẽ thôi sầu trong mắt nhỏ
Ta về đón lại buổi đầu xuân.

Dĩ Lang
09.12.2013

63 - ĐAN XUÂN

Đan cùng một áo để thành ân
Chảy lỗi buồn đau hóa ngọc phần
Gửi mãi chân tình mong cột hiếu
Trôi hoài nghĩa hiệp ước ràng nhân
Người quên cõi lụy nồng theo tới
Kẻ thoát miền ưu lạnh miễn dần
Những trở trăn giờ ta dỗ lại
Trông tìm vạn hướng ngỡ ngàng xuân

tonnuthihanh

64. RẠNG TỎ

Thiên đình một khối khổng lồ ân
Trải xuống trần gian dưỡng niệm phần
Ngưỡng mộ vần thi trường thẩm sắc
Ngây thiền vận phú khỏe thần nhân
Kinh bàn dịch giải càn khôn diễn
Quẻ vũ đồ tin h tuế nguyệt dần
Pháp ngữ thêu hồng khơi rạng tỏ
Dâng đời nghĩa cử xích lường xuân

Hưng Nguyên

65 - XUÂN VIỄN XỨ

Tô hồng sắc đỏ quyện trời ân
Khẽ trải tình xa mộng chuốt phần
Bạc vẽ sông chiều tung ánh mỏng
Xanh cài ngõ nắng buộc mùa nhân
Đôi thềm lá đổ sầu dâng mãi
Nửa mái chèo khua lạnh rũ dần
Nhạn gửi phong trần mây viễn xứ
Nghe hoài thổn thức mỗi lần xuân.

Dĩ Lang
09.12.2013

66 - TRÔNG XUÂN

Ta thà ngóng đợi rỡ ràng ân
Hạnh phúc tròn cho điểm ý phần
Nắng đổ mùa sai do dự nghĩa
Mưa ào tiết lỡ ngập ngừng nhân
Suy nhiều có thể đau tràn dữ
Nghĩ ít còn hơn tủi mạnh dần
Cứ kệ dòng sông đời chảy mãi
Trông về cuộc sống mượt mà xuân

Như Quỳnh

67 - NHẠT MÀU XUÂN

Xin đừng để dạ bẽ bàng ân
Khắc khoải sầu đưa nặng trĩu phần
Mượn dải thu buồn đan tháp nghĩa
Xe nhành gió mỏng dựng đài nhân
Ngoài hiên sẻ hót mùa qua vội
Cuối nẻo đàn buông nhạc tiễn dần
Bậu đã theo chồng sương phủ lối
Giăng mờ chốn cũ nhạt màu xuân.

Dĩ Lang
09.12.2013

68 - TẦM XUÂN

Xa còn ngẫm thấy giật mình ân
Níu dạ đời say để rõ phần
Muốn giữ vì thơ tầm dị thảo
Mơ gìn bởi tứ mộng kỳ nhân
Ngày trông ấm lạnh cao hơn nữa
Phút trải nồng cay hạ thấp dần
Lối nghĩa mùa sang càng rộng mở
Mai này tránh ngõ lạc loài xuân

Như Quỳnh

69. XUÂN MẠNH MẼ

Sắc tỏ quang hòa đẹp chuỗi ân
Nàng thơ thắm đượm dẫu truân phần
Trăng ngời vạn thủa tôn thờ đất
Nhật tỏa muôn đời dõi kính nhân
Mỗi lúc dòng yêu trào hỷ cuộn
Là khi cảnh ái đẫm lâm dần
Rừng mơ trỗi mộng ngàn hoa trổ
Trải ánh tươi hồng một mảnh xuân

Hưng Nguyên

70. ẤM ỨC XUÂN

Thoảng đọng tâm tà hoãn chút ân
Nàng ơi bổn thiện xẻ nhiêu phần
Mùa giao nẩy bệnh luôn hành xác
Tiết trở se luồng rõ hại nhân
Vẫn phải xem là ngưu chế ngọ
Thì thôi cứ kể hợi kiêng dần
Chờ ai mỏi mắt nhiều bi luỵ
Chẳng lẽ chau mày nạt chúa xuân?

Kim Trần

71 - NÀNG XUÂN '

Riêng mình thả chữ đợi gì ân
Bạn hữu còn mong đến trổ phần
Xõa tạm đôi vần tươi nẻo đức
Đan hờ nửa phím rộn lầu nhân
Đò nghiêng sóng bủa tình vơi nhẹ
Bến ngả chiều rơi nghĩa đậm dần
Trải hết tơ lòng cho vẹn mãi
Thơ chờ chuyển nhịp vẫy nàng xuân.

Dĩ Lang
9.12.2013

72 - THÍCH XUÂN

Vẫn thấy tâm mình trải mộng ân
Dù nay bão tố ngổn phủ đen phần
Gom vần chuyển luật đừng cách nghĩa
Góp chữ soi từ chẳng biệt nhân
Trí vợi đau buồn vui đủ mãi
Hồn vơi khổ não sướng nâng dần
Nay nhờ cậy tứ lòng thanh thản
Bạn hữu chân tình cảm thích xuân

Như Quỳnh

73. SỢ HẾT THỜI

Sợ lửa thiêu hồn mỗ tích ân
Là do lẩy kiếp cận ngôi phần
Thơ cùn độc ác loè nương tử
Lão hủ gian hùng rịt quới nhân
Đẹp số xoay vòng tâm rửng mãi
Vàng mai chuyển hoá dạ nao dần
Trời ban mấy độ đâu còn nữa
Rũ cả teo tòm hết nịnh xuân.

Kim Trần

74 - XUÂN TỬU

Đêm gầy thổn thức gợi tròn ân
Dốc nửa bầu riêng dã dượi phần
Rặng liễu ươm đầy hương thảo đức
Dây đàn rải nhẹ sắc tài nhân
Tàn canh rượu buốt sầu vơi khẽ
Mãn giấc tình say lạnh ủ dần
Cạn giữa men nồng thi khách hỏi
Thơ còn dẫn lối đợi chờ xuân?

Dĩ Lang
09.12.2013

75 - THẬT THÀ XUÂN

Bây giờ bạn hữu đến chào ân
Kết dạ tình chơn chẳng vẫy phần
Xỏ ngọc niềm mơ đừng lẫn hiếu
Xây vàng nỗi mộng chớ nhầm nhân
Ta hoài đợi chở tiềm năng nữa
Trí mãi chờ đưa trải nghiệm dần
Thả giữa khung trời chim én lượn
An bình tỏ lối thật thà xuân

Như Quỳnh

76. CẢNH XUÂN

Nhịp trỗi say lòng khấp khởi ân
Đời đang quyện chảy góp vun phần
Ta về quẩy gió dong thuyền nghĩa
Bạn trẩy căng buồm dõi bến nhân
Nhựa sống ươm mầm tha thiết mãi
Lời yêu luyến điệu thẩn thơ dần
Mây hồng dệt tứ niềm vui tỏa
Ước vọng gieo thầm giữ cảnh xuân!

Nguyên Xuân
9/12/2013


77. UỐNG SỚM

Bẩy trự xoay vòng há nghĩ ân
Đầu trê mút mãi khỏi cưa phần
Say tràn cứng họng lơi hòm lễ
Xỉn quá to lời mặc lẽ nhân
Rượu tốt xài hoang bày cả giũa
Mồi khô nướng lụi bỏ ra dần
Chân này gác trỏng bờ vai nọ
Chửa tết toi rồi giãy giụa xuân

Kim Trần

78 - BƯỚC XUÂN

Chớ để tim hồng lạnh lẽo ân
Tình không chịu kiếp mỏng manh phần
Sương lùa hạ trắng buông rèm đổi
Mộng xõa hoa vàng nở lối nhân
Cắt nửa mùa thơ chiều rụng khẽ
Viền đôi ngọn liễu gió buông dần
Ai về bến cũ ngày xưa hẹn
Giữ lại phiên đầu trở bước xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

79 - LỆ XUÂN

Quạnh quẽ đêm dài bởi luyến ân
Tình xưa chỉ sót biệt ly phần
Em về chốn nọ tròn dâu thảo
Gió thổi phương này lỡ phận nhân
Những tưởng mùa thu sầu rớt chậm
Ngờ đâu ngõ vắng lạnh nương dần
Anh nhìn bóng nhạn mờ quê cũ
Bỗng thấy mai vàng đổ lệ xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

80. CUỒNG XUÂN

Trông rồi mới hiểu thiệt là ân
Nọ bỏ vào cho, đấy lỡ phần
Thoảng nghĩ bao người tâm nới đạo
Hơi buồn mấy kẻ dạ bèo nhân
Chung trà uống cạn ơ hờ mãi
Chén tửu tìm say lạt lẽo dần
Bởi những ưu phiền khi rộng lối
Riêng làm trí não lại cuồng xuân

daonamxuong

81. KHÁT VỌNG XUÂN

Mai vàng nảy nụ đón chờ ân
Hớn hở mùa sang điệu vũ phần
Gọi lũ mây bồng vươn trải nắng
Kêu bầy én nhỏ lượn tràn nhân
Trời se bữa sớm nên bừng đổ
Gió lặng chiều hôm cũng lỏng dần
Ngẩng ngắm bình minh tươi đẹp mãi
Ta thầm khát vọng trở thành xuân

daonamxuong

82. TRẢI NGHIỆM XUÂN

Quyết thả tâm hồn đặng hoãn ân
Mình nay lỗi nợ thiết tha phần
Niên này đổ xế hầu mong đạo
Tuổi nọ sang chiều vẫn ngóng nhân
Rước ả môi hồng yêu lão thiệt
Mời cô gót đỏ mộng anh dần
Dù khi bảy chục nhưng cường tráng
Vững chí oai hùng trải nghiệm xuân

daonamxuong

83. RỒI ĐÔNG SẼ QUA

Đan chiều ảo mộng dạt dào ân
Vũ hội mùa đông nhắc nhở phần
Bạn vẫn âm thầm thương nẻo gió
Ta còn khắc khoải đợi nguồn nhân
Tình chân lắng đọng êm đềm mãi
Nghĩa trọng bồi vun mạnh mẽ dần
Rộng rãi khung trời ươm nắng đỏ
Chan hòa khát vọng rỡ ràng xuân.

Nguyên Xuân
10/12/2013

84 - NHẠT NHÒA XUÂN

Sương tràn xóm nhỏ lộng đài ân
Để ngõ tình xưa vẹn ước phần
Nắng trải mây hồng qua cõi mộng
Thu đùa cỏ biếc đọng rèm nhân
Nhìn theo bến hạ mùa vương khẽ
Ngoảnh lại đò xa sóng rẽ dần
Tiễn buổi đông tàn mai rộ sắc
Bên thềm tóc liễu nhạt nhòa xuân?

Dĩ Lang
10/12/2013

85 - XUÂN CHIỀU

Mây quàng ánh bạc rải thềm ân
Nhạt nhẽo người trao trót uổng phần
Gánh nửa câu tình ru đậm nghĩa
Buông vài phím nhạc gửi sầu nhân
Mùa thơ đã hết vần rơi nhẹ
Cõi mộng đà vơi giấc trở dần
Lặng lẽ hoa buồn thôi chớm nở
Khi chiều trải nắng ngạt ngào xuân.

Dĩ Lang
10.10.2013

86 - LỤA XUÂN

Thổn thức bên lòng não nuột ân
Còn đây giấc mộng dở dang phần
Mây sầu ngõ thắm chiều đan nghĩa
Nẻo cũ sương mờ nắng rạn nhân
Rẽ sóng thuyền trôi tình đổ chậm
Chằm thu lá bủa nhạc bay dần
Mai vàng nở rộ bên triền gió
Để khúc giao thừa xõa lụa xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

87. CHIỀU XUÂN

Mây hồng lộng lẫy ghé triền ân
Dóng dả chiều đi quyện thẫm phần
Liễu biếc ru cành thơm thảo cội
Mai vàng trổ nụ ấm nồng nhân
Lam mùa kết nhựa thơ ngời mãi
Đỏ nắng ngào hoa mộng đẫm dần
Giũa ngọc chàm hương hòa thổn thức
Cho dầu kiếp bạc cũng tròn xuân.

Nguyên Xuân
10/12/2013

88 - NHỊP ĐÀN XUÂN

Đôi dòng kết lại kẻo nhòa ân
Nức nở rèm mi lệ đẫm phần
Rải những tơ vàng xanh ngọn chiết
Đan từng luống nhỏ đẹp chồi nhân
Thềm rơi nẻo vắng chiều lan khẽ
Ngõ chở đường xa bụi nhuốm dần
Khách đã vương sầu buông nhịp lẻ
Nên buồn trọn kiếp lỡ làng xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

89. VỌNG XUÂN

Sắp cả trăm bài vẫn hạp ân
Người ơi tuyệt quá mãi tăng phần
Thi từ độc giả nhìn hoa mắt
Vận ngữ xem lời thấy tỉnh nhân
Thoải mái trầm ngâm tình thẫm đượm
Niềm vui sảng khoái nghĩa loang dần
Trời mây nhạn én hằng mong mỏi
Khẽ vọng êm đềm tiếng vẳng xuân

Hưng Nguyên

90 - XÓT XUÂN
Nghe mờ mịt quá ngõ tìm ân
Nghĩ bạc mình ên thắc thỏm phần
Bảy tiếng chưa rồi câu dỗ đạo
Đôi lời chẳng đặng tứ ghìm nhân
Giờ ta lạc lõng xua tàn hết
Hiện trí thờ ơ đẩy vỡ dần
Bởi trận mưa tràn dan díu nữa
Nên lòng xót ở cõi bồng xuân

tonnuthihanh

91 - QUẠNH XUÂN
Nay thì chuộng mấy cũng lìa ân
Kẻ lạc tìm sai, đứa cưỡi phần
Giữ ánh vần xưa vì rõ đạo
Thôi bài luật cũ bởi nghèo nhân
Im lìm ngập mãi trong hồn khổ
Khắc khoải đầy thêm giữa dạ dần
Nhắc mảnh tình đơn đừng trĩu nặng
Cho lòng quạnh quẽ nẻo hờn xuân

tonnuthihanh

92 - KẾT XUÂN
Chưa từng vướng phải lạc lầm ân
Cõi ảo này luôn thấy đặng phần
Cậy chữ cho tình vui vẻ hiếu
Ươm từ để dạ nõn nà nhân
Trời cao có lẽ còn thông hiểu
Đất rộng hình như đã tỏ dần
Cảm nghĩa kim bằng tâm trạng nhớ
Mong ngày mở hội kết đầy xuân

tonnuthihanh

93 - ĐÀI XUÂN

Mây sầu đượm chút não nề ân
Nắng cũng về xa rải nhẹ phần
Mượn dải thu mềm ru lá nghĩa
Vay làn gió mịn đỡ cành nhân
Thềm xưa sợi nhớ còn rơi khẽ
Nẻo vắng bờ thương đã lụy dần
Nhắc nhở hoa vàng lo giữ hạt
Mai viền dáng cũ dệt đài xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

94 - TRẮNG XUÂN

Trĩu nặng khi người đến chở ân
Gần như vọng tưởng líu lo phần
Trao từng nụ nghĩa tràn duyên hiếu
Gửi lắm ngôi tình đẫm nợ nhân
Bão nổi chiều hôm ngờ nghệch tới
Trời thanh bữa xế lẻ loi dần
Nên mùa vẫn thở ưu phiền thắng
Nghễu nghện mưa về để trắng xuân

daonamxuong

95. CẢM NHỮNG DÒNG XUÂN

Xem dài một dãy tứ vần ân
Cảm những lời say bạn kết phần
Chữ dệt nồng hương người tỏ ý
Câu bày đẹp lễ khách tìm nhân
Dù đông kéo lạnh xua tình vãn
Kệ gió lùa cay phủ nghĩa dần
Xướng họa nơi này luôn tỏa mãi
Thêm ngời giọt ái mỗi dòng xuân

Thanh Bình

96 -THUYỀN ÂN

Mai này nếu được chở thuyền ân
Hãy đến vườn đây lựa khảo phần
Dễ kiếm lời hay mà khảm phận
Luôn nhiều ý đẹp để mài nhân
Mầm xanh nõn trổ đầy hương ngát
Lá đỏ cành giao trữ lượng dần
Mỗi độ sang mùa thay sắc thể
Dang lòng mộng thổi cánh buồm xuân

Hưng Nguyên

97 - TRỐN

Nay mình nể vợ sẽ nhường ân
Dẫu kết đành thôi sợ hỏa phần
Đụng bữa im lìm nhai thử hiếu
Qua ngày khắc khoải nghĩ cầu nhân
Bao nàng ngắn cẳng chờ ông lượn
Mấy ả dài tay đợi lão dần
Cũng phải rèm buông mà ngáp vặt
Đâu ngờ hổ lại trốn phòng xuân

daonamxuong

98 - LỆ ĐẰM XUÂN

Hoa vàng rộn cánh tỏ bày ân
Lả lướt sầu phai rã rệu phần
Rẽ nhỏ tơ chiều say mạch đức
Câu hờ giọt liễu rối viền nhân
Rèm đông đã trải thuyền neo vội
Ngõ trúc còn giăng mộng gửi dần
Sáo bỏ theo người thu lạnh lẽo
Mây hờn nẻo vắng lệ đằm xuân.

Dĩ Lang
10.12.2013

99. CHỜ XUÂN

Lá dõi mơ màng cảm ngọc ân
Mùa phai lặng lẽ gió cam phần
Nâu triền đất trở vì yêu cội
Thắm nẻo tim hòa bởi quý nhân
Sóng bạc truyền thơ tình vọng mãi
Ngàn xanh chuyển tứ nghĩa vun dần
Đông sầu rũ rượi chờ lam nắng
Trổ đóa mai vàng giữ vượng xuân.

Nguyên Xuân
10/12/2013

100. ĐỘ XUÂN

Cội gốc trong vườn đã nẩy ân
Hằng nga diễm lệ đến tranh phần
Trong hồ sóng gợn lòng thân chủ
Giữa núi mây vờn dạ thỉnh nhân
Vũ điệu giao hòa thanh thản luyến
Lời ca quyến rũ chỉnh chu dần
Cung đàn nhịp bổng vừa cao thấp
Diễn vở thi đường sắc độ xuân

Hưng Nguyên

101. MẦM XUÂN

Muôn đời hãy khắc đậm lời ân
Dẫu phải ngàn đau lấp huyệt phần
Mộng sẽ luôn ngời khi trải phước
Duyên hoài vẫn đẹp lúc thành nhân
Chung lòng chớ để lời sai mãi
Hợp sức đừng cho nghĩa lạc dần
Nguyện ước xoay vần mang chữ tỏ
Ươm tình nẩy trỗi vạn mầm xuân

Thanh Bình

102 - HOÀI MONG

Đêm về cứ ngẫm vẹn toàn ân
Kẻ xót người thương mọi lẽ phần
Tỏ thật đời cay tròn trĩnh đức
Lo thầm kiếp bạc hững hờ nhân
Xây thành đợi trí buồn quên mãi
Dựng lũy chờ tâm nản biến dần
Én trở trăn mùa khi giữa lạnh
Mong rằng chớ để dạ ngoài xuân

tonnuthihanh

103 - DỊU MÁT XUÂN

Tết lại quay về chẳng lãng ân
Mùa nay lửa đượm quá êm phần
Tình vương biển rộng in dòng đức
Nghĩa quyện sông dài điểm suối nhân
Nhớ Bạn âm thầm khuyên nhủ mãi
Hờn ta khắc khoải giữ chân dần
Nghe chừng giữa sóng đời cô quạnh
Vẫn thấy bên mình dịu mát xuân

tonnuthihanh

104 - VỌNG VỀ XUÂN

Tâm vàng thảo nét tuyệt vời ân
Mở ngõ tình thương nhận lấy phần
Hiệp nẻo âm thầm sang dỗ Hiếu
Chung đường lặng lẽ đến trình Nhân
Trời duyên giữ mộng yên lành tiến
Biển nghĩa gìn mơ hợp lý dần
Thoảng chút bình yên vừa đỗ lại
Khơi lòng ý bỗng vọng về xuân

tonnuthihanh Tháng 1/2014

105 - TRỞ DẬY XUÂN

Giữ ở bên mình hạnh phúc ân
Bình yên một chốn chuyển giao phần
Người ươm triệu nghĩa còn yêu đức
Kẻ học bao tình vẫn mến nhân
Cậy chữ từng đêm sầu bỏ hết
Nhờ thơ mỗi tối tủi lui dần
Màu hy vọng vẽ thêm nhiều nét
Những giấc mơ hồng trở dậy xuân

tonnuthihanh

106. ĐỀN ÂN CỨU KHỔ

Nghĩa nặng trên đền trả tứ ân
Tình trao dưới khổ nợ tam phần
Này con hãy sống cho tròn đạo
Hỡi bạn đừng quên giữ trọn nhân
Bởi nghiệp che đè nên tránh mãi
Vì căn lấp đậy phải khui dần
Người hay biết để tâm lòng sạch
Sẽ được an lành hết thảy xuân./.

Trần Xuân Sinh
TXS 11/12/2016

107 - CÒN...

Duyên bày những lối ngọt ngào ân
Đẹp nẻo tình yêu tiếp dẫn phần
Bạn tưới tươi màu thanh thản nghĩa
Ta đồ rõ nét gọn gàng nhân
Đầy cây hạnh phúc lời nên tỏ
Trọn bước bình yên chữ phải dần
Khoảnh khắc bên người tâm lặng giữ
Đêm trường trở giấc mặn mòi xuân

lethutrang

108 - TRỌN XUÂN

Thấy nghĩa trang đài chợt hiểu ân
Mùa qua vẫn lối đẹp lưu phần
Mưa dầm cả bữa khơi về bạn
Gió lạnh nguyên ngày dẫn tưởng nhân
Nhận chữ tình sang lời khó tỏ
Nhìn duyên bão quất dạ khôn dần
Lòng trân quý giữ màu thân thiện
Dẫu khát khao đời trọn ở xuân

lethutrang

109. NHÂN

Gói chữ vào lòng khắc trọn Ân
Hòa chung nhịp thở góp thơm phần
Lời vàng khắc cốt trao quân tử
Ý ngọc ghi xương gửi mỹ nhân
Lên thác xuống gềnh vun đắp mãi
Dời non lấp biển sẻ san dần
Phu thê đồng thuận đời êm ái
Hạnh phúc vuông tròn mãi thắm xuân.

Hoàng Thanh Luận
(Gửi Đào & Trang)

110. NỢ ÂN

Ngữ ấy quay về trả nợ ân
Người xưa bạc bẽo phải an phần
Ươm tình quá khổ đầy duyên phận
Sống nghĩa cho tròn nặng bể nhân
Lỡ ái đau buồn thêm tủi quạnh
Sầu chi phủi hết ngã xuôi dần
Ôm lòng sải bước nên chồng vợ
Thỏa mãn tâm lời chúc vạn xuân
Bichyen Bich Hoa Nguyen

111. LỠ TUỔI XUÂN

Vội vã yêu rồi gửi ái ân
Tình kia nặng nghĩa bởi do phần
Nên giờ níu giữ chờ trao nhận
Để chút khi còn sẽ được nhân
Mộng trả đau buồn tâm đã giận
Tình chưa đượm thắm lửa thiêu dần
Nhưng rồi phủi hết mang lòng hận
Phận kiếp bây giờ lỡ tuổi xuân

Bichyen Bich Hoa Nguyen

112 - HỒNG XUÂN

Nghe nồng cảm xúc mỗi lời ân
Để ngọt ngào ta khó nhũn phần
Nối mãi chiều thăng vì đợi chở
Theo hoài phía lặng bởi cần nhân
Người trao kẻ nhận tình thêm kết
Biển vỗ bờ xô lệ dứt dần
Chuyện giữa trần gian đều sáng tỏa
Khơi mào vạn nẻo sắc hồng xuân

Lê Thu Trang

Gió Bụi
01-03-2018, 10:33 PM
https://i.imgur.com/RyrpqPf.png

Lỗi chính tả bài 37 DÙM => GIÙM
KL bài 39/112=>HỒNG
KL bài 42/47=> CHIU

Vần DẦN trong bài xướng và những bài họa tiếp theo đều cùng từ loại là Phụ Từ, đa số thi hữu góp bài họa vẫn dùng DẦN là Phụ từ nhưng chữ để ĐỐI lại là Động từ.

lethutrang
02-03-2018, 07:48 AM
https://i.imgur.com/RyrpqPf.png

Lỗi chính tả bài 37 DÙM => GIÙM
KL bài 39/112=>HỒNG
KL bài 42/47=> CHIU

Vần DẦN trong bài xướng và những bài họa tiếp theo đều cùng từ loại là Phụ Từ, đa số thi hữu góp bài họa vẫn dùng DẦN là Phụ từ nhưng chữ để ĐỐI lại là Động từ.


Ltt cảm ơn Gió Bụi nhều.
Ltt sẽ liên hệ với tác giả chỉnh sửa khắc lục cho dòng xướng họa được hoàn chỉnh.
Riêng về từ DẦN thì Ltt không dám lạm bàn vì bản thân từ DẦN có thể là động từ, danh từ và phụ từ tùy theo cách thể hiện của mỗi bài.

Ltt

Gió Bụi
07-03-2018, 12:24 AM
https://c1.staticflickr.com/6/5256/5444443983_3f2ae86d18.jpg

1000 CON HẠC GIẤY
Riêng mình

Ngàn con hạc giấy đã xong rồi
Để những chân thành mặc gió trôi
Sông tình sóng dậy mơ thường vỡ
Biển ái triều dâng mộng cũ trồi
Cũng tại vì tin lời xảo trá
Nên đành phải nhận chén sầu côi
Gói chữ tâm bình thôi khẩn nguyện
Ngàn con hạc giấy đã xong rồi

Lp
19.01.2018


Có "riêng mình" thì cũng giữ NIÊM LUẬT chứ hè?

Gió Bụi
23-03-2018, 08:52 AM
https://i.imgur.com/ozXJ6rs.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài PHẬN TẰM tại bảng này.

Gió Bụi
13-04-2018, 12:13 AM
12. PHẬN TẰM

Rút ruột dâng đời những sợi tơ
Hàm ơn quý chủ tháng năm chờ
Mừng hôm xoắn lại như đang mộng
Quý buổi quay cuồng tựa lúc mơ
Nào hay tấm lụa xanh hay đỏ
Chẳng biết vầng trăng tỏ hoặc mờ
Chỉ ước rơi vào tay ngọc nữ
Cho hồn bay bổng nhạc hòa thơ.

Huề Nguyễn
12-04-2018

THẤT NIÊM LUẬT!

Gió Bụi
15-06-2018, 01:46 AM
ƯỚC HẸN

Vài ly đãi bạn tớ quên buồn
Giữa cảnh trăng ngàn lệ dứt tuôn
Ngật ngưỡng bao đời hoa ủ nắng
Triền miên vạn thuở suối trông nguồn
Âm thầm lối cũ cây chờ quả
Rạng rỡ vai gầy ảnh nhớ khuôn
Lãng tử dầm buông xuồng cặp bến
Đường quê ước hẹn ngõ xưa luồn.

Huy Thanh
14/6/2018

Huy Thanh
15-06-2018, 06:31 AM
ƯỚC HẸN

Vài ly đãi bạn tớ quên buồn
Giữa cảnh trăng ngàn lệ dứt tuôn
Ngật ngưỡng bao đời hoa ủ nắng
Triền miên vạn thuở suối trông nguồn
Âm thầm lối cũ cây chờ quả
Rạng rỡ vai gầy ảnh nhớ khuôn
Lãng tử dầm buông xuồng cặp bến
Đường quê ước hẹn ngõ xưa luồn.

Huy Thanh
14/6/2018

ƯỚC HẸN

Vài ly đãi bạn tớ quên buồn
Giữa cảnh trăng ngàn lệ dứt tuôn
Thuở nọ tâm hồn ray rứt nghĩa
Giờ đây cuộc sống nhởn nhơ nguồn
Âm thầm lối cũ cây chờ quả
Rạng rỡ vai gầy ảnh nhớ khuôn
Lãng tử dầm buông xuồng cặp bến
Đường quê ước hẹn ngõ xưa luồn.

Huy Thanh
14/6/2018

@Đã sửa, cảm ơn chú Gió nhiều.

HỒNG THOẠI
30-06-2018, 05:27 AM
NẮNG
Nắng Hạ miền Trung phủ mọi làng
Nắng tràn trên cát ngỡ như rang
Nắng thiêu ruộng lúa cho nhành đỏ
Nắng đốt nương khoai để lá vàng
Nắng trải tre vườn chim biệt tổ
Nắng dồn bãi rãnh ếch rời hang
Nắng còn rót nhiệt mờ thôn bản
Nắng đã làm ta phải ngỡ ngàng

Mạnh Kỷ

manhky
30-06-2018, 08:42 AM
NẮNG
Nắng Hạ miền Trung phủ mọi làng
Nắng tràn trên cát ngỡ như rang
Nắng thiêu ruộng lúa cho nhành đỏ
Nắng đốt nương khoai để lá vàng
Nắng trải tre vườn chim biệt tổ
Nắng dồn bãi rãnh ếch rời hang
Nắng còn rót nhiệt mờ thôn bản
Nắng đã làm ta phải ngỡ ngàng

Mạnh Kỷ


NẮNG

Nắng Hạ miền Trung phủ mọi làng
Nắng tràn trên cát tưởng như rang
Nắng thiêu ruộng lúa cho nhành đỏ
Nắng đốt nương khoai để lá vàng
Nắng nóng tre vườn chim biệt tổ
Nắng nồng bãi rãnh ếch rời hang
Nắng còn rót nhiệt mờ thôn bản
Nắng đã làm ta phải ngỡ ngàng

Mạnh Kỷ

Gió Bụi
02-11-2018, 02:19 AM
https://i.imgur.com/FCn2ift.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài MÙA XÂU CHUỖI tại bảng này.

Gió Bụi
18-11-2018, 12:35 AM
* Cháu xin họa thơ đáp lễ cùng bác Mạnh Kỷ ạ

MỘNG TÌNH
( NĐT, LTVT,NTVV, BL.)
Duyên buồn thổn thức bậu nào hay
Điểm chút tàn sương lặng lẽ bày
Gió nhẹ mơ màng cây liễu ngả
Trăng mềm lả lướt cội quỳnh say
Ê chề cõi dạ tìm nơi đó
Vụn vỡ dòng thư kiếm buổi này
Nghĩa bởi ơ hờ tâm trí hận
Men vời vợi đắng tiễn tình bay.

Quỳnh Như

Đa số từ láy trong tiếng Việt chỉ 1 từ có nghĩa và những từ này GB nghĩ không phải là từ láy:
Lả lướt, Ê chề, Vụn vỡ, Vời vợi




https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/45263457_882125092121283_1617875577237143552_n.jpg ?_nc_cat=102&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=04a159cb9c7dc75efa6c2ecafd8c66a6&oe=5C4913B5
NỖI LÒNG

(nđt - Bát láy)


Đêm trường khắc khoải nguyệt cài song
Thổn thức từng giây một nỗi lòng
Tuyết những mơ màng cây phượng ủ
Tâm còn thấp thỏm ngọn đèn chong
Ngoài hiên lặng lẽ hồng thay áo
Gĩưa mái đìu hiu mộng đổi dòng
Nhẹ nhõm trăng tà say biển biếc
Mong rằng xán lạn cảnh trời trong.

Mạnh Kỷ TP Vinh.

Xán lạn => là Hán Việt chứ không phải từ láy

Gió Bụi
13-12-2018, 03:54 AM
https://i.imgur.com/hwt3nUC.png

Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài SẦU ĐÔNG tại bảng này.
Những bài phạm lỗi Khắc Lục (4,5,6 TÔ ĐẬM), không phải lỗi của tác giả vì những bài họa này đã có trước khi ĐHV Nguyên Xuân mang vào đây.

manhky
13-12-2018, 08:04 AM
(Xin sửa từ xán lạn câu cuối)
NỖI LÒNG


(nđt - Bát láy)



Đêm trường khắc khoải nguyệt cài song
Thổn thức từng giây một nỗi lòng
Tuyết những mơ màng cây phượng ủ
Tâm còn thấp thỏm ngọn đèn chong
Ngoài hiên lặng lẽ hồng thay áo
Gĩưa mái đìu hiu mộng đổi dòng
Nhẹ nhõm trăng tà say biển biếc
Mong rằng rạng rỡ cảnh trời trong.

Mạnh Kỷ TP Vinh.

Nắng Xuân
01-05-2021, 11:51 AM
Đa số từ láy trong tiếng Việt chỉ 1 từ có nghĩa và những từ này GB nghĩ không phải là từ láy:
Lả lướt, Ê chề, Vụn vỡ, Vời vợi




Xán lạn => là Hán Việt chứ không phải từ láy

NX chỉ đồng ý với Gió Bụi là XÁN LẠN và VỤN VỠ thôi. Từ LÁY trong tiếng Việt thông thường là Thực tự + Hư tự, có khi cả 2 là hư tự. Cũng có trường hợp tưởng như cả 2 là Thực tự vì nó có nghĩa thực nhưng khi ghép lại chẳng ăn nhập gì khi tách riêng thì vẫn là từ láy. Chẳng hạn LỖI LẠC là từ láy. Tương tự thì LẢ LƯỚT cũng là từ LÁY. Còn Ê CHỀ, VỜI VỢI cũng LÁY vì VỜI không có nghĩa thực trong cụm, tương tự CHỀ cũng thế.

VỀ MIỀN TRUNG
22-07-2021, 08:05 AM
... Chẳng hạn LỖI LẠC là từ láy...
Chữ "lỗi" trong Hán-Nôm được hiểu là "giỏi, tốt lành". Chữ "lạc" có nghĩa là "rơi rụng"
落花
杜鵑聲裡雨濛濛,
一夜枝頭泣落紅。
春色可憐留不住,
笑他薄倖嫁東風。
Lạc hoa
Đỗ quyên thanh lý vũ mông mông,
Nhất dạ chi đầu khấp lạc hồng.
Xuân sắc khả liên lưu bất trú,
Tiếu tha bạc hãnh giá đông phong. (Cao Bá Quát)
Chữ "lỗi lạc" được hiểu là "giỏi thừa ra/ giỏi hơn người / xuất chúng..."
Đỗ Phủ cũng nhiều lần dùng chữ này trong thơ ông, ví dụ:
過郭代公故宅
豪俊初未遇,
其跡或脫略。
代公尉通泉,
放意何自若。
及夫登袞冕,
直氣森噴薄。
磊落見異人,
豈伊常情度。。。

Quá Quách đại công cố trạch
Cao tuấn sơ vị ngộ,
Kỳ tích hoặc thoát lược.
Đại công uý Thông Tuyền,
Phóng ý hà tự nhược.
Cập phu đăng cổn miện,
Trực khí sâm phồn bạc.
Lỗi lạc kiến dị nhân,
Khởi y thường tình đạc...

=> Lỗi lạc là từ vay mượn và trở thành từ Hán-Việt.